Chương IV Thông tư 80/2021/TT-BTC: Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Số hiệu: | 80/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 29/09/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 17/11/2021 | Số công báo: | Từ số 959 đến số 960 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 01/01/2022, hàng loạt Thông tư về quản lý thuế hết hiệu lực
Ngày 29/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, từ ngày Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thì hàng loạt Thông tư về quản lý thuế bị bãi bỏ, gồm:
- Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013.
- Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 sửa đổi Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
- Thông tư 71/2010/TT-BTC ngày 07/5/2010 hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường.
- Thông tư 06/2017/TT-BTC ngày 20/1/2017 sửa đổi khoản 1 Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
- Thông tư 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 về sửa đổi tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xác định tiền chậm nộp
Việc xác định số tiền chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tính tiền chậm nộp quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế. Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
2. Thông báo về tiền chậm nộp
Hằng tháng, cơ quan thuế thông báo về số tiền chậm nộp cùng với thông báo tiền thuế nợ (theo mẫu số 01/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên. Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cơ quan thuế thông báo về số tiền thuế nợ và số tiền chậm nộp của người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình thông qua tổ chức được uỷ nhiệm thu.
Để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế xác định và thông báo tiền thuế nợ đến thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo (theo mẫu số 02/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này).
3. Điều chỉnh giảm tiền chậm nộp
a) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung. Cơ quan thuế căn cứ thông tin quản lý nghĩa vụ của người nộp thuế để xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 03/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 03/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
1. Thời gian không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế được tính từ ngày đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thanh toán cho người nộp thuế nhưng chưa thanh toán đến ngày đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế.
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Trình tự, thủ tục
a.1) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.
a.2) Trường hợp hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận không tính tiền chậm nộp (mẫu số 04/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp hoặc Thông báo chấp thuận không tính tiền chậm nộp (mẫu số 05/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng không tính tiền chậm nộp.
b) Hồ sơ đề nghị không tính tiền chậm nộp
b.1) Văn bản đề nghị không tính tiền chậm nộp theo mẫu số 01/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2) Văn bản có xác nhận của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 02/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
b.3) Hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ ký với chủ đầu tư (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).
3. Trách nhiệm của người nộp thuế và các cơ quan liên quan
a) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước chậm nhất là trong ngày làm việc liền kề sau ngày được đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 03/KTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm xác nhận tình trạng thanh toán cho người nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận này.
c) Cơ quan thuế giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
d) Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin về tình hình thanh toán nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1. Trình tự giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận miễn tiền chậm nộp (mẫu số 03/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp hoặc Quyết định miễn tiền chậm nộp (mẫu số 02/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp.
2. Hồ sơ miễn tiền chậm nộp
a) Đối với trường hợp do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, hồ sơ bao gồm:
a.1) Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế theo mẫu số 01/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
a.3) Văn bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan tài chính hoặc cơ quan giám định độc lập (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
a.4) Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);
a.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).
b) Trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
b.1) Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế theo mẫu số 01/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2) Văn bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của cơ quan tài chính hoặc cơ quan giám định độc lập xác định mức độ, giá trị thiệt hại đối với trường hợp do chiến tranh, bạo loạn, đình công mà người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
b.3) Tài liệu chứng minh rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế mà người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước đối với trường hợp người nộp thuế gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
b.4) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
3. Xác định số tiền chậm nộp được miễn
a) Đối với người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế: số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
b) Đối với người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: số tiền chậm nộp được miễn là số tiền chậm nộp còn nợ tại thời điểm xảy ra tình trạng bất khả kháng khác và không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
4. Thẩm quyền ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp
Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước ban hành Quyết định miễn tiền chậm nộp theo mẫu số 04/MTCN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
1. Trình tự giải quyết hồ sơ gia hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại Điều 62 Luật Quản lý thuế
a) Người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước.
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định hoặc phát hiện có dấu hiệu sai phạm về giá trị vật chất bị thiệt hại trong hồ sơ do người nộp thuế tự xác định hoặc các sai sót khác, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận gia hạn nộp thuế (mẫu số 03/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế hoặc Quyết định gia hạn nộp thuế (mẫu số 02/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với trường hợp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế.
2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
a) Đối với trường hợp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế, hồ sơ bao gồm:
a.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của cơ quan có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
a.3) Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;
a.4) Văn bản (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại (nếu có);
a.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (nếu có).
b) Đối với trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
b.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.2) Văn bản xác định giá trị vật chất bị thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu;
b.3) Tài liệu xác nhận về thời gian, địa điểm xảy ra bất khả kháng của cơ quan có thẩm quyền; tài liệu chứng minh người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp do chiến tranh, bạo loạn, đình công mà người nộp thuế phải ngừng, nghỉ sản xuất, kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
b.4) Tài liệu chứng minh việc gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế và người nộp thuế không có khả năng nguồn tài chính nộp ngân sách nhà nước đối với trường hợp bị thiệt hại do gặp rủi ro không thuộc nguyên nhân, trách nhiệm chủ quan của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
b.5) Các chứng từ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại của cơ quan bảo hiểm (nếu có).
c) Đối với trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế. Hồ sơ bao gồm:
c.1) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
c.2) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế);
c.3) Đề án hoặc phương án di dời, trong đó thể hiện rõ kế hoạch và tiến độ thực hiện di dời của người nộp thuế (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).
3. Xác định số tiền được gia hạn nộp thuế
a) Đối với người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế: Số tiền thuế được gia hạn nộp thuế là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ nhưng không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
b) Đối với người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: Số tiền thuế được gia hạn nộp thuế là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế gặp trường hợp bất khả kháng khác, nhưng không vượt quá giá trị vật chất bị thiệt hại sau khi trừ các khoản được bồi thường, bảo hiểm theo quy định (nếu có).
c) Đối với trường hợp di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 62 Luật Quản lý thuế: Số tiền thuế được gia hạn là số tiền thuế nợ tính đến thời điểm người nộp thuế bắt đầu ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện di dời, nhưng không vượt quá chi phí thực hiện di dời và thiệt hại do phải di dời gây ra sau khi trừ đi các khoản được hỗ trợ, đền bù thiệt hại theo quy định. Chi phí di dời không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thực hiện di dời thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế đã được gia hạn và tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế đã được gia hạn nộp thuế.
1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:
a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:
a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.3) Tổ chức trả thu nhập có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm a.1, a.2 khoản này. Số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi quyết toán được xác định bằng (=) số thuế nộp thừa của cá nhân uỷ quyền quyết toán trừ (-) số thuế còn phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán; tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm trả cho cá nhân uỷ quyền quyết toán số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi tổ chức chi trả quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
a.4) Bù trừ với khoản nợ hoặc khoản thu phát sinh có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách của người nộp thuế khác khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
a.5) Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa bằng ngoại tệ thuộc trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ quy định tại Điều 4 Thông tư này khi thực hiện bù trừ phải quy đổi sang đồng Việt nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm xác định số thuế nộp thừa để bù trừ.
b) Hoàn trả, hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách
Người nộp thuế có khoản nộp thừa sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a khoản này mà vẫn còn khoản nộp thừa hoặc không có khoản nợ thì người nộp thuế được gửi hồ sơ đề nghị hoàn trả hoặc hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 42 Thông tư này. Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
c) Thời điểm xác định khoản nộp thừa để xử lý bù trừ hoặc hoàn nộp thừa:
c.1) Trường hợp người nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế theo số thuế đã kê khai, thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước khi nộp hồ sơ khai thuế thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, nếu có hồ sơ khai bổ sung thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai bổ sung.
c.2) Trường hợp người nộp thuế xác định nghĩa vụ thuế theo Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước ngày thông báo thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu có thông báo điều chỉnh, bổ sung thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành thông báo điều chỉnh, bổ sung.
c.3) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền theo Quyết định của cơ quan thuế, Quyết định hoặc Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thời điểm xác định nộp thừa là ngày người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp người nộp thuế nộp tiền trước ngày Quyết định hoặc Văn bản thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày ban hành Quyết định hoặc Văn bản, nếu có nhiều Quyết định hoặc Văn bản thì thời điểm xác định khoản nộp thừa được căn cứ vào Quyết định hoặc Văn bản cuối cùng.
c.4) Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước nhưng sau đó thực hiện theo Bản án, Quyết định của Toà án thì thời điểm xác định khoản nộp thừa là ngày Bản án, Quyết định có hiệu lực.
2. Trình tự, thủ tục bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
a) Người nộp thuế có khoản nộp thừa bù trừ với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo quy định tại điểm a.1, a.2, a.3 khoản 1 Điều này thì không phải gửi hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế thực hiện tự động bù trừ trên hệ thống quản lý thuế theo quy định về kế toán nghiệp vụ thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này và cung cấp thông tin cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 69 Thông tư này.
b) Người nộp thuế có khoản nộp thừa bù trừ với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này thì gửi hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa, gồm: Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và các tài liệu liên quan (nếu có) đến cơ quan thuế có thẩm quyền xử lý khoản nộp thừa quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của người nộp thuế, cơ quan thuế đối chiếu khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế:
c.1) Trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện bù trừ khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo đề nghị của người nộp thuế và thông báo cho người nộp thuế có khoản nộp thừa đề nghị bù trừ và người nộp thuế có khoản nợ, khoản thu phát sinh được bù trừ biết theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
c.2) Trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế không thuộc trường hợp bù trừ khoản nộp thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan thuế ban hành Thông báo theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này nêu rõ lý do không thực hiện bù trừ khoản nộp thừa gửi cho người nộp thuế.
Trường hợp đề nghị của người nộp thuế không khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP gửi cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin của người nộp thuế không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung của người nộp thuế, trường hợp khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm c.1 khoản này.
Quá thời hạn giải trình, bổ sung theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hoặc người nộp thuế có giải trình, bổ sung nhưng khoản nộp thừa, khoản nợ, khoản thu phát sinh tại văn bản đề nghị của người nộp thuế không khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế thì cơ quan thuế ban hành Thông báo theo mẫu số 01/TB-XLBT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này nêu rõ lý do không thực hiện bù trừ khoản nộp thừa gửi cho người nộp thuế.
3. Thẩm quyền xử lý bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện:
a.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
a.2) Tiếp nhận, giải quyết văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ quản lý thu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện:
b.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý thu thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này.
b.2) Tiếp nhận, giải quyết văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý thu.
c) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này thực hiện:
c.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý đối với khoản thu được phân bổ.
c.2) Phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý bù trừ khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh do nơi được hưởng khoản thu được phân bổ quản lý thu theo hướng dẫn tại điểm a.4 khoản 1 Điều này.
Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) thuộc trường hợp không hoàn trả khoản nộp thừa và cơ quan thuế thực hiện tất toán số tiền nộp thừa tại sổ kế toán, trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế để xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý như sau:
1. Đối với người nộp thuế có khoản nộp thừa theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế:
a) Người nộp thuế gửi Văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa theo mẫu số 01/ĐNKHT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều này tiếp nhận, xử lý văn bản của người nộp thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản như sau:
b.1) Trường hợp khớp đúng theo đề nghị của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa theo mẫu số 01/QĐ-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để thực hiện tất toán khoản nộp thừa trên sổ kế toán và gửi cho người nộp thuế.
b.2) Trường hợp không khớp đúng theo đề nghị của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP gửi cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin.
Thời gian giải trình, bổ sung thông tin của người nộp thuế không tính vào thời gian giải quyết văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của người nộp thuế. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung của người nộp thuế, trường hợp thông tin đã khớp đúng với dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế thì cơ quan thuế ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa. Nếu quá thời hạn bổ sung theo thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin thì cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc khoản nộp thừa không đủ điều kiện thực hiện tất toán theo mẫu số 02/TB-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và lý do không thực hiện tất toán khoản nộp thừa theo đề nghị của người nộp thuế.
2. Đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có khoản nộp thừa theo quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý như sau:
a) Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thông báo về khoản nộp thừa của người nộp thuế theo mẫu số 01/DSKNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế và phương tiện thông tin đại chúng sau khi cơ quan thuế thực hiện bù trừ giữa khoản nộp thừa và khoản còn nợ của người nộp thuế trên toàn quốc.
b) Trước khi ban hành Thông báo về khoản nộp thừa theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước hoặc cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ để xác định khoản nộp thừa, khoản còn nợ của người nộp thuế trên toàn quốc sau khi hệ thống ứng dụng quản lý thuế đã bù trừ theo quy định tại điểm a.1 khoản 1 Điều 25 Thông tư này và lập Quyết định hoàn kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 02/QĐHT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này (số tiền hoàn bằng số tiền nợ được bù trừ, không có phần còn lại được hoàn trả sau khi bù trừ). Cơ quan thuế lập và gửi Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Điều 47 Thông tư này.
c) Sau 01 năm kể từ ngày thông báo về khoản nộp thừa của người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế và phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm a khoản này mà cơ quan thuế không nhận được phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả khoản nộp thừa của người nộp thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu số 01/QĐ-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và thực hiện tất toán khoản nộp thừa không hoàn trả của người nộp thuế trên sổ kế toán.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tất toán khoản nộp thừa không hoàn trả của người nộp thuế trên sổ kế toán, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện công khai Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế.
3. Đối với người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế:
a) Định kỳ, sau ngày 31/3 hằng năm cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều này thực hiện rà soát và lập Danh sách về khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế trên dữ liệu quản lý thuế theo mẫu số 01/DSKNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi Thông báo về khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm theo mẫu số 02/TB-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế biết. Riêng khoản nộp thừa của người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cơ quan thuế công khai Thông báo trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế.
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi Thông báo cho người nộp thuế hoặc công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế, cơ quan thuế không nhận được phản hồi của người nộp thuế. Cơ quan thuế ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm theo mẫu số 01/QĐ-KHTNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và tất toán khoản nộp thừa của người nộp thuế trên sổ kế toán.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện tất toán khoản nộp thừa trên sổ kế toán, cơ quan thuế công khai Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế.
4. Thẩm quyền tiếp nhận, xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
a.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của người nộp thuế và ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ quản lý thu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
a.2) Xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký của người nộp thuế thuộc cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
a.3) Xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm đối với khoản nộp thừa do Cơ quan thuế quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước:
b.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản từ chối nhận lại số tiền nộp thừa của người nộp thuế và ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu.
b.2) Phối hợp rà soát khoản nộp thừa, khoản nợ trước khi cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký và thực hiện bù trừ, tất toán đối với khoản nộp thừa do cơ quan quản lý thu theo quyết định đã ban hành.
b.3) Xử lý, ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa do người nộp thuế có khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu.
c) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này:
Phối hợp rà soát khoản nộp thừa, khoản nợ do cơ quan thuế quản lý trước khi cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành Quyết định không hoàn trả khoản nộp thừa theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này và thực hiện bù trừ, tất toán đối với khoản nộp thừa do cơ quan thuế quản lý thu theo quyết định đã ban hành.
SETTLEMENT OF TAX, LATE PAYMENT INTEREST, FINES
Article 21. Settlement of late tax payment
1. Determination of late payment interest
Late payment interest shall be determined according to the tax arrears, the number of days of late payment, and the interest rate specified in Article 59 of the Law on Tax Administration. Late payment period begins on the day succeeding the day on which late payment interest is charged and ends on the day preceding the day on which tax arrears are paid to state budget.
2. Notification of late payment interest
The tax authority shall notify the late payment interest and tax debt (according to Form No. 01/TTN in Appendix I hereof) to the taxpayer whose tax debt is overdue for at least 30 days. For non-agricultural land use tax, the tax authority shall inform the tax debt and late payment interest of taxpayers that are individuals and households via the authorized collectors.
In order to complete administrative procedures for taxpayers or at the request of competent authorities, the tax authority shall determine and notify tax debt that accumulates by the time the tax authority issues the notification (according to Form No. 02/TTN in Appendix I hereof).
3. Decreasing late payment interest
a) In case the taxpayer makes a supplementary declaration that decreases tax obligations, the taxpayer shall determine the decreased late payment interest on the supplementary declaration. The tax authority shall determine the decreased late payment interest on the basis of information about the taxpayer's obligations and send a notification to the taxpayer according to Form No. 03/TTN in Appendix I hereof.
b) In case the tax authority or a competent authority, upon inspection, discovers that the tax payable is decreased or issues a decision on or notification of decrease in tax payable, the tax authority shall decrease the late payment interest in proportion to the decrease in tax payable and send a notification to the taxpayer according to Form No. 03/TTN in Appendix I hereof.
Article 22. Procedures and application for cancellation of late payment interest
1. The period over which late payment interest is not charged in the cases specified in Point a Clause 5 Article 59 of the Law on Tax Administration begins on the day on which payment to the taxpayer by the state budget is due to the day on which the taxpayer is paid by the state budget user.
2. Procedures for cancellation of late payment interest in the cases specified in Point a Clause 5 Article 59 of the Law on Tax Administration:
a) Procedures
a.1) The taxpayer shall prepare the application for cancellation of late payment interest and send it to the supervisory tax authority or the state budget revenue-managing tax authority.
a.2) In case the application for cancellation of late payment interest is not satisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and request the taxpayer to provide explanation or supplement the application.
In case the application for cancellation of late payment interest is satisfactory, within 10 working days from the receipt of the application, the tax authority shall decide whether to send a notification of cancelled late payment interest (Form No. 04/KTCN in Appendix I hereof) if the taxpayer is eligible, or send a notification of rejected application (Form No. 05/KTCN in Appendix I hereof) if the taxpayer is not eligible.
b) The application for cancellation of late payment interest shall contain:
b.1) The application form No. 01/KTCN in Appendix I hereof.
b.2) Written state budget user's confirmation that the taxpayer has not received the payment according to Form No. 02/KTCN in Appendix I hereof (original copy or certified true copy);
b.3) The contract for provision of goods and/or services with the investor (original copy or copy certified by the taxpayer).
3. Responsibilities of the taxpayer and relevant authorities
a) The taxpayer shall pay tax debt to state budget by the working day succeeding the day on which the state budget user pays the taxpayer and sends a notification to the tax authority according to Form No. 03/KTCN in Appendix I hereof.
b) The state budget user shall confirm the status of payment to the taxpayer and take legal responsibility for such confirmation.
c) The tax authority shall supervise the taxpayer's fulfillment of their tax obligations.
d) State Treasury shall cooperate with tax authorities in providing information about payment by state budget.
Article 23. Procedures and application for exemption of late payment interest
1. Procedures for processing an application for exemption of late payment interest in the cases specified in Clause 8 Article 59 of the Law on Tax Administration:
a) The taxpayer shall prepare the application for exemption of late payment interest and send it to the state budget revenue-managing tax authority.
b) In case the application for exemption of late payment interest is not satisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and request the taxpayer to provide explanation or supplement the application.
In case the application for exemption of late payment interest is satisfactory, within 10 working days from the receipt of the application, the tax authority shall decide whether to send a notification of exempted late payment interest (Form No. 03/MTCN in Appendix I hereof) if the taxpayer is eligible, or send a notification of rejected application (Form No. 02/MTCN in Appendix I hereof) if the taxpayer is not eligible.
2. The application for exemption of late payment interest:
a) In case of a natural disaster, epidemic, conflagration or accident, the application shall contain:
b.1) The application form No. 01/MTCN in Appendix I hereof;
a.2) Documents issued by competent authorities confirming the time, location of the natural disaster, epidemic, conflagration or accident (original copies or copies certified by the taxpayer);
a.3) Documents determining physical damage issued by a financial authority or an independent assessing authority (original copies or certified true copies);
a.4) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) attributing responsibility of specific organizations and individuals for paying compensation (if any);
a.5) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) relevant to payment of compensation (if any).
b) In other force majeure events specified in Clause 1 Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP, the application shall contain:
b.1) The application form No. 01/MTCN in Appendix I hereof;
b.2) Documents determining physical damage issued by a financial authority or an independent assessing authority (original copies or certified true copies) inflicted by the war, riot, strike that caused the taxpayer to suspend or terminate business operation;
b.3) Documents proving that the risk is not subjectively caused by the taxpayer and that the taxpayer is not financially capable of making payment to state budget if that is the case (original copies or certified true copies).
b.4) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) relevant to insurance payout provided by the insurer (if any).
3. Determination of exempted late payment interest
a) In case of a natural disaster, epidemic, conflagration or accident mentioned in Point a Clause 27 Article 3 of the Law on Tax Administration, the exempted late payment interest shall be the unpaid late payment interest upon the occurrence of such event and must not exceed the physical damage minus compensation and insurance payout (if any).
b) In case of other force majeure events mentioned in Clause 1 Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP, the exempted late payment interest shall be the unpaid late payment interest upon the occurrence of such event and must not exceed the physical damage minus compensation and insurance payout (if any).
4. Authority to issue decisions on exemption of late payment interest
Heads of supervisory tax authorities or state budget revenue-managing tax authority shall issue decisions on exemption of late payment interest according to Form No. 04/MTCN in Appendix I hereof.
Article 24. Procedures and application for tax deferral
1. Procedures for processing an application for tax deferral in the cases specified in Article 62 of the Law on Tax Administration:
a) The taxpayer shall prepare the application for tax deferral and send it to the supervisory tax authority or the state budget revenue-managing tax authority.
b) In case the application for tax deferral is not satisfactory, the value of physical damage determined by the taxpayer and specified in the application is suspicious, or there are other errors, within 03 working days from the receipt of the application, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and request the taxpayer to provide explanation or supplement the application.
In case the application for tax deferral is satisfactory, within 10 working days from the receipt of the application, the tax authority shall decide whether to send the decision on tax deferral (Form No. 02/GHAN in Appendix I hereof) if the taxpayer is eligible, or send a notification of rejected application (Form No. 03/GHAN in Appendix I hereof) if the taxpayer is not eligible.
2. Composition of an application for tax deferral
a) In case of a natural disaster, epidemic, conflagration or accident specified in Point a Clause 27 Article 3 of the Law on Tax Administration, the application shall contain:
a.1) The application form No. 01/GHAN in Appendix I hereof;
a.2) Documents issued by competent authorities confirming the time, location of the natural disaster, epidemic, conflagration or accident (original copies or copies certified by the taxpayer);
a.3) Documents about physical damage determined by the taxpayer or the taxpayer's legal representative, who is responsible for the accuracy of the physical damage determined;
a.4) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) attributing responsibility of specific organizations and individuals for paying compensation (if any);
a.5) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) relevant to payment of compensation (if any).
b) In other force majeure events specified in Clause 1 Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP, the application shall contain:
a.1) The application form No. 01/GHAN in Appendix I hereof;
a.2) Documents about physical damage determined by the taxpayer or the taxpayer's legal representative, who is responsible for the accuracy of the physical damage determined;
b.3) Documents confirming the time and location of the force majeure event issued by competent authorities; documents proving that business suspension or shutdown is caused by the war, riot, strike (original copies or copies certified by the taxpayer);
b.4) Documents proving that the risk is not subjectively caused by the taxpayer and that the taxpayer is not financially capable of making payment to state budget if that is the case (original copies or certified true copies).
b.5) Documents (original copies or copies certified by the taxpayer) relevant to insurance payout provided by the insurer (if any).
c) In case of relocation of the business establishment specified in Point b Clause 1 Article 62 of the Law on Tax Administration, the application shall contain:
a.1) The application form No. 01/GHAN in Appendix I hereof;
c.2) The decision on relocation of the business establishment issued by a competent authority (original copy or copy certified by the taxpayer);
c.3) The relocation scheme or plan which specifies the taxpayer's plan and schedule for relocation (original copy or copy certified by the taxpayer);
3. Determination of deferred amount
a) In case of a natural disaster, epidemic, conflagration or accident mentioned in Point a Clause 27 Article 3 of the Law on Tax Administration, the deferred amount is the tax debt that has accumulated by the date of occurrence of the natural disaster, epidemic, conflagration or and must not exceed the physical damage minus compensation and insurance payout (if any).
b) In case of other force majeure events mentioned in Clause 1 Article 3 of Decree No. 126/2020/ND-CP, the deferred amount shall be the tax debt that has accumulated by the date of the occurrence of such event and must not exceed the physical damage minus compensation and insurance payout (if any).
c) In case of relocation specified in Point b Clause 1 Article 62 of the Law on Tax Administration, the deferred amount shall be the tax debt that has accumulated by the day on which business operation is suspended for relocation but must not exceed the relocation costs and damage caused by the relocation minus compensation and insurance payout as per regulations. Relocation costs do not include the costs of construction of the new business establishment. In case a competent authority discovers that the relocation does not happen, the taxpayer shall pay the deferred amount and late payment interest on the deferred amount.
Article 25. Settlement of overpaid tax, late payment interest and fines
1. Overpaid tax, late payment interest or fine (hereinafter referred to as "overpaid amount") specified in Clause 1 Article 60 of the Law on Tax Administration shall be handled as follows:
a) Offsetting against the outstanding tax, late payment interest, fines (hereinafter referred to as "debts") or offset against tax, late payment interest, fines payable next time (hereinafter referred to as "new amounts payable") in the following cases:
a.1) Offset against the taxpayer's debts that belong to the same category and area as those of the overpaid amount.
a.2) Offset against the taxpayer's new amount payables that belong to the same category and area as those of the overpaid amount.
a.3) The income payer that has the overpaid PIT shall offset it in accordance with Point a.1 and Point a.2 of this Clause. Overpaid PIT equals (=) overpaid PIT of the authorizing individual minus (-) PIT payable of the authorizing individual; the income payer shall return the overpaid PIT to the authorizing individual when it finalizes PIT.
a.4) Offset against another taxpayer's debts or new amount payables that belong to the same category and area as those of the overpaid amount if the current taxpayer has no more debt.
a.5) In case the taxpayer's overpaid amount is in a foreign currency as prescribed in Article 4 of this Circular, it shall be converted into VND at the selling rate at the beginning of the day quoted by Vietcombank on the day on which overpaid tax is determined.
b) Refund, refund combined with budget offsetting
In case the overpaid amount cannot be completely offset according to Point a of this Clause or the taxpayer does not have any debt, the taxpayer may submit an application for refund or refund combined with state budget offsetting in accordance with Article 42 of this Circular. The overpaid amount will be refunded when the taxpayer has no debt.
c) Date of determination of overpaid amount for offsetting or refund:
c.1) If the taxpayer calculate, declare and pay the declared tax themselves, the date of determination of overpaid amount shall be the day on which tax is paid to state budget; In case the taxpayer pays tax before submitting the tax declaration dossier, it shall be the day on which the tax declaration dossier is submitted. In case of supplementary declaration, it shall be the date the supplementary tax declaration dossier is submitted.
c.2) If the taxpayer calculate, declare and pay the declared tax themselves, the date of determination of overpaid amount shall be the day on which tax is paid to state budget; In case the taxpayer pays tax before submitting the tax declaration dossier, it shall be the day on which the tax declaration dossier is submitted. In case of supplementation of the tax declaration dossier, it shall be the date the supplementary documents are submitted.
c.3) If the taxpayer pays tax according to a decision issued by the tax authority, a decision or document issued by a competent authority, the date of determination of overpaid amount shall be the day on which tax is paid to state budget; In case the taxpayer pays tax before the decision or document is issued, it shall be the issuance date of the decision or document. In case of multiple decisions or documents, it shall be the issuance date of the last decision or document.
c.4) In case the taxpayer has paid tax before having to implement a court's judgment or decision, the date of determination of overpaid amount shall be the effective date of the court's judgment or decision.
2. Procedures for offsetting overpaid tax, late payment interest and fines
a) The taxpayer who has an overpaid amount to be offset against debts or new amounts payable according to Point a.1, Point a.2, Point a.3 Clause 1 of this Article is not required to submit the application for offsetting to the tax authority. The tax authority shall automatically offset the overpaid amount on the tax administration system in the cases specified in Point a.1, Point a.2 Clause 1 of this Article and provide information for the taxpayer in accordance with Article 69 of this Circular.
b) The taxpayer who has an overpaid amount to be offset against debts or new amounts payable according to Point a.4 Clause 1 of this Article shall submit an application which shall contain: the application form No. 01/DNXLNT in Appendix I hereof and relevant documents to the tax authority specified in Clause 3 of this Article.
c) The tax authority shall receive and process the taxpayer's application for offsetting in accordance with Clause 3 of this Article. Within 05 working days from the receipt of the satisfactory application, the tax authority shall compare the overpaid amount, debts and new amounts payable specified in the taxpayer's application with those on the tax administration system:
c.1) If the information matches, the tax authority shall offset the overpaid amount against the debts and new amounts payable as requested by the taxpayer and send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-XLBT in Appendix I hereof.
c.2) If the taxpayer is not eligible for offsetting as prescribed in Clause 1 of this Article, the tax authority shall send a notification to the taxpayer according to Form No. 01/TB-XLBT in Appendix I hereof and provide explanation.
If information in the taxpayer's application does match that on the tax administration system, the tax authority shall request the taxpayer to provide explanation and supplementary documents according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP and send it to the taxpayer. The explanation and supplementation time shall be excluded from the application processing time. If the taxpayer's explanation and supplementary documents match information on the tax administration system, carry out the offsetting according to Point c.1 of this Clause.
If the taxpayer fails to provide explanation or supplementary documents by the deadline imposed by the tax authority or information in the taxpayer's application does not match information on the tax administration system, the tax authority shall send the taxpayer a notification according to Form No. 01/TB-XLBT in Appendix I hereof and provide explanation for not offsetting the overpaid amount.
3. Authority of to offset overpaid amounts
a) Supervisory tax authorities shall:
a.1) Offset the overpaid amount against the debts and new amounts payable of taxpayers under their management in the cases specified in Point a.1 and Point a.2 Clause 1 of this Article.
a.2) Receive, process applications for settlement of taxpayers' overpaid amounts in the cases specified in Point a.4 Clause 1 of this Article that are collected by supervisory tax authorities or managed by tax authorities of the receiving provinces according to Point b Clause 6 Article 3 of this Circular.
b) State budget revenue-managing tax authorities shall:
b.1) Offset on the tax administration system the overpaid amounts of the taxpayers under their management in the cases specified in Point a.1 and Point a.2 Clause 1 of this Article.
b.2) Receive, process applications for settlement of taxpayers' overpaid amounts in the cases specified in Point a.4 Clause 1 of this Article that are under their management.
c) The tax authority of the receiving province prescribed in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular shall:
c.1) Offset the overpaid amount against the debts and new amounts payable under their management in the cases specified in Point a.1 and Point a.2 Clause 1 of this Article.
c.2) Cooperate with supervisory tax authorities in offsetting overpaid amounts against the debts and new amounts under their management according to Point a.4 Clause 1 of this Article.
Article 26. Cancellation of refund of overpaid tax, late payment interest and fines
In case the taxpayer has an overpaid amount which is not eligible for refund and the tax authority finalizes the overpaid amount on the accounting books or tax administration system according to Clause 3 Article 60 of the Law on Tax Administration:
1. In the case specified in Point a Clause 3 Article 60 of the Law on Tax Administration:
a) The taxpayer shall send a document rejecting the refund according to Form No. 01/DNKHT in Appendix I hereof.
b) The tax authority specified in Clause 4 of this Article shall receive and process the taxpayer's document within 05 working days from its receipt as follows:
b.1) If information matches, the tax authority shall issue the decision on refund cancellation according to Form No. 01/QD-KHTNT in Appendix I hereof and send it to the taxpayer.
b.2) If information does not match, the tax authority shall send the taxpayer a request for explanation and supplementary documents according to Form No. 01/TB-BSTT-NNT enclosed with Decree No. 126/2020/ND-CP.
The explanation and supplementation time shall be excluded from the processing time. If the taxpayer's explanation and supplementary documents match the information on the tax administration system, the tax authority shall issue the decision on refund cancellation. If the taxpayer fails to provide explanation and supplementary information by the deadline imposed by the tax authority, the tax authority shall send the taxpayer a notification that the taxpayer's overpaid amount cannot be finalized according to Form No. 02/TB-KHTNT and provide explanation.
2. In case the taxpayer is not operating at the registered address where the overpaid amount occurs as prescribed in Point b Clause 3 and Clause 4 Article 60 of the Law on Tax Administration:
a) After 180 days from the day on which the tax authority issues the notification that the taxpayer no longer operates at the registered address, the supervisory tax authority shall publish the notification of the taxpayer's overpaid amount (Form No. 01/DSKNT) on its website and mass media after the tax authority offsets the overpaid amount and debts of the taxpayer nationwide.
b) before issuing the notification of the taxpayer's overpaid amount mentioned in Point a of this Clause, the supervisory tax authority shall cooperate with the state budget revenue-managing tax authority or the tax authority of the receiving province in determining the taxpayer's overpaid amounts and debts nationwide after offsetting is carried out by the tax administration system according to Point a.1 Clause 1 Article 25 of this Circular; issue a decision on refund cum state budget offsetting according to Form No. 02/QDHT in Appendix I hereof (the refunded amount is equal to the offset debt, no amount is refunded after offsetting). The tax authority shall send an order for return and offsetting of state budget revenues to State Treasury in accordance with Article 47 of this Circular.
c) After 01 years from the issuance date of the notification mentioned in Point a of this Clause, if the tax authority does not receive any written request for refund of the overpaid amount form the taxpayer, the supervisory tax authority shall issue the decision on refund cancellation according to Form No. 01/QD-KHTNT in Appendix I hereof and finalized the taxpayer's overpaid amount which is not refunded on the accounting book.
d) Within 03 working days from the day on which the taxpayer's overpaid amount is finalized on the accounting books, the supervisory tax authority shall publish the decision on refund cancellation on its website.
3. In case the taxpayer fails to offset the overpaid amount against tax obligations and does not claim tax refund according to Point c Clause 3 Article 60 of the Law on Tax Administration:
a) After March 31 every year, pursuant to Clause 4 of this Article, the tax authority shall compile a list of overpaid amounts that have been overdue for 10 years according to Form No. 01/DSKNT in Appendix I hereof.
b) The tax authority shall send the taxpayer the notification of the overpaid amount that has been overdue for 10 years according to Form No. 02/TB-KHTNT in Appendix I hereof. The tax authority shall publish overpaid amounts of taxpayers that no longer operate at their registered addresses or whose TINs have been invalidated.
c) If the tax authority does not receive the taxpayer's response within 15 working days from the day on which the notification is sent to the taxpayer or published on the tax authority's website, the tax authority shall issue the decision on refund cancellation according to Form No. 01/QD-KHTNT in Appendix I hereof and finalized the taxpayer's overpaid amount on the accounting book.
d) Within 03 working days from the day on which the taxpayer's overpaid amount is finalized on the accounting books, the supervisory tax authority shall publish the decision on refund cancellation on its website.
4. Authority to issue decisions on refund cancellation
a) Supervisory tax authorities shall:
a.1) Receive, process applications for refund cancellation of taxpayers and issue decisions on refund cancellation regarding the overpaid amounts under their management or under management of the tax authority of the receiving province according to Point b Clause 6 Article 3 of this Circular.
a.2) Issue decisions on refund cancellation in cases where taxpayers under their management no longer operate at their registered addresses.
a.3) Issue decisions on refund cancellation in cases where overpaid amounts have been overdue for 10 years under their management or under management of the tax authority of the receiving province according to Point b Clause 6 Article 3 of this Circular.
b) State budget revenue-managing tax authorities shall:
b.1) Receive, process applications for refund cancellation of taxpayers and issue decisions on refund cancellation regarding the overpaid amounts under their management.
b.2) Cooperate in reviewing overpaid amounts and debts before the supervisory tax authorities issue decisions on refund cancellation in cases where taxpayers no longer operate at their registered addresses; finalize overpaid amounts under their management according to issued decisions.
b.3) Issue decisions on refund cancellation in cases where overpaid amounts have been overdue for 10 years under their management.
c) The tax authority of the receiving province prescribed in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular shall:
Cooperate in reviewing overpaid amounts and debts before the supervisory tax authorities issue decisions on refund cancellation in the cases specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article; offset and finalize overpaid amounts under their management according to issued decisions.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 21. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
Điều 22. Trình tự, thủ tục, hồ sơ không tính tiền chậm nộp
Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 25. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 26. Xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 32. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Điều 33. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
Điều 34. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Điều 39. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế đối với người nộp thuế
Điều 64. Thời hạn và trả kết quả giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Điều 65. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 13. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
Điều 16. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế bảo vệ môi trường
Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xử lý hồ sơ hoàn thuế
Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 84. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân
Điều 53. Thủ tục hồ sơ miễn thuế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Thông tư này
Điều 60. Thủ tục hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Thông tư này
Điều 61. Các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản trong hồ sơ miễn lệ phí trước bạ
Điều 70. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Điều 84. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân