Chương VI Thông tư 24/2014/TT-BTNMT: Quản lý hồ sơ địa chính
Số hiệu: | 24/2014/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiển |
Ngày ban hành: | 19/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 05/07/2014 |
Ngày công báo: | 05/07/2014 | Số công báo: | Từ số 645 đến số 646 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 24/2014/TT-BTNMT liên quan đến hồ sơ địa chính.
Theo đó, hồ sơ đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) lần đầu gồm:
- Đơn đăng ký, cấp (theo mẫu)
- Một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP .
- Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất nếu trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa có sơ đồ tài sản đúng với hiện trạng
- Chứng từ tài chính đất đai như giấy tờ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất ( nếu có)
Ngoài ra, đối với đất của tổ chức tôn giáo, đất dùng vào mục đích quốc phòng... thì cần thêm một số giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 8 Thông tư này.
Thông tư có hiệu lực từ 05/7/2014 và thay thế Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm tra hồ sơ địa chính bao gồm:
a) Kiểm tra sau khi xây dựng ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;
b) Kiểm tra trong quá trình cập nhật, chỉnh lý biến động.
2. Nội dung kiểm tra hồ sơ địa chính bao gồm:
a) Kiểm tra hình thức trình bày tài liệu hồ sơ địa chính;
b) Kiểm tra tính thống nhất của từng thông tin giữa các tài liệu bao gồm:
- Sự thống nhất của thông tin số hiệu thửa, diện tích, loại đất giữa tài liệu đo đạc sử dụng để đăng ký và sổ mục kê đất đai;
- Sự thống nhất của thông tin mục đích sử dụng đất theo quy hoạch giữa sổ mục kê đất đai với bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Sự thống nhất của thông tin số hiệu thửa, diện tích, loại đất giữa sổ địa chính và sổ mục kê đất đai;
- Sự thống nhất của các thông tin đăng ký lần đầu giữa sổ địa chính với hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và bản lưu Giấy chứng nhận hoặc bản quét Giấy chứng nhận lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính (nếu có);
- Sự thống nhất của các thông tin đăng ký biến động giữa hồ sơ thủ tục đăng ký biến động với sổ địa chính, bản lưu (hoặc bản quét) Giấy chứng nhận, tài liệu đo đạc sử dụng, sổ mục kê đất đai;
- Sự thống nhất của việc chỉnh lý ranh giới, diện tích thửa đất giữa hồ sơ thủ tục đăng ký biến động đất đai với bản đồ địa chính (hoặc tài liệu đo đạc khác đã sử dụng để đăng ký);
c) Kiểm tra tính đầy đủ nội dung của từng tài liệu hồ sơ bao gồm:
- Kiểm tra số lượng thửa đất đã vào sổ mục kê đất đai;
- Kiểm tra số lượng hồ sơ thủ tục đăng ký ban đầu, hồ sơ thủ tục đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cập nhật, chỉnh lý vào sổ địa chính;
- Kiểm tra số lượng bản quét của Giấy chứng nhận và các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính so với số lượng giấy tờ cùng loại hiện có;
d) Nội dung kiểm tra việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trách nhiệm và mức độ kiểm tra hồ sơ địa chính quy định như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, nghiệm thu chất lượng hồ sơ địa chính được lập ban đầu trước khi đưa vào sử dụng trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này.
Mức độ kiểm tra thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính;
b) Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm:
- Kiểm tra việc đo đạc chỉnh lý, chia tách thửa đất trên bản đồ địa chính; kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất hoặc các loại bản đồ khác hiện có dạng giấy, dạng số đối với nơi chưa có bản đồ địa chính trước khi sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền;
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính dạng số đã thực hiện.
Địa phương chưa xây dựng hồ sơ địa chính dạng số thì tổ chức kiểm tra thường xuyên việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với tất cả các trường hợp đã đăng ký;
c) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra định kỳ việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện. Mức độ kiểm tra tối thiểu là 20% số trường hợp đã cập nhật, chỉnh lý;
d) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tối thiểu 6 tháng một lần việc cập nhật, chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính do công chức địa chính cấp xã thực hiện.
1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:
a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.
2. Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:
a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý các tài liệu gồm:
- Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
- Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;
- Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;
b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:
- Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
- Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp.
1. Hồ sơ địa chính dạng số được quản lý, bảo đảm an toàn cùng với việc quản lý bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
2. Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản theo quy định như sau:
a) Hồ sơ địa chính được phân nhóm tài liệu để bảo quản bao gồm:
- Bản đồ địa chính; bản trích đo địa chính thửa đất; tài liệu đo đạc khác sử dụng để đăng ký đất đai;
- Bản lưu Giấy chứng nhận;
- Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận;
- Các tài liệu khác;
b) Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Thông tư này được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ thủ tục đăng ký lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau:
a) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm: Tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản lưu Giấy chứng nhận; hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 23 của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Bảo quản trong thời hạn 5 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; giấy tờ thông báo công khai kết quả thẩm tra hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo.
4. Việc quản lý, bảo đảm an toàn cho hồ sơ địa chính dạng giấy và thiết bị nhớ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia.
1. Dữ liệu địa chính cần bảo mật gồm:
- Thông tin về người sử dụng đất và thông tin thuộc tính thửa đất của các đơn vị quốc phòng, an ninh;
- Thông tin về cá nhân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người đó có yêu cầu bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật;
- Các thông tin khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
2. Các tài liệu hồ sơ địa chính có chứa thông tin cần bảo mật quy định tại Khoản 1 Điều này được quản lý theo chế độ mật.
3. Việc quản lý, vận chuyển, giao nhận, truyền dẫn các tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính có chứa thông tin mật và việc in, sao, chụp, khai thác, cung cấp thông tin mật từ các tài liệu hồ sơ địa chính phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
4. Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin và các cơ quan có liên quan đến việc khai thác, sử dụng thông tin phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao có trách nhiệm quản lý, bảo mật thông tin của hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
1. Việc bàn giao hồ sơ địa chính giữa các đơn vị, giữa các cấp để sử dụng phải được thể hiện bằng biên bản.
2. Hồ sơ địa chính đã xây dựng được bàn giao sau khi kiểm tra, nghiệm thu theo quy định.
Trường hợp bàn giao sản phẩm theo từng công đoạn hoặc theo tiến độ thực hiện dự án thì thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư và đơn vị thực hiện.
3. Cơ quan chủ trì bàn giao hồ sơ địa chính quy định như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính giữa đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ địa chính với Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh; giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; giữa các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trong trường hợp có điều chuyển, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính giữa các huyện; giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Văn phòng đăng ký đất đai;
b) Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; giữa các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao bản sao hồ sơ địa chính giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp xã; giữa các xã do điều chuyển, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã thuộc cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chủ trì bàn giao bản sao hồ sơ địa chính khi thay đổi công chức địa chính cấp xã.
MANAGEMENT OF CADASTRAL DOSSIERS
Article 28. Inspection of preparation, readjustment of cadastral dossiers
1. Inspection of cadastral dossiers shall include:
a) Inspection after initial establishment before being put into use;
b) Inspection during update and readjustment of changes.
2. Inspection content of cadastral dossiers shall include:
a) Inspection of the presentation of cadastral dossiers;
b) Inspection of the consistency of information among documents, including:
- The unification of information on numbers, area and land type between measurement documents to register and land-itemizing book;
- The unification of information on use purpose as planning between land –itemizing book and land-use planning map ;
- The unification of information on numbers, area and land type between cadastral book and land-itemizing book;
- The unification of first-time registration information between cadastral dossiers and registration procedures of land , property on land and stored copy of Certificate or scan of Certificate stored in cadastral database ( if any);
- The unification of change registration information between change registration application and cadastral dossiers , stored copy ( or scan) of Certificate, use measurement documents, land-itemizing book;
- The unification of the readjustment of the boundaries, area of the land plot between the land change registration application and cadastral map (or other measurement documents used to register);
c) Inspection of the completeness of contents of each document shall include:
- Inspection of numbers of land plot entered the land-itemizing book;
- Inspection of the number of initial registration application, change registration application of land and property on land which have been updated, readjusted in cadastral book;
- Inspection of the number of scans of Certificates and legal documents on land use rights, ownership of property on land stored in cadastral compared with the number of current documents of the same type ;
d) Inspection content of measurement and drawing cadastral maps, land-itemizing book shall comply with the provisions of the cadastral map of the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Responsibilities and inspection level of cadastral dossiers shall be defined as follows:
a) the Service of Natural Resources and Environment shall inspect, accepted the quality of cadastral dossier compiled initially before being put into use except for cases specified in point c of this paragraph.
Inspection level shall comply with provisions of the Ministry of Natural Resources and Environment on inspection, verification and acceptance of cadastral work, products;
b) Land Registration Authority shall:
- Inspect the measurement, readjustment and division of the land plot on the cadastral map; inspect the cadastral measurements of the land plot or other types of maps under paper and digital form for places have had no cadastral map before using to register, issue the Certificate for the cased under the competence;
- Inspect regularly the update and readjustment of complied digital cadastral dossiers
Regularly inspect the update, readjustment of cadastral dossiers for all registered cases for places have not established digital cadastral dossiers;
c) Land registration office or land use right registration office at province level shall periodically inspect the update, readjustment of cadastral dossiers compiled by branch of land registration offices or land use right registration offices at district level. Inspection level shall be a minimum of 20% of the updated and readjusted cases;
d) branch of land registration offices or land use right registration offices at district level shall inspect at least once every 6 months the update and readjustment of the copies of cadastral dossiers compiled by cadastral officers at commune level.
Article 29. Decentralization of cadastral dossiers
1. Management of digital cadastral dossiers shall be as follows:
a) Branch of land registration offices or land use right registration offices at district level shall manage the digital cadastral dossiers of central-affiliated cities and provinces.
b) For the district, town and city in the province establishing cadastral databases without connecting to cadastral database of central-affiliated cities and provinces, the Branch of land registration Office or land use right registration offices shall manager the local digital cadastral dossier.
2. Decentralization of paper cadastral dossiers shall be as follows:
a) Land registration office or land use right registration office at province level shall manage documents including:
- A stored Certificate ; issuance book of Certificate for organizations, religious institutions, foreign individuals, foreign-invested enterprises, foreign organizations with diplomatic functions, oversea Vietnamese carrying out the investment project;
- The system of registration application of the entities under competence in receipt and land registration;
- Cadastral maps and other maps and measurements documents which are being used for registration, issuance of certificate;
- System of cadastral books which are being used, prepared for those registering under the competence;
- Cadastral dossiers which are compiled over the time and are not used often in land management;
b) Branch of land registration office or land use right registration Office at district level shall manage documents including:
- A stored Certificate; issuance books of Certificate for households and individuals , communities, oversea Vietnamese entitled to own houses in Vietnam;
- The system of registration application of the entities under competence in receipt and land registration;
- Cadastral maps and other maps and measurements documents which are being used for registration, issuance of certificate;
- Cadastral books complied for entities under the competence in registration and land-itemizing books which are being used in the management of land for places which have not established cadastral database;
c) People’s Committees of communes (directly cadastral officers) shall manage copies of cadastral maps, cadastral books, land-itemizing land, and book of receipt and return of registration results, issuance Certificate of rights to use land, ownership of land and property on land for submission of the registration application in People’s Committees of communes.
3) The Service of Natural Resources and Environment, the Division of Natural Resources and Environment, People’s Committees of communes shall meet conditions for the preservation of cadastral dossier under their management competence as assigned.
Article 30. Preservation of cadastral dossiers
1. Digital cadastral dossiers shall be managed and ensured safety along with the management and safety guarantee of cadastral database as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment on establishment of land database.
2. Paper cadastral dossiers shall be stored as follows:
a) Cadastral dossiers shall be grouped to preserve including:
- Cadastral maps; cadastral measurements of the land plot; other measurement documents which are used for land registration, ;
- Stored Certificates ;
- Registration application of land, property on land;
- Cadastral books, land-itemizing books, issuance books of Certificates;
- Other documents;
b) System of registration application of land, property on land specified in Paragraph 2 of Article 23 of this Circular shall be arranged and numbered in order of time of being recorded in the cadastral book of first-time registration application; numbers shall consists of 06 numbers and is numbered after the number of the dossiers compiled prior to the date this Circular takes effect.
3. Preservation duration of cadastral records is defined as follows:
a) Permanent preservation for digital cadastral dossiers and memory devices containing digital cadastral dossiers; the compiled paper documents including: Documents of cadastral measurement, land-itemizing books, issuance books of Certificate, the stored Certificate ; registration application of land, property on land as stipulated in Article 23 of this Circular, except for cases specified in clause b of this paragraph;
b) Preservation within 5 years for registration application of lease, sublease, mortgage registration with land use rights, ownership of property on land deregistered lease, sublease, deleted mortgage ; papers publicizing the results of verification of application for registration ,issuance of Certificate; notification of the update, readjustment of cadastral dossiers and other enclosed documents .
4. The management and safety guarantee of paper cadastral dossiers and memory devices shall comply with the provisions of the legislation on national archives.
Article 31. Security of cadastral dossiers
1. Cadastral data that needs security shall include:
- Information on the land users and property information of the National defense and security unit ;
- Personal information on the land users, owners of property on land which they request for security in accordance with the provisions of law;
- Other information in accordance with the law on the protection of State secrets.
2. The documents of cadastral dossiers containing confidential information specified in paragraph 1 of this Article shall be managed under privacy mode.
3. The management, transportation, delivery, transmission of documents, data, and cadastral dossiers containing confidential information and print, copy, taking photos, development, providing confidential documents from the cadastral dossiers must comply with the law on the protection of State secrets.
4. Competent agencies shall provide information and other agencies involved in the development and use of information for the request to perform the tasks assigned shall manage and secure information of cadastral dossiers in accordance with provisions of law.
Article 32. Transfer of cadastral dossiers
1. Transfer of cadastral dossiers among units and levels to use must be made in writing.
2. Compiled cadastral dossiers shall be transferred after being inspected and accepted as prescribed.
In case of transfer of products at each stage or in progress of carrying out of the project, transfer shall comply with the written agreement between the investor and the implementation unit.
3. Agencies taking charge to transfer the cadastral records shall be defined as follows:
a) the Service of Natural Resources and Environment shall take charge to transfer cadastral dossiers between consultancy unit in establishment of cadastral dossiers and the land registration Office or land use right registration Office at province level; between land use right registration Office at province level and land use right registration Office at district level; among land use right registration Offices at district level in case of transfer, acquisition and adjustment of administrative division among districts; between land use right registration Office at district level and the land registration Office;
b) Land registration Office shall take charge to transfer the cadastral dossiers to Branch of land registration Office; among Branches of land registration Offices;
c) the Division of Natural Resources and Environment shall take charge to transfer copies of cadastral dossiers among branches of land registration Offices or land use right registration Office at district level to People’s Committees of communes; among communes foe to transfer, acquisition and adjustment of administrative division at commune level under the same administrative units at district level;
d) Presidents of People’s Committees of communes shall cooperate Branch of land registration Offices or land use right registration Offices at district level to take charge to transfer copies of cadastral dossiers when changing cadastral officers at commune level.