Chương III: Thông tư 128/2013/TT-BTC Thủ tục thành lập, di chuyển, mở rộng, thu hẹp địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở nội địa; kho ngoại quan, kho bảo thuế
Số hiệu: | 128/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2013 |
Ngày công báo: | 25/10/2013 | Số công báo: | Từ số 689 đến số 690 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về thủ tục xuất nhập khẩu
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định mới, việc thực hiện tờ khai hải quan với hàng hóa nhập khẩu sẽ khó khăn hơn trước:
- Tờ khai hải quan chỉ được đăng ký tại Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích hoặc nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến.
- Việc đăng ký tờ khai phải được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan.
Việc thực hiện quy các quy định của Thông tư 128 sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2013, thay thế các quy định của Thông tư 194/2010/TT-BTC.
Ngoài ra, Thông tư 128 cũng có hướng dẫn cụ thể những trường hợp được xem là thanh toán qua ngân hàng để áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa
a) Đã được quy hoạch trong hệ thống cảng nội địa do Thủ tướng Chính phủ công bố;
b) Phải có diện tích từ 10 ha trở lên;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, các thiết bị khác để thông quan hàng hoá nhanh chóng. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
2. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu:
a) Nằm trong quy hoạch của Bộ Tài chính về hệ thống các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu;
b) Thuộc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu kinh tế đặc biệt khác hoặc địa bàn tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên ổn định;
c) Ở nơi giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container;
d) Có diện tích từ 01 ha trở lên;
e) Các điều kiện khác như quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan đầu tư xây dựng hoặc do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng:
a) Vị trí: gắn liền với trụ sở Chi cục hải quan (nếu là địa điểm kiểm tra của 01 Chi cục hải quan) hoặc ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục hải quan quản lý không quá 20 km (nếu là địa điểm dùng chung cho nhiều Chi cục hải quan);
b) Về diện tích: Địa điểm kiểm tra của một Chi cục hải quan phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2; địa điểm kiểm tra dùng chung cho nhiều Chi cục hải quan phải có diện tích tối thiểu là 10.000 m2;
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
c.1) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
c.2) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
c.3) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
d) Trường hợp địa điểm do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi.
4. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới:
a) Trường hợp nằm trong khu kinh tế cửa khẩu
a.1) Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi;
a.2) Về diện tích: Phải có diện tích tối thiểu 5.000m2.
a.3) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
a.4) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
a.5) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
b) Trường hợp không nằm trong khu kinh tế cửa khẩu:
Điều kiện thành lập như đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu phải đáp ứng điều kiện sau:
b.1) Phải gắn liền với khu vực cửa khẩu;
b.2) Được UBND tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa (CFS):
a) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho bãi;
b) Ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục hải quan quản lý không quá 20 km;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có diện tích tối thiểu 1.000m2, có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
e) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
6. Đối với kho ngoại quan
Điều kiện thành lập kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Vị trí thành lập kho ngoại quan
Kho ngoại quan phải được thành lập trong các khu vực theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
b) Diện tích
b.1) Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000m2 trở lên.
b.2) Đối với kho chuyên dùng (như: kho lưu giữ vàng, bạc, đá quý; kho chuyên lưu giữ hàng hoá phải bảo quản theo chế độ đặc biệt) diện tích kho ngoại quan có thể nhỏ hơn 5.000 m2 và diện tích kho chứa hàng có thể dưới 1.000m2.
b.3) Đối với bãi ngoại quan chuyên dùng (như: bãi chứa gỗ nguyên liệu, sắt thép,...) phải đạt diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.
c) Tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh
c.1) Đối với kho ngoại quan nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh và trong phạm vi địa bàn kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan thì không yêu cầu phải có tường rào.
c.2) Đối với kho ngoại quan nằm ngoài khu vực trên thì bắt buộc phải có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh để đảm bảo yêu cầu kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
d) Phần mềm quản lý và camera giám sát:
d.1) Chủ kho ngoại quan phải có hệ thống sổ sách kế toán và máy tính được cài đặt phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho theo quy định của cơ quan hải quan và được nối mạng với hải quan quản lý kho ngoại quan.
d.2) Kho ngoại quan phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và hệ thống có khả năng lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06 tháng để đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan.
7. Kho bảo thuế
Doanh nghiệp đề nghị thành lập kho bảo thuế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu giám sát, quản lý hải quan, tại Thông tư này hướng dẫn cụ thể điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP như sau:
a) Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
b) Doanh nghiệp phải có hệ thống sổ kế toán và phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho.
c) Kho bảo thuế phải nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và hệ thống này có khả năng lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06 tháng để đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan.
8. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất
a) Chân công trình hoặc kho của công trình phải là nơi tập kết thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình, thực hiện dự án đầu tư.
b) Nhà máy, xí nghiệp sản xuất của doanh nghiệp là nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn, hàng hóa không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm tra tập trung.
c) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ việc kiểm tra tại chân công trình, nơi sản xuất và chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, thi công, lắp đặt sau khi đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan.
1. Hồ sơ thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận thành lập ICD của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp ICD đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trong quy hoạch): 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp;
đ) Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
2. Hồ sơ thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan: 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp;
đ) Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
3. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra tập trung:
a) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan làm chủ đầu tư:
a.1) Văn bản đề nghị thành lập của Cục Hải quan tỉnh, thành phố: 01 bản chính;
a.2) Sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông, các khu công nghiệp, kinh tế có liên quan trên địa bàn: 01 bản chụp;
a.3) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
a.4) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
a.5) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
b) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do doanh nghiệp kinh doanh làm làm chủ đầu tư:
b.1) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b.2) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
b.3) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
b.4) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
b.5) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
4. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới
a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
e) Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới không nằm trong khu kinh tế cửa khẩu, doanh nghiệp phải nộp Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh, thành phố cấp: 01 bản chụp;
5. Hồ sơ thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS)
a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
6. Hồ sơ thành lập kho ngoại quan
a) Đơn xin thành lập kho ngoại quan (mẫu số 49/TL-KNQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan (khi cơ quan hải quan có nhu cầu);
d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản lý, camera giám sát,... kèm sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi ngoại quan nằm trong tổng thể khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp.
7. Hồ sơ thành lập kho bảo thuế
a) Đơn xin thành lập kho bảo thuế (mẫu số 50/TL-KBT/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản chụp;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho;
d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản lý, camera giám sát,...
8. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất: Doanh nghiệp gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố văn bản đề nghị công nhận: 01 bản chính.
1. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu (sau đây gọi chung là địa điểm làm thủ tục hải quan):
a. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan.
b. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan thực hiện:
b.1) Kiểm tra hồ sơ;
b.2) Khảo sát thực tế kho, bãi;
b.3) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Thông tư này; đề xuất ý kiến, báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan.
c. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc thẩm định, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan theo qui định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì Bộ Tài chính có văn bản trả lời doanh nghiệp.
2. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); kho ngoại quan (sau đây gọi chung là địa điểm):
a) Xin chủ trương thành lập địa điểm
a.1) Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố), trong đó xác định rõ những nội dung dự kiến gồm: sự cần thiết phải thành lập, vị trí địa điểm dự kiến thành lập, diện tích, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng,...
a.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ, căn cứ tình hình hoạt động của các địa điểm đã được thành lập trên địa bàn, đánh giá sự cần thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý, riêng kho ngoại quan nếu đáp ứng yêu cầu giám sát của công chức hải quan thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan.
a.3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời và hướng dẫn cụ thể các nội dung cần thực hiện, nếu không đồng ý thì có văn bản trả lời rõ lý do.
b) Ra quyết định thành lập địa điểm
b.1) Sau khi thống nhất chủ trương với Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện thì lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập địa điểm).
b.2) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: Kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm tra thực tế kho, bãi; đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, gửi báo cáo và đề nghị về Tổng cục Hải quan (nếu đáp ứng điều kiện thành lập).
b.3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
3. Đối với địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất; kho bảo thuế
Doanh nghiệp gửi văn bản, kèm hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: kiểm tra hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi và ra quyết định thành lập, nếu không phù hợp thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho ngoại quan, kho bảo thuế nếu không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện khác theo quy định tại Điều 63 Thông tư này.
b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
d) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng hải quan.
đ) Đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế đã được thành lập trước đây, nhưng đến ngày 31/12/2014 mà không mở rộng diện tích để đáp ứng quy định nêu tại khoản 6, khoản 7 Điều 64 Thông tư này.
2. Thẩm quyền ra quyết định chấm dứt
a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a.1) Ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất; kho bảo thuế.
a.2) Kiểm tra, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa; kho ngoại quan; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
b.1. Ra quyết định chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới.
b.2. Kiểm tra, báo cáo, đề xuất Bộ Tài chính chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa.
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa.
3. Tạm dừng hoạt động của các địa điểm:
a) Trường hợp địa điểm không còn hoạt động do không có hàng hóa và doanh nghiệp có văn bản đề nghị thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho ngoại quan; báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa.
b) Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng kể từ ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị.
c) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, các địa điểm trên không chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
d) Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra điều kiện thành lập và hoạt động của các địa điểm, nếu đáp ứng điều kiện thì có văn bản chấp nhận cho phép hoạt động hoặc báo cáo Tổng cục Hải quan cho phép hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa. Trường hợp không đáp ứng điều kiện hoặc doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp hoặc mở rộng diện tích địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc có nhu cầu di chuyển từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 63 Thông tư này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin di chuyển, mở rộng, thu hẹp;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp;
c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tiến hành:
a) Kiểm tra hồ sơ;
b) Khảo sát thực tế kho bãi;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định mở rộng, thu hẹp hoặc di chuyển đối với trường hợp di chuyển đến địa điểm mới cùng nằm trong khu vực đã thành lập hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện để di chuyển, mở rộng, thu hẹp.
d) Trường hợp di chuyển địa điểm đã được thành lập đến địa điểm mới nằm ngoài khu vực đã thành lập thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, báo cáo Tổng cục Hải quan để quyết định di chuyển địa điểm.
3. Riêng các địa điểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Thông tư này phải nằm trong quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Tài chính thì việc di chuyển địa điểm phải được Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Tài chính có văn bản chấp nhận.
1. Thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu địa điểm thực hiện như sau:
a) Chủ địa điểm có công văn đề nghị chuyển đổi chủ sở hữu địa điểm;
b) Chủ mới làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu địa điểm. Hồ sơ chuyển đổi theo quy định tại Điều 64 Thông tư này;
c) Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ xin chuyển đổi chủ sở hữu, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan quyết định, không phải khảo sát lại thực tế kho, bãi nếu không có sự thay đổi so với thực trạng kho, bãi hiện hành. Trường hợp địa điểm thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
2. Thủ tục đổi tên chủ sở hữu:
a) Chủ sở hữu có công văn đề nghị đổi tên, gửi kèm chứng từ chứng nhận việc thay đổi tên doanh nghiệp đã được cơ quan cấp phép thành lập doanh nghiệp xác nhận.
b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Hải quan có văn bản công nhận việc thay đổi tên chủ sở hữu trên Quyết định thành lập địa điểm. Trường hợp địa điểm thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
Chapter III
PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, RELOCATION, EXPANSION, NARROWING OF CUSTOMS POST OUTSIDE CHECKPOINT AREA (HEREAFTER REFERRED TO AS EXTERNAL CUSTOMS PROCEDURE POST) AND DOMESTIC IMPORTS AND EXPORTS CHECKING AREA, BONDED WAREHOUSE AND TAX-SUSPENSION WAREHOUSE
Article 63. Conditions for establishment
1. For customs procedure post of domestic port
a) Planned in domestic port system published by the Prime Minister;
b) Area must be 10 ha or more;
c) Ensuring working conditions for customs organs such as office, goods checkpoint, equipment installation area (electronic scales, scanners ...) and exhibit storage;
d) Warehouse and yard must be separated by fence from the surrounding area, equipped with the camera system, electronic scales and other equipment for quick clearance of goods. Goods brought in and out of warehouse and yard must be managed by the computer system and is connected to the monitoring system of the customs authorities.
2. For external customs procedure post:
a) In the planning of the Ministry of Finance of the system of external customs procedure posts;
b) In areas with industrial parks, export processing zones, duty free area, other special economic zones or area concentrating a lot of industrial factories with stable and regular import or export activities;
c) At location with convenient transportation, suitable for transporting goods by container;
d) Area must be 01 ha or more;
e) Other conditions as specified at Point c, Article, Clause 1 of this Article.
3. For concentrated checkpoint constructed by customs authorities or storage business enterprises.
a) Location: attached to the customs Sub-Department (if being a checkpoint of a customs Sub-Department) or in areas with regular import and export activity, convenient transportation, suitable for transporting goods by container; no more than 20 km far away from the customs Sub-Department (if the checkpoint is shared by many customs Sub-Departments);
b) Area: the checkpoint of a customs Sub-Department must have a minimum area of 5,000 m2; the checkpoint is shared by many customs Sub-Departments must have a minimum area of 10,000 m2;
c) Material facilities and equipment:
c.1) Ensuring working conditions for customs organs such as office, goods checkpoint, equipment installation area (electronic scales, scanners ...) and exhibit storage;
c.2) Warehouse and yard must be separated by fence from the surrounding area, equipped with the surveillance camera system;
c.3) Goods brought in and out of warehouse and yard must be managed by the computer system and is connected to the monitoring system of the customs authorities.
d) If the checkpoint is constructed by enterprises, they must register their transportation and warehouse business line.
4. For the checking and gathering checkpoint of imports and exports at border:
a) If located in the border-gate economic zone:
a.1 Enterprise must register their transportation and warehouse business line.
a.2) Area: At least 5,000m2
a.3) Ensuring working conditions for customs organs such as office, goods checkpoint, equipment installation area (electronic scales, scanners ...) and exhibit storage;
a.4) Warehouse and yard must be separated by fence from the surrounding area, equipped with the surveillance camera system;
a.5) Goods brought in and out of warehouse and yard must be managed by the computer system and is connected to the monitoring system of the customs authorities.
b) If not located in the border-gate economic zone:
Conditions for establishment are the same as the checking and gathering checkpoint located in the border-gate economic zone. In addition, the checking and gathering checkpoint located in the border-gate economic zone must meet the following conditions:
b.1) It must be attached to the border-gate area;
b.2) Being issued with Investment Certificate by provincial/municipal People’s Committee;
5. For the Container Freight Station (CFS):
a) Enterprises have registered their warehouse and yard, imports and exports transportation and forwarding business line
b) In the area with regular import and export activity, convenient transportation and suitable for goods transportation by container; no more than 20 km far away from customs Sub-Department
c) Ensuring working conditions for customs organs such as office, goods checkpoint, and customs equipment installation area and exhibit storage;
d) Warehouse and yard must have area of at least 1,000 m2 and be separated by fence from the surrounding area and equipped with the surveillance camera system
e) Goods brought in and out of warehouse and yard must be managed by the computer system and is connected to the monitoring system of the customs authorities.
6. For bonded warehouse
Conditions for establishing the bonded warehouse shall comply with the provisions in Clause 3, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP, in which the following conditions must be satisfied:
a) Location of bonded warehouse establishment;
The bonded warehouse must be built in the areas specified in Clause 2, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP.
b) Area
b.1) The bonded warehouse must have an area of at least 5,000 m2 (including warehouse and yard and ancillary buildings).
b.2) For specialized warehouse (such as warehouse for storing gold, silver, precious stones, specialized warehouse for storing goods which must be preserved in special mode). The bonded warehouse area may be smaller than 5,000 m2 and warehouse area possible may be less than 1.000m2.
b.3) For specialized bonded yard (such as yard of timber iron and steel,…) must have a minimum area of 10,000 m2. No warehouse area is required.
c) Separated by fence from the surrounding area.
c.1) For bonded warehouse located in the border gate area and port with fence separated from the surrounding area and within the control, inspection and monitoring area of customs authorities,
c.2) For bonded warehouse located outside the above area, there must be fence separated from the surrounding area to ensure the control, inspection and monitoring of customs authorities,
d) Management software and surveillance camera:
d.1) The owner of bonded warehouse must have bookkeeping system and computer installed with the management and monitoring software of goods imported, exported, stored and stocked as prescribed by the customs authorities and networked with customs managing the bonded warehouse;
d.2) The bonded warehouse must be installed with surveillance camera system of goods brought in and out and the system is capable of storing the surveillance camera images within 06 months to ensure the monitoring, supervision and data access in case of necessity by the customs authorities.
7. Tax-suspension warehouse
Enterprises requesting the establishment of tax-suspension warehouse must satisfy the conditions specified at Point a, b and c, Clause 2, Article 27 of Decree No. 154/2005/ND-CP. In addition, to ensure the customs monitoring and management requirement, in this Circular, the Point Article, Clause 2 of Article 27 of Decree No. 154/2005/ND-CP is guided as follows:
a) Enterprises must satisfy the provisions in Clause 1, Article 20 of this Circular.
b) Enterprises must have bookkeeping system and management and monitoring software of goods imported, exported, stored and stocked
c) The tax-suspension warehouse must be located in the enterprise’s production facility area and installed with the surveillance camera system of goods brought in and out and this system is capable of storing the surveillance camera images within 06 months to ensure the monitoring, supervision and data access in case of necessity by the customs authorities.
8. For goods checkpoint at the building field or building storage and production area.
a) The building field or storage must be the gather place of equipment, machinery and imported materials for construction of factory, building and implementation of investment project;
b) Enterprise’s plant and production factory is a gathering place of the exports and imports with their own requirements for preservation, packaging, hygiene, technology, safety for goods which cannot be actually checked at the border gate or concentrated checkpoint.
c) Enterprise shall prepare ground and means to serve the checking at the building field and production area and only put the goods into production, performance and installation after clearance confirmation from the customs authorities
Article 64. Establishment dossier
1. Dossier for establishment of customs procedure post of domestic port includes:
a) Written request for establishment: 01 original;
b) Written approval of Domestic Clearance Depot (ICD) of the Ministry of Transport (excluding the case where ICD has been announced in the planning): 01 original;
c) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
d) Economic and technical feasibility study of construction: 01 copy;
dd) Operation Regulation: 01 original
2. Dossier for establishment of external customs procedure post includes:
a) Written request for establishment: 01 original;
b) Written approval of People’s Committee of provinces or cities where the external customs procedure post is located: 01 original;
c) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
d) Economic and technical feasibility study of construction: 01 copy;
dd) Operation regulation: 01 original
3. Dossier for establishment of concentrated checkpoint:
a) In case the concentrated checkpoint is invested by the customs authorities:
a.1) Written request for establishment of provincial/municipal Customs Department: 01 original;
a.2) Diagram of transportation network and related economic and industrial parks in the area: 01 copy;
a.3) Economic and technical feasibility study of construction: submitting 01 copy;
a.4) Operation regulation: 01 original
a.5) Legal certificate of land use right;
b) In case the concentrated checkpoint is invested by the enterprise:
b.1) Enterprise’s written request for establishment: 01 original
b.2) Economic and technical feasibility study of construction: 01 copy;
b.3) Operation regulation: 01 original
b.4) Papers evidencing legal land use right: 01 copy;
b.5) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
4. Dossier for establishment of imports and exports checking post at the border
a) Enterprise’s written request for establishment: 01 original;
b) Economic and technical feasibility study of construction: submitting 01 copy;
c) Operation regulation: 01 original;
d) Papers evidencing legal land use right: 01 copy;
dd) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
e) For the imports and exports checking post at the border not located in border-gate economic zone, enterprises shall submit their investment certificate issued by the provincial/municipal People’s Committee: 01 copy;
5. Dossier for establishment of Container Freight Station (CFS):
a) Enterprise’s written request for establishment: 01 original
b) Economic and technical feasibility study of construction: 01 copy;
c) Operation regulation: 01 original;
d) Papers evidencing legal land use right: 01 copy;
dd) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
6. Dossier for establishment of bonded warehouse
a) Application for establishment of bonded warehouse (form No. 49/TL-KNQ/2013, Annex III issued together with this Circular);
b) Business registration Certificate with function of warehouse and yard business: 01 copy;
c) Design diagram of warehouse and yard area clearly shows the boundary line separated from the outside, location of warehouse, internal transportation system, fire and explosion prevention and fighting system, security, warehouse office and customs workplace (upon customs’ requirement);
d) Legal documents on use right of warehouse and yard, technique, infrastructure, management software, surveillance camera,…together with design diagram of warehouse area, bonded yard located in the overall border gate area and industrial park
7. Dossier for establishment of tax-suspension warehouse
a) Application for establishment of tax-suspension warehouse (form No. 50/TL-KBT/2013, Annex III issued together with this Circular);
b) Business registration Certificate: 01 copy
c) Design diagram of warehouse and yard area clearly shows the boundary line separated from the outside, location of warehouse, internal transportation system, fire and explosion prevention and fighting system, security, warehouse office;
d) Legal documents on use right of warehouse and yard, technique, infrastructure, management software, surveillance camera,…
8. For goods checkpoint at the building field or building storage and production area: Enterprise shall send the written proposal for recognition to provincial/municipal Customs Department: 01 original
Article 65: Establishment order
1. For customs procedure post at domestic port and external customs procedure post (hereafter generally referred to as customs procedure post):
a. Enterprise shall send dossier for establishment to the Customs Department of cities and provinces where the customs procedure post is located;
b. Within 10 working days after receipt of valid dossier, the Customs Department shall
b.1) Verify dossier;
b.2) Make actual survey of warehouse and yard;
b.3) Assess the compliance with the conditions specified in Decree No. 154/2005/ND-CP and guidance in Clause 1 and 2, Article 63 of this Circular; propose opinions and reports attached to the dossier for submission to the General Department of Customs;
c. Within 30 working days after receipt of report together with dossier, the General Department of Customs shall complete the appraisal, report the result and submit the Minister of Finance the decision on establishment of customs procedure post as prescribed in Clause 2, Article 4 of Decree No. 154/2005/ND-CP. In the absence of conditions for establishment, the Ministry of Finance shall reply in writing to the enterprise.
2.For concentrated checkpoint, imports and exports gathering and checking area at border; the Container Freight Station (CFS); bonded warehouse (hereafter generally referred to as checkpoint);
a) Proposing the guidelines for establishment of checkpoint;
a.1) Enterprise wishing to establish the checkpoint should send a written proposal to the General Department of Customs (via provincial or municipal Customs Department) and determine estimated contents including: necessity for establishment, estimated location for establishment, area, conditions for material and technical facilities, infrastructure,…
a.2) Within 05 working days after receipt of enterprise’s written proposal, the provincial or municipal Customs Department shall verify dossier, operation conditions of checkpoints established in the area, assessment of necessity and conformity with management requirement. For bonded warehouse, if meeting the customs authority’s’ surveillance requirements, make proposal to the General Department of Customs;
a.3) Within 05 working days after receipt of proposal report from the provincial or municipal Customs Department, the General Department of Customs shall reply in writing and give specific guidance on contents to be done. In case of refusal, it shall reply in writing clearly stating the reason;
b) Making a decision on establishment of checkpoint
b.1) After having agreed with the guidelines of the General Department of Customs, the enterprise shall begin the construction of warehouse. If satisfying all conditions, it shall prepare dossier as prescribed in this Circular for submission to the General Department of Customs (via the Customs Department of cities or provinces where the checkpoint is located);
b.2) Within 10 working days after full receipt of enterprise’s dossier, the provincial or municipal Customs Department shall: verify dossier, make survey, actually check warehouse and yard, assess the compliance with conditions for checkpoint establishment, and submit report and proposal to the General Department of Customs.
b.3) Within 10 working days after receipt of provincial or municipal Customs Department together with the dossier for checkpoint establishment, the Director of General Department of Customs shall make a decision on checkpoint establishment or reply in writing if the enterprise has not satisfied all conditions as prescribed.
3. For the checkpoint as the building field or building storage, production area or tax suspension warehouse;
Enterprise shall submit together with dossier for establishment to provincial or municipal Customs Department. Within 05 working days after full receipt of enterprise’s dossier, the provincial or municipal Customs Department shall: verify dossier, make survey, actually check warehouse and yard and make a decision on establishment. In case of nonconformance, it shall reply in writing and stating the reasons.
Article 66. Termination and suspension of operation
1. Cases of termination of operation
a) The provincial or municipal Customs Department proposes in writing the termination of operation of customs procedure post at domestic port; external customs procedure post; concentrated checkpoint, checking and gathering checkpoint of imports and exports at border, Container Freight Station (CFS), bonded warehouse, tax-suspension warehouse if they do not satisfy the conditions for customs checking and surveillance and other conditions specified in Article 63 of this Circular.
b) Enterprise has submitted its written proposal for termination of operation;
c) Beyond a time limit of 06 months after the decision on establishment but the enterprise has not put it into operation without plausible reason;
d) Enterprise has committed administrative violation on customs for 03 times in a year and is imposed with the fine sanction at the level for each time of exceeding sanction competence of the Head of Customs Sub-Department;
dd) For bonded warehouse and tax-suspension warehouse previously established but without expansion of area by December 31, 2014 to meet the provisions specified in Clause 6 and 7, Article 64 of this Circular.
2. Competence in making termination decision
a) Director of provincial or municipal Customs Department:
a.1) Making a decision on termination of operation of checkpoint as building field or building storage, production area and tax-suspension warehouse;
a.2) Verifying, reporting and proposing the General Department of Customs to consider terminating the operation against the customs procedure post of domestic port, bonded warehouse, concentrated checkpoint, Container Freight Station (CFS), checking and gathering checkpoint of imports and exports at border.
b) Director of General Department of Customs:
b.1. Making a decision on termination of operation of bonded warehouse, concentrated checkpoint, Container Freight Station (CFS), checking and gathering checkpoint of imports and exports at border.
b.2. Verifying, reporting and proposing the Ministry of Finance to consider terminating the operation against the customs procedure post of domestic port.
c) Minister of Finance makes a decision on terminating operation of customs procedure post of domestic port.
3. Suspending the operation of checkpoints:
a) In case the checkpoint is no longer operational due to lack of goods, upon the enterprise’s written proposal, the Director of provincial or municipal Customs Department shall announce a suspension of operation of concentrated checkpoint, checking and gathering checkpoint of imports and exports at border, Container Freight Station (CFS), bonded warehouse; report and propose the General Department of Customs to announce a suspension of operation of the customs procedure post of domestic port.
b) The time for suspension of operation shall not exceed 06 months after the enterprise’s written proposal;
c) During the time for suspension of operation, the above checkpoints shall not be subject to surveillance of customs authority.
d) After the above time limit, if the enterprise submits its written proposal for permitting the continuation of operation, the Director of provincial or municipal Customs Department shall inspect the conditions for establishment and operation of checkpoints. If they satisfy all conditions, the Director shall issue a written approval for operation or report to the General Department of Customs to permit the operation for the customs procedure post of domestic port. In case of failing to satisfy the conditions or the enterprise submits no written proposal, the Director shall report to the competent authority to consider the termination of operation as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 67. Procedures for relocation, expansion or narrowing of checkpoint
1. The enterprise that wish to expand or narrow the area of checkpoint established by a decision of General Department of Customs or relocate from the location established by decision of General Department of Customs to a new location to satisfy the conditions as prescribed in Article 63 of this Circular should prepare dossier for submission to the provincial or municipal Customs Department. The dossier includes:
a) Application for relocation, expansion or narrowing;
b) Diagram of warehouse and yard of relocation, expansion or narrowing;
c) Legal documents of use right of warehouse and yard of relocation, expansion or narrowing;
2. The provincial or municipal Customs Department after fully receiving the enterprise’s valid dossier, shall:
a) Verify dossier’
b) Make actual survey of warehouse and yard;
c) Within 15 days after full receipt of valid dossier, Director of provincial or municipal Customs Department shall make a decision on expansion, narrowing or relocation in case of moving to a new place located in the same established area or reply in writing to the enterprise in case of ineligibility for relocation, expansion or narrowing.
d) In case of moving the established location to a new location outside the established area, the enterprise shall make a written proposal to the provincial or municipal Customs Department for consideration and report to the General Department of Customs for decision on relocation.
3. For checkpoints as prescribed in Clause 1 and 2, Article 63 of this Circular, they must be included in the planning of the Ministry of Transport or Ministry of Finance, the relocation of checkpoint must be approved in writing by the Ministry of Transport or Ministry of Finance.
Article 68. Conversion of ownership or renaming of owners
1. Procedures for conversion of ownership of checkpoint shall be done as follows:
a) The checkpoint owner submits written proposal for conversion of checkpoint owner;
b) The new owner performs the procedures for conversion of checkpoint owner. Dossier for conversion shall comply with the provisions in Article 64 of this Circular;
c) The provincial or municipal Customs Department shall receive dossier for conversion of owner, report and propose the General Department of Customs for decision. There is no need to make actual survey of warehouse and yard again if there is no change compared with the current condition of warehouse and yard. If the checkpoint is under the authority to establish of the Minister of Finance, the General Department of Customs shall report and propose the Minister of Finance for consideration and decision;
2. Procedures for renaming of
a) The owner shall submit a written proposal for renaming together with document evidencing the renaming of enterprise certified by the enterprise establishment licensing agency
b) Within 05 days after full receipt of valid dossier, the General Department of Customs shall issue a written recognition of renaming of owner under the Decision on checkpoint establishment. If the checkpoint is under the authority to establish of the Minister of Finance, the General Department of Customs shall report and propose the Minister of Finance for consideration and decision;
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực