Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC năm 2018 hợp nhất Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 25/VBHN-BTC | Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 06/09/2018 | Ngày hiệu lực: | 06/09/2018 |
Ngày công báo: | 20/09/2018 | Số công báo: | Từ số 913 đến số 914 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/VBHN-BTC |
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Thuế bảo vệ môi trường ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP; Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,2
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Thông tư này quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau đây thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế;
b) Bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua mạng bưu chính và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh;
c) Xăng, dầu; nguyên liệu xăng, dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất;
d) Khí và khí dầu mỏ hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, khi thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan và quản lý thuế theo quy định tại Thông tư này được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định riêng của Bộ Tài chính.
1. Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 Luật Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, người khai hải quan, người nộp thuế có trách nhiệm trong việc khai hải quan, khai bổ sung và sử dụng hàng hóa theo mục đích kê khai như sau:
a) Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai hải quan và các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật, các yếu tố làm căn cứ, liên quan đến tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế);
b) Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên giấy nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính về thu, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan và đã được xử lý theo kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì người nộp thuế phải thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
d) Cử người đại diện khi làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.
2.3 Việc kế thừa các quyền và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Hải quan, Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.
3 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018
1. Người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là tờ khai hải quan) khi đề nghị cơ quan hải quan thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trừ trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
2. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; hồ sơ khai bổ sung; hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế; báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế; hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế; hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ; hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì phải nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp theo quy định tại Thông tư này phải nộp bản chính các chứng từ dưới dạng giấy thì bản chính đó phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.
Khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan hải quan căn cứ vào các thông tin trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ.
3. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy hoặc chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, thư điện tử, fax, telex hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản.
4. Các chứng từ thuộc hồ sơ nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan, người nộp thuế phải dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch. Đối với trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này, người khai hải quan phải ký tên đóng dấu trên bản dịch.
1. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc để đảm bảo kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở thông báo trước qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Hải quan. Thông báo phải được gửi đến cơ quan hải quan trong giờ làm việc theo quy định. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan có trách nhiệm phản hồi cho người khai hải quan qua Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc.
2. Trường hợp cơ quan hải quan đang kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ làm việc thì thực hiện kiểm tra tiếp cho đến khi hoàn thành việc kiểm tra và không yêu cầu người khai hải quan phải có văn bản đề nghị. Thời hạn kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
3. Đối với các cửa khẩu biên giới đất liền, việc thực hiện thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc phải phù hợp với thời gian đóng, mở cửa khẩu theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới.
1. Chữ ký số sử dụng trong thủ tục hải quan điện tử của người khai hải quan phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận theo quy định tại Nghị định số 170/2013/NĐ-CP cung cấp;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu tại điểm a khoản 1 Điều này phải thuộc danh sách tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được cơ quan hải quan xác nhận tương thích với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn).
2. Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải đăng ký chữ ký số với cơ quan hải quan.
Trường hợp người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua đại lý làm thủ tục hải quan hoặc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người nhận ủy thác phải sử dụng tài khoản đăng nhập và chữ ký số của đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người nhận ủy thác.
3. Người khai hải quan phải đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký số với cơ quan hải quan trong các trường hợp sau: các thông tin đã đăng ký có sự thay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số.
4. Việc đăng ký, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin chữ ký số đã đăng ký với cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Chữ ký số đã đăng ký của người khai hải quan được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc.
1. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (sau đây gọi tắt là Hệ thống).
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống:
a) Công chức hải quan;
b) Người khai hải quan;
c) Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đã được cơ quan hải quan công nhận;
d) Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến cấp phép, quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ) Các cơ quan theo dõi quản lý thuế, quản lý giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Tổ chức tín dụng đã ký thỏa thuận thu nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với Tổng cục Hải quan; các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng thực hiện việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp cho người khai hải quan;
g) Các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
h) Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Tổng cục Hải quan.
4. Cấp tài khoản truy cập Hệ thống:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này được cấp tài khoản truy cập Hệ thống theo quy định của cơ quan hải quan;
b) Việc truy cập Hệ thống phải đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật thông tin của đối tượng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân tham gia khai hải quan qua Hệ thống phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đăng ký tham gia kết nối với Hệ thống để được cấp tài khoản truy cập và các thông tin kết nối. Khi có thay đổi, bổ sung hoặc hủy hiệu lực thông tin đăng ký, tổ chức, cá nhân phải thông báo ngay cho cơ quan hải quan. Việc đăng ký, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy thông tin đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trang bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động giao dịch điện tử đảm bảo cho việc khai báo, truyền, nhận, lưu trữ thông tin khi truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống; sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử do cơ quan hải quan cung cấp (nếu có) hoặc phần mềm khai hải quan điện tử đã được Tổng cục Hải quan kiểm tra và xác nhận phù hợp yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan hải quan và tương thích với Hệ thống. Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định công nhận phần mềm khai hải quan điện tử và công bố trên Cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan.
1. Hồ sơ, mẫu hàng hóa xác định trước mã số
a) Đơn đề nghị xác định trước mã số theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp (bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa): 01 bản chụp;
c) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
Cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hồ sơ xác định trước xuất xứ
Hồ sơ xác định trước xuất xứ thực hiện theo quy định tại Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
3. Hồ sơ xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan
a) Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch (nếu có): 01 bản chụp;
c) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;
d) Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp;
đ) Các chứng từ có liên quan trong trường hợp phải quy đổi từ trị giá hóa đơn về giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp.
Trường hợp chưa có giao dịch thực tế, tổ chức, cá nhân chưa có các chứng từ nêu tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan.
4. Hồ sơ xác định trước mức giá
a) Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo mẫu số 02/XĐTTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương hợp đồng do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp;
c) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: 01 bản chụp;
d) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản chụp;
đ) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;
e) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước mức giá (nếu có): 01 bản chụp.
Trường hợp người khai hải quan chưa có các chứng từ theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này thì đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan.
5. Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi tổ chức, cá nhân đối với các trường hợp sau:
a) Không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
b) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:
b.1) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, thuộc vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra;
b.2) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã được Tổng cục Hải quan tiếp nhận và chờ kết quả xử lý.
c) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã có văn bản hướng dẫn về mã số của cơ quan quản lý nhà nước.
1. Cơ quan hải quan đánh giá, phân loại tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, bao gồm:
a) Doanh nghiệp ưu tiên;
b) Doanh nghiệp tuân thủ;
c) Doanh nghiệp không tuân thủ.
2. Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được dựa trên Hệ thống các các chỉ tiêu thông tin theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.
3. Cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc đánh giá tuân thủ pháp luật tại khoản 2 Điều này; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật.
1. Việc quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu được dựa trên áp dụng quản lý rủi ro theo các tiêu chí sau:
a) Chủ hàng, người giao hàng, người nhận hàng và các đối tượng khác liên quan;
b) Đặc điểm, tính chất hàng hóa; tuyến đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển và các yếu tố khác liên quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Lựa chọn ngẫu nhiên không quá 01% tổng số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập kết, xếp, dỡ tại khu vực cửa khẩu.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container hoặc phương tiện kỹ thuật khác thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
1. Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai). Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra theo thông báo phân luồng tờ khai của Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư này.
2. Việc kiểm tra chuyên ngành hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.
1. Việc lựa chọn kiểm tra sau thông quan dựa trên quản lý rủi ro theo khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan được dựa trên các tiêu chí sau đây:
a) Người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Người khai hải quan có dấu hiệu rủi ro tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Người khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục rủi ro nhưng chưa được kiểm tra khi thực hiện thủ tục hải quan.
2. Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, theo khoản 3 Điều 78 Luật hải quan được thực hiện không quá 5% trên tổng số doanh nghiệp tuân thủ, trên cơ sở các tiêu chí sau:
a) Mức độ tuân thủ, quy mô, lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Tần suất, thời gian thực hiện kiểm tra trong khi làm thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Đặc điểm, tính chất, xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Các yếu tố khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Việc lựa chọn phương thức giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được dựa trên các tiêu chí sau:
a) Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động, tuyến đường, địa bàn, phương tiện vận chuyển, lưu giữ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
c) Đặc điểm, tính chất, xuất xứ, tần suất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
d) Các quy định khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Việc lựa chọn đối tượng trọng điểm giám sát hải quan được dựa trên các tiêu chí tại khoản 1 Điều này và mức độ tuân thủ của chủ hàng, người vận chuyển và các đối tượng khác có liên quan.
Việc lựa chọn đối tượng trọng điểm giám sát, kiểm tra đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được dựa trên các tiêu chí sau:
1. Tần suất, mức độ vi phạm của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Đặc điểm nhân thân, lịch sử xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, địa điểm, thời gian, tuyến đường, phương tiện vận chuyển, vé, giấy tờ tùy thân và các yếu tố liên quan đến việc thực hiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Cử chỉ, hành động, lời nói, thái độ, các biểu hiện tâm lý trong quá trình xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
4. Đặc điểm bao bì đóng gói, trọng lượng, trị giá, địa điểm, thời gian, tuyến đường, phương tiện vận chuyển và các yếu tố khác liên quan đến việc vận chuyển hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
1. Cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các trường hợp doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động hoặc mất tích theo xác nhận của cơ quan thuế, để được chấp nhận đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh phải có xác nhận của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trở lại và đã thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật thuế và kế toán.
2. Tổng cục Hải quan phối hợp với Tổng cục Thuế thu thập thông tin, xây dựng, quản lý danh sách doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích để phục vụ quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Điều này.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất:
1. Các chỉ số theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, khoản 1 Điều 12, Điều 13, Điều 14 Thông tư này và các quy định, hướng dẫn phân cấp khác của Bộ Tài chính, để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ.
2. Các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
3. Quy trình, quy định, hướng dẫn thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
d.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
d.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
b.1) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
b.2) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;
d) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
đ) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
đ.1) Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
đ.2) Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
e) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
g) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
h) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
k) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;
l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
m) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.
Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế
Ngoài hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho Việt Nam:
a.1) Hợp đồng cung cấp hàng hóa (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu): 01 bản chụp;
a.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác): 01 bản chụp;
a.3) Văn bản xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách trung ương; các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; viện trợ hàng hóa nhập khẩu cho một số địa phương, nhưng do một tổ chức nhà nước thuộc Trung ương làm đầu mối nhận hàng và phân phối): 01 bản chính;
a.4) Văn bản xác nhận viện trợ của Sở Tài chính (đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương): 01 bản chính.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài:
b.1) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không hoàn lại: 01 bản chụp;
b.2) Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp;
b.3) Hợp đồng cung cấp hàng hóa đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp.
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện dự án ODA viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho nước ngoài:
c.1) Quyết định của đơn vị chủ quản về việc giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án ODA của cơ quan chủ quản dự án trong đó ghi rõ hình thức cung cấp là ODA không hoàn lại: 01 bản chụp;
c.2) Danh mục chi tiết hàng hóa viện trợ cho nước ngoài do đơn vị thực hiện dự án lập: 01 bản chụp;
c.3) Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho dự án (trường hợp đơn vị thực hiện dự án không trực tiếp xuất khẩu): 01 bản chụp.
d) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đi thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê:
d.1) Hợp đồng bán hàng theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ ghi rõ không bao gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp;
d.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác ghi rõ không bao gồm thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp;
d.3) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đối với máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ: 01 bản chính;
d.4) Hợp đồng ký với bên nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê: 01 bản chụp.
đ) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: 01 bản chính Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an;
e) Đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp cho thuê tài chính để cho doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp hợp đồng cho thuê tài chính trong đó nêu rõ bên thuê tài chính là doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016);
g) Hàng hóa của các nhà thầu nhập khẩu từ nước ngoài đưa trực tiếp vào khu phi thuế quan để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị theo kết quả đấu thầu: 01 bản chụp hợp đồng bán hàng vào khu phi thuế quan theo kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu trong đó, quy định giá trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu.
4. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, người khai hải quan nộp:
a) Danh mục hàng hóa miễn thuế mẫu 06 ban hành kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng hoàn toàn việc tiếp nhận Danh mục hàng hóa miễn thuế điện tử, người khai hải quan phải thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế trên Hệ thống.
Trường hợp thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế bản giấy, người khai hải quan xuất trình bản chính và nộp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa miễn thuế theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận;
b) Hợp đồng đi thuê và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng phục vụ hoạt động dầu khí; hợp đồng dịch vụ công việc cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí: 01 bản chụp;
c) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp;
d) Hợp đồng chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư hoặc để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu: 01 bản chụp.
5. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp giảm thuế
Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp hồ sơ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
6. Hồ sơ hải quan đối với trường hợp không thu thuế
Ngoài các chứng từ nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, người khai hải quan phải nộp:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba, tái xuất vào khu phi thuế quan:
Công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế xuất khẩu theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái xuất, số tờ khai hải quan nhập khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở Việt Nam: 01 bản chính;
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam:
Công văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tờ khai hải quan tái nhập, số tờ khai hải quan xuất khẩu, số hợp đồng, số chứng từ thanh toán (nếu có), cam kết của người nộp thuế về việc hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến ở nước ngoài: 01 bản chính;
c) Đối với các trường hợp hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được hoàn thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế:
Công văn đề nghị không thu thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện hồ sơ giấy, người nộp thuế nộp công văn đề nghị không thu thuế theo mẫu số 05/CVĐNKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ số tiền chi tiết theo từng loại thuế, số chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, số tờ khai hải quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, số chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chính.
1. Hồ sơ hải quan người khai hải quan phải lưu giữ gồm:
a) Tờ khai hải quan;
b) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép;
c) Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành được cơ quan hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản và Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa phải lấy mẫu theo quy định của pháp luật quản lý, kiểm tra chuyên ngành;
d) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành;
đ) Hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả hợp đồng gia công, hợp đồng thuê gia công lại, hợp đồng thuê mượn, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng sửa chữa, bảo hành và phụ lục hợp đồng, các chứng từ có liên quan đến điều chỉnh, bổ sung hợp đồng) hoặc các chứng từ có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu;
e) Chứng từ xác nhận tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư;
g) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
h) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương;
i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
k) Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có bảng kê chi tiết hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
l) Tài liệu kỹ thuật, catalogue, bản phân tích thành phần, chứng thư giám định liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có);
m) Danh mục máy móc thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi khi khai báo mã số đối với trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, 85 và 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và trường hợp phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC;
n) Sổ, chứng từ kế toán có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về kế toán, bao gồm cả dữ liệu, chứng từ, tài liệu về xuất kho, nhập kho hàng hóa;
o) Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và chứng từ, tài liệu, dữ liệu làm cơ sở lập báo cáo quyết toán; định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư cho từng mã sản phẩm, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất, sơ đồ giác mẫu (nếu có), định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu và chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu;
p) Hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
q) Hồ sơ khác liên quan đến việc miễn thuế theo quy định tại Điều 5 đến Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; hồ sơ giảm thuế quy định tại Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; hồ sơ hoàn thuế quy định tại Điều 33 đến Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Điều 129 Thông tư này; hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Điều 16 Thông tư này; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; nộp dần tiền thuế nợ và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 134, 135, 136, 140 Thông tư này;
r) Văn bản thông báo kết quả xác định trước về mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (nếu có);
s) Hồ sơ liên quan đến việc khai bổ sung, thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư này;
t) Hồ sơ liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều 86 Thông tư này và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần theo quy định tại Điều 93 Thông tư này;
u) Các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và các văn bản pháp luật khác có quy định.
2. Người khai hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ bản chính các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra sau thông quan, thanh tra. Bản chính có thể được thể hiện dưới dạng chứng từ điện tử hoặc chứng từ giấy.
Trường hợp bản chính dưới dạng chứng từ giấy đã nộp cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải lưu bản chụp. Đối với chứng từ dưới dạng điện tử, người khai hải quan phải lưu bản điện tử.
Trường hợp người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã được công nhận là đại lý làm thủ tục hải quan) thì chủ hàng chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trường hợp chủ hàng là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan và lấy mẫu hàng hóa để phục vụ khai hải quan được thực hiện như sau:
1. Sau khi được người vận chuyển hàng hóa hoặc người lưu giữ hàng hóa (hãng tàu, hãng hàng không, đường sắt, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, chủ kho ngoại quan,…) chấp thuận, chủ hàng thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để giám sát theo quy định, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để phối hợp.
2. Khi xem trước hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải lập biên bản chứng nhận, có xác nhận của chủ hàng. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
3. Trường hợp người khai hải quan đề nghị lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan thì thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.
4. Sau khi xem trước hàng, lấy mẫu, công chức hải quan thực hiện niêm phong lô hàng. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thì trong biên bản chứng nhận nêu tại khoản 2 Điều này phải thể hiện được tình trạng hàng hóa và ghi rõ người đang giữ hàng hóa chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hóa. Khi khai hải quan, chủ hàng ghi rõ kết quả xem trước, lấy mẫu hàng hóa trên tờ khai hải quan.
1. Nguyên tắc khai hải quan
a)9 Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).
Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này và nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này cho cơ quan hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất xuất khẩu, và xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, người khai hải quan phải khai mã sản phẩm xuất khẩu, mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phù hợp với thực tế quản trị, sản xuất của người khai hải quan tại chỉ tiêu mô tả hàng hóa theo hướng dẫn của Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng;
c) Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn. Trường hợp khai hải quan đối với lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan lập Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, gửi kèm tờ khai hải quan đến Hệ thống.
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hóa đơn và tổng lượng hàng trên tờ khai hải quan, nếu không thể khai hết các hóa đơn trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế theo quy định thì khi khai hải quan phải khai các chỉ tiêu thông tin liên quan đến không chịu thuế, miễn thuế, theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy định thì khi khai mức thuế trên tờ khai hải quan giấy phải khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và văn bản quy định về việc này;
e)10 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt thì người khai hải quan phải khai và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh, trừ trường hợp bán hàng sau khi phương tiện vận tải đã xuất cảnh; khai và làm thủ tục hải quan nhập cảnh trước khi làm thủ tục nhập khẩu; trường hợp là phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ phải khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
g) Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế;
h) Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì việc khai hải quan đối với hàng hóa tái xuất, tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy.
i)11 Một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu. Trường hợp một vận đơn khai cho nhiều tờ khai hải quan, nhiều vận đơn khai trên một tờ khai hải quan hoặc hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
k)12 Khi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan phải khai đầy đủ số hiệu container trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container và số quản lý hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan xuất khẩu của cùng một chủ hàng đóng chung container hoặc chung phương tiện chứa hàng thì người khai hải quan phải thông báo thông tin hàng hóa đóng chung container, chung phương tiện chứa hàng theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi thực hiện các thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan;
l)13 Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh quốc phòng thuộc diện miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp văn bản đề nghị miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để tổ chức giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này và miễn khai hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
m)14 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
n)15 Trường hợp hàng hóa gửi nhầm, gửi thừa so với hợp đồng mua bán hàng hóa, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 20 hoặc từ chối nhận hàng theo quy định tại Điều 95, Điều 96 Thông tư này;
o)16 Trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan theo mẫu số 41/TB-HTSC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và lựa chọn phương thức khai hải quan thông qua đại lý hải quan hoặc tại trụ sở cơ quan hải quan. Căn cứ vào phương thức khai hải quan do người khai hải quan đăng ký tại mẫu số 41/TB-HTSC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan;
p)17 Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016 thì chủ dự án phải thông báo Danh mục miễn thuế theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
2. Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, nếu quá 50 dòng hàng thì người khai hải quan khai trên nhiều tờ khai hải quan. Trường hợp một lô hàng có nhiều mặt hàng thuộc các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu để sản xuất, chế xuất, sản xuất xuất khẩu, gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì người khai hải quan được khai gộp các mặt hàng có cùng mã số hàng hóa theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này, cùng xuất xứ, cùng thuế suất.
Khi khai gộp mã HS trên tờ khai hải quan, trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng của dòng hàng gộp mã HS là tổng trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng các dòng hàng đã gộp; không khai đơn giá hóa đơn của dòng hàng gộp mã HS.
3. Trường hợp một mặt hàng có số tiền thuế vượt số ký tự của ô số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều dòng hàng để khai trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể tách được thành nhiều dòng hàng thì thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp tổng số tiền thuế của tờ khai hải quan vượt số ký tự của ô tổng số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều tờ khai hải quan.
4. Trường hợp một lô hàng phải khai trên nhiều tờ khai hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận tải đơn, hóa đơn, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan thì người khai hải quan chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ hải quan (trong trường hợp nộp hồ sơ giấy cho cơ quan hải quan); các tờ khai sau ghi rõ “chung chứng từ với tờ khai số… ngày…” vào ô “Phần ghi chú”.
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, người khai hải quan chỉ phải nộp, xuất trình, lưu một bộ hồ sơ hải quan của các tờ khai hải quan thuộc cùng một lô hàng.
5. Trường hợp số lượng thực tế của hàng hóa có số ký tự vượt quá 02 số sau dấu thập phân; trị giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 04 số sau dấu thập phân; đơn giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 06 số sau dấu thập phân, người khai hải quan thực hiện làm tròn số theo quy định để thực hiện khai báo. Số lượng, trị giá hóa đơn và đơn giá hóa đơn thực tế khai báo tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa”.
6. Khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a) Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng;
c) Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ thông báo số tờ khai hải quan; trường hợp không chấp nhận, Hệ thống thông báo cụ thể lý do không chấp nhận và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người khai hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung nội dung khai;
d) Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống.
7. Sau khi khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai chính thức tờ khai hải quan.
Trường hợp Hệ thống thông báo người khai hải quan không đủ điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và gửi kèm chứng từ chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động bình thường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ Hệ thống để làm thủ tục hải quan.
8. Thời hạn nộp tờ khai hải quan
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc nộp tờ khai hải quan được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp phương tiện vận tải làm thủ tục hải quan nhập cảnh theo phương thức thủ công, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ).
9 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
10 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
11 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
12 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
13 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
14 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
15 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
16 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
17 Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
a) Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
b) Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
2.18 Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan
Hệ thống tự động kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm:
a) Người khai hải quan không thuộc diện áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo quy định, trừ các trường hợp sau đây:
a.1) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%;
a.2) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; hàng hóa xuất khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng;
a.3) Hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
b) Người khai hải quan không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
c) Các thông tin trên tờ khai hải quan phải đảm bảo tính đầy đủ, phù hợp theo hướng dẫn tại Thông tư này;
d) Các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
Trường hợp đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi cho người khai hải quan. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cơ quan hải quan không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan quy định tại khoản này và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
3.19 Phân luồng tờ khai
a) Tờ khai hải quan điện tử:
a.1) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:
a.1.1) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);
a.1.2) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2);
a.1.3) Kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3).
a.2) Tờ khai vận chuyển độc lập:
a.2.1) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);
a.2.2) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2).
b) Tờ khai hải quan giấy, Bản kê vận chuyển:
Căn cứ căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin có liên quan đến hàng hóa tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định kết quả phân luồng tờ khai hải quan, Bản kê vận chuyển theo một trong các hình thức quy định tại điểm a khoản này.
4.20 Thời điểm thông báo kết quả phân luồng
Tờ khai hải quan được cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan.
Căn cứ vào thông tin cập nhật đến thời điểm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến cửa khẩu, trường hợp thông tin về cơ sở phân luồng có thay đổi so với thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan.
18 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
19 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
20 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
Khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
1. Các trường hợp khai bổ sung
Trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan trong các trường hợp sau:
a) Khai bổ sung trong thông quan:
a.1) Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
a.2) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
a.3) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:
Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
b.1) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
b.2) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục khai bổ sung
Trừ các trường hợp khai bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này, thủ tục khai bổ sung thực hiện như sau:
a) Trách nhiệm người khai hải quan:
a.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 hoặc mẫu số 04 hoặc mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống. Trường hợp khai bổ sung trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.
Khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan đối với trường hợp khai bổ sung theo quy định tại điểm a.3 khoản 1 Điều này;
a.2) Trường hợp hàng hóa chưa được thông quan nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều này. Nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì phải hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
a.3) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu người khai hải quan có yêu cầu thay đổi cửa khẩu xuất; cảng xếp hàng, đồng thời thay đổi tên phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan phải nộp văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng theo mẫu số 32/TĐCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất mới để cập nhật trên Hệ thống. Công chức hải quan giám sát tại cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất xác nhận trên văn bản thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất và thực hiện việc giám sát hàng hóa vận chuyển đến cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất mới để xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 52b Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp văn bản thông báo cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải thực hiện khai bổ sung thông tin tờ khai hải quan theo quy định.
Trường hợp chủ phương tiện vận tải xuất cảnh thay đổi tên phương tiện vận tải nhưng không thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì trước khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải xuất cảnh phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 33/TĐPTVT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan trong đó nêu rõ hàng hóa thuộc các tờ khai hải quan xuất khẩu sẽ được thay đổi tên phương tiện vận tải xuất cảnh tương ứng. Trường hợp chủ phương tiện vận tải xuất cảnh thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 52b Thông tư này để vận chuyển hàng hóa đến cảng xếp hàng mới;
a.4) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất theo mẫu số 34/TĐCXCK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa được vận chuyển đến đã khai báo để thực hiện việc chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp văn bản thông báo cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải thực hiện khai bổ sung thông tin tờ khai theo quy định;
a.5) Khi đưa hàng qua khu vực giám sát, nếu có sự không chính xác về số hiệu container so với nội dung khai trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình chứng từ giao nhận hàng hóa nhập khẩu cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu nhập hoặc nộp Bản kê số hiệu container xuất khẩu theo mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này kèm chứng từ của hãng vận chuyển cấp về việc thay đổi số hiệu container cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu. Công chức hải quan giám sát kiểm tra và cập nhật số container chính xác vào Hệ thống để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa đưa qua khu vực giám sát hải quan;
a.6) Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu có phương thức vận chuyển là hàng rời, hàng xá (trừ phương thức vận chuyển qua đường hàng không) đã đủ điều kiện qua khu vực giám sát, trường hợp có sự sai lệch về số lượng, trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình Phiếu cân hàng của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng hoặc Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng cho công chức hải quan giám sát. Công chức hải quan giám sát kiểm tra, xác nhận trên Phiếu cân hàng của cảng hoặc Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng để xử lý như sau:
a.6.1) Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép: công chức hải quan giám sát chỉ xác nhận cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ thống đúng số lượng, trọng lượng hàng hóa trên giấy phép, bao gồm cả số lượng, trọng lượng hàng hóa có nằm trong dung sai trên giấy phép nếu giấy phép có ghi dung sai;
a.6.2) Trường hợp hàng hóa không thuộc diện phải có giấy phép và là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu (thường gọi là mua xá, mua xô, bán xá, bán xô) và có thỏa thuận về dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa (cùng một loại hàng hóa nhưng có kích cỡ khác nhau dẫn đến giá trị khác nhau): căn cứ 01 bản chụp Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hiện nội dung thỏa thuận về việc chấp nhận sự sai lệch về số lượng, chủng loại và cách thức quyết toán số tiền thanh toán theo thực tế tương ứng và hình thức thanh toán do người khai hải quan nộp, công chức hải quan giám sát xác nhận lượng hàng thực tế của toàn bộ lô hàng sẽ qua khu vực giám sát trên Hệ thống. Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 3 Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được đưa toàn bộ qua khu vực giám sát hải quan;
a.6.3) Trường hợp lượng hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu có sai lệch so với khai báo trên tờ khai hải quan, kết quả kiểm tra chuyên ngành (trừ trường hợp đã quy định tại điểm a.6.2 khoản này), người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; trường hợp không khai bổ sung thì lượng hàng thừa so với khai hải quan không được đưa qua khu vực giám sát.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Đối với khai bổ sung trong thông quan:
b.1.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung trên Hệ thống;
b.1.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan và thông báo kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống, trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung thì phải nêu rõ lý do từ chối.
b.1.3) Xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có).
b.2) Đối với khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan:
b.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung trên Hệ thống;
b.2.2) Xử lý kết quả kiểm tra và phản hồi cho người khai hải quan trong thời hạn sau đây:
b.2.2.1) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và thông báo kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống;
b.2.2.2) Trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung, công chức hải quan thông báo cho người khai hải quan lý do từ chối thông qua Hệ thống.
b.2.3) Xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có).
b.3) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, khi thực hiện các công việc tại điểm b khoản này, công chức hải quan phải ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản đề nghị khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản văn bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan.
3. Thủ tục khai bổ sung trong trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu và có thỏa thuận về dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống, cụ thể như sau:
a.1) Phiếu cân hàng của cảng (đối với hàng rời, hàng xá) hoặc Chứng từ kiểm kiện của cảng hoặc Biên bản ghi nhận tại hiện trường giám định về số lượng, trọng lượng của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hoặc Kết quả giám định số lượng, chủng loại của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định: 01 bản chụp;
a.2) Phiếu nhập kho của người nhập khẩu đối với tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc Phiếu xuất kho của người xuất khẩu đối với tờ khai hải quan xuất khẩu: 01 bản chụp;
a.3) Biên bản nhận hàng có đại diện người bán ký xác nhận hoặc Bảng quyết toán có xác nhận của người mua và người bán về số lượng, kết quả phân loại cấp độ thương mại của hàng hóa và số tiền thanh toán theo thực tế: 01 bản chụp.
Trường hợp Bảng quyết toán không có đủ xác nhận của người mua và người bán thì phải có xác nhận của người khai hải quan trên chứng từ;
a.4) Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hiện nội dung thỏa thuận về việc chấp nhận sự sai lệch về số lượng, chủng loại và cách thức quyết toán số tiền thanh toán theo thực tế tương ứng và hình thức thanh toán: 01 bản chụp;
a.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;
a.6) Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép: 01 bản chính. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này.
Quá 30 ngày kể từ ngày thông quan mà người khai hải quan không được cơ quan quản lý nhà nước cho phép điều chỉnh giấy phép hoặc cấp giấy phép bổ sung với lượng hàng hóa chênh lệch thì phải tái xuất lượng hàng nằm ngoài giấy phép.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ khai bổ sung;
b.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý và thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung thông qua Hệ thống, trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung thì phải nêu rõ lý do từ chối.
4. Thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
a) Trường hợp người gửi hàng gửi thừa số lượng của các hàng hóa theo hợp đồng (không làm thay đổi số lượng mặt hàng) và người nhận hàng chấp nhận việc gửi thừa hàng:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều này và nộp bổ sung những chứng từ sau:
a.1.1) Văn bản xác nhận gửi thừa hàng, nhầm hàng của người gửi hàng: 01 bản chụp;
a.1.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;
a.1.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp;
a.1.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp đối với hàng hóa nhập khẩu có vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương;
a.1.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;
a.1.6) Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép và thực hiện khai bổ sung trong thông quan: 01 bản chính;
a.1.7) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành đã điều chỉnh về số lượng nếu trên Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành có ghi nhận số lượng: 01 bản chính.
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi chứng từ quy định tại điểm a.1.6, điểm a.1.7 khoản này dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này.
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;
a.2.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong địa bàn giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Trường hợp hàng hóa đã đưa ra khỏi địa bàn giám sát hải quan thì người khai hải quan phải có văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng;
a.2.3) Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra:
a.2.3.1) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra chứng từ khai bổ sung phù hợp: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý vi phạm hành chính về hải quan và giải quyết tiếp thủ tục theo quy định. Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan;
a.2.3.2) Trường hợp không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung hoặc có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan hải quan thực hiện xác minh với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan trong nước khác có liên quan (hãng tàu, công ty giao nhận, ngân hàng, công ty bảo hiểm) trong thời gian không quá 10 ngày làm việc. Căn cứ kết quả xác minh, nếu nội dung khai bổ sung phù hợp thì giải quyết tiếp thủ tục theo quy định; trường hợp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung không phù hợp thì không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật;
a.2.3.3) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra chứng từ khai bổ sung không phù hợp: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp người gửi hàng gửi thừa chủng loại hàng hóa so với các chủng loại hàng hóa theo hợp đồng (làm thay đổi số lượng mặt hàng) và người nhận hàng chấp nhận việc gửi thừa hàng:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: thực hiện như hướng dẫn tại điểm a.1 khoản này;
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Thực hiện như hướng dẫn tại điểm a.2 khoản này. Trong trường hợp thông tin xác minh với các cơ quan có liên quan trong nước không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung mà cần phải xác minh với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi thông tin để Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài (hải quan nước xuất khẩu, hãng tàu, đại lý hãng tàu nước xuất khẩu, người xuất khẩu, tham tán hải quan ở nước ngoài) trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của các cơ quan có liên quan ở trong nước. Trường hợp việc kiểm tra, xác minh ở những vùng lãnh thổ phức tạp thì Tổng cục Hải quan quyết định việc gia hạn thời gian tiến hành xác minh tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 15 ngày làm việc.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả xác minh, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý hồ sơ khai bổ sung. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có).
c) Trường hợp khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin liên quan đến chủng loại hàng hóa làm thay đổi hoàn toàn tên hàng của toàn bộ lô hàng (gửi nhầm hàng):
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều này và nộp bổ sung những chứng từ sau:
c.1.1) Văn bản xác nhận gửi nhầm hàng của người gửi hàng trong đó nêu rõ lý do gửi nhầm hàng: 01 bản chụp;
c.1.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;
c.1.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp;
c.1.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp;
c.1.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;
c.1.6) Văn bản giải trình lý do chấp nhận việc gửi nhầm hàng của người khai hải quan: 01 bản chính.
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;
c.2.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
Trường hợp hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan thì người khai hải quan phải có văn bản xác nhận của đơn vị giám định hàng hóa về số lượng, chủng loại hàng hóa thực tế của lô hàng;
c.2.3) Kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi thông tin để Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung với các cơ quan có liên quan ở nước ngoài (hải quan nước xuất khẩu, hãng tàu, đại lý hãng tàu nước xuất khẩu, người xuất khẩu, tham tán hải quan ở nước ngoài) trong thời gian tối đa không quá 45 ngày làm việc. Trường hợp việc kiểm tra, xác minh ở những vùng lãnh thổ phức tạp thì Tổng cục Hải quan quyết định việc gia hạn thời gian tiến hành xác minh tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 45 ngày làm việc.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả xác minh, công chức hải quan hoàn thành việc xử lý hồ sơ khai bổ sung. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có).
c.2.4) Xử lý kết quả kiểm tra:
c.2.4.1) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả xác minh phù hợp hoặc quá thời hạn xác minh mà không có kết quả: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục tiếp theo;
c.2.4.2) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế hoặc văn bản xác nhận của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng thực tế của lô hàng và kết quả kiểm tra, xác minh chứng từ khai bổ sung không phù hợp: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan sau thông quan trong trường hợp gửi thiếu hàng và hàng hóa chưa đưa hoặc đưa một phần ra khỏi khu vực giám sát hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua hệ thống, cụ thể như sau:
a.1) Văn bản xác nhận gửi thiếu hàng của người gửi hàng: 01 bản chụp;
a.2) Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;
a.3) Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp;
a.4) Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp;
a.5) Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;
a.6) Kết quả giám định về số lượng hàng nhập khẩu thực tế của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;
b.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan (bao gồm cả trường hợp hàng hóa đang trong thời gian đưa hàng về bảo quản). Thời gian kiểm tra thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan;
b.3) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.3.1) Trường hợp hồ sơ khai bổ sung phù hợp với thực tế hàng hóa còn trong khu vực giám sát hải quan và thông tin hàng hóa đã được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục tiếp theo;
b.3.2) Trường hợp không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung hoặc có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan hải quan thực hiện xác minh với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan trong nước khác có liên quan (hãng tàu, công ty giao nhận, ngân hàng, công ty bảo hiểm) trong thời gian không quá 10 ngày làm việc. Căn cứ kết quả xác minh, nếu nội dung khai bổ sung phù hợp thì giải quyết tiếp thủ tục theo quy định; trường hợp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung không phù hợp thì không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật;
b.3.3) Trường hợp hồ sơ khai bổ sung không phù hợp với thực tế hàng hóa còn trong khu vực giám sát hải quan và thông tin hàng hóa đã được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan: không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật.
1.22 Nguyên tắc thực hiện
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;
c) Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.
2.23 Trách nhiệm của người khai hải quan
a) Khai và nộp bộ hồ sơ hải quan qua hệ thống, gồm:
a.1) Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này và ghi rõ số tờ khai hải quan ban đầu, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu tính từ thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa đã quá thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan (05 năm) và trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa nhập khẩu là công cụ, dụng cụ thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, chưa phân bổ toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất (trường hợp doanh nghiệp không theo dõi, quản lý theo số tờ khai hải quan nhập khẩu) vẫn còn trong thời hạn lưu giữ hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp không phải cung cấp số tờ khai khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.
Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đã cấu thành lên sản phẩm khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan thực hiện khai báo nguyên liệu, vật tư ban đầu và sản phẩm hoàn chỉnh tại các dòng hàng riêng biệt trên tờ khai. Trong đó thực hiện khai sản phẩm hoàn chỉnh trên một dòng hàng, không khai thuế đối với dòng hàng là sản phẩm hoàn chỉnh; khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ban đầu (tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “TĐMĐSDSP”) và tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai. Chính sách mặt hàng áp dụng đối với sản phẩm hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
a.2) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa: 01 bản chính;
a.3) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp chưa thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan ban đầu: 01 bản chính;
a.4) Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.
b) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất: Người nộp thuế phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế;
c) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế: Người nhận chuyển nhượng phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế.
Trường hợp đối tượng nhận chuyển nhượng phải thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế thì cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi hàng hóa nhận chuyển nhượng trên Danh mục miễn thuế của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng.
Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng không phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa chuyển nhượng với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu nhưng phải thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế trước đây về việc chuyển nhượng hàng hóa đối với trường hợp đã thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đã đăng ký tờ khai hải quan ban đầu nếu không thuộc trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế;
d) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu, nộp tiền chậm nộp và bị xử lý theo quy định hiện hành.
3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng và thực hiện điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ;
b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung số tiền còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo Điều 132 Thông tư này.
Quyết định điều chỉnh thuế thực hiện theo mẫu số 03/QĐĐC/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư này. Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ với số thuế của tờ khai hải quan mới người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế.
22 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
23 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Các trường hợp hủy tờ khai
a) Tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan trong các trường hợp sau đây:
a.1) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập;
a.2) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa được miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
a.3) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
a.4) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng người khai hải quan chưa nộp hồ sơ và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra;
a.5) Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai.
b) Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố và tờ khai hải quan giấy thay thế đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản;
c) Tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng hàng hóa không đáp ứng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, sau khi xử lý vi phạm với hình thức phạt bổ sung là buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy;
d) Hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan:
d.1) Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế;
d.2) Tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hủy giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu;
d.3) Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a.2, điểm a.3, điểm a.4, điểm d.1 và d.2 khoản này, tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng thực tế không xuất khẩu hàng hóa;
d.4) Tờ khai hải quan nhưng người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu.
2. Thủ tục hủy tờ khai hải quan
a) Trách nhiệm người khai hải quan:
a.1) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này, người khai hải quan khai thông tin đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đề nghị hủy tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
a.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan theo quy định tại điểm d.1, điểm d.2, điểm d.3 khoản 1 Điều này, người khai hải quan gửi kèm chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu.
Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ thuế cho hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đề nghị hủy với cơ quan thuế nội địa hoặc với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống;
b.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai;
b.3) Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này:
b.3.1) Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư này và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng do các cơ quan chức năng khác cung cấp bằng văn bản thì tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng chỉ được hủy sau khi đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xác định lô hàng không vi phạm pháp luật hoặc đã hoàn thành việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b.3.2) Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống thì sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống;
b.3.3) Thông báo cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, khấu trừ thuế, không thu thuế đối với hàng hóa thuộc tờ khai hải quan xuất khẩu đã hủy.
b.4) Đối với tờ khai hải quan giấy, ngoài thực hiện các nội dung tương ứng tại điểm b.1, điểm b.2 và điểm b.3 khoản này, công chức hải quan gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được hủy; lưu tờ khai hải quan được hủy theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.
1.25 Căn cứ thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống và hồ sơ hải quan điện tử người khai hải quan gửi thông qua Hệ thống, công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chậm nhất 01 giờ làm việc kể từ thời điểm đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ của hồ sơ hải quan và phản hồi cho người khai hải quan thông qua Hệ thống. Quá thời hạn trên, hồ sơ hải quan điện tử được coi là đã nộp đầy đủ cho cơ quan hải quan.
Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức phải ghi kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra, cập nhật vào Hệ thống theo quy định tại Điều 29 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.
2. Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế, công chức hải quan có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.
3. Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phải trưng cầu giám định phục vụ công tác kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chi trả chi phí.
25 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khi kiểm tra hồ sơ hải quan.
a) Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra nội dung khai và kiểm tra tính chính xác về tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khai trên tờ khai hải quan với các thông tin ghi trên các chứng từ trong hồ sơ hải quan;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Trường hợp xác định người khai hải quan khai báo tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế rõ ràng, đầy đủ, không có sự sai lệch về tên hàng với các thông tin ghi trên các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan thì cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai về tên hàng, mã số hàng hóa và mức thuế của người khai hải quan;
b.2) Trường hợp đủ căn cứ để xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định;
b.3) Trường hợp phát hiện thông tin khai báo về tên hàng, mô tả hàng hóa chưa phù hợp với mã số hàng hóa, hoặc sai lệch giữa các thông tin trên chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên tờ khai hải quan nhưng chưa đủ căn cứ để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung tài liệu kỹ thuật hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc bản phân tích thành phần sản phẩm.
Qua kiểm tra các chứng từ nộp bổ sung, nếu cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung như quy định tại điểm b.2 khoản này. Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì thực hiện lấy mẫu phân tích, giám định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa theo khoản 2 Điều này.
2. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế khi kiểm tra thực tế
a) Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra nội dung khai và kiểm tra tính chính xác về tên hàng, mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan phải xác định tên hàng, mã số hàng hóa theo các tiêu chí nêu trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Trường hợp xác định không có sự sai lệch về tên hàng, mã số hàng hóa khai trên tờ khai hải quan so với hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; không có sự sai lệch về mức thuế với các Biểu thuế áp dụng có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra, cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai về tên hàng, mã số hàng hóa và mức thuế của người khai hải quan;
b.2) Trường hợp đủ căn cứ để xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa, mức thuế và thực hiện ấn định thuế, đồng thời, tùy theo mức độ vi phạm giữa nội dung khai hải quan và thực tế kiểm tra để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật và cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu, thông quan hàng hóa sau khi người khai hải quan nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định;
b.3) Trường hợp không thể xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa theo các tiêu chí trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, công chức hải quan cùng người khai hải quan lấy mẫu để thực hiện phân tích, giám định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3.26 Trường hợp lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trên cơ sở kết quả phân tích, giám định để xác định tên hàng, mã số hàng hóa thì cơ quan hải quan sử dụng kết quả phân tích, giám định của lô hàng này để thực hiện thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo của chính người khai hải quan có cùng tên hàng, xuất xứ, mã số hàng hóa khai báo, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất (đối với hàng hóa nhập khẩu).
Cơ quan hải quan lựa chọn thực hiện phân tích, giám định cho các lô hàng tiếp theo trên cơ sở quản lý rủi ro.
26 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Đối tượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
2. Nội dung kiểm tra: Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, trị giá do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (sau đây gọi là trị giá khai báo) trên cơ sở quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan, kiểm tra trị giá hải quan tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư này.
3. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo:
Cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 02B/TB-TGHQ/TXNK Phụ lục VI kèm Thông tư này (sau đây gọi là Thông báo trị giá hải quan) và đề nghị người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng hóa theo quy định. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có).
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a.1) Người khai hải quan không khai hoặc khai không đúng, không đủ một trong các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan (gồm: địa điểm dỡ hàng, phương thức thanh toán, mã phân loại khai trị giá, phí vận chuyển, phí bảo hiểm, mã và tên các khoản điều chỉnh, chi tiết khai trị giá, tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế, mô tả hàng hóa, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, đơn giá tính thuế, trị giá tính thuế, trị giá hóa đơn, tổng trị giá hóa đơn, nước xuất xứ), tờ khai trị giá hải quan (nếu có) có ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
Trường hợp người khai hải quan có mối quan hệ đặc biệt nhưng không khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) thì cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Người khai hải quan khai có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt tới trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
a.2) Có mâu thuẫn về nội dung liên quan đến trị giá hải quan giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan;
a.3) Không thỏa mãn một trong các điều kiện khi áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư này;
a.4) Áp dụng không đúng trình tự, nội dung phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư này.
b) Trường hợp nghi vấn về trị giá khai báo:
b.1) Nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn trị giá khai báo và rủi ro cao về trị giá so với mức giá tham chiếu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, đồng thời người khai hải quan được đánh giá, phân loại là doanh nghiệp không tuân thủ theo quy định, cơ quan hải quan thông báo người khai hải quan bổ sung hồ sơ theo quy định tại điểm b.2 khoản 4 Điều này thông qua Hệ thống hoặc trên tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu (trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy) và cử đại diện theo pháp luật của người khai hải quan hoặc người được ủy quyền để giải trình, chứng minh trị giá khai báo trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan và xử lý như sau:
b.1.1) Trường hợp người khai hải quan không bổ sung hồ sơ, hoặc không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và không có giấy ủy quyền để giải trình, chứng minh trị giá khai báo hoặc trên cơ sở hồ sơ do người khai hải quan cung cấp, không giải trình, không chứng minh được các căn cứ bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm đ.2.1, điểm đ.2.2, điểm đ.2.3, điểm đ.2.5, điểm đ.2.6 khoản 4 Điều này, cơ quan hải quan thực hiện ban hành Thông báo trị giá hải quan, ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có);
b.1.2) Ngoài các trường hợp quy định tại điểm b.1.1 khoản này, cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan và thực hiện thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo của người khai hải quan.
b.2) Hàng hóa nhập khẩu có trị giá khai báo cao đột biến quy định tại điểm b.5.7 khoản này, cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và chuyển nghi vấn để cơ quan thuế làm cơ sở kiểm tra, xác định giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật về giao dịch liên kết;
b.3) Đối với các trường hợp không thuộc điểm b.1 và điểm b.2 khoản này, cơ quan hải quan thông báo cơ sở nghi vấn, mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định và thời gian tham vấn thông qua Hệ thống hoặc Thông báo nghi vấn trị giá khai báo theo mẫu số 02A/TB-NVTG/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, đồng thời giải phóng hàng hóa theo quy định; người khai hải quan thực hiện tham vấn theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này;
b.4) Hàng hóa xuất khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.4.1) Trị giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
b.4.2) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự do cơ quan hải quan xác định hoặc thấp hơn trị giá khai báo thấp nhất của hàng hóa giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận là trị giá hải quan trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan (không so sánh với trị giá hải quan thuộc diện nghi vấn).
Hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá dùng để so sánh là những hàng hóa xuất khẩu trong khoảng thời gian 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá khai báo;
b.4.3) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC sau khi quy đổi về trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất;
b.4.4) Trị giá khai báo thấp hơn hoặc bằng trị giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự hoặc chi phí vận chuyển của hàng hóa đang kiểm tra trị giá tính đến cửa khẩu xuất hoặc chi phí khai thác của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự;
b.4.5) Trường hợp không tìm được hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC để kiểm tra trị giá khai báo thì mở rộng khái niệm hàng hóa giống hệt, tương tự như sau:
b.4.5.1) Hàng hóa xuất khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự có một tính năng, công dụng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan;
b.4.5.2) Hàng hóa xuất khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
b.5) Hàng hóa nhập khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
b.5.1) Trị giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
b.5.2) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự do cơ quan hải quan xác định hoặc thấp hơn trị giá khai báo thấp nhất của hàng hóa giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận là trị giá hải quan trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan (không so sánh với trị giá hải quan thuộc diện nghi vấn);
b.5.3) Trị giá khai báo thấp hơn hoặc bằng trị giá hải quan của linh kiện đồng bộ hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự, hoặc thấp hơn hoặc bằng trị giá hải quan của nguyên liệu chính cấu thành nên hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự, thấp hơn hoặc bằng chi phí vận chuyển của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên;
b.5.4) Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC sau khi quy đổi về trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên;
b.5.5) Hàng hóa nhập khẩu có yếu tố giảm giá trong đó trị giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan;
b.5.6) Trường hợp không tìm được hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC để kiểm tra trị giá khai báo thì mở rộng khái niệm hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự như sau:
b.5.6.1) Hàng hóa nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự có một tính năng, công dụng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan;
b.5.6.2) Hàng hóa nhập khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan;
b.5.6.3) Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, khối nước phát triển có thể so sánh với hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự từ các nước đang phát triển đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
b.5.7) Hàng hóa nhập khẩu có trị giá khai báo cao đột biến so với mức giá tham chiếu của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
b.5.8) Hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá dùng để so sánh tại điểm b.5.2, điểm b.5.5 khoản này là những hàng hóa được xuất khẩu đến Việt Nam trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá khai báo; trường hợp không tìm được mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian tới 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá khai báo.
c) Trường hợp không thuộc điểm a và điểm b khoản này, cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo của người khai hải quan.
4. Tham vấn
a) Thẩm quyền tham vấn: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị. Căn cứ tình hình thực tế, đặc điểm địa bàn, Cục trưởng Cục Hải quan có thể phân cấp cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện việc tham vấn;
b) Trách nhiệm thực hiện:
b.1) Cơ quan hải quan:
b.1.1) Tổ chức tham vấn, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan nộp, xuất trình theo quy định tại điểm b.2 khoản này để làm rõ nghi vấn trị giá khai báo;
b.1.2) Lập biên bản tham vấn, trong đó ghi chép đầy đủ, trung thực các nội dung hỏi đáp trong quá trình tham vấn; ghi nhận các chứng từ, tài liệu người khai hải quan đã nộp bổ sung; kết thúc tham vấn phải ghi rõ kết luận tại biên bản tham vấn, cụ thể: “người khai hải quan đồng ý với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan xác định”, “chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” hoặc “bác bỏ trị giá khai báo”. Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, phải ghi rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo các trường hợp quy định tại điểm đ.2 khoản này và mức giá, phương pháp xác định trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định sau khi tham vấn.
b.2) Người khai hải quan: Cung cấp xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại; chứng từ thể hiện chi phí vận tải (nếu có); chứng từ bảo hiểm (nếu có); chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu (nếu có); chứng từ thanh toán (nếu có) và các chứng từ, tài liệu theo phương pháp xác định trị giá khai báo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC hoặc Thông tư này (01 bản chụp); cử đại diện theo pháp luật của người khai hải quan hoặc người được ủy quyền tham gia tham vấn đúng thời gian tham vấn; có trách nhiệm giải trình những nội dung liên quan đến trị giá khai báo theo đề nghị của cơ quan hải quan;
b.3) Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.
c) Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp;
d) Thời gian tiến hành tham vấn và xử lý kết quả tham vấn: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu;
đ) Xử lý kết quả tham vấn:
đ.1) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, ban hành Thông báo trị giá hải quan. Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày đến cơ quan hải quan thực hiện tham vấn. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có);
đ.2) Trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo sau khi tham vấn, cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan và đề nghị người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có).
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
đ.2.1) Một trong các trường hợp thuộc điểm a khoản 3 Điều này;
đ.2.2) Người khai hải quan không khai hoặc khai sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; các yếu tố liên quan đến việc xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 13, Điều 15 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
đ.2.3) Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp;
đ.2.4) Người khai hải quan không cung cấp các chứng từ, tài liệu theo quy định tại điểm b.2 khoản này cho cơ quan hải quan mà không có lý do chính đáng; không tham gia tham vấn mà không có lý do chính đáng; người đến tham vấn không phải là đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan theo quy định của pháp luật, không có giấy ủy quyền; người khai hải quan không ký biên bản tham vấn theo quy định tại điểm b.3 khoản này;
đ.2.5) Thông tin thu thập được từ người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu; thông tin thu thập từ người bán hàng, người sản xuất, khai thác đối với hàng hóa xuất khẩu, xác định trị giá khai báo không đúng với thực tế mua bán;
đ.2.6) Nội dung giải trình của người khai hải quan mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; chứng từ, tài liệu theo quy định tại điểm b.2 khoản này.
đ.3) Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm đ.2 khoản này, cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan và thực hiện thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo của người khai hải quan theo quy định.
5. Khi bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá hải quan, ấn định thuế theo quy định tại Điều này, cơ quan hải quan thực hiện phân bổ các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 15, Điều 16 Thông tư số 39/2015/TT-BTC nếu người khai hải quan chưa thực hiện phân bổ hoặc phân bổ không đúng các khoản điều chỉnh này.
6. Tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần
a) Điều kiện áp dụng: Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tham vấn một lần so với hàng hóa giống hệt, tương tự đã có kết quả tham vấn không thay đổi;
b) Trách nhiệm của người khai hải quan: Trong thời hạn làm thủ tục hải quan, người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan áp dụng kết quả tham vấn của lần tham vấn trước cho các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo (sau đây gọi tắt là kết quả tham vấn) thông qua Hệ thống hoặc Thông báo nghi vấn trị giá khai báo;
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cơ quan hải quan kiểm tra thông tin, dữ liệu và thông báo kết quả thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy).
1. Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.
2. Phương pháp giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;
b) Các khoản chi phí chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa:
b.1) Chi phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;
b.2) Chi phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu đến cửa khẩu xuất (nếu có);
b.3) Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi;
b.4) Trường hợp các khoản chi phí nêu tại điểm b.1, điểm b.2, điểm b.3 khoản này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nộp tại Việt Nam thì thuế giá trị gia tăng được trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu nếu có chứng từ chứng minh.
c) Nguyên tắc phân bổ:
Các khoản chi phí nêu tại điểm b khoản này liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng các chi phí không ghi cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các phương pháp sau:
c.1) Theo giá bán của từng loại hàng hóa;
c.2) Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa.
d) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm:
d.1) Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại;
d.2) Chứng từ, tài liệu chứng minh các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);
d.3) Chứng từ, tài liệu khác chứng minh việc xác định trị giá hải quan do người khai hải quan khai báo (nếu có).
3. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
a) Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
b) Các trường hợp cần quy đổi:
b.1) Khác biệt về quãng đường;
b.2) Khác biệt về phương thức vận tải.
c) Điều kiện áp dụng:
c.1) Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu được xác định theo phương pháp này với điều kiện hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự do doanh nghiệp khai báo theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này đã được cơ quan hải quan chấp nhận hoặc do cơ quan hải quan xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
c.2) Việc quy đổi khi có sự khác biệt về quãng đường, phương thức vận tải chỉ được thực hiện khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được theo phương pháp này;
c.3) Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất trừ trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt, tương tự đang nghi vấn trị giá hải quan theo điểm b.4 khoản 3 Điều 25 Thông tư này.
d) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm:
d.1) Tờ khai hải quan xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự;
d.2) Hợp đồng vận tải hoặc chứng từ thể hiện chi phí vận tải của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
d.3) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp này.
4. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam
a) Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá cộng với chi phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu đến cửa khẩu xuất, trừ đi thuế giá trị gia tăng đã nộp tại Việt Nam;
b) Điều kiện áp dụng:
b.1) Giá bán hàng hóa giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam phải được thể hiện trên sổ sách kế toán, chứng từ hợp pháp, có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Trường hợp có nhiều mức giá bán tại cùng một thời điểm thì lấy mức giá bán có số lượng bán lớn nhất;
b.2) Chỉ thực hiện trừ thuế giá trị gia tăng, cộng chi phí vận tải và các chi phí có liên quan khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được.
c) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm:
c.1) Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;
c.2) Chứng từ về các chi phí vận tải nội địa, chi phí sử dụng để xác định trị giá hải quan nêu tại điểm a khoản 4 Điều này.
5. Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/ NĐ-CP:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định như sau:
a.1) Áp dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này bằng cách mở rộng khái niệm hàng hóa giống hệt, tương tự theo hướng dẫn tại điểm b.4.5 khoản 3 Điều 25 Thông tư này để xác định trị giá hải quan;
a.2) Trường hợp không xác định được trị giá hải quan theo quy định tại điểm a.1 khoản này thì sử dụng nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC sau khi quy đổi về giá bán đến cửa khẩu xuất của hàng hóa xuất khẩu đang xác định trị giá để xác định trị giá hải quan. Phương pháp quy đổi thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản này;
a.3) Trường hợp không xác định được trị giá hải quan theo quy định tại điểm a.2 khoản này thì sử dụng kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
b) Điều kiện áp dụng:
b.1) Việc quy đổi chỉ được thực hiện khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được;
b.2) Sử dụng trị giá hải quan thấp nhất khi có nhiều trị giá hải quan sau khi quy đổi; không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt, tương tự có nghi vấn trị giá khai báo quy định tại điểm b.4 khoản 3 Điều 25 Thông tư này để xác định trị giá hải quan.
c) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm: Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp quy định tại Điều này.
6. Đối với hàng hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều này.
(được bãi bỏ)
1. Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định.
2.31 Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường.
3.32 Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
4. Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này.
5.33 Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên thông báo kết quả xác định trước với hồ sơ và thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa; nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với thông báo kết quả xác định trước thì tiến hành kiểm tra, xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo quy định.
6.34 Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
31 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b Khoản 16 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
32 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b Khoản 16 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
33 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b Khoản 16 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
34 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 16 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành do cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến hoặc do người khai hải quan nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan với thông tin khai trên tờ khai hải quan và xử lý như sau:
a) Nếu thông tin khai báo phù hợp thì chấp nhận thông tin khai báo;
b) Nếu thông tin khai báo không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra.
Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan chưa có kết quả kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành, khi nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành do người khai hải quan nộp hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi đến, trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được kết quả kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra và bổ sung thông tin kết quả kiểm tra chuyên ngành vào Hệ thống hoặc ghi số văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành trên tờ khai hải quan giấy để quyết định việc thông quan hàng hóa.
2.35 Trường hợp giấy phép sử dụng cho nhiều lần xuất khẩu, nhập khẩu
a) Khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên, căn cứ giấy phép bản chính dưới dạng giấy do người khai hải quan nộp hoặc thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan đối với trường hợp được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cập nhật thông tin giấy phép vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để theo dõi, trừ lùi số lượng, trọng lượng trên giấy phép tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa hỗ trợ theo dõi trừ lùi, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau:
Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa hỗ trợ theo dõi trừ lùi, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan căn cứ văn bản xác nhận lượng hàng hóa đã được cấp phép (đối với giấy phép được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) của Tổng cục Hải quan hoặc giấy phép bản chính dưới dạng giấy để lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu số 05/TDTL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và thực hiện việc trừ lùi đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Giao cho người khai hải quan Phiếu theo dõi trừ lùi kèm 01 bản chụp giấy phép (đối với trường hợp giấy phép được cấp dưới dạng giấy) để thực hiện theo dõi trừ lùi cho những lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo.
Khi người khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hết số hàng trên giấy phép, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng cuối cùng thực hiện xác nhận và lưu Phiếu theo dõi trừ lùi kèm bộ hồ sơ hải quan.
35 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất
a) Việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện bằng máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác. Trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế với sự chứng kiến của đại diện doanh nghiệp vận tải; doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; cơ quan Cảng vụ tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng;
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:
b.1) Thông báo cho người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng danh sách lô hàng phải tiến hành kiểm tra;
b.2) Tiến hành kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này;
b.3) Lập Biên bản chứng nhận việc kiểm tra có chữ ký xác nhận của các bên quy định tại điểm a khoản này;
b.4) Chi trả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc kiểm tra hàng hóa.
c) Trách nhiệm của người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng:
c.1) Thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan;
c.2) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa đến khu vực kiểm tra theo yêu cầu cơ quan hải quan;
c.3) Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi bố trí khu vực lưu giữ riêng hoặc sử dụng hệ thống quản lý cảng điện tử để xác định vị trí hàng hóa cần kiểm tra thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan;
c.4) Chứng kiến và ký xác nhận vào Biên bản chứng nhận việc kiểm tra.
d) Xử lý kết quả kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập:
d.1) Trường hợp kiểm tra không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật thông tin kết quả kiểm tra qua máy soi trên Hệ thống.
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi trên để làm thủ tục hải quan theo quy định;
d.2) Trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa qua máy soi cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; thông báo và phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng; phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hàng hóa khi người khai hải quan đến làm thủ tục hải quan.
đ) Xử lý kết quả kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất:
đ.1) Trường hợp kiểm tra không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Chi cục Hải quan cửa khẩu cập nhật thông tin trên Hệ thống và giám sát hàng hóa xuất khẩu theo quy định;
đ.2) Trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm, Chi cục Hải quan cửa khẩu phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh, kho, bãi, cảng bố trí địa điểm lưu giữ riêng đối với lô hàng, cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống; thông báo cho người khai hải quan mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp và xử lý theo quy định.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ quy định của pháp luật về hải quan, yêu cầu quản lý tại từng khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu và điều kiện thực tế về trang bị máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật khác để tổ chức triển khai việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập và hàng hóa xuất khẩu sau đã thông quan được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất phù hợp với quy định của pháp luật, cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị và điều kiện thực tế tại từng khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu.
2. Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khi làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
a) Đối với những lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc diện đã tiến hành kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này thì công chức hải quan được sử dụng kết quả kiểm tra qua máy soi trong quá trình xếp, dỡ từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan.
Trường hợp khi kiểm tra qua máy soi và các phương tiện kỹ thuật khác phát hiện dấu hiệu vi phạm thì thực hiện kiểm tra trực tiếp hàng hóa;
b) Đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng chưa kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này:
b.1) Đối với các Chi cục Hải quan được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện qua máy soi container, trừ trường hợp máy soi container gặp sự cố, hàng hóa không phù hợp với việc kiểm tra qua máy soi, hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, lượng hàng hóa phải kiểm tra thực tế vượt quá công suất của máy soi container hoặc năng lực xếp dỡ của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lắp đặt máy soi.
Công chức hải quan căn cứ hình ảnh kiểm tra qua máy soi, thông tin trên tờ khai hải quan và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra để phân tích, đánh giá và kết luận về hình ảnh kiểm tra qua máy soi. Toàn bộ dữ liệu hình ảnh kiểm tra được lưu trữ trong Hệ thống máy soi theo quy định; hình ảnh kiểm tra qua máy soi được in từ Hệ thống và lưu kèm hồ sơ hải quan trong trường hợp người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan giấy.
Trường hợp kết quả kiểm tra qua máy soi cho thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần phải kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra qua máy soi báo cáo, đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa bằng hình thức kiểm tra trực tiếp;
b.2) Đối với Chi cục Hải quan chưa được trang bị máy soi container, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bởi công chức hải quan. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
b.2.1) Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan:
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ thông tin liên quan đến hàng hóa vào thời điểm kiểm tra, thông tin tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này và giao cho một hoặc nhiều công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Trường hợp giao cho nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra một lô hàng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phải chỉ định một công chức hải quan chịu trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra của lô hàng vào Hệ thống;
b.2.2) Trách nhiệm của công chức hải quan:
Căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định, trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ, công chức hải quan căn cứ các thông tin liên quan đến hàng hóa vào thời điểm kiểm tra để lựa chọn phần hàng hóa cần kiểm tra theo tỷ lệ và chịu trách nhiệm đối với phần hàng hóa đó.
Trường hợp việc kiểm tra thực tế được giao cho nhiều công chức hải quan, công chức được giao trách nhiệm chung có trách nhiệm cập nhật kết quả kiểm tra thực tế vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
3. Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm kiểm tra tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc địa điểm kiểm tra tập trung của Cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc địa điểm kiểm tra tại chân công trình, nhà máy
a) Trường hợp lô hàng đã được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này không phát hiện dấu hiệu vi phạm thì được sử dụng kết quả kiểm tra này để quyết định việc thông quan hàng hóa theo quy định;
b) Trường hợp kiểm tra đã được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì yêu cầu Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện niêm phong hàng hóa và giao cho người khai hải quan vận chuyển về Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để kiểm tra trực tiếp hàng hóa;
c) Trường hợp hàng hóa chưa được kiểm tra qua máy soi theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Kiểm tra về lượng hàng hóa
Cơ quan hải quan căn cứ vào nội dung khai hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả giám định do cơ quan kiểm định hải quan thực hiện (nếu có) hoặc kết quả giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật do người khai hải quan cung cấp (nếu có) để xác định khối lượng, trọng lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, cơ quan kiểm định hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về khối lượng, trọng lượng hàng hóa thì tiến hành trưng cầu giám định tại tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định để quyết định việc thông quan.
5. Việc kiểm tra thực tế để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ, hàng hóa đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng: thực hiện theo quy định tại các Điều 24, Điều 25 và Điều 27 Thông tư này.
Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện các quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
6. Đối với hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt, không thể thực hiện kiểm tra thực tế tại các địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định đưa hàng về các địa điểm đáp ứng yêu cầu bảo quản đặc biệt để kiểm tra thực tế hoặc căn cứ kết quả giám định để quyết định thông quan.
7. Trường hợp phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu chủ phương tiện vận tải ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài (hợp đồng có quy định cảng giao nhận là cảng ở nước ngoài) thì đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện vận tải, gửi kèm các chứng từ chứng minh phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh cho phương tiện vận tải và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
8. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất không thể niêm phong hải quan hoặc hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn khác, không thuộc diện niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 50 Thông tư này, khi kiểm tra hải quan, công chức hải quan mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại cơ quan hải quan để xác định hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.
9. Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản này chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, cụ thể như sau:
a) Sau khi nhận được đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai gửi qua Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp hai Chi cục Hải quan chưa có kết nối Hệ thống thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện như sau:
a.1) Lập 02 Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V; 02 Phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa theo mẫu số 07/PĐNKT/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư này và gửi kèm 01 tờ khai hải quan (bản chính) trong trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy;
a.2) Niêm phong các chứng từ quy định tại điểm a.1 khoản này và giao người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc kiểm tra thực tế.
b) Người khai hải quan thực hiện đăng ký thời gian, địa điểm kiểm tra thực tế với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa;
c) Căn cứ kết quả kiểm tra của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống để quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.
1. Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung khai hải quan:
a) Đối với lô hàng thuộc diện được đưa hàng về bảo quản: thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư này;
b) Đối với lô hàng thuộc diện được giải phóng hàng: thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư này;
c) Đối với lô hàng thuộc diện được thông quan: thực hiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư này.
2. Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với nội dung khai hải quan trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan hải quan xử lý vi phạm (nếu có) và yêu cầu người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung hồ sơ hải quan theo kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
a) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này;
b) Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan hoặc quá thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung của cơ quan hải quan quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều 20 Thông tư này, người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung thì xử lý như sau:
b.1) Đối với trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo thì thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này;
b.2) Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với thông báo kết quả phân loại hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa của cơ quan hải quan về kết luận phân tích phân loại hàng hóa thì người khai hải quan có văn bản gửi đơn vị kiểm định đã thực hiện phân tích để yêu cầu được tách mẫu lưu, giám định theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan thực hiện tách mẫu lưu và lập biên bản tách mẫu theo mẫu số 08a/BBTM/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày tách mẫu lưu, người khai hải quan phải gửi kết quả giám định cho cơ quan hải quan để được xem xét. Hết thời hạn quy định này mà người khai hải quan chưa nộp kết quả giám định, cơ quan hải quan sử dụng thông báo kết quả phân loại hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa đã ban hành để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp thì xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
b.3) Đối với các trường hợp khác:
b.3.1) Trường hợp hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát hải quan: không tiếp tục làm thủ tục hải quan và thông báo nêu rõ lý do cho người khai hải quan thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản đối với tờ khai hải quan giấy;
b.3.2) Trường hợp hàng hóa đã đưa qua khu vực giám sát hải quan: cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế (nếu có) và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa xác định hàng hóa vi phạm quy định về chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền. Trường hợp hàng hóa buộc tái xuất hoặc tiêu hủy thì thực hiện việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký theo quy định tại Điều 22 Thông tư này, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP.
4. Đối với trường hợp khai hải quan giấy do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, sau khi Hệ thống hoạt động trở lại, công chức hải quan phải cập nhật các thông tin tờ khai hải quan, kết quả phân luồng, hình thức, mức độ kiểm tra, quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc chuyển cửa khẩu vào Hệ thống.
1. Việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
2.38 Quy định cụ thể về lấy mẫu
a) Trường hợp lấy mẫu theo đề nghị của người khai hải quan để phục vụ việc khai hải quan:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa về đề nghị lấy mẫu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.1.2) Sau khi được cơ quan hải quan thông báo chấp nhận việc lấy mẫu thông qua Hệ thống, người khai hải quan trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu từ chính lô hàng hàng nhập khẩu dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Người khai hải quan được lấy đủ lượng mẫu cần thiết để thực hiện khai báo hải quan. Toàn bộ mẫu do người khai hải quan lấy sẽ được tính vào lượng hàng khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
a.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan bố trí công chức giám sát việc lấy mẫu của người khai hải quan;
a.2.2) Sau khi giám sát việc lấy mẫu, công chức xác nhận trên 01 bản in Thông báo đề nghị lấy mẫu của người khai hải quan và cập nhật kết quả lấy mẫu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ kiểm tra hải quan hoặc trưng cầu giám định:
b.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích, phân loại thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC;
b.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để trưng cầu giám định:
b.2.1) Địa điểm lấy mẫu: thực hiện tại địa điểm đang lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan hoặc tại chân công trình, cơ sở sản xuất hoặc nhà máy quy định tại Điều 102 Thông tư này;
b.2.2) Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng, đại diện cơ quan hải quan, đại diện tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định (nếu có) và phải lập Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu số 08/BBLM/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3.39 Giám sát việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan
a) Cán bộ của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu và lập biên bản xác nhận lấy mẫu theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành;
b) Trách nhiệm của người khai hải quan: Căn cứ thời gian, địa điểm, hàng hóa dự kiến lấy mẫu đã được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận, người khai hải quan thông báo việc lấy mẫu để phục vụ kiểm tra chuyên ngành theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 17 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa căn cứ thông báo đề nghị lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành của người khai hải quan để giám sát việc lấy mẫu trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;
d) Trường hợp hàng hóa lấy mẫu theo thông báo của cơ quan kiểm tra chuyên ngành và thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu hoặc các địa điểm kiểm tra hàng hóa, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa cùng thời điểm lấy mẫu của cơ quan chuyên ngành, trừ hàng hóa thuộc diện kiểm dịch phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam và các trường hợp vì yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn phải đưa về các địa điểm kiểm tra chuyên ngành.
4.40 Kỹ thuật lấy mẫu, lưu mẫu, trả lại mẫu, hủy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để phục vụ việc kiểm tra hải quan hoặc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC.
5.41 (được bãi bỏ)
6.42 (được bãi bỏ)
38 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
39 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
40 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
41 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
42 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên được đưa về bảo quản theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính về doanh nghiệp ưu tiên.
2. Hàng hóa phải kiểm dịch
Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu. Trường hợp cơ quan kiểm dịch cho phép đưa về các địa điểm kiểm dịch trong nội địa theo quy định của pháp luật để kiểm dịch thì thực hiện việc quản lý, giám sát hải quan như sau:
a) Cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật) hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch;
b) Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa tại địa điểm kiểm dịch đến khi có kết luận hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu mới được đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng;
c) Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.43 Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm
Hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng cạn, kho ngoại quan hoặc địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính, trừ những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chỉ định đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra theo pháp luật về kiểm tra chuyên ngành:
a.1) Người khai hải quan gửi đề nghị đưa hàng về địa điểm kiểm tra theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm 01 bản chụp Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải gửi chứng từ này cho cơ quan hải quan.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan có văn bản đề nghị theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm 01 bản chụp Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đến Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
a.2) Trong thời gian 01 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan gửi qua Hệ thống, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm kiểm tra chuyên ngành trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
b) Trường hợp đưa hàng về địa điểm bảo quản hàng hóa của người khai hải quan theo đề nghị của người khai hải quan:
b.1) Người khai hải quan gửi hồ sơ đề nghị đưa hàng về bảo quản cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông qua Hệ thống, bao gồm:
b.1.1) Đề nghị đưa hàng về bảo quản theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.1.2) Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chụp.
Trường hợp việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải gửi chứng từ này cho cơ quan hải quan;
b.1.3) Biên bản lấy mẫu có xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp lấy mẫu tại cửa khẩu: 01 bản chụp;
b.1.4) Tài liệu chứng minh địa điểm đưa hàng về bảo quản là kho bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP:
b.1.4.1) Đối với địa điểm đưa hàng về bảo quản là địa chỉ trụ sở, cơ sở sản xuất của người khai hải quan đã được đăng ký theo giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 bản chụp sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, địa điểm thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng;
b.1.4.2) Trường hợp địa điểm bảo quản hàng hóa là địa điểm kiểm tra tại chân công trình hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy đã được Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định công nhận theo quy định tại Điều 102 Thông tư này: 01 bản chụp Quyết định công nhận;
b.1.4.3) Đối với địa điểm đưa hàng về bảo quản khác: 01 bản chụp các chứng từ chứng minh quyền sử dụng kho bãi, địa điểm bảo quản hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 84/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ.
Tài liệu quy định tại điểm b.1.4 khoản này, người khai hải quan chỉ phải nộp lần đầu tiên khi đề nghị đưa hàng về địa điểm bảo quản.
b.2) Trong thời gian 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người khai hải quan về việc đưa hàng về bảo quản được người khai hải quan gửi qua Hệ thống, nếu người khai hải quan không thuộc diện doanh nghiệp không được phép đưa hàng về bảo quản theo quy định tại khoản 6 Điều này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận việc cho phép đưa hàng về địa điểm bảo quản trên Hệ thống để phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
c) Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc vận chuyển, bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng. Ngay sau khi hàng hóa được đưa về địa điểm kiểm tra hoặc địa điểm bảo quản, người khai hải quan phải thông báo về hàng hóa đã đến đích cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Hết thời hạn đã đăng ký tại mẫu số 18 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này mà người khai hải quan chưa thông báo hàng hóa đến đích (trừ trường hợp bất khả kháng), người khai hải quan không được đưa hàng về bảo quản cho các lô hàng tiếp theo cho đến khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận hàng hóa đã được đưa về bảo quản theo đúng quy định.
Trường hợp bất khả kháng không thể đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra hoặc địa điểm bảo quản đúng thời hạn đã đăng ký với cơ quan hải quan, người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo nguyên trạng hàng hóa và thông báo ngay cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận, sau đó thông báo lại với cơ quan hải quan để xử lý theo quy định.
Trong thời gian bảo quản hàng hóa, trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành yêu cầu đưa hàng hóa vào lắp đặt, vận hành để thực hiện kiểm tra chuyên ngành, người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan bằng văn bản trước khi lắp đặt, vận hành. Căn cứ thông báo của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro; trường hợp công chức hải quan giám sát trực tiếp tại địa điểm lắp đặt, vận hành thì lập Biên bản chứng nhận việc đưa hàng hóa vào lắp đặt, vận hành. Sau khi cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết thúc việc kiểm tra, người khai hải quan tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa đến khi có kết luận kiểm tra hàng hóa đáp ứng yêu cầu nhập khẩu và cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; vừa phải kiểm dịch vừa phải kiểm tra chất lượng thì thực hiện thủ tục đưa hàng về bảo quản như đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch quy định tại khoản 2 Điều này.
5.44 Kiểm tra việc bảo quản hàng hóa
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Đối với trường hợp đưa về bảo quản theo đề nghị của người khai hải quan: nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, trừ trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành đã gửi kết luận kiểm tra cho cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP hoặc việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
a.2) Xuất trình hàng hóa đang bảo quản để cơ quan hải quan kiểm tra khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại địa điểm bảo quản.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan:
b.1) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức kiểm tra việc bảo quản hàng hóa trong các trường hợp sau:
b.1.1) Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản nhưng chưa nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành và cơ quan kiểm tra chuyên ngành không có văn bản xác nhận kéo dài thời gian kiểm tra. Trong thời gian chờ kiểm tra, xử lý, người khai hải quan không được đưa về bảo quản đối với các lô hàng tiếp theo;
b.1.2) Có thông tin về việc lô hàng nhập khẩu không được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật hoặc không đưa về địa điểm bảo quản theo thời hạn đã đăng ký;
b.1.3) Địa điểm bảo quản đã đăng ký chưa được cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và xác nhận địa điểm kiểm tra đảm bảo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày cho phép đưa hàng về bảo quản lô hàng đầu tiên của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức việc kiểm tra và cập nhật kết quả kiểm tra trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp địa điểm bảo quản không thuộc địa bàn của Cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ tình hình thực tế để trực tiếp tổ chức kiểm tra hoặc báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố đề nghị Cục Hải quan nơi có địa điểm bảo quản tổ chức việc kiểm tra việc bảo quản hàng hóa của người khai hải quan.
Trường hợp hàng hóa được lưu giữ tại những địa điểm không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng và xử lý theo quy định. Người khai hải quan không được đưa về bảo quản đối với các lô hàng tiếp theo.
b.2) Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan phải lập Biên bản chứng nhận việc kiểm tra. Trường hợp xác định hàng hóa đưa về bảo quản không đảm bảo nguyên trạng hoặc bảo quản không đúng địa điểm đã đăng ký hoặc địa điểm bảo quản không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm b.1.4 khoản 3 Điều này, hàng hóa chưa có kết quả kiểm tra chuyên ngành mà không có văn bản xác nhận kéo dài thời gian kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì lập Biên bản vi phạm hành chính về hải quan và xử lý theo quy định của pháp luật;
b.3) Cập nhật danh sách doanh nghiệp vi phạm không được mang hàng về bảo quản theo quy định tại khoản 6 Điều này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa phân công cho đơn vị trực thuộc thực hiện việc kiểm tra tình trạng bảo quản hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông qua thông tin trên Hệ thống về hàng hóa được phép đưa về bảo quản tại địa bàn.
6.45 Các trường hợp không được đưa về bảo quản
Nếu vi phạm quy định đưa hàng về bảo quản, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, người khai hải quan không được tiếp tục mang hàng hóa về bảo quản:
a) Trong thời gian 01 năm kể từ ngày bị cơ quan hải quan lập Biên bản vi phạm về hành vi không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa; bảo quản hàng hóa không đúng địa điểm đăng ký với cơ quan hải quan; kho bãi lưu giữ hàng hóa không đảm bảo quy định tại điểm b.1.4 khoản 3 Điều này;
b) Trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành nêu tại điểm a.1 khoản 5 Điều này.
7.46 (được bãi bỏ)
43 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
44 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
45 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
46 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
Giải phóng hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Hải quan, khoản 1 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Trường hợp giải phóng hàng hóa chờ xác định trị giá hải quan:
a) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và trường hợp người khai hải quan yêu cầu tham vấn:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan;
a.1.2) Thực hiện nộp thuế hoặc thực hiện bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai;
a.1.3) Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tham vấn theo quy định tại Điều 25 Thông tư này;
a.1.4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo quy định.
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hóa theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
a.2.2) Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tổ chức tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư này.
b) Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này (khai rõ trường hợp giải phóng hàng);
b.1.2) Thực hiện kê khai, tính thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định:
b.1.2.1) Trường hợp không chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định, ghi rõ “đề nghị giải phóng hàng” tại ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy; thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế theo trị giá do cơ quan hải quan xác định để giải phóng hàng hóa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan thủ công, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo quy định;
b.1.2.2) Trường hợp chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định thì thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan, nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế phải nộp để cơ quan hải quan quyết định thông quan theo quy định.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ cơ sở dữ liệu trị giá, nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định trị giá, thông báo cho người khai hải quan (qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 02B/TBXĐTG/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy) để làm cơ sở tính thuế; quyết định việc giải phóng hàng hóa hoặc thông quan theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
b.2.2) Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa nếu người khai hải quan không thực hiện khai báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 34 Thông tư này trên cơ sở người khai hải quan nộp đủ số tiền thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định theo quy định tại điểm b.2.1 khoản này.
2. Đối với trường hợp giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan
a.1) Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên Tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan;
a.2) Thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế;
a.3) Thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện giải phóng hàng và phản hồi cho người khai hải quan;
b.2) Căn cứ kết quả giám định, phân loại, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông báo cho người khai hải quan để khai bổ sung (nếu có);
b.3)47 Thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 30 Thông tư này.
b.4) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ đề nghị của người khai hải quan, hồ sơ hải quan để quyết định việc giải phóng hàng.
47 Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018 có quy định như sau:
“3. Nội dung quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 33 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 30 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Thông tư này.”
1. Thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan, khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
2. Quyết định thông quan hàng hóa
a) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông quan;
b) Trường hợp Hệ thống không tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế, người khai hải quan nộp 01 bản chụp (xuất trình bản chính để đối chiếu) chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế (giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, chứng từ bảo lãnh, giấy ủy nhiệm chi…) cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế để Hệ thống quyết định thông quan.
Công chức hải quan thực hiện kiểm tra và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Đối với khai tờ khai hải quan giấy: cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên tờ khai hải quan giấy.
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan giấy trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai.
2. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
a) Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền kề trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;
b) Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố, Tổng cục Hải quan cập nhật tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì việc khai thuế, tính thuế thực hiện theo từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế áp dụng theo ngày làm thủ tục hải quan có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai một lần thực hiện giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau thực hiện theo quy định tại Điều 93 Thông tư này.
1. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
b) Trị giá hải quan thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c)49 (được bãi bỏ)
d) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, c.2.2 hoặc c.2.3 khoản này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ.
2. Phương pháp tính thuế:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan |
x |
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa |
x |
Thuế suất của từng mặt hàng |
Trường hợp hàng hóa là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí;
b) Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100USD/tấn, thủy phần ± 2%. Hóa đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100.000 USD.
49 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Căn cứ tính thuế:
a) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối là:
a.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối;
a.2) Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa;
a.3) Tỷ giá tính thuế.
b) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp là:
b.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế hỗn hợp;
b.2) Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và trị giá tính thuế của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 37 Thông tư này;
b.3) Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b.4) Tỷ giá tính thuế.
2. Phương pháp tính thuế:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối |
x |
Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa |
x |
Tỷ giá tính thuế |
b) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp |
= |
Số tiền thuế tính theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Thông tư này |
+ |
Số tiền thuế tuyệt đối phải nộp tính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này |
1. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.
2. Phương pháp tính thuế:
a) Trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp |
= |
Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp |
x |
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa |
x |
Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp |
||||
b) Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối |
||||||||||
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp |
= |
Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp |
x |
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp phải nộp trên một đơn vị hàng hóa |
||||||
3. Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư này.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp) thì trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, trị giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
5. Thu nộp tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
a) Tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương được nộp tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan tại Kho bạc Nhà nước (Theo Mục lục ngân sách nhà nước tương ứng với các loại thuế);
b) Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức, thì số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo quyết định áp dụng tạm thời được cơ quan hải quan trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp ngân sách nhà nước.
6. Xử lý tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp nộp thừa
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đã nộp theo Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời của Bộ trưởng Bộ Công Thương lớn hơn số tiền thuế phải nộp sau khi có Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp chính thức của Bộ trưởng Bộ Công Thương được hoàn trả cho đối tượng nộp thuế từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan.
Thủ tục hoàn trả tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 131 và Điều 132 Thông tư này.
7. Kê khai, thu thuế, nộp thuế, hoàn thuế đối với thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện như đối với thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật liên quan.
(được bãi bỏ)
1. Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
2. Trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ nhưng chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai:
a) Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng ngoại tệ trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ; hoặc
b) Người nộp thuế được tạm nộp thuế bằng đồng Việt Nam trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này.
Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1.52 (được bãi bỏ)
2.53 (được bãi bỏ)
3.54 (được bãi bỏ)
4. Thời hạn nộp thuế đối với một số trường hợp đặc thù, trừ trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần quy định tại Điều 36, Điều 93 Thông tư này thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo loại hình tương ứng quy định tại Điều này và áp dụng đối với từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo quy định được tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải tỏa hàng hóa đã tạm giữ;
c) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, trong thời gian chờ xét miễn thuế nếu kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có);
d) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế, trong thời gian chờ xét miễn thuế, người nộp thuế phải thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan hải quan về số tiền thuế phải nộp. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có);
đ) Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chưa được thanh toán, thì thời hạn nộp thuế trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền từ ngân sách nhà nước thanh toán để nộp thuế.
Quá thời hạn nêu trên, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế vào Ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 133 Thông tư này.
Người nộp thuế có trách nhiệm xuất trình văn bản, chứng từ của Kho bạc Nhà nước về số tiền được thanh toán từ ngân sách nhà nước để nộp thuế với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai: 01 bản chụp;
e) Trường hợp khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp số tiền thuế thiếu được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai đó.
5. Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định
a) Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai đó;
b) Các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013, nhưng cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế từ ngày Thông tư này có hiệu lực thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế.
6.55 (được bãi bỏ)
7. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức với giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp. Thời điểm chốt giá chính thức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì việc xử lý tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 132 Thông tư này.
8. Thời hạn nộp tiền thuế của phí bản quyền, phí giấy phép và khoản tiền do người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng nhập khẩu không xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai (do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng về việc trả phí bản quyền, phí giấy phép) là ngày đăng ký tờ khai bổ sung sau thông quan.
9.56 (được bãi bỏ)
52 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
53 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
54 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
55 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
56 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1.57 (được bãi bỏ)
2.58 Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho cơ quan hải quan bằng giấy hoặc bằng phương thức điện tử. Thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng có chức năng bảo lãnh ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các tiêu chí và yêu cầu sau:
a) Tên tổ chức tín dụng, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, mã tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh do Ngân hàng Nhà nước cấp;
b) Tên người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân đại diện cho người nộp thuế, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế;
c) Số tiền bảo lãnh:
c.1) Đối với hình thức bảo lãnh riêng thì số tiền bảo lãnh tương đương số tiền thuế phải nộp cho 01 tờ khai hải quan;
c.2) Đối với hình thức bảo lãnh chung thì số tiền bảo lãnh tương đương số tiền thuế phải nộp cho các tờ khai hải quan trong khoảng thời gian nhất định.
d) Thời hạn bảo lãnh:
d.1) Thời hạn bảo lãnh riêng ghi trên thư bảo lãnh áp dụng cho 01 tờ khai hải quan không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 9 và điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
d.2) Thời hạn bảo lãnh chung ghi trên thư bảo lãnh áp dụng cho 02 tờ khai hải quan trở lên nhưng đối với 01 tờ khai hải quan không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 9 và điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
đ) Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: Được tính từ ngày thư bảo lãnh có hiệu lực cho đến khi số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) đã nộp hết vào ngân sách nhà nước hoặc hàng hóa đã tái xuất;
e) Tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh chịu trách nhiệm theo thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
3.59 Nội dung thư bảo lãnh phải đảm bảo đầy đủ theo các tiêu chí và yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này.
a) Trường hợp Thư bảo lãnh không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và yêu cầu theo quy định:
a.1) Đối với Thư bảo lãnh bằng phương thức điện tử: cơ quan hải quan thông báo từ chối chấp nhận bảo lãnh thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan;
a.2) Đối với Thư bảo lãnh bằng giấy: cơ quan hải quan có văn bản thông báo từ chối chấp nhận Thư bảo lãnh cho người nộp thuế, tổ chức tín dụng biết theo mẫu số 04/TBBLT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
b) Hết thời hạn bảo lãnh nhưng người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền thuế được bảo lãnh, cơ quan hải quan yêu cầu người nộp thuế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định theo mẫu số 19/TB-TTN-TCN1/TXNK và mẫu số 20/TB-TTN-TCN2/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết thì cơ quan hải quan không chấp nhận bảo lãnh cho các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo và thông báo bằng văn bản hoặc trên Hệ thống (nếu có) cho ngân hàng và các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc theo mẫu số 04/TBBLT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, đồng thời đôn đốc người nộp thuế nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
4.60 (được bãi bỏ)
5.61 (được bãi bỏ)
57 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
58 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 24 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
59 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 24 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
60 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
61 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
Địa điểm, hình thức nộp thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 184/2015/TT-BTC.
1. Đối tượng, mức thu, chế độ thu, hình thức, địa điểm, thủ tục nộp, quản lý, sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh (sau đây gọi là phí, lệ phí hải quan) thực hiện theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.
2. Tổng hợp báo cáo, quyết toán thu phí, lệ phí
Hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố đối chiếu khoản tiền gửi phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh đã thu, nộp ngân sách nhà nước với Kho bạc Nhà nước chi tiết theo mục lục ngân sách và đưa vào quyết toán ngân sách nhà nước năm.
Tổng cục Hải quan quyết toán các khoản phí hải quan, lệ phí hàng hóa phương tiện quá cảnh với ngân sách nhà nước theo quy định.
3. Cơ quan hải quan không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người khai hải quan còn thiếu phí, lệ phí hải quan. Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ phí, lệ phí hải quan theo thời hạn quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC.
4. Việc quản lý, theo dõi nợ phí, lệ phí hải quan (nếu phát sinh) được thực hiện trên Hệ thống kế toán tập trung
a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan, khi nhận được báo cáo thu nộp của tổ chức được ủy nhiệm thu phí, lệ phí hải quan phải kiểm tra cụ thể chi tiết số tiền phí, lệ phí hải quan đã thu, số tiền phí, lệ phí hải quan đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước, đối chiếu với số tiền phí, lệ phí hải quan đã thực nộp có xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Trường hợp có chênh lệch giữa báo cáo thu nộp số tiền phí, lệ phí hải quan của tổ chức được ủy nhiệm thu đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan với số tiền phí, lệ phí hải quan có xác nhận của Kho bạc Nhà nước thì phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm cụ thể;
b) Căn cứ số tiền phí, lệ phí hải quan tổ chức được ủy nhiệm thu đã thu và thanh toán với cơ quan hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách đã phát hành, và xác nhận đã nộp tiền của Kho bạc nhà nước, cơ quan hải quan thực hiện hạch toán kế toán số tiền phí, lệ phí hải quan đã thu và số tiền phí, lệ phí hải quan còn phải thu để có biện pháp quản lý phù hợp.
Đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để đảm bảo xác định chính xác số thuế phải nộp thì người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 33 và Điều 42 Thông tư này.
Nếu kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác so với nội dung khai của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì sau khi có thông báo của cơ quan hải quan về kết quả phân tích, giám định, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin trên Hệ thống, nộp thuế, không phải tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định hoặc được hoàn trả số tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người nộp thuế không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quy định.
1. Tiền thuế chưa nộp của hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng là tiền thuế nợ.
2. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã đến hạn nộp phải thanh toán theo thứ tự quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13, trong đó:
a) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
b) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn chưa quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
3. Kho bạc Nhà nước, cơ quan hải quan phối hợp trao đổi thông tin về thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để xác định thứ tự và thu theo đúng thứ tự quy định, cụ thể như sau:
a) Cơ quan hải quan theo dõi tình hình nợ thuế của người nộp thuế, hướng dẫn người nộp thuế nộp theo đúng thứ tự, xây dựng Hệ thống tra cứu dữ liệu để người nộp thuế tự tra cứu và chấp hành nộp thuế theo đúng thứ tự quy định;
b) Căn cứ chứng từ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế, Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách Nhà nước và luân chuyển chứng từ, thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan hải quan biết để theo dõi và quản lý;
c) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không đúng thứ tự, cơ quan hải quan lập lệnh điều chỉnh số tiền thuế đã thu, gửi Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được điều chỉnh; hoặc yêu cầu người nộp thuế nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ khác theo đúng thứ tự thanh toán. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tờ khai hải quan mới phát sinh chỉ được thông quan khi người nộp thuế không còn nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
d) Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trên chứng từ nộp thuế, cơ quan hải quan hạch toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã thu theo thứ tự, đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và thông báo cho người nộp thuế biết.
1. Ấn định thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này là việc cơ quan hải quan thực hiện quyền hạn xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế, thông báo, yêu cầu người nộp thuế phải nộp số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
3. Việc ấn định thuế phải theo đúng các nguyên tắc quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế.
4. Căn cứ để cơ quan hải quan ấn định thuế là số lượng, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa, mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ giá tính thuế; phương pháp tính thuế theo quy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế, Điều 35 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và quy định tại mục 5 Chương II Thông tư này.
5. Thẩm quyền ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
6. Thủ tục, trình tự ấn định thuế
a) Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng;
b) Khi thực hiện ấn định thuế, cơ quan hải quan phải ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan (lượng hàng, trị giá tính thuế, mã số, mức thuế, xuất xứ, tỷ giá, định mức…) làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp, được miễn, giảm, hoàn (không thu) của từng mặt hàng, tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan phải tính số tiền thuế phải nộp tương ứng với yếu tố ấn định và thông báo cho người nộp thuế biết cùng với kết quả ấn định yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
c) Thủ tục, trình tự cụ thể:
c.1) Xác định hàng hóa thuộc đối tượng phải ấn định thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;
c.2) Xác định cách thức ấn định thuế theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và thực hiện tiếp như sau:
c.2.1) Trường hợp ấn định tổng số tiền thuế phải nộp:
c.2.1.1) Kiểm tra, xác định các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, tỷ giá, xuất xứ, mã số, mức thuế) theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan;
c.2.1.2) Tính tổng số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp);
c.2.1.3) Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
c.2.2) Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp:
c.2.2.1) Kiểm tra, xác định yếu tố liên quan đảm bảo chính xác, hợp pháp;
c.2.2.2) 64 Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, trên các tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu lần đầu đã xác định được số tiền thuế thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình được xác định theo công thức sau đây:
Số tiền thuế ấn định |
= |
Tổng số tiền thuế của hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan |
x |
Số lượng hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng |
Tổng số hàng hóa tại các tờ khai hải quan |
Thời hạn nộp tiền thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan cuối cùng.
Trường hợp tờ khai hải quan lần đầu không có số liệu về số tiền thuế hoặc không xác định được căn cứ tính thuế thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế dựa trên số lượng, chủng loại, trị giá tính thuế, mức thuế, tỷ giá tính thuế, phương pháp tính thuế tại thời điểm ban hành quyết định ấn định thuế. Thời hạn nộp tiền thuế ấn định thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Thông tư này.
c.2.2.3) Tính số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp); xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 133 Thông tư này;
c.2.2.4) Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
7.65 Quyết định ấn định thuế thực hiện theo mẫu số 07/QĐAĐT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp có căn cứ xác định quyết định ấn định thuế không phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan hải quan ban hành quyết định hủy quyết định ấn định thuế theo mẫu số 08/HQĐAĐT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này. Số tiền thuế đã ấn định theo quyết định ấn định thuế bị hủy hoặc số tiền thuế ấn định lớn hơn số tiền thuế phải nộp, được cơ quan hải quan hoàn trả số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 131, Điều 132 Thông tư này.
Quyết định ấn định thuế, quyết định hủy quyết định ấn định thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) phải gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký quyết định.
8. Trách nhiệm của người nộp thuế
a) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận do cơ quan hải quan ấn định, theo đúng quy định tại Điều 107, 108 và 110 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33, 34, 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13.
Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt theo quy định. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định tại Điều 110 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
b) Trường hợp không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan hải quan giải thích, khiếu nại, hoặc khởi kiện về việc ấn định thuế theo quy định của pháp luật về khiếu nại, khởi kiện.
64 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
65 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
(được bãi bỏ)
1. Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức vận chuyển độc lập gồm:
a) Hàng hóa quá cảnh trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế;
b) Hàng hóa trung chuyển trừ trường hợp hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào bến cảng trung chuyển và được đưa ra nước ngoài tại chính bến cảng trung chuyển này;
c) Hàng hóa chuyển cửa khẩu:
c.1) Hàng hóa xuất khẩu:
c.1.1) Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi tắt là kho CFS), cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (sau đây gọi tắt là cảng cạn), kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến cửa khẩu xuất; hàng hóa xuất khẩu thực hiện thủ tục hải quan vận chuyển độc lập đã xác nhận vận chuyển đến đích sau đó thay đổi cửa khẩu xuất;
c.1.2) Hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho CFS, kho ngoại quan đến cảng cạn, từ kho ngoại quan đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính.
c.2) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn, kho hàng không kéo dài, kho CFS, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung tại cửa khẩu nhập, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính hoặc đến cửa khẩu khác (bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu của nhiều chủ hàng trên cùng phương tiện vận chuyển, vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến nhiều cảng đích ghi trên vận đơn).
2. Hàng hóa chuyển cửa khẩu chịu sự giám sát hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức vận chuyển kết hợp gồm:
a) Hàng hóa xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính;
b) Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ khu phi thuế quan (trừ kho ngoại quan) đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính hoặc đến các khu phi thuế quan khác;
c) Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nơi đăng ký tờ khai đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, cảng cạn;
d) Hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế được vận chuyển từ cửa khẩu nhập, kho CFS, cảng cạn, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan, cửa hàng miễn thuế;
e) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan.
3. Các trường hợp phải niêm phong hải quan
a) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 4 Điều này;
b) Hàng hóa trung chuyển, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 4 Điều này;
c) Hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính; hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho CFS, kho ngoại quan đến cảng cạn, từ kho ngoại quan đến địa điểm chuyển phát nhanh, địa điểm hàng bưu chính;
d) Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập, kho CFS, cảng cạn, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung để kiểm tra thực tế hàng hóa, để lấy mẫu hàng hóa;
đ) Hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này;
e) Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại;
g) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều 83 Thông tư này;
h) Hàng hóa không phải niêm phong nhưng đóng ghép chung container với hàng hóa phải niêm phong theo quy định tại khoản này;
i) Hàng hóa buộc tái xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền vận chuyển từ các địa điểm lưu giữ hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
4. Các trường hợp không phải niêm phong hải quan
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp được miễn kiểm tra thực tế;
b) Hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan;
c) Hàng hóa từ nước ngoài giữ nguyên trên phương tiện vận tải nhập cảnh được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất cuối cùng nhưng không dỡ hàng xuống cảng biển, cảng hàng không tại Việt Nam;
d) Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container từ cảng này đến cảng khác được dỡ xuống phương tiện vận tải đường thủy hoặc để trên tàu xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp để vận chuyển đến cửa khẩu xuất nếu còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển;
đ) Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, ga đường sắt đến cảng đích ghi trên vận đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển hoặc không thay đổi phương tiện vận tải để vận chuyển đến cảng đích nếu đáp ứng điều kiện được chứa trong container, toa xe còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển;
e) Hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển ghi trên chứng từ vận tải để vận chuyển đến Việt Nam, hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế;
g) Hàng hóa trung chuyển giữa các cảng biển chứa trong container còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển; hàng hóa trung chuyển được vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển bằng đường biển, đường thủy nội địa chứa trong container còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển, hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào bến cảng trung chuyển và được đưa ra nước ngoài tại chính bến cảng trung chuyển này;
h) Hàng hóa khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản này và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong từng thời kỳ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc niêm phong hải quan đối với hàng hóa thuộc trường hợp không phải niêm phong hải quan quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan (nếu có), niêm phong của hãng vận chuyển (nếu có) trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan.
Trường hợp bất khả kháng không thể đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa do sự cố bất khả kháng thì người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra và thông báo ngay cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận, sau đó thông báo lại với cơ quan hải quan để xử lý theo quy định.
Thời gian vận chuyển thực hiện theo hướng dẫn tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
7. Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa vận chuyển độc lập
Khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa vận chuyển độc lập là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin Tờ khai vận chuyển độc lập, Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển.
a) Khai bổ sung tờ khai vận chuyển độc lập:
Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trong các trường hợp sau:
a.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6.2 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này trước khi cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi;
a.2) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6.3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này sau khi cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi và trước khi xác nhận hàng hóa vận chuyển đến đích.
b) Thủ tục khai bổ sung Tờ khai vận chuyển độc lập:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của Tờ khai vận chuyển độc lập khi người khai hải quan tự phát hiện ra sai sót hoặc theo yêu cầu của cơ quan hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống.
b.1.2) Trường hợp hệ thống gặp sự cố, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.
b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đi:
b.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung đến người khai hải quan thông qua Hệ thống trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có). Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có);
b.2.2) Phê duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập khai bổ sung;
b.2.3) Cập nhật thông tin xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi vào Hệ thống;
b.2.4) Trường hợp khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL, cơ quan hải quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung, ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; thông báo kết quả kiểm tra và xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi trên mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư; trả cho người khai hải quan 01 bản văn bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan.
b.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến: Thực hiện việc xác nhận hàng đến khu vực giám sát hải quan theo các thông tin trên Tờ khai vận chuyển độc lập bổ sung hoặc văn bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan.
c) Khai bổ sung Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển:
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
c.1.1) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển theo mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này khi người khai hải quan tự phát hiện ra sai sót hoặc theo yêu cầu của cơ quan hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống;
c.1.2) Trường hợp hệ thống gặp sự cố, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.
c.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
c.2.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung đến người khai hải quan thông qua Hệ thống trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có). Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định (nếu có);
c.2.2) Phê duyệt bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển;
c.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện vận chuyển qua khu vực giám sát để xuất khẩu vào Hệ thống;
c.2.4) Trường hợp khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL, cơ quan hải quan thực hiện tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung, ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; thông báo kết quả kiểm tra và xác nhận hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển đi trên mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư; trả cho người khai hải quan 01 bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan.
8. Hủy Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển
a) Các trường hợp hủy:
a.1) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển nhưng không thực hiện vận chuyển hàng hóa đi, bao gồm cả trường hợp Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển đã được đăng ký nhưng chưa được cơ quan hải quan phê duyệt vận chuyển do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố;
a.2) Khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung và hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát hải quan tại nơi vận chuyển đi;
a.3) Khai nhiều Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển cho cùng một lô hàng vận chuyển (khai trùng thông tin tờ khai).
b) Thủ tục hủy:
b.1) Trách nhiệm người khai hải quan: Gửi đề nghị huỷ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;
b.2) Trách nhiệm cơ quan hải quan:
b.2.1) Trong 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận được đề nghị hủy của người khai hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin đề nghị hủy trên Hệ thống, thực hiện việc hủy và phản hồi kết quả cho người khai hải quan;
b.2.2) Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Bản kê hàng hóa quá cảnh/trung chuyển nhưng không thực hiện vận chuyển hàng hóa đi mà người khai hải quan không đề nghị hủy thì cơ quan hải quan thực hiện hủy tờ khai và thông báo kết quả xử lý cho người khai hải quan trên Hệ thống.
9. Thủ tục khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển kết hợp thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư này.
10. Đối với trường hợp Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống, cụ thể:
a) Người khai hải quan nộp 03 bản chính Bản kê vận chuyển theo mẫu số 21a/BKVC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này kèm các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 hoặc điểm a khoản 1 Điều 51a hoặc điểm a khoản 1 Điều 51b Thông tư này và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để niêm phong (nếu có) và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để kiểm tra, xác nhận hàng hóa vận chuyển đến đích.
Trường hợp hàng hóa quá cảnh, trung chuyển quy định tại khoản 2 Điều 51 và khoản 2 Điều 51a Thông tư này, người khai hải quan nộp 02 bản chính Bản kê vận chuyển hàng hóa quá cảnh/trung chuyển theo mẫu số 21/BKVC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này kèm các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 hoặc điểm a khoản 2 Điều 51a Thông tư này;
b) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi kiểm tra các thông tin khai báo trên Bản kê vận chuyển và hồ sơ hải quan gửi kèm trong trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan lô hàng vận chuyển; xác nhận, ký tên, đóng dấu trên Bản kê vận chuyển do người khai hải quan nộp, niêm phong hàng hóa (nếu có) do người khai xuất trình, trả lại cho người khai hải quan 02 Bản kê vận chuyển và bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định. Sau khi nhận được Bản kê vận chuyển đã có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và hàng hóa đã vận chuyển đến đích, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến xác nhận, ký tên, đóng dấu, lưu 01 Bản kê vận chuyển; trả lại người khai hải quan 01 Bản kê vận chuyển đã có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đi và Chi cục Hải quan nơi đến và fax hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan.
Trường hợp hàng hóa quá cảnh, trung chuyển quy định tại khoản 2 Điều 51 và khoản 2 Điều 51a Thông tư này, Chi cục Hải quan kiểm tra các thông tin khai báo trên Bản kê vận chuyển và hồ sơ hải quan gửi kèm trong trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan lô hàng vận chuyển; xác nhận, ký tên, đóng dấu trên Bản kê vận chuyển do người khai hải quan nộp do người khai xuất trình, trả lại cho người khai hải quan 01 Bản kê vận chuyển;
c) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến thực hiện các trách nhiệm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 51 Thông tư này, trừ các trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Sau khi sự cố Hệ thống được khắc phục, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật thông tin Bản kê vận chuyển, Bản kê vận chuyển hàng hóa quá cảnh/trung chuyển vào Hệ thống.
11. Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn bằng đường biển, đường hàng không nhưng còn nguyên trạng, không dỡ xuống cảng, kho, bãi tại cửa khẩu nhập, hàng hóa từ nước ngoài vận chuyển từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất cuối cùng bằng đường biển, đường hàng không nhưng còn nguyên trạng trên phương tiện vận chuyển, không dỡ xuống kho, bãi, cảng tại cửa khẩu nhập, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến căn cứ thông tin khai báo hàng hóa trên hồ sơ tàu biển, tàu bay chuyển cảng, quá cảnh để thực hiện giám sát hàng hóa vận chuyển.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ Việt Nam
a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo thủ tục vận chuyển độc lập tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi;
b) Hồ sơ hải quan:
b.1) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.3) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ đường bộ): 01 bản chụp;
Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan;
b.4) Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính nếu quá cảnh 01 lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu quá cảnh nhiều lần.
Việc cấp, trừ lùi trên Phiếu theo dõi trừ lùi thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi theo quy định tại Điều 28 Thông tư này;
b.5) Giấy thông báo miễn kiểm dịch hoặc Thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Đối với chứng từ quy định tại điểm b.4 và điểm b.5 khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan kiểm tra chuyên ngành gửi giấy phép, văn bản thông báo kết quả kiểm dịch, miễn kiểm dịch dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
c) Trách nhiệm của người khai hải quan:
c.1) Khai thông tin Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II, các Bản kê theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09, mẫu số 10, mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi kèm các chứng từ trong hồ sơ hải quan khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi đăng ký Tờ khai vận chuyển độc lập thông qua Hệ thống. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 10 Điều 50 Thông tư này.
Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng 2) và các chứng từ tại điểm b.4, điểm b.5 chưa thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan nộp các chứng từ này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để kiểm tra;
c.2) Sau khi Tờ khai vận chuyển độc lập đã được phê duyệt, cung cấp thông tin số Tờ khai vận chuyển độc lập (Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển) cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để thực hiện niêm phong, kiểm tra niêm phong, kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hàng hóa tại nơi vận chuyển đi và vận chuyển đến;
c.3) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong (nếu có), kiểm tra thực tế trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
c.4) Khai bổ sung Tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại khoản 7 Điều 50 Thông tư này (nếu có);
c.5) Trường hợp lô hàng được vận chuyển nhiều chuyến thì người khai hải quan lựa chọn khai báo Tờ khai vận chuyển độc lập một lần cho cả lô hàng hoặc khai báo Tờ khai vận chuyển độc lập cho từng lần vận chuyển nhưng phải đảm bảo thời gian vận chuyển đã đăng ký theo hướng dẫn tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thời gian vận chuyển vượt quá thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan mà lô hàng chưa được vận chuyển hết thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung thông tin số lượng hàng hóa đã thực vận chuyển và thực hiện khai báo trên Tờ khai vận chuyển độc lập mới đối với số lượng hàng hóa còn lại chưa thực hiện vận chuyển đi;
c.6) Sử dụng phương tiện vận tải gắn thiết bị theo dõi hành trình và kết nối với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến trong trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện để vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại bằng đường thủy nội địa.
d) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
d.1) Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng 2), cơ quan hải quan kiểm tra thông tin trên Tờ khai vận chuyển độc lập và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin khác trên Tờ khai vận chuyển độc lập hoặc các Bản kê (nếu có).
Trường hợp phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và cập nhật vào Hệ thống.
Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện hành vi khai sai các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập và các Bản kê thuộc hồ sơ hải quan thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 50 Thông tư này;
d.2) Cơ quan hải quan phê duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập trên Hệ thống trong vòng 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan hợp lệ do người khai hải quan khai, nộp;
d.3) Đối chiếu số lượng, số hiệu container (đối với hàng hóa đóng trong container), số lượng gói, kiện (đối với hàng hóa là hàng rời) giữa thực tế hàng hóa do người khai hải quan xuất trình với thông tin khai trên tờ khai vận chuyển độc lập; thực hiện niêm phong hàng hóa đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan theo khoản 3, khoản 5 Điều 50 Thông tư này và cập nhật số niêm phong hải quan trên Hệ thống.
Trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện vận chuyển và vận chuyển bằng đường thủy nội địa từ nước ngoài vào Việt Nam, không thể thực hiện được việc kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển hoặc không thể thực hiện được việc niêm phong hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập có trách nhiệm thông tin về tình trạng của lô hàng để Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến thực hiện kiểm tra niêm phong của hãng vận chuyển, kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa do người khai hải quan xuất trình với thông tin khai trên tờ khai vận chuyển độc lập. Chi cục Hải quan vận chuyển đi có trách nhiệm theo dõi hàng hóa vận chuyển đi để phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa vận chuyển đến hoặc các cơ quan liên quan trong trường hợp hàng hóa không vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian đã đăng ký hoặc xảy ra các sự cố trong quá trình vận chuyển.
Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong (hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh), cơ quan hải quan phải lập Biên bản chứng nhận theo mẫu số 35/BBCN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, chụp ảnh nguyên trạng và ghi nhận thông tin chi tiết vào Hệ thống gồm: tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có);
d.4) Cơ quan hải quan cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào Hệ thống và theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
Trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến, Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu tổ chức xác minh và xử lý;
d.5) Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư này.
đ) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
đ.1) Tiếp nhận hàng hóa kèm thông tin số Tờ khai vận chuyển độc lập đã được phê duyệt do người khai hải quan xuất trình và kiểm tra các thông tin về Tờ khai vận chuyển độc lập trên Hệ thống;
đ.2) Kiểm tra tình trạng niêm phong hoặc nguyên trạng hàng hóa, đối chiếu số niêm phong thực tế với số niêm phong hải quan (nếu có) hoặc số hiệu niêm phong hãng vận chuyển (nếu có) trên Tờ khai vận chuyển độc lập, Bản kê danh sách container/gói/kiện hoặc đối chiếu nguyên trạng hàng hóa với các thông tin về hàng hóa đã được cập nhật trên Hệ thống trong trường hợp không thể niêm phong.
Trường hợp hàng hóa quá cảnh được chứa trong container xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp trên phương tiện vận chuyển, được vận chuyển ra nước ngoài bằng đường thủy nội địa, căn cứ thông tin về lộ trình, thời gian vận chuyển, các cảnh báo trên hệ thống giám sát, thông tin của Chi cục Hải quan vận chuyển đi về tình trạng lô hàng, thông tin trên thiết bị theo dõi hành trình, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển, kiểm tra tình trạng nguyên trạng của hàng hóa;
đ.3) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật (bao gồm cả trường hợp có dấu hiệu vi phạm khi kiểm tra theo quy định tại điểm đ.2 khoản này) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
đ.4) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào Hệ thống ngay sau khi hàng hóa được vận chuyển đến.
Trường hợp hàng hóa quá cảnh xuất qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế, cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào Hệ thống; giám sát hàng hóa từ khi vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất cho đến khi hàng hóa xuất khẩu qua biên giới và thực hiện cập nhật thông tin hàng hóa đã thực xuất trên Hệ thống;
đ.5) Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế có dỡ xuống kho, bãi, cảng
a) Hồ sơ hải quan:
a.1) Bản kê hàng hóa quá cảnh theo chỉ tiêu thông tin quy định theo mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp.
Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan;
a.3) Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng hóa phải có giấy phép theo quy định hiện hành: 01 bản chính nếu quá cảnh 01 lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu quá cảnh nhiều lần.
Việc cấp, trừ lùi trên Phiếu theo dõi trừ lùi thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi theo quy định tại Điều 28 Thông tư này;
a.4) Giấy thông báo miễn kiểm dịch hoặc thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Đối với chứng từ quy định tại điểm a.3, điểm a.4 khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan kiểm dịch gửi giấy phép, văn bản thông báo kết quả kiểm dịch, miễn kiểm dịch dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
b) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1) Thực hiện khai báo trên Bản kê hàng hóa quá cảnh và nộp kèm chứng từ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan để kiểm tra thực tế trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b.3) Khai bổ sung các thông tin trên Bản kê hàng hóa quá cảnh (nếu có);
b.4) Tiếp nhận bản kê hàng hóa quá cảnh đã được cơ quan hải quan phê duyệt.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1) Kiểm tra thông tin trên Bản kê hàng hóa quá cảnh, chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin khác trên Bản kê hàng hóa quá cảnh (nếu có);
c.2) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V Thông tư này và cập nhật vào Hệ thống;
c.3) Công chức hải quan thực hiện phê duyệt Bản kê hàng hóa quá cảnh trong vòng 02 giờ làm việc kể từ khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ do người khai hải quan nộp, xuất trình;
c.4) Khi hàng hóa quá cảnh được vận chuyển vào, ra khu vực cảng, cơ quan hải quan thực hiện việc xác nhận về số lượng hàng hóa thực tế vận chuyển vào, ra trên Bản kê hàng hóa quá cảnh trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu thông tin container khai báo trên Bản kê với thông tin container vào, ra khu vực cảng về số hiệu container, số niêm phong hãng vận chuyển (nếu có).
Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp, không có thông tin lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan xác nhận trên Hệ thống. Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì xác minh, làm rõ và xử lý vi phạm theo quy định.
d) Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư này.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hóa dự kiến nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
a) Hàng hóa quá cảnh chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, hàng hóa dự kiến nhập khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh phải đáp ứng quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm 10 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và chỉ được chia tách, đóng chung tại các địa điểm quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm 9 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được đóng chung với hàng quá cảnh thì thực hiện chia tách tại địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh;
b) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm 3 khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan có trách nhiệm:
Thực hiện khai trên từng Tờ khai vận chuyển độc lập theo từng loại hình và chặng vận chuyển tương ứng theo quy định tại khoản 1 Điều này và ghi số Tờ khai vận chuyển độc lập của hàng hóa đã đóng chung tại tiêu chí “Ghi chú 2” trên từng tờ khai riêng biệt đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa quá cảnh;
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
c.1) Kiểm tra điều kiện chia tách, địa điểm chia tách hàng hóa quá cảnh với hàng nhập khẩu quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và điểm a khoản này để thực hiện thủ tục theo từng loại hình và chặng vận chuyển tương ứng;
c.2) Thực hiện các công việc quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm chia tách, đóng chung hàng hóa:
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nơi quản lý địa điểm chia tách, đóng chung hàng hóa thực hiện:
d.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đến quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm chia tách, đóng chung hàng hóa;
d.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này sau khi hàng hóa quá cảnh đã hoàn thành việc đóng ghép với hàng xuất khẩu tại địa điểm thực hiện đóng chung hàng hóa.
đ) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:
đ.1) Thực hiện các công việc theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
đ.2) Kiểm tra tờ khai vận chuyển độc lập được ghi tại tiêu chí “Ghi chú 2” trên tờ khai vận chuyển độc lập để xác nhận 02 tờ khai vận chuyển độc lập trên Hệ thống theo quy định.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển, hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển
a) Hồ sơ hải quan:
a.1) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Bản kê chi tiết hàng hóa trung chuyển theo mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
a.3) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp.
Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử (Hệ thống e-Manifest), nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan.
b) Trách nhiệm của người khai hải quan: thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Thông tư này;
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 51 Thông tư này;
d) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến: thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này
a) Hồ sơ hải quan:
a.1) Bản kê hàng hóa trung chuyển theo chỉ tiêu thông tin quy định theo mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp.
Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan.
b) Trách nhiệm của người khai hải quan và cơ quan hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Thông tư này. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố không thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa qua Hệ thống thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 50 Thông tư này.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Thông tư này thực hiện thủ tục theo hình thức vận chuyển độc lập, cụ thể như sau:
1. Hồ sơ hải quan
a) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa xuất khẩu): 01 bản chụp;
Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử (Hệ thống e-Manifest), nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan.
2. Trách nhiệm của người khai hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Thông tư này;
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 51 Thông tư này;
4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến: thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 Thông tư này.
1. Thủ tục hải quan vận chuyển kết hợp được áp dụng đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 50 Thông tư này.
2. Địa điểm, hồ sơ và thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp thực hiện đồng thời với việc làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình tương ứng; các thông tin Tờ khai vận chuyển kết hợp được khai theo các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ khai báo thông tin vận chuyển kết hợp, người khai hải quan đề nghị hàng hóa được vận chuyển chịu sự giám sát hải quan tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đi và địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đến). Người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện việc niêm phong đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này để bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thuộc trường hợp phải niêm phong hải quan:
a.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
a.1.1) Niêm phong hàng hóa; cập nhật thông tin Biên bản bàn giao hàng hóa vận chuyển đi chịu sự giám sát trên Hệ thống.
Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, cơ quan hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, cập nhật trên Hệ thống hoặc gửi kèm Biên bản bàn giao;
a.1.2) In 01 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức hải quan, ghi rõ ngày, tháng, năm xác nhận trên Biên bản bàn giao và giao Biên bản bàn giao cùng hàng hóa cho người khai hải quan để vận chuyển ra cửa khẩu xuất;
a.1.3) Theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
a.1.4) Tổ chức xác minh về tình trạng hàng hóa trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa mà hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất.
a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến:
a.2.1) Tiếp nhận Biên bản bàn giao và hàng hóa do người khai hải quan xuất trình;
a.2.2) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống và ký tên, đóng dấu công chức hải quan, ghi rõ ngày, tháng, năm xác nhận trên Biên bản bàn giao để trả lại cho người khai hải quan;
a.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên Hệ thống;
a.2.4) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi thực hiện xác minh tình trạng lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển mà chưa đến địa điểm đến.
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan: Người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu được đưa về kiểm tra tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu, hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan:
a.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
a.1.1) Cập nhật thông tin trên Hệ thống để đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa niêm phong, bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;
a.1.2) Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan vận chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống và ký tên, đóng dấu công chức hải quan, ghi rõ ngày, tháng, năm xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao, lưu 01 bản và trả lại 01 bản cho người khai hải quan;
a.1.3) Cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống;
a.1.4) Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để xác minh tình trạng lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.
a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
a.2.1) Căn cứ đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, cập nhật thông tin Biên bản bàn giao hàng hóa vận chuyển đi vào Hệ thống;
a.2.2) In 03 Biên bản bàn giao từ Hệ thống, xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức hải quan, yêu cầu người khai hải quan ký và ghi rõ họ tên. Chi cục Hải quan lưu 01 bản và giao 02 Biên bản bàn giao cùng hàng hóa cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;
a.2.3) Theo dõi thông tin về lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
a.2.4) Tổ chức xác minh về tình trạng hàng hóa trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa vận chuyển đến địa điểm kiểm tra.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan: Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan và đưa hàng qua khu vực giám sát tại cửa khẩu sau khi hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định.
5. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, không thể thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan qua Hệ thống
a) Người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến;
b) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi kiểm tra các thông tin trên tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để lập 03 Biên bản bàn giao hàng hóa theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Giao 02 Biên bản bàn giao cho người khai hải quan để vận chuyển cùng hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định;
c) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao hàng hóa, trả lại người khai hải quan 01 Biên bản, lưu 01 Biên bản và hồi báo (fax) cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan.
1. Giám sát hàng hóa vận chuyển bằng container hoặc hàng rời đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển
a) Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải vào cảng:
a.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng và danh sách container soi chiếu (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 (hàng container), mẫu số 02 (hàng rời) hoặc mẫu số 03 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
Đối với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng, thời gian cung cấp chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng. Đối với danh sách container soi chiếu (nếu có), thời gian cung cấp chậm nhất 04 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng;
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại cảng và danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa vào cảng:
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ với thực tế hàng hóa xếp dỡ tại cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa).
Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
b.1.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 18 (hàng container) hoặc mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
b.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan;
b.1.1.4) Tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin bổ sung lô hàng không thuộc danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng nhưng thực tế có dỡ xuống cảng.
b.1.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container), mẫu số 15 (hàng rời). Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 25 (hàng container), mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.3) Đối với container soi chiếu theo thông báo phối hợp của cơ quan hải quan:
b.1.3.1) Trường hợp địa điểm soi chiếu nằm trong khu vực cảng, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu; kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;
b.1.3.2) Trường hợp địa điểm soi chiếu nằm ngoài khu vực cảng, xuất trình container cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao; vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu, cập nhật thông tin container ra khỏi cảng và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định, cập nhật thông tin container hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ Hệ thống một cửa quốc gia, thông tin khác liên quan đến hàng hóa xếp dỡ (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng;
b.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách dự kiến xếp dỡ) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thì thực hiện như sau:
b.2.2.1) Công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp giám sát (như niêm phong hải quan, giám sát bằng camera) và đề xuất Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định;
b.2.2.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
b.2.2.3) Đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng nhưng thực tế có dỡ xuống cảng, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông báo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục phương tiện vận tải nhập cảnh yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung trên Hệ thống một cửa quốc gia và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.
b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi, thông tin sửa hàng hóa hạ bãi. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với lô hàng) thì trên cơ sở thông tin đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (có nêu rõ lý do), công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b.2.4) Đối với container soi chiếu tại địa điểm nằm ngoài khu vực cảng: Công chức hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện niêm phong container, lập và ký Biên bản bàn giao, giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định; cập nhật thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
c) Thay đổi trạng thái hàng hóa trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại cảng (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa):
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
c.1.1) Trường hợp xem hàng hóa trước khi khai hải quan: thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
c.1.2) Trường hợp lấy mẫu hàng hóa: thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này;
c.1.3) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa (đóng, rút hàng hóa tại cảng do rách, vỡ, hỏng, đổi vỏ container, đổi bao bì):
Thông báo thông tin thay đổi bao bì chứa hàng hóa theo quy định tại mẫu số 37 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để phối hợp thực hiện;
c.1.4) Ký nhận Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa (nếu có) theo quy định.
c.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
Phối hợp chứng kiến việc thực hiện theo đề nghị của cơ quan hải quan hoặc người khai hải quan; ký nhận Biên bản chứng nhận (nếu có) và thực hiện việc thay đổi trạng thái hàng hóa như sau:
c.2.1) Đối với hàng container:
c.2.1.1) Toàn bộ lô hàng vẫn lưu giữ trong container nhưng có thay đổi niêm phong: Cập nhật số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 24 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2.1.2) Toàn bộ lô hàng được chuyển sang container khác: Cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng và cập nhật số container chứa hàng, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 và mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2.1.3) Toàn bộ lô hàng được rút ra khỏi container để tại cảng, kho, bãi dưới dạng rời: Sau khi hoàn thành việc rút hàng, cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng đồng thời cập nhật trạng thái hàng hóa rút ra khỏi container như đối với hàng rời theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 và mẫu số 15 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2.1.4) Một phần hàng hóa rút ra khỏi container để đóng sang container khác hoặc để tại cảng dưới dạng rời: Phần hàng giữ nguyên trong container thực hiện như tiết c.2.1.1 khoản này; phần hàng đóng trong container mới thực hiện như tiết c.2.1.2 khoản này trừ việc cập nhật trạng thái container đã rút hàng; phần hàng rời thực hiện như tiết c.2.1.3 khoản này trừ việc cập nhật trạng thái container đã rút hàng.
c.2.2) Đối với hàng rời:
c.2.2.1) Toàn bộ hàng hóa được đóng vào container để đưa qua khu vực giám sát: Sau khi hoàn thành việc đóng hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời đã đóng vào container đồng thời cập nhật thông tin thay đổi trạng thái từ container rỗng thành trạng thái container có hàng theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 và mẫu số 23 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2.2.2) Một phần của lô hàng được đóng vào container, một phần giữ nguyên ở dạng rời để đưa qua khu vực giám sát: Sau khi hoàn thành việc đóng hàng, cập nhật thông tin hàng rời đã đóng vào container như trường hợp quy định tại điểm c.2.2.1 khoản này, phần để rời thực hiện gửi thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.3.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát quá trình thay đổi trạng thái hàng hóa và giao công chức hải quan thực hiện trên cơ sở thông tin thông báo đề nghị thay đổi bao bì chứa hàng hóa từ người khai hải quan, thông tin khác có liên quan (nếu có);
c.3.2) Công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện niêm phong hải quan theo quy định (nếu có); lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên liên quan và giao mỗi bên giữ 01 bản sau khi hoàn thành việc chứng kiến;
c.3.3) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa làm thay đổi mã hiệu phương thức vận chuyển trên tờ khai hải quan, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát cập nhật mã hiệu phương thức vận chuyển mới, số hiệu container mới (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.3.4) Tiếp nhận, cập nhật thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (nếu có).
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng
d.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
d.1.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
Trường hợp thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (tạm dừng, bỏ tạm dừng, hủy sau thông quan) hoặc thay đổi container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (sửa, hủy) thì cơ quan hải quan nơi thực hiện (tạm dừng, bỏ tạm dừng, hủy sau thông quan) cập nhật thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 06 hoặc mẫu số 07 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi gửi thông tin đề nghị hủy xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát đối với lô hàng (có nêu rõ lý do), công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát kiểm tra lý do để xem xét, quyết định cho phép việc hủy xác nhận hàng hóa qua trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
d.1.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
d.1.3) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (nếu có);
d.1.4) Đối với hàng rời có sai lệch về số lượng hoặc trọng lượng so với số lượng hoặc trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, công chức hải quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
d.1.5) Đối với hàng rời (dưới dạng kiện) có thay đổi về số lượng kiện theo khai báo trên tờ khai hải quan với thực tế hàng hóa hạ bãi (do trong quá trình xếp dỡ, lưu giữ hàng hóa bị rách, vỡ bao bì chứa hàng làm thay đổi số lượng kiện hoặc đơn vị tính số lượng hàng hóa) thì trên cơ sở thông tin đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, công chức hải quan được giao nhiệm vụ phê duyệt thông tin số lượng kiện thực tế để cho phép qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
d.2) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa) của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
d.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
Đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) gắn trên container; số lượng kiện, trọng lượng hoặc thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng) và thực hiện như sau:
d.3.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp (bao gồm cả trường hợp hàng rời có chênh lệch thiếu về trọng lượng so với trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát);
d.3.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu không phù hợp (bao gồm lượng hàng rời có chênh lệch thừa về trọng lượng so với trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan) hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định;
d.3.3) Chậm nhất 15 phút kể từ khi hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan, cập nhật thông tin lô hàng đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
2. Giám sát hàng hóa nhập khẩu dưới dạng khí, lỏng bơm từ phương tiện vận tải vào kho, lưu giữ và bơm ra khỏi kho
a) Trước thời điểm bơm hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Xuất trình giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của thương nhân với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (đối với trường hợp thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng) trừ trường hợp người khai hải quan đã gửi chứng từ này qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.2.1) Căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến bơm vào kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 (hàng khí, lỏng) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, kho chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng;
a.2.2) Kiểm tra các chứng từ do người khai hải quan xuất trình theo quy định tại điểm a.1 khoản này và thực hiện như sau:
a.2.2.1) Trường hợp đáp ứng thì quyết định cho bơm hàng hóa vào kho (bao gồm kho nằm trong cảng hoặc ngoài cảng);
a.2.2.2) Trường hợp chưa đáp ứng thì hướng dẫn người khai thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này.
a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến bơm vào kho từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Giám sát quá trình bơm hàng hóa vào kho và lưu giữ hàng hóa tại kho:
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1.1) Cập nhật thông tin lượng hàng hóa bơm vào kho theo mẫu số 15 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.2) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan sau khi hoàn thành công việc bơm hàng (nếu có);
b.1.3) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa cho đến khi nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát hàng hóa từ khi bơm từ phương tiện vận tải vào kho cho đến khi thông quan, giải phóng hàng;
b.2.2) Trường hợp sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữa lượng hàng hóa thực tế bơm vào kho với lượng hàng hóa trên vận đơn, chứng từ giao nhận, công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
b.2.3) Tiếp nhận thông tin lượng hàng hóa bơm vào kho từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
c) Giám sát quá trình bơm hàng hóa ra khỏi kho:
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 05 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
c.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan và cho phép bơm lượng hàng hóa ra khỏi kho theo lượng phù hợp với lượng đã khai báo trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát (bao gồm cả trường hợp có chênh lệch thiếu về trọng lượng hoặc thể tích so với trọng lượng hoặc thể tích khai báo trên tờ khai hải quan);
c.3.2) Trường hợp chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan thì không cho phép bơm hàng hóa ra khỏi kho; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định;
c.3.3) Cập nhật thông tin hàng hóa bơm ra khỏi kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
3. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS
a) Trước thời điểm đưa hàng hóa nhập khẩu vào kho CFS:
a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ:
Hàng hóa đóng chung container của nhiều chủ hàng có nhiều vận đơn khác nhau, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ đưa container vào kho CFS để chia tách và thực hiện như sau:
a.1.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: Thực hiện vận chuyển hàng hóa về kho CFS để chia tách theo quy định;
a.1.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 51b Thông tư này;
a.1.3) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển container từ bãi cảng hoặc từ cửa khẩu nhập đến kho CFS.
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh kho CFS): Thông báo danh sách container đưa vào kho CFS để chia tách (nêu rõ: tên tàu, ngày tàu đến dự kiến, số vận đơn chủ, số vận đơn thứ cấp, ngày vận đơn thứ cấp, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, tên doanh nghiệp nhập khẩu, tên hàng, số lượng kiện) gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với trường hợp kho CFS nằm trong cảng;
a.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý cửa khẩu hoặc cảng dỡ hàng:
a.3.1) Trường hợp kho CFS nằm trong cảng: Trên cơ sở thông tin hồ sơ tàu biển đã khai báo trên Hệ thống một cửa Quốc gia, thông tin danh sách container đưa vào kho CFS và thông tin khác liên quan đến container đưa vào kho CFS (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS quyết định biện pháp giám sát hàng hóa đưa vào kho CFS;
a.3.2) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này;
a.3.3) Sau khi lô hàng được phê duyệt vận chuyển đi, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin hàng hóa dự kiến xếp dỡ tại kho CFS theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
b) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu vào kho CFS:
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
b.1.1) Kiểm tra tình trạng container chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách container dự kiến xếp dỡ với thực tế container xếp dỡ tại kho CFS về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container.
Trường hợp container chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
b.1.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo mẫu số 18 (hàng container) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
b.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan.
b.1.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ container tại kho CFS, cập nhật thông tin container hạ bãi hoặc thông tin sửa container hạ bãi (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 hoặc mẫu số 16 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS:
b.2.1) Trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng:
Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển đến theo quy định tại khoản 4 Điều 51b Thông tư này;
b.2.2) Trường hợp sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
b.2.3) Tiếp nhận thông tin container đưa vào kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
c) Khi khai thác và lưu giữ hàng hóa nhập khẩu tại kho CFS:
c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
c.1.1) Sau khi hoàn thành việc rút hàng, cập nhật trạng thái container đã rút hàng sang trạng thái container rỗng, đồng thời cập nhật trạng thái hàng hóa rút ra khỏi container như đối với hàng rời theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 và mẫu số 15 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.1.2) Trường hợp phát hiện bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
c.1.2.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.1.2.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
c.1.2.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan (nếu có).
c.1.3) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong (nếu có) trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho CFS; ký nhận niêm phong kho CFS với cơ quan hải quan (nếu có).
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS:
c.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp, phương thức giám sát quá trình khai thác hàng hóa tại kho CFS;
c.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS thì công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa;
c.2.3) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
c.2.4) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho CFS; thông tin sửa hàng hóa vào kho CFS. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi vào kho CFS (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì trên cơ sở thông tin đề nghị (có nêu rõ lý do) của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
d) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu ra khỏi kho CFS:
Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho CFS và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này.
4. Giám sát hàng hóa từ nước ngoài đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài
a) Trước thời điểm đưa hàng hóa vào kho ngoại quan:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Thông tư này;
a.1.2) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng từ bãi cảng hoặc từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan.
a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý cửa khẩu hoặc cảng dỡ hàng:
a.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển đi theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 51c Thông tư này;
a.2.2) Sau khi hoàn thành cập nhật thông tin biên bản bàn giao hàng hóa vận chuyển đi, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xếp dỡ tại kho ngoại quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan.
b) Khi đưa hàng hóa vào kho ngoại quan:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan của lô hàng từ nước ngoài nhập kho ngoại quan cho doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan;
b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan:
b.2.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa xếp dỡ tại kho ngoại quan với thông tin danh sách hàng hóa do cơ quan hải quan cung cấp theo mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container, niêm phong hải quan (nếu có) hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa).
Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
b.2.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 18 (hàng container) hoặc mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý kho ngoại quan biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
b.2.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan.
b.2.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa tại kho ngoại quan, cập nhật thông tin hàng hóa vào kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container), mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 25 (hàng container), mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý kho ngoại quan:
b.3.1) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa;
b.3.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
b.3.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho ngoại quan; thông tin sửa hàng hóa vào kho ngoại quan.
c) Thay đổi trạng thái hàng hóa trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này;
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan đề nhập khẩu vào nội địa, nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất ra nước ngoài:
d.1) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này;
d.2) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 5 Điều 52a Thông tư này.
5. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung
a) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu vào địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung (sau đây gọi là địa điểm):
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan (trong trường hợp lô hàng đã được đăng ký tờ khai hải quan) hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng nhập khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh địa điểm;
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm:
a.2.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa xếp dỡ tại địa điểm với thông tin lô hàng theo thông báo của người vận chuyển về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa).
Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
a.2.1.1) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
a.2.1.2) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan;
a.2.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container), mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 25 (hàng container), mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý địa điểm:
a.3.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm.
Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách xếp dỡ theo thông báo của người vận chuyển) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thì công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện:
a.3.1.1) Kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp kiểm tra, phương thức giám sát và xử lý theo quy định;
a.3.1.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
a.3.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi, thông tin sửa hàng hóa hạ bãi. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì trên cơ sở thông tin đề nghị (có nêu rõ lý do) của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm.
b) Thay đổi trạng thái hàng hóa trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại địa điểm (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này;
c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này.
6. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn
a) Trước thời điểm đưa hàng hóa nhập khẩu vào địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là ICD):
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển: Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 51b hoặc Điều 51c Thông tư này;
a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi quản lý cửa khẩu nhập hoặc cảng dỡ hàng:
a.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với lô hàng vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b hoặc tại điểm a.2 khoản 4 Điều 51c Thông tư này;
a.2.2) Khi lô hàng được phê duyệt vận chuyển hoặc hoàn thành cập nhật thông tin biên bản bàn giao hàng hóa vận chuyển đi, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xếp dỡ tại ICD theo mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh doanh nghiệp kinh doanh ICD.
b) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu vào ICD:
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh ICD:
b.1.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa xếp dỡ với thực tế hàng hóa xếp dỡ tại ICD về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa).
Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
b.1.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 18 (hàng container) hoặc mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
b.1.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan;
b.1.1.4) Tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin bổ sung lô hàng không thuộc danh sách dự kiến xếp dỡ tại cảng nhưng thực tế có dỡ tại ICD.
b.1.2) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container), mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 16, mẫu số 17, mẫu số 25 (hàng container), mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý ICD:
b.2.1) Trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông tin khác (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại ICD;
b.2.2) Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách dự kiến xếp dỡ) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh ICD thì thực hiện như sau:
b.2.2.1) Công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp kiểm tra, phương thức giám sát và xử lý theo quy định;
b.2.2.2) Trường hợp sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế bơm vào kho với lượng hàng hóa trên vận đơn, chứng từ giao nhận, công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
b.2.2.3) Đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ tại ICD nhưng thực tế có dỡ tại ICD, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thông báo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục phương tiện vận tải nhập cảnh yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung trên Hệ thống một cửa quốc gia và xử lý vi phạm hành chính theo quy định (nếu có). Trên cơ sở thông tin khai báo bổ sung, cung cấp bổ sung thông tin lô hàng đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh ICD;
b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi, thông tin sửa hàng hóa hạ bãi. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì trên cơ sở thông tin đề nghị (có nêu rõ lý do) của doanh nghiệp kinh doanh ICD, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh ICD;
c) Thay đổi trạng thái hàng hóa trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại ICD (xem hàng hóa trước khi khai hải quan, lấy mẫu hàng hóa hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa):
Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này;
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi ICD:
Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này.
7. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không
a) Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không:
a.1) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan: Trước thời điểm tàu bay hạ cánh, căn cứ thông tin bộ hồ sơ tàu bay đã khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 09, mẫu số 10 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không: Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ, số quản lý hàng hóa nhập khẩu và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không:
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
b.1.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp với thực tế hàng hóa xếp dỡ vào kho hàng không.
Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa vào vị trí quy định trong kho hàng không, cập nhật ngay thông tin hàng hóa đưa vào kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu 29, thông tin sửa theo mẫu 30, thông tin hủy theo mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp bổ sung thông tin số vận đơn, sau khi nhận được thông tin khai báo bổ sung từ hãng hàng không thì cập nhật ngay để gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.1.2) Trường hợp hàng hóa có sai khác về số lượng, trọng lượng với thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan vị trí lưu giữ và camera giám sát hải quan đối với các lô hàng trong kho hàng không; cập nhật thông tin hàng hóa sai khác theo quy định tại điểm b.1.1 khoản này và theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp hàng hóa nhãn mác không còn nguyên vẹn, bao bì rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng) thông báo ngay cho cơ quan hải quan; lưu giữ riêng tại khu vực có camera giám sát hải quan và phối hợp xử lý cùng cơ quan hải quan; lập, xác nhận, ký Biên bản bất thường, giao công chức hải quan 01 bản; cập nhật thông tin theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Đối với hàng hóa trong danh sách phải soi chiếu của cơ quan Hải quan, vận chuyển hàng hóa đến vị trí soi chiếu của cơ quan Hải quan và vận chuyển về vị trí quy định sau khi kết thúc soi chiếu; đưa vào khu vực lưu giữ riêng có camera giám sát hải quan đối với trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trên cơ sở thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông tin khác liên quan đến hàng hóa xếp dỡ (nếu có), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng hàng không;
b.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không; thông tin sửa, thông tin bổ sung, thông tin hủy đối với hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có), công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra và phê duyệt hủy thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2.3) Đối với những lô hàng phải soi chiếu, khi soi chiếu phát hiện dấu hiệu vi phạm, công chức soi chiếu thực hiện niêm phong, yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ riêng, có camera giám sát; cập nhật kết quả thông tin soi chiếu vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kể cả trường hợp không phát hiện vi phạm;
b.2.4) Đối với những lô hàng bao bì rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng), mất nhãn mác, khi có thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, công chức hải quan được giao nhiệm vụ phối hợp doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không thực hiện xác nhận Biên bản bất thường và lưu giữ 01 bản, kiểm tra lô hàng qua máy soi chiếu; sau khi soi chiếu thực hiện niêm phong lô hàng; trường hợp phát hiện vi phạm thực hiện như tại điểm b.2.3 khoản này;
b.2.5) Đối với lô hàng không có thông tin theo danh sách dự kiến xếp dỡ vào kho hàng không nhưng thực tế có dỡ xuống kho hàng không, cơ quan hải quan yêu cầu hãng hàng không khai báo bổ sung trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.
c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không:
c.1) Trường hợp thay đổi nguyên trạng hàng hóa (như rách vỡ bao bì, mất nhãn mác và dán lại):
c.1.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
c.1.1.1) Phối hợp với cơ quan hải quan, lập, xác nhận và ký nhận Biên bản bất thường chứng nhận việc thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự cố bất thường và giao cơ quan hải quan 01 bản;
c.1.1.2) Cập nhật thông tin thay đổi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.1.1.3) Khi có yêu cầu của cơ quan hải quan về việc phải soi chiếu hàng hóa, thực hiện theo quy định tại điểm b.1.2 khoản này.
c.1.2) Trách nhiệm của công chức hải quan: Giám sát trực tiếp, xác nhận, ký vào Biên bản bất thường của doanh nghiệp và nhận 01 bản lưu; trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, công chức hải quan yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không đưa hàng hóa kiểm tra qua máy soi chiếu, thực hiện theo quy định tại điểm b.2.3 khoản này.
c.2) Dán nhãn mác trong trường hợp tách vận đơn:
c.2.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
c.2.1.1) Thông báo cho cơ quan hải quan về việc dán nhãn mác của lô hàng tách vận đơn;
c.2.1.2) Thực hiện dán nhãn mác của lô hàng tách vận đơn dưới sự giám sát của công chức hải quan;
c.2.1.3) Cập nhật thông tin thay đổi trạng thái lô hàng theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c.2.2) Trách nhiệm của công chức hải quan: Giám sát việc dán nhãn của lô hàng tách vận đơn.
c.3) Xem trước hàng hóa hoặc lấy mẫu hàng hóa trước khi thực hiện thủ tục hải quan:
c.3.1) Trường hợp xem hàng hóa trước khi khai hải quan: thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;
c.3.2) Trường hợp lấy mẫu: thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không:
d.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
d.1.1) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại cảng hàng không: Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
d.1.2) Trường hợp hàng hóa chuyển cửa khẩu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Thông tư này: Cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của lô hàng này cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
d.1.3) Trường hợp đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền (quyết định sai áp của cơ quan Công an, Tòa án …): Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
d.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
d.2.1) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thông tin do người khai hải quan cung cấp với thực tế hàng hóa;
d.2.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi thông tin hàng hóa thực tế phù hợp với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;
d.2.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan trên Hệ thống; thông tin lượng hàng hóa thực tế đưa ra không phù hợp với thông tin lượng hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan giải quyết theo quy định.
d.2.2) Chậm nhất 01 giờ sau khi đưa hàng ra khỏi kho, cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo từng số quản lý hàng hóa nhập khẩu theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
d.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
d.3.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan và thông tin tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 hoặc mẫu số 12 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
d.3.2) Thực hiện niêm phong hải quan đối với hàng hóa phải niêm phong theo quy định;
d.3.3) Trường hợp có thông tin lô hàng vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục hải quan thông báo tạm dừng đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan, đồng thời gửi thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; thực hiện kiểm tra thực tế đối với hàng hóa; cập nhật thông tin về kết quả kiểm tra hàng hóa vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
d.3.4) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng có thông báo tạm dừng hoặc chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;
d.3.5) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
8. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra tại kho hàng không kéo dài
a) Khi đưa hàng hóa vào kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại Điều 51b Thông tư này;
b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 52 Thông tư này;
c) Khi đưa hàng hóa nhập khẩu ra khỏi kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 52 Thông tư này.
1. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS
a) Trước khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho CFS:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu theo quy định;
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Đối với lô hàng xuất khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS để đóng ghép theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
b) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho CFS:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Đưa hàng hóa vào kho CFS để đóng ghép đối với hàng hóa đóng chung container của nhiều chủ hàng khác nhau;
b.1.2) Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa của lô hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
b.2) Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
b.2.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa dự kiến đưa vào kho CFS với thực tế hàng hóa đưa vào kho CFS về số lượng, trọng lượng (nếu có).
Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
b.2.1.1) Cập nhật thông tin sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 19 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2.1.2) Thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
b.2.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan;
b.2.2) Sau khi hoàn thành việc đưa hàng vào kho CFS, cập nhật thông tin hàng hóa vào kho CFS theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi vào kho CFS (sửa, hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời), cập nhật theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15, mẫu số 16, mẫu số 26 (hàng rời) hoặc mẫu số 27 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.2.3) Cập nhật thông tin container rỗng, thông tin hàng hóa vào kho CFS hoặc thông tin sửa, hủy (nếu có) hàng hóa đưa vào kho CFS để đóng ghép theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 15 hoặc mẫu số 16, mẫu số 17 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS:
Tiếp nhận thông tin container rỗng, thông tin hàng hóa vào kho CFS hoặc thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho CFS (nếu có).
c) Trong quá trình đóng ghép và lưu giữ hàng hóa xuất khẩu tại kho CFS:
c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ:
c.1.1) Sau khi hoàn thành việc đóng ghép hàng hóa vào container, cập nhật thông tin hàng rời đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã đóng vào container và thông tin tình trạng từ container rỗng thành container chứa hàng, số niêm phong, số lượng kiện, trọng lượng về toàn bộ lô hàng trong container (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 và mẫu số 23 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.1.2) Bảo quản nguyên trạng container chứa hàng hóa trong quá trình lưu giữ tại kho CFS.
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi quản lý kho CFS: Tiếp nhận thông tin hàng rời đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã đóng vào container và thông tin container chứa lô hàng xuất khẩu từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
d) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu ra khỏi kho CFS:
d.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ:
Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này đối với trường hợp kho CFS nằm ngoài cảng.
d.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS:
d.2.1) Trường hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm trong cảng: Thông báo danh sách container đã hoàn thành việc đóng ghép (nêu rõ: số tờ khai hải quan, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, tên doanh nghiệp xuất khẩu, tên hàng, số lượng kiện) gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
d.2.2) Cập nhật thông tin container đã đưa ra khỏi kho CFS theo mẫu số 21 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
d.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
d.3.1) Trường hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm trong cảng: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 4 (hàng container) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS;
d.3.2) Trường hợp hàng hóa đóng ghép tại kho CFS nằm ngoài cảng: Thực hiện thủ tục đối với lô hàng vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này;
d.3.3) Tiếp nhận thông tin container đưa ra khỏi kho CFS từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS.
2. Giám sát hàng hóa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào nội địa
a) Trước khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho ngoại quan:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Đăng ký tờ khai hải quan và hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu theo quy định;
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Đối với lô hàng xuất khẩu đã thông quan, giải phóng hàng, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cung cấp thông tin danh sách hàng hóa xuất khẩu dự kiến đưa vào kho ngoại quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 08 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan.
b) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho ngoại quan:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp số quản lý hàng hóa và số tờ khai hải quan của lô hàng đưa vào kho ngoại quan cho doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan;
b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan:
b.2.1) Tiếp nhận thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa của lô hàng đưa vào kho ngoại quan từ người khai hải quan;
b.2.2) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin danh sách hàng hóa đưa vào kho ngoại quan với thực tế hàng hóa đưa vào kho ngoại quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện như sau:
b.2.2.1) Trường hợp bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng, kết quả đối chiếu có sự sai khác hoặc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa biết về thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lưu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào khu vực riêng;
b.2.2.2) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan;
b.2.2.3) Trường hợp thông tin phù hợp, cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào kho, thông tin sửa, hủy (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng rời) và mẫu số 16 hoặc mẫu số 17 (nếu có) và cập nhật thông tin hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho ngoại quan (nếu có);
b.3.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều này;
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài:
d.1) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
d.2) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này.
3. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là địa điểm)
a) Khi đưa hàng hóa vào địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh địa điểm) và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại địa điểm: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi địa điểm đến cửa khẩu xuất:
c.1) Trách nhiệm của người vận chuyển: Trường hợp lô hàng vận chuyển độc lập, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 51b và thực hiện như quy định tại điểm c.1 khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này;
c.2.2) Thực hiện như quy định tại điểm c.2 khoản 5 Điều 52a Thông tư này.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm:
c.3.1) Thực hiện như quy định tại điểm c.3 khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
c.3.2) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này.
4. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là ICD)
a) Khi đưa hàng hóa vào ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (sau đây gọi là doanh nghiệp kinh doanh ICD) và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại ICD: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh ICD và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi ICD đến cửa khẩu xuất:
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Trường hợp lô hàng vận chuyển kết hợp, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51c và thực hiện như quy định tại điểm c.1 khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này;
c.2.2) Thực hiện như quy định tại điểm c.2 khoản 5 Điều 52a Thông tư này.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh ICD:
c.3.1) Trường hợp lô hàng vận chuyển độc lập, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển theo quy định tại Điều 51b Thông tư này;
c.3.2) Thực hiện như quy định tại điểm c.3 khoản 5 Điều 52a Thông tư này.
5. Giám sát hàng container hoặc hàng rời xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra cửa khẩu cảng biển
a) Khi đưa hàng hóa vào khu vực cảng biển:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng đưa vào cảng để xuất khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.2.1) Tiếp nhận thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng xuất khẩu hoặc đưa vào cảng từ người khai hải quan; tiếp nhận thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.2) Cập nhật thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) theo mẫu số 14 (hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng rời) và mẫu số 16 hoặc mẫu số 17 (nếu có) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào cảng (nếu có);
a.3.2) Cập nhật thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) theo mẫu số 03 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại khu vực cảng biển:
b.1) Trường hợp thay đổi nguyên trạng hàng hóa (lấy mẫu hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa): Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này;
b.2) Trường hợp container soi chiếu trong khu vực cảng:
b.2.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ hàng hóa sau khi soi chiếu trong trường hợp tờ khai được phân luồng đỏ và hàng hóa phải kiểm tra qua máy soi theo quy định;
b.2.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Phối hợp với cơ quan hải quan vận chuyển container đến khu vực soi chiếu và vận chuyển về khu vực lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu sau khi kết thúc việc soi chiếu trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan.
b.3) Trường hợp container phải soi chiếu ngoài khu vực cảng:
b.3.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình hồ sơ, container để công chức hải quan niêm phong, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu theo quy định; kết thúc việc soi chiếu, ký nhận Biên bản bàn giao, vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;
b.3.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để đi soi chiếu; cập nhật thông tin container ra khỏi cảng và quay vào cảng (khi đưa container đến địa điểm soi chiếu và ngược lại) theo mẫu số 22, mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp vắng mặt người khai hải quan, phối hợp với cơ quan hải quan vận chuyển container đến địa điểm soi chiếu; kết thúc việc soi chiếu, phối hợp với cơ quan hải quan vận chuyển container về khu vực lưu giữ hàng hóa tại cảng theo quy định;
b.3.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Niêm phong container; lập và ký Biên bản bàn giao; cung cấp thông tin container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (để vận chuyển tới địa điểm soi chiếu) đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao để xuất trình cho hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến, xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức), xác nhận, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có).
c) Khi đưa hàng hóa ra khỏi cảng để xếp lên phương tiện vận tải:
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Cung cấp thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa hoặc chứng từ theo mẫu số 29/DSCT/GSQL đối với hàng container hoặc mẫu số 30/DSHH/GSQL đối với hàng hóa khác Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này) cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
Trường hợp tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát, cơ quan hải quan nơi ban hành thông báo tạm dừng thực hiện cập nhật thông tin tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi gửi thông tin đề nghị hủy xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát đối với lô hàng (có nêu rõ lý do), công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát kiểm tra lý do để xem xét, quyết định cho phép việc hủy xác nhận hàng hóa qua trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c.2.3) Trường hợp phát sinh thông tin sai khác giữa thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan với thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (bao gồm cả trường hợp tờ khai trùng số container) thì thực hiện xác minh thông tin, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) xử lý theo quy định;
c.2.4) Đối với hàng rời có sai lệch về số lượng, trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, công chức hải quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
c.3.1) Tiếp nhận thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan và thực hiện như sau:
c.3.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp (bao gồm trường hợp hàng rời (dạng xá) có trọng lượng thực tế xuất khẩu ít hơn so với lượng thông tin lô hàng tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan);
c.3.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi cảng nếu kết quả đối chiếu giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan với thông tin thực tế hàng hóa qua khu vực giám sát không phù hợp hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan hoặc trường hợp phát sinh nhiều tờ khai chung container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không cung cấp đầy đủ số lượng tờ khai; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để xử lý theo quy định.
c.3.2) Chậm nhất 30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển, xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
6. Giám sát hàng hóa xuất khẩu dưới dạng khí, lỏng bơm từ kho sang phương tiện vận tải:
a) Trước thời điểm hàng hóa xuất khẩu bơm từ kho sang phương tiện vận tải:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Đăng ký tờ khai hải quan theo quy định;
a.1.2) Cung cấp thông tin lô hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (số tờ khai hải quan, lượng hàng xuất khẩu, thông tin vị trí bồn, bể dự kiến bơm).
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
Công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ kiểm tra điều kiện bơm hàng hóa theo quy định và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện.
b) Giám sát trong quá trình bơm hàng hóa từ kho sang phương tiện vận tải:
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan và cho phép bơm lượng hàng hóa ra khỏi kho theo lượng phù hợp với lượng đã khai báo trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát (bao gồm cả trường hợp có chênh lệch thiếu về trọng lượng hoặc thể tích so với trọng lượng hoặc thể tích khai báo trên tờ khai hải quan);
b.1.2) Trường hợp chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan thì không cho phép bơm hàng hóa ra khỏi kho; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định;
b.1.3) Ký nhận Biên bản chứng nhận trong trường hợp có lập biên bản chứng nhận thông tin hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thông tin hàng hóa sai khác giữa các bên có liên quan;
b.1.4) Cập nhật thông tin lượng hàng hóa thực tế đã được bơm sang phương tiện vận tải theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
b.2.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp theo quy định;
b.2.2) Niêm phong phương tiện vận tải chứa hàng hóa sau khi bơm (nếu có), lập Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có);
b.2.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đã qua khu vực giám sát từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b.2.4) Trường hợp lượng hàng hóa thực tế bơm sang phương tiện vận tải ít hơn so với khai báo thì yêu cầu người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
7. Giám sát hải quan hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không
a) Hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho hàng không
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng:
a.1.1.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan xuất khẩu và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không;
a.1.1.2) Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì xuất trình chứng từ liên quan và giải trình với cơ quan hải quan; hoặc xuất trình hàng hóa để kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan hải quan.
a.1.2) Đối với hàng hóa vận chuyển quy định tại điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 50 Thông tư này: Cung cấp thông tin (số tờ khai vận chuyển độc lập hoặc Biên bản bàn giao và số quản lý hàng hóa xuất khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51b và khoản 3 Điều 51c Thông tư này;
a.1.3) Trường hợp đưa hàng hóa vào kho hàng không trên cơ sở văn bản của cơ quan có thẩm quyền (hàng hóa không phải khai hải quan theo quy định, quyết định sai áp của cơ quan Công an, Tòa án …): Cung cấp thông tin về số chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
a.2.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan; thông tin danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.2) Chỉ cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan;
a.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa và trọng lượng thực tế của hàng hóa đưa vào kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 28 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.3.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan theo mẫu 10; danh sách hàng hóa phải soi chiếu (nếu có) theo mẫu 09 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không; tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.3.2) Kiểm tra nguyên niêm phong và nguyên trạng hàng hóa đối với hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan;
a.3.3) Soi chiếu hàng hóa trong danh sách soi chiếu, cập nhật thông tin kết quả soi chiếu hàng hóa vào Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan.
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu lưu giữ tại kho hàng không:
b.1) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1.1) Giám sát hàng hóa lưu giữ trong kho hàng không;
b.1.2) Phối hợp thực hiện khám xét hàng hóa khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật;
b.1.3) Thu thập, phân tích, đánh giá hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thực hiện tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định tại Điều 52d Thông tư này để kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm (nếu có).
b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
b.2.1) Phối hợp với các cơ quan hải quan khi có quyết định khám xét hàng hóa;
b.2.2) Cập nhật vào Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, gửi thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 31 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan.
c) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu lên phương tiện vận tải xuất cảnh:
c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
c.1.1) Gửi thông tin danh sách hàng hóa đưa ra kho hàng không, dự kiến xếp lên phương tiện vận tải theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu 33 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.1.2) Không được xếp hàng hóa đang bị cơ quan hải quan thực hiện tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát lên phương tiện vận tải xuất cảnh cho tới khi có thông báo khác của cơ quan hải quan;
c.1.3) Ngay sau khi tàu bay cất cánh, cập nhật thông tin danh sách hàng hóa thực tế đã đưa lên phương tiện vận tải xuất cảnh đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.2.1) Giám sát việc đưa hàng hóa lên phương tiện vận tải bằng camera. Trường hợp cần thiết Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp;
c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho hàng không xếp lên phương tiện vận tải từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không gửi đến.
8. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không kéo dài
a) Khi đưa hàng hóa vào kho hàng không kéo dài: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 7 Điều 52a Thông tư này;
b) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không kéo dài: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 52a Thông tư này;
c) Khi đưa hàng hóa xuất khẩu ra khỏi kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51b Thông tư này.
1. Giám sát hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra cảng biển có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
a) Đối với hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển, hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51a Thông tư này;
a.1.2) Khi đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, cung cấp thông tin số tờ khai vận chuyển độc lập của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm c.3 khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện quy định tại điểm a.3, điểm c.2 khoản 5 Điều 52a Thông tư này.
b) Đối với hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 51a Thông tư này;
b.1.2) Khi đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, cung cấp thông tin số Bản kê của lô hàng trung chuyển đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm c.3 khoản 5 Điều 52a Thông tư này;
b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện quy định tại điểm a.3, điểm c.2 khoản 5 Điều 52a Thông tư này.
2. Giám sát hàng hóa trung chuyển đưa vào, đưa ra tại cảng biển chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
a) Đối với hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển, hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51a Thông tư này;
a.1.2) Khi đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52c Thông tư này.
a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52c Thông tư này;
a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c Thông tư này.
b) Đối với hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển và được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 51a Thông tư này;
b.1.2) Khi đưa hàng hóa ra khỏi khu vực trung chuyển, thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52c Thông tư này.
b.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52c Thông tư này;
b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c Thông tư này.
3. Giám sát hàng hóa quá cảnh đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng biển
Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 51 Thông tư này và thực hiện giám sát như với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại khoản 5 Điều 52a hoặc khoản 2 Điều 52c Thông tư này.
4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng và hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu (toàn bộ hoặc một phần) nhưng toàn bộ lô hàng thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng
a) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển:
a.1) Nộp văn bản theo quy định tại điểm a.3 khoản 2 Điều 20 Thông tư này;
a.2) Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52c Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.3) Xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra tính nguyên trạng, ký nhận Biên bản bàn giao; bảo quản nguyên trạng trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới;
a.4) Thực hiện thủ tục khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a.3, khoản 2 Điều 20 Thông tư này (đối với tờ khai vận chuyển kết hợp) hoặc theo quy định tại khoản 7 Điều 50 Thông tư này (đối với tờ khai vận chuyển độc lập). Trường hợp người vận chuyển đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng thì thông báo cho người khai hải quan để thực hiện khai sửa đổi, bổ sung theo quy định.
Trường hợp lô hàng thuộc tờ khai vận chuyển độc lập đã được cơ quan hải quan cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống, người khai hải quan hoặc người vận chuyển thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập mới theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 51 Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
b.1) Kiểm tra tính nguyên trạng hàng hóa, xác nhận trên văn bản thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất và thực hiện chuyển thông tin địa điểm giám sát hải quan cho tờ khai xuất khẩu sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng mới trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan;
b.2) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52c Thông tư này trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.3) Thực hiện bàn giao hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi đến mới như sau: Lập và xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) Biên bản bàn giao theo nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong, giao người khai hải quan 01 Biên bản bàn giao, theo dõi hồi báo và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định hoặc thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này trong trường hợp người khai hải quan hoặc người vận chuyển đã thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập.
c) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lưu giữ hàng hóa:
Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
c.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
c.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại được thực xuất lên phương tiện vận tải khác trong cùng một cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.1) Thông báo cho người khai hải quan nội dung thay đổi: Số lượng hàng hóa đã thực xếp lên phương tiện vận tải; tên, số chuyến, ngày xuất cảnh mới của phương tiện vận tải sẽ xếp số lượng hàng còn lại làm cơ sở để người khai hải quan khai báo sửa đổi bổ sung tờ khai hải quan theo quy định;
a.2) Cập nhật sửa đổi thông tin container vào cảng đối với các container còn lưu giữ tại cảng, nội dung gồm: tên phương tiện vận tải, số chuyến, ngày xuất cảnh mới;
a.3) Chậm nhất 30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển hoặc xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 (hàng container) hoặc mẫu số 05 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
c) Trách nhiệm của người khai hải quan: Khai báo sửa đổi bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
6. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh theo khai báo trên tờ khai hải quan, phần còn lại vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Khai báo sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và khai báo tờ khai xuất khẩu mới đối với lượng hàng còn lại;
a.2) Thực hiện vận chuyển phần hàng hóa còn lại sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu.
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1) Thông báo cho người khai hải quan để khai báo sửa đổi, bổ sung theo lượng hàng hóa thực xuất khẩu và khai báo tờ khai mới đối với lượng hàng hóa còn lại để vận chuyển sang cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng khác để xuất khẩu;
b.2) Chậm nhất 30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển hoặc xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b.3) Kiểm tra thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát và cập nhật thông tin phần hàng hóa còn lại đã qua khu vực giám sát đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
c.1) Thực hiện hủy thông tin xác nhận tờ khai xuất khẩu qua khu vực giám sát trên Hệ thống và thực hiện cập nhật thông tin đủ điều kiện qua khu vực giám sát đối với lượng hàng đã xếp lên phương tiện vận tải và phần hàng còn lại để làm cơ sở cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi cho phép hàng hóa ra khỏi cảng;
c.2) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, trên cơ sở tờ khai xuất khẩu khai báo mới và đã hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan, giải phóng hàng), thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan:
Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, thực hiện sửa đổi bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này (sửa đổi, giảm lượng hàng thực xuất khẩu và xóa thông tin danh sách container không thực xuất khẩu, thực hiện tiếp nhận thủ tục khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu mới).
7. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu nhưng người khai hải quan đề nghị đưa hàng hóa trở lại nội địa
a) Trường hợp người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này và đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin hủy tờ khai hải quan xuất khẩu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc văn bản xác nhận việc hủy tờ khai hải quan để đưa trở lại nội địa của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy), Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu thực hiện:
a.2.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
a.2.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, trả người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi khi lấy hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định.
a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.3.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
a.3.1.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
a.3.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.3.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị xuất khẩu một phần hàng thuộc tờ khai hải quan, phần còn lại không xuất khẩu để đưa trở lại nội địa:
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1.1) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (trong đó nêu rõ số tờ khai; số hiệu container đối với hàng hóa đóng trong container; số quản lý hàng hóa) đề nghị sửa đổi bổ sung tờ khai theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
b.1.2) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa và nêu rõ thông tin tờ khai (tên, mã số thuế doanh nghiệp, số tờ khai, ngày đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai) đã hoàn thành thủ tục khai bổ sung theo quy định và đề nghị đưa hàng không xuất khẩu ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
Thực hiện tiếp nhận khai bổ sung theo đề nghị của doanh nghiệp, cập nhật nội dung trên Hệ thống;
b.2.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin khai bổ sung tờ khai hải quan xuất khẩu trên Hệ thống hoặc tờ khai sửa đổi, bổ sung giấy (đối với trường hợp khai báo trên tờ khai hải quan giấy) của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện như sau:
b.2.2.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b.2.2.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và trả người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi khi lấy hàng ra khỏi ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định.
b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
b.3.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc từ người khai hải quan về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
b.3.1.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
b.3.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đã có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
8. Giám sát hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan hoặc hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
a) Trường hợp hàng hóa có quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an, Tòa án …), hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa an ninh, quốc phòng thuộc diện được miễn làm thủ tục hải quan:
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền để công chức hải quan kiểm tra, xác nhận theo quy định;
a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
a.2.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Căn cứ chứng từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
a.2.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Căn cứ chứng từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để in, xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) và giao cho người khai hải quan danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
a.3.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng, kho, bãi về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
a.3.1.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
a.3.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.3.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
b) Hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, chưa đăng ký tờ khai hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, phải tái xuất, xuất trả người gửi hàng (như hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc, người vận chuyển vận chuyển không đúng địa điểm theo vận đơn, hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng từ chối nhận hàng…):
b.1) Trách nhiệm của chủ hàng hoặc người vận chuyển: Có văn bản đề nghị được tái xuất, xuất trả người gửi hàng cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc lý do từ chối nhận hàng (trong văn bản nêu rõ số vận đơn, số tờ khai (nếu có), dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất…);
b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa:
b.2.1) Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa kiểm tra hồ sơ lô hàng. Trường hợp không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện như sau:
b.2.1.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Cập nhật thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b.2.1.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và trả người khai hải quan 01 bản để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi khi lấy hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo quy định.
b.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận đơn và không phát hiện vi phạm pháp luật thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.3.1) Tại khu vực cảng, kho, bãi có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa; đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng, kho, bãi về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển gắn trên container hoặc số lượng, trọng lượng, thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng hóa) và thực hiện:
b.3.1.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
b.3.1.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b.3.2) Tại khu vực cảng, kho, bãi chưa kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa có xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
9. Hàng hóa được chuyển tải tại vùng neo đậu phương tiện vận tải
a) Trước khi chuyển tải hàng hóa:
a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
a.1.1) Có văn bản đề nghị (trong văn bản nêu rõ: tên tàu, số chuyến, số vận đơn, số lượng, trọng lượng hàng hóa, ngày giờ dự kiến thực hiện) chuyển tải hàng hóa gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải;
a.1.2) Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a.2.1) Trên cơ sở thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi cung cấp và thông tin khác (nếu có) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải hàng hóa quyết định biện pháp giám sát và phân công công chức hải quan giám sát thực hiện tuần tra, kiểm soát theo quy định;
a.2.2) Cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ xuống cảng đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi.
b) Trong quá trình chuyển tải hàng hóa:
b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1.1) Trường hợp phát hiện hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải để xử lý;
b.1.2) Ký nhận trên Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc (nếu có).
b.2) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan nơi quản lý khu vực chuyển tải:
Tiếp nhận thông tin hàng hóa có sự sai khác, thay đổi nguyên trạng hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (nếu có) để xử lý, cụ thể:
b.2.1) Kiểm tra xác định tính nguyên trạng hàng hóa; lập và ký Biên bản chứng nhận và giao cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi quản lý nguyên trạng hàng hóa;
b.2.2) Xác minh, làm rõ nguyên nhân, xử lý vi phạm (nếu có) và chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến làm tiếp các thủ tục theo quy định.
c) Sau khi chuyển tải hàng hóa đến cảng:
c.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: Cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 14 (hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi do doanh nghiệp kinh doanh cảng gửi đến.
10. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, đã đưa vào kho hàng không (toàn bộ hoặc một phần) nhưng thay đổi kho hàng không khác để xuất hàng
a) Người khai hải quan đề nghị thay đổi kho hàng không xuất hàng (trong cùng một Chi cục Hải quan quản lý):
a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1.1) Gửi văn bản đến cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi, nơi đến, đồng thời cung cấp thông tin hàng hóa (số quản lý hàng hóa xuất khẩu và số tờ khai hải quan);
a.1.2) Sau khi được sự chấp thuận của công chức hải quan và doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi, nơi đến, nhận lại hàng hóa tại kho hàng không nơi đi;
a.1.3) Xuất trình hàng hóa cho công chức hải quan giám sát kho hàng không nơi đi để niêm phong và kho hàng không nơi đến để kiểm tra niêm phong;
a.1.4) Vận chuyển hàng hóa từ kho hàng không nơi đi đến kho hàng không nơi đến, bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định.
a.2) Trách nhiệm của công chức hải quan:
a.2.1) Tại kho hàng không nơi đi:
a.2.1.1) Phê duyệt văn bản đề nghị thay đổi kho hàng không xuất khẩu hàng hóa của người khai hải quan; cập nhật thông tin thay đổi địa điểm giám sát và thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này gửi đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi hàng đi;
a.2.1.2) Kiểm tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, kiểm tra nguyên niêm phong (nếu có), đối chiếu thông tin hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.1.3) Niêm phong hàng hóa trong trường hợp hàng hóa chưa có niêm phong và thông báo qua điện thoại hoặc bộ đàm cho công chức nơi kho hàng đến để tiếp nhận.
a.2.2) Tại kho hàng không nơi đến:
a.2.2.1) Kiểm tra nguyên trạng bao bì của hàng hóa, niêm phong hàng hóa (nếu có), đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.2.2.2) Gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát tại kho hàng không nơi đến trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
a.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đi:
a.3.1) Tiếp nhận văn bản đề nghị, thông tin số tờ khai hải quan và số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
a.3.1.1) Cho phép hàng hóa đưa ra kho hàng không khi thông tin phù hợp;
a.3.1.2) Không cho phép hàng hóa ra kho hàng không khi kết quả đối chiếu giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan với thông tin thực tế hàng hóa qua khu vực giám sát không phù hợp hoặc có thông tin tạm dừng đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết.
a.3.2) Gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
a.3.3) Bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan.
a.4) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không nơi đến:
a.4.1) Tiếp nhận văn bản đề nghị và thông tin số tờ khai, số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan; kiểm tra đối chiếu với thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
a.4.1.1) Cho phép hàng hóa đưa vào kho hàng không khi phù hợp;
a.4.1.2) Không cho phép hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp và/hoặc có thông tin tạm dừng đưa hàng hóa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thông báo cho người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết.
a.4.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào kho hàng không tại theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 28 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Người khai hải quan đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng do 02 Cục Hải quan quản lý, đưa hàng quay lại nội địa: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này.
b.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Thông tư này;
b.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.2.1) Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Thông tư này;
b.2.2) Gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 11 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không.
b.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không:
b.3.1) Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra kho hàng không; tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và thực hiện như sau:
b.3.1.1) Cho phép đưa hàng ra kho hàng không khi thông tin phù hợp;
b.3.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa vào kho hàng không khi thông tin không phù hợp, thông báo người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để giải quyết.
b.3.2) Cập nhật và gửi thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 32 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
1. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Hàng nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập:
Người khai hải quan cung cấp 01 bản danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa vận chuyển bằng container (danh sách container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa khác (danh sách hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho cơ quan hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm.
Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi người khai hải quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan, giải phóng hàng;
a.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này: Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong; bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định.
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
b.1) Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) do người khai hải quan cung cấp, kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa về số hiệu container, số niêm phong (nếu có), số lượng kiện, trọng lượng kiện hoặc trọng lượng hàng rời để cho phép đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
b.2) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1) Kiểm tra thông tin danh sách container, danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c.2) Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này:
c.2.1) Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệu container, niêm phong của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, vận đơn (nếu có) để thực hiện niêm phong hải quan;
c.2.2) Lập Biên bản bàn giao gửi cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
c.2.3) Niêm phong và xác nhận đã niêm phong hải quan (nếu có) trên Hệ thống.
Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi chú tình trạng “hàng không đủ điều kiện niêm phong”, ghi rõ các thông tin khác (nếu có) về hàng hóa như tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ trên Biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm Biên bản bàn giao (nếu thấy cần thiết).
c.3) Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, sau khi xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) trên chứng từ đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm để giám sát việc đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát tại cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế: Chi cục Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp nêu tại điểm a.1 khoản này và thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp chưa đủ điều kiện thì hướng dẫn người khai hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
c.4) Xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan hoặc cập nhật thông tin hàng vận chuyển đi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan sau khi hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan đối với hàng xuất khẩu
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế đã thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đã được phê duyệt vận chuyển độc lập, khi tập kết đầy đủ hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan:
Người khai hải quan cung cấp 01 bản danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa vận chuyển bằng container (danh sách container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V đối với hàng hóa khác (danh sách hàng hóa) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho Chi cục Hải quan quản lý khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm.
Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi hàng hóa đã vào khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan, giải phóng hàng;
a.2) Đối với hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này, hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế đã thông quan, giải phóng hàng tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, người khai hải quan xuất trình hàng hóa, Biên bản bàn giao (nếu có) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận, người khai hải quan thực hiện công việc theo quy định tại điểm a.1 khoản này;
a.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì sau khi hàng hóa được thông quan, giải phóng hàng, người khai hải quan thực hiện theo điểm a.1 khoản này.
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
b.1) Trên cơ sở danh sách container hoặc danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức hải quan) do người khai hải quan cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp với thực tế hàng hóa để cho phép xếp hàng lên phương tiện vận tải;
b.2) Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1) Kiểm tra thông tin danh sách container, danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp với thông tin trên Hệ thống;
c.2) Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư này: Kiểm tra, xác nhận tình trạng niêm phong hải quan (nếu có) trên Hệ thống; xác nhận hàng hóa đến trên Hệ thống;
c.3) Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan thì xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên các chứng từ. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm để giám sát việc xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu.
Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống được thực hiện sau khi hàng hóa đã được vận chuyển qua khu vực biên giới xuất sang nước nhập khẩu.
Trường hợp chưa đủ điều kiện thì hướng dẫn người khai hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;
c.4) Xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống sau khi hàng hóa đã xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu;
c.5) Đối với hàng hóa là dầu thô xuất khẩu tại các địa điểm khai thác ngoài khơi hoặc tại các vùng chồng lấn và hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 93 Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan sau khi tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu được thông quan (không thực hiện việc giám sát trực tiếp).
Riêng xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý cảng hàng không quốc tế căn cứ kế hoạch dự kiến tra nạp nhiên liệu hàng ngày, hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cung cấp, kế hoạch bay do cơ quan quản lý cảng cung cấp để thực hiện giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
3. Quản lý hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho CFS
Các dịch vụ thực hiện trong kho CFS phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp thực hiện việc đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ phải lập Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu (02 bản chính) theo mẫu số 25/DMXK-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Kết thúc việc đóng ghép, công chức hải quan giám sát xác nhận trên Danh mục trả cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ 01 bản và 01 bản lưu tại cơ quan hải quan.
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào CFS: Sau khi hàng hóa nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất đi nước khác hết số hàng ghi trên vận tải đơn tổng (Master Bill), doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý theo từng vận tải đơn tổng (Master Bill);
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS: Trên cơ sở Danh mục hàng hóa đóng ghép chung container các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm theo dõi theo các lô hàng xuất khẩu quá thời hạn gửi kho CFS theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan;
c) Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho CFS: Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ chịu trách nhiệm thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của địa điểm thu gom hàng lẻ theo mẫu số 26/NXT-CFS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho Chi cục Hải quan quản lý kho CFS.
Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bàn hoạt động hải quan, thu thập thông tin liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan:
1. Trách nhiệm của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng hóa
a) Kiểm tra thông tin về lô hàng trên Hệ thống đảm bảo lô hàng còn trong khu vực giám sát hải quan;
b) Thông báo việc tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan cho người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c) Thông báo tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 11/TBTDGS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:
a) Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa dưới sự chứng kiến của người khai hải quan, người vận chuyển hoặc doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi nơi lưu giữ hàng hóa, đơn vị cung cấp thông tin (nếu có);
b) Lập biên bản ghi nhận, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan thì xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả xử lý phải được thông báo cho các đơn vị liên quan.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm
a) Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm khi có thông tin hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan trừ trường hợp nhận thông tin tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan do cơ quan hải quan cung cấp;
b) Phối hợp với cơ quan hải quan để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc cho phép hàng qua khu vực giám sát hải quan sau khi nhận được thông tin bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát do cơ quan hải quan cung cấp.
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi
a) Tại khu vực cảng, kho, bãi có lưu giữ hàng hóa vận chuyển nội địa (hàng hóa mua bán trong nước), doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí khu vực lưu giữ riêng giữa hàng hóa vận chuyển nội địa với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh để đảm bảo công tác quản lý, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
b) Trước khi đưa hàng hóa vào khu vực lưu giữ, cung cấp cho cơ quan hải quan thông tin sơ đồ tổng thể khu vực lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận và hàng hóa trung chuyển (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 13 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này (chỉ cung cấp lần đầu, khi có thay đổi thì cập nhật và gửi lại cho cơ quan hải quan);
c) Cập nhật và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra theo quy định tại Điều 52, Điều 52a và Điều 52b Thông tư này; lưu trữ thông tin hàng hóa đã hoàn thành thủ tục đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm trong thời hạn 05 năm để phục vụ công tác điều tra, báo cáo, thống kê, đối chiếu, nghiên cứu khi có yêu cầu của cơ quan hải quan;
d) Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa nếu phát hiện thông tin sai khác (hàng hóa không còn nguyên trạng; hàng hóa bị sai lệch số lượng, trọng lượng, số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển, số niêm phong hải quan) giữa thực tế hàng hóa khi đưa vào với danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ do cơ quan hải quan cung cấp thì phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm tra, xác định sự nguyên trạng của hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thực hiện theo chỉ dẫn của cơ quan hải quan (như đối với hàng container thì thực hiện đánh dấu, niêm phong tại chỗ và thực hiện giám sát thông qua Hệ thống camera; đối với hàng rời dạng kiện thì đưa vào lưu giữ riêng). Cập nhật thông tin và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định;
đ) Trong quá trình lưu giữ, khai thác hàng hóa nếu có sự thay đổi nguyên trạng hàng hóa (thay đổi vỏ container, bao bì hàng hóa, đóng, rút hàng) thì ngay sau khi hoàn thành việc thay đổi nguyên trạng, cập nhật và gửi đến Hệ thống của cơ quan hải quan thông tin theo quy định. Chỉ được phép thay đổi nguyên trạng hàng hóa khi có sự đồng ý và giám sát của cơ quan hải quan;
e) Thông báo hãng vận chuyển hoặc chủ hàng liên hệ với cơ quan hải quan khi lô hàng chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc khi có thông báo tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.
2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thông tin hàng hóa dự kiến hạ bãi, container soi chiếu (nếu có), thông tin thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (nếu có), thay đổi container đủ điều kiện qua khu vực giám sát (nếu có), hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo quy định các mẫu tương ứng tại Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này;
b) Tiếp nhận, xử lý thông tin do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm phản hồi, cập nhật trên Hệ thống theo quy định. Trường hợp nhận được thông tin phản hồi về hàng hóa sai khác hoặc không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa so với thông tin hàng hóa đã cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoặc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì căn cứ thông tin tiếp nhận, tình hình thực tế hoặc thông tin khác (nếu có) thực hiện kiểm tra, xác minh sự nguyên trạng hàng hóa, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan thích hợp, đảm bảo quản lý hải quan, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định.
Cập nhật thông tin trên Hệ thống hải quan hoặc ghi nhận theo Sổ theo dõi thông tin hàng hóa sai khác theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 33 (hàng container) hoặc mẫu số 34 (hàng rời hoặc hàng khí, lỏng) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này;
c) Tiếp nhận và xử lý vướng mắc theo đề nghị của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; cung cấp số điện thoại để tiếp nhận thông tin và phối hợp xử lý khi có thông báo từ doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
d) Trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro, định kỳ hàng năm Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện theo dõi, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm thuộc địa bàn quản lý; chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm hoàn thiện việc kết nối hoặc nâng cấp Hệ thống (nếu có) theo quy định;
đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về định dạng thông điệp trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm.
3. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin (sau đây gọi là Hệ thống gặp sự cố)
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm:
a.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý địa bàn giám sát về việc Hệ thống gặp sự cố (gồm thông tin: tên, mã cảng, kho, bãi; tên, mã đơn vị hải quan quản lý doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm; nội dung sự cố, ngày, giờ phát sinh sự cố; họ tên người xác nhận sự cố…) để phối hợp xử lý nhằm đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải, đồng thời ghi nhận tình trạng sự cố vào Sổ ghi nhận sự cố Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 35 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này để theo dõi;
a.2) Căn cứ danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã có xác nhận của Chi cục Hải quan hoặc thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan do cơ quan hải quan cung cấp để cho phép hàng hóa xuất khẩu được xếp lên phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
a.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay khi Hệ thống được khắc phục sự cố.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Tổng cục Hải quan bố trí bộ phận hỗ trợ (Help Desk) để tiếp nhận thông tin phản ánh về sự cố, hướng dẫn và xử lý sự cố theo quy định;
b.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí cán bộ kỹ thuật tiếp nhận và xử lý sự cố Hệ thống 24/7; chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử, có văn bản thông báo gửi doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc Hệ thống gặp sự cố để phối hợp xử lý và đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải;
b.3) Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi Hệ thống gặp sự cố bố trí công chức phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm xác định sự cố, khắc phục sự cố. Trường hợp không thể khắc phục được sự cố thì lập Biên bản chứng nhận tình trạng, thời gian, địa điểm phát sinh sự cố và thông báo ngay cho bộ phận Help Desk của Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố và thực hiện theo hướng dẫn;
b.4) Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm không trao đổi được thông tin nhưng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan vẫn có thông tin về danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát thì trong thời gian 15 phút một lần kể từ khi sự cố phát sinh, công chức hải quan giám sát thực hiện kiểm tra thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, kết xuất thông tin danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 36 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm làm cơ sở cho phép hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
b.5) Thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm cập nhật thông tin các lô hàng đã qua khu vực giám sát ngay khi sự cố được khắc phục.
1.78 Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với người xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho CFS; hàng hóa xuất khẩu đưa vào ICD là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan là tờ khai hải quan xuất khẩu đã được xác nhận thông quan và được xác nhận hàng đã đưa vào kho ngoại quan trên Hệ thống.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được công chức hải quan xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới sang nước nhập khẩu.
3.79 Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa tạm xuất - tái nhập thay đổi mục đích sử dụng, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, hàng hóa của doanh nghiệp nội địa xuất khẩu gia công cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan nhập khẩu đã được xác nhận thông quan.
4. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy:
a) Đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và có xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát (ghi ngày tháng năm, ký tên, đóng dấu công chức) của công chức hải quan cửa khẩu xuất. Riêng hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng hóa đã thực xuất khẩu;
b) Đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều này là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
78 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
79 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 33 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:
a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
b) Vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;
c) Sản phẩm hoàn chỉnh do tổ chức, cá nhân nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước, nguyên liệu, vật tư tự cung ứng thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu;
d) Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
đ) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, cụm linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;
e) Hàng mẫu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
2. Máy móc, thiết bị nhập khẩu do bên đặt gia công cho bên nhận gia công thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công.
1. Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá để sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh… thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2);
Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này.
Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).
Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho của vật tư này.
3. Tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.
1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX)
a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).
Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi;
a.3) Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
a.4) Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này;
a.5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;
a.6) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Hệ thống tự động tiếp nhận thông báo CSSX;
b.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu thông tin thông báo CSSX với các chứng từ do tổ chức, cá nhân gửi kèm theo hệ thống và xử lý kết quả như sau:
b.2.1) Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp hoặc tổ chức cá nhân chưa khai đầy đủ chỉ tiêu thông tin thì phản hồi thông tin trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết sửa đổi, bổ sung;
b.2.2) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp thì phản hồi thông tin chấp nhận thông báo CSSX trên Hệ thống cho tổ chức, cá nhân;
b.2.3) Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất theo khoản 1 Điều 57 Thông tư này thì phản hồi trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết.
b.3) Thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất đối với trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Điều 57 Thông tư này;
b.4) Thực hiện kiểm tra địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu ngoài cơ sở sản xuất trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không lưu giữ nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan;
b.5) Trường hợp tổ chức, cá nhân thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì Chi cục Hải quan quản lý mới thực hiện theo quy định tại điểm b.1, điểm b.2, điểm b.3 và điểm b.4 khoản này; Chi cục Hải quan quản lý trước đây trao đổi, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân cho Chi cục Hải quan quản lý mới gồm thông tin về báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu; tình hình chấp hành pháp luật; thông tin về các nghĩa vụ thuế, thủ tục hải quan tổ chức cá nhân chưa hoàn thành (nếu có) và các thông tin thu thập được trong quá trình quản lý tổ chức, cá nhân đến thời điểm thay đổi.
2. Thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
Trước khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công cho Chi cục Hải quan quản lý nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21, mẫu số 22 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc theo mẫu số 18/TBHĐGC/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Hệ thống tự động tiếp nhận và phản hồi số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công.
Tổ chức, cá nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. Số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được khai trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị và sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công tại ô giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 01, mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Cơ quan hải quan sử dụng thông tin thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để theo dõi, phân tích, đánh giá rủi ro quá trình hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm của tổ chức, cá nhân.
1. Các trường hợp kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
2. Thẩm quyền, thủ tục kiểm tra
a) Thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Quyết định kiểm tra theo mẫu số 13/QĐ-KTCSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này được gửi qua Hệ thống hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký;
c) Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
3. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu ghi trong thông báo CSSX hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Kiểm tra ngành nghề đầu tư kinh doanh: đối chiếu nội dung ngành nghề doanh nghiệp công bố thông tin theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư với thực tế hồ sơ và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của tổ chức, cá nhân;
c) Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
c.1) Kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đất và hợp đồng thuê kho, thuê mượn đất trong trường hợp tổ chức, cá nhân đi thuê kho, thuê mượn đất hoặc Quyết định giao, cho thuê, mượn đất của cơ quan có thẩm quyền để xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cảng, cửa khẩu, ga đường sắt và hợp đồng tổ chức, cá nhân thuê, mượn lại đất, kho bãi, nhà xưởng của Ban quản lý các khu vực nêu trên hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng nhà xưởng, mặt bằng để sản xuất;
c.2) Khi tiến hành kiểm tra máy móc, thiết bị, cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ sau: Các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu; hóa đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị nếu thuộc trường hợp mua trong nước; hợp đồng thuê, mượn máy móc đối với trường hợp thuê, mượn máy móc.
d) Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất (ví dụ: kiểm tra thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động,...);
đ) Kiểm tra năng lực, quy mô sản xuất, gia công (ví dụ: bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...);
e) Kiểm tra việc lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu tại các địa điểm đã thông báo và kiểm tra việc theo dõi nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị thông qua sổ kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu, máy móc, thiết bị;
g) Trong trường hợp gia công lại thì cơ quan hải quan kiểm tra cơ sở gia công lại của bên nhận gia công lại theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này.
Trường hợp bên nhận gia công lại là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình thì không phải kiểm tra theo quy định tại khoản này, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân.
4. Lập Biên bản kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất
Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất theo mẫu số 14/BBKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra và xác định rõ:
a) Tổ chức, cá nhân có hoặc không có cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại địa chỉ đã thông báo; có hoặc không có quyền sử dụng về mặt bằng nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; hợp đồng thuê ngắn hơn thời hạn chu kỳ sản xuất;
b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất phù hợp hay không phù hợp với Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc ngành nghề đã công bố;
c) Tổ chức, cá nhân có hoặc không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại cơ sở gia công, sản xuất (máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất do tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc thuê mượn) và phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu;
d) Số lượng máy móc, thiết bị, số lượng nhân công; có hoặc không có việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
e) Về quy mô sản xuất, gia công có phù hợp với năng lực sản xuất đã thông báo với cơ quan hải quan.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn hoạt động tại địa chỉ đã thông báo thì phối hợp cơ quan thuế nội địa hoặc chính quyền địa phương (cấp xã, phường, thị trấn) hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nơi quản lý địa bàn tổ chức, cá nhân đã thông báo tiến hành lập Biên bản, trong đó nêu rõ tổ chức, cá nhân không hoạt động tại địa chỉ đã thông báo.
5. Kết luận kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất
a) Trường hợp thống nhất các nội dung trong biên bản kiểm tra thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi ban hành Quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất theo mẫu số 14a/KLKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
b) Trường hợp không thống nhất các nội dung trong biên bản kiểm tra thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra tổ chức, cá nhân gửi văn bản giải trình kèm hồ sơ (nếu có) đến người ký quyết định hoặc trường hợp cần trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để xác định tính hợp pháp của cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giải trình hoặc ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, người ký quyết định kiểm tra phải ký ban hành kết luận kiểm tra.
Kết luận kiểm tra được gửi cho tổ chức, cá nhân chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký.
6. Xử lý kết luận kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất
a) Trường hợp kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất không phát hiện vi phạm và phù hợp với hoạt động gia công, sản xuất thì cập nhật kết quả vào Hệ thống chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị vượt quá năng lực sản xuất; nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị không phù hợp với ngành nghề sản xuất đã thông báo với cơ quan hải quan thì thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tổ chức, cá nhân chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ban hành kết luận;
c) Trường hợp xác định tổ chức, cá nhân không đáp ứng quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh thì xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất thì xử lý theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
đ) Trường hợp đã xác định tổ chức, cá nhân đã bỏ trốn, mất tích thì thực hiện theo quy định tại điểm b.2 khoản 4 Điều 60 Thông tư này;
Chi cục Hải quan quản lý thực hiện việc cập nhật kết luận kiểm tra chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra và kết quả xử lý vào Hệ thống.
1. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu:
a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.
b) Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX):
b.1) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu); hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
b.2) Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
2. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu:
a) Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện;
b) Đối với DNCX:
b.1) Hàng hóa là sản phẩm xuất khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tái xuất sau khi đã tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp xuất khẩu) DNCX được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện; trừ trường hợp hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
b.2) Trường hợp DNCX xuất khẩu hàng hóa theo quyền xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
1. Đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý gửi yêu cầu tổ chức cá nhân giải trình thông qua hệ thống hoặc bằng văn bản theo mẫu số 36/YCGT-GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình thông qua hệ thống hoặc bằng văn bản theo mẫu số 37/GT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, kèm hồ sơ với cơ quan hải quan.
a) Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận giải trình thì cập nhật kết quả vào hệ thống và thông báo cho tổ chức, cá nhân;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân không giải trình hoặc cơ quan hải quan có căn cứ xác định giải trình của tổ chức, cá nhân là không hợp lý thì cơ quan hải quan thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và chuyển kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo trình tự quy định tại Điều này.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 40 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều này thì Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 38/QĐ-KTTHSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và giao Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tổ chức thực hiện.
Trường hợp kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện theo quyết định kiểm tra sau thông quan.
Việc kiểm tra tình hình sử dụng theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan thực hiện không quá 05 ngày làm việc. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra theo mẫu số 39/BBKT-THSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu, bao gồm cả việc thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị; sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật; cung cấp, xuất trình chứng từ phù hợp với nội dung kiểm tra trong phạm vi các chứng từ được quy định tại Điều 16a Thông tư này.
4. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu phù hợp với sản phẩm xuất khẩu, định mức thực tế, phù hợp với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân: Chấp nhận nội dung khai hải quan, số liệu thực tế kiểm tra, ban hành kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu không phù hợp với sản phẩm xuất khẩu, định mức thực tế, không phù hợp với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, không phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân: Cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung khai hải quan và căn cứ hồ sơ hiện có để quyết định ấn định thuế và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý kết quả kiểm tra quy định tại điểm a, điểm b khoản này được áp dụng cho cả trường hợp khi xử lý kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư;
c) Thời hạn ban hành kết quả kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu:
c.1) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở của tổ chức, cá nhân, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra gửi dự thảo kết luận kiểm tra theo mẫu số 39a/KLKT-THSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho tổ chức, cá nhân (bằng fax hoặc thư đảm bảo);
c.2) Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc giải trình bằng văn bản;
c.3) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục trưởng Cục Hải quan thực hiện ban hành kết luận kiểm tra theo mẫu số 39a/KLKT-THSD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
c.4) Đối với trường hợp phức tạp chưa đủ cơ sở kết luận, Cục trưởng Cục Hải quan có thể tham vấn ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành kết luận kiểm tra.
5. Cập nhật thông tin kiểm tra
Quyết định kiểm tra, kết quả kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân và cập nhật trên Hệ thống trong thời hạn chậm nhất 01 ngày kể từ ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, ngày ký ban hành kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan.
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.
a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất...) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu; lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại hình.
Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.
Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình;
b) Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này;
c) Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán: Cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
b) Thẩm quyền kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số 17/QĐ-KTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch;
c) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật;
d) Thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 59 Thông tư này. Riêng Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán và kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo mẫu số 17a/BBKT-BCQT/GSQL và mẫu số 17b/KLKT-BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
4. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
a) Khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau:
a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;
a.2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh;
a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;
a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành;
b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.
1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
a) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ; nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài) thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Chương II Thông tư này;
b) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này;
c) Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan);
d) Đối với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu trước khi ký kết hợp đồng gia công, bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu này để cung ứng cho hợp đồng gia công. Trước khi sử dụng nguyên liệu, vật tư để cung ứng cho hợp đồng gia công thì tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
2. Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình tạm nhập - tái xuất quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
3. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công
Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này.
Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện việc kê khai sản phẩm gia công trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tư mua trong nước cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “NVLCTXK”, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tư trên tờ khai hải quan xuất khẩu.
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công toàn bộ hoặc gia công công đoạn (thuê gia công lại) thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định lại theo mẫu số 23, mẫu số 24 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 18a/TB-HĐGCL/GSQL Phụ lục V Thông tư này bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại.
2. Hàng hóa giao, nhận giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, máy móc, thiết bị theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán.
3. Trường hợp thuê doanh nghiệp chế xuất gia công hoặc nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định tại Điều 76 Thông tư này.
1. Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP phải làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân Bên giao, Bên nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sản phẩm gia công chuyển tiếp được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư của hợp đồng gia công và được sử dụng đúng mục đích gia công.
3. Trường hợp hợp đồng gia công có sản phẩm gia công chuyển tiếp (hợp đồng gia công giao) và hợp đồng gia công sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp làm nguyên liệu gia công (hợp đồng gia công nhận) cùng một tổ chức, cá nhân nhận gia công thì tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ của cả Bên giao và Bên nhận.
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu hủy tại Việt Nam.
3. Thủ tục hải quan
a) Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam:
a.1) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
a.2) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
b) Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Thủ tục xuất trả máy móc, thiết bị tạm nhập ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;
c) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này;
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.
(được bãi bỏ)
1.90 Tổ chức, cá nhân nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế để tiêu thụ nội địa đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Thủ tục hải quan và chính sách thuế được xác định tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Điều 21 Thông tư này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận gia công không nhận nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn do bên đặt gia công từ bỏ thì cơ quan hải quan thực hiện thủ tục sung công quỹ theo quy định của pháp luật đối với nguyên liệu, vật tư còn giá trị sử dụng. Trường hợp không còn giá trị sử dụng thì bên nhận gia công thực hiện việc tiêu hủy và chịu mọi chi phí phát sinh.
2. Trường hợp tiêu hủy thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
90 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 43 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư
a) Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công;
b) Hồ sơ hải quan thực hiện như hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này. Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp thêm chứng từ sau đây:
b.1) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
b.1.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
b.1.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
b.2) Văn bản thông báo về việc hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm: 01 bản chính.
Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm về việc xác định hàng hóa xuất khẩu có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm để làm cơ sở xác định hàng hóa đủ điều kiện miễn thuế.
Người khai hải quan chỉ phải nộp văn bản thông báo tại thời điểm thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu lô hàng đầu tiên. Đối với các lô hàng xuất khẩu tiếp theo, người khai hải quan khai cụ thể số, ngày văn bản thông báo tại tiêu chí “Phần ghi chú” theo định dạng như sau: “TNKSD51: số văn bản, ngày văn bản” trên các tờ khai hải quan xuất khẩu cùng mặt hàng.
c) Trường hợp gia công chuyển tiếp ở nước ngoài thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam không phải làm thủ tục gia công chuyển tiếp với cơ quan hải quan.
2. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài
a) Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi thông báo hợp đồng gia công;
b) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.
3. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình tạm xuất - tái nhập quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
1. Nơi làm thủ tục hải quan: tại Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công.
2. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công để tái chế
a) Hồ sơ hải quan gồm các chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này và văn bản nhận lại hàng để tái chế của đối tác nước ngoài: 01 bản chụp;
b) Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này;
c) Thời hạn tái chế do tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan hải quan theo thời hạn thỏa thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công.
3. Thủ tục tái nhập sản phẩm gia công đã tái chế thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này (trừ giấy phép nhập khẩu, khai thuế, kiểm tra tính thuế)
Trường hợp bán sản phẩm gia công tái chế tại thị trường nước ngoài thì người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới và thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Chương II Thông tư này (trừ việc kiểm tra thực tế hàng hóa).
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị cho thuê, mượn để gia công được xử lý như sau:
a) Bán, biếu tặng, tiêu hủy tại thị trường nước ngoài;
b) Nhập khẩu về Việt Nam;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại nước ngoài.
3. Thủ tục hải quan
a) Việc bán, biếu tặng, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị đưa ra nước ngoài để thực hiện hợp đồng gia công thực hiện theo quy định tại nước nhận gia công.
b) Thủ tục hải quan nhập khẩu về Việt Nam:
b.1) Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị được xuất khẩu từ Việt Nam; phế liệu, phế phẩm phát sinh từ nguyên liệu, vật tư xuất khẩu từ Việt Nam thì thực hiện thủ tục tái nhập theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
Đối với lô hàng máy móc, thiết bị thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa, khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan thực hiện đối chiếu chủng loại, ký, mã hiệu của máy móc, thiết bị ghi trên tờ khai tạm xuất với máy móc, thiết bị tái nhập trở lại;
b.2) Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị mua ở nước ngoài; phế liệu, phế phẩm phát sinh từ nguyên liệu, vật tư mua từ nước ngoài thì thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách mặt hàng theo quy định như đối với lô hàng nhập khẩu thương mại.
c) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác:
Tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán, nội dung thông báo gồm: tên, quy cách, phẩm chất nguyên liệu, vật tư; lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn thuộc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công số, ngày tháng năm được chuyển sang hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công số, ngày tháng năm ký với đối tác nước ngoài theo mẫu số 40/CT-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
1. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để sản xuất hàng hóa gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX theo các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 28 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập khẩu sản phẩm gia công tại nước ngoài hoặc tại DNCX theo các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 29 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15c/BCQT-SPNN/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.
2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Tiếp nhận báo cáo quyết toán;
b) Kiểm tra thông tin trên báo cáo quyết toán với thông tin xuất khẩu nguyên liệu, vật tư và nhập khẩu sản phẩm của hợp đồng gia công đến thời điểm báo cáo quyết toán theo các tiêu chí sau:
b.1) Số lượng nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu;
b.2) Số lượng sản phẩm đã nhập khẩu;
b.3) Định mức sản xuất được thỏa thuận theo hợp đồng gia công.
c) Trường hợp xác định báo cáo có sự chênh lệch bất thường so về số liệu với hệ thống của cơ quan hải quan thì thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Thẩm quyền, thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện tương tự quy định tại Điều 59 Thông tư này.
Khi kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì tổ chức xác minh, kiểm tra tại trụ sở bên nhận gia công.
1. Hồ sơ hải quan, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm
a) Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK gồm:
a.1) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;
a.2) Sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau:
a.2.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;
a.2.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh;
a.2.3) Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước.
a.3) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh;
b) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.
Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Đối với xử lý phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
(được bãi bỏ)
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
a) Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;
b) Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
d) Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
đ) Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
2. Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như hàng hóa nhập khẩu không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa DNCX mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp không hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất thì hoạt động mua bán này không phải làm thủ tục hải quan. Trường hợp DNCX mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX (Ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của DNCX).
1. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX, hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của DNCX.
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống trừ thông tin về mức thuế suất và số tiền thuế.
Trường hợp nhà thầu nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX thì thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX; nhà thầu nhập khẩu thực hiện khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 16 Thông tư này và ngay khi được thông quan hàng hóa phải đưa trực tiếp vào DNCX. Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thầu, DNCX và nhà thầu nhập khẩu báo cáo lượng hàng hóa đã nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý DNCX theo mẫu số 20/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
2. Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này.
3. Đối với hàng hóa mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
4. Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX
a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
b) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
5. Việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
6. Đối với hàng hóa của DNCX đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
7. DNCX thực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DNCX có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
1. Hàng hóa do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công:
a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại mục 1 và mục 2 Chương III Thông tư này. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ;
b) DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa.
Trường hợp đưa hàng hóa từ DNCX vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Chương II Thông tư này.
2. Hàng hóa do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa:
a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài tại mục 1 và mục 3 Chương III Thông tư này. Riêng về địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Khi khai chỉ tiêu thông tin “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp nội địa phải khai như sau: #&GCPTQ;
b) DNCX không phải làm tục hải quan khi nhận hàng hóa từ nội địa để gia công và trả lại sản phẩm gia công vào nội địa.
3. Đối với hàng hóa do DNCX thuê DNCX khác gia công: DNCX thuê gia công và DNCX nhận gia công không phải thực hiện thủ tục hải quan khi giao, nhận hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công.
4. Hàng hóa DNCX thuê nước ngoài gia công thì thực hiện thủ tục hải quan theo quy định về hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài quy định tại Mục 3 Thông tư này.
5. Các trường hợp không làm thủ tục hải quan tại điều này, DNCX có trách nhiệm lưu giữ và xuất trình các chứng từ tài liệu liên quan đến hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 60 Luật Hải quan, Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (trừ việc thông báo cơ sở sản xuất).
1. DNCX được thực hiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền phân phối.
2. DNCX chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DNCX.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX như sau:
a) DNCX phải khai tại ô “Số giấy phép” trên tờ khai hải quan điện tử thông tin số văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
b) Hàng hóa đã nhập khẩu theo quyền nhập khẩu của DNCX:
b.1) Khi bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan;
b.2) Khi bán cho DNCX khác hoặc bán cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì áp dụng thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
c) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX thực hiện quyền xuất khẩu:
c.1) Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu, khi mua từ doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh;
c.2) Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu, khi mua từ DNCX thực hiện thủ tục như doanh nghiệp nội địa mua hàng hóa của DNCX, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh; thực hiện kê khai, tính thuế (nếu có).
4.101 Sử dụng hóa đơn khi mua bán hàng hóa theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX
a) DNCX thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa để kê khai nộp thuế GTGT cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
b) Khi DNCX mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa thực xuất hóa đơn GTGT cho DNCX, trên hóa đơn ghi rõ thuế suất thuế GTGT theo quy định của pháp luật;
c) Khi xuất khẩu, DNCX phát hành hóa đơn như doanh nghiệp nội địa khác có hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, được hoàn thuế GTGT đầu vào nếu đảm bảo đủ điều kiện quy định về hoàn thuế.
101 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 53 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX:
a) DNCX thực hiện xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu chưa nộp thuế còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý như chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với cơ quan hải quan. DNCX có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan tương ứng theo từng biện pháp xử lý số tài sản, hàng hóa này với cơ quan hải quan trước thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi;
b) Thời điểm xử lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.
2. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX sang DNCX:
a) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
b) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình DNCX sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là DNCX. Trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu nếu sau khi chuyển đổi sang DNCX vẫn tiếp tục thực hiện việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì không phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan.
1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
2. Thủ tục thanh lý
a) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
b) Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
b.1) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan;
b.2) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
c) Trường hợp tiêu hủy thực hiện theo quy định tại điểm d Điều 64 Thông tư này.
DNCX được quyền thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX để lưu giữ nguyên liệu, vật tư và thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính DNCX, không thực hiện sản xuất tại kho thuê.
1. Thủ tục thuê kho bên ngoài để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX
a) Điều kiện về kho:
a.1) Có tường rào cứng bao quanh, ngăn cách với khu vực bên ngoài;
a.2) Có camera giám sát liên tục tại cửa ra, vào và cơ quan hải quan được quyền tra cứu được hình ảnh khi cần thiết.
b) Trách nhiệm của DNCX:
DNCX gửi văn bản tới Chi cục Hải quan quản lý DNCX kèm theo thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê kho;
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý DNCX:
Căn cứ đề nghị của DNCX, Chi cục Hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra hiện trạng kho, đối chiếu với điều kiện quy định tại điểm a khoản này để xem xét, quyết định cho DNCX được thuê kho bên ngoài DNCX hoặc báo cáo nếu vượt thẩm quyền.
2. Thẩm quyền xem xét, quyết định thuê kho bên ngoài DNCX:
a) Chi cục Hải quan quản lý DNCX có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
b) Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan;
c) Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX thuê thuộc địa bàn quản lý của hai Cục Hải quan trở lên.
3. Quản lý đối với hàng hóa gửi vào kho thuê bên ngoài DNCX:
a) DNCX chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra kho trên Hệ thống sổ kế toán và định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau phải báo cáo qua Hệ thống tình trạng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho cho Chi cục Hải quan quản lý DNCX, trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ thì thực hiện báo cáo theo mẫu số 19/NXTK-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chi cục Hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra đột xuất tình trạng hàng hóa gửi kho khi có dấu hiệu nghi vấn hàng hóa gửi kho không đúng hoặc tự ý tiêu thụ nội địa hàng hóa gửi kho.
1. Thương nhân có nhu cầu đề nghị Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT thì lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Hải quan. Bộ hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi Tổng cục Hải quan: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin trên Hệ thống dữ liệu, có văn bản xác nhận hoặc trả lời doanh nghiệp trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện để được xác nhận.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Thủ tục hải quan tạm nhập
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập;
b) Hồ sơ hải quan tạm nhập:
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này, ngoài ra trong hồ sơ hải quan tạm nhập phải có:
b.1) Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;
b.2) Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập - tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:
b.2.1) Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
b.2.2) Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.
2. Thủ tục hải quan tái xuất
a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất:
Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;
b) Hồ sơ hải quan tái xuất:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan tạm nhập, người khai hải quan thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này thì khi làm thủ tục hải quan tái xuất, việc khai hải quan cũng được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
c) Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.
3. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/ NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương;
b) Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu nhưng không thay đổi phương thức vận chuyển thì người khai hải quan có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, nếu được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt thì công chức hải quan thực hiện chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi đang lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn giao và niêm phong hàng hóa để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa chưa thông quan thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này. Nếu thay đổi cửa khẩu tái xuất làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì người khai hải quan khai bổ sung cửa khẩu xuất tại ô “Phần ghi chú”, sửa đổi thông tin “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
c) Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất thì cửa khẩu xuất hàng là khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất.
4. Thời hạn lưu giữ
a) Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
b) Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày;
c) Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương thì quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
5. Địa điểm lưu giữ
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:
a) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;
b) Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
c)104 Kho, bãi của thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất;
d)105 Các điểm thông quan, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới.
6. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất, người khai hải quan/người vận chuyển phải khai báo vận chuyển qua Hệ thống trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa khẩu khác;
b) Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm lưu giữ sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác.
Thủ tục hải quan vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan tại Điều 51 Thông tư này.
7. Thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này.
104 Điểm này được bổ sung theo quy định tại Khoản 56 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
105 Điểm này được bổ sung theo quy định tại Khoản 56 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
a) Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất thì thương nhân có văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi, chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng các điều kiện sau đây:
a.1) Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư này hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;
a.2) Container hoặc phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện để niêm phong hải quan; Trường hợp không thể niêm phong hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất áp dụng phương thức giám sát hải quan phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát hải quan;
c)106 Hàng hóa tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam. Trong thời gian chờ tái xuất, hàng hóa phải được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư này;
d) Trường hợp cửa khẩu tái xuất khác cửa khẩu tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập thực hiện niêm phong hàng hóa để giao cho người khai hải quan vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu tái xuất.
2. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (hoặc cảng nội địa)
a) Hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập, chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý. Việc kiểm tra thực tế khi làm thủ tục tái xuất được thực hiện tại kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý; Hàng hóa đã làm thủ tục tái xuất được gửi kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa tại cửa khẩu xuất;
b) Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
b.1) Trách nhiệm của thương nhân:
b.1.1) Sau khi đã làm thủ tục hải quan tạm nhập hoặc tái xuất, nếu hàng hóa còn trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam thì thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất đề nghị được gửi vào kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất hoặc chờ thực xuất, trong đó nêu rõ số tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất;
b.1.2) Chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b.1.3) Nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy;
b.1.4) Trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập gửi kho ngoại quan, cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất: Khi đưa hàng hóa từ kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa ra cửa khẩu xuất, thương nhân phải làm thủ tục hải quan tái xuất trước khi làm thủ tục đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan, cảng nội địa.
b.2) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên công văn đề nghị và trả cho doanh nghiệp để làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, đồng thời sao chụp lưu kèm hồ sơ hải quan;
b.3) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập thực hiện như đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan theo hướng dẫn tại Điều 91 Thông tư này;
b.4) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục hải quan tạm nhập vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất và ngược lại thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này;
b.5)107 (được bãi bỏ)
106 Điểm này được bổ sung theo quy định tại Khoản 57 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
107 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập theo dõi lượng hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất trên Hệ thống.
Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tái xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì việc theo dõi lượng hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện trên tờ khai hải quan giấy;
b) Sau khi tái xuất, thương nhân thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu cho tờ khai tạm nhập theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.
2. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quy định tại Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54, Điều 55 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP:
a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất theo dõi, quản lý lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập trên Hệ thống. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký với cơ quan hải quan nhưng chưa làm thủ tục tái xuất, tái nhập hoặc chưa thực hiện việc gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện ấn định thuế (nếu có).
Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy (bao gồm cả trường hợp khai trên Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container/bồn mềm rỗng đối với phương tiện quay vòng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 49 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) thì thủ tục tái xuất, tái nhập và theo dõi lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy;
b) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, sau khi tái xuất, tái nhập, người khai hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho tờ khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này;
c) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
3. Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan giấy, sau khi tái xuất, tái nhập hàng hóa
a) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế hoặc không chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu hoặc có thuế suất thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu 0%:
a.1) Người khai hải quan nộp cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất bộ hồ sơ gồm:
a.1.1) Công văn đề nghị quyết toán tờ khai tạm nhập, tạm xuất, trong đó nêu rõ số tờ khai tạm nhập, tạm xuất, tái nhập, tái xuất: 01 bản chính;
a.1.2) Tờ khai hải quan hàng hóa tái xuất, tái nhập: 01 bản chụp;
a.1.3) Chứng từ thanh toán cho hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: nộp 01 bản chụp.
a.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ, công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu bộ hồ sơ do người khai hải quan nộp với bộ hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan để thực hiện việc quyết toán, xác nhận trên tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất lưu tại cơ quan hải quan;
b) Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, xuất khẩu, sau khi tái xuất, tái nhập, người khai hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho tờ khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
1. Hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế bao gồm hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư.
2. Thủ tục hải quan
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện thuộc Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu.
Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 103 Thông tư này, người khai hải quan lựa chọn Chi cục Hải quan thuận tiện để làm thủ tục hải quan;
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế thực hiện như quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài ra, người khai hải quan phải khai các thông tin liên quan của Danh mục hàng hóa được miễn thuế trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Hệ thống tự động trừ lùi số lượng hàng hóa nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục hàng hóa miễn thuế. Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế bằng bản giấy, cơ quan hải quan lập Phiếu theo dõi và thực hiện trừ lùi theo quy định khoản 4 Điều 104 Thông tư này.
3. Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế
a) Các hình thức thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để thực hiện dự án có vốn đầu tư trong nước, khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này;
b) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu hàng hóa miễn thuế hoặc nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp không phải đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế;
c) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng:
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng, số tiền thuế đã được miễn thuế tương ứng với hàng hóa cần thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thuộc tờ khai hàng hóa nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu hàng hóa miễn thuế;
c.2) Trường hợp xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo loại hình tương ứng;
c.3) Trường hợp nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy thì phải thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này. Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu tương ứng; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu, trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu miễn thuế doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu.
Trường hợp nhượng bán cho doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thì hàng hóa miễn thuế phải được trừ vào Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế đã được cấp của doanh nghiệp được chuyển nhượng;
c.4) Khi tiêu hủy, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
3.108 Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
4.109 Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
5.110 Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#& số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu:
c.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
c.2) Theo dõi những tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi, đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa;
d.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ;
d.3) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.
6. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.
108 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
109 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
110 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Hồ sơ hải quan:
Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, người khai hải quan phải nộp thêm các chứng từ sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu:
a.1) Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
a.2) Hợp đồng thuê đại lý làm thủ tục hải quan: 01 bản chụp.
b) Giấy chứng nhận đầu tư về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản chụp;
c) Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan tại cùng một Chi cục Hải quan thì người khai hải quan chỉ phải nộp các chứng từ quy định tại điểm a và điểm b khoản này lần đầu khi làm thủ tục hải quan.
2. Thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này; người khai hải quan phải khai tại ô “Số giấy phép” trên tờ khai hải quan điện tử đối với các chứng từ nêu tại điểm a.1, điểm b khoản 1 Điều này.
(được bãi bỏ)
1. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
2. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hóa), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:
a) Trách nhiệm của thương nhân:
Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:
a.1) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu;
b.2) Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;
b.3) Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;
b.4) Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa;
b.5) Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này;
b.6) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.
c) Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
3. Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
5. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
1. Nguyên tắc thực hiện:
Hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu phải làm thủ tục hải quan, trừ các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp không phải làm thủ tục hải quan:
a.1) Hàng hóa thuộc Danh mục không thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan không được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng theo quy định tại mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính;
a.2) Hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thuộc Danh mục mặt hàng chịu thuế ngay theo quy định tại mục II Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính khi đưa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa;
a.3) Hàng hóa có nguồn gốc từ nội địa theo quy định tại điểm a.1 khoản này khi đưa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu vào nội địa.
b) Trường hợp được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan:
Hàng hóa là văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm a.1 khoản này.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan;
b) Tổ chức, cá nhân trong nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
3. Hàng hóa đưa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu phải làm thủ tục hải quan và áp dụng chính sách thuế theo quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với từng khu kinh tế cửa khẩu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu phải phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và có trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu này đúng mục đích.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thực hiện việc quản lý và báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư theo quy định của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại Điều 60 Thông tư này.
4. Hàng hóa phải làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 1 Điều này, khi đưa từ các khu chức năng khác hoặc từ nội địa Việt Nam vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu, hàng hóa mua bán giữa các khu phi thuế quan thì thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
5. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài
a) Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu;
b) Hàng hóa do tổ chức, cá nhân nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài khi làm thủ tục khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú thông tin “xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn mua bán số….… ngày……….”.
6. Hàng hóa từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu vào nội địa:
a) Hàng hóa từ khu phi thuế quan bán vào nội địa phải thực hiện thủ tục hải quan trừ hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Để làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì phải khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú “hàng được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước”;
b.2) Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải lập và tự tính lượng nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa xuất khẩu vào nội địa theo mẫu số 23/NLNK-PTQ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú “hàng được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo bản kê...”;
b.3) Hàng hóa đã làm thủ tục hải quan đưa vào đưa khu phi thuế quan quy định sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này, khi làm thủ tục xuất khẩu phải khai cụ thể trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại ô ghi chú thông tin “xuất khẩu nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan số…………… ngày……”;
b.4) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp.
7. Gia công hàng hóa giữa tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và tổ chức, cá nhân nội địa
Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa gia công giữa DNCX với nội địa theo quy định tại Điều 76 Thông tư này. Tổ chức, cá nhân nội địa làm thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.
8. Giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra, đi qua khu phi thuế quan.
a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài (trừ Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ), có cổng kiểm soát hải quan để giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan;
b) Hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hóa vận chuyển qua khu phi thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải đi qua cổng kiểm soát hải quan, phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan;
c) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hóa từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyến đường do Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phi thuế quan quy định.
9. Việc bán hàng hóa miễn thuế cho khách tham quan du lịch khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào ngoại quan
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ lục II và quy định tại khoản 1 Điều 51c Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Nộp 01 bản chụp vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ);
a.3) Nộp 01 bản chụp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương;
a.4) Nộp 01 bản chính Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Trường hợp cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành gửi Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này và các công việc theo quy định tại điểm a.1 khoản 4 Điều 51c Thông tư này;
c) Ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan cập nhật thông tin đến đích của lô hàng nhập khẩu trên Hệ thống;
d) Hàng hóa gửi kho ngoại quan để xuất đi nước khác theo quy định phải có Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương thì chỉ được gửi kho ngoại quan tại tỉnh, thành phố nơi cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
đ) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa vào kho ngoại quan
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp để đưa từ khu phi thuế quan vào kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51c Thông tư này hoặc thủ tục hải quan đối với tờ khai xuất khẩu theo loại hình tưng ứng để đưa hàng hóa từ nội địa vào kho ngoại quan theo quy định tại Chương II Thông tư này;
a.2) Thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 52a Thông tư này khi đưa hàng hóa vào kho ngoại quan.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định tại Điều 52a Thông tư này;
b.2) Thực hiện các quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 51c Thông tư này.
c) Ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan là ngày cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Thực hiện khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 51b Thông tư này;
a.2) Nộp 01 bản chụp Phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập theo quy định về pháp luật kế toán, trong đó có ghi cụ thể hàng hóa xuất kho của từng tờ khai nhập kho;
a.3) Thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 52a Thông tư này khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Thực hiện các công việc của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi theo quy định tại khoản 3 Điều 51b Thông tư này và theo dõi hồi báo của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất;
b.2) Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định tại Điều 52a Thông tư này.
c) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài (bao gồm trường hợp hàng hóa từ kho ngoại quan gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu chính để đưa ra nước ngoài) chỉ được xuất qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương;
d) Hàng hóa từ kho ngoại quan sau khi đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa đến khi thực xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu xuất nhưng chưa thực xuất hoặc có thay đổi cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan biết để phối hợp theo dõi. Riêng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sông, việc xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát được cập nhật vào Hệ thống sau khi hàng hóa đã qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu tương ứng từng loại hình theo quy định tại Chương II Thông tư này.
Trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan thì các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình trong hồ sơ hải quan là các chứng từ khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan;
a.3) Thực hiện việc giám sát theo quy định khoản 4 Điều 52 Thông tư này.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
b.2) Thực hiện các quy định tại điểm d.1 khoản 4 Điều 52 Thông tư này;
b.3) Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho ngoại quan theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Thông tư này;
b.4) Thực hiện các công việc theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 51c Thông tư này.
c) Các loại hàng hóa sau đây không được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan:
Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quy định tại Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập không được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan (trừ kho ngoại quan nằm trong cửa khẩu cảng biển, cửa khẩu đường bộ và cảng hàng không quốc tế).
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg đưa vào kho ngoại quan thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan hoặc Chi cục Hải quan tương ứng quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg để đưa vào nội địa.
5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để vận chuyển đến kho ngoại quan khác
a) Hàng hóa đưa ra kho ngoại quan (cũ) được làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Hàng hóa đưa vào kho ngoại quan (mới) được làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan (cũ).
6. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu, từ kho ngoại quan này hoặc từ các địa điểm khác đến kho ngoại quan và ngược lại, nhưng các địa điểm này đều cùng chịu sự quản lý của một Chi cục Hải quan thì việc giám sát hàng hóa vận chuyển giữa các địa điểm này do Cục trưởng Cục Hải quan quy định.
7. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi đưa vào, đưa ra kho ngoại quan. Kết quả kiểm tra được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
8. Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan do chủ hàng hóa thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho ngoại quan. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.
9. Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho ngoại quan trong trường hợp chưa thực hiện việc quản lý, giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan theo quy định tại khoản 4 Điều 52 hoặc khoản 2 Điều 52a Thông tư này
a) Chủ kho ngoại quan tự chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản hợp đồng thuê kho ngoại quan với chủ hàng hóa. Định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan theo mẫu số 24/BC-KNQ/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này; Chi cục Hải quan tổng hợp báo cáo Cục Hải quan để tổng hợp và gửi Tổng cục Hải quan vào ngày 25 của tháng đầu quý;
b) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm theo dõi hàng hóa nhập, xuất, tồn kho trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan nhập kho và phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan; thời hạn hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, đối chiếu với thông báo về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan, nếu có nghi ngờ về lượng hàng hóa tồn kho, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu với dữ liệu trên phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan.
10. Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.
11. Thủ tục thay đổi cửa khẩu xuất hoặc đưa trở lại kho ngoại quan đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan đã đưa ra cửa khẩu xuất nhưng không xuất được hoặc chỉ xuất được một phần như sau
a) Hồ sơ hải quan:
a.1) Tờ khai vận chuyển độc lập;
a.2) Văn bản đề nghị của người khai hải quan được đưa hàng về kho ngoại quan để lưu giữ chờ xuất khẩu, nêu rõ tên, địa chỉ kho ngoại quan và thời gian dự kiến lưu giữ (tổng thời gian lưu giữ trong lãnh thổ Việt Nam không được vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan): 01 bản chính;
a.3) Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (khi xuất kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu xuất).
b) Thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 51b Thông tư này:
Ngoài ra, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất và Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan thực hiện thêm những nội dung sau:
b.1) Trường hợp lô hàng chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất: Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan được gửi hàng trở lại kho ngoại quan, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan kiểm tra tình trạng niêm phong, hồ sơ lô hàng để làm thủ tục đưa hàng vào kho ngoại quan theo quy định. Đồng thời có văn bản thông báo hàng đã nhập trở lại kho ngoại quan với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để làm thủ tục thanh khoản tờ khai vận chuyển độc lập trên hệ thống thông qua việc cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến;
b.2) Trường hợp lô hàng đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng doanh nghiệp đề nghị đưa toàn bộ lô hàng về gửi kho ngoại quan ban đầu hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, đối chiếu lượng hàng đã đến cửa khẩu xuất, đồng thời yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới để vận chuyển hàng hóa đưa về gửi kho ngoại quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan ban đầu biết để phối hợp theo dõi;
b.3) Trường hợp lô hàng đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, doanh nghiệp đề nghị xuất khẩu một phần, phần hàng còn lại gửi kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất hoặc đưa về kho ngoại quan ban đầu: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, giám sát lượng hàng xuất khẩu qua cửa khẩu xuất, đồng thời yêu cầu người khai hải quan đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập mới đối với lượng hàng còn lại để vận chuyển hàng hóa về kho ngoại quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan ban đầu biết để phối hợp theo dõi.
(được bãi bỏ)
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện việc giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau:
a) Trường hợp áp dụng:
a.1) Mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu;
a.2) Hàng hóa bán trong khu vực cách ly tại các sân bay quốc tế (trừ hàng bán miễn thuế);
a.3) Hàng hóa cung cấp cho hành khách trên các chuyến bay tuyến quốc tế;
a.4) Xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh;
a.5) Các trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện việc giao nhận hàng hóa nhiều lần trong ngày hoặc trong tháng theo quy định tại khoản 6 Điều 86 Thông tư này.
b) 114 Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.1) Thực hiện việc khai hải quan trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Nộp bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, trong đó mỗi lần giao nhận, người khai hải quan phải có chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa (hóa đơn bán hàng, hóa đơn thương mại, Phiếu xuất kho…) và phải lập Bảng tổng hợp các chứng từ chứng nhận việc giao nhận hàng hóa theo mẫu số 27/THCT-KML/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Ngoài ra, đối với một số mặt hàng cụ thể, người khai hải quan có trách nhiệm:
b.2.1) Đối với mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan và các đơn vị có liên quan thực hiện chốt số liệu tiêu thụ điện năng hàng tháng vào ngày đầu tiên của tháng liền kề. Sau khi chốt số liệu, lập Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng giao nhận điện năng có xác nhận của các bên tham gia chứng kiến. Trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm xác nhận chỉ số công tơ, người khai hải quan phải thực hiện khai hải quan và nộp kèm Biên bản xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng giao nhận điện năng có xác nhận của các bên tham gia chứng kiến cùng bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
b.2.2) Đối với mặt hàng xăng dầu cung ứng cho tầu bay xuất cảnh phải làm thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày và trong lượng tờ khai tạm nhập.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Sau khi người khai hải quan nộp bộ hồ sơ trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư này và không thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tờ khai hải quan trước, thực hiện giao nhận sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan trước, thực hiện giao nhận sau phải đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
b) Trách nhiệm của người khai hải quan
b.1) Thực hiện việc khai hải quan và nộp bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, ngoài ra người khai hải quan nộp 01 bản hợp đồng (bản chụp), giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc thực hiện trừ lùi từng lần;
b.2) Được sử dụng tờ khai hải quan khai trước đã được thông quan để thông quan từng lần lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
b.3) Tiến hành khai bổ sung (nếu có) thông tin chính xác về lô hàng sau khi hoàn thành việc giao nhận lô hàng.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
c.1) Tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan;
c.2) Lập Sổ theo dõi hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 01 quyển theo mẫu số 28/STD/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
c.3) Làm thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần và ghi thông tin lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu từng lần vào sổ theo dõi;
c.4) Đối chiếu sổ theo dõi với thông tin khai bổ sung (nếu có) của người khai khi kết thúc việc xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng để xác nhận tổng lượng đã thực xuất, thực nhập.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai một lần thực hiện tại một Chi cục Hải quan.
114 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 60 Điều 1 Thông tư số 39/2018/ TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Hàng hóa nhập khẩu cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu thuê tài chính theo quy định tại Điều 14, Điều 16, Điều 17 và Điều 19 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP
a) Doanh nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cụ thể như sau:
a.1) Hồ sơ hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này;
a.2) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 85 Thông tư này;
a.3) Thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này; chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng cho thuê tài chính/ngày hợp đồng/ngày dự kiến hết hạn hợp đồng, tên công ty thuê tài chính.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài của doanh nghiệp cho thuê tài chính phải được bàn giao cho doanh nghiệp đi thuê tài chính để sử dụng ngay khi được thông quan.
b) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
c) Sau khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, nếu hàng hóa cho thuê tài chính không được sử dụng đúng mục đích đã được miễn thuế thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này.
2. Hàng hóa nhập khẩu cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê
a) Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho thuê tài chính từ nước ngoài vào Việt Nam:
Doanh nghiệp cho thuê tài chính thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa để cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, cụ thể như sau:
a.1) Hồ sơ hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này;
a.2) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê tài chính:
a.2.1) Đối với trường hợp DNCX thuê tài chính: thực hiện theo quy định tại điểm b.1 khoản 1 Điều 58 Thông tư này;
a.2.2) Đối với trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê tài chính: thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 90 Thông tư này.
a.3) Thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này; chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng cho thuê tài chính/ngày hợp đồng/ngày dự kiến hết hạn hợp đồng, tên công ty thuê tài chính; trị giá khai báo trên tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 39/2015/TT-BTC, trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế, phương pháp tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài của doanh nghiệp cho thuê tài chính ngay khi được thông quan phải đưa trực tiếp vào doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và được đảm bảo quản nguyên trạng cho đến khi doanh nghiệp cho thuê tài chính và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định tại điểm b khoản này.
b) Thủ tục giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp cho thuê tài chính và doanh nghiệp chế xuất/doanh nghiệp trong khu phi thuế quan:
b.1) Hồ sơ hải quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, nộp bổ sung 01 bản sao hợp đồng cho thuê tài chính vào bộ hồ sơ nhập khẩu khi doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục nhập khẩu và không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu thuộc diện có giấy phép khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ doanh nghiệp không phải nộp giấy phép trong bộ hồ sơ hải quan;
b.2) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê tài chính;
b.3) Thủ tục hải quan: Thực hiện theo quy định tại Điều 86 Thông tư này; khai báo trị giá hải quan theo giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp cho thuê tài chính, bên thuê tài chính và nhà cung cấp nước ngoài, chỉ tiêu phân loại hình thức hóa đơn khai là B, chỉ tiêu số/ngày hóa đơn để trống và chỉ tiêu “Phần ghi chú” ghi cụ thể:
Tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ ghi: “hàng hóa cho (tên khách hàng thuê) thuê tài chính theo hợp đồng thuê tài chính số…”.
Tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ ghi: “hàng hóa thuê tài chính của (tên công ty cho thuê tài chính) theo hợp đồng thuê tài chính số…”.
c) Trường hợp doanh nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường nội địa sau đó xuất khẩu vào DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thuê thì doanh nghiệp cho thuê tài chính phải thực hiện thủ tục hải quan, kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
Sau khi xuất khẩu hàng hóa vào DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp cho thuê tài chính được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tại khâu nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu trở lại nội địa thì doanh nghiệp cho thuê tài chính phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
3. Hàng hóa nhập khẩu cho đối tác khác thuê
Trường hợp doanh nghiệp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa để cho đối tác khác (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này) thuê, khi làm thủ tục nhập khẩu doanh nghiệp cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
4. Hàng hóa nhập khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp cho thuê mua tài chính ở nước ngoài
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trị giá khai báo trên tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Thông tư số 39/2015/TT-BTC, trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế, phương pháp tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
1. Người nhận hàng ghi trên vận tải đơn được từ chối nhận hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại;
b) Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc người gửi hàng không thực hiện đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng thuê kho ngoại quan.
2. Cơ quan hải quan không xử phạt đối với trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng trước thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan, trường hợp từ chối sau thời điểm này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Khi phát hiện người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan nếu người nhận hàng từ chối nhận hàng thì nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ gồm:
a) Văn bản thông báo từ chối nhận hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối và đề xuất phương án xử lý (tái xuất, tiêu hủy hoặc tịch thu, bán đấu giá);
b) Chứng từ chứng minh việc người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan;
c) Văn bản thông báo và đề nghị xử lý của người gửi hàng (nếu có).
Trường hợp người gửi hàng gửi nhầm địa chỉ thì người nhận hàng có văn bản thông báo từ chối nhận hàng gửi cơ quan hải quan.
2. Địa điểm thông báo từ chối nhận hàng:
a) Trường hợp hàng hóa đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu;
b) Trường hợp hàng hóa đã vận chuyển đến kho ngoại quan, kho CFS hoặc địa điểm kiểm tra hải quan ngoài cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
3. Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan nơi giám sát hàng hóa phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng để tiến hành phân loại, xử lý theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.
4. Phân loại, xử lý
Việc phân loại, xử lý đối với hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận tải đơn từ chối nhận hàng thực hiện theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan. Ngoài ra, có một số nội dung hướng dẫn bổ sung như sau:
a) Trường hợp tái xuất: Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan nơi giám sát hàng hóa giám sát hàng hóa thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập;
b) Đối với trường hợp xử lý tiêu hủy: Cục Hải quan tổ chức tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được trích từ tiền ký quỹ của người nhận hàng hoặc do chủ kho ngoại quan chi trả;
c) Trường hợp tịch thu, bán thanh lý: Cục Hải quan ra quyết định tịch thu và tổ chức bán thanh lý. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí theo quy định phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
1. Địa điểm kiểm tra là nơi tập kết máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình, thực hiện dự án đầu tư, phục vụ sản xuất hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu.
2. Trình tự thành lập:
a) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa tại chân công trình, cơ sở sản xuất, nhà máy, kèm sơ đồ thiết kế khu vực kiểm tra hàng hóa gửi Cục Hải quan nơi có công trình, cơ sở sản xuất, nhà máy;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan thực hiện: kiểm tra hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi và ra quyết định công nhận; Quyết định công nhận có giá trị hiệu lực trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ban hành; hết thời hạn này, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn thì Cục Hải quan kiểm tra, xem xét gia hạn thời hạn hiệu lực của quyết định, thời gian gia hạn không quá 02 năm kể từ ngày ban hành quyết định gia hạn.
Trường hợp địa điểm đề nghị công nhận không đáp ứng yêu cầu kiểm tra hải quan thì có văn bản trả lời doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ việc kiểm tra tại chân công trình, nơi sản xuất và chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, thi công, lắp đặt sau khi đã được cơ quan hải quan quyết định thông quan.
4. Sau khi hoàn thành việc thi công, lắp đặt hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy không còn nhu cầu đề nghị cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các địa điểm này, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Cục Hải quan chấm dứt hoạt động của các địa điểm này.
1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài, máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để phục vụ thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập khác trong thời hạn nhất định để phục vụ công việc (trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại khoản 17 Điều này hoặc xét hoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 114 Thông tư này), thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu đối với hàng tạm nhập, tái xuất hoặc miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất khẩu và thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập.
Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này nếu quá thời hạn tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì phải nộp thuế.
2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam;
b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài;
c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài.
Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc.
Việc xác định hàng hóa là tài sản di chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công theo hợp đồng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, gồm:
a) Hàng hóa được miễn thuế theo hợp đồng gia công bao gồm:
a.1) Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công;
a.2) Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in luới, kết tẩy, dầu đánh bóng…);
a.3) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công;
a.4) Máy móc, thiết bị nhập khẩu, xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thỏa thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định. Trường hợp để lại làm quà biếu, quà tặng thì xử lý miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 107 Thông tư này;
a.5) Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu);
a.6) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài; linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
a.6.1) Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công;
a.6.2) Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công.
a.7) Hàng hóa nhập khẩu để gia công được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định tại Thông tư này.
b) Đối với nguyên liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do bên nhận gia công tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam có thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công (bao gồm cả sản phẩm xuất khẩu theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ), người khai hải quan thực hiện khai, tính thuế xuất khẩu nguyên liệu, vật tư tự cung ứng trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công;
c) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; mức thuế thuế nhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của sản phẩm xác định theo quy định về xuất xứ của Bộ Công Thương);
d) Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định;
đ) Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của loại hình gia công đáp ứng các quy định tại Điều 30 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, được thỏa thuận trong hợp đồng gia công được xử lý về thuế nhập khẩu tương tự như phế liệu, phế phẩm của loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 71 Thông tư này.
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định mức miễn thuế theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất nhập cảnh:
a.1) Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý của người xuất cảnh thì không hạn chế định mức;
a.2) Đối với người nhập cảnh:
a.2.1) Định mức miễn thuế được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế;
a.2.2) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phần vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 100.000 đồng thì được miễn thuế đối với cả phần vượt. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm;
b) Hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh:
Hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá khai báo nằm trong định mức miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phải nộp thuế cho toàn bộ lô hàng; nếu tổng số tiền thuế phải nộp của cả lô hàng dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả lô hàng.
6. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với phần vượt định mức.
Quy định về cư dân biên giới và định mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a.1) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, qui mô của dự án đầu tư;
a.2) Đáp ứng các quy định về tài sản cố định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, gồm: xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy:
b.1) Danh mục phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được miễn thuế nêu tại điểm a và điểm b khoản này nếu thuộc một trong hai điều kiện sau:
c.1) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận của thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được nhập khẩu ở dạng rời;
c.2) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện nhập khẩu để lắp ráp, kết nối các máy móc, thiết bị lại với nhau để đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị được vận hành bình thường.
d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm nêu tại điểm c khoản này để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu tại điểm a khoản này.
Danh mục nguyên liệu, vật tư trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
e) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để làm cơ sở thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu nêu tại khoản 7, 8 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ.
10. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Các dự án có hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế lần đầu quy định tại khoản này thì không được miễn thuế theo quy định tại các khoản khác Điều này.
11. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này; phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân nêu trên đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 7 Điều này.
Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận;
d) Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí;
đ) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí.
Trường hợp hàng hóa nêu tại khoản này do nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, ủy thác, đấu thầu, đi thuê và cho thuê lại,... để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa thì cũng được miễn thuế nhập khẩu.
12. Hàng hóa của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu đối với:
a) Các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này;
b) Phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định.
Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
13. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào:
a) Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu);
b) Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu).
Việc xác định ngày bắt đầu sản xuất để làm cơ sở miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm theo hướng dẫn tại khoản này là ngày tổ chức, cá nhân thực tiến hành hoạt động sản xuất và được xác nhận bởi Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế... nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc được xác nhận bởi Sở Công thương địa phương nơi có dự án trong trường hợp tổ chức, cá nhân không hoạt động trong các khu nêu trên.
Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Người nộp thuế phải nộp đủ thuế theo quy định đối với lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã được miễn thuế vượt quá nhu cầu sản xuất khi hết thời hạn miễn thuế 05 năm.
16. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu, căn cứ và cách tính thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 40 Thông tư này.
17. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và thuế xuất khẩu khi tái xuất. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án; nhà thầu nước ngoài phải tái xuất hàng hóa nêu trên. Nếu không tái xuất mà thanh lý, chuyển nhượng tại Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
Riêng đối với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng hình thức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công trình các nhà thầu nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Mức hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 114 Thông tư này.
18. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư và linh kiện trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
19. Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Trường hợp nếu có hàng hóa khuyến mãi, hàng hóa dùng thử được phía nước ngoài cung cấp miễn phí cho cửa hàng miễn thuế để bán kèm cùng với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế thì số hàng hóa khuyến mãi, hàng hóa dùng thử nêu trên không phải tính thuế nhập khẩu. Hàng hóa khuyến mãi và hàng hóa dùng thử đều chịu sự giám sát và quản lý của cơ quan hải quan như hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
20. Miễn thuế trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ.
21. Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế.
22. Một số hướng dẫn khác:
a) Trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định nêu tại Điều này nhưng không nhập khẩu hàng hóa mà được phép tiếp nhận hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu từ tổ chức, cá nhân khác chuyển nhượng tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân tiếp nhận được miễn thuế nhập khẩu, đồng thời không truy thu thuế nhập khẩu đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng, với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu ủy thác hoặc trúng thầu nhập khẩu hàng hóa (giá cung cấp hàng hóa theo hợp đồng ủy thác hoặc giá trúng thầu theo quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định từ khoản 7 đến khoản 18 Điều này thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu ủy thác, trúng thầu;
c) Hàng hóa, trang thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư đã được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật liên quan nhưng chủ dự án chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác (chuyển đổi chủ sở hữu dự án) thì tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
c.1) Tại thời điểm chuyển nhượng, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn quy định dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư;
c.2) Giá chuyển nhượng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của dự án không bao gồm thuế nhập khẩu;
c.3) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (chủ sở hữu mới dự án) là chủ đầu tư có dự án chuyển nhượng được ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ dự án chuyển nhượng và tổ chức cá nhân nhận chuyển nhượng phải kê khai với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế của dự án về việc chuyển nhượng.
d) Trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển để cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 7, khoản 9, khoản 11, khoản 12, khoản 14 Điều này thuê thì cũng được miễn thuế nhập khẩu như chủ dự án trực tiếp nhập khẩu nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
d.1) Giá cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính không bao gồm thuế nhập khẩu;
d.2) Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế được trừ vào Danh mục hàng hóa miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế của dự án ưu đãi đầu tư do chủ dự án ưu đãi đầu tư lập.
Sau khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, nếu hàng hóa cho thuê tài chính đã được miễn thuế không được sử dụng cho dự án ưu đãi đầu tư như mục đích khi nhập khẩu thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư này. Dự án ưu đãi đầu tư không được nhập khẩu hàng hóa thay thế cho hàng hóa đi thuê tài chính đã được miễn thuế nhập khẩu.
đ) Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trước ngày Nghị định số 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cao hơn mức ưu đãi hướng dẫn tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP thì được tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
đ.1) Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư còn hiệu lực và không có thay đổi các điều khoản ưu đãi đầu tư.
Mức ưu đãi ghi trên giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư;
đ.2) Thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế theo quy định.
Trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP thì được hưởng mức ưu đãi tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP cho thời gian ưu đãi còn lại của dự án.
1. Trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế:
Hàng hóa nêu tại khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg và các khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16 và khoản 18, khoản 21 Điều 103 Thông tư này.
2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế phải phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô, công suất của dự án được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hóa là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc.
Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, cho từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có chứng từ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hóa để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án.
3. Người đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế: tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án, chủ cơ sở đóng tàu,…) là người đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế (theo mẫu số 13/ĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp đăng ký Danh mục miễn thuế bản giấy). Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, Công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã đăng ký với cơ quan hải quan.
4. Nơi đăng ký Danh mục
Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư đối với dự án xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế.
Trường hợp Cục Hải quan quản lý hải quan đối với một số tỉnh thì ngoài đơn vị đăng ký Danh mục nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan xem xét quyết định giao Chi cục Hải quan quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đối với các dự án thuộc địa bàn tỉnh đó.
5. Hồ sơ đăng ký
Khi thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan, người đăng ký Danh mục hàng hóa nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hóa, lý do đề nghị miễn thuế theo ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;
b) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế đối với trường hợp không đăng ký Danh mục trên Hệ thống: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 15/PTDTL/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này).
6. Căn cứ để người khai hải quan kê khai, đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan gồm:
a) Lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu hoặc địa bàn được ưu đãi thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Các danh mục hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:
b.1) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b.3) Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b.4) Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập khẩu lần đầu quy định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP;
b.5) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí;
b.6) Xác nhận của Bộ Y tế đối với trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi;
b.7) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hóa là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu;
b.8) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở xác định hàng hóa phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
7. Thời điểm đăng ký Danh mục: Trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đầu tiên của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng.
8. Trách nhiệm của người nộp thuế:
a) Thực hiện việc đăng ký, sửa Danh mục hàng hóa được miễn thuế qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (trừ trường hợp chưa thực hiện được việc đăng ký Danh mục qua Hệ thống):
a.1) Người nộp thuế khai báo đầy đủ thông tin Danh mục hàng hóa được miễn thuế theo các tiêu chí, định dạng chuẩn gửi đến Hệ thống;
a.2) Nộp các chứng từ thuộc hồ sơ đăng ký, sửa Danh mục miễn thuế theo quy định tại Điều này;
a.3) Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan thông qua Hệ thống;
a.4) Lưu giữ các chứng từ liên quan đến cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và xuất trình cho cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định.
b) Tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo quy định có liên quan;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng nhập khẩu tại Danh mục miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn thuế đối với số hàng hóa này.
9. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý trong tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cụ thể như sau:
a.1) Trường hợp phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định thì không đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế, có văn bản trả lời cho doanh nghiệp.
Trường hợp phát hiện dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng hàng hóa tại Danh mục đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế không phù hợp mục tiêu, quy mô của dự án thì hướng dẫn, thông báo cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh lại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế;
a.2) Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế theo điểm a.1 nêu trên thì chấp thuận nội dung tự kê khai của người đăng ký danh mục, thực hiện vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (giao cho người nộp thuế 01 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và cơ quan hải quan nơi cấp lưu 01 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế) theo quy định trong trường hợp đăng ký Danh mục bản giấy;
a.3) Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế chưa có đủ cơ sở xác định hàng hóa đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 7 Điều 103 thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan;
a.4) Nhận xét, ghi chú vào Danh mục hàng hóa miễn thuế về mức độ kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký danh mục để Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc để tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan.
b) Trường hợp thực hiện việc đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế qua Hệ thống xử lý dữ liệu của hải quan:
b.1) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý theo quy định tại Điều này;
b.2) Cấp mã quản lý chung, nhập đầy đủ thông tin kết quả xử lý vào Hệ thống;
b.3) Phản hồi kết quả xử lý cho người khai hải quan thông qua Hệ thống.
c) Chế độ báo cáo:
Định kỳ 3 tháng một lần chậm nhất vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo Cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, lập bảng kê các trường hợp đã đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế tại đơn vị mình báo cáo Tổng cục Hải quan theo mẫu số 16/BCTHDMMT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Cục trưởng Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục miễn thuế tổ chức phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thu thập thông tin phục vụ việc kiểm tra hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế quy định tại điểm a khoản này, thực hiện kiểm tra sau thông quan để xác định hàng hóa do tổ chức, cá nhân kê khai miễn thuế nhập khẩu thực tế có hay không được sử dụng đúng mục đích được miễn thuế và xử lý theo quy định nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tất cả các trường hợp hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo điều ước quốc tế trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm đăng ký danh mục miễn thuế hoặc thời điểm nhập khẩu hàng hóa miễn thuế.
10. Trường hợp sau khi cơ quan hải quan đã xác nhận đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi nhưng phát hiện việc kê khai trên Danh mục có sai sót (số lượng hàng hóa vượt quá quy mô thực tế của dự án; chủng loại hàng hóa không phù hợp với mục tiêu, mục đích sử dụng của hàng hóa,…) thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục có trách nhiệm:
a) Thông báo cho người đăng ký Danh mục để điều chỉnh Danh mục theo đúng quy định;
b) Thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh và cập nhật kết quả xử lý vào Danh mục đã đăng ký theo mục tiêu, quy mô thực tế của dự án;
c) Thực hiện thu thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế vượt số lượng, chủng loại so với Danh mục mới sau điều chỉnh.
11. Trường hợp các dự án đầu tư bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư:
a) Cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế có trách nhiệm:
a.1) Xóa Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế khỏi hệ thống sau khi rà soát, kiểm tra, sao lưu ra bên ngoài hệ thống theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế bằng giấy thì thu hồi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đã cấp;
a.2) Thông báo với các cơ quan hải quan trên toàn quốc dừng làm thủ tục miễn thuế theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế đã được cấp.
b) Các cơ quan hải quan nơi đã thực hiện miễn thuế cho dự án theo Danh mục đã bị thu hồi thực hiện thu thuế đối với hàng hóa đã miễn thuế theo quy định.
12. Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế bản giấy, tổ chức, cá nhân mất Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi thì trên cơ sở đề nghị của tổ chức, cá nhân và xác nhận của các Cục Hải quan địa phương khác về việc tổ chức, cá nhân đã mất Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan nơi tổ chức, cá nhân đăng ký Danh mục miễn thuế kiểm tra cụ thể và cấp lại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi cho số hàng hóa chưa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án.
Việc kiểm tra và cấp lại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại:
a.1) Công văn đề nghị cấp lại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do mất Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi;
a.2) Bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi thất lạc (01 bản phô tô có xác nhận của cơ quan hải quan nơi nhập khẩu).
b.2) Trường hợp mất Phiếu theo dõi trừ lùi:
b.2.1) Căn cứ vào hồ sơ khai báo bị mất Phiếu theo dõi trừ lùi và đề nghị cấp lại của tổ chức, cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện:
b.2.1.1) Cơ quan hải quan nơi cấp lại thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nhưng bị mất; đồng thời trước khi xem xét cấp lại đề nghị các Cục Hải quan có văn bản xác nhận số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp (nêu rõ số Danh mục, Phiếu theo dõi trừ lùi và ngày cấp);
b.2.1.2) Cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan hải quan nơi cấp lại có trách nhiệm: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hệ thống số liệu xuất nhập khẩu, xác định số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nay bị mất, gửi văn bản xác nhận cho cơ quan hải quan nơi cấp lại; tạm dừng xử lý miễn thuế cho các lô hàng tiếp theo thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất cho đến khi được cấp lại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi.
b.2.2) Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục Hải quan về số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp, cơ quan hải quan nơi cấp lại thực hiện:
b.2.2.1) Tổng hợp số lượng hàng hóa tổ chức, cá nhân đã xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp;
b.2.2.2) Kiểm tra xác định số hàng hóa đã được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu của dự án và việc sử dụng số hàng hóa miễn thuế nhập khẩu trước khi cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;
b.2.2.3) Cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi mới cho số lượng hàng hóa còn lại chưa xuất khẩu, nhập khẩu của Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;
b.2.2.4) Ghi rõ vào Phiếu theo dõi trừ lùi cấp lại: “CẤP LẠI LẦN 1”;
b.2.2.5) Xử lý vi phạm quy định về lưu hồ sơ, chứng từ.
Thời hạn giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản xác nhận của các Cục Hải quan.
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp lại Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các dự án đề nghị cấp lại.
1. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thuộc trường hợp miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Chính phủ phải có thêm văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về lý do khách quan đề nghị được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Thủ tục miễn thuế:
a) Đối với trường hợp không phải đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế:
a.1) Người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từng mặt hàng (trừ hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công), tờ khai hải quan như đối với trường hợp phải nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, số tiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng tờ khai hải quan theo quy định.
Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện các thủ tục để thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định;
a.2) Trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Chính phủ:
a.2.1) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế đề nghị miễn và có văn bản (kèm hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục Hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn thuế;
a.2.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ thêm lý do đề nghị miễn thuế, thì có văn bản yêu cầu bổ sung. Sau khi có đủ căn cứ khách quan, Tổng cục Hải quan dự thảo công văn báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ;
a.2.3) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo gửi người nộp thuế và cơ quan hải quan có liên quan để thực hiện;
a.2.4) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho số hàng hóa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thuế hoặc thu đủ thuế theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế:
b.1) Người nộp thuế, cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn như điểm a.1 khoản 2 Điều này;
b.2) Hệ thống tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục hàng hóa miễn thuế.
Trường hợp đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế bằng giấy, ngoài thủ tục hải quan theo hướng dẫn như điểm a.1 khoản 2 Điều này, cơ quan hải quan cập nhật số lượng, theo dõi trừ lùi hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế vào bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế và ký xác nhận theo quy định, lưu 01 bản chụp Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và phiếu trừ lùi đã ghi rõ tên hàng, số lượng hàng hóa đã miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm cả trường hợp hàng hóa của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác).
Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều chuyến để lắp ráp thành tổ hợp thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì thực hiện việc trừ lùi sau khi kết thúc việc nhập khẩu hàng hóa của tổ hợp, dây chuyền như sau:
Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu các lô hàng để lắp ráp từng tổ hợp, dây chuyền máy móc thiết bị tại 01 Chi cục Hải quan và dự kiến thời gian hoàn thành nhập khẩu tổ hợp, dây chuyền.
Tại thời điểm nhập khẩu, tổ chức, cá nhân phải kê khai chi tiết số lượng, tên hàng cụ thể hàng hóa thực nhập và ghi rõ hàng hóa của tổ hợp, dây chuyền máy móc nào thuộc Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổng hợp các tờ khai đã nhập khẩu để cơ quan hải quan kiểm tra và trừ lùi số lượng của từng tổ hợp, dây chuyền máy móc thiết bị trên Phiếu theo dõi trừ lùi.
Cục trưởng Cục Hải quan xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu và tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan để xác định hàng hóa do tổ chức, cá nhân kê khai miễn thuế nhập khẩu thực tế có hay không được sử dụng đúng mục đích phục vụ dự án theo quy định hiện hành và thực hiện xử lý theo quy định nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
b.3) Cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn thuế đối với trường hợp đăng ký tờ khai hải quan sau khi đăng ký Danh mục. Trường hợp đăng ký tờ khai hải quan phát sinh trước ngày đăng ký Danh mục, Cục trưởng Cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu phối hợp với Cục Hải quan có thẩm quyền đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể;
b.4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hệ thống tự động trừ lùi hết số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng, cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế có trách nhiệm xóa Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế khỏi hệ thống sau khi rà soát, kiểm tra, sao lưu ra bên ngoài hệ thống theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế bằng giấy, hết lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người khai hải quan, lưu 01 bản chụp, cấp cho người khai hải quan 01 bản chụp và gửi bản chính đến cơ quan hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi.
Trường hợp cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục đồng thời là cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng, sau khi đã xác nhận hết lượng hàng hóa nhập khẩu trong phiếu theo dõi trừ lùi thì lưu bản chính để thực hiện kiểm tra việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa miễn thuế, cấp cho người khai hải quan 01 bản chụp.
3. Việc miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
1. Thời điểm báo cáo:
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người đăng ký Danh mục miễn thuế có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế.
2. Nội dung báo cáo:
a) Việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế:
a.1) Số lượng hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng vào mục đích miễn thuế;
a.2) Số lượng hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng vào mục đích khác;
a.3) Số lượng hàng hóa nhập khẩu còn tồn kho, chưa sử dụng;
a.4) Việc hạch toán tài sản cố định đối với hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính.
b) Danh mục trừ lùi hàng hóa nhập khẩu miễn thuế do người đăng ký Danh mục miễn thuế tự quản lý, theo dõi.
Nội dung báo cáo theo mẫu số 17/BCKT-NKMT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
3. Trường hợp không nộp báo cáo đúng thời hạn thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp báo cáo nếu người nộp thuế chưa nộp báo cáo, cơ quan hải quan sẽ cập nhật thông tin về việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế vào hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế.
4. Cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục miễn thuế thực hiện:
a) Tiếp nhận, rà soát, phân tích, lưu trữ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế;
b) Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan. Việc kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Chương VIII Thông tư này;
c) Thu đủ thuế, xử phạt (nếu có) đối với các trường hợp:
c.1) Hàng hóa đã được miễn thuế theo kê khai nhưng sử dụng sai mục đích;
c.2) Hàng hóa không đúng đối tượng miễn thuế nhưng kê khai thuộc đối tượng miễn thuế và đã được thông quan theo kê khai của người nộp thuế;
c.3) Toàn bộ số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vượt quá nhu cầu sản xuất còn tồn đối với số hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trong thời gian 05 năm quy định tại khoản 15, khoản 18 Điều 103 Thông tư này.
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
(được bãi bỏ)
1. Trách nhiệm của người nộp thuế
a) Khai đầy đủ các thông tin đề nghị hoàn thuế theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
b) Trường hợp hồ sơ giấy người nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP kèm các chứng từ theo quy định tại các Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
2. Cơ quan hải quan thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 59 và Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012
a) Tiếp nhận hồ sơ:
a.1) Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, Hệ thống tự động phản hồi chấp nhận hồ sơ hoàn thuế cho người nộp thuế.
Trường hợp xác định hồ sơ chưa đầy đủ Hệ thống thông báo cho người nộp thuế để bổ sung các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
a.2) Trường hợp tiếp nhận hồ sơ giấy, công chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện tiếp nhận hồ sơ, đóng dấu đã tiếp nhận, vào sổ theo dõi riêng;
a.3) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế được gửi qua đường bưu chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.
b) Phân loại hồ sơ:
b.1) Phân loại hồ sơ hoàn thuế gồm 02 loại: Hoàn thuế trước, kiểm tra sau; kiểm tra trước, hoàn thuế sau;
b.2) Cơ quan hải quan phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, Hệ thống tự động phản hồi kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế cho người nộp thuế.
Trường hợp tiếp nhận hồ sơ bản giấy, cơ quan hải quan thực hiện phân loại hồ sơ theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung Điều 60 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, khoản 2 Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
3. Hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau
a) Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện hoàn thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, số tiền thuế người nộp thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu, tình trạng nợ thuế của người nộp thuế trên Hệ thống; đối chiếu các thông tin trong hồ sơ hoàn thuế với các thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác định điều kiện hoàn thuế, số tiền thuế phải hoàn và xử lý như sau:
a.1) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ các thông tin để thực hiện hoàn thuế, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để bổ sung các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
a.2) Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế cơ quan hải quan thông báo lý do không hoàn thuế cho người nộp thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
b) Trường hợp hồ sơ giấy, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra công văn đề nghị hoàn thuế và các chứng từ kèm theo, đối chiếu với chính sách thuế và pháp luật về quản lý thuế, các thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác định các điều kiện hoàn thuế, số tiền thuế được hoàn.
Trường hợp cần bổ sung các thông tin để hoàn thuế, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 11/TBBSHS/TXNK Phụ lục VI. Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
c) Việc giải trình của người nộp thuế được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc giải trình bằng văn bản hoặc giải trình trực tiếp với cơ quan hải quan. Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp, cơ quan hải quan lập biên bản làm việc theo mẫu số 18/BBLV/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp đã giải trình hoặc đã bổ sung hồ sơ nhưng chưa đủ điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau cơ quan hải quan chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;
d) Trong thời hạn 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012, cơ quan hải quan phải ban hành quyết định hoàn thuế theo mẫu số 10/QĐKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này, gửi quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế và các đơn vị có liên quan (nếu có) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc gửi quyết định hoàn thuế bản giấy;
đ) Việc kiểm tra sau khi ban hành quyết định hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Thông tư này, thời hạn thực hiện kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012. Đơn vị tiến hành kiểm tra sau thông quan gửi thông báo kết quả kiểm tra cho Chi cục Hải quan đã ban hành quyết định hoàn thuế để thực hiện các nội dung sau:
đ.1) Kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế đủ điều kiện hoàn thuế, Chi cục Hải quan đã ban hành Quyết định hoàn thuế lưu kết quả kiểm tra vào hồ sơ hoàn thuế, cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;
đ.2) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế không đủ điều kiện hoàn thuế, cơ quan hải quan thu hồi lại quyết định hoàn thuế, thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của pháp luật;
đ.3) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định số tiền thuế đã hoàn nhỏ hơn số tiền thuế được hoàn, Chi cục Hải quan đã ban hành Quyết định hoàn thuế ban hành Quyết định hoàn thuế bổ sung theo mẫu số 10/QĐKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
4. Hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau
a) Các trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau bao gồm:
a.1) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; khoản 2 Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP;
a.2) Người nộp thuế trong thời gian 12 (mười hai) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 (hai) lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
a.3) Người nộp thuế trong thời gian 24 (hai mươi bốn) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
a.4) Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP;
a.5) Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
a.6) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan), hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu.
b) Trình tự thực hiện kiểm tra:
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012, cụ thể như sau:
b.1) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho người nộp thuế về việc kiểm tra trước khi hoàn thuế theo mẫu số 21/TBKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan hải quan phải ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo mẫu số 22/QĐKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi quyết định, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Thời gian kiểm tra không quá 05 (năm) ngày làm việc. Trước khi tiến hành kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải công bố quyết định kiểm tra, lập Biên bản công bố Quyết định kiểm tra theo mẫu số 23/BBCB/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này với đại diện có thẩm quyền của người nộp thuế;
b.2) Nội dung kiểm tra được tiến hành tuần tự theo các bước sau đây và dừng lại khi có đủ các căn cứ để xác định chính xác số tiền thuế người nộp thuế được hoàn:
b.2.1) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán, phiếu xuất kho, nhập kho; đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu trên hệ thống kế toán tập trung của cơ quan hải quan, thông tin trong hồ sơ hoàn thuế với các thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan liên quan đến tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu có số tiền thuế người nộp thuế đề nghị hoàn:
b.2.1.1) Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì thực hiện kiểm tra nội dung kê khai của người nộp thuế về tỷ lệ khấu hao, cách tính tỷ lệ khấu hao trên sổ sách chứng từ kế toán, phân bổ giá trị hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu tại Việt Nam;
b.2.1.2) Trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nếu kiểm tra lần đầu hoặc chưa có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất phải kiểm tra cơ sở sản xuất, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Kiểm tra sự phù hợp giữa định mức sử dụng thực tế sản xuất ghi trên báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu số 10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP với sổ sách, chứng từ kế toán của người nộp thuế và tài liệu kỹ thuật;
b.2.1.3) Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất; hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập; hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép, hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo các quy định về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ thanh toán; đối chiếu số tiền thuế đề nghị hoàn với số tiền thuế đã thu trên Hệ thống kế toán tập trung của cơ quan hải quan và các chương trình quản lý khác có liên quan.
b.2.2) Kiểm tra các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 16, Điều 16a Thông tư này.
c) Xử lý kết quả kiểm tra:
c.1) Lập biên bản kiểm tra theo mẫu số 24/BBKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
Đối với trường hợp phức tạp không thể kết thúc kiểm tra trong thời hạn 05 (năm) ngày, cần kéo dài thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chậm nhất là trước 01 (một) ngày kết thúc thời hạn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản với người đã ký Quyết định kiểm tra để ban hành Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra theo mẫu số 25/QĐGH/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, thời hạn gia hạn kiểm tra không quá 05 (năm) ngày làm việc. Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện công bố Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, lập biên bản công bố quyết định theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c.2) Lập dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 3 (ba) ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra theo mẫu số 26/KLKT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này hoặc gửi bằng fax hoặc thư bảo đảm hoặc giao trực tiếp cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế không thống nhất với dự thảo kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra, người nộp thuế phải gửi văn bản giải trình cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc gửi văn bản giải trình bản giấy cho cơ quan hải quan;
c.3) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế hết thời hạn giải trình, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành kết luận kiểm tra.
Trường hợp đủ điều kiện hoàn thuế Chi cục Hải quan ban hành Quyết định hoàn thuế theo mẫu số 10/QĐKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này) gửi cho người nộp thuế và các cơ quan có liên quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp Hệ thống gặp sự cố hoặc hồ sơ giấy cơ quan hải quan gửi Quyết định hoàn thuế bản giấy cho người nộp thuế và các cơ quan có liên quan.
Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế cơ quan hải quan thông báo qua Hệ thống hoặc bằng văn bản cho người nộp thuế về việc không đủ điều kiện hoàn thuế theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
5. Việc xử lý số tiền thuế được hoàn cho người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này.
6. Thời hạn giải quyết hồ sơ đối với trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau là 40 (bốn mươi) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012.
7. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
a) Trường hợp hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn ban hành quyết định kiểm tra;
b) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thực hiện kiểm tra sau khi hoàn thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 (mười) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế theo quy định tại Điều 143 Thông tư này.
8. Trách nhiệm của người nộp thuế
Khai báo chính xác, trung thực, đầy đủ, nộp hồ sơ, giải trình, cung cấp thông tin đúng hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Điều 7 Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; cập nhật, phản hồi thông tin đầy đủ, đúng hạn; chấp hành các quyết định xử lý về thuế, nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
9. Thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ không thu thuế thực hiện như đối với thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
(được bãi bỏ)
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là nộp thừa theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm của người nộp thuế
Người nộp thuế khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp hồ sơ giấy người nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 27/CVĐNHNT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
Cơ quan hải quan nơi phát sinh khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nếu xác định kê khai của người nộp thuế là chính xác thì phản hồi thông tin về việc hồ sơ kê khai đã được chấp nhận cho người nộp thuế. Trường hợp xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác, cơ quan hải quan phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận hồ sơ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp hồ sơ giấy cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị của người nộp thuế với các quy định của pháp luật về quản lý thuế, nếu xác định không đủ điều kiện hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư trong thời hạn 08 giờ làm việc.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hợp lệ của người nộp thuế đề nghị hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 09/QĐHT/TXNK Phụ lục VI và thông báo cho người nộp thuế. Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế thực hiện thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có).
1. Đối với việc hoàn trả tiền thuế, tiền phạt được hoàn từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan, trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu trên Hệ thống và xử lý như sau
a) Người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo):
a.1) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: Cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền phạt, lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế;
a.2) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp theo: Sau khi người nộp thuế phát sinh tiền thuế phải nộp và có văn bản đề nghị bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp, trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoản này.
b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà nước:
b.1) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ, cơ quan hải quan lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế;
b.2) Trường hợp người nộp thuế không yêu cầu bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b.3) Trường hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định điểm a.1 khoản này.
2. Đối với việc hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ ngân sách nhà nước, trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu trên Hệ thống kế toán và xử lý như sau
a) Người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo):
a.1) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả: cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, lập Lệnh hoàn trả theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế;
a.2) Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp theo, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ NSNN gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp, trường hợp còn phải hoàn thực hiện theo quy định tại điểm a.1 khoàn này.
b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ (trừ trường hợp tiền phí, lệ phí phát sinh của các tờ khai trong tháng đến ngày 10 của tháng tiếp theo) phải nộp ngân sách nhà nước:
b.1) Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ, cơ quan hải quan lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ theo mẫu quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế;
b.2) Trường hợp người nộp thuế không đề nghị bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b.3) Trường hợp sau khi bù trừ nếu còn tiền thừa thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định điểm a.1 khoản này.
c) Việc bù trừ các khoản được hoàn với khoản phải nộp trong cùng năm ngân sách nhà nước tại cùng cơ quan hải quan, cùng mục lục ngân sách, cơ quan hải quan lập giấy điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước, hạch toán kế toán theo quy định.
Các trường hợp được hoàn thuế ngoài năm ngân sách, cùng năm ngân sách nhưng khác đơn vị hải quan, khác mục lục ngân sách thì cơ quan hải quan lập lệnh hoàn trả theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Thời hạn thực hiện
Thời hạn cơ quan hải quan xử lý các khoản được hoàn cho người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 129 và Điều 131 Thông tư này.
4. Đối với tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn theo quy định tại khoản 2 Điều này, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế nơi quản lý doanh nghiệp về số tiền thuế giá trị gia tăng đã được cơ quan hải quan hoàn theo quy định của pháp luật.
Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, cơ quan hải quan cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.
1. Người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp
a) Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền;
b) Nộp bổ sung tiền thuế thiếu do khai sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn;
c) Được nộp dần tiền thuế theo quy định tại Điều 134 Thông tư này;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế được bảo lãnh để thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định tại Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 4 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
2. Tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp đối với trường hợp hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức tín dụng, cơ quan được ủy nhiệm thu phải chuyển tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước ngay trong ngày hoặc đầu giờ làm việc của ngày tiếp theo. Quá thời hạn mà chưa chuyển tiền thuế đã thu vào ngân sách nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan được ủy nhiệm thu phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
4. Cách xác định số tiền chậm nộp
a) Số tiền chậm nộp = Mức tính số tiền chậm nộp x Số ngày chậm nộp tiền thuế x Số tiền thuế chậm nộp;
b) Mức tính số tiền chậm nộp là 0,03% /ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
c) Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu, tổ chức tín dụng nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
5. Người nộp thuế hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu, tổ chức tín dụng tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 4 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước.
Cơ quan hải quan kiểm tra, nếu số tiền chậm nộp đã nộp thấp hơn số tiền phải nộp thì thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu, tổ chức tín dụng để nộp bổ sung tiền chậm nộp theo mẫu số 29/TBTCNCT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
6. Trường hợp người nộp thuế chậm nộp tiền thuế quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016 và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán. Số tiền thuế không tính chậm nộp được tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán.
7. Quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế hoặc tổ chức tín dụng, cơ quan được ủy nhiệm thu chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế hoặc tổ chức tín dụng, cơ quan được ủy nhiệm thu biết số tiền thuế và tiền chậm nộp (dự tính đến ngày ra thông báo) theo mẫu số 57 và mẫu số 58 Phụ lục kèm theo Thông tư số 155/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP hoặc trên Cổng thông tin điện tử của ngành hải quan.
1. Người nộp thuế nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền mà cơ quan hải quan đã ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP thì được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau:
a) Tiền thuế nợ từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng;
b) Tiền thuế nợ trên 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng;
c) Tiền thuế nợ trên 2.000.000.000 đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng;
d) Trường hợp người nộp thuế không nộp đủ số tiền thuế theo thời hạn đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ và bị cưỡng chế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
e) Số tiền thuế nộp dần theo cam kết bao gồm tiền thuế nợ và tiền chậm nộp phát sinh.
2. Hồ sơ
a) Công văn đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế theo mẫu số 30/CVNDTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
b) Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này đối với trường hợp thư bảo lãnh bản giấy: 01 bản chính.
Trường hợp bảo lãnh điện tử thì người nộp thuế không phải nộp chứng từ này.
3. Nơi tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết nộp dần tiền thuế
a) Nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
a.1) Chi cục Hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại một Chi cục;
a.2) Cục Hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc nhiều Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan;
a.3) Tổng cục Hải quan đối với trường hợp tiền thuế nợ nộp dần phát sinh tại nhiều Cục Hải quan.
b) Thời hạn giải quyết:
b.1) Trường hợp thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan: trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có văn bản thông báo đến người nộp thuế;
b.2) Trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan: trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Cục trưởng Cục Hải quan có văn bản thông báo đến người nộp thuế.
c) Trường hợp thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo đến người nộp thuế.
4. Văn bản thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận nộp dần tiền thuế nợ hoặc đề nghị bổ sung hồ sơ gửi người nộp thuế thực hiện theo mẫu số 31/TBNDTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
1. Người nộp thuế được xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
2. Hồ sơ gia hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm:
a) Công văn đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo mẫu số 32/CVGHNT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP thì nộp bổ sung:
b.1) Văn bản xác nhận của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (văn bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền về thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại): 01 bản chính. Văn bản phải được lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra thiệt hại;
b.2) Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp.
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP thì nộp bổ sung:
c.1) Quyết định thu hồi địa điểm sản xuất, kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với địa điểm sản xuất cũ của doanh nghiệp (trừ trường hợp di dời địa điểm sản xuất kinh doanh theo mục đích yêu cầu của doanh nghiệp): 01 bản chụp;
c.2) Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương về việc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất kinh doanh do di chuyển địa điểm: 01 bản chính;
c.3) Tài liệu chứng minh mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh. Giá trị thiệt hại được xác định căn cứ vào hồ sơ, chứng từ và các chế độ quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp, gồm: Giá trị còn lại của nhà xưởng, kho, máy móc, trang thiết bị bị phá dỡ không thu hồi được vốn (nguyên giá sau khi trừ chi phí đã khấu hao), chi phí tháo dỡ trang thiết bị, nhà xưởng ở cơ sở cũ, chi phí vận chuyển lắp đặt ở cơ sở mới (sau khi trừ đi chi phí thu hồi), chi phí trả lương cho người lao động do ngừng làm việc (nếu có). Trường hợp phức tạp, liên quan đến chuyên ngành kinh tế kỹ thuật phải có văn bản xác nhận của cơ quan chuyên môn: 01 bản chính.
d) Đối với trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP phải nộp bổ sung chứng từ, tài liệu liên quan đến nguyên nhân không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn khách quan đặc biệt: 01 bản chính.
3. Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
4. Thời gian gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
5. Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP phải lập và gửi hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn.
6. Thẩm quyền giải quyết gia hạn
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan giải quyết gia hạn đối với trường hợp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh tại một Chi cục;
b) Cục trưởng Cục Hải quan giải quyết gia hạn đối với trường hợp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc nhiều Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết đối với trường hợp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh tại nhiều Cục Hải quan.
Đối với trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.
7. Thời hạn giải quyết gia hạn: thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế.
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 thuộc đối tượng được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Điều kiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
3.151 Hồ sơ đề nghị xóa nợ gồm:
a) Công văn đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc đối tượng được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo mẫu số 33/CVXN/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
b) Tùy từng trường hợp, hồ sơ xóa nợ phải có tài liệu, chứng từ sau:
b.1) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Quản lý thuế: 01 bản chụp;
b.2) Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án; Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật quản lý thuế: 01 bản chụp;
b.3) Hồ sơ cưỡng chế nợ thuế chứng minh đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế theo quy định nhưng không có khả năng thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế được bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13: 01 bản chụp.
4. Thẩm quyền và trình tự, thời gian giải quyết xóa nợ:
a) Thẩm quyền xóa nợ thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13;
b) Trình tự giải quyết:
b.1) Cục trưởng Cục Hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gửi cấp có thẩm quyền xóa nợ theo quy định;
b.2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định tính chính xác đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền xóa nợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc báo cáo Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b.3) Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có Cục Hải quan mà Doanh nghiệp đang có nợ thuế có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền.
c) Thời gian giải quyết hồ sơ xóa nợ thực hiện theo Điều 68 Luật Quản lý thuế.
151 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 69 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2018.
1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung thông báo gồm họ và tên người chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu, cơ quan hải quan nơi quản lý số thuế nợ phát sinh.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của người xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu tại khoản 1 Điều này theo đúng quy định tại Điều 53 Luật Quản lý thuế và khoản 3 Điều 40 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cụ thể như sau:
a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên công ty; hội đồng quản trị hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp, người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trước khi gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trước khi gửi hồ sơ giải thể cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký;
c) Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản.
2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân; hội đồng thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty; hội đồng quản trị; quản trị của hợp tác xã; hoặc người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ;
b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ;
c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các thành viên tổ hợp tác liên đới chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ.
1. Trước khi được tổ chức lại, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tổ chức lại thì phải có văn bản xác định nghĩa vụ nộp thuế của từng doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại và các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan hải quan về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do doanh nghiệp bị tổ chức lại chuyển giao.
3. Cơ quan thuế không được cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại nếu không có xác nhận bằng văn bản của cơ quan hải quan về việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản đã nộp khác và/hoặc số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước), người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo tiêu chí quy định tại mẫu số 05 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp nộp hồ sơ giấy, người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo mẫu số 34/CVXNHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này đến Tổng cục Hải quan.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị xác nhận nợ thuế, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kết quả xử lý như sau:
a) Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế;
b) Xác nhận chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu rõ tờ khai chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế;
c) Hoàn thiện bổ sung hồ sơ để cơ quan hải quan có cơ sở xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
3. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để giải thể, chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế, thì kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận không còn nợ thuế, doanh nghiệp sẽ không được đăng ký tờ khai hải quan.
1. Thu thập thông tin
Cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Điều 80, Điều 95, Điều 96 Luật Hải quan và Điều 107, Điều 108 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và các quy định có liên quan.
2. Hoạt động thu thập thông tin
Trước, trong và sau quá trình kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan được thu thập thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, liên quan đến hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu về các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hồ sơ hải quan, nội dung khai báo, tình hình quản lý, sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan tiến hành thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài theo quy định pháp luật.
3. Thẩm quyền thu thập thông tin
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này.
Trong thời gian thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trường hợp cần thu thập thông tin gấp, Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan được thực hiện việc thu thập thông tin theo khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Hình thức thu thập thông tin
a) Thu thập thông tin bằng văn bản: Gửi văn bản tới tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu điện tử (nếu có) và đề nghị trả lời bằng văn bản;
b) Thu thập thông tin trực tiếp: Cử công chức làm việc trực tiếp với tổ chức cá nhân nêu tại điểm 1 Điều này đề nghị cung cấp thông tin.
Trường hợp thu thập thông tin trực tiếp từ người khai hải quan thì chỉ thực hiện khi người khai hải quan có văn bản đề nghị cung cấp thông tin trực tiếp tại cơ quan hải quan.
Đối với trường hợp thu thập, xác minh thông tin ở nước ngoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.
1. Các trường hợp kiểm tra, thẩm quyền quyết định kiểm tra
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan phát sinh tại Chi cục Hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, cụ thể như sau:
a.1) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan;
a.2) Các trường hợp qua phân tích đánh giá rủi ro theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan;
a.3) Không thực hiện kiểm tra đối với các trường hợp sau:
a.3.1) Hồ sơ hải quan của các lô hàng giống hệt, tương tự với hồ sơ của lô hàng Chi cục Hải quan đã kiểm tra sau thông quan và chấp nhận nội dung khai báo của cùng người khai hải quan, nếu không có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác. Trường hợp hồ sơ các lô hàng giống hệt, tương tự vẫn còn dấu hiệu nghi vấn thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan xem xét xử lý theo thẩm quyền;
a.3.2) Trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế cần thiết phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
b) Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan thuộc diện phải kiểm tra trong thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, cụ thể như sau:
b.1) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan. Đối với các trường hợp đã kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này nếu phát hiện có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác thì Cục trưởng Cục Hải quan căn cứ tình hình thực tế xem xét quyết định kiểm tra tại trụ sở Cục Hải quan hoặc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo quy định tại Điều 143 Thông tư này;
b.2) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan (trừ các nội dung kiểm tra thuộc các trường hợp đã kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này).
2. Đối tượng kiểm tra
Hồ sơ hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 79 Luật Hải quan.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra
a) Ban hành quyết định kiểm tra:
a.1) Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan;
a.2) Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra;
b) Thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Trường hợp người khai hải quan không chấp hành Quyết định kiểm tra:
Quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra mà người khai hải quan không gửi hồ sơ tài liệu hoặc không cử đại diện đến làm việc, cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định và xử lý trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có, cụ thể:
b.1.1) Trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan xem xét xử lý;
b.1.2) Trường hợp đủ cơ sở kết luận kiểm tra, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra và các quyết định hành chính (nếu có).
Sau khi xử lý vi phạm hành chính theo quy định, cơ quan hải quan cập nhật thông tin không chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa) đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan.
b.2) Trường hợp người khai hải quan chấp hành Quyết định kiểm tra:
b.2.1) Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra theo nội dung, phạm vi của quyết định kiểm tra trên nguyên tắc kiểm tra nội dung nào thì kết luận theo nội dung đó, cụ thể:
b.2.1.1) So sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan cung cấp nhằm đánh giá sự trung thực, phù hợp giữa nội dung khai báo và các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan;
b.2.1.2) Kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung giải trình của người khai hải quan trong quá trình kiểm tra, đối chiếu với kết quả thu thập thông tin (nếu có);
b.2.1.3) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan đối với các hồ sơ được kiểm tra.
Trường hợp người khai hải quan cử đại diện có thẩm quyền làm việc, giải trình trực tiếp với cơ quan hải quan, các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này, kèm các hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan cung cấp, giải trình, chứng minh. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 141 Thông tư này.
b.2.2) Người khai hải quan có nghĩa vụ cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan theo quy định tại Điều 79, Điều 82 Luật Hải quan; Cử đại điện có thẩm quyền làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan;
Trong thời gian kiểm tra, ngoài các chứng từ, tài liệu nêu tại điểm này, người khai hải quan có quyền cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan được kiểm tra.
b.3) Xử lý kết quả kiểm tra: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 79 Luật Hải quan, Điều 100 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và điểm c.4 khoản 3 Điều 143 Thông tư này.
c) Thông báo kết quả kiểm tra: Trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu, thông tin, nội dung giải trình của người khai hải quan và kết quả kiểm tra, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra theo thời hạn kiểm tra ghi trên quyết định kiểm tra, người ký quyết định kiểm tra ký ban hành Thông báo kết quả kiểm tra gửi cho người khai hải quan theo mẫu số 06/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này.
1. Các trường hợp kiểm tra và thẩm quyền quyết định kiểm tra
a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan, bao gồm cả trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác, có rủi ro về thuế.
b) Các trường hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan;
c) Cơ quan hải quan xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định đối với các trường hợp sau:
c.1) Hồ sơ thuế, hải quan quá thời hạn kiểm tra sau thông quan;
c.2) Các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác.
2. Đối tượng kiểm tra
Hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải quan, trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra
a) Ban hành quyết định kiểm tra:
a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
a.2) Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
Riêng trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho người khai hải quan hoặc đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan trong giờ làm việc ngay sau khi công bố quyết định kiểm tra mà không phải thông báo trước;
a.3) Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy quyết định kiểm tra:
Trường hợp sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 03/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;
Trường hợp gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 04/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;
Trường hợp hủy quyết định kiểm tra sau thông quan thực hiện theo mẫu số 07/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này.
b) Thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra đối với trường hợp người khai hải quan không cử đại diện làm việc, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định, cụ thể:
b.1) Trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận thì xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành;
b.2) Trường hợp đủ cơ sở kết luận kiểm tra, thủ trưởng cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra trên cơ sở kết quả kiểm tra hồ sơ, dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có và các quyết định hành chính (nếu có).
Sau khi xử lý vi phạm hành chính theo quy định, cơ quan hải quan cập nhật thông tin không chấp hành vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để áp dụng biện pháp kiểm tra trong thông quan (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa) đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của người khai hải quan.
c) Thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra đối với trường hợp người khai hải quan chấp hành Quyết định kiểm tra:
c.1) Người khai hải quan có trách nhiệm khai, nộp, xuất trình thông tin, dữ liệu, chứng từ, hồ sơ cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 80 Luật Hải quan và Điều 16a Thông tư này. Người khai hải quan có quyền cung cấp tài liệu, chứng từ hoặc dữ liệu khác có liên quan để chứng minh nội dung khai báo là đúng hoặc để giải trình các nghi vấn của cơ quan hải quan;
c.2) Công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 09/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;
c.3) Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra theo nội dung, phạm vi của quyết định kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và kết luận theo từng nội dung đã kiểm tra, cụ thể:
c.3.1) So sánh, đối chiếu các nội dung khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan do người khai hải quan cung cấp;
c.3.2) Kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ hải quan, các thông tin dữ liệu, các chứng từ liên quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung giải trình của người khai hải quan trong quá trình kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từ, tài liệu cơ quan hải quan thu thập được (nếu có);
c.3.3) Kiểm tra các nội dung khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với nội dung tại sổ kế toán, chứng từ kế toán, nhập kho, xuất kho, hệ thống dữ liệu và các chứng từ, tài liệu liên quan khác của người khai hải quan;
c.3.4) Kiểm tra các nội dung khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với thực tế quá trình quản lý, sử dụng hàng hóa;
c.3.5) Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện để kiểm tra;
c.3.6) Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật hải quan và các quy định pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan đối với các hồ sơ kiểm tra;
c.3.7) Kiểm tra cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế (nếu có);
c.3.8) Kiểm tra xuất xứ hàng hóa đáp ứng điều kiện tiêu chí xuất xứ, quy định về cấp, quy định về vận chuyển trực tiếp và các quy định khác của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;
c.3.9) Kiểm tra các thông tin, dữ liệu, chứng từ, hồ sơ khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với thực tế quá trình quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý nguyên liệu, vật tư, sản phẩm dư thừa;
c.3.10) Trường hợp người khai hải quan có mối quan hệ đặc biệt nhưng không khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá (nếu có) thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt tới trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này, kèm các hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan cung cấp, giải trình, chứng minh để làm căn cứ xem xét kết luận kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 141 Thông tư này;
c.4) Xử lý kết quả kiểm tra:
c.4.1) Cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan trong trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu và nội dung giải trình của người khai hải quan chứng minh được nội dung đã khai là đúng;
c.4.2) Cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp sau đây:
c.4.2.1) Hồ sơ, chứng từ, tài liệu người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan không hợp pháp;
c.4.2.2) Nội dung giữa các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có sự mâu thuẫn hoặc bất hợp lý mà người khai hải quan không giải trình, giải trình không có cơ sở, giải trình không phù hợp các bất hợp lý, mâu thuẫn giữa nội dung các chứng từ, tài liệu trong hồ sơ hải quan; giữa hồ sơ hải quan khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan với các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của người khai hải quan lưu giữ theo quy định pháp luật; giữa hồ sơ hải quan với sổ kế toán, chứng từ kế toán; giữa hồ sơ hải quan và nội dung giải trình của doanh nghiệp; giữa hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán với các chứng từ tài liệu khác có liên quan;
c.4.2.3) Người khai hải quan không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu, thông tin dữ liệu (theo quy định người khai hải quan phải lưu trữ khi cơ quan hải quan yêu cầu cung cấp);
c.4.2.4) Cơ quan hải quan chứng minh được nội dung khai với cơ quan hải quan không đúng với thực tế trên cơ sở hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu thu thập từ người khai hải quan, người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu; thông tin thu thập từ người bán hàng, người sản xuất, khai thác đối với hàng hóa xuất khẩu, từ các tổ chức, cá nhân liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c.4.2.5) Người khai hải quan không khai, khai chưa đúng, chưa đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và Thông tư số 39/2015/TT-BTC ảnh hưởng đến thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điểm a khoản 3, điểm đ.2 khoản 4 Điều 25 Thông tư này;
c.4.2.6) Người khai hải quan khai không đúng cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế theo quy định của pháp luật;
c.4.2.7) Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí xuất xứ; vi phạm quy định về cấp, quy định về vận chuyển trực tiếp và các quy định khác của pháp luật về xuất xứ;
c.4.2.8) Thông tin, dữ liệu, chứng từ, hồ sơ người khai hải quan (nhập khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu) đã khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan không phù hợp với thực tế quá trình quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu.
Xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định tại điểm c.4 Điều này và các quy định có liên quan tại Thông tư này.
4. Kết luận kiểm tra
a) Dự thảo kết luận kiểm tra: Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra theo Biên bản kiểm tra cuối cùng tại trụ sở người khai hải quan, trên cơ sở nội dung, phạm vi, kết quả kiểm tra đã được ghi nhận tại các biên bản kiểm tra, người ký ban hành quyết định kiểm tra phải dự thảo kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan (bằng email, fax, gửi bưu điện hoặc trao trực tiếp);
b) Giải trình của người khai hải quan: Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra người khai hải quan phải hoàn thành toàn bộ việc giải trình (giải trình bằng văn bản hoặc làm việc ký biên bản trực tiếp) với người ký ban hành quyết định kiểm tra về các nội dung liên quan đến dự thảo kết luận.
Trường hợp người khai hải quan không giải trình trong thời hạn quy định nêu trên (từ chối quyền được giải trình) thì cơ quan hải quan thực hiện xử lý kết luận kiểm tra trên cơ sở hồ sơ hiện có;
c) Ký ban hành bản kết luận kiểm tra: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ký ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm:
c.1) Xem xét văn bản giải trình của người khai hải quan hoặc/và xem xét kết quả làm việc với đại diện có thẩm quyền của người khai hải quan trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ để xem xét ký ban hành bản kết luận kiểm tra;
c.2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan ký kết luận kiểm tra theo mẫu số 05/2015-KTSTQ Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;
c.3) Đối với trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn kết luận như sau:
c.3.1) Trường hợp trong bản kết luận có những nội dung đã đủ cơ sở kết luận, có thể kết luận ngay đồng thời còn có những nội dung cần ý kiến về chuyên môn thì ban hành kết luận kiểm tra đối với những nội dung đủ cơ sở kết luận theo thời hạn quy định. Đối với những nội dung cần ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan hải quan ban hành kết luận bổ sung. Thời hạn ký ban hành kết luận bổ sung là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền;
c.3.2) Trường hợp toàn bộ nội dung Bản kết luận chưa đủ cơ sở kết luận thì thời hạn ký ban hành kết luận kiểm tra là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền;
c.3.3) Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;
c.3.4) Trường hợp hết thời hạn 30 ngày cơ quan chuyên môn có thẩm quyền không có ý kiến bằng văn bản thì cơ quan hải quan ban hành kết luận trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn theo điểm c.3.3 khoản này dựa trên kết quả kiểm tra và dữ liệu của cơ quan hải quan hiện có.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức, chỉ đạo, quản lý điều hành hoạt động kiểm tra sau thông quan trên toàn quốc; ký quyết định kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra theo khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP:
a) Quyết định kiểm tra đối với trường hợp doanh nghiệp ưu tiên được công nhận theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
b) Quyết định kiểm tra đối với doanh nghiệp thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia;
c) Các tập đoàn, tổng công ty có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc có nhiều chi nhánh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa bàn thuộc nhiều Cục Hải quan.
2. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:
a) Tham mưu chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc và tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra sau thông quan, chỉ đạo, tổ chức, quản lý các đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan để đảm bảo việc thực hiện và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định;
b) Ký quyết định kiểm tra, tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra, ký quyết định ấn định thuế (nếu có) đối với các trường hợp kiểm tra theo khoản 1, 2 Điều 78 Luật Hải quan trong phạm vi toàn quốc và các trường hợp kiểm tra theo kế hoạch do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt trừ các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này;
c) Thừa ủy quyền ký quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và kết luận kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan theo Điều 100 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, trường hợp ấn định thuế kiến nghị, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trước khi quyết định ấn định thuế đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này theo ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
d) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
3. Cục trưởng Cục Hải quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong phạm vi địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra sau thông quan hoặc phân công Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức, thực hiện; chỉ đạo, tổ chức, quản lý đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan để đảm bảo việc thực hiện và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định.
Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai nằm ngoài địa bàn quản lý thì báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét phân công.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm:
a) Thừa ủy quyền ký quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp được quy định tại Điều 100 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Hải quan;
b) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính;
c) Tham mưu, tổ chức, quản lý, hướng dẫn hoạt động kiểm tra sau thông quan trên địa bàn Cục Hải quan. Tổng hợp, theo dõi số liệu, nắm tình hình hoạt động, nhận các báo cáo về kết quả các cuộc kiểm tra sau thông quan của các Chi cục Hải quan để tham mưu đề xuất Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan chỉ đạo thực hiện thống nhất, hiệu quả, tránh trùng lặp;
d) Cập nhật thông tin, hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan, báo cáo kết quả kiểm tra sau thông quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.
5. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan
a) Ký quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 142 Thông tư này;
Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan theo phân công của Cục trưởng Cục Hải quan;
b) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính;
c) Cập nhật thông tin, hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan, báo cáo kết quả kiểm tra sau thông quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.
1. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tổ chức thực hiện giải quyết khiếu nại đảm bảo nguyên tắc khách quan, không giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại cho đơn vị đã tham mưu ban hành quyết định hành chính đang bị khiếu nại.
2. Trách nhiệm của các đơn vị giải quyết khiếu nại:
a) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện giải quyết khiếu nại lần 1 đối với các quyết định hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành.
b) Cục trưởng Cục Hải quan:
b.1) Thực hiện giải quyết khiếu nại lần 1 đối với các quyết định hành chính do Cục trưởng Cục Hải quan ban hành;
b.2) Thực hiện giải quyết khiếu nại lần 2 đối với các quyết định hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành.
c) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện giải quyết khiếu nại lần 1 đối với các quyết định hành chính do Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan ban hành.
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
d.1) Thực hiện giải quyết khiếu nại lần 1 đối với các quyết định hành chính do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành. Đơn vị Thanh tra thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại;
d.2) Thực hiện giải quyết khiếu nại lần 2 đối với các quyết định hành chính do Cục trưởng Cục Hải quan ban hành. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại;
d.3) Thực hiện giải quyết khiếu nại lần 2 đối với các quyết định hành chính do Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan ban hành. Đơn vị Thanh tra thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại.
e) Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết khiếu nại lần 2 đối với quyết định hành chính chính do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành. Thanh tra Bộ Tài chính tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết khiếu nại.
Căn cứ thẩm quyền ban hành các biểu mẫu quy định tại Luật Hải quan và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Bộ Tài chính ban hành kèm Thông tư này Phụ lục IX các biểu mẫu gồm:
1. Mẫu số 01. Bản kê hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền.
2. Mẫu số 02. Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container/bồn mềm rỗng.
3. Mẫu số 03. Đơn đề nghị thành lập địa điểm (kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, kho hàng không kéo dài, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra tập trung).
4. Mẫu số 04. Báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu đưa vào, đưa ra kho bảo thuế theo quý.
5. Mẫu số 05. Báo cáo tình hình sử dụng đưa vào, đưa ra kho bảo thuế theo năm.
1. Đối với các hợp đồng gia công đã được thông báo cho cơ quan hải quan và tờ khai hải quan nhập sản xuất xuất khẩu đã đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa báo cáo quyết toán thì việc báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Đối với các doanh nghiệp chế xuất đang áp dụng quy định nộp báo cáo quyết toán theo quý thì không phải nộp báo cáo quyết toán quý I năm 2015. Việc báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho CFS trước ngày Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư này có hiệu lực thì thời hạn gửi kho ngoại quan, kho CFS; thủ tục xuất kho ngoại quan, CFS thực hiện theo quy định tại các văn bản này.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan.
2. Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định tại Thông tư này. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết từng trường hợp cụ thể.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.
Riêng điểm đ.2 khoản 1, điểm đ khoản 4 Điều 42; khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 133; Điều 135 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế có hiệu lực (từ ngày 01/01/2015).
Cách xác định tiền chậm nộp đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/01/2015 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế từ ngày 01/01/2015 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 133 Thông tư này.
2. Thông tư này bãi bỏ:
a) Thông tư số 94/2014/TT-BTC ngày 17/7/2014 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng;
b) Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
c) Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
đ) Thông tư số 186/2012/TT-BTC ngày 02/11/2012 của Bộ Tài chính quy định mẫu, phụ lục tờ khai hàng hóa quá cảnh và chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa quá cảnh;
e) Thông tư số 183/2012/TT-BTC ngày 25/10/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan và việc sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan;
g) Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Thông tư số 190/2011/TT-BTC ngày 20/12/2011 của Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng tờ khai, phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch;
i) Thông tư số 45/2011/TT-BTC ngày 19/5/2011 của Bộ Tài chính về quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế;
k) Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
l) Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 14/01/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài;
m) Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
n) Thông tư số 237/2009/TT-BTC ngày 18/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, máy móc nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất hàng xuất khẩu nhưng bị hư hỏng, tổn thất do nguyên nhân khách quan như: bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
và các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 25/VBHN-BTC |
Hanoi, September 06, 2018 |
ON CUSTOMS PROCEDURES; CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION; EXPORT DUTIES, IMPORT DUTIES AND TAX ADMINISTRATION APPLIED TO EXPORTS AND IMPORTS
Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties, and tax management applied to exports and imports, which comes into force from April 01, 2015, is amended by:
Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties, and tax management applied to exports and imports, which comes into force from June 05, 2018;
Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;
Pursuant to Law on Export and Import duties No. 45/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to Law on Tax administration No. 78/2006/QH11 dated November 29, 2006; Law No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012 on amendments to the Law on Tax administration; Law No. 71/2014/QH13 dated November 26, 2014 on amendments to tax laws;
Pursuant to Law on Excise duties dated November 14, 2008; Law on amendments to certain articles of the Law on Excise duties dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Value-added Tax dated June 03, 2008; the Law dated June 19, 2013 on Amendments to the Law on Value-added Tax;
Pursuant to the Law on Amendments to Tax Laws dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on amendments to some articles of the Law on Value Added Tax, Law on excise duties and Law on Tax Administration dated April 06, 2016;
Pursuant to the Law on Environmental protection tax dated November 15, 2010;
Pursuant to the Law on Commercial dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government of Vietnam providing detailed regulations and measures for implementation of the Customs Law on customs procedures, inspection, supervision and control procedures; Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 amending certain Articles of Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government of Vietnam providing detailed regulations and guidance on the Law on Customs providing for customs procedures, inspection, supervision and control procedures;
Pursuant to the Government's Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 on guidelines for the Law on Commerce in terms of international trading, brokerage, processing, and transit of goods with other countries;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2015/ND-CP dated November 12, 2015 elaborating the Law on Investment;
Pursuant to the Government's Decree No. 09/2018/ND-CP dated January 15, 2018 elaborating the Law on Commerce and the Law on Foreign Trade Management of goods trade activities and activities directly related to goods trade of foreign investors and foreign-invested business organizations in Vietnam;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/2008/ND-CP dated March 14, 2008 on industrial parks, export-processing zones, and economic zones; Pursuant to the Government's Decree No. 164/2013/ND-CP on amendments to Decree No. 29/2008/ND-CP; Pursuant to the Government's Decree No. 114/2015/ND-CP on amendments to Article 21 of Decree No. 29/2008/ND-CP;
Pursuant to the Government's Decree No.134/2016/ND-CP dated September 01, 2016 elaborating some Articles of the Law on Export and import duties;
Pursuant to Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 of the Government of Vietnam on guidelines for some Articles of the Law on Tax Administration and the Law on amendments to the Law on Tax Administration;
Pursuant to the Government’s Decree No. 209/2013/ND-CP dated December 18, 2013 elaborating some Articles of the Law on Value-added Tax;
Pursuant to the Government's Decree No.108/2015/ND-CP dated October 28, 2015 elaborating some Articles of the Law on Excise duties and the Law on amendments thereto;
Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2015/ND-CP dated February 12, 2015 elaborating some Articles of the Law on Amendments to Tax Laws and Tax Decrees;
Pursuant to the Government's Decree No. 100/2016/ND-CP dated July 01, 2016 elaborating the Law on amendments to the Law on Value-added tax, the Law on Excise duties and the Law on Tax administration; Pursuant to the Government's Decree No. 146/2017/ND-CP dated December 15, 2017 on amendments to Decree No. 100/2016/ND-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 67/2011/ND-CP dated August 08, 2011 elaborating some Articles of the Law on Environmental protection tax; Pursuant to the Government's Decree No. 69/2012/ND-CP dated September 14, 2012 on amendments to Clause 3 Article 2 of the Government's Decree No. 67/2011/ND-CP;
Pursuant to Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of the General Department of Vietnam Customs,2[i]
The Minister of Finance hereby promulgates a Circular on customs procedures, customs supervision and inspection, export duty, import duty, and tax administration applied to exports and imports.
1. This Circular deals with customs procedures, customs supervision and inspection, export duties, import duties, and tax administration applied to exports and imports.
2. Separate instructions of the Ministry of Finance on customs procedures, customs supervision and inspection shall apply to the following types of exports and imports:
a) Exports and imports sold at duty-free shops;
b) Postal packages exported or imported via postal network; exports or imports sent by express mail;
c) Petrol, oil; materials of petrol, oil exported, imported, or temporarily imported for re-export;
d) Gases and liquefied petroleum gas exported, imported, temporarily imported for re-export, or transited; imported materials for production and preparation of gases and liquefied petroleum gas; imported materials for processing gases and liquefied petroleum gas to be exported.
3. Exports or imports of enterprises eligible for customs priority shall be given priority according to separate regulations of the Ministry of Finance when following customs procedures, during customs supervision, inspection and tax administration under this Circular.
Article 2. Rights and obligations of declarants, taxpayers; responsibilities and entitlements of customs authorities and customs officials
1. Apart from the rights and obligations prescribed in Article 18 of the Law on Customs; Article 6, Article 7, and Article 30 of Law on Tax administration No. 78/2006/QH11, which is amended in Clause 3 and Clause 4 of Article 1 of Law No. 21/2012/QH13; Article 5 of Decree No. 83/2013/ND-CP, a customs declarant or a taxpayer shall make a customs declaration, additional declaration, and use goods as declared as follows:
a) Provide full, accurate, and truthful information on the customs declaration and documents to be submitted or presented as prescribed by law, declare the basis related to tax calculation or tax exemption, consideration of tax exemption, reduction or refund, or tax cancellation in terms of export duty, import duty, excise duty, value-added tax (VAT), environmental protection tax (except for declaration of tax rates and tax payable on goods that are not subject to tax);
b) Declare and take legal responsibility for declaration of amounts of export duty, import duty, excise duty, VAT or environmental protection tax payable, exempted, considered for tax exemption, reduction or refund, or cancelled as prescribed by law; declare tax payable on the deposit slip in accordance with regulations of the Ministry of Finance on collection, payment of taxes and other amounts on exports or imports;
c) With regard to exports or imports not subject to export duty, import duty, excise duty, VAT, environmental protection tax, or eligible for exemption or consideration for exemption from export duty, import duty, or eligible for preferential tariff, special preferential tariff, tax rates within tariff-rate quota, if the declaration has been made but the quantity of goods not subject to tax or the purpose of tax exemption, consideration of tax exemption, application of preferential tariff, special preferential tariff or tax rates within tariff-rate quota is changed; imported raw materials/supplies serving manufacture of exports and goods temporarily imported that are sold domestically instead of being re-exported, the taxpayer must make a customs declaration of the goods that are repurposed or sold domestically as prescribed in Article 21 of this Circular;
d) Appoint representatives to follow customs procedure and other administrative procedures at the customs authority.
2.3 Inheritance of rights and fulfilment of tax liabilities of enterprises established after restructuring shall comply with Article 55 of the Law on Tax administration.
3. Customs authorities and customs officials shall perform the duties and entitlements prescribed in Article 19 of the Law on Customs, Article 8 and Article 9 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 5 and Clause 6 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13.
Article 3. Submission, certification and use of documents enclosed with the customs dossier, tax dossier
1. The declarant or taxpayer is not required to submit the customs declaration of exports or imports (hereinafter referred to as “customs declaration”) when requesting the customs authority to initiate procedures for tax exemption, tax reduction, tax refund, tax cancellation, settlement of overpaid taxes, late payment interest or fines, tax deferral, payment of outstanding taxes in instalments, certification of fulfilment of tax liabilities, cancellation of outstanding taxes, late payment interest, or fines, except for physical customs declarations.
2. Documents enclosed with the customs dossier; additional declaration; application for prior determination of HS numbers, origins and customs values; notification of list of duty-free goods; report on use of duty-free goods, application for tax exemption, tax reduction, tax refund, tax cancellation; application for settlement of overpaid taxes, late payment interest or fines; application for tax deferral; application for payment of outstanding taxes in instalments; application for certification of fulfilment of tax liabilities; application for cancellation of outstanding taxes, late payment interest or fines shall be submitted to the customs authority via the customs electronic data processing system (hereinafter referred to as “e-customs system”). In the cases where physical originals are required according to this Circular, such originals shall be submitted to the customs authority directly or by post.
When examining the dossier, the customs authority compares them with information on the customs declaration and documents in the customs dossier submitted by the declarant.
3. In case of submission of a physical customs declaration or a photocopy of a document in the customs dossier, the declarant or taxpayer may submit the original or photocopy. In case of photocopies or documents issued by foreigners in the form of electronic copies, fax, telex, or documents issued by the declarant or taxpayer, the declarant or taxpayer shall make certification, append the signature, seal, and take responsibility for the accuracy, truthfulness, and legitimacy of such documents. If the photocopy consists of multiple sheets, the declarant or taxpayer shall make certification, append the signature, apply a stamp on the first page, and overlapping stamp on the entire photocopy.
4. If the language of the documents mentioned in Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article is not Vietnamese or English, the declarant or taxpayer must provide their Vietnamese translations and take responsibility for such translations. In the cases mentioned in Clause 3 of this Article, the declarant shall append his/her signature and seal on the translations.
Article 4. Following customs procedures overtime, on days off and public holidays
1. The customs authority shall carry out customs procedure on days off, public holidays, and overtime to ensure timely handling of exports or imports, entry and exit of people and means of transport, or according to declarants’ prior notices made via the e-customs system or in writing (fax permitted) as prescribed in Clause 4 Article 23 of the Law on Customs. The notice must be sent to the customs authority during working hours. As soon as the notice is received, the customs authority shall give the declarant feedback via the e-customs system or in writing of the time on following customs procedure overtime, on days off, or public holidays.
2. If working hours are over while the customs authority is checking documents or carrying out physical inspection of goods, the tasks shall be carried on until they are done without written request made by the declarant. Time limit for inspection is specified in Clause 2 Article 23 of the Law on Customs.
3. At land border checkpoints, customs procedures carried out overtime must be suitable with the opening and closing time of the border checkpoint (hereinafter referred to as “checkpoint”) prescribed by law and international treaties between Vietnam and bordering countries.
Article 5. Use of digital signatures during electronic customs procedures
1. Digital signatures used during electronic customs procedures must satisfy the following conditions:
a) The digital signature is corresponding with the digital certificate provided by a recognized public or foreign provider of digital signature authentication services as prescribed in Decree 170/2013/ND-CP;
b) The provider of digital signature authentication services prescribed in Point a Clause 1 of this Article must be on the list of providers of digital signature authentication services that are certified to be compatible with the e-customs system and posted on www.customs.gov.vn.
2. Before a digital signature is used for electronic customs procedures, the declarant must register it with the customs authority.
In case the declarant follows electronic customs procedures via a customs brokerage agent or entrusts the export/import, the customs brokerage agent or the trustee must use the account and digital signature of the customs brokerage agent or the trustee.
3. The declarant must register changes of information about the digital signature with the customs authority if the registered information is changed, the digital certificate is renewed, the key is changed, or the digital certificate is suspended.
4. The registration, change or cancellation of information about the digital signature registered with the customs authority shall follow the instructions in Appendix I enclosed herewith.
5. The registered digital signature of the declarant shall be used when following electronic customs procedures nationwide.
Article 6. Customs electronic data processing system (e-customs system)
1. Customs authorities are responsible for development, management, operation, and use of the e-customs system.
2. Other organizations and individuals, within the area of their competence, are responsible for providing, exchanging information about export and import of goods with customs authorities according to applicable regulations of law.
3. The following entities are permitted to access and exchange information with the e-customs system:
a) Customs officials;
b) Customs declarants;
c) Providers of value-added services recognized by customs authorities;
d) Regulatory agencies related to licensing, line management of exports or imports; issuance of Certificates of origin (CO);
dd) Agencies that monitor tax administration and price management of exports or imports;
e) Credit institutions that have entered into agreements on collection, payment of taxes, charges, and other state budget revenues related to export and import with the General Department of Customs; credit institutions or organizations operating under the Law on credit institutions that provide guarantee for declarants’ tax payment;
g) Warehousing service providers;
h) Other organizations and individuals prescribed by the General Department of Customs.
4. Provision of accounts to assess the e-customs system:
a) The entities prescribed in Clause 3 of this Article shall be provided with accounts to access the e-customs system as prescribed by customs authorities;
b) The access to the e-customs system must ensure State secrets and confidentiality of information of the persons who follow customs procedures as prescribed by law.
5. Any entity that makes customs declarations via the e-customs system must satisfy the following conditions:
a) The entity has registered for connection with the e-customs system to be provided with an account and information for connection. Any change or cancellation of the registration information must be promptly notified to the customs authority. The registration, change or cancellation of registration information shall follow the instructions in Appendix I enclosed herewith.
b) The entity has adequate technical infrastructure for electronic transaction, ensure the transmission, receipt, storage of information when accessing and exchanging information with the e-customs system; uses electronic customs declaration software that is provided by the customs authority (if any) or inspected and certified suitable with requirements of customs authority and compatible with the e-customs system by the General Department of Customs. The General Department of Customs shall issue Decisions to recognize electronic customs declaration software and post them on the website of customs authorities.
Article 7. Application for prior determination of HS codes, customs value
1. Documents and samples serving prior determination of HS codes
a) The application form No. 01/XDTMS/TXNK in Appendix VI hereof;
b) Technical documents provided by the applicant (composition analysis, catalogue, goods pictures): 01 photocopy.
c) Samples of goods to be exported or imported (if any).
The customs authority shall receive and process the samples in accordance with Article 10 of Circular No. 14/2015/TT-BTC.
2. Application for prior determination of origin
The application for prior determination of origins shall comply with provisions of the Circular on determination of origins of exports and imports promulgated by the Minister of Finance.
3. An application for prior determination of customs valuation method consists of:
a) The application form No. 02/XDTTG/TXNK in Appendix VI hereof;
b) A sale contract directly entered into by the applicant (if any): 01 photocopy;
c) Technical documents, pictures, or catalogue of goods: 01 photocopy;
d) Documents relevant to the transaction (if any): 01 photocopy;
dd) Relevant documents in case the invoice value of exports must be converted to practical selling prices at the checkpoint of export: 01 photocopy.
If there are no practical transactions yet and thus the applicant does not have the documents mentioned in Points b, d, dd of this Clause, the applicant shall request the customs authority to provide instructions on rules and conditions for applying the customs valuation method.
4. An application for prior determination of prices consists of:
a) The application form No. 02/XDTTG/TXNK in Appendix VI hereof;
b) A sale contract directly entered into by the applicant or an equivalent document: 01 photocopy;
c) Documentary evidence of bank transfer: 01 photocopy;
d) The bill of lading or equivalent transport documents as prescribed by law (unless goods are imported through a land checkpoint, goods traded between a free trade zone and the domestic market): 01 photocopy;
dd) Technical documents, pictures, or catalogue of goods: 01 photocopy;
e) Documents related to the transaction (if any): 01 photocopy.
If the applicant does not have the documents mentioned in Points b, c, and d of this Clause yet, the applicant shall request the customs authority to provide instructions on rules and conditions for applying the customs valuation method.
5. The General Department of Customs will issue a written rejection of the application for prior determination of HS codes, origin and customs value in the following cases:
a) The conditions or documents for prior determination of HS codes, origin or customs value are not adequate;
b) Any of the following cases:
b.1) The goods mentioned in the application are involved in a case under investigation or inspection by a competent authority;
b.2) The goods mentioned in the application which is received and processing by the General Department of Customs.
c) A competent authority has provided instructions on HS codes of the goods mentioned in the application.
CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION, EXPORT DUTY, IMPORT DUTY, AND TAX ADMINISTRATION APPLIED TO EXPORTS AND IMPORTS
Section 1. Risk management in customs supervision and inspection
Article 8. Assessment of conformity with law of exporters and importers
1. Customs authorities shall assess and classify enterprises engaged in export, import, and transit of goods by their conformity with regulations of law on customs and taxation. Accordingly, enterprises shall be classified as:
a) Preferred enterprises;
b) Conformable enterprises;
c) Unconformable enterprises;
2. Criteria for assessing conformity with law of enterprises are based on the e-customs system of information criteria prescribed in Clause 1 Article 14 of the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015.
3. Customs authorities shall provide information about assessment of conformity with law prescribed in Clause 2 hereof; provide support and instructions for enterprises to improve their conformity with law.
Article 9. Application of various modes of goods inspection while goods are being handled, transported, stored at warehouses, depots, ports, or checkpoint areas
1. The physical inspection of exports or imports while they are being handled, transported, stored at warehouses, depots, ports, or checkpoint areas is decided according to the following risk management criteria:
a) The goods owner, carrier, consignee, and relevant entities;
b) Characteristics of goods; transport route, means of transport, and relevant factors of exports or imports;
c) Not more than 01% of exports or imports that are gathered, loaded, unloaded at the checkpoint area is selected.
2. Pursuant to Clause 1 of this Article, the Director General of the General Department of Customs shall decide inspection of goods using container scanners or other devices via the e-customs system. Directors of Sub-departments of Customs in charge of the warehouse, depot, port, or checkpoint shall carry out the inspections.
Article 10. Application of various modes of customs inspection while following customs procedures for exports or imports
1. Document inspection and physical inspection of goods shall be carried out on the basis of risk management of the e-customs system (hereinafter referred to as “classification”). The head of the customs authority shall carry out the inspection according to classification by the e-customs system in accordance with the Law on Customs, the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP and Section 3 Chapter II of this Circular.
2. b) Inspection of goods by a specialized agency shall be carried out in accordance with corresponding regulations of laws; the whole shipment shall undergo physical inspection if violations against regulations of law on customs are suspected.
Article 11. Application of risk management to post-clearance inspection
1. Post-clearance inspection based on risk management prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 78 of the Law on Customs is carried out according to the following criteria:
a) The declarant is suspected of committing violations against regulations of law on customs or taxation during exportation or importation;
b) There are signs that the declarant is at risk of conformity with regulations of law on customs or taxation during exportation or importation;
c) The declarant exports or imports goods on the list of risk goods without undergoing inspection while following customs procedures.
2. Not more than 5% of conformable enterprises shall undergo inspection of conformity with law as prescribed in Clause 3 Article 78 of the Law on Customs according to the following criteria:
a) Level of conformity, scale, business lines, type of business, and operating duration of the exporter or importer;
b) Frequency and time of inspections during the process of customs procedures, post-clearance inspection, customs inspection of exporters and importers;
c) Policies on goods management and taxation applied to exports or imports;
d) Characteristics, origins of exports or imports;
d) Other factors related to export and import activities.
Article 12. Application of risk management to customs supervision of exports, imports, and goods in transit
1. Customs supervision methods shall be selected according to the following criteria:
a) Policies on goods management and taxation applied to exports, imports, and goods in transit;
b) Business lines, type of business, operating duration, routes, locality, means of transport and storage of exports, imports, and goods in transit;
c) Characteristics, origins, frequency, and level of violations related to exports, imports, and goods in transit;
d) Other regulations on management of exports, imports, and goods in transit.
2. The pivotal subject of customs supervision shall be selected according to the criteria mentioned in Clause 1 of this Article and level of conformity of the goods owner, carrier, and relevant entities.
Article 13. Application of risk management to luggage of individuals upon their entry, exit, and transit
The pivotal subject of inspection is selected according to the following criteria:
1. Frequency and seriousness of violations committed by the individual.
2. The background, history of entry, exit, transit, locations, time, routes, means of transport, tickets, ID papers, and other factors related to the entry, export, or transit.
3. Gestures, actions, words, attitude, and psychological manifestation of the individual during the process of entry, exit, or transit.
4. Characteristics of packaging, weight, value, location, time, route, means of transport, and other factors related to the transport of the individual’s luggage upon his/her entry, exit, or transit.
Article 14. Risk management applied to enterprises that are dissolved, bankrupt, shut down, suspended, missing, or whose Certificates of Business registration are revoked
1. The customs authority shall not refuse registration of customs declarations of exported, imported, and transit goods of enterprises that have been dissolved, bankrupt, shut down, suspended, missing, or whose Certificates of Business registration is revoked as confirmed by the tax authority, unless otherwise prescribed by law.
If a enterprise has been suspended or missing as confirmed by the tax authority, it is required to have the tax authority’s confirmation that the enterprise has registered for resumption of operation and fully complied with regulations of law on taxation and accounting in order to have the registration of customs declarations accepted.
2. The General Department of Customs shall cooperate with General Department of Taxation in collecting information, making and managing lists of enterprises that are dissolved, bankrupt, shut down, suspended, missing, or whose Certificates of Business registration are revoked to serve risk management prescribed in this Article.
Article 15. Responsibilities of the Director of the General Department of Customs for application of risk management
The Director of the General Department of Customs is responsible for promulgating and organizing the uniform implementation of:
1. Indexes according to the criteria prescribed in Clause 2 Article 8, Article 9, Article 10, Article 11, Clause 1 Article 12, Article 13, and Article 14 of this Circular, and other regulations of the Ministry of Finance to satisfy requirements of customs management and tax administration.
2. Risk management measures and services in customs operation.
3. Procedures and guidelines for application of risk management to customs services.
Section 2. Customs declaration
Article 16. Customs documents needed while following customs procedures
1. A customs dossier of exports consists of:
a) A customs declaration made according to the information criteria (form No. 02 in Appendix II hereof).
If a physical customs declaration is made according to Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended by Clause 2 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, the declarant shall complete and submit 02 original copies of form No. HQ/2015/NK in Appendix IV hereof;
b) Commercial invoices or equivalent documents if the buyer has to pay the seller: 01 photocopy;
c) A statement of raw timber for export (if any) as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development: 01 original copy;
d) The export license or a document permitting the export issued by a foreign trade authority if required;
d.1) In case of single shipment: 01 original copy;
d.2) In case of partial shipments: 01 original copy for the first consigment;
dd) A notice of exemption from inspection or inspection result or an equivalent document (hereinafter referred to as “inspection certificate”): 01 original copy.
If applicable law permits submission of photocopies or does not specify whether the original copy or photocopy has to be submitted, the declarant may submit a photocopy.
If the inspection certificate is used multiple times during its effective period, the declarant shall only submit it 01 time to the Sub-department of Customs where procedures for export of the first consignment are followed;
e) The certificate of eligibility to export prescribed by investment law: 01 photocopy while following procedures for export of the first consignment;
g) Entrustment contract: 01 photocopy if an export license, inspection certificate or certificate of eligibility to export is required for export entrustment as prescribed by investment law and the trustee uses the license or certificate of the trustor;
The declarant is not required to submit the documents mentioned in Point d, Point dd and Point e of this Clause if they are sent electronically by the specialized inspection authority or specialized regulatory authority through the National Single-window Information Portal in accordance with regulations of law on national single-window system.
2. A customs dossier of imports consists of:
a) A customs declaration made according to the information criteria specified in form No. 01 in Appendix II hereof.
If a physical customs declaration is made according to Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended by Clause 12 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, the declarant shall complete and submit 02 original copies of form No. HQ/2015/NK in Appendix IV hereof;
b) Commercial invoices or equivalent documents if the buyer has to pay the seller: 01 photocopy.
If the goods owner buys the goods from a seller in Vietnam and is instructed by the seller to receive goods overseas, the customs authority shall accept the invoice issued by the seller in Vietnam to the goods owner.
The declarant is not required to submit the commercial invoice in the following cases:
b.1) Goods are imported to execute a processing contract with a foreign trader;
b.2) Goods are imported without invoices and the buyer is not required to pay the seller. In this case, the declarant shall declare the customs value in accordance with Circular No. 39/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance.
c) The bill of lading or equivalent transport documents if goods are transported by sea, air, railroad, or multi-modal transport as prescribed by law (unless goods are imported through a land checkpoint, goods traded between a free trade zone and the domestic market, imports carried in the luggage upon entry): 01 photocopy.
With regard to imports serving petroleum exploration and extraction transported on service ships (not commercial ships), the cargo manifest shall be submitted instead of the bill of lading;
c) A statement of imported raw timber (if any) as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development: 01 original copy;
dd) The export license or a document permitting the export issued by a competent authority if required by foreign trade law; The quota-based import license or a notification of tariff quota:
dd.1) If partial shipments are not permitted: 01 original copy;
dd.2) If partial shipments are permitted: 01 original copy for the first consigment;
e) Inspection certificate: 01 original copy.
If applicable law permits submission of photocopies or does not specify whether the original copy or photocopy has to be submitted, the declarant may submit a photocopy.
If the inspection certificate is used multiple times during its effective period, the declarant shall only submit it 01 time to the Sub-department of Customs where procedures for import of the first consignment are followed;
g) The certificate of eligibility to import prescribed by investment law: 01 photocopy while following procedures for import of the first consignment;
h) Value declaration: the declarant shall make the value declaration using the set form and send the electronic declaration to the e-customs system or submit 02 original copies to the customs authority (in case of submission of physical customs declaration). Cases in which a value declaration is required and the value declaration form are provided in Circular No. 39/2015/TT-BTC;
i) Documents certifying goods origins specified in Circulars of the Minister of Finance on determination of origins of exports and imports;
k) A list of machinery and equipment in case of combine machines or machine sets of Chapters 84, 85 and 90 of Vietnam’s nomenclature of exports and imports or unassembled or disassembled machinery and equipment: 01 photocopy with presentation of the original copy for comparison in accordance with Circular No. 14/2015/TT-BTC in case of partial shipments;
l) Entrustment contract: 01 photocopy if an import license, inspection certificate or certificate of eligibility to import is required for import entrustment as prescribed by investment law and the trustee uses the license or certificate of the trustor;
m) A contract to sell goods to a school or research institute or a contract to supply goods or services that are imported to serve teaching or scientific experiments and apply 5% VAT according to the Law on Value-added tax: 01 photocopy.
The declarant is not required to submit the documents mentioned in Point dd, Point e, Point g and Point i of this Clause if they are sent electronically through the National Single-window Information Portal by the specialized inspection authority or specialized regulatory authority or through the Association of Southeast Asian Nations Single-window Information Portal by a competent authority of the exporting country or through another portal conformable with international treaties to which Vietnam is a signatory.
3. Customs dossiers of exports/imports not subject to tax
Apart from the documents mentioned in Clause 1 or Clause 2 of this Article, the declarant shall submit the following documents:
a) For goods imported as humanitarian aid or grant aid from a foreign country:
a.1) A contract for supply of goods (if imported by the successful bidder): 01 photocopy;
a.2) The import entrustment contract (in case of import entrustment): 01 photocopy;
a.3) An aid confirmation from the Ministry of Finance (for foreign aid classified as revenue of central government budget, emergency assistance without specific recipients specified in Article 15 of Decree No. 93/2009/ND-CP, aid for a specific province but received and distributed by a central agency): 01 original copy;
a.4) An aid confirmation from the Department of Finance (for foreign aid classified as revenue of local government budget): 01 original copy.
b) For goods imported to serve projects funded by ODA grant given by Vietnam to a foreign country:
b.1) A decision of the supervisory unit on assignment of project management and execution tasks or decision on approval for the ODA project of its supervisory agency which specifies that the ODA is a grant aid: 01 photocopy;
b.2) A list of goods provided as aid for the foreign country prepared by the project-executing unit: 01 photocopy;
b.3) A contract for supply of goods in case goods are imported by the successful bidder, or the import entrustment contract in case of import entrustment: 01 photocopy.
c) For goods exported to serve projects funded by ODA grant given by Vietnam to a foreign country:
c.1) A decision of the supervisory unit on assignment of project management and execution tasks or decision on approval for the ODA project of its supervisory agency which specifies that the ODA is a grant: 01 photocopy;
c.2) A list of goods provided as aid for the foreign country prepared by the project-executing unit: 01 photocopy;
c.3) A contract for supply of goods (if goods are not direct exported by the project-executing unit): 01 photocopy.
d) With regard to goods not subject to VAT being machinery, equipment, supplies that cannot be domestically manufactured and need to be imported to serve scientific research, technological development; machinery, equipment, spare parts, specialized vehicles and supplies that cannot be domestically manufactured and need to be imported to serve petroleum exploration and development; aircraft, oil rigs, vessels that cannot be manufactured in Vietnam and need to be imported as fixed assets of enterprises or leased from foreign parties to used for manufacturing, trading, or for lease, the following documents must be provided:
d.1) The sale contract that conforms to the bidding result or the goods supply contract or service contract which specifies that the prices are exclusive of VAT and is prepared by the successful bidder or selected contractor or service provider: 01 photocopy;
d.2) The import entrustment contract (in case of import entrustment) which specifies that the prices are exclusive of VAT: 01 photocopy;
d.3) Documents issued by the competent authorities prescribed by the Law on Science and technology to assign various organizations to execute research and development (R&D) programs, projects or contracts that involve the machinery, equipment or supplies that cannot be domestically manufactured and have to be imported to serve R&D: 01 original copy;
d.4) Contracts with foreign parties for lease of aircraft, oil rigs, vessels that cannot be domestically manufactured and are used for manufacturing, trading or for lease: 01 photocopy.
dd) Regarding weapons or military equipment that are imported to serve national defense and security and not subject to VAT: 01 original copy of the certificate of goods imported to serve national defense and security issued by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
e) Regarding imports of a finance lease enterprise that are leased out to an export processing enterprise or an enterprise in a free trade zone under a finance lease contract and are not subject to import duties; imports that are directly delivered to an export processing enterprise or an enterprise in a free trade zone: 01 photocopy of the finance lease contract which specifies that the lessee is the processing enterprise or the enterprise in the free trade zone (satisfying the conditions in Clause 1 Article 4 of the Law on Export and import duties dated April 06, 2016);
g) Imports of contractors that are delivered directly to a free trade zone for construction of factories or offices or for installation according to bidding result: 01 photocopy of the contract for sale of goods to the free trade zone according to the bidding result or direct contracting which specifies that the successful bids are exclusive of import duties.
4. Customs dossier of duty-free goods
Apart from the documents mentioned in Clause 1 or Clause 2 of this Article and Decree No. 134/2016/ND-CP, the declarant shall submit the following documents:
a) Form 06 of Decree No. 134/2016/ND-CP (List of duty-free goods).
If the e-customs system is completely capable of receiving electronic lists of duty-free goods, the declarant shall submit the list on the e-customs system.
In case of submission of a physical list of duty-free goods, the declarant shall present the original copy and submit 01 photocopy (form No. 06 of Decree No. 134/2016/ND-CP) and the monitoring sheet that was received by the customs authority;
b) The contract to lease or lease out specialized machinery, equipment or vehicles serving petroleum activities; service contracts with petroleum entities: 01 photocopy;
c) A contract for fabrication of machinery, equipment, components, separate parts or spare parts or machinery and equipment necessary for petroleum activities which specifies that the prices are exclusive of import duty: 01 photocopy;
d) A contract for fabrication of machinery, equipment, components, separate parts or spare parts or machinery and equipment that are fixed assets of the entity eligible for investment incentives or that are fixed assets of a shipyard: 01 photocopy.
5. Customs dossier in case of tax reduction
Apart from the documents mentioned in Clause 1 or Clause 2 of this Article, the declarant shall submit the application for export duty or import duty reduction in accordance with Article 32 of Decree No. 134/2016/ND-CP.
6. Customs dossier in case of tax cancellation
Apart from the documents mentioned in Clause 1 or Clause 2 of this Article Decree No. 134/2016/ND-CP, the declarant shall submit the following documents:
a) Regarding imports that have to be re-exported to the exporting country or to a third country or to a free trade zone:
A written request for export duty cancellation made according to information criteria specified in form No. 02 in Appendix IIa hereof.
In case of a physical declaration, the taxpayer shall submit form No. 05/CVDNKTT/TXNK in Appendix VI hereof which specifies the numbers of the re-export declaration, the import declaration, the contract and payment documents (if any), the taxpayer’s statement that goods have not been used or processed in Vietnam: 01 original copy;
b) Regarding exports that have to be re-imported into Vietnam:
A written request for tax cancellation made according to the information criteria specified form No. 02 in Appendix IIs hereof.
In case of a physical declaration, the taxpayer shall submit form No. 05/CVDNKTT/TXNK in Appendix VI hereof which specifies the numbers of the re-import declaration, the export declaration, the contract and payment documents (if any), the taxpayer’s statement that goods have not been used or processed overseas: 01 original copy;
c) If the exports or imports are eligible for tax refund but tax thereon has not been paid:
A written request for tax cancellation made according information criteria specified in form No. 02 in Appendix IIa hereof).
In case of a physical declaration, the taxpayer shall submit form No. 05/CVDNKTT/TXNK in Appendix VI hereof which specifies the taxes, numbers of credit institution’s guarantee, the export or import declaration, the export or import contract payment documents: 01 original copy.
Article 16a. Retaining customs dossiers of exports and imports
1. A customs dossier to be retained by the customs declarant includes:
a) The customs declaration;
b) Export/import license or written permission for export/import issued by a competent authority in accordance with law on foreign trade regarding exports and imports under scope of management specified in the license;
c) An application for inspection by specialized agency if the goods which are subject to inspection by a specialized agency are allowed by the customs authority to brought back for storage and a sampling record bearing certification of the specialized inspection agency if the goods are subject to sample-taking as prescribed in law on management and inspection by specialized agency;
d) A certificate of inspection by specialized agency;
dd) Sales contract of exports/imports (including processing contract, outsourcing contract, lease contract, finance lease contract, repair and maintenance contract and contract addendum, relevant documentary evidence related to amendments to the contract) or equivalent documents in accordance with law on commerce and foreign trade management.
An entrustment contract in case of entrusted export or import;
e) A certificate of eligibility for export/import as prescribed in law on investment;
g) Commercial invoices or equivalent documents in a case where the buyer must make payment to the seller;
h) Bill of lading or other equivalent transport documents;
i) Proof of origin as required in a Circular on identification of origin of exports and imports of the Minister of Finance.
k) A cargo manifest, if required;
l) Deliverables, catalogue, ingredient analysis, assessment certificate in connection with exports and imports (if any);
m) A list of apparatus and monitoring sheet (recording the subtraction of recorded/declared import/export from the import/export quota) when declaring HS code in case of classification of composite machines or combination of machines in Chapters 84, 85 and 90 of Vietnam export and import classification nomenclature and classification of machinery and equipment, unassembled or disassembled as prescribed in Article 7 and 8 Circular No. 14/2015/TT-BTC;
n) Accounting vouchers related to exports and imports as prescribed in law on accounting, including data, documentary evidence and materials in terms of warehouse discharge and warehouse entry;
o) Final accounts of use of imported materials/supplies, exports and documentary evidence, materials forming the basis for preparation of final accounts; the amount of required material for each finished unit, product model design or manufacturing process, marker (a diagram of a precise arrangement of pattern pieces) (if any), the required amount for each finished export product, and documents and data in connection with processing and manufacture of export products;
p) Documents involved in the inspection and customs valuation as prescribed in Circular No. 39/2015/TT-BTC;
q) Other tax exemption dossier (declaration required) prescribed in Article 5 through Article 31 of the Decree No. 134/2016/ND-CP; tax reduction dossier prescribed in Article 32 of the Decree No. 134/2016/ND-CP; tax refund dossier prescribed in Article 33 through Article 37 of the Decree No. 134/2016/ND-CP, Article 129 of this Circular; customs dossier of exports and imports not subject to tax as prescribed in Article 16 of this Circular; dossiers related to write-off of taxes, late payment interest, fines; extension of tax payment, late payment interest, fines; tax arrear payment in instalments and certification of tax obligation fulfilment of imports and exports as prescribed in Articles 134, 135, 136 and 140 of this Circular;
r) Notification of prior determination of HS codes, origin, customs value (if any);
s) Dossiers relevant to additional declaration, declaration of repurposed goods or goods sold domestically instead of being re-exported as prescribed in Article 20 and Article 21 of this Circular;
t) Dossiers related to customs procedures applied to temporary imports prescribed in Article 86 of this Circular and customs procedures applied to exports/imports on an all-inclusive declaration prescribed in Article 93 of this Circular;
u) Other documents related to exports and imports prescribed in Decree No. 125/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on amendments to Decree No. 122/2016/ND-CP dated September 1, 2016 on preferential import or export duty, tariff nomenclature and fixed tax, mixed tax, import duty beyond tariff quota, and in other legislative documents.
2. The customs declarant shall retain original copies of documents in the customs dossier prescribed in Clause 1 hereof within the duration prescribed in Point dd Clause 2 Article 18 of the Law on Customs dated June 23, 2014, and present them to customs authorities upon post-customs clearance inspections. Original copies may be made in electronic or physical form.
If original copies in physical form have been submitted to the customs authority, the customs declarant must retain photocopies thereof. If the original copies are made in electronic form, the customs declarant must retain electronic copies.
If the customs declarant is a customs brokerage agent (including express delivery businesses which are recognized as customs brokerage agents), the goods owner shall be responsible for retaining documents in the customs dossier. If the good owner is a foreign trader which does not establish a presence in Vietnam to trade in export or import, the customs brokerage agent shall be responsible for retaining documents in the customs dossier.
Article 17. Checking, sampling goods prior to customs declaration
Goods shall be checked before customs declaration in accordance with Point c Clause 1 Article 18 of the Law on Customs; goods shall be sampled before customs declaration as follows:
1. After the goods carrier or keeper (shipping company, airline, railroad company, express mail company, provider of postal services, bonded warehouse owner, etc.) accepts, the goods owners shall notify the Customs Department where goods is kept and the warehousing service provider to work in cooperation.
2. Before checking goods, the Sub-department of Customs shall make a certification confirmed by the goods owner. The certification shall be made into 02 copies, each of which is kept by a party.
3. Where the declarant wishes to take samples to serve customs declaration, Article 31 of this Circular shall apply.
4. After checking goods and taking samples, the customs official shall seal the shipment. If goods cannot be sealed, the certification mentioned in Clause 2 of this Article must reflects the condition of goods and specify the goods keeper is responsible for preserving the status quo of goods. When making customs declaration, the goods owner must write the result of checking and sampling on the customs declaration.
Article 18. Customs declaration
1. Customs declaration principles
a)9 The declarant must provide sufficient information on the customs declaration according to information criteria specified in form No. 01 or form No. 02 in Appendix II hereof and send documents of the customs dossier mentioned in Article 16 of this Circular according to information criteria specified in form No. 03 in Appendix II hereof to the customs authority through the e-customs system. Documents of the customs dossier may be electronic data or scans having certified by digital signatures.
In case of a physical customs declaration, the declarant shall follow instructions in Appendix IV hereof and submit or present the customs dossier in accordance with Article 16 of this Circular to the customs authority when registering the customs declaration.
If raw materials or supplies are imported for processing of exports or manufacture of domestic exports, the declarant shall declare the codes of the products, materials or supplies in the description section of Appendix II hereof;
b) Goods that are exported, imported in different manner shall be enumerated on separate declarations;
c) A customs declaration shall be used for a shipment with one invoice. When declaring a shipment with multiple invoices on the same customs declaration as prescribed in Clause 7 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, the declarant must make a list of commercial invoices for exports or imports using form 02/BKHD/GSQL in Appendix V enclosed herewith and send it together with the customs declaration to the e-customs system.
In case of physical customs declaration, the declarant must specify the numbers, dates of invoices, and total quantity of goods on the customs declaration. If all invoices cannot be declared on the customs declaration, a list shall be compiled and enclosed with the declaration.
d) When declaring exports or imports that are eligible for tax exemption or not subject to tax, information about the tax exemption or nontaxability must be declared as instructed in Appendix II enclosed herewith.
dd) If exports or imports are eligible for tax reduction, the tax rate before reduction, and the rate of reduction, and the document of such reduction must be specified on the paper customs declaration;
e)10 If exports or imports are sea, river, air, railroad vehicles, the declaration and export procedures must be completed before initiate exit procedures unless goods are sold after the vehicle has exited; declaration and import procedures must be completed before initiate entry procedures. If the imports are road vehicles or other kinds of vehicles are transported by another vehicle through the checkpoint, it is only required to make declaration and export/import follow procedures, not entry/exit procedures;
g) The declarant may use the analysis results given by competent organizations to declare information related to the names, codes, quality, categories, quantity of goods, and other information about the shipment.
The declarant may use the result of analysis and classification of a shipment granted clearance previously to declare the names, codes of next shipments that have the same names of goods, composition, physical and chemical properties, functions, and are imported from the same manufacturers within 03 years from the day on which the result of analysis and classification is given; Unless the regulations of law which is the basis for giving the analysis, classification of exports or imports is amended or replaced.
h) In case of physical customs declaration of temporary import/export of goods, re-exported/re-imports must also be declared on a paper declaration.
i)11 A bill of lading must be declared on a separate import declaration. If a bill of lading is declared on more than one declaration or more than one bills of lading are declared on a single declaration or goods are imported without a bill of lading, the declarant shall follow instructions in form 01 of Appendix II hereof;
k)12 When registering an export declaration, the declarant shall specify the container number (if exports are transported in containers) and UCR number according to form No. 02 in Appendix II hereof.
If goods on more than one export declaration of the same owner are loaded in the same container or on the same vehicle, the declarant shall specify the information according to form No. 15 of Appendix II hereof through the e-customs system before goods are released from the customs controlled area (CCA);
l)13 Regarding exports and imports serving national defense and security and thus exempt from customs declaration and physical inspection, the declarant shall submit the written request for exemption from customs declaration and physical inspection issued by the Minister of Public Security or the Minister of National Defense to the customs authority where export or import procedures are followed;
m)14 Regarding exports and imports requiring licensing by line management authority, the license must be available upon registration of the customs declaration and specified in the customs declaration according to instructions on form No. 01 or form No. 02 of Appendix II hereof;
n)15 Regarding goods that are wrongly shipped or excess goods according to the sale contract, the declarant shall make an additional declaration according to Clause 4 Article 20 or reject the goods according to Article 95 and Article 96 of this Circular;
o)16 If the electronic customs declaration system of the declarant is not able to complete the electronic customs procedures, the declarant shall send a written notification to the relevant Sub-department of Customs using form No. 41/TB-HTSC/GSQL in Appendix V hereof and make the declaration through a customs agent or at the office of the customs authority. In consideration of the customs declaration method registered by the declarant in form No. 41/TB-HTSC/GSQL, the Sub-department of Customs shall instruct the declarant to follow the procedures;
p)17 Regarding goods on the duty-free list mentioned in Clause 1 Article 17 of the Law on Export and import duties dated April 06, 2016, the project owner shall submit the duty-free list according to form 30 of Appendix II hereof.
2. A customs declaration consists of up to 50 lines of goods. More than one customs declaration shall be used if more lines are needed. If a shipment consists of multiple types of goods serving manufacturing, inward processing, or manufacturing of domestic exports, the declarant may group the goods with the same codes (Appendix II hereof), origins, or tax rates.
When grouping HS codes on the customs declaration, the invoice value, dutiable values, quantity of lines of grouped HS codes is the total invoice value, dutiable values, and quantity of group lines; do not declare invoices of lines of grouped HS codes.
3. If the amount of tax on a type of goods exceeds the number of digits on the declaration, the declarant may divide the goods into more lines on the customs declaration. If it is not possible to do so, the paper customs declaration shall be used.
If the total amount of tax on a type of goods exceeds the number of digits of on the declaration, the declarant may use more than one customs declaration.
4. If a shipment must be declared on multiple declarations or imports serve multiple purposes, have the same bill of lading and invoice, declared on multiple invoices by purpose at the same Sub-department of Customs, the declarant shall only submit 01 customs dossier (if paper documents are submitted) and write “chung chứng từ với tờ khai số … ngày …” (in the same set with declaration No. …. Dated ….. “) on the next declarations.
In the cases mentioned in Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article, the declarant shall submit, present, keep one customs dossier that contains customs declarations of the same shipment.
5. The declarant shall round up the number if the quantity of goods has more than two digits after the decimal points, the invoice value has more than 04 digits after the decimal points, or invoice unit price has more than 06 digits after the decimal points. The practical quantity, value of invoices and cost prices of invoices shall be declared at item “Mô tả hàng hóa” (“Goods description”).
6. Provision of advance information about exports/imports:
a) The declarant must provide advance information about exports or imports according to Point 2 Appendix II enclosed herewith;
b) Advance information are effective and kept on the e-customs system for up to 07 days from the time of registration or last adjustment;
c) If advance information is accepted, the e-customs system will provide the customs declaration number. If not, the e-customs system will provide explanation and necessary adjustment/addition;
d) The declarant may adjust, supplement information declared on the e-customs system.
7. After declaring advance information about exports or imports, the declarant shall use the information given by the e-customs system to make the official customs declaration.
If the e-customs system notifies that the declarant is not eligible to register the customs declaration, the declarant shall contact the Sub-department of Customs where the declaration is registered and send documents proving the normal operation of the declarant’s enterprise, which are issued by a competent authorities.
The declarant shall check information given by the e-customs system and take legal responsibility for the use of such information to follow customs procedures.
8. Deadline for submitting the customs declaration
a) The customs declaration of exports or imports shall be submitted after goods have been gathered at the location informed by the declarant and at least 04 hours before the departure of the means of transport. With regard to exports sent by express mail, the declaration must be submitted at least 02 hours before the departure of the means of transport;
b) With regard to imports, the customs declaration must be submitted before goods arrive at the checkpoint or within 30 days from the day on which goods arrive at the checkpoint.
If the means of transport follow electronic customs procedures, the date of arrival of goods at the checkpoint is the date of arrival of the means of transport at the checkpoint as informed by the shipping company on the e-customs system.
In case the means of transport follow manual customs procedures for entry, the date of arrival of goods at the checkpoint is the day on which the customs authority appends the seal on the declaration of imports at the port of discharge which is enclosed with documents about the means of transport (by sea, by air, or by rail) or the date written on the declaration of means of transport crossing the checkpoint or the logbook of means of transport (by river or by road)
Article 19. Registration of customs declarations
1. Location of customs declaration registration
a) The customs declaration of exports shall be registered at the Sub-department of Customs in the same administrative division as the headquarter or manufacturing facility of the enterprise, or the Sub-department of Customs in the same administrative division with the place where exports are gathered, or the Sub-department of Customs of the checkpoint of export;
b) The declaration of imports shall be registered at the Sub-department of Customs at the checkpoint in charge of the goods storage place or port of destination written on the bill of lading, transport contract, or the Sub-department of Customs outside the checkpoint area in the same administrative division as the enterprise’s headquarter or the place to which goods is delivered;
c) Declarations of exports or imports for certain purposes shall be registered at corresponding locations specified in Decree No. 08/2015/ND-CP and this Circular.
2.18 Checking conditions for customs declaration registration.
The e-customs system will automatically inspect the conditions for customs declaration registration, including:
a) The declarant is not suspended from following customs procedures, except for the following cases:
a.1) Exports are eligible for tax exemption or not subject to tax or eligible for 0% tax;
a.2) Goods are imported to serve national defense and security or exempt from import duty or exempt from VAT; goods are exported to serve national defense and security;
a.3) Goods are meant for disaster or epidemic recovery; goods that are emergency assistance, humanitarian aid or grant aid.
b) The declarant is not facing the situations mentioned in Clause 1 Article 14 of this Circular;
c) Information on the customs declaration is adequate and conformable with instructions of this Circular;
d) Information about policies on goods management and taxation applied to exports or imports on the customs declaration.
If all of the aforementioned conditions are fulfilled, the customs authority shall accept the customs declaration and respond to the declarant. If any of the aforementioned conditions is not fulfilled, the customs authority shall reject the customs declaration and provide explanation for the declarant.
In case of a physical customs declaration, the customs official shall inspect fulfillment of the aforementioned conditions and documents of the customs dossier.
3.19 Classification of declarations
a) For electronic declarations:
a.1) Export and import declarations:
Pursuant to risk classification criteria established by the Minister of Finance, the Director of the General Department of Customs shall classify the declarations and perform one of the following tasks on the e-customs system:
a.1.1) Accept information on the declaration (lane 1);
a.1.2) Inspect relevant documents of the customs dossier submitted or presented by the declarant or relevant documents on the National Single-window Information Portal (lane 2);
a.1.3) Carry out physical inspection of goods based on inspected relevant documents of the customs dossier submitted or presented by the declarant or relevant documents on the National Single-window Information Portal (lane 3).
a.2) Declaration of independent transport:
a.2.1) Accept information on the declaration (lane 1);
a.2.2) Inspect relevant documents of the customs dossier submitted or presented by the declarant or relevant documents on the National Single-window Information Portal (lane 2).
b) Physical declarations and cargo manifest:
Pursuant to the risk classification criteria established by the Minister of Finance, risk analysis result and relevant information about the goods available when the customs declaration is registered, the Director of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall classify the declaration or cargo manifest following instructions in Point a of this Clause.
4.20 Time to notify the declaration classification result:
Classification of a customs declaration will be notified by the customs authority right after the e-customs system has received and registered information therein.
According to information updated by the time the exports or imports arrive at the border checkpoint, the e-customs system will automatically process and inform the declarant if its classification is changed due to changes in information.
Article 20. Additional declaration
Additional declaration means declaration of revisions to a customs declaration and submission of documents relevant to such revisions.
1. Cases of additional declaration:
Except for in that cannot be changed according to Section 3 of Appendix II hereof, the declarant may make an additional declaration in the following cases:
a) Additional declaration before customs clearance:
a.1) The declarant or taxpayer may make an additional declaration before the customs authority informs the declarant of the classification result;
a.2) The declarant or taxpayer that finds errors in the customs declaration after the customs authority informs the classification result but before customs clearance is granted may make an additional declaration and incur penalties as prescribed by law;
a.3) If the declarant or taxpayer that makes an additional declaration as requested by the customs authority after the customs authority finds errors or inconsistency between the goods or customs dossier and information provided during document inspection of physical inspection of goods will incur penalties as prescribed by law.
b) Additional declaration after customs clearance:
Except additional declaration relevant to the export license or import license, specialized inspection in terms of goods quality, health, culture, quarantine of animals, animal products or plants or food quality, the declarant shall make an additional declaration after customs clearance in the following cases:
b.1) The declarant or taxpayer that finds errors in the customs declaration before the customs authority issues a decision on post-clearance inspection may makes an additional declaration within 60 days from the date of customs clearance;
b.2) The declarant of taxpayer that finds errors in the customs declaration after 60 days from the date of customs clearance and before the customs authority issues a decision on post-clearance inspection shall make additional declaration and incur penalties prescribed by law.
2. Procedures for making additional declaration:
Except for the cases of additional declaration mentioned in Clause 3 through 5 of this Article, additional declaration shall be made as follows:
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) Make additional declaration by completing form No. 01, form No. 02, form No. 04 or form No. 05 of Appendix II hereof and submit documents relevant to the additional declaration. In case of a physical declaration, the declarant shall complete and submit 02 original copies of form No. 03/KBS/GSQL of Appendix V hereof and 01 photocopy of every document relevant to the additional declaration.
Make the additional declaration within 05 working days from the day on which a request is received from the customs authority in the cases mentioned in Clause 1.a.3 of this Article;
a.2) If goods are not granted customs clearance because of change of the port of loading, checkpoint of export, or means of transport, the declarant shall make additional declaration as instructed in this Article. If the change of the port or loading, checkpoint of export or means of transport leads to changes of the transport modal, the customs declaration must be cancelled as prescribed in Article 22 of this Circular;
a.3) If the exports have been are granted customs clearance and brought into the CCA at the checkpoint and the declarant wishes to change the port of loading or checkpoint of export and the means of transport, the declarant shall submit a written permission for change of the checkpoint of export issued by a competent authority or a written notice of change of the port of loading (form No. 32/TDCX/GSQL in Appendix V hereof) to the customs authority at the new port of loading or checkpoint of export for update on the e-customs system. The supervising customs official at the port of loading or checkpoint of export shall give a confirmation on the notice of change of the port of loading or checkpoint of export and monitor the transport of goods to the new port of loading or checkpoint of export, where they are loaded on the vehicle for export in accordance with Clause 4 Article 52b of this Circular. Within 05 working days from the day on which the notice is submitted to the customs authority, the declarant shall make the additional declaration as prescribed.
If the owner of the outbound vehicle changes the vehicle name without changing the port of loading or checkpoint of export, a written notice (form No. 33/TDPTVT/GSQL in Appendix V hereof) must be sent to the customs authority before goods are loaded onto the vehicle, specifying the goods on the export declarations on which the vehicle name is changed. If the owner of the outbound vehicle changes the port of loading or checkpoint of export, customs procedures specified in Clause 4 Article 52b of this Circular shall be followed in order to move goods to the new port of loading;
a.4) If the exports have been granted customs clearance but not taken into the CCA at the border checkpoint and the port of loading or checkpoint of export is changed, the declarant shall submit a notice of such change (form No. 34/TDCXCK/GSQL in Appendix V hereof) to the Sub-department of Customs where the declaration is registered or the Sub-department of Customs of the initial border checkpoint, according to which the supervision point will be changed on the e-customs system. Within 05 working days from the day on which the notice is submitted to the customs authority, the declarant shall make the additional declaration as prescribed;
a.5) After goods are released from the CCA, if the container number is not consistent with that on the customs declaration, the declarant shall present the documentary evidence of delivery of the export to the supervising customs official at the checkpoint of import or submit form No. 31/BKCT/GSQL in Appendix V hereof enclosed with documents about the change to the container number issued by the carrier to the supervising customs official. The supervising customs official shall check and update the correct container number on the e-customs system in order to process the procedures.
The declarant shall make an additional declaration at the Sub-department of Customs where the declaration is registered in accordance with provisions of this Clause within 05 working days from the day on which goods are released from the CCA;
a.6) If goods are eligible to be released from the CCA but their actual quantity or weight does not match that on an export declaration or import declaration of bulk cargo (except air cargo), the declarant shall present the weighing note issued by the provider of port/storage services or the note of goods receipt bearing the signature of the seller’s representative or the record on site inspection of goods quantity or weight to the supervising customs official. The supervising customs official shall inspect and give a confirmation on the aforementioned document and follow these instructions:
a.6.1) If the goods are subject to licensing, the supervising customs official shall only allow the release of goods from the CCA if their quantity or weight matches that on the license or does not exceed the tolerance specified in the license (if any);
a.6.2) If the exports are bulk cargo are not subject to licensing and there is an agreement on quantity or weight tolerance and commercial level of the goods (goods of the same kind vary in value according to their sizes): pursuant to the photocopy of the sale contract which specifies the tolerance and method of payment according to actual quantity, the supervising customs official shall confirm the actual quantity of the shipment that is eligible for release from the CCA on the e-customs system. The declarant shall make an additional declaration at the Sub-department of Customs where the declaration is registered in accordance with provisions of Clause 3 of this Article within 05 working days from the entire shipment is released from the CCA;
a.6.3) If the actual quantity of exports or import does not match that on the customs declaration or the inspection result (except for the cases specified in Point a.6.2 of this Clause), the declarant shall make the additional declaration at the Sub-department of Customs where the declaration is registered in accordance with Point a Clause 2 of fishery products Article. If such an additional declaration is not made, the excess goods must not be released from the CCA.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) Regarding additional declaration before customs clearance:
b.1.1) Receive the additional declaration submitted to the e-customs system;
b.1.2) Within 02 working hours after the satisfactory additional declaration is received, inspect the additional declaration within the time limit (if any) specified in Clause 2 Article 23 of the Law on Customs and send a notice through the e-customs system; provide explanation if the additional declaration is rejected.
b.1.3) Take actions against violations (if found).
b.2) Regarding additional declaration after customs clearance:
b.2.1) Receive the additional declaration submitted to the e-customs system;
b.2.2) Process the inspection result and:
b.2.2.1) finish inspecting the additional declaration and physical inspection of goods (if any) and send a notice of the inspection result through the e-customs system within 02 working hours after the satisfactory additional declaration is received;
b.2.2.2) provide explanation for the declarant through the e-customs system if the additional declaration is rejected.
b.2.3) Take actions against violations (if found).
b.3) In case of a physical declaration, apart from the tasks mentioned in Point b of this Clause, the customs official must specify the time and date of receipt of the additional declaration; check the adequacy and accuracy of the additional declaration, specify the inspection result on the application for additional declaration, and give the declarant 01 copy of the application for additional declaration which bears the customs authority’s confirmation.
3. Procedures for additional declaration in case of bulk cargo and agreement on quantity or weight tolerance and commercial level of the goods
a) Responsibilities of the declarant:
Provide additional information of the electronic customs declaration and submit documents relevant to the additional declaration, including:
a.1) The weighing note of the port (for bulk cargo) or package inspection of the port or the record on site inspection of quantity or weight issued by the inspection service provider (hereinafter referred to as “inspecting unit") or the result of inspection issued by the inspecting unit: 01 photocopy;
a.2) The importer’s note of goods receipt for the import declaration or the export’s note of dispatch for the export declaration: 01 photocopy;
a.3) A record on goods receipt bearing the seller’s signature or a statement bearing the buyer’s and the seller’s certification of quantity, commercial level of goods and actual payment: 01 photocopy.
If the statement does not bear adequate certification of the buyer and the sellers, it must bear the declarant’s certification;
a.4) A sale contract that specifies the tolerance of quantity or weight and method of payment: 01 photocopy;
a.5) Payment document (if any): 01 photocopy;
a.6) The license on which quantity of goods has been adjusted (for goods subject to licensing): 01 original copy. If the license is issued electronically through the National Single-window Information Portal by the specialized regulatory authority, the declarant is not required to submit the physical license.
If the declarant is not permitted by a regulatory body to adjust the license or fails to obtain a license for the excess quantity of goods after 30 days from the date of customs clearance, such excess quantity must be re-exported.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) Receive and inspect the adequacy and conformity of the additional declaration;
b.2) Within 02 working hours from the day on which the satisfactory additional declaration is received, inspect the additional declaration within the time limit (if any) specified in Clause 2 Article 23 of the Law on Customs and send a notice through the e-customs system; provide explanation if the additional declaration is rejected.
4. Procedures for making additional declaration in case of incorrect or excess goods, except for the cases in Clause 3 of this Article
a) In case of excess quantity of goods (without change in categories of goods) and the excess goods are accepted by the recipient:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
The declarant shall make an additional declaration in accordance with Point a.1 Clause 2 of this Article and submit the following documents:
a.1.1) A written confirmation of excess goods issued by the consignor: 01 photocopy;
a.1.2) The contract and appendix thereof specifying changes to information about the goods and value thereof or equivalent documents prescribed by law: 01 photocopy;
a.1.3) The commercial invoice specifying changes to information about the goods and value thereof: 01 photocopy;
a.1.4) The bill of lading or an equivalent transport document (if the additional declaration is relevant to the number of containers, packages or bulk cargo weight and goods that have not been removed from the CCA): 01 photocopy;
a.1.5) Payment document (if any): 01 photocopy;
a.1.6) The license on which quantity of goods has been adjusted (for goods subject to licensing and additional declaration is made before customs clearance): 01 original copy;
a.1.7) The certificate of specialized inspection on which the quantity of goods has been adjusted: 01 original copy.
In the cases where the documents mentioned in Point a.1.6 and Point a.1.7 are sent electronically by a specialized regulatory authority through the National Single-window Information Portal, the declarant is not required to submit the physical copies thereof.
a.2) Responsibilities of the customs authority:
a.2.1) Receive the additional declaration;
a.2.2) Carry out physical inspection of goods if they are inside the CCA (including goods in storage). If the goods have been removed from the CCA, the declarant must obtain a confirmation of the actual quantity of goods from the inspecting unit;
a.2.3) Carry out the inspection and process the inspection result:
a.2.3.1) If result of physical inspection of goods or the confirmation issued by the inspecting unit matches the result of inspection of additional declaration, accept the additional declaration, impose penalties for customs offences and carries on the procedures. The time limit for inspection is specified in Clause 2 Article 23 of the Law on Customs;
a.2.3.2) In the cases where it is not possible to verify the supporting documents or smuggling or fraud is suspected, the customs authority shall cooperate with relevant authorities and domestic organizations (carrier, delivery company, bank, insurer) in verification within 10 working days. If the additional declaration documents are found conformable, carry on the procedures; if the supporting documents are not conformable, reject the additional declaration and take appropriate actions prescribed by law;
a.2.3.3) If the result of physical inspection of goods or the confirmation issued by the inspecting unit does not match the result of inspection of additional declaration, reject the additional documents and take appropriate actions prescribed by law.
b) In case of excess categories of goods which also lead to changes to quantity of goods and the excess goods are accepted by the recipient:
b.1) The declarant shall follow the instructions in Point a.1 of this Clause;
b.2) Responsibilities of the customs authority:
Follow the instructions in Point a.2 of this Clause. In the cases where verification by domestic organizations is not adequate and verification by overseas organizations is needed: the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall send information to the General Department of Customs, which will cooperate with relevant overseas organizations (customs authority, carrier or shipping agent of the exporting country, the exporter, …) in verifying the documents within 15 working days from the day on which verification is given by domestic organizations. The General Department of Customs may consider extending the aforementioned time limit for up to 15 working days if the verification is complicated. Up to 02 extension may be granted.
Within 02 working days from the receipt of the verification result, the customs official shall finish processing the additional declaration. Violations (if any) shall be dealt with as prescribed.
c) In case of incorrect goods of the entire shipment (incorrect categories):
c.1) Responsibilities of the customs declarant:
The declarant shall make an additional declaration in accordance with Point a.1 Clause 2 of this Article and submit the following documents:
c.1.1) A written confirmation issued by the consignor which provides explanation: 01 photocopy;
c.1.2) The contract and appendix thereof specifying changes to information about the goods and value thereof or equivalent documents prescribed by law: 01 photocopy;
c.1.3) The commercial invoice specifying changes to information about the goods and value thereof: 01 photocopy;
c.1.4) The bill of lading or an equivalent transport document (if the additional declaration is relevant to the number of containers, packages or bulk cargo weight and goods that have not been removed from the CCA): 01 photocopy;
c.1.5) Payment document (if any): 01 photocopy;
c.1.6) A written explanation for acceptance of the incorrect goods issued by the declarant: 01 original copy;
c.2) Responsibilities of the customs authority:
c.2.1) Receive the additional declaration;
c.2.2) Carry out physical inspection of goods if they are inside the CCA (including goods in storage). The time limit for inspection is specified in Clause 2 Article 23 of the Law on Customs.
If the goods have been removed from the CCA, the declarant must obtain a confirmation of the actual quantity and categories of goods from the inspecting unit;
c.2.3) Verify conformity of supporting documents: the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall send relevant information to the General Department of Customs, which will cooperate with overseas organizations (customs authority of the exporting country, carrier, shipping agent, exporter, overseas customs chief) in verifying conformity of documents proving the additional declaration within 45 working days. The General Department of Customs may consider extending the aforementioned time limit for up to 45 working days if the verification is complicated. Up to 02 extension may be granted.
Within 02 working days from the receipt of the verification result, the customs official shall finish processing the additional declaration. Violations (if any) shall be dealt with as prescribed.
c.2.4) Handle inspection result:
c.2.4.1) If the result of physical inspection of goods or the confirmation issued by the inspecting unit matches the verification result or no result is given by the deadline for verification, accept the additional declaration and carry on the procedures;
c.2.4.2) If the result of physical inspection of goods or the confirmation issued by the inspecting unit does not match the verification result, reject the additional documents and take appropriate actions prescribed by law.
5. Procedures for additional declaration after customs clearance in case of insufficient quantity of goods and the goods are not partially or entirely removed from the CCA, except for the cases mentioned in Clause 3 of this Article
a) Responsibilities of the declarant:
Provide additional information of the electronic customs declaration and submit documents relevant to the additional declaration, including:
a.1) A written confirmation of insufficient quantity of goods issued by the consignor: 01 photocopy;
a.2) The contract and appendix thereof specifying changes to information about the goods and value thereof or equivalent documents prescribed by law: 01 photocopy;
a.3) The commercial invoice specifying changes to information about the goods and value thereof: 01 photocopy;
a.4) The bill of lading or an equivalent transport document (if the additional declaration is relevant to the number of containers, packages or bulk cargo weight and goods that have not been removed from the CCA): 01 photocopy;
a.5) Payment document (if any): 01 photocopy;
a.6) If the result of physical inspection of actual quantity of imports given by the inspecting unit.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) Receive the additional declaration;
b.2) Carry out physical inspection of goods if they are inside the CCA (including goods in storage). The time limit for inspection is specified in Clause 2 Article 23 of the Law on Customs;
b.3) Handle inspection result:
b.3.1) If the additional declaration matches the result of physical inspection of the goods that are still in the CCA and information about the goods that have been removed from the CCA, accept the additional declaration and carry on the procedures;
b.3.2) In the cases where it is not possible to verify the supporting documents or smuggling or fraud is suspected, the customs authority shall cooperate with relevant authorities and domestic organizations (carrier, delivery company, bank, insurer) in verification within 10 working days. If the additional declaration documents are found conformable, carry on the procedures; if the supporting documents are not conformable, reject the additional declaration and take appropriate actions prescribed by law;
b.3.3) If the additional declaration does not match the result of physical inspection of the goods that are still in the CCA and information about the goods that have been removed from the CCA, reject the additional declaration and take appropriate actions prescribed by law.
Article 21. Declaration of repurposed goods or goods sold domestically instead of being re-exported
1.22 Principles
a) Exports or imports that are sold domestically or repurposed shall comply with provisions of Clause 5 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 12 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP;
b) Domestic sale or repurposing of goods that have undergone export or import procedures is only permitted after the declarant has completed customs procedures for the new customs declaration;
c) If the export or import license is required, a written permission by the licensing authority is also required for domestic sale or repurposing of the goods if it is subject to licensing by law;
d) In case of domestic sale or repurposing of exports or imports, the taxpayer shall declare and pay taxes and fines (if any) as prescribed.
2.23 The declarant shall:
a) Prepare and submit the customs dossier through the e-customs system, including:
a.1) The customs declaration specified in Article 16 of this Circular which specifies the number of the initial customs declaration, repurposing or domestic sale method (“Phần ghi chú” of the electronic declaration or “Ghi chép khác” of the physical declaration).
If the imports that are repurposed or sold domestically are exempt from import duties or not subject to import duties, the customs dossier retention period (05 years) has expired by the date of repurposing or domestic sale, or the imports are tools or instruments that are not subject to tax and the value of which is not entirely included in production cost (not monitored by the importer according to import declaration numbers) and the customs dossier retention period has not expired, the importer is not required to provide the declaration number upon repurposing or domestic sale.
If the imports are raw materials or supplies that have been converted into products when they are repurposed or sold domestically, the raw materials or supplies and the finished products shall be separately declared on the same declaration. The finished products, on which tax is not declared, shall be written on a line; the initial raw materials or supplies (write “TDMDSDSP” at “mã số quản lý riêng”) and tax thereon shall be written on the next line. Categories of the finished products shall comply with applicable law.
a.2) A written permission for repurposing or domestic sale of the goods if a license is required when such goods are repurposed or sold domestically: 01 original copy;
a.3) The certificate of specialized inspection if …. are not fulfilled with the initial customs declaration is registered: 01 original copy;
a.4) A written agreement with the foreign party on repurposing or the commercial invoice in case of transfer of ownership of goods processed or borrowed from a foreign organization or individual or the contract for purchase or sale of duty-free, non-taxable, temporarily imported or temporarily exported goods: 01 photocopy.
b) In case of repurposing by re-export: the taxpayer shall declare in accordance with Point a of this Clause and is not required to pay tax;
c) In case of repurposing by transfer to another party exempt from tax: the transferee shall declare in accordance with Point a of this Clause and is not required to pay tax;
If the transferee has to submit the duty-free list, the customs authority shall deduct the goods from the duty-free list submitted by the transferee.
The transferee is not required to pay import duty on the goods provided the transfer price is exclusive of import duty. The transferee shall notify the customs authority that receives the duty-free list of the transfer of goods (if the duty-free list has been submitted) or the customs official where the initial declaration is registered (if submission of the duty-free list is not required);
d) If the customs authority or a competent authority finds that a taxpayer repurposes or domestically sells goods without declaring and paying taxes, such taxpayer shall pay an amount of tax imposed according to the initial import declaration, pay late payment interest and incur other penalties as prescribed by applicable law.
3. Responsibilities of the customs authority:
Carry out appropriate customs procedures and adjust tax on the old customs declaration to the quantity of goods being repurposed or sold domestically instead of being re-exported according to the new customs declaration as follows:
a) If taxpayer has not paid tax on the old customs declaration: after tax on the new declaration is paid, the customs authority shall issue a Decision to reduce tax on the old declaration;
b) If taxpayer has paid tax on the old customs declaration: the customs authority shall issue a Decision to reduce tax on the old declaration, refund and offset tax on the old customs declaration and that on the new declaration is paid (as if overpaid tax). If tax on the old customs declaration is lower than that on the new customs declaration, the taxpayer shall pay the arrears before completing the procedures for selling goods domestically instead of being re-exported. If tax on the old declaration is higher than that on the new declaration, the overpaid amount shall be refunded by the customs authority as prescribed. The procedures for offsetting or refund shall comply with Article 132 of this Circular.
The Decision to adjust tax shall be made using the form No. 03/QDDC/TXNK in Appendix VI enclosed herewith.
The time limits for refunding and offsetting tax between the old customs declaration and the new customs declaration shall comply with Clause 3 Article 49 of this Circular. While the customs authority is processing tax refund and offsetting, late payment interest shall not be charged.
Article 22. Cancellation of customs declaration
1. Cases in which a customs declaration is cancelled:
a) The customs declaration is not valid for completing customs procedures in the following cases:
a.1) The imports do not arrive at the checkpoint of import within 15 days from the day on which the import declaration is registered;
a.2) The exports are exempt from document inspection and physical inspection but have not entered the CCA at the checkpoint of export within 15 days from the day on which the export declaration is registered;
a.3) The exports have to undergo document inspection but the declarant has not submitted the customs dossier, or customs procedures have been completed but the goods have are not taken into the CCA at the checkpoint of export within 15 days from the day on which the export declaration is registered;
a.4) The exports have to undergo physical inspection but the declarant fails submit documents and present goods to the customs authority for inspection within 15 days from the day on which the export declaration is registered;
a.5) The customs declaration has been registered and the goods are subject to licensing by a competent authority but such a license is not available when the declaration is registered.
b) The customs declaration has been registered, customs clearance is not granted because of an error of the e-customs system and the physical declaration has been granted customs clearance or conditional customs clearance or the goods have been put into storage;
c) The customs declaration has been registered but the goods fail to meet certain requirements and have to be re-exported or destroyed;
d) Cases in which cancellation of a customs declaration is requested by the declarant:
d.1) The export procedures have been completed and goods have been taken into the CCA but the declarant wishes to take the goods back to the domestic market for repair or recycling;
d.2) The declaration of in-country export has been granted customs clearance or conditional customs clearance but the exporter or importers cancels the transaction;
d.3) Cases other than those mentioned in Points a.2, a.3, a.4, d.1 and d.2 of this Clause in which the export declaration has been granted customs clearance or conditional customs clearance but goods are not exported in reality;
d.4) The declarant provides in correct information on the declaration according to Section 3 of Appendix II hereof, unless the import declaration has been granted customs clearance or conditional customs clearance and goods have been released from the CCA; the export declaration has been granted customs clearance or conditional customs clearance and the goods have been exported in reality.
2. Procedures for cancelling a customs declaration
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) In the cases mentioned in Point b and Point d Clause 1 of this Article, the declarant shall complete form No. 06 in Appendix II hereof and send it through the e-customs system to the Sub-department of Customs where the declaration is registered.
In case of cancellation of a physical declaration, the declarant shall complete and submit 02 original copies of form No. 04/HTK/GSQL in Appendix V hereof to the Sub-department of Customs where the declaration is registered;
a.2) In the cases mentioned in Points d.1, d.2, d.3 Clause 1 of this Article, the declarant shall enclose the form with documents proving that the goods are not exported in reality.
In case of cancellation of an export declaration on which goods have been taken into the CCA but are not exported in reality, the declarant shall specify in the cancellation form that taxes on the goods have not been refunded or deducted by any domestic tax authority or customs authority and take responsibility for such content. If the customs authority or tax authority finds tax has been refunded or deducted, the declarant shall be dealt with as prescribed by law;
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) In the cases mentioned in Point a Clause 1 of this Article: Within 01 working day from the day on which the customs declaration is invalidated as prescribed in Point a or Point d Clause 1 of this Article, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall verify information on the e-customs system, cancel the customs declaration and inform the declarant of such cancellation through the e-customs system;
b.2) In the cases mentioned in Point c Clause 1 of this Article: Within 01 working day from the day on which the goods are re-exported or the confirmation of goods destruction is received, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall cancel the declaration;
b.3) In the cases mentioned in Point b or Point d Clause 1 of this Article:
b.3.1) Within 08 working hours from the receipt of the request for cancellation from the declarant, the customs official shall verify the reasons, conditions and information about the declaration on the e-customs system, request the Director of the Sub-department of Customs to consider approving the cancellation and inform the declarant through the e-customs system, settle taxes (if any) in accordance with Article 131 of this Circular and update on the risk management system, according to which the enterprise’s conformity with law will be assessed.
In the cases where the Sub-department of Customs where the declaration is registered receives information in writing about violations of law relevant to the shipment from other competent authorities, the export declaration that has been granted customs clearance or conditional customs clearance may only be cancelled after necessary actions have been taken and the shipment does not violate the law or the violations have been dealt with as prescribed by law;
b.3.2) If the cancellation of the declaration of temporarily imported/export goods affects information for management of quantity of goods temporarily imported/export on the e-customs system, the customs authority must update goods quantity on the e-customs system after the declaration is cancelled;
b.3.3) The declarant shall inform the Department of Taxation of the province where the enterprise applies for business registration if the exports have domestic origins (form No. 01/TB-XNKTC/GSQL in Appendix V hereof) or the Sub-department of Customs where the import declaration is registered if the exports have foreign origins (if the export declaration and import declaration are registered at different Sub-departments of Customs). Taxes on goods on the cancelled export declaration shall not be paid, refunded or deducted.
b.4) For physical declarations, in addition to the steps mentioned in Points b.1, b.2 and b.3 of this Clause, the customs official shall cross out the cancelled declaration, append signature and seal on it and archive it. Cancelled declarations shall be sorted by their issuance numbers.
Section 3. Detailed inspection of customs dossier, physical inspection of goods; transport of goods to storage, release of goods, customs clearance of goods
Article 23. Inspection principles
1.25 According to the classification of declarations by the e-customs system, the decision of the Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered or the Sub-department of Customs where physical inspection of goods is carried out, information on the customs declaration, risk management information on the e-customs system and the electronic customs dossier submitted by the declarant through the e-customs system, the customs official shall carry out detailed inspection of the customs dossier and physical inspection of goods. Within 01 working hour after the declaration is registered, the customs authority shall verify the customs dossier and respond to the declarant through the e-customs system. After this time, it will be considered that the electronic customs dossier has been adequately submitted to the customs authority. In case of physical inspection of goods, the customs official must write the inspection result on the result note, update on the e-customs system in accordance with Article 29 of this Circular and instructions of the General Department of Customs, decide customs clearance, conditional customs clearance or put the goods into storage.
2. During the inspection, of customs offenses or tax offenses are suspected, the customs official shall request the Director of Sub-department of Customs to change the form or level of inspection.
3. During the inspection, if analysis by a professional agency is necessary for the inspection, the analysis cost shall be incurred by the customs authority.
Article 24. Checking goods names, codes, and tax rates
1. Checking goods names, codes, and tax rates upon inspection of the customs dossier.
a) Inspection contents:
Compare the declared information and accuracy of goods names, codes, and tax rates on the customs declaration with information on documents in the customs dossier;
b) Handling inspection result:
b.1) If the goods names, codes, and tax rates are clearly and fully declared by the declarant, the goods names are consistent with other information on documents in the customs dossier, the customs authority shall accept the goods names, codes, and tax rates declared by the declarant;
b.2) If there are ample evidence that goods names, codes, and tax rates are not correctly declared, the declarant shall be instructed and requested to make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular and incur penalties as prescribed by law. If the declarant fails to make additional declaration, the customs authority shall redetermine the codes of goods, tax rates, impose tax and penalties, update the inspection results on the database, and grant customs clearance after the declarant has fully paid tax and fins (if any) as prescribed;
b.3) If declared information about goods names, goods descriptions are not consistent with that on documents enclosed with the customs dossier and information on the customs declaration but the basis for determining the goods names, codes, and tax rates is not sufficient, the declarant shall be requested to submit additional technical documents of sale contract or composition analysis sheet.
By examining additional documents, if the customs authority has sufficient basis for determining that the goods names, codes, tax rates are incorrectly declared, the declarant shall be instructed to make additional declaration as prescribed in Point b.2 of this Clause. If the declarant fails to submit additional documents at the request of the customs authority of the customs authority does not have sufficient basis for determining the goods names, codes, tax rates by examining the documents, samples shall be taken and analyzed in accordance with regulations of the Minister of Finance on classification of goods, analysis serving classification of goods, quality inspection, food safety inspection of exports or imports, or request the Director of the Sub-department of Customs to decide physical inspection of goods according to Clause 2 of this Article.
2. Checking goods names, codes, and tax rates upon physical inspection of goods
a) Inspection contents:
Compare the declared information and accuracy of goods names, codes, and tax rates on the customs declaration with actual goods.
During the physical inspection of goods, the customs official must determine names and codes of goods according to the Vietnam’s List of exports or imports and corresponding tax schedules;
b) Handling inspection result:
b.1) If the names and codes of goods on the customs declaration are consistent with actual goods, the tax rates are conformable with applicable tax schedules at the time of inspection, the customs authority shall accept the goods names, codes, and tax rates declared by the declarant;
b.2) If there are ample evidence that goods names, codes, and tax rates are not correctly declared, the declarant shall be instructed and requested to make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular and incur penalties as prescribed by law. If the declarant fails to make additional declaration, the customs authority shall redetermine the codes of goods, tax rates, impose tax and penalties, update the inspection results on the database, and grant customs clearance after the declarant has fully paid tax and fins (if any) as prescribed;
b.3) If names and codes of goods cannot be accurately determined according to the Vietnam’s List of exports or imports and corresponding tax schedules, the Sub-department of Customs and the declarant shall take samples for analysis in accordance with regulations of the Minister of Finance on classification of goods, analysis serving classification of goods, quality inspection, food safety inspection of exports or imports.
3.26 If the shipment has been granted customs clearance on the basis of the analysis result, the customs authority may use such analysis result to carry out customs procedures for next shipments of the same declarant that have goods with the same names, origins, codes, and imported from the same manufacturer (for imports).
The next shipments will be selected to undergo analysis by the customs authority on the basis of risk management.
Article 25. Inspection of customs value while following customs procedures
1. Customs dossiers of exports and imports that have to undergo detailed document inspection or physical inspection of goods shall undergo inspection of customs value while following customs procedures.
2. Inspection content: The customs authority shall inspect the customs value declared by the declarant on the customs declaration or customs value declaration (hereinafter referred to as “declared value”) in accordance with instructions of Circular No. 39/2015/TT-BTC and this Circular.
3. Handling inspection result
a) Rejection of declared value:
The customs authority shall issue the customs value notice (form No. 02B/TB-TGHQ/TXNK in Appendix VI hereof) and request the declarant to make additional declaration within 05 working days from the day on which the notice is issued and grant conditional customs clearance as prescribed. If the declarant makes the additional declaration by the aforementioned deadline specified in the customs value notice, the customs authority shall grant customs clearance and impose penalties (if violations are found). If the declarant fails to make additional declaration by the deadline or the additional declaration is not conformable with the customs value notice, the customs authority shall impose tax in accordance with the Law on Tax administration in order to grant customs clearance and impose penalties (if violations are found).
The declared value of exports or imports will be rejected in the following cases:
a.1) The declarant fails to declare or correctly and adequately declare any of the mandatory information on the customs declaration (including: point of unloading, method of payment, codes of goods, cost of transport, insurance premium, codes and names of adjusted costs, detailed value, total taxable value allocation coefficient, goods description, unit of measurement, unit prices, taxable unit prices, taxable values, invoice value, total invoice value, country of origin) and the customs value declaration (if any) which affects the customs value.
If the declarant has a special relationship which is not mentioned on the customs declaration or the customs value declaration (if any), the customs authority shall request the declarant to provide such information in accordance with Article 20 of this Circular. If declarant states that his/her special relationship does not affect the selling price, the customs authority shall inspect the impact of such relationship on the selling price in accordance with Article 7 of Circular No. 39/2015/TT-BTC;
a.2) Customs values in documents of the customs dossier submitted or presented by the declarant to the customs authority are inconsistent;
a.3) Any of the conditions specified in Clause 8 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, Circular No. 39/2015/TT-BTC and this Circular is not satisfied when applying the customs valuation methods.
a.4) The customs valuation methods specified in Clause 8 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, Circular No. 39/2015/TT-BTC and this Circular are not strictly followed.
b) Doubtful declared values:
b.1) If the declared value of exports or imports is doubtful compared to reference prices of identical or similar goods specified in Article 22 of Circular No. 39/2015/TT-BTC and the declarant is not a law-abiding enterprise, the customs authority shall request the declarant to provide additional documents according to Point b.2 Clause 4 of this Article through the e-customs system or on the physical export/import declaration, appoint a legal representative or authorized person to explain and prove the declared value before the deadline for completing customs procedures specified in Article 23 of the Law on Customs, then perform the following tasks:
b.1.1) If the declarant fails to provide additional documents or appoint a representative and fails to explain or prove the declared values, or the documents or explanation provided by the declarant fail to disprove the basis for rejection of declared values mentioned in Points dd.2.1, dd.2.2, dd.2.3, dd.2.5, dd.2.6 Clause 4 of this Article, the customs authority shall issue a customs value notice, impose taxes in accordance with the Law on Tax administration and impose penalties (if violations are found);
b.1.2) In cases other than those specified in Point b.1.1 of this Clause, the customs authority shall accept the values declared by the declarant, issue the customs value notice and grant customs clearance.
b.2) If the declared value of imports is doubtfully high according to Point b.5.7 of this Clause, the customs authority shall accept the declared value, grant customs clearance and request a tax authority to inspect the related transaction in accordance with regulations of law on related transactions.
b.3) In cases other than those specified in Point b.1 and Point b.2 of this Clause, the customs authority shall issue a notice of reasons for suspicion, prices, methods and meeting time through the e-customs system or using form No. 02A/TB-NVTG/TXNK in Appendix VI hereof and grant conditional customs clearance as prescribed; the declarant shall comply with recommendations of the customs authority and instructions in Clause 4 of this Article;
b.4) The declared value of exports is considered doubtful in the following cases:
b.4.1) The declare value is lower than reference prices of identical or similar goods issued by the General Department of Customs according to Article 22 of Circular No. 39/2015/TT-BTC;
b.4.2) The declared value is lower than the lowest customs value of identical or similar exports determined by the customs authority, or lower than the lowest declared values of identical or similar goods that was accepted by the customs authority in the customs value database (do not compare with doubtful customs values).
Identical and similar goods in the customs value database that are used for comparison are goods that are exported within 90 days before or after the registration date of the export declaration of the goods whose customs values are being examined;
b.4.3) The declare value is lower than the customs value collected by the customs authority from information sources specified in Article 25 of Circular No. 39/2015/TT-BTC after being converted into customs values of exports at the checkpoint of export;
b.4.4) The declared value is lower than or equal to the declared value of the primary materials of identical or similar goods or cost of transport of the goods being examined at the checkpoint of export or cost of extraction of identical or similar goods;
b.4.5) If identical or similar goods prescribed by No. 39/2015/TT-BTC cannot be found, the following goods will also be identified as identical or similar goods:
b.4.5.1) Exports whose functions or uses are comparable to those of identical or similar goods available in the customs value database;
b.4.5.2) Exports whose quality is higher than that of identical or similar goods available in the customs value database;
b.5) The declared value of imports is considered doubtful in the following cases:
b.5.1) The declare value is lower than reference prices of identical or similar goods issued by the General Department of Customs according to Article 22 of Circular No. 39/2015/TT-BTC;
b.5.2) The declared value is lower than the lowest customs value of identical or similar imports determined by the customs authority, or lower than the lowest declared values of identical or similar goods that was accepted by the customs authority in the customs value database (do not compare with doubtful customs values);
b.5.3) The declared value is lower than or equal to the declared value of integral parts of identical or similar goods; lower than or equal to customs value of primary materials of identical or similar imports; lower than or equal to cost of transport of identical or similar imports at the first checkpoint of import;
b.5.4) The declare value is lower than the customs value collected by the customs authority from information sources specified in Article 25 of Circular No. 39/2015/TT-BTC after being converted into customs values of imports at the first checkpoint of export;
b.5.5) The imports are discounted while the declared value minus (-) the discount is lower than the lowest customs value of identical or similar imports in the customs value database;
b.5.6) If identical or similar goods prescribed by No. 39/2015/TT-BTC cannot be found, the following goods will also be identified as considered identical or similar goods:
b.5.6.1) Imports whose functions or uses are comparable to those of identical or similar imports available in the customs value database;
b.5.6.2) Imports whose quality is higher than that of identical or similar imports available in the customs value database;
b.5.6.3) Imports from developed countries or groups of countries that are comparable to identical or similar imports from developing countries available in the customs value database;
b.5.7) The declare value of imports is doubtfully higher than reference prices of identical or similar imports issued by the General Department of Customs according to Article 22 of Circular No. 39/2015/TT-BTC;
b.5.8) Identical and similar imports in the database that are used for comparison mentioned in Point b.5.2 or point b.5.5 of this Clause are goods that are exported to Vietnam within 60 days before or after the date of export declaration of the goods whose customs values are being examined; If identical or similar goods cannot be found within the aforementioned time frame, it may be extended to 90 days before or after the date of export.
c) Customs authority shall grant customs clearance to goods other than those mentioned in Points a and b of this Clause at the declared values.
4. Consultation
a.1) The Director of the provincial Department of Customs shall hold the consultation and take responsibility for the effectiveness of the consultation; The Director of the provincial Department of Customs may delegate the Director of a Sub-department of Customs to carry out the consultation if appropriate.
b) Responsibilities:
b.1) The customs authority shall:
b.1.1) Hold the consultation, check the documents submitted or presented by the declarant in accordance with Point b.2 of this Clause to clarify the suspicions;
b.1.2) Make a consultation record which specifies the full discussion during the consultation; additional documents submitted by the declarant; whether or not the declarant agrees with the basis for rejection in case the customs authority has sufficient basis for rejecting the declared value; and the verdict of the consultation. If the declared value is rejected, the basis for rejection must be specified in Point dd.2 of this Clause, the values and valuation method applied by the customs authority.
b.2) The declarant must present the sale contract or an equivalent document, commercial invoice, documents specifying the cost of transport, insurance documents, C/Os (if any), payment documents (if any), documents about the customs valuation method prescribed in Circular No. 39/2015/TT-BTC or this Circular (01 photocopy); appoint the declarant’s legal representative or an authorized person to attend the consultation, who has the responsibility to provide explanation for the declared values at the request of the customs authority;
b.3) The consultation record must be signed by all parties.
c) Method of consultation: direct consultation;
d) Within 30 days from the registration date of the customs declaration, the export or import declaration;
dd) Processing consultation result:
dd.1) If the declarant concurs with the value or method applied by the customs authority, the customs authority shall carry out the inspection and issue the customs value notice. Within 05 working days from the consultation date, the declarant shall make the additional declaration. If the declarant makes the additional declaration by the aforementioned deadline specified in the customs value notice, the customs authority shall grant customs clearance and impose penalties (if violations are found). If the declarant fails to make additional declaration by the deadline or the additional declaration is not conformable with the customs value notice, the customs authority shall impose tax in accordance with the Law on Tax administration in order to grant customs clearance and impose penalties (if violations are found);
dd.2) If the customs authority rejects the declared value after the consultation, the customs authority shall issue the customs value notice and request the declarant to make additional declaration within 05 working days from the ending date of the consultation. If the declarant makes the additional declaration by the aforementioned deadline specified in the customs value notice, the customs authority shall grant customs clearance and impose penalties (if violations are found). If the declarant fails to make additional declaration by the deadline or the additional declaration is not conformable with the customs value notice, the customs authority shall impose tax in accordance with the Law on Tax administration in order to grant customs clearance and impose penalties (if violations are found).
The declared value of exports or imports will be rejected in the following cases:
dd.2.1) One of the cases mentioned in Point a Clause 3 of this Article;
dd.2.2) The declarant fails to declare or correctly declare the actual price that was paid or will be paid; the elements relevant to customs valuation specified in Article 6, Article 13 and Article 15 of Circular No. 39/2015/TT-BTC;
dd.2.3) Information provided by the declarant after inspection is found incorrect, the documents provided are found forged or illegitimate;
dd.2.4) The declarant fails to provide the evidence or documents specified in Point b.2 of this Clause for the customs authority without acceptable explanation; fails to attend the consultation without acceptable explanation; the person who attends the consultation is not the declarant’s legal representative or does not have a letter of attorney; the declarant fails to sign the consultation record in accordance with Point b.3 of this Clause;
dd.2.5) Information provided by the exporter or the exporter’s representative about the imports; information provided by the seller or manufacturer reveals that the declared value is not true;
dd.2.6) The declarant’s explanation does not match the customs dossier or the documents specified in Point b.2 of this Clause.
dd.3) If the basis for the customs authority to reject the declared value prescribed in Appendix dd.2 of this Clause is not solid , the customs authority shall accept the values declared by the declarant, issue the customs value notice and grant customs clearance as prescribed.
5. During rejection of the declared value, customs valuation and tax imposition prescribed in this Article, the customs authority shall allocate adjusted costs according to the regulations in Article 13, Article 15 and Article 16 of Circular No. 39/2015/TT-BTC if the declarant does not allocate or improperly allocates these adjusted costs.
6. Reuse of consultation result
a) Requirements: Information or data serving inspection and determination of customs value of the exports or imports are the same as those of identical or similar goods whose consultation result is already available;
b) The declarant shall request the customs authority to reuse the consultation result for the next export or import by the deadline for completion of customs procedures through the e-customs system or in the notice of doubtful declare value;
c) The customs authority shall verify information and notify the result through the e-customs system or in writing (in case of physical declarations).
Article 25a. Rules on and methods of customs valuation applied to exports
1. Rules: Customs value is the selling price of goods up to a checkpoint of export, excluding international insurance premium (I), international freight (F), determined according to methods of customs valuation prescribed in Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5 of this Article, in descending order of precedence and stop at the method when the customs value is successfully determined.
2. The selling price of goods up to checkpoint of export
a) The selling price of goods up to checkpoint of export is the price of good stated in the sales contract or commercial invoice and other costs relating to exports, up to the checkpoint of export in accordance with documentary evidence of these costs, not included in the selling price of goods;
b) Costs not included in the selling price of goods;
b.1) Inland freight and costs incurred in transport of exports up to the checkpoint of export, including loading and unloading costs to the checkpoint of export;
b.2) Insurance cost of exports up to checkpoint of export (if any);
b.3) Other costs relating to exports, including container freight station fee;
b.4) If the costs as provided in Point b.1, b.2, b.3 of this Clause are inclusive of VAT paid in Vietnam, the VAT shall be excluded from the customs value of exports if the proof of VAT payment is available.
c) Rules of cost allocation:
The costs set out in Point b of this Clause shall be determined for every kind of export goods. If the consignment comprises a broad range of goods but the costs are not assigned for each kind of goods, they shall be allocated using one of the following methods:
c.1) According to the selling price of each kind of goods;
c.2) According to weight or volume or quantity of each kind of goods.
d) Documents on customs valuation according to the selected method, each document is enclosed with its photocopy, including:
d.1) Sales contract, commercial invoice;
d.2) Proof of costs associated with exports up to checkpoint of export (if any);
d.3) Other documents proving the customs valuation declared by customs declarant (if any).
3. The selling price of identical or similar exports stated in customs value database
a) The customs value, in this method, shall be based on the selling price of identical or similar exports stated in customs value database, after adjusting it to the selling price of goods up to checkpoint of export at the in the nearest time compared to the date of registration of export declaration of consignment undergoing customs valuation;
b) Cases need adjustments:
b.1) Difference in distances;
b.2) Difference in modes of transport.
c) Application conditions:
c.1) The customs value of exports shall be determined according to this method provided that the identical or similar exports declared by the declarant as prescribed in Clause 2 of this Article have been approved or determined by the customs authority as prescribed in one of the methods prescribed in Clause 8 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP;
c.2) The adjustments upon difference in distances or mode of transport shall be made provided that objective and quantifiable documents are available;
c.3) If more than one selling price of identical or similar exported good is found, the lowest of such value shall be determined as customs value, except for customs value of identical or similar consignments which are doubtful about declared value as prescribed in Point b.4 Clause 3 Article 25 hereof.
d) Documents on customs valuation according to the selected method, each document is enclosed with its photocopy, including:
d.1) Export customs declaration of identical or similar exports;
d.2) Transport contract or document indicating the freight of identical or similar exports (if it is adjusted);
d.3) Other documents in connection with customs valuation using this method.
4. Selling price of identical or similar exports in Vietnamese market
a) Customs value of exports, in this method, shall be determined according to selling price of identical or similar exports on the Vietnamese market stated in the sale invoice at the nearest time to the registration date in the export customs declaration of the consignment in question plus inland freight and other costs associated with the exports up to the checkpoint of export, less VAT paid in Vietnam;
b) Application conditions:
b.1) The selling price of identical or similar goods in Vietnamese market must be indicated in accounting records and vouchers that are legal, available and recorded in accordance with accounting standards in Vietnam. If more than one selling price is found at a time, the value with greatest quantity of goods sold shall prevail;
b.2) The deduction of VAT or addition of freight or other related costs shall only be made of equivalent documents are objective and quantifiable.
d) Documents on customs valuation according to the selected method, each document is enclosed with its photocopy, including:
c.1) Sales invoice prescribed by the Ministry of Finance;
c.2) Documents justifying inland freight, cost incurred in customs valuation as provided in Point a Clause 4 of this Article.
5. Selling price of exports collected, aggregated, classified as prescribed in Clause 8 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP:
a) The customs value of exports in this method shall be determined as follows:
a.1) Flexibly apply methods of customs valuation prescribed in Clauses 2, 3, 4 of this Article by expanding definition of identical or similar goods under the provisions of Point b.4.5 Clause 3 Article 25 of this Circular to determine customs value;
a.2) If the customs value cannot be determined under the provisions of Point a.1 of this Clause, the source of information prescribed in Article 25 of Circular No. 39/2015/TT-BTC, adjusted to the selling price up to the checkpoint of export of exports in question. The adjustment method are specified in the Points b and c of this Clause;
a.3) If the customs value cannot be determined as prescribed in Point a.2 of this Clause, the value determined by a valuation agency shall be used as per the law.
b) Application conditions:
b.1) The adjustments shall be made provided that there are objective and quantifiable documents;
b.2) If more than one selling price is found after the adjustment, the lowest value shall be used; the customs value of identical or similar goods doubtful about the declared value prescribed in Point b.4 Clause 3 Article 25 of this Circular to determine the customs value.
d) Documents on customs valuation according to the selected method, each document is enclosed with its photocopy, including: Documents in connection with customs valuation using this method.
6. If the exports do not go with a sales contract or commercial invoice, the declared value shall be the customs value. If there are grounds to determine that the declared value is not appropriate, the customs authority shall determine the customs value according to the rules and methods prescribed in this Article.
Article 27. Inspection of goods origins, implementation of tax policies, application of notification of prior determination result
1. Inspect the conditions for implementation of enforcement measures or tax payment deadline as prescribed.
2.31. Inspect the basis for determining goods not subject to tax if the declarant declares that goods are not subject to export/import duty, safeguard duty, anti-dumping duty, countervailing duty, VAT, excise duty or environmental protection tax.
3.32 Inspect the basis for determining goods eligible for tax recession or tax cancellation if so declared.
4. Inspect the basis for determination of tax payable if exports or imports are subject to tax according to the inspection results as prescribed in Section 3 Chapter II of this Circular.
5.33 Inspect and verify information on the notification of prior determination result with documents and the actual shipment of exports/imports if the exports/imports must undergo document inspection or physical inspection of goods. If the goods do not match the notification of prior determination result, their codes, origins, and customs values shall be verified as prescribed.
6.34 Inspection and determination of goods origins shall comply with Circulars of the Minister of Finance on determination of origins of exports and imports.
Article 28. Inspection of export license, import license, result of inspection by a specialized agency
1. The customs authority shall compare information about the export license, import license; inspection result or notice of exemption from inspection sent by a specialized inspection authority or directly submitted to the customs authority by the declarant with information on the customs declaration and:
a) accept the declared information if it is conformable;
b) request the declarant to present the dossier for the customs authority to inspect if the declared information is not conformable.
If the inspection result or notice of exemption from inspection by a specialized inspection authority is not available when the customs declaration is registered, the customs authority shall check and add information about the inspection results to the e-customs system or write the number of the notice on the paper customs declaration within 02 working hours from the receipt of the inspection result, which is submitted by the declarant or the inspecting authority.
2.35 Use of a single license for multiple export/import shipments
a) While following procedures for the first export/import shipment, according to the physical license submitted by the declarant or information on the electronic customs declaration issued through the National Single-window Information Portal, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall update information on the license on the e-customs system in order to monitor, deduct the quantity, weight of goods exported/imported specified on the license corresponding to each export/import shipment;
b) If this function is not available on the e-customs system:
According to the document certifying the quantity of licensed goods (if the license is issued through the National Single-window Information Portal) issued by the General Department of Customs or the physical license, the Sub-department of Customs shall issue the monitoring note using form No. 05/TDTL/GSQL in Appendix V hereof and make a deduction for imports and exports. Give the monitoring note and 01 photocopy of the physical license (if any) to the declarant, which will be used for the next shipments.
After entire quantity of goods on the license has been exported/imported, the Sub-department of Customs where the procedures for export/import of the last shipment are completed shall issue a confirmation and retain the monitoring sheet together with the customs dossier.
Article 29. Physical inspection of goods
1. Imports shall be inspected while they are being unloaded from the means of transport to the warehouse, depot, port, or within the area of the checkpoint of import; exports shall be inspected after they have been granted customs clearance and gathered within the area of the checkpoint of export
a) Inspection of goods shall be carried out with scanners or other devices. If an inspection prescribed n Point c Clause 2 Article 34 of the Law on Customs must be carried out, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall carry out the physical inspection with the presence of representatives of the representative of the transporter, the provider of port/storage services, the regulatory body of the seaport, international airport, or the Border Guard;
b) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the checkpoint:
b.1) Notify the carrier and the warehousing service provider of the list of shipments to be inspected;
b.2) Carry out inspections as prescribed in Point a of this Clause;
b.3) Issue an inspection record bearing signatures of the parties mentioned in Point a of this Clause;
b.4) Pay the costs related to the inspection of goods.
c) Responsibilities of the carrier, warehousing service provider:
c.1) Complete necessary procedures in order to bring goods to the inspection site of the customs authority;
c.2) Facilitate the transport of goods to the inspection site as requested by the customs authority;
c.3) The warehousing service provider shall provide separate depot area or employ electronic port management system to determine the locations of goods that need to undergo physical inspection during customs procedures;
c.4) Witness and sign the inspection record.
d) Processing of results of inspection of imports while they are being unloaded from the means of transport to the warehouse, depot, port, or checkpoint of import:
d.1) If no violations are found during the inspection, the unit assigned to inspect goods using scanners shall update the inspection result on the e-customs system.
The Sub-department of Customs where the import declaration is registered shall use the inspection result to complete customs procedures as prescribed;
d.2) If violations are found during the inspection, the unit assigned to inspect goods using scanners shall update the inspection result on the e-customs system; inform and cooperate with the warehousing service provider in arranging a separate storage for the shipment; cooperate with the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered in carrying out physical inspection of goods while the declarant is following customs procedures.
dd) Processing results of inspection of exports that have been granted customs clearance and gathered within the checkpoint of export:
dd.1) If no violations are found during the inspection, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall update the inspection result on the e-customs system and monitor exports as prescribed;
dd.2) If violations are found, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall cooperate with the warehousing service provider in arranging a separate storage for the shipment; update the inspection result on the e-customs system, request the declarant to open the shipment for physical inspection and take appropriate actions as prescribed.
Pursuant to regulations of law on customs, in consideration of requirements for management of each warehouse, depot, port, and checkpoint, availability of scanners and other devices, the Director of the General Department of Customs shall organize the inspection of imports while they are being unloaded from the means of transport to the warehouse, depot, port, and checkpoint of import, inspection of exports that are granted customs clearance and gathered within the checkpoint of export.
2. Physical inspection of export/import shipments while following customs procedures at the Sub-department of Customs at the checkpoint:
a) With regard to import shipments that are required to undergo physical inspection and have undergone inspection as prescribed in Clause 1 of this Article, the customs official may use the result of scanning during movement of goods from the vehicle to the warehouse/depot/checkpoint of import to complete customs procedures.
If violations are found by the scanner or other devices, the shipment shall undergo physical inspection;
b) With regard to import shipments that are required to undergo physical inspection but have not undergone inspection as prescribed in Clause 1 of this Article:
b.1) If the Sub-department of Customs has a container scanner, it shall be used for physical inspection, unless the container scanner is not working, goods are not suitable for scanning, goods must undergo physical inspection by customs officials as instructed by the General Department of Customs, or the quantity of goods to be scanned exceeds the capacity of the scanner or the handling capacity of the port/warehouse/depot where the scanner is located.
The customs official shall check the image, information on the customs declaration, and other information obtained at the time of inspection to analyze, assess the image, and give a conclusion. All of the images shall be stored in the scanner system as prescribed; scanned images shall be printed from the e-customs system and enclosed with the physical customs dossier (if any).
If the scanning result indicates that there are violations and goods must undergo physical inspection, the customs official that operates the scanner shall submit a report and request for physical inspection;
b.2) If the Sub-department of Customs does not have a container scanner, physical inspection of goods shall be carried out by customs officials. The inspection shall be carried out as follows:
b.2.1) Responsibilities of the Sub-department of Customs:
According to information about the goods available at the time of inspection, information on the customs declaration and the customs dossier, the Director of Sub-department of Customs shall decide the method and level of physical inspection in accordance with Clause 2 through 4 Article 29 of Decree No. 08/2015/ND-CP, Clause 2 Article 10 of this Circular and appoint one or several customs official to carry out the physical inspection.
If a shipment is inspected by more than one customs official, the Director of the Sub-department of Customs shall appoint a person in charge of updating the inspection result on the e-customs system;
b.2.2) Responsibilities of the customs official:
According the method and level of physical inspection decided by the Director of the Sub-department of Customs and information about the goods, the customs official shall inspect part of the goods according to the inspection ratio and take responsibility for such goods.
If more than one customs official is appointed to carry out the physical inspection, the person in charge shall update the inspection result on the e-customs system.
3. Physical inspection of goods transported to an inspection site of the Sub-department of Customs where the declaration is registered or a concentrated inspection site of the Customs Department where the declaration is registered or an inspection site within the premises of the work or factory.
a) If no violations are found after the shipment is scanned as prescribed in Clause 1 of this Article, the result may be used for deciding customs clearance of goods as prescribed;
b) If violations are found after scanning as prescribed in Clause 1 of this Article, the Sub-department of Customs where the goods are stored shall seal the goods and request the declarant to transport them to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered for physical inspection;
c) If goods have not been scanned as prescribed in Clause 1 of this Article, the inspection shall be carried out in accordance with Point b Clause 2 of this Article.
4. Inspection of goods quantity
According to the customs declaration, result of physical inspection of goods or analysis result given by a customs inspection authority (if any) or by a provider of analysis services provided by the declarant (if any), the customs authority shall determine the weight of exports or imports.
If the customs official who carries out the physical inspection of goods is not able to verify the accuracy of the declared weight of goods, whether manually or using existing equipment at the Sub-department of customs or the customs inspection site, a provider of analysis services shall be requested to run analysis. The customs authority shall decide whether to grant customs clearance according to the conclusion given by the provider of analysis services.
5. Physical inspection meant to determine goods names, codes, customs value, origins and whether goods are new or used shall comply with provisions of Articles 24, 25 and 27 of this Circular.
In the cases where the customs authority is not able to verify the accuracy of the declaration, it shall follow instructions in Clause 5 Article 29 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended by Decree No. 59/2018/ND-CP.
6. With regard to goods with special storage requirements that cannot undergo on-site physical inspection, the Director of Sub-department of Customs shall decide to move such goods to another location that satisfy their special storage requirements to carry out the physical inspection, or decide the customs clearance according to the analysis result.
7. With regard to a means of transport that has completed exit procedures, if its owner signs a sale contract with a foreign party (which states that the port of destination is overseas), the export declaration shall be registered at the Sub-department of Customs where exit procedures are completed. Documents proving that the means of transport has completed exit procedures shall be sent to the said Sub-department of Customs. In this case, physical inspection of goods is exempt.
8. With regard to temporary imports that cannot be sealed by the customs, goods temporarily imported or temporarily exported with other time limits or not subject to customs sealing as prescribed in Article 50 of this Circular, the customs official shall describes the goods names, quantity, categories, symbols, origins (if any), or take pictures of goods and enclosed them with the customs dossier when carrying out inspection. If the goods must undergo document inspection or physical inspection while following procedures for re-export or re-import, the customs official shall compare the goods with description in the customs dossier kept by the customs authority in order to determine whether the re-exports or re-imports are the same as those temporarily imported or temporarily exported.
9. Physical inspection of goods requested by the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered
Physical inspection of goods in this Clause only applies to bulk cargo and imports serving inward processing or export manufacturing and goods imported by export processing enterprises. To be specific:
a) After receiving the request from the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered through the e-customs system, the Sub-department of Customs where goods are stored shall carry out the physical inspection. If the two Sub-departments of Customs are not connected to the e-customs system, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall:
a.1) Make 02 copies of the inspection result sheet (form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V); 02 copies of the Request for physical inspection of goods (form No. 07/PDNKT/GSQL in Appendix V) and enclose 01 customs declaration (original) In case of physical customs declaration;
a.2) Seal the documents mentioned in Point a.1 of this Clause and request the declarant to submit them to the Sub-department of Customs where goods are stored.
b) The declarant shall register the time and location of inspection with the Sub-department of Customs where the goods are stored;
c) According to the inspection result given by the Sub-department of Customs where the goods are stored, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall update the result on the e-customs system and decide whether to grant customs clearance or allow goods to be put into storage.
Article 30. Handling customs inspection result
1. If the result of document inspection of physical inspection of goods matches the declaration content:
a) For goods in storage: follow instructions in Article 32 of this Circular;
b) For goods eligible for conditional customs clearance: follow instructions in Article 33 of this Circular;
c) For goods eligible for customs clearance: follow instructions in Article 34 of this Circular.
2. If the result of document inspection of physical inspection of goods does not match the declaration content, except for the cases in Clause 3 of this Article, the customs authority shall impose penalties (if violations are found) and request the declarant to make additional declaration according to the inspection result through the e-customs system:
a) If the declarant concurs with the inspection result given by the customs authority, the declarant shall make additional declaration as requested by the customs authority in accordance with Article 20 of this Circular;
b) If the declarant does not concur with the inspection result or fails to make additional declaration within 05 working days from the day on which it is requested by the customs authority as prescribed in Point a.1 Clause 2 Article 20 of this Circular:
b.1) The declared value will be rejected in accordance with Article 25 of this Circular if the basis for rejection is solid;
b.2) If the declarant does not concur with the categorization result or analysis result enclosed with codes of goods, the declarant shall send a written request for sample separation to the analyzing unit. The customs authority shall separate the samples and issue form No. 08a/BBTM/GSQL in Appendix V hereof. hereof.
Within 30 working days from the date of sample separation, the declarant shall send the analysis result to the customs authority for consideration. If the declarant fails to submit the analysis result by the aforementioned deadline, the customs authority shall use the initial categorization result or analysis result to carry on the procedures.
If the customs authority does not concur with the analysis result submitted by the declarant, follow instructions in Clause 2 Article 30 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
b.3) In other cases:
b.3.1) If the goods have not been released from the CCA: suspend customs procedures and inform the declarant through the e-customs system or in writing (in case of physical declarations);
b.3.2) If the goods have been released from the CCA, the customs authority shall impose taxes and penalties in accordance with applicable regulations.
3. If violations are found during document inspection or physical inspection, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall impose penalties or request a competent authority to impose penalties if the case exceeds its competence. If the goods have to be re-exported or destroyed, the registered declaration shall be cancelled in accordance with Article 22 of this Circular, unless import is permitted within a specific period of time by a competent authority as specified in Clause 2 Article 22 of Decree No. 127/2013/ND-CP, which is amended by Clause 19 Article 1 of Decree No. 45/2016/ND-CP.
4. In the cases where a physical declaration has to be made because of a problem in the e-customs system, the customs official shall update on the e-customs system information on the customs declaration, tagging result, method and level of inspection, whether the goods are granted customs clearance or put into storage or moved to another custom post outside the checkpoint area.
Article 31. Taking, storing samples of exports or imports
1. Exports or imports shall be sampled in the following cases:
a) Samples are taken to serve customs declaration at the request of the declarant or specialized inspection authority;
b) Samples are taken for analysis at the request of the customs authority.
2.38 Sampling
a) Sampling requested by the declarant to facilitate customs declaration process:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
a.1.1) Inform the Sub-department of Customs where the goods are stored of the request for sampling by completing and submitting form No. 16 in Appendix II hereof through the e-customs system;
a.1.2) After the sampling is approved by the customs authority through the e-customs system, the declarant shall take samples from the import shipment under supervision by the customs authority. The declarant may obtain a sufficient quantity of samples to facilitate the customs declaration process. The samples taken by the declarant shall be included in the total quantity of goods during inspection by the customs authority.
a.2) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
a.2.1) The Director of the Sub-department of Customs shall appoint a customs official to supervise the sampling by the declarant;
a.2.2) The supervising customs official shall give a confirmation on 01 copy of the request for sampling and update the sampling result of the e-customs system.
b) Exports and imports that have to be sampled to serve customs inspection or analysis:
b.1) Sampling of imports and exports for analysis or categorization shall comply with provisions of Circular No. 14/2015/TT-BTC;
b.2) Exports and imports that have to be sampled to serve customs inspection or analysis:
b.2.1) Samples shall be taken where the goods are stored within the CCA or premises of the work or factory as prescribed in Article 102 of this Circular;
b.2.2) Samples must be taken in the presence of the goods owner, representative of the customs authority, the analyzing unit (if any). A sampling record (form No. 08/BBLM/GSQL in Appendix IV hereof) shall be issued.
3.39 Supervision of sampling serving specialized inspection in the CCA
a) An official of the specialized inspection authority shall directly take samples and issue the sampling record in accordance with relevant laws;
b) On the basis of the sampling time and location and the goods to be sampled, the declarant shall submit a sampling notification (form No. 17 in Appendix II hereof) through the e-customs system to the Sub-department of Customs where the goods are stored;
c) The Sub-department of Customs where goods are stored shall supervise the sampling on the basis of risk management;
d) If the sampling is requested by a specialized inspection authority and the goods have to undergo physical inspection at the border checkpoint or goods inspection site, the customs authority shall carry out the physical inspection at the same time as the sampling by the inspecting authority, except for goods that have to undergo risk analysis before import into Vietnam and other cases in which goods must be moved to a specific inspection site due to technical requirements.
4.40 Sampling techniques, retention, return and destruction of samples taken to serve customs inspection or analysis shall comply with Circular No. 14/2015/TT-BTC.
5.41 (annulled)
6.42 (annulled)
Article 32. Taking goods to warehouses
1. Goods of prioritized enterprises shall be put in storage as prescribed in Clause 3 Article 9 of Decree No. 08/2015/ND-CP and the Circular of the Ministry of Finance on prioritized enterprises.
2. Goods subject to quarantine
Quarantine shall be carried out at the checkpoint. In case the quarantine authority permits goods to be moved to inland quarantine locations as prescribed by law:
a) The customs authority shall consider permitting the goods owner to move goods to the quarantine location according to the confirmation of the quarantine authority on the Certificate of Quarantine Registration or the Note of Provisional Plant Quarantine Result (for plant-derived goods) or Goods Transport Note (for aquaculture products) or other documents issued by the quarantine authority;
b) The declarant is legally responsible for the transport and preservation of goods at the quarantine location and only use or sell goods after there is a conclusion that the goods satisfy import requirements;
c) The quarantine authority shall monitor transport, quarantine, and preservation of goods pending quarantine result as prescribed by the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3.43 Goods having to undergo quality inspection and food safety inspection
Goods have to undergo quality inspection or food safety inspection must be retained at the border checkpoint, ICD, bonded warehouse or a location where exports and imports are gathered, inspected and supervised, except for the following cases:
a) A specialized inspection authority requests that the goods must be moved to a specific inspection site, in which case:
a.1) The declarant shall send the request for transport of the goods to the inspection site (form No. 18 in Appendix II hereof) together with 01 photocopy of the specialized inspection form which is confirmed by the specialized inspection authority to the Sub-department of Customs where the declaration is registered through the e-customs system. (not required if the inspection is carried out through the National Single-window Information Portal).
In case of a physical declaration, the declarant shall complete and send form No. 09/BQHH/GSQL in Appendix V hereof and 01 photocopy of the specialized inspection form which is confirmed by the specialized inspection authority to the Sub-department of Customs where the declaration is registered;
a.2) Within 01 working hour after the declarant’s request is received through the e-customs system, the Sub-department of Customs shall sent the declarant through the e-customs system a permission for transport of the goods to the inspection site.
b) If the declarant wishes to take goods to the declarant’s storage:
b.1) The declarant shall send the following documents through the e-customs system to the Sub-department of Customs where the declaration is registered:
b.1.1) The request for permission to move goods to storage (form No. 18 in Appendix II hereof);
b.1.2) The specialized inspection form which is confirmed by the specialized inspection authority: 01 photocopy
(not required if the inspection is carried out through the National Single-window Information Portal);
b.1.3) The sampling record certified by the specialized inspection authority in case of sampling at the border checkpoint: 01 photocopy;
b.1.4) Documents proving that the location where goods are stored has a specific address and is well isolated to protect the status quo of goods as prescribed in Point b Clause 3 Article 33 of Decree No. 08/2015/ND-CP:
b.1.4.1) If goods are stored at the declarant’s registered premises or factory according to the business registration certificate: 01 photocopy of the floor plan of the storage area which indicates that the storage is enclosed with hard fences;
b.1.4.2) If the inspection site is the premises or factory that is recognized by the Director of the Customs Department of the province prescribed in Article 102 of this Circular: 01 photocopy of the recognition decision;
b.1.4.3) For other storage locations: 01 photocopy of each document proving the right to use the storage area prescribed in Clause 2 Article 3 of Circular No. 84/2017/TT-BTC.
The declarant is only required to submit the documents mentioned in Point b.1.4 of this Clause when requesting permission to move goods into storage for the first time.
b.2) Within 02 working hours after the declarant’s request is received through the e-customs system and the declarant is not one of the enterprises that are not permitted to put the goods into storage prescribed in Clause 6 of this Article, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall grant the permission for movement of goods into storage on the e-customs system.
c) The declarant is legally responsible for the transport and preservation of status quo of goods until the customs authority concludes that goods satisfy import requirements and issue a decision on customs clearance or conditional customs clearance. After the goods reaches the inspection site or storage area, the declarant shall send the customs authority a notification through the e-customs system (form No. 19 in Appendix II hereof). If such a notification is not sent by the declarant by the deadline mentioned in form No. 18 in Appendix II hereof (except in force majeure events), the declarant’s next shipments must not be moved into storage until the previous shipment is certified by the customs authority that it has been moved into storage properly.
In a force majeure event in which goods cannot be moved to the inspection site or storage area by the deadline registered with the customs authority, the declarant shall implement every measure necessary for maintaining the status quo of goods and immediately notify the customs authority through the hotline specified in the website of the General Department of Customs. In the cases where it is not possible to immediately notify the customs authority, the declarant may notify the police authority, the border guard or the coastguard, whichever is available, and notify the customs authority later.
If a specialized inspection authority requests that goods must be installed and put into storage to serve specialized inspection during the storage period, the declarant shall send a written notification to the Sub-department of Customs where the declaration is registered before installation and operation. According to the declarant’s notification, the Sub-department of Customs shall supervise on the basis of risk management principles; the supervising customs official at the installation or operation site (if any) shall issue a record on installation and operation of the goods. After the inspection is done, the declarant is legally responsible for the protection of the status quo of goods until there is a conclusion that the goods satisfy import requirements and the customs authority issues a decision on customs clearance or conditional customs clearance.
4. With regard to imports subject to both quarantine and food safety inspection, both quarantine and quality inspection, procedures for putting goods into storage are similar to those for imports subject to quarantine prescribed in Clause 2 of this Article.
5.44 Inspection of goods preservation
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) If the goods are moved into storage as requested by the declarant, submit the inspection result to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered within 30 days from the day on which goods are put into storage, unless the inspection result has been sent to the customs authority by the specialized inspection authority as prescribed in Clause 2 Article 33 of Decree No. 08/2015/ND-CP or the inspection is extended and such extension is confirmed by the specialized inspection authority;
a.2) Present the goods in storage the customs authority to inspect on request;
b) Responsibilities of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:
b.1) Inspect preservation of goods in the following cases:
b.1.1) No inspection result is received after 30 days from the first date of storage or no confirmation of extended inspection period is sent from the specialized inspection authority. The declarant must not move the next shipments into storage pending inspection of the previous shipment;
b.1.2) There is information that the imports are not preserved properly or not moved into storage by the registered deadline;
b.1.3) The registered storage location has not been inspected and certified by the customs authority in accordance with Point b Clause 3 Article 33 of Decree No. 08/2015/ND-CP. Within 30 days from the day on which the first shipment is permitted to be moved into storage, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall organize the inspection and update the result on the e-customs system. If the storage area is located outside the province of the Customs Department where the declaration is registered, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall organize the inspection or request a Customs Department that has available storage area to organize the inspection.
If the storage area does not satisfy the requirements specified in Clause 3 Article 33 of Decree No. 08/2015/ND-CP, the customs authority shall carry out physical inspection of the entire shipment and take appropriate actions. The declarant must not move the next shipments into storage.
b.2) The customs official shall issue an inspection record at the end of the inspection. If the status quo of the goods is not maintained, the storage area does not satisfy the requirements specified in Point b.1.4 Clause 3 of this Article, or no inspection result is given without a confirmation of extended inspection period by the specialized inspection authority, issue a customs offense record and take appropriate actions as prescribed by law;
b.3) Update the list of violating enterprises that are not permitted to move their goods into storage as prescribed in Clause 6 of this Article on the e-customs system.
c) The Customs Department of the province where the storage area is located shall appoint an affiliated unit to inspect the preservation of goods at the request of the Sub-department of Customs where the declaration is registered according to information on the e-customs system.
6.45 Cases in which goods must not be moved into storage
If violating regulations of law on moving goods into storage, in addition to facing penalties prescribed by law, the declarant will be banned from moving goods into storage for:
a) 01 year from the day on which the violation record is issued by the customs authority if the status quo of goods is not maintained, goods are stored at a location other than that registered with the customs authority, or the storage area does not satisfy the requirements specified in Point b.1.4 Clause 3 of this Article;
b) for 06 months from the penalty imposition date if inspection result is not submitted by the deadline specified in Point a.1 Clause 5 of this Article.
7.46 (annulled)
Goods shall be released in accordance with Article 36 of the Law on Customs, Clause 1 Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP, and the following instructions:
1. Release of goods pending customs valuation:
a) If exports or imports do not have official prices when the declaration is registered and the declarant requests a consultation:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
a.1.1) Request release of goods on the customs declaration as instructed in Appendix II enclosed herewith. In case of physical customs declaration, the text “Đề nghị giải phóng hàng” (“Goods release requested”) shall be written in box “Ghi chép khác” (“Notes”) on the declaration;
a.1.2) Pay tax or get guarantee for the tax calculated by the declarant;
a.1.3) Follow procedures for customs valuation of exports or imports that do not have official prices when the declaration is registered in accordance with the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports or regulations on consultation in Article 25 of this Circular;
a.1.4) Declare customs values on the customs declaration (or the post-clearance declaration using form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V enclosed herewith in case of physical customs declaration) within 30 days from the date of goods release; determine the official tax payable and pay tax fully in order to obtain customs clearance of goods as prescribed.
a.2) Responsibilities of the customs authority:
a.2.1) The Director of the Sub-department of Customs shall decide the release of goods as prescribed in Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP;
a.2.2) Follow procedures for customs valuation of exports or imports that do not have official prices when the declaration is registered in accordance with the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports or hold a consultation as prescribed in Clause 3 Article 25 of this Circular.
b) In case the declarant has not had sufficient information and documents to determine customs values of exports or imports when the customs declaration is registered:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
b.1.1) Request release of goods on the customs declaration as instructed in Appendix II enclosed herewith (specify the case of goods release);
b.1.2) Declare and calculate tax according to the customs values determined by the customs authority:
b.1.2.1) Write the text "Đề nghị giải phóng hàng” (“Goods release requested”) in box “Ghi chép khác” (“Notes”) on the declaration if the values determined by the customs authority are not concurred with (in case of physical customs declaration); pay tax or get guarantee for according to the values determined by the customs authority in order to obtain goods release. Declare the customs values on the customs declaration (or the post-clearance declaration using form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V enclosed herewith in case of manual customs procedures) within 30 days from the date of goods release; determine the official tax payable and pay tax fully in order to obtain customs clearance of goods as prescribed;
b.1.2.2) Declare the customs values determined by the customs authority on the customs declaration, pay tax or get guarantee for tax if such customs values are concurred with in order for the customs authority to decide customs clearance as prescribed.
b.2) Responsibilities of the customs authority:
b.2.1) The Director of the Sub-department of Customs shall determine customs values according to the value database, rules and methods for determination of customs value in the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports, notify the declarant (via the e-customs system or using the form No. 02B/TBXDTG/TXNK in Appendix VI enclosed herewith in case of physical customs declaration) as the basis for tax calculation; decide release or customs clearance of goods as prescribed in Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP;
b.2.2) If the declarant fails to declare the customs values within 30 days from the date of goods release, the customs authority shall grant customs clearance of goods as prescribed in Article 34 of this Circular if the declarant has fully paid tax at the customs values determined by the customs authority according to Point b.2.1 of this Clause.
2. Release of goods pending result of analysis and classification:
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) Request release of goods on the customs declaration as instructed in Appendix II enclosed herewith. In case of physical customs declaration, the text “Đề nghị giải phóng hàng” (“Goods release requested”) shall be written in box “Ghi chép khác” (“Notes”) on the declaration;
a.2) Pay tax or get guarantee for the tax calculated by the declarant;
a.3) Make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) The customs authority shall inspect fulfilment of conditions for goods release and answer the declarant;
b.2) According to the result of analysis and classification, the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall request the declarant to make additional declaration (if required);
b.3)47 Comply with Point b Clause 2 Article 30 of this Circular.
b.4) The Director of the Sub-department of Customs shall decide goods release according to the declarant’s request and customs dossier.
Article 34. Customs clearance of goods
1. Customs clearance of goods shall be granted in accordance with Article 37 of the Law on Customs and Clause 2 Article 32 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
2. Decision on customs clearance
a) If the inspection result is satisfactory, the e-customs system shall automatically check the fulfilment of tax liabilities and decide whether to grant customs clearance;
b) If the e-customs system fails to perform such check, the declarant shall submit 01 photocopy of every document proving fulfilment of tax liabilities (receipt for payment to state budget, guarantee documents, etc.) to the Sub-department of Customs where the declaration is registered, which will verify and confirm fulfilment of tax liabilities and consider granting customs clearance;
Customs officials shall verify and confirm fulfilment of tax liabilities in accordance with Article 24 of Circular No. 184/2015/TT-BTC.
c) For physical declarations: the customs authority where the declaration is registered shall decide whether to grant customs clearance on the physical declaration.
Section 4. Time, exchange rate, basis, methods for calculation of export duty, import duty, safeguard duty, anti-dumping duty, and countervailing duty
Article 35. Time, exchange rate for calculating taxes on exports or imports
1. The time for calculating export duty, import duty, safeguard duty, anti-dumping duty, and countervailing duty (within the effective period of the Decision of the Minister of Industry and Trade) is the registration date of the customs declaration. Export duty, import duty shall be calculated according to the tax rates, dutiable values, and exchange rates at that time.
If the taxpayer declares, calculates tax on the paper customs declaration before the registration date with different exchange rate from the exchange rate applicable on the registration date, the customs authority shall recalculate the tax payable according to the exchange rate applicable on the registration date.
2. Exchange rates for tax calculation shall comply with Decree No. 08/2015/ND-CP.
a) The General Department of Customs shall cooperate with Vietcombank to update buying rates in the form of wire transfer announced by the headquarters at the end of Thursdays (or the day before if Thursday is a public holiday), announce the rate on the website of the General Department of Customs, and update it on the e-customs system in order to apply to customs declarations registered in the succeeding weeks;
b) With regard to the foreign currencies that are not announced by the headquarters of Vietcombank, the General Department of Customs shall update the exchange rates announced by the State bank of Vietnam posted on its website, announce it on the website of the General Department of Customs, and update it on the e-customs system in order to determine exchange rates for calculating taxes on exports or imports.
Article 36. Time for calculating taxes on exports and imports on all-inclusive customs declaration
1. In case an all-inclusive customs declaration is used for partial shipments of exports/imports, taxes shall be calculated by whenever an export or import is made at the time of following customs procedures. Export duty/import duty shall be calculated according to the exchange rates, dutiable values, and exchange rates applicable on that day according to the practical exported/imported quantity of each article.
2. If the all-inclusive declaration is registered after delivery, Article 93 of this Circular shall apply.
Article 37. Basis and method for tax calculation at certain rates
1. Basis for tax calculation:
a) Quantity of each article of exports/imports written on the customs declaration;
b) Customs values as prescribed in the Law on Customs, the Law on Tax administration, the Law on Export and import duty, Decree No. 08/2015/ND-CP, the Circular of the Ministry of Finance on customs valuation of exports and imports;
c)49 (annulled)
d) Apart from the taxes mentioned in Points c.2.1, c.2.2, or c.2.3 of this Clause, if goods are imported into Vietnam beyond the limits, there are subsidies, dumping, or discrimination against goods exported by Vietnam, countervailing duty, anti-dumping tax, anti-discrimination tax, and safeguard duty shall be imposed.
2. Method for tax calculation:
a) According practical quantity of each article on the customs declaration, their dutiable values, and tax rates, the amount of export duty, import duty payable shall be calculated as follows:
Export duty, import duty payable |
= |
Quantity of each article written on the customs declaration |
x |
Dutiable value of an item |
x |
Tax rate on each article |
Import duty on crude oil or natural gases shall be calculated in accordance with instructions of the Ministry of Finance on taxes incurred by entities engaged in petroleum exploration and extraction as prescribed by the Law on Petroleum;
b) If the practical quantity of exports or imports is different from the commercial invoice because of their nature and such difference is conformable with the delivery terms and payment terms of the sale contract, the export duty, import duty payable shall be calculated according to the practical payment for the goods and tax rate on each article.
Example: An enterprise imports 1,000 tonnes of threaded tobacco under a contract at USD 100 per tonne ± 2% water. The payment on the commercial invoice is 1,000 tonnes x USD 100 = USD 100,000. Upon importation, if the weight determined by the customs authority is 1020 tonnes or 980 tonnes, the taxable value is still USD 100,000.
Article 38. Basis and method for calculating fixed tax and mixed tax
1. Basis for tax calculation:
a) Basis for calculating fixed tax:
a.1) Practical quantity of each article written on the customs declaration that apply fixed tax;
a.2) The fixed amount of tax on a unit of goods;
a.3) Exchange rates:
b) Basis for calculating mixed tax:
b.1) Practical quantity of each article written on the customs declaration that apply mixed tax;
b.2) Tax rate and dutiable values of goods that apply mixed tax according to Point b and Point c Clause 1 Article 37 of this Circular;
b.3) Fixed tax on goods that apply mixed tax prescribed in Point a Clause 1 of this Article;
b.4) Exchange rates for tax calculation:
2. Method for tax calculation:
a) Determination of export duty, import duty payable at absolute rate:
Fixed export duty, import duty payable |
= |
Practical quantity of each article written on the customs declaration that apply fixed tax |
x |
Fixed tax on a unit of goods |
x |
Exchange rate for tax calculation |
b) Determination of export duty, import duty payable that apply mixed tax:
Export duty, import duty payable on goods that apply mixed tax |
= |
Tax calculated as prescribed in Clause 2 Article 37 of this Circular |
+ |
Fixed tax payable calculated as prescribed in Point a Clause 2 of this Article |
Article 39. Safeguard duty, anti-dumping duty, countervailing duty
1. Basis for tax calculation:
a) Practical quantity of each article written on the customs declaration that applies safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty;
b) Dutiable values of each article that applies safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty;
c) Rate of tax on each article shall be prescribed b the Ministry of Industry and Trade.
2. Method for tax calculation:
a) Proportional tax:
Safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty |
= |
Practical quantity of each article written on the customs declaration that applies safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty |
x |
Dutiable value of an item |
x |
Rate of safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty |
||||
b) Fixed tax: |
||||||||||
Safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty |
= |
Practical quantity of each article written on the customs declaration that applies safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty |
x |
Safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty on each item |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. The time for tax calculation is specified in Article 35 of this Circular.
4. Safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty is imposed upon exports, the values of exports on which excise duty or VAT is imposed are inclusive of the safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty.
5. Payment and collection of safeguard duty, anti-dumping duty and countervailing duty
a) Safeguard duty, anti-dumping duty and countervailing duty under a provisional decision on imposition of safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty issued by the Ministry of Industry and Trade shall be paid to the deposit account at State Treasury of the customs authority where the declaration is registered.
b) In the cases where the Minister of Industry and Trade issues the official decision on imposition of safeguard duty, anti-dumping duty or countervailing duty, the amounts paid under the provisional decision shall be transferred by the customs authority to state budget.
6. Handling overpaid safeguard duty, anti-dumping duty and countervailing duty
If the amount of safeguard tax, anti-dumping tax, or countervailing tax paid under the provisional decision of the Ministry of Industry and Trade that is in excess of the amount payable under the official decision shall be refunded to the taxpayer from the deposit account of the customs authority.
Procedures for refunding overpaid duties are specified in Article 131 and Article 132 of this Circular.
7. Procedures for declaration, collection, payment and refund of safeguard duty, anti-dumping duty and countervailing duty are the same as those of import duties prescribed by regulations of law on export and import duties and relevant laws.
Section 5. Payment of taxes and fees
Article 41. Tax payment currencies
1. Taxes on exports or imports shall be paid in VND. If taxes are paid in foreign currencies, only convertible foreign currencies are permitted. Exchange rates between foreign currencies and VND shall comply with Clause 2 Article 35 of this Circular.
2. If taxes have to be paid in foreign currencies but official prices are not available when the declaration is registered:
a) The taxpayer may pay a provisional amount of tax in a foreign currency before customs clearance or release of goods. After official prices are available and the taxpayer is paid in foreign currency by the foreign client, the difference (if any) shall be paid in foreign currency; or
b) The taxpayer may pay a provisional amount of tax in VND before customs clearance or release of goods. After official prices are available and the taxpayer is paid in foreign currency by the foreign client, the difference (if any) shall be paid in foreign currency; or Exchange rates between foreign currencies and VND shall comply with Clause 2 Article 35 of this Circular.
Article 42. Deadline for paying tax
Deadlines for paying taxes on exports or imports are prescribed in Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 5 and Clause 6 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13. Specific instructions are provided below:
1.52 (annulled)
2.53 (annulled)
3.54 (annulled)
4. Time limits for paying taxes in special cases (except for the case in which outstanding tax may be paid in instalments prescribed in Clause 25 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on amendments to the Law on Tax administration):
a) With regard to partial shipments of exports/imports on an all-inclusive customs declaration prescribed in Article 36 and Article 93 of this Circular, the time limit for paying tax varies from case to case as prescribed in this Article, and are applied to each shipment;
b) With regard to exports or imports that are still under the supervision of the customs authority but impound by a competent authority for investigation, the time limit for paying tax shall begins on the day such goods are released;
c) With regard to goods that are imported to directly serve national defense and security, granted customs clearance or released, and awaiting decision on conditional tax exemption, if it is determined that such goods are not eligible for conditional tax exemption, taxes shall be fully paid, the time limit for paying tax and late payment interest shall be recalculated according to the period from the date of customs clearance or release of goods to the practical tax payment date, and penalties shall be imposed (if any);
d) With regard to goods that are imported to directly serve scientific research, education, training, and eligible for conditional tax exemption, the taxpayer must implement the latest decision on tax payable issued by the customs authority pending a decision on conditional tax exemption. If it is determined that such goods are not eligible for conditional tax exemption, taxes shall be fully paid, the time limit for paying tax and late payment interest shall be recalculated according to the period from the date of customs clearance or release of goods to the practical tax payment date, and penalties shall be imposed (if any);
dd) If payment for goods covered by state budget yet to be made, taxes shall be paid within 05 working days from the receipt of money paid by the state budget.
Late payment interest shall be charged as prescribed in Article 133 of this Circular if the taxpayer fails to pay taxes by the said deadline.
The taxpayer must present documents issued by State Treasury about the amount paid by state budget in order to pay tax to the customs authority where the customs declaration is registered: 01 photocopy;
e) In case of additional declaration to pay tax arrears, the time limit for paying tax arrears shall be the same as the time limit for paying tax on the declaration.
5. Time limit for paying imposed tax
A ) With regard to customs declarations registered from July 01, 2013, the time limit for paying tax imposed by the customs authority is the same as the time limit written on such declarations;
b) With regard to declarations registered before July 01, 2013, if the customs authority imposes tax from the effective date of this Circular, the deadline for paying tax is the issuance date of the decision on tax imposition.
6.55 (annulled)
7. If official prices are not available when goods are released or granted customs clearance and the taxpayer must pay tax according to the declared prices, the time limit for paying tax shall comply with Clause 3 of this Article.
If the tax temporarily paid or guaranteed before goods are released or granted customs clearance is lower than tax payable when official prices are available, the taxpayer must pay the difference. Late payment interest shall not be charged on such difference. The time of fixing official prices shall be determined as prescribed by law.
If the tax temporarily paid or guaranteed before goods are released or granted customs clearance is higher than tax payable when official prices are available, the excess shall be settled in accordance with Article 49 and Article 132 of this Circular.
8. The deadline for paying taxes on copyright pay, license pay, and the amount paid by the importer from the amount collected after selling, disposing of, using imports that were not determined when the declaration is registered (because it depends on the revenue from sale of imports or because of other reasons specified in the sale contract or agreement on payment of copyright pay, license pay) is the registration date of the post-clearance additional declaration.
9.56 (annulled)
1.57 (annulled)
2.58 While following customs procedures for export or import, the taxpayer shall submit the physical or electronic letter of guarantee issued by a credit institution to the customs authority The letter of guarantee shall have bank guarantee as prescribed by the Law on credit institutions and satisfy the following requirements:
a) Name, address, phone number, taxpayer ID number of the credit institution and its code of guarantee-issuing credit institution issued by the State bank;
b) Name of the taxpayer’s or the taxpayer’s representative (an organization or individual), the taxpayer’s address, phone number and taxpayer ID number;
c) Guarantee amount:
c.1) For separate guarantee, the guarantee amount equals (=) to the amount of tax payable on 01 customs declaration;
c.2) For joint guarantee, the guarantee amount equals (=) to the amount of tax payable on several customs declarations over a specific period of time.
d) Guarantee period:
d.1) The separate guarantee period written on the guarantee letter applying to 01 customs declaration must not exceed the time limit specified in Clause 1 Article 9 and Point dd Clause 9 Article 16 of the Law on Export and import duties;
d.2) The joint guarantee period applies to each customs declaration written on a guarantee letter that applies to at least 02 customs declarations must not exceed the time limit specified in Clause 1 Article 9 and Point dd Clause 9 Article 16 of the Law on Export and import duties;
dd) The guarantee period begins on the effective date of the guarantee letter and ends when the amount of guaranteed tax, late payment interest and fines (if any) have been fully paid to state budget or the goods have been re-exported;
e) The credit institution granting the guarantee shall assume responsibility over the guarantee period.
3.59 The content of the guarantee letter must comply with provisions of Clause 2 of this Article.
a) If the guarantee letter is not satisfactory:
a.1) For electronic guarantee letters: the customs authority shall send a rejection through the customs electronic payment portal;
a.2) For physical guarantee letters: the customs authority shall send a written rejection (form No. 04/TBBLT/TXNK in Appendix VI hereof) to the taxpayer.
b) If the taxpayer fails to fully pay the guaranteed tax by the end of the guarantee period, the customs authority shall request the taxpayer and the credit institution (the guarantor) to fully pay the tax and late payment interest by sending form No. 19/TB-TTN-TCN1/TXNK and form No. 20/TB-TTN-TCN2/TXNK in Appendix VI hereof.
If the guarantor fails to fulfil its obligations, the customs authority shall reject guarantee of the next shipments and send notify other banks and customs units nationwide in writing or through the e-customs system by sending form No. 04/TBBLT/TXNK in Appendix VI hereof, and request the taxpayer to fully pay tax and late payment interest.
4.60 (annulled)
5.61 (annulled)
Article 44. Locations and methods of tax payment
Locations and methods of tax payment shall comply with provisions of Circular No. 184/2015/TT-BTC
Article 45. Collection and payment of customs fees and transit fees
1. Customs fees, transit fees (hereinafter referred to as “customs fees") payers, collection, management and use thereof shall comply with provisions of Circular No. 274/2016/TT-BTC.
2. Consolidation of statements of collected fees
Customs Departments of provinces and State Treasury shall compare the collected customs fees monthly and include them in the annual government budget statement .
The General Department of Customs shall consolidate statements of collected customs fees as prescribed.
3. Collection of outstanding customs fees shall not be enforced by customs authorities. Declarants have the responsibility to fully pay customs fees by the deadline prescribed in Circular No. 274/2016/TT-BTC.
4. Management, monitoring of customs fees (if any) on the Concentrated Accounting System:
a) When receiving the statement from the authorized collector, the Sub-department of Customs where customs procedures are followed must carefully check the amounts of customs fees collected and transferred to its deposit account at a State Treasury, compare them with the practical payment confirmed by the State Treasury. In case of any difference between the statement sent by the authorized collector and the amount confirmed by the State Treasury, a record must be made to determine the reasons and accountability;
b) According to the amount of customs fees collected and transferred to the customs authority by the authorized collector, receipts of payment to state budget, and confirmation of payment made by the State Treasury, the customs authority shall record the amount of customs fees collected and receivable in order to take appropriate actions.
Article 46. Payment of taxes of goods subject to analysis
The taxpayer must comply with Clause 2 Article 33 and Article 42 of this Circular in order to accurately determine tax on goods subject to analysis.
If the analysis result contravenes the taxpayer’s declaration and thus changes the amount of tax payable, then the taxpayer must make additional declaration on the e-customs system and pay taxes as soon as the customs authority’s notification of the analysis result is available. Late payment interest shall not be charged for the period pending analysis result, or paid tax (if any) shall be refunded.
If the taxpayer fails to make additional declaration, the customs authority shall impose tax. The taxpayer shall pay tax arrears, late payment interest, and fines (if any) as prescribed.
Article 47. Procedures for paying taxes, late payment interest, and fines
1. Outstanding taxes are unpaid taxes on goods that have been released or granted customs clearance.
2. Due taxes, late payment interest, and fines shall be paid in the order prescribed in Article 45 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 12 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration, where:
a) Outstanding taxes and late payment interest that are more than 90 days overdue shall be enforced;
b) Outstanding taxes and late payment interest that are less than 90 days overdue shall not be enforced;
3. State Treasuries and customs authority shall exchange information about collection of taxes, late payment interest, and fines to determine the order and collect them properly. To be specific:
a) The customs authority shall monitor tax debts of taxpayers, instruct taxpayers to pay tax in the correct order, development a database system for taxpayers to check and pay taxes as prescribed;
b) According to the receipts for payment of taxes, late payment interest, and fines of taxpayers, State Treasuries shall record payments to state budget, send documents and information about the payments to customs authorities;
c) In case a taxpayer fails to pay taxes, late payment interest, fines in the correct order, the customs authority shall send a request for adjustment of the amount of tax collected to the State Treasury, notify the taxpayer of such adjustment or request the taxpayer to pay other outstanding amounts in the correct order. Exports or imports on a new customs declaration shall only be granted customs clearance when the taxpayer does not owe overdue taxes, late payment interest, or fines.
d) If the taxpayer does not specify the amount of each type of tax, late payment interest, and fine on the tax payment document, the customs authority shall record the collected amount of tax, late payment interest, and fine n the correct order, notify the State Treasury and the taxpayer.
1. Tax imposition prescribed in this Circular means the customs authority’s exercising its right to determine the factors, basis for tax calculation, calculate tax, and request the taxpayer to pay the tax determined by the customs authority in the cases mentioned in Clause 2 of this Article.
2. The customs authority shall impose tax in the cases prescribed in Clause 3 Article 33 of Decree No. 83/2013/ND-CP.
3. Tax imposition must comply with principles in Article 36 of the Law on Tax administration.
4. The basis for tax imposition is the quantities, dutiable values, origins of goods, rates of export duty, import duty, excise duty, VAT, environmental protection tax, safeguard duty, anti-dumping duty, countervailing duty on practical exports or imports; exchange rates, tax calculation method, other information and database prescribed in Clause 2 Article 30 of the Law on Tax administration, Article 35 of Decree No. 83/2013/ND-CP, and Section 5 Chapter II of this Circular.
5. The power to impose tax is specified in Article 33 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
6. Procedures for tax imposition
a) Taxes on exports or imports shall be imposed while customs procedures are being followed or after goods are released or granted customs clearance;
b) When imposing tax, the customs authority must determine the amount of tax payable or relevant factors (goods quantity, dutiable values, codes, tax rates, origins, exchange rates, quotas, etc.) which are the basis for determination of the total amount of tax payable, exempted, reduced, refunded (cancelled) of each article and customs declaration as prescribed in Article 34 of Decree No. 83/2013/ND-CP.
When imposing relevant factors, the customs authority shall calculate the corresponding amount of tax payable and notify the taxpayer of both the factors and amount of tax payable;
c) Specific procedures:
c.1) Determine goods subject to tax imposition as prescribed in Clause 2 of this Article;
c.2) Determine the method of tax imposition as prescribed in Article 34 of Decree No. 83/2013/ND-CP and:
c.2.1) In case of imposition of tax payable:
c.2.1.1) Check, determine the basis for tax calculation (quantities, values, exchange rates, origins, codes, tax rates of goods) in accordance with regulations of law on taxation and relevant laws;
c.2.1.2) Calculate the total amount of tax payable, the difference between the tax payable and the amount declared, paid by the taxpayer (if any);
c.2.1.3) Issue a decision on tax imposition and a decision on penalties for administrative violations (if any).
c.2.2) In case of imposition of relevant factors:
c.2.2.1) Check, determine the relevant factors in an accurate and legitimate manner;
c.2.2.2)64 In case of repurposing of part of the goods of the same category on different customs declarations or on the first export or import declaration on which tax has been calculated, the tax imposed shall be the average tax determined as follows:
Imposed tax |
= |
Total tax on goods of the same category on the customs declarations |
x |
Quantity of repurposed goods |
Total goods on the customs declarations |
The deadline for paying imposed tax and late payment interest is the same as that for paying tax on the latest customs declaration.
If the first customs declaration does not specify tax or tax calculation basis, the customs authority shall impose tax according to the quantity, category and taxable values of goods, tax rates, exchange rates and tax calculation methods applicable when tax is imposed. The deadline for payment of imposed tax shall comply with Clause 5 Article 42 of this Circular.
c.2.2.3) Calculate the total amount of tax payable, the difference between the tax payable and the amount declared, paid by the taxpayer (if any); determine late payment interest as prescribed in Article 133 of this Circular;
c.2.2.4) Issue a decision on tax imposition and a decision on penalties for administrative violations (if any).
7.65 The tax imposition decision shall be made according to form No. 07/QDADT/TXNK in Appendix VI hereof.
If there are good reasons to determine that the decision on tax imposition is not conformable with law, the customs authority shall issue a decision to cancel the decision on tax imposition (form No. 08/HQDADT/TXNK in Appendix VI hereof. Overpaid tax under the cancelled decision tax imposition shall be refunded by the customs authority in accordance with Article 131 and Article 132 of this Circular.
The decision on tax imposition and the decision on cancellation thereof and the decision on administrative penalties for tax offenses (if any) shall be sent to the taxpayer within 08 working hours after the decision in signed.
8. Responsibilities of the taxpayer
a) The taxpayer must fully pay tax arrears to the customs authority as imposed in accordance with Article 107, Article 108, and Article 110 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 33, Clause 34, and Clause 35 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration.
The taxpayer shall incur penalties if committing violations against tax laws. The time limit for imposing penalties for violations against tax laws is specified in Article 110 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 35 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13 on the amendments to the Law on Tax administration and the Government’s regulations on penalties for administrative violations and enforcement of administrative decisions in the customs sector;
b) If the decision on tax imposition issued by the customs authority is not concurred with, the taxpayer still has to pay such tax and shall request the customs authority to provide explanation, file a complaint or lawsuit against the tax imposition in accordance with regulations of law on complaints and lawsuits.
Section 6. Customs procedures; customs supervision and inspection of goods under customs supervision and other exports or imports.
Article 50. Transport of goods under customs supervision
1. Goods transported under customs control following customs procedures for independent transport include:
a) Goods in transit other than goods in transit by air that enter and leave Vietnam at the same international airport;
b) Transshiped goods other than goods transhipped from a foreign country to a transhipment port and transported back to the foreign country at the same transhipment port;
c) Goods moved to another custom post outside the checkpoint area or vice versa, including:
c.1) With regard to exports:
c.1.1) Exports that have been granted customs clearance or conditional customs clearance and are transported from a container freight station (CFS), inland container depot (ICD), bonded warehouse, off-airport cargo terminal, concentrated inspection site for exports and imports, concentrated inspection site for goods sent by express mail or by post; exports following customs procedures for independent transport and arrival of which at the destination has been confirmed, then the checkpoint of export is changed;
c.1.2) Exports that have been granted customs clearance or conditional customs clearance and are transported from a CFS or bonded warehouse to an ICD, from a bonded warehouse to a concentrated inspection site for goods sent by express mail or by post.
c.2) Imports transported from the checkpoint of import to the port of destination written on the bill of lading, an off-airport cargo terminal, concentrated inspection site for goods sent by express mail or by post or to another border checkpoint (including imports of more than one owner on the same vehicle transported from the checkpoint of import to multiple ports of destination as written on their bills of lading).
2. Regarding combined transport of goods:
a) Exports whose declaration has been registered at a Sub-department of Customs located outside the border checkpoint and that are transported from the customs place to the checkpoint of export, a bonded warehouse, CFS, ICD, or concentrated inspection site for sent by express mail or by post;
b) Exports transported from a free trade zone other than bonded warehouses to the checkpoint of export, a bonded warehouse, CFS, ICD, concentrated inspection site for sent by express mail or by post or another free trade zone;
c) Exports whose declaration is registered at a border checkpoint and are transported from such border checkpoint to the checkpoint of export, a bonded warehouse, CFS or ICD;
d) Imports whose declaration is registered at a Sub-department of Customs located outside the border checkpoint, the supervisory Sub-department of Customs of a free trade zone or duty-free shop and are transported from the checkpoint of import, a CFS, ICD, bonded warehouse, off-airport cargo terminal, concentrated inspection site for goods sent by express mail or by post to a customs place outside the border checkpoint, free trade zone or duty-free shop;
e) Imports that are transported from the checkpoint of import to a bonded warehouse.
3. Customs sealing is mandatory for the following goods:
a) Goods that are transited through Vietnam’s territory, except for the case in Point e Clause 4 of this Article;
b) Transshiped goods other than those mentioned in Point g Clause 4 of this Article;
c) Exports subject to physical inspection are transported from a customs place outside the checkpoint to a concentrated inspection site for exports and imports or a off-airport cargo terminal to the checkpoint of export, a bonded warehouse, CFS, ICD, concentrated inspection site for sent by express mail or by post; exports that have been granted customs clearance or conditional customs clearance transported from a CFS or bonded warehouse to an ICD, from a bonded warehouse to a concentrated inspection site for postal packages;
d) Imports that are transported from the checkpoint of import, a CFS, ICD, bonded warehouse, off-airport cargo terminal, concentrated inspection site for goods sent by express mail or by post to a customs place outside the border checkpoint or a concentrated inspection site for physical inspection or sampling;
dd) Imports that have arrived at the checkpoint of import and are transported by the carrier to the port of destination written on the bill of lading or to a off-airport cargo terminal, except for those mentioned in Point dd Clause 4 of this Article;
e) Goods from abroad that are transported from the checkpoint of import to a bonded warehouse, free trade zone in a checkpoint economic zone, CFS, duty-free shop and vice versa;
g) Goods that are temporarily imported for re-export according to Point a and Point d Clause 1 Article 83 of this Circular;
h) Goods that are exempted from customs sealing and loaded in the same container as goods subject to customs sealing prescribed in this Clause;
i) Goods that have to be re-exported under the decision of a competent authority are transported from their storage to the checkpoint of export.
4. Customs sealing is not mandatory for the following goods:
a) Exports and imports that are transported together and exempt from physical inspection;
b) Bulk cargo, oversize/overweight load that cannot be sealed;
c) Goods from abroad that remain on the inbound vehicle and are transported from the first checkpoint of import to the last checkpoint of export without being unloaded at any seaport or airport in Vietnam;
d) Exports that are transported in containers from one port to another and unloaded onto a water transport vehicle or stacked on a ship and transported to the checkpoint of export, provided the carrier’s seal is still intact;
dd) Imports that are transported from the checkpoint of import at a seaport, inland port, airport or train station to the port of destination written on the bill of lading, and then moved to another vehicle of the same type or are not moved to another vehicle while being transported to the port of destination, provided they are loaded in containers and the carrier’s seal on the carriage is still intact;
e) Goods in transit by sea, inland waterways, air or rail, provided the carrier’s seal is still intact; goods in transit by air that enter and leave Vietnam at the same international airport;
g) Goods that are transhipped between seaports in containers on which the carrier’s seal is still intact; Transshiped goods that are transported between the wharves of the same port by sea or inland waterway in containers on which the carrier’s seal is still intact; Transshiped goods that enter and leave Vietnam from the same transhipment port;
h) Goods other than those mentioned in Point a through g of this Clause and Clause 3 of this Article.
5. In consideration of developments of smuggling and trade fraud, the Director of the General Department of Customs shall decide customs sealing of goods that are not subject to customs sealing prescribed in Clause 4 of this Article.
6. The declarant is responsible for protecting the status quo of goods and the customs seal (if any), the carrier’s seal (if any) during customs supervision; adhere to the route and time of transport registered with the customs.
In a force majeure event in which the status quo of goods or customs seal cannot be maintained or the route, time or vehicle has to be changed, the declarant shall implement every measure possible to minimize damage and promptly notify the customs authority through the hotline specified in the website of the General Department of Customs. In the cases where it is not possible to immediately notify the customs authority, the declarant may notify the police authority, the border guard or the coastguard, whichever is available, and notify the customs authority later.
Instructions on transport time are provided in form No. 07 in Appendix II hereof.
7. Additional declaration of goods transported independently
Additional declaration of goods transported independently means revising the declaration of independent transport or the in-transit/transhipment manifest.
a) Revising the declaration of independent transport:
The declarant may make the revisions:
a.1) Provision of additional information mentioned in 6.2 of Appendix II hereof before the customs authority confirms that goods are eligible for dispatch;
a.2) Provision of additional information mentioned in 6.3 of Appendix II hereof after the customs authority confirms that goods are eligible for dispatch and before arrival of the goods at the destination is confirmed.
b) Procedures for addition to the declaration of independent transport:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
b.1.1) Revise the declaration of independent transport when errors are found by the declarant or the customs authority and submit documents relevant to the revisions through the e-customs system.
b.1.2) If the e-customs system is not operational, the declarant shall submit 02 original copy of form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V hereof and 01 photocopy of every document relevant to the revisions.
b.2) Responsibilities of the dispatching Sub-department of Customs:
b.2.1) Receive the revised declaration and relevant documents; inform the declarant of the result through the e-customs system within 02 working hours after adequate information or documents are received. Violations (if any) shall be dealt with as prescribed;
b.2.2) Approve the revised declaration of independent transport;
b.2.3) Update eligibility of goods for dispatch on the e-customs system;
b.2.4) In the cases where form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V hereof is used, the customs authority shall receive the documents, specify the time of receipt and confirmation of eligibility of goods for dispatch on the form; return to the declarant 01 copy of the revision form which is confirmed by the customs.
b.3) The receiving Sub-department of Customs shall confirm the arrival of goods at the CCA according to information on the revised declaration of independent transport or the revision form confirmed by the customs.
c) Revising the in-transit/transhipment manifest:
c.1) Responsibilities of the customs declarant:
c.1.1) Revise the in-transit/transhipment manifest using form No. 08 in Appendix II hereof when errors are found by the declarant or the customs authority and submit documents relevant to the revisions through the e-customs system.
c.1.2) If the e-customs system is not operational, the declarant shall submit 02 original copy of form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V hereof and 01 photocopy of every document relevant to the revision.
c.2) Responsibilities of the Sub-department of Customs:
c.2.1) Receive the revised declaration and relevant documents; inform the declarant of the result through the e-customs system within 02 working hours after adequate information or documents are received. Violations (if any) shall be dealt with as prescribed;
c.2.2) Approve the revised in-transit/transhipment manifest;
c.2.3) Update eligibility of goods for release from the CCA and export on the e-customs system;
c.2.4) In the cases where form No. 03/KBS/GSQL in Appendix V hereof is used, the customs authority shall receive the documents, specify the time of receipt and confirmation of eligibility of goods for dispatch on the form; return to the declarant 01 copy of the revision form which is confirmed by the customs.
8. Cancellation of the declaration of independent transport or in-transit/transhipment manifest:
a) A declaration of independent transport or manifest of transited/transhipped goods shall be cancelled in the following cases:
a.1) Goods are not dispatched after 15 days from the registration date of the declaration of independent transport or in-transit/transhipment manifest, even if the customs authority has not approved the dispatch because of an error in the e-customs system though the declaration or manifest has been registered;
a.2) Incorrect information cannot be revised and the goods have not been released from the CCA at the point of dispatch;
a.3) There are multiple declarations or manifest for the same shipment (duplicated information);
b) Procedures:
b.1) The declarant shall send cancellation request through the e-customs system to the Sub-department of Customs where the declaration is registered;
b.2) The customs authority shall:
b.2.1) Within 08 working hours from the receipt of the request from the declarant, verify the reasons and conditions for cancellation and information to be cancelled on the e-customs system, execute the cancellation and inform the declarant of the result;
b.2.2) Cancel the declaration and inform the declarant if goods are not dispatched after 15 days from the registration date of the declaration of independent transport or in-transit/transhipment manifest.
9. Procedures for revising and cancelling a combined transport declaration are specified in Article 20 and Article 22 of this Circular.
10. In the cases where the e-customs system is not operational according to Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 12 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP:
a) The declarant shall submit 03 copies of the manifest (form No. 21a/BKVC/GSQL in Appendix V hereof) and other documents in the customs dossier specified in Point b Clause 1 Article 51 or Point a Clause 1 Article 51a or Point a Clause 1 Article 51b of this Circular and present the goods to the dispatching Sub-department of Customs for sealing (if any) and to the receiving Sub-department of Customs for goods inspection and confirmation of goods arrival.
In case of goods in transit or transhipped goods specified in Clause 2 Article 51 and Clause 2 Article 51a of this Circular, the declarant shall submit 02 copies of the manifest (form No. 21/BKVC/GSQL in Appendix V hereof) and other documents in the customs dossier specified in Point a Clause 2 Article 51 or Point a Clause 2 Article 51a of this Circular;
b) The dispatching Sub-department of Customs shall verify information on the manifest and enclosed documents if it decides to inspect the customs dossier; give a confirmation, append the signature and seal on the manifest, seal the goods presented by the declarant (if any), return 02 copies of the manifest to the declarant and deliver the goods to the receiving Sub-department of Customs, which will carry on the procedures. After receiving the manifest which bears the confirmation of the dispatching Sub-department of Customs and after the goods have arrived at the destination, the receiving Sub-department of Customs shall give a confirmation, append the signature and seal on the manifest, return 01 copy of the manifest to the declarant and send a fax to the dispatching Sub-department of Customs, which will be enclosed with the customs dossier.
In case of goods in transit or transhipped goods specified in Clause 2 Article 51 and Clause 2 Article 51a of this Circular, the customs authority shall verify information on the manifest and enclosed documents if it decides to inspect the customs dossier; give a confirmation, append the signature and seal on the manifest and return 01 copy of the manifest to the declarant;
c) Both dispatching Sub-department of Customs and receiving Sub-department of Customs shall perform the tasks specified in Point d and Point dd Clause 1 Article 51 of this Circular, except for the tasks that have to be performed on the e-customs system.
After the e-customs system is fixed, the customs authority shall update the manifest on the e-customs system.
11. Regarding imports that are transported by sea or by air from the checkpoint of import to the port of destination written on the bill of lading and not unloaded at the checkpoint of import; goods transported by sea or by air from abroad to the first checkpoint of import to the last checkpoint of export and not unloaded at the checkpoint of import: the dispatching Sub-department of Customs and the receiving Sub-department of Customs shall monitor the goods according to documents of the ship or aircraft in transit/transhipment.
Article 51. Customs procedures applied to goods in transit
1. Customs procedures applied to goods transited through Vietnam’s territory
a) Procedures customs applied to goods transited through Vietnam’s territory are the same as those for independent transport at the dispatching Sub-department of Customs;
b) Customs dossier:
b.1) A declaration of independent transport which contains the information mentioned in form No. 07 of Appendix II hereof;
b.2) An in-transit manifest (form No. 09 in Appendix II hereof);
b.3) The bill of lading or equivalent transport documents (except road transport documents): 01 photocopy;
(not required if the goods have been declared electronically and the declarant has entered the code provided by the customs authority in "Note 1" box through e-Manifest system);
b.4) Transit license (if required): 01 original copy if partial shipments are not permitted, or 01 photocopy enclosed with a monitoring sheet if partial shipments are permitted;
The dispatching Sub-department of Customs shall issue the monitoring sheet as prescribed in Article 28 of this Circular;
b.5) A notice of exemption from quarantine or notice of satisfactory quarantine result issued by a quarantine authority, or a quarantine document issued by a foreign quarantine authority if the goods have to undergo quarantine: 01 original copy. If relevant law does not specify that the original copy or photocopy has to be submitted, the declarant may submit a photocopy.
If the documents mentioned in Point b.4 and b.5 of this Clause have been sent electronically by the specialized regulatory authority or specialized inspection authority through National Single-window Information Portal, the declarant is not required to submit the physical documents.
c) Responsibilities of the customs declarant:
c.1) Complete the declaration of independent transport in accordance with form No. 07 in Appendix II hereof, form No. 09, form No.10 and form No. 11 in Appendix II hereof; enclose them with other documents in the customs dossier specified in Point b Clause 1 of this Article when registering the declaration of independent transport through the e-customs system. In case of an error in the e-customs system that makes it impossible to declare through the e-customs system, follow instructions in Point a Clause 10 Article 50 of this Circular.
If the shipment has to undergo inspection (channel 2) and the documents mentioned in Point b.4 and b.5 are not submitted through National Single-window Information Portal, the declarant shall submit the physical documents to the dispatching Sub-department of Customs for inspection;
c.2) After the declaration is approved, provide information about it to the dispatching Sub-department of Customs and receiving Sub-department of Customs for sealing, sealing inspection and physical inspection of goods;
c.3) Present the goods to the customs authority for sealing (if any) and physical inspection if the shipment is suspected of violations of law;
c.4) Revise the declaration of independent transport in accordance with Clause 7 Article 50 of this Circular, if necessary;
c.5) If the shipment is divided into multiple smaller shipments, the declarant may choose between making one declaration of independent transport for the entire shipment or making a separate declaration of independent transport for each smaller shipment, provided the registered time is complied with according to form No. 07 in Appendix II hereof. If the shipment is not completely dispatched by the end of the deadline, the declarant shall specify the quantity of goods dispatched and make a new declaration of independent transport for the remainder;
c.6) Use vehicles having tracking devices connected to the dispatching Sub-department of Customs and receiving Sub-department of Customs if the goods in transit are transported in containers and stacked in inland waterway vehicles for transport from abroad to Vietnam and vice versa.
d) Responsibilities of the dispatching Sub-department of Customs:
d.1) If the shipment has to undergo inspection (channel 2), inspect information on the declaration of independent transport and documents in the customs dossier; instruct the declarant to provide other information on the declaration or the manifests (if any).
Carry out physical inspection as prescribed in Article 29 of this Circular if violations of law is suspected. Write the result of physical inspection on the inspection result sheet (form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V hereof and update it on the e-customs system.
If information on the declaration of independent transport or manifests in the customs dossier is insufficient, impose administrative penalties and instruct the declarant to provide additional information in accordance with Clause 7 Article 50 of this Circular;
d.2) Approve the declaration of independent transport on the e-customs system within 02 hours after the valid customs dossier is submitted by the declarant;
d.3) Compare the actual quantity and number of containers (regarding containerized cargo), quantity of packages (regarding bulk cargo) with the information on the declaration of independent transport; seal goods in the cases specified in Clause 3 and Clause 5 Article 50 of this Circular and update the customs seal number on the e-customs system.
Regarding goods in transit in stacked containers on inland waterways vehicles from abroad to Vietnam where the carrier’s seal cannot be inspected or customs sealing is impossible, the Sub-department of Customs at the checkpoint of import shall inform the receiving Sub-department of Customs, which will inspect the seal and compare actual quantity of goods with information on the declaration of independent transport. The dispatching Sub-department of Customs shall monitor the dispatched goods and cooperate with the receiving Sub-department of Customs or relevant authorities in case of incorrect route, time or accidents during the transport.
If goods cannot be sealed (bulk cargo, oversize/overweight load), issue form No. 35/BBCN/GSQL in Appendix V hereof, take photos of the goods and update the name, quantity, categories, symbols and origins (if any) of goods on the e-customs system;
d.4) Update the dispatch of goods on the e-customs system and monitor information about the shipment under customs supervision.
If there are no feedbacks from the receiving Sub-department of Customs after expiration of the time limit for dispatch, the dispatching Sub-department of Customs shall cooperate with the receiving Sub-department of Customs and the customs team of the Smuggling Investigation and Prevention Department in investigation;
d.5) In case of an error in the e-customs system that makes it impossible to declare through the e-customs system, follow instructions in Point a Clause 10 Article 50 of this Circular.
dd) Responsibilities of the receiving Sub-department of Customs:
dd.1) Receive goods and information about the approved declaration of independent transport presented by the declarant and verify such information on the e-customs system;
dd.2) Check the seal and status quo of goods; compare the actual seal number and the customs seal number (if any) or carrier’s seal number (if any) on the declaration of independent transport or manifest, or compare the actual goods with information on the e-customs system in case the goods cannot be sealed.
Regarding goods in transit in stacked containers on outbound inland waterways vehicles, the Director of the Sub-department of Customs shall decide whether to inspect the customs seal or carrier’s seal and status quo of goods on the basis of information about the route and time of transport, warnings on the supervision system, information from the dispatching Sub-department of Customs about the shipment status and information from the tracking device;
dd.3) If violations of law are suspected (including those found during inspection as prescribed in Point dd.2 of this Clause), the Director of the Sub-department of Customs shall decide whether to carry out a physical inspection of goods and impose penalties (if violations are found). The result of physical inspection shall be written on the inspection result sheet (form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V hereof);
dd.4) Update information about the arrival of goods on the e-customs system as soon as the goods arrive.
If the goods in transit are exported by road, inland waterways or international railroad, update arrival of goods on the e-customs system; supervise the goods when they enter the CCA at the checkpoint of export until they cross the border and update the export of goods on the e-customs system;
dd.5) In case of an error in the e-customs system that makes it impossible to declare through the e-customs system, follow instructions in Point b Clause 10 Article 50 of this Circular.
2. Customs procedures applied to goods transited by air that enter and leave Vietnam at the same international airport and are unloaded at a depot or port
a) Customs dossier:
a.1) An in-transit manifest according to form No. 08 of Appendix II hereof;
a.2) Bill of lading or other equivalent transport documents: 1 photocopy.
(not required if the goods have been declared electronically and the declarant has entered the code provided by the customs authority in “Note 1” box through e-Manifest system);
a.3) Transit license (if required): 01 original copy if partial shipments are not permitted, or 01 photocopy enclosed with a monitoring sheet if partial shipments are permitted.
The dispatching Sub-department of Customs shall issue the monitoring sheet as prescribed in Article 28 of this Circular;
a.4) A notice of exemption from quarantine or notice of satisfactory quarantine result issued by a quarantine authority, or a quarantine document issued by a foreign quarantine authority if the goods have to undergo quarantine: 01 original copy. If relevant law does not specify that the original copy or photocopy has to be submitted, the declarant may submit a photocopy.
If the documents mentioned in Point a.3 and a.4 of this Clause have been sent electronically by the specialized regulatory authority or the quarantine authority through National Single-window Information Portal, the declarant is not required to submit the physical documents.
b) Responsibilities of the customs declarant:
b.1) Complete the in-transit manifest and submit the documents specified in Point a Clause 2 of this Article through the e-customs system;
b.2) Present the goods to the customs authority for physical inspection in case of suspected violations of law;
b.3) Provide additional information on the in-transit manifest (if necessary);
b.4) Receive the in-transit manifest after it is approved by the customs authority.
c) Responsibilities of the customs authority:
c.1) Verify information on the manifest and documents in the customs dossier; instruct the declarant to provide additional information if necessary;
c.2) In case violations are suspected, carry out physical inspection of goods in accordance with Article 29 of this Circular and impose penalties if violations are found. The result of physical inspection shall be written on the inspection result sheet (form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V hereof) and updated on the e-customs system;
c.3) Approve the manifest within 02 working hours after receiving the satisfactory documents submitted or presented by the declarant;
c.4) When the goods in transit enter or leave the port area, confirm the actual quantity of goods on the manifest by comparing information declared on the manifest with information about containers entering and leaving the port area, their numbers and carrier’s seal numbers (if any).
If the comparison result is satisfactory and there is no information about violations, confirm on the e-customs system. If the comparison result is not satisfactory, verify and take appropriate actions.
d) In case of an error in the e-customs system that makes it impossible to declare through the e-customs system, the declarant and customs authority shall follow instructions in Point b Clause 10 Article 50 of this Circular.
3. Customs procedures applied to goods in transit undergoing consolidation/deconsolidation in the same container or the same carriage as exports that have completed customs procedures; goods intended to be imported, exports and imports sent by post or express mail
a) Goods in transit undergoing consolidation/deconsolidation in the same container or the same carriage as exports that have completed customs procedures; goods intended to be imported, exports and imports sent by post or express mail shall satisfy the requirements in Article 43 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Point 10 Clause 19 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP and must be consolidated/deconsolidated at the locations specified in Article 43 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
In the cases where exports sent by post or by express mail have to undergo customs procedures at the checkpoint of import under a decision of the Prime Minister and are consolidated with transited goods, they shall be separated at a specific location for inspection of goods sent by post or express mail;
b) Responsibilities of customs declarant:
In addition to the responsibilities specified in Article 43 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Point 3 Clause 19 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, the declarant shall:
Prepare a separate declaration of independent transport for imports, exports and transited goods; specify the type and route of transport on each declaration and write the its “Ghi chú 2” (“Note 2”);
c) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the checkpoint:
c.1) Inspection fulfilment of conditions for separating transited goods from imports prescribed in Clause 19 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP and Point a of this Clause to carry on appropriate procedures;
c.2) Perform the tasks prescribed in Point d Clause 1 of this Article;
d) Responsibilities of the Sub-department of Customs responsible for the consolidation/deconsolidation site:
In addition to the responsibilities specified in Article 43 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 19 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, the Sub-department of Customs responsible for the consolidation/deconsolidation site shall:
d.1) Perform the tasks of the receiving Sub-department of Customs specified in Point dd Clause 1 of this Article when goods arrive at the consolidation/deconsolidation site;
d.2) Perform the tasks of the dispatching Sub-department of Customs specified in Point d Clause 1 of this Article when the goods have been consolidated.
dd) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the checkpoint of export :
dd.1) Perform the tasks prescribed in Point dd Clause 1 of this Article;
dd.2) Inspect the declaration of independent transport at “Ghi chú 2” to confirm two declarations on the e-customs system.
Article 51a. Customs procedures applied to transhipped goods at seaports
1. Customs procedures applied to goods transhipped between seaports, goods transhipped between wharfs in a same seaport.
a) Customs dossier:
a.1) A declaration of independent transport (OLA) using form No. 07 in Appendix II issued herewith;
a.2) A manifest of transhipped goods using the Form No. 09 Appendix II issued herewith;
a.3) The bill of lading or equivalent transport documents: 01 photocopy;
If all of goods are declared in the e-Manifest and the customs declarant receives the code in the item "Ghi chú 1” (Note 1), no photocopy of bill of lading is required.
b) Responsibilities of customs declarant: comply with Point b Clause 1 Article 51 of this Circular;
c) Responsibilities of the dispatching Sub-department of Customs: comply with Point d Clause 1 Article 51 of this Circular;
d) Responsibilities of the receiving Sub-department of Customs: comply with Point dd Clause 1 Article 51 of this Circular.
2. Customs procedures applied to goods transhipped from a foreign country to the transhipment area and then transhipped abroad from this area.
a) Required documents in a customs dossier:
a.1) A manifest of transhipped goods using the Form No. 08 Appendix II issued herewith;
a.2) Bill of lading or other equivalent transport documents: 1 photocopy.
If all of goods are declared in the e-Manifest and the customs declarant receives the code in the item "Ghi chú 1” (Note 1), no photocopy of bill of lading is required.
b) Responsibilities of the customs declarant and customs authority: comply with Clause 2 Article 51 of this Circular. If the e-Manifest system breaks down leading declaration failure, Point b Clause 10 Article 50 of this Circular shall apply.
Article 51b. Customs procedures applied to exports and imports being moved to another custom post outside the checkpoint area under independent transport
Customs procedures applied to goods being moved to another custom post outside the checkpoint area prescribed in Point c Clause 1 Article 50 of this Circular under independent transport, in specific:
1. Required documents in a customs dossier:
a) A declaration of independent transport (OLA) using form No. 07 in Appendix II issued herewith;
b) A bill of lading or other equivalent transport documents as per the law (except for exports): 1 photocopy;
If all of goods are declared in the e-Manifest and the customs declarant receives the code in the item "Ghi chú 1” (Note 1), no photocopy of bill of lading is required.
2. Responsibilities of customs declarant: comply with Point c Clause 1 Article 51 of this Circular;
3. Responsibilities of dispatching Sub-department of Customs: comply with Point d Clause 1 Article 51 of this Circular;
4. Responsibilities of receiving Sub-department of Customs: comply with Point dd Clause 1 Article 51 of this Circular.
Article 51c. Customs procedures applied to exports and imports being moved to another custom post outside the checkpoint area by combined transport
1. Customs procedures for combined transport shall be applied to the goods prescribed Clause 2 Article 50 of this Circular.
2. Location, required documents and customs procedures applied to combined transport of goods shall be made concurrently with customs procedures applied to export or import consignment under equivalent multimodal transport; a complete declaration of multimodal transport using Form No. 01 or 02 in Appendix II issued herewith is required.
If the e-customs system does not support combined transport declaration, the customs declarant shall request that the goods shall be moved under customs supervision in the item “Phần ghi chú” (Note) in the customs declaration (with indication of time, routes, places from or to the goods are transported). The customs declarant shall present goods to the customs authority for sealing in a case prescribed in Clause 3 Article 50 of this Circular, such goods shall be transferred to the receiving Sub-department of Customs for further actions.
3. Regarding exports
a) In case of exports that undergone physical verification at the Sub-department of Customs where the declaration is registered, subject to customs seal:
a.1) Responsibilities of dispatching Sub-department of Customs:
a.1.1) Affix security seals to goods; keep the transfer note of goods being discharged, under the surveillance of system, updated.
In case of bulk cargo, cumbersome goods, oversize load goods that cannot be sealed, the customs authority shall specify their description, quantity, categories, symbol, origin (if any) or pictures of goods in the original condition, and then update them to the e-customs system or enclose a transfer note;
a.1.2) Print 1 copy of transfer note from the e-customs system, bear signature and seal of the customs official, specify the acknowledgement date in the transfer note and give it together with the goods to the customs declarant for transport to the checkpoint of export;
a.1.3) Monitor information about the consignment under customs supervision;
a.1.4) Verify the good condition in a case where the goods have not arrived at the checkpoint of export upon expiry of transport duration.
a.2) Responsibilities of receiving Sub-department of Customs:
a.2.1) Receive the transfer note and goods presented by the customs declarant;
a.2.2) Check the customs seal and compare with information about the dispatch of goods on the e-customs system, and the bear signature and seal of the customs official, specify the acknowledgement date in the transfer note, and return it to the customs declarant;
a.2.3) Update information about the arrival of goods on the e-customs system;
a.2.4) Cooperate with the dispatching Sub-department of Customs in tracking down the goods if they do not arrive at the destination after the expected transport period.
b) With regard to exports exempt from customs sealing: the customs declarant is responsible for transporting the goods to the checkpoint of export.
4. Regarding imports
a) With regard to imports being inspected outside the checkpoint area and goods that must be sealed by the customs:
a.1) Responsibilities of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:
a.1.1) Update information on the e-customs system for the Sub-department of Customs where goods are stored to seal and transfer goods to the declarant for transport to the inspection site;
a.1.2) Receive goods transported by the declarant, check the customs seal and compare with the information about dispatch of goods on the e-customs system, and the bear signature and seal of the customs official, specify the acknowledgement date in 2 transfer notes, keep 1 transfer note and return the other to the customs declarant;
a.1.3) Update information about the arrival of goods on the e-customs system;
a.1.4) Monitor information about transported goods, cooperate with the Sub-department of Customs where the goods are stored in tracking down the goods if they do not arrive at the inspection site after the expected transport period.
a.2) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
a.2.1) Seal the goods, update information about dispatch of goods on the e-customs system according to a request of Sub-department of Customs where the declaration is registered;
a.2.2) Print 3 transfer notes from the e-customs system, bear signature and seal of the customs official, and require the declarant to bear his/her signature and full name. The Sub-department of Customs shall keep 1 note and give 2 notes and the goods to the declarant for transport to the inspection site;
a.2.3) Monitor information of the consignment udder customs supervision;
a.2.4) Track down the goods if they do not arrive at the inspection site after the expected transport period.
b) With regard to imports exempt from customs sealing: The declarant shall follow customs procedures as prescribed and take goods through the CCA at the checkpoint after permission is granted by the customs authority.
5. If the e-customs system breaks down as prescribed in Clause 2 Article 25 Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended by Clause 12 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP and thus declaration of transport of goods under customs supervision cannot be made via the e-customs system.
a) The declarant gives the customs declaration and present the goods to the dispatching customs authority and the receiving customs authority;
b) The dispatching Sub-department of Customs shall check items on the customs declaration to make 3 transfer notes using the form No. 10/BBBG/GSQL Appendix V issued herewith, and then bear their certification thereon. Give 2 transfer notes to the declarant for transport together with the goods to the receiving Sub-department of Customs for further procedures as prescribed;
c) The receiving Sub-department of Customs shall bear its certification on 2 transfer notes, return one note to the declarant, keep the other one and fax it to the dispatching Sub-department of Customs for being enclosed to the customs dossier.
Article 52. Customs supervision of imports at locations connected with the e-customs system
1. Supervision of goods transported in containers or bulk cargo entering, leaving or stored at a seaport
a) Before goods are unloaded from the vehicle:
a.1) The customs authority, according to the ship dossier on the e-customs system, shall send the list of goods to be unloaded at the port and list of containers to be scanned (if any) using form No. 01 (containerized cargo) or form No. 02 (for bulk cargo) or form No. 03 in Appendix X hereof to the e-customs system of the warehousing service provider.
The list of goods to be unloaded at the port must be provided at least 08 hours before the expected time of arrival of the ship. The list of containers to be scanned must be provided at least 04 hours before the expected time of arrival of the ship;
a.2) The warehousing service provider shall receive the lists sent through the e-customs system.
b) During unloading
b.1) Responsibilities of the warehousing service provider:
b.1.1) Inspect the packages of goods; compare the list of goods to be unloaded with the actual goods in terms of container numbers and carrier’s seal numbers or quantity, weight, volume of bulk cargo.
If the packaging is not in the original condition and the comparison result shows that discrepancies exist or the goods show signs of violations against the law, the following actions shall be taken:
b.1.1.1) Update the information on the e-customs system according to form No. 18 (containerized cargo) or form No. 19 (for bulk cargo) in Appendix X hereof;
b.1.1.2) Inform the Sub-department of Customs where the goods are stored of the suspected violations and move such goods in a separate area;
b.1.1.3) Sign the record (if any);
b.1.1.4) Receive from the e-customs system information about the unlisted goods that are unloaded at the port in reality.
b.1.2) After the goods are unloaded, update the information about dropped off goods using form No. 14 (containerized cargo) or form No. 15 (for bulk cargo). In case of change to information about unloaded goods (change of unloading method or unit of measurement), update information on the e-customs system according to form No. 16, 17, 25 (containerized cargo) or form No. 26 (for bulk cargo) or form No. 27 in Appendix X hereof;
b.1.3) Regarding containers that have to be scanned:
b.1.3.1) If the scanning site is located within a port, move the containers to the scanning site and move them back to the storage area in the port after they are scanned;
b.1.3.2) If the scanning site is located outside the port, present them to the customs authority for sealing, sign the transfer note; move the containers to the scanning site, update dispatch of the containers on the e-customs system. After the containers are scanned, move them back to the storage area in the port and update information about the dropped off container on the e-customs system according to form No. 14 in Appendix X hereof.
b.2) Responsibilities of the customs authority:
b.2.1) According to information on the e-customs system and other information relevant to the goods (if any), the Director of the Sub-department of Customs shall decide the method for supervising goods and vehicles during the unloading at the port;
b.2.2) If the status quo of goods is not maintained (lost or broken seal or the carrier, damaged container) or the comparison result does not match the actual goods (excess goods, unlisted goods) or violations of law are suspected as informed by the warehousing service provider:
b.2.2.1) A customs official shall inspect the status quo of goods packages. If violations are suspected, implement appropriate measures (customs sealing, camera surveillance) and request the Sub-department of Customs where goods are stored to take actions;
b.2.2.2) There is information about violations of law or the actual quantity of dropped off goods does not match that on the bill of lading or delivery note or the packages of goods are not intact (due to damaged containers), the responsible customs official shall issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party, or issue an offense record (if violations are found) and take appropriate actions;
b.2.2.3) Regarding unlisted goods that are unloaded in reality, the Sub-department of Customs where the goods are stored shall inform the Sub-department of Customs where procedures for the inbound vehicle are carried out, which will request the declarant to submit additional information on the e-customs system and impose penalties (if violations are found).
b.2.3) Receive and update information about the unloaded goods. In case of change to information about the drop (cancellation or change of drop method or unit of measurement), the responsible customs official shall update information on the e-customs system and send a notification to the warehousing service provider’s system;
b.2.4) If the containers are scanned outside the port area, the responsible customs official shall seal the containers, issue and sign the transfer note, give 01 copy to the deliverer, receive feedbacks and impose penalties (if violations are found); update on the warehousing service provider’s system information about the containers eligible for release from the CCA according to form No. 04 in Appendix X hereof.
c) Change of goods status during storage at the port (preview of goods before customs declaration, sampling of goods or change of goods packages):
c.1) Responsibilities of the customs declarant:
c.1.1) In case of preview of goods before declaration: follow instructions in Article 17 of this Circular;
c.1.2) In case of preview of goods before declaration: follow instructions in Article 31 of this Circular;
c.1.3) In case of change to goods packages (packaging or unpackaging at the port due to damaged containers or change of container, change of packages):
Send a notice of change of packages (form No. 37 in Appendix X hereof) to the Sub-department of Customs where the goods are stored and the warehousing service provider for cooperation;
c.1.4) Sign the record on goods preview, sampling or package change (if any).
c.2) Responsibilities of the warehousing service provider:
Cooperate and witness the event at the request of the customs authority or declarant; sign the record (if any) and perform the following tasks:
c.2.1) Containerized cargo:
c.2.1.1) If the container seal is changed while goods are still contained therein: update on the e-customs system the number of the carrier’s seal or customs seal according to form No. 24 in Appendix X hereof;
c.2.1.2) If the entire shipment is moved to another container: change the status of the original container into empty container, update the new container number, the number of the carrier’s seal or customs seal on the e-customs system according to form No. 20 and form No. 14 in Appendix X hereof;
c.2.1.3) If the entire shipment is removed from the container and placed at the port/depot as bulk cargo: change the status of the original container into empty container, change the status of the goods into bulk cargo on the e-customs system according to form No. 20 and form No. 15 in Appendix X hereof;
c.2.1.4) If part of the shipment is moved to another container or placed at the port as bulk cargo: Follow instructions in c.2.1.1 for the goods retained in the container: follow instructions in c.2.1.2 for the goods moved to the new container (except changing the status of the original container); follow instructions in c.2.1.3 for bulk cargo (except changing the status of the original container).
c.2.2) For bulk cargo:
c.2.2.1) If the entire shipment enters the CCA in containers: After goods are put in containers, update information about the goods, update the status of empty containers on the e-customs system according to form No. 22 and form No. 23 in Appendix X hereof;
c.2.2.2) If the entire shipment enters the CCA in containers: After goods are put in containers, update information about the goods, update the status of empty containers on the e-customs system according to form No. c.2.2.1 and form No. 15 in Appendix X hereof;
c.3) Responsibility of the customs authority:
c.3.1) The Director of the Sub-department of Customs shall decide the method for monitoring the changes in status of goods and appoint customs officials in charge of monitoring on the basis of the declarants’ notices of change of goods packages and relevant information (if any);
c.3.2) The monitoring customs official shall seal the goods (if required), issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party;
c.3.3) If the change of packages leads to change of the transport modal code on the declaration, the responsible customs official shall update the new code and new container number (if any) on the e-customs system and send a notification to the warehousing service provider’s system;
c.3.4) Receive and update information about change in goods status (if any) from the warehousing service provider’s system.
d) When goods are removed from the port
d.1) Responsibility of the customs authority:
d.1.1) Send information about the goods eligible to go be released from the CCA according to form No. 04 (containerized cargo) or form No. 05 (for bulk cargo) in Appendix X hereof to the warehousing service provider’s system.
In case of change in status of the customs declaration (suspension, resumption, cancellation after customs clearance or change of the container eligible for release from the CCA (change or cancellation), the customs authority shall update information on the e-customs system according to form No. 06 or form No. 07 in Appendix X hereof and send a notification to the warehousing service provider’s system.
If a warehousing service provider requests cancellation of a document certifying that their goods passed through CCA (with obvious explanation), the customs official in charge of inspection shall consider approving such a cancellation on the e-customs system and give that information to the e-customs system of the warehousing service provider;
d.1.2) Receive and update information about the goods removed from the CCA on the warehousing service provider’s system;
d.1.3) Instruct the declarant to complete procedures for the shipment not eligible for release from the CCA upon notice from the warehousing service provider’s system;
d.1.4) If the actual quantity or weight of bulk cargo does not match that on the customs declaration, instruct the declarant to make additional declaration in accordance with Article 20 of this Circular;
d.1.5) If the quantity of packages of bulk cargo on the customs declaration does not match the actual quantity of goods being dropped off (due to damage of packages during material handling or storage which leads to a change in package quantity or unit of measurement), update on the e-customs system the actual quantity on the basis of information provided by the warehousing service provider and send a notification to the warehousing service provider’s system.
d.2) Responsibilities of the customs declarant:
Provide information (declaration number or UCR number) of the shipment eligible for release from the CCA to the warehousing service provider;
d.3) Responsibilities of the warehousing service provider:
Compare information from the e-customs system with actual goods when they are removed from the port in terms of container numbers and carrier’s seal numbers or customs numbers (if any) thereon, quantity of packages, weight or volume of bulk cargo (according to delivery terms), and follow the instructions below:
d.3.1) Allow goods to be released from the CCA if the comparison result is satisfactory (even if the actual weight of bulk cargo is smaller than that on the declaration);
d.3.2) Refuse to release goods from the CCA if the comparison result is not satisfactory (the actual weight of bulk cargo is larger than that on the declaration eligible for release from the CCA) or information about eligibility of goods for release from the CCA is not received or a request for suspension of release of goods from the CCA is received; inform the declarant or contact the customs authority to complete procedures for the shipment;
d.3.3) Within 15 minutes after the shipment is released from the CCA, update the information about the shipment on the e-customs system according to form No. 21 (containerized cargo) or form No. 22 (for bulk cargo) in Appendix X hereof.
2. Supervision of imported gas and liquid cargo that is pumped from the vehicle into a warehouse and vice versa
a) Before the goods are pumped from the vehicle into the warehouse:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
Present the certificate of quantity inspection certified by the inspector or an appointed conformity-assessing organization; the sampling record or sampling document certified by the trader and a quality inspection authority (if the goods have to undergo quality inspection by the state), unless such documents have been submitted on the e-customs system;
a.2) Responsibilities of the customs authority:
a.2.1) According to the ship dossier submitted on the single-window system, submit information about the cargo to be pumped into the warehouse according to form No. 02 in Appendix X hereof to the warehousing service provider’s system at least 08 hours before the expected time of arrival of the ship;
a.2.2) Inspect the documents presented by the declarant in accordance with Point a.1 of this Clause and follow the instructions below:
a.2.2.1) If the documents are satisfactory, allow the cargo to be pumped into the warehouse (whether the warehouse is located inside or outside of the port);
a.2.2.2) If the documents are not satisfactory, request the declarant to follow instructions in a.1 of this Clause.
a.3) The warehousing service provider shall receive information about the cargo sent through the e-customs system.
b) Supervision of pumping and storage of cargo:
b.1) Responsibilities of the warehousing service provider:
b.1.1.1) Update the quantity of cargoes pumped into the warehouse on the e-customs system according to form No. 15 in Appendix X hereof;
b.1.2) Sign the record in case violations are suspected or there is incorrect information about cargo after pumping;
b.1.3) Take legal responsibility for maintaining the status quo of goods until a notice of the eligibility of cargo for release from the CCA is received from the e-customs system.
b.2) Responsibilities of the customs authority:
b.2.1) According to information provided by the declarant and other sources (if any), the Director of the Sub-department of Customs shall decide the method for supervising goods and vehicles throughout the pumping process until customs clearance or conditional customs clearance is granted;
b.2.2) In case there is information about violations of law or the actual quantity of cargo being pumped into the warehouse does not match that on the bill of lading or delivery note, the responsible customs official shall issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party, or issue an offense record (if violations are found) and take appropriate actions;
b.2.3) Receive and update information about the quantity of cargo being pumped into the warehouse on the warehousing service provider’s system.
c) Supervise the discharge of cargo from the warehouse:
c.1) Responsibilities of the customs declarant:
Provide the number of the declaration of the shipment eligible for release from the CCA to the warehousing service provider;
c.2) Responsibilities of the customs authority:
c.2.1) Send information about the eligibility of cargo for release from the CCA according to form No. 05 in Appendix X hereof to the warehousing service provider’s system;
c.2.2) Receive information about the discharge of cargo from the warehousing service provider’s system.
c.3) Responsibilities of a warehousing service provider:
c.3.1) Receive information about the eligibility of cargo for release from the CCA and discharge from the warehouse the exact amount specified in the customs declaration (even if the actual weight or volume is smaller than that on the declaration);
c.3.2) In the cases where information about the eligibility of shipment for release from the CCA is not received or the release of cargo is suspended, the cargo must not be discharged from the warehouse; in which case the declarant must be informed and requested to contact the customs authority for completion of necessary procedures;
c.3.3) Update information about discharge of goods from the warehouse according to form No. 22 in Appendix X hereof and send a notification to the e-customs system.
3. CFS management
a) Before imports are moved into the CFS:
a.1) Responsibilities of the consolidation service provider:
The consolidation service provider who moves consolidated goods of multiple owners under multiple bills of lading into the CFS for deconsolidation shall follow the instructions below:
a.1.1) If the CFS is located within the port: move the goods to the CFS for deconsolidation as prescribed;
a.1.2) If the CFS is located outside the port: follow the customs procedures specified in Clause 2 Article 51b of this Circular;
a.1.3) Maintain the status quo of goods during transport of containers from the port depot or checkpoint of import to the CFS.
a.2) The CFS operator shall send the list of containers entering the CFS for consolidation (specify the ship name, expected arrival date, numbers of the primary and secondary bills, container numbers, carrier’s seal numbers, importers’ names, goods names, quantity of packages) to the Sub-department of Customs responsible for the CFS through the e-customs system if the CFS is located within the port;
a.3) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the border checkpoint or port of discharge:
a.3.1) If the CFS is located within the port: according to information in the ship dossier submitted to the national single-window system, the list of containers entering the CFS and relevant information (if any), the Director of the Sub-department of Customs responsible for the CFS shall decide the method for supervising the goods entering the CFS;
a.3.2) If the CFS is located outside the port: follow the customs procedures applied to outbound shipments specified in Clause 3 Article 51b of this Circular;
a.3.3) After the shipment is cleared for dispatch, the e-customs system will send a notification of goods to be unloaded at the CFS (form No. 08 in Appendix X hereof) to the CFS operator’s system.
b) When imports enter the CFS:
b.1) Responsibilities of the CFS operator:
b.1.1) Inspect the containers; compare the list of containers and the actual containers in terms of container numbers and carrier’s seal numbers thereon.
In case the containers are not intact, the comparison result is not satisfactory or violations are suspected:
b.1.1.1) Update information according to form No. 18 (containerized cargo) in Appendix X hereof and send a notification to the e-customs system;
b.1.1.2) Inform the Sub-department of Customs where the goods are stored of the suspected violations and move such goods in a separate area;
b.1.1.3) Sign the record (if any).
b.1.2) After the containers are unloaded at the CFS, update the information on the e-customs system according to form No. 14 or form No. 16 in Appendix X hereof;
b.2) Responsibility of the Sub-department of Customs responsible for the CFS:
b.2.1) If the CFS is located outside the port:
Carry on the procedures applied to inbound shipments specified in Clause 4 Article 51b of this Circular;
b.2.2) In case there is information about violations of law or the actual quantity of goods does not match that on the bill of lading or delivery note or the packages of goods are not intact (due to damaged containers), the responsible customs official shall issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party, or issue an offense record (if violations are found) and take appropriate actions;
b.2.3) Receive information about the containers moved into the CFS from the CFS operator’s system.
c) While imports are being stored in the CFS:
c.1) Responsibilities of the CFS operator:
c.1.1) If the goods are unloaded, change the status of the containers into empty, change the status of unloaded goods into bulk cargo according to form No. 20 and form No. 15 in Appendix X hereof and send a notification to the e-customs system.
In case of change to information about unloaded goods (change of unloading method or unit of measurement), update information on the e-customs system according to form No. 16, 17, 25 (for bulk cargo) or form No. 27 in Appendix X hereof;
c.1.2) In case the packages are not intact or the comparison result is not satisfactory or violations are suspected:
c.1.2.1) Update information according to form No. 19 (bulk cargo) in Appendix X hereof and send a notification to the e-customs system;
c.1.2.2) Inform the Sub-department of Customs where the goods are stored of the suspected violations and move such goods in a separate area;
c.1.2.3) Sign the record (if any).
c.1.3) Maintain the status quo of goods and the seals (if any) while the goods are being stored in the CFS; sign on the CFS seals with the customs authority (if any).
c.2) Responsibilities of customs authority in charge of CFS:
c.2.1) According to information provided by the declarant and other sources (if any), the Director of the Sub-department of Customs shall decide the method for supervising goods in the CFS;
c.2.2) If the status quo of goods is not maintained or violations of law are suspected as informed by the CFS operator, a customs official shall inspect the goods;
c.2.3) If violations are found or the actual quantity of unloaded goods does not match that on the bill of lading or delivery note or the packages of goods are not intact (damaged), the responsible customs official shall issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party, or issue an offense record (if violations are found) and take appropriate actions;
c.2.4) Receive and update information about goods entering the CFS. In case of change to information about goods entering the CFS (cancellation or change of drop-off method or measurement unit of bulk cargo), at the request of the CFS operator (explanation required), the responsible customs official shall update information on the e-customs system and send a notification to the CFS operator’s system;
d) When imports are removed from the CFS:
The declarant, the CFS operator and the customs authority shall follow the instructions specified in Point d Clause 1 Article 52 of this Circular.
4. Supervision of movement of goods in bonded warehouses before they are imported or re-exported
a) Before goods are moved into the bonded warehouse:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
a.1.1) Follow customs procedures applied to goods entering the bonded warehouse from abroad specified in Clause 1 Article 91 of this Circular;
a.1.2) Maintain the status quo of goods during their transport from the port depot or checkpoint of import to the bonded warehouse.
a.2) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the border checkpoint or port of discharge:
a.2.1) Carry on the customs procedures applied to outbound shipments specified in Point a.2 Clause 4 Article 51c of this Circular;
a.2.2) After information on the delivery note has been updated, the e-customs system will send a notification of goods to be unloaded at the bonded warehouse (form No. 08 in Appendix X hereof) to the bonded warehousing service provider’s system.
b) When goods are moved into the bonded warehouse:
b.1) The declarant shall inform the bonded warehousing service provider of the number of the customs declaration of the shipment;
b.2) Responsibilities of bonded warehouse service provider:
b.2.1) Inspect the packages of goods; compare the list of goods to be unloaded with the actual goods (form No. 08 in Appendix X hereof) in terms of container numbers, carrier’s seal numbers, customs seal numbers (if any) or quantity, weight, volume of bulk cargo (according to delivery terms).
If the packaging is not in the original condition and the comparison result shows that discrepancies exist or the goods show signs of violations against the law, the following actions shall be taken:
b.2.1.1) Update the information on the e-customs system according to form No. 18 (containerized cargo) or form No. 19 (for bulk cargo) in Appendix X hereof;
b.2.1.2) Inform the Sub-department of Customs responsible for the bonded warehouse and move such goods in a separate area;
b.2.1.3) Sign the record (if any).
b.2.2) After goods are unloaded at the bonded warehouse, update the information on the e-customs system according to form No. 14 (containerized cargo) or form No. 15 (for bulk cargo) in Appendix X hereof.
In case of change to information about unloaded goods (change of unloading method or unit of measurement), update information on the e-customs system according to form No. 16, 17, 25 (containerized cargo) or form No. 26 (for bulk cargo) or form No. 27 in Appendix X hereof.
b.3) Responsibilities of the Sub-department of Customs responsible for the bonded warehouse:
b.3.1) If the status quo of goods is not maintained or violations of law are suspected as informed by the bonded warehousing service provider, a responsible customs official shall inspect the goods;
b.3.2) If violations are found or the actual quantity of unloaded goods does not match that on the bill of lading or delivery note or the packages of goods are not intact (damaged containers), the customs official shall issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party, or issue an offense record (if violations are found) and take appropriate actions;
b.3.3) Receive and update information about goods entering the bonded warehouse.
c) In case of change in status of goods during storage at the bonded warehouse (preview of goods before customs declaration, sampling of goods or change of goods packages): the declarant, bonded warehousing service provider and customs authority shall follow instructions in Point c Clause 1 Article 52 of this Circular;
d) When goods are removed from the bonded warehouse for import into the domestic market or a free trade zone or for export:
d.1) When the goods are removed from the bonded warehouse for import into the domestic market or a free trade zone: The declarant, the CFS operator and the customs authority shall follow the instructions specified in Point d Clause 1 Article 52 of this Circular;
d.2) When the goods are removed from the bonded warehouse for export: The declarant, the CFS operator and the customs authority shall follow the instructions specified in Point c Clause 5 Article 52a of this Circular.
5. Supervision of movement of imports at the concentrated goods inspection site
a) When imports are moved into the concentrated goods inspection site (hereinafter referred to as “inspection site”):
a.1) The declarant or the carrier shall inform the inspection site operator of the number of the customs declaration (if any) or UCR number of the shipment of imports;
a.2) Responsibilities of the inspection site operator:
a.2.1) Inspect the packages of goods; compare the list of goods to be unloaded at the inspection site with the actual goods in terms of container numbers and carrier’s seal numbers or quantity, weight, volume of bulk cargo (according to delivery terms).
If the packaging is not in the original condition and the comparison result shows that discrepancies exist or the goods show signs of violations against the law, the following actions shall be taken:
a.2.1.1) Inform the Sub-department of Customs where the goods are stored of the suspected violations and move such goods in a separate area;
a.2.1.2) Sign the record (if any);
a.2.2) After the goods are unloaded, update the information according to form No. 14 (containerized cargo) or form No. 15 (for bulk cargo) in Appendix X hereof.
In case of change to information about unloaded goods (change of unloading method or unit of measurement), update information on the e-customs system according to form No. 16, 17, 25 (containerized cargo) or form No. 26 (for bulk cargo) or form No. 27 in Appendix X hereof;
a.3) Responsibilities of the Sub-department of Customs responsible for inspection site:
a.3.1) According to information on the e-customs system and other information (if any), the Director of the Sub-department of Customs shall decide the method for supervising goods and vehicles during the unloading at the inspection site.
If the status quo of goods is not maintained (lost or broken seal or the carrier, damaged container) or the comparison result does not match the actual goods (excess goods, goods not listed by the carrier) or violations are suspected as informed by the inspection site operator, the responsible customs official shall perform the following tasks:
a.3.1.1) Inspect the packages of goods; carry out inspection or supervision if violations are suspected and take appropriate actions;
a.3.1.2) If violations are found or the actual quantity of unloaded goods does not match that on the bill of lading or delivery note or the packages of goods are not intact (damaged containers), the customs official shall issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party, or issue an offense record (if violations are found) and take appropriate actions;
a.3.2) Receive and revise information about the unloaded goods. In case of change to information about unloaded goods (cancellation or change of unloading method or unit of measurement applied to bulk cargo), the responsible customs official shall approve, update information on the e-customs system and send a notification to the inspection site operator’s system;
b) In case of change in status of goods during storage at the inspection site (reviewing goods before customs declaration, sampling of goods or change of goods packages): The declarant, inspection site operator and customs authority shall follow instructions in Point c Clause 1 Article 52 of this Circular;
c) When goods are removed from the inspection site, the declarant, inspection site operator and customs authority shall follow the instructions specified in Point d Clause 1 Article 52 of this Circular.
6. Supervision of movement of imports at ICDs
a) Before imports are moved into the ICD:
a.1) The declarant or the carrier shall follow the customs procedures specified in Clause 2 Article 51b or Article 51c of this Circular;
a.2) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the border checkpoint or port of discharge:
a.2.1) Carry on the procedures applied to outbound shipments specified in Clause 3 Article 51b o Point a.2 Clause 4 Article 51c of this Circular;
a.2.2) After the shipment is approved or information on the delivery note has been updated, the e-customs system will send a notification of goods to be unloaded at the ICD (form No. 08 in Appendix X hereof) to the ICD operator’s system.
b) When the imports enter the ICD:
b.1) Responsibilities of the ICD operator:
b.1.1) Inspect the packages of goods; compare the list of goods to be unloaded at the ICD with the actual goods in terms of container numbers and carrier’s seal numbers or quantity, weight, volume of bulk cargo (according to delivery terms).
If the packaging is not in the original condition and the comparison result shows that discrepancies exist or the goods show signs of violations against the law, the following actions shall be taken:
b.1.1.1) Update the information on the e-customs system according to form No. 18 (containerized cargo) or form No. 19 (for bulk cargo) in Appendix X hereof;
b.1.1.2) Inform the Sub-department of Customs where the goods are stored of the suspected violations and move such goods in a separate area;
b.1.1.3) Sign the record (if any);
b.1.1.4) Receive from the e-customs system information about the unlisted goods that are unloaded at the ICD in reality.
b.1.2) After the goods are unloaded, update the information according to form No. 14 (containerized cargo) or form No. 15 (for bulk cargo) in Appendix X hereof.
In case of change to information about unloaded goods (change of unloading method or unit of measurement for bulk cargo), update information on the e-customs system according to form No. 16, 17, 25 (containerized cargo) or form No. 26 (for bulk cargo) or form No. 27 in Appendix X hereof;
b.2) Responsibilities of the Sub-department of Customs responsible for the ICD:
b.2.1) According to information on the e-customs system and other information (if any), the Director of the Sub-department of Customs shall decide the method for supervising goods and vehicles during the unloading at the ICD;
b.2.2) If the status quo of goods is not maintained (lost or broken seal or the carrier, damaged container) or the comparison result does not match the actual goods (excess goods, unlisted goods) or violations of law are suspected as informed by the ICD operator:
b.2.2.1) A customs official shall inspect the status quo of goods packages. Carry out inspection or supervision if violations are suspected and take appropriate actions;
b.2.2.2) In case there is information about violations of law or the actual quantity of cargo being pumped into the warehouse does not match that on the bill of lading or delivery note, the responsible customs official shall issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party, or issue an offense record (if violations are found) and take appropriate actions;
b.2.2.3) Regarding unlisted goods that are unloaded at the ICD in reality, the Sub-department of Customs where the goods are stored shall inform the Sub-department of Customs where procedures for the inbound vehicle are carried out, which will request the declarant to submit additional information on the e-customs system and impose penalties (if violations are found). Additional information will be sent to the ICD operator’s system;
b.2.3) Receive and update information about the unloaded goods. In case of change to information about unloaded goods (cancellation or change of unloading method or unit of measurement applied to bulk cargo), the customs official shall update information on the e-customs system and send a notification to the ICD operator’s system;
c) Change of goods during storage at the ICD (preview of goods before customs declaration, sampling of goods or change of goods packages):
The declarant, the ICD operator and the customs authority shall follow the instructions specified in Point c Clause 1 Article 52 of this Circular;
d) When goods are removed from the ICD:
The declarant, ICD operator and customs authority shall follow the instructions specified in Point d Clause 1 Article 52 of this Circular.
7. Supervision of movement of imports at airport terminals
a) Before imports are moved into the airport terminal:
a.1) Before the aircraft lands, the customs authority, according to the aircraft dossier on the e-customs system, shall send the list of goods to be unloaded and list of goods to be scanned (if any) according to form No. 09 and form No. 10 in Appendix X hereof to the airport terminal operator’s system;
a.2) The airport terminal operator shall receive the lists and UCR numbers of imports (if any) sent through the e-customs system;
b) While the imports are being unloaded at the airport terminal:
b.1) Responsibilities of the airport terminal operator:
b.1.1) Inspect the packages of goods; compare the list of goods to be unloaded with the actual goods.
After goods are unloaded, update the information on the e-customs system according to form No. 29, form No. 30 (revision form) and form No. 31 (cancellation form) in Appendix X hereof.
The number of the bill of lading must be promptly sent to the e-customs system as soon as it is provided by the airline;
b.1.2) If the actual quantity or weight of goods does not match that on the list submitted to the e-customs system, inform the customs authority of the location of the storage area and surveillance cameras in the terminal; update on the e-customs system information about the goods in accordance with b.1.1 of this Clause according to form No. 31 in Appendix X hereof.
Inform the customs authority if the goods labels are not intact or packages are damaged in a manner that lead to change in weight; mote the goods to an area where surveillance cameras are available; issue and sign a record, 01 copy of which shall be given to the customs official; update information on the e-customs system according to form No. 31 in Appendix X.
Move goods that have to be scanned as requested by the customs authority to the scanning site and move them back after they are scanned; store the goods in a separate area where surveillance cameras are available in case violations are suspected.
b.2) Responsibilities of the customs authority:
b.2.1) According to information on the e-customs system and other information (if any), the Director of the Sub-department of Customs shall decide the method for supervising goods and vehicles during the unloading at the airport;
b.2.2) Receive and update information about the goods entering the airport terminal; appoint a customs official to verify and approve cancellation of information about goods entering the airport terminal (if any) on the e-customs system;
b.2.3) If violations are suspected during scanning, the scanning official shall seal the goods and request the airport terminal operator to move the goods to a separate area where surveillance cameras are available; update scanning information on the e-customs system even if violations are not found;
b.2.4) Upon receipt of information about damaged packages or loss of goods labels provided by the airport terminal operator, the responsible customs official shall cooperate with the airport terminal operator in issuing a record, keep 01 copy, scan the shipment and seal it after it is scanned; follow instructions in b.2.3 if violations are found;
b.2.5) Regarding unlisted goods that unloaded at the airport terminal in reality, the customs authority shall request the airline to make additional declaration on the e-customs system and impose penalties (if violations are found).
c) While the goods are being stored in the airport terminal:
c.1) In case of change in status of goods (damaged packages, relabeling due to loss of labels):
c.1.1) Responsibilities of the airport terminal operator:
c.1.1.1) Cooperate with the customs authority in issuing a record and give 01 copy to the customs authority;
c.1.1.2) Update information on the e-customs system according to form No. 31 in Appendix X hereof;
c.1.1.3) Follow instructions in b.1.2 when scanning of goods is requested by the customs authority.
c.1.2) The customs official shall sign the record and retain 01 copy; request the airport terminal operator to have the goods scanned if violations are suspected and follow instructions in b.2.3 of this Clause.
c.2) Labelling in case of split bills of lading;
c.2.1) Responsibilities of the airport terminal operator:
c.2.1.1) Inform the customs authority of the relabeling of the shipment under the split bills of lading;
c.2.1.2) Relabel the shipment under supervision of a customs official;
c.2.1.3) Update information about the shipment status on the e-customs system according to form No. 31 in Appendix X hereof.
c.2.2) The customs official shall supervise the relabeling of the shipment under the split bills of lading.
c.3) Previewing or sampling goods before carrying on customs procedures:
c.3.1) In case of preview of goods before declaration: follow instructions in Article 17 of this Circular;
c.3.2) In case of sampling: follow instructions in Article 31 of this Circular.
d) When the goods are removed from the airport terminal:
d.1) Responsibilities of the declarant:
d.1.1) If customs procedures are completed at the airport: provide information about the goods (declaration number or UCR number) for the airport terminal operator;
d.1.2) If the goods are moved to another custom post outside the checkpoint area customs as prescribed in Point c Clause 1 Article 50 of this Circular: provide information about the goods (number of the independent transport declaration or UCR number) for the airport terminal operator;
d.1.3) If the goods are removed from the airport terminal under a garnishment decision issued by a competent authority (police, court, etc.): provide information about the documents certified by the customs authority for the airport terminal operator.
d.2) Responsibilities of the airport terminal operator:
d.2.1) Compare information on the e-customs system, information provided by the declarant and the actual goods;
d.2.1.1) Only allow goods to be removed from the airport terminal if the conditions for release from the CCA are fully satisfied;
d.2.1.2) Refuse to release the goods from the airport terminal before their eligibility for release from the CCA is confirmed on the e-customs system; Refuse to release goods if the actual quantity of goods does not mat the quantity of goods eligible for release from the CCA or the goods suspended from being released from the CCA as notified by the e-customs system; request the declarant to contact the customs authority.
d.2.2) Within 01 hour after the goods are removed from the airport terminal, update information according to each UCR number and according to form No. 32 in Appendix X hereof and send a notification to the e-customs system.
d.3) Responsibilities of customs authority:
d.3.1) Send information about the goods eligible for release from the CCA or suspended from release from the CCA according to form No. 11 or form No. 12 Appendix X hereof and send a notification to the airport terminal operator’s system;
d.3.2) Seal the goods if customs sealing is required;
d.3.3) Upon receipt information about violations, the Director of the Sub-department of Customs shall send a notification of suspended release from the CCA to the airport terminal operator’s system; carry out physical inspection of goods and update the inspection result on the e-customs system;
d.3.4) Instruct the declarant to complete procedures for the shipment not eligible for or suspended from release from the CCA;
d.3.5) Receive information about the removal of goods from the airport terminal from the operator’s system.
8. Carry out supervision of movement of imports at off-airport cargo terminals.
a) When goods are moved into the off-airport cargo terminal: follow instructions in Article 51b of this Circular;
b) While goods are being stored in the off-airport cargo terminal: follow instructions in Point c Clause 7 Article 52 of this Circular;
c) When goods are removed from the off-airport cargo terminal: follow instructions in Point d Clause 7 Article 52 of this Circular.
Article 52a. Customs supervision of exports entering, being stored, leaving ports, warehouses, storage yards which are connected to the e-customs system
1. Supervision of exports entering, being stored, leaving the container freight station (CFS)
a) Before bringing exports to the CFS:
a.1) Responsibilities of customs declarant: Register customs declaration and follow customs procedures applied to exports as prescribed;
a.2) Responsibilities of customs authority: With regard to exports that are granted customs clearance or conditional customs clearance, the e-customs system will transmit information about the list of exports entering CFS for consolidation according to the items in the Form No. 08 Appendix X issued herewith to the e-customs system of CFS operator.
b) When bringing exports to the CFS:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
b.1.1) Bring goods to the CFS for consolidated with others of different goods owners into a same container;
b.1.2) Provide information about the customs declaration number and UCR number of the exported consignment for the CFS operator.
b.2) Responsibilities of CFS operator:
b.2.1) Check packages of goods; check if the goods expected to enter CFS and those actually entering CFS are matched in terms of quantity and weight aspects (if any).
If the packaging is not in the original condition and the comparison result shows that discrepancies exist or the goods show signs of violations against the law, the following actions shall be taken:
b.2.1.1) Update the discrepancies in the equivalent item prescribed in Form No. 19 (bulk cargo) Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system;
b.2.1.2) Promptly notify the Sub-department of Customs where the goods are stored of the goods showing signs of violations and then store them in a separate area;
b.2.1.3) Have related parties sign a report certifying the goods showing signs of violation or discrepancies (if any);
b.2.2) After completing the entry of the goods into CFS, the information of such entry shall be updated using the Form No. 15 (bulk cargo) Appendix X issued herewith. If any changes arise related to the entry of the goods into CFS (modification, cancellation, or change of off-loading method or unit applied to bulk cargo), they shall be updated using the forms No. 15, No. 16, No. 26 (bulk cargo) or form No. 27 Appendix X issued herewith, and then be sent to the e-customs system;
b.2.3) Update information about empty containers and goods entering CFS or information about modifications or cancellation (if any) of goods entering CFS for consolidation purpose using the Forms No. 15, No. 16, No. 17 Appendix X issued herewith, and then send them to the e-customs system.
b.3) Responsibilities of customs authority in charge of CFS:
Receive information about empty containers, goods entering CFS and modification or cancellation (if any) from the e-customs system of the CFS operator and approve information about the cancellation of goods entering CFS (if any).
c) During consolidation and storage of exports in CFS:
c.1) Responsibilities of a CFS operator:
c.1.1) Upon completion of consolidation of goods into containers, update information about bulk cargo eligible for release from the CCA which are consolidated into containers and about condition of empty containers becoming containers loaded with goods, seal numbers, number of packages, total weight of goods in containers (if any) using the Form No. 22 and No. 23 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system;
c.1.2) Preserve the original condition of containers loaded with goods when they are stored at the CFS.
c.2) Responsibilities of customs authority in charge of CFS: Receive information about bulk cargo eligible for release from the CCA that are consolidated into containers and information about containers containing export consignments from the e-customs system of CFS operator.
d) When exports leaving the CFS:
d.1) Responsibilities of a CFS operator:
Comply with customs procedures applied to goods transported as prescribed in Clause 3 Article 51b of this Circular if the CFS is located outside the port.
d.2) Responsibilities of CFS operator:
d.2.1) If the goods are consolidated at a CFS inside the port: Give a list of containers for which the consolidation is completed (specifying: number of customs declaration, containers’ numbers, seals’ numbers of carrier, exporter’s name, description of goods, number of packages) to the Sub-department of Customs in charge of CFS via the e-customs system;
d.2.2) Update information about containers left the CFS using form No. 21 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system.
d.3) Responsibilities of customs authority:
d.3.1) If the goods are consolidated at a CFS inside the port: Give information of goods eligible for release from the CCA using form No. 4 (containerized cargo) in Appendix X issued herewith to the e-customs system of CFS operator;
d.3.2) If the goods are consolidated at a CFS outside the port: comply with procedures applied to consignments transported as prescribed in Clause 3 Article 51b of this Circular;
d.3.3) Receive information about containers left CFS from the e-customs system of CFS operator.
2. Monitor the process that goods enter CFS from free trade zone or inland, being stored and then left CFS for being exported abroad or imported to inland
a) Before bringing exports to the CFS:
a.1) Responsibilities of customs declarant: Register customs declaration and follow customs procedures applied to exports as prescribed;
a.2) Responsibilities of customs authority: With regard to exports that are granted customs clearance or conditional customs clearance, the e-customs system will transmit information about the list of exports about to enter a bonded warehouse according to the items in the Form No. 08 Appendix X issued herewith to the e-customs system of bonded warehouse service provider.
b) Before bringing exports to the bonded warehouse:
b.1) Responsibilities of customs declarant: Provide UCR number and customs declaration number of the consignment entering the bonded warehouse;
b.2) Responsibilities of bonded warehouse service provider:
b.2.1) Receive information about customs declaration number and UCR number of the consignment entering the bonded warehouse from the declarant;
b.2.2) Check packages of goods; check if the goods expected to enter bonded house and those actually entering bonded warehouse are matched in terms of containers’ numbers, seal number of carrier or quantity, weight, volume of bulk cargo (subject to delivery terms and conditions) and take the following actions:
b.2.2.1) If the packaging is not in the original condition and the comparison result shows that discrepancies exist or the goods show signs of violations against the law, the Sub-department of Customs where the goods are stored must be notified of the goods showing signs of violations against the law and then store them in a separate area;
b.2.2.2) Sign the record (if any);
b.2.2.3) If the information is matched, update information about entry of goods into the bonded warehouse, information about modification and cancellation (if any) according to the items prescribed in Form No. 14 (containerized cargo) or Form No. 15 (bulk cargo) and Form No. 16 or 17 (if any) and update information about goods released from the CCA in the e-customs system according to items prescribed in Form No. 21 (containerized cargo) or Form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system.
b.3) Responsibilities of the customs authority:
b.3.1) Receive information about goods entering bonded warehouse and modification or cancellation (if any) from the e-customs system of the bonded warehouse service provider and approve information about the cancellation of goods entering bonded warehouse (if any);
b.3.2) If violations are found or the actual quantity of unloaded goods does not match that on the bill of lading or delivery note or the packages of goods are not intact (damaged containers), the customs official shall issue and sign a record, 01 copy of which will be kept by each party, or issue an offense record (if violations are found) and take appropriate actions;
c) While the goods are stored at bonded warehouse: The customs declarant, bonded warehouse service provider and customs authority shall comply with Point b.1 Clause 5 hereof;
d) When the goods leave the bonded warehouse for being exported abroad:
d.1) If the goods are discharged from a bonded warehouse for being exported abroad: The customs declarant, the bonded warehouse service provider and the customs authority shall comply with Point c Clause 5 Article 52a hereof;
d.2) If the goods are discharged from a bonded warehouse for being imported to inland or imported to free trade zone: The customs declarant, bonded warehouse service provider and customs authority shall comply with Point d Clause 1 Article 52 hereof.
3. Monitor the process that the exports enter, are stored and leave a centralized place for inspection (hereinafter referred to as site)
a) When bringing the goods to the site: The declarant, the site service provider and customs authority shall comply with Point a Clause 5 of this Article;
b) While the goods are stored at the site: The customs declarant, the site service provider and the customs authority shall comply with Point b Clause 5 hereof;
c) When discharging the goods from the site to a checkpoint of export:
c.1) Responsibilities of carrier: With regard to a consignment under independent transport, comply with customs procedure applied to the goods prescribed in Clause 2 Article 51b and comply with Point c.1 Clause 5 Article 52a of this Circular;
c.2) Responsibilities of the customs authority:
c.2.1) Comply with customs procedures applied to goods transported as prescribed in Article 51b of this Circular;
c.2.2) Comply with Point c.2 Clause 5 Article 52a of this Circular.
c.3) Responsibilities of a site service provider:
c.3.1) Comply with Point c.3 Clause 5 Article 52a of this Circular;
c.3.2) Comply with customs procedures applied to goods transported as prescribed in Article 51b of this Circular.
4. Monitor the process that goods enter, are stored and leave a customs procedure area at an inland container depot (hereinafter referred to as ICD).
a) When bringing the goods into the ICD: The declarant, the ICD service provider and customs authority shall comply with Point a Clause 5 of this Article;
b) While the goods are stored at the ICD: The customs declarant, the ICD service provider and the customs authority shall comply with Point b Clause 5 hereof;
c) When discharging the goods from the ICD to a checkpoint of export:
c.1) Responsibilities of customs declarant: With regard to a consignment under combined transport, comply with customs procedure applied to the goods transported as prescribed in Article 51c and comply with Point c.1 Clause 5 Article 52a of this Circular;
c.2) Responsibilities of the customs authority:
c.2.1) Comply with customs procedures applied to goods transported as prescribed in Article 51b of this Circular;
c.2.2) Comply with Point c.2 Clause 5 Article 52a of this Circular.
c.3) Responsibilities of ICD service provider:
c.3.1) With regard to a consignment under independent transport, comply with customs procedures applied to goods transported as prescribed in Article 51b of this Circular;
c.3.2) Comply with Point c.3 Clause 5 Article 52a of this Circular.
5. Monitor the process that exported containerized cargo or bulk cargo enter or leave a seaport checkpoint or is stored in a seaport checkpoint
a) When bringing the cargo into the seaport:
a.1) Responsibilities of customs declarant: Provide information about the customs declaration number and UCR number of the exported consignment for the warehousing service provider;
a.2) Responsibilities of a warehousing service provider:
a.2.1) Receive information about customs declaration number or UCR number of a consignment to be exported or entered the port by the declarant; receive information about a list of containers that are screened (if any) from the e-customs system;
a.2.2) Update information about goods entering the port or information about modifications or cancellation (if any) using the Forms No. 14 (containerized cargo) or form No. 15 (bulk cargo), and form No. 16 or No. 17 (if any) in Appendix X issued herewith, and then send them to the e-customs system.
a.3) Responsibilities of the customs authority:
a.3.1) Receive information about goods entering the port and modification or cancellation (if any) from the e-customs system of the warehousing service provider and approve information about the cancellation of goods entering the port (if any);
a.3.2) Update information about a list of containers that are screened (if any) using Form No. 03 of Appendix X issued herewith to the e-customs system of the warehousing service provider.
b) While the goods are stored at the seaport:
b.1.) If the goods are not in their original condition (for sampling purpose or changes in packages): The customs declarant, the warehousing service provider and the customs authority shall comply with Point c Clause 1 Article 52 hereof;
b.2) If the containers are screened inside the port:
b.2.1) Responsibilities of customs declarant: Carry containers to the screening area and to the post-screening storage area if the declaration is classified under the red channel and the goods are subject to screening as prescribed;
b.2.2) Responsibilities of a warehousing service provider: Cooperate with the customs authority in carrying containers to the screening area and to the storage area of goods pending export after completion of screening in a case where the declarant is absent.
b.3) If the containers are screened outside the port:
b.3.1) Responsibilities of customs declarant: Present documentation and containers for the customs official to seal and sign the transfer note, and then carry the containers to the screening area as prescribed; and then sign the transfer note upon completion of screening and carry the containers to the storage area at the port as prescribed;
b.3.2) Responsibilities of a warehousing service provider:
Receive information about the goods eligible for release from the CCA for screening purpose; update information about containers leaving and returning the port (when carrying the containers to screening area and returning) using the Form No. 22, Form No. 14 of Appendix X issued herewith, and then send them to the e-customs system.
Cooperate with the customs authority in carrying the containers to the screening area, in a case where the declarant is absent; and then carrying them to storage area as prescribed upon completion of screening;
b.3.3) Responsibilities of the customs authority: Seal the containers; make and sign transfer note; give information about containers eligible for release from the CCA (for being carried to the screening area) to the e-customs system of the warehousing service provider; give the carrier 1 transfer note for being presented to the receiving customs authority thereafter, have the customs official bear his/her signature and seal, and then monitor and take actions against violations (if any).
c) When the goods leave the port for being loaded on a mean of transport:
c.1) Responsibilities of the customs declarant:
Give information about the consignment eligible for release from the CCA (customs declaration number or UCR number or a document using Form No. 29/DSCT/GSQL applied to container goods or Form No. 30/DSHH/GSQL applied to other goods in Appendix V issued herewith) to the warehousing service provider;
c.2) Responsibilities of the customs authority:
c.2.1) Give information of goods eligible for release from the CCA using form No. 04 (containerized cargo) or form No. 05 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith to the e-customs system of warehousing service provider.
If the operation of screening of goods is suspended, the customs authority which issues such a suspension shall update the suspension information on the e-customs system and send it warehousing service providers.
If a warehousing service provider requests cancellation of a document certifying that their goods passed through CCA (with obvious explanation), the customs official in charge of inspection shall consider approving such a cancellation on the e-customs system and give that information to the e-customs system of the warehousing service provider;
c.2.2) Receive information about goods leaving CCA from the e-customs system of warehousing service providers;
c.2.3) If there is a discrepancy between information received from the customs declarant and information received from the e-customs system notified by a warehousing service provider (including a case where the declaration contains a duplicate container number), the customs authority shall verify the information and cooperate with the Sub-department of Customs where the declaration is registered (if any) in taking further actions as prescribed;
c.2.4) If bulk cargo released from the CCA show a discrepancy in quantity or weight compared to information stated in the customs declaration, the customs official in charge shall guide the declarant to make an additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular.
c.3) Responsibilities of a warehousing service provider:
c.3.1) Receive information about customs declaration number and UCR number from the declarant and then take the following actions:
c.3.1.1) Allow the goods to leave the CCA if information is considered matched after comparison (including a case where the weight of bulk cargo is actually less than that stated in the e-customs system);
c.3.1.2) Not allow the goods to leave the port if information of goods shown on the e-customs system and at the CCA is considered unmatched, or no information about consignment eligible for release from the CCA is received, or information about suspension at the CCA is received, or multiple declarations for a same container eligible for release from the CCA are received but the number of declarations submitted is sufficient; and then notify the declaration to contact with Sub-department of Customs where the goods are stored to take further actions as prescribed.
c.3.2) Within 30 minutes after the mean of transport leaves or departs (in case of a seagoing ship or barge) or passes through a CCA (in case of a motor car), update information about the goods leaving the CCA using the Form No. 21 (containerized cargo) or Form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith, and the send them to the e-customs system.
6. Monitor exported goods in form of gas or liquid pumped from warehouses to means of transport:
a) Before the exported good is pumped from a warehouse to a mean of transport:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
a.1.1) Register a customs declaration as prescribed;
a.1.2) Provide information about the exported consignment to a warehousing service provider (customs declaration number, volume of exported good, location of tank(s) out of which the gas/liquid is pumped.
a.2) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
The customs official in charge shall inspect if the liquid/gas is pumped meeting required conditions and guide the declarant to take appropriate actions to meet the conditions.
b) Monitor process of pumping liquid/gas from a warehouse to a mean of transport:
b.1) Responsibilities of the warehousing service provider:
b.1.1) Receive information about good eligible for release from the CCA and permit the declarant to pump certain volume of liquid/gas as stated in the customs declaration eligible for release from the CCA (including deficit in terms of weight or volume as compared to the customs declaration);
b.1.2) If the warehousing service provider has not received information about the consignment eligible for release from the CCA or receives information about suspension at the CCA, the liquid/gas is not permitted to be pumped out of the warehouse; and then the warehousing service provider shall notify the declarant to contact the customs authority for completing procedures for the consignment as prescribed;
b.1.3) Have related parties sign a report certifying the goods showing signs of violation or discrepancies (if any);
b.1.4) Update the information about the amount of liquid/gas pumped into the mean of transport prescribed in Form No. 22 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system.
b.2) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
b.2.1) Director of sub-department of Customs where the goods are stored shall decide a suitable supervision method as prescribed;
b.2.2) Seal the mean of transport containing the gas/liquid (if any), make a report on completion (if any);
b.2.3) Receive information about goods leaving CCA from the e-customs system of warehousing service providers;
b.2.4) If the amount of liquid/gas pumped into the mean of transport is less than that stated in the declaration, the Sub-department of Customs shall require the declarant to make amendments as prescribed in Article 20 of this Circular.
7. Supervision of exports entering, being stored, leaving cargo airport terminals
a) Exports entering an airport terminal
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
a.1.1) With regard to exports which are granted customs clearance or conditional customs clearance:
a.1.1.1) Provide information about the customs declaration number and UCR number of the consignment for an airport terminal service provider;
a.1.1.2) If a customs authority discovers a violation, the declarant must present relevant documentary evidence and provide explanation for the customs authority; or present goods for inspection upon request of the customs authority.
a.1.2) With regard to goods prescribed in Point c Clause 1 and Point a Clause 2 Article 50 of this Circular: Provide information (number of declaration of independent transport (OLA) or transfer note and UCR number (for exports)) of the consignment for the airport terminal service provider and comply with provisions under Clause 2 Article 51b and Clause 3 Article 51c of this Circular;
a.1.3) With regard to goods entering an cargo airport terminal according to a document of regulatory body (goods not subject to customs declaration as prescribed or under a garnishment decision of a police authority or a court, etc.): provide information about the number of documentary evidence held by the airport terminal service provider certified by the customs authority.
a.2) Responsibilities of an airport terminal service provider:
a.2.1) Receive information about goods eligible for release from the CCA; a list of goods to be screened (if any) from the e-customs system;
a.2.2) Allow the declarant to bring goods into an airport terminal on receiving such notification that the goods are eligible for release from the CCA;
a.2.3) Update the information about the goods and actual weight of the goods entering the terminal as prescribed in Form No. 28 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system.
a.3) Responsibilities of the customs authority:
a.3.1) Give information about goods eligible for release from the CCA using the Form No. 10; and lists of goods to be screened (if any) using Form No. 09 in Appendix X issued herewith to airport terminal service providers; receive information about goods entering airport terminals from the airport terminal service provider’s system on the e-customs system;
a.3.2) Check whether the seals and goods are in their original condition if they are subject to customs sealing;
a.3.3) Screen goods under the list of goods to be screened, update information about screening result on the e-customs system.
b) With regard to exports stored at an airport terminal:
b.1) Responsibilities of the customs authority:
b.1.1) Monitor goods stored at the airport terminal;
b.1.2) Cooperate in examining the goods upon a decision issued by the competent authority as per the law;
b.1.3) Collect, analyze and assess goods entering into a CCA showing signs of violations against law. Entry of the aforesaid goods into the CCA shall be suspended as prescribed in Article 52d hereof for physical verification and further actions shall be taken (if any).
b.2) Responsibilities of an air terminal service provider:
b.2.1) Cooperate with customs authorities in abiding by a decision on examination of goods;
b.2.2) Update the discrepancies (if any) in its information system on the equivalent item prescribed in Form No. 31 of Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system.
c) When loading exports on a mean of transport used for exit of goods:
c.1) Responsibilities of an air terminal service provider:
c.1.1) Send information about a list of goods leaving the airport terminal and expected to be loaded on the mean of transport according to the items prescribed in Form No. 33 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system;
c.1.2) Refrain from loading the goods under suspension of entry into the CCA by the customs authority on a mean of transport used for exit of goods until further notice of the customs authority;
c.1.3) As soon as practicable after the aircraft takes off, update the list of goods actually loaded on the mean of transport used for exit of goods on the e-customs system prescribed in Form No. 32 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system.
c.2) Responsibilities of the customs authority:
c.2.1) Monitor the loading of goods on means of transport using surveillance cameras. In necessary cases, the Director of sub-department of Customs shall assign customs officials to conduct in-person supervision;
c.2.2) Receive information about goods leaving airport terminal and then loaded on means of transport from the airport terminal service provider’s system.
8. Supervision of exports entering, being stored, leaving off-airport terminals
a) When bringing goods into an off-airport terminal: comply with Point a Clause 7 Article 52a of this Circular;
b) While goods are stored at an off-airport terminal: comply with Point b Clause 7 Article 52a of this Circular;
c) When the exports leave an off-airport terminal to a checkpoint of export: comply with Clause 2 Article 51b of this Circular.
Article 52b. Customs supervision in other cases
1. Supervise transhipped goods entering or leaving seaports that are connected to the e-customs system
a) With regard to goods transhipped between seaports, goods transhipped between wharfs in a same seaport:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
a.1.1) Comply with customs procedures as prescribed in Clause 1 Article 51a of this Circular;
a.1.2) When the goods leave transhipment area, provide information about number of declaration of independent transport (OLA) of the consignment eligible for release from the CCA for the warehousing service provider.
a.2) Responsibilities of a warehousing service provider: Comply with Point a.2, Point c.3 Clause 5 Article 52a of this Circular;
a.3) Responsibilities of the customs authority: Comply with Point a.3, Point c.2 Clause 5 Article 52a of this Circular.
b) With regard to goods transhipped from a foreign country to the transhipment area and then transhipped abroad from this area:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
b.1.1) Comply with customs procedures as prescribed in Clause 2 Article 51a of this Circular;
b.1.2) When the goods leave transhipment area, provide information about number of manifest of transhipped consignment eligible for release from the CCA for the warehousing service provider.
b.2) Responsibilities of a warehousing service provider: Comply with Point a.2, Point c.3 Clause 5 Article 52a of this Circular;
b.3) Responsibilities of the customs authority: Comply with Point a.3, Point c.2 Clause 5 Article 52a of this Circular.
2. Supervise transhipped goods entering or leaving seaports that are not connected to the e-customs system
a) With regard to goods transhipped between seaports, goods transhipped between wharfs in a same seaport:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
a.1.1) Comply with customs procedures as prescribed in Clause 1 Article 51a of this Circular;
a.1.2) When the goods leave the transhipment area, comply with Point a Clause 2 Article 52c of this Circular.
a.2) Responsibilities of a warehousing service provider: comply with Point b Clause 2 Article 52c of this Circular;
a.3) Responsibilities of the customs authority: comply with Point c Clause 2 Article 52c of this Circular.
b) With regard to goods transhipped from a foreign country to the transhipment area and then transhipped abroad from this area:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
b.1.1) Comply with customs procedures as prescribed in Clause 2 Article 51a of this Circular;
b.1.2) When the goods leave the transhipment area, comply with Point a Clause 2 Article 52c of this Circular.
b.2) Responsibilities of a warehousing service provider: comply with Point b Clause 2 Article 52c of this Circular;
b.3) Responsibilities of the customs authority: comply with Point c Clause 2 Article 52c of this Circular.
3. Monitor goods in transit entering, being stored, and leaving seaports
Declarants, warehousing service providers and customs authorities shall follow customs procedure as prescribed in Article 51 of this Circular and monitor the goods under customs supervision as prescribed in Clause 5 Article 52a or Clause 2 Article 52c of this Circular.
4. Monitor exports which are granted customs clearance or conditional customs clearance and goods which entered into the CCA at the checkpoint (full or partial consignment) but the checkpoint of export or loading port for the full consignment changes
a) Responsibilities of the declarant or carrier:
a.1) Submit a document as prescribed in Point a.3 Clause 2 Article 20 of this Circular;
a.2) Provide information about the customs declaration number or UCR number of the consignment eligible for release from the CCA to the warehousing service provider which connected to the e-customs system or comply with Point a Clause 2 Article 52c of this Circular in a case where the warehousing service provider has not connected to the e-customs system;
a.3) Present goods for customs officials to check if they are still in their original condition, sign a transfer note; preserve the status quo of goods when they are transported to the new checkpoint of export or loading port;
a.4) Make additional declaration as prescribed in Point a.3, Clause 2 Article 20 of this Circular (in case of declaration of combined transport) or prescribed in Clause 7 Article 50 of this Circular (in case of declaration of independent transport (OLA)). If the carrier wishes to change the checkpoint of export or loading port, it shall notify the declarant to make additional declaration as prescribed.
If the arrival of goods transported under a declaration of independent transport (OLA) has been updated by the customs authority on the e-customs system, the declarant or carrier shall make a new declaration of independent transport (OLA) as prescribed in Point c Clause 1 Article 51 of this Circular at the Sub-department of Customs where the goods are stored to transport the goods to the new checkpoint of export or loading port.
b) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
b.1) Check if the goods are still in their original condition, certify the notification of change in loading port, checkpoint of export and change the information about customs supervision stated in the export declaration to the new checkpoint of export or loading port on the e-customs system according to a written request of the declarant;
b.2) Give information about goods eligible for release from the CCA according to the items prescribed in Form No. 04 (containerized cargo) or Form No. 05 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith to the e-customs system of the warehousing service provider which connected to the e-customs system or comply with Point c Clause 2 Article 52c of this Circular in a case where the warehousing service provider has not connected to the e-customs system;
b.3) Transfer goods to the customs authority in the new checkpoint of export or loading port as follows: Make and certify (bearing customs official’s signature and seal) a transfer note according to original condition of the goods and seals, then give the declarant 1 transfer note, monitor for further report and actions against violations (if any) as prescribed or as prescribed in Clause 3 Article 51b of this Circular in a case where the declarant or carrier made a declaration of independent transport (OLA).
c) Responsibilities of a warehousing service provider where the goods are stored:
Check packages of the goods; check if the information of goods eligible for release from the CCA received from the e-customs system or the declarant and those actually passed through in terms of containers’ numbers, seal number of carrier or quantity, weight, volume of bulk cargo (subject to delivery terms and conditions) and take the following actions:
c.1) If the information is matched, allow goods to be released from the CCA. If the information is not matched, require the declarant to contact with the customs authority to complete the customs procedure as prescribed;
c.2) Update information about goods released from the CCA according to the items prescribed in Form No. 21 (containerized cargo) or Form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith to this Circular and send it to e-customs system in a case where the warehousing service provider has not connected to the e-customs system.
5. Monitor exports that are granted customs clearance or conditional customs clearance but the carrier only loads a part of the consignment on the mean of transport used for exit of goods according to the customs declarant, the remaining part of consignment shall be loaded on another mean of transport in the same checkpoint of export or loading port.
a) Responsibilities of a warehousing service provider:
a.1) Notify the declarant of any of the following changes: Quantity of goods actually loaded on a mean of transport; names, number of routes, new date of exit of other means of transport to be loaded with the remaining goods as the basis for the declarant to make additional declaration as prescribed;
a.2) Update information about containers entering the port if they are still stored at the port, including: names of mean of transport, number of routes, and new date of exit;
а.3) Within 30 minutes after the mean of transport leaves or departs (in case of a seagoing ship or barge) or passes through a CCA (in case of a motor car), update information about the goods leaving the CCA using the Form No. 21 (containerized cargo) or Form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith, and the send them to the e-customs system.
b) Responsibilities of the customs authority: Give information of goods eligible for release from the CCA using form No. 04 (containerized cargo) or form No. 05 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith to the e-customs system of warehousing service provider;
c) Responsibilities of the customs declarant: Make amendments to declaration as prescribed in Article 20 of this Circular.
6. Monitor exports that are granted customs clearance or conditional customs clearance but the carrier only loads a part of the consignment on the mean of transport used for exit of goods according to the customs declarant, the remaining part of consignment shall be transported to another checkpoint of export or loading port.
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) Make amendments to the customs declaration which is granted customs clearance or conditional customs clearance as prescribed in Article 20 of this Circular and make a new customs declaration for the remaining goods;
a.2) Transport the rest of goods to another checkpoint of export or loading port for export.
b) Responsibilities of a warehousing service provider:
b.1) Notify the declarant of making amendments to the declaration according to the quantity of goods actually exported and make a new declaration for the rest of goods to transport them to another checkpoint of export or loading port for export;
b.2) Within 30 minutes after the mean of transport leaves or departs (in case of a seagoing ship or barge) or passes through a CCA (in case of a motor car), update information about the goods leaving the CCA using the Form No. 21 (containerized cargo) or Form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith, and the send them to the e-customs system;
b.3) Check information about the goods eligible for release from the CCA and update information about the rest of goods which passed through the CCA on the e-custom area.
c) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
c.1) Cancel the information about certifying the declaration of exports released from the CCA on the e-customs system and update information that the goods loaded on the mean of transport and the rest of goods are eligible for release from the CCA in order for the warehousing service provider to allow the goods to leave the port;
c.2) If the goods are subject to customs supervision, provision of Clause 4 of this Article shall apply according to the new export declaration which completed the customs procedure (customs clearance or conditional customs clearance).
d) Responsibilities of the customs authority where the customs declaration is registered:
According to a request for amendments made by a declarant, the customs authority shall make amendments as prescribed in Article 20 of this Circular (amend or reduce the quantity of goods actually exported and delete the list of containers not actually exported, and then receive a new export declaration).
7. Monitor exports which are be granted customs clearance or conditional customs clearance, entered the CCA at the checkpoint but the declarant requests to bring the goods back to the inland.
a) If a declarant requests the cancellation of customs declaration:
a.1) Responsibilities of the customs declarant: Send a document to the Sub-department of Customs where the goods are stored, specifying the information of declaration (name, TIN, number of declaration, date of declaration registration, Sub-department of Customs where the declaration is registered), to notify that the procedure for cancellation of the declaration is completed as prescribed in Article 22 of this Circular and make a request to allow the goods to leave the CCA;
a.2) Responsibilities of the customs authority:
According to the request to allow the goods to leave the CCA and information about cancellation of the export declaration on the e-customs system or certification of cancellation of customs declaration to bring the goods back to inland issued by the Sub-department of Customs where the declaration is registered (in case of physical customs declaration), the Sub-department of Customs where the goods pending export are stored shall take the following actions:
a.2.1) At the port/warehouse/storage yard which connected to the e-customs system: Update information of goods eligible for release from the CCA using form No. 21 (containerized cargo) or form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith and send it to the e-customs system of warehousing service provider;
a.2.2) At the port/warehouse/storage yard which did not connect to the e-customs system: Certify (bear signature and seal of the customs official) the list of containers or list of goods, and then give the declarant 01 copy for further presentation to the warehousing service provider when the goods leave the CCA as prescribed.
a.3) Responsibilities of a warehousing service provider:
a.3.1) At the port/warehouse/storage yard which connected to the e-customs system:
Check packages of the goods; check if the information of goods eligible for release from the CCA received from the e-customs system or the declarant and those actually passed through in terms of containers’ numbers, seal number of carrier or quantity, weight, volume of bulk cargo (subject to delivery terms and conditions) and take the following actions:
a.3.1.1) If the information is matched, allow goods to be released from the CCA. If the information is not matched, require the declarant to contact with the customs authority to complete the customs procedure as prescribed;
a.3.1.2) Update information of goods eligible for release from the CCA using form No. 21 (containerized cargo) or form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith and send it to the e-customs system.
a.3.2) At the port/warehouse/storage yard which did not connect to the e-customs system: According to the list of containers or the list of goods bearing certification of the customs official (signature and seal) provided by the declarant, the warehousing service provider shall check if the received information and actual goods are matched in order to allow the discharge of goods from the CCA.
b) If the declarant makes a request to export partial consignment under the customs declaration and bring the rest of consignment back to inland:
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
b.1.1) Submit a request for amendment to the Sub-department of Customs where the declaration is registered (specifying declaration number; number of containers if the goods are loaded on containers; UCR number) as prescribed in Article 20 of this Circular;
b.1.2) Send a document to the Sub-department of Customs where the goods are stored, specifying the information of declaration (name, TIN, number of declaration, date of declaration registration, Sub-department of Customs where the declaration is registered), to notify that the procedure for additional declaration is completed and request to bring goods not to be exported out of the CCA.
b.2) Responsibilities of the customs authority:
b.2.1) Responsibilities of the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered:
Receive additional declarations and update them on the e-customs system;
b.2.2) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
According to a request made by the declarant to allow the goods to leave the CCA and additional export declarant made on the e-customs system or physical declaration amendment (if any) of the where the declaration is registered, the Sub-department of Customs where the goods are stored shall:
b.2.2.1) At the port/warehouse/storage yard which connected to the e-customs system:
Give information of goods eligible for release from the CCA using form No. 21 (containerized cargo) or form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith to the e-customs system of warehousing service provider;
b.2.2.2) At the port/warehouse/storage yard which did not connect to the e-customs system:
Certify (bear signature and seal of the customs official) the list of containers or list of goods, and then give the declarant 1 copy for further presentation to the warehousing service provider when the goods leave the CCA as prescribed.
b.3) Responsibilities of a warehousing service provider:
b.3.1) At the port/warehouse/storage yard which connected to the e-customs system:
Check packages of the goods; check if the information of goods eligible for release from the CCA received from the e-customs system or the declarant and those actually passed through in terms of containers’ numbers, seal number of carrier or quantity, weight, volume of bulk cargo (subject to delivery terms and conditions) and take the following actions:
b.3.1.1) If the information is matched, allow goods to be released from the CCA. If the information is not matched, require the declarant to contact with the customs authority to complete the customs procedure as prescribed;
b.3.1.2) Update information about goods released from the CCA according to the items prescribed in Form No. 21 (containerized cargo) or Form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith to this Circular and send it to e-customs system in a case where the warehousing service provider has not connected to the e-customs system.
b.3.2) At the port/warehouse/storage yard which did not connect to the e-customs system: According to the list of containers or the list of goods bearing certification of the customs official (signature and seal) provided by the declarant, the warehousing service provider shall check if the received information and actual goods are matched in order to allow the discharge of goods from the CCA.
8. Monitor goods leaving CCA without customs declaration registration or imports to be re-exported
a) With regard to goods which are under garnishment decisions of a customs authority (police authority, court, etc.), goods serving urgent cases or national defense and security purposes which are exempt from customs procedure:
a.1) Responsibilities of the customs declarant: Present the document issued by the competent authority in order for the Sub-department of Customs to inspect as prescribed;
a.2) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
a.2.1) At the port/warehouse/storage yard which connected to the e-customs system:
Give information about goods eligible for release from the CCA to the e-customs system of the warehousing service provider according to relevant documents issued by the competent authority;
a.2.2) At the port/warehouse/storage yard which did not connect to the e-customs system:
Print and certify (bear signature and seal of the customs official) a list of goods CCA and give it to the declarant for further presentation to the warehousing service provider according to relevant documents issued by the competent authority.
a.3) Responsibilities of a warehousing service provider:
a.3.1) At the port/warehouse/storage yard which connected to the e-customs system:
Check packages of the goods; check if the information of goods eligible for release from the CCA received from the e-customs system or the declarant and those actually passed through in terms of containers’ numbers, seal number of carrier or quantity, weight, volume of bulk cargo (subject to delivery terms and conditions) and take the following actions:
a.3.1.1) If the information is matched, allow goods to be released from the CCA. If the information is not matched, require the declarant to contact with the customs authority to complete the customs procedure as prescribed;
a.3.1.2) Update information of goods eligible for release from the CCA using form No. 21 (containerized cargo) or form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith and send it to the e-customs system.
a.3.2) At the port/warehouse/storage yard which did not connect to the e-customs system:
According to the list of containers or the list of goods bearing certification of the customs official (signature and seal) provided by the declarant, the warehousing service provider shall check if the received information and actual goods are matched in order to allow the discharge of goods from the CCA.
b) With regard to imports which entered into CCA without a registered customs declaration or with a registered customs declaration but the customs procedure has not been completed, or they must be re-exported or returned to the consignor (in case of incorrect consignment, lost consignment, wrong destination as compared with bill of lading, goods owner’s denial of imports, etc.):
b.1) Responsibilities of the good owner or carrier: Make a request for re-export or return of goods to the consignor to the Sub-department of Customs where the goods are stored, specifying reasons for incorrect or lost consignment, or denial of goods (the request must state bill of lading number, declaration number (if any), expected export time, checkpoint of export, etc.);
b.2) Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
b.2.1) According to the request of declarant, the Sub-department of Customs where the goods are stored shall check the documents of consignment. If no sign of violations against the law is found, the following actions shall be taken:
b.2.1.1) At the port/warehouse/storage yard which connected to the e-customs system: Give information about goods eligible for release from the CCA to the e-customs system of the warehousing service provider;
b.2.1.2) At the port/warehouse/storage yard which did not connect to the e-customs system: Certify (bear signature and seal of the customs official) the list of containers or list of goods, and then give the declarant 01 copy for further presentation to the warehousing service provider when the goods leave the CCA as prescribed.
b.2.2) If any sign of violation against the law is found, the full consignment shall be inspected physically, if the physical inspection and the bill of lading are matched and no violation against the law is found, the Sub-department of Customs shall consider re-exporting the consignment. If the physical inspection and bill of lading are not matched or any violation against the law is found, further actions shall be taken as prescribed.
b.3) Responsibilities of a warehousing service provider:
b.3.1) At the port/warehouse/storage yard which connected to the e-customs system:
Check packages of the goods; check if the information of goods eligible for release from the CCA received from the e-customs system or the declarant and those actually passed through in terms of containers’ numbers, seal number of carrier or quantity, weight, volume of bulk cargo (subject to delivery terms and conditions) and take the following actions:
b.3.1.1) If the information is matched, allow goods to be released from the CCA. If the information is not matched, require the declarant to contact with the customs authority to complete the customs procedure as prescribed;
b.3.1.2) Update information of goods eligible for release from the CCA using form No. 21 (containerized cargo) or form No. 22 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith and send it to the e-customs system.
b.3.2) At the port/warehouse/storage yard which did not connect to the e-customs system:
According to the list of containers or the list of goods bearing certification of the customs official (signature and seal) provided by the declarant, the warehousing service provider shall check if the received information and actual goods are matched in order to allow the discharge of goods from the customs controlled area.
9. With regard to goods to be transhipped to an anchorage of ships/boats
a) Before transhipment:
a.1) Responsibilities of a receiving warehousing service provider:
a.1.1) Make a request for transhipment (specifying: name of ship, route number, bill of lading number, quantity, weight, expected date and time) and send it to the Sub-department of Customs in charge of the transhipment area;
a.1.2) Receive lists of goods to be unloaded at the port from the e-customs system.
a.2) Responsibilities of the customs authority:
a.2.1) According to the information provided by the warehousing service provider and other information (if any), the Director of sub-department of Customs where the goods are transhipped shall decide the supervision method and assign customs officials to carry out supervision as prescribed;
a.2.2) Give information about goods to be unloaded at the port to the e-customs system of warehousing service provider.
b) During transhipment:
b.1) Responsibilities of the warehousing service provider:
b.1.1) If an discrepancy in goods exists, the goods are not in original condition or any sign of violations against the law is found, it shall give a notice to the Sub-department of Customs in charge of the transhipment area for further actions;
b.1.2) Sign a certification after completion of transhipment (if any).
b.2) Responsibilities of customs authority in charge of transhipment area:
Receive information about discrepancies, changes to original condition or signs of violations (if any) for further actions:
b.2.1) Check if the goods are in original condition; make and sign a certification and give it to the warehousing service provider to keep the good in original condition;
b.2.2) Verify the reasons and take actions against violations (if any) and transmit information to the receiving Sub-department of Customs for further procedures as prescribed.
c) After transhipment:
c.1) Responsibilities of the warehousing service provider: Update information of goods unloaded using form No. 14 (containerized cargo) or form No. 15 (bulk cargo) in Appendix X issued herewith and send it to the e-customs system;
c.2) Responsibilities of the customs authority: Receive information about unloaded goods sent by the warehousing service provider.
10. Customs supervision applied to exports which are granted customs clearance or entered an airport terminal (full or partial consignment) but then entered to another airport terminal
a) A declarant, if wishes, may request a change of airport terminal (under management of the same Sub-department of Customs):
b.1) Responsibilities of the customs declarant:
a.1.1) Send the request to the customs authorities and airport terminal service providers of departure and destination, and provide information about the goods (UCR number and customs declaration number);
a.1.2) Receive goods at the airport terminal of departure after receiving the approval of the customs officials and airport terminal service providers of departure and destination;
a.1.3) Present goods to customs officials in charge of airport terminal of departure for sealing and customs officials in charge of airport terminal of destination for checking.
a.1.4) Transport goods from the airport terminal of departure to the airport terminal of destination, and maintain the goods in their original condition during the transport as prescribed.
a.2) Responsibilities of the customs official:
a.2.1) At the airport terminal of departure:
a.2.1.1) Approve the request for change of airport terminal submitted by the declarant; update information about supervision place and goods eligible for release from the CCA on the e-customs system according to items prescribed in Form No. 11 Appendix X issued herewith sent to the e-customs system of the airport terminal service provider of departure;
a.2.1.2) Check if the packages of goods and seals are in their original condition (if any), compare information about the goods in reality and those stated in the e-customs system;
a.2.1.3) Seal the goods if they have not been sealed and notify the customs officials of the terminal of destination by phones or walkie-talkies for further receipt.
a.2.2) At the airport terminal of destination:
a.2.2.1) Check if the packages of goods and seals are in their original condition (if any), compare information about the goods in reality and those stated in the e-customs system;
a.2.2.2) Send information about goods eligible for release from the CCA at the airport terminal of destination on the e-customs system according to items prescribed in Form No. 11 of Appendix X issued herewith to the e-customs system of the airport terminal service provider.
a.3) Responsibilities of air terminal service provider of departure:
a.3.1) Receive the request, information about customs declaration number and UCR number from the declarant; and then compare them to the list of goods eligible for leaving the CCA received from the e-customs system:
a.3.1.1) Allow the goods to leave the airport terminal when the information is matched;
a.3.1.2) Not allow the goods to leave the airport terminal when the information received on the e-customs system and the goods released from the CCA in reality is not matched or information about suspension at the CCA is received from the e-customs system, and then notify the declarant to contact the customs authority for further procedures.
a.3.2) Send information about goods leaving the airport terminal according to the items prescribed in Form No. 32 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system;
a.3.3) Transfer the goods to the declarant.
a.4) Responsibilities of air terminal service provider of destination:
a.4.1) Receive the request, information about customs declaration number and UCR number from the declarant; and then compare them to the list of goods eligible for entering the CCA received from the e-customs system:
a.4.1.1) Allow the goods to enter the airport terminal when the information is matched;
a.4.1.2) Not allow the goods to leave the airport terminal when the information is not matched or information about suspension at the CCA is received from the e-customs system, and then notify the declarant to contact the customs authority for further procedures.
a.4.2) Update information about goods eligible for entering the airport terminal according to the items prescribed in Form No. 28 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system.
b) The declarant who makes a request for changing the checkpoint of export or loading port under management of 2 Departments of Customs and bringing goods back to inland shall comply with Clause 2 Article 22 of this Circular.
b.1) Responsibilities of the customs declarant: comply with Point a Clause 2 Article 22 of this Circular;
b.2) Responsibilities of the customs authority:
b.2.1) comply with Point b Clause 2 Article 22 of this Circular;
b.2.2) Send information about goods eligible for leaving the airport terminal of destination on the e-customs system according to items prescribed in Form No. 11 of Appendix X issued herewith to the e-customs system of the airport terminal service provider.
b.3) Responsibilities of the air terminal service provider:
b.3.1) Check if information about the goods in reality and those eligible for leaving airport terminal are matched; receive information from the e-customs system and take the following actions:
b.3.1.1) Allow the goods to leave the airport terminal when the information is matched;
b.3.1.2) Not allow the goods to leave enter the airport terminal when the information is not matched and then notify the declarant to contact the customs authority for further procedures.
b.3.2) Update information about goods leaving the airport terminal according to the items prescribed in Form No. 32 Appendix X issued herewith and send them to the e-customs system.
Article 52c. Customs supervision applied to exports and imports passing through checkpoints, ports, warehouses, storage yards not connected to the e-customs system
1. Customs supervision applied to imports
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) With regard to imports which are granted customs clearance or conditional customs clearance or entered storage or inspection site or under independent transport:
The declarant shall provide 1 list of containers using Form No. 29/DSCT/GSQL Appendix V applied to container goods (list of containers) or 1 list of goods using Form No. 30/DSHH/GSQL Appendix X applied to other goods (list of goods) or a notification of approval for transport declaration for the customs authority in charge of the port, warehouse or storage yard.
The declarant shall print the list of containers and the list of goods on the customs information portal (http://www.customs.gov.vn) or the e-customs system of the declarant. If there is any change to the list of containers or the list of goods compared to the customs declaration when the declarant receives goods at the checkpoint of import, the declarant shall print or request the customs official at the Sub-department of Customs at the checkpoint to print the list of containers or the list of goods from the e-customs system.
In case of physical customs declaration, the declarant shall present it to the Sub-department of Customs where the declaration is registered for certification of customs clearance or conditional customs clearance;
a.2) With regard to imports leaving the port/checkpoint subject to customs sealing prescribed in Clause 3 Article 50 of this Circular: Present the goods to the customs authority for sealing; keep the goods and seals in their original condition; transfer the goods to the Sub-department of Customs of destination for further procedures as prescribed.
b) Responsibilities of the warehousing service provider:
b.1) According to the list of container or the list of goods or notification of approval for transport declaration bearing certification of the customs official (with signature and seal) provided by the declarant, the warehousing service provider shall compare the information about the goods in reality and in the e-customs system in terms of container number, seal number (if any), quantity of packages, weight of packages, weight of bulk cargo, the warehousing service provider shall allow the goods to leave the CCA;
b.2) If the information is not matched, the warehousing service provider shall notify the Sub-department of Customs where the goods are stored or the Sub-department of Customs where the declaration is registered as quickly as possible for further actions.
c) Responsibilities of the customs authority:
c.1) Check if the information about the list of containers, the list of goods or the notification of approval for transport declaration provided by the declarant and those in the e-customs system are matched;
c.2) With regard to the cases subject to sealing as prescribed in Clause 3 Article 50 of this Circular:
c.2.1) Check the outer condition of goods, compare container number and seal number of the carrier and the customs declaration on the e-customs system, bill of lading (if any) for customs sealing;
c.2.2) Send a transfer note to the customs authority of destination for further procedures as prescribed;
c.2.3) Seal and certify the sealing (if any) on the e-customs system.
In case of bulk cargo, bulky goods, oversize load goods which cannot be sealed, the customs official shall make a note “goods not eligible for sealing”, specifying other information (if any) about the goods, including description, quantity, categories, symbol, origin on the transfer note or pictures of goods in the original condition enclosed with the transfer note (if necessary).
c.3) In case of goods eligible for release from the CCA, after certification on the e-customs system, the customs official shall bear his/her certification (signature and seal) of eligibility for release from the CCA. If a declaration of independent transport (OLA) is used, the customs official shall, according to the notification of approval for transport declaration provided by the declarant, bear his/her certification (signature and seal) in the first page of the notification and require the declarant to give it to the warehousing service provider for supervision of the goods leaving the CCA.
With regard to imports leaving the CCA at the checkpoint of road, waterway, inland waterway, international railway: The Sub-department of Customs at the checkpoint shall check the information provided by the declarant or carrier as provided in Point a.1 of this Clause and information on the e-customs system for supervision of imports leaving the CCA; and then certify the goods released from the CCA on the e-customs system.
If the goods are not eligible for release from the CCA, the Sub-department of Customs shall guide the declarant to complete the customs procedure as prescribed;
c.4) Certify the goods released from the CCA or update information about the dispatching goods on the e-customs system after the goods passed through the CCA.
2. Customs supervision applied to exports
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) With regard to exports exempt from physical inspection which are granted customs clearance or conditional customs clearance or approved with independent transport, when adequate goods are gathered in the CCA:
The declarant shall provide 1 list of containers using Form No. 29/DSCT/GSQL Appendix V applied to goods transported by containers (list of containers) or 1 list of goods using Form No. 30/DSHH/GSQL Appendix V applied to other goods (list of goods) or a notification of approval for transport declaration for the supervisory Sub-department of Customs of the port, warehouse or storage yard.
The declarant shall print the list of containers and the list of goods on the customs information portal (http://www.customs.gov.vn) or the e-customs system of the declarant. If there is any change to the list of containers or the list of goods compared to the customs declaration when the goods entered the CCA, the declarant shall print or request the customs official at the Sub-department of Customs at the checkpoint to print the list of containers or the list of goods from the e-customs system.
In case of physical customs declaration, the declarant shall present it to the Sub-department of Customs where the declaration is registered for certification of customs clearance or conditional customs clearance;
a.2) With regard to goods subject to customs sealing as prescribed in Clause 3 Article 50 of this Circular, the exports subject to physical inspection which are granted customs clearance or conditional customs clearance at the Sub-department of Customs outside the checkpoint area, the declarant shall present the goods and a transfer note (if any) to the Sub-department of Customs at the checkpoint of export. After the customs authority conducts inspection and certification, the declarant shall comply with Point a.1 of this Clause;
a.3) With regard to exports subject to physical inspection carried out by the Sub-department of Customs at the checkpoint of export, after the goods are granted be granted customs clearance or conditional customs clearance, the declarant shall comply with Point a.1 of this Clause.
b) Responsibilities of the warehousing service provider:
b.1) According to the list of containers or the list of goods or the notification of approval for transport declaration bearing certification of the customs official (signature and seal) provided by the declarant, the warehousing service provider shall check if the received information and actual goods are matched in order to allow the goods to be loaded on the mean of transport;
b.2) If the information is not matched, the warehousing service provider shall notify the Sub-department of Customs where the goods are stored or the Sub-department of Customs where the declaration is registered as quickly as possible for further actions.
c) Responsibilities of the customs authority:
c.1) Check if the information about the list of containers, the list of goods or the notification of approval for transport declaration provided by the declarant and those in the e-customs system are matched;
c.2) With regard to the cases subject to sealing as prescribed in Clause 3 Article 50 of this Circular: Check the condition of customs seals (if any) on the e-customs system; certify the arrival of goods on the e-customs system;
c.3) If the goods are eligible for release from the CCA, the customs official shall bear his/her signature and seal on documents. If a declaration of independent transport (OLA) is used, the customs official shall, according to the notification of approval for transport declaration provided by the declarant, bear his/her certification (signature and seal) in the first page of the notification and require the declarant to give it to the warehousing service provider for supervision of the goods being loaded on the mean of transport.
With regard to exports passing through checkpoints by road, waterway, inland waterway, international railway, the certification of goods released from the CCA on the e-customs system shall be made after the goods passed through the border area to the country of importation.
If the goods are not eligible for release from the CCA, the Sub-department of Customs shall guide the declarant to complete the customs procedure as prescribed;
c.4) Certify that the goods passed the CCA on the e-customs system after the goods were loaded on the mean of transport for export;
c.5) With regard to exported crude oil at offshore drilling sites or overlapping areas and goods prescribed in Clause 1 Article 93 of this Circular, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall certify that the goods passed through the CCA after the customs declaration has been granted customs clearance (without in-person supervision).
With regard to petrol and oil provided for outbound aircrafts, the Director of sub-department of Customs in charge of international airport shall monitor following risk management principles according to scheduled daily refuelling, sales invoices or warehouse discharge notes provided by the petroleum trading enterprises, and flight plans provided by airport authority.
3. Management of goods entering, being stored, and leaving CFS
All services performed in CFS shall be subject to supervision of the customs authority. If exported consignments are consolidated into a container, the CFS operator shall make a list of goods to be consolidated (2 originals) using the Form No. 25/DMXK-CFS/GSQL Appendix V issued herewith. Upon completion of consolidation, the customs official in charge shall certify the lists, and then give 1 copy to the CFS operator and keep 1 copy at the customs authority.
a) With regard to imports entering CFS: After all the goods stated in the Master Bill are imported or exported, the CFS operator shall monitor every Master Bill;
b) With regard to exports entering CFS: According to the list of goods in exported consignments to be consolidated in a same container, the CFS operator shall monitor exported consignments that do not enter the CFS within a prescribed time limit as prescribed in Clause 3 Article 61 of the Law on Customs;
c) Reports on goods entering, leaving CFS and goods in stock: Every 5th day of the first month in the subsequent quarter, the CFS operator shall send a report on goods' condition and operation of CFS using Form No. 26/CFS/GSQL Appendix V issued together with this Circular to the supervisory Sub-department of Customs of the CFS.
Article 52d. Suspension of release of goods from the CCA
During customs supervision and patrol at customs area and collecting information about exported and imported consignments, if any sign of violations against customs laws is found:
1. Responsibilities of Director of sub-department of Customs where the declaration is registered or where the goods are stored
a) Check information about the consignment on the e-customs system to ensure that the consignment is still in the customs controlled area;
b) Give a notification of suspension of goods released from the CCA to declarants and warehousing service providers via the e-customs system;
c) The notification of suspension shall be made in accordance with Form No. 11/TBTDGS/GSQL Appendix V issued herewith.
2. Responsibilities of Sub-department of Customs where the goods are stored:
a) Inspect the goods physically in the witness of the declarant, carrier, or warehousing service provider where the goods are stored and information provider (if any);
b) Take a record and take actions against any violation of customs law as per the law. The actions taken shall be notified to relevant agencies.
3. Responsibilities of the warehousing service provider:
a) Only allow the goods to leave and enter the port/warehouse/storage yard when the customs authority certifies that the goods are eligible for release from the CCA, unless it receives the notification of suspension from the customs authority;
b) Cooperate with the customs authority to transport the goods to the inspection site at the request of customs authority or allow the goods to be released from the CCA after receiving the cancellation of suspension from the customs authority.
Article 52dd. Cooperation in information exchange and upon system’s breakdown
1. Responsibilities of the warehousing service provider:
a) At the port/warehouse/storage yard where the inland transported goods are stored (goods traded domestically), the warehousing service provider shall store the inland transported goods and exports, imports, goods in transit to justify customs supervision as prescribed in Article 34 Decree No. 08/2015/ND-CP;
b) Before the goods enter the storage area, the warehousing service provider shall provide the customs authority with the master diagram of the storage area of exported, imports or goods in transit, goods that are imported more than 90 days since the arrival date at the checkpoint but no one comes to receive and transhipped goods (if any) using the Form No. 13 in Appendix X issued herewith (only provide it for the customs authority for the first time and keep it updated thereafter);
c) Update and send to the e-customs system information about goods entering, being stored, and leaving as prescribed in Article 52, Article 52a and Article 52b of this Circular; record information about goods which passed through the CCA on the e-customs system of the warehousing service provider within 5 years for further investigation, reporting, statistics, comparison, and study upon requests of customs authority;
d) During unloading process, if any discrepancy exists (the goods are not in original condition; deviation in quantity, weight, container number, seal number of the carrier, seal number of customs) between the goods reality and those in the list expected to be unloaded provided by the customs authority, the warehousing service provider shall cooperate with the customs authority to inspect if the goods are in their original condition.
If the goods show sign of violations against the law, the warehousing service provider shall follow the guidance of the customs authority (mark and seal containerized cargo on the premises and use the surveillance camera system; or bring bulk cargo in packages to separate storage area). Update information and send it to the e-customs system as prescribed;
dd) If the original condition of the goods changes (changing empty containers, packages, stuffing and unstuffing) during the storage, the warehousing service provider shall, upon completion of the change, update information and send it to the e-customs system as prescribed. The original condition of goods only be changed with the approval and supervision of the customs authority;
e) Notify the carrier or good owner to contact with the customs authority if the consignment is not eligible for release from the CCA or the customs authority issues a notification of suspension of release of goods from the CCA.
2. Responsibilities of the customs authority:
a) Through the e-customs system, provide warehousing service providers with information about goods to be off-loaded, containers to be screened (if any), information about change of customs declaration status (if any), change of containers eligible for release from the CCA (if any), goods eligible for release from the CCA using equivalent Forms in Appendix X issued herewith;
b) Receive and handle information responded and updated on the e-customs system by the warehousing service provider as prescribed. If the customs authority receives information about discrepancies or goods not in their original condition compared to information provided by the warehousing service provider or information about the good showing sign of violation, the customs authority shall verify if the goods are in their original condition and adopt customs supervision and inspection measures to prevent violations of customs law as prescribed.
Update information on the e-customs system or take record in the logbook of discrepancies using form No. 33 (containerized cargo) or form No. 34 (bulk cargo or gas and liquid cargo) in Appendix X issued herewith;
c) Receive and handle difficulties of declarants, warehousing service providers; provide phone number for receiving information and cooperate in dealing with notifications sent from warehousing service providers;
d) Annually, according to the risk management information, the Departments of Customs of province shall inspect how warehousing service providers in the province monitor goods entering, being stored at, leaving ports/warehouses/storage yards; direct affiliated entities to expedite warehousing service provider to improve the connection or upgrade of their system (if any) as prescribed;
dd) The Director of the General Department of Customs shall stipulate message format exchanged between the customs authority and warehousing service provider.
3. If the e-customs system and the e-customs system of a warehousing service provider cannot exchange information (hereinafter referred to as breakdown).
a) Responsibilities of the warehousing service provider:
a.1) Within 1 hour from the moment that electronic transactions cannot proceed, the warehousing service provider shall notify the Sub-department of Customs managing the supervised area in writing of the breakdown (including: name and code of port/warehouse/storage yard; name and code of customs authority in charge of the warehousing service provider; description of breakdown, date and time; full name of the person who certifies the breakdown, etc.); to deal with the breakdown so as to avoid bottlenecks of export and import of goods, entry and exit of means of transport, and record the breakdown in the logbook according to items in Form No. 35 Appendix X issued herewith for further monitoring;
a.2) According to the list of goods eligible for release from the CCA bearing certification of the Sub-department of Customs or information about goods eligible for release from the CCA provided by the customs authority, the warehousing service provider shall allow exports to be loaded on the means of transport or allow imports to leave the customs controlled area;
a.3) Update information about goods leaving CCA as soon as possible after the e-customs system is fixed.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) The General Department of Customs shall assign a Help Desk to receive reports on breakdowns, guidelines and dealing with breakdown as prescribed;
b.2) The Director of sub-department of Customs where the e-customs system breaks down shall assign technicians to take in charge and deal with the e-customs system's breakdown round-the-clock; within 1 hour from the moment that electronic transactions cannot proceed, the Manager shall notify the warehousing service provider in writing to deal with breakdown and avoid bottlenecks of export and import of goods and entry and exit of means of transport;
b.3) The Director of sub-department of Customs where the e-customs system breaks down shall assign customs officials to cooperate with the warehousing service provider to determine and rectify the breakdown. If the breakdown cannot be rectified, the Manager shall make a record of the breakdown condition, time and place of breakdown and notify the Help Desk of customs procedure and follow guidelines;
b.4) If the e-customs system and system of the warehousing service provider cannot exchange information but the e-customs system still has information about goods eligible for release from the CCA, every 15 minutes since the breakdown, the customs official in charge shall check declarations eligible for release from the CCA on the e-customs system, consolidate information about goods eligible for release from the CCA according to items in Form No. 36 Appendix X issued herewith and send them to the warehousing service provider as the basis for allowing the goods to leave the CCA;
b.5) Request the warehousing service provider to update information about consignments released from the CCA as soon as possible after the e-customs system is fixed.
Article 53. Basis for determination of exports
1. 78 If goods are exported by sea, air, railway, inland waterways, transhipment port, transhipment area; goods supplied for outbound vessels or airplanes; exports transported together with the carrier through air checkpoint; exports stored in CFSs or ICDs, the basis for determination of exports is the export declaration that has been granted customs clearance and certified that goods have been released from the CCA when they are loaded onto the outbound vehicle. For exports stored in bonded warehouses, the basis for determination of exports is the export declaration that has been granted customs clearance and certified that the exports have been moved into the bonded warehouse on the e-customs system.
2. With regard to goods exported through a checkpoint by road or by river, the basis is the export declaration that has been granted customs clearance and certified by a customs official that the goods have passed through the CCA on the e-customs system when goods are transported across the border to the importing country.
3.79 With regard to indirect export (indirect export means a situation in which goods are manufactured by a local manufacturer in Vietnam under a contract with a foreign partner and then delivered to a local importer in Vietnam for further processing at the request of the foreign party), goods that are temporarily exported for re-import and then repurposed, goods sold from the domestic market into a free trade zone in a border economic zone, a export-processing zone, or an EPE, domestic goods exported under an inward processing contract, the basis is the export or import declaration that has been granted customs clearance.
4. In case of physical customs declaration:
a) With regard to goods mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the basis is the declaration of exports that have been granted customs clearance and certified by a customs official of the checkpoint of export that goods have passed through the customs controlled area on. The declaration must contain the date, the official’s signature and seal). With regard to goods exported through a checkpoint by road or by river, the basis is the declaration of exports that have been granted customs clearance and certified that goods have been exported in reality;
b) With regard to goods mentioned in Clause 3 of this Article, the basis is the declaration of exports that have been granted customs clearance.
CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION OF GOODS PROCESSED UNDER CONTRACTS WITH FOREIGN TRADERS, MATERIALS AND SUPPLIES IMPORTED FOR MANUFACTURING OF DOMESTIC EXPORTS; EXPORTS AND IMPORTS OF EXPORT PROCESSING ENTERPRISES
Article 54. Imported raw materials/supplies, machinery, equipment
1. Raw materials/supplies imported for inward processing or manufacturing of exports include:
a) Materials, semi-finished products, components, knock-down kits directly used for inward processing operations or manufacturing operations and are converted into the exports;
b) Supplies that are directly used for inward processing or manufacturing operations but are not converted into the exports.
c) Finished products imported to be attached to exports, packed together with exports that are made of imported raw materials/supplies, or packed together with exports that are made of raw materials/supplies bought inland or self-supplied by the exporter to create full packs for exports.
d) Packages or supplies used as packages of exports.;
dd) Raw materials/supplies, components, knock-down kits imported for repair or recycling of exports;
e) Samples imported for inward processing or manufacturing of exports.
2. Imported machinery and equipment leased out or lent by the hirer to the processor to perform the processing contract.
Article 55. Consumption rates for processing and manufacturing of goods for export
1. Consumption rate for manufacturing means the amount of raw materials and supplies used in reality for processing or manufacturing a unit of product for export and is determined according to Form No. 27 in Appendix II hereof.
In the cases where the scraps or discarded products created during the process of manufacturing the previous batch of exports are used for recycling or manufacturing of the next batch, a separate consumption rate must be established in accordance with this Article. (Example: Enterprise A imports tobacco to manufacture first-class and second-class tobacco shreds for exports. The process includes manufacturing of first-class tobacco shreds, drying, pressing and cutting to manufacture second-class tobacco shreds. Enterprise A must establish separate consumption rates for first-class and second-class tobacco shreds);
Scraps are unusable raw materials that are left over during processing or manufacturing of exports and then collected to be used as raw materials for manufacturing of other products; discarded products are finished products or semi-finished products that fail to meet technical standards (in terms of specifications, sizes, qualities, etc.) and discarded during the processing or manufacturing of exports instead of being exported.
2. Data and documents about determination of consumption rates must be retained. Consumption rates applied to the products exported in the fiscal year must be notified to the customs when submitting the statement mentioned in Clause 2 Article 60 of this Circular.
Notification of consumption rates is not required if finished products are not available at the end of the fiscal year (e.g. sea-going vessels that have a 3-year manufacturing period, in which case the consumption rates must be notified in the third fiscal year).
Regarding building raw materials for which a consumption rate cannot be established, documents about use of building raw materials must be retained and included in the statement of their use, purchase and inventory.
3. Consumption rates shall be used by traders and the customs to determine tax payable when repurposing or selling exports domestically, making decision on tax refund or tax cancellation during post-clearance inspection or specialized inspection.
Article 56. Notification of processing/manufacturing facilities, locations of raw materials/supplies, machinery, equipment and products to be exported; processing contracts and appendices thereof
1. Notification of processing/manufacturing facilities, locations of raw materials/supplies, machinery, equipment and products to be exported (hereinafter referred to as “manufacturing notification”)
a) Responsibilities of the trader:
a.1) Submit the manufacturing notification according to form No. 20 in Appendix II hereof and other documents specified in Clause 1 Article 37 of Decree No. 08/2015/ND-CP to the Sub-department of Customs which is expected to carry out customs procedures as prescribed in Clause 1 Article 58 of this Circular (hereinafter referred to as supervisory Sub-department of customs) through the e-customs system. This provision also applies to export processing enterprises (EPEs)
In case of an error in the e-customs system, the trader shall submit form No. 12/TB-CSSX/GSQL in Appendix V hereof;
a.2) In case of change in information, submit an additional notification to the supervisory Sub-department of customs according to form No. 20 in Appendix II or form No. 12/TB-CSSX/GSQL in Appendix V hereof within 03 working days from the day on which the change occurs;
a.3) If raw materials/supplies or products have to be stored outside the said manufacturing facility, the storage location must be notified to the supervisory Sub-department of customs (form No. 20 in Appendix II or form No. 12/TB-CSSX/GSQL in Appendix V hereof) before they are moved to such location;
a.4) In case of change of the supervisory Sub-department of customs which received the manufacturing notification, inform the previous supervisory Sub-department of customs and the new supervisory Sub-department of customs through the e-customs system or in writing, and submit the manufacturing notification to the latter in accordance with Point a.1 of this Clause. Statements shall be submitted to the new supervisory Sub-department of customs in accordance with Article 60 of this Circular;
a.5) Take legal responsibility for the information provided in the notification;
a.6) Receive feedbacks from the customs authority to revise information (if required).
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) Ensure that the manufacturing notification is automatically received by the e-customs system;
b.2) Within 02 working hours after notification is received, compare information on the manufacturing notification with enclosed documents and follow the instructions below:
b.2.1) If the comparison result is not satisfactory or information is inadequate, inform the trader through the e-customs system;
b.2.2) If the result is satisfactory, inform the trader of the acceptance through the e-customs system;
b.2.3) Inform the trader if a site inspection is required according to Clause 1 Article 57 of this Circular.
b.3) Carry out an inspection at the manufacturing facility if required according to Article 39 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 17 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, and Article 57 of this Circular;
b.4) Carry out an inspection at the storage location outside the manufacturing facility if it is suspected that the raw materials/supplies and products are not stored at the registered location.
b.5) In case of change of the supervisory Sub-department of customs which submitted the manufacturing notification, the new supervisory Sub-department of customs shall follow instructions in b.1, b.2, b.3 and b.4 of this Clause; The previous supervisory Sub-department of customs shall provide every information about the trader to the new supervisory Sub-department of customs, including the statement of use of raw materials, supplies, machinery and equipment and exports, conformity with law, fulfilment of tax liabilities, unfinished customs procedures (if any) and other information obtained before the change.
2. Notifications of processing contracts and appendices thereof
a) Responsibilities of the trader:
Before exporting or importing raw materials, supplies, machinery or equipment serving execution of a processing contract with a foreign trader, a notification of such processing contract and appendices thereof shall be submitted to the supervisory Sub-department of customs which received the manufacturing notification according to form No. 21 and form No. 22 in Appendix II hereof through the e-customs system, or according to form No. 18/TBHDGC/GSQL in Appendix V hereof. The e-customs system will automatically receive the notification and generate a receipt number.
Only one notification is required. Additional notifications shall be submitted in case of change to information in the previous notification. The receipt number shall be written on the declaration of exported or imported raw materials, supplies, machinery and equipment serving execution of the processing contract according to instructions in form No. 01 and form No. 02 in Appendix II hereof.
b) Responsibilities of the customs authority:
Use information in the notifications submitted on the e-customs system to monitor and analyze risks during import of raw materials, supplies, machinery, and equipment and export of products.
Article 57. Site inspection of processing/manufacturing facilities and storage of raw materials/supplies, machinery, equipment and products to be exported
1. The cases in which a site inspection is carried out at a processing/manufacturing facility or storage of raw materials/supplies, machinery, equipment and products are specified in Clause 1 Article 39 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 17 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP.
2. Entitlements and procedures for inspection
a) The Director of the supervisory customs authority which received the notification of processing/manufacturing facility shall issue the decision on site inspection;
b) The site inspection decision (form No. 13/QD-KTCSSX/GSQL in Appendix V hereof) shall be sent through the e-customs system, by registered mail or fax to the declarant within 03 working days from the day on which it is signed;
c) The site inspection shall be carried out after 05 working days from the issuance date of the inspection decision. The inspection duration shall not exceed 05 working days.
3. Inspection contents
a) Compare the address of the processing/manufacturing facility, location of the raw materials, supplies, machinery and equipment and products with that written on the manufacturing notification or certificate of business registration;
b) Inspect business investment lines: Compare the business lines disclosed according to the provisions of the Enterprise Law, conditional business investment lines specified in the Investment Law with the actual records and import activities of raw materials and supplies, machinery and equipment of the inspected entity;
c) Inspect the factory, machinery and equipment:
c.1) Inspect the land use right certificate issued by a competent authority to the trader or the landlord, the contract for lease of the warehouse or land (if any) or a competent authority’s decision on allocation or lending of land for construction of a export-processing zone, industrial park, hi-tech zone, port, border checkpoint, train station and a contract for lease or borrowing of land, warehouse or factory with the management board thereof or a local government’s confirmation of the use of factory or land for manufacturing;
c.2) During inspection of machinery and equipment, the customs authority shall inspect the following documents: declarations of imported machinery and equipment or invoices for machinery and equipment that are purchased domestically or contracts for lease or borrowing of machinery and equipment.
d) Inspect the personnel participating in the manufacturing line e.g. inspecting the employment contracts or the payroll;
dd) Inspect the processing/manufacturing capacity (productivity, quantity of machines, equipment, employees, etc.);
e) Inspect the storage of imported raw materials, supplies and products for export at registered locations; monitor them according to accounting books or inventory software program;
g) In case of reprocessing, the customs authority shall inspect the reprocessing facility of the reprocessing party in accordance with provisions of Points b, c, d and dd of this Clause.
If the reprocessing party is a household business, inspection is not required unless violations are suspected.
4. Inspection record
At the end of the inspection, the customs official shall make an inspection record (form No. 14/BBKT-CSSX/GSQL in Appendix V enclosed herewith). The record shall contain the inspection result which truthfully reflects the reality and specify that:
a) Whether the inspected entity has the manufacturing facility, machines, equipment and manufacturing line at the registered location, the lawful right to use the premises; whether the duration of the lease contract is shorter than the manufacturing cycle;
b) Whether the inspected entity’s operation is conformable with the investment registration certificate or certificate of business registration;
c) Whether the inspected entity has the lawful right to own or use machinery, equipment and manufacturing lines at the facility, whether they are suitable for the raw materials/supplies imported for inward processing or manufacturing of goods for export (if such machinery, equipment, manufacturing lines are invested or borrowed by the inspected entity);
d) Quantity of machines, equipment, employees; unusual increase or decrease in quantity of imported raw materials or supplies;
e) Whether the processing/manufacturing capacity is consistent with that registered with the customs authority.
If the trader no longer operates at the registered location, cooperate with the local tax authority, commune government or management board of the industrial park, export-processing zone, economic zone in issuing a record.
5. Conclusion
a) If the inspected entity concurs with the inspection record, the Director of the Sub-department of customs which issued the inspection decision shall issue a conclusion (using form No. 14a/KLKT-CSSX/GSQL in Appendix V hereof) within 03 working days from the day on which the inspection record is signed;
b) If the inspected entity does not concur with the inspection record, the inspected entity shall send an explanation and relevant documents (if any) to the person who signed the inspection decision within 05 working days from the day on which the inspection record is signed. Within 03 working days from the receipt of the explanation or opinions from the competent agency, the person who signs the inspection decision shall sign the conclusion.
The conclusion shall be sent to the inspected entity within 01 working day after it is signed.
6. Actions to be taken after a conclusion is given
a) If violations are not found and the inspection result is satisfactory, the inspection result shall be updated on the e-customs system within 01 working day after the conclusion is signed;
b) If the quantity of imported raw materials, supplies, machinery or equipment exceeds the manufacturing capacity or the imports are not suitable for the registered business line, the customs authority shall carry out a post-clearance inspection within 30 days from the day on which the conclusion is given;
c) Impose penalties for failure to adhere to registered business lines (if any);
d) Follow instructions in Point a Clause 3 Article 39 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 17 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, if the inspected entity does not have a manufacturing facility;
dd) Follow instructions in Point b.2 Clause 4 Article 60 of this Circular if the facility owner has made a getaway;
The conclusion shall be updated on the e-customs system within 01 working day from the day on which it is signed.
1. Customs places for import:
a) With regard to raw materials/supplies, machinery, and equipment imported for inward processing; materials and supplies imported for manufacturing of domestic exports, the importer may choose to follow import procedures at one of the following Sub-departments of Customs:
a.1) The Sub-department of Customs in the same district with the importer’s headquarter, branch, or manufacturing facility;
a.2) The Sub-department of Customs at the checkpoint or the Sub-department of Customs at the ICD;
a.3) The supervisory Sub-department of Customs of goods processed and manufactured for export affiliated to the Customs Departments in the same province with the manufacturing facility or the checkpoint of import.
b) With regard to an EPE:
b.1) Imports of the EPE; machinery and equipment temporarily imported to serve manufacturing, construction of workshops (even if they are directly imported by the contractor); goods under warranty or repair shall follow customs procedures at the supervisory Sub-department of Customs of the EPE;
b.2) In case the EPE exercises its rights to import goods as prescribed in Decree No. 23/2007/ND-CP and other regulations of the Ministry of Industry and Trade, the customs declaration shall be registered at the location prescribed in Article 22 of the Law on Customs, Article 4 of Decree No. 08/2015/ND-CP, and Clause 1 Article 19 of this Circular.
2. Customs places for export:
a) With regard to processed/manufactured goods for export, the exporter may choose to follow import procedures at the most convenient Sub-departments of Customs;
b) With regard to an EPE:
b.1) Exports of the EPE; machinery and equipment re-exported after being temporarily imported to serve manufacturing, construction of workshops (even if they are directly imported by the contractor) shall follow customs procedures at the most convenient supervisory Sub-department of Customs of the EPE;
b.2) In case the EPE exercises its rights to export goods as prescribed in Decree No. 23/2007/ND-CP and other regulations of the Ministry of Industry and Trade, the customs declaration shall be registered at the location prescribed in Article 22 of the Law on Customs, Article 4 of Decree No. 08/2015/ND-CP, and Clause 1 Article 19 of this Circular.
Article 59. Inspection of use and inventory of raw materials, supplies, machinery, equipment and exports
1. In the cases specified in Point a and Point b Clause 1 Article 40 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which are amended in Clause 18 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, the Director of the supervisory Sub-department of Customs shall request the inspected entity to provide an explanation through the e-customs system or by submitting form No. 36/YCGT-GSQL in Appendix V hereof. Within 05 working days from the receipt of the request for explanation, the inspected entity shall provide an explanation (form No. 37/GT/GSQL in Appendix V hereof) and enclose it with the customs dossier.
a) If the explanation is accepted by the customs, the result shall be updated to the e-customs system and notified to the inspected entity.
b) If explanation is not provided or not accepted by the customs, the customs shall inform the inspected entity and carry out a site inspection at the declarant’s premises in accordance with procedures established by this Article.
2. In the cases specified in Point c and Point d Clause 1 Article 40 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which are amended in Clause 18 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP and Point b Clause 1 of this Article, the Director of the Customs Department issue a decision on site inspection using form No. 38/QD-KTTHSD/GSQL in Appendix V hereof and request the Director of the Sub-department of Customs to carry out the inspection.
If the date of inspection of use and inventory of raw materials, supplies, machinery, equipment and exports is the same as that of the post-clearance inspection, the post-clearance inspection shall be carried out.
The inspection shall not last longer than 05 working days. In complicated cases, the duration may be extended up to 05 more working days.
The inspection shall be recorded using form No. 39/BBKT-THSD/GSQL in Appendix V hereof.
3. The organization or individual that processes or manufactures exports shall be held responsible for management and use of raw materials, supplies, machinery, equipment since their import, during the manufacturing and until the products are exported, including repurposing, domestic sale, disposal of scraps, discarded products, excess raw materials, supplies, machinery and equipment; use of redundant imported raw materials and supplies obtained during the manufacturing process for processing as prescribed by law; provide the documents specified in Article 16a of this Circular.
4. Handling inspection result
a) If the inspection result shows that the use of imported raw materials/supplies, machinery, and equipment corresponds with the products for exports and practical norms, matches the notification of the manufacturing facility and capacity; matches the accounting records, accounting books and the statement of consumption of raw materials and supplies, documents about exports and imports: the customs authority will accept the customs and provided data and gives a conclusion;
b) If the inspection result shows that the use of imported raw materials, supplies, machinery and equipment does not correspond with the products for exports and practical norms, does not matched the notification of the manufacturing facility and capacity; does not matched the accounting records, accounting books and the statement of consumption of raw materials and supplies and documents about exports and imports: the customs authority will reject the customs declaration and data, impose taxes and take actions against administrative violations as prescribed by law.
Provisions of Point a and Point b of this Clause also apply to inspections of the statement, post-clearance inspection and specialized inspection of consumption of raw materials and supplies;
c) Time limit for giving inspection result:
c.1) Within 05 working days from the end of the site inspection, the Sub-department of Customs shall send a draft conclusion to the declarant (by fax or registered mail) using form No. 39a/KLKT-THSD/GSQL in Appendix V hereof;
c.2) Within 10 working days from the end of the inspection, the declarant must provide explanation in writing;
c.3) Within 15 working days from the end of the inspection, the Director of the Department of Customs shall issue a conclusion using form No. 39a/KLKT-THSD/GSQL in Appendix V hereof;
c.4) If the basis for giving conclusion is not sufficient, the Director of Customs Department may consult with a competent authority. Within 15 days from the receipt of opinions from the competent agency, the Director of Customs Department shall issue the official conclusion.
5. Updating inspection information
The decision on inspection, the inspection result and the conclusion about the inspection shall be sent to the inspected entity and updated on the e-customs system within 01 day from the day on which the decision on inspection or the conclusion is signed, the end of the site inspection or the day on which the conclusion about the site inspection is signed.
Article 60. Statement of use of imported raw materials and supplies and exports
1. Processor or manufacturer of exports (including EPEs) shall provide information about receipt of imported raw materials and supplies, dispatch of raw materials and supplies, receipt or dispatch of finished products and the information specified in form No. 30 in Appendix II hereof from their production management system for the Sub-department of Customs that received the manufacturing notification through the e-customs system. Information must be provided as soon as operations related to the information criteria specified in form No. 30, Appendix II enclosed herewith arise.
Before the first information exchange when connecting with the e-customs system of the customs authority, the processor or manufacturer shall provide the Sub-department of customs that received the manufacturing notification with information about compilation of opening inventory of raw materials, supplies and products.
The customs authority shall announce data standards serving information exchange between the e-customs system of the processor or manufacturer and the e-customs system of the customs authority.
By analyzing the information provided, the customs authority will assess the consistency between the data sent by the processor or manufacturer through the system and the data on the e-customs system of the customs authority. Inspection of use and inventory of raw materials, supplies, machinery, equipment and exports will be carried out if necessary according to Clause 1 and Clause 2 Article 59 of this Circular.
2. If information is not provided for the customs authority in accordance with Clause 1 of this Article, the statements of use of imported raw materials and supplies, and exports shall be submitted to the customs authority every fiscal year. The statement shall be submitted to the Sub-department of customs that received manufacturing notification as prescribed in Article 56 of this Circular through the e-customs system within 90 days from the end of the fiscal year or before the amalgamation, merger, division, dissolution or relocation of the place where procedures for import of raw materials and supplies are followed.
a) Rules for accounting and making statements of use of imported raw materials, supplies, exports:
The processor or manufacturer shall monitor (i) the imported raw materials, supplies and exports since their import, during the manufacturing and until the products are exported or repurposed, (ii) disposal of scraps, discarded products, excess raw materials, supplies, machinery and equipment, and (iii) use of redundant imported raw materials and supplies that remain after manufacture on the accounting book according to regulations on accounting regimes of the Ministry of Finance and sources of receipt (imported or domestically purchased). Imported raw materials and supplies shall be sorted by their purposes (for processing, for manufacturing of exports, for sale, for used as raw material) according to the customs declaration and purchase documents in the period.
The processor or manufacturer shall prepare and retain documents about imported raw materials and supplies according to the import documents; prepare and retain documents about products exported under contracts or orders. If imported raw materials and supplies cannot be sorted by their purpose, their consumption shall be determined according to the corresponding ratio of products exported for intended purposes.
The statement of use of imported raw materials and supplies and exports shall specify the amounts used and purchased and inventory amounts of warehouse for raw materials and warehouse for finished products according to the codes that are monitored during production management and specified in the customs declaration when the raw materials and supplies are imported and when products are exported.
If the processor or manufacturer uses codes other than those specified in the customs declaration, there must be a conversion table, which will be presented to the customs authority upon inspection or request;
b) The use, purchase and inventory of raw materials and supplies imported for processing or manufacturing exports (including those imported by EPEs) shall be submitted to the Sub-department of customs that received the manufacturing notification according to form No. 25 in Appendix II hereof through the e-customs system or form No. 15/BCQT-NVL/GSQL in Appendix V hereof, the statement of use, purchase and inventory of finished products derived from raw materials and supplies imported for manufacturing exports according to form No. 26 in Appendix II hereof through the e-customs system or form No. 15a/BCQTSP-GSQL in Appendix V hereof and norms for manufacturing of exports according to form No. 27 in Appendix II hereof through the e-customs system or form No. 16/DMTT-GSQL in Appendix V hereof;
c) Revisions to the statement:
The processor or manufacturer may revise the statement upon discovery of errors therein and re-submit it to the customs authority within 60 days from the date of submission of the statement and before the customs authority issues a decision on inspection of the statement, post-clearance inspection or site inspection. If errors are found after the aforementioned deadline or after the customs authority has issued a decision on inspection of the statement, post-clearance inspection or site inspection, the processor or manufacturer will face penalties in accordance with regulations of law on tax and actions against administrative violations.
3. Inspection of the statement of use or imported raw materials and supplies and exports
a) The customs authority shall inspect the statements on the basis of risk management rules and conformity with law of the processor or manufacturer. Statements prepared by preferred enterprises shall be inspected in accordance with regulations of the Ministry of Finance on priority in customs procedures, customs inspection and supervision;
b) The Director of the Customs Department shall issue a decision on inspection according to form No. 17/QD-KTBCQT/GSQL in Appendix V hereof and organize the inspection; the Director of Sub-department of Customs managing the processor or manufacturer shall carry out the inspection accordingly. If the date of inspection of the statement is the same as that of the post-clearance inspection, the post-clearance inspection shall be carried out;
c) The inspection shall include the customs dossier on import of raw materials and supplies, the customs dossier on export of products, accounting records, accounting books, documents for monitoring of raw materials, supplies, machinery and equipment entering or leaving the warehouse, and other documents prepared during the reporting period that have to be retained by the declarant according to Article 16a of this Circular. If the customs authority suspects that there are violations but is not able to give a conclusion after performing the inspection tasks mentioned in Point a, Point b, and Point c of this Clause, the customs authority shall carry out an inspection of the use and management of raw materials and supplies imported for manufacturing or processing exports since they are imported, during the manufacturing process and until the products are exported or repurposed, the disposal of scraps, discarded products, excess materials supplies, machinery and equipment, and the use of imported raw materials and supplies that remain after manufacture as prescribed by law;
d) The time limit and procedures for processing of the inspection result, procedures for site inspection of use of raw materials, supplies, machinery and equipment are specified in Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 Article 59 of this Circular. The record on inspection of the statement and conclusion about the statement shall be prepared according to form No. 17a/BBKT-BCQT/GSQL and form No. 17b/KLKT-BCQT/GSQL in Appendix V hereof.
4. Handling late submission of statements
a) Upon expiry of the time limit for submission of the statement, the Sub-department of Customs to which the statement is supposed to be submitted shall:
a.1) Summon the processor or manufacturer to the customs authority and issue a violation record;
a.2) Carry out an inspection at the processor’s or manufacturer’s premises if the processor or manufacturer fails to come within 10 days from the day on which the trader is summoned.
a.3) Carry out document inspection or physical inspection of the next export and import shipments of the processor or manufacturer;
a.4) Cooperate with a competent authority in investigating and tracking the processor or manufacturer that is suspected of making a getaway.
b) Actions to be taken after the measures in (a) have been implemented:
b.1) If the processor or manufacturer is still operating, the customs authority shall issue a violation record, transmit information to serve post-clearance inspection and specialized inspection;
b.2) If the processor or manufacturer has disappeared or made a getaway and the customs authority is not able to determine the tax payable, the quantity of similar goods of another entity shall be used. After tax is calculated, the case shall be transferred to an authority in charge of investigation into smuggling and tax evasion specified in Criminal Code.
Section 2. CUSTOMS PROCEDURES APPLIED TO GOODS PROCESSED IN VIETNAM UNDER CONTRACTS WITH FOREIGN TRADERS
Article 61. Procedures for import of raw materials, supplies, machines and equipment and export of products under inward processing contracts
1. Procedures for importing raw materials/supplies
a) The customs dossier, customs procedures applied to imported raw materials/supplies (including finished products provided by the hiring party that are attached on or packed with the processed products as full packs; raw materials/supplies imported by the processor) are similar to customs procedures for importing goods prescribed in Chapter II of this Circular;
b) Customs procedures applied to raw materials/supplies provided by the Vietnamese entity as requested by the foreign party in the form of indirect export shall comply with Article 86 of this Circular;
c) The declarant is not required to follow customs procedures for raw materials/supplies manufactured or purchased by the processor in Vietnam (unless they are bought from an EPE or an enterprise in a free trade zone);
d) If raw materials/supplies are imported for inward processing before the processing contract is signed, the processor may use such imported raw materials/supplies for execution of the processing contract. Before the raw materials/supplies are used for execution of the processing contract, the processor shall complete procedures for indirect export prescribed in Article 86 of this Circular.
2. Procedures for importing hired/borrowed machinery and equipment for performing processing contracts
Customs procedures for hired/borrowed machinery and equipment serving execution of processing contracts are the same as procedures for temporary import and re-export prescribed in Article 50 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 23 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP.
3. Procedures for exporting processed products
Customs dossiers and customs procedures are the same as those of exports prescribed in Chapter II of this Circular.
In the cases where the processed exports are made of domestically purchased raw materials/supplies that are subject to export duties, the processed exports shall be written on a line and the domestically purchased raw materials, supplies shall be written on the next lines in “mã số quản lý riêng” section of “NVLCTXK”; export duty and other taxes on the raw materials/supplies shall be written on the export declaration.
Article 62. Customs procedures for subcontracting processing
1. If the Vietnamese entity that signs a processing contract (the original contractor) with a foreign trader hires another entity to process the goods (the contractor), whether partially or entirely, the original processor shall follow export/import procedures, finalize the processing contract with the customs authority and take responsibility for the performance of such contract. The original contractor shall send an electronic notification through the e-customs system according to form No. 23 and form No. 24 in Appendix II hereof or a physical notification according to form No. 18a/TB-HDGCL/GSQL in Appendix V hereof to the supervisory Sub-department of Customs before raw materials and supplies are given to the subcontractor.
2. Customs procedures are not mandatory for goods delivered by one Vietnamese entity to another. However, documents relevant to delivery of raw materials, supplies, products, machines and equipment shall comply with regulations of the Ministry of Finance on accounting and audit.
3. If an EPE is hired or an subcontracts processing to another entity (subcontractor), regulations in Article 76 of this Circular shall be complied with.
Article 63. Procedures for delivering and receiving goods forwarded for further processing
1. Goods forwarded for further processing prescribed in Article 33 of Decree No. 187/2013/ND-CP must follow customs procedures for indirect export prescribed in Article 86 of this Circular.
2. The legal representatives of the deliverer and the consignee shall make sure the products are made of the raw materials/supplies under the processing contract and are used for processing purpose only.
3. If the processing contract to forward products for further processing and the contract to process forwarded products are executed by the same processor, such processor shall perform the tasks of both the deliverer and the consignee.
Article 64. Procedures for disposal of excess raw materials/supplies, waste, rejects, hired/borrowed machinery and equipment
1. Within 30 days from the completion date or expiration date of the processing contract, the declarant shall complete procedures for disposal of excess raw materials/supplies, waste, rejects, hired/borrowed machinery and equipment and processed products in accordance with Clause 2 of this Article.
Wastes shall be handled in accordance with regulations of law on environmental protection. The disposal process must be recorded and the records shall be presented to the customs authority on request.
If the aforementioned deadline is not met, the Sub-department of Customs to which the statement is supposed to be submitted shall issue a violation record and impose penalties.
2. Disposal methods
Pursuant to Vietnam’s law and terms of the processing contract, excess raw materials/supplies, hired/borrowed machinery and equipment, waste and rejects shall be:
a) Sold in Vietnam;
b) Re-exported to abroad;
c) Used for another processing contract in Vietnam;
d) Donated or given away in Vietnam; or
dd) Destroyed in Vietnam.
3. Customs procedures
a) Customs procedures for donating or giving excess raw materials/supplies, hired/borrowed machinery and equipment in Vietnam:
a.1) If the buyer or the recipient is the processor, follow repurposing procedures in Article 21 of this Circular;
a.2) If the buyer or the recipient is another entity in Vietnam, follow procedures for indirect export prescribed in Article 86 of this Circular.
b) Procedures for re-exporting raw materials/supplies, wastes, rejects during execution of the processing contract or after completion or expiration of the processing contract are the same as re-export procedures specified in Article 48 of Decree No. 08/2015/ND-CP and Clause 21 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP.
Procedures for re-export of temporarily imported machines and equipment during execution of the processing contract or after completion or expiration of the processing contract are the same as re-export procedures specified in Article 50 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 23 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP;
c) Procedures for using raw materials/supplies, machinery, and equipment for another processing contract with the same or another hiring entity during execution of the processing contract or after completion or expiration of the processing contract are the same as procedures for indirect export prescribed in Article 86 of this Circular;
d) Destruction of raw materials/supplies, waste and rejects in Vietnam:
d.1) The declarant shall send a notification of the destruction method and location to the Sub-department of Customs where imported raw materials/supplies are declared. The destruction shall comply with regulations of law on environmental protection;
d.2) The customs authority shall supervise the destruction under risk management rules based on assessment of the declarant’s conformity with law;
d.3) The customs authority shall directly supervise the destruction of raw materials, supplies, machines and equipment whose value is under VND 1.000.000 or the tax on which is under VND 50.000.
d.4) The parties shall issue a destruction record if the destruction is directly supervised by the customs authority.
The customs shall not supervise destruction of raw materials, supplies, machines, equipment wastes and rejects of preferred enterprises.
Article 66. Rejection of excess raw materials/supplies, machines, equipment and processed products by the hirer
1.90The processor shall pay taxes in order to sell such excess raw materials/supplies, hired/borrowed machinery and equipment, or processed products which are rejected by the hirer on the domestic market, except for the cases in Clause 4 Article 10 of Decree No. 134/2016/ND-CP. Customs procedures and tax policies effective on the date of repurposing shall apply in accordance with Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 12 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP and Article 21 of this Circular.
If the processor also rejects the excess raw materials/supplies, machines, equipment and processed products, they shall be expropriated if usable. If they are no longer usable, the processor shall destroy them and pay the destruction cost.
2. In case of destruction, follow instructions in Point d Clause 3 Article 64 of this Circular.
Section 3. Customs procedures applied to outward processing
Article 67. Procedures for export of raw materials/supplies for processing and import of processed products
1. Procedures for exporting raw materials/supplies:
a) Customs procedures shall be followed at the Sub-department of Customs that received the notification of the processing contract;
b) The customs dossier is the same as that of exports prescribed in Chapter II of this Circular. The declarant might be required to submit the following documents:
b.1) The export license or a document permitting the export issued by a competent authority if such a document is required:
b.1.1) For single shipment: 01 original copy;
b.1.2) For partial shipments: 01 original copy for the first consignment.
b.2) A notification of exports that are natural resources or products in which the value of natural resources and energy cost is under 51% of the product cost: 01 original copy.
The declarant is responsible for such notification, which is the basis for determination of eligibility for tax exemption.
The notification shall be submitted when following customs procedures for export of the first shipment. The number and date of the notification shall be written in “Phần ghi chú” of the export declarations of the next shipments.
c) In case of goods forwarded for further processing, the hiring entity in Vietnam is not required to follow procedures for further processing at the customs authority.
2. Procedures for importing processed products
a) Customs procedures shall be followed at the Sub-department of Customs that received the notification of the processing contract;
b) The customs dossier and customs procedures are the same as those specified in Chapter II this Circular.
3. Customs procedures for hired/borrowed machinery and equipment serving execution of processing contracts are the same as procedures for temporary export and re-import prescribed in Article 50 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended in Clause 23 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP.
Article 68. Procedures for temporary export of processed products for recycling, then re-importing them into Vietnam
1. Customs procedures shall be followed at the Sub-department of Customs that received the notification of the processing contract.
2. Procedures for temporary export of processed products for recycling:
a) The customs dossier consists of the documents prescribed in Clause 1 Article 16 of this Circular and documents for receipt of goods for recycling made by the foreign party: 01 photocopy copy of each document;
b) Customs procedures are the same as export procedures prescribed in Chapter II of this Circular;
c) The time limit for recycling shall be agreed by the parties and registered with the customs authority.
3. Procedures for re-import of recycled products shall comply with Chapter II of this Circular (except for import license, tax declaration, tax verification).
In case the recycled products are sold overseas, the declarant shall register a new export declaration and follow customs procedures in Chapter II of this Circular (except for physical inspection of goods).
Article 69. Customs procedures for disposal of excess raw materials/supplies, waste, rejects, machinery and equipment re-exported to serve processing
1. Within 30 days from the completion date or expiration date of the processing contract, the declarant shall complete procedures for disposal of excess raw materials/supplies, waste, rejects, hired/borrowed machinery and equipment and processed products in accordance with Clause 2 of this Article.
2. Disposal methods
Based on the processing contract and pursuant to Vietnam’s law, excess raw materials/supplies, hired/borrowed machinery and equipment, waste and rejects shall be:
a) Sold, donated/given out or destructed overseas;
b) Imported into Vietnam; or
c) Used for another processing contract overseas.
3. Customs procedures
a) The overseas sale, donation, destruction of excess raw materials/supplies, machinery and equipment, waste and rejects serving the performance of the processing contract shall comply with regulations of the country in which goods are processed.
b) Customs procedures for import into Vietnam:
b.1) If excess raw materials/supplies, machinery, equipment are exported from Vietnam; waste and rejects are derived from raw materials/supplies exported from Vietnam, procedures for re-import are the same as those specified in Article 47 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
With regard to shipments of machinery and equipment subject to physical inspection, the customs official shall compare the categories, numbers, symbols of machinery and equipment on the declaration of temporary export with the re-imported machinery and equipment;
b.2) If excess raw materials/supplies, machinery, equipment are purchased overseas; waste and rejects are derived from raw materials/supplies purchased overseas, customs procedures, tax policies and commodity policies are the same as those for commercial import of goods.
c) Procedures for transferring excess raw materials/supplies, hired/borrowed machinery and equipment to another processing contract:
The declarant shall send a written notification to the Sub-department of Customs where the statement is submitted of the names, specifications, quality of raw materials/supplies; amount of excess raw materials/supplies, hired/borrowed machinery and equipment under the process contract No. (or its appendices) which are used for the processing contract No. … with …. (specify the overseas contract manufacturer) according to form No. 40/CT-HDGC/GSQL in Appendix V hereof.
Article 69a. Final accounts of materials, supplies
1. Relevant entities shall submit final accounts of exported materials used for manufacture of goods outward processing or at export processing companies according to Form No. 28 Appendix II issued herewith via the e-customs system or Form No. 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL Appendix V issued herewith; final accounts of import of goods outward processing or at export processing companies according to Form No. 29 Appendix II issued herewith via the e-customs system or Form No. 15c/BCQT-SPNN/GSQL Appendix V issued herewith no later than the 90th day from the end of the fiscal year or before consolidation, acquisition, division, or dissolution to the Sub-department of Customs which issues notifications of processing contract as prescribed in Article 56 of this Circular via the e-customs system.
2. Responsibilities of the customs authority:
a) Receive final accounts;
a) Compare information in the final accounts with information about export of materials and import of goods in the processing contract to the final accounts according to the following criteria:
b.1) Quantity of exported materials;
b.2) Quantity of imported materials;
b.3) Amount of required material for each finished unit stated in the processing contract.
c) If abnormal discrepancies exist in a report compared to figures in the e-customs system of the customs authority, an inspection visit to the head office of the declarant shall be undertaken. The power, time, procedures and actions against inspection finding shall be conducted in accordance with Article 59 of this Circular.
When undertaking an inspection visit to the head office of the declarant, the customs authority shall verify documents that the declarant must retain as prescribed in Article 16a of this Circular. If the grounds for violations are not sufficient for giving a conclusion, an inspection visit to the head office of the outsourcing party shall be undertaken.
Section 4. CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION OF GOODS that are raw materials and supplies imported for manufacturing exports
Article 70. Procedures for importing raw materials/supplies and exporting products
1. Customs dossiers and customs procedures are the same as those for import of raw materials, supplies for export manufacturing prescribed in Chapter II of this Circular. If part of the processing is performed by another entity (subcontractor), the importer of raw materials and supplies shall submit the notification of subcontracting and retain documents about delivery of raw materials, supplies and products before the delivery in accordance with Article 62 of this Circular.
2. Procedures for exporting products
a) Domestic exports include:
a.1) Products entirely made of raw materials/supplies imported for manufacture of domestic exports;
a.2) Products that are combination of:
a.2.1) Raw materials/supplies imported for manufacture of domestic exports;
a.2.2) Raw materials/supplies imported for sale;
a.2.3) Raw materials/supplies obtained domestically.
a.3) Products entirely made of raw materials/supplies imported for sale;
b) The customs dossier and customs procedures are the same as those specified in Chapter II this Circular.
Article 71. Procedures for disposal or waste and rejects sold domestically
Import duty is exempted when wastes and rejects produced during the manufacture of domestic exports are sold domestically. VAT, excise duty (if any), environmental protection tax (if any) shall be declared and paid to the customs authority through the e-customs system according to the information criteria specified in form No. 04 in Appendix IIa hereof. The declarant may also submit physical form No. 06/BKKTT/TXNK in Appendix VI hereof.
Wastes shall be handled in accordance with regulations of law on environmental protection. The disposal process must be recorded and the records shall be presented to the customs authority on request.
Article 72. Procedures for destruction of raw materials/supplies, wastes, rejects
1. Procedures for destruction are the same as procedures for destruction of excess raw materials/supplies, waste, rejects of from processing operations prescribed in Point d Clause 3 Article 64 of this Circular.
2. The declarant is responsible for the destruction as prescribed by law.
Section 5. Customs procedures, customs inspection and supervision of exports and imports of EPEs
Article 74. General regulations on exports and imports of EPEs
1. Goods imported for manufacturing of domestic exports by an EPE shall undergo customs procedures and be used for intended purposes, except for the following cases in which the EPE and its partners may decide whether to follow customs procedures:
a) Goods are traded, leased or lent among EPEs. If the goods are raw materials, supplies, machines and equipment under processing contracts between EPEs, follow instructions in Clause 3 Article 76 of this Circular;
b) Goods are building materials, stationery, food, consumables bought from the domestic market to build, serve the operation of the EPC and life of the EPE’s employees;
c) Goods circulated within an EPE or among EPEs in the same export-processing zone;
d) Goods of EPEs of the same corporation or group of companies in Vietnam;
dd) Goods received and dispatched by the EPE for repair, classification, packaging or repackaging.
If customs procedures are not followed, the EPE shall keep a log of goods received and dispatched in accordance with regulations of the Ministry of Finance on goods trading, accounting, audit. Purposes and sources of supply of goods must also be specified.
2. Customs procedures is not required when goods imported by the EPE are sold to domestic enterprises if taxes on which have been fully paid and regulations on management of exports and imports of non-EPEs are complied with.
Customs procedures are not required for trade of domestic goods purchased by the EPE if tax on which has been fully paid in accordance with regulations applied to non-EPEs. In the cases where an EPE purchases domestic goods subject to export duty, customs procedures have to be completed unless the goods are used as raw materials or supplies and consumed during the manufacture process (e.g. fossil coal burnt during production).
Article 75. Customs procedures applied to exports, imports, wastes and rejects of EPEs
1. Regarding raw materials and supplies imported for production, construction of factories, offices or installation of equipment of the EPE; goods imported as fixed assets, imported consumables and domestic exports of EPEs:
Customs procedures are the same as those specified in Chapter II this Circular. The declarant must provide sufficient information on the customs declaration on the e-customs system, except for the tax rate and tax amount.
Customs procedures for import of goods for construction of factories, offices or installation of equipment by a contractor shall be completed at the EPE’s supervisory Sub-department of customs; the importing contractor shall complete the customs declaration in accordance with Appendix II herein, specify the contract number in “Phần ghi chú” (“Notes”) according to point g clause 3 of this Circular. The imports must be delivered to the EPE as soon as they are granted customs clearance. After 30 days from the day on which the contract is completed, the EPE and the importing contractor shall send a report on quantity of imports to the EPE’s supervisory customs authority (form No. 20/NTXD-DNCX/GSQL in Appendix V hereof).
2. Regarding goods traded between an EPE and a domestic enterprise: The EPC and the domestic enterprise shall follow corresponding customs procedures for indirect export prescribed in Article 86 of this Circular.
3. Regarding goods traded between two EPEs: follow procedures for indirect export prescribed in Article 86 of this Circular.
4. Disposal of an EPE's wastes and rejects
a) For wastes and rejects that may be sold to a domestic enterprise: Customs procedures shall comply with Chapter II of this Circular, according to which the EPE shall complete export procedures and the domestic enterprise shall open a corresponding import declaration;
b) For wastes and rejects that may be exported: The EPE shall complete export procedures in accordance with Chapter II of this Circular.
5. Destruction of raw materials, supplies, wastes and rejects of EPEs shall comply with Point d Clause 3 Article 64 of this Circular.
6. Goods that were exported by an EPC and have to be re-imported for repair and then re-exported shall follow customs procedures for exports that are returned prescribed in Article 47 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
7. Wastes shall be handled in accordance with regulations of law on environmental protection. The disposal process must be recorded and the records shall be presented to the customs authority on request.
Article 76. Customs procedures for an EPC hiring a domestic processor, a domestic enterprise hiring an EPC as a processor, an EPC hiring another EPC as a processor or an EPE hiring a foreign processor
1. When an EPE hires a domestic processor:
a) The domestic enterprise shall follow customs procedures in accordance with regulations on inward processing prescribed in Section 1 and Section 2 Chapter III of this Circular. Customs procedures may be completed at the EPE’s supervisory Sub-department of customs. Write “#&GCPTQ” in “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” on the customs declaration;
b) The EPE is not required to follow customs procedures when dispatching goods to the domestic processor for processing and when receiving processed products from the domestic processor.
In case goods are not returned after being delivered by the EPC to the domestic processor for inward processing or repair, a new declaration shall be opened for repurposing as prescribed in Chapter II of this Circular.
2. When a domestic enterprise hires an EPE as a processor:
a) The domestic enterprise shall follow customs procedures in accordance with regulations on inward processing prescribed in Section 1 and Section 3 Chapter III of this Circular. Customs procedures may be completed at the EPE’s supervisory Sub-department of customs. Write “#&GCPTQ” in “số quản lý nội bộ doanh nghiệp” on the customs declaration;
b) The EPE is not required to follow customs procedures when goods from the domestic enterprise for processing and when delivering processed products to the domestic enterprise.
3. When an EPE hires another EPE as a processor: Both the hiring EPC and the hired EPC are not required to follow customs procedures when delivering and receiving goods and processed products under the processing contract.
4. Goods processed by a foreign processor hired by an EPE shall follow customs procedures for inward processing specified in Section 3 of this Circular.
5. When customs procedures are not required, the EPE shall retain and present documents about processing and manufacturing of domestic exports in accordance with Article 60 of the Law on Customs and Article 37 of Decree No. 08/2015/ND-CP (except the manufacturing notification).
Article 77. Customs procedures for exports or imports by the right to export, right to import, and right to distribute EPEs
1. EPEs that are permitted to engage in goods trading and activities directly related to goods trading in Vietnam as prescribed in the Government's Decree No. 23/2007/ND-CP dated February 12, 2007 must record them separately from manufacturing; a separate area must be provided for storing exports or imports by the right to import, right to export, and right to distribute.
2. The EPE shall fulfil its tax liability and other financial obligations to goods trading and relevant activities as prescribed by law. Investment incentives, tax incentives, and other financial incentives applied to manufacturing of domestic exports shall not apply to goods trading and relevant activities of the EPE.
3. Customs procedures shall comply with Chapter II this Circular. The Ministry of Finance provides additional instructions on exercising the EPE’s right to export and right to import as follows:
a) The EPE must write on the electronic customs declaration the number of the written permission for goods trading and relevant activities issued by a competent authority to a foreign-invested company which has registered the right to export, right to import;
b) Goods have been imported by the right to import of the EPE:
b.1) Customs procedures are exempt when goods are sold to domestic enterprises;
b.2) When goods are sold to another EPE or an enterprise in a free trade zone, customs procedures for indirect export prescribed in Article 86 of this Circular shall be applied.
c) Customs procedures for goods of the EPE exercising its right to export:
c.1) Customs procedures are exempt when purchasing goods from a domestic enterprise. However, customs procedures for exporting goods for sale shall be followed when such goods are exported;
c.2) Procedures applied to domestic enterprises buying goods from an EPE shall be followed when goods are purchased from another EPE for export; Procedures for goods export shall be followed when such goods are exported; tax shall be declared (if any).
4.101 Use of invoices when an EPE exercises its rights to export or import to trade in goods
a) The EPE shall apply for tax registration with a domestic tax authority, to which VAT on export and import shall be paid;
b) When the EPE purchases goods from a domestic enterprise, the domestic enterprise shall issue a VAT invoice which specifies VAT rates to the EPE;
c) When exporting, the EPE shall issue invoices as if a domestic enterprise exporting goods and may apply 0% VAT and claim VAT refund if refund conditions are fully satisfied.
Article 78. Handling imported assets, goods when an EPE is converted to another type of business and vice versa
1. When an EPE is converted into a non-EPE and vice versa:
a) The contract manufacturer shall determine the imported assets and goods in inventory and propose a solution to the customs authority, such as repurposing, sale, donation, destruction in Vietnam or export. and follow corresponding customs procedures before the conversion is permitted by a competent authority;
b) Imported assets and goods shall be identified and liquidated before the conversion is permitted by a competent authority.
2. When a non-EPE is converted into an EPE:
a) The enterprise shall report the quantity of raw materials/supplies in inventory; the customs authority shall carry out an inspection and deal with tax issues;
b) Before converting, all outstanding taxes and fines must be paid to the customs authority. The customs authority shall only apply preferential tax and customs policies for EPEs to the converting enterprise after all tax and customs liabilities are fulfilled and an EPE certificate is issued by a competent authority. Regarding raw materials, supplies, machines and equipment that are imported under a processing contract with a foreign trader and raw materials, supplies imported for export manufacturing, the recently converted EPE is not required to declare and pay tax to the customs authority if the manufacture and export is carried on.
Article 79. Liquidation of goods of EPEs
1. An EPE may liquidate the following imports: machines and equipment, vehicles, raw materials, supplies and other imports under its ownership by means of export, sale, donation or destruction in Vietnam.
2. Liquidation procedures
a) In case of liquidation by export, the EPE shall open an export declaration;
b) In case of liquidation by selling, giving or donating in Vietnam, the EPE may choose between the following methods:
b.1) In case of repurposing, the EPC shall register a new customs declaration, tax policies, imports management policies applicable at the time of registration of the declaration (unless all import management policies were fulfilled at the time of import); the basis for tax calculation is the dutiable values, tax rates, and exchange rates at the time of registering the declaration prescribed in Article 21 of this Circular.
After repurposing, customs procedures are not required when goods are sold, given or donated within Vietnam.
b.2) If the EPE chooses indirect export as prescribed in Article 86 of this Circular, the EPE and the domestic enterprise shall complete the procedures and pay taxes. Policies on management of exports and imports shall not apply during the indirect export process, except for goods that have not undergone inspection during import and goods subject to licensing, in which case a written approval by the licensing authority is required.
c) In case of destruction, follow instructions in Point d Article 64 of this Circular.
Article 80. Procedures for hiring a warehouse outside an EPE (hereinafter referred to as “external warehouse”) to store materials and products of the EPE; customs management of external warehouse inventory
The EPE may lease an external warehouse in an industrial park, export-processing zone, hi-tech zone, economic zone within the scope of its supervisory Sub-department of Customs to store raw materials/supplies and finished products serving its primary manufacturing operation. Manufacturing process must not take place at the leased warehouse.
1. Procedures for warehouse leasing:
a) The warehouse must:
a.1) Have sturdy surround walls that separate the warehouse from the outside;
a.2) Have surveillance cameras that work constantly at the gates which can be accessed by the customs authority where necessary.
b) Responsibilities of the EPE:
The EPE shall send a written notification of the location, area, infrastructure, mechanism for warehouse inventory management, and lease duration to its supervisory Sub-department of Customs;
c) Responsibilities of the supervisory Sub-department of Customs:
At the request of the EPE, the supervisory Sub-department of Customs of the EPE shall inspect the condition of the warehouse, compare with the conditions prescribed in Point a of this Clause in order to consider permitting the EPE to lease an external warehouse.
2. Entitlement to permit lease of external warehouse lease:
a) The supervisory Sub-department of Customs of the EPE is entitled to decide the lease of external warehouse if the leased warehouse is under the management of the supervisory Sub-department of Customs;
b) The Customs Department is entitled to the lease of external warehouse if the leased warehouse is under the management of the Customs Department;
c) The General Department of Customs is entitled to the lease of external warehouse if the leased warehouse is under the management of two Customs Departments or more;
3. Management of goods sent to the external warehouse:
a) The EPE shall manage and monitor goods received and dispatched from the warehouse on the accounting record system and submit a report on the 15th of the first month of the next quarter via the inventory system to its supervisory Sub-department of Customs. If this function is not supported by the e-customs system, form No. 19/NXTK-DNCX/GSQL in Appendix V enclosed herewith shall be used;
b) The supervisory Sub-department of Customs of the EPE shall carry out extraordinary inspections of goods in the warehouse if it is suspected that goods are sent to the warehouse improperly or goods in the warehouse are sold domestically.
CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION OF SOME TYPES OF EXPORT AND IMPORT
Section 1. Customs procedures, customs Inspection and supervision of temporary imports and temporary exports
Article 81. Certification of export, import or temporary import of goods
1. Any trader that wishes to obtain a temporary import number as prescribed in Article 13 of Circular No. 05/2014/TT-BCT shall submit an application for certification of export, import, or temporary import of goods to the General Department of Customs, whether directly or by post. The application consists of:
a) A written request for certification of export, import or temporary import of goods: 01 original copy;
b) A Certificate of Business Registration or Certificate of Business registration: 01 photocopy.
2. Within 05 working days from the receipt of the application, the General Department of Customs shall check information on the e-customs system and issue a certification or respond the enterprise if conditions for certification are not fulfilled.
Article 82. Customs procedures for temporary import of goods
Customs procedures for temporary import of goods are the same as those for export, import of goods prescribed in Section 5 Chapter III of Decree No. 08/2015/ND-CP. Additional instructions:
1. Customs procedures for temporary import
a) Customs places:
Customs procedures for temporary import of goods shall be followed at the Sub-department of Customs at the checkpoint where temporary imports are stored;
b) Customs dossier of temporary imports:
Apart from the documents prescribed in Clause 2 Article 16 of this Circular, the customs dossier of temporary imports must also contain:
b.1) A contract for sale of imports: 01 photocopy;
b.2) With regard to temporary imports subject to conditions prescribed by the Government:
b.2.1) A certificate of temporary import number issued by the Ministry of Industry and Trade: 01 photocopy;
b.2.2) A license for temporary import of goods issued by the Ministry of Industry and Trade (if the temporary import of goods is subject to licensing by the Ministry of Industry and Trade): 01 original copy.
2. Customs procedures for re-export
Customs places for re-export:
Procedures for re-export shall be followed at the Sub-department of Customs at the checkpoint at which goods are temporarily imported (hereinafter referred to as “checkpoint of temporary import”) or the Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are re-exported (hereinafter referred to as “checkpoint of re-export”). With regard to temporary imports subject to conditions prescribed by the Government, customs procedures for re-export shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import;
b) Customs dossier:
comply with Clause 1 Article 16 of this Circular.
If customs declaration form No. HQ/2015/NK in Appendix V enclosed herewith is used when following customs procedures for temporary import of goods, the same form shall also be used when following customs procedures for re-export;
c) While following procedures for re-export, the trader must provide information about the number of the declaration of temporary imports, ordinal number of corresponding lines on the declaration of temporary imports and the declaration of re-exports on the e-customs system; the e-customs system shall deduct a corresponding quantity of goods from the declaration of temporary imports.
A declaration of temporary imports may be used for partial shipments of re-export. A declaration of re-exports is made according to only one corresponding declaration of temporary imports. The Sub-department of Customs where the declaration of re-exports is registered shall check information about the declaration of temporary imports on the e-customs system to carry out procedures for re-export.
In case of physical customs declaration, the declarant shall specify the number of the declaration of re-exports on the declaration of exports (form No. HQ/2015/XK in Appendix IV enclosed herewith).
3. Checkpoint of temporary import and checkpoint of re-export
a) Goods temporarily imported for re-export must be temporarily imported and re-exported through the checkpoints and customs clearance posts prescribed in Clause 8 Article 11 of the Government's Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 and instructions of the Ministry of Industry and Trade;
b) If the checkpoint of re-export on the declaration of exports is changed but the transport modal is not changed, the declarant shall send a written request to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered. If approved, the customs official shall change the supervision point on the e-customs system. The Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are stored shall make a transfer note, seal the goods, and send them to the Sub-department of Customs at the checkpoint of export.
If the checkpoint or re-export on the declaration of exports is changed and customs clearance has not been granted yet, the declarant shall make additional declaration as prescribed in Article 20 of this Circular. If the change of the checkpoint of re-export results in the change of the transport modal, the declarant shall change the checkpoint of export and destination on the declaration of exports;
c) If temporary imports are re-exported to a free trade zone, bonded warehouse, or export-processing zone, the checkpoint of export shall be the such free trade zone, bonded warehouse, or export-processing zone.
4. Retention period
a) The period of retention of goods temporarily imported for re-export in Vietnam shall comply with Clause 4 Article 11 of Decree No. 187/2013/ND-CP;
b) The trader that wishes to extend the retention period in Vietnam shall send a written request to the Sub-department of Customs at the checkpoint where procedures for temporary import were followed. The Director of the Sub-department of Customs shall consider signing and sealing the trader's request and return it to the trader for following procedures for re-export of goods; 01 photocopy shall be kept together with the customs dossier. A shipment shall be granted not more than 02 extensions, each of which shall not exceed 30 days;
c) Temporary imports subject to conditions of the Government or goods restricted from import prescribed by the Ministry of Industry and Trade shall only be re-exported through the checkpoint of temporary import within 15 days from the expiration of the retention period (goods must not be re-exported to checkpoints other than the checkpoint of temporary import). Goods that are not re-exported shall be confiscated and handled as prescribed. If goods must be destroyed, the trader shall incur the destruction cost. The Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall take charge and cooperate with the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export in transferring, managing, supervising, and handling goods that are retained in Vietnam after the deadline for retention expires.
5. Retention locations
Goods temporarily imported for re-export (including those that have completed procedures for temporary import or re-export pending export) shall be kept at one of the following location:
a) An area under customs supervision at the checkpoint;
b) An ICD or bonded warehouse at the checkpoint of import or checkpoint of export;
c)104 Warehouse/depot of a trader that has been granted a temporary import number by the Ministry of Industry and Trade;
d)105 Bordering customs clearance posts and export inspection sites.
6. Customs supervision of goods transported from the checkpoint of temporary import to the checkpoint of re-export
When temporary imports are transported from the checkpoint of temporary import to the checkpoint of re-export, the declarant/carrier must declare the transport on the e-customs system in the following cases:
a) Goods are temporarily imported at a checkpoint and re-exported at another;
b) Goods are temporary imported at a checkpoint and transported to a storage location, then re-exported at another checkpoint.
Customs procedures for transporting goods shall comply with regulations on transport of goods under customs supervision in Article 51 of this Circular.
7. Customs procedures for selling goods domestically instead of being re-exported shall comply with Clause 5 Article 21 of this Circular.
Article 83. Management of goods temporarily imported for re-export
1. Management of goods temporarily imported for re-export
a) Container must not be divided throughout the transport of goods from the checkpoint of temporary import to the customs controlled area, the re-export location at the checkpoint, or the customs clearance post.
If the container must be changed or divided, the trader shall submit a written request specifying the reasons, time of beginning and finishing changing or dividing the container for re-export; the Director of supervisory Sub-department of Customs of the storage places shall grant a permission if the following conditions are satisfied:
a.1) Goods are being kept at one of the locations mentioned in Clause 5 Article 82 of this Circular or customs clearance posts; exports gathering and inspection sites at the checkpoint;
a.2) The container or the means of transport is qualified for customs sealing. Otherwise, appropriate customs supervision measures shall be taken by Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export to ensure tightness and conformity with law.
b) Goods being moved to another means of transport or container shall be put under supervision;
c)106 Goods temporarily imported for re-export for which customs procedures have been completed shall be gathered at inspection sites or bonded warehouses at the checkpoint of temporary import or checkpoint of re-export and re-exported through such checkpoint by the deadline. Goods shall be stored at the locations specified in Clause 5 Article 82 of this Circular pending re-export;
d) If the checkpoint of re-export is different from the checkpoint of temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall seal the goods and request the declarant to move them to the checkpoint of re-export.
2. Customs management of temporary imports sent to bonded warehouses and ICDs
a) If procedures for temporary import have been completed and procedures for re-export have not, goods may only be sent to a bonded warehouse or ICD under the management of the Sub-department of Customs at the checkpoint of import. Physical inspection shall be carried out at the bonded warehouse or ICD under the management of the Sub-department of Customs at the checkpoint of import; If procedures for re-export have been completed, goods must be sent to a bonded warehouse or ICD at the checkpoint of export;
b) Customs management of temporary imports sent to bonded warehouses and ICDs.
b.1) Responsibilities of the trader:
b.1.1) After customs procedures for temporary import or re-export have been completed, if the time limit for goods retention in Vietnam has not expired, the trader sends the Sub-department of Customs where temporary import procedures were followed a written request for permission to send goods to a bonded warehouse or ICD pending re-export, specifying the number of the declaration of temporary import or declaration of re-export;
b.1.2) Preserve the status quo of goods while goods are stored at the bonded warehouse or ICD;
b.1.3) Submit 01 photocopy and present the original or the declaration of temporary import or re-export for which customs procedures have been completed to the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse or ICD in case of physical customs declaration;
b.1.4) If goods have been sent to a bonded warehouse or ICD pending re-export, the trader must complete procedures for re-export before goods are moved from the bonded warehouse or ICD to the checkpoint of export.
b.2) The Directors of the Sub-departments of Customs where procedures for temporary import and re-export were followed shall make a certification on the written request and give it to the enterprise for sending goods to the bonded warehouse or ICD. It shall also be photocopied and enclosed with the customs dossier;
b.3) The supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse shall carry customs procedures for goods for which procedures for temporary import have been completed similarly to goods sent to the bonded warehouse from the domestic market as instructed in Article 91 of this Circular;
b.4) Supervision of goods for which procedures for temporary import have been completed that are moved from the checkpoint of import to the bonded warehouse or ICD pending re-export and vice versa is similar to imports under customs supervision prescribed in this Circular;
b.5)107 (annulled)
Article 84. Management, monitoring of declarations of temporary imports and temporary exports
1. Temporary imports
a) The Sub-department of Customs where procedures for temporary import are followed shall monitor the quantity of temporary imports on the e-customs system.
In case of physical customs declaration, the quantity of temporary imports shall be monitored on the paper declaration.
b) After re-export, the trader shall follow procedures for refund or cancellation of import duty on the declaration of temporary import as prescribed in section 4 Chapter VII of this Circular at the Sub-department of Customs where procedures for temporary import are followed.
2. Temporary imports, temporary exports mentioned in Article 49, Article 50, Article 51, Article 52, Article 53, Article 54, Article 55 of Decree No. 08/2015/ND-CP:
a) The Sub-department of Customs where procedures for temporary import or temporary export are followed shall monitor the quantity of temporary imports and temporary exports on the e-customs system. If procedures for re-export or re-import are not followed by expiration of the period of temporary import or temporary export that was registered with the customs authority, or such period is not extended, the customs authority shall take appropriate actions as prescribed by law and impose tax (if any).
In case of physical customs declaration (including declaration on the Statement of temporarily imported or temporarily exported empty containers/flex tanks of the circulating vehicles mentioned in Point a and Point b Clause 1 Article 49 of Decree No. 08/2015/ND-CP) the procedures for re-export, re-import and monitoring of quantity of temporary imports/exports shall be carried out using the physical customs declaration;
b) With regard to temporary imports, temporary exports subject to import duty, export duty, the declarant shall follow procedures for tax refund or tax cancellation as prescribed in section 4 Chapter VII of this Circular after goods are re-exported or re-imported;
c) If temporary imports, temporary exports are repurposed or sold domestically instead of being re-exported, the procedures prescribed in Article 21 of this Circular shall be followed.
3. In case of physical customs declaration, after goods are re-exported or re-imported:
a) If goods are eligible for tax exemption or not subject to import duty, export duty, or subject to 0% import duty, export duty:
a.1) The declarant shall submit a set of documents to the Sub-department of Customs where procedures for temporary imports/exports were followed, which consists of:
a.1.1) A written request for finalization of the declaration of temporary import/export, in which the number of the declaration of temporary import/export and the declaration of re-import/re-export must be specified: 01 original copy;
a.1.2) The declaration of re-export/re-import: 01 photocopy;
a.1.3) Payment documents for goods temporarily imported for re-export: 01 photocopy.
a.2) Responsibilities of the customs authority:
Within 02 working days from the receipt of sufficient documents, the customs official shall examine and compare the documents submitted by the declarant and the documents at the customs authority in order to finalize and make certification on the declaration of temporary imports/exports at the customs authority.
b) With regard to temporary imports, temporary exports subject to import duty, export duty, the declarant shall follow procedures for tax refund or tax cancellation as prescribed in section 4 Chapter VII of this Circular at the Sub-department of Customs where procedures for temporary import/export were followed after goods are re-exported or re-imported.
Section 2. Customs procedures, customs supervision and inspection of goods exported, imported for other purposes
Article 85. Customs procedures for import of duty-free goods serving execution of investment project
1. Imported duty-free goods serving project execution include goods imported as fixed assets; raw materials/supplies, components, semi-finished products serving manufacturing of the preferential projects.
2. Customs procedures
a) Customs places:
Customs procedures for import shall be carried out at the most convenient Sub-department of Customs affiliated to the Customs Departments where the list of duty-free goods or supervisory Sub-department of Customs of the checkpoint where goods are stored, the port of destination written on the bill of lading, transport contract, or the Sub-department of Customs in charge of project goods affiliated to the Customs Department where goods are imported.
With regard to imports serving petroleum activities that are eligible for tax exemption as prescribed in Clause 11 Article 103 of this Circular, the declarant shall select the most convenient Sub-department of Customs to follow customs procedures;
b) Customs procedures for import of duty-free goods serving project execution are similar to those applied to imports. Besides, the declarant must provide information about the List of duty-free goods on the on the declaration of imports.
The e-customs system will automatically deduct the quantity of imports corresponding to the quantity of goods on the List of duty-free goods. In case of paper list of duty-free goods, the customs authority shall make a monitoring sheet and deduct goods quantity as prescribed in Clause 4 Article 104 of this Circular.
3. Liquidation, repurposing of duty-free imports
a) The methods of liquidating, purposing goods, conditions, documents for liquidating duty-free imports of foreign-invested projects shall comply with instructions in Circular No. 04/2007/TT-BTM dated April 04, 2007 of the Ministry of Commerce (now the Ministry of Industry and Trade) on export, import, processing, liquidation of imports, and sale of goods of foreign-invested companies.
If duty-free goods are imported to serve execution of a domestic project, a new declaration shall be used for declaring tax as prescribed in Article 21 of this Circular when goods are repurposed;
b) Procedures for liquidating, repurposing goods shall be followed at the customs authority where the list of duty-free imports or the declaration of imports is registered (if registration of the list of duty-free imports is not required);
c) Procedures for liquidation and repurposing:
c.1) The enterprise or Liquidation Board shall send the customs authority where the declaration of duty-free imports was registered the reasons for liquidation or repurposing, names, codes, symbols, quantity, and exempt tax of goods, the number and date of the corresponding declaration;
c.2) In case of export, the enterprise shall open a declaration of exports that suits the purpose;
c.3) If goods sold in Vietnam, given, donated, or destructed, tax shall be calculated on a new customs declaration as prescribed in Article 21 of this Circular. The enterprise shall follow import procedures according to the import purpose, tax policies, policies on management of imports applicable at the time of registration of the import declaration, unless all import management policies were fulfilled while following import procedures.
If goods are sold to an enterprise eligible for exemption of import duty, the quantity of duty-free goods must be deducted from the monitoring sheet of duty-free goods issued to the transferred enterprise;
c.4) In case of destruction, the enterprise shall take responsibility as prescribed by the environment authority.
Article 86. Customs procedures applied to indirect export
1. Indirect exports include:
a) Processed products: hired/borrowed machinery and equipment; excess materials; waste, rejects under processing contracts prescribed in Clause 3 Article 32 of Decree No. 187/2013/ND-CP;
b) Goods traded between an inland enterprise and an EPE or an enterprise in a free trade zone;
c) Goods traded between a Vietnamese company and a foreign entity without presence in Vietnam and requested to be delivered to another enterprise in Vietnam by the foreign entity.
2. Customs procedures for indirect export shall be followed at the most convenient Sub-department of Customs selected by the declarant that suit the purpose.
3.108 Customs dossier
The customs dossiers on indirect exports and imports shall comply with Article 16 of this Circular.
If goods are traded between an inland enterprise and an EPE or an enterprise in a free trade zone, the declarant may use VAT invoices or sale invoices as prescribed by the Ministry of Finance instead of commercial invoices. In case of finance lease by an EPE or an enterprise in a free trade zone, the declarant is not required to submit the commercial invoice, VAT invoice or sale invoice.
4.109 Within 15 working days from the day on which the exports are granted customs clearance, the local importer shall complete customs procedures.
5.110 Customs procedures:
a) The local exporter shall:
a.1) Complete the declaration of exports and combined transport, specifying the destination code of the Sub-department of Customs where import procedures are followed and the enterprise identification number (write “#&XKTC” in “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” or “Ghi chép khác” on the physical declaration);
a.2) Follow procedures for exporting goods as prescribed;
a.3) Inform the local importer of the completion of export procedures and deliver the goods to the importer after the importer completes import procedures;
a.4) Receive information about the indirect import declaration for which customs procedures have been completed by the local importer for further processing.
b) The importer shall:
b.1) Complete the import customs declaration by the prescribed deadline, specifying the corresponding number of the declaration of indirect export in “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” (write “#&NKTC#&” in “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” or “Ghi chép khác” on the physical customs declaration);b.2) Follow procedures for importing goods as prescribed;
b.3) After indirect import procedures are completed, request the local exporter to carry on the procedures;
b.4) Only sell or use imports for manufacturing after they are granted customs clearance.
c) The customs authority where import procedures are followed shall:
c.1) Complete the export procedures prescribed in Chapter II of this Circular;
c.2) Monitor customs declarations of indirect exports that have undergone customs procedures but have not undergone indirect import procedures and inform the Sub-department of Customs where import procedures will be carried out, which will supervise the local importer following the procedures) The customs authority where import procedures are followed shall:
d.1) Carry out inspection according to the classification result given by the e-customs system. If physical inspection of goods is required and goods have undergone physical inspection at the Sub-department of Customs of export, the Sub-department of Customs where import procedures were followed shall not conduct physical inspection;
d.2) Compile monthly lists of declarations of indirect imports that have been granted customs clearance (form No. 01/TB-XNKTC/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and send them to the supervisory tax authority of the local importer in case of goods imported or exported as designated by foreign traders;
d.3) Cooperate with the Sub-department of Customs where export procedures are carried out to urge the local importer to complete customs procedures.
6. In case the declarant is a prioritized enterprise and its partners, or a conformable enterprise and its partners that are also conformable enterprises that have indirect imports/exports that are delivered many times over a certain period of time under a contract/order with the same buyer or seller, goods may be delivered before customs declaration. Customs declaration shall be made within 30 days from the delivery date. The declarant may register the declaration of indirect exports/imports at the most convenient Sub-department of Customs; tax policies and policies on management of exports or imports shall be implemented when the customs declaration is registered. The customs authority only examines documents related to the delivery of goods instead of carrying out a physical inspection. The exporter and the importer must keep documents proving each delivery (such as commercial invoice, VAT invoice, sale invoice, goods dispatch invoice, etc.) and present them to the customs authority on request.
Article 87. Customs procedures applied to exports or imports of foreign traders who exercise the right to export or import, foreign-invested companies (except for EPEs exercising the right to export or import prescribed in Article 77 of this Circular)
1. Customs dossier:
In addition to the documents mentioned in Article 16 of this Circular, the declarant must submit the following documents:
a) With regard to exports or imports of a foreign trader who exercises the right to export or import without presence in Vietnam:
a.1) Certificate or registration or right to export or import issued to the foreign trader by the Ministry of Industry and Trade: 01 photocopy;
a.2) A contract with a customs brokerage agent: 01 photocopy.
b) The Certificate of investment in goods trading and relevant activities of the foreign-invested trader who registered the right to export or import goods of a foreign-invested company: 01 photocopy;
c) If customs procedures are followed at the same Sub-department of Customs, the declarant shall only submit the documents mentioned in Point a and Point b of this clause when following customs procedures for the first time.
2. Customs procedures:
Customs procedures for exports or imports of a foreign trader who exercises the right to export or import or a foreign-invested companies without presence in Vietnam shall comply with Chapter II of this Circular; the declarant shall specify the documents mentioned in Point a.1 and Point b Clause 1 of this Article on the electronic customs declaration (box “License number”).
Article 89. Customs procedures applied to goods under merchanting trade
1. Goods under merchanting trade that are transported directly from the exporting country to the importing country without passing through any Vietnam’s checkpoint are exempt from customs procedures.
2. Customs procedures applied to goods under merchanting trade that are taken to a depot of a Vietnam's seaport (not bonded warehouse or transhipment area) while being transported from the exporting country to the importing country:
a) The trader shall:
Submit a set of documents to the Sub-department of Customs of the area where imports under merchanting trade exist which consists of:
a.1) A written request for merchanting trade of goods (form No. 22/CKHH/GSQL in Appendix V enclosed herewith);
a.2) A bill of lading of the imports: 01 photocopy.
b) The Sub-department of Customs at the checkpoint shall:
b.1) Receive and examine the set of documents on the shipment of imports under merchanting trade;
b.2) Certify the import, append the official’s seal and signature on the enterprise’s request;
b.3) Monitor the shipment under merchanting trade until it is exported from Vietnam;
b.4) Certify that goods have passed through the CCA on the written request for merchanting trade of goods after goods are loaded onto the means of transport;
b.5) In case transited goods are exported through a checkpoint other than the checkpoint of import but still in the same seaport system under the supervision of Customs Department, the customs official shall certify that goods have passed through the CCA on the request after goods are taken to the CCA at the checkpoint of export; Goods received and dispatched from the CCA at the checkpoint shall be supervised in accordance with Article 52 of this Circular;
b.6) If the shipment under merchanting trade is suspected of violations, the Director of the Sub-department of Customs at the checkpoint shall decide a physical inspection and take appropriate actions as prescribed.
c) Goods under merchanting trade must be exported from Vietnam within 30 days from the day on which the Sub-department of Customs at the checkpoint completes the receipt, inspection of the customs dossier or physical inspection of goods.
3. Goods that pass through a Vietnam’s checkpoint and taken to a bonded warehouse or transhipment area at a Vietnam’s port while being transported from the exporting country to the importing country shall undergo customs procedures applied to goods received and dispatched from bonded warehouses and transhipment areas of Vietnam’s ports.
4. Goods under merchanting trade shall be removed from Vietnam through the checkpoint of import.
5. Goods under merchanting trade are exempt from inspection. Physical inspection shall be carried out as prescribed in Article 29 of this Circular if violations of law are suspected.
Article 90. Customs procedures for goods received and dispatched from free trade zones within border economic zones
1. Principles:
Goods received and dispatched from free trade zones within border economic zones must undergo customs procedures, except for the following cases:
a) Cases in which customs procedures are exempt:
a.1) Goods on the list of goods exempt from customs procedures are exported from other sectors of a border economic zone or from inland to a free trade zone which is not separated from the outside by hard fences as prescribed in Section I of Appendix I of Circular No. 109/2014/TT-BTC dated August 15, 2014 of the Ministry of Finance;
a.2) Goods that were previously imported on the List of goods subject to tax according to section II of Appendix II enclosed with Circular No. 109/2014/TT-BTC of the Ministry of Finance are taken from a free trade zone within a border economic zone to inland;
a.3) Goods derived from inland products prescribed in Point a.1 of this Clause are taken from a free trade zone within a border economic zone to inland.
b) Cases in which customs procedures are optional:
Goods are stationery, food, consumables used by bought by enterprises in a free trade zone from inland to serve their operation and life of their employees, except for the case mentioned in Point a.1 of this Clause.
2. Customs places
a) The entities in the free trade zone within a border economic zone must follow customs procedures at the supervisory Sub-department of Customs of the free trade zone when exporting and importing goods;
b) Inland entities that enter into export, import contracts with entities in the free trade zone within a border economic zone may follow customs procedures at the most convenient Sub-department of Customs.
3. Goods taken to a free trade zone within a border economic zone from abroad must undergo customs procedures and apply tax and finance polices that are applied to such border economic zone.
Where an entity imports goods as fixed assets of a project of investment in a free trade zone within a border economic zone, such goods must be suitable for the field of investment, scale, and purposes of the project, and must be used for such purposes only.
In case an entity imports raw materials/supplies to serve manufacturing, processing, recycling, assembly in a free trade zone within a border economic zone, the raw materials/supplies shall be managed and accounted for in accordance with regulations applied to EPEs prescribed in Article 60 of this Circular.
4. When taking goods mentioned in Clause 1 of this Article to a free trade zone within a border economic zone from other sectors or from in land and goods traded among free trade zones, customs procedures are similar to indirect exports prescribed in Article 86 of this Circular.
5. Goods exported to abroad from a free trade zone
a) Goods exported from a free trade zone to abroad shall follow corresponding customs procedures that suit the export purpose;
b) Where goods are imported from abroad or inland and then exported at is to abroad, the number and date of the declaration of imports or VAT invoice or sale invoice must be written on the declaration of exports.
6. Goods exported to inland from a free trade zone within a border economic zone:
a) Goods exported to inland from a free trade zone must follow customs procedures, except for goods on the list of goods subject to tax upon import from abroad to free trade zones within border economic zones as prescribed by the Ministry of Finance;
b) Customs procedures shall comply with Chapter II this Circular. In order for the inland entity to calculate tax payable when following import procedure, the entity in the free trade zone shall follow the instructions below:
b.1) In case of goods manufactured, processed, recycled, or assembled in a free trade zone without using raw materials/supplies imported from abroad, the declaration of exports must specify that goods are manufactured from domestic raw materials/supplies;
b.2) In case of goods manufactured, processed, recycled, or assembled in a free trade zone using raw materials/supplies imported from abroad, the entity in the free trade zone must calculate and amount of imported materials that are converted into the products being exported to inland (form 23/NLNK-PTQ/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and specify that goods are made of imported raw materials/supplies on the declaration of exports;
b.3) If customs procedures for taking goods to the free trade zone have been completed and then goods are exported at ease to inland, customs procedures are similar to those for indirect exports prescribed in Article 86 of this Circular. The declaration of exports must specify that goods are exported at is, the number and date of the corresponding customs declaration;
b.4) The entity in the free trade zone must provide the inland enterprise with sufficient documents and data for the inland enterprise to calculate tax payable.
7. Goods processing between entities in free trade zones and inland entities
Customs procedures are similar to those applied to goods processing between EPEs and inland entities prescribed in Article 76 of this Circular. The inland entities shall follow customs procedures at the supervisory Sub-department of Customs of free trade zones.
8. Customs supervision of goods received and dispatched from free trade zones
a) The free trade zone must be separated from the outside (except for Lao Bao Special Economic Zone in Quang Tri province and Cau Treo Border Economic Zone in Ha Tinh province to which regulations of the Prime Minister apply) and have customs control gates in order to monitor goods received and dispatched from free trade zones;
b) Goods received and dispatched from free trade zones, goods transported imported to inland or exported to abroad through free trade zones must go through customs control gates and supervised by the customs;
c) When going through a free trade zone, goods imported from abroad to inland or goods exported from inland to abroad must stick to the route provided by the supervisory customs authority and management board of the free trade zone when passing.
9. Separate instructions of the Ministry of Finance shall apply to the sale of duty-free goods to tourists that visit free trade zones within border economic zones.
Article 91. Customs management of goods entering and dispatched from bonded warehouses
1. Customs procedures for sending goods to a bonded warehouse from abroad
a) The declarant shall:
a.1) Complete the import declaration according to Appendix II and Clause 1 Article 51c of this Circular.
If a physical customs declaration is made according to Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP, which is amended by Clause 12 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, the declarant shall complete and submit 02 original copies of form No. HQ/2015/NK in Appendix IV hereof;
a.2) Submit 01 photocopy of the bill of lading or an equivalent transport document as prescribed by law (except for goods imported through a land checkpoint);
a.3) Submit 01 photocopy of the certificate of temporary import number issued by the Ministry of Industry and Trade for goods temporarily imported for re-export subject to conditions prescribed by the Ministry of Industry and Trade;
a.4) Submit 01 copy of the inspection certificate.
(not required if an electronic inspection certificate is issued through National Single-window Information Portal);
b) The supervisory Sub-department of Customs shall:
Complete the customs procedures specified in Section 3 Chapter II of this Circular and the tasks specified in Point a.1 Clause 4 Article 51c of this Circular;
c) The day on which goods enter the bonded warehouse is the day on which the information about arrival of imports is updated by the customs authority on the e-customs system;
d) Goods that are sent to the bonded warehouse before being exported to another country where the certificate of temporary import number issued by the Ministry of Industry and Trade is required may only be sent to the bonded warehouse in the province where the checkpoint of import or checkpoint of export is located;
dd) Goods sent to the bonded warehouse from abroad may only be imported through the checkpoints prescribed by the Prime Minister and the Ministry of Industry and Trade.
2. Customs procedures for sending goods to a bonded warehouse from a free trade zone or inland
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) Follow customs procedures applied to goods entering the bonded warehouse from a free trade zone specified in Clause 1 Article 51c of this Circular or corresponding export procedures for delivering goods from inland to the bonded warehouse specified in Chapter II of this Circular;
a.2) Perform the tasks prescribed in Clause 2 Article 52s of this Circular when moving goods into the bonded warehouse.
b) The supervisory Sub-department of customs of the bonded warehouse shall:
b.1) Inspect and monitor movement of goods in the bonded warehouse in accordance with Article 52a of this Circular;
b.2) Perform the tasks prescribed in Point a.2 Clause 3 Article 51c of this Circular.
c) The day on which goods are sent to the bonded warehouse is the day on which the customs authority confirms on the e-customs system that goods been released from the CCA.
3. Customs procedures for sending goods to a bonded warehouse before export:
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) Make a declaration of independent transport of goods under customs supervision as prescribed in Clause 2 Article 51b of this Circular;
a.2) Submit 01 photocopy of the goods dispatch note as prescribed by regulations of law on accounting specifying the numbers of corresponding declarations of received goods;
a.3) Perform the tasks prescribed in Clause 2 Article 52a of this Circular when dispatching goods from the bonded warehouse.
b) The supervisory Sub-department of customs of the bonded warehouse shall:
b.1) Perform the tasks prescribed in Clause 3 Article 51b of this Circular and receive feedbacks from the Sub-department of Customs at the checkpoint of export;
b.2) Inspect and monitor movement of goods in the bonded warehouse in accordance with Article 52a of this Circular.
c) Goods exported from a bonded warehouse (including goods sent by post or express mail) may only be exported through the checkpoints prescribed by the Prime Minister and the Ministry of Industry and Trade;
d) After goods enter the CCA at the checkpoint of export from a bonded warehouse, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall monitor goods until they are actually exported from Vietnam’s territory. If goods are not exported by 15 days from the day on which goods arrive at the checkpoint of export or the checkpoint of export is changed, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export must notify the supervisory Sub-department of Customs for monitoring in cooperation. Regarding goods exported from a bonded warehouse through a checkpoint by road or by river, their release from the CCA shall be updated on the e-customs system after they have entered the importing countries through the checkpoint of export.
4. Customs procedures for import of goods from a bonded warehouse to inland or a free trade zone; customs procedures for temporary import of goods for sale at duty-free shops
a) Responsibilities of the declarant:
a.1) Complete the import declaration form No. 1 in Appendix II hereof;
a.2) Complete corresponding import procedures specified in Chapter II of this Circular.
If the declarant is also the owner of the goods stored in the bonded warehouse, the documents that are prepared or issued when the goods are imported shall be enclosed with the customs dossier for submission or presentation;
a.3) Perform the supervision task prescribed Clause 4 Article 52 of this Circular.
b) The supervisory Sub-department of customs shall:
b.1) Complete the import procedures prescribed in Chapter II of this Circular.
b.2) Perform the tasks prescribed in Point d.1 Clause 4 Article 52 of this Circular;
b.3) Inspect and monitor movement of goods in the bonded warehouse in accordance with Clause 4 Article 52 of this Circular;
b.4) Perform the tasks prescribed in Point a.2 Clause 4 Article 51c of this Circular.
c) The following goods must not be imported to inland from a bonded warehouse:
Goods on the list of imports for which import procedures must be carried out at the checkpoint of import according to the Prime Minister’s Decision No. 15/2017/QD-TTg (except for bonded warehouses located within a seaport, land checkpoint or airport).
Customs procedures for import of the goods mentioned in Article 2 of Decision No. 15/2017/QD-TTg shall be carried out at the supervisory Sub-department of customs of the bonded warehouse or an appropriate Sub-department of Customs specified in Article 2 of Decision 15/2017/QD-TTg.
5. Customs procedures for sending goods from a bonded warehouse to another
a) Goods that are removed from the old bonded warehouse shall follow customs procedures prescribed in Clause 4 of this Article;
b) Goods that are delivered to the new bonded warehouse shall follow customs procedures prescribed in Clause 1 of this Article;
c) The period of goods retention in the bonded warehouse begins from the day on which goods enter the old bonded warehouse.
6. With regard to goods transported to a bonded warehouse from a checkpoint, another bonded warehouse or another location and vice versa that are under the management of the same Sub-department of Customs, the monitoring of goods being delivered between such locations shall be decided by Customs Department of the province.
7. If violations of law are suspected, the Director of the supervisory Sub-department of customs of the bonded warehouse shall decide whether to carry out a physical inspection before goods are delivered to or dispatched from the bonded warehouse. The result of physical inspection shall be written on form No. 06/PGKQKT/GSQL in Appendix V hereof.
8. The transfer of ownership of goods in bonded warehouses shall be carried out by goods owner upon sale of goods in accordance with Clause 8 Article 3 of the Law on Commerce. The owner of the bonded warehouse shall send the supervisory Sub-department of customs of the bonded warehouse a notification of the transfer of ownership of goods in the bonded warehouse. Procedures for delivering and dispatching goods are exempted. The period of goods retention in the bonded warehouse begins from the day on which goods are delivered to the bonded warehouse according to the bonded warehouse lease contract between the owner of the bonded warehouse and the former goods owner.
9. Reporting movement of goods in bonded warehouses in case movement of goods in bonded warehouse are not monitored according to Clause 4 Article 52 or Clause 2 Article 52a of this Circular.
a) The bonded warehouse owner shall monitor and finalize bonded warehouse lease contracts with goods owners. On every 15th of the first month of the next quarter, the bonded warehouse owner shall send the supervisory Sub-department of customs a written notification of goods condition and operation of the bonded warehouse (form No. 24/BC-KNQ/GSQL in Appendix V hereof); the supervisory Sub-department of customs shall send the report to the Customs Department, which will submit a consolidated report to the General Department of Customs on the 25th of the first month of the quarter;
b) The supervisory Sub-department of customs is responsible for monitoring the warehouse inventory on the basis of customs declarations of goods sent to the bonded warehouse and the inventory software of the bonded warehouse owner; time limit for retention of goods in the bonded warehouse, compare with the notification of goods condition and operation of the bonded warehouse. If the quantity of goods in inventory is suspected, the Director of the supervisory Sub-department of Customs shall decide a site inspection, compare with information on the inventory software of the bonded warehouse owner.
10. Every year, the Customs Department shall inspect the operation of the bonded warehouse and the adherence to law of the bonded warehouse owner, then submit the inspection results to the General Department of Customs. Customs Departments shall carry out surprise inspections if violations of law are suspected.
11. Procedures for change of the checkpoint of export or return of goods that have been delivered to the checkpoint of export back to the bonded warehouse:
a) Customs dossier:
a.1) Independent transport declaration:
a.2) A declarant’s request for permission to take the goods back to the bonded warehouse for storage pending export. The request shall specify the name and address of the bonded warehouse, estimated storage period, which must not exceed the time limit specified in Clause 1 Article 61 of the Law on Customs): 01 original copy;
a.3) A notification of approval for the transport declaration (when goods are transported to the checkpoint of export from the bonded warehouse).
b) Customs procedures are the same as those specified in Article 51b of this Circular:
The customs official at the checkpoint of export and the supervisory Sub-department of customs of the bonded warehouse shall perform the following additional tasks:
b.1) If the shipment has not entered the CCA at the checkpoint of export: on the basis of the declarant’s request for permission to transport the goods back to the bonded warehouse, the supervisory Sub-department of Customs of the bonded warehouse shall inspect the seal and documents before initiating procedures for transporting goods to the bonded warehouse, send the Sub-department of Customs at the checkpoint of export a notification, which is the basis for finalizing the independent transport declaration by updating information about arrival of goods;
b.2) If the shipment has entered the CCA and the declarant wishes to transport it back to the initial bonded warehouse or the bonded warehouse at the checkpoint of export: the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall inspect the quantity of goods that arrive at the checkpoint of export and request the declarant to open a new independent transport declaration before transporting the goods to the bonded warehouse. If goods are stored in a bonded warehouse at the checkpoint of export, the Sub-department of Customs at checkpoint of export shall send a notification to the supervisory Sub-department of customs of the initial bonded warehouse;
b.3) If the shipment has entered the CCA and the declarant wishes to export part of the shipment and transport the rest to the initial bonded warehouse or the bonded warehouse at the checkpoint of export: the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall inspect the quantity of exports and request the declarant to open a new independent transport declaration before transporting the goods to the bonded warehouse. If the goods are stored in a bonded warehouse at the checkpoint of export, the Sub-department of Customs at checkpoint of export shall send a notification to the supervisory Sub-department of customs of the initial bonded warehouse.
Article 93. Customs procedures applied to exports/imports on an all-inclusive declaration
1. Customs procedures for exports/imports that are delivered before the customs declaration is registered:
a) Cases of application:
a.1) Exported, imported electricity;
a.2) Goods sold in international area at international airports (except duty-free goods);
a.3) Goods provided for passengers on international flights;
a.4) Aviation fuel for outbound aircraft;
a.5) Indirect exports that are delivered many times in a day or a month as prescribed in Clause 6 Article 86 of this Circular.
b)114 Responsibilities of customs declarant:
b.1) Complete the customs declaration according to Appendix II enclosed herewith;
b.2) Submit a customs dossier as prescribed in Article 16 of this Circular which contains documents certifying every delivery of goods (sale invoice, commercial invoice, goods dispatch invoice, etc.); compile a list of documents certifying deliveries of goods (form No. 27/THCT-KML/GSQL in Appendix V enclosed herewith) and submit them to the customs authority while following customs procedures.
Regarding certain special goods:
b.2.1) Regarding electricity exports and imports, the declarant shall cooperate with the customs authority and relevant units in declaring the monthly consumption on the first day of the succeeding month, And issue a record confirmed by the parties. Within 30 days from the confirmation date, the declarant shall make the customs declaration and enclose the record with the customs dossier mentioned in Article 16 of this Circular;
b.2.2) Procedures for oil and gas supplied for outbound aircrafts shall be completed within 30 days.
c) Responsibilities of the customs authority:
After the declarant submits the customs dossier by the deadline advertisement prescribed in Point b of this Clause, the customs authority shall carry out customs procedures according to section 3 Chapter II of this Circular and shall not carry out physical inspection of goods.
2. Customs procedures for exports/imports that are delivered after the customs declaration is registered:
a) Goods that are delivered after the customs declaration is registered must satisfy the conditions in Clause 8 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP.
b) The declarant shall:
b.1) Make the customs declaration and submit the customs dossier prescribed in Article 16 of this Circular; submit 01 photocopy of the contract, export/import license issued by a competent authority (if such licensed is required by law) and present the original for comparison and issuance of the monitoring sheet;
b.2) The previous customs declaration that was grated customs clearance may be used to obtain customs clearance for each shipment;
b.3) Make additional declaration if accurate information about the shipment is received after the shipment is completely delivered.
c) The customs authority shall:
c.1) Receive, register the customs dossier;
c.2) Make a logbook of imports or exports (form No. 28/STD/GSQL in Appendix V enclosed herewith);
c.3) Carry out customs procedures for each shipment of exports/imports and write the quantity of each shipment in the logbook;
c.4) Compare the logbook with additional declaration after the shipment is completely exported/imported in order to confirm the total quantity of exports/imports.
3. Customs procedures for imports or exports on an all-inclusive declaration shall be followed at one Sub-department of Customs.
Article 94. Procedures for import of finance lease assets
1. Imports for the entities eligible for exemption of import duty on finance lease assets prescribed in Articles 14, 16, 17 and 19 of No. 134/2016/ND-CP
a) The finance lease enterprise that imports goods into Vietnam shall follow import procedures as follows:
a.1) Prepare the customs dossier in accordance with Clause 4 Article 16 of this Circular;
a.2) Follow customs procedures at the locations specified in Point a Clause 2 Article 85 of this Circular;
a.3) Follow the customs procedures specified in Chapter II of this Circular; specify the number, date of effective and date of expiration of the finance lease contract and the name of the finance lease enterprise.
The imported finance lease assets shall be given to the lessee as soon as they are granted customs clearance.
b) The Sub-department of Customs where the declaration is registered shall complete import procedures in accordance with Chapter II of this Circular;
c) If the finance lease assets on which import duty is exempt are not used for intended purposed after the finance lease contract is terminated or completed, the finance lease enterprise shall declare and pay the duty in accordance with Article 21 of this Circular.
2. Imports leased out to EPEs and enterprises in free trade zones
a) Procedures for import of finance lease assets:
The finance lease enterprise shall complete procedures for import of goods to be leased by the EPE or the enterprise in the free trade zone (the lessee) and used only in the free trade zone. To be specific:
a.1) Customs dossier: comply with Clause 3 Article 16 of this Circular;
a.2) Customs place: Complete customs procedures at the supervisory Sub-department of Customs of the lessee:
a.2.1) For EPEs: follow instructions in Point b.1 Clause 1 Article 58 of this Circular;
a.2.2) For enterprises in free trade zones: follow instructions in Point a Clause 2 Article 90 of this Circular.
a.3) Customs procedures: Follow the customs procedures specified in Chapter II of this Circular; specify the number, date of effective and date of expiration of the finance lease contract and the name of the finance lease enterprise; the declared value shall comply with Appendix II of Circular No. 39/2015/TT-BTC, the dutiable value, time and method for duty calculation shall comply with Article 4 and Article 5 of Circular No. 39/2015/TT-BTC.
The imports shall be given to the lessee as soon as they are granted customs clearance and their status quo must be maintained until the lessee completes the customs procedures specified in Point b of this Clause.
b) Procedures for delivery of goods between the finance lease enterprise and the lessee:
b.1) Customs dossier: Prepare the customs dossier in accordance with Article 16 of this Circular, enclose 01 copy of the finance lease contract with the customs dossier. Commercial invoices and VAT invoices are not required. If indirect export of the goods is subject to licensing, the license is not required in the customs dossier;
b.2) Customs place: Complete customs procedures at the supervisory Sub-department of Customs of the lessee;
b.3) Follow the customs procedures specified in Article 86 of this Circular; declare the customs value according to the prices written on the sale contract between the finance lease enterprise, the lessee and the foreign supplier; the type of invoice is “B”; do not write the invoice date and number; write the following in “Phần ghi chú” (“Notes”):
On the indirect export declaration: “hàng hóa cho (tên khách hàng thuê) thuê tài chính theo hợp đồng thuê tài chính số...” (“these goods are leased out to [name of the lessee] under the finance lease contract No. …”).
On the indirect import declaration: “hàng hóa thuê tài chính của (tên công ty cho thuê tài chính) theo hợp đồng thuê tài chính số...” (“these goods are leased out by [name of the lessor] under finance lease contract No. …”).
c) If the finance lease enterprise has imported the goods to inland before they are leased out to the lessee, the finance lease enterprise shall complete import procedures, declare and pay import duty as prescribed.
After the goods are received by the lessee, the finance lease enterprise will have the import duty refunded. If the goods are imported back to inland, the finance lease enterprise shall declare and pay import duty.
3. Imports leased out to other partners
In the cases where a finance lease enterprise imports goods and leases them out to a partner other than those mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the finance lease enterprise shall declare and pay import duty thereon while following import procedures.
4. Goods directly imported from overseas finance lease enterprises
Customs procedures shall comply with Chapter II this Circular. Declared values shall comply with Appendix II of Circular No. 39/2015/TT-BTC, dutiable value, time and method for duty calculation shall comply with Article 4 and Article 5 of Circular No. 39/2015/TT-BTC.
1. The consignee written on the bill of lading may refuse to receive goods in the following cases:
a) Goods are not conformable with the sale contract as prescribed in Article 39 of the Law on Commerce;
b) Goods are not conformable with the bonded warehouse lease contract or the consignor does not adhere to the terms of the bonded warehouse lease contract.
2. The customs authority shall not impose penalties if the consignee refuses to receive goods before the customs declaration classification result is given. The consignee that refuses to receive goods after the result is given shall incur penalties as prescribed by law.
Article 96. Handling refused goods
1. If the consignee refuses to receive goods because the consignor fails to adhere to the sale contract or bonded warehouse lease contract, the consignee shall submit a set of documents to customs authority which consists of:
a) A written notification of refusal of goods, specifying the reasons and solutions (reexport, destruction, confiscation, or selling at auction);
b) Documents proving that the consignor fails to adhere to the sale contract or bonded warehouse lease contract;
c) The notification and request for settlement of the consignor (if any).
If goods are sent to a wrong address, the consignee shall send the customs authority a written notification of refusal of goods.
2. Places for notifying refusal of goods:
a) If goods are under customs supervision at a checkpoint, the consignee shall notify the Sub-department of Customs at the checkpoint;
b) If goods are already transported to a bonded warehouse, CFS, or a customs place outside the checkpoint area, the consignee shall notify the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered.
3. Based on documents the submitted by the consignee, the Sub-department of Customs where goods are supervised shall cooperate with the customs control team in carrying out a physical inspection of the entire shipment in order to classify and handle it as prescribed in Clause 4 of this Article.
4. Classification and handling
Goods refused by the consignee written on the bill of lading shall be classified and handled in accordance with the Circular of the Minister of Finance on handling of unclaimed goods in customs controlled areas. Additional instructions:
a) In case refused goods are re-exported: Based on the documents submitted by the consignee, the Sub-department of Customs where goods are supervised shall supervise re-export of goods from Vietnam’s territory right at the checkpoint of import;
b) In case refused goods are destroyed: The destruction shall be carried out by the Customs Department of the province. The destruction cost shall be deducted from deposit paid by the consignee’s or the incurred by the bonded warehouse owner;
c) If refused goods are confiscated and liquidated: The Customs Department of the province shall issue the decision on confiscation and liquidation. The revenues for liquidation after deducting costs shall be paid to state budget.
PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, RELOCATION, EXPANSION, CONTRACTION, SHUTDOWN OF CUSTOMS PLACES, INLAND GOODS INSPECTION PLACES; OFF-AIRPORT CARGO TERMINAL
Article 102. On-site goods inspection area
1. The on-site inspection shall be carried out where machinery, equipment, materials, components, supplies imported for construction of the factory, building, for execution of a project, serving manufacturing of goods or exports are gathered.
2. Establishment procedures:
a) The enterprise shall send the Customs Department of the province in which the construction or factory is located an application for recognition of an on-site inspection area which is enclosed with the diagram of area;
b) Within 05 working days from the day on which sufficient documents are received, the Customs Department shall examine the documents, carry out a site inspection, and issue a decision on recognition which is effective for 02 years from its issuance date. If the enterprise wishes to extend this period upon expiration, Customs Department shall consider extending it for not more than 02 years.
If the proposed location does not satisfy customs inspection requirements, the enterprise must be notified in writing.
3. The enterprise shall prepare the site and inspection equipment at the construction site/factory, and only use goods for manufacturing or construction after they are granted customs clearance by the customs.
4. After the construction, installation is completed or the factory no longer needs the customs authority to carry out physical inspection of goods at such area, the enterprise must send the Customs Department of the province a written request for shutdown of the inspection area.
TAX EXEMPTION, TAX REDUCTION, TAX REFUND AND TAX ADMINISTRATION OF EXPORTS AND IMPORTS
Section 1. Cases of tax exemption, procedures for tax exemption
Article 103. Cases of tax exemption
1. Goods temporarily imported or temporarily exported to participate in fairs, exhibitions, product introduction; machinery, equipment, professional instruments temporarily imported or temporarily exported serving conventions, seminars, feasibility study, sports competition, art performances, medical examination and treatment; components and spare parts for replacement, repair of sea-going vessels, foreign aircraft; machinery and equipment temporarily imported to serve research and development of products; temporarily imported machinery, equipment, professional instruments that are eligible for tax exemption according to Clause 17 of this Article or might be eligible for tax refund according to Clause 9 Article 114 of this Circular shall be exempt from import duty upon temporary import and exempt from export duty upon re-export, or exempt from export duty upon temporary export and exempt from import duty upon re-import.
Tax shall be charged if goods are not re-exported or re-imported by the deadline prescribed in Decree No. 08/2015/ND-CP.
2. Belongings of Vietnamese entities or foreign entities brought into Vietnam or to abroad within the duty-free allowance upon their entry/exit, including:
a) Belongings carried along by foreign entities when they are permitted to reside or work in Vietnam at the invitation of competent authorities or when they leave Vietnam at the end of the period of residence/work in Vietnam;
b) Belongings of Vietnamese entities that are permitted to take them abroad for business and work, and are imported back in Vietnam at the end of the period;
c) Belongings carried along by Vietnamese families/individuals that are residing overseas and permitted to reside in Vietnam or Vietnamese families/individuals permitted to reside overseas; belongings carried along by foreigners when they are permitted to reside in Vietnam or when they are permitted to reside overseas.
Among the cars, motorbikes carried along by families/individuals when they are permitted to reside in Vietnam, tax exemption is only granted to one piece of a type.
Belongings shall be identified in accordance with Clause 5 Article 5 of the Law on Export and import duty and its guiding documents.
3. Exports or imports of foreign entities provided with diplomatic immunity and privileges in Vietnam shall comply with the Ordinance on diplomatic immunity and privileges of diplomatic missions, consular offices, representative agencies of international organizations, and its guiding documents.
4. Goods exported or imported for processing under contracts are exempt from export duty, import duty as prescribed in Clause 4 Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP, including:
a) Goods exempt from tax under processing contracts include:
a.1) Raw materials/supplies imported, exported for processing;
a.2) Imported, exported supplies that are used during the manufacturing or processing (paper, chalk, pen, marker, pins, printing ink, glue brush, printing frame, polishing oil, etc.);
a.3) Goods imported, exported as samples serving processing operations;
a.4) Machinery and equipment imported, exported serving processing operations as agreed in the processing contract. They must be re-export or re-import upon the expiration of the processing contract. Otherwise, tax must be declared and tax as prescribed. If they are retained as gifts, export duty/import duty shall be exempt as instructed in Clause 4 Article 107 of this Circular;
a.5) Processed products that are re-exported (if export duty is incurred);
a.6) Finished products imported to be attached on processed products or packed with processed products as full packs to be exported; components, parts imported serving repair of processed exports are eligible for tax exemption as if raw materials/supplies imported for inward processing if all of the conditions below are satisfied:
a.6.1) They are mentioned in the processing contract or its appendices;
a.6.2) They are managed as if raw materials/supplies imported for inward processing.
a.7) Goods imported for inward processing and permitted to be destroyed in Vietnam as prescribed by law, provided procedures prescribed in this Circular are completed.
b) With regard to raw materials/supplies that are manufactured or purchased in Vietnam by the processor and subject to export duty, the declarant shall declare, calculate export duty on such raw materials/supplies on the declaration of processed goods to be exported (including exported products in the form of indirect export).
c) Goods exported to abroad for outward processing shall be exempt from export duty. When they are re-imported to Vietnam, import duty on processed imports must be paid (tax shall not be imposed on the value of raw materials/supplies exported under the processing contract). Import duty is imposed according to the quantity of processed products that are imported, their origins which are determined according to regulations on origins of the Ministry of Industry and Trade;
d) Import duty on raw materials/supplies, machinery, and equipment and processed products used as payment for processing by the foreign party shall be charged upon their import.
dd) Import duty on waste and rejects within the consumption rate and rate of loss that satisfy requirements in Article 30 of Decree No. 187/2013/ND-CP and are agreed in the processing contract is similar to waste, rejects imported as raw materials/supplies for manufacturing of domestic exports prescribed in Article 71 of this Circular.
5. Exports or imports within the duty-free allowance of individuals entering, exiting Vietnam; goods within duty-free allowance sent by expressed mail as prescribed by the Government and the Prime Minister.
a) Exports or imports within the duty-free allowance for luggage of individuals entering, exiting Vietnam:
a.1) For exiting individuals: Except for the goods on the list of goods banned from export of goods subject to conditions for export, duty-free allowance is not imposed upon other items in the luggage of an individual exiting Vietnam;
a.2) Individuals entering Vietnam:
a.2.1) Duty-free allowance shall comply with regulations of the Prime Minister on duty-free allowance imposed upon gifts and luggage of individuals entering, exiting Vietnam;
a.2.2) If goods imported in excess to the duty-free allowance shall incur import duty. If the total tax payable is smaller than VND 100,000, it will be exempt. The entering individual may select certain items in the luggage on which tax will be paid;
b) Goods sent by express mail:
Tax shall be exempt if the value of goods sent by express mail is within the duty-free allowance according to regulations of the Prime Minister on value of duty-free allowance for imports sent by express mail. If imports exceed the duty-free allowance, tax on the whole shipment shall be paid. If tax payable on the whole shipment is smaller than VND 50,000, it will be exempt.
6. Goods traded, exchanged by border residents are exempt from export duty and import duty if they do not exceed the duty-free allowance. Otherwise, the quantity of goods that exceeds the allowance shall incur tax.
The Prime Minister shall issue regulations on border residents and duty-free allowance for goods traded/exchanged by border residents.
7. Goods imported as fixed assets of projects of investment in the fields eligible for preferential import duty prescribed in Appendix I of the Government's Decree No. 87/2010/ND-CP or administrative divisions eligible for preferential import duty prescribed in Decree No. 218/2013/ND-CP, Decree No. 91/2014/ND-CP, and Decree No. 53/2010/ND-CP; projects of investment funded by ODA exempt from import duty include:
a) Machinery and equipment that:
a.1) suit the field, target, and scale of the project; and
a.2) comply with regulations on fixed assets in Circular No. 45/2013/TT-BTC dated April 25, 2013 of the Ministry of Finance;
b) Means of transport in a technological line that cannot be domestically manufactured; worker shuttle vehicles including passenger vehicles with 24 seats or more and watercraft:
b.1) The list of dedicated means of transport mentioned in this Point shall be compiled by the Ministry of Planning and Investment;
b.2) The list or criteria for identification of means of transport in technological lines mentioned in this Point shall be compiled by the Ministry of Science and Technology.
c) Components, parts, detachable parts, fittings, molds, accessories that are used for assembly of complete machinery, equipment, and means of transport eligible for tax exemption mentioned in Point a Decree Point b of this Clause shall be eligible for tax exemption if :
c.1) They are components, parts of machinery, equipment, and means of transport imported as complete knockdown kits;
c.2) They are components, parts, detachable parts, fittings, molds, accessories used for assembling, connecting machinery and equipment together in order to ensure the normal operation of the e-customs system of machinery and equipment.
d) Raw materials/supplies that cannot be domestically manufactured used for manufacturing of machinery and equipment in technological lines or components, parts, detachable parts, fittings, molds, accessories mentioned in Point c of this Clause that are used for assembly of complete machinery and equipment mentioned in Point a of this Clause.
The list of raw materials/supplies that can be domestically manufactured which is the basis for granting tax exemption shall be compiled in accordance with regulations of the Ministry of Planning and Investment;
e) Building materials that cannot be domestically manufactured.
The list of building materials that can be domestically manufactured which is the basis for granting tax exemption shall be compiled in accordance with regulations of the Ministry of Planning and Investment.
8. Permissible imported plant varieties, animal breeds serving execution of projects of investment in agriculture, forestry, aquaculture.
The list of permissible imported plant varieties and animal breeds which is the basis for granting tax exemption shall be compiled in accordance with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
9. Tax exemption for imports mentioned in Clause 7 and Clause 8 of this Article also applies to project expansion, change or innovation of technology.
10. The first import of goods mentioned in Appendix II enclosed with Decree No. 87/2010/ND-CP shall be exempt from tax if they are imported as fixed assets of projects eligible for preferential import duty, ODA-funded projects in construction of hotels, office buildings, apartments for lease, housing, shopping malls, technical services, supermarkets, golf courses, tourist resorts, sports centers, entertainments centers, medical facilities, training institutions, cultural centers, finance, banking, insurance audit, consultancy establishments.
The projects of which imports are exempt from tax exemption for the first time as prescribed in this Clause shall not be granted the tax exemption mentioned in other Clauses of this Article.
11. Imports serving petroleum activities, including:
a) Machinery and equipment that satisfy the conditions in Point a Clause 7 of this Article; dedicated means of transport serving petroleum activities; worker shuttles including passenger cars with 24 seats or more and watercraft; components, parts, detachable parts, fittings, molds, accessories that are installed to or used together with the aforesaid machinery, equipment, and dedicated means of transport that satisfy conditions in Point c Clause 7 of this Article.
The list or criteria for identification of dedicated means of transport serving petroleum activities mentioned in this Point shall be compiled by the Ministry of Science and Technology;
b) Supplies serving petroleum activities that cannot be domestically manufactured.
The list of supplies serving petroleum activities that can be domestically manufactured which is the basis for granting tax exemption shall be compiled in accordance with regulations of the Ministry of Planning and Investment;
c) Medical equipment and emergency medicines on oil rigs and floating works confirmed by the Ministry of Health;
d) Office equipment serving petroleum activities;
dd) Other temporary imports serving petroleum activities.
In case the goods mentioned in this Clause are imported by a sub-contractor or another entity, including those imported directly, via entrustment, bidding, via lease and sublease to supply for entities engaged in petroleum exploration and extraction under a petroleum service contract or goods supply contract, they are also exempt from import duty.
12. With regards to goods of shipyards, exported sea-going vessels shall be exempt from export duty. Import duty on the following articles is exempt:
a) Machinery and equipment imported as fixed assets that satisfy the conditions in Point a Clause 7 of this Article;
b) Means of transport in the technological lines as fixed assets.
The list or criteria for identification of means of transport in technological lines mentioned in this Point, which is the basis for granting tax exemption, shall be compiled by the Ministry of Science and Technology;
c) Raw materials/supplies, semi-finished products serving ship building that cannot be domestically manufactured.
The list of raw materials/supplies and semi-finished products serving ship building that can be domestically manufactured, which is the basis for granting tax exemption, shall be compiled in accordance with regulations of the Ministry of Planning and Investment.
13. Import duty on raw materials/supplies that cannot be domestically manufactured and are imported to directly serve production of software programs.
The list of raw materials/supplies directly serving production of software programs that can be domestically manufactured, which is the basis for granting tax exemption, shall be compiled in accordance with regulations of the Ministry of Planning and Investment.
14. The following goods imported for R&D shall be exempt from import duty: machinery, equipment, spare parts, supplies, means of transport that cannot be domestically manufactured, technologies unavailable in Vietnam; documents, books, newspapers, academic journals, and digital sources of information about science and technology.
The list of machinery, equipment, spare parts, supplies, means of transport directly serving R&D that can be domestically manufactured, which is the basis for granting tax exemption, shall be compiled in accordance with regulations of the Ministry of Planning and Investment.
15. Import duty on raw materials/supplies and components that cannot be domestically manufactured and are imported to serve the manufacturing of projects of investment in the following fields and areas shall be exempt for 05 years from commencement date of manufacturing:
a) The fields in which investment is encouraged prescribed in Appendix I enclosed with Decree No. 87/2010/ND-CP (except for projects of manufacturing/assembly of cars, motorbikes, air conditioners, heaters, refrigerators, washing machines, electric fans, dish washing machines, disc players, sound systems, electric irons, water heaters, hair dryers, hand dryers, alcohols, beer, tobacco, and other articles on which import duty is not exempt according to the Prime Minister’s decisions);
b) Extremely disadvantaged areas on the List of areas eligible for preferential corporate income tax enclosed with Decree No. 218/2013/ND-CP, Decree No. 91/2014/ND-CP , and Decree No. 53/2010/ND-CP (except for projects of manufacturing/assembly or cars, motorbikes, air conditioners, heaters, refrigerators, washing machines, electric fans, dish washing machines, disc players, sound systems, electric irons, water heaters, hair dryers, hand dryers, alcohols, beer, tobacco, and other articles on which import duty is not exempt according to the Prime Minister’s decisions).
The 5-year tax exemption period begins on the day on which the manufacturing is commenced, which is confirmed by the management board of the industrial park, export-processing zone, hi-tech zone, economic zone, etc. where the enterprise is operating, or confirmed by the Department of Industry and Trade of the province in which project is located (if the project is not located within the aforementioned zones).
The list of raw materials/supplies and components that can be domestically manufactured, which is the basis for granting tax exemption, shall be compiled in accordance with regulations of the Ministry of Planning and Investment.
The taxpayer must pay tax on the quantity of imported raw materials/supplies and components that exceed the manufacturing demand after the 5-year tax exemption period expires.
16. Goods manufactured, processed, recycled, assembled within a free trade zone without using imported materials or components shall be exempt from import duty when they are imported to inland. If imported materials or components are used, import duty shall be paid when such goods are imported to inland. The basis and calculation method of import duty are instructed in Clause 2 Article 40 of this Circular.
17. Machinery, equipment, means of transported temporarily imported to Vietnam by a foreign contractor to serve an ODA project in Vietnam shall be exempt from import duty upon temporary import and exempt from export duty upon re-export. At the expiration of the time limit for project execution, the foreign contractor must re-export the goods. Liquidation or transfer of goods in Vietnam instead of re-export is subject to permission by competent authorities. In this case import duty shall be paid as prescribed.
Passenger cars with fewer than 24 seats and cars designed for transporting both passengers and cargo that are equivalent to passenger cars with fewer than 24 seats must not be temporarily imported for re-export. Any foreign contractor that wishes to import them to Vietnam must pay import duty. When the construction is completed, the foreign contractor must re-export the vehicles that were imported and receive a refund of the import duty that was paid. The refund level is specified in Clause 9 Article 114 of this Circular.
18. Raw materials/supplies and components that cannot be domestically manufactured and imported to serve the manufacturing of projects in border economic zones shall be exempt from tax as prescribed by the Prime Minister on financial policies on border economic zones.
19. Goods imported for sale in duty-free shops under the Prime Minister’s decisions shall comply with instructions of the Ministry of Finance.
If complimentary goods, sample goods are provided free of charge by the foreign party for a duty-free shop to sell together with goods therein, such complimentary goods and sample goods are exempt from import duty. Both complimentary goods and sample goods must be supervised by the customs authority as if goods imported for sale in duty-free shops.
20. Tax exemption is special cases prescribed in Clause 20 Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP.
21. Goods exempt from import duty under international agreements
22. Additional instructions:
a) In case an entity eligible for exemption of tax on goods imported as fixed assets as prescribed in this Article does not import goods but instead receives goods exempt from import duty from another entity in Vietnam, then the transferee is still eligible for exemption of import duty and the transferor is not required to pay tax arrears as long as the transfer price is not inclusive of import duty;
b) The entrusted importer or successful bidder for goods import (the price for goods supply under the entrustment contract or the successful bid is exclusive of import duty) that supplies imports for entities eligible for exemption of import duty prescribed in Clauses 7 – 18 of this Article is also eligible for exemption of import duty on the goods imported;
c) Goods, equipment imported as fixed assets of a preferential project and transferred to another entity (change of project investor) are still eligible for exemption of impart tax if all of the conditions below are satisfied:
c.1) At the time of transfer, the project is still eligible for investment incentives according to the Law on Export and import duty and its guiding documents;
c.2) Transfer prices for machinery and equipment as fixed assets are exclusive of import duty;
c.3) The transferee (new investor) is the investor in the transferred project according to the adjusted certificate of investment.
Within 10 days from the transfer date, the transferor and the transferee must declare the transfer at the customs authority where the list of duty-free goods is registered.
d) Any finance lease company that imports machinery, equipment, and means of transport and leases them out to an entity eligible for exemption of import duty prescribed in Clause 7, Clause 9, Clause 11, Clause 12, and Clause 14 of this Article is also eligible for exemption of import duty as if goods are directly imported by the project investor if the all of the following conditions are satisfied:
d.1) The rent under the finance lease contract is exclusive of import duty;
d.2) Imports that are exempt from tax are deducted from the list of duty-free goods and monitoring sheet for duty-free goods of preferential projects made by its investor.
When the finance lease contract expires, if leased goods that are exempt from tax are not used for the preferential project as intended, the finance lease contract shall pay tax as instructed in Article 21 of this Circular. Other imports must not be used for the preferential project instead of the leased goods on which import is exempt.
dd) With regard to promoted project issued with an investment license and certificate of investment incentives before Decree No. 87/2010/ND-CP comes into force, if the export/import duty incentives on such investment license and certificate of investment incentives are more beneficial than those prescribed in Decree No. 87/2010/ND-CP, the more beneficial incentives shall apply if all of the conditions below are satisfied:
dd.1) The Investment license and certificate of investment incentives are unexpired and the investment incentive terms are unchanged.
The incentives on the investment license, certificate of investment incentives are conformable with law at the time of their issuance;
dd.2) The list of duty-free goods is registered as prescribed.
If the import/export duty incentives on the investment license or certificate of investment incentives are less beneficial than those prescribed in Decree No. 87/2010/ND-CP, the latter may be applied for the remaining incentive period of the project.
Article 104. Registration of list of imports, exports exempt from tax (hereinafter referred to as “duty-free goods”)
1. Cases in which the List of duty-free goods must be registered:
The goods mentioned in Clause 1, Clause 4, and Clause 5 Article 12 of Decision No. 72/2013/QD-TTg, Clause 7, Clause 8, Clause 9, Clause 10, Clause 11, Clause 12, Clause 13, Clause 14, Clause 15, Clause 16, Clause 18, and Clause 21 Article 103 of this Circular.
2. The list of duty-free goods must suit the business lines, targets, scale, capacity of the project, and shall be compiled once for the entire project execution process or for each stage, each item of the project (if the certificate of investment, economic – technical argument, documents of the project show that the project is divided into various stages or items), or each compound, technological line if goods are compounds or technological lines.
If the list for the entire project execution process or each state, item, compound, line of the project is incorrect or has to be changed, the declarant may adjust it as long as documents proving such adjustment is appropriate are submitted to the customs authority before goods are imported.
3. Goods users (project investor, shipyard owner, etc.) shall register the list of duty-free goods (form No. 13/DKDMMT/TXNK in Appendix VI enclosed herewith if a paper list is registered). If the general contractor or sub-contractor or a finance lease company imports goods instead of the project investor, the contractor or finance lease company shall use the list of duty-free goods registered with the tax authority by the investor.
4. Places to registering the list
The Customs Department of the province where the project is executed (if identifiable) or the Customs Department of the province in which the headquarter is located (if the Customs Department of the province where the project is executed is not identifiable) or the Customs Department of the nearest province (if there is no customs authority in the province) The Director of Customs Department shall appoint a capable unit to grant registration of the list of duty-free goods.
If a Customs Department is in charge of multiple provinces, its Director may also appoint the supervisory Sub-department of Customs of the province to grant registration of the List of duty-free goods to the projects located therein.
5. Application for registration
When registering the list of duty-free goods with the customs authority, the taxpayer that registers the list shall submit an application to the customs authority, which consists of:
a) A registration form No. 14/CVDKDMMT/TXNK in Appendix VI enclosed with specifying the quantity of goods, reasons for tax exemption: 01 original copy;
b) A list of duty-free goods if it is not registered on the e-customs system: 02 original enclosed with 01 monitoring sheet (form No. 15/PTDTL/TXNK in Appendix VI enclosed herewith).
6. The basis for the declarant to register the list of duty-free goods with the customs authority:
a) The fields or administrative division eligible for import duty incentives as prescribed by relevant regulations of law;
b) The list of goods issued by a competent authority in the following cases:
b.1) The list of machinery, equipment, spare parts, dedicated means of transport, raw materials/supplies, semi-finished products that can be domestically manufactured according to regulations of the Ministry of Planning and Investment;
b.2) The list or criteria for identification of dedicated means of transport in technological lines compiled by the Ministry of Science and Technology;
b.3) The list of permissible imported plant varieties and animal breeds compiled by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b.4) The list of equipment, the first import of which is exempt from import duty according to Appendix II and Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP;
b.5) The list or criteria for identification of dedicated means of transport serving petroleum activities compiled by the Ministry of Science and Technology;
b.6) The list of medical equipment and emergency medicines on oil rigs and floating works confirmed by the Ministry of Health;
b.7) The list or criteria for identification of dedicated means of transport in technological lines that are fixed assets of shipyards issued by the Ministry of Science and Technology;
b.8) The list of machinery, equipment, spare parts, supplies, means of transport directly serving R&D that can be domestically manufactured issued by the Ministry of Planning and Investment.
7. The registration must be applied for before the first declaration of exports/imports of the project, item, or stage, or expanded project is registered.
8. The taxpayer shall:
a) Register, adjust the list of duty-free goods vie the e-customs system as follows (unless registration of the list via the e-customs system is not available):
a.1) Provide information about the list of duty-free goods according to standard format and criteria on the e-customs system;
a.2) Submit documents enclosed with the application for registration or adjustment of the list of duty-free goods prescribed in this Article;
a.3) Receive feedbacks from the customs authority via the e-customs system;
a.4) Retain documents that are the basis for identification of duty-free goods and present them to the customs authority or a competent authority during inspection.
b) Determine the need for duty-free goods and compile the list of duty-free goods (hereinafter referred to as “duty-free list”) as prescribed;
c) Take legal responsibility for the accuracy and truthfulness of the duty-free goods on the list and using them for appropriate purposes.
9. Responsibilities of the customs authority:
a) The customs authority shall receive and process the application within 10 working days from the day on which it is received as follows:
a.1) If goods are not eligible for tax exemption, the customs authority shall notify the applicant in writing of the refusal to grant the registration.
If the field or location of the project is eligible for investment incentives but goods on the list of duty-free goods are not suitable for the target, scale of the project, the customs authority shall instruct the applicant to adjust the list;
a.2) If the basis for identification of duty-free goods prescribed in Point a.1 is not sufficient, the tax authority shall accept the information provided by the applicant, record it to the logbook, append the seal on 02 copies of the list of duty-free goods and 01 copy of the monitoring sheet in case of registration of a paper list; (01 copy of the list of duty-free goods and 01 copy of the monitoring sheet shall be given to the taxpayer; 01 copy of the list of duty-free goods shall be retained by the customs authority);
a.3) If the basis for identification of goods that satisfy the conditions in Point a and Point c Clause 7 of Article 103 is not ample at the time of registration of the list of duty-free goods, the customs authority where the list is registered shall write a note on the list and the monitoring sheet for comparison upon import or for post-clearance inspection;
a.4) Write a note of the document inspection result on the list of duty-free goods for the Sub-department of Customs where export/import procedures are followed to carry out inspection and comparison upon import of goods or for post-clearance inspection.
b) If the list of duty-free goods is registered via the e-customs system, the customs authority shall:
b.1) receive and process the application in accordance with regulations of this Article;
b.2) issue an identification number, enter information about the result on the e-customs system;
b.3) give feedbacks to the declarant via the e-customs system;
c) Reporting:
Every 03 months, not later than the 10th of the first month of the next quarter, the Customs Department where the list of duty-free goods is registered shall make a lists of duty-free goods registered therein and send a report to the General Department of Customs (form No. 16/BCTHDMMT/TXNK in Appendix 16 VI enclosed herewith);
d) The Director of the Customs Department shall cooperate with competent authorities to collect information serving the inspection of applications for lists of duty-free goods as prescribed in Point a of this Clause, carry out post-clearance inspection to determine whether the duty-free goods are used for appropriate purposes, and impose penalties for violations.
The customs authority shall inspect all the cases of goods imported under international agreements within 03 years from the time of registration of the list of duty-free goods or the time of import of duty-free goods.
10. After the customs authority confirms the registration of the list of duty-free goods and the monitoring sheet, if the list is found incorrect (such as the quantity of goods exceeds the scale of the project; categories of goods are not appropriate for the target and purposes, etc.), the customs authority where the list is registered shall:
a) Request the applicant to adjust the list;
b) Inspect the adjustment and update the result;
c) Collect tax on the excess quantity of goods compared to the adjusted goods.
11. In case the certificate of investment of a project is revoked:
a) The customs authority where the list of duty-free goods (hereinafter referred to as “duty-free list”) is registered shall:
a.1) Remove the list of duty-free goods from the e-customs system after checking and making a backup outside the e-customs system as instructed by the General Department of Customs.
If a physical duty-free list has been registered, it shall be revoked;
a.2) Notify and request customs authorities nationwide to stop granting tax exemption to goods on the duty-free list.
b) The customs authorities that granted tax exemption to the project shall collect tax as prescribed.
12. In case of registration of a paper list, if the list and the monitoring sheet is lost, according to the confirmation of Customs Departments of other provinces of the loss of the list and the monitoring sheet, the customs authority where the list is registered shall check and reissue the list of duty-free goods and monitoring sheet for the goods pending export/import of the project.
The list of duty-free goods and monitoring sheet shall be reissued as follows:
a) An application for reissuance consists of:
a.1) An application form for reissuance of the list of duty-free goods and monitoring sheet specifying the reasons for losing the list and the monitoring sheet;
a.2) The list of duty-free goods and the monitoring sheet issued by the customs authority where the last shipment was processed before the loss (01 photocopy certified by the customs authority where goods are imported).
b.2) In case the monitoring sheet is lost:
b.2.1) According to the notification and the request for reissuance of the monitoring sheet, the customs authority shall:
b.2.1.1) Notify the Customs Departments of other provinces of the cancellation of the lost monitoring sheet, request them to confirm the quantity of duty-free goods exported/imported (the numbers and dates of the list and monitoring sheet must be specified);
b.2.1.2) Within 10 days from the receipt of the notification, the Customs Departments of other provinces shall check customs dossier; export and import data system, determine the quantity of duty-free goods exported, imported according to the list of duty-free goods and monitoring sheet, send a written confirmation to the notifying customs authority; suspend processing tax on the next shipment of goods on the list of duty-free goods and monitoring sheet that are lost until new ones are reissued.
b.2.2) After receiving the confirmations of quantity of exports/imports from other Customs Departments, the customs authority shall:
b.2.2.1) Calculate the total quantity of exports/imports according to the list of duty-free goods and the monitoring sheet that were issued;
b.2.2.2) Verify the quantity of duty-free goods of the project and the use of them before reissuing the monitoring sheet;
b.2.2.3) Reissue the monitoring sheet for the remaining quantity of goods pending export/import;
b.2.2.4) Write “CẤP LẠI LẦN 1” (“1st reissuance”) on the reissued monitoring sheet;
b.2.2.5) Impose penalties for violations against according to retention of documents.
The time limit is 05 working days from the day on which confirmations are received from other Customs Departments.
Within 01 years from the reissuance of the list and monitoring sheet, the customs authority shall carry out a post-clearance inspection of the project.
Article 105. Documents and procedures for tax exemption
1. The customs dossier specified in this Circular shall be tax exemption documents.
In case the taxpayer faces objective difficulties and other cases in which export duty, import duty is exempt prescribed by the Government, import duty is exempt, it is required to have written confirmation of the difficulties provided by a competent authorities.
2. Procedures for granting tax exemption:
a) If registration of a duty-free list is not required:
a.1) The taxpayer shall calculate and declare the amount of exempt tax on each article (except for goods imported for processing). The customs declaration is similar to the case in which tax has to be paid. The customs authority shall compare the tax exemption documents and the amount of tax to be exempt with applicable regulations to carry out procedures for granting exemption to each of the customs declaration as prescribed.
If the customs authority determines that exports or imports are not eligible for tax exemption as declared, tax shall be collected and penalties shall be imposed (if any);
a.2) In case the taxpayer faces objective difficulties and other cases in which export duty, import duty is exempt prescribed by the Government:
a.2.1) The taxpayer shall determine the amount of exempt tax and submit a written request (enclosed with relevant documents) to the General Department of Customs (the General Department of Customs shall send a report to the Ministry of Finance, and the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to consider granting tax exemption);
a.2.2) The General Department of Customs shall check all documents. If documents are not satisfactory or the reasons for tax exemption must be clarified, the taxpayer shall be notified in writing. After the basis is ample, the General Department of Customs shall send a draft report to the Ministry of Finance, which is then submitted to the Prime Minister;
a.2.3) According to the directive of the Prime Minister, the Ministry of Finance shall send a notification to taxpayer and relevant customs authority;
a.2.4) The customs authority where procedures for export/import of goods are followed shall grant exemption of export duty/import duty on the corresponding quantity of goods or collect tax in full as directed by the Prime Minister.
b) If registration of a duty-free list is required:
b.1) The taxpayer and customs authority shall follow the instructions in Point a.1 Clause 2 of this Article;
b.2) The e-customs system shall automatically deduct the corresponding quantity exports or imports according to the list of duty-free goods.
In case of registration of a paper list, apart from the customs procedures mentioned in Point a.1 Clause 2 of this Article, the customs authority shall update the quantity, deduct the quantity of duty-free goods that are exported/import on the original monitoring sheet, and append signatures. 01 photocopy of the duty-free list and monitoring sheet on which the names, quantity of duty-free goods that are exported/imported are specified shall be kept together with the customs dossier (even if the duty-free goods are transferred to another entity that is also eligible for tax exemption).
If tax exemption is granted to a compound or machinery line that must be divided into multiple shipments in order to be assembled into a complete compound or machinery line, thus goods quantity cannot be deducted importation, then the deduction shall be carried out after the compound or machinery line is completely imported. To be specific:
The taxpayer shall import the shipments at 01 Sub-department of Customs and estimate the time of completion of the import.
At the time of import, the taxpayer must declare the specific quantity, names of goods to be imported, and specify which articles are on the registered list of duty-free goods.
Within 15 days from import the last shipment of each compound or machinery line, the taxpayer shall aggregate the import declarations in order for the customs authority to monitor and deduct the quantity of goods on the monitoring sheet.
The Director of Customs Department shall decide the cases in which goods quantity cannot be deducted at the time of importation and carry out post-clearance inspection in order to determine whether declared duty-free goods are appropriately used for the project according to applicable regulations, and impose penalties for any violation that is committed;
b.3) The customs authority shall only grants tax exemption if the customs declaration is registered after the list of duty-free goods is registered. The Director of the Customs Department where export/import procedures are followed shall cooperate with the Customs Department where the list of duty-free goods is registered in considering the cases in which the customs declaration that is registered before the registration date of the list;
b.4) Within 30 days from the day on which exported/import goods are completed deducted by the e-customs system, the customs authority where the list of duty-free goods is registered shall remove the list from the System after it is checked and backed up as instructed by the General Department of Customs.
In case of registration of a paper list, after the quantity of imports on the monitoring sheet is completely deducted, the customs authority that processes the last shipment shall make a confirmation on the monitoring sheet, keep 01 photocopy, give 01 photocopy to the declarant, and send the original to the customs authority which issued the monitoring sheet.
If the customs authority where the list is registered also processes the last shipment, after the quantity of imports on the monitoring sheet is completely deducted, the customs authority shall keep the original for inspection of the import, use of duty-free goods, and give 01 photocopy to the declarant.
3. Exemption of tax on exports or imports sent by express mail shall comply with the Circular of the Ministry of Finance on customs procedures applied to exports and imports sent by express mail.
Article 106. Reporting, inspecting the use of imported duty-free goods
1. Reporting time:
Every year, within 90 days from the end of the fiscal year, the taxpayer that registered the list of duty-free goods shall submit a report on the use of imported duty-free goods during the fiscal year to the customs authority where the list is registered.
2. The report shall specify:
a) The use of imported duty-free goods:
a.1) The quantity of imports used for duty-free purposes;
a.2) The quantity of imports used for other purposes;
a.3) The quantity of imports that is unused;
a.4) The imported duty-free goods recorded as fixed assets according to Circular No. 45/2013/TT-BTC dated April 25, 2013 of the Ministry of Finance.
b) The list of deduction of imported duty-free goods shall be monitored by the taxpayer.
The report contents must comply with form No. 17/BCKT-NKMT/TXNK in Appendix VI enclosed herewith.
3. Late submission of the report shall result in administrative penalties as prescribed by law. If the taxpayer fails to submit the report within 30 days from the deadline for submitting the report, the customs authority shall update information about the taxpayer’s conformity with law on the risk management system and carry out a post-clearance inspection at the taxpayer’s premises.
4. The customs authority where the list of duty-free goods is registered shall:
a) Receive, review, analyze, and retain reports on use of duty-free goods;
b) Carry out inspection at taxpayers’ premises according to decisions of the Director of the Customs Department. Inspections shall be carried out in accordance with Chapter VIII of this Circular;
c) Collect tax fully and impose penalties in the following cases:
c.1) Duty-free goods are used for inappropriate purposes;
c.2) Goods that are not eligible for tax exemption are declared as duty-free goods and granted customs clearance according to the taxpayer’s declaration
c.3) The total quantity of imported raw materials/supplies exceeds the demand for duty-free goods for 05 years according to Clause 15 and Clause 18 Article 103 of this Circular.
Section 2. Cases of consideration of tax exemption, procedures for consideration of tax exemption
Section 3. Cases of consideration of tax reduction, procedures for consideration of tax reduction
Section 4. Tax refund, tax cancellation; procedures for tax refund, tax cancellation
Article 129. Procedures for receiving and processing applications for tax refund and tax cancellation
1. Responsibilities of the taxpayer
a) Complete the tax refund application form No. 01 in Appendix IIa hereof and send it through the e-customs system to the customs authority to which tax was paid;
b) In case of physical application, complete form No. 09 in Appendix VII of Decree No. 134/2016/ND-CP and submit it together with the documents mentioned in Article 33 through 37 of Decree No. 134/2016/ND-CP.
2. The customs authority shall receive and process tax refund applications in accordance with Article 59 and Article 60 of the Law on Tax administration dated November 29, 2006, which is amended in Clause 18 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012.
a) Receiving applications:
a.1) The customs authority shall receive tax refund applications through the e-customs system, which will automatically respond the applicants.
If the application is not satisfactory, the e-customs system will request the applicant to provide additional information;
a.2) In case of submission of physical applications, the receiving officer shall append the seal and keep a log of the physical applications received
a.3) Tax refund applications sent by post shall be handled in accordance with Clause 2 Article 59 of the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11.
b) Application classification:
b.1) There are two categories of tax refund applications: inspection before refund and inspection after refund;
b.2) The customs authority shall classify the applications through the e-customs system, which will automatically respond the applicants.
Physical applications shall be classified in accordance with Clause 18 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13, which amends Article 60 of the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11, Clause 2 Article 41 of Decree No. 83/2013/ND-CP.
3. Inspection after refund
a) The customs authority shall inspect fulfilment of tax refund conditions, the amount of refundable tax and unpaid tax on the e-customs system; compare information in the application for tax refund with information on the e-customs system and carry on as follows:
a.1) If the application is not satisfactory, request the applicant to provide additional information through the e-customs system;
a.2) If the application is rejected, provide explanation for the applicant through the e-customs system.
b) In case of physical applications, the customs authority shall inspect the documents, compare information on the e-customs system and tax policies to determine eligibility for tax refund and amount of refundable tax.
If additional information is needed, the customs authority shall inform the taxpayer using form No. 11/TBBSHS/TXNK in Appendix VI. If the application is rejected, the customs authority shall send a notification to the taxpayer using form No. 12/TBKTT/TXNK in Appendix VI hereof;
c) The taxpayer’s explanation shall be submitted through the e-customs system or in writing to the customs authority. In case of written explanation, the customs authority shall issue a record (form No. 18/BBLV/TXNK in Appendix VI hereof).
If explanation has been submitted or additional information has been provided but conditions for inspection after refund are not fully satisfied, the application will have to undergo inspection before refund in accordance with Clause 2 Article 60 of the Law on Tax administration dated November 29, 2006, which is amended by Clause 18 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012;
d) Within 06 working days from the day on which the satisfactory application for tax refund is received as prescribed in Article 60 of the Law on Tax administration dated November 29, 2006, which is amended in Clause 18 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012, the customs authority shall issue a decision on tax refund (form No. 10/QDKTT/TXNK in Appendix VI hereof) and send the physical or electronic decision through the e-customs system to the taxpayer and relevant units (if any);
dd) A site inspection shall be carried out at the taxpayer’s premises after the decision on tax refund is issued in accordance with Article 143 of this Circular by the deadline specified in Clause 3 Article 60 of the Law on Tax administration dated November 29, 2006, which is amended in Clause 18 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012. The inspecting unit shall send the inspection result to the Sub-department of Customs that issued the decision on tax refund (hereinafter referred to as “refunding authority”), which will perform the following tasks:
dd.1) If the inspection result indicates that the taxpayer is eligible for tax refund, the refunding authority shall enclose the inspection result with the application for tax refund and update the result on the e-customs system;
dd) If inspection result indicates that the taxpayer is not eligible for tax refund, the refunding authority shall revoke the decision on tax refund, impose tax and administrative penalties (if violations are found);
dd.3) If the inspection result indicates that the refunded tax is smaller than the refundable amount, the refunding authority shall issue an additional decision on tax refund (form No. 10/QDKTT/TXNK in Appendix VI hereof).
4. Inspection before refund
a) Cases of inspection before refund:
a.1) The cases specified in Point b Clause 1 Article 60 of the Law on Tax administration dated November 29, 2006, which is amended in Clause 18 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012; Clause 2 Article 41 of Decree No. 83/2013/ND-CP;
a.2) Over the last 12 months before the date of submission of the application for tax refund, the taxpayer has committed at least 02 customs offences (including understatement of payable tax or overstatement of exempted/reduced/refundable/cancelled tax) with the fine which exceeds the power of the Director of the Sub-department of Customs;
a.3) Over the last 24 months before the date of submission of the application for tax refund, the taxpayer has been fined for tax evasion, tax fraud, smuggling or illegal transport of goods across the border;
a.4) The taxpayer has to serve an administrative tax decision in the case specified in Clause 1 Article 26 of Decree No. 127/2013/ND-CP;
a.5) The goods are subject to excise duty;
a.6) The imports have to be re-exported to a third country or to a free trade zone; the exports have to be re-imported to Vietnam through a different checkpoint.
b) Inspection procedures:
The site inspection at the taxpayer’s premises shall be carried out in accordance with Clause 18 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012. To be specific:
b.1) Within 05 working days from the day on which the taxpayer receives the notification of the inspection (form No. 21/TBKT/TXNK in Appendix VI hereof), the customs authority shall issue a decision on site inspection (form No. 22/QDKT/TXNK in Appendix VI hereof) and send it to the taxpayer within 02 working days from the day on which it is signed.
Within 05 working days from the day on which the decision is sent, the customs authority shall carry out the site inspection. The inspection duration shall not exceed 05 working days. Before inspection, the chief inspector shall announce the inspection decision and issue form No. 23/BBCB/TXNK in Appendix VI hereof;
b.2) Inspection steps
b.2.1) Inspect the customs dossier, the application for tax refund, accounting documents, payment documents, dispatch and receipt documents; compare information on the Concentrated Accounting System of customs authorities, information in the application for tax refund and information about the export/import declaration on which tax refund is claimed:
b.2.1.1) In the case specified in Article 35 of Decree No. 134/2016/ND-CP: verify the taxpayer’s declaration regarding the depreciation rate and depreciation method of accounting records and distribution of goods value while they are used in Vietnam;
b.2.1.2) In the case specified in Article 36 of Decree No. 134/2016/ND-CP in case of first inspection or before availability of the result of site inspection of the manufacturing facility and ownership of machines and equipment therein: Inspect the consistency between the report on calculation of tax on raw materials and supplies (form No. 10 in Appendix VII of Decree No. 134/2016/ND-CP) with the taxpayer’s accounting records and technical documents;
b.2.1.3) Regarding refund of tax on imports that have to be re-exported, exports that have to be re-imported, goods subject to excise duty, imports subject to licensing, imports subject to quarantine, food safety, goods quality requirements, the customs authority shall inspect the application for tax refund, accounting documents, payment documents, compare the claimed refund and collected tax on the Concentrated Accounting System of the customs and relevant management programs.
b.2.2) Inspect other documents and data relevant to the exports or imports in accordance with Article 16 and Article 16a of this Circular.
c) Handling inspection result:
c.1) Issue an inspection record (form No. 24/BBKT/TXNK in Appendix VI hereof) within 05 working days from the end of the site inspection.
If the inspection lasts longer than 05 days, the chief inspector shall request to the person who signed the inspection decision to issue a decision on extension of the inspection duration (form no. 25/QDGH/TXNK in Appendix VI hereof) at least 01 day before the initial deadline. The extension shall not exceed 05 working days. The chief inspector shall announce the extension decision and issue a record as prescribed in Point b Clause 4 of this Article;
c.2) Prepare a draft conclusion (form No. 26/KLKT/TXNK in Appendix VI hereof) and send it by fax, by registered mail or directly to the taxpayer within 03 days from the day on which the inspection record is issued.
If the taxpayer does not concur with the draft conclusion, the taxpayer shall send an electronic explanation through the e-customs system or a physical explanation to the customs authority within 05 working days from the day on which the draft conclusion is received;
c.3) Within 05 working days from the deadline for explanation, the Director of the Sub-department of Customs shall issue the official conclusion.
If the taxpayer is eligible for tax refund, the customs authority shall issue a decision on tax refund (form No. 10/QDKTT/TXNK in Appendix VI hereof) and send it to the taxpayer and relevant authorities through the e-customs system. A physical decision on tax refund may be sent if there is an error in the e-customs system or the taxpayer submitted a physical application for tax refund.
If the taxpayer is not eligible for tax refund, the customs authority shall send a notification (form No. 12/TBKTT/TXNK in Appendix VI hereof) to the taxpayer through the e-customs system.
5. Refundable tax shall be settled in accordance with Article 132 of this Circular.
6. The inspection must be completed within 40 days from the day on which the application for tax refund is received as prescribed in Article 60 of the Law on Tax administration dated November 29, 2006, which is amended in Clause 18 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012.
7. Power to decide site inspection
a) In case of inspection before refund: the Director of the Sub-department of Customs to which tax was paid shall issue the decision;
b) In case of inspection after refund: the Director of the Customs Department of the province shall issue the decision under risk management rules within 10 years from the issuance date of the decision on tax refund as prescribed in Article 143 of this Circular.
8. Responsibilities of the taxpayer
Declare tax accurately; provide documents, explanation and information on schedule and take responsibility for accuracy of the application for tax refund as prescribed in Article 7 of the Law on Tax administration dated November 29, 2006, which is amended in Clause 4 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012; update information and respond on schedule; comply with tax decisions, pay tax, late payment interest and fines on schedule.
9. Procedures for receiving and processing applications for tax cancellation are the same as those for tax refund applications.
Article 131. Settlement of overpaid tax, late payment interest and fines
1. Overpaid tax, late payment interest and fines are defined in Article 47 of the Law on Tax administration dated November 29, 2006, which is amended in Clause 13 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Tax administration dated November 20, 2012; Point a Clause 1 Article 29 of Decree No. 83/2013/ND-CP
2. Responsibilities of the taxpayer
Complete form No. 03 in Appendix IIa hereof and send it through the e-customs system to the customs authority.
The taxpayer may also submit a physical tax refund request (form No. 27/CVDNHNT/TXNK in Appendix VI hereof).
3. Responsibilities of the customs authority
The customs authority that received the overpaid amounts shall verify information through the e-customs system and inform the taxpayer if the tax refund request is granted. If information provided by the taxpayer is found inaccurate, the customs authority shall inform the taxpayer of the rejection through the e-customs system.
In case of a physical application, the customs authority shall send the taxpayer a written notification (form No. 12/TBKTT/TXNK in Appendix VI hereof) within 08 working hours if the taxpayer’s request is rejected.
Within 05 working days from the day on which the taxpayer’s request is received, the customs authority shall send the taxpayer a refund decision (form No. 09/QDHT/TXNK in Appendix VI) if the request is granted, or a notification (form no. 12/TBKTT/TXNK in Appendix VI hereof) if the request is rejected.
4. Refund of tax late payment interest and fines shall comply with Article 132 of this Circular. Overpaid VAT (if any) shall be settled together with import duty.
Article 132. Refund of tax, late payment interest and fines
1. If refund of tax and fines is extracted from the deposit account of the customs authority, the customs authority shall verify information on the e-customs system and perform the following tasks:
a) If the taxpayer does not owe outstanding tax, late payment interest, fines or any other payable amount, including outstanding fees and charges (except those for declarations up to the 10th of the next month):
a.1) If the taxpayer claims a refund: the customs authority shall prepare a payment order and send it to the State Treasury;
a.2) If the taxpayer wishes to have the refundable amount offset against the tax payable on the next declarations: After the taxpayer submits a request for offsetting, the customs authority shall send a notification to State Treasury for offsetting. The refundable amount in excess of the payable amount shall be refunded in accordance with a.1 of this Clause.
b) If the taxpayer still owes outstanding tax, late payment interest, fines or any other payable amount, including outstanding fees and charges (except those for declarations opened by the 10th of the next month):
b.1) If the taxpayer wishes to offset the refundable amount against payable amounts: the customs authority shall prepare a payment order and send it to the State Treasury, which will pay the amounts on behalf of the taxpayer;
b.2) If the taxpayer still owes outstanding tax, late payment interest, fines or any other payable amount but does not wish to offset them against the refundable amount, the customs authority shall follow instructions in Point b.1 of this Clause and send a notification to the taxpayer (Form No. 28/TBBT/TXNK in Appendix VI hereof);
b.3) The amount that remains after offsetting (if any) shall be refunded to the taxpayer in accordance with Point a.1 of this Clause.
2. If refund of tax and fines is extracted from state budget, the customs authority shall verify information on the accounting system and perform the following tasks:
a) If the taxpayer does not owe outstanding tax, late payment interest, fines or any other payable amount, including outstanding fees and charges (except those for declarations up to the 10th of the next month):
a.1) If the taxpayer claims a refund: the customs authority shall prepare a refund order according to the form in Circular No. 77/2017/TT-BTC and send it to the State Treasury;
a.2) If the taxpayer wishes to have the refundable amount offset against the tax payable on the next declarations: After the taxpayer submits a request for offsetting, the customs authority shall send a notification to State Treasury for offsetting. The refundable amount in excess of the payable amount shall be refunded in accordance with a.1 of this Clause.
b) If the taxpayer still owes outstanding tax, late payment interest, fines or any other payable amount, including outstanding fees and charges (except those for declarations opened by the 10th of the next month):
b.1) If the taxpayer wishes to have the refundable amount offset against the amount payable, the customs authority shall prepare a refund order according to the form in 77/2017/TT-BTC and send it to the State Treasury;
b.2) If the taxpayer still owes outstanding tax, late payment interest, fines or any other payable amount but does not wish to offset them against the refundable amount, the customs authority shall follow instructions in Point b.1 of this Clause and send a notification to the taxpayer (Form No. 28/TBBT/TXNK in Appendix VI hereof);
b.3) The amount that remains after offsetting (if any) shall be refunded to the taxpayer in accordance with Point a.1 of this Clause.
c) The customs authority shall prepare documents about change in state budget revenues when offsetting refundable amounts against amounts payable in the same fiscal year within the same customs authority.
In other cases, the customs authority shall follow instructions in Point a and Point b of this Clause.
3. Deadline:
Deadlines for processing refund claims are specified in Article 129 and Article 131 of this Circular.
4. The taxpayer has the responsibility to inform the supervisory tax authority of the VAT refunded by the customs authority mentioned in Clause 2 of this Article.
The customs authority shall notify the tax authority after issuing the decision on tax refund.
Section 5. Late payment interest, tax payment in instalments, tax deferral; cancellation of tax and fines
Article 133. Late payment interest
1. Late payment interest shall be charged in the following cases:
a) Tax is paid behind the initial deadline, extended deadline, deadline written in the tax imposition decision or tax decision issued by a competent authority;
b) Payment of tax arrears due to understatement of tax payable or overstatement of tax exemption, tax reduction or tax refund;
c) Tax is paid by instalments as prescribed in Article 134 of this Circular;
d) The exports or imports are granted customs clearance or conditional customs clearance under a guarantee as prescribed in Article 9 of the Law on Export and import duties and Article 4 of No. 134/2016/ND-CP.
2. The guarantor shall pay late payment interest if the taxpayer fails to fully pay tax by the end of the guarantee period.
3. The guarantor or the authorized collector shall transfer the tax to state budget within the day or in the beginning of the next working day. If the tax collected is not transferred to state budget by the deadline, the guarantor or the authorized collector shall pay late payment interest.
4. Determination of late payment interest:
a) Late payment interest = late payment interest rate multiplied by (x) late payment days x amount payable;
b) The late payment interest rate is 0.03% per day on the amount payable;
b) The late payment period begins from the day succeeding the deadline for paying tax and ends on the day succeeding the day on which tax is paid by the taxpayer, authorized tax collector or guarantor to state budget;
5. The taxpayer, authorized tax collector or guarantor shall determine the late payment interest according to Clause 4 of this Article and pay it to state budget.
If the customs authority discovers that the late payment interest is underpaid, the customs authority shall request the taxpayer, the authorized tax collector or the guarantor to pay the arrears (form No. 29/TBTCNCT/TXNK in Appendix VI hereof.
6. In the case of late payment of tax prescribed in Clause 4 Article 5 of Law No. 71/2014/QH13, which is amended in Clause 3 Article 3 of Law No. 106/2016/QH13 and Clause 1 Article 3 of Decree No. 100/2016/ND-CP, tax payment shall not be enforced and the taxpayer is not required to pay late payment interest before receiving the amount payable by state budget, in which case late payment interest will be charged on the amount in excess to the amount payable by state budget.
7. If the taxpayer, tax collector or guarantor fails to pay tax and late payment interest within 30 days from the deadline for paying tax, the customs authority shall notify the taxpayer, tax collector or guarantor of the amount of tax and late payment interest accrued by the date of notification (form No. 57 and form No. 58 in Appendix of Circular No. 155/2016/TT-BTC).
Article 134. Paying tax debt in instalments
1. If the taxpayer fails to fully pay tax within 90 days from the initial deadline, extended deadline or deadline written in a tax decision issued by a competent authority, the customs authority has issued a tax enforcement decision and all of the conditions specified in Clause 1 and Clause 2 Article 39 of Decree No. 83/2013/ND-CP are satisfied, the taxpayer may pay the tax debts in instalment over up to 12 months from the tax enforcement date. The taxpayer shall register and make a commitment to pay debt tax by instalments as follows:
a) Tax debt that is exceeding VND 500.000.000 but not exceeding VND 1.000.000.000 shall be paid within 03 months;
b)Tax debt that is exceeding VND 1.000.000.000 but not exceeding VND 2.000.000.000 shall be paid within 06 months;
c)Tax debt that is exceeding VND 2.000.000.000 shall be paid within 12 months;
d) If the taxpayer fails to fully pay tax by the aforementioned deadline, tax payment shall be enforced. The taxpayer’s guarantee shall pay tax and late payment interest on behalf of the taxpayer in accordance with Article 39 of Decree No. 83/2013/ND-CP;
e) Tax instalments are inclusive of the outstanding tax and late payment interest.
2. Application for tax payment by instalments:
a) Form No. 30/CVNDTT/TXNK in Appendix V hereof: 01 original copy;
b) A letter of guarantee by a credit institution as prescribed in Article 43 of this Circular: 01 original copy
(not required if an electronic letter of guarantee is already submitted).
3. Receiving and processing of Application for tax payment by instalments
a) Receiving authorities:
a.1) The Sub-department of Customs shall receive applications from taxpayers under its management;
a.2) The Customs Department shall receive applications from taxpayers under management of the Sub-department of Post-Clearance Inspection or multiple Sub-departments of Customs within the same province;
a.3) The General Department of Customs shall receive applications from taxpayers under management of multiple Customs Departments.
b) Deadlines:
b.1) Sub-departments of Customs shall respond the applicant within 01 working day after the application is submitted;
b.2) Customs Departments shall respond the applicant within 02 working days after the application is submitted;
c) The General Department of Customs shall respond the applicant within 03 working days after the application is submitted.
4. The notification sent to the applicant shall be prepared according to form No. 31/TBNDTT/TXNK in Appendix VI hereof.”
Article 135. Extension of deadline for paying tax, late payment interest and fines
1. The extension of the deadline for paying tax, late payment interest, fines (hereinafter referred to as tax deferral) shall be considered in the cases mentioned in Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 8 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP.
2. The application for tax deferral is specified in Clause 2 Article 51 of the Law on Tax administration, which consists of:
a) Form No. 32/CVGHNT/TXNK in Appendix VI hereof: 01 original copy;
b) In the cases mentioned in Point a Clause 1 Article 31 of Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 8 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP, the following documents are required:
c.1) A written confirmation issued by the local competent authority (confirmation of the conflagration issued by the local fire department or the People’s Committee of the commune or a disaster management authority): 01 original copy. The confirmation must be issued within 30 days after the incident occurs;
b.2) The insurance contract or indemnity payment notice issued by the insurer (if the insurance contract does not cover tax compensation, it is required to have the insurer’s confirmation); the carrier’s agreement on compensation in case the damage is caused by the carrier: 01 photocopy.
c) In the cases mentioned in Point b Clause 1 Article 31 of Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 8 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP, the following documents are required:
c.1) A decision to withdraw the old business premises issued by a competent authority (unless the relocation is requested by the enterprise itself): 01 photocopy;
c.2) A written confirmation issued by the local government that the enterprise has to suspend its business operation because of relocation: 01 original copy;
c.3) Documents proving the damage directly caused by relocation of the business premises. The damage is determined according to the documents and relevant regulations of law, including: remaining value of factories, warehouses, machines and equipment in which investment cannot be recovered after dismantlement (cost minus depreciation), cost of dismantlement, cost of relocation and installation at the new premises (after deduction of withdrawal cost), payment to employees for work suspension (if any). Other complicated cases related to other field, a confirmation issue by a professional agency is required: 01 original copy.
d) If the taxpayer faces the difficulties prescribed in Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 8 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP, it is required to have documents proving the inability to pay tax on schedule because of such difficulties: 01 original copy.
3. The amount of tax, late payment interest, fines that are deferred shall comply with Clause 2 Article 31 of the Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 8 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP.
4. The deferral period shall comply with Clause 3 Article 31 of the Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 8 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP.
5. a) The taxpayer eligible for tax deferral as prescribed in Point a, Point b, Point c Clause 1 Article 31 of Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 8 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP shall make and send an application for tax deferral to the customs authority having the power to decide tax deferral.
6. Power to decide tax deferral
a) The Director of a Sub-department of Customs is entitled to consider deferring tax, late payment interest and fines payable thereto;
b) The Director of a Customs Department is entitled to consider deferring tax, late payment interest and fines payable to a Sub-department of Post-Clearance Inspection or multiple Sub-departments of Customs within the same province;
c) The Director of the General Department of Customs is entitled to consider deferring tax, late payment interest and fines payable to multiple Customs Departments.
In case of difficulties specified in Point d Clause 1 Article 31 of Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 8 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP, the General Department of Customs shall receive the application and send a report to the Minister of Finance, which will request the Prime Minister to consider on a case-by-case basis.
7. Tax deferral applications shall be processed within the time limits specified in Article 52 of the Law on Tax administration.
Article 136. Cancellation of unpaid tax, late payment interest and fines
1. The entities mentioned in Clauses 1, 2, 3 Article 65 of the Law on Tax administration, which are amended in Clause 20 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13, are eligible for cancellation of outstanding tax, late payment interest, and fines (hereinafter referred to as “debt cancellation”).
2. Conditions for debt cancellation in the case mentioned in Clause 3 Article 65 of the Law on Tax administration shall comply with Point Clause 1 Article 32 of the Decree No. 83/2013/ND-CP.
3.151. An application for debt cancellation consists of:
a) Form No. 33/CVXN/TXNK in Appendix VI hereof prepared by the Customs Department to which the taxpayer owes tax, late payment interest or fines that are eligible for cancellation: 01 original copy;
b) The following documents may be required in certain situations:
b.1) A decision issued by a competent authority on the enterprise’s declaration of bankruptcy in the case specified in Clause 1 Article 65 of the Law on Tax administration: 01 photocopy;
b.2) A death certificate or a court’s declaration of missing person; a court’s decision that a person is incapable of civil acts, or documents proving that a person is dead, missing or incapacitated in the cases specified in Clause 2 Article 65 of the Law on Tax administration: 01 photocopy;
b.3) Documents proving that tax, late payment interest and fines cannot be fully collected despite every effort or payment of which cannot be enforced in the cases specified in Clause 3 Article 65 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 20 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13: 01 photocopy.
4. Procedures and time for debt cancellation:
a) The entitlement to debt cancellation is specified in Article 67 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 22 Article 1 of the Law No. 21/2012/QH13;
b) Procedures:
b.1) the Director of the Customs Department shall verify the documents and requests for debt cancellation, and send them to a competent authority as prescribed;
b.2) The Director of the General Department of Customs shall consider debt cancellation in the cases within his/her competence or receive, verify the documents and requests for debt cancellation, and send them to the Ministry of Finance in the cases within the competence of the Ministry of Finance, or request the Ministry of Finance to send them to the Prime Minister in the cases within the competence of the Prime Minister;
b.3) Presidents of the People’s Committee of the same province with the Customs Department to which the enterprise owes tax debt shall consider debt cancellation in the case within his/her competence.
c) The time limit for processing applications for debt cancellation is specified in Article 68 of the Law on Tax administration.
Article 6. Certification of FULFILMENT of tax liability
Article 137. Fulfilment of tax liability upon exit
1. Any Vietnamese citizen that exits to residents overseas, Vietnamese citizen that resides overseas, foreigner that owes tax, late payment interest, fines on exports or imports must fulfil his/her tax liability before exiting from Vietnam.
2. The customs shall send written or electronic notification to the immigration authority of the tax liability of individuals that still owe tax, late payment interest, fines on exports or imports. The notification shall contain names of the persons that have not fulfilled their tax liability, their dates of birth, nationalities, ID/passport numbers, and their supervisory customs authorities.
3. The immigration authority shall suspend every person who has not fulfilled his/her tax liability as prescribed in Clause 1 of this Article from exit in accordance with Article 53 of the Law on Tax administration and Clause 3 Article 40 of the Decree No. 83/2013/ND-CP, which is amended in Clause 10 Article 5 of Decree No. 12/2015/ND-CP.
Article 138. Fulfilment of tax liability upon dissolution, bankruptcy, and shutdown
1. The fulfilment of tax liability upon dissolution, bankruptcy, and shutdown shall comply with Article 54 of the Law on Tax administration, regulations of law on enterprises, cooperatives, and bankruptcy. Responsibility to fulfil tax liability:
a) The owner (of a sole proprietorship), the Board of members, the Board of Directors, the liquidating organization and relevant executives specified in the company’s charter shall be responsible for fulfilling the enterprise’s tax liability before submitting the notice of dissolution to the business registration authority;
b) The cooperative dissolution council shall be responsible for fulfilment of tax liability of the cooperative before submitting the dissolution documents to the issuer of the registration certificate;
c) The bankruptcy trustee or the asset-liquidating enterprise shall be responsible for fulfilment of the enterprise’s tax liability after a decision to initiate bankruptcy process is issued according to the Law on Bankruptcy.
2. Responsibility to fulfil tax liability in case an enterprise is shut down without following procedures for dissolution or bankruptcy:
a) When an enterprise whose tax liability is unfulfilled is shut down without following procedures for dissolution or bankruptcy, its owner (of a sole proprietorship), the Board of members or Board of Directors or the management board (of a cooperative) or relevant executive specified in the enterprise’s charter shall be responsible for paying the outstanding tax;
b) When a household business or sole trader whose tax liability is unfulfilled shuts down the business, the owner of the household or the sole trader is responsible for paying the outstanding tax;
c) When an artel whose tax liability is unfulfilled is shut down, the head of the artel is responsible for paying the outstanding tax.
Article 139. Fulfilment of tax liability in case of restructuring
1. Before restructuring, the enterprise must fulfil its liability to pay tax on exports or imports.
2. If an enterprise whose tax liability is unfulfilled is restructured, it is required to have a document identifying the tax liability of each enterprise established after the restructuring and every enterprise established after the restructuring must make a written commitment with the customs authority to fulfil such tax liability left by the restructured enterprise.
3. The tax authority must not issue TINs to enterprises established after restructuring if there is no certification by customs authorities that such enterprises have fulfilled their liability as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 140. Certification of fulfilment of tax liability
1. Any taxpayer or competent authority that wishes to have fulfilment of tax liability certified (including amounts of tax, late payment interest, fines, other paid amounts, and/or the amount paid to state budget) shall make a complete and send form No. 05 in Appendix IIa hereof to the customs authority through the e-customs system (or form No. 34/CVXNHT/TXNK in Appendix VI hereof and send it to the General Department of Customs in case of physical documents).
2. Within 05 working days from the day on which the request is received, the customs authority shall:
a) grant certification of tax liability fulfilment;
b) reject certification and specify the declarations on which tax liability is not fulfilled;
c) complete documents which will be the basis for the customs authority to certify tax liability fulfilment.
3. In the cases where an enterprise requests certification of fulfilment of its tax liability to serve the process of dissolution, shutdown or TIN closing, it must not open any customs declaration from the day on which the General Department of Customs issues a certification of fulfilment of its tax liability.
Article 141. Collection of information serving post-clearance inspection
1. Collection of information
The customs authority is entitled to request declarants, state authorities, and entities related to exported or imports to provide information serving post-clearance inspection as prescribed in Article 80, Article 95 and Article 96 of the Law on Customs, Article 107 and Article 108 of Decree No. 08/2015/ND-CP and relevant regulations of law.
2. Collection of information
a) Before, during and after post-clearance inspection, the customs authority may collect information from regulatory bodies, organizations and individuals that participate or are involved in export and import regarding suspected violations of customs dossiers, declared information, management and use of exports and imports.
The customs authority may collect information overseas where necessary.
3. Power to collect information
Director of the General Department of Customs, Director of Post-clearance Inspection Department, Directors of Customs Departments and Directors of Sub-departments of Customs shall collect information in accordance with Clause 1 and Clause 2 of this Article.
During site inspection at the declarants’ premises, the chief of the post-clearance inspectorate may collect information in accordance with Clause 1 and Clause 2 of this Article if such information is urgent.
4. Methods of information collection
a) Sending inquiries to the entities mentioned in Clause 1 of this Article and request a written response;
b) Sending an official to meet in person.
This method is only implemented if requested by the declarant.
The Director of the General Department of Customs shall organize overseas information collection.
Article 142. Post-clearance inspection at customs authorities
1. Cases of inspections and power to decide inspection
a) The Director of a Sub-department of Customs is entitled to decide inspection within 60 days from the customs clearance date. To be specific:
a.1) The cases of inspection are specified in Clause 1 Article 78 of the Law on Customs;
a.2) The cases in which risk analysis is required are specified in Clause 2 Article 78 of the Law on Customs;
a.3) Do not carry out an inspection in the following cases:
a.3.1) The goods are identical or similar to goods that have undergone post-clearance inspection and approved by the Sub-department of Customs, unless new information is provided or violations are suspected. If there are suspicions about the identical or similar goods, the Director of the Sub-department of customs shall submit a report to the Director of the Customs Department;
a.3.2) In case of taxation risk due to large quantity of goods or diverse categories of goods, a post-clearance inspection at the declarant’s premises is mandatory.
b) The Director of the Customs Department is entitled to decide inspection within 05 years from the registration date of a declaration. To be specific:
b.1) The cases in which a post-clearance inspection is mandatory specified in Clause 1 Article 78 of the Law on Customs. If new information is provided or violations are suspected after an inspection has been carried out in the cases mentioned in Point a of this Clause, the Director of the Customs Department shall decide whether to carry out an inspection at the Customs Department or at the declarant’s premises in accordance with Article 143 of this Circular;
b.2) The cases of inspection specified in Clause 2 Article 78 of the Law on Customs (except for the cases in which an inspection has been carried out in Point a of this Clause).
2. The following documents and goods shall be inspected:
The customs dossier, commercial invoices, transport documents, sale contracts, documents certifying goods origins, payment documents, technical documents of the exports or imports specified in Article 79 of the Law on Customs.
3. Inspection procedures
a) Issuance of the decision on post-clearance inspection:
a.1) Director of the Customs Department or Sub-department of Customs shall issue a decision on post-clearance inspection according to form No. 01/2015-KTSTQ in Appendix VII hereof, request the declarant to provide the customs dossier, commercial invoices, transport documents, sale contracts, documents certifying goods origins, payment documents, technical documents of the goods undergoing inspection and provide explanation;
a.2) The decision on post-clearance inspection shall be sent directly or by registered mail or by fax to the declarant within 03 working days after it is signed and at least 05 working days before the inspection date;
b) Carry out the inspection and process the inspection result:
b.1) The declarant does not comply with the decision on post-clearance inspection:
If the declarant does not send documents or appoint a representative to the customs authority within 03 working days from the inspection date written on the decision on post-clearance inspection, the customs authority shall impose administrative penalties and perform the following tasks:
b.1.1) If a conclusion cannot be given, request the Director of the Customs Department to decide;
b.1.2) If a conclusion can be given, the Director of the Customs Department or Sub-department of Customs shall issue a notification of inspection result and administrative decisions (if any).
After administrative penalties are imposed, the customs authority shall update information on the e-customs system, according to which proper inspection shall be carried out (document inspection or physical inspection of goods) regarding the declarant’s next shipments.
b.2) The declarant complies with the decision on post-clearance inspection:
b.2.1) The customs authority shall carry out the inspection as follows:
b.2.1.1) Compare information on the customs declaration and value declaration with corresponding documents in the customs dossier provided by the declarant;
b.2.1.2) Compare the customs dossier and documents about the exports or imports with the declarant’s explanation provided during inspection and other information collected (if any);
b.2.1.3) Inspect the declarant’s adherence to regulations of law on customs and management of exports and imports.
If the declarant sends a representative to work with the customs authority, the inspection shall be recorded according to form No. 08/2015-KTSTQ in Appendix VIII hereof and enclosed with other documents provided by the declarant. The customs authority shall follow instructions in Article 141 of this Circular where necessary.
b.2.2) The declarant shall provide the customs dossier, commercial invoices, transport documents, sale contracts, documents certifying goods origins, payment documents, technical documents of the goods undergoing inspection and provide explanation in accordance with Article 79 and Article 82 of the Law on Customs;
The declarant may provide additional information and documents relevant to the inspected documents after the inspection is completed.
b.3) After a inspection result is given, follow instructions in Clause 3 Article 79 of the Law on Customs, Article 100 of Decree No. 08/2015/ND-CP and Point c.4 Clause 3 Article 143 of this Circular.
c) Based on documents, data, information, explanation provided by the declarant and the inspection result, within 05 working days from the end of the inspection according to the decision on inspection, the person who signs the decision on inspection shall issue a notification of inspection result (form No. 06/2015-KTSTQ in Appendix VIII enclosed herewith) and send it to the declarant.”
Article 143. Post-clearance inspection at the declarant’s premises
1. Cases of inspections and power to decide inspection
a) The cases specified in Clause 1 Article 78 of the Law on Customs, including the cases in which the customs authority receives new information or there are new suspicion of violations or new taxation risks after a post-clearance inspection has been carried out at the customs authority.
b) The cases specified in Clause 2 and Clause 3 Article 78 of the Law on Customs;
c) The customs authority shall consider carrying out a specialized inspection in the following cases:
c.1) The time limit for post-clearance inspection has expired;
c.2) There is new information or suspected violations or complicated cases after a post-clearance inspection has been carried out at the declarant’s premises.
2. The following documents and goods shall be inspected:
The customs dossier, compare the declaration with accounting records, other documents, data related to the goods, the exports or imports in reality if necessary and possible, within 05 years from the registration date of the customs declaration.
3. Inspection procedures
a) Issuance of the decision on post-clearance inspection:
a.1) The Director of the General Department of Customs, Director of Post-clearance Inspection Department, Directors of Customs Departments shall issue a decision on post-clearance inspection at the declarant’s premises according to form No. 01/2015-KTSTQ in Appendix VIII hereof;
a.2) In the cases specified in Clause 2 and Clause 3 Article 78 of the Law on Customs, the inspection decision shall be sent directly, by registered mail or fax to the declarant within 03 working days from the day on which it is signed and at least 05 working days before the inspection date.
In case of inspection because of suspected violations prescribed in Clause 1 Article 78 of the Law on Customs, the decision shall be given directly to the declarant or the declarant’s representative during working hours without prior notice;
a.3) Revision, extension, cancellation of the inspection decision:
In case the decision on post-clearance inspection is revised, form No. 03/2015-KTSTQ in Appendix VIII enclosed herewith shall be used;
In case the extension of post-clearance inspection duration, form No. 04/2015-KTSTQ in Appendix VIII enclosed herewith shall be used;
In case of cancellation of the decision on post-clearance inspection, form No. 07/2015-KTSTQ in Appendix VIII enclosed herewith shall be used.
b) If the declarant does not send documents or appoint a representative to work with the customs authority as requested, the customs authority shall impose administrative penalties and perform the following tasks:
b.1) If a conclusion cannot be given, consider carrying out a specialized inspection;
b.2) If a conclusion can be given, the head of the customs authority shall issue one according to result of inspection of available documents and data and administrative decisions (if any).
After administrative penalties are imposed, the customs authority shall update information on the e-customs system, according to which proper inspection shall be carried out (document inspection or physical inspection of goods) regarding the declarant’s next shipments.
c) If the declarant complies with the inspection decision:
c.1) The declarant shall provide information, data and documents for the customs authority in accordance with Point b Clause 3 Article 80 of the Law on Customs and Article 16a of this Circular. The declarant may provide relevant documents and data to prove previous declaration or answer the customs authority’s inquiries;
c.2. The inspection decision shall be prepared according to form No. 09/2015-KTSTQ in Appendix VIII hereof;
c.3) The customs authority shall carry out the inspection as follows:
c.3.1) Compare information on the customs declaration and value declaration with corresponding documents in the customs dossier provided by the declarant;
c.3.2) Compare the customs dossier, information and documents about the exports or imports with the declarant’s explanation provided during inspection and other documents and information collected by the customs authority (if any);
c.3.3) Compare information and documents provided for the customs authority with information in the accounting documents, inventory documents, data systems and relevant documents of the declarant;
c.3.4) Compare information and documents provided for the customs authority with management and use of goods in reality;
c.3.5) Carry out a physical inspection of goods if necessary and possible;
c.3.6) Inspect the declarant’s adherence to regulations of law on customs and management of exports and imports;
c.3.7) Inspect eligibility for tax recession, tax refund and tax cancellation (if any);
c.3.8) Inspect goods origins in terms of origin criteria, adherence to regulations on issuance and transport other regulations on goods origins;
c.3.9) Compare information and documents provided or presented to the customs authority with management and use of imported raw materials, supplies, machines and equipment in reality since their import, during the manufacturing and until the products are exported or repurposed, disposal of excess raw materials, supplies and products;
c.3.10) If declarant does not declare his/her special relationship on the customs declaration or value declaration (if any), the customs authority shall inspect the impact of such relationship on the selling price in accordance with Article 7 of Circular No. 39/2015/TT-BTC.
The inspection shall be recorded according to form no. 08/2015-KTSTQ in Appendix VIII of this Circular, which is enclosed with supporting documents provided by the declarant. The customs authority shall follow instructions in Article 141 of this Circular where necessary;
c.4) Handling inspection result:
c.4.1) If the information, documents, explanation provided by the declarant proves that the declaration is legitimate, the customs authority shall accept the declaration;
c.4.2) The customs authority shall take appropriate actions in the following cases:
c.4.2.1) The documents provided by the declarant for the customs authority are not legitimate;
4.2.2) The declarant fails to provide an acceptable explanation for the inconsistency or irrationality of the documents in the customs dossier, between the customs dossier submitted or presented to the customs authority and those retained by the declarant; between the customs dossier and accounting records; between the customs dossier and any explanation provided by the enterprise; between the customs dossier, accounting records and other relevant documents;
c.4.2.3) The declarant fails to provide adequate documents and information that have to be retained by the declarant and presented at the request of the customs;
c.4.2.4) The customs authority is able to prove that information provided for the customs authority is false according to documents and information obtained from the declarant, the exporter or the exporter’s representative; information obtained from the seller, manufacturer or operator or other entities relevant to the export or import;
c.4.2.5) The declarant fails to complete the customs declaration and value declaration accurately and adequately according to instructions in Appendix II hereof and Circular No. 39/2015/TT-BTC; Point a Clause 3, Point dd.2 Clause 4 Article 25 of this Circular;
c.4.2.6) The declarant provides false information about eligibility for tax recession, tax refund or tax cancellation;
c.4.2.7) The goods fail to satisfy origin criteria or violate regulations on issuance and transport other regulations on goods origins;
c.4.2.8) Information, data or documents provided or presented by the declarant do not match the management or use of raw materials, supplies, machines and equipment in reality.
Result of post-clearance inspection shall be handled in accordance with Point c.4 of this Article and relevant provisions of this Circular.
4. Inspection conclusion
a) The draft conclusion must be sent within 05 working days from the end of the inspection according final inspection record. The conclusion shall be given based the contents, scope, and result of inspection written on the inspection record. The issuer of the decision on post-clearance inspection shall draft and send the conclusion to the declarant (by email, by tax, by post, or directly);
b) Within 10 days from the end of the inspection, the declarant may provide an explanation (in writing or in person) for the person who signs the inspection decision.
If the declarant does not provide any explanation, the customs authority shall perform the next steps accordingly;
c) Within 15 days from the end of the inspection, the person who signs the inspection decision shall:
c.1) Consider the declarant’s explanation and/or the result of discussion with the declarant’ representative to clarify the issue and sign the conclusion;
c.2) The Director of the General Department of Customs, Post-clearance Inspection Department, or Customs Department shall sign conclusion according to form No. 05/2015-KTSTQ in Appendix VIII hereof;
c.3) If professional opinions are necessary for making the conclusion:
c.3.1) The customs authority may give conclusion about some of the issues. Additional conclusion about the other issues that need consultation with competent authorities may be given later. The additional conclusion shall be given within 15 days after consultation with competent authorities;
c.3.2) The conclusion shall be given within 15 days after receiving comments from competent authorities;
c.3.3) Inquired authorities shall give comments within 30 days from the day on which the inquiry is received;
c.3.4) If no comments are given by the inquired authorities, the customs authority shall give the conclusion within 15 days from the deadline mentioned in c.3.3 of this Clause based on existing inspection result and data.
Article 144. Organizing a post-clearance inspection
1. The Director of the General Department of Customs shall direct the organization of post-clearance inspections nationwide, sign decisions on post-clearance inspection, and handle inspection results in the cases prescribed in Clause 2 Article 98 of Decree No. 08/2015/ND-CP:
a) Inspection of prioritized enterprises recognized by the Director of the General Department of Customs;
b) Inspection of enterprises executing projects of national importance;
c) The corporations, general companies that have facilities for manufacturing goods for export or multiple export, import branches in multiple provinces.
2. The Director of the Post-customs Clearance Inspection Department has responsibilities to:
a) Provide consultancy on organization of post-clearance inspection, provide training for post-clearance inspection techniques nationwide; organize post-clearance inspection, instruct and manage inspectorates;
b) Sign decisions on post-clearance inspection and organize implementation of such decisions, handle inspection results, sign decisions on tax imposition as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 78 of the Law on Customs and in case of inspection according to a plan approved by the Director of the General Department of Customs, except for the cases prescribed in Clause 1 of this Article;
c) Sign decisions on post-clearance inspection and organize inspection thereof as authorized; handle inspection results in accordance with Article 100 of Decree No. 08/2015/ND-CP, send reports to the Director of the General Department of Customs of cases of tax imposition and the cases prescribed in Clause 1 of this Article as authorized by the Director of the General Department of Customs;
d) Impose administrative penalties for customs offenses as prescribed by regulations of law on penalties for administrative violations.
3. Directors of Customs Departments shall organize and manage post-clearance inspections within their provinces; organize post-clearance inspections or assign Directors of Sub-departments of Post-Clearance Inspection to do so; organize and manage inspectorates.
Send reports to the Director of the General Department of Customs of the cases in which post-clearance inspection is carried out at the declarant’s premises outside their province.
4. The Director of Sub-department of Post-Clearance Inspection has the responsibilities to:
a) Sign decisions on post-clearance inspection and organize inspection thereof; handle inspection results in accordance with Article 100 of Decree No. 08/2015/ND-CP as authorized by the Director of the Customs Department;
b) Impose administrative penalties for customs offenses as prescribed by regulations of law on penalties for administrative violations;
c) Provide consultancy and instructions on post-clearance inspection within the province. Update information and receive reports on post-clearance inspections carried out by Sub-departments of Customs, and send reports to the Director of the Customs Department of the Post-clearance Inspection Department in order to ensure uniformity, effectiveness, and avoid repetition;
d) Update information, documents about post-clearance inspection, results thereof, and request such results as prescribed by the General Department of Customs.
5. The Director of Sub-department of Customs has the responsibilities to:
a) Sign decisions on post-clearance inspection and handle results thereof in the cases prescribed in Point a Clause 2 Article 142 of this Circular;
Organize post-clearance inspections as assigned by the Director of the Customs Department;
b) Impose administrative penalties for customs offenses as prescribed by regulations of law on penalties for administrative violations;
c) Update information, documents, results post-clearance inspection, and report such results as prescribed by the General Department of Customs.
Article 145. Responsibility to settle complaints about post-clearance inspection
1. The person in charge of complaint settlement must ensure objectivity and must not assign the unit that issued the decision being complained to settle the complaint.
2. Responsibilities of complaint settlement units:
a) The Director of the Sub-department of Post-Clearance Inspection, the Director of the Sub-department of Customs shall carry out the first settlement of complaints against administrative decisions issued by the Director of the Sub-department of Post-Clearance Inspection or the Director of the Sub-department of Customs.
b) The Director of the Customs Department shall:
b.1) Carry out the first settlement of the complaints against administrative decisions issued by the Director of the Customs Department;
b.2) Carry out the second settlement of the complaints against administrative decisions issued by the Director of the Sub-department of Post-Clearance Inspection or the Director of the Sub-department of Customs.
c) The Director of the Post-clearance Inspection Department shall carry out the first settlement of complaints against administrative decisions issued by the Director of the Post-clearance Inspection Department.
d) The Director of the General Department of Customs:
d.1) Carry out the first settlement of the complaints against administrative decisions issued by the Director of the General Department of Customs; The inspection unit of the General Department of Customs shall advise the Director of the General Department of Customs settling complaints;
d.2) Carry out the second settlement of the complaints against administrative decisions issued by the Director of the Customs Department; The Director of the Post-customs Clearance Inspection Department shall advise the Director of the General Department of Customs settling complaints;
d.3) Carry out the second settlement of complaints against administrative decisions issued by the Director of the Post-clearance Inspection Department. The inspection unit of the General Department of Customs shall advise the Director of the General Department of Customs settling complaints.
e) The Minister of Finance shall carry out the second settlement of complaints against administrative decisions issued by the Director of the General Department of Customs. The inspectorate of the Ministry of Finance shall advise the Minister of Finance settling complaints.
Article 146. Set forms provided in the Law on Customs and Decree No. 08/2015/ND-CP
The following forms are provided by the Ministry of Finance in Appendix IX in accordance with the Law on Customs and Decree No. 08/2015/ND-CP:
1. Form No. 01: List of goods transited without passing the mainland territory.
2. Form No. 02: List of temporarily imported/export containers/flex tanks.
3. Form No. 03: Application for establishment of a bonded warehouse, container freight station, ICD, off-airport cargo terminal, customs place outside the checkpoint area, or concentrated inspection site.
4. Form no. 04: Quarterly report on use of materials received and dispatched from the tax-suspension warehouse.
5. Form no. 05: Annual report on use of materials received and dispatched from the tax-suspension warehouse.
1. With regard to processing contracts that have been notified to the customs authority and customs declarations of goods imported for manufacturing of products for export registered before the effective date of this Circular but statements are yet to be made, the statements shall be made in accordance with this Circular.
With regard to EPEs required to submit quarterly reports, the report of the first quarter of 2015 may be skipped. Statements shall be made and submitted in accordance with this Circular.
2. With regard to goods sent to bonded warehouses and CFS before the effective dates of the Law on Customs No. 54/2014/QH13, Decree No. 08/2015/ND-CP, and this Circular, the time limit, procedures for dispatching goods from bonded warehouses and CFS shall comply with the said documents.
Article 148. Responsibility for implementation
1. The Director of the General Department of Customs shall instruct customs authorities to uniformly implement this Circular in order to facilitate export, import, and customs control.
2. Customs authorities shall carry out customs procedures; customs supervision and inspection, export duty, import duty, and tax administration of exports or imports in accordance with this Circular. Customs authorities, declarants, and taxpayers must report every difficulty that arise during the implementation of this Circular to the Ministry of Finance (General Department of Customs) for instructions on a case-by-case basis.
1. This Circular takes effect on April 01, 2015.
Point dd.2 Clause 1, Point dd Clause 4 Article 42, Clause 4, Clause 7, and Clause 8 Article 133, and Article 135 of this Circular shall come into force on the effective date of the Law No. 71/2014/QH13 on amendments to tax laws (January 01, 2015).
Article 133 of this Circular shall apply to determination of late payment interest on customs declarations registered before January 01, 2015 tax on which is paid from January 01, 2015.
2. The following documents are annulled:
a) Circular No. 94/2014/TT-BTC dated July 17, 2014 on customs procedures, customs supervision and inspection of some types of goods temporarily imported for re-export, goods transited, and goods sent to bonded warehouses; settlement of refused shipments;
b) Circular No. 22/2014/TT-BTC dated February 14, 2014 of the Ministry of Finance on electronic customs procedures applied to commercial exports and imports;
c) Circular No. 128/2013/TT-BTC dated September 10, 2013 of the Ministry of Finance on customs procedures; customs supervision and inspection; export duty, import duty, and tax administration of exports or imports;
d) Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance on electronic customs procedures on commercial exports and imports;
dd) Circular No. 186/2012/TT-BTC dated November 02, 2012 providing templates of declarations of transited goods and appendices thereof; printing, management, use of declarations of transited goods and appendices;
e) Circular No. 183/2012/TT-BTC dated October 25, 2012 of the Ministry of Finance providing templates of declarations of goods received and dispatched from bonded warehouses and appendices thereof;
g) Circular No. 15/2012/TT-BTC dated February 08, 2012 of the Ministry of Finance providing templates of declarations of exports or imports;
h) Circular No. 190/2011/TT-BTC dated December 20, 2011 of the Ministry of Finance providing templates of declarations of non-trading exports and imports, appendices thereof; printing, management, use of declarations of non-trading exports and imports and appendices thereof;
i) Circular No. 45/2011/TT-BTC dated May 19, 2011 of customs procedures applied international multimodal transport of goods;
k) Circular No. 45/2007/TT-BTC dated May 07, 2007 of the Ministry of Finance providing instructions on special preferential import duty;
l) Circular No. 13/2014/TT-BTC dated January 14, 2014 of the Ministry of Finance on customs procedures applied to goods processed under contracts with foreign parties;
m) Circular No. 175/2013/TT-BTC dated November 29, 2013 of the Ministry of Finance on application of risk management to customs activities;
n) Circular No. 237/2009/TT-BTC dated December 18, 2009 of the Ministry of Finance providing guidelines for import duty and VAT on materials and machinery imported under processing contracts or for manufacturing of domestic exports that are damaged or loss because of force majeure events such as natural disasters, conflagration, accidents;
And guidelines for customs procedures, customs supervision and inspection, export duty, import duty, and tax administration of exports or imports provided by the Ministry of Finance that contravene this Circular.
3. Where the documents cited in this Circular are revised or replaced, the newest one shall apply./.
|
CERTIFIED BY PP. MINISTER |
2 Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC is pursuant to:
“The Law on amendments to some articles of the Law on Value Added Tax, Law on excise taxes and Law on Tax Administration dated April 06, 2016
The Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;
Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 amending certain Articles of Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government of Vietnam providing detailed regulations and guidance on the Law on Customs providing for customs procedures, inspection, supervision and control procedures;
The Government's Decree No. 09/2018/ND-CP dated January 15, 2018 elaborating the Law on Commerce and the Law on Foreign Trade Management of goods trade activities and activities directly related to goods trade of foreign investors and foreign-invested business organizations in Vietnam;
The Government's Decree No.134/2016/ND-CP dated September 01, 2016 elaborating some Articles of the Law on Export and import duties;
The Government's Decree No.108/2015/ND-CP dated October 28, 2015 elaborating some Articles of the Law on Excise taxes and the Law on amendments thereto;
The Government’s Decree No. 12/2015/ND-CP dated February 12, 2015 elaborating some Articles of the Law on Amendments to Tax Laws and Tax Decrees;
The Government's Decree No. 100/2016/ND-CP dated July 01, 2016 elaborating the Law on amendments to the Law on Value-added tax, the Law on Excise taxes and the Law on Tax administration; Pursuant to the Government's Decree No. 146/2017/ND-CP dated December 15, 2017 on amendments to Decree No. 100/2016/ND-CP;
Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of the Government on function, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of the General Department of Vietnam Customs;
The Minister of Finance of Vietnam promulgates a Circular amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC.”
3 This clause is amended according to clause 1 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
9 This point is amended according to point a clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 23, 2015 of the Ministry of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
10 This point is amended according to point a clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 23, 2015 of the Ministry of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
11 This point is supplemented according to point b clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
12 This point is supplemented according to point b clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
13 This point is supplemented according to point b clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
14 This point is supplemented according to point b clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
15 This point is supplemented according to point b clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
16 This point is supplemented according to point b clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
17 This point is supplemented according to point b clause 7 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
18 This clause is amended according to clause 8 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
19 This clause is amended according to clause 8 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
20 This clause is amended according to clause 8 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
22 This clause is amended according to clause 10 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
23 This clause is amended according to clause 10 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
25 This clause is amended according to clause 12 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
26 This clause is amended according to clause 13 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
31 This clause is amended according to point b clause 16 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
32 This clause is amended according to point b clause 16 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
33 This clause is amended according to point b clause 16 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
34 This clause is supplemented according to point b clause 16 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
35 This clause is amended according to clause 17 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
38 This clause is amended according to clause 20 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
39 This clause is amended according to clause 20 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
40 This clause is amended according to clause 20 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
41 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
42 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
43 This clause is amended according to clause 21 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
44 This clause is amended according to clause 21 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
45 This clause is amended according to clause 21 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
46 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
47 Clause 3 Article 3 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018, is as follows:
“3. Provisions of Point b.3 Clause 2 Article 33 of Circular No. 38/2015/TT-BTC shall be implemented in accordance with Point b Clause 2 Article 30 of 38/2015/TT-BTC, which is amended in Clause 19 Article 1 of this Circular.”
49 This point is annulled according to Clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
52 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
53 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
54 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
55 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
56 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
57 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
58 This clause is amended according to clause 24 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
59 This clause is amended according to clause 24 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
60 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
61 This clause is annulled according to clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
64 This point is amended according to point a clause 27 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 23, 2015 of the Ministry of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
65 This clause is amended according to point b clause 27 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
78 This clause is amended according to clause 33 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
79 This clause is amended according to clause 33 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
90 This clause is amended according to clause 43 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
101 This clause is amended according to clause 53 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
104 This point is supplemented according to clause 56 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
105 This point is supplemented according to clause 56 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
106 This point is supplemented according to clause 57 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
107 This point is annulled according to Clause 1 Article 2 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
108 This clause is amended according to clause 58 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
109 This clause is amended according to clause 58 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
110 This clause is amended according to clause 58 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018.
114 This point is amended according to clause 60 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
151 This clause is amended according to clause 69 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance of Vietnam amending certain articles of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance of Vietnam on customs procedures; customs inspection and supervision; export and import duties and management thereof, which comes into force from June 5, 2018
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực