Chương II: Thông tư 128/2013/TT-BTC Một số hướng dẫn khác về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 128/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2013 |
Ngày công báo: | 25/10/2013 | Số công báo: | Từ số 689 đến số 690 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về thủ tục xuất nhập khẩu
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định mới, việc thực hiện tờ khai hải quan với hàng hóa nhập khẩu sẽ khó khăn hơn trước:
- Tờ khai hải quan chỉ được đăng ký tại Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích hoặc nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến.
- Việc đăng ký tờ khai phải được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan.
Việc thực hiện quy các quy định của Thông tư 128 sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2013, thay thế các quy định của Thông tư 194/2010/TT-BTC.
Ngoài ra, Thông tư 128 cũng có hướng dẫn cụ thể những trường hợp được xem là thanh toán qua ngân hàng để áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu (sau đây viết tắt là SXXK) bao gồm:
1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm;
3. Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài;
4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;
6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
1. Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK bao gồm:
a) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;
b) Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn:
b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước; hoặc
b.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nội địa.
c) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa.
2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được làm nguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đó đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu.
3. Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK có thể do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục hải quan sau đây:
a) Chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất;
b) Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình tập đoàn (công ty mẹ - công ty con) có đơn vị thành viên chuyên trách thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để cung cấp cho các đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì được lựa chọn một Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục hải quan tại cửa khẩu nhập nguyên liệu, vật tư để làm thủ tục hải quan.
Quy định này áp dụng đối với cả doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
2. Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu số 22/DMNVL-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký.
c) Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó:
c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng.
c.2) Mã số hàng hóa là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành.
c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
c.4) Đơn vị tính theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
c.5) Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi, mã số hàng hóa, đơn vị tính, mã nguyên liệu, vật tư trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi báo cáo quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.
3. Kiểm tra cơ sở sản xuất để áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 20 Thông tư này:
a) Thời điểm nộp văn bản cam kết có cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:
Doanh nghiệp nộp cam kết cơ sở sản xuất trước thời điểm làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
Cơ quan Hải quan tiếp nhận cam kết cơ sở sản xuất do doanh nghiệp nộp và nhập thông tin cơ sở sản xuất vào cơ sở dữ liệu trên hệ thống.
b) Các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất:
b.1) Doanh nghiệp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày lần đầu tiên trên phạm vi toàn quốc;
b.2) Doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác với cơ sở sản xuất sản phẩm;
b.3) Doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu
b.4) Kiểm tra trên cơ sở kết quả áp dụng quản lý rủi ro, có thông tin nghi vấn doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; kiểm tra xác suất để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
c) Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:
Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được thực hiện sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được tiến hành trong thời hạn 03 ngày làm việc, trong trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thì thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
d) Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất: Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết trước 02 ngày làm việc.
đ) Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất:
đ.1) Kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trong văn bản cam kết hoặc có thể kiểm tra thông tin về địa chỉ cơ sở sản xuất qua chính quyền sở tại như Công an, Thuế địa phương, tổ dân phố,…
đ.2) Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp về nhà xưởng, máy móc, thiết bị của cơ sở sản xuất:
đ.2.1) Kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất.
đ.2.2) Kiểm tra quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất để xác định quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra các tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị (nếu mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (nếu thuê tài chính). Đối với hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm;
đ.3) Kiểm tra năng lực sản xuất, công suất hoạt động của dây chuyền máy móc, thiết bị, số lượng công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất để xác định sự phù hợp với mặt hàng, lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
e) Lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất:
Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất theo các nội dung đã kiểm tra. Nội dung Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất; trong kết luận kiểm tra phải xác định rõ:
e.1) Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, có dây chuyền máy móc, thiết bị phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đúng như văn bản cam kết hoặc
e.2) Doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất đi thuê hoặc dây chuyền máy móc, thiết bị không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Trường hợp này thực hiện truy thu đầy đủ các loại thuế theo qui định như đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh.
Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được kiểm tra.
4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
1. Địa điểm thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu: thực hiện tại Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
2. “Định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu” bao gồm:
a) “Định mức sử dụng nguyên liệu” là lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;
b) “Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;
c) “Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư” là lượng nguyên liệu hoặc vật tư hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế thải (trừ phế liệu, phế thải đã tính vào định mức sử dụng) tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
Cách tính định mức, định mức bình quân thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thông báo định mức
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Xây dựng định mức để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
a.2) Thông báo định mức nguyên liệu chính:
Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm. Nguyên liệu chính do doanh nghiệp tự xác định, phù hợp với định mức thực tế và chịu trách nhiệm thông báo với cơ quan hải quan theo mẫu số 23/TBĐM-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này, trong đó phải thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
Khi thực hiện thông báo định mức, doanh nghiệp nộp 01 bản sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) cho cơ quan hải quan để lưu.
a.3) Lưu định mức tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hải quan và xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi doanh nghiệp nộp Bảng thông báo định mức, cơ quan hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận thông báo định mức; trường hợp trong bảng thông báo định mức doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật theo điểm a.2 khoản này thì từ chối tiếp nhận thông báo định mức và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung;
b.2) Lưu định mức, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) do thương nhân thông báo cùng hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan;
b.3) Thực hiện kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất nếu có thông tin nghi vấn định mức đã thông báo với cơ quan hải quan không đúng với thực tế.
Việc kiểm tra định mức thực hiện như kiểm tra định mức đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thời điểm thông báo định mức: Trước hoặc cùng thời điểm đăng ký tờ khai xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức nguyên liệu chính.
4. Điều chỉnh định mức
a) Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp có văn bản giải trình cụ thể lý do và đề nghị được điều chỉnh định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới.
b) Thời điểm điều chỉnh định mức thực hiện trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm có định mức điều chỉnh.
c) Điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm:
c.1) Các trường hợp điều chỉnh:
c.1.1) Do nhầm lẫn tính toán (nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính);
c1.2) Do thay đổi chất lượng nguyên liệu, vật tư, điều kiện sản xuất xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức;
c.2) Điều kiện điều chỉnh định mức:
c.2.1) Cơ quan hải quan còn lưu thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm, sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày);
c.2.2) Doanh nghiệp có đủ cơ sở chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng có định mức điều chỉnh) và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc đề nghị điều chỉnh định mức;
c.3) Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp
c.3.1) Có văn bản đề nghị được điều chỉnh định mức gửi cơ quan hải quan, trong đó giải trình rõ lý do được điều chỉnh.
c.3.2) Xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu.
c.3.3) Định mức điều chỉnh thực hiện theo kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan.
c.4) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
c.4.1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh định mức của doanh nghiệp;
c.4.2) Kiểm tra điều kiện điều chỉnh định mức;
c.4.3) Chấp nhận định mức điều chỉnh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đủ điều kiện điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm.
c.4.4) Kiểm tra định mức: kiểm tra toàn bộ các trường hợp khai tăng định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan; kiểm tra khi có nghi vấn đối với trường hợp khai giảm định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan không xác định được định mức thì đề nghị trưng cầu giám định tại tổ chức giám định chuyên ngành.
5. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan
a) Tiếp nhận bảng thông báo định mức, bảng đăng ký sản phẩm xuất khẩu;
b) Tiến hành kiểm tra định mức doanh nghiệp đã thông báo như hướng dẫn về kiểm tra định mức như đối với hàng gia công xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6. Doanh nghiệp đăng ký sản phẩm xuất khẩu trước thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm theo mẫu số 24/DMSP-SXXK phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
7. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì việc thông báo, điều chỉnh định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này.
8. Trường hợp doanh nghiệp thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu tại Chi cục hải quan khác với Chi cục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thì việc thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện như sau:
a) Địa điểm thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu:
a.1) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm b.2, khoản 1 Điều 35 Thông tư này: việc thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình SXXK.
a.2) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm c, khoản 1 Điều 35 Thông tư này: doanh nghiệp được lựa chọn một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình nhập kinh doanh nhưng sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
b) Khi thông báo định mức, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp lựa chọn để thông báo định mức. Văn bản thể hiện các nội dung: Tên gọi, chủng loại nguyên vật liệu thuộc từng tờ khai nhập khẩu kinh doanh sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (nêu rõ số, ký hiệu, ngày tháng năm tờ khai nhập khẩu kinh doanh, Chi cục hải quan làm thủ tục).
Chi cục hải quan nơi làm thủ tục thông báo định mức, sau khi đã làm xong thủ tục thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thì thông báo cho các Chi cục hải quan nơi nhập kinh doanh khác biết (nêu rõ tên nguyên liệu, vật tư, số tờ khai nhập kinh doanh có nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu) kèm bản chụp định mức, danh mục sản phẩm xuất khẩu.
1. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm được thực hiện tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu hoặc Chi cục hải quan khác nhưng trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 25/TBXKSP-SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư biết để thực hiện quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và xử lý hoàn thuế, không thu thuế.
Riêng đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu hoặc sản phẩm được xuất khẩu từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu hoặc tại 01 trong 02 Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh nội địa thì không phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập kinh doanh.
Đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu SXXK biết.
2. Thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
1. Nguyên tắc quyết toán
a) Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.
b) Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được sử dụng để quyết toán nhiều lần.
c) Một tờ khai xuất khẩu chỉ được sử dụng để quyết toán một lần.
Riêng một số trường hợp như một lô hàng được quyết toán làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được từng phần. Việc xử lý nguyên liệu, vật tư được quyết toán nhiều lần thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 129 Thông tư này.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo qui định tại Điều 117 Thông tư này.
3. Kiểm tra hồ sơ quyết toán
Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ quyết toán do doanh nghiệp nộp và thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại khoản 7, khoản 8 Điều 127 Thông tư này.
4. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Điều kiện chuyển tiêu thụ nội địa:
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được chuyển tiêu thụ nội địa nếu doanh nghiệp không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan bất khả kháng.
b) Thủ tục hải quan:
b.1) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu ban đầu.
b.2) Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục hải quan đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại, tờ khai nhập khẩu,… và lý do chuyển tiêu thụ nội địa.
b.3) Lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét phê duyệt nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
b.4) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục hải quan phê duyệt, người khai hải quan kê khai trên tờ khai hải quan mới và làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa (trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm nhập khẩu ban đầu).
b.5) Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định; hàng hóa nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa phải kiểm tra thực tế để xác định hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa phù hợp với thông tin trên hồ sơ nhập khẩu ban đầu.
5. Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại cơ sở sản xuất của người khai hải quan thực hiện theo qui định của pháp luật và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp phế liệu, phế phẩm vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy thì thực hiện như hàng hóa của DNCX theo hướng dẫn tại Điều 49 Thông tư này.
1. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu, thông báo định mức, báo cáo quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.
2. Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Thông tư này. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình SXXK; trên tờ khai xuất khẩu ghi rõ “sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại Thông tư này (trừ một số loại hàng hóa theo Thông tư 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương và mặt hàng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Thủ tục hải quan tạm nhập
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.
b) Hồ sơ hải quan tạm nhập:
Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại thương nhân phải đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan (trường hợp tái xuất qua nhiều cửa khẩu thì có thể lập Bảng kê cửa khẩu xuất kèm tờ khai) và phải nộp 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu.
c) Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.
2. Thủ tục hải quan tái xuất
a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất:
Thủ tục hải quan tái xuất thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.
b) Hồ sơ Hải quan tái xuất:
b.1) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thế hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan xuất khẩu.
b.2) Trường hợp thủ tục tái xuất được thực hiện tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập hàng hóa, ngoài những chứng từ quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp:
b.2.1) 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu có xác nhận của hải quan làm thủ tục tạm nhập;
b.2.2) 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập.
c) Cửa khẩu tái xuất: Thực hiện theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ Công Thương.
d) Trường hợp thương nhân cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì làm thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 61 Thông tư này.
đ) Hàng hoá tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Trong trường hợp vận chuyển bằng container, không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu tái xuất; Trường hợp có lý do chính đáng, thương nhân đề nghị chuyển sang container khác hoặc phương tiện vận tải khác nhưng vẫn đảm bảo điều kiện về niêm phong, giám sát hải quan để tái xuất, Chi cục hải quan nơi giám sát hàng hóa xem xét, quyết định và bố trí công chức giám sát việc chuyển hàng hóa sang container, phương tiện vận tải của thương nhân.
e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
g) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, sau khi đã làm thủ tục hải quan, vào 17 giờ hàng ngày Chi cục hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, quản lý theo quy định.
3. Thời hạn và địa điểm lưu giữ
a) Thời gian lưu giữ:
a.1) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
a.2) Thủ tục, thẩm quyền gia hạn:
Trường hợp thương nhân có văn bản đề nghị gửi Chi cục hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét, chấp nhận gia hạn thời gian lưu giữ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định trong các trường hợp bất khả kháng và hợp đồng mua bán hàng hóa có thay đổi về điều kiện, thời gian giao hàng.
b) Địa điểm lưu giữ:
b.1) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu tạm nhập.
b.2) Hàng tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan phải làm thủ tục đưa vào, đưa ra kho theo hướng dẫn tại Điều 59 Thông tư này; thời hạn gửi kho được tính theo thời hạn hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam.
4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất
a) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã làm thủ tục hải quan tạm nhập phải được niêm phong hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh, hàng rời không đủ điều kiện niêm phong Hải quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan bảo quản nguyên trạng và vận chuyển đến cửa khẩu tái xuất. Trên Biên bản bàn giao hàng hóa phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất để giám sát thực xuất khẩu.
b) Hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì phải niêm phong hải quan, thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm e.1 khoản 4 Điều này.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập:
c.1) Niêm phong hàng hóa, lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất (mẫu số 26/BBBG-TNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao cho thương nhân vận chuyển đến cửa khẩu xuất;
c.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý.
c.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để truy tìm lô hàng.
d) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất:
d.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao.
d.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.
d.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng tái xuất vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
d.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để lưu hồ sơ.
d.5) Công chức hải quan giám sát hàng hóa tái xuất từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên tờ khai hải quan và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm).
d.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu tái xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập, phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập trong việc truy tìm lô hàng.
đ) Trách nhiệm của Đội Kiểm soát hải quan:
Khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký, trong địa bàn hoạt động của mình, Đội Kiểm soát hải quan chịu trách nhiệm tổ chức truy tìm lô hàng theo đề nghị của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai, trường hợp ngoài địa bàn hoạt động thì báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng.
e) Trách nhiệm của thương nhân, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa:
e.1) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường, thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, người khai hải quan/người vận tải phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.
e.2) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người khai hải quan/người vận tải phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.
5. Thủ tục hải quan hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa
a) Hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp không tái xuất được hoặc không tái xuất hết thì phải tái xuất hết qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn lưu giữ tại Việt Nam.
b) Hàng hóa khác được phép chuyển tiêu thụ nội địa nếu không tái xuất được hoặc không tái xuất hết do đối tác nước ngoài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa. Thủ tục hải quan thực hiện như sau:
b.1) Thương nhân có văn bản đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập.
b.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập xem xét phê duyệt nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều này.
b.3) Sau khi được Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt, thương nhân làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa.
1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam: cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo quy định phải xin phép của Bộ Công Thương thì người khai hải quan phải nộp bản chụp, xuất trình bản chính Giấy phép kinh doanh hàng hóa chuyển khẩu cho hải quan giám sát tại cửa khẩu.
3. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
5. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
2. Đối với sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công gia công; nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi quyết toán xong hợp đồng gia công bán tại thị trường Việt Nam thì đăng ký tờ khai hải quan mới theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Thương nhân thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, chính sách thuế như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Thủ tục hải quan cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Hình thức đăng ký tờ khai một lần được áp dụng đối với tất cả các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Tên hàng hóa trên tờ khai hải quan không thay đổi trong thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần;
b) Hàng hoá khai trên tờ khai thuộc cùng một hợp đồng; hợp đồng mua bán hàng hoá có điều khoản quy định giao hàng nhiều lần;
c) Doanh nghiệp là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan.
2. Hiệu lực của tờ khai đã đăng ký
a) Tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Đối với hàng gia công có phụ lục hợp đồng thì tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của phụ lục hợp đồng.
b) Tờ khai chấm dứt hiệu lực trước thời hạn trong các trường hợp:
b.1) Có sự thay đổi chính sách thuế, chính sách quản lý xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng khai trên tờ khai;
b.2) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc hợp đồng hết hiệu lực;
b.3) Doanh nghiệp đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu hết lượng hàng khai trên tờ khai;
b.4) Doanh nghiệp thông báo không tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hết lượng hàng đã khai trên tờ khai hải quan;
b.5) Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá từng lần không đúng về tên hàng, mã số hàng hoá đã khai trên tờ khai hải quan đăng ký một lần;
b.6) Doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần.
b.7) Trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần, doanh nghiệp vi phạm pháp luật dẫn đến không đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Việc làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo hình thức đăng ký tờ khai một lần được thực hiện tại một Chi cục hải quan.
4. Thủ tục đăng ký tờ khai một lần
a) Người khai hải quan phải khai vào tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Một số tiêu chí trên tờ khai tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu (chứng từ vận tải, phương tiện vận tải...) thì không phải khai khi đăng ký tờ khai một lần.
b) Hồ sơ hải quan gồm:
b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 02 bản chính;
b.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu: nộp 01 bản chụp;
b.3) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc nộp 01 bản chính (nếu hàng hoá khai trên tờ khai một lần là toàn bộ hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu ghi trên giấy phép);
b.4) Sổ và Phiếu theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 quyển (Sổ theo mẫu số 27/STD/2013; Phiếu theo mẫu số 28/PTD/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
c) Chi cục hải quan tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai, trả 01 tờ khai và 01 sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho doanh nghiệp.
5. Thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
a) Người khai hải quan nộp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ những giấy tờ đã nộp khi đăng ký tờ khai); xuất trình tờ khai hải quan đã đăng ký, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
b) Lãnh đạo Chi cục hải quan căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro thông báo khi đăng ký tờ khai hải quan và tình hình thực tế tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu từng lần để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan đối với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp.
6. Báo cáo quyết toán tình hình xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hết hiệu lực, doanh nghiệp phải làm thủ tục báo cáo quyết toán tình hình xuất khẩu, nhập khẩu từng lần với Chi cục hải quan;
a.2) Hồ sơ gồm: tờ khai hải quan, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
b) Chi cục hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tổng lượng hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào tờ khai hải quan.
1. Giải thích từ ngữ:
a) “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
b) “Người xuất khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp xuất khẩu”): là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
c) “Người nhập khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp nhập khẩu”): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
2. Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
a) Đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
b) Đối với hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
c) Đối với các loại hàng hoá khác: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
3. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
4. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ (theo Phụ lục IV, hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 04 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản chụp;
c) Hóa đơn xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu;
d) Các giấy tờ khác theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận đơn - B/L).
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan và giao hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan. Nếu quá thời hạn trên doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ chưa làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, làm tiếp thủ tục hải quan.
6. Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu:
a.1) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên 04 tờ khai, trong đó ghi rõ Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu tại ô 29 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ, ký tên, đóng dấu;
a.2) Giao 04 tờ khai hải quan cho doanh nghiệp xuất khẩu.
a.3) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai hải quan, chuyển 01 tờ khai hải quan còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ.
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:
b.1) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai hải quan;
b.2) Nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu theo qui định;
b.3) Sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu chuyển 03 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp nhập khẩu để làm tiếp thủ tục nhập khẩu.
b.4) Nhận lại 01 tờ khai hải quan do doanh nghiệp nhập khẩu chuyển đến; tờ khai hải quan phải có xác nhận, ký tên, đóng dấu đầy đủ của 04 bên: doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
c.1) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
c.2) Tiến hành kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp phải kiểm tra;
c.3) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai;
c.4) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp xuất khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình;
c.5) Fax cho Chi cục hải quan nhập khẩu Tờ khai hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu.
7. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ
a) Sau khi nhận được 03 tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
b.1) Tiếp nhận bản fax tờ khai hải quan xuất khẩu do Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu gửi;
b.2) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp nhập khẩu nộp;
b.3) Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, trừ việc kiểm tra thực tế hàng hóa; kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan;
b.4) Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 02 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.
b.5) Có văn bản thông báo (mẫu số 29/TBXNKTC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan thuế địa phương đã nối mạng.
8. Tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ có giá trị để quyết toán khi:
Tờ khai hải quan được khai đầy đủ các tiêu chí, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ làm thủ tục tại một Chi cục hải quan, thì Chi cục hải quan này ký xác nhận cả phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
9. Đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
10. Việc quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 phần V Thông tư này.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư:
a) Đối với dự án đầu tư miễn thuế:
a.1) Đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu.
Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 101 Thông tư này.
a.2) Thủ tục nhập khẩu:
a.2.1) Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá tại một Chi cục hải quan thuận tiện nhất thuộc Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế.
a.2.2) Thủ tục hải quan thực hiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập khẩu thương mại tại Chương I phần II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm một số công việc theo hướng dẫn tại Điều 101, Điều 102 và Điều 103 Thông tư này.
b) Đối với dự án đầu tư không được miễn thuế:
Thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại; doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan nơi có hàng nhập khẩu hoặc nơi xây dựng dự án đầu tư. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư không được miễn thuế theo đúng mục đích trên Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế
a) Các hình thức thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế của dự án đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
b) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hoá miễn thuế.
c) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng, số tiền thuế đã được miễn thuế tương ứng với hàng hóa cần thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa miễn thuế;
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình tương ứng;
c.3) Trường hợp nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu huỷ thì phải thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này. Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu tương ứng; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu, trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu miễn thuế doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu.
Trường hợp nhượng bán cho doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thì hàng hóa miễn thuế phải được trừ vào Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế đã được cấp của doanh nghiệp được chuyển nhượng.
c.4) Khi tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển để vận chuyển ra nước ngoài
a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá lập Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển theo mẫu số 30/BKTrC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
b) Hồ sơ hải quan gồm: 02 bản chính Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển.
c) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra theo quy định.
2. Thanh khoản hàng hoá đóng trong container trung chuyển
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hàng hoá đưa hết ra khỏi cảng trung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển phải thực hiện thanh khoản hàng hoá đóng trong container trung chuyển.
b) Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá 15 ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo và đối chiếu với hải quan khu trung chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại khu vực trung chuyển.
3. Việc giải quyết hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện như việc giải quyết hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng biển hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển.
1. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan:
a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát hải quan. Hàng hoá thuộc loại hình nào thì áp dụng quy trình thủ tục hải quan hiện hành theo loại hình đó;
b) Hàng hoá sau đây được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu: Văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
c) Hàng hoá sau đây không phải làm thủ tục hải quan:
c.1) Hàng hóa do cư dân đưa từ nội địa vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc đối tượng không áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0% theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ;
c.2) Hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc qua sơ chế thông thường của cư dân tự sản xuất, đánh bắt đưa từ khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào nội địa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính.
d) Hàng hoá từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không được mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 116/2010/TT-BTC ngày 04/08/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.
2. Khi đưa hàng hoá từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, người khai hải quan phải khai trên tờ khai hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan, khai thuộc đối tượng không chịu thuế (trừ mặt hàng không được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng nhập khẩu).
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất kinh doanh phải đăng ký tên sản phẩm sản xuất, tên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm với cơ quan hải quan. Việc thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng bán trong khu phi thuế quan thực hiện trước khi báo cáo nhập - xuất - tồn. Thông báo định mức đối với loại hình gia công, nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo quy định đối với hai loại hình này.
Trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất hàng hóa bán vào thị trường nội địa thì khi đăng ký tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan phải đăng ký và khai tên, lượng hàng, chủng loại, trị giá nhập khẩu của từng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện; tên sản phẩm sản xuất tại khu phi thuế quan để bán vào thị trường nội địa có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan
a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu tại Chi cục hải quan ở nội địa hoặc Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan. Trường hợp thủ tục hải quan được làm tại Chi cục hải quan ở nội địa thì việc vận chuyển hàng đến khu phi thuế quan được thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan.
b) Việc kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp hàng hoá đưa vào khu phi thuế quan do Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan làm thủ tục, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra lại hàng hoá theo quy định.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài
a) Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu.
b) Hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài thì khi làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).
5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa
a) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu; doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu là trụ sở của Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan.
b) Để làm cơ sở cho doanh nghiệp nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được sản xuất tại khu phi thuế quan, trước khi làm thủ tục xuất khẩu phải thông báo với cơ quan hải quan định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, cấu thành trong sản phẩm sản xuất.
Khi làm thủ tục xuất phải khai rõ trên tờ khai xuất khẩu tên, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm đó.
b.2) Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì khi làm thủ tục xuất khẩu vào nội địa, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).
b.3) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp.
6. Gia công hàng hoá giữa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanh nghiệp nội địa
a) Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công hàng hoá cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công đó tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thủ tục hải quan thực hiện như nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.
b) Trường hợp doanh nghiệp nội địa đặt doanh nghiệp trong khu phi thuế quan gia công hàng hoá: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan cho hợp đồng gia công đó tại tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan hoặc Chi cục hải quan trong nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như doanh nghiệp nội địa đặt gia công tại nước ngoài.
7. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa
a) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa phải nộp thuế theo quy định đối với hàng nhập khẩu trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan.
Đối với khách mua hàng là đối tượng được mua hàng miễn thuế theo định mức tại khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào nội địa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quy chế hoạt động của Khu phi thuế quan thì phải nộp thuế phần hàng hoá vượt định mức miễn thuế.
b) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân (dưới đây viết tắt là CMND) hoặc hộ chiếu (đối với khách hàng là người nước ngoài) với doanh nghiệp bán hàng khi mua hàng và hải quan giám sát cổng khi mang hàng ra khỏi khu phi thuế quan.
c) Khi bán hàng cho khách, doanh nghiệp bán hàng phải có hoá đơn bán hàng và sổ theo dõi bán hàng, trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, số CMND hoặc số hộ chiếu của người mua hàng; số lượng, đơn giá, trị giá hàng hoá bán cho từng người mua.
d) Tuỳ theo điều kiện cụ thể tại từng khu phi thuế quan, việc thu thuế đối với hàng hoá mua tại khu phi thuế quan đưa vào nội địa thực hiện theo một trong hai cách sau:
d.1) Người mua hàng kê khai nộp thuế tại hải quan cổng kiểm soát khu phi thuế quan:
d.1.1) Người mua hàng trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan phải kê khai hàng hoá thuộc diện nộp thuế vào tờ khai phi mậu dịch; nộp tờ khai, xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hàng hoá, hoá đơn bán hàng (liên dành cho người mua hàng ) cho Hải quan cổng khu phi thuế quan;
d.1.2) Hải quan cổng khu phi thuế quan: Đối chiếu Giấy chứng minh nhân dân do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với tờ khai hải quan và hoá đơn bán hàng; nếu phù hợp thì viết biên lai thu thuế và thu tiền thuế, nộp tiền thuế thu được vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định pháp luật
d.2) Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế:
d.2.1) Việc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2013/NĐ-CP. Trách nhiệm của bên được uỷ nhiệm, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
d.2.2) Khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan, người mua hàng phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hàng hoá, hoá đơn mua hàng, biên lai thu thuế cho Hải quan giám sát cổng khu phi thuế quan;
d.2.3) Hải quan cổng khu phi thuế quan có trách nhiệm: đối chiếu CMND do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế. Nếu qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện có sự không phù hợp giữa người mang hàng với ảnh người trong CMND; giữa số CMND ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế với số trong CMND do người mang hàng xuất trình; giữa hàng hoá mang ra với hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
8. Giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào, đi qua khu phi thuế quan
a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có cổng kiểm soát hải quan để giám sát hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan.
b) Hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá vận chuyển qua khu phi thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải đi qua cổng kiểm soát hải quan và phải chịu sự giám sát của Hải quan cổng kiểm soát này.
c) Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyến đường do Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phi thuế quan quy định.
9. Thủ tục hải quan và giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan (đối với khu phi thuế quan gắn liền với cửa khẩu đường bộ) thực hiện theo quy định đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
10. Chế độ báo cáo nhập-xuất-tồn:
a) Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan: định kỳ sáu tháng một lần phải báo cáo cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn; thời hạn nộp báo cáo chậm nhất sau kỳ báo cáo 15 ngày.
Hồ sơ báo cáo gồm:
a.1) Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 31/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.2) Bảng tổng hợp hoá đơn nguyên liệu, vật tư mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 32/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.3) Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 33/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này );
a.4) Bảng tổng hợp hoá đơn sản phẩm bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 34/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.5) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 35/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.6) Bảng báo cáo nguyên liệu, vật tư nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 36/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.7) Hoá đơn (bản chụp) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có);
a.8) Hoá đơn (bản chụp) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần tuý trong khu phi thuế quan thì một tháng một lần phải báo cáo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho với cơ quan hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo chậm nhất là ngày thứ 15 của tháng tiếp theo.
Hồ sơ báo cáo gồm:
b.1) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 37/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
b.2) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nội địa trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 38/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.3) Bảng tổng hợp hàng hoá mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản (mẫu số 39/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.4) Bảng tổng hợp hàng hoá bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 40/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.5) Bảng tổng hợp hàng hoá xuất khẩu trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 41/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.6) Bảng báo cáo hàng hoá nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 42/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.7) Hoá đơn (bản chụp) mua hàng, bán hàng tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).
c) Đối với hàng gia công: thực hiện theo quy định đối với loại hình gia công.
d) Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa kinh doanh thương mại thuần tuý, vừa gia công hàng hoá: loại hình nào báo cáo theo loại hình đó.
đ) Kiểm tra báo cáo nhập-xuất-tồn:
đ1) Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng hàng hóa.
đ2) Cơ quan Hải quan thực hiện tiếp nhận báo cáo nhập-xuất-tồn do doanh nghiệp nộp; trên báo cáo nhập-xuất-tồn ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức hải quan tiếp nhận.
Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; kiểm tra hàng tồn kho nếu xét thấy cần thiết; nếu phát hiện vi phạm pháp luật, hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan bị thẩm lậu vào nội địa thì xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp phát hiện hàng từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan, sau đó thẩm lậu trở lại nội địa thì hải quan quản lý khu phi thuế quan thông báo cho Cục thuế nơi có trụ sở doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào khu phi thuế quan biết để phối hợp xử lý.
1. Nguyên tắc chung
a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và DNCX ngoài khu chế xuất.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp áp dụng phương thức điện tử, các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính trong trường hợp Thông tư có quy định.
c) DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa là văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay) mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
d) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX không phải làm thủ tục hải quan.
đ) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về DNCX, hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩu xuất.
e) Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
g) Trong một kỳ báo cáo, DNCX phải thông báo định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả tỷ lệ hao hụt) với cơ quan hải quan chậm nhất vào thời điểm nộp báo cáo nhập-xuất-tồn.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: tại Chi cục hải quan quản lý DNCX.
b) Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục hải quan nơi có cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nội địa.
c) Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan quản lý DNCX nhận gia công.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
a) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài:
a.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định: Căn cứ văn bản đề nghị nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định của giám đốc DNCX kèm danh mục hàng hoá (chi tiết tên hàng, lượng hàng, chủng loại), cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
a.2) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế.
b) Đối với hàng hoá của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế.
c) Hàng hoá của DNCX bán vào nội địa:
c.1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.
c.2) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
d) Đối với hàng hoá do doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.
đ) Hàng hoá gia công:
đ.1) Đối với hàng hoá do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
đ.2) Đối với hàng hoá do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài.
đ.3) Hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
e) Đối với hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau:
e.1) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thì thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);
e.2) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan;
e.3) Đối với hàng hóa luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất nhưng các doanh nghiệp chế xuất này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty thì được lựa chọn không phải làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ). Quy định này áp dụng cho cả các doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
g) Đối với hàng hoá của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, DNCX có văn bản thông báo: tên hàng, số lượng, lý do, thời gian sửa chữa, không phải đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, xác nhận khi hàng đưa trở lại DNCX. Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà không đưa hàng trở lại thì xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng.
h) Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy. Quy định này áp dụng cho cả doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
i) Hàng hóa của DNCX tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại, trừ việc kê khai tính thuế.
4. Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX
a) Doanh nghiệp chế xuất nộp Báo cáo nhập - xuất - tồn một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục hải quan quản lý DNCX. Đối với doanh nghiệp ưu tiên đã được Tổng cục Hải quan công nhận thì được lựa chọn nộp báo cáo nhập - xuất - tồn theo năm dương lịch, vào cuối quý I của năm sau hoặc theo quý.
b) Báo cáo nhập - xuất - tồn (mẫu số 43/HSBC-CX/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính.
Riêng đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi...) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX thì thực hiện như sau:
DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập-xuất-tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan hải quan.
Riêng đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý DNCX nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý.
DNCX tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.
Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
c) Kiểm tra báo cáo nhập-xuất-tồn:
c1) Cơ quan hải quan tiếp nhận báo cáo nhập-xuất-tồn do DNCX nộp, ký tên, đóng dấu công chức ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận trên báo cáo nhập-xuất-tồn. Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
c.2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo hàng hoá nhập - xuất - tồn theo quý hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo hàng hoá nhập - xuất - tồn theo năm, Chi cục hải quan quản lý DNCX nếu phát hiện có dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định.
d) Việc xử lý đối với tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau:
d.1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất:
d.1.1) Thanh lý tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu;
d.1.2) Xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;
d.1.3) Thực hiện việc thu thuế theo quy định;
d.1.4) Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi.
d.2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang doanh nghiệp chế xuất:
d.2.1) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
d.2.2) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan.
5. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định
a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM.
b) Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục hải quan quản lý DNCX.
c) Thủ tục thanh lý
c.1) Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày tháng năm gửi Chi cục hải quan quản lý DNCX.
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì mở tờ khai theo loại hình tương ứng, thu thuế theo quy định.
c.3) Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan.
6. Kết thúc xây dựng công trình, DNCX phải thực hiện báo cáo quyết toán đối với hàng hoá nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định đối với hàng hoá nhập thừa hoặc sử dụng không đúng mục đích.
7. Giám sát hải quan đối với phế thải của DNCX vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy
a) Trách nhiệm của DNCX:
a.1) Thông báo cho Chi cục hải quan quản lý DNCX thời gian bàn giao phế thải cho người vận chuyển.
a.2) Vận chuyển và tiêu hủy phế thải theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý DNCX:
Sau khi nhận được thông báo của DNCX, Chi cục hải quan quản lý DNCX có trách nhiệm:
b.1) Kiểm tra Giấy phép quản lý phế thải nguy hại (Giấy phép phải còn hiệu lực, phế thải của DNCX đưa đi xử lý phải phù hợp với phế thải được phép vận chuyển, xử lý ghi trong Giấy phép), hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải;
b.2) Kiểm tra phế thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (phế thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được và các hàng hóa khác);
b.3) Giám sát việc đưa phế thải vào phương tiện vận chuyển phế thải; giám sát việc vận chuyển phế thải ra khỏi ranh giới khu chế xuất, DNCX.
b.4) Lập biên bản kiểm tra, giám sát có xác nhận của DNCX, người vận chuyển phế thải (Biên bản ghi rõ thời gian kiểm tra, giám sát; công chức Hải quan kiểm tra, giám sát; tên DNCX có phế thải, người đại diện DNCX thực hiện bàn giao phế thải; doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải; người vận chuyển phế thải; số hiệu phương tiện vận chuyển phế thải; tên phế thải; những nội dung đã kiểm tra, giám sát …); biên bản lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
b.5) Cơ quan hải quan không thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa chất thải khi vận chuyển chất thải đến địa điểm khác ngoài khu chế xuất, DNCX để xử lý.
c) Khi nhận được chứng từ chất thải nguy hại từ chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, DNCX (chủ nguồn thải) sao liên số 4 gửi cho Chi cục hải quan quản lý DNCX. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ nhập - xuất - tồn hoặc đột xuất, Chi cục hải quan quản lý DNCX kiểm tra sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chứng từ chất thải nguy hại lưu tại DNCX.
8. Hàng hóa của DNCX có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo qui định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ và các quy định của Bộ Công Thương.
Thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX như sau:
a) DNCX thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; việc kê khai thuế nội địa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã nhập khẩu của DNCX thực hiện quyền nhập khẩu:
b.1) Khi bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
b.2) Khi bán cho DNCX khác thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e khoản 3 Điều này.
c) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX thực hiện quyền xuất khẩu:
c.1) Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 3 Điều này.
c.2) Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 3 Điều này.
c.3) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 3 Điều này; DNCX thực hiện kê khai tính thuế xuất khẩu (nếu có).
9. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX thuê kho để chứa hàng hóa của doanh nghiệp theo qui định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP:
a) DNCX được thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục hải quan quản lý DNCX để lưu giữ nguyên liệu, vật tư và thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính DNCX.
b) Trước khi đưa hàng vào kho, DNCX phải thông báo cho Chi cục hải quan quản lý DNCX các thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê kho. Hàng hóa chỉ được đưa vào kho sau khi được Chi cục hải quan quản lý DNCX chấp nhận bằng văn bản.
c) DNCX chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra kho và định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau phải báo cáo tình trạng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho cho Chi cục hải quan quản lý DNCX.
d) Định kỳ hàng quý, Chi cục hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra tình trạng hàng hóa gửi kho hoặc thực hiện kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nghi vấn hàng hóa gửi kho không đúng hoặc tiêu thụ nội địa hàng hóa gửi kho.
1. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế, nhưng chưa phải nộp thuế .
Doanh nghiệp phải khai hồ sơ hải quan riêng biệt cho phần nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế và đăng ký lượng sản phẩm xuất khẩu cho một năm kế hoạch.
2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế được thực hiện theo quy định đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc xử lý hàng hoá gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất, không đáp ứng yêu cầu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
3. Báo cáo nhập - xuất - tồn
a) Kết thúc năm (ngày 31/12 hàng năm), chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếp theo, doanh nghiệp phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và tổng lượng nguyên liệu đã nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, tổng hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và tổng lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu, tái xuất và tiêu huỷ gửi cơ quan hải quan.
b) Theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn, thủ tục nộp thuế, hoàn thuế hàng hoá nhập khẩu vào kho bảo thuế.
b.1) Việc theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của kho bảo thuế được thực hiện như theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại khoản 4 Điều 49 Thông tư này.
b.2) Trường hợp số lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu và tái xuất ít hơn số lượng nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế cho phần nguyên liệu chưa xuất khẩu của các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu quá thời hạn 365 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan hải quan đến ngày báo cáo; số nguyên liệu chưa đến thời hạn phải nộp thuế sẽ được chuyển sang năm tài chính tiếp theo để báo cáo nhập - xuất - tồn.
b.3) Số lượng nguyên liệu đã nộp thuế nhưng sau đó được đưa vào sản xuất và xuất khẩu sẽ được xét hoàn thuế theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này.
4. Kiểm tra, giám sát kho bảo thuế
a) Việc kiểm tra, giám sát kho bảo thuế thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
b) Định kỳ 01 năm 01 lần Chi cục hải quan quản lý kho bảo thuế thực hiện kiểm tra việc tổ chức quản lý kho bảo thuế của doanh nghiệp, gồm:
b.1) Kiểm tra việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
b.2) Kiểm tra việc duy trì hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu; xuất kho, nhập kho.
b.3) Kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu số liệu tồn kho thực tế với tồn kho trên hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi kho bảo thuế, báo cáo nhập – xuất – tồn của doanh nghiệp.
c) Kiểm tra đột xuất hàng tồn kho:
c.1) Thực hiện khi có thông tin doanh nghiệp tiêu thụ nguyên vật liệu được bảo thuế vào nội địa.
c.2) Khi có nghi vấn gian lận định mức phải áp dụng biện pháp kiểm tra định mức tại doanh nghiệp.
1. Hàng hóa được đưa vào CFS bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đưa vào CFS là hàng hoá chưa làm xong thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
b) Hàng hoá xuất khẩu đưa vào CFS là hàng hoá đã làm xong thủ tục hải quan hoặc hàng hoá đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại CFS.
2. Các dịch vụ được thực hiện trong CFS
a) Đối với hàng xuất khẩu: Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa.
Đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các CFS trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
b) Đối với hàng nhập khẩu: Được phép chia tách để làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
3. Thời hạn gửi CFS:
Hàng hóa đưa vào CFS được lưu giữ tối đa trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa vào kho. Quá thời hạn trên, Chi cục hải quan quản lý CFS yêu cầu chủ kho phải làm thủ tục đưa hàng hóa đó ra khỏi CFS hoặc xử lý như đối với hàng hóa nhập khẩu bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan.
4. Giám sát hải quan:
a) CFS, hàng hóa lưu giữ, phương tiện vận tải ra, vào và các dịch vụ thực hiện trong CFS phải chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan.
b) Giám sát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải đưa vào, đưa ra CFS và giám sát việc thực hiện các dịch vụ trong CFS thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, Điều 18 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
5. Hàng hóa từ CFS đưa vào nội địa (bao gồm: hàng từ nước ngoài chưa làm thủ tục nhập khẩu và hàng đã làm thủ tục xuất khẩu gửi CFS) phải làm thủ tục hải quan theo các loại hình tương ứng.
1. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Đối với hàng tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại Điều 100 Thông tư này, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập, tạm xuất) người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất về thời hạn còn lại sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập, tạm xuất để cơ quan hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ.
2. Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.
3. Thời hạn tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu. Hết thời hạn tạm nhập, tạm xuất người khai hải quan phải thực hiện ngay việc tái xuất, tái nhập và thanh khoản hồ sơ với Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất;
Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì trước khi hết hạn tạm nhập, tạm xuất người khai hải quan có văn bản đề nghị, nếu được Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất đồng ý thì được gia hạn thời gian tạm nhập, tạm xuất theo thỏa thuận với bên đối tác; Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu (mua, bán, biếu, tặng) máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan như hàng hóa tạm nhập, tạm xuất chuyển tiêu thụ nội địa, cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chuyển quyền sở hữu gửi Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
b) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục phê duyệt, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu, xuất khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển quyền sở hữu (trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm tạm nhập, tạm xuất).
1. Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa và sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay nước ngoài:
a) Người khai hải quan
a.1) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh thì người khai hải quan là người điều khiển phương tiện.
a.2) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu thì người khai hải quan là đại lý hãng tàu đó.
b) Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định tại Điều 73 và Điều 100 Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay nước ngoài tạm nhập - tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam:
Tàu biển, tàu bay của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm nhập vào Việt Nam để sửa chữa, bảo dưỡng phải làm thủ tục hải quan như quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:
a) Hồ sơ hải quan:
Ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan 01 bản chụp hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với đối tác nước ngoài;
b) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập.
c) Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với bên đối tác nước ngoài và đăng ký với Chi cục hải quan cửa khẩu.
d) Kiểm tra, giám sát hải quan:
d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế tàu biển, tàu bay tạm nhập, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng;
d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin tàu biển, tàu bay trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế tàu biển, tàu bay tái xuất, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ và đến khi thực xuất ra nước ngoài.
Riêng linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để sửa chữa hoặc sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay ký với đối tác nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:
a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, phải nộp thêm 01 bản chụp văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập-tái xuất để giới thiệu sản phẩm).
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu.
c) Thời hạn tái xuất, tái nhập
c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan.
c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh:
a) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.
b) Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
c) Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập trên cơ sở xác nhận của cơ quan tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh từ thiện.
5. Hàng tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài
a) Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
b) Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại quy định tại Phần III Thông tư này.
c) Địa điểm làm thủ tục tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu.
6. Hàng hóa do nhà thầu phụ, tổ chức, cá nhân tạm nhập tái xuất để phục vụ hoạt động dầu khí theo hợp đồng thuê, mượn hay hợp đồng dịch vụ.
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu.
b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, người khai hải quan phải nộp thêm:
b.1) Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: 01 bản chính;
b.2) Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa: 01 bản chụp;
c) Thời hạn tạm nhập tái xuất:
Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và phải đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập – tái xuất để tiếp tục thực hiện hoạt động dầu khí thì có văn bản đề nghị Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập gia hạn theo thỏa thuận với đối tác.
d) Kiểm tra, giám sát hải quan:
d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế thiết bị phục vụ khai thác dầu khí;
d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế hàng hóa tái xuất;
7. Thanh khoản tờ khai tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập
a) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thanh khoản tờ khai hàng tạm nhập, tạm xuất. Trường hợp tái xuất tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan để thanh khoản hồ sơ theo quy định. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì sau khi hoàn thành thủ tục tái nhập, người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định.
b) Thời hạn thanh khoản: thực hiện như đối với thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 127 Thông tư này
c) Hồ sơ thanh khoản gồm:
c.1) Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tạm xuất trong đó nêu cụ thể tờ khai tạm nhập - tờ khai tái xuất, lượng hàng hoá tạm nhập, lượng hàng hoá tái xuất tương ứng và tương tự đối với trường hợp tạm xuất - tái nhập;
c.2) Tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất hoặc tờ khai tạm xuất, tờ khai tái nhập;
c.3) Các giấy tờ khác có liên quan.
8. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa.
Hàng hóa tạm nhập-tái xuất quy định tại Điều này nếu chuyển tiêu thụ tại Việt Nam thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 52 Thông tư này.
Riêng hàng hóa tạm nhập tái xuất để tham gia hội chợ, triển lãm nếu được bán, tặng tại hội chợ, triển lãm thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, nộp thuế trên tờ khai nhập khẩu phi mậu dịch với Chi quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập.
1. Các phương tiện này bao gồm:
a) Container rỗng có hoặc không có móc treo;
b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng (flex tank).
2. Thủ tục hải quan
a) Đối với phương tiện của hãng vận tải
a.1) Khi nhập khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở, trong đó có liệt kê cụ thể các phương tiện nhập khẩu.
a.2) Khi xuất khẩu, đại lý vận tải nộp 01 Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải (theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); người vận chuyển hoặc đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở.
b) Trường hợp các phương tiện trên không phải của hãng vận tải, người khai hải quan (người có hàng hoá đã hoặc sẽ chứa trong các phương tiện thuê từ nước ngoài hoặc người có phương tiện quay vòng hoặc người được chủ phương tiện quay vòng ủy quyền) cam kết sử dụng phương tiện quay vòng đúng mục đích tại bảng kê (theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) để làm thủ tục theo phương thức quay vòng.
c) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất theo dõi, đối chiếu, xác nhận về số lượng phương tiện tạm xuất, tạm nhập; kiểm tra thực tế khi có nghi vấn.
d) Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau:
d.1) Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập và làm thủ tục tạm nhập giải trình rõ lý thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng.
d.2) Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan, cụ thể như sau:
d.2.1) Tiếp nhận bảng kê tạm nhập đã đăng ký và làm thủ tục tạm nhập;
d.2.2) Hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai hải quan theo loại hình nhập kinh doanh, kê khai, tính thuế và thực hiện thu thuế (thời điểm tính thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan) theo hướng dẫn tại khoản 8, Điều 11 Thông tư này;
d.2.3) Xử lý vi phạm về thời hạn tạm nhập - tái xuất và tính chậm nộp (nếu có);
d.2.4) Sau khi hoàn thành thủ tục thu thuế, tiền chậm nộp và xử lý vi phạm (nếu có) thì thực hiện thanh khoản bảng kê tạm nhập.
3. Phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ….) không phải là container, bồn mềm thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, điểm c khoản 4 Điều 53 Thông tư này.
1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại:
a) Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập.
b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập.
3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ hoặc để tái xuất đi nước thứ ba; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại;
a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp;
a.4) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chính hoặc bản chụp.
b) Cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ giấy phép nhập khẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành). Hàng hóa tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá được mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây.
c) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư này và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây; các trường hợp khác thực hiện thu đủ các loại thuế theo quy định.
d) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập.
5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;
a.2) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản chụp.
b) Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với hàng hóa đã được mô tả chi tiết trên tờ khai tạm nhập để xác định sự phù hợp của hàng hóa khi tái xuất với khi tạm nhập.
c) Trường hợp hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau:
c.1) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công
c.1.1) Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP; hoặc
c.1.2) Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam.
c.2) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
6. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu hai đơn vị Hải quan này là hai Chi cục hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm d khoản 4 Điều này để xử lý thuế theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư này.
1. Trường hợp hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu
a) Nơi làm thủ tục xuất khẩu: tại Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó. Trường hợp hàng xuất khẩu qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất.
b) Hồ sơ hải quan gồm:
b.1) Văn bản giải trình của doanh nghiệp về việc xuất khẩu hàng;
b.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;
b.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính;
b.4) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chính hoặc bản chụp;
b.5) Hợp đồng bán hàng cho nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan (nếu hàng xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan): nộp 01 bản chụp.
b.6) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.
c) Thủ tục hải quan thực hiện như đối với với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng thương mại. Hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu hàng hoá lấy khi nhập khẩu (nếu có lấy mẫu); đối chiếu mô tả hàng hoá trên tờ khai nhập khẩu với thực tế hàng hoá xuất khẩu; ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và việc xác định sự phù hợp giữa hàng hoá thực xuất khẩu với hàng hoá trước đây đã nhập khẩu.
d) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục xuất khẩu trả lại xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu trước đây.
2. Trường hợp hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám sát hải quan, nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng hải quan tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.
Việc quản lý hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư này và các Thông tư số 99/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế; Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan vào kho ngoại quan.
a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan
Hàng hoá theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP được gửi kho ngoại quan.
b) Hồ sơ nộp cho Hải quan kho ngoại quan bao gồm:
b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính.
b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan: 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan).
Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp.
Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan.
b.3) Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính;
b.4) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa đưa khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp;
b.5) Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 01 bản chụp.
b.6) Các chứng từ khác theo yêu cầu quản lý của Bộ, ngành có liên quan.
c) Thủ tục hải quan
c.1) Đăng ký tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan.
c.2) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng hoá nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho; nếu phát hiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá.
c.3) Công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá đã nhập kho vào tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan, nhập máy theo dõi hàng hoá nhập/xuất kho.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan
a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan:
a.1) Các loại hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công tái chế, sau đó đưa trở lại kho ngoại quan theo chỉ định của nước ngoài.
b) Hồ sơ hải quan:
b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;
b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan).
Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp.
b.3) Giấy uỷ quyền gửi hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;
b.4) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo từng loại hình tương ứng, kèm bản kê chi tiết (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính (bản lưu người khai hải quan);
b.5) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp buộc tái xuất): 01 bản chụp.
c) Thủ tục hải quan:
c.1) Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trong bộ hồ sơ; đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho ngoại quan như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho ngoại quan nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
c.2) Xác nhận “hàng đã đưa vào kho ngoại quan” trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư này.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, đưa vào các khu phi thuế quan:
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan): nộp 1 bản chụp;
a.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho): 01 bản chính;
a.4) Phiếu xuất kho: 01 bản chính.
b) Thủ tục hải quan:
b.1) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất.
b.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài chỉ được xuất qua các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính hoặc các địa điểm khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
b.3) Hàng hoá của một lần nhập kho khai trên tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan được đưa ra khỏi kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp hàng đưa ra khỏi kho và đưa ra nước ngoài nhiều lần, qua nhiều cửa khẩu khác nhau trong cùng một thời điểm thì được sử dụng tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản chụp có đóng dấu xác nhận của Chi cục hải quan kho ngoại quan để làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất.
b.4) Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; trường hợp kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất thì hải quan kho ngoại quan xác nhận ngay sau khi xếp hàng lên phương tiện.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa
a) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:
a.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế;
a.3) Máy móc, thiết bị của nhà thầu nước ngoài đưa vào nội địa để thi công hoặc của doanh nghiệp thuê để thực hiện hợp đồng gia công, khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo;
a.4) Hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, gửi kho ngoại quan được nhập khẩu trở lại nội địa theo loại hình tương ứng.
b) Hàng hóa không được đưa vào kho ngoại quan trong các trường hợp sau đây:
b.1) Hàng hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
b.2) Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu;
b.3) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng hoặc Danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương.
c) Thủ tục hải quan:
c.1. Người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng, sau đó chủ kho thực hiện thủ tục xuất kho ngoại quan.
c.2. Trường hợp hàng gửi kho ngoại quan làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì hồ sơ hải quan đối với từng lần nhập khẩu được chấp nhận bộ chứng từ bản chụp (gồm vận đơn, bản kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ) có đóng dấu xác nhận của Hải quan kho ngoại quan, bản chính của các chứng từ do Hải quan kho ngoại quan lưu.
c.3. Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu, tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.
d) Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.
5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất
a) Trách nhiệm của chủ hàng/chủ kho ngoại quan
a.1) Lập Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 03 bản;
a.2) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường, thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, chủ hàng/chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.
a.3) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải/chủ kho ngoại quan phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Xác nhận trên 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất; Niêm phong hàng hóa và lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan (gồm: 02 Biên bản bàn giao; 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất và bản chụp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan) cho chủ kho/người vận tải để vận chuyển đến cửa khẩu xuất;
b.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý.
b.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu xuất, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục hải quan quản lý kho ngoại quan để truy tìm lô hàng.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất:
c.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao.
c.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.
c.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng xuất kho vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
c.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục hải quan cửa khẩu quản lý kho ngoại quan để lưu hồ sơ.
c.5) Công chức hải quan cửa khẩu xuất giám sát hàng hóa từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất, trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm) và gửi lại cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để lưu giữ, thanh khoản tờ khai.
c.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để phối hợp trong việc truy tìm lô hàng.
6. Thủ tục vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam
a) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi có kho ngoại quan đang chứa hàng) giải quyết.
b) Thủ tục hải quan đưa hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác áp dụng thủ tục đối với hàng chuyển cửa khẩu.
c) Thời gian của hợp đồng thuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hoá được đưa vào kho ngoại quan đầu tiên.
7. Quản lý hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan
a) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại.
b) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ mới) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) khai, nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau:
b.1) Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính
b.2) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới: 01 bản chính
b.3) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp
b.4) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới: 01 bản chụp
Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.
c) Sau khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mới, Chi cục hải quan quản lý kho thực hiện việc thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan cũ.
d) Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.
8. Thủ tục thanh lý hàng tồn đọng trong kho ngoại quan thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
9. Quản lý hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan
a) Trường hợp chủ kho ngoại quan được chủ hàng ủy quyền thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan thì chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải quan, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải xuất trình thẻ nhân viên đại lý hải quan.
b) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan thường xuyên kiểm tra hoạt động của kho ngoại quan; yêu cầu chủ kho ngoại quan phải có sơ đồ xếp hàng hóa trong kho và sắp xếp hợp lý các khu vực chứa hàng hoặc khu vực thực hiện các dịch vụ trong kho.
c) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan bố trí công chức chuyên trách thực hiện việc giám sát kho ngoại quan và các hoạt động của kho ngoại quan; Hàng hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác phải chịu sự giám sát hải quan;
d) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết; trường hợp hàng hóa hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực xuất khẩu thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để tiến hành xử lý theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều này.
đ) Định kỳ 06 tháng một lần, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày hết kỳ báo cáo, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho (theo mẫu số 45/BC-KNQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
e) Thanh khoản tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thực xuất khẩu, chủ kho ngoại quan phải nộp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan để Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan. Việc xác nhận và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất.
g) Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Công Thương-Tài chính -Giao thông vận tải - Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Y tế và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới.
1. Nguyên tắc chuyển cửa khẩu
Thủ tục chuyển cửa khẩu được thực hiện đồng thời với thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Khi làm thủ tục hải quan, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ các thông tin về hàng hóa, địa điểm chuyển cửa khẩu trên tờ khai hải quan để thực hiện chuyển cửa khẩu.
2. Giám sát đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu
a) Đối với hàng xuất khẩu:
a.1) Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), giao cho người khai hải quan, kèm bản chính tờ khai hải quan đã làm xong thủ tục hải quan (bản của người khai hải quan) để chuyển đến hải quan cửa khẩu xuất
a.2) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa do Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến, công chức Hải quan cửa khẩu xuất phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ và hàng hoá, ký xác nhận Biên bản bàn giao.
b) Đối với hàng nhập khẩu:
b.1) Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chuyển tờ khai hải quan cho người khai để chuyển đến hải quan cửa khẩu nhập.
b.2) Chậm nhất 04 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức Hải quan cửa khẩu nhập phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ, bàn giao hàng hóa và tờ khai hải quan, trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra thực tế thì lập 02 bản Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu giao người khai hải quan chuyển đến hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm tiếp thủ tục.
3. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhưng không có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhưng ở xa cửa khẩu/cảng không thuận tiện cho doanh nghiệp có hàng chuyển cửa khẩu thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao nhiệm vụ cho Chi cục hải quan phù hợp làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
4. Hàng hoá là thiết bị văn phòng (bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm...) hoặc hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại nhưng phục vụ trực tiếp cho hoạt động của chính doanh nghiệp nếu đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
5. Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (tiếng Anh là Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD):
a) Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD) không được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các trường hợp có quy định khác của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu của DNCX; nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công có vận đơn ghi cảng đích là ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ ICD về Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công để làm tiếp thủ tục hải quan. Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu doanh nghiệp đề nghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục hải quan ICD tiến hành kiểm tra thực hàng hoá theo đề nghị của Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công.
6. Chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan/CFS
a) Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu gửi kho ngoại quan/CFS được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu xuất;
Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, trừ hàng hoá phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
c) Giám sát hải quan:
c.1) Đối với hàng hoá vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến kho ngoại quan/CFS và ngược lại, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu để bàn giao nhiệm vụ giám sát, quản lý cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS;
c.2) Trường hợp hàng hoá vận chuyển từ kho ngoại quan/CFS đến địa điểm làm thủ tục hải quan, chủ kho ngoại quan/CFS lập Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS để xác nhận, niêm phong hải quan và thực hiện việc giám sát, quản lý hải quan giữa các Chi cục hải quan có liên quan.
c.3) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 59 Thông tư này.
7. Việc giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất và hàng hoá mua bán, trao đổi giữa các khu phi thuế quan với nhau thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phải niêm phong hải quan.
8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, nếu Chi cục hải quan cửa khẩu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế tại cửa khẩu.
9. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể.
a) Các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải niêm phong hải quan:
a.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc loại phải kiểm tra thực tế thì phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ nếu không chứa trong container/phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện hàng;
a.3) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai nhập khẩu cùng vận chuyển về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và vận chuyển chung trong một container/phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn giao.
b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
c) Trường hợp không thể niêm phong hải quan:
c.1) Đối với hàng hóa là hàng rời thì phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu. Trường hợp làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện theo đề nghị của Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.
c.2) Đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan và do yêu cầu bảo quản đặc biệt không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu; Khi lập Biên bản bàn giao, Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.
10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu nhưng thay đổi cửa khẩu xuất
a) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu nhưng chưa vận chuyển đến cửa khẩu xuất hoặc kho CFS:
Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu:
a.1) Đơn đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất (theo mẫu số 48/TĐ-CKX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 02 bản chính;
a.2) Văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất hàng của người nhận hàng hoặc hãng vận tải hoặc bên thuê gia công: 01 bản chụp.
a.3) Văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan cấp giấy phép đối với hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép (trong giấy phép đã ghi rõ cửa khẩu xuất) hoặc văn bản của UBND tỉnh cho phép xuất hàng qua cửa khẩu xuất mới (đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ khi thay đổi cửa khẩu xuất sang cửa khẩu xuất mới thuộc thẩm quyền cho phép của UBND tỉnh): 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu, đã đưa vào khu vực giám sát hải quan thuộc cửa khẩu ghi trên tờ khai hải quan hoặc hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu đã vận chuyển đến kho CFS thuộc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu quản lý:
Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan các loại giấy tờ như nêu tại điểm a khoản này.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện thay đổi cửa khẩu xuất.
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện như quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này, một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau:
1. Phương tiện vận tải đường thủy, đường hàng không, đường sắt phải làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh và làm thủ tục nhập cảnh trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Trường hợp phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu chủ phương tiện ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài (hợp đồng có quy định cảng giao nhận là cảng ở nước ngoài) thì có văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan xuất khẩu, gửi kèm các chứng từ chứng minh phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu được Cục trưởng hải quan nơi đã làm thủ tục xuất cảnh chấp nhận thì được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục xuất cảnh.
2. Phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện khác được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng loại phương tiện vận tải thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Chapter II
SOME GUIDELINES ON CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORTED AND IMPORTED GOODS
Section 1. CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORTING RAW MATERIALS FOR EXPORT PRODUCTION
Article 34. Raw materials imported for export production
Raw materials imported for export production include:
1. Raw materials, semi-finished products, components, knock-down kits that participate in the production process to make up the exported products;
2. Raw materials that participate in the process of export production but are not transformed into products or do not make up the products.
3. Imported finished products that are fixed on exported products or packed with exported uniform goods are made of imported or domestic raw materials;
4. Raw materials for making packages or packages of exported products;
5. Imported raw materials for repair, recycling exported products;
6. Sample goods imported for export production, which must be returned to the foreign customers after the contract is finished.
Article 35. Exported products
1. Exported products include:
a) Products that are completely made of raw materials imported for export production;
b) Products that are made of:
b.1) Raw materials imported for export production and domestic raw materials; or
b.2) Raw materials imported for export production and raw materials imported for domestic sale.
c) Products that are completely made of raw materials imported for domestic sale.
2. Raw materials imported for domestic sale may be used for export production if the period from the day on which the customs declaration of imported raw materials is registered to the day the declaration of exported finish products made of such raw materials is registered does not exceed 02 years.
3. Products made of raw materials imported for export production may be exported by the importer of raw materials or may be sold to another exporter.
Article 36. Customs procedure for importing raw materials
1. Customs procedure locations:
The company shall register raw materials for export production and follow the customs procedure for importing raw materials according to the list registered at one of the Sub-departments of Customs below:
a) The Sub-department of Customs affiliated to a Customs Department of the province where the factory is situated;
b) If the company is a corporation that has a unit specialized in importing and supplying raw materials for other units, or has factories in multiple province, the company may choose a Sub-department of Customs where its factory is situated or the Sub-department of Customs at the checkpoint of import to carry out the customs procedure.
These regulations are applicable to the companies that follow electronic customs procedures according to the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
2. Procedure for registering imported raw materials
a) Based on the export production plan, the company shall register raw materials imported for export production with the customs authority by filling the Registration sheet (the form No. 22/DMNVL-SXXK in Appendix III to this Circular).
b) The registration shall be applied for when the procedure for importing the first shipment of raw materials is carried out.
c) The company shall complete the Registration sheet of imported raw materials; where:
c.1) Names are the names of all raw materials used for export production. Such raw materials may be imported under one or multiple contracts.
c.2) Goods numbers are the numbers of raw materials according to the current import tax table.
c.3) The company shall determine the numbers of raw materials under the guidance of the Sub-department of Customs.
c.4) The units of measurement are specified in the List of Vietnam’ exports and imports.
c.5) The names, numbers of goods, units, numbers of raw materials in the registration sheet, the customs dossier must be consistent from the import of raw materials until the report on tax settlement, refund or cancellation of import tax is made.
3. Carry out inspection at the factory (hereinafter referred to as site inspection) to apply deadline for paying tax in Article 20 of this Circular:
a) The time to submit a commitment to have an appropriate factory for export production:
The company shall submit the commitment before the procedure for importing the first shipment of raw materials for export production is carried out at the Sub-department of Customs.
The customs authority shall receive the commitment submitted by the company and update information about the factory on the database.
b) Cases in which site inspection is compulsory:
b.1) The company may apply the 275-day time limit for paying tax to the first time nationwide;
b.2) The company registers the import declaration at another Sub-department of Customs than that of the producer;
b.3) The company entrusts the import
b.4) The existence or suitability for the raw materials imported for export production of the factory is questionable based on the risk management result. Assess the adherence to law of the company under the guidance of the General Department of Customs.
c) Time to carry out site inspection:
The site inspection shall be carried out after 10 working days from the clearance or release of the first shipment of raw materials for export production. The site inspection shall be done within 03 working days. If the factory is not in the area under the management of the Sub-department of Customs that carries out the import procedure, the inspection shall be done within 05 working days.
d) The power to decide a site inspection: the Director of the Sub-department of Customs where the procedure for importing raw materials is carried out shall send a 2-day advance notice to the company.
dd) Site inspection contents:
dd.1) Verify the address of the factory in the commitment or information about the address of the factory via the local police department, tax authority, etc.
dd.2) Verify the legal ownership of the premises, machinery, and equipment of the factory:
dd.2.1) Verify the papers proving the legal rights to use premises.
dd.2.2) Verify the ownership and rights to use machinery and equipment at the factory.
Verify the import declarations of machinery and equipment (if they are imported), receipts (if they are purchased at home), or finance lease contract (if any). The period of the finance lease contract must be equal to or longer than that of the export contract;
dd.3) Verifying the capability of production, capacity of the production line, the number of workers to assess the suitability for the products and amount of raw materials imported for export production.
e) Record on site inspection:
At the end of the inspection, the customs officer shall make a record on site inspection. The record must truthfully reflect the inspection and provides a conclusion about the inspection, which specifies:
e.1) The company has premises, the machinery and equipment that are suitable for the raw materials imported for export production as stated in the commitment, or
e.2) The company does not have premises, the premises are hired, or the machinery and equipment are not suitable for the raw materials imported for export production.
In this case, tax arrears shall be collected similarly to goods imported for sale.
The record must bear the signature of the customs officer that carries out the inspection and the signature of the legal representative of the inspected company.
4. The customs procedure is similar to that for commercial imports guided in Chapter I part II of this Circular.
Article 37. Procedure for notifying, adjusting estimated quantity of exported products (hereinafter referred to as quantity) and registering exported products
1. The location for notifying, adjusting quantity and registering exported products: at the Sub-department of Customs where the procedure for importing raw materials is carried out.
2. Quantities of exported products include:
a) Material consumption is the reasonable amount of raw materials necessary for the production of an exported product;
b) Supplies consumption is the amount of supplies that are used for the production of an exported product;
c) “Material or supplies wastage ratio” is the amount of materials or supplies that are lost, including natural loss, wastes and scrap (except for the wastes and scrap that are used), expressed as percent (%) of material consumption or supplies consumption.
The methods for calculating quantity and average quantity are similar to that applied to processing under the guidance of the Ministry of Finance.
3. Notification of quantity:
a) Responsibilities of the company:
a.1) Estimate quantity for export production.
a.2) Notify the quantity of primary materials:
Primary materials are materials that make up the most part of the product. The company shall decide the quantity of primary materials and notify it to the customs authority (the form No. 23/TBĐM-SXXK in Appendix III to this Circular), specifying the product specifications.
When notifying the quantity, the company shall submit 01 diagram of product design or production process (if any) or pattern diagrams (for garment and footwear) to the customs authority.
a.3) The notification of quantity shall be kept at the company and presented at the request of the customs authority.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) The customs authority shall finish receiving the notification of quantity within 01 hour from submission of the quantity notification. If the notification does not provide sufficient specifications as prescribed in Point a.2 of this Clause, it shall be rejected and the company shall be requested to supplement it;
b.2) The notification of quantity, diagram of product design or production process (if any) or pattern diagram, to the customs authority shall be kept together with the customs dossier;
b.3) Apart from periodic inspections, surprise inspections shall be carried out if the truthfulness of the quantity notified to the customs authority is questionable.
The inspection of quantity is similar to that of processing under the guidance of the Ministry of Finance.
3. The quantity shall be notified before or during the registration of the declaration of the first exported products in the notification of quantity.
4. Adjustment of quantity
a) If the actual quantity is changed during the production, the company shall provide a written explanation and suggest the adjustment of quantity of the pLU codes, which was notified to the customs authority.
b) The quantity shall be adjusted before or while following the procedure for exporting the shipment that has adjusted quantity.
c) Adjusting quantity after exporting products:
c.1) Cases of adjustment:
c.1.1) Miscalculation (incorrect calculation method, unit, punctuation, result);
c1.2) Changes in quality of raw materials, conditions for export production that lead to changes in the quantity;
c.2) Conditions for quantity adjustment:
c.2.1) The specifications, diagram of product design or pattern diagram are still kept by the customs authority;
c.2.2) The company provides ample evidence (wastes, scrap, invoices related to the shipment of which the quantity is adjusted) and the customs authority is able to verify the truthfulness, accuracy and legitimacy of the request for permission for quantity adjustment;
c.3) The quantity shall be adjusted before the company submits the application for tax refund or tax cancellation.
c.3) The company shall:
c.3.1) Make and send a written request for permission for quantity adjustment to the customs authority, specifying the reasons for adjustment.
c.3.2) Present sufficient related documents for the customs authority to check and compare.
c.3.3) Adjust the quantity in accordance with inspection result given by the customs authority.
c.4) The customs authority shall:
c.4.1) Receive the application for permission for quantity adjustment made by the company;
c.4.2) Check the conditions for quantity adjustment:
c.4.3) Approve the adjusted quantity if the company satisfies the conditions for quantity adjustment after the export.
c.4.4) Verify the quantity: examine every case in which the quantity increased in comparison to the quantity notified to the customs authority; carry out inspection if the increase in quantity is questionable. The customs authority shall request verification by a specialized verifying organization if it fails to verify the quantity.
5. Tasks of the customs authority:
a) Receive the notification of quantity and the registration sheet of exported products;
b) Verify the quantity notified by the company under the guidance on verifying quantity of outward-processed goods
6. The company that shall apply for the registration of exported products before the procedure for exporting the first shipment (the form No. 24/DMSP-SXXK in Appendix III to this Circular).
7. Where raw materials are imported for producing domestic goods but an export market is found, thus such raw materials are used for export production, then the quantity adjustment shall comply with the guidance in this Article.
8. Where the company notifies the quantity and registers exported products at another Sub-department of Customs from the Sub-department of Customs where raw materials are imported, the notification of quantity and registration of exported products shall be carried out as follows:
a) Location for quantity notification and registration of exported products:
a.1) The quantity notification and registration of exported products mentioned in Point b.2 Clause 1 Article 35 of this Circular shall be carried out at the Sub-department of Customs where the procedure for import serving export production is carried out.
a.2) For the exported products mentioned in Point c Clause 1 Article 35 of this Circular: the company may choose one of the Sub-departments of Customs that carry out the procedure for importing raw materials for sale but are used for export production.
b) The company shall send a written notification of quantity to the Sub-department of Customs that it chooses. The notification must specify: names and categories of raw materials in each declaration of import for export production (specifying the numbers, symbols, dates of declarations, and the Sub-departments of Customs that carry out the procedure).
After the procedures for quantity notification and registration of exported products are completed, the Sub-department of Customs shall send notifications to the other Sub-department of Customs (specifying the names of raw materials, numbers of the declarations of raw materials used for export production) together with the photocopies of the quantity notification and the list of exported products.
Article 38. Customs procedure for exporting products
1. If the procedure for export is carried out at the Sub-department of Customs where the procedure for importing raw materials or another Sub-department of Customs, the company shall a written notification (the form No. 25/TBXKSP-SXXK/2013 in Appendix III to this Circular) to the Sub-department of Customs where the procedure for importing raw materials before initiating the procedure for export for calculating the consumption of imported raw materials, tax refund or tax cancellation.
For the exported products that are made of both raw materials imported for sale and raw materials imported for export production, or exported products that are completely made of raw materials imported for domestic sale, the company might not notify the Sub-department of Customs where the declaration of raw materials imported for sale is register if the company registers the declaration of exported products at the Sub-department of Customs where the declaration of raw materials imported for export production is registered, or at one of the two Sub-department of Customs where raw materials are imported for domestic sale.
For exported products that are made of from both raw materials imported for sale and raw materials imported for export production, when registering the export declaration at another Sub-department of Customs than the Sub-department of Customs where raw materials are imported for sale and for export production, only a written notification shall be sent to the Sub-department of Customs where the declaration of imported raw materials for export production is registered.
2. The customs procedure is similar to the customs procedure for commercial exported goods guided in Chapter I Part II of this Circular.
Article 39. Settlement of the consumption of imported raw materials
1. Rules for settlement:
a) The declaration of imported raw materials must be available before the declaration of exported products.
b) A declaration of imported raw materials may be used for multiple settlements.
c) An export declaration is used for only one settlement.
In some cases such as a shipment is …, the export production uses raw materials imported for sale that undergo import procedure at another Sub-department of Customs, an export declaration may be … Raw materials that are settled many times shall be handled as prescribed in Article 129 of this Circular.
2. The company shall submit the dossier of imported raw material settlement to the Sub-department of Customs where the import procedure is carried out as prescribed in Article 117 of this Circular.
3. Inspecting the settlement dossier
The customs authority shall receive and check the settlement dossier under the guidance in Clause 7 and Clause 8 Article 127 of this Circular.
4. Procedure for domestic sale of imported raw materials
a) Conditions for domestic sales:
Raw materials imported for export production shall be sold to the domestic market if the company fails to find a market for their products after the foreign party terminates the export contract or in the event of force majeure.
b) Customs procedure:
b.1) The customs procedure for imported raw materials that are sold to the domestic market shall be carried out at the initial Sub-department of Customs.
b.2) The company shall send a written request for the permission for domestic sale, Specifying the quantity, category, import declarations, etc, and reason for domestic sale.
b.3) The head of the Sub-department of Customs shall consider giving permission if the conditions in Point a Clause 4 of this Article are satisfied.
b.4) After the head of the Sub-department of Customs gives the permission, the declarant shall make a new customs declaration and follow the procedure for commercial import; policies on taxation and import management shall apply when registering the declaration of domestic sale (unless all management policies are implemented when goods are first imported).
b.5) The Sub-department of Customs shall carry out the import procedure. The goods being sold to the domestic market must undergo physical verification to make sure they are conformable with the information on the initial import dossier.
5. The wastes and scrap shall be destructed at the premises of the declarant in accordance with law and under the supervision of the customs authority. If wastes and scrap are transported to another location for destruction, the guidance on goods of export processing companies in Article 49 of this Circular shall apply.
Article 40. Customs procedure for products sold to another exporter
1. The company that imports raw materials for export production shall follow the import procedure, notify the quantity, and report the use of imported raw materials in accordance with this Circular.
2. The company that directly exports products shall follow the procedure for exporting products in accordance with this Circular. The export declaration shall be registered as export production, specifying that “The products are made of raw materials imported for export production” and the name of the seller.
Section 2. CUSTOMS PROCEDURES FOR TEMPORARILY IMPORTED GOODS AND GOODS IN TRANSIT
Article 41. Customs procedure for temporarily imported goods
Customs procedure for temporarily imported goods defined in this Circular (except for some categories of goods in the Circular No. 05/2013/TT-BCT dated February 18, 2013 of the Ministry of Industry and Trade, and commercial petroleum products temporarily imported that follow guidance of the Ministry of Finance) shall comply with regulations on commercial exports and imports. Some additional contents are guided as follows:
1. Customs procedure for temporary import
a) Location for customs procedure:
The customs procedure for temporary import of goods shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint where temporarily imported goods is stored.
b) Customs dossier of temporarily imported goods:
Apart from the documents of commercial imports, the trader must register the checkpoints of re-export in box “Notes” on the customs declaration (a List of export checkpoints may be made if goods are re-exported at multiple checkpoints) and submit 01 photocopy of the export contract during the procedure for temporary import.
c) During the temporary import, the customs officer shall compare the export contract with the temporary import dossier, specify the declaration of temporary import, append his signature and seal on the export contract, and return it to the declarant.
2. Customs procedure for re-export
a) Location for customs procedure:
The customs procedure for re-export shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import or checkpoint of re-export.
b) Customs dossier for re-export:
b.1) During the procedure for re-export, apart from the documents for commercial exports, the declarant shall specify the declaration of temporary import, on which the re-exported goods are shown” in box “Notes” of the export declaration.
b.2) If the procedure for re-export is carried out at another checkpoint than the checkpoint where goods are temporarily imported, the declarant must submit the following documents apart from the documents mentioned in Point b.1 Clause 2 of this Article:
b.2.1) 01 photocopy of the export contract certified by the customs authority that carried out the procedure for temporary import;
b.2.2) 01 photocopy of the customs declaration of temporary import (the original shall be presented).
c) The checkpoint of re-export: comply with the regulations of the Government and the Ministry of Industry and Trade.
d) The trader that needs to change the checkpoint of re-export written on the export declaration shall follow the guidance in Clause 10 Article 61 of this Circular.
dd) Temporarily imported goods may be re-exported in multiple shipments. If goods are transported in a container, the container must not be divided throughout the transport of goods from the checkpoint of temporary import to the supervision area of the customs authority at the checkpoint of re-export.
e) The temporarily imported goods that have undergone customs procedure must be gathered at the locations for goods inspection, bonded warehouse at the checkpoint of temporary import or checkpoint of re-export, and shall be exported at the checkpoint within 08 working hours since goods arrive at the checkpoint of export. If the export is suspended or all goods are not exported, the trader shall request the head of the Sub-department of Customs at the checkpoint of export in writing to consider granting an extension for exporting all goods on the next days within the period of storage in Vietnam.
g) If declarant follows the procedure for re-export at another checkpoint than the checkpoint of temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall fax the re-export declaration to the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import at 5.00 PM every day after the customs procedure is completed.
3. Storage period and location
a) Storage period:
a.1) Temporarily imported goods shall be stored in Vietnam in accordance with legislation on management of temporarily imported goods.
a.2) The power to grant extension:
Where the trader sends a written request to the Sub-department of Customs at the checkpoint where the procedure for temporary import of goods is carried out, the head of the Sub-department of Customs shall consider granting an extension of goods storage period in Vietnam in the event of force majeure and the terms of delivery time and condition in the sale contract are changed.
b) Storage location:
b.1) Temporarily imported goods shall be stored at the location for inspecting exported and imported goods and bonded warehouse at the checkpoint of temporary import or checkpoint of re-export. The temporarily imported goods in the list of goods banned form export or imported, or suspended from export or import shall be stored at the checkpoint of temporary import.
b.2) The temporarily imported goods sent to the bonded warehouse must follow the procedure in Article 59 of this Circular; the storage period in the bonded warehouse is the permissible storage period of temporarily imported goods in Vietnam.
4. Customs supervision of goods transported from the checkpoint of temporary import to the checkpoint of re-export
a) The temporarily imported goods that have undergone customs procedure for temporary import shall be sealed, inspected and supervised by the customs authority. For oversize cargos, bulk cargos that cannot be sealed, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall make a goods transfer record requesting the declarant in writing to preserve the status quo of goods and transport them to the checkpoint of re-export. The record must specify the conditions of goods, the means of transport (hereinafter referred to as vehicle), pictures of goods and the vehicle, and shall be sent to the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export for supervising the export.
b) The goods that are exported through another checkpoint than the checkpoint of temporary import must be sealed. The trader shall comply with the route, stops, time, and checkpoint registered with the customs authority, and preserve the status quo of goods and customs seal. Goods shall be transported from the checkpoint of temporary import to the checkpoint of re-export within 05 days, except for the case mentioned in Point e.1 Clause 4 of this Article.
c) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import:
c.1) Seal the goods, make 03 records on transfer of temporarily imported goods (the form No. 26/BBBG-TNTX/2013 in Appendix III to this Circular), specifying the information about beginning time, route, and other information as the basis for the customs at the checkpoint of export to receive, verify, compare; seal the customs dossier together with 02 transfer records for the trader to transport goods to the checkpoint of export;
c.2) Fax the transfer record to the Sub-department of Customs at the checkpoint of export before 5.00 PM every day.
c.3) Monitor feedbacks from the Sub-department of Customs at the checkpoint of export. When the deadline for transporting goods is passed (registered by the trader on the transfer record), if no feedbacks are received or the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export notifies that goods have not arrived at the checkpoint of re-export, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall cooperate with the Sub-department of Customs at the checkpoint of export and the customs control team of the Customs Department where the procedure for temporary import was carried out to find the shipment.
d) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export:
d.1) Since the information about the temporarily imported goods in transit is received according to the transfer record faxed by the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export shall monitor the information about the shipment being transported to the checkpoint of export.
d.2) After the trader gathers all goods at the checkpoint of export, the customs officer shall check the customs seal, verify information, and request the head of the Sub-department of Customs to sign on 02 transfer records.
d.3) Fax the transfer record to the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import. If the compliance to legislation on customs of the re-exported shipment is questionable, the head of the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export shall decide the physical verification and process the result similarly to goods being moved to another checkpoint.
d.4) Keep 01 transfer record and send 01 transfer record, which is certified, to the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import.
d.5) The customs officer shall supervise the re-export until all goods are re-exported, certify on the customs declaration and obtain the signature of the head of the Sub-department of Customs (signature, deal, and date).
d.6) If the goods do not arrive at the checkpoint of re-export when the deadline has passed, before 8.00 AM of the next working days, the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export shall notify the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import of the incorrect route and time, and cooperate with the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import in finding the shipment.
dd) Responsibilities of the Customs control team:
Upon the receipt of information about the incorrect route and time, the customs control team shall trace the shipment at the request of the Sub-department of Customs where the declaration is registered if the shipment is in their area, or request cooperate with the Smuggling Investigation and Prevention Department in tracing the shipment if it is outside their area.
e) Responsibilities of the trader and operator of the means of transport (hereinafter referred to as driver):
e.1) Adhere to the route and time certified by the customs authority on the transfer record. If the route or time is different, the declarant/driver shall send a written notification to the Sub-department of Customs where the declaration is registered and the Sub-department of Customs at the checkpoint of export before goods arrive at the checkpoint of export.
e.2) Protect the customs seal throughout the transport. If an accident or force majeure occurs, which breaks the customs seal or upset the status quo of goods, the declarant/driver must take measures to minimize damage and immediately notify the People’s Committee of the commune, ward or town or the nearest Sub-department of Customs to certify the condition of goods in writing.
5. Customs procedure for domestic sale of temporarily imported goods
a) Goods in the list of goods restricted from import made by the Ministry of Industry and Trade may not be sold to the domestic market. If goods are not re-exported or completely re-exported, they must be completely re-exported at the checkpoint of temporary import within 30 days from the deadline for storage in Vietnam.
b) Goods may be sold to the domestic market if they are not re-exported or completely re-exported after the foreign party terminates the sale contract. Customs procedure:
b.1) The trader makes and sends a request for permission for domestic sale of goods to the Customs Department where procedure for temporary import is carried out.
b.2) The Customs Department where procedure for temporary import is carried out shall grant permission if the conditions in Point b.1 Clause 5 of this Article are satisfied.
b.3) After permission is granted by the Customs Department, the trader shall follow the procedure for commercial import and implement the policies on taxation and import management that are effective when the declaration of goods being sold to the domestic market is registered.
Article 42. Customs procedure for goods in transit
1. Goods in transit that are transported from the exporting country to the importing countries without passing a Vietnam’s checkpoint are exempt from customs procedure.
2. Goods in transit that are transported from the exporting country to the importing countries through a Vietnam’s checkpoint but are not sent to a bonded warehouse or transshipment area in a Vietnam’s port shall be supervised by the customs until they are actually exported from Vietnam. For the goods in transit that must obtain a permit from the Ministry of Industry and Trade, the declarant shall submit a photocopy and present the original copy of the License to transit goods to the customs at the checkpoint.
3. Goods in transit that are transported from the exporting country to the importing countries through a Vietnam’s checkpoint and sent to a bonded warehouse or transshipment area at a Vietnam’s port, the customs procedure is similar to that for goods being moved in and out of the bonded warehouse or transshipment area at Vietnam’s ports.
4. Goods in transit shall be moved from Vietnam at the import checkpoint.
5. Goods in transit are exempt from inspection. If compliance with law is questionable, customs inspection shall be carried out in accordance with Article 16 of this Circular.
Section 3. CUSTOMS PROCEDURES IN OTHER CASES
Article 43. Customs procedure for executing processing contracts with foreign traders
1. Customs procedure for executing processing contracts with foreign traders shall be guided by the Ministry of Finance.
2. For finished products used for domestic import, processed goods used as payment for processing, redundant supplies that are sold in Vietnam’s market, a new customs declaration shall be registered as domestic export-import. The trader shall implement policies on management of imported goods and taxation similarly to those applied to imported goods.
Customs procedure shall be guided by the Ministry of Finance.
Article 44. Customs procedure for exporting, importing under a single customs declaration.
1. The registration of single declaration is applicable to every exported and imported goods that satisfy the conditions below:
a) Names of goods on the customs declaration are not changed during the effective period of the single declaration;
b) Goods in the declaration are under the same contract that allows multiple deliveries of goods;
c) The company that owns the goods complies with legislation on customs.
2. Effect of the registered declaration
a) The declaration is effective throughout the effective period of the contract. The declaration of processed goods that has appendices is effective throughout the effective period of the appendices.
b) The declaration is invalidated ahead of schedule in the following cases:
b.1) Policies on taxation, management of export and import applicable to the articles on the declaration are changed;
b.2) License to export or import, or the contract expires;
b.3) The company has exported or imported all goods on the declaration in reality;
b.4) The company announces the termination of procedure for exporting or importing the complete quantity of goods on the declaration;
b.5) The names, numbers of goods exported or imported are not consistent with those on the customs declaration;
b.6) The company carries coercive measures during the effective period of the declaration.
b.7) During the effective period of the declaration, the company commits violations of law that make the conditions in Point c Clause 1 of this Article unsatisfied.
3. The procedure for exporting or importing under a single declaration shall be carried out at a Sub-department of Customs.
4. Procedure for registering the single declaration
a) The declarant shall complete the declaration and the logbook of exported and imported goods. Some items on the declaration corresponding to each export or import (transport documents, means of transport, etc.) may be left out while completing the single declaration.
b) The customs dossier consists of:
b.1) The customs declaration of exported or imported goods: 02 original copies;
b.2) The sale contract made in writing or other equivalent forms including: telegram, telex, fax, files: 01 photocopy;
b.3) The license to export or import issued by a competent authority (if it is compulsory): submit 01 photocopy and present the original copy for comparison, or submit an original copy (if goods in the single declaration are all goods permitted to be exported or imported on the license);
b.4) The logbook of exported or imported goods: 02 books (the form No. 27/STD/2013 or the form No. 28/PTD/2013 in Appendix III to this Circular).
c) The Sub-department of Customs shall receive the application, return 01 declaration and logbook to the company.
5. Procedure for an export or import:
a) The declarant shall submit the compulsory papers in the customs dossier (except for the papers submitted when registering the declaration); present the registered customs declaration and the logbook of exported or imported goods.
b) The head of the Sub-department of Customs shall decide the method and level of customs inspection of each export or import based on the method and level of inspection given by the risk management system when the customs declaration is registered and the situation of each export or import.
6. Report on settlement of each export or import.
a) Responsibilities of the company:
a.1) At least 15 working days from the day on which the declaration expires, the company shall make and send a report on each export or import to the Sub-department of Customs;
a.2) The dossier consists of the customs declaration and the logbook.
b) The Sub-department of Customs shall check, compare and verify the actual amount of imported or exported goods.
Article 45. Customs procedure for domestic export or import
1. Interpretation of terms:
a) "Domestic exports or imports” mean goods exported to a foreign trader by a Vietnamese trader (including Vietnamese traders funded by foreign capital and export processing companies), and requested by the foreign trader to be delivered to a Vietnamese trader in Vietnam.
b) “Domestic exporter” (hereinafter referred to as exporter) means the person appointed by the foreign trader to deliver goods in Vietnam.
c) Domestic importer (hereinafter referred to as importer) means the person that buys goods from the foreign trader and is requested by the foreign trader to receive goods in Vietnam from the domestic exporter.
2. Criteria for identifying domestic exports and imports
a) For processed products, leased or borrowed machinery and equipment, redundant raw materials, wastes under processing contracts: follow regulations in Clause 3 Article 33 of the Decree No. 12/2006/NĐ-CP.
b) Goods of foreign-invested companies: follow the guidance of the Ministry of Industry and Trade.
c) Other goods: follow the regulations in Clause 2 Article 15 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
3. The customs procedure for domestic export or import shall be carried out at the Sub-department of Customs that is most convenient for the company at its choice or in accordance with regulations on each form.
4. The customs dossier consists of:
a) The declaration of domestic export or import (in Appendix IV; the guidance is provided in Appendix V to this Circular): 04 original copies;
b) The sale contract or processing contracts that requires goods to be delivered to an exporter in Vietnam, the sale contract or processing contract that requires goods to be received by an importer in Vietnam, the borrowing or lease contract: 01 photocopy;
c) Export invoice: submit 01 photocopy and present the original copy for comparison;
d) Other papers depending on the form of export or import (except for the bill of lading).
5. Within 15 days from the day on which the domestic exporter completes the customs procedure and delivers goods, the domestic importer must complete the customs procedure. If the domestic importer fails to complete the customs procedure by the aforesaid deadline, the customs authority shall impose penalties, then carry on the customs procedure.
6. Customs procedure for domestic export:
a) Responsibilities of the importer:
a.1) Provide information about the importer on 04 declaration forms; specify the intended Sub-department of Customs where the import procedure is carried out in box 29 of the declaration of domestic export - import; append the signature and seal;
a.2) Send 04 customs declarations to the exporter.
a.3) After the procedure for domestic import is completed, the importer shall keep 01 customs declaration and send the other customs declaration to the domestic exporter.
b) Responsibilities of the exporter:
b.1) After 04 customs declarations are received, the exporter shall provide information about the exporter on 04 customs declarations;
b.2) Submit the customs dossier to the Sub-department of Customs where the export procedure is carried out;
b.3) After the export procedure is completed, the importer shall send 03 customs declaration to the importer to carry on the import procedure.
b.4) Receive 01 customs declaration sent by the importer; the customs declaration must bear the certifications, signatures, and seals of 04 parties: the importer, the exporter, the customs authority that carries out the import procedure, and the customs authority that carries out the export procedure.
c) Responsibilities of the Sub-department of Customs where the procedure for domestic export is carried out:
c.1) Receive, register the declarations, decide the method and level of inspection, check tax calculation (for dutiable goods) as prescribed. Seal the samples (if any) and send them to the company for them to present at the request of the customs authority;
c.2) Carry out inspection of goods if needed;
c.3) Certify that customs procedure has been completed, append signatures and officer’s seals on 04 declarations;
c.4) Keep 01 declaration and the documents submitted by the company, return 03 declarations and documents presented by the exporter to the exporter;
c.5) Fax the customs declaration that has completed the export procedure to the import Sub-department of Customs.
7. Customs procedure for domestic import
a) After receiving 03 declarations of domestic export-import, which are certified by the customs authority that carries out the export procedure, the importer shall submit the customs dossier to the Sub-department of Customs where the import procedure is carried out to initiate the procedure for domestic import.
b) Responsibilities of the Sub-department of Customs where the procedure for domestic export is carried out:
b.1) Receiving the customs declaration of export faxed by the Sub-department of Customs that carries out the export procedure;
b.2) Receive the customs dossier submitted by the importer;
b.3) Take the steps in registering the declarations, except for physical verification of goods; check the tax calculation (if any). Certify that customs procedure has been completed, append signatures and officer’s seals on the declarations;
b.4) Keep 01 declaration and the documents submitted by the company, return 02 declarations and documents presented by the company to the company;
b.5) Send a written notification (the form No. 29/TBXNKTC/2013 in Appendix III to this Circular) to the tax authority that monitors the domestic importers, or sent it via the computer network if the Sub-department of Customs that carries out the import procedure and the local tax authority have been connected.
8. The declaration of domestic export - import is valid when:
It bears sufficient information, certifications, signatures and seals of 04 parties: the exporter, the importer the customs authorities that carries out procedures for domestic export and domestic imports.
If the domestic exporter and domestic importer carry out procedure at the same Sub-department of Customs, this Sub-department of Customs shall sign on both parts.
9. The processed products imported domestically for domestic sale shall follow the guidance of the Ministry of Finance.
10. The settlement, refund, and cancellation of tax are guided in Section 6 Part V of this Circular.
Article 46. Customs procedure for goods export and import serving projects of investment
1. The customs procedures for various types of goods export and import serving operation of companies are guided in this Circular.
2. Customs procedure for goods import to form fixed assets; raw materials, components, semi-finished products serving the production in projects provided with incentives:
a) For projects eligible for tax exemption:
a.1) Register the list of imported tax-free goods with the customs authority when importing goods to form fixed assets, or importing raw materials, components, semi-finished products serving production in a project eligible for tax exemption.
The registration procedure is guided in Article 101 of this Circular.
a.2) Import procedure:
a.2.1) The company shall follow the customs procedure for importing goods at the most convenient Sub-department of Customs affiliated to the Customs Department where the list of tax-free goods is registered.
a.2.2) The customs procedure is similar to that for commercial export and import in Chapter I part II of this Circular. Some tasks guided in Article 101, Article 102, and Article 103 of this Circular must be done.
b) For projects not eligible for tax exemption:
The customs procedure is similar to that for commercial import. The company shall follow the procedure at the customs officer where goods are imported or the project is situated. The company shall use the imported goods for the project not eligible for tax exemption in accordance with the purpose written on the certificate of investment.
3. Liquidating, changing the purpose of imported tax-free goods
a) The liquidation and change of purpose of goods eligible for liquidation, the conditions for liquidation, liquidation documents of imported tax-free goods of domestic projects and foreign-invested projects shall comply with the Circular No. 04/2007/TT-BTM dated April 04, 2007 of the Ministry of Trade (now the Ministry of Industry and Trade) providing guidance on export, import, processing, liquidation of imported goods and sale of products of foreign-invested companies.
b) The procedures for liquidating or changing the purpose shall be carried out at the customs authority where the customs declarations of imported tax-free goods are registered.
c) Procedures for liquidation and change of purpose
c.1) The company or the Liquidation board shall send a written notification of the reason for liquidation, change of purpose of names, symbols, quantity, exempted tax corresponding the goods that need liquidating, the numbers and dates of import declarations to the customs authority where the customs declarations of imported tax-free goods are registered;
c.2) If goods are liquidated in the form of export, the company shall make a corresponding export declaration.
c.3) If goods are sold in Vietnam, donated, or destructed, tax shall be declared and calculated on the new customs declaration in accordance with Clause 8 Article 11 of this Circular. The company shall follow the corresponding customs procedure for import, Implement the policies on taxation and management of imported goods that are effective when the import declaration is registered, unless the company has implemented all policies on import management during the procedure for tax-free import.
If goods are sold to a company (transferee company) that is eligible for exemption of import tax, the tax-free goods must be recorded in the Sheet of tax-free goods issued to the transferee company.
c.4) If goods are destruction, the company shall comply with regulations of environment management agencies.
Article 47. Customs procedure for goods being moved in and out of transshipment ports
1. Customs procedure for goods moved in and out of transshipment ports for export
a) The transshipment service provider shall make a manifest of goods in transshipped containers (the form No. 30/BKTrC/2013 in Appendix III to this Circular).
b) The customs dossier consists of 02 original copies of the manifest of goods in transshipped containers.
c) If goods moved in and out of the transshipment port are exempt from inspection, the inspecting agency shall check the number of containers, compare the numbers and symbols of the containers and those in the manifest. If violations of law are suspected, the customs authority shall carries out an inspection.
2. Settling goods in transshipped containers
a) Within 10 days from the day on which all goods are moved out of the transshipment port, the transshipment service provider shall settle goods in the transshipped containers.
b) Every quarter, within 15 days after the reporting period, the transshipment service provider shall send a report to the customs at the transshipment area on the quantity of goods that are moved in, moved out of, and retained in the transshipment area.
3. Goods left at the transshipment port shall be treated as imported goods left at sea ports in accordance with the Circulars of the Ministry of Finance providing guidance on handling goods left at Vietnam’s seaports.
4. Director of the General Department of Customs shall provide guidance on customs management of goods being moved in and out of transshipment ports.
Article 48. Customs procedures for goods moved in and out of free trade zones in economic zones, checkpoint economic zones; vehicles entering, leaving, and passing through free trade zones
1. Rules for customs procedure and customs supervision of goods moved in and out of the free trade zone:
a) Goods moved in and out of the free trade zone must undergo customs procedure and customs supervision. Various customs procedures shall apply to corresponding forms of goods;
b) The following goods might or might not follow the customs procedure in Clause 2 Article 6 of the Regulation promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 100/2009/QĐ-TTg dated July 30, 2009 on the promulgation of the Regulation on operation of free trade zones in economic zones and checkpoint economic zones: stationery, foods, consumables brought to free trade zones by companies from the domestic market to serve office operation and everyday life of officers and workers.
c) The following goods are exempt from customs procedure:
c.1) Goods brought by residents from the domestic market to Lao Bao Special Economic Area and Cau Treo International Checkpoint Economic zone that do not apply 0% VAT as according to Clause 3 Article 9 of the Circular No. 06/2012/TT-BTC dated January 11, 2012 of the Ministry of Finance, providing guidance on a number of articles of the Law on Value-added tax, the implementation of the Decree No. 123/2008/NĐ-CP dated December 08, 2008 and the Decree No. 121/2011/NĐ-CP dated December 27, 2011 of the Government;
c.2) Goods that are products from farming and breeding that are not processed into a finished products brought from Lao Bao Special Economic Area and Cau Treo International Checkpoint Economic Zone to the domestic market, which do not subject to VAT according to Clause 1 Article 4 of the Circular No. 06/2012/TT-BTC dated January 11, 2012 of the Ministry of Finance.
d) Goods brought from Vietnam’s domestic market or other areas on the checkpoint economic zones to free trade zones in checkpoint economic zones may not open customs declarations of exported goods according to the Circular No. 116/2010/TT-BTC dated August 04, 2010 of the Ministry of Finance on amendments to the Circular No. 137/2009/TT-BTC dated July 03, 2009 of the Ministry of Finance providing guidance on some Article of the Prime Minister’s Decision No. 33/2009/QĐ-TTg dated March 02, 2009 on financial policies on checkpoint economic zones.
2. When goods are brought to the free trade zone from abroad, the declarant shall complete the declaration form at the customs officer in charge of the free trade zone and classify them at tax-free goods (except for the articles not provided with tax incentives for imported goods).
When a company in a free trade zone imports raw materials for production or business, it must register the names of products, raw materials, and quantity of raw materials imported for export production with the customs authority. The quantity of raw materials imported for production goods sold inside free trade zones shall be notified before the report on imported-exported-unsold goods (hereinafter referred to as inventory report) is made. The notification of quantity of raw materials imported for export production shall comply with corresponding regulations.
When a company in the free trade zone imports raw materials or components to manufacture products and sell them to the domestic market, the declarant shall register and specify the name, quantity, category and import value of every material and component, names of the products manufactured in the free trade zone and sold to the domestic market when registering the import declaration.
3. Customs procedure for goods brought from the domestic market to free trade zones:
a) The domestic company shall follow the customs procedure at the domestic Sub-department of Customs or the customs officer in charge of the free trade zone. If the customs procedure is carried out by a domestic Sub-department of Customs, goods shall be transported to the free trade zone in accordance with regulations on exported goods being moved to another checkpoint.
The company in the free trade zone shall follow the customs procedure for the corresponding form of import at the customs officer in charge of the free trade zone.
b) The physical verification of goods is similar to that of exported goods. If goods moved into the free trade zone are under the management of another Sub-department of Customs than the customs officer in charge of the free trade zone, the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone shall inspect goods if violations of law are suspected.
4. Customs procedure for goods exported to abroad from free trade zones
a) Goods exported from the free trade zone shall follow the corresponding customs procedure.
b) If goods are imported from abroad or the domestic market by a company into the free trade zone, then exported in whole to abroad, the company shall specify that “Goods imported from abroad are exported in whole in the declaration No. ..." or “Goods imported from the domestic market are exported in whole in the declaration No. ..." while following the export procedure, and enclose it with the initial import declaration and the manifest (if any).
5. Customs procedure for goods brought to the domestic market from the free trade zone
a) The company in the free trade zone shall follow the corresponding procedure for form of export; the domestic company shall follow the corresponding customs procedure for the form of import. Export and import procedures shall be carried out at the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone.
b) For the domestic company to calculate tax payable when following the import procedure, the company in the free trade zone shall:
b.1) Notify the customs authority of the estimated quantity of imported raw materials and components, which make up the products, before following the export procedure if exported products are manufactured in the free trade zone.
Specify the names, categories of raw materials and components that make up the products in the export declaration while following the export procedure.
b) If goods are imported from abroad or the domestic market by a company into the free trade zone, then exported in whole to the domestic market, the company in the free trade zone shall specify that “Goods imported exported in whole from abroad in the declaration No. ..." or “Goods imported exported in whole from the domestic market in the declaration No. ..." while following the export procedure, and enclose it with the initial import declaration and the manifest (if any).
b.3) The company in the free trade zone shall provide the domestic company with adequate documents and data for the domestic company to calculate tax payable.
6. Goods processing between a company in the free trade zone and a domestic company
a) When a company in the free trade zone hires a domestic company to process goods: the domestic company shall send the processing contract and follow the customs procedure for such contract at the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone. The customs procedure is similar to that for processing goods of foreign traders.
a) When a domestic company hires a company in the free trade zone to process goods: the domestic company shall send the processing contract and follow the customs procedure for such contract at the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone or at a domestic Sub-department of Customs. The customs procedure is similar to that for hiring foreign partners to process goods.
7. Customs procedure for bringing goods purchased in stores and supermarkets in the free trade zone to the domestic market
a) The customers that buy goods in stores or supermarkets in the free trade zone and bring them to the domestic market shall pay tax on imported goods before taking them out of the free trade zone.
When a customer buys goods eligible for tax exemption in the free trade zone or checkpoint economic zone that exceed duty-free allowance and bring them to the domestic market, the tax on the part exceeding duty-free allowance shall be paid as prescribed by the Prime Minister in the Regulation on operation of free trade zones.
b) The customers that buy goods in stores or markets in the free trade zone shall present their ID cards or passports (if they are foreigners) to the sellers and the customs officers at the gate when goods are brought out of the free trade zone.
c) When selling goods, the seller must issue invoices and have a sale book, specifying names, addresses, ID numbers or passport numbers of buyers; quantity, unit prices and value of goods being sold.
d) Depending on the conditions of the free trade zone, tax on goods purchased in the free trade zone and brought to the domestic market shall be collected in one of the following two methods:
d.1) The buyer declares and pays tax to the customs at the gate of the free trade zone.
d.1.1) The buyer, before taking goods from the free trade zone, shall enumerate goods subject to tax on the non-commercial declaration, submit the declaration, present the ID card, goods, invoices (the stub held by the buyer) to the customs at the gate of the free trade zone;
d.1.2) The customs at the gate of the free trade zone shall check the ID card presented by the buyer, compare the goods with the customs declaration and invoices. If they are consistent, The customs shall issue a tax receipt, collect tax and remit it to government budget in accordance with law.
d.2) The Sub-department of Customs in charge of the free trade zone authorizing seller to collect tax:
d.2.1) Sellers shall be authorized to collect tax in accordance with Clause 2 Article 3 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP. Responsibilities of the authorized sellers and tax authority are specified in Clause 3 and Clause 4 Article 3 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
d.2.2) When bringing goods out of the free trade zone, the buyer shall present his ID card, goods, invoices, and tax receipts to the customs at the gate of the free trade zone;
d.2.3) The customs at the gate of the free trade zone shall check the ID card presented by the buyer, compare the goods with invoices and tax receipts. If inconsistency between the buyer and the ID card, between the ID number on invoices, tax receipts and on the ID card, between the goods presented and goods in the invoices and tax receipts, penalties shall be imposed in accordance with law.
8. Customs supervision of goods being moved in and out of free trade zones
a) The free trade zone must be separate from the outside by barriers and has customs control gates for supervising goods being moved in and out of the free trade zone.
b) Goods moved in and out of the free trade zone to be imported to the domestic market, goods being moved through free trade zones for import to the domestic market or export must go through the customs control gates and be supervised by the customs.
c) When goods are imported from abroad to the domestic market or goods from the domestic market are exported to abroad through a free trade zone, they must go on the route prescribed by the customs and the management board of the free trade zone.
9. The customs procedure and customs supervision of vehicles entering, leaving, or going through the free trade zone (if the free trade zone is connected with a road checkpoint) shall comply with regulations on vehicles entering, leaving, or going through Vietnam.
10. Inventory reports:
a) The companies in free trade zones shall send biannual reports on exported, imported, and unsold goods in the reported period. The report shall be submitted within 15 days from the end of the period.
A report dossier includes:
a.1) The list of declarations of imported raw materials in the reported period: 02 original copies (the form No. 31/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.2) The list of declarations of raw materials purchased in the free trade zone in the reported period: 02 original copies (the form No. 32/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.3) The list of declarations of exported products in the reported period: 02 original copies (the form No. 33/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.4) The list of invoices of products sold in the free trade zone in the reported period: 02 original copies (the form No. 34/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.5) The list of raw materials used for the manufacture of exported products that are sold in the free trade zone in the reported period: 02 original copies (the form No. 35/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.6) The report on imported-exported-unused raw materials in the reported period: 02 original copies (the form No. 36/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.7) The photocopies of invoices for raw materials purchased in the free trade zone in the reported period ((if any);
a.8) The photocopies of invoices for products sold in the free trade zone in the reported period ((if any);
b) The sellers in free trade zones shall send monthly report on exported, imported and unsold goods in the month to the customs authority in charge of the free trade zone. The deadline for submitting the report is the 15th of the next month.
A report dossier includes:
b.1) The list of declarations of goods imported from abroad in the month: 02 original copies (the form No. 37/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.2) The list of declarations of goods imported from the domestic market in the month (if any): 02 original copies (the form No. 38/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.3) The list of goods purchased in the free trade zone in the month: 02 original copies (the form No. 39/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.4) The list of goods sold in the free trade zone in the month: 02 original copies (the form No. 40/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.5) The list of exported goods in the month (if any): 02 original copies (the form No. 41/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.6) The report on imported-exported-unsold goods in the month: 02 original copies (the form No. 42/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.7) The photocopies invoices for goods sold and purchased in the free trade zone in the month ((if any).
c) Processed goods: comply with regulations on processing.
d) The companies that both manufacture and sell goods shall make separate reports on each aspect.
dd) Verifying the inventory report:
dd1) Companies are responsible for the declaration and use of goods.
dd2) The customs authority shall receive the inventory report, which specify the dates of receipts, bear the signatures and seals of the customs.
Based on the assessment of the compliance with law of the companies, the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone shall check the probability to assess the compliance with law of companies; inspect unsold goods where necessary. If violations of law are found or imported goods in the free trade zone are found illegally trafficked to the domestic market, penalties shall be imposed in accordance with law.
If goods are imported from the domestic market to the free trade zone and then illegally trafficked back to the domestic market, the customs in charge of the free trade zone shall notify the Departments of Taxation where the domestic company that sends goods to the free trade zone is situated.
Article 49. Customs procedure for exported and imported goods of export processing companies
1. General principles
a) Customs procedures for exported and imported goods of export processing companies apply to both export processing companies inside and outside export-processing zones.
b) Exported and imported goods of export processing companies must go through customs procedures corresponding to the form of export or import. Electronic customs procedures shall comply with the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 2012 of the Ministry of Natural Resources and Environment if they are prescribed in the Circular.
c) The export processing company may choose whether to follow customs procedure if goods are stationery, foods, consumables (including personal protective equipment: clothes, helmets, shoes, boots, gloves) that are purchased from the domestic market to serve the operation of offices and everyday life of officers and workers.
d) The goods circulated within the export processing company are exempt from customs procedure.
dd) Imported goods of the export processing company may be moved fro the import checkpoint to the export processing company. Imported goods of the export processing company may be moved form the export processing company to the checkpoint of export.
e) The customs in charge of the export-processing zone or the export processing company shall only supervise at the gate if necessary under the decision of the Director of the Customs Department.
g) In a reported period, the export processing company shall notify the consumption of raw materials (including loss ratio) to the customs authority when then submitting the inventory report at the latest.
2. Locations for carrying out customs procedures
a) For exported and imported goods shall be carried out at the Sub-department of Customs that monitors the export processing company.
b) For processed goods between the export processing company and a domestic company: the domestic company shall follow customs procedure at the Sub-department of Customs that monitors the export processing company or the Sub-department of Customs where the factory of the domestic company is situated.
c) For processed goods between two export processing companies: the hired company shall send the processing contract and follow customs procedure at the Sub-department of Customs that monitors the hired company.
3. Customs procedure for exported and imported goods of export processing companies
a) Goods imported from abroad:
a.1) For goods imported to form fixed assets: based on the request for permission to import goods for forming fixed assets made by the Director of the export processing company, which is enclosed with a manifest of goods (specifying names, quantity and categories of goods), the customs authority shall carry out import procedure in accordance with regulations on goods imported under sale contracts. This regulation also applies to the export processing companies that follow electronic customs procedures in Chapter VI of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
a.2) For raw materials imported for export production, the export processing company shall follow the import procedure in accordance with regulations on goods imported under sale contracts, except for tax statement.
a.2) For raw materials imported for export production, the export processing company shall follow the import procedure in accordance with regulations on goods imported under sale contracts, except for tax statement.
c) Goods of export processing companies sold to the domestic market:
c.1) For products manufactured and sold to the domestic market by the export processing company, the export processing company and the domestic company shall follow customs procedure and use the declaration of domestic export and import.
c.2) For wastes and scrap allowed to be sold to the domestic market, the domestic company shall follow the import procedure applied to goods imported under sale contracts.
d) For goods sold to the export processing company by a domestic company: the export processing company and domestic company shall follow the customs procedure and use the declaration of domestic export and import.
dd) Processed goods:
dd.1) When a domestic company is hired to process goods by an export processing company, the domestic company shall follow customs procedure in accordance with regulations on processing goods of foreign traders.
dd.1) When a domestic company is hired to process goods by an export processing company, the domestic company shall follow customs procedure in accordance with regulations on processing goods of foreign traders.
dd.3) For processed goods of foreign traders: follow the guidance of the Ministry of Finance.
e) For goods traded among export processing companies:
e.1) Goods traded among export processing companies that are not in the same export-processing zones follow guidance on customs procedure for domestically exported and imported goods (except for conditions for domestic export and import);
e.2) Goods traded among export processing companies in the same export-processing zone are exempt from customs procedure;
e.3) Goods being circulated among export processing companies that are not in the same export-processing zone but belong to the same corporation or a system of companies, they might not go through customs procedure or may go through customs procedure for domestic export and import (except for conditions for domestic export and import). Theses regulations also apply to the export processing companies that follow electronic customs procedures in Chapter VI of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
g) For the goods of the export processing company that are sent to the domestic market for repair, the export processing company shall makes a notification of goods names, quantity, reasons, and repair period. The registration of customs declaration is exempt. The customs shall monitor and certify when goods are sent back to the export processing company. If goods are not sent back when the registered repair period is passed, the guidance on changing purposes of goods shall apply.
h) Wastes and scrap shall be destructed in accordance with law and under the supervision of the customs, except they are preliminarily destructed at the export processing company before the official destruction. Theses regulations also apply to the export processing companies that follow electronic customs procedures in Chapter VI of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
i) The export processing company that temporarily imports goods to repair then re-exports them shall follow customs procedure for exported goods that are returned, except for tax statement.
4. Reports on imported, exported, and unused raw materials (hereinafter referred to as inventory report)y of export processing companies
a) The export processing company shall submit an inventory report every quarter on the 15th of the first month of the next quarter at the Sub-department of Customs that monitors the export processing company. The favored companies accredited by the standards shall submit the inventory report annually at the end of Q1 of the next year, or every quarter.
b) The inventory report (form No. 43/HSBC-CX/2013 in Appendix III to this Circular): submit 02 original copies.
For consumables that are imported or purchased from the domestic market to serve the production and without specific consumption rates (e.g. cloth or paper for cleaning machinery and equipment, oil and gas for generators, mold-cleaning oil, pens for marking defective products, etc.) or to serve office operation and everyday life of workers of the export processing company:
The export processing company is exempted from classifying them by purpose or source of import, registering by category, making up codes, and submitting monthly inventory report to the customs authority.
The export processing companies outside export-processing zones shall submit reports on total quantity of consumables imported and purchased from the domestic market in the quarter.
Export processing companies are responsible for the statement and proper use of goods.
These regulations also apply to the export processing companies that follow electronic customs procedures in Chapter VI of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
c) Verifying the inventory report:
c.1) The customs authority shall receive inventory report sent by the export processing company, append signatures and officer’s seal, and date stamp on the inventory report. Based on the assessment of the compliance with law of the company, the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone shall check the probability to assess the compliance with law of the company.
c.2) Within 30 days from the day on which the quarterly report is submitted, or within 60 days from the day on which the annual report is submitted, the Sub-department of Customs that monitors the export processing company shall request the Sub-department of Customs in charge of post-clearance inspection to carry out inspection if trade fraud is suspected.
d) When an export processing company is converted to a normal company and vice versa, the imported assets and goods shall be handled as follows:
d.1) Where an export processing company is converted into a company that is not entitled to export processing benefits:
d.1.1) Liquidate imported assets and goods;
d.1.2) Determine imported assets and goods that are unsold;
d.1.3) Collect tax;
d.1.4) Imported assets and goods shall be liquidated and determined before the conversion.
d.2) Where a company that is not entitled to export processing benefits is converted into an export processing company:
d.2.1) The company shall the quantity of unused raw materials; the customs authority shall check the unsold raw materials and collect tax as prescribed;
d.2.2) Before the conversion, the company shall pay all outstanding taxes and fines to the customs authority. The customs authority shall apply the taxation and customs policies on export processing companies after the company has fulfill tax and customs obligations to the customs authority.
5. Liquidation of machinery and equipment and vehicles used for forming fixed assets.
a) The methods of liquidation, conditions for liquidation, and documents on liquidation of imported tax-free goods shall comply with the Circular No. 04/2007/TT-BTM.
b) The liquidation procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs that monitors the export processing company,
c) Liquidation procedure
c.1) The company or the liquidation board shall make a document specifying the reasons for liquidation, names, symbols, quantity, import declaration numbers of the liquidated goods, and then send it to the Sub-department of Customs that monitors the export processing company.
c.2) If they are liquidated in the form of export, the company shall open an export declaration. If they are sold in Vietnam’s market or donated, the company shall open corresponding declarations and pay tax as prescribed.
c.3) If they are destructed, the company shall comply with regulations of the environment management agency under the supervision of the customs authority.
6. Upon the completion of the construction, the export processing company shall submit a report on goods imported for the construction to the customs authority.
The customs authority shall verify the report and handle redundant goods or improperly used goods.
7. customs supervision of wastes of the export processing company transported to another location for destruction
a) The export processing company shall:
a.1) Notify the managing Sub-department of Customs of the time when wastes are taken by the deliverer.
a.2) Wastes shall be transported and destructed in accordance with the Law on Environment protection and its guiding documents.
b) Responsibilities of the managing Sub-department of Customs:
When receiving the notification sent by the export processing company, the managing Sub-department of Customs shall:
b.1) Check the license for management of harmful wastes (the license must be unexpired, the wastes transported must be permitted in the license), the contract for waste transport and treatment;
b.2) Check the wastes before they are taken by the deliverer (wastes must not be mixed with usable scrap or other goods);
b.3) Supervise the loading of wastes to the vehicle; supervise the transport of wastes over the boundary of the export-processing zone or export processing company.
b.4) Make a record on the inspection and supervision, which is certified by the export processing company and the deliverer (specifying the time of inspection and supervision; the supervising and inspecting customs officers, name of the export processing company, representative of the export processing company, the company that executes the contract for waste transport and treatment, the deliverer, numbers of the vehicle, names of wastes, contents of inspection and supervisions, etc.) the record shall be made into 03 copies; each copy is kept by a party.
b.5) The customs authority shall not seal the vehicle that contains wastes when wastes are transported to a location outside the export-processing zones or export processing company for treatment.
c) When receiving the documents on harmful wastes from the waste management service provider, the export processing company (waste discharger) shall send a photocopy of stub No. 4 to the managing Sub-department of Customs. The managing Sub-department of Customs shall inspect the register of waste dischargers, documents on harmful wastes that are kept at the export processing company.
8. Goods of foreign-invested export processing companies shall exercise the rights to export and import in accordance with the Government's Decree No. 23/2007/NĐ-CP dated February 12, 2007 and regulations of the Ministry of Industry and Trade.
The customs procedure, policies on taxation and management of exported and imported goods are similar to those for goods exported and imported under commercial contracts. The Ministry of Finance shall provide additional guidance on exercising the rights to export and import of export processing companies as follows:
a) The export processing company that exercises the rights to export, import or distribute shall do separate bookkeeping. Domestic tax shall be stated under the guidance of the Ministry of Finance.
b) Customs procedure for imported goods of an export processing company that exercises the rights to import:
b.1) Customs procedure is exempt when goods are sold to domestic companies.
b.2) Customs procedure in Point e Clause 3 of this Article shall be carried out when goods are sold to other export processing companies.
c) Customs procedure for goods of an export processing company that exercises the rights to export:
c.1) Goods are purchased from the domestic market to export: follow the guidance in Point d Clause 3 of this Article.
c.2) Goods are purchased from another export processing company for export: follow the guidance in Point d Clause 3 of this Article.
c.3) Goods are exported to abroad: follow the guidance in Point b Clause 3 of this Article. The export processing company shall make tax statement (if any).
9. Customs supervision and inspection of export processing companies that lease warehouses of other companies according to Clause 1 Article 19 of the Decree No. 108/2006/NĐ-CP:
a) The export processing company may lease warehouses inside industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones under the management of the managing Sub-department of Customs to store raw materials and finished products serving their primary production.
b) Before taking goods to the warehouse, the export processing company must notify the managing Sub-department of Customs of the location, area, infrastructure, and policies on management of goods moved in and out of the warehouse, and the lease period. Goods may only be put into the warehouse after the managing Sub-department of Customs gives a written approval.
c) The export processing company shall manage and monitor goods moved in and out, and send the managing Sub-department of Customs periodic reports on the 15th of the first month of the next quarter on the inventory.
d) Every quarter, the managing Sub-department of Customs shall inspect the condition of goods in the warehouse or carry out surprise inspections if it is suspected that goods are kept in improper warehouses or sold to the domestic market.
Article 50. Customs procedure for goods moved in and out of tax-suspension warehouses
1. Goods moved in and out of the tax-suspension warehouse are raw materials imported for export production of the company that has the tax-suspension warehouse and are temporarily exempt from tax.
The company shall compile a separate customs dossier for the imported raw materials in the tax-suspension warehouse and register the intended quantity of exported products in the year.
2. Customs procedure for imported raw materials in the tax-suspension warehouse is similar to that for raw materials imported for export production. Broken or degenerated goods in the tax-suspension warehouse that fail the production requirements shall be handled in accordance with Article 29 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
3. Inventory report:
a) At year’s end (December 31), on January 31 of the next year at the latest, the company shall compile a list of import declarations and total quantity of imported, the export declarations and total quantity of raw materials that make up the products that are exported, re-exported or destructed, and then send it to the customs authority.
b) Monitoring the submission of inventory reports, formalities for payment and refund of tax on imported goods in the tax-suspension warehouse.
b.1) The submission of inventory report made by the tax-suspension warehouse shall be monitored in the same way the submission of inventory reports made by export processing companies guided in Clause 4 Article 49 of this Circular.
b.2) If the quantity of used raw materials is smaller than the quantity of import raw materials in the tax-suspension warehouse, the company shall pay tax on the unused raw materials on the import declarations after 365-day period from the date of registration with the customs to the date of report; the remaining amount of raw materials shall be included in the inventory report on the next fiscal year.
b.3) The tax on the amount of raw materials that are used for export production shall be refunded according to Article 117 of this Circular.
4. Inspection and supervision of the tax-suspension warehouse
a) The tax-suspension warehouse shall be inspected and supervised in accordance with Clause 4 Article 27 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
b) The Sub-department of Customs that monitors the tax-suspension warehouse shall inspect the organization of the tax-suspension warehouse once per year, including:
b.1) Inspect the compliance with Clause 1 Article 27 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
b.2) Inspect the maintenance of bookkeeping system for monitoring goods exported, imported, moved in and out of the warehouse;
b.3) Verify the amount of unsold goods, compare the actual amount of unsold goods to the logbook and inventory reports made by the company.
c) Surprise inspections of quantity of goods in storage shall be carried out when:
c.1) It is informed that the company sells raw materials in the tax-suspension warehouse to the domestic market.
c.2) The quantity shall be verified at the premises if it is questionable.
Article 51. Customs procedure for goods moved in and out of container freight stations (CFS)
1. Goods put into the CFS include:
a) Imported goods in the CFS are goods that have not gone through customs procedure and under the supervision of the customs authority.
b) Exported goods in the CFS are goods that have gone through customs procedure or registered the customs declaration at the sub-department of customs outside the checkpoint area, but the physical verification is carried out at the CFS.
2. Services provided in the CFS
a) For exported goods: Packaging, repackaging, arrangement, rearrangement of goods.
For goods in transit may be put into the CFS for dividing or combining with exported containers or Vietnam’s containers of exported goods.
b) For imported goods may be divided to follow import procedure or combined with other shipments to be exported to a third country.
3. Time limits for storage in a CFS:
Goods shall be kept in the CFS for no more than 90 days from the day on which they are put into storage. After the aforesaid period, the Sub-department of Customs in charge of the CFS shall request the station owner to follow the procedure for removing such goods from the CFS, or treat them as abandoned, lost, mistaken, overdue goods according to Article 45 of the Law on Customs.
4. Customs supervision:
a) The CFS, goods in storage, entering and leaving, services provided in the CFS are under the regular supervision of the customs authority.
b) The customs supervision of goods and vehicles entering and leaving the CFS, the supervision of provision of services in the CFS shall comply with Article 13 and Article 14 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP, Article 18 of this Circular and guidance of the General Department of Customs.
5. The goods send to the domestic market from the CFS (including goods from abroad that have not gone through import Circular and the goods sent to the CFS that have gone through export procedure) shall follow corresponding customs procedures.
Article 52. Customs procedures for machinery and equipment, building equipment molds, samples temporarily imported or imported serving production, construction, project execution, or experiments
1. Customs procedures for machinery and equipment, building equipment molds, samples temporarily imported or imported serving production, construction, project execution, or experiments shall comply with regulations on commercial exports and imports.
If the goods temporarily imported or exported are granted tax exemption according to Article 100 of this Circular, the declarant shall notify the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import or export is carried out of the remaining useful period of goods every year (365 days from the day on which the declaration of temporary import or export is registered).
2. The procedure for temporary import or export shall be carried out at the Sub-department of Customs of the checkpoint.
If goods are re-imported or re-exported at another checkpoint than the initial one, the declarant shall submit a photocopy and present the original copy of the customs declaration for comparison.
3. The period of temporary import or export shall be agreed by both party, and registered with the customs at the checkpoint. At the end of the period of temporary import or export, the declarant shall immediately re-export or re-import goods, and finalize documents at the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import or export is carried out;
If an extension of the period of temporary import or export is necessary for the construction, project execution, or experiments, the declarant shall make a written request before the end of the period. If the head of the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import or export is carried out grants an approval, the period of temporary import or export shall be extended under an agreement with his partner. Penalties shall be imposed if goods are not re-exported or re-imported by the end of the period of temporary import or export.
4. When the temporary importer or exporter makes a written request for permission to transfer the ownership (buy, sell, donate) the machinery, equipment, vehicles, molds, samples that are temporarily imported or exported for production, construction, project execution, experiments, they must follow the customs procedure similarly temporarily imported or exported goods that are sold to the domestic market. In particular:
a) The company shall submit the written request for permission to transfer the ownership to the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import or export is carried out.
b) After an approval is granted by the head of the Sub-department of Customs, the company shall follow the corresponding customs procedure, implement the policies on taxation and management of imported and exported tax that are effective when the declaration of ownership transfer is registered (except for the cases in which all management policies are implemented at the time of temporary import or export.
Article 53. Customs procedures in some other cases of temporary import and export
1. For the components, parts, and items temporarily imported without a contract to serve the replacement, repair, and operation of foreign ships or airplanes:
a) The declarant:
a.1) If the temporarily imported components, parts and items are carried by the ship or airplane when it enters, the declarant is the operator.
a.2) If the components, parts and items are sent before or after the ship or airplane arrives to the address of an agent of the courier, the declarant is the agent of the courier.
b) Customs procedure and taxation policies are specified in Article 73 and Article 100 of this Circular.
2. Customs procedure for foreign ships and airplanes that are temporarily imported for repair or maintenance in Vietnam:
The foreign ships and airplanes that are temporarily imported to Vietnam for repair or maintenance shall follow the similar customs procedure for commercial exports and imports. Due to the uniqueness of this form of temporary import, some additional regulations are introduced below:
a) Customs dossier:
Apart from the prescribed customs dossier, the declarant shall submit 01 photocopy of the contract for repair or maintenance of the ship or airplane, which is signed with the foreign partner;
b) Customs procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import.
c) The period of temporary import shall be specified in the contract and registered with the Sub-department of Customs at the checkpoint.
d) Customs inspection and supervision:
d.1) When following the procedure for temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall compare the information on the declaration with the temporarily imported ship or airplane, supervise the declarant moving the ship or airplane from the wharf or the ramp to the repairing or maintenance location.
d.2) When following the procedure for re-export, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall compare the information on the temporary import declaration and the re-exported ship or airplane, supervise the declarant moving the ship or airplane from the repairing or maintenance location to the wharf or the ramp, until it is actually exported.
The customs procedure for temporarily importing components, parts and items to serve repair or operation of ships or airplanes under a contract for repair or maintenance signed with the foreign partner is similar to that for processing guided by the Ministry of Finance.
3. The customs procedure for temporarily importing or exporting goods to attend a fair, exhibition, product introduction is similar to that for commercial exports and imports Due to the uniqueness of this form of temporary import, some additional regulations are introduced below:
a) Customs dossier: apart from the required papers for commercial exports or imports, 01 photocopy of the confirmation of the fair or exhibition, which is certified by a competent authority is required (except for the temporary import for product introduction).
b) The customs procedure for goods temporarily imported or exported to attend a fair or exhibition shall be carried out at the Sub-department of Customs where the fair, exhibition, or product introduction takes place, or the Sub-department of Customs at the checkpoint.
c) Deadline for re-export or re-import
c.1) The goods temporarily imported to attend a fair or trade exhibition in Vietnam must be re-exported within 30 days from the end of the fair, trade exhibition, or product introduction that is registered with the customs authority.
c.2) The goods temporarily exported to attend a fair, trade exhibition or product presentation overseas shall be re-imported within 01 year from the date of temporary export. If goods are not re-imported after the aforesaid deadline, they are subject to tax and other financial obligations as prescribed by Vietnam’s law.
d) The sale and donation of goods at a fair, exhibition or product introduction shall comply with Article 136, Article 137 of the Law on Commerce, and other relevant laws.
4. Goods temporarily exported and temporarily exported to serve a convention, conference, scientific research, education, sport competition, artistic performance, medical examination and treatment:
a) Customs procedure shall comply with regulations on non-commercial exports and imports. If goods are re-imported or re-exported at another checkpoint than the initial one, the declarant shall submit a photocopy and present the original copy of the customs declaration for comparison.
b) The procedure for temporary import or export shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint.
c) The period of temporary import or export must be registered with the customs authority and must not exceed 90 days from the day on which the customs declaration of temporary import or export is registered, based on the certification of the organizer of the convention, conference, scientific research, education, sport competition, artistic performance, charitable medical examination and treatment.
5. Goods temporarily exported for repair overseas
a) If the warranty or repair is stipulated in the contract, Article 14 of the Government's Decree No. 12/2006/NĐ-CP dated January 23, 2006, and guidance of the Ministry of Industry and Trade shall apply.
b) If no contract is made, or the warranty or repair is stipulated in the contract, customs procedure is similar to the Circular for non-commercial exports and imports prescribed in Part III of this Circular.
c) The procedure for temporary export and re-import shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are temporarily exported. If goods are re-imported at another checkpoint, they may be moved to the checkpoint where the export procedure was carried out.
6. Goods temporarily imported and re-exported by a sub-contractor or an entity to serve petroleum activities under a lease contract, borrowing contract or service contract.
b) Customs procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are temporarily imported. If goods are re-exported at another checkpoint, the procedure for moving to another checkpoint shall be followed.
b) Customs procedure shall comply with regulations on commercial exports and imports. The following papers are also required:
b.1) An application for permission for petroleum exploration and extraction: 01 original copy;
b.2) 01 photocopy of the petroleum service contract of goods supply contract;
c) Time limit for temporary import and re-export:
The time limit for temporary import and re-export shall be agreed by both party and registered with the customs. If the deadline for re-export must be extended to further serve petroleum activities, a written request for an extension shall be submitted to the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import was carried out under an agreement between both parties.
d) Customs inspection and supervision:
d.1) When following the procedure for temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall compare the information on the declaration with the actual equipment used for petroleum extraction;
d.2) When following the procedure for re-export, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall compare the information on the re-export declaration with the temporary import declaration and the re-exported goods;
7. Finalizing declarations of temporary import or export
a) The Sub-department of Customs where the Circular for temporary import or export is carried out shall monitor and finalize the declarations of temporarily imported or exported goods. If goods are re-exported another Sub-department of Customs than the initial one, after the re-export procedure is done, the Sub-department of Customs shall send a written notification to the initial Sub-department of Customs, enclosed with a photocopy of the customs declaration for finalization of the case. If goods are re-imported at another Sub-department of Customs than the initial one, after the re-import procedure is done, the declarant shall contact the initial Sub-department of Customs to finalize the case as prescribed.
b) The deadline for finalization is similar to the deadline for submitting application for tax refund or tax cancellation specified in Clause 2 Article 127 of this Circular.
c) An application of finalization consists of:
c.1) A written request for finalization of the declaration of temporary import or temporary export, specifying the declaration of temporary import and declaration of re-export, the quantity of temporarily imported goods and corresponding quantity of re-exported goods;
c.2) The declaration of temporary import and declaration of re-export, or the declaration of temporary export and declaration of re-import;
c.3) Relevant papers.
8. Procedure for selling goods to the domestic market.
When goods temporary imported are sold to the domestic market, the customs procedure shall follow guidance in Clause 4 Article 52 of this Circular.
If goods temporarily imported to attend a fair or exhibition are sold or donated at the fair of exhibition, within 30 days from the end of the fair or exhibition, the company shall make tax statement on the non-trading import declaration and submit it to the Sub-department of Customs where the declaration of temporary import is registered.
Article 54. Customs procedure for temporary import and temporary export of circulated goods containers
1. Circulated goods containers are:
a) Empty containers or containers without hooks;
b) Flexitanks.
2. Customs procedure
a) For containers of the courier:
a.1) When importing, the courier agent shall submit 01 manifest of transported goods, specifying the imported containers.
a.2) When exporting, the courier agent shall submit 01 manifest of temporarily imported or temporarily exported empty containers before they are loaded onto the vehicle (the form No. 44/BKCR/2013 in Appendix III to this Circular); the deliverer or courier agent shall submit 01 manifest of transported goods.
b) If the containers are not owned by the courier, the declarant (the owner of the goods are or will be stored in the containers hired from foreigners, or the owner of circulated containers, or a person authorized by the owner of circulated containers) shall make a commitment to use circulated containers for the purposes in the manifest (the form No. 44/BKCR/2013 in Appendix III to this Circular).
c) The Sub-department of Customs where the procedure for temporary import/export is carried out shall compare and verify the quantity of temporarily exported or temporarily imported containers, and carry out physical verification.
d) If the purpose of circulated containers is changed, customs procedure shall be carried out as follows:
d.1) The declarant shall send a written explanation for the reasons for changing the purpose of circulated containers to the Sub-department of Customs where the manifest of temporarily imported goods is registered and the procedure for temporary import is carried out.
d.2) The head of the Sub-department of Customs where the manifest is registered shall consider the explanation and accept the request if no sign trade fraud is found. In particular:
d.2.1) Receipt the manifest of temporarily imported goods that has been registered and undergone the procedure for temporary import;
d.2.2) Instruct the declarant to open the corresponding customs declaration, make tax statement, and collect tax (tax is calculated when the customs declaration is registered) in accordance with Clause 8 Article 11 of this Circular;
d.2.3) Impose penalties for missing the deadline and calculate late payment interest (if any);
d.2.4) After tax, late payment interest are collected and violations are penalized (if any), the manifest of temporarily imported goods shall be finalized.
3. The customs procedure for other circulated containers (shelves, barrels, jars, etc.) that are not containers or flexitanks is guided in Point a and Point c Clause 4 Article 53 of this Circular.
Article 55. Customs procedure for exported goods that are returned
1. The forms of re-importing exported goods that are returned (hereinafter referred to as re-import of returned goods) include:
a) Re-importing returned goods for repair, recycling (hereinafter referred to as recycling) and then re-export;
b) Re-importing returned goods for domestic sale (not applicable to processed goods of foreign traders);
c) Re-importing returned goods for destruction in Vietnam (not applicable to processed goods of foreign traders);
d) Re-importing returned goods for re-export to other foreign partners.
2. Re-import procedure shall be carried out at:
a) The Sub-department of Customs where the export procedure was carried out or the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-import.
b) The Sub-department of Customs at the checkpoint of re-import or one of the Sub-departments of Customs where the export procedure was carried out shall caries the procedure for re-import if the returned goods belong to multiple exported shipments.
3. Recycled goods shall undergo re-export procedure at the Sub-department of Customs where the re-import procedure was carried out. If the Sub-department of Customs where the re-import and re-export procedures were carried out is outside the checkpoint, goods shall undergo the procedure applied to exported and imported goods that are moved to another checkpoint.
4. Procedure for re-importing returned goods
a) The customs dossier consists of:
a.1) An original copy of the written request for permission to re-import goods, specifying the declarations on which they are stated, whether tax refund or tax cancellation is granted, whether deductions for input VAT are registered with the tax authority (specifying the number of the decision on tax refund or tax cancellation), the reasons for re-import (for recycling, domestic sale, destruction, or re-export to a third country). The location, time, method of recycling, and loss after recycling must be specified if goods are imported for recycling;
a.2) The customs declaration of imported goods, the manifest of goods, and the bill of lading are similar to those of commercial imports;
a.3) The initial customs declaration of exported goods: 01 photocopy;
a.4) The written notification of returned goods made by the foreign party, or a written notification of the courier/courier agent of no recipient: 01 original copy or photocopy.
b) The customs shall carry out customs procedure similarly to commercial imports (except for the license to import or license for specialized management). Re-imported goods must undergo physical verification. The customs officer in charge of goods inspection shall compare imported goods with the export declaration to determine the consistency between the re-imported goods and the goods exported previously.
c) The customs authority shall decide not to collect tax on the re-imported goods that are mentioned in Clause 1 of this Article if the declarant submits a sufficient application for tax cancellation when following the re-import procedure as guided in Article 119 of this Circular, and the customs authority has ample evidence that the imported goods are the goods previously exported. Tax shall be collected in other cases.
d) If goods are re-imported for recycling, the company shall register the recycling period with the customs authority, but such period must not exceed 275 days from the date of re-import.
5. Procedure for re-exporting recycled goods
a) The customs dossier consists of:
a.1) The declaration of exported goods: 02 original copies;
a.2) The declaration of imported goods (for recycling): 01 photocopy;
b) The customs authority shall carry out the procedure similarly to commercial exports. If the shipment must undergo physical verification, the customs officer in charge of goods inspection shall compare re-exported goods with the declaration of temporarily imported goods to determine the consistency between the re-exported goods and the temporarily imported goods.
c) If recycled goods are not re-exported, the company shall send a written explanation to the Sub-department of Customs where the re-import procedure was carried out, and request the Sub-department of Customs to consider accepting the following solutions:
c.1) If recycled goods are processed goods
c.1.1) Customs procedure shall be carried out in the form of domestic export or import for domestic sale if the conditions for domestic export or import of processed goods are satisfied according to the Decree No. 12/2006/NĐ-CP; or
c.1.2) Destruction if the hirer requests the destruction in Vietnam and the Service of Natural Resources and Environment allows the destruction in Vietnam.
c.2) Recycled products that are not processed goods shall be sold to the domestic market as goods re-imported for domestic sale.
6. If re-imported goods are exported products made of imported raw materials; commercial goods are eligible for export tax refund, the customs that carry out the re-import procedure shall notify the customs in charge of export tax refund (if they are different) of the cases in Point b, Point c Clause 1 and Point c Clause 5 of this Article, or of the expiration of deadlines mentioned in Point d Clause 4 of this Article to settle tax in accordance with Point c Clause 7 Article 112 of this Circular.
Article 56. Customs procedure for imported goods that are returned to foreign sellers, exported to third countries, or exported to free trade zones
1. If import procedure has been completed
a) The Sub-department of Customs where import procedure was carried out shall carry out the export procedure. If goods are exported at another checkpoint, the procedure for moving goods to the checkpoint of export shall be carried out.
b) The customs dossier consists of:
b.1) The written explanation of the company for the export;
b.2) The declaration of exported goods: 02 original copies;
b.3) The declaration of previously exported goods: submit 01 photocopy and present the original;
b.4) The written acceptance to take back goods made by the foreign seller (if exported goods are returned to the seller): 01 original copy or photocopy;
b.5) The contract to sell goods to a third country or to export goods to a free trade zone (if goods are exported to a third country or a free trade zone).
b.6) A decision on compulsory re-export made by a competent authority (if any): 01 photocopy.
c) Customs procedure shall comply with regulations on commercial exports and imports. Exported goods must undergo physical verification. The customs officer in charge of goods inspection shall compare the exported goods with the samples taken when they were import (if any) and with the description on the import declaration; specify the quantity, quality, categories of exported goods, and consistency between the imported and exported goods.
d) The customs authority shall decide not to collect tax on goods that are returned or exported to a third country or a free trade zone that are mentioned in Clause 1 of this Article if the declarant submit a sufficient application for tax cancellation when following the procedure for returning goods, exporting goods to a third country or a free trade zones as guided in Article 117 of this Circular, and the customs authority has ample evidence that the exported goods are the goods previously exported.
2. If the goods that has not undergone import Circular inside the customs area are abandoned or refused and the deliverer or goods owner makes a written request for permission to re-exported them (specifying the reasons), the Director of the Sub-department of Customs shall supervise goods until they are exported from Vietnam at the checkpoint of import.
Article 57. Customs procedure for goods sold in duty-free shops
Guidance on customs management of goods sold in duty-free shops shall be provided by the Ministry of Finance.
Article 58. Customs procedure for mails, parcel, exported and imported goods sent by post, exported and import items and goods sent by express mail services
Customs procedure for mails, parcel, exported and imported goods sent by post, exported and import items and goods sent by express mail services shall comply with this Circular, the Circular No. 99/2010/TT-BTC dated July 09, 2010 of the Ministry of Finance on customs procedures for mails, parcel, exported and imported goods sent by post, the Circular No. 100/2010/TT-BTC dated July 09, 2010 of the Ministry of Finance for customs procedures for exported and imported goods sent by airmail, the Decision No. 93/2008/QĐ-BTC dated October 29, 2008 of the Ministry of Finance on customs procedures for goods and items exported, imported and transited by express mail.
Article 59. Customs procedure for goods moved in and out of bonded warehouses
1. Customs procedure for goods put in and out of bonded warehouses from other countries of free trade zones.
a) Goods sent to bonded warehouses
The goods mentioned in Article 25 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP may be sent to bonded warehouses.
b) The customs dossier submitted to the customs of the bonded warehouse consists of:
b.1) The declaration of goods moved in and out of bonded warehouse: 02 original copies;
b.2) The contract to lease the bonded warehouse: 01 photocopy (unless the goods owner also owns the bonded warehouse).
If a lease contract is used for multiple deliveries of goods to the bonded warehouse, is shall be submitted when registering the declaration of the first shipment of goods moved in and out of bonded warehouse. Appendices of the lease contract shall be submitted in the next times.
The storage period in the bonded warehouse begins when goods are put in the bonded warehouse.
b.3) The authorization to receive goods (if authorization is not mentioned in the lease contract): 01 original copy;
b.4) The bill of lading or equivalent transport documents or the declaration of exported goods that have undergone customs procedure if goods are taken to the free trade zone and sent to a bonded warehouse: 01 photocopy;
b.5) The manifest of goods (including vehicle identification numbers of cars and bikes - if any): 01 photocopy.
b.6) Other documents at the request of relevant Ministries and agencies.
c) Customs procedure
c.1) Register the declaration of goods stored in the bonded warehouse.
c.2) The customs of the bonded warehouse shall compare the container number and seal number if goods are stored in containers, the package number and symbol if goods are packaged with that on the documents. If they are consistent, the seal and packages are intact, goods shall be stored in the warehouse. If the goods owner is suspected of violating legislation on customs, a physical verification of goods shall be carried out.
c.3) The customs officer that supervises goods stored the bonded warehouse shall confirm that goods are stored the bonded warehouse on the declaration of goods moved in and out of bonded warehouse, and update information on the computer.
2. Customs procedure for goods put into the bonded warehouse from the domestic market
a) Goods sent to bonded warehouses:
a.1) The goods mentioned in Clause 3 Article 25 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Goods sent from the bonded warehouse to the domestic market for recycling, then put back into the bonded warehouse at the request of the foreign partner.
b) The customs dossier consists of:
b.1) The declaration of goods moved in and out of bonded warehouse: 02 original copies;
b.2) The contract to lease the bonded warehouse: 01 photocopy (unless the goods owner also owns the bonded warehouse).
If a lease contract is used for multiple deliveries to the bonded warehouse, is shall be submitted when registering the declaration of the first shipment of goods moved in and out of bonded warehouse. Appendices of the lease contract shall be submitted in the next times.
b.3) The authorization to send goods (if authorization is not mentioned in the lease contract): 01 original copy, a fax must bear the signature and seal of the bonded warehouse owner;
b.4) The corresponding declaration of exported goods enclosed with a manifest (if any): submit 01 photocopy and present the original copy (kept by the declarant);
b.5) A decision on compulsory re-export made by a competent authority (if goods must be re-exported): 01 photocopy.
c) Customs procedure:
c.1) Assess the validity of documents in the dossier; register the declaration and carry out the procedure for storing goods in the bonded warehouse similarly to goods sent to the bonded warehouse from abroad as prescribed in Point c Clause 1 of this Article.
c.2) Certify that “Goods are put into the bonded warehouse” on the declaration of exported goods according to Clause 4 Article 30 of this Circular.
3. Customs procedure for exporting goods from the bonded warehouse or sending goods in the bonded warehouse to a free trade zone:
a) The customs dossier consists of:
a.1) The declaration of goods moved in and out of bonded warehouse: 01 original copy;
a.2) The declaration exported goods (except for goods sent to the bonded warehouse): 1 original copy;
a.3) The authorization to export goods (if authorization is not mentioned in the lease contract): 01 original copy;
a.4) The goods release note: 01 original copy.
b) Customs procedure:
b.1) The customs of the bonded warehouse shall compare the dossier that is made when goods are released with the dossier that is made when goods are stored and the actual shipment. Delivery procedure shall be carried out if they are consistent.
b.2) Goods in the bonded warehouse may only be exported through international checkpoints, primary checkpoints, and the locations decided by the Prime Minister.
b.3) Goods of sent to the bonded warehouse in one time may be delivered once or many times. If goods are delivered and exported many times through various checkpoints at the same time, the photocopy of the declaration of goods moved in and out of the bonded warehouse, which bears the seal of the Sub-department of Customs at the bonded warehouse, may be used for the procedure for moving goods from the bonded warehouse to the checkpoint of export.
b.4) When the goods are released from the bonded warehouse, the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall certify that goods have arrived at the checkpoint of export in box 35 of the declaration based on the goods receipt note and the manifest of goods being delivered from the bonded warehouse to the checkpoint of export, which are certified by the customs at the checkpoint of export. If the bonded warehouse is located at the checkpoint of export, the customs at the bonded warehouse shall make the certification right after goods are loaded onto the vehicle.
4. Customs procedure for importing goods in bonded warehouses to the domestic market
a) Goods in the bonded warehouse shall be imported sent to the domestic market in the following cases:
a.1) The imported goods that are sold in the Vietnam's market mentioned in Point b Clause 2 Article 26 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Goods are sent to the domestic market for processing or recycling;
a.3) Machinery and equipment of foreign contractors that are sent to the domestic market for construction, or were hired by a company to execute a processing contract, re-exported and sent to the bonded warehouse, then re-sent to the domestic market to execute another processing contract;
a.4) Goods that have undergone export procedure, sent to the bonded warehouse, and then re-imported to the domestic market in the same manner.
b) The following goods must not be sent to bonded warehouses:
b.1) The goods mentioned in Point c Clause 2 Article 26 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
b.2) The goods that must undergo import procedure at the checkpoint;
b.3) The goods in the List of consumables and goods restricted from import of the Ministry of Industry and Trade.
c) Customs procedure:
c.1. The declarant shall carry out corresponding import procedure. Then the warehouse owner shall carry out release procedure.
c.2. If goods in the bonded warehouse are imported to the domestic market many times, the customs dossier of each import may use photocopies (of the bill of lading, manifest of goods, Certificate of Origin) that bear the seal of the customs. The original copies shall be kept by the customs at the bonded warehouse.
c.3) When the goods are released from the bonded warehouse, the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall certify that goods have arrived at the checkpoint of export in box 35 of the declaration based on the transfer record and customs declaration of imported goods.
d) The customs at the bonded warehouse shall supervise the removal of goods from the bonded warehouse, and certify it on the declaration of goods
5. Customs supervision of goods transported form the bonded warehouse to the checkpoint of export
a) Responsibilities of the owner of goods/bonded warehouse
a.1) Make a list of exported goods transported from the bonded warehouse to the checkpoint of export (the form No. 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 in Appendix III to this Circular): 03 copies;
a.2) Comply with the route and time certified by the customs authority on the transfer record. If the route or time is not complied with, the owner of goods/bonded warehouse shall notify the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse and the Sub-department of Customs at the checkpoint of export in writing before goods arrive at the checkpoint of export.
a.3) Protect the customs seal throughout the trip. When an accident or force majeure occurs that damage the seal or upset the status quo of goods, the deliverer/bonded warehouse owner shall take measures to minimize damage and notify the People’s Committee of commune, ward, or town, or the nearest Sub-department of Customs and request the to certify the conditions of goods in writing.
b) Responsibilities of Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse:
b.1) Make certification on 02 copies of the list of exported goods transported from the bonded warehouse to the checkpoint of export; seal the goods and make 03 copies of the transfer record (the form No. 46/BBBG-CCK/2013 in Appendix III to this Circular), specifying the information about the time, route, and other information for the customs at the checkpoint of export to check and verify; seal the customs dossier (composed of 02 transfer records, 02 copies of the list of exported goods transported from the bonded warehouse to the checkpoint of export, and a copy of the declaration of goods released from the bonded warehouse) and have it delivered to the checkpoint of export by;
b.2) Fax the transfer record to the Sub-department of Customs at the checkpoint of export before 5.00 PM for monitoring and management in cooperation.
b.3) Collect feedbacks from the Sub-department of Customs at the checkpoint of export. If no feedbacks are received after the deadline for goods transport (registered by the trader on the transfer record), or a notification that goods have not arrived at the checkpoint of export is received from the Sub-department of Customs at the checkpoint of export, the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall cooperate with the Sub-department of Customs at the checkpoint of export and request the Customs Control Team affiliated to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse in finding the shipment.
c) Responsibilities of Sub-department of Customs at the checkpoint of export:
c.1) Since information about the goods being moved to another checkpoint faxed by the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall monitor the information about the shipments being transported to the checkpoint of export according to the transfer records.
c.2) After the all goods are gathered at the checkpoint of export, the Sub-department of Customs shall check the custom seal, verify information, and request the head of the Sub-department of Customs to sign on the 02 transfer records.
c.3) Fax the transfer records to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse. If the released goods are suspected of legislation on customs, the head of the Sub-department of Customs at the checkpoint shall decide the physical verification and treat them as goods being moved to another checkpoint.
c.4) Keep 01 transfer record and send 01 transfer record that has been certified to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse.
c.5) The Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall supervise goods over the period from their receipt to their export, certify on the list of exported goods transported from the bonded warehouse to the checkpoint of export, request the head of the Sub-department of Customs to certify (append the signature, seal, and specify the date), and send it back to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse.
c.6) If the shipment does not arrive at the checkpoint of export when the deadline is passed, before 8.00 AM of the next working days, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall notify the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse to find the in cooperation.
6. Procedure for transporting goods from one bonded warehouse to another within Vietnam’s territory
a) The goods owner or a legal representative of the goods owner shall submit an application to the Customs Department of the province where goods are stored in the bonded warehouse.
b) Customs procedure for transporting goods from one bonded warehouse to another is the Circular for goods being moved to another checkpoint.
c) The contract to lease the bonded warehouse takes effect on the first day goods are stored in the bonded warehouse.
7. Customs management of goods that are transferred in the bonded warehouse
a) Goods in the bonded warehouse shall be transferred by the owner when an act of trading is performed according to Clause 8 Article 3 of the Law on Commerce.
b) After goods are transferred, the new owner or the owner of the bonded warehouse (if authorized) shall submit the following documents to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse:
b.1) The declaration of goods moved in and out of bonded warehouse: 02 original copies
b.2) Notification of transfer of goods in the bonded warehouse: 01 original copy
b.3) The sale contract between the buyer and the seller: 01 photocopy
b.4) The contract to lease the bonded warehouse of the buyer: 01 photocopy
The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall keep the aforesaid documents together with the dossier of the goods moved in for monitoring and finalization.
c) After the new declaration is made, the Sub-department of Customs in charge of the warehouse shall finalize the old declaration.
d) The period of storage in the bonded warehouse begins when goods are moved in the bonded warehouse under the lease contract between the bonded warehouse owner and the former owner.
8. Guidance on the procedure for liquidating unsold goods in the bonded warehouse shall be provided by the Ministry of Finance.
9. Customs management of goods in the bonded warehouse
a) If the bonded warehouse owner is authorized by the goods owner to provide services in the bonded warehouse, the bonded warehouse owner must be recognized as a customs service provider. The declarant must present the card of customs service agent when following the customs procedure.
b) The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall regularly inspect the operation of the bonded warehouse, request the bonded warehouse owner to provide the diagram of goods arrangement in the warehouse and to reasonably arrange the storage area and service area in the warehouse.
c) The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall appoint officers to monitor and supervise the operation of the bonded warehouse. The transport of goods from the checkpoint of import to the bonded warehouse, from the bonded warehouse to the checkpoint of export, from one bonded warehouse to another are under customs supervision;
d) Goods taken to the checkpoint from the bonded warehouse to must be exported within 15 days from the release date. If the declarant makes a written request for permission for permission to export after 15 days and the Sub-department of Customs at the checkpoint of export certifies that the storage period has not expired, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall notify the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse of the conditions of goods. If goods are not exported after the storage period expires, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall request the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse to handle the shipment in accordance with Clause 7 of this Article.
dd) Every 06 months, within 15 days from the end of the reported period, the bonded warehouse owner shall send a written report to the Director of the Customs Department where the bonded warehouse is situated on the goods in the warehouse and operation of the warehouse (the form No. 45/BC-KNQ/2013 in Appendix III to this Circular).
e) Finalizing declarations of goods put into the bonded warehouse:
Within 15 days from the date of import, the bonded warehouse owner shall submit a declaration of goods moved in and out of the bonded warehouse for the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse to certify that goods have arrived at the checkpoint of export and finalize the declaration. The certification and finalization of the declaration are based on the transfer record and the list of exported goods being transported form the bonded warehouse to the checkpoint of export, which is certified by the customs at the checkpoint of export.
g) Every year, the Customs Department shall inspect the operation of the bonded warehouse and the compliance with legislation on customs of the bonded warehouse owner, and send the report to the General Department of Customs. Surprise inspections at the bonded warehouse shall be carried out if signs of violations are found,
Article 60. Customs procedure for goods exported and imported across the border
The customs procedure for goods imported and exported across the border shall comply with the guidance of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Health, and the State bank on implementation of the Prime Minister’s Decisions on management of border trading.
Article 61. Customs supervision of exported and imported goods that are moved to another checkpoint
1. Rules for moving goods to another checkpoint
The procedure for changing shall be carried out concurrently with the customs procedure for exported, imported goods and in accordance with Article 16 and Article 18 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP. While carrying out customs procedure, the Sub-department of Customs where declaration is registered shall send goods based on the information about goods and locations.
2. Supervising goods being moved to another checkpoint
a) For exported goods:
a.1) The Sub-department of Customs outside the checkpoint area (hereinafter referred to as external Sub-department of Customs)shall make a transfer record (the form No. 46/BBBG-CCK/2013 in Appendix III to this Circular) and give it to the declarant together with the original copy of the customs declaration that has undergone the customs procedure for the declarant to send them to the customs at the checkpoint of export.
a.2) Within 01 hour from the receipt of the customs dossier and goods sent by the external Sub-department of Customs, the customs officer at the checkpoint of export shall finish receiving the dossier, goods, and sign on the transfer record.
b) For imported goods:
b.1) The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall give the customs declaration to the declarant for submission at the checkpoint of import.
b.2) Within 04 hours from the receipt of the customs dossier, the customs officer at the checkpoint of import shall finish receiving the dossier, transfer the goods and customs declaration. If imported goods must undergo physical verification, 02 transfer records shall be given to the declarant for submission to the customs where the declaration is registered.
3. The Director of the Customs Department shall appoint a suitable Sub-department of Customs to carry out the procedure for moving goods to another checkpoint if no Sub-departments of Customs outside the checkpoint area are available or they are far from the checkpoint/port, which is not convenient for the company that has its goods moved to another checkpoint.
4. The customs declaration of office supplies (furniture, stationery, etc) or non-commercial goods imported to serve the operation of the company that are stored in the same container with raw materials imported for export production shall be registered at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area to follow the procedure for moving to another checkpoint.
5. If port of destination on the bill of lading of imported goods is an ICD:
a) The imported goods shall not be moved to customs posts or inspection posts outside the checkpoint area, except for the cases decided by the Prime Minister.
b) For imported goods of an export processing company, raw materials, supplies, machinery, equipment imported to serve the export production or execution of a processing contract, of which the port of destination is an ICD, the company may carry out procedure for moving goods from the ICD to the managing Sub-department of Customs, the Sub-department of Customs where the import declaration is register, or where the processing contract is reported in order to continue the customs procedure. If goods must undergo physical verification and the company request that the physical verification be carried out at the ICD, the Sub-department of Customs at the ICD shall carry out the physical verification at the request of the managing Sub-department of Customs, the Sub-department of Customs where the import declaration is registered, or where the processing contract is reported.
6. Moving goods in a bonded warehouse/CFS to another checkpoint
a) Goods that have undergone export procedure and sent to the bonded warehouse/CFS shall be moved to the checkpoint of export;
Goods imported from abroad and sent to the bonded warehouse shall be moved from the checkpoint of import to the bonded warehouse in accordance with Point e Clause 3 Article 18 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP, except for goods that must undergo customs procedure at the checkpoint of import as prescribed by law.
b) Goods being raw materials, supplies, machinery, and equipment serving production shall be moved from the bonded warehouse/CFS to a customs posts outside the checkpoint area.
c) Customs supervision:
c.1) If goods are moved from the customs post to a bonded warehouse/CFS and vice versa, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall handover the supervision to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse/CFS;
c.2) If goods are moved from a bonded warehouse/CFS to a customs post, the owner of the bonded warehouse/CFS shall make a manifest of goods being moved from the bonded warehouse to the checkpoint of export (the form No. 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 in Appendix III to this Circular) and send it to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse for certification and sealing.
c.3) Goods being moved from the bonded warehouse to the checkpoint of export shall be supervised in accordance with Clause 5 Article 59 of this Circular.
7. The customs supervision of imported goods from the checkpoint of import to the free trade zone, exported goods from the free trade zone to the checkpoint of export, goods being traded among free trade zones is similar to that of goods being moved to another checkpoint, but no customs seal is required.
8. The declaration of exported, imported goods shall be registered at the Sub-department of Customs outside the checkpoint area. If violations are discovered, a physical verification at the checkpoint shall be carried out.
9. Supervising exported and imported goods being moved to another checkpoint
The exported and imported goods being moved to another checkpoint shall be supervised by customs seal or other technical means decided by the Director of the General Department of Customs.
a) Where exported and imported goods being moved to another checkpoint must be sealed by the customs:
a.1) If exported and imported goods must undergo physical verification, they must be stored in containers or means of transport that can be sealed by the customs in accordance with Article 14 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Small packages that are not stored in the containers or means of transport that can be sealed by the customs shall be sealed separately;
a.3) If small packages of multiple import declarations are transported to the same location outside the checkpoint area and the company makes a written request for permission to combine and transport them in the same container or vehicle, the Sub-department of Customs at the checkpoint of import shall makes an acceptance, seal the goods, and specify it in the transfer record.
a) If customs seal is exempt, exported and imported goods being moved to another checkpoint while following customs procedure are exempt from physical verification.
c) If customs seal is not possible:
c.1) Goods that are bulk cargo, customs procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs of the checkpoint. If customs procedure is carried out at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area, the physical verification of goods shall be carried out by the Sub-department of Customs of the checkpoint at the request of the Sub-department of Customs outside the checkpoint area.
c.2) For oversized goods and bulky goods that cannot be seal and cannot undergo physical verification at the checkpoint, customs procedure shall be carried out at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area. The Sub-department of Customs at the checkpoint must specify the condition of goods, means of transport in the transfer record, take and send pictures of the goods and means of transport to the Sub-department of Customs outside the checkpoint area.
10. Customs procedure for goods that have for with export procedure has been complete but the checkpoint of export is changed:
a) If export procedure is completed but goods have not been transported to the checkpoint of export or CFS:
The company shall send the following documents to the Sub-department of Customs where the export declaration is registered:
a.1) A written request for the change of the checkpoint of export (the form No. 48/TĐ-CKX/2013 in Appendix III to this Circular): 02 original copies;
a.2) A notification on the change of the checkpoint of export made by the recipient, the courier, or the processing hirer: 01 photocopy.
a.3) A written permission for the change of the checkpoint of export made by the licensing authority if a license to export is required (the checkpoint of export is specified in the license) or a permission for exporting goods through another checkpoint of export made by the People’s Committee of the province (if goods are exported through another checkpoint of export under the management of the People’s Committee of the province): 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
b) If export procedure has been completed and goods are put into the customs area at the checkpoint written on the customs declaration, or exported goods are transported to a CFS under the management of a Sub-department of Customs outside the checkpoint area:
The company shall send the papers mentioned in Point a of this Clause to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered.
The General Department of Customs shall provide guidance on changing the checkpoint of export.
Article 62. Customs procedure for imported and exported vehicles
Customs procedure for exported and imported vehicles are similar than that for commercial exports and imports. Due to the uniqueness of this form, some additional regulations are introduced below:
1. The means of transport by sea, inland waterway, air and rail must complete the procedure for export before the procedure for leaving, and complete the procedure for entering before the procedure for import.
If the procedure for leaving has been complete and the vehicle owner signs a contact to sell it to a foreigner (the port of destination in the contract is overseas), the vehicle owner shall make a written request for procedure for export enclosed with papers proving that the procedure for leaving has been complete. The physical verification during the procedure for export may be exempted by the Director of the Customs Department where the procedure for leaving was carried out. Customs procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs where the procedure for leaving was carried out.
2. Means of transport by road and other vehicles that are transported across the border by other vehicles shall follow the procedure for export and import, not the procedure for leaving and entering.
3. The conditions for exporting and importing each type of vehicle shall comply with relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực