Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 13 (Kết nối tri thức): Đại Việt thời Trần (1226-1400)

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 7 Bài 13.

1 2,403 17/10/2022
Tải về


Giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400) - Kết nối tri thức

A – TRẮC NGHIỆM

Giải SBT Lịch sử 7 trang 42

Bài tập 1 trang 42 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1: Vị vua Lý nào nhường ngôi cho Trần Cảnh, mở ra triều đại nhà Trần?

A. Lý Anh Tông.

B. Lý Cao Tông.

C. Lý Chiêu Hoàng.

D. Lý Huệ Tông.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.2: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh.

B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh.

C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp.

D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.3: Điểm giống nhau về tổ chức quân đội thời Lý với thời Trần là

A. thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

B. thực hiện nền quốc phòng toàn dân.

C. xây dựng theo hướng đông đảo, tinh nhuệ”.

D. xây dựng theo hướng “cốt tinh nhuệ, không cốt đồng”.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.4: Ý nào không phản ánh đúng những chủ trương, biện pháp để phục hồi và phát triển kinh tế của nhà Trần?

A. Tích cực khai hoang, giảm tô thuế cho nhân dân.

B. Đắp để phòng lụt, xây dựng các công trình thuỷ lợi.

C. Lập điền trang.

D. Cày ruộng tịch điền.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.5: Các chức quan trông coi về nông nghiệp thời Trần là

A. Thái y viện, Quốc sử viện.

B. Hà đề sứ, Khuyến nông sứ.

C. Đồn điền sử, Hà đề sứ, Khuyến nông sứ.

D. Khuyến nông sứ, Tôn nhân phủ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.6: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hoá?

A. Hình thành các công trường thủ công.

B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi.

C. Xuất hiện nhiều làng nghề, phường nghề thủ công.

D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.7: Địa danh nào thời Trần trở thành nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân nước ngoài đến trao đổi hàng hoá?

A. Thăng Long.

B. Chương Dương.

C. Vân Đồn.

D. Phố Hiến.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.8: Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần là

A. nông dân.

B. thợ thủ công.

C. thương nhân.

D. nông nô, nô tì.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Trần đối với giáo dục?

A. Quốc Tử Giám được mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại.

B. Nhiều trường tư được khuyến khích thành lập.

C. Các kì thi Nho học được tổ chức quy củ.

D. Dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.10: Vì sao văn học thời Trần mang đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc?

A. Do nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao.

B. Do đất nước liên tục phải đương đầu và giành chiến thắng trước các cuộc xâm lược của kẻ thù.

C. Do nền văn hoá dân tộc được xây dựng và phát triển mạnh.

D. Do Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.11: Những công trình kiến trúc nổi tiếng này đã được xây dựng vào thời Trần?

A. Tháp Phổ Minh, chùa Một Cột.

B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.

C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ.

D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Giải SBT Lịch sử 7 trang 43

Bài tập 2 trang 43 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử.

A. Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Trần được hoàn thiện hơn thời Lý.

B. Các vua Trần sau khi nhường ngôi cho con, xưng Thái Thượng hoàng và không tham gia vào việc quản lí đất nước.

C. Nhà Trần chia cả nước thành 12 lộ, phủ. Nhiều tổn thất họ Trần nắm giữ các vị trí trọng yếu.

D. Nhà Trần tăng cường quản lí các địa phương, nhất là các khu vực miền núi và miền biên viễn.

E. Dòng thiền Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

G. Các kì thi Nho học dưới thời Trần chưa được tổ chức quy củ.

Trả lời:

- Những câu đúng là: A, C, D, D, E

- Những câu sai là: B, G

Bài tập 3 trang 42 SBT Lịch sử 7: Hãy ghép công trình ở cột A với địa phương ở cột B sao cho phù hợp.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép nối: 1 – B; 2 – C; 3 – D; 4 - A

Giải SBT Lịch sử 7 trang 45

Bài tập 1 trang 45 SBT Lịch sử 7:  Xã hội thời Trần tiếp tục có sự phân hoá. Em hãy hoàn thành sơ đồ (theo mẫu dưới đây) về đặc điểm của từng tầng lớp xã hội thời Trần.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Tầng lớp quý tộc: có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy chính quyền.

- Địa chủ: Có nhiều ruộng đất, cho nông dân lĩnh canh ruộng đất để cày cấy và nộp thuế.

- Nhân dân lao động: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội (nông dân cày cấy ruộng đất công làng xã, thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh khiến thương nghiệp và thủ công nghiệp phát triển).

- Nông nô, nô tì: số lượng đông đảo, chuyên cày cấy trong các điền trang hoặc phục dịch trong các gia đình quý tộc.

Bài tập 2 trang 45 SBT Lịch sử 7: Văn học chữ Hán và chữ Nôm thời Trần rất phát triển. Hãy hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) về một số tác giả và tác phẩm văn học tiêu biểu mà em biết.

Tác giả

Tác phẩm tiêu biểu

…………………………………

…………………………………

Trả lời:

Tác giả

Tác phẩm tiêu biểu

Trương Hán Siêu

Phú sông Bạch Đằng

Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên)

Văn tế cá sấu

Trần Nhân Tông

Cư trần lạc đạo phú

Chu Văn An

Thất trảm sớ

Trần Hưng Đạo

Hịch tướng sĩ

….

….

Bài tập 3 trang 45 SBT Lịch sử 7: Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục từ thời Lý đến thời Trần và nêu nhận xét của em.

Trả lời:

- Thời Lý, việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài bổ sung vào bộ máy chính quyền được chú ý. Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu; năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập của con em quý tộc; sau đó, mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.

- Thời Trần, Quốc Tử Giám được mở rộng, các trường học xuất hiện ở nhiều địa phương, các kì thi Nho học được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.

- Nhận xét: So với thời Lý, tình hình giáo dục ở thời Trần phát triển hơn. Sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn một bước.

Bài tập 4 trang 45 SBT Lịch sử 7: Hãy chọn những từ, cụm từ phù hợp để hoàn thiện các câu dưới đây.

a) Quốc Tử Giám………………………………………………………………………….

b) Một số bộ sử lớn được biên soạn dưới thời Trần là: …………………………………...

c) Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm quân sự của …………………….

d).......................... là thầy thuốc nổi tiếng nhất thời Trần, chuyên nghiên cứu và viết sách về y học.

Trả lời:

a) Quốc Tử Giám là nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc, sau đó đến con quan lại và những người giỏi trong nước.

b) Một số bộ sử lớn được biên soạn dưới thời Trần là: Đại Việt sử ký, Việt sử lược, Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí,...

c) Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm quân sự của Trần Quốc Tuấn

d) Tuệ Tĩnh slà thầy thuốc nổi tiếng nhất thời Trần, chuyên nghiên cứu và viết sách về y học.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 46

Bài tập 5 trang 46 SBT Lịch sử 7:

a) Kể tên một số thành tựu văn hoá Đại Việt thời Trần và cho biết thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay.

Thành tựu

Thành tựu còn được bảo tồn đến ngày nay

………………………………

……………………………………….

b) Là một học sinh, theo em cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của thành tựu đó?

Trả lời:

Yêu cầu a)

Thành tựu

Thành tựu còn được bảo tồn đến ngày nay

- Tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo…

- Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

- Quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư,…

- Binh thư yếu lược

- Văn học: nhiều tác phẩm văn học chữ Hán và chữ Nôm

- Các tác phẩm: Hịch tướng sĩ, Tụng giá hoàn kinh sư, phú sông Bạch Đằng,… vẫn được giảng dạy trong các trường phổ thông

- Y học: sách viết về cây thuốc Nam của danh y Tuệ Tĩnh

- Sách: Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh),...

Yêu cầu b) Những việc mà HS có thể làm để bảo tồn và phát huy giá trị của thành tựu:

- Tìm hiểu giá trị cũng như thực trạng của những thành tựu đó

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến những người xung quanh,…

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400-1407)

Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1 2,403 17/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: