Chương I Thông tư 80/2021/TT-BTC: Những quy định chung
Số hiệu: | 80/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 29/09/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 17/11/2021 | Số công báo: | Từ số 959 đến số 960 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 01/01/2022, hàng loạt Thông tư về quản lý thuế hết hiệu lực
Ngày 29/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, từ ngày Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thì hàng loạt Thông tư về quản lý thuế bị bãi bỏ, gồm:
- Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013.
- Thông tư 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 31/2017/TT-BTC ngày 18/4/2017 sửa đổi Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Thông tư 208/2015/TT-BTC ngày 28/12/2015 về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
- Thông tư 71/2010/TT-BTC ngày 07/5/2010 hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường.
- Thông tư 06/2017/TT-BTC ngày 20/1/2017 sửa đổi khoản 1 Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
- Thông tư 79/2017/TT-BTC ngày 01/8/2017 về sửa đổi tiết b1 Điểm b Khoản 4 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
Thông tư 80/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn đối với các khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý theo quy định tại Điều 7, Điều 28, Điều 42 , Điều 59, Điều 60, Điều 64, Điều 72, Điều 73, Điều 76, Điều 80, Điều 86, Điều 96, Điều 107 và Điều 124 của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019 và Điều 30, Điều 39 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế (Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) đối với các nội dung về đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ và tỷ giá quy đổi; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn; khai thuế, tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế, mẫu biểu khai thuế; xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế; xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ gia hạn nộp thuế; trình tự, thủ tục hoàn thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn thuế, giảm thuế; hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; xây dựng, thu thập xử lý thông tin và quản lý thông tin người nộp thuế; trình tự, thủ tục hồ sơ kiểm tra thuế; quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; kinh phí uỷ nhiệm thu.
Ngoài các từ ngữ đã được quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. “Hoạt động thương mại điện tử” là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ.
2. “Hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số” là hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh thông qua hệ thống kỹ thuật số trung gian nhằm kết nối với khách hàng, tất cả các hoạt động kết nối diễn ra trong môi trường số.
3. “Tỉnh” là địa bàn hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. “Phân bổ nghĩa vụ thuế” là việc người nộp thuế khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước và xác định số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (địa bàn nhận phân bổ) theo quy định của pháp luật.
5. “Cơ quan thuế quản lý trực tiếp” bao gồm:
a) Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ quy định tại điểm c khoản này;
b) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;
c) Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;
đ) Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành; trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.
6. “Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ” là cơ quan thuế thuộc địa bàn được nhận khoản thu ngân sách nhà nước do người nộp thuế xác định trên tờ khai thuế nhưng không được tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế theo quy định. Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ gồm:
a) Cơ quan thuế tại địa bàn nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng không quản lý trực tiếp người nộp thuế;
b) Cơ quan thuế tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính mà được hưởng khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.
7. “Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước” là cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có phát sinh thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế và các thủ tục về thuế khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc theo văn bản phân công của cơ quan có thẩm quyền; nhưng không phải là cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
8. “Đơn vị phụ thuộc” bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện.
9. “Địa điểm kinh doanh” là nơi người nộp thuế tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh (trừ địa điểm của trụ sở chính, đơn vị phụ thuộc).
10. “Chi cục Thuế” bao gồm Chi cục Thuế và Chi cục Thuế khu vực.
11. “Thiệt hại vật chất” là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế tính được bằng tiền như: Máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền.
1. Các trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bao gồm:
a) Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (trừ trường hợp dầu thô, condensate, khí thiên nhiên bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác) gồm: thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp; phụ thu đối với phần dầu lãi được chia khi giá dầu thô biến động tăng; tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia; tiền hoa hồng chữ ký; tiền hoa hồng phát hiện thương mại dầu, khí; tiền hoa hồng sản xuất; tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu, khí; tiền đền bù không thực hiện các cam kết tối thiểu; thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí; thuế đặc biệt, khoản phụ thu và thuế thu nhập doanh nghiệp từ kết dư phần dầu để lại của hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại Lô 09.1 thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng trong giao dịch thanh toán.
b) Phí, lệ phí và các khoản thu khác do các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí và các khoản thu khác.
c) Phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam được phép thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí.
d) Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán.
1. Đối với cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành (trừ quy định tại khoản 3 Điều này), cụ thể:
a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
b) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế.
c) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế khai thuế, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
d) Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế.
đ) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp.
e) Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này.
g) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương V Thông tư này.
h) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
i) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).
k) Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
k.1) Xác định người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này để hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế xác định số thuế phải nộp cho từng địa bàn nhận phân bổ và nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp kèm theo hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
k.2) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp của người nộp thuế (bao gồm cả số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ).
k.3) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước của địa bàn nhận phân bổ.
k.4) Chủ trì thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này biết, phối hợp.
k.5) Chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế của địa bàn nhận phân bổ; đồng thời, thông báo cho cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này biết, phối hợp.
k.6) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp của khoản thuế nợ tại địa bàn nhận phân bổ.
k.7) Chủ trì tiếp nhận văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế nộp thừa tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này.
k.8) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này.
k.9) Chủ trì tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế tại địa bàn nhận phân bổ và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này để xử lý theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
k.10) Chủ trì và phối hợp với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có) bao gồm cả việc xác định số thuế phải nộp cho địa bàn nhận phân bổ.
k.11) Tổng hợp số liệu và báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân kết quả thu ngân sách nhà nước theo quy định đối với tất cả các khoản nộp vào ngân sách nhà nước, khoản hoàn trả cho người nộp thuế trên địa bàn, bao gồm cả khoản thu thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế quản lý trực tiếp khác nhưng người nộp thuế đóng trụ sở chính trên địa bàn.
2. Đối với cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ:
a) Theo dõi, giám sát người nộp thuế thực hiện khai phân bổ số tiền thuế phải nộp và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại địa bàn nhận phân bổ; yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến khoản thu được phân bổ; thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế.
b) Thực hiện một số biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với số thuế phải nộp tại địa bàn nhận phân bổ và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
c) Phối hợp giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xoá nợ tiền thuế tại tỉnh được hưởng nguồn thu phân bổ theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
d) Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý bù trừ số tiền thuế phân bổ nộp thừa của người nộp thuế theo quy định Điều 25, Điều 26 Thông tư này (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
đ) Phối hợp giải quyết hoàn thuế phân bổ nộp thừa cho người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này (trừ cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Thông tư này).
e) Phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3. Đối với cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước:
Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với khoản thu được giao trên địa bàn của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:
a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý.
b) Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 Thông tư này thì tiền chậm nộp được tính, điều chỉnh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
c) Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước đối với khoản thu được giao quản lý.
d) Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đối với khoản thu được giao quản lý.
đ) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Thông tư này.
e) Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư này.
g) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư được giao quản lý theo quy định tại Mục 1 Chương V Thông tư này.
h) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế nộp thừa đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư này.
i) Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế đối với khoản thu được giao quản lý theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
k) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế có khoản thu được giao quản lý và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).
l) Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế đối với khoản thu quy định điểm đ khoản 1 Điều 13, Điều 15, điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư này thì cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện thêm các nhiệm vụ như cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế có khoản thu được phân bổ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều này.
This Circular provides guidance on state budget revenues under management of tax authorities specified in Article 7, Article 28, Article 42, Article 59, Article 60, Article 64, Article 72, Article 73, Article 76, Article 80, Article 86, Article 96, Article 107 and Article 124 of the Law on Tax Administration dated June 13, 2019, Article 30 and Article 39 of Decree No.126/2020/ND-CP regarding tax declaration currencies, tax payment in foreign currencies, exchange rates; duties, entitlements and responsibilities of tax advisory councils of communes and commune-level towns (hereinafter referred to as "communes"; declaring, calculating, distributing tax; tax forms; handling of late tax payment; handling of overpaid tax, late payment interest, fines; application for tax payment in instalments, application for tax deferral; procedures for tax refund, classification of tax refund applications, receipt of tax refund applications; applications for tax exemption and reduction; applications for cancellation of tax, late payment interest, fine debts; development, collection, processing and management of taxpayers’ information; procedures for tax inspection, tax administration of e-commerce, digital platform-based business and other services provided by overseas suppliers without permanent establishments in Vietnam; authorized collection.
This Circular applies to taxpayers, tax authorities, tax officials, other relevant state authorities, organizations and individuals according to Article 2 of the Law on Tax Administration.
Besides the terms defined in the Law on Tax Administration and Decree No.126/2020/ND-CP, some terms in this Circular are construed as follows:
1. “e-commerce” means some or all commerce processes using electronic media connected to the Internet, mobile telecommunications networks or other open networks as defined in the Government’s Decree No. 52/2013/ND-CP dated 16/5/2013.
2. “digital platform-based business” means business operations by entities via intermediate digital systems in order to connect to customers; all connection activities take place in the digital environments.
3. “province” means a province or a central-affiliated city.
4. “distribution of tax obligations” means the taxpayer declaring tax at the supervisory tax authority or tax state budget revenue-managing tax authority and determine the amount of tax payable in each province to which state budget revenue is distributed (hereinafter referred to as “receiving province”) as prescribed by law.
5. “supervisory tax authorities” include:
a) The tax authority responsible for the administrative division where the taxpayer’s is headquartered, except the case in Point c of this Clause;
b) The tax authority responsible for the administrative division in another province where the taxpayer’s dependent unit is located to which the dependent unit directly declares tax;
c) Major Enterprise Departments of Taxation affiliated to General Department of Taxation that are established under the Prime Minister’s Decision No. 15/2021/QD-TTg dated 30/3/2021;
d) Supervisory tax authorities of individuals earning salaries and remunerations are the tax authorities that issue their taxpayer identification numbers (TIN) and will be changed according to the tax authorities that finalize their tax as per regulations;
dd) In case an individual receives inheritance or gift that are securities or stakes in business organizations in Vietnam and has to declare tax directly at the tax authority, his/her supervisory tax authority shall be the supervisory tax authority of the issuer; in case the issuer has multiple supervisory tax authorities, the supervisory tax authority of the individual shall be the tax authority of the area where he/she resides.
The supervisory tax authority may be written on the taxpayer registration certificate or TIN notice or supervisory tax authority notice when issuing the enterprise ID number, corporate ID number, TIN or when changing registration information or reassigning supervisory tax authorities as prescribed by law.
6. “tax authority of the receiving province” is the tax authority that is located within the administrative division where the state budget revenue is received and specified by the taxpayer on the tax return but must not receive tax declaration dossiers from taxpayers as per regulations. A tax authority of the receiving province can be:
a) The tax authority that is located in the administrative division where the taxpayer is headquartered but is not the supervisory tax authority of the taxpayer.
b) The tax authority that is located in a province other than the province in which the taxpayer is headquartered but still receives the state budget revenues according to Clause 2 and Clause 4 Article 11 of Decree No.126/2020/ND-CP, Articles 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 and 19 of this Circular.
7. “state budget revenue-managing tax authority” is the tax authority that is located within the administrative division where the procedures for declaring, paying, refunding, reducing, exempting tax, and other procedures are completed according to the Law on Tax Administration and its guiding documents or assigning documents of competent authorities, but is not the supervisory tax of the taxpayer.
8. “dependent units” include branches and representative offices.
9. “business location” is any location where the taxpayer’s business operations take place (except the location of the headquarters and dependent units.
10. “sub-departments of taxation” include sub-departments of taxation and regional sub-departments of taxation.
11. “physical damage” means damage to the taxpayer’s assets that can be converted to money such as: equipment, machinery, vehicles, supplies, goods, factories, offices, money, papers that are as valuable as money.
Article 4. Tax declaration currencies, tax payment in convertible foreign currencies and actual exchange rates
1. Cases of tax declaration and tax payment in convertible foreign currencies:
a) Petroleum exploration and extraction (except crude oil, condensate, natural gas for sale in Vietnam or otherwise prescribed by the Government), including: resource royalty, corporate income tax (CIT); surcharges on distributable surplus of oil in case of increase in crude oil price; profit on oil and gas distributed to the host country; signature bonus; discovery bonus; production bonus; payment for access to petroleum documentation; damages for non-fulfillment of minimum requirements; CIT on income from transfer of right to participate in petroleum contracts; special taxes, surcharges and CIT on retained oil surplus of Vietsovpetro JV in block 09.1 that are declared and paid to state budget using convertible foreign currencies.
b) Fees, charges and other amounts collected by diplomatic missions of the Socialist Republic of Vietnam.
Declared and paid to state budget using the foreign currencies prescribed in the documents on fees, charges and other amounts.
c) Fees and charges that may be collected in foreign currencies by agencies and organizations in Vietnam:
Declared and paid to state budget using the foreign currencies prescribed in the documents on fees and charges.
d) E-commerce, digital platform-based business and other services provided by overseas suppliers without permanent establishments in Vietnam:
Declared and paid to state budget using convertible foreign currencies.
2. Actual exchange rates shall comply with accounting laws.
Article 5. Responsibility for tax administration of supervisory tax authorities, tax authority of the receiving province and state budget revenue-managing tax authority
1. Supervisory tax authorities
Supervisory tax authorities shall fully comply with regulations on tax administration of the Law on Tax Administration and its guiding documents (except the regulations of Clause 3 of this Article. To be specific:
a) Receive tax declaration dossiers, extend deadlines for submission of tax declaration dossiers and impose penalties for violations committed by taxpayers against regulations of law on submission of tax declaration dossiers.
b) Calculate late payment interest, adjust late payment interest payable by taxpayers.
c) Instruct, urge taxpayers to declare and pay tax.
d) Implement measures for collection of tax debts and enforce payment of tax debts.
dd) Receive and process applications for tax deferral, tax payment in instalments, chargeoff, tax debt cancellation, exemption of late payment interest, cancellation of late payment interest.
e) Receive and process written requests for settlement of overpaid amounts of taxpayers in accordance with Article 25 and Article 26 of this Circular.
g) Receive and process applications for tax refund of taxpayers in accordance with Chapter V of this Circular.
h) Receive and process applications for tax exemption and reduction in accordance with Chapter VI of this Circular.
i) Carry out inspection and impose penalties for violations discovered on inspection (if any).
k) In case the taxpayer has to pay tax in multiple administrative divisions, the supervisory tax authority shall also have the following duties:
k.1) Determine whether the taxpayer is subject to tax obligation distribution as prescribed in Article 12, Article 13, Article 14, Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19 of this Circular in order to provide instructions and urge the taxpayer to determine the amount of tax payable in each receiving province, submit the tax distribution sheet together with the tax declaration dossier to the supervisory tax authority; impose penalties for violations committed by the taxpayer against regulations of law on submission of tax declaration dossiers.
k.2) Calculate late payment interest, adjust late payment interest on the total amount of tax payable by the taxpayer (including the tax payable in the receiving province).
k.3) Instruct, urge taxpayers to declare and pay tax in the receiving province.
k.4) Preside over the implementation of measures for collection of tax debts, enforcement of tax debt payment in the receiving province; concurrently inform the tax authority of the receiving province in accordance with Point b Clause 6 Article 3 of this Circular for cooperation.
k.5) Preside over the receipt of applications for tax deferral, tax payment in instalments, chargeoff, tax cancellation in the receiving province; concurrently inform the tax authority of the receiving province in accordance with Point b Clause 6 Article 3 of this Circular for cooperation.
k.6) Preside over the receipt and processing of applications for exemption of late payment interest, cancellation of late payment interest on the tax debt in the receiving province.
k.7) Preside over the receipt of written requests for settlement of overpaid tax in the receiving province and cooperate with the tax authority of the receiving province specified in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular in processing in accordance with Article 25 and Article 26 this Circular.
k.8) Preside over the receipt of applications for tax refund of taxpayers and cooperate with the tax authority of the receiving province specified in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular in processing in accordance with Section 2 Chapter V of this Circular.
k.9) Preside over the receipt and processing of applications for tax exemption/reduction of the taxpayer in receiving province and cooperate with the tax authority of the receiving province specified in Point b Clause 6 Article 3 of this Circular in processing in accordance with Section 2 Chapter VI of this Circular.
k.10) Take charge and cooperate with the tax authority of the receiving province in carrying out inspection of the taxpayer’s entire business operation and imposing penalties for violations discovered on inspection (if any), including determination of tax payable in the receiving province.
k.11) Consolidate data and submit reports to the People’s Council and the People’s Committee on collection of state budget revenues, including all amounts paid to state budget and refunded to taxpayers in the administrative division, including the amounts payable by the taxpayers that are located within the administrative division but are under management of other supervisory tax authorities.
2. Tax authorities of the receiving provinces:
a) Supervise taxpayers declaring distribution of tax obligations and paying tax in the receiving province; request taxpayers to provide information and documents relevant to the distributed tax obligations; inform the supervisory tax authority in case a taxpayer fails to comply or fully comply with regulations on tax obligation distribution.
b) Implement certain measures for collection of tax debts, enforcement of tax debt payment in the receiving province and inform supervisory tax authorities (except tax authorities of the receiving provinces specified in Point a Clause 6 Article 3 of this Circular).
c) Cooperate in processing applications for tax deferral, tax payment in instalments, chargeoff, tax cancellation in the province at the request of supervisory tax authorities (except tax authorities of the receiving provinces specified in Point a Clause 6 Article 3 of this Circular).
d) Preside over or cooperate with supervisory tax authorities in offsetting overpaid tax in accordance with Article 25 and Article 26 of this Circular (except tax authorities of the receiving provinces specified in Point a Clause 6 Article 3 of this Circular).
dd) Cooperate in refunding overpaid tax to taxpayers at the request of supervisory tax authorities in accordance with Section 2 Chapter V of this Circular (except tax authorities of the receiving provinces specified in Point a Clause 6 Article 3 of this Circular).
e) Cooperate in inspection of taxpayers at the request of supervisory tax authorities
3. State budget revenue-managing tax authorities:
State budget revenue-managing tax authorities shall fully comply with regulations on tax administration of the Law on Tax Administration and its guiding documents (except the regulations of Clause 3 of this Article regarding the revenues under their management. To be specific:
a) Receive tax declaration dossiers, extend deadlines for submission of tax declaration dossiers and impose penalties for violations committed by taxpayers against regulations of law on submission of tax declaration dossiers regarding the revenues under their management.
b) Calculate, adjust late payment interest on the amounts receivable under their management. In the cases specified in Point b and Point c Clause 13 of this Circular, late payment interest shall be calculated and adjusted by the supervisory tax authority.
c) Instruct, urge taxpayers to declare and pay tax regarding the revenues under their management.
d) Implement measures for collection of tax debts and enforce payment of tax debts regarding the revenues under their management.
dd) Receive and process applications for tax deferral, exemption of late payment interest, cancellation of late payment interest regarding the revenues under their management prescribed in Article 22, Article 23 and Article 24 of this Circular.
e) Receive and process written requests for settlement of overpaid amounts of taxpayers regarding the revenues under their management in accordance with Article 25 and Article 26 of this Circular.
g) Receive and process applications for VAT tax refund of the investment projects under their management in accordance with Section 1 Chapter V of this Circular.
h) Receive and process applications for refund of overpaid tax regarding the revenues under their management in accordance with Section 2 Chapter V of this Circular.
i) Receive and process applications for tax exemption and reduction of taxpayers regarding the revenues under their management in accordance with Chapter VI of this Circular.
k) Carry out inspection of taxpayers having revenues under their management and impose penalties for violations discovered on inspection (if any).
l) In case the taxpayer is subject to tax obligation distribution regarding the revenues specified in Point dd Clause 1 of Article 13, Article 15, Point d Clause 1 Article 17 of this Circular, the state budget revenue-managing tax authority shall also perform the duties of the supervisory tax authority according to Point k Clause 1 of this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 21. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
Điều 22. Trình tự, thủ tục, hồ sơ không tính tiền chậm nộp
Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 25. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 26. Xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 32. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế
Điều 33. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
Điều 34. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Điều 39. Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế đối với người nộp thuế
Điều 64. Thời hạn và trả kết quả giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Điều 65. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 13. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
Điều 16. Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế bảo vệ môi trường
Điều 17. Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 23. Trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn tiền chậm nộp
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xử lý hồ sơ hoàn thuế
Điều 68. Thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 84. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân
Điều 53. Thủ tục hồ sơ miễn thuế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Thông tư này
Điều 60. Thủ tục hồ sơ miễn, giảm tiền sử dụng đất quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Thông tư này
Điều 61. Các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản trong hồ sơ miễn lệ phí trước bạ
Điều 70. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Điều 84. Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân