Chương VIII Thông tư 32/2023/TT-BYT: Trực khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 32/2023/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Trần Văn Thuấn |
Ngày ban hành: | 31/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh
Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó quy định các nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2024.
Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh
Cụ thể, việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề phải phù hợp với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề.
(2) Phạm vi hành nghề của người hành nghề bao gồm việc khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định các phương pháp cận lâm sàng, thực hiện các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật, kê đơn thuốc, chỉ định các chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đánh giá kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo chức danh nghề nghiệp và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT tương ứng với từng chức danh.
(3) Bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và an toàn người bệnh.
(4) Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại đơn vị có tính đặc thù, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
(5) Không phân biệt người hành nghề làm việc ở các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh và thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm tại Thông tư 32/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024.
Trường hợp người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề (sau đây là giấy phép hành nghề) theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì phạm vi hành nghề được áp dụng theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT .
Đối với các cơ sở nhận thử đã được cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GCP với phạm vi thử thuốc trên lâm sàng (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sinh phẩm, sinh phẩm điều trị), cơ sở nhận thử thực hiện việc rà soát, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT và gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BYT đến Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường lưu; cơ sở cấp cứu ngoại viện (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
1. Trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày.
2. Các phiên trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ nhân lực, phương tiện vận chuyển, thiết bị y tế và thuốc để cấp cứu người bệnh.
3. Các vị trí trực phải bảo đảm dễ tiếp cận và đủ thông tin liên lạc.
4. Người trực phải có mặt trước giờ nhận trực để nhận bàn giao của phiên trực trước và khi hết giờ phải bàn giao cho phiên trực sau, không được rời bỏ vị trí trực và phải thực hiện mệnh lệnh trực của cấp trên.
5. Danh sách các thành viên trực được phân công theo tháng, lịch trực được công bố trước thời điểm trực ít nhất một tuần, do lãnh đạo bệnh viện ký duyệt và được ghi trên bảng ở mỗi vị trí trực. Công chức, viên chức, người lao động đã được phân công trực theo lịch, chỉ được thực hiện đổi trực ngang cấp khi được sự phê duyệt của lãnh đạo.
1. Trực lãnh đạo:
a) Đối tượng trực lãnh đạo: Giám đốc, phó giám đốc và trưởng khoa, trưởng phòng được giám đốc chỉ định tham gia thường trực lãnh đạo và phải được ủy quyền bằng văn bản.
b) Nhiệm vụ của trực lãnh đạo:
- Kiểm tra đôn đốc các phiên trực trong bệnh viện.
- Chỉ đạo giải quyết các vấn đề, tình huống khó khăn vượt khả năng chuyên môn của các thành viên trực cấp dưới không giải quyết được.
- Chỉ đạo xử lý các vụ việc bất thường về an ninh, trật tự xảy ra trong bệnh viện.
- Báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý bệnh viện về những trường hợp đặc biệt, đột xuất xảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết.
2. Trực lâm sàng:
a) Tổ chức trực lâm sàng:
- Trưởng phiên trực là người hành nghề giữ vị trí trưởng khoa, phó khoa hoặc bác sĩ có trình độ sau đại học.
- Bác sĩ trực lâm sàng là người hành nghề có đủ trình độ, độc lập giải quyết công việc và chịu trách nhiệm với phương án giải quyết công việc.
- Điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật y là người hành nghề do giám đốc bệnh viện quyết định phân công trực lâm sàng.
b) Nhiệm vụ của trưởng phiên trực lâm sàng:
- Điều hành nhân lực trong phiên trực.
- Khám và chỉ định giải quyết các trường hợp cấp cứu, người bệnh mới đến và người bệnh nặng đang điều trị có diễn biến bất thường khi bác sĩ trực lâm sàng của khoa không giải quyết được.
- Báo cáo và xin ý kiến trực lãnh đạo trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết về chuyên môn và các trường hợp đặc biệt như tự sát, dịch bệnh, thảm họa, cấp cứu hàng loạt.
- Thông báo cho trực bảo vệ, đồng thời báo cáo trực lãnh đạo trong trường hợp mất an ninh, trật tự trong bệnh viện.
- Kiểm tra, đôn đốc các vị trí trực. c) Nhiệm vụ của bác sĩ trực:
- Tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu.
- Theo dõi xử lý người bệnh được bàn giao.
- Hướng dẫn, đôn đốc thành viên trực thực hiện đầy đủ các chỉ định.
- Phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên trực theo dõi sát sao, xử lý kịp thời các diễn biến xấu đối với người bệnh nặng diện chăm sóc cấp 01.
- Thăm khám người bệnh và ghi hồ sơ bệnh án sau mỗi lần thăm khám. d) Nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật y trực:
- Điều dưỡng trực là điều dưỡng của từng khoa có thể tổ chức trực điều dưỡng liên khoa do giám đốc bệnh viện quyết định.
- Thực hiện chỉ định của bác sỹ, chăm sóc theo dõi người bệnh.
- Đôn đốc người bệnh thực hiện nội quy bệnh viện.
- Bảo quản hồ sơ, tủ thuốc, tài sản của khoa.
- Phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường, có nguy cơ tử vong, báo cáo bác sĩ trực, đồng thời ghi đầy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi.
3. Trực cận lâm sàng:
a) Tổ chức trực riêng từng chuyên khoa, tùy theo khối lượng công việc ở mỗi khoa để bố trí số người trực cho phù hợp;
b) Nhiệm vụ trực cận lâm sàng: Làm các kỹ thuật phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị theo chỉ định của trực lâm sàng.
4. Trực hậu cần, quản trị:
a) Trực dược và vật tư thiết bị y tế có nhiệm vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc và vận hành trang thiết bị y tế phục vụ cho kíp trực;
b) Trực tài chính - kế toán có nhiệm vụ bảo đảm thu viện phí cho người bệnh đến khám, ra - vào viện ngoài giờ hành chính;
c) Trực công nghệ thông tin có nhiệm vụ bảo đảm hệ thống mạng quản lý bệnh viện hoạt động bình thường;
d) Trực điện, nước bảo đảm cho máy phát điện hoạt động khi có sự cố mất điện đột xuất; sửa chữa điện, nước hỏng bất thường;
đ)Trực hành chính phải bảo đảm thông tin liên lạc bằng điện thoại và hình thức thông tin khác (theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh);
e) Trực bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong bệnh viện;
g) Trực lái xe phải bảo đảm cho xe ô tô cứu thương sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh.
5. Trực thường trú ngoại viện:
a) Ngoài những người được phân công trực nêu trên ở 4 cấp thường trực, tuỳ theo điều kiện thực tế của từng bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện có thể bố trí trực thường trú ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn, hành chính khi cần;
c) Người được phân công trực thường trú phải giữ liên lạc liên tục trong thời gian được phân công trực và có mặt tại bệnh viện khi được huy động.
1. Sau phiên trực, các bộ phận trực ghi đầy đủ nội dung báo cáo vào sổ trực; các khoa, phòng phải tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình trực của các bộ phận trực: lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần, quản trị.
2. Báo cáo trực lâm sàng phải bảo đảm báo cáo diễn biến trong phiên trực đối với các nội dung:
a) Tử vong: Ghi rõ diễn biến của người bệnh, cách xử lý, nguyên nhân, thời gian tử vong và những việc làm cụ thể sau khi người bệnh tử vong;
b) Cấp cứu: Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán và cách giải quyết đối với từng người bệnh đến cấp cứu;
c) Diễn biến nặng của người bệnh nội trú: Ghi rõ các diễn biến về bệnh tật, cách xử lý đối với từng người bệnh;
d) Thuốc: Thống kê, báo cáo số lượng thuốc đã sử dụng trong phiên trực.
3. Trực cận lâm sàng: Báo cáo tình hình xét nghiệm cấp cứu và kỹ thuật cận lâm sàng đã thực hiện trong phiên thường trực.
4. Trực hậu cần, quản trị: Báo cáo các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Thông tư này.
5. Trực lãnh đạo: Có nhận xét chung về tình hình phiên thường trực tại giao ban toàn bệnh viện.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức không phải là bệnh viện nhưng có giường bệnh nội trú hoặc có giường lưu (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) phải bố trí nhân lực cho một phiên trực như sau: Có tối thiểu 01 người hành nghề với chức danh là bác sĩ hoặc y sỹ và 01 người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: điều dưỡng, hộ sinh hoặc kỹ thuật y.
2. Đối với trạm y tế cấp xã phải bố trí nhân lực cho một phiên trực như sau: Có tối thiểu 01 người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
1. Cơ sở cấp cứu ngoại viện (bao gồm cả các cơ sở vận chuyển người bệnh đã thành lập theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12) bảo đảm tổ chức hoạt động trực cấp cứu 24/24 giờ trong ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) theo quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động cấp cứu ngoại viện phải bố trí:
a) Nhân lực trực 24/24 giờ;
b) Số lượng người cho một phiên trực phải bảo đảm tối thiểu:
- 01 người hành nghề với chức danh là bác sĩ hoặc y sỹ.
- 01 người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: điều dưỡng, hộ sinh hoặc kỹ thuật y.
- 01 lái xe cấp cứu.
c) Nhân lực thuộc phiên trực cấp cứu quy định tại điểm b Khoản này phải bố trí độc lập với nhân lực của phiên trực khác cùng thời điểm và có thể bố trí theo hình thức trực thường trú.
ON-CALL PRACTICE IN HEALTHCARE
Article 42. Healthcare entities that provide on-call practice
On-call practice, for the purpose of this Chapter, applies to health facilities with inpatient beds; healthcare facilities with beds for monitoring and treatment of patients ; out-of-hospital emergency care facilities (hereinafter referred to as healthcare facilities).
Article 43. Rules for on-call practice
1. On-call practice outside of office hours and on holidays, and days off must be organized by healthcare facilities to ensure continuous medical examination and treatment 24 hours a day.
2. On-call shifts must be strictly organized, with adequate human resources, means of transportation, medical devices, and drugs for emergency care.
3. On-call positions must be easily accessible and have sufficient contact information.
4. On-call staff must be present before the on-call time to receive the handover from the previous on-call shift, and then hand over to the next on-duty shift when the time ends, must not leave the duty position and must comply with the on-duty orders of the superior.
5. On-call schedule is made monthly and announced at least one week before the on-call time, approved by the hospital leader, and specified on the board for each on-call position. Officers, public employees, and employees who have been assigned in an on-call schedule can only change their own on-call schedule with those who are at their same level, together with the approval from the leader.
Article 44. Duties of on-call positions in the hospital
1. On-call leaders:
a) On-call leaders: Director, deputy director, dean of department, head of department who are designated by the director to participate in leadership on-call and this type of on-call practice must be authorized in writing.
b) Duties of on-call leaders:
- Check and supervise on-call shifts in the hospital.
- Direct the resolution of difficult problems and situations that are beyond the professional capabilities of on-call subordinate staff.
- Direct the handling of unusual security and order incidents occurring in the hospital.
- Report to the superior body of the hospital on special and unexpected cases that occur beyond their authority.
2. On-call clinical staff:
a) Organization of on-call clinical practice:
- The head of on-call shift is a practitioner holding the position of dean, deputy dean, or doctor with a postgraduate degree.
- On-call clinical doctor is a qualified practitioner who independently solves tasks and is responsible for their task solution.
- Nurses, midwives, and medical technicians who are practitioners assigned to on-call clinical practice by the hospital director.
b) Duties of the head of on-call clinical shift:
- Manage human resources during the on-call shift.
- Examine and order treatment for emergency cases, newly arrived patients and seriously ill patients undergoing treatment with unusual developments when the on-call clinical doctor of the department cannot resolve the issue.
- Report and seek advice from direct leadership in cases beyond their professional capacity to handle and special cases such as suicide, epidemics, catastrophes, and mass emergencies.
- Notify the on-call security guard and report to the on-call leaders in case of loss of security and order in the hospital.
- Check and urge on-call positions to fulfil their duties.
c) Duties of on-call doctors:
- Receive patients coming to the emergency room.
- Monitor and handle transferred patients.
- Guide and urge on-call staff to fully implement instructions.
- Assign responsibilities to each on-call member to closely monitor and promptly respond to any adverse changes in level-1 seriously-ill patients.
- Examine patients and document medical records after each visit.
d) Duties of on-call nurses, midwives, and medical technicians:
- On-call nurses are nurses of each department who can organize inter-department nursing duties as decided by the hospital director.
- Carry out doctor's orders and provide patient care and follow-up care.
- Urge patients to follow hospital regulations.
- Preserve records, medicine cabinets, and assets of the department.
- Detect a patient with unusual developments, at risk of death, report to the on-call doctor, and record all developments in the monitoring sheet.
3. On-call subclinical staff:
a) Organize separate on-call practice for each department, depending on the workload in each department to arrange the appropriate number of on-call staff;
b) Duties of on-call subclinical staff: perform tasks for diagnosis and treatment according to clinical instructions.
4. On-call logistics and administration staff:
a) On-call pharmacy and medical device staff shall ensure adequate supply of medicine and operation of medical devices to serve the on-call team;
b) The on-call finance and accounting staff shall ensure the collection of hospital fees from outpatients and inpatients outside of business hours;
c) The on-call IT staff shall ensure that the hospital management network system operates normally;
d) On-call electricity and water staff shall ensure operation of generators when there is an unexpected power outage; repair abnormal electricity and water damage;
dd) On-call administration staff must ensure communication by phones and other forms of information (according to regulations of the healthcare facility);
e) On-call security guards shall ensure security and order in the hospital;
g) On-call drivers shall ensure that ambulances are ready to perform duty when ordered.
5. Out-of-hospital on-call permanent staff:
a) In addition to the people assigned to be on call as mentioned above at the 4 permanent levels, depending on the actual circumstances of each hospital, hospital leaders can arrange on-call permanent staff outside the hospital to be ready to provide professional and administrative support when needed;
c) On-call permanent staff must keep in constant contact during their on-call time and be present at the hospital when mobilized.
Article 45. Required items in an on-call shift report
1. After an on-call shift, the on-call sub-teams shall document developments of all required report items in the on-call book; faculties and departments must hold briefings to hear the on-call shift reports from the following on-call sub-teams: clinical, subclinical, logistics, and administration sub-teams.
2. An on-call clinical report must document all developments of the following during the on-call shift:
a) Death: Clearly state the patient's progress, treatment, cause, time of death, and specific actions after the patient's death;
b) Emergency: Clearly state the name, age, address, diagnosis, and solution for each patient coming to the emergency room;
c) Serious developments of inpatients: Clearly state the developments of illness and treatment for each patient;
d) Medicines: release statistics and reports on the number of medicines used during the on-call shift.
3. On-call subclinical staff: Report emergency tests and paraclinical techniques performed during the on-call shift.
4. On-call logistics and administration staff: Report the items as prescribed in Clause 4, Article 44 of this Circular.
5. On-call leaders: Give general comments on the progress of on-call shift at the hospital-wide briefing.
Article 46. On-call practice at a healthcare facility that is not a hospital but has inpatient beds or beds for monitoring and treatment of patients
1. A healthcare facility that is not a hospital but has inpatient beds or beds for monitoring and treatment of patients (except for the case specified in Clause 2 of this Article) must arrange human resources for an on-call shift as follows: There is at least 1 practitioner with the title of doctor or physician assistant and 1 practitioner with one of the following titles: nurse, midwife, or medical technician.
2. A commune-level health station must arrange human resources for an on-call shift as follows: There is at least 1 practitioner with one of the following titles: doctor, physician assistant, nurse, midwife, medical technician.
Article 47. Out-of-hospital on-call emergency
1. Out-of-hospital emergency facilities (including patient transport facilities established under the Law on Medical Examination and Treatment No. 40/2009/QH12) shall organize 24-hour emergency operations (including holidays and days off) according to Decision No. 01/2008/QD-BYT dated January 21, 2008 of the Minister of Health on emergency and intensive care and anti-toxic care.
2. Healthcare faculties with out-of-hospital emergency operations must arrange:
a) 24-hour human resources on call;
b) the minimum number of people for one on-call shift as follows:
- 1 practitioner with the title of doctor or physician.
- 1 practitioner with one of the following titles: nurse, midwife, or medical technician.
- 1 ambulance driver.
c) Staff in the on-call emergency shift specified in Point b of this Clause must be distinct from personnel assigned to other concurrent on-call shifts and can be arranged in the form of permanent duty.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực