Chương IX Thông tư 32/2023/TT-BYT: Tổ chức, hoạt động của hội đồng chuyên môn và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa
Số hiệu: | 32/2023/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Trần Văn Thuấn |
Ngày ban hành: | 31/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh
Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó quy định các nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2024.
Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh
Cụ thể, việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề phải phù hợp với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề.
(2) Phạm vi hành nghề của người hành nghề bao gồm việc khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định các phương pháp cận lâm sàng, thực hiện các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật, kê đơn thuốc, chỉ định các chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đánh giá kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo chức danh nghề nghiệp và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT tương ứng với từng chức danh.
(3) Bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và an toàn người bệnh.
(4) Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại đơn vị có tính đặc thù, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
(5) Không phân biệt người hành nghề làm việc ở các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh và thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm tại Thông tư 32/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024.
Trường hợp người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề (sau đây là giấy phép hành nghề) theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì phạm vi hành nghề được áp dụng theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT .
Đối với các cơ sở nhận thử đã được cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GCP với phạm vi thử thuốc trên lâm sàng (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sinh phẩm, sinh phẩm điều trị), cơ sở nhận thử thực hiện việc rà soát, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT và gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BYT đến Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên của hội đồng chuyên môn gồm:
a) Chủ tịch hội đồng: 01 người;
b) Phó Chủ tịch hội đồng: 01 - 02 người;
c) Các thành viên: Tối thiểu 03 người;
d) Thư ký hội đồng: Tối thiểu 01 người.
2. Nguyên tắc thành lập hội đồng:
a) Bảo đảm độc lập, khách quan, không có xung đột lợi ích;
b) Thành viên hội đồng phải có phạm vi hành nghề hoặc có trình độ chuyên môn liên quan đến tai biến y khoa;
c) Số lượng thành viên của hội đồng (bao gồm cả Chủ tịch hội đồng) phải là số lẻ.
1. Điều kiện tổ chức họp hội đồng chuyên môn: ít nhất phải đủ 2/3 số thành viên của hội đồng có mặt.
2. Phiên họp hội đồng:
a) Hội đồng có thể họp một hoặc nhiều phiên;
b) Từng thành viên của hội đồng căn cứ hồ sơ để thực hiện việc đánh giá về tai biến y khoa;
c) Hội đồng thảo luận tập thể, kết luận theo đa số trên cơ sở ý kiến đánh giá của các thành viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình;
d) Nội dung thảo luận tại phiên họp hội đồng phải ghi thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của thành viên hội đồng tham dự phiên họp.
3. Kết luận của hội đồng chuyên môn phải xác định nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa:
a) Trường hợp tai biến y khoa xảy ra do các nguyên nhân quy định tại Khoản 2 Điều 100 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh thì kết luận là người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
b) Trường hợp tai biến y khoa xẩy ra do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh thì phải kết luận cụ thể các nội dung sau đây:
- Người hành nghề có vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
- Mức độ sai sót chuyên môn và hình thức xử lý đối với người hành nghề (nếu có).
4. Văn bản kết luận do Chủ tịch hội đồng ký phải có nội dung phù hợp kết luận trong biên bản họp hội đồng và được lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại cơ quan thành lập hội đồng, 01 bản gửi cho cơ quan đề nghị thành lập hội đồng trừ trường hợp cơ quan thành lập hội đồng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xảy ra tai biến y khoa. Chữ ký của Chủ tịch hội đồng phải được xác thực của cơ quan thành lập hội đồng.
5. Trong quá trình họp hội đồng, nếu cần thiết Chủ tịch hội đồng đề nghị cơ quan thành lập hội đồng mời thêm các chuyên gia tham gia họp mà không phải bổ sung quyết định thành lập hội đồng.
1. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế (bao gồm cả các bệnh viện của các bộ, ngành, trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an):
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện phải thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm b Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
d) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
2. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế nhưng không phải là hình thức bệnh viện (bao gồm cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là hình thức bệnh viện của các bộ, ngành, trừ cơ sở trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an):
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
3. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện, bệnh xá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện, bệnh xá tự thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm b Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
d) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
4. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhưng không phải là hình thức bệnh viện, bệnh xá hoặc là hình thức bệnh xá nhưng không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên môn:
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
5. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế:
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện tự thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
6. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế nhưng không phải là hình thức bệnh viện:
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
ORGANIZATION AND OPERATION OF THE EXPERT PANEL AND DISPUTE RESOLUTION PROCEDURES UPON OCCURRENCE OF MEDICAL ACCIDENTS
Article 48. Organization of the Expert Panel
1. The organizational structure and number of members of the Expert Panel include:
a) President: 1 person;
b) Deputy President: 1-2 people;
c) Members: At least 3 people;
d) Secretary: At least 1 person.
2. Principles for establishing the Expert Panel:
a) Ensure independence, objectivity, and no conflicts of interest;
b) Panel members must have a scope of practice or professional qualifications related to medical accidents;
c) The number of members of the Panel (including the President) must be an odd number.
Article 49. Operation of the Expert Panel
1. Conditions for holding an Expert Panel meeting: at least 2/3 of the Panel members must be present.
2. Meeting sessions:
a) The Panel may meet in one or more sessions;
b) Each member of the Panel uses relevant medical records to make an evaluation of the medical accident;
c) The Panel has a collective discussion and concludes by majority vote based on the opinions of its members and take legal responsibility for its conclusions;
d) The content discussed at the Panel session must be recorded in minutes, with all signatures of the Panel members attending the session.
3. The conclusion of the Expert Panel must determine the cause of the medical accident:
a) In case a medical accident occurs due to the causes specified in Clause 2, Article 100 of the Law on Medical Examination and Treatment, it is concluded that the practitioner did not make any healthcare professional errors.
b) In case a medical accident occurs due to healthcare professional errors during medical examination and treatment, the following must be specifically concluded:
- Whether the practitioner commits a violation in one of the cases specified in Clause 1, Article 100 of the Law on Medical Examination and Treatment.
- Levels of healthcare professional errors and actions to be taken against the practitioner(s) (if any).
4. The written conclusion signed by the President of the Panel must have content consistent with the conclusion in the Panel meeting minutes and be made into 2 copies, 1 copy is kept at the agency that established the Panel, 1 copy is sent to the agency that requests to establish the Panel unless the establishing agency is a healthcare facility where the medical accident occurs. The signature of the President of the Panel must be authenticated by the agency that established the Panel.
5. During the Panel meeting, if necessary, the President of the Panel may request their establishing agency to invite more experts to participate in the meeting without having to supplement the decision on establishment of the Panel.
Article 50. Dispute resolution procedures upon occurrence of medical accidents
1. Dispute resolution procedures for hospitals under the management of the Department of Health (including hospitals of ministries and agencies, except hospitals under the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security):
a) When a medical accident occurs and there is a dispute that needs to be resolved, at the request of the patient, the patient's representative, the practitioner(s), the investigation body, or the court, the hospital must establish an Expert Panel as prescribed in Clause 1, Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment (hereinafter referred to as the grassroots Expert Panel);
b) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel specified in Point a of this Clause, they may send a written request to the Department of Health to establish another Expert Panel to resolve it together with documentation related to the dispute;
c) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel specified in Point b of this Clause, they may send a written request to the Ministry of Health to establish another Expert Panel to resolve it together with documentation related to the dispute. The conclusion of the Expert Panel of the Ministry of Health is final and conclusive;
d) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel established by the Ministry of Health, the parties shall file a lawsuit to court.
2. Dispute resolution procedures for healthcare facilities under the management of the Department of Health other than hospitals (including healthcare facilities other than hospitals of ministries and agencies, except facilities under the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security):
a) When a medical accident occurs and there is a dispute that needs to be resolved, at the request of the patient, the patient's representative, the practitioner(s), the investigation body, or the court, the healthcare facility shall send a request to the Department of Health in writing to establish an Expert Panel together with documents related to the dispute;
b) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel specified in Point a of this Clause, they may send a written request to the Ministry of Health to establish another Expert Panel to resolve it together with documentation related to the dispute. The conclusion of the Expert Panel of the Ministry of Health is final and conclusive;
c) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel established by the Ministry of Health, the parties shall file a lawsuit to court.
3. Dispute resolution procedures for hospitals and infirmaries under the management of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security:
a) When a medical accident occurs and there is a dispute that needs to be resolved, at the request of the patient, the patient's representative, the practitioner(s), the investigation body, or the court, the hospital/infirmary must establish an Expert Panel as prescribed in Clause 1, Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment (hereinafter referred to as the grassroots Expert Panel);
b) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel specified in Point a of this Clause, they may send a written request to the Department of Military Medicine affiliated to Ministry of National Defense, Department of Health affiliated to Ministry of Public Security to establish another Expert Panel to resolve it together with documentation related to the dispute;
c) In case the parties have a dispute and do not agree with the conclusion of the Expert Panel specified in Point b of this Clause, they may send a written request to the Ministry of Health to establish another Expert Panel to resolve it together with documentation related to the dispute. The conclusion of the Expert Panel of the Ministry of Health is final and conclusive;
d) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel established by the Ministry of Health, the parties shall file a lawsuit to court.
4. Dispute resolution procedures for healthcare facilities under the management of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security other than hospitals or infirmaries, or being infirmaries but not eligible for establishing an Expert Panel:
a) When a medical accident occurs and there is a dispute that needs to be resolved, at the request of the patient, the patient's representative, the practitioner(s), the investigation body, or the court, the healthcare facility shall send a request to the Department of Military Medicine affiliated to Ministry of National Defense, Department of Health affiliated to Ministry of Public Security in writing to establish a Expert Panel together with documents related to the dispute;
b) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel specified in Point a of this Clause, they may send a written request to the Ministry of Health to establish another Expert Panel to resolve it together with documentation related to the dispute; The conclusion of the Expert Panel of the Ministry of Health is final and conclusive;
c) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel established by the Ministry of Health, the parties shall file a lawsuit to court.
5. Dispute resolution procedures for hospitals under the management of the Ministry of Health:
a) When a medical accident occurs and there is a dispute that needs to be resolved, at the request of the patient, the patient's representative, the practitioner(s), the investigation body, or the court, the hospital must establish an Expert Panel as prescribed in Clause 1, Article 101 of the Law on Medical Examination and Treatment (hereinafter referred to as the grassroots Expert Panel);
b) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel specified in Point a of this Clause, they may send a written request to the Ministry of Health to establish another Expert Panel to resolve it together with documentation related to the dispute; The conclusion of the Expert Panel of the Ministry of Health is final and conclusive;
c) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel established by the Ministry of Health, the parties shall file a lawsuit to court.
6. Dispute resolution procedures for healthcare facilities under the management of the Ministry of Health but other than hospitals:
a) When a medical accident occurs and there is a dispute that needs to be resolved, at the request of the patient, the patient's representative, the practitioner(s), the investigation body, or the court, the healthcare facility shall send a request to the Department of Health in writing to establish an Expert Panel together with documents related to the dispute. The conclusion of the Expert Panel of the Ministry of Health is final and conclusive;
b) In case the parties to dispute do not agree with the conclusion of the Expert Panel established by the Ministry of Health, the parties shall file a lawsuit to court.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực