Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 12 (Kết nối tri thức): Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 7 Bài 12.

1 1617 lượt xem
Tải về


Giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Kết nối tri thức

Giải SBT Lịch sử 7 trang 40

Bài tập 1 trang 40 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của nhà Tống (Trung Quốc)?

A. Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.

B. Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó.

C. Đập tan ý đồ phối hợp tiến công của quân Tống với Chăm-pa.

D. Triệu tập Hội nghị Bình Than (Bắc Ninh) để bàn kế sách đánh giặc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.2: Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075) là

A. tích cực luyện tập quân sĩ.

B. cho quân mai phục, sẵn sàng chiến đấu.

C. chủ động thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.

D. chặn các ngả đường mà quân xâm lược có thể tiến vào.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.3: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc tấn công sang đất Tống của quân nhà Lý?

A. Phá được các kho lương thảo, vũ khí của quân Tống.

B. Đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo điều kiện có lợi để đánh bại khi chúng | kéo sang xâm lược nước ta.

C. Thể hiện sức mạnh của quân dân Đại Việt.

D. Làm thất bại ý đồ tấn công nước ta của quân Tống.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.4: Ý nào sau đây không phải là kế sách của Lý Thường Kiệt khi chuẩn bị kháng chiến ở giai đoạn thứ hai (năm 1077)?

A. Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.

B. Bố trí lực lượng thuỷ binh ở vùng Đông Bắc, phá kế hoạch phối hợp quân thuỷ - bộ của giặc.

C. Thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống, quân dân rút khỏi Thăng Long.

D. Xây dựng phòng tuyến kiên cố, bố trí lực lượng đóng giữ ở bờ nam sông Như Nguyệt.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.5: Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở bờ nam sông Như Nguyệt vì

A. Sông Như Nguyệt vừa rộng và sâu nên quân giặc khó có thể vượt qua.

B. địa hình bên bờ bắc của sông Như Nguyệt không thuận lợi cho quân ta phòng ngự.

C. sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

D. sông Như Nguyệt có vị trí hiểm yếu, chặn ngang con đường bộ tiến vào Thăng Long.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.6: Tướng giặc chỉ huy cánh quân bộ xâm lược Đại Việt là

A. Quách Quỳ.

B. Toa Đô.

C. Ô Mã Nhi.

D. Hoà Mâu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.7: Nét độc đáo trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt là

A. giả thua để cho quân giặc kiêu căng rồi bất ngờ phản công tiêu diệt chúng.

B. giam chân địch ở phía bờ bắc sông Như Nguyệt khiến chúng cạn kiệt lương thực, rệu rã tinh thần rồi bất ngờ mở trận tấn công quyết định.

C. kết hợp tấn công quân sự với vận động tâm lí để làm nhụt ý chí xâm lược của quân Tống.

D. khi địch lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng thì chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 1.8: Ý nào không phản ánh đúng tác dụng trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?

A. Tránh được sự hi sinh xương máu của quân sĩ.

B. Bảo toàn được lực lượng của quân ta.

C. Làm cho quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

D. Góp phần giữ được mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Tống.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Giải SBT Lịch sử 7 trang 41

Bài tập 2 trang 41 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.

A. Trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đánh tan cuộc xâm lược của quân Tống.

B. Chiến thắng Như Nguyệt đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

C. Chiến thắng Như Nguyệt đã thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt.

D. Chiến thắng Như Nguyệt thể hiện sự lãnh đạo tài ba của Lý Công Uẩn.

Trả lời:

- Những câu đúng là: A, B, C

- Câu sai là: D

- Giải thích: câu D sai vì: lãnh đạo cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt là Lý Thường Kiệt.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 42

Bài tập 1 trang 42 SBT Lịch sử 7: Dựa vào kiến thức đã học, hãy lập và hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây) để làm rõ những điểm khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ X và thế kỉ XI.

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ X

Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ XI

Thời gian

 

 

Người lãnh đạo

 

 

Kết quả

 

 

Ý nghĩa

 

 

Trả lời:

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ X

Cuộc kháng chiến chống Tống

thế kỉ XI

Thời gian

981

1075 - 1077

Người lãnh đạo

Lê Hoàn

Lý Thường Kiệt

Kết quả

Quân Tống đại bại, buộc phải rút về nước.

Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị “giảng hòa”, quân Tống rút về nước

Ý nghĩa

Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chứng tỏ bước phát triển mới của Đại Cồ Việt

Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, khiến nhà Tống phải từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt

Bài tập 2 trang 42 SBT Lịch sử 7: Em có nhận xét gì về việc quyết định xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt?

Trả lời:

- Nhận xét: Việc xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt để chặn giặc đã thể hiện rõ tinh thần chủ động, quyết tâm kháng chiến của quân dân Đại Việt; nghệ thuật quân sự độc đáo cũng như sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Lý Thường Kiệt.

Bài tập 3 trang 42 SBT Lịch sử 7: Hãy tìm những dẫn chứng trong bài học thể hiện vai trò và sự lãnh đạo tài ba của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075 - 1077.

Trả lời:

- Là tổng chỉ huy cuộc kháng chiến, Lý Thường Kiệt đã:

+ Tích cực, chủ động chuẩn bị kháng chiến (làm thất bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa,...).

+ Huy động được sức mạnh của toàn dân cho cuộc kháng chiến.

+ Đề ra kế sách đánh giặc tài tình, độc đáo (“tiến công trước để tự vệ, xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh,...).

Bài tập 4 trang 42 SBT Lịch sử 7: Theo em, cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Trả lời:

- Bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

+ Đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn;

+ Đoàn kết toàn dân, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh đảm bảo sự cứng rắn về nguyên tắc (độc lập dân tộc), mềm dẻo về sách lược và phương pháp.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400-1407)

Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

1 1617 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: