Chương IV Thông tư 24/2014/TT-BTNMT: Lập hồ sơ địa chính
Số hiệu: | 24/2014/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiển |
Ngày ban hành: | 19/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 05/07/2014 |
Ngày công báo: | 05/07/2014 | Số công báo: | Từ số 645 đến số 646 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 24/2014/TT-BTNMT liên quan đến hồ sơ địa chính.
Theo đó, hồ sơ đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu gồm:
- Đơn đăng ký, cấp (theo mẫu)
- Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP .
- Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất nếu trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa có sơ đồ tài sản đúng với hiện trạng
- Chứng từ tài chính đất đai như giấy tờ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất ( nếu có)
Ngoài ra, đối với đất của tổ chức tôn giáo, đất dùng vào mục đích quốc phòng... thì cần thêm một số giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 8 Thông tư này.
Thông tư có hiệu lực từ 05/7/2014 và thay thế Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.
2. Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
3. Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số.
4. Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:
a) Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất theo Thông tư này để sử dụng;
b) Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng;
c) Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:
a) Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
b) Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;
c) Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;
d) Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất);
đ) Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất;
e) Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.
3. Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và chưa có điều kiện lập sổ địa chính dạng số theo quy định tại Thông tư này thì tiếp tục cập nhật vào sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; nội dung thông tin ghi vào sổ theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bản lưu Giấy chứng nhận dạng số được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước khi trao cho người sử dụng đất để lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính.
2. Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì lập hệ thống bản lưu Giấy chứng nhận ở dạng giấy, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản màu trắng) được cơ quan có thẩm quyền ký để lưu theo quy định tại Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 và Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bản màu xanh) được cơ quan có thẩm quyền ký để lưu theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;
c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được sao để lưu theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT và Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do người sử dụng đất nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động được sao theo hình thức sao y bản chính, đóng dấu của cơ quan đăng ký đất đai tại trang 1 của bản sao Giấy chứng nhận để lưu.
3. Khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa quét bản gốc Giấy chứng nhận thì quét bản lưu Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 2 Điều này; khi thực hiện đăng ký biến động thì quét bản gốc Giấy chứng nhận để thay thế.
1. Hồ sơ thủ tục đăng ký được tập hợp để lưu trữ và tra cứu khi cần thiết bao gồm:
a) Các giấy tờ do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp khi đăng ký lần đầu và đăng ký biến động;
b) Các giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền lập trong quá trình thực hiện các công việc của thủ tục: Kiểm tra hồ sơ; công khai hồ sơ và thẩm tra, xác minh theo ý kiến phản ánh đối với nội dung công khai (đối với trường hợp đăng ký lần đầu); xác định và thu nghĩa vụ tài chính liên quan đến đăng ký lần đầu và đăng ký biến động theo quy định.
2. Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này ở dạng giấy được tập hợp thành hồ sơ thủ tục đăng ký cho từng thửa đất (kể cả hồ sơ đăng ký tài sản gắn liền với đất của chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất), từng căn hộ chung cư.
Trường hợp đăng ký lần đầu mà người sử dụng đất đề nghị cấp chung một Giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất theo quy định thì lập một hồ sơ thủ tục đăng ký chung cho các thửa đất đó.
Trường hợp đăng ký chung cho nhiều thửa đất mà không cấp Giấy chứng nhận thì lập một hồ sơ thủ tục đăng ký chung cho các thửa đất đó.
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà chia tách thửa để tạo thành nhiều thửa đất mới thì lập riêng hồ sơ thủ tục đăng ký cho từng thửa đất mới tách.
Trường hợp đăng ký hợp thửa đất thì lập hồ sơ thủ tục đăng ký cho thửa đất mới hợp trên cơ sở hợp nhất các hồ sơ thủ tục đăng ký của các thửa đất trước khi hợp thửa.
3. Địa phương đã triển khai thực hiện đăng ký điện tử thì hồ sơ thủ tục đăng ký quy định tại Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai.
4. Địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng chưa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký dạng số thì các giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai.
5. Địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên cơ sở số hóa hồ sơ địa chính dạng giấy thì thực hiện quét, lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính đối với các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc và sự thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Thông tư này;
b) Trích lục bản đồ địa chính;
c) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính và các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất.
1. Đối với địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì hoàn thiện hồ sơ địa chính dạng số theo quy định tại Thông tư này xong trước năm 2016.
2. Lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số thực hiện theo quy định về lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
COMPILATION OF CADASTRAL DOSSIERS
Article 20. Drawing cadastral map and establishment of land-itemizing book
1. Cadastral map is a part of the cadastral dossier; it shows the location, boundaries, area of the land plot and trespassed land; it is used to for land registration, granting Certificate and other contents of the State management on land.
2. The land-itemizing book is the product of cadastral investigation, measurement to summarize the cadastral information of a land plot and trespassed land, including: Number of maps, number of land plot, area, land type, name of land user and the person assigned to manage the land to serve the requirements for land management.
3. Cadastral maps, land-itemizing books shall be established and stored in cadastral database to be used for land management at all levels; printed out on paper for use in areas where cadastral database has not been completed or has had no conditions to develop the use of cadastral map, digital land-itemizing book.
4. Measurement and readjustment of cadastral maps, land-itemizing book shall comply with the provisions of the cadastral map of the Ministry of Natural Resources and Environment.
5. If cadastral maps have not been measured, other types of measurement documents shall be used to register the land in accordance with the following provisions:
a) Where there are cadastral maps, the change of the land plot boundaries, land types must be inspected, measured, revised to make it suitable for current conditions of use and regulations on land type, land user in accordance with This Circular to use;
b) Where there is map of detailed planning of urban construction, construction planning of the rural residential area, inspection, revision must be carried out to suit the current conditions of land use and edit the content under the provisions on cadastral maps to use;
c) Where there is no cadastral map or map of detailed construction planning, the cadastral measurements must be carried out for use under the provisions of the cadastral map of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 21: Compilation of Cadastral book
1. Cadastral book shall be compiled to record the results of registration, as the basis for determining the legal status and supervision, protection of the rights and obligations of land users, owners of property on land, persons assigned to manage the land by the State in accordance with the legislation on land.
2. The contents of the cadastral book shall include the following data:
a) Data on the number, address area ofa land plot or trespassed land;
b) Data on the land users, person assigned to manage the land by the State;
c) Data on land use right, land management rights;
d) Data on property on land (including data on the owners of property on land);
dd) Data on the legal status of land use rights, ownership of property on land;
e) Data on change in the land use and ownership of property on land
3. Cadastral book shall be compiled in digital form, signed to approve by electronic signature by the Heads of land registration agencies as prescribed and stored in the cadastral database in the Form 01 / DDK enclosed herewith this Circular.
4. Places which have not established cadastral database and have had no conditions to compile digital cadastral books as prescribed in this Circular shall continue to update the paper cadastral books which is being used as prescribed in Circular No. 09/2007 / TT-BTNMT dated August 2, 2007 by the Minister of Natural Resources and Environment providing guidance on compilation , revision, management of cadastral dossiers; content of information recorded in the book shall comply with the guidance on amendment and supplementation in Appendix 03 enclosed with this Circular.
Article 22. File copy of Certificates
1. The digital certificate file copy shall be scanned from the original Certificate before being given to land users to store in cadastral database.
2. Places which have not established the cadastral database shall set up the storage system of Certificates in the form of paper, including:
a) land use right certificate ( white) signed to store by competent agencies as prescribed in the Minister of Natural Resources and Environment’s Decisions No. 24/2004 / QD-BTNMT dated November 1, 2004 and Decision No. 08/2006 / QD-BTNMT dated July 21, 2006 promulgating the provisions on certificates of land use rights;
b) house use right certificate and land use right ( green) signed to store by competent agencies as prescribed in the Government's Decree No. 60 / CP dated July 5, 1994 on ownership of housing and land use right in urban areas;
c) Certificate of rights to use land, ownership of land and property on land shall be make copies to store under the provisions of Circular No. 17/2009 / TT-BTNMT and Circular No. 23/2014 / TT -BTNMT dated May 19, 2014 of the Minister of Natural Resources and Environment defining Certificate of rights to use land, ownership of land and property on land;
d) land use right certificate, Certificates of ownership and land use right, Certificates of ownership, Certificates of ownership of construction works submitted by land users when changes are registered shall be make copies under the form of true copy, stamped by the land registration Agencies on page 1 of the certificate copies to store.
3. When cadastral database is established but the original certificate has not been scanned, the file copy of certificate prescribed in paragraph 2 of this Article shall be scanned; in case of registration of changes, the original certificate shall be scanned.
Article 23. Application for registration of land and property on land
1. Registration application shall be summarized to store and lookup when needed shall include:
a) The papers submitted by land users, owners of property on land for initial registration and the registration of change;
b) The papers compiled by the competent authority during carrying out the procedures of checking the application; declaration of the application and verification under the opinions of the public content (in the case of first registration); determination and collection of the financial obligations related to the initial registration and registration of changes as prescribed.
2. Application defined in Paragraph 1 of this Article shall be in paper form, collected into the registration application for each land plot(including registration application for property on land of owners who are not land users), for each apartment.
In case of the initial registration, the land users request for a common Certificate for many land plots in accordance with provisions, a common registration application shall be made for such land plots.
In case of common registration for many land plots without granting Certificate, a common registration application shall be made for such land plots.
In case of registration for changes, the land plot is divided to form many new land plots; the registration application chill is made for each newly divided land plot.
In case of registration for consolidation of land plots, the registration application shall be made for the newly consolidated land plot on the basis of combination of registration application of the land plot before consolidation
3. For places which have commenced electronic registration, registration application specified in paragraph 1 of this Article shall be made in digital form and stored in the database of land.
4. For places which established the land database but have not received the digital registration application, the documents specified at Point b, Clause 1 of this Article shall be made in digital form and stored in the land database.
5. Places establishing the land database on the basis of digitization of paper cadastral dossiers shall scan and store in cadastral database the following papers:
a) Legal papers on the origin and change of land use right, ownership of property on land specified in Chaise 2 Article 18 of this Circular;
b) Extract of the cadastral map;
c) Vouchers of financial obligations and the papers of the competent authorities in exemption and reduction of financial obligations on land, property on land.
Article 24. Roadmap of compilation, change of cadastral records into digital format
1. Places establishing the cadastral database shall complete digital cadastral dossiers under the provisions of this Circular before 2016.
2. Roadmap of change the cadastral dossiers from paper form to digital form shall comply with the provisions of the roadmap of establishment of cadastral database of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực