Chương II: Thông tư 128/2013/TT-BTC Thanh tra thuế
Số hiệu: | 128/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2013 |
Ngày công báo: | 25/10/2013 | Số công báo: | Từ số 689 đến số 690 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về thủ tục xuất nhập khẩu
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định mới, việc thực hiện tờ khai hải quan với hàng hóa nhập khẩu sẽ khó khăn hơn trước:
- Tờ khai hải quan chỉ được đăng ký tại Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích hoặc nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến.
- Việc đăng ký tờ khai phải được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan.
Việc thực hiện quy các quy định của Thông tư 128 sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2013, thay thế các quy định của Thông tư 194/2010/TT-BTC.
Ngoài ra, Thông tư 128 cũng có hướng dẫn cụ thể những trường hợp được xem là thanh toán qua ngân hàng để áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật về thanh tra.
Mục đích hoạt động thanh tra thuế nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan.
Đối tượng thanh tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Nội dung thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính.
2. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi nội dung ghi trong quyết định thanh tra thì thực hiện theo quy định pháp luật về thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra thuế, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thanh tra.
Cơ quan hải quan thực hiện thanh tra thuế trong các trường hợp quy định tại Điều 81 Luật Quản lý thuế. Trường hợp thanh tra thuế quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Quản lý thuế, cụ thể là khi người nộp thuế có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần;
2. Vi phạm ở nhiều địa bàn;
3. Vi phạm liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân (cơ quan hải quan có căn cứ để nhận định rằng người nộp thuế cấu kết, thông đồng với nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện hành vi gian lận thuế, trốn thuế);
4. Có dấu hiệu trốn thuế;
5. Có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật nhằm trốn thuế, gian lận thuế trong khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;
6. Có dấu hiệu vi phạm mới liên quan đến thuế sau khi cơ quan hải quan đã kết thúc việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;
7. Vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, như: số tiền thuế bị chiếm đoạt lớn; người nộp thuế sử dụng các chứng từ, tài liệu không hợp pháp hoặc có dấu hiệu giả mạo để kê khai thuế.
Thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.
1. Thông tin để làm căn cứ quyết định thanh tra phải cụ thể, có liên quan trực tiếp đến đối tượng, vụ việc cần thanh tra.
2. Nguồn thông tin cần khai thác, thu thập
a) Khai thác từ các nguồn thông tin chính thức trong ngành hải quan (hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, hồ sơ, hàng hoá xuất nhập khẩu; kết quả phúc tập hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra; dấu hiệu vi phạm do các đơn vị hải quan báo cáo, phản ánh...).
b) Thu thập thông tin ngoài ngành hải quan (từ các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: cơ quan quản lý thuế, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, giám định, hiệp hội doanh nghiệp, phản ánh của báo đài và từ đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân).
c) Các thông tin khác mà lực lượng kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu có được (từ người đưa tin, mua tin, từ các hoạt động hợp tác quốc tế và từ các thông tin khác).
1. Nghiên cứu, phân tích thông tin đã lựa chọn, lập báo cáo đánh giá tình hình theo các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình hình, số liệu tổng quát về doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu, số lượng tờ khai hải quan, loại hình kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu, số tiền thuế phát sinh và việc thực hiện nghĩa vụ về thuế hàng năm, tình hình chấp hành pháp luật);
b) Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, tính chất, quy mô của rủi ro về số thu;
c) Đề xuất nội dung, kế hoạch thanh tra, trong đó cần làm rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; những tổ chức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, xác minh.
2. Lập kế hoạch thanh tra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra;
b) Đối tượng thanh tra;
c) Quy mô, phạm vi thanh tra;
d) Nội dung thanh tra;
đ) Thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.
Kế hoạch thanh tra được lập chi tiết cho từng nội dung thanh tra, trong đó nêu rõ những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành, nơi cần đến làm việc, thời gian triển khai, kết thúc, nhân sự đoàn thanh tra, nhiệm vụ của các thành viên đoàn thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác (nếu có). Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ý về việc sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để tổ chức thực hiện.
3. Kế hoạch thanh tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi Tổng cục Hải quan để điều phối chung trong trường hợp có trùng lặp giữa các đơn vị và để chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ.
Đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết, đoàn thanh tra có phó trưởng đoàn để giúp trưởng đoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Thời hạn một cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành không quá 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.
2. Thời hạn một cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành không quá 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
1. Quyết định thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
3. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra.
Đối với trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
Khi thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các công việc như sau:
1. Công bố quyết định thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra để đại diện đối tượng thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh tra. Trường hợp phạm vi thanh tra thuế bao gồm cả các đơn vị thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, quyền và nghĩa vụ của các bên để đối tượng thanh tra chủ động được trong việc thực hiện;
b) Thông báo kế hoạch thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Yêu cầu đại diện của đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình của doanh nghiệp về một số nội dung: ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hình thức hạch toán của các đơn vị trực thuộc thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh; chuẩn mực kế toán và niên độ kế toán áp dụng; số cán bộ, công nhân viên và tiền lương; các đối tác liên doanh, liên kết (nếu có);
d) Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.
2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính (gọi chung là tài liệu) có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp các tài liệu trên được lưu giữ trong máy vi tính hoặc phương tiện lưu giữ khác thì doanh nghiệp phải giao cho đoàn thanh tra cả các phương tiện lưu giữ đó. Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu. Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hồ sơ, chứng từ, tài liệu, trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng cứ
Các nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, quản lý thuế và quy định khác có liên quan;
d) Trường hợp cần thiết và có điều kiện thì thực hiện kiểm tra: Dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư có liên quan đến việc sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biến từ hàng hoá nhập khẩu đang được doanh nghiệp lưu giữ;
đ) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản làm việc để xác nhận hành vi vi phạm đó, nếu phát hiện dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều từ 89 đến 91 Luật Quản lý thuế.
4. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý, bao gồm các việc:
a) Yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình:
Đối với những vấn đề chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp giải trình bằng văn bản mà chưa rõ thì tổ chức đối thoại, chất vấn;
Kết thúc đối thoại, chất vấn phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xác những nội dung hai bên đã trao đổi, trường hợp cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình cuộc đối thoại, chất vấn.
b) Thẩm tra, xác minh
b.1) Những chứng cứ và giải trình của doanh nghiệp chưa rõ thì phải xác minh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng, điều kiện làm rõ vấn đề. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy đủ tài liệu chứng minh. Biên bản thẩm tra, xác minh là một căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo.
b.2) Đối với nội dung thẩm tra, xác minh, tài liệu cần được cung cấp; trưởng đoàn thanh tra thuế phải thông báo cụ thể, đủ thời gian để đối tượng xác minh chuẩn bị đầy đủ, chính xác.
c) Trưng cầu giám định
Đối với những vấn đề có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đoàn thanh tra không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì trưởng đoàn thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Sau khi đã xác định rõ các vấn đề thuộc nội dung thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ chứng cứ, bổ sung tài liệu, số liệu và ký với đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận tài liệu, số liệu, lập hồ sơ thanh tra.
Hồ sơ thanh tra là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, bao gồm:
a) Các biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra, biên bản làm việc;
b) Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra;
c) Các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với doanh nghiệp;
d) Các bản chụp chụp các tài liệu có liên quan;
đ) Các văn bản giải trình;
e) Các kết quả xác minh.
6. Xử phạt vi phạm hành chính
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sai phạm phải xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
7. Bàn giao hồ sơ, tài liệu
Sau khi kết thúc việc thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra có trách nhiệm:
a) Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận số liệu và toàn bộ chứng cứ thu thập được cho trưởng đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danh mục, đánh số thứ tự; lập báo cáo tóm lược vụ việc, đề xuất kết luận và kiến nghị xử lý, nêu rõ căn cứ đề xuất;
b) Giao trả hồ sơ, tài liệu không cần giữ cho doanh nghiệp; thu giữ những hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các bước tiếp theo. Việc giao trả hoặc thu giữ hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản.
1. Kết thúc việc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra dự thảo biên bản thanh tra. Trước khi biên bản thanh tra được ký chính thức với đối tượng thanh tra, trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để thông qua biên bản thanh tra hoặc cho các thành viên trong đoàn thanh tra tham gia ý kiến bằng văn bản vào dự thảo biên bản thanh tra.
Biên bản thanh tra phải được lập và được ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra.
2. Biên bản thanh tra phải nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra, những sai phạm và căn cứ để kết luận, theo các nội dung sau đây:
a) Phần đầu: Nêu các căn cứ pháp lý để lập biên bản;
b) Phần nội dung: Mô tả nội dung đã thanh tra, kết quả đối chiếu của đoàn thanh tra với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lý do, nguyên nhân; đưa ra các bằng chứng thanh tra;
c) Phần kết luận: Nêu cụ thể về từng nội dung đã thanh tra và khẳng định mức độ vi phạm của người nộp thuế, trên cơ sở viện dẫn các quy định pháp luật cụ thể; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị của đoàn thanh tra về biện pháp xử lý.
3. Biên bản thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (nếu có). Những nội dung đã thống nhất và những nội dung chưa thống nhất giữa đoàn thanh tra và người nộp thuế đều phải được ghi nhận trong biên bản thanh tra.
4. Đối tượng thanh tra có quyền nhận biên bản thanh tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế và các quyền khác quy định tại khoản 2 điều 86 Luật Quản lý thuế.
5. Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định gia hạn và chỉ tiến hành khi quyết định được ban hành.
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Báo cáo cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên đoàn thanh tra với trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị biện pháp xử lý;
đ) Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu có những vấn đề còn vướng mắc, trưởng đoàn thanh tra có thể trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để đảm bảo cho việc kết luận thanh tra được chính xác, khách quan.
3. Báo cáo kết quả thanh tra (do trưởng đoàn ký) phản ánh đầy đủ kết quả những nội dung công việc đã thanh tra, những nội dung chưa tiến hành hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên nhân; những ý kiến không thống nhất của doanh nghiệp; những đề xuất về chính sách, chế độ quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý.
4. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình người ra kết luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên trong đoàn thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng định có đồng ý hay không đồng ý với báo cáo, dự thảo kết luận của trưởng đoàn về nội dung công việc của bản thân mình trực tiếp làm và các nội dung do người khác thực hiện, trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ lý do. Nếu các thành viên của đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra thuế phải ra kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra.
3. Việc gửi kết luận thanh tra được thực hiện như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra Bộ Tài chính, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Tổng cục Hải quan, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ, quyền quy định tại Điều 86 Luật Quản lý thuế.
Chapter II
TAX INSPECTION
Article 148. Tax inspection principles
Tax inspection shall be carried out in accordance with the Law on Tax administration and legislation on inspection.
Article 149. Purposes of tax inspection
Tax inspection is to find weaknesses in the management mechanism, policies, legislation on customs and taxation on exported and imported goods request competent authorities to take necessary measures; prevent, discover and penalize violations against legislation on taxation and customs.
Article 150. Inspected entities
Inspected entities are the agencies, organizations, and individuals in terms of compliance with legislation on customs, taxation, and other duties of exported and imported goods.
Article 151. Contents of tax inspection
1. Tax inspection contents are specified in Article 13 of the Government's Decree No. 82/2012/NĐ-CP dated October 09, 2012 on organization and operation of financial inspection.
2. During the inspection, the inspectorate must comply with the requirements, contents and time limit on the decision on inspection. If the contents of the decision on inspection must be changed, the change must comply with legislation on inspection.
Article 152. Tasks and entitlements of the chief and members of the inspectorate
During the tax inspection, the chief Article 152. Tasks and entitlements of the chief and members of the inspectorate
Article 153. Cases of tax inspection
The customs authority shall carry out a tax inspection in the cases mentioned in Article 81 of the Law on Tax administration. The cases of tax inspection are specified in Clause 2 Article 81 of the Law on Tax administration, particularly when following signs of violations against the legislation on taxation are found:
1. Violations of legislation on taxation are recommitted;
2. Violations are committed in multiple localities;
3. The violations involve multiple organizations and individuals (the customs authority suspects that the taxpayer collaborates with many organizations and individuals to avoid tax);
4. Signs of tax evasion;
5. Signs of disposal of documents and evidence to avoid tax during the post-clearance inspection on company premises are found;
6. Signs of new tax offences are found after the customs authority finishes the post-clearance inspection on company premises;
7. The case is complicated and serious such as: the amount of tax avoided is tremendous, the taxpayer uses illegal or forged documents to make tax statements.
Article 154. The power to decide tax inspection
Tax inspection shall be decided by the Director of the General Department of Customs and Directors of Customs Departments.
Article 155. Collection of information about the inspected entity
1. The information being the basis for deciding inspection must be specific and directly related to the objects and the case.
2. Sources of information:
a) Information collected from official sources of the customs (database system about the taxpayer, documents, exported and imported goods; dossier examination result, post-clearance inspection result, signs of violations informed by customs units, etc.).
b) Information collected outside the customs sector (from other agencies and units related to export and imports such as tax authorities, banks, couriers, insurers, verifiers, company associations, feedbacks from television and radio, complaints and denunciations filed by other organizations and individuals).
c) Other information collected by the post-clearance inspection and smuggling prevention forces (from informants, international cooperation, and other sources).
Article 156. Making reports and inspection plans
1. Analyze the information collected, make a report with the following contents:
a) The overall condition of the company, its export and import (primary exported and imported goods, quantity of customs declarations, business form, export and import turnover, tax incurred, fulfillment of tax obligation, compliance with law);
b) Assessment of significant problems, signs of violations against legislation on taxation, nature and scale of risk to revenue;
c) Suggestion of inspection contents and plan, specifying the foci, the organizations and individuals that need inspecting and verifying.
2. Make an inspection plan with the following contents:
a) Purposes and requirements of the inspection;
b) Inspected entities;
c) Scope of inspection;
d) Contents of inspection;
dd) Intended time of inspection.
The inspection plan shall specify necessary tasks, methods, locations, time of commencement and time of completion, personnel, and tasks of members of the inspectorate.
If the inspection plan must be changed during the inspection, the chief of the inspectorate shall send a written request to the person that decides the inspection for permission. The written request for permission to change the inspection plan must specify the reasons, changed contents, and other contents (if any); If the persons that decides the inspection makes a written approval of the change, the chief of the inspectorate shall comply with such approval.
3. The inspection plan of the Customs Department shall be sent to the General Department of Customs for cooperation among the units.
Article 157. The inspectorate
A inspectorate consists of a chief and members. A deputy chief may be appointed to assists the chief where necessary, and is responsible to the chief for his tasks.
Article 158. Time limit for inspection
1. An inspection carried out by the General Department of Customs shall last no more than 45 days from the day on which the decision on inspection is announced. This time limit may be extended in complicated cases, but not more than 70 days.
2. An inspection carried out by a Customs Department shall last no more than 30 days from the day on which the decision on inspection is announced. This time limit may be extended in complicated cases, but not more than 45 days.
Article 159. Decision on inspection
1. A decision in inspection shall contain:
a) The legal basis for inspection;
b) The objects, contents, scope, and purposes of the inspection;
c) Time limit of the inspection;
d) The chief and members of the inspectorate.
2. The decision on inspection must be sent directly or by registered mail to the inspected entity within 03 working days, except for surprise inspection.
3. Within 15 days from the day on which the decision in inspection is signed, the chief of the inspectorate shall announce the decision on inspection to the inspected entity.
If the company fails to comply with the decision on inspection, the chief or members of the inspectorate shall impose administrative penalties or request a competent person to impose penalties as prescribed by law.
Article 160. Carrying out the inspection
During the inspection, the inspectorate shall perform the following tasks:
1. Announce the decision on inspection:
a) The chief of the inspectorate shall introduce its members, read the decision on inspection out loud, explain the purposes, requirements, and contents of the inspection, announce the work schedules and other tasks related to the inspection. If the tax inspection also involves the subsidiaries, branches, or affiliates, the chief of the inspectorate shall provides the list, time, inspection contents, rights and obligations of parties for the inspected entity to prepare.
b) Inform the inspection plan and request the inspected entity to provide documents related to the inspected operations;
c) Request the representative of the inspected entity to report the overall condition of the company in terms of its business line, organizational structure, functions, tasks, and accounting methods of its subsidiaries, branches, or affiliates; methods of business organization, accounting standards, fiscal year; quantity of employees, wages; its partners (if any).
d) The announcement of the decision on inspection must be recorded in writing.
2. Receive accounting documents and financial statements (hereinafter referred to as documents) related to the exported or imported goods that are granted clearance. If such documents are stored in computers or other storage devices, such devices must be given to the inspectorate. The inspectorate shall check, preserve, and use documents properly without losing any of them. If the status quo of documents must be protected, the chief of the inspectorate shall decide to seal part or all of the documents. The documents shall be sealed and unsealed in accordance with law.
3. Carry out a detailed inspection and collect evidence
Inspection contents:
a) Inspect the adequacy, legitimacy, validity, consistency, accuracy, and truthfulness of the customs dossier kept by the company; compare it with the customs dossier kept by the customs authority;
b) Inspect the accounting documents, financial statement and other documents related to the inspected operations;
c) Inspect the company’s compliance with legislation on taxation, tax administration, and relevant regulations;
d) Inspect the production line, machinery, equipment, raw materials related to the manufacture of exported and imported products if possible; inspect imported goods or goods that are made of imported goods;
dd) Record the violations found during the inspection. Take the measures mentioned in Articles 89 to 91 of the Law on Tax administration if tax evasion is discovered.
4. Fortify evidence and legal basis, including:
a) Request the inspected entity to provide explanation:
The chief or member of the inspectorate shall request the company to provide explanation for unclear and unconcluded issues. If the written explanation is not clear, a consultation shall be held;
The consultation must be recorded in writing, and may be recorded as video or audio if necessary.
b) Verification
b.1) If the evidence and explanation provided by the company are not clear and need verifying, they shall be verified by relevant or capable organizations and individuals (hereinafter referred to as verifier). The verification result shall be recorded in writing, enclosed with sufficient supporting documents. The verification record is a basis for taking the next steps.
b.2) The chief of the inspectorate must provide sufficient information about the verification and necessary documents and give the verifier enough time to prepare.
c) Requesting professional examination
If the issues is complicated that need professional examination beyond the capacity of the inspectorate, the chief of the inspectorate shall make a decision to request professional examination The request for professional examination must comply with law.
5. After the issues are clarified, the inspectorate shall complete the documents, supplement information and sign the work records with the inspected entity.
The inspection dossier is the original documents for making inspection records, including:
a) Records on inspection results, work records;
b) Documents and reports made by the company at the request of inspectorate;
c) The manifest of documents and information made by the inspectorate and the company;
d) Photocopies of relevant documents;
dd) Written explanations;
e) Verification results;
6. Penalties for administrative violations
If the company fails to comply with the decision on inspection, the chief or members of the inspectorate shall impose administrative penalties or request a competent person to impose penalties as prescribed by law.
7. Transferring documents:
When the inspection is finished, every member of the inspectorate shall:
a) Transfer the work records, certifications of information, and all documents collected to the chief of the inspectorate; the documents shall be bound and numbered; summarize the case, suggest conclusion and necessary measures, specifying the basis for such suggestions;
b) Return the unnecessary documents to the company; keep the documents necessary for the next steps. The return of documents shall be recorded in writing.
Article 161. Inspection record
1. When the inspection is finished, the electronic information shall draft an inspection record. Before the inspection record is officially signed with the inspected entity, the chief of the inspectorate shall hold a meeting with the inspectorate to pass the inspection record or seek opinions from members of the inspectorate.
The inspection records shall be made and signed within 05 working days from the end of the inspection.
2. The inspection record must specify the result of each inspected operations, violations, and bases for the conclusions. In particular:
a) The beginning: legal basis for making the record;
b) The body: the inspected operations, comparison of the inspection result and the statements, reports provided by the taxpayer; explanation, evidence;
c) Conclusion: the inspected operations, seriousness of violations pursuant to cited laws; necessary measures that are taken, suggested measures.
3. Every page of the inspection record must bear the signatures of the arbitration center and the taxpayer (or the legal representative of the taxpayer) and the seal of the taxpayer (if any). The agreements and disagreements between the inspectorate and taxpayers must be written in the inspection record.
4. The inspected entity has the right to receive the inspection record, request explanation, and other rights mentioned in Clause 2 Article 86 of the Law on Tax administration.
5. If the time limit for inspection must be extended, the chief of the inspectorate shall request the person that decides the inspection to extend the time limit.
Article 162. Reporting inspection results and drafting inspection conclusion
1. Within 15 days from the end of the inspection, the chief of the inspectorate shall make a report on the inspection result, draft a conclusion and send them to the person that decides the inspection, unless result of professional examination necessary for conclusion is not available. The report on inspection result shall have the following information:
a) Specific report on each inspected aspect;
b) Nature and severity of the offences, reasons, responsibilities of the offenders (if any);
c) Disagreements between members and the chief of the inspectorate over the report on inspection result (if any);
d) Measures that are taken, suggested measures;
dd) The laws being basis for determining the nature and severity of the offences, suggested measures.
2. While making the report and drafting the conclusion, the chief of the inspectorate may consult with organizations concerned about the obstructions in order to ensure the accuracy and objectivity of the conclusion.
3. The report on inspection result (signed by the chief) shall reflect the tasks that have been done, the tasks that have not been done, or unplanned operations reasons, dissenting opinions of the company, suggested policies. The conclusion of each aspect must specify the event, bases, reasons, responsibility, and measures.
4. The report on inspection result and draft conclusion submitted to the person that decides the inspection must include written opinions of members of the inspectorate. The opinion must specify the agreement or disagreement on the report, draft conclusion of the chief about the member's tasks and others' tasks. If opinions of members on the inspection result report and draft conclusion are different, the chief of the inspectorate shall make a decision and take responsibility for such decision.
Article 163. Inspection conclusion
1. Within 15 days from the receipt of the inspection result report, the person that decides the tax inspection shall make an inspection conclusion, unless professional opinions of competent agencies are not available yet. The conclusion shall have the following information:
a) Assessment of inspected entity’s compliance with legislation on taxation;
b) Conclusion about inspected aspects;
c) Nature and severity of the offences, reasons, responsibilities of the offenders (if any);
d) Impose penalties or request competent persons to impose administrative penalties as prescribed by law.
2. While drawing the conclusion, the person that decides the inspection is entitled to request the chief and members of the inspectorate to make reports, and request the inspected entities to provide explanation to clarify the issues necessary for drawing conclusion. The person that decides the inspection shall request the inspectorate to carry out additional inspection to clarify some issues where necessary. Additional inspection results shall be reported in writing and are the basis for drawing conclusion.
3. The inspection conclusion shall be sent as follows:
a) Where the inspection is carried out by the General Department of Customs, the conclusion shall be sent to the Inspectorate of the Ministry of Finance, the inspected entities, the head of its superior agency (if any), relevant organizations and individuals;
B) Where the inspection is carried out by a Customs Department, the conclusion shall be sent to the General Department of Customs, the inspected entities, the head of its superior agency (if any), relevant organizations and individuals;
4. If tax evasion that constitutes a criminal offence is discovered during tax inspection, the customs authority shall transfers documents to a competent authority for investigation in accordance with legislation on criminal proceedings within 10 working days from the discovery. The customs authority shall cooperate with investigation agencies during investigation into tax offences in accordance with law.
Article 164. Rights and obligations of inspected entities
Inspected entities have the rights and obligations mentioned in Article 86 of the Law on Tax administration.