Sách bài tập Lịch sử 7 Chủ đề chung 2 (Kết nối tri thức): Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 7 Chủ đề chung 2.

1 1,284 05/10/2022


Giải sách bài tập Lịch sử 7 Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại - Kết nối tri thức

Giải SBT Lịch sử 7 trang 67

Bài tập 1 trang 67 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1: Các đô thị cổ đại phương Đông thường hình thành ở đâu?

A. Trên các bán đảo và đảo ven biển.

B. Lưu vực các dòng sông lớn.

C. Vùng trung du.

D. Vùng cao nguyên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.2: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân phương Đông là

A. nông nghiệp.

B. buôn bán.

C. chăn nuôi du mục.

D. đánh bắt hải sản.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.3: Ý nào không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự định cư đầu tiên của cư dân phương Đông cổ đại?

A. Đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ.

B. Nguồn nước tưới dồi dào.

C. Tài nguyên khoáng sản phong phú.

D. Địa hình bằng phẳng, dễ canh tác.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.4: Ý nào không phản ánh đúng vai trò của các đô thị Cổ đại phương Đông?

A. Là trung tâm hành chính.

B. Là đầu mối kinh tế.

C. Là đầu mối giao thông.

D. Là trung tâm sản xuất công nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.5: Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất đối với sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?

A. Có nhiều vùng, vịnh thuận lợi cho việc thành lập những hải cảng.

B. Đất đai tơi xốp, màu mỡ do phù sa của các con sông lớn bồi tụ.

C. Có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.

D. Ở lưu vực các dòng sông lớn nên nguồn nước tưới dồi dào.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.6: Ý nào không trả lời cho câu hỏi “Các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các nền văn minh”?

A. Là trung tâm buôn bán nô lệ.

B. Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước.

C. Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.

D. Là quê hương của nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, triết học,...

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.7: Điểm khác biệt quan trọng giữa các đô thị Hy Lạp và La Mã với các đô thị Cổ đại phương Đông là

A. hoạt động buôn bán phát triển.

B. thường lấy một hải cảng làm trung tâm.

C. cư dân đông đúc.

D. sản xuất thủ công nghiệp là một trong những hoạt động kinh tế chủ đạo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.8: Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện

A. những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá.

B. những công trường thủ công.

C. những công ty thương mại lớn.

D. những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.9: Hình thức tổ chức nghề nghiệp của các thương nhân trong các đô thị châu Âu trung đại là

A. phường hội.

B. Công trường thủ công.

C. thương hội

D. Cục Bách tác.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.10: Giới thương nhân có vai trò rất lớn trong các thành thị trung đại, ngoại trừ việc

A. thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển.

B. đòi hỏi phải xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến.

C. đấu tranh chống sự áp bức của các lãnh chúa.

D. đấu tranh đòi quyền tự do cho nông nô.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.11: Ý nào không phản ánh đúng về hoạt động của giới thương nhân trong các đô thị châu Âu trung đại?

A. Hằng năm, thường tổ chức các hội chợ.

B. Thành lập các thương hội (hội buôn).

C. Đẩy mạnh hoạt động buôn bán với nước ngoài.

D. Tổ chức sản xuất thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu của các thành thị.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Giải SBT Lịch sử 7 trang 68

Bài tập 2 trang 68 SBT Lịch sử 7: Hãy lựa chọn ý không đúng khi mô tả về các đô thị ở Hy Lạp, La Mã cổ đại?

A. Ra đời sớm hơn các đô thị ở phương Đông Cổ đại.

B. Là những trung tâm kinh tế, chính trị của các nhà nước cổ đại.

C. Thành phần cư dân sinh sống chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

D. Kinh tế chủ đạo là thương mại đường biển và sản xuất thủ công nghiệp.

E. Hình thành ở nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Giải SBT Lịch sử 7 trang 69

Bài tập 3 trang 69 SBT Lịch sử 7: Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn: thủ công nghiệp, vũng, màu mỡ, lâu năm, vịnh, lương thực, buôn bán hàng hải, mỏ, hải cảng, bờ biển để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:

Đất đai ở Hy Lạp và La Mã ít ....(1)...., không thích hợp cho việc trồng cây ....(2)..., chỉ thích hợp trồng những cây ....(3).... Đổi lại, đường ....(4).... dài, lại khúc khuỷu, gồ ghề, tạo nhiều ....(5)....., ....(6)..... thuận lợi cho việc lập những ....(7).... Hơn nữa, ở đây có nhiều....(8)..., khoáng sản, rất thích hợp cho các cư dân phát triển mạnh sản xuất ....(9).... Đó cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế ....(10).... phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo của các thành thị cổ đại ở Hy Lạp, La Mã.

Trả lời:

Đất đai ở Hy Lạp và La Mã ít (1) màu mỡ, không thích hợp cho việc trồng cây (2) lương thực, chỉ thích hợp trồng những cây (3) lâu năm. Đổi lại, đường (4) bờ biển dài, lại khúc khuỷu, gồ ghề, tạo nhiều (5) vũng, (6) vịnh thuận lợi cho việc lập những (7) hải cảng. Hơn nữa, ở đây có nhiều (8) mỏ khoáng sản, rất thích hợp cho các cư dân phát triển mạnh sản xuất (9) thủ công nghiệp. Đó cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế (10) buôn bán hàng hải phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo của các thành thị cổ đại ở Hy Lạp, La Mã.

Bài tập 1 trang 69 SBT Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng so sánh (theo mẫu dưới đây) để thấy được sự khác nhau giữa đô thị cổ đại ở phương Đông và đô thị cổ đại ở Hy Lạp, La Mã.

Nội dung so sánh

Đô thị cổ đại

ở phương Đông

Đô thị cổ đại

ở Hy Lạp, La Mã

Điều kiện địa lí

 

 

Điều kiện lịch sử

 

 

Vai trò

 

 

Trả lời:

Nội dung so sánh

Đô thị cổ đại

ở phương Đông

Đô thị cổ đại

ở Hy Lạp, La Mã

Điều kiện địa lí

Hình thành ở lưu vực những dòng sông lớn; đất đai màu mỡ, bằng phẳng

- Hình thành ở vùng ven biển, nơi có các hải cảng

Điều kiện lịch sử

Do sản xuất nông nghiệp phát triển dẫn tới sự phân hóa giai cấp

Do sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, dân số tăng lên, từ khu định cư ban đầu dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc, có sự phân hóa xã hội

Vai trò

Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại

Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước; đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh

Bài tập 2 trang 69 SBT Lịch sử 7: Dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, hãy nêu ví dụ về sự phát triển hay suy tàn của một nền văn minh thời cổ đại gắn liền với sự thịnh vượng hay suy tàn của đô thị.

Trả lời:

- Ví dụ: Nền văn minh sông Ấn (khoảng 2800 – 1800 TCN), còn được gọi là văn minh Ha-rap-pa và Mô-hen-giô Đa-rô, theo tên hai thành thị cổ được xây dựng ở ven bờ sông Ấn. Khi những thành thị này suy tàn cũng đã khép lại thời kì văn minh sông Ấn rực rỡ.

Bài tập 3 trang 69 SBT Lịch sử 7: Theo em, sự phát triển của đô thị châu Âu thời trung đại gắn liền với vai trò của tầng lớp thương nhân có ý nghĩa đối với sự phát triển của các quốc gia ngày nay không? Vì sao?

Trả lời:

- Các đô thị châu Âu thời trung đại (gắn liền với vai trò của các thương nhân) chính là quê hương của nền kinh tế hàng hoá, của nền kinh tế công nghiệp và thương mại,... thúc đẩy sự phát triển mạnh của các quốc gia ở châu Âu thời hậu kì trung đại; tạo nền tảng cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo và đến ngày nay.

- Nhiều thành thi trung đại với các thành tựu vật chất, tinh thần to lớn vẫn còn bảo tồn được giá trị đến ngày nay.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Chương 4: Đất nước dưới thời các vương triều Ngô - Đinh - Tiền lê (939-1009)

Chương 5: Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ (1009-1407)

Chương 6: Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418-1527)

Chương 7: Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí

1 1,284 05/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: