Chương III Thông tư 32/2023/TT-BYT: Phạm vi hành nghề của người hành nghề và mẫu giấy phép hành nghề
Số hiệu: | 32/2023/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Trần Văn Thuấn |
Ngày ban hành: | 31/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh
Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trong đó quy định các nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh từ ngày 01/01/2024.
Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh
Cụ thể, việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề phải phù hợp với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề.
(2) Phạm vi hành nghề của người hành nghề bao gồm việc khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định các phương pháp cận lâm sàng, thực hiện các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật, kê đơn thuốc, chỉ định các chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đánh giá kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo chức danh nghề nghiệp và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT tương ứng với từng chức danh.
(3) Bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và an toàn người bệnh.
(4) Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại đơn vị có tính đặc thù, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
(5) Không phân biệt người hành nghề làm việc ở các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh và thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm tại Thông tư 32/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024.
Trường hợp người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề (sau đây là giấy phép hành nghề) theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì phạm vi hành nghề được áp dụng theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT .
Đối với các cơ sở nhận thử đã được cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GCP với phạm vi thử thuốc trên lâm sàng (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sinh phẩm, sinh phẩm điều trị), cơ sở nhận thử thực hiện việc rà soát, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT và gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BYT đến Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề phải phù hợp với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề.
2. Phạm vi hành nghề của người hành nghề bao gồm việc khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định các phương pháp cận lâm sàng, thực hiện các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật, kê đơn thuốc, chỉ định các chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đánh giá kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo chức danh nghề nghiệp và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Điều 11 Thông tư này tương ứng với từng chức danh.
3. Bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và an toàn người bệnh.
4. Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại đơn vị có tính đặc thù, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
5. Không phân biệt người hành nghề làm việc ở các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh và thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
1. Bác sỹ y khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bác sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bác sỹ y học dự phòng: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bác sỹ răng hàm mặt: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bác sỹ chuyên khoa:
a) Bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số IX phần Nội khoa và Hồi sức cấp cứu ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bác sỹ chuyên khoa khác: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số IX theo chuyên khoa ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là y sỹ:
a) Y sỹ đa khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số X ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các kỹ thuật sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ);
b) Y sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là điều dưỡng quy định tại Phụ lục số XII ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là hộ sinh quy định tại Phụ lục số XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là kỹ thuật y quy định tại Phụ lục số XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là dinh dưỡng lâm sàng quy định tại Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là tâm lý lâm sàng quy định tại Phụ lục số XVI ban hành kèm theo Thông tư này và cung cấp các dịch vụ chăm sóc liên tục và toàn diện về nhận thức, hành vi, cảm xúc, tâm lý xã hội cho cá nhân, nhóm, gia đình, bao gồm đánh giá các rối loạn tâm thần, chỉ định, xây dựng và triển khai các can thiệp tâm lý tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
12. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là cấp cứu viên ngoại viện quy định tại Phụ lục số XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là lương y được khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học cổ truyền và danh mục kỹ thuật quy định tại Phụ lục số XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Phạm vi hành nghề của người có bài thuốc gia truyền:
a) Người có bài thuốc gia truyền được khám bệnh, sử dụng bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
b) Bài thuốc gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng thành phần, dạng bào chế, công dụng (chỉ định), liều lượng, cách dùng;
c) Được sử dụng nhiều bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
d) Người vừa có bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền được sử dụng đồng thời cho người bệnh trong cùng một thời điểm ;
đ) Không được kê đơn và sử dụng thuốc hóa dược, thuốc dược liệu và sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh.
15. Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền:
a) Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được khám bệnh, sử dụng phương pháp chữa bệnh gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
b) Phương pháp chữa bệnh gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng quy trình, đúng bệnh hoặc chứng bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh gia truyền, kết hợp với bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh, chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
d) Không được sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hành nghề phương pháp chữa bệnh gia truyền.
SCOPE OF PRACTICE OF PRACTITIONERS AND FORM OF PRACTICING LICENSES
Article 10. Principles for determining scope of practice of practitioners
1. A practitioner's scope of practice should align with the medical qualifications (diplomas and certificates) they are granted or recognized in Vietnam and be commensurate with their demonstrated abilities in medical examination and treatment. This includes professional methods and techniques specific to their registered specialty.
2. The practitioner's scope of practice includes medical examination and treatment, prescribing subclinical methods, applying medical examination and treatment methods, providing healthcare expertise, prescribing medications, setting care and nutritional regimes, evaluating examination and treatment outcomes, offering consultations and health education to patients according to professional titles and regulations of the Minister of Health specified in Article 11 This Circular corresponding to each professional title or rank.
3. Ensuring the quality of medical examination and treatment services and patient safety.
4. Suitable for practical conditions, especially in units with specific characteristics and diverse levels of healthcare expertise, in disadvantaged and severely disadvantaged socio-economic areas.
5. There is no distinction between practitioners of different levels of healthcare expertise or their practice duration in medical examination and treatment.
Article 11. Scope of practice of practitioners
1. Medical doctors: Their scope of practice is specified in Appendix V of this Circular.
2. Traditional medicine doctors: Their scope of practice is specified in Appendix VI of this Circular.
3. Preventive medicine doctors: Their scope of practice is specified in Appendix VII of this Circular.
4. Odonto-Stomatology doctors: Their scope of practice is specified in Appendix VIII of this Circular.
5. Specialists:
a) Intensive care specialists: Their scope of practice is specified in Appendix V and Appendix IX of the Internal Medicine and Intensive Care sections of this Circular;
b) Nutrition specialists: Their scope of practice is specified in Appendix V and Appendix XV of this Circular;
c) Other specialists: Their scope of practice is specified in Appendix V and Appendix IX of this Circular.
6. Scope of practice of practitioners with the professional title of physical assistant:
a) General physician assistants: Their scope of practice is specified in Appendix No. stipulated in Joint Circular No. 10/2015/TTLT-BYT-BNV dated May 27, 2015 of the Ministry of Health and the Ministry of Home Affairs on codes and standards for professional titles of doctors, preventive medicine doctors, physician assistants);
b) Traditional medicine physician assistants: Their scope of practice is specified in Appendix No. XI of this Circular.
7. The scope of practice of practitioners with the professional title of nurse is specified in Appendix XII of this Circular.
8. The scope of practice of practitioners with the professional title of midwife is specified in Appendix XIII of this Circular.
9. The scope of practice of practitioners with the professional title of medical technician is specified in Appendix XIV of this Circular.
10. The scope of practice of practitioners with the professional title of clinical nutritionist is specified in Appendix No. XV of this Circular.
11. The scope of practice of practitioners with the professional title of clinical psychologist is specified in Appendix XVI of this Circular and provision of continuous and comprehensive care services on cognition, behavior, emotions, and psychosocial aspects for individuals, groups, and families, including assessment of mental disorders, prescribing, developing and implementing psychological interventions at healthcare facilities.
12. The scope of practice of practitioners with the professional title of (out-of-hospital) paramedic is specified in Appendix No. XVII of this Circular.
13. The scope of practice of practitioners with the professional title of herbalist who is allowed to examine and treat diseases using specialized methods and techniques of traditional medicine and the list of techniques specified in Appendix No. XVIII of this Circular.
14. The scope of practice of holder of a folk remedy:
a) Holder of a folk remedy is allowed to examine and use the folk remedy certified by a competent authority to treat a disease or illness;
b) A folk remedy used for treatment must have the proper ingredients, dosage form, uses (indications), dosage, and method of administration;
c) The holder may use many folk remedies certified by competent authorities to treat different diseases or illnesses on the same patient;
d) Holder of a folk remedy and therapy may use them at the same time for the patient;
dd) The holder may not prescribe and use chemical drugs, herbal drugs, and use professional methods and techniques of modern medicine for their medical examination and treatment.
15. The scope of practice of holder of a folk therapy :
a) Holder of a folk therapy is allowed to examine and use the folk therapy certified by a competent authority to treat a disease or illness;
b) A folk therapy used to treat diseases must comply with the proper process, diseases or illnesses approved by the competent authority;
c) The holder may use many folk therapies, combined with folk remedies to treat different diseases and conditions on the same patient;
d) The holder may not use professional methods and techniques of modern medicine to examine or treat diseases outside their scope of practicing folk therapy.
Article 12. Form of medical license
The Ministry of Health, the Department of Health of provinces and cities, the Ministry of National Defense, and the Ministry of Public Security issue medical licenses using Form specified in Appendix No. XIX of this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực