Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 11 (Kết nối tri thức): Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 7 Bài 11.

1 1,737 16/10/2022
Tải về


Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225) - Kết nối tri thức

Giải SBT Lịch sử 7 trang 36

Bài tập 1 trang 36 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1: Người sáng lập ra nhà Lý là

A. Lê Hoàn.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Sư Vạn Hạnh.

D. Lý Công Uẩn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.2: Ý nào dưới đây không phải là việc làm của Lý Công Uẩn sau khi thành lập triều Lý?

A. Đặt niên hiệu là Thuận Thiên.

B. Quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long, Hà Nội).

C. Xây dựng các cung điện ở khu vực trung tâm của kinh thành.

D. Đổi tên nước là Đại Việt.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.3: Kinh thành Thăng Long gồm

A. Cấm thành, Hoàng thành, La thành.

B. Cấm thành, Hoàng thành.

C. La thành, Cấm thành.

D. Tử Cấm thành, Hoàng thành, La thành.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.4: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn?

A. Khẳng định vị thế của Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử dân tộc.

B. Tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

C. Mở ra thời kì mới trong sự phát triển của dân tộc.

D. Góp phần xây dựng quốc gia thống nhất.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.5: Ý nào dưới đây không phải là chính sách của nhà Lý trong việc xây dựng quân đội?

A. Xây dựng quân đội với kỉ luật nghiêm minh, huấn luyện chu đáo.

B. Xây dựng quân đội với hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

C. Quân đội được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.

D. Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.6: Bộ luật được ban hành năm 1042 dưới thời Lý là

A. Hình thư.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình luật.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.7: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. Giữ quan hệ hoà hiếu với nhà Tống.

B. Cho nhân dân hai bên biên giới qua lại tự do.

C. Đưa quan hệ giữa Đại Việt với Chăm-pa trở lại bình thường.

D. Chấm dứt quan hệ bang giao với nhà Tống.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.8: Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích gì?

A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp.

C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.

D. Góp phần nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.9: Nhà Lý lập nơi trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài ở nhiều nơi, trong đó có

A. kinh thành Thăng Long.

B. cảng biển Vân Đồn.

C. Phố Hiến.

D. Thanh Hà.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.10: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tư tưởng - tôn giáo thời Lý?

A. Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.

B. Nho giáo bắt đầu được mở rộng.

C. Nho giáo chưa có vai trò trong đời sống xã hội.

D. Đạo giáo được truyền bá, kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Giải SBT Lịch sử 7 trang 37

Bài tập 2 trang 37 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử.

A. Chính quyền trung ương và địa phương thời Lý ngày càng kiện toàn hơn.

B. Thời Lý, đứng đầu chính quyền trung ương là vua; dưới vua có các quan đại thần (quan văn, quan võ).

C. Thời Lý, vua ở ngôi theo chế độ “cha truyền con nối”.

D. Ở địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 12 lộ (phủ/châu) và đặt các chức quan tri phủ, tri châu.

E. Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại mềm dẻo nhưng kiên quyết.

G. Nhà Lý kiên quyết trấn áp những thế lực Có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

H. Nhà Lý thần phục nhà Tống và Chăm-pa.

I. Quốc Tử Giám là nơi học tập của con em quý tộc, sau đó mở rộng đến con em quan lại và những người giỏi trong nước.

Trả lời:

- Những câu đúng là: A, B, C, E, G, I

- Những câu sai là: D, H

Giải SBT Lịch sử 7 trang 38

Bài tập 3 trang 38 SBT Lịch sử 7: Hãy ghép thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập 4 trang 38 SBT Lịch sử 7: Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn: vua, quan lại, quý tộc, phân hoá, tập trung, địa chủ, lĩnh canh, thấp kém, cao quý, triều đình để hoàn thành đoạn dữ liệu sau.

Xã hội thời Lý có xu hướng …...(1)…... Tầng lớp quý tộc ( ……(2)….., …….(3)….....) có nhiều đặc quyền. Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành ......(4)….. Nông dân chiếm đa số trong dân cư, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế; một số phải .....(5).... ruộng đất và nộp tô cho địa chủ. Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo. Nô tì có địa vị …..(6)... nhất, phục vụ trong …...(7)….. và gia đình quan lại.

Trả lời:

Điền các từ:

(1) phân hóa

(2) vua

(3) quan lại

(4) địa chủ

(5) lĩnh canh

(6) thấp kém

(7) triều đình

 

 

Giải SBT Lịch sử 7 trang 39

Bài tập 1 trang 39 SBT Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê (theo mẫu dưới đây) về những thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu của thời Lý.

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Tôn giáo

 

Văn học

 

Kiến trúc - điêu khắc

 

Giáo dục

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Tôn giáo

- Phật giáo được tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.

- Nho giáo được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.

- Đạo giáo thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

Văn học

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

- Xuất hiện một số tác phẩm có giá trị như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,...

Kiến trúc - điêu khắc

- Một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn và độc đáo được xây dựng như cấm thành, chùa Một Cột...

- Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.

Giáo dục

- Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu.

- Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lai.

- Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập.

Bài tập 2 trang 39 SBT Lịch sử 7: Khai thác các đoạn thông tin sau:

• Mùa xuân năm 1938, vua Lý Thái Tông ra Bố Hải Khẩu (Thái Bình) cày tịch điền. Vua đích thân tế Thần Nông rồi tự cày những đường đầu tiên. Có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ việc gì làm thế”. Vua nói: “Trẫm không tự mình cày cấy thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo.

• Năm 1040, vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Sau đó vua xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho để may áo ban cho các quan... để tỏ ra vua không dùng gấm vóc nước Tống nữa.

Em hãy

a) Em có nhận xét gì về chính sách của nhà Lý về nông nghiệp, thủ công nghiệp?

b) Những chính sách đó có tác dụng gì?

Trả lời:

Yêu cầu a) Nhận xét: Nhà Lý rất chú trọng phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp bằng việc thực hiện nhiều biện pháp như: cày ruộng tịch điền, thi hành chính sách “ngụ binh ư nông"; dạy cung nữ dệt gấm vóc,...

Yêu cầu b) Tác dụng: Những chính sách đó đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. Nhờ đó, nhiều năm mùa màng bội thu, trong nước đã tự sản xuất được nhiều loại gấm vóc đẹp, chất lượng tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

Bài tập 3 trang 39 SBT Lịch sử 7: Em hãy tìm hiểu và lí giải vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh mất.

Trả lời:

- Lý Công Uẩn là người có học vấn, thông minh và tài đức. Ông làm quan trong triều Tiên Lê đến chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân,... Khi Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi và đại thần đã tôn ông lên làm vua.

Bài tập 4 trang 39 SBT Lịch sử 7: So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý Có điểm gì khác so với thời Đinh - Tiền Lê. Qua đó chứng tỏ điều gì về tổ chức nhà nước thời Lý?

Trả lời:

- So sánh:

Tiêu chí

Nhà Đinh – Tiền Lê

Nhà Lý

Giống nhau

- Tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền:

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Ngôi vua cha truyền con nối.

+ Dưới vua là hệ thống quan lại phụ trách từng việc.

- Ở địa phương:

+ Chia cả nước thành các lộ, phủ, châu; xã là đơn vị cấp cơ sở.

+ Vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi trọng yếu.

Khác nhau

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 3 ban: Văn quan, võ quan và tăng quan.

- Cả nước chia làm 10 phủ, lộ, châu.

- Chưa có luật pháp thành văn

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 2 ban: Văn quan và võ quan.

- Cả nước chia làm 24 phủ, lộ, châu.

- Đã có luật pháp thành văn (bộ luật Hình thư).

- Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý được kiện toàn và hoàn thiện hơn so với thời Đinh – Tiền Lê

Bài tập 5 trang 39 SBT Lịch sử 7:

a) Em hãy trình bày ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, qua đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc?

b) Liên hệ và cho biết hiện nay có những hoạt động nào vẫn được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám thể hiện sự kế tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

Yêu cầu a) Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám đánh dấu bước phát triển mới của văn hoá - giáo dục Đại Việt thời Lý. Thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn vinh giáo dục của dân tộc.

Yêu cầu b) Một số hoạt động vẫn được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

+ Ngày hội đọc sách

+ Lễ phong hàm Giáo sư

+ Lễ tuyên dương Thủ khoa, khen thưởng học sinh giỏi

+ Tổ chức cuộc thi Trạng nguyên ngỏ tuổi

+ Triển lãm về tài liệu lưu trữ,…

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400-1407)

Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

1 1,737 16/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: