Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 128/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2013 |
Ngày công báo: | 25/10/2013 | Số công báo: | Từ số 689 đến số 690 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về thủ tục xuất nhập khẩu
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định mới, việc thực hiện tờ khai hải quan với hàng hóa nhập khẩu sẽ khó khăn hơn trước:
- Tờ khai hải quan chỉ được đăng ký tại Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích hoặc nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến.
- Việc đăng ký tờ khai phải được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan.
Việc thực hiện quy các quy định của Thông tư 128 sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2013, thay thế các quy định của Thông tư 194/2010/TT-BTC.
Ngoài ra, Thông tư 128 cũng có hướng dẫn cụ thể những trường hợp được xem là thanh toán qua ngân hàng để áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/2013/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê Tài chính và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định số 113 /2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
Căn cứ Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường và Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Thông tư này quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Các loại hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Điều 4 Luật Quản lý thuế được bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các quy định của pháp luật.
Hồ sơ hải quan; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan số 42/2005/QH11, Chương X Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10, khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, Chương VI Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Phần VI Thông tư này.
1. Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, khoản 4, khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 56 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; Điều 5 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
2. Việc kế thừa các quyền và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế, được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; các ưu đãi về thủ tục hải quan và thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp cũ.
b) Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 20 Thông tư này trong trường hợp:
b.1) Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mà hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp cũng đáp ứng đủ điều kiện.
b.2) Doanh nghiệp mới được hình thành từ doanh nghiệp bị chia, doanh nghiệp bị tách mà doanh nghiệp bị chia, bị tách đáp ứng đủ điều kiện.
c) Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách thuộc các trường hợp khác: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét thực tế để quyết định việc cho áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
3. Người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu do mình lập thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế, hồ sơ quyết toán, hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, hồ sơ nộp dần tiền thuế nợ, hồ sơ xác định trước mã số, hồ sơ xác định trước trị giá hải quan, hồ sơ xác nhận trước xuất xứ hàng hóa, hồ sơ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; các giấy tờ là bản chụp từ bản chính, hồ sơ khác, các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex.... nộp cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các giấy tờ đó. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản.
Các chứng từ thuộc hồ sơ trên nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của chứng từ đó.
4. Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hải quan; Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 57 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
5. Cơ quan hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hoá ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan và điều kiện thực tế của cơ quan hải quan. Trường hợp lô hàng đang kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ hành chính thì được thực hiện kiểm tra tiếp, không cần có văn bản đề nghị của người khai hải quan.
6. Phối hợp giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan, người nộp thuế.
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông tin, tài liệu, công khai các thủ tục hải quan, thủ tục thuế để người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện đúng các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật.
b) Người khai hải quan, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho cơ quan hải quan những thông tin liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, về vi phạm pháp luật hải quan nhằm góp phần bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thương mại.
c) Việc phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với người khai hải quan, người nộp thuế có thể thực hiện thông qua biên bản ghi nhớ để bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia ký kết.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:
1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo;
4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
5. Hàng mẫu không thanh toán;
6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh;
7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
9. Hàng hoá phi mậu dịch khác.
Người khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch là một trong các đối tượng sau đây:
1. Chủ hàng;
2. Đại lý làm thủ tục hải quan nếu chủ hàng ký hợp đồng với đại lý;
3. Người được chủ hàng uỷ quyền bằng văn bản.
Trong trường hợp ủy quyền, người nhận uỷ quyền được nhân danh mình khai, ký tên, đóng dấu vào tờ khai hải quan.
1. Giấy tờ phải nộp gồm:
a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;
b) Vận đơn (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại điểm 8 Điều 69 Thông tư này): 01 bản chụp;
c) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bản chính;
d) Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính;
đ) Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam; hoặc hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thường trú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu: 01 bản chụp có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu;
e) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam: 01 bản chụp;
g) Giấy phép nhập khẩu hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
h) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp quy định tại điểm e.5 khoản 2 Điều 12 Thông tư này: 01 bản chính;
i) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá: 01 bản chụp;
k) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.
2. Giấy tờ phải xuất trình gồm:
a) Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại khoản 8 Điều 69 Thông tư này);
b) Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên.
3. Hồ sơ để xác định hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.
1 Giấy tờ phải nộp gồm:
a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;
b) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bản chính;
c) Văn bản cho phép xuất khẩu viện trợ nhân đạo và tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp xuất khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính;
d) Văn bản cho phép định cư ở nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp xuất khẩu tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình): 01 bản chụp có chứng thực;
đ) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức ra nước ngoài: 01 bản chụp có chứng thực;
e) Giấy phép xuất khẩu hàng hoá (đối với trường hợp xuất khẩu hàng cấm, hàng xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
g) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.
2. Hồ sơ để xác định hàng hoá xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này.
1. Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.
2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
3. Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Thông quan hàng hoá phi mậu dịch
Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.
5. Theo dõi và thanh khoản đối với dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, người nhập cảnh, xuất cảnh không nhằm mục đích thương mại
a) Đến thời hạn tái xuất người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái xuất dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục hải quan nơi tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan (bản lưu hải quan) để thanh khoản hồ sơ theo quy định.
b) Đến thời hạn tái nhập người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái nhập dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục hải quan nơi tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục tái nhập, người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định.
c) Quá thời hạn chưa tái xuất, chưa tái nhập thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo Hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới:
a.1) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính;
a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính;
a.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, quá cảnh: xuất trình bản chính;
a.4) Danh sách hành khách (đối với ô tô vận chuyển hành khách): nộp 01 bản chính;
a.5) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính;
a.6) Giấy tờ khác theo qui định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính;
a.7) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (mẫu số 51/PTVTĐB/TN-TX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải quan in từ hệ thống.
b) Đối với phương tiện tạm nhập theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau:
b.1) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit): xuất trình bản chính;
b.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle Temporary Admission Document): xuất trình bản chính;
b.3) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary Admision Document): xuất trình bản chính;
b.4) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit and Inland Customs Clearance Document): xuất trình bản chính.
c) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải phải xuất trình giấy tờ theo qui định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
c.1) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải: xuất trình bản chính;
c.2) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực: xuất trình bản chính;
c.3) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính;
c.4) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện: xuất trình bản chính;
c.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất: do cơ quan hải quan in từ hệ thống.
2. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
1. Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới:
a.1) Văn bản gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải (nếu có): nộp bản chính;
a.2) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính;
a.3) Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính;
a.4) Danh sách hành khách (nếu là xe khách tuyến): nộp bản chính;
a.5) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh (trường hợp làm thủ tục đồng thời cho cả phương tiện vận tải và hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh): xuất trình bản chính;
a.6) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính.
b) Đối với phương tiện tái xuất theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau:
b.1) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit): xuất trình bản chính;
b.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle Temporary Admission Document): xuất trình bản chính;
b.3) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary Admision Document): xuất trình bản chính;
b.4) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit and Inland Customs Clearance Document): xuất trình bản chính.
c) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải xuất trình bản chính các giấy tờ theo qui định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ. Cụ thể:
c.1) Giấy đăng ký phương tiện;
c.2) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện;
c.3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất.
2. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
Thủ tục hải quan đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập) thực hiện theo qui định tại Điều 74, Điều 75 Thông tư này. Riêng tờ khai phương tiện sử dụng mẫu số 52/PTVTĐB/TX-TN/2013 phụ lục III kèm theo Thông tư này. Trường hợp ô tô được cấp Giấy phép liên vận thì quản lý bằng hệ thống máy tính, không phải in tờ khai phương tiện vận tải.
1. Phương tiện vận tải thô sơ là phương tiện di chuyển bằng sức người hoặc động vật kéo (ví dụ: xe kéo, xe lôi, xe ngựa, xe bò kéo,...).
2. Khi xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải thô sơ, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện không phải xin giấy phép, không phải khai tờ khai phương tiện tận tải.
Đối với các phương tiện vận tải thô sơ khi xuất cảnh, nhập cảnh, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải khai báo và nộp cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau:
1. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu);
2. Tờ khai hành lý của người điều khiển phương tiện vận tải và của hành khách (nếu có).
1. Đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập), người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ sau:
a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo hiệp định song phương giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới:
a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): xuất trình bản chính;
a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính;
a.3) Giấy tờ khác theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới: xuất trình bản chính;
a.4) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (mẫu số 51/PTVTĐB/TN-TX phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải quan in từ hệ thống;
a.5) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính.
b) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải phải xuất trình bản chính các giấy tờ theo qui định tái Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ. Cụ thể:
b.1) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải;
b.2) Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
b.3) Giấy đăng ký phương tiện;
b.4) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện;
b.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (mẫu số 51/PTVTĐB/TN-TX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
2. Đối với ô tô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: nộp bản chính;
b) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền: xuất trình bản chính;
c) Văn bản gia hạn tạm nhập (nếu có): nộp bản chính.
3. Đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập), hồ sơ hải quan tương tự như quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, riêng tờ khai phương tiện in theo mẫu số 52/PTVTĐB/TX-TN/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này, trường hợp ô tô được cấp Giấy phép liên vận thì quản lý bằng hệ thống máy tính, không phải in tờ khai phương tiện vận tải.
4. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
1. Thủ tục hải quan đối với (tàu, thuyền, xà lan, xuồng, ca nô,...thuộc loại phải đăng ký lưu hành theo qui định đối với phương tiện vận tải thuỷ,… xuất cảnh, nhập cảnh.
a) Chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau:
a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): xuất trình bản chính;
a.2) Giấy đăng ký phương tiện (nếu có): xuất trình bản chính;
a.3) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu): xuất trình bản chính;
a.4) Tờ khai xuất cảnh hoặc nhập cảnh (nếu có) của người điều khiển phương tiện vận tải và của những người làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính;
a.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm nhập - tái xuất (mẫu số 53/PTVTĐS/TN-TX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm xuất – tái nhập (mẫu số 54/PTVTĐS/TX-TN/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp bản chính.
b) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
2. Thủ tục hải quan đối với mô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại khi xuất cảnh, nhập cảnh.
a) Đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập), người khai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau:
a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): nộp bản chụp;
a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính;
a.3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất (mẫu số 51/PTVTĐB/TN-TX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): do cơ quan hải quan in từ hệ thống.
b) Đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất), người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ sau:
b.1) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập-tái xuất có xác nhận tạm nhập của Chi cục hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: nộp bản chính;
b.2) Văn bản gia hạn tạm nhập (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính.
c) Đối với mô tô, xe gắn máy hai bánh Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (tái nhập), hồ sơ hải quan tương tự như quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 này, riêng tờ khai phương tiện in theo mẫu số 52/PTVTĐB/TX-TN/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
d) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, và làm thủ tục hải quan theo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành.
1. Các phương tiện này bao gồm:
a) Xe ô tô tải của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam trong ngày (01 ngày) để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;
b) Xe ô tô tải của Việt Nam đi qua biên giới trong ngày (01 ngày) để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam;
c) Phương tiện vận tải của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
2. Đối với trường hợp nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu có lý do chính đáng cần kéo dài thời gian lưu lại tại khu vực cửa khẩu thì người điều khiển phương tiện hoặc chủ hàng hoá có văn bản đề nghị, lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét gia hạn, thời gian gia hạn thêm không quá 02 ngày.
3. Các loại phương tiện này chỉ được tạm nhập - tái xuất, tạm xuất-tái nhập qua cùng một cửa khẩu.
4. Các loại phương tiện này không phải có giấy phép, không phải khai bằng tờ khai phương tiện vận tải, cơ quan hải quan cửa khẩu quản lý, theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính.
Thuyền trưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người vận tải (dưới đây gọi chung là thuyền trưởng) chịu trách nhiệm khai và làm thủ tục hải quan cho tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
Thủ tục hải quan đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thực hiện tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 54 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
Người khai hải quan phải khai và nộp hồ sơ hải quan trong thời hạn sau:
1. Chậm nhất hai giờ đối với tàu biển nhập cảnh, kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;
2. Chậm nhất hai giờ trước khi tàu rời cảng đối với tàu biển xuất cảnh. Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, thời gian chậm nhất là ngay trước thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng;
3. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể thay đổi, nhưng thuyền trưởng phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan cảng biết trước ít nhất ba mươi phút.
Người khai hải quan thực hiện nội dung khai hải quan theo qui định tại Điều 86 Thông tư này và lưu ý các nội dung sau:
1. Bản khai hàng hoá nhập khẩu (cargo declaration) phải được khai đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về mô tả hàng hóa (description of goods); không được ghi chung chung như: hàng bách hóa, hàng thiết bị văn phòng, hàng điện tử, điện gia dụng, đồ chơi trẻ em... Mặt hàng nào ghi chung chung thì phải khai và nộp bổ sung bản kê chi tiết (attached list) của mặt hàng đó.
2. Đối với hành lý của thuyền viên:
a) Khai hành lý của cả đoàn vào bản khai hành lý thuyền viên;
b) Đối với hàng hoá của thuyền viên thì mỗi thuyền viên khai vào tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.
3. Đối với hành lý vượt định mức, hàng hóa của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.
1. Đối với tàu biển nhập cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan cảng, gồm:
a) Bản khai chung: 01 bản chính;
b) Bản khai hàng hoá: 01 bản chính;
c) Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có): 01 bản chính;
d) Bản khai dự trữ của tàu: 01 bản chính;
đ) Danh sách thuyền viên: 01 bản chính;
e) Danh sách hành khách (nếu có): 01 bản chụp;
g) Bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên: 01 bản chính;
h) Bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển (nếu có): 01 bản chính.
2. Đối với tàu biển nước ngoài xuất cảnh, nếu không có nội dung thay đổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì thuyền trưởng không phải nộp các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này, trừ bản khai chung, bản khai hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có vận chuyển hành khách); nếu có nội dung thay đổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì nộp các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này, trừ bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển; ngoài ra xuất trình các giấy tờ sau:
a) Hoá đơn mua hàng cung ứng tàu biển;
b) Hoá đơn mua hàng miễn thuế (theo đơn đặt hàng).
3. Đối với tàu biển Việt Nam xuất cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan cảng, gồm:
a) Bản khai chung: 01 bản chính;
b) Bản lược khai hàng hoá: 01 bản chính;
c) Bản khai dự trữ của tàu: 01 bản chính;
d) Danh sách thuyền viên: 01 bản chính;
đ) Bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên: 01 bản chính;
e) Danh sách hành khách (nếu có): 01 bản chụp.
4. Đối với tàu biển quá cảnh:
a) Khi làm thủ tục nhập cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh như quy định nêu tại khoản 1 Điều này.
Chi cục hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh niêm phong hồ sơ (gồm 01 bản khai hàng hoá và 01 phiếu chuyển hồ sơ tàu), giao thuyền trưởng để chuyển cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu xuất cảnh.
b) Khi làm thủ tục xuất cảnh, thuyền trưởng nộp cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu xuất cảnh: Bản khai chung (01 bản chính) và hồ sơ do Chi cục hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh chuyển đến.
5. Đối với tàu biển chuyển cảng
a) Tại cảng nơi tàu đi:
a.1) Thuyền trưởng nộp cho Chi cục hải quan cảng bản khai chung, bản khai hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng, bản khai hàng hoá xuất khẩu đã được xếp lên tàu, bản khai hàng hoá quá cảnh, chuyển tải (nếu có): mỗi loại 01 bản.
a.2) Chi cục hải quan cảng niêm phong hồ sơ chuyển cảng, giao cho thuyền trưởng để nộp cho Chi cục hải quan cảng nơi tàu đến.
b) Tại cảng nơi tàu đến, thuyền trưởng nộp bản khai chung (01 bản chính) và hồ sơ chuyển cảng đã niêm phong hải quan do Chi cục hải quan cảng đi chuyển đến.
1. Chậm nhất hai mươi bốn giờ (đối với chuyến bay không thường lệ thì chậm nhất một giờ) trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin sau đây:
a) Số hiệu chuyến bay;
b) Quốc tịch tàu bay;
c) Loại tàu bay;
d) Hành trình bay;
đ) Thời gian đến - đi của tàu bay;
e) Vị trí đỗ của tàu bay;
g) Cửa vào của hành khách;
h) Thời gian xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống tàu bay.
Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo trước một giờ (khi tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh) cho cơ quan hải quan khi có thay đổi về các thông tin, số liệu nêu trên.
2. Chậm nhất 02 giờ (đối với hành trình bay tuyến dài trên 06 giờ bay) và 01 giờ (đối với hành trình bay tuyến ngắn từ 06 giờ bay trở xuống) trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu, tổ chức vận tải hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng;
b) Hành lý ký gửi;
c) Danh sách hành khách;
d) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay.
3. Ngay sau khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hàng hóa, hành lý xuất khẩu, hành khách xuất cảnh và ngay sau khi tàu bay nhập cảnh đỗ tại vị trí chỉ định, người điều khiển tàu bay hoặc người đại diện hợp pháp nộp hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan, gồm:
a) Tờ khai tổng hợp tàu bay: 01 bản chính;
b) Bản lược khai hàng hóa: 02 bản chính;
c) Bản lược khai hành lý ký gửi: 02 bản chính;
d) Danh sách hành khách: 01 bản chính;
đ) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay: 01 bản chính.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các thông tin, số liệu nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 87 Thông tư này từ Cảng vụ hàng không và tổ chức vận tải hàng không cung cấp; tiếp nhận hồ sơ hải quan nêu tại khoản 3 Điều 87 Thông tư này từ người điều khiển máy bay hoặc người đại diện hợp pháp nộp để làm thủ tục hải quan cho tàu bay theo quy định của pháp luật.
1. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế có kết hợp vận chuyển nội địa thực hiện như đối với tàu bay chuyển cảng. Trên chuyến bay có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc loại hình nào thì phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định đối với loại hình đó.
2. Trường hợp tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hãng vận chuyển phải sắp xếp hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu trong khoang hầm hàng để đảm bảo việc niêm phong hải quan.
1. Tại ga liên vận biên giới
a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện (sau đây gọi chung là trưởng tàu) nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới những giấy tờ sau:
a.1) Giấy giao tiếp hàng hoá (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính;
a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2;
a.3) Giấy giao tiếp toa xe: 01 bản chính;
a.4) Bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống từng ga liên vận nội địa: nộp 02 bản chính (theo mẫu số 55/BLK-ĐS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.5) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không mang theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính;
a.6) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính.
b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới có trách nhiệm:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp;
b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng, số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;
b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải đối với từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;
b.4) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá hoặc từng lô hàng sẽ dỡ xuống ga liên vận nội địa; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa;
b.5) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga: dỡ hàng hoá, hành lý ký gửi xuống kho, bãi để làm thủ tục nhập khẩu tại ga;
b.6) Lập biên bản bàn giao hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa: 02 bản;
b.7) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp; niêm phong hồ sơ hải quan gồm: bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống ga liên vận nội địa: 01 bản chính; vận đơn dỡ hàng tại ga liên vận nội địa: 01 bản photocopy liên 2; biên bản bàn giao 01 bản.
2. Tại ga liên vận nội địa
a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa:
a.1) Các giấy tờ còn nguyên niêm phong của Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới;
a.2) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính;
a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính.
b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp;
b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về số lượng và số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;
b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải, niêm phong của Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới (nếu có) đối với từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;
b.4) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga;
b.5) Đóng dấu nghiệp vụ và trả lại các giấy tờ do Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới gửi đến.
1. Tại ga liên vận nội địa:
a) Trước khi tàu rời ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa những giấy tờ sau:
a.1) Bản xác báo thứ tự lập tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính;
a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2 (đối với tàu có toa xe chở hàng xuất khẩu);
a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính;
a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính.
b) Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;
b.2) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá xuất khẩu hoặc từng lô hàng xuất khẩu; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa;
b.3) Lập biên bản bàn giao hàng hoá xuất khẩu cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: 02 bản;
b.4) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp;
b.5) Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: biên bản bàn giao 01 bản; lược khai hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp; vận đơn 01 bản photocopy liên 2, giao cho trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp để nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới.
2. Tại ga liên vận biên giới:
a) Khi tàu tới ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới:
a.1) Các giấy tờ đã được Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa niêm phong;
a.2) Bản xác báo thứ tự lập tàu 01 bản chính có đóng dấu của ga biên giới (nếu là tàu chuyên chở hàng hoá);
a.3) Giấy giao tiếp toa xe, Giấy giao tiếp hàng hóa (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính;
a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính.
a.5) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính;
b) Nhiệm vụ của Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra những giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;
b.2) Đối chiếu, kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng và số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;
b.3) Tổ chức giám sát việc xếp hàng hoá, hành lý đã làm thủ tục hải quan lên từng toa tàu;
b.4) Niêm phong hải quan từng toa tàu chứa hàng hoá, hành lý ký gửi hoặc từng lô hàng; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến khi tàu xuất cảnh;
b.5) Tổ chức giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga;
b.6) Đóng dấu nghiệp vụ lên các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;
b.7) Đóng dấu và trả lại các giấy tờ do Chi cục hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa gửi đến.
1. Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tính thuế xác định như sau:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan.
b) Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP.
c) Thuế suất
c.1) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
c.2) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:
c.2.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công thương công bố.
Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
c.2.2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Thông tư quy định về thuế suất ưu đãi đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
c.2.3) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc hoặc không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi:
Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150%
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất nêu tại điểm c khoản này phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá quy định tại Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản có liên quan. Trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì ngoài quy định nêu trên còn phải thực hiện thủ tục kê khai theo hướng dẫn tại Điều 97 Thông tư này.
d) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm c.2.1, c.2.2 hoặc c.2.3 khoản này, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ.
2. Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được xác định như sau:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan |
x |
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa |
x |
Thuế suất của từng mặt hàng |
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuế xuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2009/TT-BTC ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.
b) Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100.000 USD.
1. Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp:
a) Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối là:
a.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối;
a.2) Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá;
a.3) Tỷ giá tính thuế.
b) Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp là:
b.1) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế hỗn hợp;
b.2) Thuế suất theo tỷ lệ phần trăm và trị giá tính thuế của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 92 Thông tư này;
b.3) Mức thuế tuyệt đối của hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b.4) Tỷ giá tính thuế.
2. Phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp:
a) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo mức thuế tuyệt đối |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tuyệt đối |
x |
Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá |
x |
Tỷ giá tính thuế |
b) Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp thực hiện theo công thức sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế hỗn hợp |
= |
Số tiền thuế tính theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Thông tư này |
+ |
Số tiền thuế tuyệt đối phải nộp tính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này |
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương là người nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
2. Căn cứ tính thuế:
a) Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
b) Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;
c) Mức thuế từng mặt hàng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 92 Thông tư này.
3. Phương pháp tính thuế:
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp |
= |
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp |
x |
Giá tính thuế nhập khẩu |
x |
Thuế suất thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp |
||||
Tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp cho hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp |
= |
Số tiền thuế phải nộp tính theo quy định tại khoản 2 Điều 92 hoặc khoản 2 Điều 93 Thông tư này |
+ |
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp phải nộp |
1. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế:
a) Thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 98 Thông tư này;
b) Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 20 Thông tư này.
2. Thủ tục thu nộp, hoàn trả:
a) Thủ tục thu nộp:
a.1) Trường hợp thuế nhập khẩu thuộc loại chuyên thu thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp cùng vào tài khoản thu ngân sách tương ứng.
a.2) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất, thuế nhập khẩu được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan thì thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan như thuế nhập khẩu.
b) Thủ tục hoàn trả:
Sau khi nhận được Quyết định áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hoặc Quyết định không áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương (quyết định chính thức), cơ quan hải quan thực hiện hoàn trả cho đối tượng nộp thuế nếu nộp thừa theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
1. Đối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới (thời điểm thay đổi mục đích sử dụng). Trong đó:
a) Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính.
b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu áp dụng theo mức thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 11 Thông tư này.
2. Đối với hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài nêu tại khoản 16 Điều 100 Thông tư này thì thực hiện tính thuế theo quy định tại khoản 4, khoản 6 Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định này.
3. Đối với hàng hoá nhập khẩu phải chịu thêm một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử) thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ/chống bán phá giá/chống trợ cấp/chống phân biệt đối xử.
1. Máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi nếu thỏa mãn các nội dung nêu tại chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thì thực hiện phân loại theo máy chính, không phân biệt những máy móc, thiết bị đó được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau.
2. Để có cơ sở theo dõi và thực hiện phân loại những máy móc, thiết bị là tổ hợp hoặc dây chuyền được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc hay tháo rời, thủ tục thực hiện như sau:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, người khai hải quan có trách nhiệm đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền tính thuế theo máy chính (theo mẫu số 04/ĐKDMTBTT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) với Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Trường hợp nơi đóng trụ sở không có Chi cục hải quan thì đăng ký với Chi cục hải quan nơi thuận tiện nhất.
Nếu người khai hải quan đăng ký danh mục và nhập khẩu máy móc, thiết bị (một lần hay nhiều lần) tại cùng một Chi cục thì thông báo cho Chi cục đó khi làm thủ tục đăng ký danh mục để Chi cục thực hiện thủ tục tiếp nhận đăng ký danh mục theo quy định tại điểm b.1 dưới đây.
a.2) Hồ sơ, tài liệu nộp khi đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền:
a.2.1) Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền dự kiến nhập khẩu (theo mẫu số 05/DMTBDKNK-MC/2013 kèm theo Phụ lục II Thông tư này) trong đó nêu rõ tên, số lượng, đơn giá, mã số theo Biểu thuế của máy móc, thiết bị, loại và mã số của máy móc, thiết bị chính: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 06/PTDTL-TBMC/2013 ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư này);
a.2.2) Bản thuyết minh và sơ đồ lắp đặt thể hiện rõ vị trí của từng loại máy móc, thiết bị trong Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84 hoặc Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền: nộp bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu;
a.2.3) Bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực của 2 loại tài liệu trên.
a.3) Nộp đủ thuế theo từng máy móc, thiết bị trong Danh mục và bị xử phạt vi phạm nếu việc kê khai không đúng.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Khi tiếp nhận Danh mục máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền: Chi cục hải quan nơi người khai hải quan đăng ký Danh mục có trách nhiệm kiểm tra, nếu thoả mãn các nội dung nêu tại các chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI thì lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (lưu 01 bản chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục kèm 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để thực hiện tính thuế theo máy chính và thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế nhập khẩu) theo qui định.
Nếu người khai hải quan đăng ký Danh mục và làm thủ tục nhập khẩu (một lần hay nhiều lần) toàn bộ máy móc, thiết bị thuộc Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền tại cùng một Chi cục hải quan thì Chi cục hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục (đồng thời là Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu), sau khi lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu (lưu 01 bản chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục), sẽ giữ lại 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi và thực hiện thủ tục quy định tại điểm b.2 dưới đây.
b.2) Khi làm thủ tục nhập khẩu: Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ hải quan, đối chiếu với phiếu theo dõi trừ lùi để trừ lùi những máy móc, thiết bị người khai hải quan đã thực tế nhập khẩu và ký xác nhận theo quy định. Lưu 01 bản chụp Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi đã thực hiện trừ lùi vào hồ sơ hải quan.
Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi, Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người khai hải quan lưu 01 bản chụp, cấp cho người khai hải quan 01 bản chụp và gửi bản chính đến Chi cục Hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi.
Trường hợp Chi cục Hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục đồng thời là Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị như đã nêu tại điểm b.1 trên, sau khi Lãnh đạo Chi cục đã xác nhận hết lượng hàng hóa nhập khẩu trong phiếu theo dõi trừ lùi, Chi cục lưu bản chính, cấp cho người khai Hải quan 01 bản chụp, gửi 01 bản chụp phiếu theo dõi trừ lùi kèm hồ sơ đăng ký danh mục cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo quy định tại điểm b.3 dưới đây.
b.3) Sau khi nhận được bản chính phiếu theo dõi trừ lùi do Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng gửi đến, Chi cục hải quan nơi đăng ký Danh mục và cấp phiếu theo dõi trừ lùi tập hợp toàn bộ hồ sơ đăng ký danh mục chuyển cho Chi cục kiểm tra sau thông quan để làm cơ sở kiểm tra sau thông quan việc sử dụng tổ hợp máy móc, thiết bị đã tính thuế theo máy chính.
c) Các trường hợp thực tế nhập khẩu nhưng không đúng như Danh mục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền đã thông báo thì người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai, nộp thuế theo từng máy. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác kiểm tra phát hiện, xác định thực tế hàng hóa không được lắp đặt, sử dụng như một tổ hợp, dây chuyền thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo từng máy móc, thiết bị còn bị xử phạt theo quy định
d) Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ, toàn bộ trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận máy chính, hàng hóa thực nhập đã được phân loại theo máy chính, phần còn lại nhập khẩu được tiếp tục thực hiện phân loại theo máy chính.
3. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thỏa mãn các chú giải 3, 4, 5 phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam nhưng người khai hải quan không muốn phân loại theo hướng dẫn tại điểm 1 Điều này thì sẽ phân loại, tính thuế theo từng máy móc, thiết bị.
4. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, nếu thỏa mãn các chú giải 3, 4 phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, không phân biệt những máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, được áp dụng thủ tục tương tự như hướng dẫn tại khoản 2 và 3 Điều này.
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (trong thời hạn hiệu lực của Quyết định áp dụng của Bộ trưởng Bộ Công Thương) là ngày đăng ký tờ khai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trước ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai.
2. Trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử.
3. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ. Trường hợp tỷ giá được đăng trên Báo Nhân dân khác với tỷ giá trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế được đưa trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế áp dụng theo ngày làm thủ tục hải quan có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài...(trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại khoản 17 Điều này hoặc xét hoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 112 Thông tư này), thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu đối với hàng tạm nhập, tái xuất hoặc miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất khẩu và thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập:
Hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này nếu quá thời hạn tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập quy định tại Điều 53 Thông tư này thì phải nộp thuế.
2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việc tại Việt Nam;
b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài;
c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài.
Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc.
Việc xác định hàng hoá là tài sản di chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công được miễn thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP (theo hợp đồng gia công đã thông báo).
a) Hàng hoá được miễn thuế theo hợp đồng gia công bao gồm:
a.1) Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công;
a.2) Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in lưới, kết tẩy, dầu đánh bóng…) trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt;
a.3) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công;
a.4) Máy móc, thiết bị nhập khẩu hoặc xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định. Trường hợp để lại làm quà biếu, quà tặng thì xử lý miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 104 Thông tư này;
a.5) Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu);
a.6) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài; linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
a.6.1) Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công;
a.6.2) Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;
a.7) Hàng hoá nhập khẩu để gia công được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công và thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư, nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; mức thuế thuế nhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của sản phẩm xác định theo quy định về xuất xứ của Bộ Công Thương).
c) Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
d) Định mức gia công:
Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây viết tắt là định mức) đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng gia công sử dụng vào đúng mục đích gia công. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng, thông báo định mức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của loại hình gia công đáp ứng các qui định tại Điều 31 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, được thoả thuận trong hợp đồng gia công và thông báo với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính được xử lý về thuế nhập khẩu tương tự như phế liệu, phế phẩm của loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại điểm d.3 khoản 5 Điều 112 Thông tư này.
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định mức miễn thuế theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất nhập cảnh:
a.1) Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý của người xuất cảnh thì không hạn chế định mức.
a.2) Đối với người nhập cảnh:
a.2.1) Định mức miễn thuế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.
a.2.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phần vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả phần vượt. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
b) Hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh:
Hàng hoá gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá khai báo nằm trong định mức miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phải nộp thuế cho toàn bộ lô hàng; nếu tổng số tiền thuế phải nộp của cả lô hàng dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả lô hàng.
6. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với phần vượt định mức.
Quy định về cư dân biên giới và định mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn thuộc ưu đãi thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a.1) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, qui mô của dự án đầu tư;
a.2) Đáp ứng các qui định về tài sản cố định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính.
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, gồm: xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy:
b.1) Danh mục phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được miễn thuế nêu tại điểm a và điểm b khoản này nếu thuộc một trong hai điều kiện sau:
c.1) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận của thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được nhập khẩu ở dạng rời;
c.2) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện nhập khẩu để lắp ráp, kết nối các máy móc, thiết bị lại với nhau để đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị được vận hành bình thường.
d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm nêu tại điểm c khoản này để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu tại điểm a khoản này.
Danh mục nguyên liệu, vật tư trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
e) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để làm cơ sở thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 7, 8 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ.
10. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Các dự án thuộc đối tượng ưu đãi tại khoản này không được miễn thuế theo quy định tại các khoản khác Điều này.
11. Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này; phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân nêu trên đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 7 Điều này.
Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được
Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c) Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận;
d) Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí;
e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí.
Trường hợp hàng hoá nêu tại khoản này do nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, đấu thầu, đi thuê và cho thuê lại... để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa thì cũng được miễn thuế nhập khẩu.
12. Hàng hoá của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu đối với:
a) Các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này.
b) Phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định.
Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại Điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
13. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.
Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ.
Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào:
a) Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu).
b) Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu).
Việc xác định ngày bắt đầu sản xuất để làm cơ sở miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm theo hướng dẫn tại khoản này là ngày doanh nghiệp thực tiến hành hoạt động sản xuất và được xác nhận bởi Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế... nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc được xác nhận bởi Sở Công thương địa phương nơi có dự án trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động trong các khu nêu trên.
Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
16. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước phải nộp thuế nhập khẩu, căn cứ và cách tính thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 96 Thông tư này.
17. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và thuế xuất khẩu khi tái xuất. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án; nhà thầu nước ngoài phải tái xuất hàng hoá nêu trên. Nếu không tái xuất mà thanh lý, chuyển nhượng tại Việt Nam phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
Riêng đối với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng hình thức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Khi hoàn thành việc thi công công trình các nhà thầu nước ngoài phải tái xuất ra nước ngoài số xe đã nhập và được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Mức hoàn thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 112 Thông tư này.
18. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
19. Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 120/2009/TT-BTC ngày 16/06/2009 của Bộ Tài chính.
Trường hợp nếu có hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử được phía nước ngoài cung cấp miễn phí cho cửa hàng miễn thuế để bán kèm cùng với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế thì số hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử nêu trên không phải tính thuế nhập khẩu. Hàng hoá khuyến mãi và hàng hoá dùng thử đều chịu sự giám sát và quản lý của cơ quan hải quan như hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
20. Miễn thuế trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ.
21. Linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu để phục vụ dự án sản xuất máy móc nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
a) Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuộc Danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
b) Linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
b.1) Không thuộc Danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
b.2) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư chế tạo máy móc nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch đã được ghi trong giấy phép đầu tư;
b.3) Phù hợp với tài liệu thiết kế kỹ thuật, sơ đồ lắp đặt của máy móc, thiết bị;
b.4) Số lượng linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu phải phù hợp với công suất sản xuất của tổ chức, cá nhân.
c) Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn thuế tại khoản này phải có văn bản cam kết về tính chính xác, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị nhập khẩu và được lựa chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục nhập khẩu.
22. Một số hướng dẫn khác:
a) Các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định nêu tại Điều này nhưng không nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài mà được phép tiếp nhận hàng hoá đã được miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp khác chuyển nhượng tại Việt Nam thì doanh nghiệp tiếp nhận được miễn thuế nhập khẩu, đồng thời không truy thu thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp được phép chuyển nhượng hàng hoá, với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu uỷ thác hoặc trúng thầu nhập khẩu hàng hoá (giá cung cấp hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác hoặc giá trúng thầu theo quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho các đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại từ khoản 7 đến khoản 18 Điều này thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, trúng thầu.
c) Hàng hóa, trang thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư đã được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật liên quan nhưng chủ dự án chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác (chuyển đổi chủ sở hữu dự án) thì tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
c.1) Tại thời điểm chuyển nhượng, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn quy định dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư;
c.2) Giá chuyển nhượng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của dự án không bao gồm thuế nhập khẩu;
c.3) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (chủ sở hữu mới dự án) là chủ đầu tư có dự án chuyển nhượng được ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Sau mười 10 ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ dự án nhận chuyển nhượng và tổ chức cá nhân nhận chuyển nhượng phải kê khai với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế của dự án về việc chuyển nhượng.
d) Trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển để cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 7, khoản 9, khoản 11, khoản 12, khoản 14 Điều này thuê thì cũng được miễn thuế nhập khẩu như chủ dự án trực tiếp nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
d.1) Giá cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính không bao gồm thuế nhập khẩu;
d.2) Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế được trừ vào Danh mục hàng hóa miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế của dự án ưu đãi đầu tư do chủ dự án ưu đãi đầu tư nhận chuyển nhượng lập;
Sau khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, nếu hàng hóa cho thuê tài chính đã được miễn thuế không được sử dụng cho dự án ưu đãi đầu tư như mục đích khi nhập khẩu thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này. Dự án ưu đãi đầu tư không được nhập khẩu hàng hóa thay thế cho hàng hóa đi thuê tài chính đã được miễn thuế nhập khẩu.
đ) Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trước ngày Nghị định số 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cao hơn mức ưu đãi hướng dẫn tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP thì được tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
đ.1) Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư còn hiệu lực và không có thay đổi các điều khoản ưu đãi đầu tư.
Mức ưu đãi ghi trên giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phù hợp với qui định của pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
đ.2) Thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế theo quy định.
Trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP thì được hưởng mức ưu đãi tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP cho thời gian ưu đãi còn lại của dự án.
1. Trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế:
Hàng hoá nêu tại Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và các khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 và khoản 18 Điều 100 Thông tư này phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế.
2. Người đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án, chủ cơ sở đóng tàu,…) là người đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế (theo mẫu số 07/DMHHNKMT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này). Việc đăng ký Danh mục được thực hiện trước khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hoá miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, Công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã đăng ký với cơ quan hải quan.
3. Nơi đăng ký Danh mục:
Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án đầu tư đối với dự án xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế.
Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý hải quan đối với một số tỉnh thì ngoài đơn vị đăng ký Danh mục nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định giao Chi cục hải quan quản lý hải quan trên địa bàn tỉnh nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đối với các dự án thuộc địa bàn tỉnh đó.
4. Hồ sơ đăng ký
Khi thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan, người đăng ký Danh mục hàng hóa nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ gồm :
a) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 08/CVĐKDMMT/2013 Phụ lục II áp dụng cho tài sản cố định và mẫu số 09/CVĐKDMMTK/2013 Phụ lục II áp dụng cho các trường hợp khác): nộp 01 bản chính;
b) Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 10/PTDTL-ƯĐĐT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này); trong đó:
b.1) Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc.
b.2) Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, cho từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hoá để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án.
c) Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án và dự án mở rộng hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình công tác năm và ngân sách hàng năm hoặc Nghị quyết hàng năm của Hội đồng liên doanh: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
d) Tài liệu kỹ thuật và/hoặc Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ghi trong Danh mục gửi đăng ký đối với trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, d khoản 7 và điểm a khoản 11 Điều 100 Thông tư này: nộp 01 bản chính;
Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục, người khai hải quan chưa nộp được hai loại giấy tờ nêu tại điểm d khoản này thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục đã đăng ký để Chi cục hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra hai loại giấy tờ này.
đ) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người nộp thuế phải nộp thêm, xuất trình các hồ sơ sau:
đ.1) Giấy chứng nhận đầu tư (bao gồm cả các dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam) đối với các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
đ.2) Giấy chứng nhận đầu tư mở rộng đối với trường hợp mở rộng dự án, thay thế, đổi mới công nghệ của trường hợp nêu tại khoản 9 Điều 100 Thông tư này đối với các dự án đầu tư mở rộng theo Luật Đầu tư: nộp 01 bản chụp;
đ.3) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định phê duyệt của thủ trưởng cơ quan chủ quản theo đúng thẩm quyền phê duyệt chương trình dự án ODA; văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc hàng hoá thuộc dự án ODA không được cấp kinh phí từ nguồn vốn đối ứng để nộp thuế đối với dự án ODA: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp.
đ.4) Hợp đồng đóng tàu đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
đ.5) Bản thuyết minh dự án sản xuất phần mềm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất phần mềm: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
đ.6) Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp thuộc dự án ưu đãi đầu tư về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
e) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế cho các dự án cấp trước ngày 01/01/2006 đối với dự án cấp trước ngày 01/01/2006 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế: xuất trình bản chính, nộp 01 bản chụp;
g) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế: nộp 01 bản chính.
5. Căn cứ để người khai hải quan kê khai, đăng ký và cơ quan hải quan kiểm tra việc kê khai, đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế gồm:
a) Các loại giấy tờ, tài liệu hướng dẫn từ điểm c, d, đ, e khoản 4 Điều này;
b) Lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn được ưu đãi thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính; trang thiết bị nhập khẩu lần đầu để tạo tài sản cố định qui định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn tại Điều 100 Thông tư này;
c) Các danh mục hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:
c.1) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-BKHĐT ngày 13/8/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
c.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ;
c.3) Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c.4) Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập khẩu lần đầu quy định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP;
c.5) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí;
c.6) Xác nhận của Bộ Y tế đối với trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi;
c.7) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu;
c.8) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở xác định hàng hóa phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
6. Thời điểm đăng ký Danh mục: Trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu đầu tiên của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng.
7. Trường hợp sau khi cơ quan hải quan đã xác nhận vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi nhưng phát hiện việc kê khai trên Danh mục có sai sót (số lượng hàng hóa vượt quá quy mô thực tế của dự án; chủng loại hàng hóa không phù hợp với mục tiêu, mục đích sử dụng của hàng hóa,…) thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục có trách nhiệm:
a) Thông báo cho người đăng ký Danh mục để điều chỉnh Danh mục theo đúng quy định;
b) Thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh và cập nhật kết quả xử lý vào Danh mục đã đăng ký theo mục tiêu, quy mô thực tế của dự án;
c) Thực hiện thu thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế vượt số lượng, chủng loại so với Danh mục mới sau điều chỉnh.
8. Trường hợp các dự án đầu tư bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư:
a) Cơ quan hải quan nơi cấp Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế có trách nhiệm:
a.1) Thu hồi Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã cấp;
a.2) Thông báo với các cơ quan hải quan trên toàn quốc dừng làm thủ tục miễn thuế theo Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế đã được cấp;
b) Các cơ quan hải quan nơi đã thực hiện miễn thuế cho dự án theo Danh mục đã bị thu hồi thực hiện thu thuế đối với hàng hóa đã miễn thuế theo quy định.
9. Trường hợp doanh nghiệp mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi thì trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và xác nhận của các Cục Hải quan địa phương khác về việc doanh nghiệp đã mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký Danh mục miễn thuế kiểm tra cụ thể và cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi cho số hàng hóa chưa nhập khẩu của dự án.
Việc kiểm tra và cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế, Phiếu theo dõi trừ lùi thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại:
a.1) Công văn đề nghị cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ:
a.1.1) Lý do mất Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi;
a.1.2) Tên, lượng, trị giá hàng hóa theo Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký;
a.1.3) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa thực tế đã nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký;
a.1.4) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký;
a.2) Toàn bộ tờ khai hải quan của số lượng hàng đã nhập khẩu theo Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi đã đăng ký (xuất trình bản chính, nộp bản chụp) và bảng kê tờ khai hàng hóa đã nhập khẩu;
a.3) Bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi thất lạc (01 bản phô tô có xác nhận của cơ quan hải quan nơi nhập khẩu).
Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những khai báo trên.
b) Trình tự thực hiện:
b.1) Trường hợp mất Danh mục hàng hóa miễn thuế: Cơ quan hải quan nơi cấp lại căn cứ hồ sơ đề nghị và tài liệu kê khai do doanh nghiệp cung cấp thực hiện: Thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Danh mục đã cấp và thực hiện cấp 01 bản chụp Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thay thế Danh mục hàng hóa nhập khẩu bị mất
b.2) Trường hợp mất Phiếu theo dõi trừ lùi:
b.2.1) Căn cứ vào hồ sơ khai báo bị mất Phiếu theo dõi trừ lùi và đề nghị cấp lại của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện:
- Cơ quan hải quan nơi cấp lại thông báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc hủy Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nhưng bị mất; đồng thời trước khi xem xét cấp lại đề nghị các Cục hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp (nêu rõ số Danh mục, Phiếu theo dõi trừ lùi và ngày cấp);
- Cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan hải quan nơi cấp lại có trách nhiệm:
+ Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa nhập khẩu; hệ thống số liệu xuất nhập khẩu, xác định số lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp nay bị mất, gửi văn bản xác nhận cho cơ quan hải quan nơi cấp lại;
+ Không xử lý miễn thuế cho các lô hàng tiếp theo thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;
b.2.2) Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục hải quan tỉnh, thành phố về số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp, cơ quan hải quan nơi cấp lại thực hiện:
- Tổng hợp số lượng hàng hóa doanh nghiệp đã nhập khẩu miễn thuế theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cấp;
- Kiểm tra xác định số hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án và việc sử dụng số hàng hóa này trước khi cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;
- Cấp lại Phiếu theo dõi trừ lùi mới cho số lượng hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu của Phiếu theo dõi trừ lùi bị mất;
- Ghi rõ vào Phiếu theo dõi trừ lùi cấp lại: “CẤP LẠI LẦN 1”;
- Xử lý vi phạm quy định về lưu hồ sơ, chứng từ;
Thời hạn giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản xác nhận của các Cục hải quan tỉnh, thành phố.
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp lại Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các dự án đề nghị cấp lại.
10. Trách nhiệm của người nộp thuế:
a) Tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có liên quan;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng nhập khẩu tại Danh mục miễn thuế và việc sử dụng đúng mục đích miễn thuế đối với số hàng hoá này.
11. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a.1) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, có văn bản trả lời (nêu rõ lý do);
a.2) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ với nội dung quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Điều 100, Điều 101 Thông tư này để xác định đối tượng được miễn thuế, tính thống nhất và chính xác của hồ sơ đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế và xử lý như sau:
a.2.1) Trường hợp hàng hoá không thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định thì không đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, có văn bản trả lời cho doanh nghiệp.
Trường hợp dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng hàng hoá tại Danh mục đăng ký nhập khẩu miễn thuế không phù hợp mục tiêu, qui mô của dự án thì hướng dẫn, thông báo cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh lại Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế.
a.2.2) Trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế, mọi nội dung trên hồ sơ phù hợp thì thực hiện vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (giao cho người nộp thuế 01 bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế, nhập khẩu và cơ quan hải quan nơi cấp lưu 01 bản Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế) theo qui định.
a.2.3) Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa có đủ cơ sở xác định hàng hoá đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 7 Điều 100 thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan.
b) Chế độ báo cáo:
Định kỳ 3 tháng một lần chậm nhất vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, lập bảng kê các trường hợp đã đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế tại đơn vị mình báo cáo Tổng cục Hải quan theo mẫu số 11/BCTHDMMT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này. Ngoài ra người nộp thuế phải nộp bổ sung cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu các giấy tờ còn thiếu đối với các trường hợp phải đăng ký Danh mục nhưng khi đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa xuất trình được cho cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục.
Đối với trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP phải có thêm văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ về lý do khách quan đề nghị được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Thủ tục miễn thuế:
a) Đối với trường hợp không phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế:
a.1) Người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từng mặt hàng (trừ hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công), tờ khai hải quan như đối với trường hợp phải nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, số tiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng tờ khai hải quan theo qui định.
Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện ấn định thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
a.2) Trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP:
a.2.1) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế đề nghị miễn và có văn bản (kèm hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục Hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn thuế;
a.2.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ thêm lý do đề nghị miễn thuế, thì có văn bản yêu cầu bổ sung. Sau khi có đủ căn cứ khách quan, Tổng cục Hải quan dự thảo công văn báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ;
a.2.3) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo gửi người nộp thuế và cơ quan hải quan có liên quan để thực hiện;
a.2.4) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho số hàng hoá đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thuế hoặc thu đủ thuế theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế:
b.1) Ngoài thủ tục hải quan theo hướng dẫn như điểm a.1 khoản 2 Điều này; cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để cập nhật số lượng, theo dõi trừ lùi hàng hoá đã nhập khẩu miễn thuế vào bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế và ký xác nhận theo quy định, lưu 01 bản chụp Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và phiếu trừ lùi đã ghi rõ tên hàng số lượng, hàng hoá đã miễn thuế, thuế nhập khẩu cùng hồ sơ nhập khẩu (bao gồm cả trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác).
b.2) Cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn thuế đối với các trường hợp đăng ký tờ khai hải quan sau khi đăng ký Danh mục. Các trường hợp đăng ký tờ khai hải quan phát sinh trước ngày đăng ký Danh mục, cơ quan hải quan lập hồ sơ báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể, trong đó báo cáo cụ thể lý do, đề xuất hướng xử lý.
3. Việc miễn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
1. Trường hợp quyết toán:
a) Các trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, ngoài việc phải sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế theo đúng quy định, người nộp thuế có trách nhiệm quyết toán việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế theo Danh mục đã đăng ký với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục theo mẫu số 12/QTHHNKMT/2013 hoặc mẫu số 13/QTNL-VT-LK-BTP/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng toàn bộ hàng hoá miễn thuế;
b) Trường hợp hàng hóa là linh kiện, bộ phận máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu để phục vụ dự án sản xuất máy móc nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch được hưởng chính sách ưu đãi theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 21 Điều 100 Thông tư này.
2. Thời hạn quyết toán và nội dung quyết toán:
a) Đối với các trường hợp thuộc điểm d khoản 7, điểm c khoản 12, khoản 13, khoản 15, khoản 18, khoản 21 Điều 100 Thông tư này.
a.1) Thời hạn quyết toán:
a.1.1) Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng đóng tàu đối với trường hợp nêu tại khoản 12, kết thúc hoạt động sản xuất phần mềm đối với khoản 13, kết thúc hoạt động sản xuất, chế tạo đối với điểm d khoản 7, kết thúc năm tài chính đối với các trường hợp thuộc khoản 15 và khoản 18 Điều 100 Thông tư này; người nộp thuế phải quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế của hợp đồng đóng tàu hoặc của hoạt động sản xuất phần mềm hoặc của năm tài chính.
a.1.2) Định kỳ 01 năm một lần tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa miễn thuế thuộc khoản 21 Điều 100 Thông tư này phải thực hiện quyết toán việc nhập khẩu hàng hóa đã được miễn thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
a.2) Nội dung quyết toán:
a.2.1) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế;
a.2.2) Định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế thực tế;
a.2.3) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào sản xuất;
a.2.4) Số lượng sản phẩm đã sản xuất;
a.2.5) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào mục đích khác;
a.2.6) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu miễn thuế còn tồn chuyển sang năm sau.
a.3) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với trường hợp nêu tại khoản 11 Điều 100 Thông tư này, tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoá có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục và thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí về số lượng, trị giá hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu. Số hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng không dùng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp đủ số tiền thuế nhập khẩu đã được miễn theo quy định.
b) Đối với các trường hợp khác:
b.1) Thời hạn quyết toán: Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc việc nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá miễn thuế đã đăng ký với cơ quan hải quan.
Trường hợp dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chưa nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục hàng hóa miễn thuế đã đăng ký với cơ quan hải quan thì chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế phải quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế theo quy định tại Điều này.
b.2) Nội dung quyết toán:
b.2.1) Số lượng hàng hoá theo danh mục miễn thuế đã đăng ký;
b.2.2) Số lượng hàng hoá thực tế đã nhập khẩu, và đã sử dụng để tạo tài sản cố định tại doanh nghiệp;
b.2.3) Số lượng hàng hoá đã nhập khẩu nhưng chuyển đổi mục đích sử dụng và tình hình nộp thuế của số hàng hoá này;
b.2.4) Việc hạch toán tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC (đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định);
3. Trách nhiệm của người nộp thuế:
a) Nộp quyết toán việc nhập khẩu sử dụng hàng hóa miễn thuế theo đúng hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung quyết toán đã nộp cho cơ quan hải quan.
b) Nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) đối với trường hợp:
b.1) Hàng hoá đã được miễn thuế theo kê khai nhưng sử dụng sai mục đích;
b.2) Hàng hoá không đúng đối tượng miễn thuế nhưng kê khai thuộc đối tượng miễn thuế và đã được thông quan theo kê khai của người nộp thuế;
b.3) Toàn bộ số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vượt quá nhu cầu sản xuất còn tồn đối với số hàng hoá nhập khẩu miễn thuế trong thời gian 05 năm quy định tại khoản 15 Điều 100 Thông tư này.
c) Trường hợp không nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán đúng thời hạn thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp quyết toán người nộp thuế vẫn chưa nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán cơ quan hải quan sẽ cập nhật thông tin về việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế vào hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với trường hợp có nghi ngờ.
4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế: Có văn bản thông báo cho người nộp thuế biết về việc đã quyết toán việc nhập khẩu sử dụng hàng hóa miễn thuế và thực hiện:
a) Thu đủ thuế, xử phạt (nếu có) đối với các trường hợp nêu tại điểm b, c khoản 3 Điều này;
b) Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với các trường hợp cần thiết;
c) Ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) đối với các trường hợp sau khi kiểm tra phát hiện doanh nghiệp không tự khai báo theo qui định đối với các trường hợp như: thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa được miễn thuế, hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế nhưng kê khai thuộc đối tượng miễn thuế và đã được thông quan.
5. Các Dự án thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế từ ngày 01/01/2006 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa thực hiện quyết toán với cơ quan hải quan thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực chủ dự án phải thực hiện nộp quyết toán việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa miễn thuế theo quy định tại Điều này.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng theo kế hoạch cụ thể do Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ chủ quản phải đăng ký kế hoạch hàng hóa nhập khẩu và phân loại theo hai danh mục riêng: Danh mục thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương và danh mục nguồn vốn ngân sách địa phương).
Riêng hàng hóa là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương chỉ được xét miễn thuế nếu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được. Cơ sở để xác định hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được làm căn cứ xét miễn thuế là Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học (trừ trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP) theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt.
3. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt.
4. Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu làm quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, bao gồm các trường hợp và định mức xét miễn thuế cụ thể sau đây:
a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:
a.1) Hàng hoá được phép xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân từ Việt Nam để biếu tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
a.2) Hàng hoá được phép xuất khẩu ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài được các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam biếu, tặng khi vào làm việc, du lịch, thăm thân nhân tại Việt Nam;
a.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài để tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo; sau đó sử dụng để biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
a.4) Đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cử đi công tác, học tập ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài thì ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân xuất cảnh nếu có mang theo hàng hoá làm quà biếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cũng được hưởng theo tiêu chuẩn định mức xét miễn thuế xuất khẩu hàng hoá quà biếu, quà tặng;
a.5) Hàng mẫu của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức được xét miễn thuế xuất khẩu.
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng được miễn thuế xuất khẩu (không phải làm thủ tục xét miễn thuế xuất khẩu).
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu:
b.1) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các tổ chức Việt Nam có trị giá hàng hoá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng thì được xét miễn thuế.
Tổ chức Việt Nam là các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
b.2) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá 01 (một) triệu đồng, hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu).
Trường hợp hàng hoá ghi gửi tặng cho cá nhân nhưng thực tế là gửi tặng cho một tổ chức (có văn bản xác nhận của tổ chức đó) và được tổ chức đó quản lý, sử dụng thì mức xét miễn thuế được áp dụng như đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các tổ chức Việt Nam.
b.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép tạm nhập khẩu vào Việt Nam để dự hội chợ, triển lãm hoặc được nhập vào Việt Nam để làm hàng mẫu, quảng cáo nhưng sau đó không tái xuất mà làm quà biếu, quà tặng, quà lưu niệm cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam: được xét miễn thuế đối với hàng hoá dùng làm tặng phẩm, quà lưu niệm cho khách đến thăm hội chợ, triển lãm có trị giá dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng/một vật phẩm và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng để biếu, tặng không quá 10 (mười) triệu đồng.
b.4) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích làm giải thưởng trong các cuộc thi về thể thao, văn hoá, nghệ thuật...: được xét miễn thuế đối với hàng hoá có trị giá không quá 02 (hai) triệu đồng/một giải (đối với cá nhân) và 30 (ba mươi) triệu đồng/một giải (đối với tổ chức) và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng làm giải thưởng không quá tổng trị giá của các giải thưởng bằng hiện vật.
b.5) Đối với cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam, ngoài tiêu chuẩn hành lý cá nhân còn được miễn thuế số hàng hoá mang theo có trị giá không quá 01 (một) triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01(một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng để làm quà biếu, tặng, vật lưu niệm (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu).
b.6) Hàng hoá thuộc các trường hợp khác nêu tại khoản 1, 3, 4 và 17 Điều 100 Thông tư này phải tái xuất nhưng không tái xuất mà được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng làm quà tặng, quà biếu (nếu là hàng hóa nhập khẩu có điều kiện thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam có trị giá không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức, không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân thì được xét miễn thuế. Trường hợp hàng hoá biếu tặng cho cá nhân có trị giá không vượt quá 01 (một) triệu đồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng thì không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu.
b.7) Hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện theo định mức xét miễn thuế là không vượt quá 30 (ba mươi) triệu đồng đối với tổ chức; và định mức miễn thuế không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng.
c) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế, miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt. Trừ các trường hợp sau thì được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng:
c.1) Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này đơn vị phải ghi tăng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, trị giá lô hàng quà biếu, quà tặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng chế độ hiện hành về quản lý tài sản cơ quan từ kinh phí ngân sách cấp phát;
c.2) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học;
c.3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương.
5. Hàng hoá miễn thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ xét miễn thuế gồm:
1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
2. Các giấy tờ khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây:
a) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trừ trường hợp tại điểm b khoản này); trong đó nêu rõ loại hàng hoá, trị giá, số tiền thuế, lý do xét miễn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét miễn thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích miễn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp (trong đó nêu rõ: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương; Số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá nhập khẩu của từng mục thuộc Danh mục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phê duyệt, đã được thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm - chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu trong năm với Bộ Tài chính; Số tiền thuế, tờ khai hải quan; Trường hợp có nhiều loại hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hóa, các tờ khai hải quan xét miễn thuế; Cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích miễn thuế) kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng: công văn nộp 01 bản chính, phiếu theo dõi trừ lùi nộp 01 bản chính;
c) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu) hoặc giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu thông qua đấu thầu), trong đó nêu rõ giá thanh toán không bao gồm thuế nhập khẩu: nộp 01 bản chụp;
d) Quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và Danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học: nộp 01 bản chính quyết định phê duyệt, 01 bản chụp Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu để thực hiện đề tài kèm theo bản chính để đối chiếu (trường hợp nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi);
e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị và Danh mục trang thiết bị thuộc dự án cần nhập khẩu do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo: nộp 01 bản chính (trường hợp nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi);
g) Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: nộp 01 bản chụp; văn bản của cơ quan Nhà nước liên quan về việc xác nhận phạm vi, hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế: 01 bản chính đối với trường hợp đề nghị miễn thuế theo Điều ước quốc tế;
h) Đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu:
h.1) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá; thông báo hoặc thoả thuận gửi hàng mẫu: nộp 01 bản chụp;
h.2) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường đối với trường hợp thân nhân là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa nhận quà biếu là thuốc chữa bệnh từ người Việt Nam định cư ở nước ngoài: nộp 01 bản chính;
h.3) Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan của tổ chức, cá nhân được biếu, tặng hoặc nhận hàng mẫu đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng hoặc hàng mẫu do người được uỷ quyền làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chụp;
h.4) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép không tái xuất hàng hoá tạm nhập tái xuất để làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam (đối với những trường hợp phải có giấy phép); hoá đơn hoặc phiếu xuất kho của số hàng hoá biếu, tặng; bản giao nhận số hàng hoá giữa đối tượng biếu, tặng và đối tượng nhận biếu, tặng đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng từ các đối tượng nhập khẩu miễn thuế theo hình thức tạm nhập - tái xuất: nộp 01 bản chụp;
h.5) Xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hoá miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể hoạt động bằng kinh phí Nhà nước cấp phát có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế.
i) Tài liệu khác liên quan đến việc xác định số tiền thuế được xét miễn: nộp 01 bản chụp;
k) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét miễn thuế.
1. Nộp và tiếp nhận hồ sơ xét miễn thuế
a) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét miễn thuế; nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền xét miễn thuế theo quy định tại Điều 107 Thông tư này. Trường hợp thẩm quyền xét miễn thuế là Bộ Tài chính, người nộp thuế xác định số tiền thuế được xét miễn và nộp hồ sơ đề nghị xét miễn thuế cho Tổng cục Hải quan;
Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng xét miễn thuế, thời hạn nộp hồ sơ xét miễn thuế chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng.
b) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
c) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan.
d) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thì việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ xét miễn thuế do cơ quan hải quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xét miễn thuế do người nộp thuế khai và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Ban hành quyết định miễn thuế theo quy định hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng xét miễn thuế, số tiền thuế phải nộp trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ và xử phạt theo quy định hiện hành (nếu có); trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn này có thể kéo dài tối đa là 50 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Trên cơ sở quyết định miễn thuế, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thanh khoản số tiền thuế được miễn, đóng dấu trên tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế lưu: "Hàng hoá được miễn thuế theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của.." (Mẫu dấu theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này).
4. Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên thuộc đối tượng xét miễn thuế theo Điều ước quốc tế, cơ quan hải quan thực hiện tạm thời miễn thuế theo kê khai của doanh nghiệp, không hạch toán vào hệ thống KT559 và thực hiện mở số theo dõi việc tạm thời miễn thuế .
Định kỳ 06 tháng/lần, doanh nghiệp thực hiện quyết toán với cơ quan hải quan về hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Doanh nghiệp lập bảng thống kê số tờ khai nhập khẩu (không phải nộp tờ khai hải quan), số tiền thuế được miễn ... trong 06 tháng và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng xét miễn thuế theo Điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 105 Thông tư này cho cơ quan hải quan nơi nhập khẩu hàng hóa.
Trên cơ sở kết quả quyết toán, cơ quan hải quan ban hành quyết định miễn thuế chính thức cho người nộp thuế theo quy định.
1. Bộ Tài chính thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp:
a) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể xã hội có trị giá vượt quá định mức miễn thuế;
b) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo từ thiện, nghiên cứu khoa học.
2. Tổng cục Hải quan thực hiện xét miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo.
3. Chi cục Hải quan xử lý miễn thuế đối với hàng hoá có giá trị không vượt quá 01 (một) triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 01 (một) triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng qui định tại các điểm b.2, b.5, b.6 khoản 4 Điều 104 Thông tư này.
4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp còn lại.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản chụp.
2. Công văn yêu cầu xét giảm thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số lượng, trị giá, số tiền thuế, lý do xin giảm thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét giảm thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị giảm thuế: nộp 01 bản chính.
3. Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản chính.
4. Hợp đồng bảo hiểm: nộp 01 bản chụp.
5. Hợp đồng/biên bản thỏa thuận đền bù của tổ chức nhận bảo hiểm hoặc hãng vận tải (đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra): nộp 01 bản chụp.
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Thông tư này nhưng không mua bảo hiểm thì hồ sơ xét giảm thuế không bao gồm chứng từ được nêu tại khoản 4, 5 Điều này.
6. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét giảm thuế.
Trình tự, thủ tục xét giảm thuế thực hiện như trình tự, thủ tục xét miễn thuế.
Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có thẩm quyền xét giảm thuế.
Các trường hợp sau đây được xét hoàn thuế:
1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài;
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn;
4. Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ;
5. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và được xác định cụ thể như sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hai nguồn: nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu có nguồn gốc trong nước thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu tương ứng được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc trong nước theo mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định đối với mặt hàng xuất khẩu đó.
b) Các loại vật tư, nguyên liệu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:
b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả linh kiện lắp ráp, bán thành phẩm, bao bì đóng gói) trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu;
b.2) Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành hàng hoá hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm, như: giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, chổi quét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầu đánh bóng...;
b.3) Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu (đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước) thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài;
b.4) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;
b.5) Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng đã tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
c) Các trường hợp được xét hoàn thuế, bao gồm:
c.1) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài, hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu;
c.2) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm (thời hạn tối đa cho phép là 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế);
c.3) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) để thực hiện hợp đồng gia công (không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với khách hàng nước ngoài), khi thực xuất khẩu sản phẩm sẽ được xét hoàn thuế nhập khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu;
c.4) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài;
c.5) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu thì sau khi doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần doanh nghiệp khác dùng sản xuất sản phẩm và đã thực xuất khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
c.5.1) Doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp mua hàng thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; doanh nghiệp đã đăng ký và được cấp mã số thuế; có hoá đơn bán hàng đối với việc mua bán hàng hoá giữa hai đơn vị;
c.5.2) Thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c.5.3) Trong thời hạn tối đa 01 năm (tính tròn 365 ngày) kể từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (tính theo ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu) đến khi thực xuất khẩu sản phẩm (tính theo ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu).
Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể.
c.6) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu theo bộ linh kiện thì được xét hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm (bộ linh kiện) xuất khẩu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại điểm c.5 khoản này và các điều kiện sau:
c.6.1) Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp là một trong những chi tiết, linh kiện của bộ linh kiện xuất khẩu;
c.6.2) Doanh nghiệp mua sản phẩm để kết hợp với phần chi tiết, linh kiện do chính doanh nghiệp sản xuất ra để cấu thành nên bộ linh kiện xuất khẩu.
c.7) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sau đó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như nêu tại điểm c.5 khoản này.
c.8) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
c.8.1) Điều kiện để được hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
c.8.1.1) Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ phải được tiếp tục sản xuất xuất khẩu hoặc gia công theo hợp đồng gia công với nước ngoài (cơ quan hải quan tiếp tục theo dõi quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ);
c.8.1.2) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Tờ khai hải quan được khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên: thương nhân xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
Loại hình tờ khai khi đăng ký nhập khẩu tại chỗ là loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tiếp tục sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu.
c.8.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã thu thuế nhập khẩu khi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài vào Việt Nam và thu tiếp thuế nhập khẩu sản phẩm khi xuất nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ thì doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được xét hoàn lại thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã nộp sau khi doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập khẩu tại chỗ (trừ điều kiện quy định tại điểm c.8.1.1 khoản này).
c.9) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nêu từ điểm c.1 đến điểm c.7 khoản này đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa thực bán cho khách hàng nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài.
c.10) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nêu từ điểm c.1 đến điểm c.7 khoản này nhưng không xuất khẩu ra nước ngoài mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan) được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra, giám sát xác định thực tế hàng hóa đã thực xuất khẩu tiếp ra nước ngoài hoặc đã thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với lượng hàng hoá thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc thực tế đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài.
d) Định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xem xét hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
d.1) Thủ tục thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 37 Thông tư này.
d.2) Đối với trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Ví dụ: nhập khẩu lạc vỏ sau khi đưa vào gia công thu được hai sản phẩm là lạc nhân loại 1 và lạc nhân loại 2) nhưng chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm sản xuất ra thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai báo nộp thuế (nếu có) với cơ quan hải quan đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tương ứng không xuất khẩu.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây:
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu) |
= |
Trị giá sản phẩm xuất khẩu |
X |
Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu |
Tổng trị giá các sản phẩm thu được |
Trong đó:
- Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu;
- Tổng trị giá của các sản phẩm thu được, được xác định là tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm (kể cả phế liệu, phế phẩm thu hồi nằm ngoài định mức và không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra) để tiêu thụ nội địa.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu một loại nguyên liệu, vật tư để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (ví dụ như: nhập khẩu lúa mì để sản xuất ra bột mì, cám mì và vỏ lúa mì); trong số các sản phẩm thu được có loại dùng để tiếp tục sản xuất hàng hoá xuất khẩu, có loại được tiêu dùng nội địa (ví dụ như: phần cám mì và vỏ lúa mì còn lại từ quá trình này sau đó được đem tiêu thụ nội địa; phần bột mì tiếp tục được sử dụng để sản xuất ra mặt hàng mì gói xuất khẩu), thì:
+ Khi tính “Trị giá sản phẩm xuất khẩu” và “Tổng trị giá của các sản phẩm thu được” phải loại trừ phần nguyên vật liệu phụ mua tại nội địa (ví dụ như: sản phẩm mì gói xuất khẩu ngoài thành phần là bột mì còn các thành phần khác là nguyên vật liệu phụ mua tại thị trường nội địa như hương liệu, gia vị, bao bì..);
+ Để loại trừ phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp tự xây dựng định mức phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong một sản phẩm xuất khẩu và thông báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức đã thông báo. Trường hợp nếu thấy có nghi vấn về định mức này, cơ quan xét hoàn thuế có thể trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành về mặt hàng đó hoặc chủ trì phối hợp với cơ quan thuế địa phương (nơi cấp mã số thuế cho doanh nghiệp) tổ chức kiểm tra tại doanh nghiệp để xác định lại định mức làm cơ sở xem xét giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp.
d.3) Đối với phần phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, thì xử lý như sau:
d.3.1) Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (ví dụ: vỏ lạc trong quá trình gia công lạc vỏ thành lạc nhân) không phải chịu thuế nhập khẩu. Trường hợp còn giá trị thương mại, người nộp thuế bán, tiêu thụ phần phế liệu, phế phẩm này trên thị trường thì cũng không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định;
d.3.2) Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm không nằm trong định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Việc kê khai nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này.
e) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nếu sản phẩm thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tương ứng với số hàng hoá thực tế xuất khẩu.
6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp tái xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất (trừ trường hợp đã được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 100 Thông tư này).
Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập khẩu.
7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
a) Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu:
a.1) Hàng hóa được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu;
Trường hợp quá 365 ngày cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể.
a.2) Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài;
b) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho phía nước ngoài thuộc diện đã được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư; phải nhập khẩu trở lại Việt Nam để sửa chữa, tái chế sau đó xuất khẩu trở lại cho phía nước ngoài thì cơ quan hải quan quản lý, quyết toán hợp đồng gia công ban đầu phải tiếp tục việc theo dõi, quản lý cho đến khi hàng hoá tái chế được xuất khẩu hết.
Nếu hàng hoá tái chế không xuất khẩu thì xử lý thuế như sau:
b.1) Trường hợp tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp thuế như sản phẩm gia công xuất nhập khẩu tại chỗ;
b.2) Trường hợp hàng hoá bắt buộc phải tiêu huỷ, được phép tiêu huỷ tại Việt Nam và đã thực hiện tiêu huỷ dưới sự giám sát của cơ quan hải quan thì được miễn thuế như phế liệu, phế phẩm gia công tiêu huỷ.
c) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất (thuộc đối tượng được hoàn thuế khi xuất khẩu) phải nhập khẩu trở lại Việt Nam nhưng không tái chế, tái xuất thì xử lý như sau:
c.1) Doanh nghiệp không được xét hoàn lại thuế (hoặc không được xét không thu thuế nếu chưa nộp thuế) đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại đó;
c.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã hoàn lại hoặc đã ban hành quyết định không thu thuế đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại thì người nộp thuế phải nộp lại số tiền thuế đã được hoàn hoặc không thu đó.
d) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại Việt Nam còn trong thời hạn nộp thuế xuất khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tế nhập khẩu trở lại.
8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
a) Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu:
a.1) Hàng hoá được tái xuất ra nước ngoài hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế nhập khẩu;
Trường hợp quá 365 ngày, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra cụ thể và báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể.
a.2) Hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam.
a.3) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có giấy thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với số hàng hóa do phía nước ngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả nước ngoài thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định;
a.4) Hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ trường hợp xuất vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan; khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại –công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hoá xác định thực tế có sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài.
b) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất còn trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá thực tái xuất.
9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài) sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu.
Số tiền thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập đến ngày đăng ký tờ khai tái xuất), trường hợp thực tế đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp khi nhập khẩu là hàng hoá mới (chưa qua sử dụng):
Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam |
Số thuế nhập khẩu được hoàn lại |
Từ 6 tháng trở xuống |
90% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 6 tháng đến 1 năm |
80% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 1 năm đến 2 năm |
70% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 2 năm đến 3 năm |
60% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 3 năm đến 5 năm |
50% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 5 năm đến 7 năm |
40% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 7 năm đến 9 năm |
30% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 9 năm đến 10 năm |
15% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 10 năm |
Không được hoàn |
b) Trường hợp khi nhập khẩu là loại hàng hoá đã qua sử dụng:
Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam |
Số thuế nhập khẩu được hoàn lại |
Từ 6 tháng trở xuống |
60% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 6 tháng đến 1 năm |
50% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 1 năm đến 2 năm |
40% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 2 năm đến 3 năm |
35% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 3 năm đến 5 năm |
30% số thuế nhập khẩu đã nộp |
Từ trên 5 năm |
Không được hoàn |
Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được Bộ Công Thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng thì khi chuyển giao không được coi là xuất khẩu và không được hoàn lại thuế nhập khẩu, đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại không phải nộp thuế nhập khẩu. Đến khi thực tái xuất ra khỏi Việt Nam, đối tượng nhập khẩu ban đầu sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản này.
10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính hướng dẫn về trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát thư.
11. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan, hàng hoá đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan là tang vật vi phạm, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thì được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đã nộp.
12. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế, hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế.
13. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn nằm trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, nếu đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng khi cơ quan hải quan kiểm tra cho thông quan phát hiện có vi phạm buộc phải tiêu huỷ và đã tiêu huỷ thì ra quyết định không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có). Việc xử phạt vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng quy định, buộc phải tiêu huỷ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải lưu giữ hồ sơ hàng hoá tiêu huỷ, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giám sát việc tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
14. Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu hướng dẫn tại Điều này mà có số tiền thuế được hoàn dưới 50 (năm mươi) nghìn đồng theo lần làm thủ tục hoàn thuế cho một hồ sơ hoàn thuế thì cơ quan hải quan không hoàn trả số tiền thuế đó.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số...ngày...tháng...năm ...); lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế: nộp 01 bản chính;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan có xác nhận về việc hàng hoá xuất khẩu thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nào còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, đã thực xuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
4. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về việc hàng hoá thực tế không xuất khẩu đối với trường hợp không xuất khẩu nữa: nộp 01 bản chính;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về việc hàng hoá thực tế không nhập khẩu đối với trường hợp không nhập khẩu nữa: nộp 01 bản chính.
1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này;
2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có kết quả kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế xuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan có kết quả kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế nhập khẩu và có xác nhận thực nhập của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính;
4. Hóa đơn thương mại theo hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp;
5. Giấy tờ khác chứng minh hàng hoá thực tế nhập khẩu hoặc xuất khẩu ít hơn.
1. Đối với các trường hợp chung:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 Điều 113 Thông tư này;
b) Công văn của Bộ Công Thương cho phép nhập khẩu (đối với mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương): xuất trình 01 bản chính để đối chiếu;
c) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
d) Hóa đơn bán hàng: nộp 01 bản chụp;
e) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa): nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
g) Hợp đồng làm đại lý giao, bán hàng hoá và hợp đồng, hoặc thỏa thuận cung cấp hàng hoá: nộp 01 bản chụp;
h) Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì phải nộp thêm 01 bản chính bảng kê các chứng từ thanh toán.
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu là đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này;
b) Phiếu giao nhận đồ uống lên chuyến bay quốc tế có xác nhận của Hải quan cửa khẩu sân bay: nộp 01 bản chụp.
3. Đối với hàng hoá nhập khẩu qua doanh nghiệp đầu mối (ví dụ: xăng, dầu...), được phép bán cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển để bán cho các tàu biển nước ngoài đã nộp thuế nhập khẩu thì sau khi bán hàng cho tàu biển nước ngoài, được hoàn thuế nhập khẩu:
a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1 Điều này;
b) Hợp đồng, hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển: nộp 01 bản chụp;
c) Xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hoá mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài: nộp 01 bản chính. Doanh nghiệp cung ứng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình.
1. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài; hoặc trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu.
a) Hồ sơ chung:
a.1) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số... ngày.... tháng...năm....); số lượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính (không áp dụng đối với tờ khai hải quan điện tử);
a.3) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính, hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm khác nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
a.4) Hợp đồng nhập khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp): 01 bản chụp;
a.5) Chứng từ thanh toán nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (đối với trường hợp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày), Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì nộp thêm 01 bản chính bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
a.6) Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản chụp;
a.7) Bảng thông báo định mức: nộp 01 bản chính;
a.8) Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm (theo mẫu số 56/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;
a.9) Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu số 57/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;
a.10) Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu số 58/HSHT-KTT/SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 01 bản chính;
a.11) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
b) Hồ sơ đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhưng không trực tiếp sản xuất mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để gia công sau đó nhận sản phẩm về để sản xuất tiếp và/hoặc xuất khẩu thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a khoản này phải có thêm các giấy tờ sau:
b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu nguyên liệu, vật tư cho gia công đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
b.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quan hoặc nước ngoài đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
b.3) Hợp đồng gia công với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặc với nước ngoài: nộp 01 bản chụp.
2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài trong thời gian tối đa 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
Hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tương tự như hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với bên nước ngoài; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó có giải trình cụ thể về mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng … năm …); số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, số tiền thuế nhập khẩu đề nghị không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo loại hình gia công đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
c) Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài trong đó quy định rõ danh mục, số lượng nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhận gia công cung ứng: nộp 01 bản chụp;
d) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a .7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này.
4. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài nộp:
Hồ sơ như trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, trong đó:
a) Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm được thay bằng hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài. Hợp đồng mua sản phẩm sử dụng cho hợp đồng gia công và hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài có thể được thể hiện trong cùng một bản hợp đồng: nộp 01 bản chụp;
b) Bảng định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm đưa vào sản xuất sản phẩm gia công và định mức nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hợp đồng gia công đã ký kết: nộp 01 bản chính;
c) Bảng kê khai số lượng thực tế sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công: nộp 01 bản chính.
5. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng sản xuất ra hàng hoá bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; số lượng hàng hoá sản xuất đã bán; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số... ngày.... tháng...năm....); số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính, hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu quy định tại khoản này được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu, vật tư, làm thủ tục nhập khẩu tại nhiều đơn vị hải quan khác nhau thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, doanh nghiệp được sử dụng tờ khai xuất khẩu sao y bản chính do doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp. Thủ tục sao y tờ khai xuất khẩu để hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
c) Hoá đơn bán hàng giữa hai doanh nghiệp: nộp 01 bản chụp; Bảng kê hoá đơn bán hàng: nộp 01 bản chính;
d) Hợp đồng kinh tế mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp nhập khẩu với doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó ghi rõ hàng hoá được sử dụng để sản xuất hoặc gia công hàng hoá xuất khẩu; chứng từ thanh toán tiền mua hàng: nộp 01 bản chụp;
e) Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng xuất khẩu giữa doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu với khách hàng nước ngoài: nộp 01 bản chụp;
g) Bảng kê khai của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm về số lượng và định mức thực tế sản phẩm mua về để trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;
h) Hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước ngoài của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ;
i) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này.
6. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu và doanh nghiệp mua sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng .. năm); số lượng sản phẩm sản xuất đã bán cho doanh nghiệp xuất khẩu; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán; hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp bán sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm: nộp 01 bản chụp;
c) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này.
7. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; hồ sơ gồm:
a) Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, trong giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng bán cho khách hàng nước ngoài phù hợp với chủng loại, số lượng mặt hàng xuất khẩu theo tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, bao gồm các nội dung sau: số tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số lượng sản phẩm sản xuất đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; chứng từ nộp thuế (số … ngày … tháng … năm); số tiền thuế nhập khẩu đề nghị hoàn, không thu. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
b) Hoá đơn xuất khẩu (liên giao khách hàng) do doanh nghiệp xuất khẩu lập: nộp 01 bản chụp;
c) Tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ chỉ có giá trị để xét hoàn thuế, không thu thuế nếu doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) để tiếp tục sản xuất, gia công xuất khẩu ra nước ngoài.
d) Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu): nộp 01 bản chụp;
e) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 khoản 1 Điều này.
8. Các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng còn để ở kho của doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài, hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài, hồ sơ gồm:
a) Các loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này;
b) Tờ khai xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và tờ khai hải quan hàng nhập khẩu do hải quan nước nhập khẩu cấp thể hiện tên người nhập khẩu là kho của doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;
c) Ngoài các giấy tờ trên, hồ sơ phải có thêm:
c.1) Hợp đồng gửi kho ngoại quan ở nước ngoài đối với trường hợp gửi kho ngoại quan ở nước ngoài: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;
c.2) Phiếu xuất kho hàng hoá hoặc chứng từ thể hiện nội dung vận tải theo phương thức trung chuyển: 01 bản chụp kèm bản chính để đối chiếu;
9. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan nộp hồ sơ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này), ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này người khai hải quan, người nộp thuế phải nộp thêm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
b) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận hoặc kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48, Điều 49 Thông tư này: 01 bản chụp;
c) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp.
1. Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng …năm), lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, số tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá ký với người bán và người mua hoặc hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ký với nước ngoài: nộp 01 bản chụp;
3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính;
4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
5. Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này), ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm:
a) Kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48, Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận;
d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục đưa sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng trong khu phi thuế quan).
6. Các loại giấy tờ khác như hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a.11 khoản 1 Điều 117 Thông tư này.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế và không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu, tờ khai hải quan, cam kết về việc hàng hoá chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính.
2. Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại… hàng hoá trả lại đối với trường hợp hàng hoá do khách hàng trả lại theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Thông tư này: nộp 01 bản chụp.
Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện hàng hoá có sai sót, nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hoá trả lại.
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; hồ sơ hải quan của hàng hoá đã xuất khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu;
4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu trở lại có ghi rõ số hàng hoá này trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoá cụ thể của cơ quan hải quan, xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa): nộp 01 bản chính;
Trường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại có đúng là hàng đã xuất khẩu;
5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a. 11 khoản 1 Điều 117 Thông tư này (trừ trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu).
6. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nguồn gốc xuất khẩu (được áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế, không thu thuế, trong đó nêu rõ số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm…), lý do, tờ khai hải quan (ghi rõ số lượng, chủng loại, trị giá... của hàng hoá tái xuất); trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
2. Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hoá cho phía nước ngoài (đối với trường hợp trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài) hoặc hợp đồng xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, hoặc tái xuất vào vào khu phi thuế quan); ghi rõ lý do, số lượng, chất lượng, chủng loại và xuất xứ của hàng hoá: nộp 01 bản chụp
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có ghi rõ kết quả kiểm hoá trong đó có ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá xuất khẩu là theo bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu nào: nộp 01 bản chính, hồ sơ hải quan của lô hàng xuất khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu (áp dụng đối với trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá); các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp;
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hàng hoá thực xuất với hồ sơ lô hàng nhập khẩu để xác nhận hàng hoá tái xuất khẩu có đúng là lô hàng đã nhập khẩu trước đó hay không.
4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu và hồ sơ hải quan của lô hàng nhập khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
5. Hóa đơn giá trị gia tăng: nộp 01 bản chụp;
6. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.4, a.5, a.11 khoản 1 Điều 117 Thông tư này. Trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu.
7. Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu vào Việt Nam nhưng phải tái xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này) ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm:
a) Kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận;
d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục đưa sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng trong khu phi thuế quan).
8. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế hoặc không thu thuế trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Hợp đồng (hoặc văn bản thỏa thuận) nhập khẩu, mượn máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển: nộp 01 bản chụp;
3. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép: nộp 01 bản chụp;
4. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại hàng hoá thực nhập khẩu, thực tái xuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 30 Thông tư này: nộp 01 bản chụp; hồ sơ hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: xuất trình bản chính để đối chiếu;
5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a. 4, a.11 Điều 117 Thông tư này;
6. Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này), ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm:
a) Kết quả báo cáo nhập - xuất - tồn hướng dẫn tại khoản 10 Điều 48 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Tờ khai xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Bảng tổng hợp số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển thực tế sử dụng trong khu phi thuế quan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận.
Ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại Điều 121 Thông tư này, phải có thêm:
1. Công văn của Bộ Công Thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyển giao, tiếp nhận số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển đã tạm nhập (trong trường hợp phải có giấy phép theo quy định): nộp 01 bản chính;
2. Hợp đồng mua bán hoặc biên bản bàn giao máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển giữa hai bên: nộp 01 bản chụp;
3. Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giao cho bên mua hoặc tiếp nhận: nộp 01 bản chụp.
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản chụp;
3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác nhận của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy: nộp 01 bản chính;
4. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế
1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá, số tiền thuế, chứng từ nộp thuế (số… ngày…tháng…. năm….), lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính;
2. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 01 bản chính;
3. Hoá đơn mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp;
4. Biên bản vi phạm: nộp 01 bản chụp;
5. Quyết định tịch thu sung công quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: nộp 01 bản chụp;
6. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
1. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn thuế: nộp 01 bản chụp;
2. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 6 Điều 124 Thông tư này.
1. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng còn trong thời hạn nộp thuế và chưa nộp thuế nhưng thực tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì hồ sơ không thu thuế của từng trường hợp thực hiện như hồ sơ hoàn thuế.
2. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không phải nộp thuế xuất khẩu thì hồ sơ xét không thu thuế xuất khẩu tương tự hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu.
Hồ sơ không thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điều 117 Thông tư này, phải nộp bổ sung 01 bản chụp: Hợp đồng mua bán hàng hóa (trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư không phải là doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa).
1. Việc nộp, tiếp nhận hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế.
2. Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%):
a) Thời hạn:
a.1) Người nộp thuế tự quyết định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp đã nộp đủ các loại thuế;
a.2) Trường hợp chưa nộp đủ các loại thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%):
Thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu hoặc tờ khai nhập khẩu cuối cùng hàng hóa thuộc tờ khai xuất khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu.
a.3) Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa thực bán cho thương nhân nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài thuộc khoản 8 Điều 117 Thông tư này thực hiện theo thời hạn hướng dẫn tại điểm a.1 và điểm a.2 khoản này; Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế doanh nghiệp chưa có hợp đồng xuất khẩu thì phải có bản cam kết xuất trình hợp đồng xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng xuất khẩu;
a.4) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán thì thời hạn nộp chứng từ thanh toán là 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng; doanh nghiệp có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán theo đúng qui định trên, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d.2 khoản 8 Điều này.
a.5) Trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm a.2 khoản này mà người nộp thuế chưa nộp hồ sơ không thu thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
b) Trường hợp không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn 275 ngày hoặc được gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất đối với hàng tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định (áp dụng cho cả trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập). Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa trong thời hạn nộp thuế thì thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư này.
c) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, đã nộp hồ sơ không thu thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế và chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 3 Điều 42, Điều 93 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11, khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
c.1) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất xuất khẩu:
c.1.1) Toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế) và đã nộp đủ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư dôi dư (nếu có) trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế).
c.1.2) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan.
c.2) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất:
c.2.1) Đã tái xuất hết hoặc đã tái xuất một phần và đã nộp đủ thuế đối với lượng hàng hóa chưa tái xuất trong thời hạn nộp thuế theo quy định.
c.2.2) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của hàng hóa đã tái xuất chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan.
c.3) Người nộp thuế đã nộp đủ hồ sơ chờ Quyết định không thu thuế của cơ quan hải quan đúng thời hạn qui định tại điểm a khoản 2 Điều này cho cơ quan hải quan.
c.4) Người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan hải quan.
3. Chi cục Hải quan làm thủ tục không thu thuế thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ không thu thuế, xử lý hồ sơ không thu thuế và xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).
4. Hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế được phân loại thành hai loại: hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
5. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau là hồ sơ của người nộp thuế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và khoản 2 Điều 41 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và thuộc một trong các trường hợp:
a) Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
b) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam hoặc hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất khẩu trả lại hoặc xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được làm thủ tục hải quan tại các địa điểm khác địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu ban đầu;
c) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp người nhập khẩu không phải là người xuất khẩu;
d) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan;
đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất;
e) Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ;
g) Người nộp thuế không xuất trình tờ khai hải quan gốc bản người khai hải quan lưu mà nộp tờ khai sao y bản chính;
h) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp mới được thành lập trong vòng 24 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế trở về trước.
6. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:
a.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan;
a.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của cơ quan hải quan;
a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
c) Không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau được nêu tại khoản 5 Điều này hoặc hồ sơ của người nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên.
7. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước; hoàn thuế, không thu thuế sau, cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Trường hợp qua kiểm tra xác định thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế.
8. Đối với hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế trước; kiểm tra sau, cơ quan hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ, số tiền thuế đề nghị hoàn và số thuế của tờ khai tương ứng trên hệ thống KT559 và xử lý như sau:
a) Trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế (theo mẫu số 03/QĐHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế;
b) Trường hợp xác định không thuộc đối tượng được hoàn thuế, không thu thuế; căn cứ văn bản pháp luật quy định, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không hoàn thuế, không thu thuế trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế;
c) Trường hợp có cơ sở xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác hoặc chưa đủ căn cứ để hoàn thuế thì thông báo cho người nộp thuế biết về việc chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước; hoàn thuế, không thu thuế sau trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế;
d) Trường hợp phải nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhưng khi nộp hồ sơ hoàn thuế người nộp thuế chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì xử lý như sau :
d.1) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế, doanh nghiệp chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng do thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng xuất khẩu dài hơn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu cuối cùng hoặc dài hơn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, thì thời hạn phải nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế vẫn thực hiện theo đúng thời hạn hướng dẫn tại khoản 2 Điều này nhưng doanh nghiệp phải có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng.
d.2) Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán do chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp đề nghị được xét hoàn thuế trước khi cung cấp được chứng từ thanh toán hoặc quá hạn thanh toán trên hợp đồng nhưng doanh nghiệp không xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì chuyển hồ sơ hoàn thuế sang kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo đúng qui định tại Điều này. Nếu qua kết quả kiểm tra xác định hàng đã thực xuất thì hoàn thuế, không thu thuế theo quy định, doanh nghiệp không phải nộp chứng từ thanh toán sau khi đã có quyết định hoàn thuế, không thu thuế.
e) Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế, cơ quan hải quan thực hiện xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo Điều 130 Thông tư này. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, nếu xác định không đủ điều kiện thì cơ quan hải quan thu hồi lại quyết định hoàn thuế, không thu thuế và thực hiện ấn định thuế, xử phạt theo quy định.
Trường hợp qua kiểm tra hồ sơ xác định hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không đưa vào sản xuất thì thực hiện theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư này.
9. Quá thời hạn nêu trên, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế do lỗi của cơ quan hải quan thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quan hải quan còn phải trả tiền lãi tính từ ngày cơ quan hải quan phải ra quyết định hoàn thuế đến ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế.
10. Hàng hoá thuộc đối tượng hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điều 112 Thông tư này hoặc thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hợp đồng gia công, nếu khi làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) không nộp được bản chính tờ khai hải quan người khai hải quan lưu và có văn bản đề nghị với cơ quan nơi làm thủ tục hải quan được sao và được sử dụng tờ khai sao y bản chính từ bản chính tờ khai cơ quan hải quan lưu để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế. Thủ tục sao tờ khai thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp hàng nhập khẩu, xuất khẩu tại cùng một Chi cục Hải quan (trừ trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 112 thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản này):
a.1) Doanh nghiệp có văn bản khai báo bị mất tờ khai, đề nghị được sao y và được sử dụng tờ khai sao y bản chính tờ khai bản lưu của cơ quan hải quan kèm giấy tờ chứng minh việc mất tờ khai để hoàn thuế;
a.2) Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện như sau:
a.2.1) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan:
- Kiểm tra hồ sơ và các văn bản chứng minh việc mất tờ khai;
- Trường hợp có đủ cơ sở xác định việc khai báo là phù hợp thì sao y bản chính 01 bản từ bản chính tờ khai cơ quan hải quan lưu. Mỗi tờ khai chỉ được sao y bản chính 01 lần và 01 bản, đồng thời phải ghi chú lên tờ khai bản lưu tại cơ quan hải quan (bản chính) để tránh sao y bản chính nhiều lần. Nội dung ghi trên tờ khai “tờ khai đã được sao y bản chính 01 bản ngày…tháng…năm”;
- Có văn bản thông báo gửi Cục hải quan các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về việc doanh nghiệp khai báo mất tờ khai (bản lưu người khai hải quan) và xin sao tờ khai hải quan để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế; tờ khai gốc bản lưu người khai hải quan không còn giá trị sử dụng để hoàn thuế không thu thuế) nhập khẩu, xuất khẩu trên toàn quốc và dừng ngay việc thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ khai gốc (bản lưu người khai hải quan) doanh nghiệp khai báo bị mất.
a.2.2) Căn cứ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế; bản chụp y bản chính từ tờ khai cơ quan hải quan lưu, cơ quan hải quan nơi hoàn thuế thực hiện đối chiếu dữ liệu trên hệ thống kế toán KT559, chương trình quản lý hàng gia công, các nguồn thông tin khác (nếu có); kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo hướng dẫn Điều này và thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho doanh nghiệp nếu qua kết quả kiểm tra có cơ sở xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu và hàng hoá thuộc tờ khai doanh nghiệp đề nghị sao y bản chính chưa được giải quyết hoàn thuế, không thu thuế.
a.2.3) Xử lý vi phạm đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi gian lận hoặc có vi phạm.
b) Đối với trường hợp khác:
b.1) Doanh nghiệp có văn bản khai báo bị mất tờ khai, đề nghị được sao y và được sử dụng tờ khai sao y bản chính tờ khai bản lưu của cơ quan hải quan kèm giấy tờ chứng minh việc mất tờ khai để hoàn thuế;
b.2) Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện:
b.2.1) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất có văn bản đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận chưa giải quyết hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất và đề nghị không thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ khai bản gốc doanh nghiệp khai báo bị mất.
Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hệ thống kế toán KT559, các chương trình quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu … nếu kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế chưa hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất thì có văn bản xác nhận/trả lời cơ quan hải quan nơi làm thủ tục cho tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất về việc tờ khai đó chưa hoàn thuế, không thu thuế và chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình, đồng thời không xử lý hoàn thuế, không thu thuế cho các tờ khai doanh nghiệp khai báo bị mất.
b.2.2) Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản xác nhận của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nêu rõ chưa hoàn thuế, không thu thuế cho tờ khai bị mất, cơ quan hải quan thực hiện :
+ Kiểm tra hồ sơ và các văn bản chứng minh việc mất tờ khai;
+ Trường hợp có đủ cơ sở xác định việc khai báo là phù hợp thì sao y bản chính 01 bản từ bản chính tờ khai cơ quan Hải quan lưu. Mỗi tờ khai chỉ được sao y bản chính 01 lần và 01 bản, đồng thời phải ghi chú lên tờ khai bản lưu tại cơ quan hải quan (bản chính) để tránh sao y bản chính nhiều lần. Nội dung ghi trên tờ khai “tờ khai đã được sao y bản chính 01 bản ngày…tháng…năm”;
+ Có văn bản thông báo gửi Cục hải quan các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về việc doanh nghiệp khai báo mất tờ khai (bản lưu người khai hải quan) và xin sao tờ khai hải quan để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, xuất khẩu trên toàn quốc.
b.2.3) Căn cứ văn bản đề nghị được sử dụng tờ khai sao trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế của người nộp thuế, cơ quan hải quan nơi hoàn thuế, không thu thuế căn cứ hồ hoàn thuế, không thu thuế, tờ khai sao y bản chính cơ quan hải quan lưu, thực hiện đối chiếu dữ liệu trên hệ thống kế toán KT559; các chương trình quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu… các nguồn thông tin khác (nếu có); kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo hướng dẫn Điều này và thực hiện hoàn thuế, không thu thuế cho doanh nghiệp nếu qua kết quả kiểm tra có cơ sở xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu và hàng hoá thuộc tờ khai doanh nghiệp đề nghị sao y bản chính chưa được giải quyết hoàn thuế, không thu thuế.
b.2.4) Xử lý vi phạm đối với trường hợp doanh nghiệp có hành vi gian lận hoặc có vi phạm.
Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định việc hoàn thuế, không thu thuế, khấu trừ thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 127 Thông tư này.
1. Trên cơ sở quyết định hoàn thuế, không thu thuế cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản số tiền thuế được hoàn và đóng dấu trên tờ khai hải quan do người nộp thuế nộp: "Hoàn thuế (không thu thuế)... đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của..." (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này), trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế.
2. Trường hợp tờ khai được sử dụng nhiều lần để hoàn thuế, không thu thuế cơ quan hải quan xử lý như sau:
a) Lập bảng kê theo dõi mỗi lần hoàn thuế (không thu thuế), ghi rõ trên tờ khai hải quan về việc đã lập bảng kê theo dõi. Cơ quan hải quan khi thực hiện hoàn thuế (không thu thuế) ghi rõ trên bảng kê số tiền của từng lần đã hoàn thuế (không thu thuế) và đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) của đơn vị lên bảng kê;
c) Đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) trên tờ khai hải quan lưu tại doanh nghiệp tại lần làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) cuối cùng;
d) Sao 01 bản tờ khai đã hoàn thuế hoặc không thu thuế để lưu vào hồ sơ hoàn thuế (không thu thuế) và trả lại tờ khai hải quan cho người nộp thuế như trường hợp hoàn thuế hoặc không thu thuế một lần;
đ) Tổng số tiền thuế nhập khẩu, xuất khẩu doanh nghiệp được hoàn thuế (không thu thuế) tương ứng với số hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ tài khoản tiền gửi (trước là tài khoản tạm thu), cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định.
Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) được trừ thuế với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng cùng loại hình nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn với số tiền thuế nợ hoặc tiền chậm nộp hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ.
c) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng không cùng loại hình nhập khẩu phải nộp ngân sách, cơ quan hải quan viết giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản để nộp thay người nộp thuế theo đúng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế còn nợ.
d) Trường hợp sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn, nộp thừa làm thủ tục hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn lại cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế được hoàn hoặc tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà có văn bản đề nghị cho bù trừ vào số tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế như hướng dẫn tại điểm a khoản này.
2. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa từ ngân sách:
a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo, cơ quan hải quan gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn thuế cho Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế. Trường hợp cơ quan hải quan đã bù trừ một phần tiền thuế có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì trong giấy đề nghị hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước ghi rõ số tiền còn lại của quyết định hoàn thuế đề nghị được hoàn. Căn cứ quyết định hoàn thuế do cơ quan hải quan ban hành, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế.
Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:
- Trường hợp khoản thu chưa quyết toán, Kho bạc Nhà nước thực hiện thoái thu theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước.
- Trường hợp khoản thu đã quyết toán, Kho bạc Nhà nước hạch toán chi ngân sách theo số tiền tương ứng và gửi 01 bản chứng từ hoàn trả thuế (chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử) cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để theo dõi, quản lý.
b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác nếu có đề nghị bù trừ các khoản được hoàn trả với khoản phải nộp thì phải lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số 05/ĐNHT kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), trong đó ghi rõ nội dung phần đề nghị bù trừ cho khoản phải nộp, gửi cơ quan hải quan nơi hoàn trả để xem xét giải quyết. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, xác định số thuế được bù trừ có cùng sắc thuế hoặc giữa các sắc thuế với nhau tại cùng địa bàn thu ngân sách thì gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại nơi hoàn trả thuế để Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại hạch toán theo quy định;
Khi bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế và xử lý theo trình tự như sau:
Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt thì thực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định;
Khi bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơ quan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan được trừ thuế (bản gốc người khai hải quan lưu và bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) với nội dung "Số tiền thuế được trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa số... ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng... năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã trừ và số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyết định hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi (Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế đồng thời là kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản này. Việc hạch toán thu ngân sách thực hiện theo lệnh thu của cơ quan hải quan, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.
b.2) Trường hợp Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế khác với Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế thì Kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả hạch toán hoàn trả thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này chuyển số tiền được hoàn trả cùng với lệnh thu ngân sách của cơ quan hải quan cho Kho bạc Nhà nước nơi thu thuế để hạch toán thu ngân sách Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu, thanh toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế.
c) Kho bạc Nhà nước sau khi thực hiện hoàn trả thuế gửi một (01) bản chứng từ hoàn trả thuế cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàn thuế/hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa để theo dõi, quản lý.
3. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện người được hoàn thuế vẫn còn nghĩa vụ nộp các khoản thuế khác, nhưng không đề nghị bù trừ số còn phải nộp thì cơ quan hải quan tạm dừng việc hoàn trả và yêu cầu người nộp phải thực hiện nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước hoặc phải có đề nghị bù trừ tiền thuế được hoàn cho số thuế còn phải nộp. Hết thời hạn quy định theo thông báo của cơ quan hải quan, nếu người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (hoặc chưa lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước và ghi rõ nội dung đề nghị bù trừ khoản phải nộp gửi cơ quan hải quan), thì cơ quan hải quan lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-05/NS kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính) gửi Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp hoàn trả để thực hiện bù trừ; đồng thời, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hướng dẫn tại Điều này không áp dụng đối với số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan (cơ quan hải quan không hoàn thuế giá trị gia tăng).
Trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan trong năm ngân sách mà người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan phát hiện thì thực hiện điều chỉnh theo mẫu số C1-07 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính), đồng thời người nộp thuế nộp bản chính giấy nộp tiền, cơ quan hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị lên mặt trước bản chính của giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước số tiền thuế giá trị gia tăng đã điều chỉnh sang khoản thuế khác chuyển Kho bạc Nhà nước điều chỉnh. Các trường hợp thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa khác cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế nộp nhầm, nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả người nộp thuế theo quy định.
1. Người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp:
a) Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo, trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền;
b) Nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn;
c) Được nộp dần tiền thuế theo quy định tại Điều 132 Thông tư này;
d) Trường hợp khai báo làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là đối tượng không chịu thuế, hàng hóa được miễn thuế, hàng hóa được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan nhưng sau kiểm tra, xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, không được miễn thuế, không được ưu đãi về thuế;
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 11 Thông tư này.
2. Cơ quan, tổ chức thu tiền thuế chậm chuyển tiền thuế đã thu vào Ngân sách Nhà nước phải nộp tiền chậm nộp kể từ thời điểm hết hạn chuyển tiền vào ngân sách nhà nước đến trước ngày số tiền thuế đó được chuyển vào ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp đối với trường hợp hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp đủ tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.
4. Cách xác định mức tính số tiền chậm nộp:
a) Mức tính số tiền chậm nộp được xác định là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày; 0,07% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày theo các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày đến hạn nộp thuế nhưng phát sinh trước thời điểm Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế thì số tiền chậm nộp được tính mức 0,05% đến ngày 30/6/2013. Từ ngày 01/7/2013 trở đi thì tiền chậm nộp thuế được tính mức 0,07%.
c) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền chậm nộp trong thời gian được nộp dần tiền thuế nợ;
Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc trong quyết định xử lý của cơ quan hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền đến trước ngày người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
5. Người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế tự xác định được số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 4 Điều này thì tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh không tự xác định hoặc không xác định đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan hải quan nơi người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh chậm nộp tiền thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh biết.
6. Trường hợp sau 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh biết số tiền thuế và tiền chậm nộp (theo mẫu số 59/TB-TTN-TCN1/2013 và mẫu số 60/TB-TTN-TCN2/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
7. Người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ trong thời gian gia hạn nộp thuế.
1. Các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ thì được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau:
a) Tiền thuế nợ từ trên 500 (năm trăm) triệu đồng đến 1 (một) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng;
b) Tiền thuế nợ trên 1 tỷ đồng đến 2 (hai) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng;
c) Tiền thuế nợ trên 2 (hai) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng;
Trường hợp người nộp thuế không nộp đúng số tiền thuế và thời hạn nộp (theo tháng) đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
2. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế gửi cơ quan quản Hải quan nơi có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do không có khả năng nộp đủ thuế một lần, kèm theo bảng đăng ký nộp dần tiền thuế nợ: nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế còn nợ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ; thông báo của cơ quan hải quan về số tiền thuế nợ (nếu có): nộp 01 bản chụp;
c) Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này: nộp 01 bản chính;
3. Thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế:
a) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại một Chi cục thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế;
b) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại nhiều Chi cục nhưng cùng một Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế;
c) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại nhiều Cục Hải quan thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế.
4. Thời hạn giải quyết:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan hải quan phải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nộp dần tiền thuế nợ cho người nộp thuế biết;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ quan hải quan; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì không được xem xét việc nộp dần tiền thuế nợ theo quy định tại Điều này.
1. Người nộp thuế được xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
2. Hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, thời hạn xin gia hạn; trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan đề nghị gia hạn, cam kết kê khai chính xác và cung cấp đúng hồ sơ đề nghị gia hạn; kế hoạch và cam kết nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản chính;
b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn; hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền gia hạn của Chi cục trưởng Hải quan); hồ sơ khai thuế của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản chụp (đối với trường hợp không thuộc thẩm quyền gia hạn của Chi cục trưởng Hải quan); Báo cáo số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp phát sinh tại thời điểm phát sinh các nguyên nhân: 01 bản chính;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm:
c.1) Biên bản xác định mức độ thiệt hại, giá trị thiệt hại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; biên bản xác nhận vụ việc được lập ngay sau khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: nộp 01 bản chính;
c.2) Xác nhận của Công an tỉnh, thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguyên nhân đề nghị gia hạn đối với trường hợp bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ: nộp 01 bản chính;
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm:
d.1) Quyết định thu hồi địa điểm sản xuất, kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với địa điểm sản xuất cũ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, không phải di dời địa điểm sản xuất kinh doanh theo mục đích yêu cầu của doanh nghiệp: nộp 01 bản chụp;
d.2) Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương về việc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất kinh doanh do di chuyển địa điểm: nộp 01 bản chính;
d.3) Văn bản xác nhận của cơ quan thuế địa phương quản lý trực tiếp người nôp thuế về mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh, giá trị thiệt hại phải được xác định căn cứ vào hồ sơ, chứng từ và các chế độ quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp, gồm: giá trị còn lại của nhà, xưởng, kho, trang thiết bị bị phá dỡ không thu hồi được vốn (nguyên giá sau khi trừ chi phí đã khấu hao), chi phí tháo dỡ trang thiết bị, nhà xưởng ở cơ sở cũ, chi phí vận chuyển lắp đặt ở cơ sở mới (sau khi trừ đi chi phí thu hồi), chi phí trả lương cho người lao động do ngừng làm việc (nếu có), trường hợp phức tạp, liên quan đến chuyên ngành kinh tế kỹ thuật khác phải có văn bản xin ý kiến cơ quan chuyên môn: 01 bản chính;
đ) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm:
đ.1) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chưa được thanh toán vốn đầu tư đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước về tiền thuế phải nộp bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được ngân sách nhà nước thanh toán; 01 bản chính;
đ.2) Văn bản xác nhận của Kho bạc Nhà nước xác nhận về số vốn đã được ngân sách nhà nước cấp: 01 bản chính;
e) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP:
e.1) Đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này nhưng có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu phải gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày: Trong văn bản đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, người nộp thuế phải giải trình rõ việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, mô tả quy trình, thời gian sản xuất phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư: 01 bản chính; Giấy tờ chứng minh việc kéo dài thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm 275 ngày có nguyên nhân do thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm phải kéo dài hơn: nộp 01 bản chụp.
e.2) Đối với trường hợp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP phải có thêm: chứng từ, tài liệu liên quan đến nguyên nhân không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn khách quan đặc biệt.
3. Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP.
4. Thời gian gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP. Riêng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm nhưng không quá 01 năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP.
5. Thủ tục gia hạn:
a) Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d (đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày) khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP phải lập và gửi hồ sơ gia hạn cho cơ quan hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn.
b) Người nộp thuế gặp khó khăn khách quan đặc biệt thuộc diện do Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho Tổng cục Hải quan.
c) Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận thông tin và xử lý hồ sơ gia hạn theo quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế.
Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ và xử lý như sau:
c.1) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không đúng đối tượng thì Chi cục có văn bản thông báo với người nộp thuế nêu rõ lý do. Thời hạn xử lý đối với trường hợp này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
c.2) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng đối tượng Chi cục phải báo cáo để Cục Hải quan xem xét, quyết định chấp thuận việc gia hạn thời hạn nộp thuế hơn 275 ngày. Thời hạn xử lý đối với trường hợp này trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
c.3) Trường hợp cần kiểm tra xác định chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra và giải quyết gia hạn thời hạn nộp thuế không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Việc kiểm tra phải lập thành biên bản trong đó nêu rõ chu kỳ sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu, vật tư đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế. Kết quả kiểm tra xử lý như sau:
c.3.1) Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản về kết quả kiểm tra Cục Hải quan có văn bản chính thức thông báo cho người nộp thuế biết;
c.3.2) Trường hợp đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản về kết quả kiểm tra, Cục Hải quan có văn bản chấp thuận việc gia hạn thời hạn nộp thuế hơn 275 ngày, phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của người nộp thuế.
d) Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp gặp khó khăn khách quan đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.
6. Thẩm quyền gia hạn
a) Chi cục trưởng Hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn chỉ phát sinh tại một Chi cục Hải quan.
b) Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tại nhiều Chi cục Hải quan trong cùng một Cục Hải quan và gia hạn nộp tiền thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP .
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp đúng hạn theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tại nhiều Cục Hải quan.
d) Các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 thuộc đối tượng được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Điều kiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
3. Hồ sơ đề nghị xoá nợ gồm:
a) Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của Cục Hải quan nơi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuộc đối tượng được xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản chính;
b) Hồ sơ hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01 bản chụp;
c) Tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm tài liệu, chứng từ liên quan đến việc đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, cụ thể như sau:
c.1) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật quản lý thuế:
Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tuyên bố phá sản doanh nghiệp: nộp 01 bản chính;
c.2) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật quản lý thuế:
Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án; Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự : nộp 01 bản chính;
c.3) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế được bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13:
Văn bản, tài liệu kèm theo của hồ sơ cưỡng chế nợ thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế (đến biện pháp cuối cùng: thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền): nộp 01 bộ bản chụp;
4. Thẩm quyền và trình tự, thời gian giải quyết xoá nợ:
a) Thẩm quyền xóa nợ thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.
b) Trình tự giải quyết:
b.1) Cục trưởng Cục Hải quan nơi có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gửi cấp có thẩm quyền xóa nợ theo quy định.
b.2) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định tính chính xác đầy đủ của hồ sơ và đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền xóa nợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc báo cáo Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
b.3) Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét và quyết định xóa nợ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền.
c) Thời gian giải quyết hồ sơ xóa nợ thực hiện theo Điều 68 Luật Quản lý thuế.
1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung thông báo gồm họ và tên người chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu, cơ quan hải quan nơi quản lý số thuế nợ phát sinh.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của người xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu tại khoản 1 Điều này theo đúng quy định tại Điều 53 Luật Quản lý thuế và khoản 3 Điều 40 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản như sau:
a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể.
b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể.
c) Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.
2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì tổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại.
1. Trước khi được tổ chức lại, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trường hợp doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tổ chức lại thì phải có văn bản xác định nghĩa vụ nộp thuế của từng doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại và các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan hải quan về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do doanh nghiệp bị tổ chức lại chuyển giao.
3. Cơ quan thuế không được cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại nếu không có xác nhận bằng văn bản của cơ quan hải quan về việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản đã nộp khác và/hoặc số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước), người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế gửi Tổng cục Hải quan, trong đó nêu rõ các nội dung:
a) Tên người nộp thuế, mã số thuế;
b) Nội dung, mục đích, yêu cầu xác nhận;
c) Tài liệu chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận (bản chụp).
Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu xác nhận thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thì văn bản đề nghị phải do người đại diện theo quy định của pháp luật ký, đóng dấu;
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác nhận phải có văn bản thông báo cụ thể lý do không xác nhận.
Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trước khi xác nhận, cơ quan hải quan gửi thông báo cho người nộp thuế biết lý do chưa xác nhận.
Thời hạn phải trả kết quả cho người nộp thuế là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu xác nhận của người nộp thuế.
3. Trong thời gian 15 ngày (kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận nợ thuế), Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cơ sở chứng từ, sổ sách kế toán thuế xuất nhập khẩu kiểm tra việc nợ thuế của doanh nghiệp. Trường hợp xác định doanh nghiệp còn nợ thuế bao gồm cả số liệu trên hệ thống kế toán thuế (KT559) và các trường hợp không phản ánh trên hệ thống này liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì kịp thời báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan để xác nhận lại tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Quá thời hạn nêu trên nếu Cục Hải quan tỉnh, thành phố không thông báo về Tổng cục thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp tại đơn vị mình.
4. Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để giải thể, chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế, kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận nợ thuế, nếu doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì phải nộp đủ thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trước khi nhận hàng.
5. Xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải quan có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày ký văn bản. Doanh nghiệp phải cam kết không có các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tính đến ngày ký văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các cam kết đó.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư này ban hành quy trình thủ tục hải quan và hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện thống nhất, bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan.
2. Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thực hiện việc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, gia hạn thời hạn nộp thuế, xét nộp dần tiền thuế nợ, xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan, xác định trước xuất xứ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, xóa nợ thuế, ấn định thuế, áp dụng thời hạn nộp thuế và các nội dung quản lý thuế khác theo đúng quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết từng trường hợp cụ thể.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11//2013.
Các tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 01/7/2013 có phát sinh các thủ tục hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành;
Thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TT-BTC nhưng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này thì thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này.
Bãi bỏ các Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, Thông tư số 92/2010/TT-BTC ngày 17/06/2010, Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005, Thông tư số 128/2010/TT-BTC ngày 26/08/201, Thông tư số 01/2012/TT-BTC ngày 03/01/2012; Mục 2 Chương II, Chương III Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010, Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012; quy định về thời hạn nộp thuế tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 11, điểm 1.2.5.4 và điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010; quy định về thời hạn nộp thuế dầu thô xuất khẩu tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2009/TT-BTC ngày 19/02/2009; Điều 12 Thông tư số 155/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 và các nội dung hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Các nội dung về quản lý thuế đã được quy định tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì thực hiện theo thời điểm có hiệu lực của Luật (ngày 1/7/2013).
Cách xác định tiền chậm nộp tiền thuế đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013 nhưng người nộp thuế chậm nộp thuế và thực hiện nộp thuế sau ngày 01/7/2013 thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này.
3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại bao gồm:
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá;
2. Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất;
3. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu;
4. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
5. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;
6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
7. Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới;
8. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân;
9. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
10. Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế;
11. Hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm;
12. Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm, nghiên cứu.
1. Xác định trước mã số được thực hiện đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan, theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Hồ sơ xác định trước mã số
a) Đơn đề nghị xác định trước mã số (theo mẫu số 01/XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này): 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán với nước ngoài theo quy định hiện hành của hàng hóa đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị xác định trước mã số trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp;
c) Tài liệu kỹ thuật mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính;
d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp;
đ) Mẫu hàng hóa đối với trường hợp phải có mẫu hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan Hải quan;
e) Bảng kê các tài liệu của hồ sơ xác định trước mã số: 01 bản chính.
3. Thủ tục xác định trước mã số
a) Đối với tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước mã số:
a.1) Điền đủ các thông tin vào Đơn đề nghị xác định trước mã số (theo mẫu số 01/XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước mã số, trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
a.3) Cung cấp, bổ sung tài liệu, thông tin nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu;
a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước mã số, trong đó nêu rõ lý do, ngày, tháng, năm, có sự thay đổi.
a.5) Đề nghị Tổng cục Hải quan gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số trong trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, nhưng không có thay đổi về thông tin, tài liệu, mẫu hàng hóa và quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số.
b) Đối với cơ quan hải quan:
Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của cơ quan hải quan và hồ sơ đề nghị xác định trước mã số của tổ chức cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau:
b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và thực hiện:
b.1.1) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị không trực tiếp thực hiện giao dịch: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn đề nghị xác định trước mã số, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo từ chối xác định trước mã số gửi tổ chức, cá nhân;
b.1.2) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị trực tiếp thực hiện giao dịch nhưng hồ sơ xác định trước mã số không đủ hoặc Đơn đề nghị không điền đủ các thông tin theo mẫu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài liệu;
b.1.3) Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị trực tiếp thực hiện giao dịch, hồ sơ xác định trước mã số đủ, Đơn đề nghị điền đủ thông tin: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản gửi Tổng cục Hải quan nêu rõ ý kiến đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước, lý do, cơ sở đề xuất và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân gửi.
b.1.4) Trong quá trình xem xét đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước, nếu thông tin giữa các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ đã thống nhất, nhưng phải có kết quả phân tích hoặc giám định để xác định đặc tính hàng hóa, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo tổ chức, cá nhân cung cấp mẫu hàng hóa. Việc gửi mẫu phân tích hoặc giám định thực hiện theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 17 Thông tư này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích hoặc giám định, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan trong đó nêu rõ ý kiến đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước, lý do, cơ sở đề xuất và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân gửi, có bổ sung thông báo kết quả phân tích hoặc kết quả giám định.
Hồ sơ và kết quả xử lý được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế của cơ quan hải quan.
b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và xử lý:
b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số (theo mẫu số 02/TB-XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi (đối với các hàng hóa thông thường) hoặc trong thời hạn tối đa 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với các hàng hóa phải phân tích, giám định, hoặc trường hợp hàng hóa phức tạp). Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số được gửi cho tổ chức, cá nhân, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan;
b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, nếu chưa đủ cơ sở, thông tin để xác định trước mã số, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận đủ thông tin, tài liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp bổ sung.
b.2.3) Đối với trường hợp cần xác minh làm rõ tại cơ quan thẩm quyền nước ngoài thì thời hạn xác minh thực hiện theo thỏa thuận đã ký với nước ngoài. Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước mã số tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được kết quả xác minh của cơ quan thẩm quyền nước ngoài.
4. Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số
a) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu, nhập khẩu khác với hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước mã số.
b) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành.
c) Trường hợp hết thời hạn 03 năm nếu không có thay đổi về thông tin, tài liệu, mẫu hàng hóa và căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số (theo mẫu số 03/TT-XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong trường hợp phát hiện văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số chưa phù hợp. Văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
đ) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số chấm dứt hiệu lực trong trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ để ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Thời điểm chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có hiệu lực thi hành.
e) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số trong trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân cung cấp không chính xác, không trung thực.
5. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số là cơ sở để khai báo mã số trên tờ khai hải quan và được nộp cùng với hồ sơ hải quan (01 bản chụp) khi làm thủ tục hải quan.
6. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước mã số của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.
1. Trường hợp, điều kiện xác định trước trị giá
a) Xác định trước phương pháp xác định trị giá tính thuế, các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá chưa từng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giống hệt với hàng hoá đó.
b) Xác định trước mức giá ngoài việc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản này, tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mức giá phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
b.1) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian tối thiểu 365 ngày tính đến ngày nộp Đơn đề nghị xác định trước trị giá. Trong vòng 365 ngày đó, tổ chức, cá nhân:
b.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử phạt về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của cơ quan hải quan;
b.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của cơ quan hải quan;
b.2) Đã thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C cho toàn bộ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán đề nghị xác định trước trị giá.
b.3) Thực hiện giao hàng 01 lần cho toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán đề nghị xác định trước trị giá.
2. Hồ sơ xác định trước trị giá
a) Đối với trường hợp đề nghị xác định trước phương pháp xác định trị giá tính thuế:
a.1) Đơn đề nghị xác định trước trị giá (theo mẫu số 04/XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
a.2) Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính: 01 bản chụp;
a.3) Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp;
a.4) Các chứng từ, tài liệu phù hợp với trường hợp đề nghị xác định trước trị giá của tổ chức cá nhân: 01 bản chụp, như:
a.4.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
- Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch;
- Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại;
- Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng;
- Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ;
- Các chứng từ tài liệu khác liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá (nếu có).
a.4.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Các chứng từ có liên quan trong trường hợp giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất không phải là giá FOB, giá DAF;
- Các chứng từ tài liệu khác liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá (nếu có).
a.5) Bảng kê các chứng từ, tài liệu: 01 bản chính.
b) Đối với trường hợp đề nghị xác định trước mức giá: Ngoài các chứng từ, tài liệu nêu tại điểm a khoản này, hồ sơ xác định trước mức giá của tổ chức, cá nhân phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C của toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán: 01 bản chụp.
3. Thủ tục xác định trước trị giá
a) Đối với tổ chức, cá nhân:
a.1) Điền đủ các thông tin vào Đơn đề nghị xác định trước trị giá (theo mẫu số 04/XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá, trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
a.3) Cung cấp bổ sung hồ sơ, tham gia đối thoại nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước trị giá cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu;
a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước trị giá đã nộp cho cơ quan hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
a.5) Đề nghị Tổng cục Hải quan gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá trong trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá, nhưng không có thay đổi về thông tin, tài liệu và quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá.
b) Đối với cơ quan hải quan:
Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về trị giá của cơ quan hải quan và hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá của tổ chức, cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau:
b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và xử lý:
b.1.1) Trường hợp không đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định tại khoản 1 Điều này hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân không trực tiếp thực hiện giao dịch: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản từ chối xác định trước trị giá gửi tổ chức, cá nhân;
b.1.2) Trường hợp đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định tại khoản 1 điều này, hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch nhưng hồ sơ không đủ hoặc Đơn đề nghị không điền đủ thông tin theo mẫu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài liệu;
b.1.3) Trường hợp đủ điều kiện xác định trước trị giá quy định tại khoản 1 điều này, hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch đủ hồ sơ và Đơn đề nghị điền đủ thông tin theo mẫu: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết và gửi kèm toàn bộ hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá của tổ chức, cá nhân. Văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan phải nêu rõ ý kiến đề xuất, cơ sở đề xuất.
Hồ sơ và kết quả xử lý được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về trị giá của cơ quan hải quan.
b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và thực hiện:
b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá (theo mẫu số 05/TB-XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi (đối với trường hợp thông thường) hoặc 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ). Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá được gửi cho tổ chức, cá nhân và Cục Hải quan tỉnh, thành phố, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan.
b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá, nếu cần làm rõ thông tin, chứng từ trong hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá, Tổng cục Hải quan yêu cầu tổ chức, cá nhân tham gia đối thoại. Trường hợp không đủ cơ sở, thông tin, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo hoặc đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận đủ thông tin, tài liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp bổ sung.
b.2.3) Đối với trường hợp cần xác minh làm rõ tại cơ quan thẩm quyền nước ngoài thì thời hạn xác minh làm rõ thực hiện theo thỏa thuận đã ký với nước ngoài. Thời hạn xử lý hồ sơ xác định trước trị giá được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được kết quả xác minh.
4. Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá
a) Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu, nhập khẩu khác với hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá; hoặc hồ sơ xác định trước trị giá có thay đổi.
b) Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực như sau:
b.1) Trường hợp xác định trước phương pháp xác định trị giá tính thuế: Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực đối với giao dịch được xác định trước trị giá nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành.
b.2) Trường hợp xác định trước mức giá: Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực trực tiếp đối với lô hàng được xác định trước mức giá.
c) Trường hợp hết thời hạn có hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá, nếu không có thay đổi về thông tin, tài liệu và căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá (theo mẫu số 06/TT-XĐTTG/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong trường hợp phát hiện văn bản thông báo kết quả xác định trước chưa phù hợp. Văn bản sửa đổi, thay thế văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có hiệu lực áp dụng kể từ ngày ban hành.
đ) Văn bản thông báo xác định trước trị giá chấm dứt hiệu lực trong trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá có thay đổi. Thời điểm chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả xác định trước trị giá thay đổi có hiệu lực thi hành.
e) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá trong trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước trị giá do tổ chức, cá nhân cung cấp không chính xác, không trung thực.
5. Văn bản thông báo kết quả xác định trước trị giá là cơ sở để khai báo Tờ khai trị giá tính thuế và được nộp cùng với hồ sơ hải quan (01 bản chụp) khi làm thủ tục hải quan.
6. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước trị giá của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.
1. Việc xác định trước xuất xứ được thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu.
2. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ:
a) Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu (theo mẫu số 07/XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 01 bản chính;
b) Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc tương đương của nguyên vật liệu, do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ phát hành trên cơ sở thông tin do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chính;
c) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cấp: 01 bản chụp;
d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp;
đ) Mẫu hàng hóa đối với trường hợp phải có mẫu hàng hóa theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan;
3. Thủ tục xác định trước xuất xứ
a) Đối với tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ:
a.1) Điền đủ các thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu số 07/XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
a.2) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ, trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi nhập khẩu lô hàng;
a.3) Cung cấp, bổ sung tài liệu, thông tin nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước xuất xứ cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Hải quan khi có yêu cầu;
a.4) Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, trong đó nêu rõ ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
b) Đối với cơ quan hải quan:
Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa và hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ của tổ chức cá nhân, cơ quan hải quan thực hiện như sau:
b.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ và thực hiện:
b.1.1) Trường hợp hồ sơ xác định trước xuất xứ không đầy đủ hoặc Đơn đề nghị không điền đủ các thông tin theo mẫu: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung các thông tin, chứng từ, tài liệu;
b.1.2) Trong trường hợp nhận được đủ hồ sơ xác định trước xuất xứ theo quy định: trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết và gửi kèm hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ;
b.1.3) Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin trên văn bản xác định trước xuất xứ với hồ sơ và thực tế lô hàng nhập khẩu; trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đúng với thông báo xác định trước xuất xứ thì báo cáo Tổng cục Hải quan ra văn bản hủy bỏ giá trị thực hiện của thông báo xác định trước xuất xứ theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này và tiến hành kiểm tra, xác định xuất xứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
b.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, văn bản đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và thực hiện:
b.2.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành thông báo xác định trước xuất xứ (theo mẫu số 08/TBXĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi đến (đối với các hàng hóa thông thường) hoặc trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp hàng hóa cần thẩm định thêm thông tin về nhà sản xuất, thị trường, nguồn gốc nguyên phụ liệu, đặc điểm địa lý, công nghệ sản xuất, giám định/phân tích phân loại). Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ được gửi cho tổ chức, cá nhân, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan;
b.2.2) Trong quá trình xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, nếu chưa đủ cơ sở, thông tin hoặc trường hợp phải có mẫu hàng hóa để xác nhận trước xuất xứ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu hoặc mẫu hàng hóa theo quy định.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ được tính từ ngày Tổng cục Hải quan nhận đủ hồ sơ bổ sung.
b.2.3) Đối với trường hợp cần điều tra, xác minh tại cơ quan thẩm có quyền nước ngoài thì thời hạn xử lý hồ sơ xác định trước xuất xứ thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế có liên quan;
b.2.4) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ không cung cấp đủ thông tin cần thiết, Tổng cục Hải quan sẽ từ chối xác định trước xuất xứ và thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 09/CDHL-XĐXX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
4. Hiệu lực của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ
a) Văn bản thông báo xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực tối đa là 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành và được áp dụng đối với chính hàng hoá đó, cùng nhà sản xuất và nhà xuất khẩu.
b) Hủy bỏ văn bản thông báo xác định trước xuất xứ
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ giá trị thực hiện của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ, nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
b.1) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung sửa đổi.
b.2) Các yếu tố đánh giá xuất xứ hàng hoá đã thay đổi.
b.3) Có sự khác nhau giữa kết quả xác định trước xuất xứ với xuất xứ thực tế của hàng hoá.
b.4) Người nộp đơn đề nghị xác định trước xuất xứ cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo.
5. Sử dụng văn bản thông báo xác định trước xuất xứ
a) Văn bản xác định trước xuất xứ là cơ sở để khai báo xuất xứ và làm thủ tục hải quan.
b) Văn bản xác định trước xuất xứ không có giá trị để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Việc xác định trước xuất xứ và áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
6. Trường hợp không đồng ý với văn bản thông báo xác định trước xuất xứ của Tổng cục Hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.
Việc xem hàng hoá trước khi khai hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan được thực hiện như sau:
1. Chủ hàng có đơn đề nghị xem hàng hoá trước khi làm thủ tục hải quan gửi người đang giữ hàng hoá, đồng thời thông báo cho Chi cục hải quan để giám sát theo quy định.
2. Việc xem trước hàng hoá phải được sự chấp thuận của người đang giữ hàng hóa và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
3. Khi xem trước hàng hoá, người đang giữ hàng hoá phải lập biên bản chứng nhận, có xác nhận của người đang giữ hàng hoá, chủ hàng và công chức hải quan giám sát, mỗi bên tham gia giữ 01 bản.
4. Sau khi chủ hàng xem hàng hoá, hải quan niêm phong hàng hoá. Trường hợp hàng hoá không thể niêm phong được thì trong biên bản chứng nhận nêu tại khoản 3 Điều này phải thể hiện được tình trạng hàng hoá và ghi rõ người đang giữ hàng hoá chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hoá.
1. Việc khai hải quan (bao gồm cả khai thuế khi làm thủ tục hải quan) được thực hiện theo mẫu Tờ khai hải quan do Bộ Tài chính ban hành.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng.
3. Đối với hàng hoá nhập khẩu, khai hải quan được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu. Ngày hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hàng hoá) nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ).
4. Khai hải quan đối với hàng hoá có nhiều hợp đồng/đơn hàng
a) Hàng hóa nhập khẩu có nhiều hợp đồng/đơn hàng, có một hoặc nhiều hoá đơn của một người bán hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, giao hàng một lần, có một vận đơn thì khai trên một tờ khai hải quan.
b) Hàng hóa xuất khẩu có nhiều hợp đồng/đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, cùng bán cho một khách hàng và giao hàng một lần thì khai trên một tờ khai hải quan.
c) Khi khai hải quan, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hợp đồng/đơn hàng trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể khai hết trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan; về lượng hàng thì chỉ cần khai tổng lượng hàng của các hợp đồng/đơn hàng trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu.
5. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận đơn, hóa đơn thương mại, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu thì các chứng từ bản chính được lưu kèm một tờ khai hải quan, các chứng từ kèm tờ khai hải quan khác sử dụng bản chụp và ghi rõ trên chứng từ “bản chính được lưu kèm tờ khai hải quan số…, ngày…”.
6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy định và/hoặc được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt thì khi khai mức thuế phải khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và/hoặc mức thuế ưu đãi đặc biệt và văn bản quy định về việc này.
7. Trách nhiệm của người khai hải quan, người nộp thuế trong việc khai hải quan và sử dụng hàng hoá theo mục đích kê khai
a) Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai và các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế);
b) Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số thuế của tờ khai hải quan.
8. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan và đã được xử lý theo kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì thực hiện như sau:
a) Người nộp thuế phải có văn bản thông báo về số lượng, chất lượng, chủng loại, mã số, trị giá, xuất xứ hàng hóa dự kiến thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa của người nộp thuế, cơ quan hải quan có văn bản trả lời;
Sau khi được cơ quan hải quan chấp thuận cho thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Thông tư này trên tờ khai hải quan mới.
c) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai nhập khẩu ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.
9. Điều kiện và thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa quy định tại khoản 8 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 39, Điều 41, Điều 43, Điều 46, Điều 52, Điều 53, Điều 55 Thông tư này.
1. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
c) Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
d) Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
đ) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
đ.1) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản chụp khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;
đ.2) Các chứng từ khác theo quy định của các Bộ, Ngành có liên quan;
đ.3) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm:
đ.3.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần xuất khẩu đầu tiên tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đối chiếu;
đ.3.2) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính;
đ.4) Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
2. Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản chụp;
c) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
d) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
đ) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận đơn.
e) Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
e.1) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính;
e.2) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính;
e.3) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo và Thông tư số 182/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC: nộp 02 bản chính;
e.4) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản chụp khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;
e.5) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): nộp 01 bản chính trong các trường hợp sau:
e.5.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
e.5.2) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
e.5.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
e.5.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.
e.6) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 100 Thông tư này phải có:
e.6.1) Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;
e.6.2) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) kèm theo hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng cung cấp dịch vụ trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác, hợp đồng dịch vụ không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu hoặc cung cấp dịch vụ); hợp đồng cho thuê tài chính (đối với trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển cho dự án ưu đãi đầu tư thuê tài chính): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu;
e.6.3) Giấy tờ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác: nộp 01 bản chụp;
e.6.4) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp 01 bản chụp;
e.6.5) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;
e.7) Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, đối với hàng hoá là hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính;
Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
e.8) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) kèm theo Hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp chế xuất theo kết quả đấu thầu hoặc Hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó, quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu có) để phục vụ xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc của doanh nghiệp chế xuất do các nhà thầu nhập khẩu.
e.9) Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
e.10) Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có:
e.10.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) và hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ (ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu;
e.10.2) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
e.10.3) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ kèm theo bản xác nhận của đại diện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa học và cam kết sử dụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: nộp 01 bản chính;
e.10.4) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt: nộp 01 bản chính;
e.10.5) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chính;
e.10.6) Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: xuất trình 01 bản chính;
e.11) Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01 bản chính;
e.12) Đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, để được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, phải có:
a.12.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) hoặc hợp đồng bán hàng cho các trường học, các viện nghiên cứu theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu.
e.12.2) Bản xác nhận của các trường học, các viện nghiên cứu cam kết sử dụng trực tiếp thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm khoa học tại các trường học, các viện nghiên cứu: nộp 01 bản chính.
e.13) Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan, xuất xứ (nếu có): 01 bản chụp.
e.14) Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể: nộp 01 bản chính.
1. Địa điểm đăng ký tờ khai
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, cụ thể:
a) Đối với hàng hóa không được chuyển cửa khẩu thì phải đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích;
b) Đối với hàng hóa được chuyển cửa khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng được hướng dẫn Thông tư này.
Quy định này áp dụng đối với cả thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
2. Điều kiện và thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Việc đăng ký tờ khai được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan theo quy định và được cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, tạm dừng làm thủ tục hải quan;
b) Kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của các thông tin khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
c) Kiểm tra việc tuân thủ chế độ, chính sách quản lý và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp đủ điều kiện đăng ký tờ khai, công chức hải quan cấp số đăng ký tờ khai, cập nhật vào hệ thống. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai, công chức hải quan thông báo lý do bằng văn bản cho người khai hải quan.
1. Việc sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Sửa chữa tờ khai hải quan, khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP;
b) Khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện sau thời điểm cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản nếu đáp ứng nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
b.1) Sai sót về nội dung khai hải quan do người nộp thuế, người khai hải quan tự phát hiện, khai báo với cơ quan hải quan;
b.2) Thời điểm khai báo trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;
b.3) Người khai hải quan, người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc khai bổ sung.
b.4) Việc khai bổ sung không ảnh hưởng đến việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng khai bổ sung.
2. Nội dung sửa chữa, khai bổ sung bao gồm:
a) Khai bổ sung thông tin làm cơ sở xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế hoặc xác định đối tượng không chịu thuế; hoặc xác định đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế;
b) Khai bổ sung số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế chênh lệch còn phải nộp hoặc số tiền thuế chênh lệch nộp thừa (nếu có), số tiền chậm nộp của số tiền thuế khai bổ sung (nếu người nộp thuế đã nộp tiền thuế khai bổ sung quá thời hạn nộp thuế) đối với từng mặt hàng và của cả tờ khai hải quan; cam kết về tính chính xác, hợp pháp của chứng từ, hồ sơ khai bổ sung;
c) Sửa chữa, khai bổ sung thông tin khác trên tờ khai hải quan.
3. Hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung gồm:
a) Văn bản sửa chữa, khai bổ sung (mẫu số 10/KBS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): nộp 02 bản chính;
b) Các giấy tờ kèm theo để chứng minh việc sửa chữa, khai bổ sung.
4. Xử lý hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Khai chính xác, trung thực, đầy đủ các yếu tố, căn cứ khai bổ sung trong văn bản khai bổ sung;
a.2) Tính số tiền thuế khai bổ sung, số tiền chậm nộp (nếu có) phải nộp do khai bổ sung;
a.3) Nộp đủ hồ sơ cho cơ quan hải quan trong thời hạn được sửa chữa, khai bổ sung theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế, khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan;
a.4) Thực hiện thông báo của cơ quan hải quan trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung;
a.5) Trường hợp khai bổ sung làm tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) theo đúng quy định;
a.6) Trường hợp khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan hải quan nơi khai bổ sung xử lý số tiền nộp thừa theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế, khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan. Ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợp khai bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế;
b.2) Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản;
b.3) Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung trong thời hạn sau đây:
b.3.1) Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
b.3.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợp khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
5. Trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót; tự giác khai báo trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nhưng quá thời 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; người khai hải quan, người nộp thuế có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính chính xác và hợp pháp của việc khai báo thì xử lý như sau:
a) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện việc kê khai như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này; nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai được khai bổ sung đến ngày thực nộp thuế, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan;
b) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kê khai của người khai hải quan, người nộp thuế như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và ghi chú vào văn bản khai bổ sung về việc xử phạt. Trường hợp tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì cơ quan hải quan hoàn trả số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
Thay tờ khai hải quan chỉ thực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Thủ tục hải quan thực hiện như sau:
1. Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai giải trình lý do đề nghị thay tờ khai hải quan khác;
2. Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu thấy hợp lý và không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan, phân công công chức hải quan thực hiện:
a) Thu hồi tờ khai đã đăng ký;
b) Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan đã đăng ký: Gạch chéo bằng mực đỏ, ký tên, đóng dấu công chức lên cả hai tờ khai hải quan được huỷ;
c) Đăng ký tờ khai hải quan mới. Hồ sơ hải quan mới bao gồm: Tờ khai hải quan mới và các chứng từ của lô hàng cùng tờ khai hải quan được huỷ;
d) Ghi chú trên hệ thống: Tờ khai này đã được thay bằng tờ khai số; ngày, tháng, năm;
e) Lưu tờ khai hải quan được huỷ, văn bản đề nghị thay tờ khai của người khai hải quan theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.
1. Kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm: Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế và kiểm tra thực tế hàng hoá.
2. Nội dung kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan
a) Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Kiểm tra về lượng hàng hoá:
Đối với những mặt hàng mà bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị của cơ quan hải quan không xác định được lượng hàng (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng hàng lớn...) thì cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định (dưới đây gọi tắt là thương nhân giám định) để xác định.
c) Kiểm tra chất lượng hàng hóa:
c.1) Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan hải quan không xác định được chất lượng hàng hoá để thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì yêu cầu người khai hải quan lấy mẫu hoặc cung cấp tài liệu kỹ thuật (catalogue…), thống nhất lựa chọn thương nhân giám định thực hiện giám định. Kết luận của thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện.
c.2) Trường hợp người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn thương nhân giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
d) Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
Đối với hàng hóa thuộc Danh mục xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đăng ký tờ khai và làm thủ tục hải quan căn cứ vào Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước.
đ) Đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành): Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết luận lô hàng đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để làm thủ tục hải quan.
e) Kiểm tra xuất xứ hàng hoá căn cứ vào thực tế hàng hoá, hồ sơ hải quan, những thông tin có liên quan đến hàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn có liên quan:
e.1) Trường hợp xuất xứ thực tế của hàng hoá nhập khẩu khác với xuất xứ khai báo của người khai hải quan, nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam thì cơ quan hải quan vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định, nhưng sẽ tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật;
e.2) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hoá, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hoá không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được thông quan theo thủ tục hải quan thông thường;
e.3) Trường hợp người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập.
e.4) Trường hợp sau khi thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan nộp bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ đề nghị tính lại thuế, nếu được Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai chấp nhận thì người khai hải quan tự kê khai, tính lại thuế theo mẫu văn bản sửa chữa, khai bổ sung (mẫu số 10/KBS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
e.5) Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
g) Kiểm tra thuế, bao gồm các nội dung:
g.1) Kiểm tra điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định;
g.2) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường.
g.3) Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế;
g.4) Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc tính toán số tiền thuế phải nộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế trên cơ sở kết quả kiểm tra nêu tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này, kết quả kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các căn cứ khác có liên quan.
g.5) Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
h) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập không thực hiện việc niêm phong hải quan khi kiểm tra hải quan, công chức hải quan mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, công chức hải quan kiểm tra hàng hóa, đối chiếu với mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất (do cơ quan hải quan lưu) và xác nhận hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất.
3. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của cơ quan hải quan, Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra:
a) Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
c) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và thông tin mới thu nhận được, Lãnh đạo Chi cục hải quan quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó; chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
5. Kết thúc kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan thực hiện kiểm tra ghi kết quả kiểm tra theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
1. Việc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám định để phân loại hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
2. Việc lấy mẫu do Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi có yêu cầu quyết định.
3. Thủ tục lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải quan thì thực hiện theo Phiếu lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 11/PLM/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Trường hợp lấy mẫu để phân tích: Mẫu hàng hóa phải được lấy từ chính lô hàng cần phân tích. Tổng cục Hải quan quy định cụ thể yêu cầu về mẫu hàng hóa, quy trình lấy mẫu để phân tích.
c) Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành thì thực hiện lấy mẫu tại cửa khẩu nhập hoặc nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến.
d) Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng và đại diện cơ quan hải quan. Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành phải có thêm đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành (theo quy định của pháp luật chuyên ngành); mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong; khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.
4. Kỹ thuật lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
5. Nơi lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Trường hợp lấy mẫu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì lưu mẫu tại:
a) Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phân tích phân loại) đối với trường hợp lấy mẫu để phục vụ phân tích.
b) Cơ quan hải quan lấy mẫu đối với trường hợp lấy mẫu để giải quyết các nghiệp vụ hải quan khác.
6. Thời gian lưu mẫu
a) Đối với mẫu lưu tại Trung tâm Phân tích phân loại: Trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày có Thông báo kết quả phân tích.
b) Đối với mẫu lưu tại Chi cục hải quan: Trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày thông quan hàng hoá.
7. Đối tượng phân tích, giám định và việc gửi yêu cầu phân tích, giám định để phân loại hàng hóa
a) Đối tượng phân tích, giám định để phân loại hàng hóa là mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là mẫu hàng hóa).
b) Gửi yêu cầu phân tích, giám định:
b.1) Cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích thực hiện lấy mẫu hàng hóa gửi Trung tâm Phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện phân tích đối với những mặt hàng vượt quá khả năng phân loại của cơ quan hải quan yêu cầu phân tích, phải dùng máy móc, thiết bị kỹ thuật để xác định đặc tính thành phần của mẫu;
b.2) Các trường hợp phải phân tích theo quy định tại Điểm b.1 Khoản 7 Điều này nhưng Trung tâm Phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan chưa đủ điều kiện phân tích thì cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích gửi mẫu hàng hóa đến tổ chức sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các Bộ quản lý chuyên ngành hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ giám định theo quy định của Luật Thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan giám định) để trưng cầu giám định theo đúng quy định của pháp luật và sử dụng kết quả giám định của các cơ quan này để xác định về tên hàng, mã số, mức thuế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan công bố Danh mục những mặt hàng Trung tâm Phân tích phân loại chưa đủ điều kiện phân tích;
b.3) Các trường hợp gửi yêu cầu phân tích hoặc giám định và sử dụng kết quả phân tích hoặc giám định trái với quy định tại khoản này không có giá trị pháp lý để làm căn cứ phân loại hàng hóa.
8. Hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định
a) Hồ sơ yêu cầu phân tích:
a.1) Hồ sơ yêu cầu phân tích do cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích lập, đóng dấu tròn giáp lai của đơn vị, gửi Trung tâm Phân tích phân loại, gồm:
a.1.1) Phiếu yêu cầu phân tích kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số 12/PYCPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): lập thành 02 bản chính, đơn vị yêu cầu phân tích lưu 01 bản và gửi cho Trung tâm Phân tích phân loại 01 bản;
a.1.2) Tài liệu kỹ thuật có liên quan: 01 bản chụp;
a.1.3) Tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu phân tích. Trường hợp đã kiểm tra thực tế hàng hoá thì phải ghi rõ kết quả kiểm tra của công chức hải quan: 01 bản chụp;
a.1.4) Hợp đồng thương mại: 01 bản chụp;
a.1.5) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có): 01 bản chụp;
a.1.6) Bảng kê danh mục tài liệu của hồ sơ: 01 bản chính.
a.2) Trường hợp yêu cầu phân tích để phục vụ xác định trước mã số: Trên cơ sở mẫu hàng hóa do tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước mã số gửi, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác định trước lập 02 Phiếu yêu cầu phân tích (theo mẫu số 13/PYCPT-XĐTMS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), Cục hải quan lưu 01 bản, gửi Trung tâm phân tích phân loại 01 bản. Hồ sơ phân tích gửi Trung tâm Phân tích phân loại là bản chụp hồ sơ xác định trước mã số theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
b) Hồ sơ trưng cầu giám định: Thực hiện theo quy định về giám định hàng hoá.
9. Giao, nhận mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định.
a) Cơ quan hải quan yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định trực tiếp chuyển hoặc gửi qua đường bưu điện, hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khai hải quan chuyển mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích hoặc trưng cầu giám định tới Trung tâm Phân tích phân loại hoặc cơ quan giám định.
b) Trường hợp trưng cầu giám định để phục vụ xác định trước mã số, trên cơ sở văn bản thông báo của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước mã số gửi mẫu hàng hóa và hồ sơ trưng cầu giám định cho cơ quan giám định.
c) Khi nhận được mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích, Trung tâm Phân tích phân loại phải lập Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích (theo mẫu số 14/PTNYCPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích được lập thành 02 bản, Trung tâm Phân tích phân loại lưu 01 bản, gửi cơ quan hải quan yêu cầu phân tích, 01 bản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Trung tâm Phân tích phân loại phải gửi Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích cho cơ quan hải quan yêu cầu phân tích để theo dõi.
d) Trường hợp mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích không đáp ứng quy định, Trung tâm Phân tích phân loại phải thông báo bằng văn bản, trả lại mẫu hàng hóa và hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu hàng hóa và hồ sơ yêu cầu phân tích. Cơ quan hải quan nơi yêu cầu phân tích có trách nhiệm nhận lại hồ sơ và mẫu hàng hóa để bổ sung theo quy định.
10. Hủy mẫu, trả lại mẫu hàng hóa đã phân tích hoặc trưng cầu giám định
a) Hủy mẫu hàng hóa đã phân tích:
a.1) Trung tâm Phân tích, phân loại tiến hành thủ tục hủy đối với các mẫu hàng hóa đã hết hạn lưu giữ theo quy định, mẫu hàng hóa dễ gây nguy hiểm, mẫu hàng hóa đã bị biến chất hoặc mẫu hàng hóa không còn khả năng lưu giữ;
a.2) Việc hủy mẫu hàng hóa đã phân tích phải có quyết định của Thủ trưởng đơn vị và phải lập biên bản huỷ mẫu. Quyết định và biên bản hủy mẫu được lưu theo quy định về lưu giữ hồ sơ.
b) Trả lại mẫu hàng hóa đã phân tích:
b.1) Trường hợp Phiếu yêu cầu phân tích được lập tại cơ quan Hải quan có ghi rõ “yêu cầu trả lại mẫu” thì Trung tâm Phân tích, phân loại thực hiện trả lại mẫu cho cơ quan Hải quan hoặc cho người khai hải quan (nếu cơ quan Hải quan nơi yêu cầu phân tích uỷ quyền cho người khai hải quan nhận mẫu) đối với những mẫu có khả năng trả lại.
b.2) Thủ trưởng đơn vị quyết định việc trả lại mẫu hàng hóa đang lưu giữ và không chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá đối với những mẫu được trả lại do đã chịu tác động của quá trình phân tích mẫu.
b.3) Trường hợp trả lại mẫu hàng hóa còn đang trong thời hạn lưu, chủ hàng hóa phải có văn bản cam kết không khiếu nại về kết quả phân tích.
b.4) Khi trả lại mẫu hàng hóa, phải lập biên bản trả mẫu (theo mẫu số 15/BBTLMHH/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
c) Việc trả mẫu hàng hóa đã giám định thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giám định hàng hoá.
11. Thông báo kết quả phân tích, phân loại
a) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và mẫu hàng hóa, Trung tâm Phân tích phân loại có văn bản Thông báo kết quả phân tích gửi Tổng cục Hải quan (theo mẫu số 16/TBKQPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
Trường hợp hồ sơ của hàng hóa cần phân tích có từ 02 mẫu hàng hóa trở lên hoặc mẫu hàng hóa phức tạp, cần phải có thêm thời gian phân tích, trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận mẫu hàng hóa và hồ sơ của hàng hóa cần phân tích, Trung tâm Phân tích phân loại phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích biết và dự kiến thời gian trả lời kết quả phân tích. Sau khi có kết quả phân tích, Trung tâm Phân tích phân loại có văn bản Thông báo kết quả phân tích gửi Tổng cục Hải quan (theo mẫu số 16/TBKQPT/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), kèm bản chụp hồ sơ phân tích.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản Thông báo kết quả phân loại hàng hóa (theo mẫu số 17/TBKQPL/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả phân tích của Trung tâm phân tích phân loại.
Văn bản Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách mặt hàng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu, công khai trên trang thông tin điện tử và áp dụng thống nhất trong ngành hải quan.
12. Thông báo kết quả phân loại đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải trưng cầu giám định theo quy định tại tiết b.2 khoản 7 Điều này:
Sau khi nhận được kết quả giám định của cơ quan giám định, Chi cục hải quan gửi kết quả giám định cho Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý. Trên cơ sở kết quả giám định, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố có văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa để xác định mức thuế, thực hiện chính sách mặt hàng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời gửi Tổng cục Hải quan 01 bản để tổng hợp trên trang thông tin điện tử của ngành Hải quan.
13. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.
1. Việc giám sát hải quan đối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tại xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Hải quan và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Thông tư này hướng dẫn bổ sung việc giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc đưa ra khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu như sau:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi đưa vào hoặc ra khỏi khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, người khai hải quan phải xuất trình cho cơ quan hải quan:
a.1) Tờ khai hải quan:
a.1.1) Đối với hàng xuất khẩu là tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác nhận đã làm xong thủ tục hải quan;
a.1.2) Đối với hàng nhập khẩu là tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản; Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi;
a.2) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu.
b.1) Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện việc giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định. Khi phát hiện lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật hải quan, Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá.
b.2) Khi giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào hoặc ra khu vực cửa khẩu, Chi cục hải quan cửa khẩu tiến hành:
b.2.1) Kiểm tra hiệu lực của tờ khai hải quan;
b.2.2) Kiểm tra đối chiếu số ký hiệu của phương tiện chứa hàng, tình trạng niêm phong hải quan (nếu có);
b.3) Xử lý kết quả kiểm tra.
Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, công chức hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức và trả lại người khai hải quan:
b.3.1) Tờ khai hải quan đã được xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt;
b.3.2) Tờ khai hải quan đã được xác nhận “Hàng hóa đã xuất khẩu/nhập khẩu” đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải;
b.3.3) Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
b.3.4) Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan hoặc từ CFS ra cửa khẩu xuất đối với hàng hóa chuyển từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu xuất.
Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Chi cục hải quan cửa khẩu hướng dẫn người khai hải quan điều chỉnh bổ sung hoặc xử lý theo quy định hiện hành.
Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hải quan thuộc diện phải hủy theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này, Chi cục hải quan cửa khẩu yêu cầu người khai hải quan đến Chi cục hải quan nơi đăng ký để làm thủ tục huỷ tờ khai.
c) Đối với hàng hóa hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu, ngoài các chứng từ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người khai hải quan phải xuất trình bộ hồ sơ, cơ quan hải quan phải thực hiện giám sát hải quan theo quy định tại Điều 41 và Điều 61 Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể các biện pháp và thời gian giám sát đối với từng loại cửa khẩu, từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
1. Thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
2. Trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ và được tạm nộp thuế khi chưa có giá chính thức trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, người nộp thuế được tạm nộp bằng ngoại tệ hoặc đồng tiền Việt Nam; Sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài, thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ.
Trong trường hợp tạm nộp bằng đồng tiền Việt Nam, tỷ giá quy đổi ngoại tệ là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Tỷ giá này cũng được áp dụng thống nhất khi hạch toán ngoại tệ giữa Kho bạc Nhà nước và cơ quan hải quan.
Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu:
a) Để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện:
a.1) Phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc sở hữu của người nộp thuế, không phải cơ sở đi thuê trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (trên cơ sở cam kết của doanh nghiệp theo mẫu số 18/CSSX-SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); Cơ quan hải quan phải kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
a.2) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và trong 02 năm đó được cơ quan hải quan xác định là:
a.2.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
a.2.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại;
a.3) Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai;
a.4) Không bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước;
a.5) Phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Các trường hợp thanh toán được coi như thanh toán qua ngân hàng xử lý tương tự như quy định tại khoản 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không trực tiếp nhập khẩu, người ủy thác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên và có hợp đồng ủy thác nhập khẩu; người nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này.
Trường hợp công ty mẹ nhập khẩu, cung ứng cho các công ty thành viên trực thuộc hoặc công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho các đơn vị trực thuộc công ty thành viên hoặc công ty thành viên nhập khẩu cung ứng cho công ty thành viên khác thì các đơn vị trực thuộc công ty mẹ, trực thuộc công ty thành viên, công ty thành viên khác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên; công ty mẹ hoặc công ty thành viên nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a.2, a.3, a.4, a.5 khoản này và phải cung cấp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục danh sách đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đã kê khai với cơ quan thuế.
b) Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại điểm a khoản này, nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
c) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày hoặc được gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày nhưng không sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kiểm tra, phát hiện không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm a khoản này hoặc xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì xử lý như sau:
c.1) Chuyển tiêu thụ nội địa: Người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế, tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu đến ngày thực nộp thuế đối với số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa.
Trường hợp do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan bất khả kháng, người nộp thuế phải chuyển tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp đủ các loại thuế khi chuyển tiêu thụ nội địa; tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp thuế (đối với trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa ngoài thời hạn nộp thuế). Cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ giải trình của doanh nghiệp, xem xét xử lý từng trường hợp.
c.2) Tái xuất nguyên liệu, vật tư: Người nộp thuế phải tính và nộp tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan ban đầu đến ngày thực tái xuất. Trường hợp do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu vì lý do khách quan, thì không tính và không phải nộp tiền chậm nộp thuế. Cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ giải trình của doanh nghiệp, xem xét xử lý từng trường hợp.
c.3) Xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế: Người nộp thuế phải tính và nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất khẩu sản phẩm hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực xuất khẩu sản phẩm). Trường hợp việc xuất khẩu ngoài thời hạn quy định là do phía khách hàng nước ngoài, thì không tính và không phải nộp tiền chậm nộp thuế.
c.4) Kiểm tra, phát hiện không đáp ứng đủ một trong các điều kiện quy định tại điểm a khoản này: người nộp thuế phải nộp đủ các loại thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định.
2. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất
a) Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này, thì được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh.
b) Trường hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất).
c) Trường hợp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa và phải tính tiền chậm nộp từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày thực nộp thuế.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp (thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này, thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh nhưng trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế. Tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Điều 106 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này.
4. Thời hạn nộp thuế đối với một số trường hợp đặc thù, trừ trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định và áp dụng đối với từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo quy định nhưng được tính từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ;
c) Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, trong thời gian chờ xét miễn thuế nếu kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có).
Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế, trong thời gian chờ xét miễn thuế, người nộp thuế phải cam kết thực hiện quyết định cuối cùng của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về số tiền thuế phải nộp. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có).
d) Trường hợp khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan (đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu) hoặc là ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa (đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất) hoặc là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng (đối với hàng hóa khác).
5. Đối với tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013 nhưng thông quan hoặc giải phóng hàng sau ngày 01/7/2013, thì áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13.
6. Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định
a) Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp, thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp là hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế đối với số thuế ấn định là ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Đối với hàng hóa khác, thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng;
b) Các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013, nhưng cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế sau ngày 01/7/2013, thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế.
7. Thời hạn nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu, hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Theo đó, người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp 0,05%/ngày. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
8. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm thông quan hoặc giải phóng hàng hóa: Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này. Trong thời hạn bảo lãnh người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp 0,05%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp theo giá chính thức và giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo giá chính thức và giá tạm tính. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức, thì việc xử lý tiền thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 130 Thông tư này.
9. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
1. Việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp được thực hiện theo một trong hai hình thức: bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế.
b) Bảo lãnh chung là việc cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, được khôi phục mức bảo lãnh tương ứng với số tiền thuế đã nộp. Việc áp dụng bảo lãnh chung tại nhiều Chi cục hải quan được thực hiện khi cơ quan hải quan triển khai hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa hải quan VNACCS/VCIS.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan chấp nhận áp dụng bảo lãnh nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Điều kiện người nộp thuế được áp dụng bảo lãnh:
a.1) Người nộp thuế có vốn chủ sở hữu 10 tỷ đồng trở lên (theo báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm đăng ký tờ khai hải quan), có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:
a.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan;
a.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của cơ quan hải quan;
a.1.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
a.2) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
b) Có Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng ghi rõ số tiền thuế thực hiện bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, cam kết với cơ quan hải quan liên quan về việc bảo đảm khả năng thực hiện và chịu trách nhiệm nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế khi hết thời hạn bảo lãnh nhưng người nộp thuế chưa nộp thuế;
3. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh riêng
a) Khi làm thủ tục cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, nếu thực hiện bảo lãnh người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cho cơ quan hải quan.
b) Nội dung Thư bảo lãnh riêng thực hiện theo mẫu số 19/TBLR/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
c) Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, nội dung thư bảo lãnh theo mẫu và xử lý việc bảo lãnh như sau:
c.1) Xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không được quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13;
c.2) Trường hợp số tiền thuế bảo lãnh nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý này. Trường hợp người nộp thuế muốn thông quan cho toàn bộ lô hàng, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch chưa được bảo lãnh trước khi nhận hàng;
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bảo lãnh là hàng rời, hàng khí hóa lỏng có số tiền bảo lãnh ít hơn số tiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thông quan số lượng hàng hóa tối đa không quá số lượng tương ứng với số tiền được bảo lãnh.
c.3) Trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản thông báo từ chối áp dụng bảo lãnh cho người nộp thuế biết. Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh thì có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh.
d) Theo dõi, xử lý việc bảo lãnh:
d.1) Hết thời hạn nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hết số tiền thuế được bảo lãnh thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp (nếu có) thay cho người nộp thuế.
d.2) Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhắc nhở người nộp thuế, tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Cơ quan hải quan nơi phát hiện vi phạm của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc trên hệ thống dữ liệu điện tử (nếu đã có hệ thống dữ liệu điện tử) cho các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc để không chấp nhận Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng này và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.
d.3) Trường hợp người nộp thuế và tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh cùng đồng thời nộp thuế, tiền chậm nộp (nếu có) thì tiền thuế, tiền chậm nộp, nộp thừa được hoàn trả cho tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh.
4. Thủ tục đối với hình thức bảo lãnh chung
a) Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh chung cho hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 20/ĐBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này;
b) Nội dung Thư bảo lãnh chung thực hiện theo mẫu số 21/TBLC/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này;
c) Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh hướng dẫn tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện bảo lãnh thì chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của người nộp thuế đăng ký trong khoảng thời gian người nộp thuế đề nghị được bảo lãnh ghi trên Thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh đối với từng lô hàng theo qui định.
Trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản từ chối áp dụng bảo lãnh và thông báo cho người nộp thuế biết.
Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của Thư bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh để xác minh, xử lý theo quy định.
d) Trường hợp số tiền bảo lãnh còn lại nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý tương tự như quy định tại điểm c.2 khoản 3 Điều này;
đ) Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 Điều này và phải theo dõi trừ lùi, đảm bảo số tiền thuế mỗi lần bảo lãnh phải nhỏ hơn hoặc bằng số dư của bảo lãnh chung và được khôi phục hạn mức bảo lãnh tương ứng với số thuế đã nộp của tờ khai sử dụng bảo lãnh. Hạn mức còn lại của thư bảo lãnh được căn cứ trên hạn mức ban đầu của thư bảo lãnh trừ (-) số tiền thuế đã thực hiện bảo lãnh cộng (+) số tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước cho các tờ khai đã thực hiện bảo lãnh chung;
e) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có văn bản đề nghị dừng sử dụng bảo lãnh chung (hủy ngang): Cơ quan hải quan khi nhận được văn bản đề nghị dừng bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh thì dừng ngay việc sử dụng bảo lãnh chung đó với điều kiện tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai đã sử dụng bảo lãnh chung đó đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước.
5. Trường hợp bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử của các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan: Khi nhận được thông tin số tiền bảo lãnh thuế tại ngân hàng thương mại qua hệ thống thanh toán điện tử trên cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan và chấp nhận thông quan hàng hóa. Việc theo dõi, xử lý bảo lãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này.
1. Người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan hải quan đặt tại các ngân hàng thương mại hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
2. Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước không tổ chức điểm thu tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đã thu vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
3. Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, nợ tiền chậm nộp, tiền phạt và tiền thu khác tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan; người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thu Kho bạc hoặc cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục (nếu Kho bạc Nhà nước không bố trí điểm thu).
4. Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ có trách nhiệm cấp giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài chính.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm cấp biên lai thu cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài chính trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt. Trường hợp thu hộ tiền thuế, Chi cục hải quan nơi thu hộ có trách nhiệm fax biên lai thu thuế cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế để Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế có văn bản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định.
5. Cơ quan hải quan mở tài khoản chuyên thu các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan. Sau khi hoàn tất thủ tục thu tiền từ người nộp thuế nộp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan hải quan, ngân hàng thương mại kết xuất và truyền thông tin, dữ liệu về số đã thu ngân sách Nhà nước cho cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước và thực hiện các bước theo quy trình phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước - Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại. Khi nhận được thông tin số tiền đã nộp từ tài khoản chuyên thu tại ngân hàng thương mại, cơ quan hải quan cập nhật vào hệ thống kế toán, hạch toán và thanh khoản số thuế còn nợ cho người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ (chưa kết nối với hệ thống thanh toán thuế điện tử) thì trong thời hạn 08 giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ có trách nhiệm thực hiện chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào tài khoản thu ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước đối với số tiền thuế của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập – tái xuất, hàng tạm xuất – tái nhập, hoặc nộp vào ngân sách Nhà nước đối với các trường hợp khác.
Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn nêu trên là 05 ngày làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế.
Đối với số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, định kỳ hàng tháng sau khi chốt sổ kế toán, nếu quá 135 ngày kể từ ngày đã thực nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hồ sơ quyết toán thì cơ quan hải quan ban hành quyết định chuyển tiền vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Đối với trường hợp phải có giám định, phân tích, phân loại hàng hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, lượng hàng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, lượng hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu...) thì người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này.
Nếu kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa khác so với khai báo của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế để người nộp thuế nộp thuế theo kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa và thực hiện thời hạn nộp thuế đối với khoản tiền chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp và số tiền thuế theo khai báo thực hiện tương ứng của từng loại hàng hóa theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện đối với các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã đến hạn nộp và phải thực hiện theo thứ tự quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13, trong đó:
a) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
b) Tiền thuế nợ, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế là khoản nợ quá hạn chưa quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan hải quan phối hợp trao đổi thông tin về thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt để xác định thứ tự và thu theo đúng thứ tự quy định, cụ thể như sau:
a) Cơ quan hải quan theo dõi tình hình nợ thuế của người nộp thuế, hướng dẫn người nộp thuế nộp theo đúng thứ tự, xây dựng hệ thống tra cứu dữ liệu để người nộp thuế tự tra cứu và chấp hành nộp thuế theo đúng thứ tự quy định;
b) Căn cứ chứng từ nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế, Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách Nhà nước và luân chuyển chứng từ, thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan hải quan biết để theo dõi và quản lý;
c) Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không đúng thứ tự, cơ quan hải quan lập lệnh điều chỉnh số tiền thuế đã thu, gửi Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được điều chỉnh; hoặc yêu cầu người nộp thuế nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ khác theo đúng thứ tự thanh toán. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu mới phát sinh chỉ được thông quan khi người nộp thuế không còn nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
d) Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt trên chứng từ nộp thuế, cơ quan hải quan hạch toán số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã thu theo thứ tự, đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và thông báo cho người nộp thuế biết.
1. Ấn định thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này là việc cơ quan hải quan thực hiện quyền hạn xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế, thông báo, yêu cầu người nộp thuế phải nộp số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP .
3. Việc ấn định thuế phải theo đúng các nguyên tắc quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế.
4. Căn cứ để cơ quan hải quan ấn định thuế là lượng, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp của hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ giá tính thuế; phương pháp tính thuế theo quy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế, Điều 35 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục 1 Phần V Thông tư này.
5. Thẩm quyền ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
6. Thủ tục, trình tự ấn định thuế
a) Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan hoặc giải phóng hàng;
b) Khi thực hiện ấn định thuế, cơ quan hải quan phải ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan (lượng hàng, trị giá tính thuế, mã số, mức thuế, xuất xứ, tỷ giá, định mức…) làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp, được miễn, giảm, hoàn (không thu) của từng mặt hàng, tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan phải tính số tiền thuế phải nộp tương ứng với yếu tố ấn định và thông báo cho người nộp thuế biết cùng với kết quả ấn định yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
c) Thủ tục, trình tự cụ thể:
c.1) Xác định hàng hoá thuộc đối tượng phải ấn định thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này;
c.2) Xác định cách thức ấn định thuế theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP và thực hiện tiếp như sau:
c.2.1) Trường hợp ấn định tổng số tiền thuế phải nộp:
- Kiểm tra, xác định các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, tỷ giá, xuất xứ, mã số, mức thuế) theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan;
- Tính tổng số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp);
- Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
c.2.2) Trường hợp ấn định từng yếu tố liên quan làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp:
- Kiểm tra, xác định yếu tố liên quan đảm bảo chính xác, hợp pháp;
- Xác định thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, mức thuế…) trên cơ sở yếu tố liên quan được ấn định và quy định của pháp luật về thuế, pháp luật khác có liên quan. Trường hợp không xác định được thời điểm tính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế cho hàng hóa cùng loại chuyển đổi mục đích sử dụng thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình tính theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
- Tính số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp); xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 131 Thông tư này.
- Ban hành quyết định ấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Khi ấn định thuế cơ quan hải quan phải ban hành quyết định ấn định thuế theo mẫu số 01/QĐAĐ/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, đồng thời gửi cho người nộp thuế biết trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký quyết định ấn định thuế;
b) Trường hợp số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định lớn hơn số tiền thuế thực tế phải nộp theo quy định, cơ quan hải quan phải hoàn trả lại số tiền nộp thừa;
c) Trường hợp cơ quan hải quan có cơ sở xác định quyết định ấn định không đúng thì ban hành quyết định huỷ quyết định ấn định theo mẫu số 02/HQĐAĐ/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án.
8. Trách nhiệm của người nộp thuế
a) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận do cơ quan hải quan ấn định, theo đúng quy định tại Điều 107, 108 và 110 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33, 34, 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13.
Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt theo quy định. Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định tại Điều 110 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
b) Trường hợp không đồng ý với quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan hải quan giải thích, khiếu nại, hoặc khởi kiện về việc ấn định thuế theo quy định của pháp luật về khiếu nại, khởi kiện.
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được coi là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; trừ trường hợp không được miễn xử phạt do đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật Quản lý thuế;
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
2. Hồ sơ, thủ tục xử lý đối với số tiền thuế được hoàn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 Phần V Thông tư này.
3. Việc xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được hướng dẫn như sau:
a) Hồ sơ bao gồm:
a.1) Công văn đề nghị xử lý tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp, tiền phạt nêu rõ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực tế đã nộp; lý do nộp thừa, cách đề nghị xử lý: 01 bản chính;
a.2) Hồ sơ hải quan và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: 01 bản chụp;
a.3) Chứng từ nộp thuế, nộp tiền chậm nộp, nộp phạt: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
b) Cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do người nộp thuế nộp, đối chiếu với hồ sơ hải quan gốc lưu tại đơn vị, xác định tính thống nhất, hợp lệ và tính chính xác, đúng quy định của hồ sơ và xử lý như sau:
b.1) Trường hợp xác định thực tế số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 03/QĐHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Trường hợp xác định thực tế số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp nhưng kê khai của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa chưa chính xác thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết và ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phù hợp với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đúng theo quy định;
b.3) Trường hợp xác định thực tế không có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp; cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết, nêu rõ cơ sở xác định không có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
c) Thời hạn cơ quan hải quan xử lý hồ sơ nêu tại điểm b khoản này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị trả lại tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa;
d) Trên cơ sở quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa phải thanh khoản số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và đóng dấu trên tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế nộp: "Hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.. đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của..." (theo mẫu số 14/MDHT/2013 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này) và sao 01 bản tờ khai đã thanh khoản này để lưu vào hồ sơ hoàn thuế, trả lại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế đồng thời thực hiện theo trình tự hướng dẫn tại Điều 130 Thông tư này.
4. Thẩm quyền quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa: Cơ quan hải quan nơi có phát sinh tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
5. Việc xử lý đối với số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 130 Thông tư này.
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không mà người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản:
a) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai chỉ chấp nhận cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản tại các địa điểm quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này; Người khai hải quan có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian chờ kết quả giám định.
b) Căn cứ kết quả giám định, công chức hải quan xác nhận thông quan hàng hóa hoặc báo cáo Chi cục trưởng hải quan xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng; kiểm dịch động vật, thực vật, y tế; kiểm tra an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành).
a) Hàng hóa phải kiểm dịch:
Việc kiểm dịch được thực hiện tại cửa khẩu; trường hợp phải kiểm dịch tại địa điểm kiểm dịch trong nội địa, cơ quan hải quan căn cứ xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch, hoặc Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật), hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản), hoặc giấy tờ khác để giải quyết cho chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, kiểm dịch và bảo quản chờ kết quả kiểm dịch theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng:
b.1) Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quan tại các địa điểm sau:
b.1.1) Cửa khẩu nơi hàng hóa nhập khẩu.
b.1.2) Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong trường hợp người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản và được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận.
b.1.3) Địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành:
Trường hợp việc kiểm tra chuyên ngành không thể thực hiện tại cửa khẩu, phải đưa về chân công trình, nhà máy để lắp đặt hoặc đưa về các cơ sở kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề nghị cho phép người khai hải quan được vận chuyển hàng hóa về các địa điểm này và chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu lập Biên bản bàn giao lô hàng cho người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
b.2) Trách nhiệm của người khai hải quan:
b.2.1) Vận chuyển hàng hóa đến địa điểm bảo quản và bàn giao cho Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm bảo quản hoặc vận chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
b.2.2) Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần mở niêm phong để kiểm tra chuyên ngành, thì người khai hải quan thông báo cho Chi cục hải quan quản lý địa điểm bảo quản để mở niêm phong, giám sát hàng hóa và niêm phong lại sau khi kết thúc kiểm tra chuyên ngành.
b.3) Trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai:
b.3.1) Niêm phong phương tiện chuyên chở hàng hóa hoặc niêm phong hàng hóa;
b.3.2) Lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa hoặc bàn giao cho cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong trường hợp hàng hóa được chuyển đến địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
b.3.3) Chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ hải quan các lô hàng được đưa về địa điểm bảo quản đến khi được thông quan.
b.4) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa:
b.4.1) Tiếp nhận biên bản bàn giao của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản chờ kiểm tra chuyên ngành hoặc chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.
b.4.2) Giám sát hàng hóa, kho, bãi nơi bảo quản hàng hóa chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành đến khi được thông quan.
b.4.3) Giải quyết cho người khai hải quan nhận hàng sau khi có xác nhận thông quan của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai.
c) Đối với hàng hóa nhập khẩu vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm thì thực hiện quản lý hải quan như hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Xử lý kết quả kiểm tra chuyên ngành:
d.1) Trường hợp kết quả kiểm tra chuyên ngành đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư này.
d.2) Trường hợp hàng hóa không đạt điều kiện nhập khẩu:
d.2.1) Tái chế: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép được tái chế hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “hàng hoá được tái chế theo văn bản số … ngày …” trên tờ khai hải quan, giao cho người khai hải quan mang hàng về tái chế; trường hợp lô hàng được bảo quản tại khu cách ly hoặc kho bảo quản thì người khai hải quan thực hiện tái chế theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi tái chế, nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành kết luận hàng hóa đạt điều kiện nhập khẩu thì công chức hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xác nhận thông quan; trường hợp không đạt điều kiện nhập khẩu thì xử lý theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 2 Điều này.
d.2.2) Buộc tiêu huỷ: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tiêu hủy hàng hóa, công chức hải quan xác nhận “Hàng hoá bị tiêu huỷ theo văn bản số … ngày …, biên bản tiêu huỷ hàng hoá ngày …” trên tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục hải quan.
d.2.3) Buộc tái xuất: Căn cứ kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành về việc buộc tái xuất hàng hóa, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu giải quyết thủ tục tái xuất hàng hóa theo quy định. Khi làm xong thủ tục tái xuất, ghi số, ngày của văn bản buộc tái xuất lên tờ khai nhập khẩu và lưu văn bản buộc tái xuất vào hồ sơ nhập khẩu lô hàng.
Cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ hải quan; tham gia hội đồng tư vấn, xử lý và những việc liên quan khác khi có yêu cầu.
Quy định đưa hàng về bảo quản tại Điều này áp dụng đối với cả lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Điều 15 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
1. Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại để xác định chính xác số thuế phải nộp được giải phóng hàng sau khi chủ hàng đã thực hiện các nghĩa vụ về thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế.
Sau khi có kết quả xác định giá, giám định, phân tích, phân loại, Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai phân công công chức hải quan kiểm tra tính lại thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) và xác nhận thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
Trường hợp hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định, phân tích, phân loại thì kết quả giám định, phân tích, phân loại này được áp dụng cho các lô hàng của chính loại hàng đó, do doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu sau đó tại cùng Cục hải quan tỉnh, thành phố. Hướng dẫn này không áp dụng cho việc giám định để xác định lượng hàng.
Số tiền thuế chênh lệch tăng (nếu có) sau khi có kết quả xác định giá, phân tích phân loại người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này.
2. Trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền thì hàng hóa được thông quan nếu chủ hàng đã nộp đủ tiền phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phạt phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chi cục trưởng Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết định giải phóng hàng.
1. Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan;
b) Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được Chi cục trưởng Hải quan đồng ý cho chậm nộp có thời hạn;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này hoặc hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế trước khi nhận hàng mà chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
d) Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thông quan nếu có:
d.1) Giấy thông báo miễn kiểm tra; hoặc
d.2) Kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; hoặc
d.3) Kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu.
đ) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%;
e) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng được thông quan với điều kiện:
e.1) Phải có văn bản của lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng;
e.2) Phải kê khai nộp đủ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
g) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp được thông quan với điều kiện:
g.1) Phải có văn bản của Bộ chủ quản xác nhận hàng hóa phục vụ cho mục đích phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp.
g.2) Phải kê khai nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế.
h) Hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được thông quan nếu có thông báo tiếp nhận viện trợ của Bộ chủ quản.
2. Thẩm quyền quyết định thông quan:
a) Công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
b) Chi cục trưởng Chi cục hải quan phân công công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế.
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường thuỷ nội địa là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
2. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, đường sắt là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, chứng từ vận chuyển xác định hàng đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.
3. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải, hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh hoặc hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”.
4. Đối với hàng hoá xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan, là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan xác nhận: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHO NGOẠI QUAN”.
5. Đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu xuất là tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất.
6. Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào CFS là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan quản lý CFS xác nhận “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO CFS …”; Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ CFS ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất; vận đơn hoặc chứng từ tương đương vận đơn.
7. Đối với hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và được Chi cục Hải quan khu phi thuế quan xác nhận: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN”.
8. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội địa và hàng hoá của doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan.
9. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan.
1. Các trường hợp huỷ tờ khai hải quan: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành;
b) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
c. Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các trường hợp sau:
c.1. Khai nhiều tờ khai cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
c.2. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa;
2. Trình tự thủ tục huỷ tờ khai hải quan thực hiện như sau:
a) Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan: gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được huỷ;
b) Ghi chú trên hệ thống: tờ khai này đã được huỷ;
c) Lưu tờ khai hải quan được huỷ theo thứ tự số đăng ký tờ khai.
3. Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký.
Việc phúc tập hồ sơ hải quan được thực hiện sau khi lô hàng đã được thông quan và hoàn thành phúc tập trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phúc tập hồ sơ hải quan.
Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần VI Thông tư này.
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu (sau đây viết tắt là SXXK) bao gồm:
1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm;
3. Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài;
4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;
6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
1. Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK bao gồm:
a) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;
b) Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn:
b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước; hoặc
b.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nội địa.
c) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa.
2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được làm nguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đó đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu.
3. Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK có thể do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục hải quan sau đây:
a) Chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất;
b) Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình tập đoàn (công ty mẹ - công ty con) có đơn vị thành viên chuyên trách thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để cung cấp cho các đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì được lựa chọn một Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục hải quan tại cửa khẩu nhập nguyên liệu, vật tư để làm thủ tục hải quan.
Quy định này áp dụng đối với cả doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
2. Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu số 22/DMNVL-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký.
c) Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó:
c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng.
c.2) Mã số hàng hóa là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành.
c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
c.4) Đơn vị tính theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
c.5) Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi, mã số hàng hóa, đơn vị tính, mã nguyên liệu, vật tư trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi báo cáo quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.
3. Kiểm tra cơ sở sản xuất để áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 20 Thông tư này:
a) Thời điểm nộp văn bản cam kết có cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:
Doanh nghiệp nộp cam kết cơ sở sản xuất trước thời điểm làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
Cơ quan Hải quan tiếp nhận cam kết cơ sở sản xuất do doanh nghiệp nộp và nhập thông tin cơ sở sản xuất vào cơ sở dữ liệu trên hệ thống.
b) Các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất:
b.1) Doanh nghiệp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày lần đầu tiên trên phạm vi toàn quốc;
b.2) Doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác với cơ sở sản xuất sản phẩm;
b.3) Doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu
b.4) Kiểm tra trên cơ sở kết quả áp dụng quản lý rủi ro, có thông tin nghi vấn doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; kiểm tra xác suất để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
c) Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:
Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được thực hiện sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được tiến hành trong thời hạn 03 ngày làm việc, trong trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thì thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
d) Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất: Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết trước 02 ngày làm việc.
đ) Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất:
đ.1) Kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trong văn bản cam kết hoặc có thể kiểm tra thông tin về địa chỉ cơ sở sản xuất qua chính quyền sở tại như Công an, Thuế địa phương, tổ dân phố,…
đ.2) Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp về nhà xưởng, máy móc, thiết bị của cơ sở sản xuất:
đ.2.1) Kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất.
đ.2.2) Kiểm tra quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất để xác định quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra các tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị (nếu mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (nếu thuê tài chính). Đối với hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm;
đ.3) Kiểm tra năng lực sản xuất, công suất hoạt động của dây chuyền máy móc, thiết bị, số lượng công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất để xác định sự phù hợp với mặt hàng, lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
e) Lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất:
Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất theo các nội dung đã kiểm tra. Nội dung Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất; trong kết luận kiểm tra phải xác định rõ:
e.1) Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, có dây chuyền máy móc, thiết bị phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đúng như văn bản cam kết hoặc
e.2) Doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất đi thuê hoặc dây chuyền máy móc, thiết bị không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Trường hợp này thực hiện truy thu đầy đủ các loại thuế theo qui định như đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh.
Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được kiểm tra.
4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
1. Địa điểm thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu: thực hiện tại Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
2. “Định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu” bao gồm:
a) “Định mức sử dụng nguyên liệu” là lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;
b) “Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;
c) “Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư” là lượng nguyên liệu hoặc vật tư hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế thải (trừ phế liệu, phế thải đã tính vào định mức sử dụng) tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
Cách tính định mức, định mức bình quân thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thông báo định mức
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Xây dựng định mức để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
a.2) Thông báo định mức nguyên liệu chính:
Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm. Nguyên liệu chính do doanh nghiệp tự xác định, phù hợp với định mức thực tế và chịu trách nhiệm thông báo với cơ quan hải quan theo mẫu số 23/TBĐM-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này, trong đó phải thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật của sản phẩm.
Khi thực hiện thông báo định mức, doanh nghiệp nộp 01 bản sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) cho cơ quan hải quan để lưu.
a.3) Lưu định mức tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hải quan và xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi doanh nghiệp nộp Bảng thông báo định mức, cơ quan hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận thông báo định mức; trường hợp trong bảng thông báo định mức doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật theo điểm a.2 khoản này thì từ chối tiếp nhận thông báo định mức và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung;
b.2) Lưu định mức, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) do thương nhân thông báo cùng hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan;
b.3) Thực hiện kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất nếu có thông tin nghi vấn định mức đã thông báo với cơ quan hải quan không đúng với thực tế.
Việc kiểm tra định mức thực hiện như kiểm tra định mức đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thời điểm thông báo định mức: Trước hoặc cùng thời điểm đăng ký tờ khai xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức nguyên liệu chính.
4. Điều chỉnh định mức
a) Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp có văn bản giải trình cụ thể lý do và đề nghị được điều chỉnh định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới.
b) Thời điểm điều chỉnh định mức thực hiện trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm có định mức điều chỉnh.
c) Điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm:
c.1) Các trường hợp điều chỉnh:
c.1.1) Do nhầm lẫn tính toán (nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính);
c1.2) Do thay đổi chất lượng nguyên liệu, vật tư, điều kiện sản xuất xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức;
c.2) Điều kiện điều chỉnh định mức:
c.2.1) Cơ quan hải quan còn lưu thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm, sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày);
c.2.2) Doanh nghiệp có đủ cơ sở chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng có định mức điều chỉnh) và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc đề nghị điều chỉnh định mức;
c.3) Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế.
c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp
c.3.1) Có văn bản đề nghị được điều chỉnh định mức gửi cơ quan hải quan, trong đó giải trình rõ lý do được điều chỉnh.
c.3.2) Xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu.
c.3.3) Định mức điều chỉnh thực hiện theo kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan.
c.4) Trách nhiệm của cơ quan hải quan
c.4.1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh định mức của doanh nghiệp;
c.4.2) Kiểm tra điều kiện điều chỉnh định mức;
c.4.3) Chấp nhận định mức điều chỉnh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đủ điều kiện điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm.
c.4.4) Kiểm tra định mức: kiểm tra toàn bộ các trường hợp khai tăng định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan; kiểm tra khi có nghi vấn đối với trường hợp khai giảm định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan không xác định được định mức thì đề nghị trưng cầu giám định tại tổ chức giám định chuyên ngành.
5. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan
a) Tiếp nhận bảng thông báo định mức, bảng đăng ký sản phẩm xuất khẩu;
b) Tiến hành kiểm tra định mức doanh nghiệp đã thông báo như hướng dẫn về kiểm tra định mức như đối với hàng gia công xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6. Doanh nghiệp đăng ký sản phẩm xuất khẩu trước thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm theo mẫu số 24/DMSP-SXXK phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
7. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì việc thông báo, điều chỉnh định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này.
8. Trường hợp doanh nghiệp thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu tại Chi cục hải quan khác với Chi cục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thì việc thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện như sau:
a) Địa điểm thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu:
a.1) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm b.2, khoản 1 Điều 35 Thông tư này: việc thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình SXXK.
a.2) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm c, khoản 1 Điều 35 Thông tư này: doanh nghiệp được lựa chọn một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình nhập kinh doanh nhưng sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
b) Khi thông báo định mức, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp lựa chọn để thông báo định mức. Văn bản thể hiện các nội dung: Tên gọi, chủng loại nguyên vật liệu thuộc từng tờ khai nhập khẩu kinh doanh sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (nêu rõ số, ký hiệu, ngày tháng năm tờ khai nhập khẩu kinh doanh, Chi cục hải quan làm thủ tục).
Chi cục hải quan nơi làm thủ tục thông báo định mức, sau khi đã làm xong thủ tục thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thì thông báo cho các Chi cục hải quan nơi nhập kinh doanh khác biết (nêu rõ tên nguyên liệu, vật tư, số tờ khai nhập kinh doanh có nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu) kèm bản chụp định mức, danh mục sản phẩm xuất khẩu.
1. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm được thực hiện tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu hoặc Chi cục hải quan khác nhưng trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 25/TBXKSP-SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư biết để thực hiện quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và xử lý hoàn thuế, không thu thuế.
Riêng đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu hoặc sản phẩm được xuất khẩu từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu hoặc tại 01 trong 02 Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh nội địa thì không phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập kinh doanh.
Đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu SXXK biết.
2. Thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
1. Nguyên tắc quyết toán
a) Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.
b) Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được sử dụng để quyết toán nhiều lần.
c) Một tờ khai xuất khẩu chỉ được sử dụng để quyết toán một lần.
Riêng một số trường hợp như một lô hàng được quyết toán làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được từng phần. Việc xử lý nguyên liệu, vật tư được quyết toán nhiều lần thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 129 Thông tư này.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo qui định tại Điều 117 Thông tư này.
3. Kiểm tra hồ sơ quyết toán
Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ quyết toán do doanh nghiệp nộp và thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại khoản 7, khoản 8 Điều 127 Thông tư này.
4. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Điều kiện chuyển tiêu thụ nội địa:
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được chuyển tiêu thụ nội địa nếu doanh nghiệp không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan bất khả kháng.
b) Thủ tục hải quan:
b.1) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu ban đầu.
b.2) Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục hải quan đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại, tờ khai nhập khẩu,… và lý do chuyển tiêu thụ nội địa.
b.3) Lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét phê duyệt nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
b.4) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục hải quan phê duyệt, người khai hải quan kê khai trên tờ khai hải quan mới và làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa (trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm nhập khẩu ban đầu).
b.5) Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định; hàng hóa nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa phải kiểm tra thực tế để xác định hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa phù hợp với thông tin trên hồ sơ nhập khẩu ban đầu.
5. Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại cơ sở sản xuất của người khai hải quan thực hiện theo qui định của pháp luật và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp phế liệu, phế phẩm vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy thì thực hiện như hàng hóa của DNCX theo hướng dẫn tại Điều 49 Thông tư này.
1. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu, thông báo định mức, báo cáo quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.
2. Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Thông tư này. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình SXXK; trên tờ khai xuất khẩu ghi rõ “sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại Thông tư này (trừ một số loại hàng hóa theo Thông tư 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công Thương và mặt hàng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, có một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Thủ tục hải quan tạm nhập
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.
b) Hồ sơ hải quan tạm nhập:
Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại thương nhân phải đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan (trường hợp tái xuất qua nhiều cửa khẩu thì có thể lập Bảng kê cửa khẩu xuất kèm tờ khai) và phải nộp 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu.
c) Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.
2. Thủ tục hải quan tái xuất
a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất:
Thủ tục hải quan tái xuất thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.
b) Hồ sơ Hải quan tái xuất:
b.1) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thế hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan xuất khẩu.
b.2) Trường hợp thủ tục tái xuất được thực hiện tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập hàng hóa, ngoài những chứng từ quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp:
b.2.1) 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu có xác nhận của hải quan làm thủ tục tạm nhập;
b.2.2) 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập.
c) Cửa khẩu tái xuất: Thực hiện theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ Công Thương.
d) Trường hợp thương nhân cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì làm thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 61 Thông tư này.
đ) Hàng hoá tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Trong trường hợp vận chuyển bằng container, không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu tái xuất; Trường hợp có lý do chính đáng, thương nhân đề nghị chuyển sang container khác hoặc phương tiện vận tải khác nhưng vẫn đảm bảo điều kiện về niêm phong, giám sát hải quan để tái xuất, Chi cục hải quan nơi giám sát hàng hóa xem xét, quyết định và bố trí công chức giám sát việc chuyển hàng hóa sang container, phương tiện vận tải của thương nhân.
e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
g) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, sau khi đã làm thủ tục hải quan, vào 17 giờ hàng ngày Chi cục hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, quản lý theo quy định.
3. Thời hạn và địa điểm lưu giữ
a) Thời gian lưu giữ:
a.1) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
a.2) Thủ tục, thẩm quyền gia hạn:
Trường hợp thương nhân có văn bản đề nghị gửi Chi cục hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét, chấp nhận gia hạn thời gian lưu giữ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định trong các trường hợp bất khả kháng và hợp đồng mua bán hàng hóa có thay đổi về điều kiện, thời gian giao hàng.
b) Địa điểm lưu giữ:
b.1) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu tạm nhập.
b.2) Hàng tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan phải làm thủ tục đưa vào, đưa ra kho theo hướng dẫn tại Điều 59 Thông tư này; thời hạn gửi kho được tính theo thời hạn hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam.
4. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất
a) Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã làm thủ tục hải quan tạm nhập phải được niêm phong hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh, hàng rời không đủ điều kiện niêm phong Hải quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan bảo quản nguyên trạng và vận chuyển đến cửa khẩu tái xuất. Trên Biên bản bàn giao hàng hóa phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất để giám sát thực xuất khẩu.
b) Hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì phải niêm phong hải quan, thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm e.1 khoản 4 Điều này.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập:
c.1) Niêm phong hàng hóa, lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất (mẫu số 26/BBBG-TNTX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan kèm 02 Biên bản bàn giao cho thương nhân vận chuyển đến cửa khẩu xuất;
c.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý.
c.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập để truy tìm lô hàng.
d) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất:
d.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao.
d.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.
d.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng tái xuất vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
d.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để lưu hồ sơ.
d.5) Công chức hải quan giám sát hàng hóa tái xuất từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên tờ khai hải quan và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm).
d.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu tái xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập, phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập trong việc truy tìm lô hàng.
đ) Trách nhiệm của Đội Kiểm soát hải quan:
Khi nhận được thông tin hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký, trong địa bàn hoạt động của mình, Đội Kiểm soát hải quan chịu trách nhiệm tổ chức truy tìm lô hàng theo đề nghị của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai, trường hợp ngoài địa bàn hoạt động thì báo cáo Cục Điều tra chống buôn lậu để phối hợp truy tìm lô hàng.
e) Trách nhiệm của thương nhân, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa:
e.1) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường, thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, người khai hải quan/người vận tải phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.
e.2) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người khai hải quan/người vận tải phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.
5. Thủ tục hải quan hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa
a) Hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương không được phép chuyển tiêu thụ nội địa. Trường hợp không tái xuất được hoặc không tái xuất hết thì phải tái xuất hết qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn lưu giữ tại Việt Nam.
b) Hàng hóa khác được phép chuyển tiêu thụ nội địa nếu không tái xuất được hoặc không tái xuất hết do đối tác nước ngoài hủy hợp đồng mua bán hàng hóa. Thủ tục hải quan thực hiện như sau:
b.1) Thương nhân có văn bản đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập.
b.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục tạm nhập xem xét phê duyệt nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều này.
b.3) Sau khi được Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt, thương nhân làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa.
1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam: cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo quy định phải xin phép của Bộ Công Thương thì người khai hải quan phải nộp bản chụp, xuất trình bản chính Giấy phép kinh doanh hàng hóa chuyển khẩu cho hải quan giám sát tại cửa khẩu.
3. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
5. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
2. Đối với sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công gia công; nguyên liệu, vật tư dư thừa sau khi quyết toán xong hợp đồng gia công bán tại thị trường Việt Nam thì đăng ký tờ khai hải quan mới theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Thương nhân thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, chính sách thuế như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Thủ tục hải quan cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Hình thức đăng ký tờ khai một lần được áp dụng đối với tất cả các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Tên hàng hóa trên tờ khai hải quan không thay đổi trong thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần;
b) Hàng hoá khai trên tờ khai thuộc cùng một hợp đồng; hợp đồng mua bán hàng hoá có điều khoản quy định giao hàng nhiều lần;
c) Doanh nghiệp là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan.
2. Hiệu lực của tờ khai đã đăng ký
a) Tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Đối với hàng gia công có phụ lục hợp đồng thì tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của phụ lục hợp đồng.
b) Tờ khai chấm dứt hiệu lực trước thời hạn trong các trường hợp:
b.1) Có sự thay đổi chính sách thuế, chính sách quản lý xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng khai trên tờ khai;
b.2) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc hợp đồng hết hiệu lực;
b.3) Doanh nghiệp đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu hết lượng hàng khai trên tờ khai;
b.4) Doanh nghiệp thông báo không tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hết lượng hàng đã khai trên tờ khai hải quan;
b.5) Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá từng lần không đúng về tên hàng, mã số hàng hoá đã khai trên tờ khai hải quan đăng ký một lần;
b.6) Doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần.
b.7) Trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần, doanh nghiệp vi phạm pháp luật dẫn đến không đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Việc làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo hình thức đăng ký tờ khai một lần được thực hiện tại một Chi cục hải quan.
4. Thủ tục đăng ký tờ khai một lần
a) Người khai hải quan phải khai vào tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Một số tiêu chí trên tờ khai tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu (chứng từ vận tải, phương tiện vận tải...) thì không phải khai khi đăng ký tờ khai một lần.
b) Hồ sơ hải quan gồm:
b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 02 bản chính;
b.2) Hợp đồng mua bán hàng hoá được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu: nộp 01 bản chụp;
b.3) Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): nộp 01 bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặc nộp 01 bản chính (nếu hàng hoá khai trên tờ khai một lần là toàn bộ hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu ghi trên giấy phép);
b.4) Sổ và Phiếu theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 quyển (Sổ theo mẫu số 27/STD/2013; Phiếu theo mẫu số 28/PTD/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
c) Chi cục hải quan tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai, trả 01 tờ khai và 01 sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho doanh nghiệp.
5. Thủ tục khi xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
a) Người khai hải quan nộp các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ những giấy tờ đã nộp khi đăng ký tờ khai); xuất trình tờ khai hải quan đã đăng ký, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
b) Lãnh đạo Chi cục hải quan căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro thông báo khi đăng ký tờ khai hải quan và tình hình thực tế tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu từng lần để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan đối với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp.
6. Báo cáo quyết toán tình hình xuất khẩu, nhập khẩu từng lần
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hết hiệu lực, doanh nghiệp phải làm thủ tục báo cáo quyết toán tình hình xuất khẩu, nhập khẩu từng lần với Chi cục hải quan;
a.2) Hồ sơ gồm: tờ khai hải quan, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
b) Chi cục hải quan thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tổng lượng hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào tờ khai hải quan.
1. Giải thích từ ngữ:
a) “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
b) “Người xuất khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp xuất khẩu”): là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
c) “Người nhập khẩu tại chỗ” (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp nhập khẩu”): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
2. Căn cứ để xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
a) Đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
b) Đối với hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
c) Đối với các loại hàng hoá khác: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
3. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
4. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ (theo Phụ lục IV, hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 04 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuất khẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản chụp;
c) Hóa đơn xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu;
d) Các giấy tờ khác theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận đơn - B/L).
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan và giao hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan. Nếu quá thời hạn trên doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ chưa làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, làm tiếp thủ tục hải quan.
6. Thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu:
a.1) Kê khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp nhập khẩu trên 04 tờ khai, trong đó ghi rõ Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu tại ô 29 tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ, ký tên, đóng dấu;
a.2) Giao 04 tờ khai hải quan cho doanh nghiệp xuất khẩu.
a.3) Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai hải quan, chuyển 01 tờ khai hải quan còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ.
b) Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu:
b.1) Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai hải quan;
b.2) Nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu theo qui định;
b.3) Sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu chuyển 03 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp nhập khẩu để làm tiếp thủ tục nhập khẩu.
b.4) Nhận lại 01 tờ khai hải quan do doanh nghiệp nhập khẩu chuyển đến; tờ khai hải quan phải có xác nhận, ký tên, đóng dấu đầy đủ của 04 bên: doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
c.1) Tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
c.2) Tiến hành kiểm tra hàng hoá đối với trường hợp phải kiểm tra;
c.3) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai;
c.4) Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp xuất khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình;
c.5) Fax cho Chi cục hải quan nhập khẩu Tờ khai hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu.
7. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ
a) Sau khi nhận được 03 tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
b.1) Tiếp nhận bản fax tờ khai hải quan xuất khẩu do Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu gửi;
b.2) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp nhập khẩu nộp;
b.3) Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, trừ việc kiểm tra thực tế hàng hóa; kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận đã làm thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan;
b.4) Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 02 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.
b.5) Có văn bản thông báo (mẫu số 29/TBXNKTC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ để theo dõi hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu và cơ quan thuế địa phương đã nối mạng.
8. Tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ có giá trị để quyết toán khi:
Tờ khai hải quan được khai đầy đủ các tiêu chí, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu, hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ, hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.
Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ làm thủ tục tại một Chi cục hải quan, thì Chi cục hải quan này ký xác nhận cả phần hải quan làm thủ tục xuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu.
9. Đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
10. Việc quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 phần V Thông tư này.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư:
a) Đối với dự án đầu tư miễn thuế:
a.1) Đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu.
Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 101 Thông tư này.
a.2) Thủ tục nhập khẩu:
a.2.1) Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá tại một Chi cục hải quan thuận tiện nhất thuộc Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế.
a.2.2) Thủ tục hải quan thực hiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập khẩu thương mại tại Chương I phần II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm một số công việc theo hướng dẫn tại Điều 101, Điều 102 và Điều 103 Thông tư này.
b) Đối với dự án đầu tư không được miễn thuế:
Thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại; doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan nơi có hàng nhập khẩu hoặc nơi xây dựng dự án đầu tư. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư không được miễn thuế theo đúng mục đích trên Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá nhập khẩu miễn thuế
a) Các hình thức thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế của dự án đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
b) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hoá miễn thuế.
c) Thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng, số tiền thuế đã được miễn thuế tương ứng với hàng hóa cần thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa miễn thuế;
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu theo loại hình tương ứng;
c.3) Trường hợp nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu huỷ thì phải thực hiện việc kê khai, tính thuế trên tờ khai hải quan mới theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 11 Thông tư này. Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu tương ứng; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu, trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu miễn thuế doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu.
Trường hợp nhượng bán cho doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thì hàng hóa miễn thuế phải được trừ vào Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế đã được cấp của doanh nghiệp được chuyển nhượng.
c.4) Khi tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển để vận chuyển ra nước ngoài
a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá lập Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển theo mẫu số 30/BKTrC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
b) Hồ sơ hải quan gồm: 02 bản chính Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển.
c) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra theo quy định.
2. Thanh khoản hàng hoá đóng trong container trung chuyển
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hàng hoá đưa hết ra khỏi cảng trung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển phải thực hiện thanh khoản hàng hoá đóng trong container trung chuyển.
b) Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá 15 ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo và đối chiếu với hải quan khu trung chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại khu vực trung chuyển.
3. Việc giải quyết hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện như việc giải quyết hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng biển hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt Nam.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển.
1. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan:
a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát hải quan. Hàng hoá thuộc loại hình nào thì áp dụng quy trình thủ tục hải quan hiện hành theo loại hình đó;
b) Hàng hoá sau đây được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu: Văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
c) Hàng hoá sau đây không phải làm thủ tục hải quan:
c.1) Hàng hóa do cư dân đưa từ nội địa vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc đối tượng không áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0% theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ;
c.2) Hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc qua sơ chế thông thường của cư dân tự sản xuất, đánh bắt đưa từ khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào nội địa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính.
d) Hàng hoá từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không được mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 116/2010/TT-BTC ngày 04/08/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.
2. Khi đưa hàng hoá từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, người khai hải quan phải khai trên tờ khai hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan, khai thuộc đối tượng không chịu thuế (trừ mặt hàng không được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng nhập khẩu).
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất kinh doanh phải đăng ký tên sản phẩm sản xuất, tên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm với cơ quan hải quan. Việc thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng bán trong khu phi thuế quan thực hiện trước khi báo cáo nhập - xuất - tồn. Thông báo định mức đối với loại hình gia công, nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo quy định đối với hai loại hình này.
Trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất hàng hóa bán vào thị trường nội địa thì khi đăng ký tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan phải đăng ký và khai tên, lượng hàng, chủng loại, trị giá nhập khẩu của từng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện; tên sản phẩm sản xuất tại khu phi thuế quan để bán vào thị trường nội địa có sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan
a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu tại Chi cục hải quan ở nội địa hoặc Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan. Trường hợp thủ tục hải quan được làm tại Chi cục hải quan ở nội địa thì việc vận chuyển hàng đến khu phi thuế quan được thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan.
b) Việc kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp hàng hoá đưa vào khu phi thuế quan do Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan làm thủ tục, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra lại hàng hoá theo quy định.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài
a) Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu.
b) Hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài thì khi làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).
5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa
a) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu; doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu là trụ sở của Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan.
b) Để làm cơ sở cho doanh nghiệp nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau:
b.1) Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được sản xuất tại khu phi thuế quan, trước khi làm thủ tục xuất khẩu phải thông báo với cơ quan hải quan định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, cấu thành trong sản phẩm sản xuất.
Khi làm thủ tục xuất phải khai rõ trên tờ khai xuất khẩu tên, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm đó.
b.2) Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì khi làm thủ tục xuất khẩu vào nội địa, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).
b.3) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp.
6. Gia công hàng hoá giữa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanh nghiệp nội địa
a) Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công hàng hoá cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công đó tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thủ tục hải quan thực hiện như nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.
b) Trường hợp doanh nghiệp nội địa đặt doanh nghiệp trong khu phi thuế quan gia công hàng hoá: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan cho hợp đồng gia công đó tại tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan hoặc Chi cục hải quan trong nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện như doanh nghiệp nội địa đặt gia công tại nước ngoài.
7. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa
a) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa phải nộp thuế theo quy định đối với hàng nhập khẩu trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan.
Đối với khách mua hàng là đối tượng được mua hàng miễn thuế theo định mức tại khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào nội địa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quy chế hoạt động của Khu phi thuế quan thì phải nộp thuế phần hàng hoá vượt định mức miễn thuế.
b) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân (dưới đây viết tắt là CMND) hoặc hộ chiếu (đối với khách hàng là người nước ngoài) với doanh nghiệp bán hàng khi mua hàng và hải quan giám sát cổng khi mang hàng ra khỏi khu phi thuế quan.
c) Khi bán hàng cho khách, doanh nghiệp bán hàng phải có hoá đơn bán hàng và sổ theo dõi bán hàng, trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, số CMND hoặc số hộ chiếu của người mua hàng; số lượng, đơn giá, trị giá hàng hoá bán cho từng người mua.
d) Tuỳ theo điều kiện cụ thể tại từng khu phi thuế quan, việc thu thuế đối với hàng hoá mua tại khu phi thuế quan đưa vào nội địa thực hiện theo một trong hai cách sau:
d.1) Người mua hàng kê khai nộp thuế tại hải quan cổng kiểm soát khu phi thuế quan:
d.1.1) Người mua hàng trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan phải kê khai hàng hoá thuộc diện nộp thuế vào tờ khai phi mậu dịch; nộp tờ khai, xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hàng hoá, hoá đơn bán hàng (liên dành cho người mua hàng ) cho Hải quan cổng khu phi thuế quan;
d.1.2) Hải quan cổng khu phi thuế quan: Đối chiếu Giấy chứng minh nhân dân do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với tờ khai hải quan và hoá đơn bán hàng; nếu phù hợp thì viết biên lai thu thuế và thu tiền thuế, nộp tiền thuế thu được vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định pháp luật
d.2) Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế:
d.2.1) Việc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2013/NĐ-CP. Trách nhiệm của bên được uỷ nhiệm, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
d.2.2) Khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan, người mua hàng phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, hàng hoá, hoá đơn mua hàng, biên lai thu thuế cho Hải quan giám sát cổng khu phi thuế quan;
d.2.3) Hải quan cổng khu phi thuế quan có trách nhiệm: đối chiếu CMND do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế. Nếu qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện có sự không phù hợp giữa người mang hàng với ảnh người trong CMND; giữa số CMND ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế với số trong CMND do người mang hàng xuất trình; giữa hàng hoá mang ra với hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
8. Giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào, đi qua khu phi thuế quan
a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có cổng kiểm soát hải quan để giám sát hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan.
b) Hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá vận chuyển qua khu phi thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải đi qua cổng kiểm soát hải quan và phải chịu sự giám sát của Hải quan cổng kiểm soát này.
c) Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hoá từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyến đường do Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phi thuế quan quy định.
9. Thủ tục hải quan và giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan (đối với khu phi thuế quan gắn liền với cửa khẩu đường bộ) thực hiện theo quy định đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
10. Chế độ báo cáo nhập-xuất-tồn:
a) Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan: định kỳ sáu tháng một lần phải báo cáo cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn; thời hạn nộp báo cáo chậm nhất sau kỳ báo cáo 15 ngày.
Hồ sơ báo cáo gồm:
a.1) Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 31/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.2) Bảng tổng hợp hoá đơn nguyên liệu, vật tư mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 32/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.3) Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 33/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này );
a.4) Bảng tổng hợp hoá đơn sản phẩm bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 34/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.5) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 35/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.6) Bảng báo cáo nguyên liệu, vật tư nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 36/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
a.7) Hoá đơn (bản chụp) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có);
a.8) Hoá đơn (bản chụp) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần tuý trong khu phi thuế quan thì một tháng một lần phải báo cáo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho với cơ quan hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo chậm nhất là ngày thứ 15 của tháng tiếp theo.
Hồ sơ báo cáo gồm:
b.1) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 37/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
b.2) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nội địa trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 38/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.3) Bảng tổng hợp hàng hoá mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản (mẫu số 39/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.4) Bảng tổng hợp hàng hoá bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 40/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.5) Bảng tổng hợp hàng hoá xuất khẩu trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu số 41/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.6) Bảng báo cáo hàng hoá nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu số 42/HSBC-PTQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b.7) Hoá đơn (bản chụp) mua hàng, bán hàng tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).
c) Đối với hàng gia công: thực hiện theo quy định đối với loại hình gia công.
d) Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa kinh doanh thương mại thuần tuý, vừa gia công hàng hoá: loại hình nào báo cáo theo loại hình đó.
đ) Kiểm tra báo cáo nhập-xuất-tồn:
đ1) Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng hàng hóa.
đ2) Cơ quan Hải quan thực hiện tiếp nhận báo cáo nhập-xuất-tồn do doanh nghiệp nộp; trên báo cáo nhập-xuất-tồn ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức hải quan tiếp nhận.
Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; kiểm tra hàng tồn kho nếu xét thấy cần thiết; nếu phát hiện vi phạm pháp luật, hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan bị thẩm lậu vào nội địa thì xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Trường hợp phát hiện hàng từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan, sau đó thẩm lậu trở lại nội địa thì hải quan quản lý khu phi thuế quan thông báo cho Cục thuế nơi có trụ sở doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào khu phi thuế quan biết để phối hợp xử lý.
1. Nguyên tắc chung
a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chế xuất và DNCX ngoài khu chế xuất.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp áp dụng phương thức điện tử, các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính trong trường hợp Thông tư có quy định.
c) DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa là văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay) mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
d) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX không phải làm thủ tục hải quan.
đ) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về DNCX, hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩu xuất.
e) Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
g) Trong một kỳ báo cáo, DNCX phải thông báo định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả tỷ lệ hao hụt) với cơ quan hải quan chậm nhất vào thời điểm nộp báo cáo nhập-xuất-tồn.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: tại Chi cục hải quan quản lý DNCX.
b) Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục hải quan nơi có cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nội địa.
c) Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan quản lý DNCX nhận gia công.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
a) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài:
a.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định: Căn cứ văn bản đề nghị nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định của giám đốc DNCX kèm danh mục hàng hoá (chi tiết tên hàng, lượng hàng, chủng loại), cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
a.2) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế.
b) Đối với hàng hoá của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ việc kê khai tính thuế.
c) Hàng hoá của DNCX bán vào nội địa:
c.1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.
c.2) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
d) Đối với hàng hoá do doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.
đ) Hàng hoá gia công:
đ.1) Đối với hàng hoá do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
đ.2) Đối với hàng hoá do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài.
đ.3) Hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
e) Đối với hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau:
e.1) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thì thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ);
e.2) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan;
e.3) Đối với hàng hóa luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất nhưng các doanh nghiệp chế xuất này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty thì được lựa chọn không phải làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ). Quy định này áp dụng cho cả các doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
g) Đối với hàng hoá của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, DNCX có văn bản thông báo: tên hàng, số lượng, lý do, thời gian sửa chữa, không phải đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, xác nhận khi hàng đưa trở lại DNCX. Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà không đưa hàng trở lại thì xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng.
h) Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy. Quy định này áp dụng cho cả doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
i) Hàng hóa của DNCX tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại, trừ việc kê khai tính thuế.
4. Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX
a) Doanh nghiệp chế xuất nộp Báo cáo nhập - xuất - tồn một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục hải quan quản lý DNCX. Đối với doanh nghiệp ưu tiên đã được Tổng cục Hải quan công nhận thì được lựa chọn nộp báo cáo nhập - xuất - tồn theo năm dương lịch, vào cuối quý I của năm sau hoặc theo quý.
b) Báo cáo nhập - xuất - tồn (mẫu số 43/HSBC-CX/2013 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính.
Riêng đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi...) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX thì thực hiện như sau:
DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập-xuất-tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan hải quan.
Riêng đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý DNCX nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý.
DNCX tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.
Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
c) Kiểm tra báo cáo nhập-xuất-tồn:
c1) Cơ quan hải quan tiếp nhận báo cáo nhập-xuất-tồn do DNCX nộp, ký tên, đóng dấu công chức ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận trên báo cáo nhập-xuất-tồn. Trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, Chi cục hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra xác suất để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
c.2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo hàng hoá nhập - xuất - tồn theo quý hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo hàng hoá nhập - xuất - tồn theo năm, Chi cục hải quan quản lý DNCX nếu phát hiện có dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại thì chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định.
d) Việc xử lý đối với tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau:
d.1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất:
d.1.1) Thanh lý tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu;
d.1.2) Xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;
d.1.3) Thực hiện việc thu thuế theo quy định;
d.1.4) Thời điểm thanh lý và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi.
d.2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang doanh nghiệp chế xuất:
d.2.1) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
d.2.2) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan.
5. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định
a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM.
b) Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục hải quan quản lý DNCX.
c) Thủ tục thanh lý
c.1) Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày tháng năm gửi Chi cục hải quan quản lý DNCX.
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì mở tờ khai theo loại hình tương ứng, thu thuế theo quy định.
c.3) Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan.
6. Kết thúc xây dựng công trình, DNCX phải thực hiện báo cáo quyết toán đối với hàng hoá nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định đối với hàng hoá nhập thừa hoặc sử dụng không đúng mục đích.
7. Giám sát hải quan đối với phế thải của DNCX vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy
a) Trách nhiệm của DNCX:
a.1) Thông báo cho Chi cục hải quan quản lý DNCX thời gian bàn giao phế thải cho người vận chuyển.
a.2) Vận chuyển và tiêu hủy phế thải theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản hướng dẫn.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý DNCX:
Sau khi nhận được thông báo của DNCX, Chi cục hải quan quản lý DNCX có trách nhiệm:
b.1) Kiểm tra Giấy phép quản lý phế thải nguy hại (Giấy phép phải còn hiệu lực, phế thải của DNCX đưa đi xử lý phải phù hợp với phế thải được phép vận chuyển, xử lý ghi trong Giấy phép), hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải;
b.2) Kiểm tra phế thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (phế thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được và các hàng hóa khác);
b.3) Giám sát việc đưa phế thải vào phương tiện vận chuyển phế thải; giám sát việc vận chuyển phế thải ra khỏi ranh giới khu chế xuất, DNCX.
b.4) Lập biên bản kiểm tra, giám sát có xác nhận của DNCX, người vận chuyển phế thải (Biên bản ghi rõ thời gian kiểm tra, giám sát; công chức Hải quan kiểm tra, giám sát; tên DNCX có phế thải, người đại diện DNCX thực hiện bàn giao phế thải; doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải; người vận chuyển phế thải; số hiệu phương tiện vận chuyển phế thải; tên phế thải; những nội dung đã kiểm tra, giám sát …); biên bản lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
b.5) Cơ quan hải quan không thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa chất thải khi vận chuyển chất thải đến địa điểm khác ngoài khu chế xuất, DNCX để xử lý.
c) Khi nhận được chứng từ chất thải nguy hại từ chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, DNCX (chủ nguồn thải) sao liên số 4 gửi cho Chi cục hải quan quản lý DNCX. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ nhập - xuất - tồn hoặc đột xuất, Chi cục hải quan quản lý DNCX kiểm tra sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chứng từ chất thải nguy hại lưu tại DNCX.
8. Hàng hóa của DNCX có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo qui định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ và các quy định của Bộ Công Thương.
Thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX như sau:
a) DNCX thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; việc kê khai thuế nội địa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã nhập khẩu của DNCX thực hiện quyền nhập khẩu:
b.1) Khi bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
b.2) Khi bán cho DNCX khác thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e khoản 3 Điều này.
c) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX thực hiện quyền xuất khẩu:
c.1) Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 3 Điều này.
c.2) Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 3 Điều này.
c.3) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 3 Điều này; DNCX thực hiện kê khai tính thuế xuất khẩu (nếu có).
9. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX thuê kho để chứa hàng hóa của doanh nghiệp theo qui định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP:
a) DNCX được thuê kho trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và thuộc địa bàn quản lý của Chi cục hải quan quản lý DNCX để lưu giữ nguyên liệu, vật tư và thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính DNCX.
b) Trước khi đưa hàng vào kho, DNCX phải thông báo cho Chi cục hải quan quản lý DNCX các thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê kho. Hàng hóa chỉ được đưa vào kho sau khi được Chi cục hải quan quản lý DNCX chấp nhận bằng văn bản.
c) DNCX chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra kho và định kỳ vào ngày 15 của tháng đầu quý sau phải báo cáo tình trạng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho cho Chi cục hải quan quản lý DNCX.
d) Định kỳ hàng quý, Chi cục hải quan quản lý DNCX thực hiện kiểm tra tình trạng hàng hóa gửi kho hoặc thực hiện kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nghi vấn hàng hóa gửi kho không đúng hoặc tiêu thụ nội địa hàng hóa gửi kho.
1. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế, nhưng chưa phải nộp thuế .
Doanh nghiệp phải khai hồ sơ hải quan riêng biệt cho phần nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế và đăng ký lượng sản phẩm xuất khẩu cho một năm kế hoạch.
2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế được thực hiện theo quy định đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc xử lý hàng hoá gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất, không đáp ứng yêu cầu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
3. Báo cáo nhập - xuất - tồn
a) Kết thúc năm (ngày 31/12 hàng năm), chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếp theo, doanh nghiệp phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và tổng lượng nguyên liệu đã nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, tổng hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và tổng lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu, tái xuất và tiêu huỷ gửi cơ quan hải quan.
b) Theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn, thủ tục nộp thuế, hoàn thuế hàng hoá nhập khẩu vào kho bảo thuế.
b.1) Việc theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của kho bảo thuế được thực hiện như theo dõi báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp chế xuất hướng dẫn tại khoản 4 Điều 49 Thông tư này.
b.2) Trường hợp số lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu và tái xuất ít hơn số lượng nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế thì doanh nghiệp phải nộp thuế cho phần nguyên liệu chưa xuất khẩu của các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu quá thời hạn 365 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan hải quan đến ngày báo cáo; số nguyên liệu chưa đến thời hạn phải nộp thuế sẽ được chuyển sang năm tài chính tiếp theo để báo cáo nhập - xuất - tồn.
b.3) Số lượng nguyên liệu đã nộp thuế nhưng sau đó được đưa vào sản xuất và xuất khẩu sẽ được xét hoàn thuế theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này.
4. Kiểm tra, giám sát kho bảo thuế
a) Việc kiểm tra, giám sát kho bảo thuế thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
b) Định kỳ 01 năm 01 lần Chi cục hải quan quản lý kho bảo thuế thực hiện kiểm tra việc tổ chức quản lý kho bảo thuế của doanh nghiệp, gồm:
b.1) Kiểm tra việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.
b.2) Kiểm tra việc duy trì hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu; xuất kho, nhập kho.
b.3) Kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu số liệu tồn kho thực tế với tồn kho trên hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi kho bảo thuế, báo cáo nhập – xuất – tồn của doanh nghiệp.
c) Kiểm tra đột xuất hàng tồn kho:
c.1) Thực hiện khi có thông tin doanh nghiệp tiêu thụ nguyên vật liệu được bảo thuế vào nội địa.
c.2) Khi có nghi vấn gian lận định mức phải áp dụng biện pháp kiểm tra định mức tại doanh nghiệp.
1. Hàng hóa được đưa vào CFS bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đưa vào CFS là hàng hoá chưa làm xong thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
b) Hàng hoá xuất khẩu đưa vào CFS là hàng hoá đã làm xong thủ tục hải quan hoặc hàng hoá đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại CFS.
2. Các dịch vụ được thực hiện trong CFS
a) Đối với hàng xuất khẩu: Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa.
Đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các CFS trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
b) Đối với hàng nhập khẩu: Được phép chia tách để làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
3. Thời hạn gửi CFS:
Hàng hóa đưa vào CFS được lưu giữ tối đa trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa vào kho. Quá thời hạn trên, Chi cục hải quan quản lý CFS yêu cầu chủ kho phải làm thủ tục đưa hàng hóa đó ra khỏi CFS hoặc xử lý như đối với hàng hóa nhập khẩu bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan.
4. Giám sát hải quan:
a) CFS, hàng hóa lưu giữ, phương tiện vận tải ra, vào và các dịch vụ thực hiện trong CFS phải chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan.
b) Giám sát hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải đưa vào, đưa ra CFS và giám sát việc thực hiện các dịch vụ trong CFS thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, Điều 18 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
5. Hàng hóa từ CFS đưa vào nội địa (bao gồm: hàng từ nước ngoài chưa làm thủ tục nhập khẩu và hàng đã làm thủ tục xuất khẩu gửi CFS) phải làm thủ tục hải quan theo các loại hình tương ứng.
1. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Đối với hàng tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại Điều 100 Thông tư này, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập, tạm xuất) người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất về thời hạn còn lại sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập, tạm xuất để cơ quan hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ.
2. Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.
3. Thời hạn tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu. Hết thời hạn tạm nhập, tạm xuất người khai hải quan phải thực hiện ngay việc tái xuất, tái nhập và thanh khoản hồ sơ với Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất;
Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì trước khi hết hạn tạm nhập, tạm xuất người khai hải quan có văn bản đề nghị, nếu được Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất đồng ý thì được gia hạn thời gian tạm nhập, tạm xuất theo thỏa thuận với bên đối tác; Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu (mua, bán, biếu, tặng) máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan như hàng hóa tạm nhập, tạm xuất chuyển tiêu thụ nội địa, cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chuyển quyền sở hữu gửi Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
b) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục phê duyệt, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu, xuất khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển quyền sở hữu (trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm tạm nhập, tạm xuất).
1. Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa và sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay nước ngoài:
a) Người khai hải quan
a.1) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh thì người khai hải quan là người điều khiển phương tiện.
a.2) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu thì người khai hải quan là đại lý hãng tàu đó.
b) Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định tại Điều 73 và Điều 100 Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay nước ngoài tạm nhập - tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam:
Tàu biển, tàu bay của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm nhập vào Việt Nam để sửa chữa, bảo dưỡng phải làm thủ tục hải quan như quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:
a) Hồ sơ hải quan:
Ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan 01 bản chụp hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với đối tác nước ngoài;
b) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập.
c) Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với bên đối tác nước ngoài và đăng ký với Chi cục hải quan cửa khẩu.
d) Kiểm tra, giám sát hải quan:
d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế tàu biển, tàu bay tạm nhập, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng;
d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin tàu biển, tàu bay trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế tàu biển, tàu bay tái xuất, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ và đến khi thực xuất ra nước ngoài.
Riêng linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để sửa chữa hoặc sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay ký với đối tác nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:
a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, phải nộp thêm 01 bản chụp văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập-tái xuất để giới thiệu sản phẩm).
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu.
c) Thời hạn tái xuất, tái nhập
c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan.
c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh:
a) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.
b) Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
c) Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập trên cơ sở xác nhận của cơ quan tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh từ thiện.
5. Hàng tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài
a) Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
b) Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại quy định tại Phần III Thông tư này.
c) Địa điểm làm thủ tục tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu.
6. Hàng hóa do nhà thầu phụ, tổ chức, cá nhân tạm nhập tái xuất để phục vụ hoạt động dầu khí theo hợp đồng thuê, mượn hay hợp đồng dịch vụ.
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu.
b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, người khai hải quan phải nộp thêm:
b.1) Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: 01 bản chính;
b.2) Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa: 01 bản chụp;
c) Thời hạn tạm nhập tái xuất:
Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và phải đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập – tái xuất để tiếp tục thực hiện hoạt động dầu khí thì có văn bản đề nghị Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập gia hạn theo thỏa thuận với đối tác.
d) Kiểm tra, giám sát hải quan:
d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế thiết bị phục vụ khai thác dầu khí;
d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế hàng hóa tái xuất;
7. Thanh khoản tờ khai tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập
a) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thanh khoản tờ khai hàng tạm nhập, tạm xuất. Trường hợp tái xuất tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan để thanh khoản hồ sơ theo quy định. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì sau khi hoàn thành thủ tục tái nhập, người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định.
b) Thời hạn thanh khoản: thực hiện như đối với thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 127 Thông tư này
c) Hồ sơ thanh khoản gồm:
c.1) Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tạm xuất trong đó nêu cụ thể tờ khai tạm nhập - tờ khai tái xuất, lượng hàng hoá tạm nhập, lượng hàng hoá tái xuất tương ứng và tương tự đối với trường hợp tạm xuất - tái nhập;
c.2) Tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất hoặc tờ khai tạm xuất, tờ khai tái nhập;
c.3) Các giấy tờ khác có liên quan.
8. Thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa.
Hàng hóa tạm nhập-tái xuất quy định tại Điều này nếu chuyển tiêu thụ tại Việt Nam thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 52 Thông tư này.
Riêng hàng hóa tạm nhập tái xuất để tham gia hội chợ, triển lãm nếu được bán, tặng tại hội chợ, triển lãm thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai, nộp thuế trên tờ khai nhập khẩu phi mậu dịch với Chi quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập.
1. Các phương tiện này bao gồm:
a) Container rỗng có hoặc không có móc treo;
b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng (flex tank).
2. Thủ tục hải quan
a) Đối với phương tiện của hãng vận tải
a.1) Khi nhập khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở, trong đó có liệt kê cụ thể các phương tiện nhập khẩu.
a.2) Khi xuất khẩu, đại lý vận tải nộp 01 Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải (theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này); người vận chuyển hoặc đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở.
b) Trường hợp các phương tiện trên không phải của hãng vận tải, người khai hải quan (người có hàng hoá đã hoặc sẽ chứa trong các phương tiện thuê từ nước ngoài hoặc người có phương tiện quay vòng hoặc người được chủ phương tiện quay vòng ủy quyền) cam kết sử dụng phương tiện quay vòng đúng mục đích tại bảng kê (theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) để làm thủ tục theo phương thức quay vòng.
c) Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất theo dõi, đối chiếu, xác nhận về số lượng phương tiện tạm xuất, tạm nhập; kiểm tra thực tế khi có nghi vấn.
d) Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau:
d.1) Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập và làm thủ tục tạm nhập giải trình rõ lý thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng.
d.2) Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan, cụ thể như sau:
d.2.1) Tiếp nhận bảng kê tạm nhập đã đăng ký và làm thủ tục tạm nhập;
d.2.2) Hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai hải quan theo loại hình nhập kinh doanh, kê khai, tính thuế và thực hiện thu thuế (thời điểm tính thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan) theo hướng dẫn tại khoản 8, Điều 11 Thông tư này;
d.2.3) Xử lý vi phạm về thời hạn tạm nhập - tái xuất và tính chậm nộp (nếu có);
d.2.4) Sau khi hoàn thành thủ tục thu thuế, tiền chậm nộp và xử lý vi phạm (nếu có) thì thực hiện thanh khoản bảng kê tạm nhập.
3. Phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ….) không phải là container, bồn mềm thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, điểm c khoản 4 Điều 53 Thông tư này.
1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại:
a) Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập.
b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập.
3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ hoặc để tái xuất đi nước thứ ba; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại;
a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp;
a.4) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chính hoặc bản chụp.
b) Cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ giấy phép nhập khẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành). Hàng hóa tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá được mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây.
c) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư này và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây; các trường hợp khác thực hiện thu đủ các loại thuế theo quy định.
d) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập.
5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;
a.2) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản chụp.
b) Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với hàng hóa đã được mô tả chi tiết trên tờ khai tạm nhập để xác định sự phù hợp của hàng hóa khi tái xuất với khi tạm nhập.
c) Trường hợp hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau:
c.1) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công
c.1.1) Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP; hoặc
c.1.2) Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam.
c.2) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
6. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu hai đơn vị Hải quan này là hai Chi cục hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm d khoản 4 Điều này để xử lý thuế theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư này.
1. Trường hợp hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu
a) Nơi làm thủ tục xuất khẩu: tại Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó. Trường hợp hàng xuất khẩu qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất.
b) Hồ sơ hải quan gồm:
b.1) Văn bản giải trình của doanh nghiệp về việc xuất khẩu hàng;
b.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;
b.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính;
b.4) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chính hoặc bản chụp;
b.5) Hợp đồng bán hàng cho nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan (nếu hàng xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan): nộp 01 bản chụp.
b.6) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.
c) Thủ tục hải quan thực hiện như đối với với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng thương mại. Hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu mẫu lưu hàng hoá lấy khi nhập khẩu (nếu có lấy mẫu); đối chiếu mô tả hàng hoá trên tờ khai nhập khẩu với thực tế hàng hoá xuất khẩu; ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và việc xác định sự phù hợp giữa hàng hoá thực xuất khẩu với hàng hoá trước đây đã nhập khẩu.
d) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục xuất khẩu trả lại xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư này và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu trước đây.
2. Trường hợp hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám sát hải quan, nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng hải quan tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.
Việc quản lý hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư này và các Thông tư số 99/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế; Quyết định số 93/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan vào kho ngoại quan.
a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan
Hàng hoá theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP được gửi kho ngoại quan.
b) Hồ sơ nộp cho Hải quan kho ngoại quan bao gồm:
b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính.
b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan: 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan).
Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp.
Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan.
b.3) Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính;
b.4) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa đưa khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp;
b.5) Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 01 bản chụp.
b.6) Các chứng từ khác theo yêu cầu quản lý của Bộ, ngành có liên quan.
c) Thủ tục hải quan
c.1) Đăng ký tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan.
c.2) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng hoá nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho; nếu phát hiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá.
c.3) Công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá đã nhập kho vào tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan, nhập máy theo dõi hàng hoá nhập/xuất kho.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan
a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan:
a.1) Các loại hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công tái chế, sau đó đưa trở lại kho ngoại quan theo chỉ định của nước ngoài.
b) Hồ sơ hải quan:
b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;
b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan).
Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp.
b.3) Giấy uỷ quyền gửi hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;
b.4) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo từng loại hình tương ứng, kèm bản kê chi tiết (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính (bản lưu người khai hải quan);
b.5) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp buộc tái xuất): 01 bản chụp.
c) Thủ tục hải quan:
c.1) Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trong bộ hồ sơ; đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho ngoại quan như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho ngoại quan nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
c.2) Xác nhận “hàng đã đưa vào kho ngoại quan” trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư này.
3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, đưa vào các khu phi thuế quan:
a) Hồ sơ hải quan gồm:
a.1) Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính;
a.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan): nộp 1 bản chụp;
a.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho): 01 bản chính;
a.4) Phiếu xuất kho: 01 bản chính.
b) Thủ tục hải quan:
b.1) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất.
b.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài chỉ được xuất qua các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính hoặc các địa điểm khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
b.3) Hàng hoá của một lần nhập kho khai trên tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan được đưa ra khỏi kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp hàng đưa ra khỏi kho và đưa ra nước ngoài nhiều lần, qua nhiều cửa khẩu khác nhau trong cùng một thời điểm thì được sử dụng tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản chụp có đóng dấu xác nhận của Chi cục hải quan kho ngoại quan để làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất.
b.4) Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; trường hợp kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất thì hải quan kho ngoại quan xác nhận ngay sau khi xếp hàng lên phương tiện.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa
a) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:
a.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế;
a.3) Máy móc, thiết bị của nhà thầu nước ngoài đưa vào nội địa để thi công hoặc của doanh nghiệp thuê để thực hiện hợp đồng gia công, khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo;
a.4) Hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, gửi kho ngoại quan được nhập khẩu trở lại nội địa theo loại hình tương ứng.
b) Hàng hóa không được đưa vào kho ngoại quan trong các trường hợp sau đây:
b.1) Hàng hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
b.2) Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu;
b.3) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng hoặc Danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương.
c) Thủ tục hải quan:
c.1. Người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng, sau đó chủ kho thực hiện thủ tục xuất kho ngoại quan.
c.2. Trường hợp hàng gửi kho ngoại quan làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì hồ sơ hải quan đối với từng lần nhập khẩu được chấp nhận bộ chứng từ bản chụp (gồm vận đơn, bản kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ) có đóng dấu xác nhận của Hải quan kho ngoại quan, bản chính của các chứng từ do Hải quan kho ngoại quan lưu.
c.3. Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu, tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.
d) Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.
5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất
a) Trách nhiệm của chủ hàng/chủ kho ngoại quan
a.1) Lập Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 03 bản;
a.2) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường, thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, chủ hàng/chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.
a.3) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải/chủ kho ngoại quan phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan:
b.1) Xác nhận trên 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất; Niêm phong hàng hóa và lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan (gồm: 02 Biên bản bàn giao; 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất và bản chụp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan) cho chủ kho/người vận tải để vận chuyển đến cửa khẩu xuất;
b.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17giờ hàng ngày để phối hợp theo dõi, quản lý.
b.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu xuất, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục hải quan quản lý kho ngoại quan để truy tìm lô hàng.
c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất:
c.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao.
c.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.
c.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng xuất kho vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
c.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục hải quan cửa khẩu quản lý kho ngoại quan để lưu hồ sơ.
c.5) Công chức hải quan cửa khẩu xuất giám sát hàng hóa từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất, trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm) và gửi lại cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để lưu giữ, thanh khoản tờ khai.
c.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để phối hợp trong việc truy tìm lô hàng.
6. Thủ tục vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam
a) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi có kho ngoại quan đang chứa hàng) giải quyết.
b) Thủ tục hải quan đưa hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác áp dụng thủ tục đối với hàng chuyển cửa khẩu.
c) Thời gian của hợp đồng thuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hoá được đưa vào kho ngoại quan đầu tiên.
7. Quản lý hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan
a) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại.
b) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ mới) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) khai, nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau:
b.1) Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính
b.2) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới: 01 bản chính
b.3) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp
b.4) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới: 01 bản chụp
Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.
c) Sau khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mới, Chi cục hải quan quản lý kho thực hiện việc thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan cũ.
d) Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.
8. Thủ tục thanh lý hàng tồn đọng trong kho ngoại quan thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
9. Quản lý hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan
a) Trường hợp chủ kho ngoại quan được chủ hàng ủy quyền thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan thì chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải quan, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải xuất trình thẻ nhân viên đại lý hải quan.
b) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan thường xuyên kiểm tra hoạt động của kho ngoại quan; yêu cầu chủ kho ngoại quan phải có sơ đồ xếp hàng hóa trong kho và sắp xếp hợp lý các khu vực chứa hàng hoặc khu vực thực hiện các dịch vụ trong kho.
c) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan bố trí công chức chuyên trách thực hiện việc giám sát kho ngoại quan và các hoạt động của kho ngoại quan; Hàng hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác phải chịu sự giám sát hải quan;
d) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết; trường hợp hàng hóa hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực xuất khẩu thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để tiến hành xử lý theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều này.
đ) Định kỳ 06 tháng một lần, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày hết kỳ báo cáo, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho (theo mẫu số 45/BC-KNQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).
e) Thanh khoản tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thực xuất khẩu, chủ kho ngoại quan phải nộp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan để Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan. Việc xác nhận và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất.
g) Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Công Thương-Tài chính -Giao thông vận tải - Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Y tế và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới.
1. Nguyên tắc chuyển cửa khẩu
Thủ tục chuyển cửa khẩu được thực hiện đồng thời với thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Khi làm thủ tục hải quan, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ các thông tin về hàng hóa, địa điểm chuyển cửa khẩu trên tờ khai hải quan để thực hiện chuyển cửa khẩu.
2. Giám sát đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu
a) Đối với hàng xuất khẩu:
a.1) Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này), giao cho người khai hải quan, kèm bản chính tờ khai hải quan đã làm xong thủ tục hải quan (bản của người khai hải quan) để chuyển đến hải quan cửa khẩu xuất
a.2) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa do Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến, công chức Hải quan cửa khẩu xuất phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ và hàng hoá, ký xác nhận Biên bản bàn giao.
b) Đối với hàng nhập khẩu:
b.1) Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan chuyển tờ khai hải quan cho người khai để chuyển đến hải quan cửa khẩu nhập.
b.2) Chậm nhất 04 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức Hải quan cửa khẩu nhập phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ, bàn giao hàng hóa và tờ khai hải quan, trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra thực tế thì lập 02 bản Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu giao người khai hải quan chuyển đến hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm tiếp thủ tục.
3. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu của doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhưng không có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc có Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu nhưng ở xa cửa khẩu/cảng không thuận tiện cho doanh nghiệp có hàng chuyển cửa khẩu thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao nhiệm vụ cho Chi cục hải quan phù hợp làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
4. Hàng hoá là thiết bị văn phòng (bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm...) hoặc hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại nhưng phục vụ trực tiếp cho hoạt động của chính doanh nghiệp nếu đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu.
5. Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (tiếng Anh là Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD):
a) Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD) không được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các trường hợp có quy định khác của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu của DNCX; nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công có vận đơn ghi cảng đích là ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ ICD về Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công để làm tiếp thủ tục hải quan. Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu doanh nghiệp đề nghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục hải quan ICD tiến hành kiểm tra thực hàng hoá theo đề nghị của Chi cục hải quan quản lý DNCX, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công.
6. Chuyển cửa khẩu đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan/CFS
a) Hàng hoá đã làm thủ tục xuất khẩu gửi kho ngoại quan/CFS được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS ra cửa khẩu xuất;
Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, trừ hàng hoá phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan/CFS về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
c) Giám sát hải quan:
c.1) Đối với hàng hoá vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến kho ngoại quan/CFS và ngược lại, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai lập Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu để bàn giao nhiệm vụ giám sát, quản lý cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS;
c.2) Trường hợp hàng hoá vận chuyển từ kho ngoại quan/CFS đến địa điểm làm thủ tục hải quan, chủ kho ngoại quan/CFS lập Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan/CFS để xác nhận, niêm phong hải quan và thực hiện việc giám sát, quản lý hải quan giữa các Chi cục hải quan có liên quan.
c.3) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 59 Thông tư này.
7. Việc giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất và hàng hoá mua bán, trao đổi giữa các khu phi thuế quan với nhau thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phải niêm phong hải quan.
8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, nếu Chi cục hải quan cửa khẩu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế tại cửa khẩu.
9. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể.
a) Các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải niêm phong hải quan:
a.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc loại phải kiểm tra thực tế thì phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ nếu không chứa trong container/phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện hàng;
a.3) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai nhập khẩu cùng vận chuyển về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và vận chuyển chung trong một container/phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn giao.
b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
c) Trường hợp không thể niêm phong hải quan:
c.1) Đối với hàng hóa là hàng rời thì phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu. Trường hợp làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện theo đề nghị của Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.
c.2) Đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan và do yêu cầu bảo quản đặc biệt không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu; Khi lập Biên bản bàn giao, Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.
10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu nhưng thay đổi cửa khẩu xuất
a) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu nhưng chưa vận chuyển đến cửa khẩu xuất hoặc kho CFS:
Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu:
a.1) Đơn đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất (theo mẫu số 48/TĐ-CKX/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này): 02 bản chính;
a.2) Văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất hàng của người nhận hàng hoặc hãng vận tải hoặc bên thuê gia công: 01 bản chụp.
a.3) Văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan cấp giấy phép đối với hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép (trong giấy phép đã ghi rõ cửa khẩu xuất) hoặc văn bản của UBND tỉnh cho phép xuất hàng qua cửa khẩu xuất mới (đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ khi thay đổi cửa khẩu xuất sang cửa khẩu xuất mới thuộc thẩm quyền cho phép của UBND tỉnh): 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu, đã đưa vào khu vực giám sát hải quan thuộc cửa khẩu ghi trên tờ khai hải quan hoặc hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu đã vận chuyển đến kho CFS thuộc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu quản lý:
Doanh nghiệp gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan các loại giấy tờ như nêu tại điểm a khoản này.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện thay đổi cửa khẩu xuất.
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện như quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này, một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau:
1. Phương tiện vận tải đường thủy, đường hàng không, đường sắt phải làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh và làm thủ tục nhập cảnh trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Trường hợp phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu chủ phương tiện ký hợp đồng bán cho đối tác nước ngoài (hợp đồng có quy định cảng giao nhận là cảng ở nước ngoài) thì có văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan xuất khẩu, gửi kèm các chứng từ chứng minh phương tiện vận tải đã làm thủ tục xuất cảnh, nếu được Cục trưởng hải quan nơi đã làm thủ tục xuất cảnh chấp nhận thì được miễn kiểm tra thực tế khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Thủ tục hải quan được thực hiện tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục xuất cảnh.
2. Phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện khác được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với từng loại phương tiện vận tải thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa
a) Đã được quy hoạch trong hệ thống cảng nội địa do Thủ tướng Chính phủ công bố;
b) Phải có diện tích từ 10 ha trở lên;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, các thiết bị khác để thông quan hàng hoá nhanh chóng. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
2. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu:
a) Nằm trong quy hoạch của Bộ Tài chính về hệ thống các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu;
b) Thuộc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu kinh tế đặc biệt khác hoặc địa bàn tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên ổn định;
c) Ở nơi giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container;
d) Có diện tích từ 01 ha trở lên;
e) Các điều kiện khác như quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan đầu tư xây dựng hoặc do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng:
a) Vị trí: gắn liền với trụ sở Chi cục hải quan (nếu là địa điểm kiểm tra của 01 Chi cục hải quan) hoặc ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục hải quan quản lý không quá 20 km (nếu là địa điểm dùng chung cho nhiều Chi cục hải quan);
b) Về diện tích: Địa điểm kiểm tra của một Chi cục hải quan phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2; địa điểm kiểm tra dùng chung cho nhiều Chi cục hải quan phải có diện tích tối thiểu là 10.000 m2;
c) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
c.1) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
c.2) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
c.3) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
d) Trường hợp địa điểm do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi.
4. Đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới:
a) Trường hợp nằm trong khu kinh tế cửa khẩu
a.1) Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi;
a.2) Về diện tích: Phải có diện tích tối thiểu 5.000m2.
a.3) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm;
a.4) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
a.5) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan.
b) Trường hợp không nằm trong khu kinh tế cửa khẩu:
Điều kiện thành lập như đối với địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu phải đáp ứng điều kiện sau:
b.1) Phải gắn liền với khu vực cửa khẩu;
b.2) Được UBND tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa (CFS):
a) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho bãi;
b) Ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục hải quan quản lý không quá 20 km;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có diện tích tối thiểu 1.000m2, có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
e) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
6. Đối với kho ngoại quan
Điều kiện thành lập kho ngoại quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Vị trí thành lập kho ngoại quan
Kho ngoại quan phải được thành lập trong các khu vực theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
b) Diện tích
b.1) Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000m2 trở lên.
b.2) Đối với kho chuyên dùng (như: kho lưu giữ vàng, bạc, đá quý; kho chuyên lưu giữ hàng hoá phải bảo quản theo chế độ đặc biệt) diện tích kho ngoại quan có thể nhỏ hơn 5.000 m2 và diện tích kho chứa hàng có thể dưới 1.000m2.
b.3) Đối với bãi ngoại quan chuyên dùng (như: bãi chứa gỗ nguyên liệu, sắt thép,...) phải đạt diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.
c) Tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh
c.1) Đối với kho ngoại quan nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh và trong phạm vi địa bàn kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan thì không yêu cầu phải có tường rào.
c.2) Đối với kho ngoại quan nằm ngoài khu vực trên thì bắt buộc phải có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh để đảm bảo yêu cầu kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
d) Phần mềm quản lý và camera giám sát:
d.1) Chủ kho ngoại quan phải có hệ thống sổ sách kế toán và máy tính được cài đặt phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho theo quy định của cơ quan hải quan và được nối mạng với hải quan quản lý kho ngoại quan.
d.2) Kho ngoại quan phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và hệ thống có khả năng lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06 tháng để đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan.
7. Kho bảo thuế
Doanh nghiệp đề nghị thành lập kho bảo thuế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu giám sát, quản lý hải quan, tại Thông tư này hướng dẫn cụ thể điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP như sau:
a) Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
b) Doanh nghiệp phải có hệ thống sổ kế toán và phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho.
c) Kho bảo thuế phải nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và hệ thống này có khả năng lưu giữ hình ảnh camera giám sát trong thời hạn 06 tháng để đảm bảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quan hải quan.
8. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất
a) Chân công trình hoặc kho của công trình phải là nơi tập kết thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình, thực hiện dự án đầu tư.
b) Nhà máy, xí nghiệp sản xuất của doanh nghiệp là nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn, hàng hóa không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm tra tập trung.
c) Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ việc kiểm tra tại chân công trình, nơi sản xuất và chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, thi công, lắp đặt sau khi đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan.
1. Hồ sơ thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận thành lập ICD của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp ICD đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trong quy hoạch): 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp;
đ) Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
2. Hồ sơ thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính;
b) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan: 01 bản chính;
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp;
đ) Quy chế hoạt động: 01 bản chính.
3. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra tập trung:
a) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan làm chủ đầu tư:
a.1) Văn bản đề nghị thành lập của Cục Hải quan tỉnh, thành phố: 01 bản chính;
a.2) Sơ đồ quy hoạch mạng lưới giao thông, các khu công nghiệp, kinh tế có liên quan trên địa bàn: 01 bản chụp;
a.3) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
a.4) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
a.5) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
b) Trường hợp địa điểm kiểm tra tập trung do doanh nghiệp kinh doanh làm làm chủ đầu tư:
b.1) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b.2) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
b.3) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
b.4) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
b.5) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
4. Hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới
a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
e) Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới không nằm trong khu kinh tế cửa khẩu, doanh nghiệp phải nộp Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh, thành phố cấp: 01 bản chụp;
5. Hồ sơ thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS)
a) Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản chụp;
c) Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp;
đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản chụp;
6. Hồ sơ thành lập kho ngoại quan
a) Đơn xin thành lập kho ngoại quan (mẫu số 49/TL-KNQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan (khi cơ quan hải quan có nhu cầu);
d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản lý, camera giám sát,... kèm sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi ngoại quan nằm trong tổng thể khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp.
7. Hồ sơ thành lập kho bảo thuế
a) Đơn xin thành lập kho bảo thuế (mẫu số 50/TL-KBT/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản chụp;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho;
d) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản lý, camera giám sát,...
8. Đối với địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất: Doanh nghiệp gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố văn bản đề nghị công nhận: 01 bản chính.
1. Đối với địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu (sau đây gọi chung là địa điểm làm thủ tục hải quan):
a. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan.
b. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan thực hiện:
b.1) Kiểm tra hồ sơ;
b.2) Khảo sát thực tế kho, bãi;
b.3) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Thông tư này; đề xuất ý kiến, báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan.
c. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc thẩm định, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan theo qui định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì Bộ Tài chính có văn bản trả lời doanh nghiệp.
2. Đối với địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); kho ngoại quan (sau đây gọi chung là địa điểm):
a) Xin chủ trương thành lập địa điểm
a.1) Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố), trong đó xác định rõ những nội dung dự kiến gồm: sự cần thiết phải thành lập, vị trí địa điểm dự kiến thành lập, diện tích, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng,...
a.2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ, căn cứ tình hình hoạt động của các địa điểm đã được thành lập trên địa bàn, đánh giá sự cần thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý, riêng kho ngoại quan nếu đáp ứng yêu cầu giám sát của công chức hải quan thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan.
a.3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời và hướng dẫn cụ thể các nội dung cần thực hiện, nếu không đồng ý thì có văn bản trả lời rõ lý do.
b) Ra quyết định thành lập địa điểm
b.1) Sau khi thống nhất chủ trương với Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện thì lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập địa điểm).
b.2) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: Kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm tra thực tế kho, bãi; đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, gửi báo cáo và đề nghị về Tổng cục Hải quan (nếu đáp ứng điều kiện thành lập).
b.3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
3. Đối với địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất; kho bảo thuế
Doanh nghiệp gửi văn bản, kèm hồ sơ đề nghị thành lập đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện: kiểm tra hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi và ra quyết định thành lập, nếu không phù hợp thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Các trường hợp chấm dứt hoạt động
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho ngoại quan, kho bảo thuế nếu không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện khác theo quy định tại Điều 63 Thông tư này.
b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
d) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng hải quan.
đ) Đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế đã được thành lập trước đây, nhưng đến ngày 31/12/2014 mà không mở rộng diện tích để đáp ứng quy định nêu tại khoản 6, khoản 7 Điều 64 Thông tư này.
2. Thẩm quyền ra quyết định chấm dứt
a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a.1) Ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất; kho bảo thuế.
a.2) Kiểm tra, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa; kho ngoại quan; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới.
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
b.1. Ra quyết định chấm dứt hoạt động của kho ngoại quan; địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới.
b.2. Kiểm tra, báo cáo, đề xuất Bộ Tài chính chấm dứt hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa.
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa.
3. Tạm dừng hoạt động của các địa điểm:
a) Trường hợp địa điểm không còn hoạt động do không có hàng hóa và doanh nghiệp có văn bản đề nghị thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm kiểm tra tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho ngoại quan; báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa.
b) Thời gian tạm dừng hoạt động không quá 06 tháng kể từ ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị.
c) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, các địa điểm trên không chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
d) Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra điều kiện thành lập và hoạt động của các địa điểm, nếu đáp ứng điều kiện thì có văn bản chấp nhận cho phép hoạt động hoặc báo cáo Tổng cục Hải quan cho phép hoạt động đối với địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa. Trường hợp không đáp ứng điều kiện hoặc doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp hoặc mở rộng diện tích địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc có nhu cầu di chuyển từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 63 Thông tư này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin di chuyển, mở rộng, thu hẹp;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp;
c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng.
2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tiến hành:
a) Kiểm tra hồ sơ;
b) Khảo sát thực tế kho bãi;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định mở rộng, thu hẹp hoặc di chuyển đối với trường hợp di chuyển đến địa điểm mới cùng nằm trong khu vực đã thành lập hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện để di chuyển, mở rộng, thu hẹp.
d) Trường hợp di chuyển địa điểm đã được thành lập đến địa điểm mới nằm ngoài khu vực đã thành lập thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, báo cáo Tổng cục Hải quan để quyết định di chuyển địa điểm.
3. Riêng các địa điểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 63 Thông tư này phải nằm trong quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Tài chính thì việc di chuyển địa điểm phải được Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ Tài chính có văn bản chấp nhận.
1. Thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu địa điểm thực hiện như sau:
a) Chủ địa điểm có công văn đề nghị chuyển đổi chủ sở hữu địa điểm;
b) Chủ mới làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu địa điểm. Hồ sơ chuyển đổi theo quy định tại Điều 64 Thông tư này;
c) Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ xin chuyển đổi chủ sở hữu, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan quyết định, không phải khảo sát lại thực tế kho, bãi nếu không có sự thay đổi so với thực trạng kho, bãi hiện hành. Trường hợp địa điểm thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
2. Thủ tục đổi tên chủ sở hữu:
a) Chủ sở hữu có công văn đề nghị đổi tên, gửi kèm chứng từ chứng nhận việc thay đổi tên doanh nghiệp đã được cơ quan cấp phép thành lập doanh nghiệp xác nhận.
b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Hải quan có văn bản công nhận việc thay đổi tên chủ sở hữu trên Quyết định thành lập địa điểm. Trường hợp địa điểm thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Tổng cục Hải quan báo cáo, đề xuất Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
Hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan của chủ hàng; của người được chủ hàng ủy quyền; của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu; của đại lý làm thủ tục hải quan và của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) là đối tượng kiểm tra sau thông quan.
Kiểm tra sau thông quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà doanh nghiệp đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; thẩm định việc tuân thủ của doanh nghiệp đối với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ quan hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra sau thông quan
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các hồ sơ hải quan, hàng hóa đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp doanh nghiệp có sai phạm tương tự ngoài thời hạn kiểm tra, doanh nghiệp có trách nhiệm tự rà soát và thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền thuế theo quy định.
Căn cứ yêu cầu của mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan và từng trường hợp kiểm tra, cơ quan hải quan xác định phạm vi kiểm tra sau thông quan:
1. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu một mặt hàng của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
2. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu nhiều mặt hàng của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
3. Kiểm tra một hoặc nhiều nội dung (ví dụ kiểm tra chính sách, trị giá, mã số, xuất xứ) của một hoặc nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
4. Kiểm tra một hoặc nhiều loại hình xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
5. Kiểm tra tất cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn;
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế;
4. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan.
5. Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan tại trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, cửa hàng, nơi sản xuất hoặc nơi lưu giữ hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
1. Xác minh là việc cơ quan hải quan yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng giúp làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Người yêu cầu xác minh là: Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan.
3. Đối tượng xác minh là các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Việc xác minh có thể thực hiện bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản; hoặc cử người làm việc trực tiếp với đối tượng xác minh theo giấy giới thiệu của người yêu cầu xác minh. Kết quả xác minh được ghi nhận bằng biên bản làm việc; biên bản này có giá trị là căn cứ xem xét vụ việc.
5. Trường hợp xác minh trực tiếp, đơn vị có nhu cầu tự thực hiện việc xác minh hoặc đề nghị đơn vị hải quan có điều kiện thuận lợi thực hiện và thông báo kết quả.
1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày thông báo kiểm tra.
2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trên cơ sở các thông tin, hồ sơ:
a) Các thông tin, nghi vấn từ cơ sở dữ liệu của ngành.
b) Các dấu hiệu vi phạm, nghi ngờ từ các Chi cục Hải quan làm thủ tục thông quan hàng hóa, các đơn vị nghiệp vụ chuyển.
c) Các thông tin do Chi cục Kiểm tra sau thông quan thu thập được về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.
3. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:
Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có văn bản thông báo về nội dung, thời gian kiểm tra gửi doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm tra, giải trình những nội dung liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan nếu cần thiết. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 ngày làm việc; nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan; cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) đến làm việc, giải trình, cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan trong thời hạn 60 ngày do doanh nghiệp lưu giữ, để làm rõ các vấn đề cơ quan hải quan nghi vấn.
4. Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung thông báo kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét quyết định. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất khẩu, nhập khẩu và số tiền thuế đã khai, đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.
b) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng và đồng ý với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung, nộp đủ thuế theo quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khai bổ sung và nộp đủ tiền thuế theo quy định, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
c) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, nhưng chưa thống nhất với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
d) Trường hợp doanh nghiệp không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối, hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời hạn giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; xem xét ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định thuế.
Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với trường hợp nêu tại điểm a, b khoản 4 điều này. Trường hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nêu tại điểm b, c, d khoản 4 điều này, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.
5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.
1. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp :
a) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan chuyển theo Điều 144 của Thông tư này.
b) Kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
c) Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để thẩm định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và được thực hiện theo kế hoạch do Tổng cục Hải quan phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Cục hải quan tỉnh, thành phố
d) Kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề, do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo;
2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm c, khoản 1 Điều này thời hạn là 15 ngày làm việc.
b) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm a, b, d khoản 1 Điều này thời hạn kiểm tra là 05 ngày làm việc.
c) Trong trường hợp cần thiết, người ban hành quyết định kiểm tra quyết định gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản a, b khoản này. Lý do gia hạn, thời gian gia hạn được ghi trên quyết định gia hạn thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra biết.
3. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi ban hành quyết định theo quy trình do Tổng cục hải quan ban hành. Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp trước khi quyết định kiểm tra.
b) Ra quyết định, thông báo quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp:
b.1) Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan ban hành;
b.2) Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều này, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm theo điểm b khoản này được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định, không phải thông báo trước. Trong trường hợp này, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho doanh nghiệp, trong giờ làm việc.
c) Trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp và ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định.
d) Thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:
d.1) Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra.
d.2) Doanh nghiệp có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền và các cán bộ có liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và trực tiếp làm việc về các nội dung kiểm tra với đoàn kiểm tra.
d.3) Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, nội dung, thời gian ghi trên quyết định.
d.4) Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại điện có thẩm quyền của doanh nghiệp hoặc cán bộ có liên quan đã làm việc trực tiếp với đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
d.5) Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra và người quyết định kiểm tra.
4. Kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình (có văn bản giải trình kèm tài liệu chứng minh hoặc có văn bản đề nghị làm việc trực tiếp với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra) trong trường hợp chưa thống nhất với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.
Hết thời hạn trên, doanh nghiệp không gửi văn bản giải trình thì coi như đồng ý với nội dung dự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra có trách nhiệm:
c.1) Xem xét văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc làm việc với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ. Nội dung làm việc được ghi nhận bằng biên bản làm việc để làm căn cứ xem xét, ban hành bản kết luận kiểm tra.
c.2) Hết thời hạn, thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
d) Đối với những trường hợp phức tạp, trường hợp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành kết luận được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành.
5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.
Trưởng đoàn kiểm tra được thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, cụ thể:
1. Tổ chức, chỉ đạo phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng phạm vi, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan;
2. Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; kiểm tra thực tế hàng hóa, (trong trường hợp cần thiết );
3. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng từ, tài liệu về các nội dung liên quan đến vụ việc, đối tượng, hàng hóa đang được kiểm tra, trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra;
4. Trực tiếp ký hoặc phân công thành viên trong đoàn kiểm tra ký các biên bản kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
5. Báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra (sau khi đã lấy ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo; đề xuất xử lý kết quả kiểm tra để thủ trưởng đơn vị ký bản kết luận kiểm tra.
6. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý thực hiện kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; phê duyệt kế hoạch kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề; phân công đơn vị thực hiện đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp ngoài địa bàn quản lý.
b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
2. Phân công, quyết định và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc đối với các trường hợp:
a.1) Các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách lớn, các loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao;
a.2) Các doanh nghiệp đã được kiểm tra sau thông quan, nhưng có dấu hiệu vi phạm cần tiếp tục thực hiện kiểm tra sau thông quan,.
a.4) Vấn đề mà địa phương thực hiện không thống nhất;
a.5) Các doanh nghiệp lớn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa phương;
a.6) Các trường hợp kiểm tra theo chuyên đề;
a.7) Các trường hợp khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt.
b) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch hoặc theo chuyên đề.
c) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan quyết định, thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp theo địa bàn quản lý được phân công đối với trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
Thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật về thanh tra.
Mục đích hoạt động thanh tra thuế nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan.
Đối tượng thanh tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Nội dung thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính.
2. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi nội dung ghi trong quyết định thanh tra thì thực hiện theo quy định pháp luật về thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra thuế, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thanh tra.
Cơ quan hải quan thực hiện thanh tra thuế trong các trường hợp quy định tại Điều 81 Luật Quản lý thuế. Trường hợp thanh tra thuế quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Quản lý thuế, cụ thể là khi người nộp thuế có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần;
2. Vi phạm ở nhiều địa bàn;
3. Vi phạm liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân (cơ quan hải quan có căn cứ để nhận định rằng người nộp thuế cấu kết, thông đồng với nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện hành vi gian lận thuế, trốn thuế);
4. Có dấu hiệu trốn thuế;
5. Có dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật nhằm trốn thuế, gian lận thuế trong khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;
6. Có dấu hiệu vi phạm mới liên quan đến thuế sau khi cơ quan hải quan đã kết thúc việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;
7. Vụ việc có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, như: số tiền thuế bị chiếm đoạt lớn; người nộp thuế sử dụng các chứng từ, tài liệu không hợp pháp hoặc có dấu hiệu giả mạo để kê khai thuế.
Thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.
1. Thông tin để làm căn cứ quyết định thanh tra phải cụ thể, có liên quan trực tiếp đến đối tượng, vụ việc cần thanh tra.
2. Nguồn thông tin cần khai thác, thu thập
a) Khai thác từ các nguồn thông tin chính thức trong ngành hải quan (hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, hồ sơ, hàng hoá xuất nhập khẩu; kết quả phúc tập hồ sơ, kết quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra; dấu hiệu vi phạm do các đơn vị hải quan báo cáo, phản ánh...).
b) Thu thập thông tin ngoài ngành hải quan (từ các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: cơ quan quản lý thuế, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, giám định, hiệp hội doanh nghiệp, phản ánh của báo đài và từ đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân).
c) Các thông tin khác mà lực lượng kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu có được (từ người đưa tin, mua tin, từ các hoạt động hợp tác quốc tế và từ các thông tin khác).
1. Nghiên cứu, phân tích thông tin đã lựa chọn, lập báo cáo đánh giá tình hình theo các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình hình, số liệu tổng quát về doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu, số lượng tờ khai hải quan, loại hình kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu, số tiền thuế phát sinh và việc thực hiện nghĩa vụ về thuế hàng năm, tình hình chấp hành pháp luật);
b) Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, tính chất, quy mô của rủi ro về số thu;
c) Đề xuất nội dung, kế hoạch thanh tra, trong đó cần làm rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; những tổ chức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, xác minh.
2. Lập kế hoạch thanh tra, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra;
b) Đối tượng thanh tra;
c) Quy mô, phạm vi thanh tra;
d) Nội dung thanh tra;
đ) Thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.
Kế hoạch thanh tra được lập chi tiết cho từng nội dung thanh tra, trong đó nêu rõ những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành, nơi cần đến làm việc, thời gian triển khai, kết thúc, nhân sự đoàn thanh tra, nhiệm vụ của các thành viên đoàn thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác (nếu có). Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ý về việc sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để tổ chức thực hiện.
3. Kế hoạch thanh tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi Tổng cục Hải quan để điều phối chung trong trường hợp có trùng lặp giữa các đơn vị và để chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ.
Đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết, đoàn thanh tra có phó trưởng đoàn để giúp trưởng đoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Thời hạn một cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành không quá 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.
2. Thời hạn một cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành không quá 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.
1. Quyết định thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh tra phải được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
3. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra.
Đối với trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
Khi thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các công việc như sau:
1. Công bố quyết định thanh tra:
a) Trưởng đoàn thanh tra giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra để đại diện đối tượng thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động thanh tra. Trường hợp phạm vi thanh tra thuế bao gồm cả các đơn vị thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, quyền và nghĩa vụ của các bên để đối tượng thanh tra chủ động được trong việc thực hiện;
b) Thông báo kế hoạch thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Yêu cầu đại diện của đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình của doanh nghiệp về một số nội dung: ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hình thức hạch toán của các đơn vị trực thuộc thành viên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh; chuẩn mực kế toán và niên độ kế toán áp dụng; số cán bộ, công nhân viên và tiền lương; các đối tác liên doanh, liên kết (nếu có);
d) Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản.
2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính (gọi chung là tài liệu) có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp các tài liệu trên được lưu giữ trong máy vi tính hoặc phương tiện lưu giữ khác thì doanh nghiệp phải giao cho đoàn thanh tra cả các phương tiện lưu giữ đó. Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu. Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hồ sơ, chứng từ, tài liệu, trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng cứ
Các nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, quản lý thuế và quy định khác có liên quan;
d) Trường hợp cần thiết và có điều kiện thì thực hiện kiểm tra: Dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư có liên quan đến việc sản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biến từ hàng hoá nhập khẩu đang được doanh nghiệp lưu giữ;
đ) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì lập biên bản làm việc để xác nhận hành vi vi phạm đó, nếu phát hiện dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều từ 89 đến 91 Luật Quản lý thuế.
4. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý, bao gồm các việc:
a) Yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình:
Đối với những vấn đề chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp giải trình bằng văn bản mà chưa rõ thì tổ chức đối thoại, chất vấn;
Kết thúc đối thoại, chất vấn phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xác những nội dung hai bên đã trao đổi, trường hợp cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình cuộc đối thoại, chất vấn.
b) Thẩm tra, xác minh
b.1) Những chứng cứ và giải trình của doanh nghiệp chưa rõ thì phải xác minh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng, điều kiện làm rõ vấn đề. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy đủ tài liệu chứng minh. Biên bản thẩm tra, xác minh là một căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo.
b.2) Đối với nội dung thẩm tra, xác minh, tài liệu cần được cung cấp; trưởng đoàn thanh tra thuế phải thông báo cụ thể, đủ thời gian để đối tượng xác minh chuẩn bị đầy đủ, chính xác.
c) Trưng cầu giám định
Đối với những vấn đề có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đoàn thanh tra không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì trưởng đoàn thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Sau khi đã xác định rõ các vấn đề thuộc nội dung thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ chứng cứ, bổ sung tài liệu, số liệu và ký với đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận tài liệu, số liệu, lập hồ sơ thanh tra.
Hồ sơ thanh tra là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, bao gồm:
a) Các biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra, biên bản làm việc;
b) Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra;
c) Các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với doanh nghiệp;
d) Các bản chụp chụp các tài liệu có liên quan;
đ) Các văn bản giải trình;
e) Các kết quả xác minh.
6. Xử phạt vi phạm hành chính
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sai phạm phải xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
7. Bàn giao hồ sơ, tài liệu
Sau khi kết thúc việc thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra có trách nhiệm:
a) Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận số liệu và toàn bộ chứng cứ thu thập được cho trưởng đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danh mục, đánh số thứ tự; lập báo cáo tóm lược vụ việc, đề xuất kết luận và kiến nghị xử lý, nêu rõ căn cứ đề xuất;
b) Giao trả hồ sơ, tài liệu không cần giữ cho doanh nghiệp; thu giữ những hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các bước tiếp theo. Việc giao trả hoặc thu giữ hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản.
1. Kết thúc việc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra dự thảo biên bản thanh tra. Trước khi biên bản thanh tra được ký chính thức với đối tượng thanh tra, trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để thông qua biên bản thanh tra hoặc cho các thành viên trong đoàn thanh tra tham gia ý kiến bằng văn bản vào dự thảo biên bản thanh tra.
Biên bản thanh tra phải được lập và được ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra.
2. Biên bản thanh tra phải nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra, những sai phạm và căn cứ để kết luận, theo các nội dung sau đây:
a) Phần đầu: Nêu các căn cứ pháp lý để lập biên bản;
b) Phần nội dung: Mô tả nội dung đã thanh tra, kết quả đối chiếu của đoàn thanh tra với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lý do, nguyên nhân; đưa ra các bằng chứng thanh tra;
c) Phần kết luận: Nêu cụ thể về từng nội dung đã thanh tra và khẳng định mức độ vi phạm của người nộp thuế, trên cơ sở viện dẫn các quy định pháp luật cụ thể; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị của đoàn thanh tra về biện pháp xử lý.
3. Biên bản thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (nếu có). Những nội dung đã thống nhất và những nội dung chưa thống nhất giữa đoàn thanh tra và người nộp thuế đều phải được ghi nhận trong biên bản thanh tra.
4. Đối tượng thanh tra có quyền nhận biên bản thanh tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế và các quyền khác quy định tại khoản 2 điều 86 Luật Quản lý thuế.
5. Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định gia hạn và chỉ tiến hành khi quyết định được ban hành.
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Báo cáo cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên đoàn thanh tra với trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị biện pháp xử lý;
đ) Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu có những vấn đề còn vướng mắc, trưởng đoàn thanh tra có thể trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để đảm bảo cho việc kết luận thanh tra được chính xác, khách quan.
3. Báo cáo kết quả thanh tra (do trưởng đoàn ký) phản ánh đầy đủ kết quả những nội dung công việc đã thanh tra, những nội dung chưa tiến hành hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên nhân; những ý kiến không thống nhất của doanh nghiệp; những đề xuất về chính sách, chế độ quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý.
4. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình người ra kết luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên trong đoàn thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng định có đồng ý hay không đồng ý với báo cáo, dự thảo kết luận của trưởng đoàn về nội dung công việc của bản thân mình trực tiếp làm và các nội dung do người khác thực hiện, trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ lý do. Nếu các thành viên của đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra thì trưởng đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra thuế phải ra kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ban hành quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra.
3. Việc gửi kết luận thanh tra được thực hiện như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Hải quan tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra Bộ Tài chính, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với cuộc thanh tra do Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Tổng cục Hải quan, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ, quyền quy định tại Điều 86 Luật Quản lý thuế.
Sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, phải thực hiện các công việc sau:
1. Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có).
2. Ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính (nếu có) và theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp phát hiện có hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 76 Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra thuế vào hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ quá trình quản lý tiếp theo.
5. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi vi phạm.
6. Thực hiện việc thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế theo các quyết định ấn định thuế và tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật.
7. Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán và ra quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp nộp thuế theo quy định của pháp luật.
8. Báo cáo kết quả thu thuế cho người ban hành quyết định ấn định thuế.
1. Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan:
a) Trường hợp Tổng cục Hải quan ký, ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan:
a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 165 Thông tư này.
a.2) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các công việc từ khoản 2 đến khoản 8 Điều 165 Thông tư này.
b) Trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký quyết định kiểm tra sau thông quan, thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện hoặc giao Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.
c) Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan quyết định, thực hiện kiểm tra sau thông quan thì Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.
2. Đối với hoạt động thanh tra thuế:
a) Trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra thuế:
a.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 165 Thông tư này.
a.2) Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục thực hiện các công việc sau:
a.2.1) Các công việc nêu tại các khoản 3 và khoản 5 Điều 165 Thông tư này;
a.2.2) Thực hiện hoặc chuyển người có thẩm quyền thực hiện công việc nêu tại khoản 2 Điều 165 Thông tư này.
Sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định ấn định thuế, Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế thuộc cơ quan Tổng cục có trách nhiệm:
a.2.3) Chuyển cho mỗi Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 01 bản quyết định ấn định thuế, kèm bản kê chi tiết các tờ khai phải ấn định thuế và số tiền thuế ấn định đã tính sẵn để các Cục Hải quan tổ chức thực hiện việc thu thuế theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 165 Thông tư này;
a.2.4) Theo dõi việc tổ chức thực hiện thu thuế của các Cục Hải quan theo các quyết định ấn định do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành;
a.2.5) Phối hợp với Cục Hải quan nơi làm thủ tục xử lý, giải quyết vướng mắc liên quan đến việc thực hiện quyết định ấn định thuế;
a.3. Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tổ chức, chỉ đạo Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các công việc nêu tại các khoản 4, 6, 7 và 8 Điều 165 Thông tư này.
b. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, thực hiện thanh tra thuế thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
|
No. 128/2013/TT-BTC |
Hanoi, September 10, 2013 |
CIRCULAR
ON CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION; EXPORT TAX, IMPORT TAX, AND ADMINISTRATION OF TAX ON EXPORTED GOODS AND IMPORTED GOODS
Pursuant to the Law on Customs No. 29/2001/QH10 dated June 29, 2011 and the Law on the amendments to The Law on Customs No. 42/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Export and import tax No. 45/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Tax administration No. 78/2006/QH11 dated November 29, 2006 and the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012;
Pursuant to the Law on State budget No. 01/2002/QH11 dated December 16, 2002;
Pursuant to the Law on Value-added tax No. 13/2008/QH12 dated June 03, 2008;
Pursuant to the Law on special excise duty No. 27/2008/QH12 dated November 14, 2008;
Pursuant to the Law on Environmental protection tax No. 57/2010/QH12 dated November 15, 2010;
Pursuant to the Law on Inspection No. 56/2010/QH12 dated November 15, 2010;
Pursuant to the Government's Decree No. 16/2001/NĐ-CP dated May 02, 2001 on organization and operation of finance lease companies and the Government's Decree No. 65/2005/NĐ-CP dated May 19, 2005 on amendments to some Articles of the Decree No. 16/2001/NĐ-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 66/2002/NĐ-CP dated July 01, 2002 on limits on luggage of people on exit and entries, limits on tax-free gifts;
Pursuant to the Government's Decree No. 154/2005/NĐ-CP dated December 15, 2005 on customs procedures, customs supervion and inspection;
Pursuant to the Government's Decree No. 12/2006/NĐ-CP dated January 23, 2006, detailing the implementation of the Law on Trade applicable to international goods trade and the activities of agents, trading, processing, and transiting of goods with foreign partners;
Pursuant to the Government's Decree No. 23/2007/NĐ-CP dated February 12, 2007 elaborating the implementation of the Law on Commerce on goods trading and other activities related to goods trading of foreign-invested companies;
Pursuant to the Government's Decree No. 29/2008/NĐ-CP dated March 14, 2008 on industrial parks, export-processing zones and economic zones;
Pursuant to the Government's Decree No. 123/2008/NĐ-CP dated December 08, 2008 elaborating and providing guidance on the implementation of the Law on Value-added tax and the Government's Decree No. 121/2011/NĐ-CP dated December 27, 2011 on amendments to the Government's Decree No. 123/2008/NĐ-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 26/2009/NĐ-CP dated March 16, 2009 elaborating the implementation of a number of articles of the Law on special excise duty and the Government's Decree No. 113/2011/NĐ-CP dated December 08, 2011 on amendments to the Government's Decree No. 26/2009/NĐ-CP;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 33/2009/QĐ-TTg dated March 02, 2009 on promulgation of financial policies on border-gate economic zones;
Pursuant to the Government's Decree No. 93/2009/NĐ-CP dated October 22, 2009 on the management and use of foreign non-governmental aid;
Pursuant to the Government's Decree No. 87/2010/NĐ-CP dated August 13th 2010, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Export and import tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 67/2011/NĐ-CP dated August 08, 2011 elaborating and providing guidance on the implementation of the Law on Environmental protection tax and the Government's Decree No. 69/2012/NĐ-CP dated September 14, 2012 on amendments to Clause 3 Article 2 of the Government's Decree No. 67/2011/NĐ-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 07/2012/NĐ-CP dated February 09, 2012 on the agencies appointed to carry out specialized inspections;
Pursuant to the Government's Decree No. 83/2013/NĐ-CP dated July 22, 2013 elaborating the implementation of a number of articles of the Law on Tax administration and the Law on the amendments to the Law on Tax administration;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/NĐ-CP dated November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.
The Minister of Finance promulgates a Circular on customs procedures, customs supervion and inspection, export tax, importax and administration of tax on exported goods and imported goods:
Part I
GENERAL GUIDELINES
Article 1. Scope of regulation
This Circular specifies the customs procedures, customs supervion and inspection of exported goods, imported goods and goods in transit; exported, imported vehicles and vehicles in transit, export tax, import tax, and administration of tax on exported goods and imported goods.
Article 2. Goods not subject to export tax and import tax
The goods specified in Article 2 of the Government's Decree No. 87/2010/NĐ-CP dated August 13, 2010, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Export and import tax are not subject to export tax and import tax.
Article 3. Rules for carrying out customs procedures, customs supervision, customs inspection, and tax administration
1. The customs procedures, customs supervion, customs inspection, and tax administration shall comply with Article 3 of the Government's Decree No. 154/2005/NĐ-CP dated December 15, 2005 on customs procedures, customs supervion and customs inspection; Article 4 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 1 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012.
2. Customs authorities shall manage risks to customs procedures, customs inspection, customs supervion, and tax administration of exported/imported goods, exported/imported vehicles and vehicles in transit in accordance with law.
Article 4. Post-customs clearance inspections
Customs dossiers, imported and exported goods that are granted customs clearance are the objects of post-customs clearance inspections according to Article 32 of the Law on Customs No. 42/2005/QH11, Chapter X of the Law on Tax administration No. 78/2006/QH10, Clause 24 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13, the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, Chapter VI of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP and part VI of this Circular.
Article 5. Rights and obligations of declarants, taxpayers, responsibilities and entitlements of customs authorities and customs officers
1. Declarants and taxpayers shall exercise their rights and fulfill their duties specified in Article 23 of the Law on Customs; Article 6, Article 7 and Article 30 of the Law on Tax administration, which are amended in Clause 3, Clause 4 and Clause 7 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13; Article 56 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP, and Article 5 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
2. The restructured companies shall inherit the rights and fullfill the tax obligation in accordance with Article 55 of the Law on Tax administration. In particular:
a) Converted companies shall inherit the obligations and entitlements pertaining to taxation, incentives pertaining to customs procedures and export tax payment procedure of the old companies.
b) The companies being amalgamated, merged, divided or split shall apply the 275-day tax payment deadline to raw materials and supplies (hereinafter referred to as raw materials) imported for producing exports according to Article 38 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP and Clause 1 Article 20 of this Circular when:
b.1) Both transferor and transferee companies meet the conditions.
b.2) The new companies that are established from the divided company that meets the conditons
c) If the company amalgamated, merged, split, divided falls into other cases, the Director of the Customs Department of the province or city where its head office is situated shall decide the application of the 275-day tax payment deadline according to Article 38 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP and Clause 1 Article 20 of this Circular.
3. The declarant, the taxpayer shall certify, append signatures and seals on the documents in the customs dossier, supplementary declaration, liquidation dossier, application for registration of tax-free goods, tax settlement dossier, application for tax exemption, tax reduction, tax refund, tax cancellation, application for settlement of tax, fines for late payment, overpaid tax, application for tax deferral, application for tax payment in instalments, application for prior determination of HS codes, application for prior determination of customs value, application for prior certification of goods origins, application for certification of tax obligation fulfillment, application for writing off tax debts, late payment interest, fines; the papers that are photocopies, other documents issued by foreigners in the form of emails, fax, telex, etc. that are submitted to the customs authority as guided in this Circular, and take responsibility before the law of the accuracy, truthfulness, and legitimacy of such documents. If the photocopy has multiple pages, the declarant or the taxpayer shall certify, append signatures and seals on the first page and append overlapping seals on every page.
The documents that are not written in Vietnamese or English must be translated into Vietnamese, and the declarant shall be responsibility for the accuracy of such translation.
4. The customs authority and customs officers shall exercise the rights and discharge the responsibility specified in Article 27 of the Law on Customs; Article 8 and Article 9 of the Law on Tax administration, which are amended in Clause 5 and Clause 6 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13; Article 57 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
5. The customs authority may consider approving the physical verification and granting customs clearance after office hours based on prior written (or faxed) registration of the declarant and the condition of the customs authority. If the office hours are over during a physical verification, the verification shall continue without the written request of the declarant.
6. Cooperation between the customs authority and the declarant or taxpayer.
a) The customs authority shall provide guidance on the customs procedures, provide information, documents, disclose the customs procedures and taxation procedure for the declarant or taxpayer to comply with legislation on customs, taxations, exercise their rights and discharge their responsibility in accordance with law.
b) The declarant or taxpayers shall responsively provide the customs authority with information about goods and vehicles exported, imported, in transit, and the violations of customs law in order to ensure healthy competition.
c) The customs authority and the declarant or taxpayer may cooperate or exchange information via a memorandum in order to ensure the fulfillment of obligations and responsibilities of both parties.
Part II
CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION, CUSTOMS INSPECTION, AND ADMINISTRATION OF TAX ON COMMERCIAL EXPORTS AND IMPORTS
Chapter I
GENERAL GUIDANCE ON CUSTOMS PROCEDURES AND TAX ADMINISTRATION
Article 6. Commercial exports and imports
Commercial exports and imports include:
1. Goods exported and imported under sale contracts;
2. Goods temporarily imported for re-export (hereinafter referred to as temporarily imported goods);
3. Goods in transit;
4. Goods exported or imported as raw materials for export production;
5. Goods exported or imported to execute processing contracts with foreign traders;
6. Goods exported or imported to serve project execution;
7. Goods exported or imported across the border under regulations of the Prime Minister on management of border trading with bordering countries;
8. Commercial exports and imports of organizations and individuals that are not traders;
9. Exported goods and imported goods of export processing companies;
10. Goods moved in and out of tax-suspension warehouse;
11. Goods that are temporarily imported or temporarily exported for exhibition;
12. Machinery and equipment for making moulds or models that are temporarily imported or temporarily exported to serve construction, execution of projects, testing, research.
Article 7. Prior determination of HS codes of exported goods and imported goods (hereinafter referred to as prior determination of HS codes)
1. Prior determination of HS codes of exported goods and imported goods shall be carried out before the customs procedure is initiated at the request of the applicant.
2. The application for prior determination of HS codes consists of:
a) The written request for prior determination of HS codes (the form No. 01/XĐTMS/2013 Appendix III to this Circular): 01 original copy;
b) The contract with the foreign party to sell the goods being applied for prior determination of HS codes: 01 photocopy;
c) Technical document describing in details the composition, properties, structure, features, and operation of the goods: 01 original copy;
d) The catalogue or image of the goods: 01 photocopy;
dd) Goods samples if requested by the customs authority;
e) The manifest of documents in the application for prior determination of HS codes: 01 original copy.
3. Procedure for prior determination of HS codes:
a) The applicant for prior determination of HS codes shall:
a.1) Complete the form of application for prior determination of HS codes (the form No. 01/XĐTMS/2013 in Appendix III to this Circular)
a.2) Submit the sufficient application for prior determination of HS codes specified in Clause 2 of this Article to the Customs Department of the province or city where customs procedures are follow at least 90 days before the date of export or import;
a.3) Provide information and documents to clarify the application for prior determination of HS codes to the Customs Department of the province (hereinafter referred to as Customs Department) or the General Department of Customs at their request;
a.4) Notice the Customs Department within 10 days if any change in the goods is made, specifying the reasons and date of such change.
a.5) Request the General Department of Customs to grant an extension of the notification of result of prior determination of HS codes when it expires, provided the information, documents, goods samples and laws related to prior determination of HS codes are not changed.
b) The customs authority:
Based on the law, database about goods classification, tax imposed by the customs authority, and the application for prior determination of HS codes, the customs authority shall:
b.1) The Customs Department shall check the application and:
b.1.1) Send the applicant a written notification of refusal of prior determination of HS codes within 05 working days from the day on which the application is received if the sale contract is not directly executed by the applicant;
b.1.2) Request the applicant to provide additional information, evidence, or documents within 05 working days from the day on which the application is received if the sale contract is directly executed by the applicant but the application for prior determination of HS codes or information in the application form is not sufficient;
b.1.3) If the sale contract is directly executed by the applicant and the application is sufficient, within 05 working days the Customs Department shall send the General Department of Customs the suggested HS codes of the goods, the reasons, the basis and the application for prior determination of HS codes submitted by the applicant.
b.1.4) While considering the suggested HS codes of the goods, if the information in the documents is consistent but the analysis or verification of goods is necessary for determination of goods characteristics, the Customs Department shall send a request the provision of goods samples in writing. The sample shall be sent for analysis or verification in accordance with Clause 8 and Clause 9 Article 17 of this Circular.
Within 05 working days from the day on which the analysis or verification result is given, the Customs Department shall send the General Department of Customs the suggested HS codes, the reasons, and the application for prior determination of HS codes submitted by the applicant together with the notice of verification or analysis results.
The application and result shall be updated on the database about goods application and taxation of the customs authority.
b.2) The General Department of Customs shall check the application and suggestion of the Customs Department, then:
b.2.1) The Director of the General Department of Customs shall send a written notification of the result of prior determination of HS codes (the form No. 02/TB-XĐTMS/2013 in Appendix III to this Circular) within 25 working days from the day on which the sufficient documents sent by the Customs Department is received (for usual goods) or within 90 working days from the day on which sufficient documents are received (if the goods need analyzing, certifying, or are complicated). The written notification of the result of prior determination of HS codes (hereinafter referred to as notification of HS codes)shall be sent to the applicant, the Customs Department, updated on the database of the customs authority, and posted on the website of the General Department of Customs;
b.2.2) If the information or basis for prior determination of HS codes is not sufficient, within 05 days from the day on which sufficient documents sent by the Customs Department are received, the General Department of Customs shall request the applicant in writing to provide additional information or documents.
The time limit for processing the application begins when the General Department of Customs receives sufficient information and documents from the applicant.
b.2.3) If verification must be carried out by the foreign authority, the time limit for verification shall comply with the agreement signed with the foreign party. The time limit for processing the application begins when the General Department of Customs receives the verification result given by the foreign authority.
4. Validity of the notification of HS codes:
a) The notification of HS codes is not effective if the actual goods being exported or imported are not consistent with the goods stated in the application.
b) The notification of HS codes is valid for no more than 03 year from the day on which it is signed by the Director of the General Department of Customs.
c) After the 03-year period, if the information, documents, goods samples, and basis for issuing the notification of HS codes are not changed, the General Department of Customs shall consider granting an extension of the notification of HS codes at the request of the applicant.
d) The Director of the General Department of Customs shall amend or replace the notification of HS codes (the form No. 03/TT-XĐTMS/2013 in Appendix III to this Circular) if the notification is found improper. The amendment or replacement of the notification of HS codes takes effect from the day on which it is signed.
dd) The notification of HS codes expires when the law being the basis for issuing the notification of HS codes is amended or superseded. The expiration date is the day on which the amendment or replacement of law being the basis for issuing the notification of HS codes takes effect.
e) The Director of the General Department of Customs shall invalidate the notification of HS codes if documents in the application for prior determination of HS codes are found inaccurate or untruthful.
5. The notification of HS codes is the basis for stating HS codes on the customs declaration and shall be submitted together with the customs dossier (01 photocopy) when following customs procedures.
6. The applicant shall send a petition to the Ministry of Finance if the applicant does not concur with the decision made by the Director of the General Department of Customs.
Article 8. Prior determination of value of exported goods and imported goods (hereinafter referred to as prior determination of value)
1. Conditions for prior determination of value
a) The method for determining the taxable prices, additions, deductions of exported goods and imported goods shall be determined in advance if the applicant that requests the prior determination of value has not exported or imported the exact same goods.
b) Apart from satisfying the conditions in Point a of this Clause, the applicant for prior certification of prices must:
b.1) Have engaged in export and import for at least 365 days up to the day on which the application for prior determination of value is submitted. Within the 365-day period, the application must:
b.1.1) Not be present in the list of entities penalized for smuggling across the border made by the customs authority;
b.1.2) Not be present in the list of entities penalized for tax evasion or tax fraud pertaining to export and import made by customs authority;
b.2) Have made payment via bank by opening L/C for all exported or imported goods under the sale contract that, which are applied for prior determination of value.
b.3) Deliver goods under the sale contract all at once.
2. The application for prior determination of value:
a) The application for prior certification of taxable value consists of:
a.1) 01 original copy of the written request for prior determination of value (the form No. 04XĐTMS/2013 Appendix III to this Circular);
a.2) 01 photocopy of the sale contract that is directly executed by the applicant according to Clause 1 Article 2 of the Circular No. 205/2010/TT-BTC dated October 15, 2010 of the Ministry of Finance;
a.3) 01 photocopy of every technical documents, image or catalogue;
a.4) 01 photocopy of the every document appropriate for the application for prior determination of value, such as:
a.4.1) For imported goods:
- The documents proving that special relationships do not affect the value;
- Documents related to the amounts paid by the buyers that are not included in purchase prices on the invoice;
- Documents related to the additions
- Documents related to the deductions;
- Other documents related to the goods applied for prior determination of value (if any).
a.4.2) For exported goods:
- Relevant documents when the actual sale prices that are not FOB or DAF prices at the checkpoint of export;
- Other documents related to the goods applied for prior determination of value (if any).
a.5) 01 original copy of every document.
b) Apart from the documents mentioned in Point a of this Clause, the application for prior certification of prices must contain 01 photocopy of every receipt of payment via bank by opening L/C of all goods under the sale contract.
3. Procedure for prior determination of value
a) The applicant shall:
a.1) Fill the application form for prior determination of value (the form No. 04/XĐTTG/2013 in Appendix III to this Circular);
a.2) Submit the sufficient application for prior determination of value as prescribed in Clause 2 of this Article to the Customs Department where they intend to follow the customs procedures at least 90 days before the export or import;
a.3) Provide documents and discuss with the Customs Department or the General Department of Customs at their request in order to clarify the request for prior determination of value.
a.4) Send a written notification to the Customs Department within 10 days from the day on which a change to the goods stated in the application submitted to the customs authority is made, specifying the change, reasons, and date of change.
a.5) Request the General Department of Customs to grant an extension of the notification of result of prior determination of value when it expires, provided the information, documents, and laws being the basis for the issuance of the notification are not changed.
b) For the customs authority:
Based on the laws, database about values of the customs authority, and the application for prior determination of value, the customs authority shall:
b.1) The Customs Department shall check the application and:
b.1.1) If the conditions for prior determination of value specified in Clause 1 of this Article are not satisfied, or the sale contract is not directly executed by the applicant, the Customs Department shall send the applicant a written notification of refusal of prior determination of value within 05 working days from the day on which the application is received;
b.1.2) If the conditions for prior determination of value mentioned in Clause 1 of this Article are satisfied, the sale contract is directly executed by the applicant, but the application or information in the application is not sufficient, the Customs Department shall send request the applicant in writing to provide additional information, evidence and documents within 06 working days from the day on which the application is received;
b.1.3) If the conditions for prior determination of value specified in Clause 1 of this Article are satisfied, or the sale contract is directly executed by the applicant, and the application is sufficient, the Customs Department shall submit a written request to the General Department of Customs for consideration together with the whole application for prior determination of value. The written request sent to the General Department of Customs must specify the suggestions and the basis for such suggestions.
The documents and result shall be updated on the value database of the customs authority.
b.2) The General Department of Customs shall check the application and suggestion of the Customs Department, then:
b.2.1) The Director of the General Department of Customs shall issue a notification of result of prior determination of value (the form No. 05/TB-XĐTTG/2013 in Appendix III to this Circular) within 25 working days from the day on which the all documents are sent by Customs Department are received (in an ordinary case) or within 90 working days from the day on which all documents are received (if the case in complicated and needs verifying). The notification of result of prior determination of value (hereinafter referred to as notification of value) shall be sent to the applicant, the Customs Department, updated on the database of the customs authority, and posted on the website of the General Department of Customs.
b.2.2) While processing the application for prior determination of value, if information or documents in the application must be clarify, the General Department of Customs shall request the applicant to participate in a consultation. If the basis or information is inadequate, within 05 working days from the day on which sufficient documents are received from the Customs Department, the General Department of Customs shall request the applicant in writing to provide additional information or documents.
The time limit for processing the application for prior determination of value begins when the General Department of Customs receives sufficient information and documents provided by the applicant.
b.2.3) If verification must be carried out by the foreign authority, the time limit for verification shall comply with the agreement signed with the foreign party. The time limit for processing the application for prior determination of value begins when the General Department of Customs receives the verification result.
4. The validity of the notification of value
a) The notification of result of prior determination of value is not effective if the actual goods being exported or imported are not consistent with the goods stated in the application, or the application for prior determination of value is changed.
b) Validity of the notification of value:
b.1) For prior certification of method for taxable value determination: the notification of value is valid for no more than 03 years from the day on which it is signed by Director of the General Department of Customs.
b.2) For prior certification of prices: the notification of value is valid for the shipments that need prior certification of prices.
c) When the notification of value expires, Director of the General Department of Customs shall consider granting an extension of the notification at the request of the applicant if the information, documents and basis for issuing the notification are not changed.
d) The Director of the General Department of Customs shall amends or supersedes the notification of value in writing (the form No. 06/TT-XĐTTG/2013 in Appendix III to this Circular) when the notification is found improper. The amendment or replacement of the notification of value takes effect on its issuance date.
dd) The notification of value expires when the laws being the basis for its issuance are changed. The expiration date is the date on which the amendment of the law being the basis for issuing the notification of value takes effect.
e) The Director of the General Department of Customs shall annul the notification of value in writing if the application is found inaccurate or untruthful.
5. The notification of value is the basis for making the taxable value declaration, and submitted together with the customs dossier (01 photocopy) when following customs procedures.
6. The applicant shall send a petition to the Ministry of Finance if the applicant does not concur with the decision made by the Director of the General Department of Customs.
Article 9. Prior certification of origins
1. The prior certification of origins is applicable to imported goods.
2. An application for prior certification of origins consists of:
a) 01 original copy of the written request for prior certification of origins (the form No. 07/XĐXX/2013 in Appendix III to this Circular);
b) 01 original copy of manifest of raw materials used for the manufactures of goods including the information such as names, codes of goods, origins of raw materials, composition of the products, CIF prices or equivalent prices of raw materials based on the information provided by the manufacturer or exporter;
c) 01 photocopy of the description of the production process or the certificate of composition analysis issued by the manufacturer;
d) The catalogue or image of the goods: 01 photocopy;
dd) Goods samples if requested by the General Department of Customs;
3. Procedure for prior certification of origins:
a) The applicant for prior certification of origins shall:
a) The written request for prior certification of origins (the form No. 07/XĐXX/2013 in Appendix III to this Circular).
a.2) Submit the application for prior certification of origins specified in Clause 2 of this Article to the Customs Department where customs procedures are follow at least 90 days before the date of import;
a.3) Provide additional information and documents to clarify the application for prior certification of origins to the Customs Department or the General Department of Customs at their request;
a.4) Send a written notification to the Customs Department or the General Department of Customs within 10 days if any change to the application for prior certification of origins is made, specifying the date of change.
b) The customs authority:
Based on the law, database about goods classification, tax imposed by the customs authority, and the application for prior certification of origins, the customs authority shall:
b.1) The Customs Department shall check the application and:
b.1.1) If the application or information in the application for prior certification of origins is not sufficient, the Customs Department shall request to applicant in writing to provide additional information, evidence and documents within 05 working days from the day on which the app is received;
b.1.2) If the application is sufficient, the Customs Department shall send the General Department of Customs a written request for consideration together with the application for prior certification of origins within 05 working days from the day on which the sufficient application is received;
b.1.3) While following the customs procedure for import, the Customs Department shall check and compare information on request for prior certification of origins to the actual imported goods. If the imported goods are not consistent with the notification of prior certification of origins, the Customs Department shall request the General Department of Customs to annuls the notification of prior certification of origins as guided in Point b Clause 4 of this Article, and inspect the origins as prescribed in Point e Clause 2 Article 16 of this Circular.
b.2) The General Department of Customs shall check the application and suggestion of the Customs Department, then:
b.2.1) The Director of the General Department of Customs shall issue a notification of prior certification of origins (the form No. 08/TBXĐXX/2013 in Appendix III to this Circular) within 25 working days from the day on which the sufficient documents sent by the Customs Department are received (for usual goods) or within 90 working days from the day on which sufficient documents are received (if verification of information about the manufacturer, the market, origins of raw materials, geographical characteristics, technology, result of verification, analysis, classification is necessary). The notification of prior certification of origins shall be sent to the applicant, the Customs Department, updated on the database of the customs authority, and posted on the website of the General Department of Customs;
b.2.1) If the information for prior certification of origins is not sufficient, or goods samples are necessary for prior certification of origins, the General Department of Customs shall request the applicant in writing to provide additional information, documents or goods samples within 05 working days from the day on which the application is received from the Customs Department.
The time limit for processing the application for prior certification of origins begins when the General Department of Customs receives additional documents.
b.2.3) If verification must be carried out by the foreign authority, the time limit for processing the application for prior certification of origins shall comply with relevant International Agreements;
b.2.4) If the applicant for prior certification of origins fails to provide sufficient information, the General Department of Customs shall reject the prior certification of origins and send a written notification (the form No. 09/CDHL-XĐXX/2013 in Appendix III to this Circular).
4. Validity of the notification of prior certification of origins:
b) The notification of prior certification of origins of imported goods is valid for no more than 03 year from the day on which it is signed by the Director of the General Department of Customs, and only be used for the goods, manufacturer and exporter in the application.
b) Annulment of the notification of prior certification of origins:
The Director of the General Department of Customs shall annul the notification of prior certification of origins in one of the cases below:
b.1) Relevant legislative documents are amended.
b.2) The criteria for assessing origins of goods are changed.
b.3) The prior certification of origins and actual origins of goods are inconsistent.
b.4) The applicant provides false information.
5. Using the notification of prior certification of origins:
b) The notification prior certification of origins is used for declaring origins and following customs procedures.
b) The notification of prior certification of origins is not used for claiming preferential tax rates.
The prior certification of origins and application of preferential tax rates for goods imported under Free Trade Agreements to which Vietnam is a signatory shall comply with such Agreements.
6. The applicant shall send a petition to the Ministry of Finance if the applicant does not concur with the notification of prior certification of origins issued by the Director of the General Department of Customs.
Article 10. Checking goods before making customs declaration
The checking of goods before making the customs declaration according to Point b Clause 1 Article 23 of the Law on Customs shall be carried out as follows:
1. The goods owner shall submit send an application for checking goods before initiating the customs procedures to the goods holder, and notify the Sub-department of customs for supervision.
2. The goods checking must be approved by the goods holder and under the supervision of the customs authority.
3. Before checking the goods, the goods holder shall make a certification, which is confirmed by the goods holder, goods owner, and supervising customs officer. Each party shall keep 01 copy.
4. After the goods are checked by the goods owner, the customs shall seal the goods. If goods cannot be sealed, the certification mentioned in Clause 3 of this Article must specify the condition of goods and that the goods holder is responsible for protecting the status quo of goods.
Article 11. Customs declaration
1. The customs declaration (including tax statement during customs procedures) shall be made in accordance with the form provided by the Ministry of Finance.
2. The goods that are exported or imported in different forms must be stated on separate corresponding declarations.
3. The customs declaration of imported goods shall be made before or within 30 days from the day on which the goods arrive at the border checkpoint. The arrival date of goods at the border checkpoint is the date on stamp of the customs authority appended on the manifest of imported goods at the unloading port in the dossier of imported vehicle (by sea, by air, by rail) or the date written in the declaration of vehicles moving across the border, or the vehicle logbook (by river, by road).
4. Customs declaration of goods under multiple contracts/orders
a) Imported goods that have multiple contracts/orders, one or multiple invoices of the same seller, the same delivery conditions, the same method of payment, are delivered at the same time, have the same bill of lading shall be stated in the same customs declaration.
b) Imported goods that have multiple contracts/orders, the same delivery conditions, method of payment, are sold to the same customer and delivered at the same time shall be stated in the same customs declaration.
c) When making the customs declaration, the declarant shall write the numbers and dates of contracts/orders on the customs declaration. If the declaration sheet is not spacious enough to list every one, a manifest shall be enclosed with the customs declaration. Only the total amount goods of all contracts/order shall be written on the declaration.
5. For the goods that are imported in multiple forms, have the same bill of lading, invoice, stated on separate declarations corresponding to each form, the original documents shall be enclosed to a customs declaration; the documents enclosed with other customs declarations are photocopies. The photocopies shall specify ”Original copies are attached to the customs declaration No. … dated … “
6. If exported and imported goods eligible for tax reduction and/or preferential tax rates, the original tax rate before reduction, the reduction and/or preferential tax rate, and the documents on these must be specified.
7. Responsibility of the declarant, the tax payer for making customs declaration and using goods in accordance with the declaration:
a) Fill the declaration accurately, present and submit all necessary documents prescribed by law, provide the criteria for considering tax calculation, tax exemption, tax reduction, tax refund, cancellation of export tax, import tax, excise tax, VAT, environmental protection tax (except for the tax on goods that are not subject to tax);
a) Calculate the tax payable, exempted, considered, reduced, refunded, or cancelled, and take responsibility before the law for such calculation; state the tax payable on a remittance bill for every tax of the customs declaration.
8. If exported goods and imported goods that are not subject to export tax, import tax, excise tax, VAT, environmental protection tax, or eligible for exemption of export tax, import tax, preferential tax rates, incentives, tariff quota, but the subject of tax exemption, the purpose of tax exemption, preferential tax rates or incentives are changed, or the goods are raw materials imported for producing exports, or the goods temporarily imported for re-export are sold to the domestic market:
a) The taxpayer shall issue a notification of the quantity, quality, types, numbers, values, origins of the goods that are used for other purposes or sold to the domestic market;
b) Within 10 days from the day on which the request for permission for change of purpose or domestic sale is received, the customs authority shall make a written response;
After the customs authority approves the change of use purpose or domestic sale, the taxpayer shall declare and pay tax in accordance with Clause 1 Article 96 of this Circular on the new customs declaration.
c) If the taxpayer is found changing the use purpose or sell goods to the domestic market without declaring or paying tax, the foreign shall pay the tax payable according to the declaration of imported goods and carry fines. The taxpayer shall pay the tax arrears, late payment interest and fines (if any) under the decision made by the customs authority.
9. The conditions and procedure for changing the use purpose or selling the goods mentioned in Clause 8 of this Article to the domestic market shall comply with Article 39, Article 41, Article 43, Article 52, Article 53, and Article 55 of this Circular.
Article 12. Customs dossier
1. While following the customs procedure for exporting goods, the declarant shall submit the customs dossier to the customs, including:
a) 02 original copies of the customs declaration;
b) 01 photocopy of the sale contract, export entrustment contract (if export is entrusted) of the exported goods subject to export tax, exported goods eligible for tax refund or tax cancellation;
c) 01 photocopy of the export invoice of exported goods that incur export tax;
d) 01 photocopy of the manifest of goods if the goods consist of multiple categories or inconsistently packaged;
dd) In the cases below, the declarant might need to submit:
dd.1) The export license if the goods must have the export license as prescribed by law: 01 original copy if goods are export all at once, or 01 photocopy enclosed with the original for comparison if goods are exported several times, and make a monitoring slip.
dd.2) Other documents requested by relevant Ministries and agencies;
dd.3) If goods are eligible for exemption of export tax, the documents below are necessary apart from the documents mentioned above:
dd.3.1) The notice of successful bid or contractor appointment enclosed with the contract to supply goods, specifying the successful bid or sale prices exclusive of export tax (if the bidder wins the bid for the export contract); the entrusted import contract specifying the sale prices exclusive of export tax (if the export is entrusted): 01 photocopy. The original copy shall be presented in the first export at the Sub-department of Customs where the procedure is carried out for comparison.
dd.3.2) Other papers proving that the exported goods are eligible for tax exemption: submit 01 photocopy and present the original copy;
dd.4) The notification of prior determination of HS codes or customs value (if any): 01 photocopy.
2. While following the customs procedure for importing, the declarant shall submit the customs dossier to the customs, including:
a) 02 original copies of the customs declaration;
b) 01 photocopy of the sale contract;
c) 01 photocopy of the commercial invoice;
d) 01 photocopy of the manifest of goods if the goods consist of multiple categories or inconsistently packaged;
dd) 01 photocopy of the bill of lading or other equivalent transport documents as prescribed by law (except for the goods mentioned in Clause 7 Article 6 of this Circular, the goods traded between free trade zones and the domestic area, the imported goods in luggage).
For goods imported by international post, if the bill of lading is not available, the declarant shall write the number of the package on the customs declaration, or submit the list of packages made by the post office.
If goods imported for petroleum exploration and extraction are loaded onto service ships (not commercial ships), the cargo manifest shall be submitted instead of the bill of lading.
e) In the cases below, the declarant shall submit or present:
e.1) 01 original copy of the certificate of inspection registration or the notice of exemption from inspection or the notice of inspection result of an organization appointed to carry out quality inspection, the food safety authority, or quarantine authority if the imported goods are in the list of goods that need undergoing food safety inspection or quarantine;
e.2) 01 original copy of the certificate of verification if the goods are granted customs clearance based on verification result;
e.3) 02 original copies of the declaration of imported goods value if the declaration of value is compulsory according to the Decision No. 30/2008/QĐ-BTC dated May 21, 2008 of the Minister of Finance on the issuance of declarations of dutiable values of exported goods and imported goods and guidance on declaration, the Circular No. 182/2012/TT-BTC dated October 25, 2012 of the Minister of Finance on amendments to the Circular No. 30/2008/QĐ-BTC;
e.4) The import license if the goods must have an import license; the license to import under tariff quota as prescribed by law: 01 original copy if goods are imported all at once, or photocopies enclosed with the original for comparison when goods are imported many times, and make a monitoring slip;
e.5) 01 original copy of the Certificate of Origin (C/O) in the following cases:
e.5.1) The goods made in a country or group of countries that concluded agreements on preferential tax rates with Vietnam (except for the imported goods of which the FOB price does not exceed 200 USD) in accordance with Vietnam’s law and the International Agreements to which Vietnam is a signatory, if the importer wishes to enjoy such incentives;
e.5.2) The goods that are imported from the countries that pose threats to the social safety, health of the people or environmental hygiene, and need controlling;
e.5.3) The goods are imported from the countries that apply anti-dumping tax, anti-subsidy tax, anti-discrimination tax, protection tax, or tax rates under tariff quota;
e.5.1) The import goods must comply with the regulations on import management in accordance with Vietnam’s law or bilateral or multilateral International Agreements to which Vietnam is a signatory.
The C/O submitted to the customs must not be changed or replaced, unless it is changed or replaced by a competent organization by a deadline prescribed by law.
e.6) The goods eligible for import tax exemption mentioned in Article 100 of this Circular must have:
e.6.1) The list of tax-free goods enclosed with the monitoring slip registered with the customs if the list registration is compulsory according to Clause 1 Article 101 of this Circular: 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
e.6.2) The notice of successful bid or contractor appointment enclosed with the sale contract or goods supply contract that specifies the successful bid or sale price exclusive of import tax (if the applicant wins the bid for the import contract); the import entrustment contract, the service contract that specify sale prices exclusive of import tax (if the import or service provision is entrusted); the finance lease contract (if the finance lease company imports machinery, equipment or vehicles to serve the project eligible for finance lease incentives): 01 photocopy. The original copy shall be presented in the first import at the sub-department of customs for comparison;
e.6.3) 01 photocopy of the paper related to the transfer of goods eligible for tax exemption if the goods of an entity eligible for tax exemption are transferred to another entity eligible for tax exemption;
e.6.4) 01 photocopy of the certificate of eligibility to open duty-free shop if the goods are imported and sold at a duty-free shop;
e.6.5) Other papers proving the eligibility for tax exemption of the imported goods;
e.7) 01 original copy of the declaration of non-refundable aid of a finance authority according to the Circular No. 225/2010/TT-BTC dated December 31, 2010 of the Ministry of Finance on the state management of foreign non-refundable aid classified as government revenues if the goods are non-refundable aid that is not subject to import tax, excise tax, VAT;
If the owner or main contractor of the project funded by non-refundable ODA is not subject to export tax, import tax, VAT, excise tax according to legislation on taxation, it is compulsory to have the notice of successful bid or contractor appointment together with the goods supply contract that specifies the successful bid or sale prices exclusive of import tax, VAT, excise duty (if the applicant wins the bid for the import contract); the import entrustment contract that specifies the sale prices exclusive of import tax, VAT, excise duty: 01 photocopy enclosed with the original for comparison.
e.8) The notice of successful bids or contractor appointment (specifying the contents) enclosed with the contract to sell goods to export processing companies in accordance with the bidding result or goods supply contract, which specifies the successful bid or sale prices exclusive of import tax, excise duty, VAT on goods that are not subject to import tax, excise duty, or VAT (if any) to serve the construction of workshops and offices of the export processing companies.
e.9) The certificate of animal breed or plant variety registration issued by state agencies if the animal breeds or plant varieties are not subject to from VAT: 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
e.10) For the goods not subject to VAT being machinery, equipment, supplies that cannot be manufactured at home and need importing to serve scientific research, technological development; the machinery, equipment, spare parts, specialized vehicles, and supplies that cannot be manufactured at home and need importing to serve petroleum exploration and extraction; airplanes, oil rigs, and ships that cannot be manufactured at home and are imported or hired from abroad to form fixed assets of companies, or to serve production, business, or lease back, it is compulsory to have:
e.10.1) The notice of successful bid or contractor appointment and the sale contract or goods supply contract or service contract, which specifies the payment exclusive of import tax) if the goods are not subject to VAT and imported by the bid winner or appointed contractor or service provider: 01 photocopy. The original copy shall be presented in the first import at the sub-department of customs for comparison;
e.10.2) The import entrustment contract that specifies the sale prices exclusive of VAT: 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
e.10.3) The document of a competent authority that appoints other organizations to run scientific research programs/projects or execute science and technology contracts, enclosed with a written certification of the representative of the company or the head of the scientific research agency, and the commitment to directly use the imported goods for scientific research, technological development if the imported goods are meant to serve scientific research and technology development: submit 01 original copy;
e.10.4) The certification and commitment made by the representative of the company to use the imported machinery, equipment, spare parts, specialized vehicles that cannot be produced at home to serve petroleum exploration and extraction: submit 01 original copy;
e.10.5) The certification and commitment of the representative of the company to use the airplanes, oil rigs, and ships that cannot be manufactured at home and are imported or hired from abroad to form fixed assets of companies or to serve production, business, or lease back: submit 01 original copy;
e.10.6) The lease contract signed with a foreign partner when leasing airplanes, oilrigs, or ships that cannot be manufactured at home to serve production, business or lease back: submit 01 original copy;
e.11) The certificate of goods imported to serve national defense or security respectively issued by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security if the goods imported are weapons or equipment directly serving national defense and security and are not subject to VAT: submit 01 original copy;
e.12) For the application of 5% tax rate to the equipment and instrument serving teaching, research, scientific experiments, it is required to have:
a.12.1) The notice of successful bid or contractor appointment or sale contracts signed with schools or research institutes, or goods supply contract or service contract: 01 photocopy. The original copy shall be presented in the first import at the Sub-department of customs for comparison.
e.12.2) The commitments made by the schools or research institutes to sue the equipment and instruments for scientific research and experiments: submit 01 original copy.
e.13) The notification of prior determination of HS codes, customs value, or origins (if any): 01 photocopy.
e.14) Other relevant documents as prescribed by law depending on the goods: submit 01 original copy.
Article 13. Customs declaration registration
1. Places to register the declaration
The declaration of exported or imported goods shall be registered at the Sub-department of customs at the checkpoint or outside the checkpoint area, in particular:
a) If the goods are not moved to another checkpoint, the customs declaration shall be registered at the Sub-department of customs in charge of the goods depot at the checkpoint or port of destination;
b) If the goods are moved to another checkpoint, the customs declaration shall be registered at the Sub-department of customs at the checkpoint or the Sub-department of customs to which goods are moved;
c) For the goods exported or imported in particular forms, the declaration shall be registered at corresponding locations as specified in this Circular.
This Regulation is also applicable to electronic customs procedures in the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
2. Conditions and locations for registering the customs declaration
The declaration shall be registered right after the declarant fills and submit the customs dossier as prescribed and the customs inspects the conditions for registering the customs declaration, including:
a) Inspecting the conditions for taking coercive measures or suspending customs procedures;
b) Inspecting the validity of declared information and documents in the customs dossier;
c) Inspecting the adherence to the management and taxation policies applicable to exported goods and imported goods.
If the conditions for registering the declaration are satisfied, the customs officer shall issue the declaration registration number and update it on the system. If the conditions for registering the declaration are not satisfied, the customs officer notifies declarant of the reasons in writing.
Article 14. Adjustment and supplementation of the customs declaration
1. The customs declaration shall be adjusted and supplemented in the following cases:
a) The supplementary declaration is made before the physical verification of goods or before the decision on exemption of physical verification of goods is made according to Clause 3 Article 9 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
b) The supplementary declaration is made after the customs grants the clearance or moves the goods to storage when the conditions below are satisfied:
b.1) The errors in the customs declaration is found and reported to the customs by the taxpayer or the declarant;
b.2) It is reported within 60 days from the day on which the customs declaration is registered, but before the customs carries out tax inspection at the premises of the taxpayer;
b.3) The declarant, the taxpayer provides ample evidence, and the customs is able to verify the accuracy, truthfulness and legitimacy of the supplementary declaration.
b.4) The supplementary declaration does not affect the application of policies on management of exported goods and imported goods to the shipment being declared.
2. Contents of supplementary declaration:
a) Additional information being the criteria for tax calculation or identification of tax-free goods, goods eligible for tax exemption, tax reduction, tax refund, or tax cancellation;
b) Additional statement of tax payable, paid tax, tax arrears, or overpaid tax (if any), interest on late payment of additional tax (if the taxpayer has paid the additional tax after the tax payment deadline) on each particle and the whole customs declaration; affirmation of the accuracy and legitimacy of the supplementary declaration;
c) Adjustment, addition of other information on the customs declaration.
3. The application for adjustment or supplementation consists of:
a) The written adjustment or supplementary declaration (the form No. 10/KBS/2013 in Appendix III to this Circular): 02 original copies;
b) Other documents proving the adjustment or supplementary declaration.
4. Processing the application for supplementary declaration:
a) The declarant shall:
a.1) Provide accurate and sufficient information in the supplementary declaration;
a.2) Calculate the additional tax or late payment interest (if any);
a.3) Submit the sufficient application to the customs authority by the time limit for making the supplementary declaration according to Article 34 of the Law on Tax administration and Clause 2 Article 22 of the Law on Customs;
a.4) Comply with the requests of the customs on the written adjustment or supplementary declaration;
a.5) If the supplementary declaration leads to an increase of the tax payable, the taxpayer shall pay it and the late payment interest (if any) as prescribed;
a.5) If the supplementary declaration leads to a decrease of the tax payable, the taxpayer may request the customs authority where the supplementary declaration is submitted to settle the overpaid tax as guided in Article 26 of this Circular.
b) The customs authority shall:
b.1) Specify the date and hour when the application for adjustment or supplementary declaration is received in the case mentioned in Point a Clause 2 Article 34 of the Law on Tax administration and Clause 2 Article 22 of the Law on Customs. Specify the date on which the application for supplementary declaration is received in the case mentioned in Point b Clause 2 Article 34 of the Law on Tax administration;
b.2) Inspect the sufficiency and accuracy of the application for adjustment or supplementary declaration, write the inspection result on adjusted declaration, give 01 copy to the declarant, and keep 01 copy;
b.3) The result of inspection of the application for adjustment or supplementary declaration shall be notified within:
b.3.1) 08 working hours since the sufficient application for adjustment or supplementary declaration is received if such adjustment or supplementary declaration is made before the customs carries out physical verification of goods or makes a decision to exempt the physical verification;
b.3.2) 05 working days from the day on which the sufficient application for supplementary declaration is received if such the supplementary declaration is made by the 60th day from the day on which the customs declaration is registered and before the customs carries out tax inspection at the premises of the taxpayer.
5. Where the declarant or taxpayer finds errors in the submitted customs dossier and report them before the customs carries out tax inspection at their premises, after 60 days from the day on which the customs declaration is registered, but the declarant or taxpayer provides ample evidence and the customs is able to verify the accuracy and legitimacy of the declaration, then:
a) The declarant or taxpayer shall make the declaration similar to the case of supplementary declaration guided in Clause 2, Clause 3, and Point a Clause 4 of this Article, pay the tax arrears and late payment interest, comply with the decision on administrative penalties made by the customs;
b) The customs shall receive and check the declaration made by the declarant or taxpayer similarly to the case of supplementary declaration guided in Point b Clause 4 of this Article; impose administrative penalties as prescribed and record them in the supplementary declaration. If the paid tax is higher than the tax payable, the customs shall refund the overpaid tax as prescribed in Article 26 of this Circular.
Article 15. Replacing the customs declaration
The customs declaration shall only be replaced when the method of export or import is changed, and before the physical verification of goods or before the decision on exemption of physical verification is made. Customs procedure:
1. The declarant shall send a written explanation for the replacement of the customs declaration to the Sub-department of customs where the declaration is registered;
2. The Director of the Sub-department of customs where the declaration is registered shall consider the explanation provided by the declarant. If the explanation is considered reasonable and no signs of trade fraud are found, the request shall be granted and a customs officer shall be appointed to:
a) Withdraw the registered customs declaration;
b) Annul the registered declaration by crossing it with a red pen, append the officer’s seal on both destructed declarations;
c) Register a new customs declaration. The new customs dossier consists of: the new customs declaration, the documents of the shipment, and the destructed customs declaration;
d) Take a note on the system: “This declaration has been replaced with the declaration No. … dated … ;
e) Keep the annulled customs declaration and the request for replacement of the declaration made by the declarant in cardinal order.
Article 16. Customs inspection during customs procedure
1. Inspection during customs procedure includes: inspection of the customs dossier, tax inspection and physical verification of goods.
2. Inspection during customs procedure includes:
a) Inspection of names and codes of goods according to Circulars of the Ministry of Finance providing guidance on classification of exported goods and imported goods.
b) Inspection of goods quantity;
If the quantity cannot be determined manually or with instruments of the customs authority (such as liquid, bulk cargo, massive cargo etc.) the customs shall examine the verification result provided by a verification service provider (hereinafter referred to as verifier).
c) Inspection of goods quantity:
c.1) If the goods quality cannot be verified with the instruments of the customs authority, the declarant shall be requested to take samples or provide the catalogue, and select a verifier. The conclusion given by the verifier is final.
c.2) If the declarant and the customs authority fail to concur in the selection of the verifier, the customs authority shall select a technical organization appointed to carry out inspections serving state management or a verifier (if the technical organization makes a written refusal). conclusion given by the technical organization or verifier is final. The declarant may file a complaint if they do not concur with such conclusion.
d) Inspecting the license to export or import:
For the goods in the List of exported and imported goods that need licenses issued by state authorities, the customs authority shall register declarations and carry out customs procedures based on the licenses to export or import issued by state authorities.
dd) For the goods that need to undergo quality inspection, quarantine, food safety and hygiene inspection (hereinafter referred to as in-depth inspection): the customs authority shall carry out the customs procedure based on the certificate of in-depth inspection registration or the notice of exemption from on inspection or the notice of satisfactory shipment issued by an inspecting authority.
e) Inspecting the origins of goods based on the actual goods, customs dossier, relevant information, Article 15 of the Government's Decree No. 19/2006/NĐ-CP dated February 20, 2006, and relevant guiding documents:
e.1) If the actual origin of goods is not consistent with the declaration but they still belong to a country or territory granted most-favored nation treatment by Vietnam, the customs authority shall apply preferential tax rates as prescribed and take appropriate actions depending on the nature and severity of the violations.
e.2) If the origin of goods is in doubt, the customs authority shall request the declarant to provide supporting documents to prove it or request a competent authority of the exporting country to verity. Goods shall not enjoy tax incentives while awaiting the verification result, but still granted clearance according to ordinary customs procedures;
e.3) If the declarant submits the Certificate of Origin for the whole shipment but only imports part of the shipment, the customs authority shall accept the Certificate of Origin of the imported part.
e.4) If the Certificate of Origin is provided after the goods is released or moved to storage in order to recalculate tax, and is accepted by the Sub-department of customs where the declaration is registered, the declarant shall make the declaration and recalculate tax in accordance with the adjustment form (the form No. 10/KBS/2013 in Appendix III to this Circular).
e.5) The application of notification of prior certification of origins to the goods of which customs dossier must be inspected or undergo physical verification shall be examined.
g) Tax inspection includes:
g.1) Inspecting the conditions for taking coercive measures or applying tax payment deadline as prescribed;
g.2) Inspecting the basis for identifying tax-free goods when the declarant identifies their goods as exempt from export tax, import tax, VAT, excise duty, or environmental protection tax.
g.3) Inspecting the basis for identifying goods as eligible for tax exemption or reduction when the declarant identifies their goods as eligible for tax exemption or reduction;
g.4) Check the criteria for calculating tax payable when the exported or imported tax are subject to tax based on the inspection result mentioned in Point a, Point b, Point c and Point d of this Clause, the result of inspection of dutiable values according to the Ministry of Finance’s guidance on the Government's Decree No. 40/2007/NĐ-CP dated March 16, 2007 on customs valuation of exported, imported goods, and relevant bases.
g.5) Inspecting the application of the notification of prior determination of HS codes or customs value of the goods that must undergo customs dossier inspection or physical verification.
h) For the goods temporarily imported for re-export or temporary export for re-import that are not sealed during customs inspection, the customs officer shall specify the goods names, quantity, category, codes, origin (if any) on the physical verification result sheet, or take pictures of the goods, and enclosed them with the customs dossier. During the procedure for re-export or re-import is complete, the customs officer shall compare the goods with their description in the customs dossier of temporary import or export (kept by the customs) and certify that the goods re-exported or re-imported are consistent with the goods temporarily imported or exported.
3. Based on the risk assessment of the customs authority, the head of the customs authority where the customs dossier is received and processed shall decide the method and level of inspection:
a) Exempt the dossier inspection and physical verification;
b) Inspect the customs dossier and exempt goods from physical verification;
c) Inspect the customs dossier and carry out physical verification of goods.
4. While the imported or exported shipment is following customs procedures, based on the result of inspection of customs dossier or physical verification of goods and the new information provided, the head of the Sub-department of customs shall decide the change in the method or level of inspection and take responsibility for such change.
5. When the physical verification is done, the customs officer that carries out the inspection shall write the inspection results as guided by the General Department of Customs.
Article 17. Sampling, retention of samples of exported or imported goods to make customs declarations; fulfillment of requirements of the specialized inspection agency; analysis or verification for classifying exported goods and imported goods
1. Exported goods or imported goods shall be sampled in the following cases:
a) Exported goods or imported goods are sampled to serve the customs declaration at the request of the declarant or the specialized inspection agency;
b) The exported goods or imported goods must be sampled to serve the analysis or verification for classifying goods at the request of the customs authority.
2. The sampling shall be decided by the head of the customs authority that makes the request.
3. Procedure for sampling exported goods or imported goods
a) Samples shall be taken in accordance with the Sampling note (the form No. 11/PLM/2013 Appendix III to this Circular) if the sampling is requested by the declarant or customs authority.
b) If samples are taken for analysis: the samples must be taken from the shipment that needs analyzing. The General Department of Customs shall specify the requirements of samples and the procedure for sampling for analysis.
c) If samples are taken at the request of the specialized inspection agency, samples shall be taken at the checkpoint of import or at the checkpoint to which goods are moved.
d) The representative of the goods owner and representative of the customs authority must be present during the sampling. If samples are taken at the request of a specialized agency, the representative of such agency must be present; the samples must be sealed and signed by every party. A record signed by all parties shall be made when samples are transferred.
4. Sampling techniques are guided by the General Department of Customs.
5. Places for sample retention
In the case mentioned in Point b Clause 1 of this Article, samples shall be retained at:
a) Exported/imported Goods Analysis and Classification Center (hereinafter referred to as Analysis and Classification Center) if samples are taken for analysis.
b) The customs authority that takes samples if samples are taken to serve other customs tasks.
6. Sample retention period:
a) The samples at Analysis and Classification Center shall be retained for 90 days from the day on which the analysis result is given.
b) The samples at the Sub-department of customs shall be retained for 90 days from the day on which customs clearance is granted.
7. Objects of analysis, verification and submission of request for analysis, verification for classifying goods.
a) The objects of analysis, verification for goods classification are samples of exported or imported goods (hereinafter referred to as samples).
b) Submission of request for analysis, verification:
b.1) The customs authority that receives the request for analysis shall take and send samples to Analysis and Classification Center to analyze the goods that are beyond the capacity of the customs authority, which require specialized instruments to determine the composition of samples;
b.2) If the Analysis and Classification Center affiliated to the General Department of Customs is not capable of analysis in the case mentioned in Point b.1 Clause 7 of this Article, the customs authority shall send such samples to a technical service provider under the management of a Ministry or a organization that provides verification services under the Law on Commerce (hereinafter referred to as verifier) for verification, and the use the result provided by such organization to determine the names, codes, and taxes of exported or imported goods.
The General Department of Customs shall announce the List of articles that cannot be analyzed by Analysis and Classification Center;
b.3) The submission of request for analysis or verification and the use of analysis or verification result in contravention of this Clause do not have the validity for goods classification.
8. Application for analysis or verification
a) Application for analysis:
a.1) The application for analysis is made by the customs authority, bears its seal, and shall be sent to Analysis and Classification Center. The application consists of:
a.1.1) A sampling record and request for analysis (the form No. 12/PYCPT/2013 in Appendix III to this Circular): 02 original copies. 01 copy is kept by the customs authority; 01 copy is kept by Analysis and Classification Center;
a.1.2) Relevant technical documents: 01 photocopy;
a.1.3) The customs declaration of exported or imported goods that need analyzing. If goods have undergone physical verification, the result given by the customs officer must be specified: 01 photocopy;
a.1.4) A commercial contract: 01 photocopy;
a.1.5) The Certificate of Origin (if any): 01 photocopy;
a.1.6) A list of documents in the application: 01 original copy.
a.2) If analysis is requested to serve the prior determination of HS codes: based on the samples sent by the applicant for prior determination of HS codes, the Customs Department shall make 02 copies of the Request for analysis (the form No. 13/PYCPT-XĐTMS/2013 in Appendix III to this Circular). 01 copy is kept by Analysis and Classification Center. The other copy shall be kept by the Customs Department. The application for analysis sent to Analysis and Classification Center is the photocopy of the application for prior determination of HS codes specified in Clause 2 Article 7 of this Circular.
b) The application for verification shall comply with regulations on goods verification.
9. Delivery of goods samples and application for analysis or verification.
a) The customs authority that requests the analysis or verification shall send the samples and application directly or send by post, or authorize the declarant in writing to send the samples and application to Analysis and Classification Center or the verifier.
b) If verification is requested to serve the prior determination of HS codes, the applicant for prior determination of HS codes shall send goods samples and the application for verification to the verifier based on the written notice of the customs authority.
c) Upon the receipt of goods samples and the application for analysis, Analysis and Classification Center shall make a Receipt note (the form No. 14/PTNYCPT/2013 in Appendix III to this Circular). The Receipt note shall be made into 02 copies. 01 copy is kept by Analysis and Classification Center and 01 copy is sent to the customs authority that requests the analysis.
Within 03 working days, Analysis and Classification Center shall send the Receipt note to the customs authority that requests the analysis.
d) If the goods samples and application for analysis are not satisfactory, Analysis and Classification Center shall send a written notification and return the samples and application within 03 working days from the day on which they are received. The customs authority that requests the analysis shall complete the application and goods samples.
10. Destruction, return of analyzed or verified goods samples
a) Destruction of analyzed goods samples:
a.1) Analysis and Classification Center shall initiate the procedure for destructing the samples that have passed the retention period, samples of dangerous goods, samples that have transformed or cannot be retained any longer;
a.2) The destruction of analyzed samples shall be decided by the head of the unit and recorded in writing. The decision and sample destruction record shall be retained in accordance with regulations on document retention.
b) Return of analyzed goods:
b.1) If the request for analysis made by the customs authority says “Samples must be returned”, the Analysis and Classification Center shall return samples to the customs authority or the declarant (if authorized by the customs authority to receive the samples), provided such samples are returnable.
b.2) The head of the unit shall decide the return of goods samples and is not responsible for the quality of the samples returned due to the effect of the analysis process.
b.3) If goods samples are returned before the end of the retention period, the goods owner shall make a commitment not to file complaints about the analysis results.
b.4) A record shall be made when goods samples are returned (the form No. 15/BBTLMHH/2013 in Appendix III to this Circular).
c) The return of verified goods shall comply with regulations on goods verification.
11. Notification of analysis and classification result
a) Within 10 working days from the day on which the application and goods samples are received, Analysis and Classification Center shall send a notification of the analysis result to the General Department of Customs (the form No. 16/PTNYCPT/2013 in Appendix III to this Circular).
If the application involves samples of 02 types of goods, or the samples are complicated and need more time to analyze, Analysis and Classification Center shall send a written notification of the intended date to give the analysis result within 05 working days from the receipt of samples. After the analysis result is available, Analysis and Classification Center shall send a notification of the analysis results to the General Department of Customs (the form No. 16/TBKQPT/2013 in Appendix III to this Circular) together with the photocopy of the application for analysis.
b) The Director of the General Department of Customs shall makes a notification of goods classification result (the form No. 17/TBKQPL/2013 in Appendix III to this Circular) within 10 working days from the receipt of the notification of analysis result sent by Analysis and Classification Center.
The notification of classification result sent by the Director of the General Department of Customs is the basis for determining taxes and implement policies on exported or imported goods; shall be updated on the database, posted on the website, and uniformly applied in the customs sector.
12. The notification of classification of exported or imported goods that need verifying specified in Point b.2 Clause 7 of this Article:
After receiving the verification result from the verifier, the Sub-department of customs shall send it to the Customs Department. Based on the verification result, the Director of the Customs Department shall provide guidance on the classification of goods to determine taxes and implement policies on exported or imported goods, and send 01 copy to the General Department of Customs for updating on the website of the customs.
13. The declarant may file a complaint if he does not concur with the classification result given by the customs authority.
Article 18. Supervising goods exported, imported, in transit; vehicles exported, imported, in transit
1. The customs supervision of goods exported, imported, in transit; vehicles exported, imported, in transit shall comply with Article 26 of the Law on Customs, Article 13 and Article 14 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP. This Circular also provides additional guidance on customs supervision of exported or imported goods that are moved in or out of the customs area at the checkpoint. In particular:
a) Responsibilities of the declarant.
When exported or imported goods are taken in or out of the customs area at the checkpoint, the declarant shall present the documents below to the customs authority:
a.1) The customs declaration:
a.1.1) The customs declaration of exported goods is the declaration certified by the customs authority;
a.1.2) The customs declaration of imported goods is the declaration in which the clearance, release, or storage of goods is certified by the customs authority; the goods release note issued by the warehouse owner;
a.2) Exported or imported goods.
b) Responsibilities of the Sub-department of customs at the checkpoint.
b.1) The Sub-department of customs at the checkpoint shall supervise exported goods and imported goods as prescribed. When an exported or imported shipment is found violating legislation on customs, the Director of the Sub-department of customs at the checkpoint shall make a decision on physical verification.
b.2) When supervising exported or importing goods being taken in or out the checkpoint area, the Sub-department of customs at the checkpoint shall:
b.2.1) Check the validity of the customs declaration;
b.2.2) Compare the number of the shipping vehicle and the customs seal (if any);
b.3) Process the inspection result.
If the result is satisfactory, the customs officer shall certify, append the signature and seal, and then return the following papers to the declarant:
b.3.1) The customs declaration is certified that “Goods were under customs supervision” if goods are exported or imported by sea, by inland waterways, by ail, or by railway.
b.3.2) The customs declaration is certified that “Goods are exported/imported” if goods are already exported or imported by land, by river, or at a transshipment port or transshipment zone;
b.3.3) The record on transfer of goods being moved to another checkpoint;
b.3.4) The manifest of goods moved from the bonded warehouse or CFS to the checkpoint of export (if any).
If the inspection result is not satisfactory, the Sub-department of customs at the checkpoint shall take appropriate actions or instruct the declarant to make adjustments on a case by case basis.
If the customs declaration is invalid and must be annulled according to Clause 1 Article 31 of this Circular, the Sub-department of customs at the checkpoint shall request the declarant to go to the Sub-department of customs where it was registered to follow the annulment procedure.
c) For goods temporarily imported for re-export, exported or imported goods being moved to another checkpoint, the declarant shall present the dossier apart from the documents in Point a Clause 1 of this Article, And the customs authority shall carry out customs supervision according to Article 41 and Article 61 of this Circular.
2. The Director of the General Department of Customs shall provide guidance on the measures and supervision period applicable to each type of checkpoints, goods exported, imported, in transit; vehicles exported, imported, in transit.
Article 19. Tax currency
1. Tax on exported and imported goods shall be paid in VND. If tax is paid in a foreign currency, it must be a convertible foreign currency. Foreign currencies shall be converted into VND at the average exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State bank of Vietnam when tax is calculated.
2. If tax must be provisionally paid in foreign currencies while pending official prices, the taxpayer may pay tax in a foreign currency or VND before customs clearance or release. After official prices are available and the taxpayer receives payment from the foreign customers, the taxpayer shall pay the difference (if any) in the foreign currency.
If tax is provisionally paid in VND, the exchange rate is the average exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State bank of Vietnam when tax is calculated. Such exchange rate is uniformly applied to the currency exchange between the State Treasury and the customs authority.
Article 20. Tax payment deadline
The deadline for paying tax on exported or imported goods is specified in Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13, in particular:
1. If imported goods are raw materials for producing exports:
a) The taxpayer must satisfy the conditions below to enjoy the 275-day tax payment deadline from the day on which the customs declaration is registered:
a.1) The taxpayer owns a facility in Vietnam to produce exports from the imported materials (based on the commitment made by the company under the form No. 18/CSSX-SXXK/2013 in Appendix III to this Circular). The customs must carry out inspection at the factory if the company poses risks under the guidance of the General Department of Customs.
a.2) The taxpayer has engaged in export or import for at least 02 consecutive years when the registers the customs declaration of the materials imported for export production, and during such 02-year period the customs finds that:
a.2.1) The taxpayer does not carry any penalty for smuggling or illegal transit of goods across the border;
a.2.2) The taxpayer does not carry any penalty for tax evasion or trade fraud;
a.3) The taxpayer does not owe overdue debt, late payment interest, or fines when the declaration is registered;
a.4) The taxpayer does not carry any penalty pertaining to accounting during the previous 02 consecutive years before the customs declaration is registered;
a.5) The taxpayer must make payment for the raw materials imported for producing exports by bank transfer. The cases of payment considered bank transfer shall be resolved as prescribed in Clause 4 Appendix I to this Circular.
If the import is entrusted, the entrusting party must satisfy the aforesaid conditions and have the import entrustment contract. The entrusted party must satisfy the conditions in Point a.2, a.3, a.4, and a.5 of this Clause.
Where the parent company imports and supplies raw materials for its affiliates, or the affiliate imports and supplies raw materials for its affiliated units or other affiliates, the units affiliated to the parent company or the other affiliates must satisfy the aforesaid conditions; the importing parent company or affiliate must satisfy the conditions in Point a.2, a.3, a.4, a.5 of this Clause, and submit the list of affiliated units to the customs authority where the procedure is carried out.
b) If the conditions mentioned in Point a of this Clause are not satisfied but tax payment is guaranteed by a credit institution, and the conditions in Clause 2 Article 21 of this Circular are satisfied, the tax payment deadline is the end of the guarantee period, which does not exceed 275 days, from the day on which the customs declaration is registered. The late payment interest is exempt during the guarantee period.
c) Where the imported raw materials eligible for 275-day deadline or an extension beyond 275 days are not used for producing exports, or one of the conditions in Point a of this Clause is found unsatisfied, or products are exported after the deadline:
c.1) The products shall are sold to the domestic market. The taxpayer shall pay tax on the products sold to the domestic market and late payment interest on the period from the day on which the declaration of imported goods is registered to the tax payment date.
If the export contract is terminated by the foreign party or in the event of force majeure and the products must be sold to the domestic market, the taxpayer shall declare tax and calculate late payment interest from the tax payment deadline to the date of tax payment (if products are sold to the domestic market after the deadline) the Customs Department shall examine the explanations and resolve on a case by case basis.
c.2) The raw materials shall be re-exported. The taxpayer calculates and pays late payment interest on the period from the day on which the customs declaration is registered to the date of export. If the contract is terminated by foreign party due to an event of force majeure, the late payment interest is exempt. the Customs Department shall examine the explanations and resolve on a case by case basis.
c.3) The products shall be exported after the tax payment deadline: the taxpayer shall calculate and pay late payment interest on the period from the tax payment deadline to the date of export or date of tax payment (if taxis paid before products are exported). If the late export is on account of the foreign customer, the late payment interest is exempt.
c.4) If one of the conditions in Point a of this Clause is found unsatisfied, the taxpayer shall pay tax and late payment interest on the period from the day on which the declaration of imported goods is registered to the tax payment date, and carry penalties.
2. For goods temporarily imported for re-export
a) The taxpayer must pay import tax before completing the procedure for temporary import. If tax has not been paid and but a credit institution guarantees the tax payment, and the conditions in Clause 2 Article 21 of this Circular are satisfied, the tax payment deadline is the end of the guarantee period, which does not exceed 15 days from the deadline for re-export (not applicable to the extended period of temporary import for re-export); late payment interest is exempt during the guarantee period.
b) If products are re-exported after the guarantee period: the taxpayer shall pay late payment interest on the period from the end of the guarantee period to the date of re-export or date of tax payment (if tax is paid before re-export).
c) If guarantee if provided but products are sold to the domestic market, the taxpayer shall pay tax, re-calculate the deadline for paying tax on the products that sold to the domestic market, and pay late payment interest on the period from the date of completion of procedure for temporary import to the date of tax payment.
3. For the goods exported or imported in accordance with Point c Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13, the taxpayer shall pay tax before customs clearance.
If tax payment is guaranteed by a credit institution (the maximum guarantee period is 30 days from the day on which the customs declaration is registered) and the conditions in Clause 2 Article 21 of this Circular are met, the tax payment deadline is the end of the guarantee period, but late payment interest on the period from the customs clearance to the date of tax payment shall be paid. Late payment interest shall be calculated in accordance with Article 106 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 and guidance in Article 131 of this Circular.
4. The tax payment deadline in some special cases (except for the cases in which tax debt is paid in instalment according to Clause 25 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration no. 21/2012/QH13):
a) If the one customs declaration is registered to export or import several times, the tax payment deadline shall comply with regulations and is applicable to each export or import;
b) The exported or imported goods under the supervision of the customs authority are impounded by a state authority to investigate; the time limit begins when the state authority makes a written decision to release the goods;
c) If the imported goods serving national defense and security that are granted clearance or released are not exempt from tax, the taxpayer shall pay tax, recalculate the tax payment deadline and late payment interest on the period from the date of clearance or release until the date of tax payment; penalties shall be imposed (if any) as prescribed.
While awaiting the approval for tax exemption, the taxpayer shall make a commitment to comply with the final decision on tax on the imported goods serving scientific research, education and training made by Director of the General Department of Customs. If goods are not eligible for tax exemption, the taxpayer shall pay tax, recalculate the tax payment deadline and late payment interest on the period from the date of goods clearance or release until the date of tax payment; penalties shall be imposed (if any) as prescribed.
d) If an additional tax statement is made, the time limit for paying tax is the registration date of the customs declaration (if goods are raw materials imported for producing exports) or the completion date of customs procedure for temporary import of goods (for goods temporarily imported for re-export) or the clearance/release date (for other goods).
5. If the customs declaration is registered before July 01, 2013 but granted clearance or released after July 01, 2013, the tax payment deadline in Clause 1 Article 11 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 shall apply.
6. Deadline for paying imposed tax
a) For customs declaration registered from July 01, 2013, the tax on which is imposed by the customs, the tax payment deadline is the registration date of the customs declaration if goods are raw materials imported for producing exports. If goods are temporarily imported for re-export, the tax payment deadline is the completion date of customs procedure for import. For other goods, the deadline for paying imposed tax is the date of clearance or release;
b) If the customs declaration is registered before July 01, 2013 but the customs imposes tax after July 01, 2013, the tax payment deadline is the day on which the customs issues a decision on tax imposition.
7. The deadline for paying tax on exported crud oil, goods subject to protection tax, anti-dumping tax, anti-subsidy tax is specified Point c Clause 3 Article 42, which is amended in Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13, according to which the taxpayer must pay tax before the goods are granted clearance or release, or a guarantee must be provided by a credit institutions. If a guarantee is provided by a credit institutions, a late payment interest of 0.05% per day shall be paid during the guarantee period. The maximum guarantee period is 30 days from the day on which the customs declaration is registered. Conditions for guarantee are specified in Clause 2 Article 21 of this Circular.
8. Tax payment deadline when official prices are not available when goods are granted clearance or released: the taxpayer shall pay a provisional tax based on the prices stated before goods are granted clearance or released, or a guarantee must be provided by a credit institution. Conditions for guarantee are specified in Clause 2 Article 21 of this Circular. The taxpayer shall pay a late payment interest of 0.05% per day during the guarantee period.
If the provisional tax or guaranteed tax before the clearance or release is smaller than the tax payable when official prices are available, the taxpayer shall pay the difference. The late payment interest on the difference is exempt. Conditions for guarantee are specified in Clause 2 Article 21 of this Circular.
If the provisional tax or guaranteed tax before the clearance or release is larger than the tax payable when official prices are available, the overpaid tax shall be settled in accordance with Article 26 and Article 130 of this Circular.
9. The deadlines for paying VAT on specialized equipment, machinery, vehicles in technological lines, and building materials that cannot be manufactured at home and need importing to form fixed assets; raw materials for manufacturing animal feeds, fertilizers and pesticides are specified in Point c Clause 3 Article 42, which is amended in Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, and Clause 2 Article 21 of this Circular.
Article 21. Tax payment guarantee
1. Tax payment guarantee shall be provided in the form of separate guarantee or joint guarantee.
a) Separate guarantee is the guarantee provided by a credit institution that makes a commitment to guarantee the payment of tax on a export or declaration of imported goods. If the taxpayer provided with guarantee by a credit institution fails to pay tax and late payment interest (if any) at the end of the guarantee period, the credit institution that provides guarantee shall pay tax and late payment interest on the taxpayer's behalf according to Clause 11 Article 11 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 and Clause 2 Article 114 of the Law on Tax administration.
b) Joint guarantee is a commitment to guarantee the payment of tax on two or more export/declaration of imported goods at one or multiple Sub-departments of customs. Joint guarantee quota shall be deducted. The guarantee quota shall be restored in proportion to the amount of paid tax. Joint guarantee at multiple Sub-department of customs shall be provided when the customs deploy the electronic clearance system and the single-window system VNACCS/VCIS.
If the taxpayer provided with guaranteed by a credit institution fails to pay tax on any declaration and late payment interest (if any) at the end of the guarantee period, the credit institution that provides guarantee (hereinafter referred to as guarantor) shall pay tax and late payment interest on the taxpayers' behalf according to Clause 11 Article 11 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 and Clause 2 Article 114 of the Law on Tax administration.
2. The customs shall accept the guarantee if the conditions below are satisfied:
a) Conditions for the taxpayer to be provided with guarantee:
a.1) The taxpayer has a owner’s equity of 10 billion VND (according to the financial statement of the year preceding the year in which the customs declaration is registered) and has engaged in export and import for at least 365 days up to the day on which the export or declaration of imported goods is registered. During this 365-day period:
a.1.1) The taxpayer is not in the list of entities that carry penalties imposed by the customs for smuggling or illegal transit of goods across the border.
a.1.2) The taxpayer is not in the list of entities that carry penalties imposed by the customs for tax evasion;
a.1.3) The taxpayer does not carry more than 02 fines for other violations pertaining to customs procedures (including understatement of tax payable or overstatement of tax exempted, reduced, or refunded) that exceed beyond the capacity of the Director of the Sub-department of customs according to the Law on Handling administrative violations;
a.2) The taxpayer does not own overdue tax, late payment interest, or fines when the customs declaration is registered;
b) A letter of guarantee is submitted by a credit institution established and operated under the Law on credit institutions, specifying the guaranteed tax, guarantee period, and commitment to relevant customs authorities on their capacity and the payment of tax and late payment interest on behalf of the taxpayer if the taxpayer fails to pay tax at the end of guarantee period;
3. Procedure for separate guarantee
a) If a guarantee is provided when following the procedure for export or import, the taxpayer shall submit the letter of guarantee sent by the guarantor to the customs authority.
b) The contents of the Letter of separate guarantee shall comply with the form No. 19/TBLR/2013 in Appendix III to this Circular.
c) The customs make sure the conditions for guarantee in Clause 2 of this are met, the compliance of the letter of guarantee and the form, then:
c.1) Decide the tax payment deadline within the guarantee period, but this deadline must not exceed the deadline in Clause 3 Article 42 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13;
c.2) If the guarantee period is smaller than the tax payable, the Director of the Sub-department of customs shall make a decision on granting clearance to an amount of goods in proportion to the guarantee tax, and take responsibility before the law for this decision. If the taxpayer demands a clearance for the whole shipment, the taxpayer shall pay the unguaranteed tax before receiving goods;
If imported goods are bulk cargo or liquefied gas, of which the guaranteed tax is smaller than the tax payable, the Director of the Sub-department of customs shall make a decision on granting clearance to an amount of goods in proportion to the guaranteed tax.
c.3) If every condition for guarantee is not satisfied, the customs authority shall send a written notification to the taxpayer of the refusal to accept guarantee. An enquiry about the truthfulness of the letter of guarantee shall be sent to the credit institution that provides guarantee shall be held if it is in doubt.
d) Monitoring and processing guarantee:
d.1) If the taxpayer fails to sufficiently pay the guaranteed tax by the deadline, the guarantor shall pay tax and late payment interest (if any) on behalf of the taxpayer.
d.2) The customs authority shall monitor and urge the taxpayer and the guarantor to pay tax and late payment interest to government budget as prescribed.
The customs authority that finds a violation committed by the guarantor shall announce it in writing or on the database (if any) for customs authorities nationwide to refuse letters of guarantee of such credit institution, and request a competent authority to handle the case.
d.3) If the taxpayer and guarantor both pay tax and late payment interest, the overpaid amount shall be refunded to the guarantor.
4. Procedure for joint guarantee
a) Before initiating the procedure for export or import, the taxpayer shall submit a request for joint guarantee for imported goods (the form No. 20/ĐBLC/2013 in Appendix III to this Circular) to the Sub-department of customs where the declarations are registered;
b) The contents of the Letter of joint guarantee shall comply with the form No. 21/TBLC/2013 in Appendix III to this Circular;
c) The customs authority where the declarations are registered shall make sure the conditions in Clause 2 of this Article are satisfied. If all conditions are satisfied, the customs authority shall accept the joint guarantee for all declarations of exported or imported, which are registered within the guarantee period written on the letter of guarantee, and determine a deadline for paying tax on each shipment within the guarantee period.
If the conditions for guarantee are not satisfied, the customs authority shall makes a written refusal of guarantee and notify it to the taxpayer.
If the truthfulness of the letter of guarantee is in doubt, the customs authority shall request the guarantor to verify.
d) If the remaining guaranteed tax is smaller than the tax payable, Point c.2 Clause 3 of this Article shall apply;
dd) Guarantee shall be monitored and processed in accordance with Point d Clause 3 of this Article to ensure that the tax payment guaranteed is smaller than or equal to the balance of joint guarantee, and the guarantee quota shall be restored in proportion to the paid tax of the guaranteed declaration. The remaining guarantee quota depends on the initial quota written on the letter of guarantee minus (-) the guarantee tax plus (+) paid tax on the declarations under joint guarantee;
e) When the customs authority shall cancel the joint guarantee when receiving a request for termination of joint guarantee made by the guarantee, provided the tax, late payment interest and fines (if any) of the declarations under the joint guarantee are paid.
5. If tax payment guarantee is provided via electronic means under agreements between commercial banks and the General Department of Customs: when information about guaranteed tax at a commercial bank is received via the electronic payment system of the General Department of Customs, the customs authority shall update it on the database of the General Department of Customs and grant clearance. Guarantee shall be monitored and processed in accordance with Point d Clause 3 and Point dd Clause 4 of this Article.
Article 22. Locations and methods of tax payment
1. The taxpayer shall pay tax, late payment interest, fines, and other payables on exported or imported goods to the State Treasury or to a receipt account of the customs authority at commercial bank, or via other credit institutions, commercial banks, and service providers mentioned in Clause 1 Article 26 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
2. If the taxpayer pays tax, late payment interest, fines, or other payables in cash but State Treasury does not collect money at the customs post, the customs authority where the customs declaration is registered shall collect the tax and remit it to the State Treasury.
3. If the taxpayer wishes to pay tax, late payment interest, fines, and other payables owed to other customs authorities at the customs authority where customs procedure is carried out, the taxpayer shall declare and pay them at the State Treasury or to the current customs authority (if the State Treasury does not collect money directly at the customs post).
4. The State Treasury, credit institutions and service providers shall issue State budget remittance bills to taxpayers using the form provided by the Ministry of Finance.
The customs authority shall issue tax receipts to taxpayers using the form provided by the Ministry of Finance if tax is collected in cash. The Sub-department of customs that collects tax on behalf of the taxpayer shall fax the tax receipt to the Sub-department of customs that entrusts the collection.
5. The customs authority shall open an account to collect tax, late payment interest, and other payables on exported and imported goods at commercial banks that have agreements with the General Department of Customs. After the procedure for collecting and remitting tax to the account of the customs authority is completed, the commercial bank shall transmit the data about the government revenues to the customs authority, the State Treasury, and follow the procedure for cooperation among State Treasuries, the General Department of Taxation, the General Department of Customs, and commercial banks. After the information about the amount sent from the account at the commercial bank is received, the customs authority shall update it on the accounting system, and remove the tax arrears.
If the taxpayer pays tax directly at the customs authority, State Treasury, credit institution or service provider (that has not connected with the system of electronic tax payment), the customs authority, State Treasury, credit institution, or service provider shall transfer the tax on imported raw materials for producing exports, temporarily imported or exported tax, which is collected from the taxpayer, within 08 working hours to the account of the customs authority at the State Treasury, or to government budget in other cases.
The time limit is 05 working days if tax is collected in cash in remote areas, on islands, in areas facing inconvenient traffic from the day on which tax is collected from the taxpayer.
For the tax transferred to the deposit account of the customs authority at the State Treasury, if the taxpayer fails to submit the tax settlement dossier after 135 days from the date of tax payment, the customs authority shall transfer the money to government budget as prescribed.
Article 23. Paying tax when verification, analysis, or classification of goods is compulsory
If verification, analysis, or classification of goods in terms of technical standards, quality, quantity, and categories is necessary for ensuring accurate tax calculation (such as determination of goods names, goods numbers according to tax tables, quality, quantity, technical standards, condition of imported goods, etc.), the taxpayer shall pay tax in accordance with Clause 1 Article 28 of this Circular.
If the result of verification, analysis, and classification of goods is different from the declaration of the taxpayer and causes the amount of tax payable to change, the customs authority shall impose tax based on such result and set a deadline for paying the difference in accordance with Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13.
Article 24. Order for paying tax, late payment interest and fines
1. The order for paying tax, late payment interest and fines is specified in Article 45 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 12 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13, where:
a) Overdue tax or late payment interest subject to coercive measures are the debts that have been overdue for more than 90 days from the tax payment deadline;
b) Overdue tax or late payment interest not under coercion are the debts that have been overdue for fewer than 90 days from the tax payment deadline;
2. The State Treasury and customs authority shall exchange information about the collection of tax, late payment interest, fines for determining the orders, and collect them in such order. In particular:
a) The customs shall monitor the tax debt of the taxpayer, instruct the taxpayer to pay tax in order, develop an information access system for taxpayers to check and pay tax in correct order;
b) Based on the receipts for payments of tax, late payment interest, fine of the taxpayer, the State Treasury shall record the government revenues, transfer the documents and information about the payments to the customs authority for monitoring and management;
c) If the taxpayer pays tax, late payment interest, and fine in an incorrect order, the customs authority shall request the State Treasury to adjust the amount of tax collected, notify the taxpayer of the adjustment, or request the taxpayer to pay other amounts in the correct order. Exported or imported of the new declaration shall only be granted clearance after the taxpayer no longer owes tax, late payment interest, or fines;
d) If the taxpayer does not separate tax, late payment interest and fines on the tax return, the customs authority shall record them in order, notify State Treasury and the taxpayer.
Article 25. Tax imposition
1. Tax imposition as guided in this Circular is the customs authority exercising the right to determine the factors, criteria for tax calculation, calculate tax, and request the taxpayer to pay the tax imposed by the customs authority in the cases mentioned in Clause 2 of this Article.
2. The customs authority shall impose tax in the cases mentioned in Clause 3 Article 33 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
3. Tax imposition must comply with Article 36 of the Law on Tax administration.
4. The basis for the customs authority to impose tax is the dutiable value, quantity, origins of goods, the rate of import/export tax, excise duty, VAT, environmental protection tax, protection tax, anti-dumping tax, anti-subsidy tax on exported or imported goods; the exchange rate, tax calculation method, and other information in Clause 2 Article 39 of the Law on Tax administration, Article 35 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP and guidance in Section 1 Part V of this Circular.
5. The power to impose tax is prescribed in Article 33 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
6. Procedure for imposing tax
a) Tax on exported and imported goods shall be imposed while following the customs procedure or after goods are granted clearance or are released;
b) When imposing tax, the customs authority shall impose the tax payable or determine relevant aspects (quantity, dutiable values, numbers, tax rate, origins, exchange rate, quantities, etc.) as the basis for calculating the total tax payable, exempted, reduced, refund on each article or customs declaration according to Article 34 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
When each aspect related to the imposition of tax is determined, the customs authority shall calculate the tax payable in proportional to the imposed number, and notify the result to the taxpayer.
c) Specific procedure:
c.1) Identify taxable goods as guided in Clause 2 of this Article;
c.2) Decide the method tax imposition in accordance with Article 34 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP and:
c.2.1) If the total tax payable is determined:
- Check and determine criteria for tax calculation (quantity, value, exchange rate, origins, numbers, tax rate) in accordance with legislation on taxation and relevant laws;
- Calculate the total tax payable, the difference between the tax payable and the tax stated, calculated and paid (if tax has been paid) by the declarant;
- Issue a decision on tax imposition and a decision on penalties for administrative violations (if any).
c.2.2) If relevant aspects are determined as the basis for calculating total tax payable:
- Verify the accuracy and legitimacy of the factors;
- Check and determine criteria for tax calculation (quantity, value, exchange rate, origins, numbers, tax rate) in accordance with legislation on taxation and relevant laws; If the time and/or criteria for calculating tax on the same kind of goods, of which the purpose is changed, in multiple customs declarations, the tax imposed is the average tax according to effective legislative documents when the declarations are registered.
- Calculating tax payable, the difference between the tax payable and the tax stated, calculated and paid (if tax has been paid), and late payment interest according to Article 131 of this Circular.
- Issue a decision on tax imposition and a decision on penalties for administrative violations (if any).
7. Responsibilities of the customs authority
a) The customs authority shall issue a decision on tax imposition (the form No. 01/QĐAĐ/2013 in Appendix II to this Circular) and send it to the taxpayer within 08 hours since it is signed;
b) If the tax imposed by the customs is larger than the tax payable, the customs shall return the overpaid amount;
c) If the tax imposition is incorrect, the customs authority shall issue a decision to annul the decision on tax imposition shall be made (the form No. 02/HQĐAĐ/2013 in Appendix II to this Circular) and provide compensation for the taxpayer, or a decision to settle complaints of competent authorities or judgment, decision of the court.
8. Responsibilities of the taxpayer:
a) The taxpayer shall pay sufficient tax and tax arrears imposed by the customs in accordance with Article 107, Article 108, and Article 110 of the Law on Tax administration, which are amended in Clause 33, Clause 34 and Clause 35 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13.
The taxpayers that violate legislation on taxation shall carry penalties. The time limit for imposing penalties for violations against the laws on taxation is specified in Article 110 of the Law on Tax administration, amended in Clause 35 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 and the Government’s regulations on penalties for administrative violations pertaining to customs.
b) If the taxpayer does not concur with the decision on tax imposition made by the customs, the taxpayer must pay tax and is entitled to request the customs to provide explanation, file a complaint or a lawsuit against the tax imposition as prescribed by law on complaints and lawsuits.
Article 26. Settlement of overpaid tax, late payment interest, and fines
1. Tax, late payment interest, and fines are considered overpaid if:
a) The tax, late payment interest or fine that has been paid is larger than the amount payable within 10 years from the day on which those amounts are paid to government budget, and shall be offset against the outstanding tax, late payment interest, or fine, even against other taxes, or be offset against the amounts payable in the next time; or be refunded if the taxpayer owes no debt (except for the case in which penalty is not exempt according to Clause 2 Article 111 of the Law on Tax administration;)
b) The taxpayer receives refunds of export tax, import tax, VAT, excise duty, environmental protection tax, protection tax, anti-dumping tax, anti-subsidy tax.
2. The procedure for settling refunded tax mentioned in Point b Clause 1 of this Article is guided in section 6 Chapter V of this Circular.
3. The overpaid tax, late payment interest, and fine mentioned in pt a Clause 1 of this Article shall be settled as follows:
a) An application consists of:
a.1) A written request for settling overpaid tax, late payment interest, and fines specifying the overpaid amounts, the amounts payable, and the amounts paid, the reasons for overpayment: 01 original copy;
a.2) The customs dossier, other documents related to the overpaid tax, late payment interest, fines: 01 photocopy;
a.3) Receipts for payments of tax, late payment interest, fines: 01 photocopy enclosed with the original for comparison.
b) The customs authority that receives the overpaid tax, late payment interest or fine shall receive and check the documents submitted by the taxpayer, compare them to the original customs dossier they keep, verify the consistency, legitimacy, accuracy, and validity of such documents, and:
b.1) If the tax, late payment interest or fine that is paid is really larger than the amount payable and the statement of the taxpayer is accurate, the customs authority shall issue a decision to refund the overpaid tax, late payment interest, or fine (the form No. 03/QĐHT/2013 in Appendix II to this Circular;
a) The tax, late payment interest or fine that is paid is larger than the amount payable but the statement of the taxpayer is inaccurate, the customs authority shall notify the taxpayer in writing and issue a decision to refund the actual overpaid amount;
b.3) The tax, late payment interest or fine that is paid is not larger than the amount payable; the customs authority shall notify the taxpayer in writing, specifying the reasons.
c) The customs authority shall process the application in Point b of this Clause within 05 working days from the day on which sufficient application for refund of overpaid tax, late payment interest, or fine is received;
d) Based on the decision on refunding overpaid tax, late payment interest, or fine, the customs authority shall refund such amount to the taxpayer and append a stamp on the original customs declaration submitted by the taxpayer, specifying: “Overpaid tax, late payment interest, fine of ... VND are refunded under the Decision No. ... dated ... (the form No. 14/MDHT/2013 in Appendix II to this Circular, and make 01 photocopy of the settled declaration together with the application for tax refund, return the original customs declaration to the taxpayer, and follow the procedure in Article 130 of this Circular.
4. The customs authority that receives the overpaid tax, late payment interest or fine shall decide to refund of such overpaid amount to the taxpayer.
5. The settlement of overpaid VAT is guided in Clause 4 Article 130 of this Circular.
Article 27. Putting goods into storage
1. For exported and imported goods that need verifying to decide whether they are allowed to be exported or imported, if the declarant wishes to put them into storage, then:
a) The Director of the Sub-department of customs where the declaration is registered shall allow the declarant to store goods at the locations mentioned in Point b.1 Clause 2 of this Article. The declarant is responsible for preserving the status quo of goods while awaiting verification result.
b) Based on the verification result, the customs officer shall grant clearance or request the Director of the Sub-department of customs to resolve.
2. For imported goods that need undergoing quality inspection, quarantine, medical inspection, food safety inspection (hereinafter referred to as specialized inspection).
a) Goods that need undergoing quarantine:
Quarantine shall be carried out at the checkpoint. If quarantine must be carried out at an inland quarantine post, the customs authority shall allow the goods owner to send goods to the quarantine post based on the certification of the quarantine agency on the quarantine registration form or the note of provisional plant quarantine result (for goods derived from plants) or the permit to transit goods (for aquaculture products) or other papers. The quarantine agency shall monitor and supervise goods during the transport, quarantine, and preservation while awaiting quarantine result as prescribed by the Ministry of Health and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b) Goods that need undergoing food safety inspection and quality inspection:
b.1) The Director of the Sub-department of customs where the declaration is registered shall allow the declarant to put their goods into storage at:
b.1.1) The checkpoint where goods are imported.
b.1.2) An ICD, bonded warehouse, or concentrated inspection place for exported and imported goods under the supervision of the customs authority if the declarant wishes to put their goods into storage and is permitted by the specialized inspection agency.
b.1.3) The location of inspection shall be decided in writing by the specialized inspection agency:
If the specialized inspection cannot be carried out at the checkpoint, they must be sent to constructions or factories for installation, or sent to the specialized inspection agency. If the specialized inspection agency makes a written request for permitting the declarant transport goods to such location and monitor them until the customs authority certifies the information, the Sub-department of customs at the checkpoint shall transfer goods to the declarant for transport to the location requested by the specialized inspection agency.
b.2) Responsibilities of the declarant:
b.2.1) Transit goods to the storage location and transfer them to the Sub-department of customs in charge of the storage location, or transport goods to the location of inspection at the request of the specialized inspection agency.
b.2.2) When the specialized inspection agency needs to break the seal for specialized inspection, the declarant shall request the Sub-department of customs in charge of the location to break the seal, monitor goods and seal them after the inspection is finished.
b.3) Responsibilities of the Sub-department of customs where the declaration is registered:
b.3.1) Seal the means of transport or goods;
b.3.2) Issue a transfer record to the Sub-department of customs in charge of the storage location or to the specialized inspection agency if goods are sent to the inspection location at the request of the specialized inspection agency.
b.3.3) Monitor the customs dossiers of shipments sent to the storage location until they are granted clearance.
b.4) Responsibilities of the Sub-department of customs in charge of the storage location:
b.4.1) Receive the transfer record from the Sub-department of customs where the declaration is registered to monitor goods in storage while awaiting specialized inspection or inspection result.
b.4.2) Supervise the goods, the warehouse or depot where goods are stored while awaiting inspection result until goods are granted clearance.
b.4.3) Permit the declarant to receive goods after a certification of clearance is made by the Sub-department of customs where the declaration is registered.
c) The customs management of goods that must undergo both quarantine and food safety inspection is similar to that of imported goods that must undergo quarantine mentioned in Point a Clause 2 of this Article.
d) Processing specialized inspection result:
d.1) If the specialized inspection result is satisfactory for import, the customs officer where the declaration is registered shall certify the clearance of goods in accordance with Clause 2 Article 29 of this Circular.
d.2) If conditions for import are not satisfied:
d.2.1) Recycling: based on the conclusion given by the specialized agency which permits the recycling of goods, the customs officer shall certify that “Goods are recycled under the decision No. ... dated ... " on the customs declaration and permit goods to take goods to recycling. If the shipment is stored in an isolated area or a warehouse, the recycling shall comply with the decision of a competent authority.
After the recycling, if the specialized inspection agency concludes that the conditions for import are satisfied, the customs officer where the declaration is registered shall certify the clearance. If the conditions for import are not satisfied, goods shall be handled under the guidance in Point dd Clause 2 of this Article.
d.2.2) Compulsory destruction: based on the conclusion of the specialized agency about the compulsory destruction of goods, the customs officer shall certify that “Goods are destructed under the decision No. … dated … and Destruction record dated … “ on the customs declaration to complete the customs procedures.
d.2.3) Compulsory re-export: based on the conclusion of the specialized agency about the compulsory re-export of goods, the Sub-department of customs that carries out the import procedure shall carry out the procedure for re-exporting goods as prescribed. After the procedure for re-export is completed, the number and date of the decision on compulsory re-export shall be written on the declaration of imported goods, and the decision on compulsory re-export shall be kept together with the import dossier of the shipment.
The customs authority shall cooperate with the specialized agency in providing information, customs dossier, participate in the advisory council, and resolve other tasks on request.
The regulations on putting goods into storage in this Article are also applicable to exported and import goods that follow electronic customs procedures specified in Article 15 of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
Article 28. Release of goods
1. Goods that are permitted to be exported or imported but need valuating, verifying, analyzing or classifying to accurately calculate tax payable shall be released after the goods owner has discharged their tax liability or provided with tax payment guarantee by a credit institution.
After the result of valuation, verification, analysis, or classification is given, the Director of the Sub-department of customs where the declaration is registered shall appoint a customs officer to check and recalculate tax, impose penalties for administrative violations (if any) and certify the clearance of goods as prescribed in Article 29 of this Circular.
If goods are granted clearance based on the result of verification, analysis, or classification, such result is used for the shipment of the same category of goods that follow the import procedure in the same Customs Department. This guidance is not used for verification of goods quantity.
The taxpayer shall pay a late payment interest on the increase of tax (if any) after having the result of valuation, analysis, or classification according to Article 106 the Law on Tax administration, which is amended in Clause 22 Article 1 of the Law on the amendments to of the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13, and Article 131 of this Circular.
2. If the goods owner carries a fine imposed by the customs authority or a competent authority, clearance shall be granted after the goods owner pays the fine or has the fine payment guaranteed by a credit institution.
3. The Director of the Sub-department of customs where the declaration is registered shall decide the release of goods.
Article 29. Customs clearance of goods
1. Goods shall be granted clearance in the cases below:
a) The customs procedure has been completed;
b) The Director of the Sub-department of Customs allows the late submission of some documents in the customs dossier;
c) Exported and imported goods are eligible for the tax payment deadline mentioned in Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration and guidance in Article 20 of this Circular, or the payment of tax or tax arrears that must be paid before receiving goods is guaranteed by a credit institution.
d) The goods that must undergo specialized inspection shall be granted clearance the following papers are available:
d.1) A notice of exemption from inspection; or
d.2) The inspection result that meets the requirements for imported goods imposed by the specialized inspection agency; or
d.3) The permission for import given by a specialized agency or a competent authority.
dd) Exported goods are exempt from tax, not subject to tax or eligible for 0% tax;
e) Goods imported to serve national defense and security shall be granted clearance when:
e.1) The Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense certifies in writing that goods are imported to serve national defense and security, eligible for consideration of import tax exemption, and not subject to VAT;
e.2) Excise duty, environmental protection tax and other taxes are sufficiently stated and paid as prescribed by law (if any).
g) Imported goods serving prevention and suppression of natural disaster, epidemics, and emergency assistance shall be granted clearance when:
g.1) The managing Ministry certifies in writing that goods are to serve prevention and suppression of natural disaster, epidemics, and emergency assistance.
g.2) Relevant taxes are sufficiently stated and paid.
h) Imported goods being humanitarian aid and non-refundable aid shall be granted clearance when a notice of aid receipt made by the managing Ministry is presented.
2. The power to decide clearance:
a) The customs officer that registers the customs declaration shall decide the clearance of goods exempt from physical verification;
b) The Director of the Sub-department of Customs that appoints customs officers to carry out physical verification of goods shall decide the clearance of goods that must undergo physical verification.
Article 30. Basis for certifying that goods are exported
1. The goods that are exported through a checkpoint at sea or inland waterway, the basis is the declaration of exported goods that have undergone customs procedure and certified by the Sub-department of Customs at the checkpoint that “Goods were under customs supervision” and the bill of lading of the goods loaded on to the vehicle for export.
2. The goods that are exported through a checkpoint by air or by railway, the basis is the declaration of exported goods that have undergone customs procedure and certified by the Sub-department of Customs at the checkpoint that “Goods were under customs supervision”, and the note of transport that confirms goods are loaded on the means of transport.
3. Goods that are exported through a checkpoint by land, river, transshipment port, transshipment zone, goods supplied for outbound ships, airplanes, exported goods that are transported together with outbound passengers by air (without the bill of lading) the basis is the declaration of exported goods that have undergone customs procedure and is certified by the Sub-department of Customs at the checkpoint that “GOODS ARE EXPORTED”.
4. For exported goods that are sent to the bonded warehouse, the basis is the declaration of exported goods that have undergone customs procedure and is certified the Ministry of Health he Sub-department of customs in charge of the bonded warehouse that “GOODS ARE SENT TO THE BONDED WAREHOUSE”.
5. For goods transited from the bonded warehouse to the checkpoint of export, the basis is the declaration of goods moved in and out of the bonded warehouse, the record on the transfer of goods being moved to another checkpoint, and the manifest of goods being moved from the bonded warehouse to the checkpoint of export, which is certified by the customs at the checkpoint of export.
6. For exported goods that are sent to a CFS, the basis is the declaration of exported goods that have undergone customs procedure and is certified by the Sub-department of Customs in charge of the CFS that “GOODS ARE SENT TO CFS”, the manifest of goods being moved from the CFS to the checkpoint of export; the bill of lading or an equivalent document.
7. For goods sold to the free trade zone from domestic areas, the basis is the declaration of exported goods have ahs undergone customs procedure and is certified by the customs officer at the free trade zone that “GOODS IN FREE TRADE ZONE”.
8. For goods sold by an export processing company to a domestic company, and goods sold by a domestic company to an export processing company, the basis is the customs declaration of domestic export-import that has undergone customs procedure.
9. For goods exported or imported domestically, it is the customs declaration of domestic export-import that has undergone customs procedure.
Article 31. Annulment of customs declaration
1. The cases in which the customs declaration is annulled:
a) Customs procedure is not completed after 15 days from the day on which the declaration is registered according to Clause 1 and Clause 2 Article 18 of the Law on Customs, unless imported goods must wait for the result of inspection/verification from the specialized agency;
a) Customs procedure is completed but imported goods do not arrive at the checkpoint of import or the exported goods are not under the supervision of the customs after 15 days from the day on which the declaration is registered.
c) The declarant shall request the annulment of the registered customs declaration in the following cases:
c.1. The declarant makes multiple declarations for one imported or exported shipment;
c.2. The goods are under customs supervisor but the declarant does not export them;
2. Procedure for annulling a customs declaration:
a) Cross-out the customs declaration with a pen, append signature and officer’s seal on the annulled customs declaration;
b) Update on the system: this declaration is annulled;
c) Put the annulled customs declaration in storage in cardinal order.
3. The Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall consider the annulment of registered declarations.
Article 32. Examining customs dossiers
The examination of the customs dossier shall be carried out after clearance is granted, and be completed within 60 days from the clearance.
The General Department of customs shall provide guidance on examining customs dossiers.
Article 33. post-clearance inspection
The guidance on post-clearance inspection is provided in part VI of this Circular.
Chapter II
SOME GUIDELINES ON CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORTED AND IMPORTED GOODS
Section 1. CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORTING RAW MATERIALS FOR EXPORT PRODUCTION
Article 34. Raw materials imported for export production
Raw materials imported for export production include:
1. Raw materials, semi-finished products, components, knock-down kits that participate in the production process to make up the exported products;
2. Raw materials that participate in the process of export production but are not transformed into products or do not make up the products.
3. Imported finished products that are fixed on exported products or packed with exported uniform goods are made of imported or domestic raw materials;
4. Raw materials for making packages or packages of exported products;
5. Imported raw materials for repair, recycling exported products;
6. Sample goods imported for export production, which must be returned to the foreign customers after the contract is finished.
Article 35. Exported products
1. Exported products include:
a) Products that are completely made of raw materials imported for export production;
b) Products that are made of:
b.1) Raw materials imported for export production and domestic raw materials; or
b.2) Raw materials imported for export production and raw materials imported for domestic sale.
c) Products that are completely made of raw materials imported for domestic sale.
2. Raw materials imported for domestic sale may be used for export production if the period from the day on which the customs declaration of imported raw materials is registered to the day the declaration of exported finish products made of such raw materials is registered does not exceed 02 years.
3. Products made of raw materials imported for export production may be exported by the importer of raw materials or may be sold to another exporter.
Article 36. Customs procedure for importing raw materials
1. Customs procedure locations:
The company shall register raw materials for export production and follow the customs procedure for importing raw materials according to the list registered at one of the Sub-departments of Customs below:
a) The Sub-department of Customs affiliated to a Customs Department of the province where the factory is situated;
b) If the company is a corporation that has a unit specialized in importing and supplying raw materials for other units, or has factories in multiple province, the company may choose a Sub-department of Customs where its factory is situated or the Sub-department of Customs at the checkpoint of import to carry out the customs procedure.
These regulations are applicable to the companies that follow electronic customs procedures according to the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
2. Procedure for registering imported raw materials
a) Based on the export production plan, the company shall register raw materials imported for export production with the customs authority by filling the Registration sheet (the form No. 22/DMNVL-SXXK in Appendix III to this Circular).
b) The registration shall be applied for when the procedure for importing the first shipment of raw materials is carried out.
c) The company shall complete the Registration sheet of imported raw materials; where:
c.1) Names are the names of all raw materials used for export production. Such raw materials may be imported under one or multiple contracts.
c.2) Goods numbers are the numbers of raw materials according to the current import tax table.
c.3) The company shall determine the numbers of raw materials under the guidance of the Sub-department of Customs.
c.4) The units of measurement are specified in the List of Vietnam’ exports and imports.
c.5) The names, numbers of goods, units, numbers of raw materials in the registration sheet, the customs dossier must be consistent from the import of raw materials until the report on tax settlement, refund or cancellation of import tax is made.
3. Carry out inspection at the factory (hereinafter referred to as site inspection) to apply deadline for paying tax in Article 20 of this Circular:
a) The time to submit a commitment to have an appropriate factory for export production:
The company shall submit the commitment before the procedure for importing the first shipment of raw materials for export production is carried out at the Sub-department of Customs.
The customs authority shall receive the commitment submitted by the company and update information about the factory on the database.
b) Cases in which site inspection is compulsory:
b.1) The company may apply the 275-day time limit for paying tax to the first time nationwide;
b.2) The company registers the import declaration at another Sub-department of Customs than that of the producer;
b.3) The company entrusts the import
b.4) The existence or suitability for the raw materials imported for export production of the factory is questionable based on the risk management result. Assess the adherence to law of the company under the guidance of the General Department of Customs.
c) Time to carry out site inspection:
The site inspection shall be carried out after 10 working days from the clearance or release of the first shipment of raw materials for export production. The site inspection shall be done within 03 working days. If the factory is not in the area under the management of the Sub-department of Customs that carries out the import procedure, the inspection shall be done within 05 working days.
d) The power to decide a site inspection: the Director of the Sub-department of Customs where the procedure for importing raw materials is carried out shall send a 2-day advance notice to the company.
dd) Site inspection contents:
dd.1) Verify the address of the factory in the commitment or information about the address of the factory via the local police department, tax authority, etc.
dd.2) Verify the legal ownership of the premises, machinery, and equipment of the factory:
dd.2.1) Verify the papers proving the legal rights to use premises.
dd.2.2) Verify the ownership and rights to use machinery and equipment at the factory.
Verify the import declarations of machinery and equipment (if they are imported), receipts (if they are purchased at home), or finance lease contract (if any). The period of the finance lease contract must be equal to or longer than that of the export contract;
dd.3) Verifying the capability of production, capacity of the production line, the number of workers to assess the suitability for the products and amount of raw materials imported for export production.
e) Record on site inspection:
At the end of the inspection, the customs officer shall make a record on site inspection. The record must truthfully reflect the inspection and provides a conclusion about the inspection, which specifies:
e.1) The company has premises, the machinery and equipment that are suitable for the raw materials imported for export production as stated in the commitment, or
e.2) The company does not have premises, the premises are hired, or the machinery and equipment are not suitable for the raw materials imported for export production.
In this case, tax arrears shall be collected similarly to goods imported for sale.
The record must bear the signature of the customs officer that carries out the inspection and the signature of the legal representative of the inspected company.
4. The customs procedure is similar to that for commercial imports guided in Chapter I part II of this Circular.
Article 37. Procedure for notifying, adjusting estimated quantity of exported products (hereinafter referred to as quantity) and registering exported products
1. The location for notifying, adjusting quantity and registering exported products: at the Sub-department of Customs where the procedure for importing raw materials is carried out.
2. Quantities of exported products include:
a) Material consumption is the reasonable amount of raw materials necessary for the production of an exported product;
b) Supplies consumption is the amount of supplies that are used for the production of an exported product;
c) “Material or supplies wastage ratio” is the amount of materials or supplies that are lost, including natural loss, wastes and scrap (except for the wastes and scrap that are used), expressed as percent (%) of material consumption or supplies consumption.
The methods for calculating quantity and average quantity are similar to that applied to processing under the guidance of the Ministry of Finance.
3. Notification of quantity:
a) Responsibilities of the company:
a.1) Estimate quantity for export production.
a.2) Notify the quantity of primary materials:
Primary materials are materials that make up the most part of the product. The company shall decide the quantity of primary materials and notify it to the customs authority (the form No. 23/TBĐM-SXXK in Appendix III to this Circular), specifying the product specifications.
When notifying the quantity, the company shall submit 01 diagram of product design or production process (if any) or pattern diagrams (for garment and footwear) to the customs authority.
a.3) The notification of quantity shall be kept at the company and presented at the request of the customs authority.
b) Responsibilities of the customs authority:
b.1) The customs authority shall finish receiving the notification of quantity within 01 hour from submission of the quantity notification. If the notification does not provide sufficient specifications as prescribed in Point a.2 of this Clause, it shall be rejected and the company shall be requested to supplement it;
b.2) The notification of quantity, diagram of product design or production process (if any) or pattern diagram, to the customs authority shall be kept together with the customs dossier;
b.3) Apart from periodic inspections, surprise inspections shall be carried out if the truthfulness of the quantity notified to the customs authority is questionable.
The inspection of quantity is similar to that of processing under the guidance of the Ministry of Finance.
3. The quantity shall be notified before or during the registration of the declaration of the first exported products in the notification of quantity.
4. Adjustment of quantity
a) If the actual quantity is changed during the production, the company shall provide a written explanation and suggest the adjustment of quantity of the pLU codes, which was notified to the customs authority.
b) The quantity shall be adjusted before or while following the procedure for exporting the shipment that has adjusted quantity.
c) Adjusting quantity after exporting products:
c.1) Cases of adjustment:
c.1.1) Miscalculation (incorrect calculation method, unit, punctuation, result);
c1.2) Changes in quality of raw materials, conditions for export production that lead to changes in the quantity;
c.2) Conditions for quantity adjustment:
c.2.1) The specifications, diagram of product design or pattern diagram are still kept by the customs authority;
c.2.2) The company provides ample evidence (wastes, scrap, invoices related to the shipment of which the quantity is adjusted) and the customs authority is able to verify the truthfulness, accuracy and legitimacy of the request for permission for quantity adjustment;
c.3) The quantity shall be adjusted before the company submits the application for tax refund or tax cancellation.
c.3) The company shall:
c.3.1) Make and send a written request for permission for quantity adjustment to the customs authority, specifying the reasons for adjustment.
c.3.2) Present sufficient related documents for the customs authority to check and compare.
c.3.3) Adjust the quantity in accordance with inspection result given by the customs authority.
c.4) The customs authority shall:
c.4.1) Receive the application for permission for quantity adjustment made by the company;
c.4.2) Check the conditions for quantity adjustment:
c.4.3) Approve the adjusted quantity if the company satisfies the conditions for quantity adjustment after the export.
c.4.4) Verify the quantity: examine every case in which the quantity increased in comparison to the quantity notified to the customs authority; carry out inspection if the increase in quantity is questionable. The customs authority shall request verification by a specialized verifying organization if it fails to verify the quantity.
5. Tasks of the customs authority:
a) Receive the notification of quantity and the registration sheet of exported products;
b) Verify the quantity notified by the company under the guidance on verifying quantity of outward-processed goods
6. The company that shall apply for the registration of exported products before the procedure for exporting the first shipment (the form No. 24/DMSP-SXXK in Appendix III to this Circular).
7. Where raw materials are imported for producing domestic goods but an export market is found, thus such raw materials are used for export production, then the quantity adjustment shall comply with the guidance in this Article.
8. Where the company notifies the quantity and registers exported products at another Sub-department of Customs from the Sub-department of Customs where raw materials are imported, the notification of quantity and registration of exported products shall be carried out as follows:
a) Location for quantity notification and registration of exported products:
a.1) The quantity notification and registration of exported products mentioned in Point b.2 Clause 1 Article 35 of this Circular shall be carried out at the Sub-department of Customs where the procedure for import serving export production is carried out.
a.2) For the exported products mentioned in Point c Clause 1 Article 35 of this Circular: the company may choose one of the Sub-departments of Customs that carry out the procedure for importing raw materials for sale but are used for export production.
b) The company shall send a written notification of quantity to the Sub-department of Customs that it chooses. The notification must specify: names and categories of raw materials in each declaration of import for export production (specifying the numbers, symbols, dates of declarations, and the Sub-departments of Customs that carry out the procedure).
After the procedures for quantity notification and registration of exported products are completed, the Sub-department of Customs shall send notifications to the other Sub-department of Customs (specifying the names of raw materials, numbers of the declarations of raw materials used for export production) together with the photocopies of the quantity notification and the list of exported products.
Article 38. Customs procedure for exporting products
1. If the procedure for export is carried out at the Sub-department of Customs where the procedure for importing raw materials or another Sub-department of Customs, the company shall a written notification (the form No. 25/TBXKSP-SXXK/2013 in Appendix III to this Circular) to the Sub-department of Customs where the procedure for importing raw materials before initiating the procedure for export for calculating the consumption of imported raw materials, tax refund or tax cancellation.
For the exported products that are made of both raw materials imported for sale and raw materials imported for export production, or exported products that are completely made of raw materials imported for domestic sale, the company might not notify the Sub-department of Customs where the declaration of raw materials imported for sale is register if the company registers the declaration of exported products at the Sub-department of Customs where the declaration of raw materials imported for export production is registered, or at one of the two Sub-department of Customs where raw materials are imported for domestic sale.
For exported products that are made of from both raw materials imported for sale and raw materials imported for export production, when registering the export declaration at another Sub-department of Customs than the Sub-department of Customs where raw materials are imported for sale and for export production, only a written notification shall be sent to the Sub-department of Customs where the declaration of imported raw materials for export production is registered.
2. The customs procedure is similar to the customs procedure for commercial exported goods guided in Chapter I Part II of this Circular.
Article 39. Settlement of the consumption of imported raw materials
1. Rules for settlement:
a) The declaration of imported raw materials must be available before the declaration of exported products.
b) A declaration of imported raw materials may be used for multiple settlements.
c) An export declaration is used for only one settlement.
In some cases such as a shipment is …, the export production uses raw materials imported for sale that undergo import procedure at another Sub-department of Customs, an export declaration may be … Raw materials that are settled many times shall be handled as prescribed in Article 129 of this Circular.
2. The company shall submit the dossier of imported raw material settlement to the Sub-department of Customs where the import procedure is carried out as prescribed in Article 117 of this Circular.
3. Inspecting the settlement dossier
The customs authority shall receive and check the settlement dossier under the guidance in Clause 7 and Clause 8 Article 127 of this Circular.
4. Procedure for domestic sale of imported raw materials
a) Conditions for domestic sales:
Raw materials imported for export production shall be sold to the domestic market if the company fails to find a market for their products after the foreign party terminates the export contract or in the event of force majeure.
b) Customs procedure:
b.1) The customs procedure for imported raw materials that are sold to the domestic market shall be carried out at the initial Sub-department of Customs.
b.2) The company shall send a written request for the permission for domestic sale, Specifying the quantity, category, import declarations, etc, and reason for domestic sale.
b.3) The head of the Sub-department of Customs shall consider giving permission if the conditions in Point a Clause 4 of this Article are satisfied.
b.4) After the head of the Sub-department of Customs gives the permission, the declarant shall make a new customs declaration and follow the procedure for commercial import; policies on taxation and import management shall apply when registering the declaration of domestic sale (unless all management policies are implemented when goods are first imported).
b.5) The Sub-department of Customs shall carry out the import procedure. The goods being sold to the domestic market must undergo physical verification to make sure they are conformable with the information on the initial import dossier.
5. The wastes and scrap shall be destructed at the premises of the declarant in accordance with law and under the supervision of the customs authority. If wastes and scrap are transported to another location for destruction, the guidance on goods of export processing companies in Article 49 of this Circular shall apply.
Article 40. Customs procedure for products sold to another exporter
1. The company that imports raw materials for export production shall follow the import procedure, notify the quantity, and report the use of imported raw materials in accordance with this Circular.
2. The company that directly exports products shall follow the procedure for exporting products in accordance with this Circular. The export declaration shall be registered as export production, specifying that “The products are made of raw materials imported for export production” and the name of the seller.
Section 2. CUSTOMS PROCEDURES FOR TEMPORARILY IMPORTED GOODS AND GOODS IN TRANSIT
Article 41. Customs procedure for temporarily imported goods
Customs procedure for temporarily imported goods defined in this Circular (except for some categories of goods in the Circular No. 05/2013/TT-BCT dated February 18, 2013 of the Ministry of Industry and Trade, and commercial petroleum products temporarily imported that follow guidance of the Ministry of Finance) shall comply with regulations on commercial exports and imports. Some additional contents are guided as follows:
1. Customs procedure for temporary import
a) Location for customs procedure:
The customs procedure for temporary import of goods shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint where temporarily imported goods is stored.
b) Customs dossier of temporarily imported goods:
Apart from the documents of commercial imports, the trader must register the checkpoints of re-export in box “Notes” on the customs declaration (a List of export checkpoints may be made if goods are re-exported at multiple checkpoints) and submit 01 photocopy of the export contract during the procedure for temporary import.
c) During the temporary import, the customs officer shall compare the export contract with the temporary import dossier, specify the declaration of temporary import, append his signature and seal on the export contract, and return it to the declarant.
2. Customs procedure for re-export
a) Location for customs procedure:
The customs procedure for re-export shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import or checkpoint of re-export.
b) Customs dossier for re-export:
b.1) During the procedure for re-export, apart from the documents for commercial exports, the declarant shall specify the declaration of temporary import, on which the re-exported goods are shown” in box “Notes” of the export declaration.
b.2) If the procedure for re-export is carried out at another checkpoint than the checkpoint where goods are temporarily imported, the declarant must submit the following documents apart from the documents mentioned in Point b.1 Clause 2 of this Article:
b.2.1) 01 photocopy of the export contract certified by the customs authority that carried out the procedure for temporary import;
b.2.2) 01 photocopy of the customs declaration of temporary import (the original shall be presented).
c) The checkpoint of re-export: comply with the regulations of the Government and the Ministry of Industry and Trade.
d) The trader that needs to change the checkpoint of re-export written on the export declaration shall follow the guidance in Clause 10 Article 61 of this Circular.
dd) Temporarily imported goods may be re-exported in multiple shipments. If goods are transported in a container, the container must not be divided throughout the transport of goods from the checkpoint of temporary import to the supervision area of the customs authority at the checkpoint of re-export.
e) The temporarily imported goods that have undergone customs procedure must be gathered at the locations for goods inspection, bonded warehouse at the checkpoint of temporary import or checkpoint of re-export, and shall be exported at the checkpoint within 08 working hours since goods arrive at the checkpoint of export. If the export is suspended or all goods are not exported, the trader shall request the head of the Sub-department of Customs at the checkpoint of export in writing to consider granting an extension for exporting all goods on the next days within the period of storage in Vietnam.
g) If declarant follows the procedure for re-export at another checkpoint than the checkpoint of temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall fax the re-export declaration to the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import at 5.00 PM every day after the customs procedure is completed.
3. Storage period and location
a) Storage period:
a.1) Temporarily imported goods shall be stored in Vietnam in accordance with legislation on management of temporarily imported goods.
a.2) The power to grant extension:
Where the trader sends a written request to the Sub-department of Customs at the checkpoint where the procedure for temporary import of goods is carried out, the head of the Sub-department of Customs shall consider granting an extension of goods storage period in Vietnam in the event of force majeure and the terms of delivery time and condition in the sale contract are changed.
b) Storage location:
b.1) Temporarily imported goods shall be stored at the location for inspecting exported and imported goods and bonded warehouse at the checkpoint of temporary import or checkpoint of re-export. The temporarily imported goods in the list of goods banned form export or imported, or suspended from export or import shall be stored at the checkpoint of temporary import.
b.2) The temporarily imported goods sent to the bonded warehouse must follow the procedure in Article 59 of this Circular; the storage period in the bonded warehouse is the permissible storage period of temporarily imported goods in Vietnam.
4. Customs supervision of goods transported from the checkpoint of temporary import to the checkpoint of re-export
a) The temporarily imported goods that have undergone customs procedure for temporary import shall be sealed, inspected and supervised by the customs authority. For oversize cargos, bulk cargos that cannot be sealed, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall make a goods transfer record requesting the declarant in writing to preserve the status quo of goods and transport them to the checkpoint of re-export. The record must specify the conditions of goods, the means of transport (hereinafter referred to as vehicle), pictures of goods and the vehicle, and shall be sent to the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export for supervising the export.
b) The goods that are exported through another checkpoint than the checkpoint of temporary import must be sealed. The trader shall comply with the route, stops, time, and checkpoint registered with the customs authority, and preserve the status quo of goods and customs seal. Goods shall be transported from the checkpoint of temporary import to the checkpoint of re-export within 05 days, except for the case mentioned in Point e.1 Clause 4 of this Article.
c) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import:
c.1) Seal the goods, make 03 records on transfer of temporarily imported goods (the form No. 26/BBBG-TNTX/2013 in Appendix III to this Circular), specifying the information about beginning time, route, and other information as the basis for the customs at the checkpoint of export to receive, verify, compare; seal the customs dossier together with 02 transfer records for the trader to transport goods to the checkpoint of export;
c.2) Fax the transfer record to the Sub-department of Customs at the checkpoint of export before 5.00 PM every day.
c.3) Monitor feedbacks from the Sub-department of Customs at the checkpoint of export. When the deadline for transporting goods is passed (registered by the trader on the transfer record), if no feedbacks are received or the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export notifies that goods have not arrived at the checkpoint of re-export, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall cooperate with the Sub-department of Customs at the checkpoint of export and the customs control team of the Customs Department where the procedure for temporary import was carried out to find the shipment.
d) Responsibilities of the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export:
d.1) Since the information about the temporarily imported goods in transit is received according to the transfer record faxed by the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export shall monitor the information about the shipment being transported to the checkpoint of export.
d.2) After the trader gathers all goods at the checkpoint of export, the customs officer shall check the customs seal, verify information, and request the head of the Sub-department of Customs to sign on 02 transfer records.
d.3) Fax the transfer record to the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import. If the compliance to legislation on customs of the re-exported shipment is questionable, the head of the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export shall decide the physical verification and process the result similarly to goods being moved to another checkpoint.
d.4) Keep 01 transfer record and send 01 transfer record, which is certified, to the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import.
d.5) The customs officer shall supervise the re-export until all goods are re-exported, certify on the customs declaration and obtain the signature of the head of the Sub-department of Customs (signature, deal, and date).
d.6) If the goods do not arrive at the checkpoint of re-export when the deadline has passed, before 8.00 AM of the next working days, the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-export shall notify the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import of the incorrect route and time, and cooperate with the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import in finding the shipment.
dd) Responsibilities of the Customs control team:
Upon the receipt of information about the incorrect route and time, the customs control team shall trace the shipment at the request of the Sub-department of Customs where the declaration is registered if the shipment is in their area, or request cooperate with the Smuggling Investigation and Prevention Department in tracing the shipment if it is outside their area.
e) Responsibilities of the trader and operator of the means of transport (hereinafter referred to as driver):
e.1) Adhere to the route and time certified by the customs authority on the transfer record. If the route or time is different, the declarant/driver shall send a written notification to the Sub-department of Customs where the declaration is registered and the Sub-department of Customs at the checkpoint of export before goods arrive at the checkpoint of export.
e.2) Protect the customs seal throughout the transport. If an accident or force majeure occurs, which breaks the customs seal or upset the status quo of goods, the declarant/driver must take measures to minimize damage and immediately notify the People’s Committee of the commune, ward or town or the nearest Sub-department of Customs to certify the condition of goods in writing.
5. Customs procedure for domestic sale of temporarily imported goods
a) Goods in the list of goods restricted from import made by the Ministry of Industry and Trade may not be sold to the domestic market. If goods are not re-exported or completely re-exported, they must be completely re-exported at the checkpoint of temporary import within 30 days from the deadline for storage in Vietnam.
b) Goods may be sold to the domestic market if they are not re-exported or completely re-exported after the foreign party terminates the sale contract. Customs procedure:
b.1) The trader makes and sends a request for permission for domestic sale of goods to the Customs Department where procedure for temporary import is carried out.
b.2) The Customs Department where procedure for temporary import is carried out shall grant permission if the conditions in Point b.1 Clause 5 of this Article are satisfied.
b.3) After permission is granted by the Customs Department, the trader shall follow the procedure for commercial import and implement the policies on taxation and import management that are effective when the declaration of goods being sold to the domestic market is registered.
Article 42. Customs procedure for goods in transit
1. Goods in transit that are transported from the exporting country to the importing countries without passing a Vietnam’s checkpoint are exempt from customs procedure.
2. Goods in transit that are transported from the exporting country to the importing countries through a Vietnam’s checkpoint but are not sent to a bonded warehouse or transshipment area in a Vietnam’s port shall be supervised by the customs until they are actually exported from Vietnam. For the goods in transit that must obtain a permit from the Ministry of Industry and Trade, the declarant shall submit a photocopy and present the original copy of the License to transit goods to the customs at the checkpoint.
3. Goods in transit that are transported from the exporting country to the importing countries through a Vietnam’s checkpoint and sent to a bonded warehouse or transshipment area at a Vietnam’s port, the customs procedure is similar to that for goods being moved in and out of the bonded warehouse or transshipment area at Vietnam’s ports.
4. Goods in transit shall be moved from Vietnam at the import checkpoint.
5. Goods in transit are exempt from inspection. If compliance with law is questionable, customs inspection shall be carried out in accordance with Article 16 of this Circular.
Section 3. CUSTOMS PROCEDURES IN OTHER CASES
Article 43. Customs procedure for executing processing contracts with foreign traders
1. Customs procedure for executing processing contracts with foreign traders shall be guided by the Ministry of Finance.
2. For finished products used for domestic import, processed goods used as payment for processing, redundant supplies that are sold in Vietnam’s market, a new customs declaration shall be registered as domestic export-import. The trader shall implement policies on management of imported goods and taxation similarly to those applied to imported goods.
Customs procedure shall be guided by the Ministry of Finance.
Article 44. Customs procedure for exporting, importing under a single customs declaration.
1. The registration of single declaration is applicable to every exported and imported goods that satisfy the conditions below:
a) Names of goods on the customs declaration are not changed during the effective period of the single declaration;
b) Goods in the declaration are under the same contract that allows multiple deliveries of goods;
c) The company that owns the goods complies with legislation on customs.
2. Effect of the registered declaration
a) The declaration is effective throughout the effective period of the contract. The declaration of processed goods that has appendices is effective throughout the effective period of the appendices.
b) The declaration is invalidated ahead of schedule in the following cases:
b.1) Policies on taxation, management of export and import applicable to the articles on the declaration are changed;
b.2) License to export or import, or the contract expires;
b.3) The company has exported or imported all goods on the declaration in reality;
b.4) The company announces the termination of procedure for exporting or importing the complete quantity of goods on the declaration;
b.5) The names, numbers of goods exported or imported are not consistent with those on the customs declaration;
b.6) The company carries coercive measures during the effective period of the declaration.
b.7) During the effective period of the declaration, the company commits violations of law that make the conditions in Point c Clause 1 of this Article unsatisfied.
3. The procedure for exporting or importing under a single declaration shall be carried out at a Sub-department of Customs.
4. Procedure for registering the single declaration
a) The declarant shall complete the declaration and the logbook of exported and imported goods. Some items on the declaration corresponding to each export or import (transport documents, means of transport, etc.) may be left out while completing the single declaration.
b) The customs dossier consists of:
b.1) The customs declaration of exported or imported goods: 02 original copies;
b.2) The sale contract made in writing or other equivalent forms including: telegram, telex, fax, files: 01 photocopy;
b.3) The license to export or import issued by a competent authority (if it is compulsory): submit 01 photocopy and present the original copy for comparison, or submit an original copy (if goods in the single declaration are all goods permitted to be exported or imported on the license);
b.4) The logbook of exported or imported goods: 02 books (the form No. 27/STD/2013 or the form No. 28/PTD/2013 in Appendix III to this Circular).
c) The Sub-department of Customs shall receive the application, return 01 declaration and logbook to the company.
5. Procedure for an export or import:
a) The declarant shall submit the compulsory papers in the customs dossier (except for the papers submitted when registering the declaration); present the registered customs declaration and the logbook of exported or imported goods.
b) The head of the Sub-department of Customs shall decide the method and level of customs inspection of each export or import based on the method and level of inspection given by the risk management system when the customs declaration is registered and the situation of each export or import.
6. Report on settlement of each export or import.
a) Responsibilities of the company:
a.1) At least 15 working days from the day on which the declaration expires, the company shall make and send a report on each export or import to the Sub-department of Customs;
a.2) The dossier consists of the customs declaration and the logbook.
b) The Sub-department of Customs shall check, compare and verify the actual amount of imported or exported goods.
Article 45. Customs procedure for domestic export or import
1. Interpretation of terms:
a) "Domestic exports or imports” mean goods exported to a foreign trader by a Vietnamese trader (including Vietnamese traders funded by foreign capital and export processing companies), and requested by the foreign trader to be delivered to a Vietnamese trader in Vietnam.
b) “Domestic exporter” (hereinafter referred to as exporter) means the person appointed by the foreign trader to deliver goods in Vietnam.
c) Domestic importer (hereinafter referred to as importer) means the person that buys goods from the foreign trader and is requested by the foreign trader to receive goods in Vietnam from the domestic exporter.
2. Criteria for identifying domestic exports and imports
a) For processed products, leased or borrowed machinery and equipment, redundant raw materials, wastes under processing contracts: follow regulations in Clause 3 Article 33 of the Decree No. 12/2006/NĐ-CP.
b) Goods of foreign-invested companies: follow the guidance of the Ministry of Industry and Trade.
c) Other goods: follow the regulations in Clause 2 Article 15 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
3. The customs procedure for domestic export or import shall be carried out at the Sub-department of Customs that is most convenient for the company at its choice or in accordance with regulations on each form.
4. The customs dossier consists of:
a) The declaration of domestic export or import (in Appendix IV; the guidance is provided in Appendix V to this Circular): 04 original copies;
b) The sale contract or processing contracts that requires goods to be delivered to an exporter in Vietnam, the sale contract or processing contract that requires goods to be received by an importer in Vietnam, the borrowing or lease contract: 01 photocopy;
c) Export invoice: submit 01 photocopy and present the original copy for comparison;
d) Other papers depending on the form of export or import (except for the bill of lading).
5. Within 15 days from the day on which the domestic exporter completes the customs procedure and delivers goods, the domestic importer must complete the customs procedure. If the domestic importer fails to complete the customs procedure by the aforesaid deadline, the customs authority shall impose penalties, then carry on the customs procedure.
6. Customs procedure for domestic export:
a) Responsibilities of the importer:
a.1) Provide information about the importer on 04 declaration forms; specify the intended Sub-department of Customs where the import procedure is carried out in box 29 of the declaration of domestic export - import; append the signature and seal;
a.2) Send 04 customs declarations to the exporter.
a.3) After the procedure for domestic import is completed, the importer shall keep 01 customs declaration and send the other customs declaration to the domestic exporter.
b) Responsibilities of the exporter:
b.1) After 04 customs declarations are received, the exporter shall provide information about the exporter on 04 customs declarations;
b.2) Submit the customs dossier to the Sub-department of Customs where the export procedure is carried out;
b.3) After the export procedure is completed, the importer shall send 03 customs declaration to the importer to carry on the import procedure.
b.4) Receive 01 customs declaration sent by the importer; the customs declaration must bear the certifications, signatures, and seals of 04 parties: the importer, the exporter, the customs authority that carries out the import procedure, and the customs authority that carries out the export procedure.
c) Responsibilities of the Sub-department of Customs where the procedure for domestic export is carried out:
c.1) Receive, register the declarations, decide the method and level of inspection, check tax calculation (for dutiable goods) as prescribed. Seal the samples (if any) and send them to the company for them to present at the request of the customs authority;
c.2) Carry out inspection of goods if needed;
c.3) Certify that customs procedure has been completed, append signatures and officer’s seals on 04 declarations;
c.4) Keep 01 declaration and the documents submitted by the company, return 03 declarations and documents presented by the exporter to the exporter;
c.5) Fax the customs declaration that has completed the export procedure to the import Sub-department of Customs.
7. Customs procedure for domestic import
a) After receiving 03 declarations of domestic export-import, which are certified by the customs authority that carries out the export procedure, the importer shall submit the customs dossier to the Sub-department of Customs where the import procedure is carried out to initiate the procedure for domestic import.
b) Responsibilities of the Sub-department of Customs where the procedure for domestic export is carried out:
b.1) Receiving the customs declaration of export faxed by the Sub-department of Customs that carries out the export procedure;
b.2) Receive the customs dossier submitted by the importer;
b.3) Take the steps in registering the declarations, except for physical verification of goods; check the tax calculation (if any). Certify that customs procedure has been completed, append signatures and officer’s seals on the declarations;
b.4) Keep 01 declaration and the documents submitted by the company, return 02 declarations and documents presented by the company to the company;
b.5) Send a written notification (the form No. 29/TBXNKTC/2013 in Appendix III to this Circular) to the tax authority that monitors the domestic importers, or sent it via the computer network if the Sub-department of Customs that carries out the import procedure and the local tax authority have been connected.
8. The declaration of domestic export - import is valid when:
It bears sufficient information, certifications, signatures and seals of 04 parties: the exporter, the importer the customs authorities that carries out procedures for domestic export and domestic imports.
If the domestic exporter and domestic importer carry out procedure at the same Sub-department of Customs, this Sub-department of Customs shall sign on both parts.
9. The processed products imported domestically for domestic sale shall follow the guidance of the Ministry of Finance.
10. The settlement, refund, and cancellation of tax are guided in Section 6 Part V of this Circular.
Article 46. Customs procedure for goods export and import serving projects of investment
1. The customs procedures for various types of goods export and import serving operation of companies are guided in this Circular.
2. Customs procedure for goods import to form fixed assets; raw materials, components, semi-finished products serving the production in projects provided with incentives:
a) For projects eligible for tax exemption:
a.1) Register the list of imported tax-free goods with the customs authority when importing goods to form fixed assets, or importing raw materials, components, semi-finished products serving production in a project eligible for tax exemption.
The registration procedure is guided in Article 101 of this Circular.
a.2) Import procedure:
a.2.1) The company shall follow the customs procedure for importing goods at the most convenient Sub-department of Customs affiliated to the Customs Department where the list of tax-free goods is registered.
a.2.2) The customs procedure is similar to that for commercial export and import in Chapter I part II of this Circular. Some tasks guided in Article 101, Article 102, and Article 103 of this Circular must be done.
b) For projects not eligible for tax exemption:
The customs procedure is similar to that for commercial import. The company shall follow the procedure at the customs officer where goods are imported or the project is situated. The company shall use the imported goods for the project not eligible for tax exemption in accordance with the purpose written on the certificate of investment.
3. Liquidating, changing the purpose of imported tax-free goods
a) The liquidation and change of purpose of goods eligible for liquidation, the conditions for liquidation, liquidation documents of imported tax-free goods of domestic projects and foreign-invested projects shall comply with the Circular No. 04/2007/TT-BTM dated April 04, 2007 of the Ministry of Trade (now the Ministry of Industry and Trade) providing guidance on export, import, processing, liquidation of imported goods and sale of products of foreign-invested companies.
b) The procedures for liquidating or changing the purpose shall be carried out at the customs authority where the customs declarations of imported tax-free goods are registered.
c) Procedures for liquidation and change of purpose
c.1) The company or the Liquidation board shall send a written notification of the reason for liquidation, change of purpose of names, symbols, quantity, exempted tax corresponding the goods that need liquidating, the numbers and dates of import declarations to the customs authority where the customs declarations of imported tax-free goods are registered;
c.2) If goods are liquidated in the form of export, the company shall make a corresponding export declaration.
c.3) If goods are sold in Vietnam, donated, or destructed, tax shall be declared and calculated on the new customs declaration in accordance with Clause 8 Article 11 of this Circular. The company shall follow the corresponding customs procedure for import, Implement the policies on taxation and management of imported goods that are effective when the import declaration is registered, unless the company has implemented all policies on import management during the procedure for tax-free import.
If goods are sold to a company (transferee company) that is eligible for exemption of import tax, the tax-free goods must be recorded in the Sheet of tax-free goods issued to the transferee company.
c.4) If goods are destruction, the company shall comply with regulations of environment management agencies.
Article 47. Customs procedure for goods being moved in and out of transshipment ports
1. Customs procedure for goods moved in and out of transshipment ports for export
a) The transshipment service provider shall make a manifest of goods in transshipped containers (the form No. 30/BKTrC/2013 in Appendix III to this Circular).
b) The customs dossier consists of 02 original copies of the manifest of goods in transshipped containers.
c) If goods moved in and out of the transshipment port are exempt from inspection, the inspecting agency shall check the number of containers, compare the numbers and symbols of the containers and those in the manifest. If violations of law are suspected, the customs authority shall carries out an inspection.
2. Settling goods in transshipped containers
a) Within 10 days from the day on which all goods are moved out of the transshipment port, the transshipment service provider shall settle goods in the transshipped containers.
b) Every quarter, within 15 days after the reporting period, the transshipment service provider shall send a report to the customs at the transshipment area on the quantity of goods that are moved in, moved out of, and retained in the transshipment area.
3. Goods left at the transshipment port shall be treated as imported goods left at sea ports in accordance with the Circulars of the Ministry of Finance providing guidance on handling goods left at Vietnam’s seaports.
4. Director of the General Department of Customs shall provide guidance on customs management of goods being moved in and out of transshipment ports.
Article 48. Customs procedures for goods moved in and out of free trade zones in economic zones, checkpoint economic zones; vehicles entering, leaving, and passing through free trade zones
1. Rules for customs procedure and customs supervision of goods moved in and out of the free trade zone:
a) Goods moved in and out of the free trade zone must undergo customs procedure and customs supervision. Various customs procedures shall apply to corresponding forms of goods;
b) The following goods might or might not follow the customs procedure in Clause 2 Article 6 of the Regulation promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 100/2009/QĐ-TTg dated July 30, 2009 on the promulgation of the Regulation on operation of free trade zones in economic zones and checkpoint economic zones: stationery, foods, consumables brought to free trade zones by companies from the domestic market to serve office operation and everyday life of officers and workers.
c) The following goods are exempt from customs procedure:
c.1) Goods brought by residents from the domestic market to Lao Bao Special Economic Area and Cau Treo International Checkpoint Economic zone that do not apply 0% VAT as according to Clause 3 Article 9 of the Circular No. 06/2012/TT-BTC dated January 11, 2012 of the Ministry of Finance, providing guidance on a number of articles of the Law on Value-added tax, the implementation of the Decree No. 123/2008/NĐ-CP dated December 08, 2008 and the Decree No. 121/2011/NĐ-CP dated December 27, 2011 of the Government;
c.2) Goods that are products from farming and breeding that are not processed into a finished products brought from Lao Bao Special Economic Area and Cau Treo International Checkpoint Economic Zone to the domestic market, which do not subject to VAT according to Clause 1 Article 4 of the Circular No. 06/2012/TT-BTC dated January 11, 2012 of the Ministry of Finance.
d) Goods brought from Vietnam’s domestic market or other areas on the checkpoint economic zones to free trade zones in checkpoint economic zones may not open customs declarations of exported goods according to the Circular No. 116/2010/TT-BTC dated August 04, 2010 of the Ministry of Finance on amendments to the Circular No. 137/2009/TT-BTC dated July 03, 2009 of the Ministry of Finance providing guidance on some Article of the Prime Minister’s Decision No. 33/2009/QĐ-TTg dated March 02, 2009 on financial policies on checkpoint economic zones.
2. When goods are brought to the free trade zone from abroad, the declarant shall complete the declaration form at the customs officer in charge of the free trade zone and classify them at tax-free goods (except for the articles not provided with tax incentives for imported goods).
When a company in a free trade zone imports raw materials for production or business, it must register the names of products, raw materials, and quantity of raw materials imported for export production with the customs authority. The quantity of raw materials imported for production goods sold inside free trade zones shall be notified before the report on imported-exported-unsold goods (hereinafter referred to as inventory report) is made. The notification of quantity of raw materials imported for export production shall comply with corresponding regulations.
When a company in the free trade zone imports raw materials or components to manufacture products and sell them to the domestic market, the declarant shall register and specify the name, quantity, category and import value of every material and component, names of the products manufactured in the free trade zone and sold to the domestic market when registering the import declaration.
3. Customs procedure for goods brought from the domestic market to free trade zones:
a) The domestic company shall follow the customs procedure at the domestic Sub-department of Customs or the customs officer in charge of the free trade zone. If the customs procedure is carried out by a domestic Sub-department of Customs, goods shall be transported to the free trade zone in accordance with regulations on exported goods being moved to another checkpoint.
The company in the free trade zone shall follow the customs procedure for the corresponding form of import at the customs officer in charge of the free trade zone.
b) The physical verification of goods is similar to that of exported goods. If goods moved into the free trade zone are under the management of another Sub-department of Customs than the customs officer in charge of the free trade zone, the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone shall inspect goods if violations of law are suspected.
4. Customs procedure for goods exported to abroad from free trade zones
a) Goods exported from the free trade zone shall follow the corresponding customs procedure.
b) If goods are imported from abroad or the domestic market by a company into the free trade zone, then exported in whole to abroad, the company shall specify that “Goods imported from abroad are exported in whole in the declaration No. ..." or “Goods imported from the domestic market are exported in whole in the declaration No. ..." while following the export procedure, and enclose it with the initial import declaration and the manifest (if any).
5. Customs procedure for goods brought to the domestic market from the free trade zone
a) The company in the free trade zone shall follow the corresponding procedure for form of export; the domestic company shall follow the corresponding customs procedure for the form of import. Export and import procedures shall be carried out at the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone.
b) For the domestic company to calculate tax payable when following the import procedure, the company in the free trade zone shall:
b.1) Notify the customs authority of the estimated quantity of imported raw materials and components, which make up the products, before following the export procedure if exported products are manufactured in the free trade zone.
Specify the names, categories of raw materials and components that make up the products in the export declaration while following the export procedure.
b) If goods are imported from abroad or the domestic market by a company into the free trade zone, then exported in whole to the domestic market, the company in the free trade zone shall specify that “Goods imported exported in whole from abroad in the declaration No. ..." or “Goods imported exported in whole from the domestic market in the declaration No. ..." while following the export procedure, and enclose it with the initial import declaration and the manifest (if any).
b.3) The company in the free trade zone shall provide the domestic company with adequate documents and data for the domestic company to calculate tax payable.
6. Goods processing between a company in the free trade zone and a domestic company
a) When a company in the free trade zone hires a domestic company to process goods: the domestic company shall send the processing contract and follow the customs procedure for such contract at the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone. The customs procedure is similar to that for processing goods of foreign traders.
a) When a domestic company hires a company in the free trade zone to process goods: the domestic company shall send the processing contract and follow the customs procedure for such contract at the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone or at a domestic Sub-department of Customs. The customs procedure is similar to that for hiring foreign partners to process goods.
7. Customs procedure for bringing goods purchased in stores and supermarkets in the free trade zone to the domestic market
a) The customers that buy goods in stores or supermarkets in the free trade zone and bring them to the domestic market shall pay tax on imported goods before taking them out of the free trade zone.
When a customer buys goods eligible for tax exemption in the free trade zone or checkpoint economic zone that exceed duty-free allowance and bring them to the domestic market, the tax on the part exceeding duty-free allowance shall be paid as prescribed by the Prime Minister in the Regulation on operation of free trade zones.
b) The customers that buy goods in stores or markets in the free trade zone shall present their ID cards or passports (if they are foreigners) to the sellers and the customs officers at the gate when goods are brought out of the free trade zone.
c) When selling goods, the seller must issue invoices and have a sale book, specifying names, addresses, ID numbers or passport numbers of buyers; quantity, unit prices and value of goods being sold.
d) Depending on the conditions of the free trade zone, tax on goods purchased in the free trade zone and brought to the domestic market shall be collected in one of the following two methods:
d.1) The buyer declares and pays tax to the customs at the gate of the free trade zone.
d.1.1) The buyer, before taking goods from the free trade zone, shall enumerate goods subject to tax on the non-commercial declaration, submit the declaration, present the ID card, goods, invoices (the stub held by the buyer) to the customs at the gate of the free trade zone;
d.1.2) The customs at the gate of the free trade zone shall check the ID card presented by the buyer, compare the goods with the customs declaration and invoices. If they are consistent, The customs shall issue a tax receipt, collect tax and remit it to government budget in accordance with law.
d.2) The Sub-department of Customs in charge of the free trade zone authorizing seller to collect tax:
d.2.1) Sellers shall be authorized to collect tax in accordance with Clause 2 Article 3 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP. Responsibilities of the authorized sellers and tax authority are specified in Clause 3 and Clause 4 Article 3 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
d.2.2) When bringing goods out of the free trade zone, the buyer shall present his ID card, goods, invoices, and tax receipts to the customs at the gate of the free trade zone;
d.2.3) The customs at the gate of the free trade zone shall check the ID card presented by the buyer, compare the goods with invoices and tax receipts. If inconsistency between the buyer and the ID card, between the ID number on invoices, tax receipts and on the ID card, between the goods presented and goods in the invoices and tax receipts, penalties shall be imposed in accordance with law.
8. Customs supervision of goods being moved in and out of free trade zones
a) The free trade zone must be separate from the outside by barriers and has customs control gates for supervising goods being moved in and out of the free trade zone.
b) Goods moved in and out of the free trade zone to be imported to the domestic market, goods being moved through free trade zones for import to the domestic market or export must go through the customs control gates and be supervised by the customs.
c) When goods are imported from abroad to the domestic market or goods from the domestic market are exported to abroad through a free trade zone, they must go on the route prescribed by the customs and the management board of the free trade zone.
9. The customs procedure and customs supervision of vehicles entering, leaving, or going through the free trade zone (if the free trade zone is connected with a road checkpoint) shall comply with regulations on vehicles entering, leaving, or going through Vietnam.
10. Inventory reports:
a) The companies in free trade zones shall send biannual reports on exported, imported, and unsold goods in the reported period. The report shall be submitted within 15 days from the end of the period.
A report dossier includes:
a.1) The list of declarations of imported raw materials in the reported period: 02 original copies (the form No. 31/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.2) The list of declarations of raw materials purchased in the free trade zone in the reported period: 02 original copies (the form No. 32/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.3) The list of declarations of exported products in the reported period: 02 original copies (the form No. 33/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.4) The list of invoices of products sold in the free trade zone in the reported period: 02 original copies (the form No. 34/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.5) The list of raw materials used for the manufacture of exported products that are sold in the free trade zone in the reported period: 02 original copies (the form No. 35/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.6) The report on imported-exported-unused raw materials in the reported period: 02 original copies (the form No. 36/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
a.7) The photocopies of invoices for raw materials purchased in the free trade zone in the reported period ((if any);
a.8) The photocopies of invoices for products sold in the free trade zone in the reported period ((if any);
b) The sellers in free trade zones shall send monthly report on exported, imported and unsold goods in the month to the customs authority in charge of the free trade zone. The deadline for submitting the report is the 15th of the next month.
A report dossier includes:
b.1) The list of declarations of goods imported from abroad in the month: 02 original copies (the form No. 37/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.2) The list of declarations of goods imported from the domestic market in the month (if any): 02 original copies (the form No. 38/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.3) The list of goods purchased in the free trade zone in the month: 02 original copies (the form No. 39/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.4) The list of goods sold in the free trade zone in the month: 02 original copies (the form No. 40/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.5) The list of exported goods in the month (if any): 02 original copies (the form No. 41/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.6) The report on imported-exported-unsold goods in the month: 02 original copies (the form No. 42/HSBC-PTQ/2013 in Appendix III to this Circular);
b.7) The photocopies invoices for goods sold and purchased in the free trade zone in the month ((if any).
c) Processed goods: comply with regulations on processing.
d) The companies that both manufacture and sell goods shall make separate reports on each aspect.
dd) Verifying the inventory report:
dd1) Companies are responsible for the declaration and use of goods.
dd2) The customs authority shall receive the inventory report, which specify the dates of receipts, bear the signatures and seals of the customs.
Based on the assessment of the compliance with law of the companies, the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone shall check the probability to assess the compliance with law of companies; inspect unsold goods where necessary. If violations of law are found or imported goods in the free trade zone are found illegally trafficked to the domestic market, penalties shall be imposed in accordance with law.
If goods are imported from the domestic market to the free trade zone and then illegally trafficked back to the domestic market, the customs in charge of the free trade zone shall notify the Departments of Taxation where the domestic company that sends goods to the free trade zone is situated.
Article 49. Customs procedure for exported and imported goods of export processing companies
1. General principles
a) Customs procedures for exported and imported goods of export processing companies apply to both export processing companies inside and outside export-processing zones.
b) Exported and imported goods of export processing companies must go through customs procedures corresponding to the form of export or import. Electronic customs procedures shall comply with the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 2012 of the Ministry of Natural Resources and Environment if they are prescribed in the Circular.
c) The export processing company may choose whether to follow customs procedure if goods are stationery, foods, consumables (including personal protective equipment: clothes, helmets, shoes, boots, gloves) that are purchased from the domestic market to serve the operation of offices and everyday life of officers and workers.
d) The goods circulated within the export processing company are exempt from customs procedure.
dd) Imported goods of the export processing company may be moved fro the import checkpoint to the export processing company. Imported goods of the export processing company may be moved form the export processing company to the checkpoint of export.
e) The customs in charge of the export-processing zone or the export processing company shall only supervise at the gate if necessary under the decision of the Director of the Customs Department.
g) In a reported period, the export processing company shall notify the consumption of raw materials (including loss ratio) to the customs authority when then submitting the inventory report at the latest.
2. Locations for carrying out customs procedures
a) For exported and imported goods shall be carried out at the Sub-department of Customs that monitors the export processing company.
b) For processed goods between the export processing company and a domestic company: the domestic company shall follow customs procedure at the Sub-department of Customs that monitors the export processing company or the Sub-department of Customs where the factory of the domestic company is situated.
c) For processed goods between two export processing companies: the hired company shall send the processing contract and follow customs procedure at the Sub-department of Customs that monitors the hired company.
3. Customs procedure for exported and imported goods of export processing companies
a) Goods imported from abroad:
a.1) For goods imported to form fixed assets: based on the request for permission to import goods for forming fixed assets made by the Director of the export processing company, which is enclosed with a manifest of goods (specifying names, quantity and categories of goods), the customs authority shall carry out import procedure in accordance with regulations on goods imported under sale contracts. This regulation also applies to the export processing companies that follow electronic customs procedures in Chapter VI of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
a.2) For raw materials imported for export production, the export processing company shall follow the import procedure in accordance with regulations on goods imported under sale contracts, except for tax statement.
a.2) For raw materials imported for export production, the export processing company shall follow the import procedure in accordance with regulations on goods imported under sale contracts, except for tax statement.
c) Goods of export processing companies sold to the domestic market:
c.1) For products manufactured and sold to the domestic market by the export processing company, the export processing company and the domestic company shall follow customs procedure and use the declaration of domestic export and import.
c.2) For wastes and scrap allowed to be sold to the domestic market, the domestic company shall follow the import procedure applied to goods imported under sale contracts.
d) For goods sold to the export processing company by a domestic company: the export processing company and domestic company shall follow the customs procedure and use the declaration of domestic export and import.
dd) Processed goods:
dd.1) When a domestic company is hired to process goods by an export processing company, the domestic company shall follow customs procedure in accordance with regulations on processing goods of foreign traders.
dd.1) When a domestic company is hired to process goods by an export processing company, the domestic company shall follow customs procedure in accordance with regulations on processing goods of foreign traders.
dd.3) For processed goods of foreign traders: follow the guidance of the Ministry of Finance.
e) For goods traded among export processing companies:
e.1) Goods traded among export processing companies that are not in the same export-processing zones follow guidance on customs procedure for domestically exported and imported goods (except for conditions for domestic export and import);
e.2) Goods traded among export processing companies in the same export-processing zone are exempt from customs procedure;
e.3) Goods being circulated among export processing companies that are not in the same export-processing zone but belong to the same corporation or a system of companies, they might not go through customs procedure or may go through customs procedure for domestic export and import (except for conditions for domestic export and import). Theses regulations also apply to the export processing companies that follow electronic customs procedures in Chapter VI of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
g) For the goods of the export processing company that are sent to the domestic market for repair, the export processing company shall makes a notification of goods names, quantity, reasons, and repair period. The registration of customs declaration is exempt. The customs shall monitor and certify when goods are sent back to the export processing company. If goods are not sent back when the registered repair period is passed, the guidance on changing purposes of goods shall apply.
h) Wastes and scrap shall be destructed in accordance with law and under the supervision of the customs, except they are preliminarily destructed at the export processing company before the official destruction. Theses regulations also apply to the export processing companies that follow electronic customs procedures in Chapter VI of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
i) The export processing company that temporarily imports goods to repair then re-exports them shall follow customs procedure for exported goods that are returned, except for tax statement.
4. Reports on imported, exported, and unused raw materials (hereinafter referred to as inventory report)y of export processing companies
a) The export processing company shall submit an inventory report every quarter on the 15th of the first month of the next quarter at the Sub-department of Customs that monitors the export processing company. The favored companies accredited by the standards shall submit the inventory report annually at the end of Q1 of the next year, or every quarter.
b) The inventory report (form No. 43/HSBC-CX/2013 in Appendix III to this Circular): submit 02 original copies.
For consumables that are imported or purchased from the domestic market to serve the production and without specific consumption rates (e.g. cloth or paper for cleaning machinery and equipment, oil and gas for generators, mold-cleaning oil, pens for marking defective products, etc.) or to serve office operation and everyday life of workers of the export processing company:
The export processing company is exempted from classifying them by purpose or source of import, registering by category, making up codes, and submitting monthly inventory report to the customs authority.
The export processing companies outside export-processing zones shall submit reports on total quantity of consumables imported and purchased from the domestic market in the quarter.
Export processing companies are responsible for the statement and proper use of goods.
These regulations also apply to the export processing companies that follow electronic customs procedures in Chapter VI of the Circular No. 196/2012/TT-BTC dated November 15, 2012 of the Ministry of Finance.
c) Verifying the inventory report:
c.1) The customs authority shall receive inventory report sent by the export processing company, append signatures and officer’s seal, and date stamp on the inventory report. Based on the assessment of the compliance with law of the company, the Sub-department of Customs in charge of the free trade zone shall check the probability to assess the compliance with law of the company.
c.2) Within 30 days from the day on which the quarterly report is submitted, or within 60 days from the day on which the annual report is submitted, the Sub-department of Customs that monitors the export processing company shall request the Sub-department of Customs in charge of post-clearance inspection to carry out inspection if trade fraud is suspected.
d) When an export processing company is converted to a normal company and vice versa, the imported assets and goods shall be handled as follows:
d.1) Where an export processing company is converted into a company that is not entitled to export processing benefits:
d.1.1) Liquidate imported assets and goods;
d.1.2) Determine imported assets and goods that are unsold;
d.1.3) Collect tax;
d.1.4) Imported assets and goods shall be liquidated and determined before the conversion.
d.2) Where a company that is not entitled to export processing benefits is converted into an export processing company:
d.2.1) The company shall the quantity of unused raw materials; the customs authority shall check the unsold raw materials and collect tax as prescribed;
d.2.2) Before the conversion, the company shall pay all outstanding taxes and fines to the customs authority. The customs authority shall apply the taxation and customs policies on export processing companies after the company has fulfill tax and customs obligations to the customs authority.
5. Liquidation of machinery and equipment and vehicles used for forming fixed assets.
a) The methods of liquidation, conditions for liquidation, and documents on liquidation of imported tax-free goods shall comply with the Circular No. 04/2007/TT-BTM.
b) The liquidation procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs that monitors the export processing company,
c) Liquidation procedure
c.1) The company or the liquidation board shall make a document specifying the reasons for liquidation, names, symbols, quantity, import declaration numbers of the liquidated goods, and then send it to the Sub-department of Customs that monitors the export processing company.
c.2) If they are liquidated in the form of export, the company shall open an export declaration. If they are sold in Vietnam’s market or donated, the company shall open corresponding declarations and pay tax as prescribed.
c.3) If they are destructed, the company shall comply with regulations of the environment management agency under the supervision of the customs authority.
6. Upon the completion of the construction, the export processing company shall submit a report on goods imported for the construction to the customs authority.
The customs authority shall verify the report and handle redundant goods or improperly used goods.
7. customs supervision of wastes of the export processing company transported to another location for destruction
a) The export processing company shall:
a.1) Notify the managing Sub-department of Customs of the time when wastes are taken by the deliverer.
a.2) Wastes shall be transported and destructed in accordance with the Law on Environment protection and its guiding documents.
b) Responsibilities of the managing Sub-department of Customs:
When receiving the notification sent by the export processing company, the managing Sub-department of Customs shall:
b.1) Check the license for management of harmful wastes (the license must be unexpired, the wastes transported must be permitted in the license), the contract for waste transport and treatment;
b.2) Check the wastes before they are taken by the deliverer (wastes must not be mixed with usable scrap or other goods);
b.3) Supervise the loading of wastes to the vehicle; supervise the transport of wastes over the boundary of the export-processing zone or export processing company.
b.4) Make a record on the inspection and supervision, which is certified by the export processing company and the deliverer (specifying the time of inspection and supervision; the supervising and inspecting customs officers, name of the export processing company, representative of the export processing company, the company that executes the contract for waste transport and treatment, the deliverer, numbers of the vehicle, names of wastes, contents of inspection and supervisions, etc.) the record shall be made into 03 copies; each copy is kept by a party.
b.5) The customs authority shall not seal the vehicle that contains wastes when wastes are transported to a location outside the export-processing zones or export processing company for treatment.
c) When receiving the documents on harmful wastes from the waste management service provider, the export processing company (waste discharger) shall send a photocopy of stub No. 4 to the managing Sub-department of Customs. The managing Sub-department of Customs shall inspect the register of waste dischargers, documents on harmful wastes that are kept at the export processing company.
8. Goods of foreign-invested export processing companies shall exercise the rights to export and import in accordance with the Government's Decree No. 23/2007/NĐ-CP dated February 12, 2007 and regulations of the Ministry of Industry and Trade.
The customs procedure, policies on taxation and management of exported and imported goods are similar to those for goods exported and imported under commercial contracts. The Ministry of Finance shall provide additional guidance on exercising the rights to export and import of export processing companies as follows:
a) The export processing company that exercises the rights to export, import or distribute shall do separate bookkeeping. Domestic tax shall be stated under the guidance of the Ministry of Finance.
b) Customs procedure for imported goods of an export processing company that exercises the rights to import:
b.1) Customs procedure is exempt when goods are sold to domestic companies.
b.2) Customs procedure in Point e Clause 3 of this Article shall be carried out when goods are sold to other export processing companies.
c) Customs procedure for goods of an export processing company that exercises the rights to export:
c.1) Goods are purchased from the domestic market to export: follow the guidance in Point d Clause 3 of this Article.
c.2) Goods are purchased from another export processing company for export: follow the guidance in Point d Clause 3 of this Article.
c.3) Goods are exported to abroad: follow the guidance in Point b Clause 3 of this Article. The export processing company shall make tax statement (if any).
9. Customs supervision and inspection of export processing companies that lease warehouses of other companies according to Clause 1 Article 19 of the Decree No. 108/2006/NĐ-CP:
a) The export processing company may lease warehouses inside industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones under the management of the managing Sub-department of Customs to store raw materials and finished products serving their primary production.
b) Before taking goods to the warehouse, the export processing company must notify the managing Sub-department of Customs of the location, area, infrastructure, and policies on management of goods moved in and out of the warehouse, and the lease period. Goods may only be put into the warehouse after the managing Sub-department of Customs gives a written approval.
c) The export processing company shall manage and monitor goods moved in and out, and send the managing Sub-department of Customs periodic reports on the 15th of the first month of the next quarter on the inventory.
d) Every quarter, the managing Sub-department of Customs shall inspect the condition of goods in the warehouse or carry out surprise inspections if it is suspected that goods are kept in improper warehouses or sold to the domestic market.
Article 50. Customs procedure for goods moved in and out of tax-suspension warehouses
1. Goods moved in and out of the tax-suspension warehouse are raw materials imported for export production of the company that has the tax-suspension warehouse and are temporarily exempt from tax.
The company shall compile a separate customs dossier for the imported raw materials in the tax-suspension warehouse and register the intended quantity of exported products in the year.
2. Customs procedure for imported raw materials in the tax-suspension warehouse is similar to that for raw materials imported for export production. Broken or degenerated goods in the tax-suspension warehouse that fail the production requirements shall be handled in accordance with Article 29 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
3. Inventory report:
a) At year’s end (December 31), on January 31 of the next year at the latest, the company shall compile a list of import declarations and total quantity of imported, the export declarations and total quantity of raw materials that make up the products that are exported, re-exported or destructed, and then send it to the customs authority.
b) Monitoring the submission of inventory reports, formalities for payment and refund of tax on imported goods in the tax-suspension warehouse.
b.1) The submission of inventory report made by the tax-suspension warehouse shall be monitored in the same way the submission of inventory reports made by export processing companies guided in Clause 4 Article 49 of this Circular.
b.2) If the quantity of used raw materials is smaller than the quantity of import raw materials in the tax-suspension warehouse, the company shall pay tax on the unused raw materials on the import declarations after 365-day period from the date of registration with the customs to the date of report; the remaining amount of raw materials shall be included in the inventory report on the next fiscal year.
b.3) The tax on the amount of raw materials that are used for export production shall be refunded according to Article 117 of this Circular.
4. Inspection and supervision of the tax-suspension warehouse
a) The tax-suspension warehouse shall be inspected and supervised in accordance with Clause 4 Article 27 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
b) The Sub-department of Customs that monitors the tax-suspension warehouse shall inspect the organization of the tax-suspension warehouse once per year, including:
b.1) Inspect the compliance with Clause 1 Article 27 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP.
b.2) Inspect the maintenance of bookkeeping system for monitoring goods exported, imported, moved in and out of the warehouse;
b.3) Verify the amount of unsold goods, compare the actual amount of unsold goods to the logbook and inventory reports made by the company.
c) Surprise inspections of quantity of goods in storage shall be carried out when:
c.1) It is informed that the company sells raw materials in the tax-suspension warehouse to the domestic market.
c.2) The quantity shall be verified at the premises if it is questionable.
Article 51. Customs procedure for goods moved in and out of container freight stations (CFS)
1. Goods put into the CFS include:
a) Imported goods in the CFS are goods that have not gone through customs procedure and under the supervision of the customs authority.
b) Exported goods in the CFS are goods that have gone through customs procedure or registered the customs declaration at the sub-department of customs outside the checkpoint area, but the physical verification is carried out at the CFS.
2. Services provided in the CFS
a) For exported goods: Packaging, repackaging, arrangement, rearrangement of goods.
For goods in transit may be put into the CFS for dividing or combining with exported containers or Vietnam’s containers of exported goods.
b) For imported goods may be divided to follow import procedure or combined with other shipments to be exported to a third country.
3. Time limits for storage in a CFS:
Goods shall be kept in the CFS for no more than 90 days from the day on which they are put into storage. After the aforesaid period, the Sub-department of Customs in charge of the CFS shall request the station owner to follow the procedure for removing such goods from the CFS, or treat them as abandoned, lost, mistaken, overdue goods according to Article 45 of the Law on Customs.
4. Customs supervision:
a) The CFS, goods in storage, entering and leaving, services provided in the CFS are under the regular supervision of the customs authority.
b) The customs supervision of goods and vehicles entering and leaving the CFS, the supervision of provision of services in the CFS shall comply with Article 13 and Article 14 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP, Article 18 of this Circular and guidance of the General Department of Customs.
5. The goods send to the domestic market from the CFS (including goods from abroad that have not gone through import Circular and the goods sent to the CFS that have gone through export procedure) shall follow corresponding customs procedures.
Article 52. Customs procedures for machinery and equipment, building equipment molds, samples temporarily imported or imported serving production, construction, project execution, or experiments
1. Customs procedures for machinery and equipment, building equipment molds, samples temporarily imported or imported serving production, construction, project execution, or experiments shall comply with regulations on commercial exports and imports.
If the goods temporarily imported or exported are granted tax exemption according to Article 100 of this Circular, the declarant shall notify the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import or export is carried out of the remaining useful period of goods every year (365 days from the day on which the declaration of temporary import or export is registered).
2. The procedure for temporary import or export shall be carried out at the Sub-department of Customs of the checkpoint.
If goods are re-imported or re-exported at another checkpoint than the initial one, the declarant shall submit a photocopy and present the original copy of the customs declaration for comparison.
3. The period of temporary import or export shall be agreed by both party, and registered with the customs at the checkpoint. At the end of the period of temporary import or export, the declarant shall immediately re-export or re-import goods, and finalize documents at the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import or export is carried out;
If an extension of the period of temporary import or export is necessary for the construction, project execution, or experiments, the declarant shall make a written request before the end of the period. If the head of the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import or export is carried out grants an approval, the period of temporary import or export shall be extended under an agreement with his partner. Penalties shall be imposed if goods are not re-exported or re-imported by the end of the period of temporary import or export.
4. When the temporary importer or exporter makes a written request for permission to transfer the ownership (buy, sell, donate) the machinery, equipment, vehicles, molds, samples that are temporarily imported or exported for production, construction, project execution, experiments, they must follow the customs procedure similarly temporarily imported or exported goods that are sold to the domestic market. In particular:
a) The company shall submit the written request for permission to transfer the ownership to the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import or export is carried out.
b) After an approval is granted by the head of the Sub-department of Customs, the company shall follow the corresponding customs procedure, implement the policies on taxation and management of imported and exported tax that are effective when the declaration of ownership transfer is registered (except for the cases in which all management policies are implemented at the time of temporary import or export.
Article 53. Customs procedures in some other cases of temporary import and export
1. For the components, parts, and items temporarily imported without a contract to serve the replacement, repair, and operation of foreign ships or airplanes:
a) The declarant:
a.1) If the temporarily imported components, parts and items are carried by the ship or airplane when it enters, the declarant is the operator.
a.2) If the components, parts and items are sent before or after the ship or airplane arrives to the address of an agent of the courier, the declarant is the agent of the courier.
b) Customs procedure and taxation policies are specified in Article 73 and Article 100 of this Circular.
2. Customs procedure for foreign ships and airplanes that are temporarily imported for repair or maintenance in Vietnam:
The foreign ships and airplanes that are temporarily imported to Vietnam for repair or maintenance shall follow the similar customs procedure for commercial exports and imports. Due to the uniqueness of this form of temporary import, some additional regulations are introduced below:
a) Customs dossier:
Apart from the prescribed customs dossier, the declarant shall submit 01 photocopy of the contract for repair or maintenance of the ship or airplane, which is signed with the foreign partner;
b) Customs procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import.
c) The period of temporary import shall be specified in the contract and registered with the Sub-department of Customs at the checkpoint.
d) Customs inspection and supervision:
d.1) When following the procedure for temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall compare the information on the declaration with the temporarily imported ship or airplane, supervise the declarant moving the ship or airplane from the wharf or the ramp to the repairing or maintenance location.
d.2) When following the procedure for re-export, the Sub-department of Customs at the checkpoint of temporary import shall compare the information on the temporary import declaration and the re-exported ship or airplane, supervise the declarant moving the ship or airplane from the repairing or maintenance location to the wharf or the ramp, until it is actually exported.
The customs procedure for temporarily importing components, parts and items to serve repair or operation of ships or airplanes under a contract for repair or maintenance signed with the foreign partner is similar to that for processing guided by the Ministry of Finance.
3. The customs procedure for temporarily importing or exporting goods to attend a fair, exhibition, product introduction is similar to that for commercial exports and imports Due to the uniqueness of this form of temporary import, some additional regulations are introduced below:
a) Customs dossier: apart from the required papers for commercial exports or imports, 01 photocopy of the confirmation of the fair or exhibition, which is certified by a competent authority is required (except for the temporary import for product introduction).
b) The customs procedure for goods temporarily imported or exported to attend a fair or exhibition shall be carried out at the Sub-department of Customs where the fair, exhibition, or product introduction takes place, or the Sub-department of Customs at the checkpoint.
c) Deadline for re-export or re-import
c.1) The goods temporarily imported to attend a fair or trade exhibition in Vietnam must be re-exported within 30 days from the end of the fair, trade exhibition, or product introduction that is registered with the customs authority.
c.2) The goods temporarily exported to attend a fair, trade exhibition or product presentation overseas shall be re-imported within 01 year from the date of temporary export. If goods are not re-imported after the aforesaid deadline, they are subject to tax and other financial obligations as prescribed by Vietnam’s law.
d) The sale and donation of goods at a fair, exhibition or product introduction shall comply with Article 136, Article 137 of the Law on Commerce, and other relevant laws.
4. Goods temporarily exported and temporarily exported to serve a convention, conference, scientific research, education, sport competition, artistic performance, medical examination and treatment:
a) Customs procedure shall comply with regulations on non-commercial exports and imports. If goods are re-imported or re-exported at another checkpoint than the initial one, the declarant shall submit a photocopy and present the original copy of the customs declaration for comparison.
b) The procedure for temporary import or export shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint.
c) The period of temporary import or export must be registered with the customs authority and must not exceed 90 days from the day on which the customs declaration of temporary import or export is registered, based on the certification of the organizer of the convention, conference, scientific research, education, sport competition, artistic performance, charitable medical examination and treatment.
5. Goods temporarily exported for repair overseas
a) If the warranty or repair is stipulated in the contract, Article 14 of the Government's Decree No. 12/2006/NĐ-CP dated January 23, 2006, and guidance of the Ministry of Industry and Trade shall apply.
b) If no contract is made, or the warranty or repair is stipulated in the contract, customs procedure is similar to the Circular for non-commercial exports and imports prescribed in Part III of this Circular.
c) The procedure for temporary export and re-import shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are temporarily exported. If goods are re-imported at another checkpoint, they may be moved to the checkpoint where the export procedure was carried out.
6. Goods temporarily imported and re-exported by a sub-contractor or an entity to serve petroleum activities under a lease contract, borrowing contract or service contract.
b) Customs procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs at the checkpoint where goods are temporarily imported. If goods are re-exported at another checkpoint, the procedure for moving to another checkpoint shall be followed.
b) Customs procedure shall comply with regulations on commercial exports and imports. The following papers are also required:
b.1) An application for permission for petroleum exploration and extraction: 01 original copy;
b.2) 01 photocopy of the petroleum service contract of goods supply contract;
c) Time limit for temporary import and re-export:
The time limit for temporary import and re-export shall be agreed by both party and registered with the customs. If the deadline for re-export must be extended to further serve petroleum activities, a written request for an extension shall be submitted to the Sub-department of Customs where the procedure for temporary import was carried out under an agreement between both parties.
d) Customs inspection and supervision:
d.1) When following the procedure for temporary import, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall compare the information on the declaration with the actual equipment used for petroleum extraction;
d.2) When following the procedure for re-export, the Sub-department of Customs at the checkpoint shall compare the information on the re-export declaration with the temporary import declaration and the re-exported goods;
7. Finalizing declarations of temporary import or export
a) The Sub-department of Customs where the Circular for temporary import or export is carried out shall monitor and finalize the declarations of temporarily imported or exported goods. If goods are re-exported another Sub-department of Customs than the initial one, after the re-export procedure is done, the Sub-department of Customs shall send a written notification to the initial Sub-department of Customs, enclosed with a photocopy of the customs declaration for finalization of the case. If goods are re-imported at another Sub-department of Customs than the initial one, after the re-import procedure is done, the declarant shall contact the initial Sub-department of Customs to finalize the case as prescribed.
b) The deadline for finalization is similar to the deadline for submitting application for tax refund or tax cancellation specified in Clause 2 Article 127 of this Circular.
c) An application of finalization consists of:
c.1) A written request for finalization of the declaration of temporary import or temporary export, specifying the declaration of temporary import and declaration of re-export, the quantity of temporarily imported goods and corresponding quantity of re-exported goods;
c.2) The declaration of temporary import and declaration of re-export, or the declaration of temporary export and declaration of re-import;
c.3) Relevant papers.
8. Procedure for selling goods to the domestic market.
When goods temporary imported are sold to the domestic market, the customs procedure shall follow guidance in Clause 4 Article 52 of this Circular.
If goods temporarily imported to attend a fair or exhibition are sold or donated at the fair of exhibition, within 30 days from the end of the fair or exhibition, the company shall make tax statement on the non-trading import declaration and submit it to the Sub-department of Customs where the declaration of temporary import is registered.
Article 54. Customs procedure for temporary import and temporary export of circulated goods containers
1. Circulated goods containers are:
a) Empty containers or containers without hooks;
b) Flexitanks.
2. Customs procedure
a) For containers of the courier:
a.1) When importing, the courier agent shall submit 01 manifest of transported goods, specifying the imported containers.
a.2) When exporting, the courier agent shall submit 01 manifest of temporarily imported or temporarily exported empty containers before they are loaded onto the vehicle (the form No. 44/BKCR/2013 in Appendix III to this Circular); the deliverer or courier agent shall submit 01 manifest of transported goods.
b) If the containers are not owned by the courier, the declarant (the owner of the goods are or will be stored in the containers hired from foreigners, or the owner of circulated containers, or a person authorized by the owner of circulated containers) shall make a commitment to use circulated containers for the purposes in the manifest (the form No. 44/BKCR/2013 in Appendix III to this Circular).
c) The Sub-department of Customs where the procedure for temporary import/export is carried out shall compare and verify the quantity of temporarily exported or temporarily imported containers, and carry out physical verification.
d) If the purpose of circulated containers is changed, customs procedure shall be carried out as follows:
d.1) The declarant shall send a written explanation for the reasons for changing the purpose of circulated containers to the Sub-department of Customs where the manifest of temporarily imported goods is registered and the procedure for temporary import is carried out.
d.2) The head of the Sub-department of Customs where the manifest is registered shall consider the explanation and accept the request if no sign trade fraud is found. In particular:
d.2.1) Receipt the manifest of temporarily imported goods that has been registered and undergone the procedure for temporary import;
d.2.2) Instruct the declarant to open the corresponding customs declaration, make tax statement, and collect tax (tax is calculated when the customs declaration is registered) in accordance with Clause 8 Article 11 of this Circular;
d.2.3) Impose penalties for missing the deadline and calculate late payment interest (if any);
d.2.4) After tax, late payment interest are collected and violations are penalized (if any), the manifest of temporarily imported goods shall be finalized.
3. The customs procedure for other circulated containers (shelves, barrels, jars, etc.) that are not containers or flexitanks is guided in Point a and Point c Clause 4 Article 53 of this Circular.
Article 55. Customs procedure for exported goods that are returned
1. The forms of re-importing exported goods that are returned (hereinafter referred to as re-import of returned goods) include:
a) Re-importing returned goods for repair, recycling (hereinafter referred to as recycling) and then re-export;
b) Re-importing returned goods for domestic sale (not applicable to processed goods of foreign traders);
c) Re-importing returned goods for destruction in Vietnam (not applicable to processed goods of foreign traders);
d) Re-importing returned goods for re-export to other foreign partners.
2. Re-import procedure shall be carried out at:
a) The Sub-department of Customs where the export procedure was carried out or the Sub-department of Customs at the checkpoint of re-import.
b) The Sub-department of Customs at the checkpoint of re-import or one of the Sub-departments of Customs where the export procedure was carried out shall caries the procedure for re-import if the returned goods belong to multiple exported shipments.
3. Recycled goods shall undergo re-export procedure at the Sub-department of Customs where the re-import procedure was carried out. If the Sub-department of Customs where the re-import and re-export procedures were carried out is outside the checkpoint, goods shall undergo the procedure applied to exported and imported goods that are moved to another checkpoint.
4. Procedure for re-importing returned goods
a) The customs dossier consists of:
a.1) An original copy of the written request for permission to re-import goods, specifying the declarations on which they are stated, whether tax refund or tax cancellation is granted, whether deductions for input VAT are registered with the tax authority (specifying the number of the decision on tax refund or tax cancellation), the reasons for re-import (for recycling, domestic sale, destruction, or re-export to a third country). The location, time, method of recycling, and loss after recycling must be specified if goods are imported for recycling;
a.2) The customs declaration of imported goods, the manifest of goods, and the bill of lading are similar to those of commercial imports;
a.3) The initial customs declaration of exported goods: 01 photocopy;
a.4) The written notification of returned goods made by the foreign party, or a written notification of the courier/courier agent of no recipient: 01 original copy or photocopy.
b) The customs shall carry out customs procedure similarly to commercial imports (except for the license to import or license for specialized management). Re-imported goods must undergo physical verification. The customs officer in charge of goods inspection shall compare imported goods with the export declaration to determine the consistency between the re-imported goods and the goods exported previously.
c) The customs authority shall decide not to collect tax on the re-imported goods that are mentioned in Clause 1 of this Article if the declarant submits a sufficient application for tax cancellation when following the re-import procedure as guided in Article 119 of this Circular, and the customs authority has ample evidence that the imported goods are the goods previously exported. Tax shall be collected in other cases.
d) If goods are re-imported for recycling, the company shall register the recycling period with the customs authority, but such period must not exceed 275 days from the date of re-import.
5. Procedure for re-exporting recycled goods
a) The customs dossier consists of:
a.1) The declaration of exported goods: 02 original copies;
a.2) The declaration of imported goods (for recycling): 01 photocopy;
b) The customs authority shall carry out the procedure similarly to commercial exports. If the shipment must undergo physical verification, the customs officer in charge of goods inspection shall compare re-exported goods with the declaration of temporarily imported goods to determine the consistency between the re-exported goods and the temporarily imported goods.
c) If recycled goods are not re-exported, the company shall send a written explanation to the Sub-department of Customs where the re-import procedure was carried out, and request the Sub-department of Customs to consider accepting the following solutions:
c.1) If recycled goods are processed goods
c.1.1) Customs procedure shall be carried out in the form of domestic export or import for domestic sale if the conditions for domestic export or import of processed goods are satisfied according to the Decree No. 12/2006/NĐ-CP; or
c.1.2) Destruction if the hirer requests the destruction in Vietnam and the Service of Natural Resources and Environment allows the destruction in Vietnam.
c.2) Recycled products that are not processed goods shall be sold to the domestic market as goods re-imported for domestic sale.
6. If re-imported goods are exported products made of imported raw materials; commercial goods are eligible for export tax refund, the customs that carry out the re-import procedure shall notify the customs in charge of export tax refund (if they are different) of the cases in Point b, Point c Clause 1 and Point c Clause 5 of this Article, or of the expiration of deadlines mentioned in Point d Clause 4 of this Article to settle tax in accordance with Point c Clause 7 Article 112 of this Circular.
Article 56. Customs procedure for imported goods that are returned to foreign sellers, exported to third countries, or exported to free trade zones
1. If import procedure has been completed
a) The Sub-department of Customs where import procedure was carried out shall carry out the export procedure. If goods are exported at another checkpoint, the procedure for moving goods to the checkpoint of export shall be carried out.
b) The customs dossier consists of:
b.1) The written explanation of the company for the export;
b.2) The declaration of exported goods: 02 original copies;
b.3) The declaration of previously exported goods: submit 01 photocopy and present the original;
b.4) The written acceptance to take back goods made by the foreign seller (if exported goods are returned to the seller): 01 original copy or photocopy;
b.5) The contract to sell goods to a third country or to export goods to a free trade zone (if goods are exported to a third country or a free trade zone).
b.6) A decision on compulsory re-export made by a competent authority (if any): 01 photocopy.
c) Customs procedure shall comply with regulations on commercial exports and imports. Exported goods must undergo physical verification. The customs officer in charge of goods inspection shall compare the exported goods with the samples taken when they were import (if any) and with the description on the import declaration; specify the quantity, quality, categories of exported goods, and consistency between the imported and exported goods.
d) The customs authority shall decide not to collect tax on goods that are returned or exported to a third country or a free trade zone that are mentioned in Clause 1 of this Article if the declarant submit a sufficient application for tax cancellation when following the procedure for returning goods, exporting goods to a third country or a free trade zones as guided in Article 117 of this Circular, and the customs authority has ample evidence that the exported goods are the goods previously exported.
2. If the goods that has not undergone import Circular inside the customs area are abandoned or refused and the deliverer or goods owner makes a written request for permission to re-exported them (specifying the reasons), the Director of the Sub-department of Customs shall supervise goods until they are exported from Vietnam at the checkpoint of import.
Article 57. Customs procedure for goods sold in duty-free shops
Guidance on customs management of goods sold in duty-free shops shall be provided by the Ministry of Finance.
Article 58. Customs procedure for mails, parcel, exported and imported goods sent by post, exported and import items and goods sent by express mail services
Customs procedure for mails, parcel, exported and imported goods sent by post, exported and import items and goods sent by express mail services shall comply with this Circular, the Circular No. 99/2010/TT-BTC dated July 09, 2010 of the Ministry of Finance on customs procedures for mails, parcel, exported and imported goods sent by post, the Circular No. 100/2010/TT-BTC dated July 09, 2010 of the Ministry of Finance for customs procedures for exported and imported goods sent by airmail, the Decision No. 93/2008/QĐ-BTC dated October 29, 2008 of the Ministry of Finance on customs procedures for goods and items exported, imported and transited by express mail.
Article 59. Customs procedure for goods moved in and out of bonded warehouses
1. Customs procedure for goods put in and out of bonded warehouses from other countries of free trade zones.
a) Goods sent to bonded warehouses
The goods mentioned in Article 25 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP may be sent to bonded warehouses.
b) The customs dossier submitted to the customs of the bonded warehouse consists of:
b.1) The declaration of goods moved in and out of bonded warehouse: 02 original copies;
b.2) The contract to lease the bonded warehouse: 01 photocopy (unless the goods owner also owns the bonded warehouse).
If a lease contract is used for multiple deliveries of goods to the bonded warehouse, is shall be submitted when registering the declaration of the first shipment of goods moved in and out of bonded warehouse. Appendices of the lease contract shall be submitted in the next times.
The storage period in the bonded warehouse begins when goods are put in the bonded warehouse.
b.3) The authorization to receive goods (if authorization is not mentioned in the lease contract): 01 original copy;
b.4) The bill of lading or equivalent transport documents or the declaration of exported goods that have undergone customs procedure if goods are taken to the free trade zone and sent to a bonded warehouse: 01 photocopy;
b.5) The manifest of goods (including vehicle identification numbers of cars and bikes - if any): 01 photocopy.
b.6) Other documents at the request of relevant Ministries and agencies.
c) Customs procedure
c.1) Register the declaration of goods stored in the bonded warehouse.
c.2) The customs of the bonded warehouse shall compare the container number and seal number if goods are stored in containers, the package number and symbol if goods are packaged with that on the documents. If they are consistent, the seal and packages are intact, goods shall be stored in the warehouse. If the goods owner is suspected of violating legislation on customs, a physical verification of goods shall be carried out.
c.3) The customs officer that supervises goods stored the bonded warehouse shall confirm that goods are stored the bonded warehouse on the declaration of goods moved in and out of bonded warehouse, and update information on the computer.
2. Customs procedure for goods put into the bonded warehouse from the domestic market
a) Goods sent to bonded warehouses:
a.1) The goods mentioned in Clause 3 Article 25 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Goods sent from the bonded warehouse to the domestic market for recycling, then put back into the bonded warehouse at the request of the foreign partner.
b) The customs dossier consists of:
b.1) The declaration of goods moved in and out of bonded warehouse: 02 original copies;
b.2) The contract to lease the bonded warehouse: 01 photocopy (unless the goods owner also owns the bonded warehouse).
If a lease contract is used for multiple deliveries to the bonded warehouse, is shall be submitted when registering the declaration of the first shipment of goods moved in and out of bonded warehouse. Appendices of the lease contract shall be submitted in the next times.
b.3) The authorization to send goods (if authorization is not mentioned in the lease contract): 01 original copy, a fax must bear the signature and seal of the bonded warehouse owner;
b.4) The corresponding declaration of exported goods enclosed with a manifest (if any): submit 01 photocopy and present the original copy (kept by the declarant);
b.5) A decision on compulsory re-export made by a competent authority (if goods must be re-exported): 01 photocopy.
c) Customs procedure:
c.1) Assess the validity of documents in the dossier; register the declaration and carry out the procedure for storing goods in the bonded warehouse similarly to goods sent to the bonded warehouse from abroad as prescribed in Point c Clause 1 of this Article.
c.2) Certify that “Goods are put into the bonded warehouse” on the declaration of exported goods according to Clause 4 Article 30 of this Circular.
3. Customs procedure for exporting goods from the bonded warehouse or sending goods in the bonded warehouse to a free trade zone:
a) The customs dossier consists of:
a.1) The declaration of goods moved in and out of bonded warehouse: 01 original copy;
a.2) The declaration exported goods (except for goods sent to the bonded warehouse): 1 original copy;
a.3) The authorization to export goods (if authorization is not mentioned in the lease contract): 01 original copy;
a.4) The goods release note: 01 original copy.
b) Customs procedure:
b.1) The customs of the bonded warehouse shall compare the dossier that is made when goods are released with the dossier that is made when goods are stored and the actual shipment. Delivery procedure shall be carried out if they are consistent.
b.2) Goods in the bonded warehouse may only be exported through international checkpoints, primary checkpoints, and the locations decided by the Prime Minister.
b.3) Goods of sent to the bonded warehouse in one time may be delivered once or many times. If goods are delivered and exported many times through various checkpoints at the same time, the photocopy of the declaration of goods moved in and out of the bonded warehouse, which bears the seal of the Sub-department of Customs at the bonded warehouse, may be used for the procedure for moving goods from the bonded warehouse to the checkpoint of export.
b.4) When the goods are released from the bonded warehouse, the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall certify that goods have arrived at the checkpoint of export in box 35 of the declaration based on the goods receipt note and the manifest of goods being delivered from the bonded warehouse to the checkpoint of export, which are certified by the customs at the checkpoint of export. If the bonded warehouse is located at the checkpoint of export, the customs at the bonded warehouse shall make the certification right after goods are loaded onto the vehicle.
4. Customs procedure for importing goods in bonded warehouses to the domestic market
a) Goods in the bonded warehouse shall be imported sent to the domestic market in the following cases:
a.1) The imported goods that are sold in the Vietnam's market mentioned in Point b Clause 2 Article 26 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Goods are sent to the domestic market for processing or recycling;
a.3) Machinery and equipment of foreign contractors that are sent to the domestic market for construction, or were hired by a company to execute a processing contract, re-exported and sent to the bonded warehouse, then re-sent to the domestic market to execute another processing contract;
a.4) Goods that have undergone export procedure, sent to the bonded warehouse, and then re-imported to the domestic market in the same manner.
b) The following goods must not be sent to bonded warehouses:
b.1) The goods mentioned in Point c Clause 2 Article 26 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
b.2) The goods that must undergo import procedure at the checkpoint;
b.3) The goods in the List of consumables and goods restricted from import of the Ministry of Industry and Trade.
c) Customs procedure:
c.1. The declarant shall carry out corresponding import procedure. Then the warehouse owner shall carry out release procedure.
c.2. If goods in the bonded warehouse are imported to the domestic market many times, the customs dossier of each import may use photocopies (of the bill of lading, manifest of goods, Certificate of Origin) that bear the seal of the customs. The original copies shall be kept by the customs at the bonded warehouse.
c.3) When the goods are released from the bonded warehouse, the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall certify that goods have arrived at the checkpoint of export in box 35 of the declaration based on the transfer record and customs declaration of imported goods.
d) The customs at the bonded warehouse shall supervise the removal of goods from the bonded warehouse, and certify it on the declaration of goods
5. Customs supervision of goods transported form the bonded warehouse to the checkpoint of export
a) Responsibilities of the owner of goods/bonded warehouse
a.1) Make a list of exported goods transported from the bonded warehouse to the checkpoint of export (the form No. 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 in Appendix III to this Circular): 03 copies;
a.2) Comply with the route and time certified by the customs authority on the transfer record. If the route or time is not complied with, the owner of goods/bonded warehouse shall notify the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse and the Sub-department of Customs at the checkpoint of export in writing before goods arrive at the checkpoint of export.
a.3) Protect the customs seal throughout the trip. When an accident or force majeure occurs that damage the seal or upset the status quo of goods, the deliverer/bonded warehouse owner shall take measures to minimize damage and notify the People’s Committee of commune, ward, or town, or the nearest Sub-department of Customs and request the to certify the conditions of goods in writing.
b) Responsibilities of Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse:
b.1) Make certification on 02 copies of the list of exported goods transported from the bonded warehouse to the checkpoint of export; seal the goods and make 03 copies of the transfer record (the form No. 46/BBBG-CCK/2013 in Appendix III to this Circular), specifying the information about the time, route, and other information for the customs at the checkpoint of export to check and verify; seal the customs dossier (composed of 02 transfer records, 02 copies of the list of exported goods transported from the bonded warehouse to the checkpoint of export, and a copy of the declaration of goods released from the bonded warehouse) and have it delivered to the checkpoint of export by;
b.2) Fax the transfer record to the Sub-department of Customs at the checkpoint of export before 5.00 PM for monitoring and management in cooperation.
b.3) Collect feedbacks from the Sub-department of Customs at the checkpoint of export. If no feedbacks are received after the deadline for goods transport (registered by the trader on the transfer record), or a notification that goods have not arrived at the checkpoint of export is received from the Sub-department of Customs at the checkpoint of export, the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall cooperate with the Sub-department of Customs at the checkpoint of export and request the Customs Control Team affiliated to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse in finding the shipment.
c) Responsibilities of Sub-department of Customs at the checkpoint of export:
c.1) Since information about the goods being moved to another checkpoint faxed by the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall monitor the information about the shipments being transported to the checkpoint of export according to the transfer records.
c.2) After the all goods are gathered at the checkpoint of export, the Sub-department of Customs shall check the custom seal, verify information, and request the head of the Sub-department of Customs to sign on the 02 transfer records.
c.3) Fax the transfer records to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse. If the released goods are suspected of legislation on customs, the head of the Sub-department of Customs at the checkpoint shall decide the physical verification and treat them as goods being moved to another checkpoint.
c.4) Keep 01 transfer record and send 01 transfer record that has been certified to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse.
c.5) The Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall supervise goods over the period from their receipt to their export, certify on the list of exported goods transported from the bonded warehouse to the checkpoint of export, request the head of the Sub-department of Customs to certify (append the signature, seal, and specify the date), and send it back to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse.
c.6) If the shipment does not arrive at the checkpoint of export when the deadline is passed, before 8.00 AM of the next working days, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall notify the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse to find the in cooperation.
6. Procedure for transporting goods from one bonded warehouse to another within Vietnam’s territory
a) The goods owner or a legal representative of the goods owner shall submit an application to the Customs Department of the province where goods are stored in the bonded warehouse.
b) Customs procedure for transporting goods from one bonded warehouse to another is the Circular for goods being moved to another checkpoint.
c) The contract to lease the bonded warehouse takes effect on the first day goods are stored in the bonded warehouse.
7. Customs management of goods that are transferred in the bonded warehouse
a) Goods in the bonded warehouse shall be transferred by the owner when an act of trading is performed according to Clause 8 Article 3 of the Law on Commerce.
b) After goods are transferred, the new owner or the owner of the bonded warehouse (if authorized) shall submit the following documents to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse:
b.1) The declaration of goods moved in and out of bonded warehouse: 02 original copies
b.2) Notification of transfer of goods in the bonded warehouse: 01 original copy
b.3) The sale contract between the buyer and the seller: 01 photocopy
b.4) The contract to lease the bonded warehouse of the buyer: 01 photocopy
The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall keep the aforesaid documents together with the dossier of the goods moved in for monitoring and finalization.
c) After the new declaration is made, the Sub-department of Customs in charge of the warehouse shall finalize the old declaration.
d) The period of storage in the bonded warehouse begins when goods are moved in the bonded warehouse under the lease contract between the bonded warehouse owner and the former owner.
8. Guidance on the procedure for liquidating unsold goods in the bonded warehouse shall be provided by the Ministry of Finance.
9. Customs management of goods in the bonded warehouse
a) If the bonded warehouse owner is authorized by the goods owner to provide services in the bonded warehouse, the bonded warehouse owner must be recognized as a customs service provider. The declarant must present the card of customs service agent when following the customs procedure.
b) The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall regularly inspect the operation of the bonded warehouse, request the bonded warehouse owner to provide the diagram of goods arrangement in the warehouse and to reasonably arrange the storage area and service area in the warehouse.
c) The Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse shall appoint officers to monitor and supervise the operation of the bonded warehouse. The transport of goods from the checkpoint of import to the bonded warehouse, from the bonded warehouse to the checkpoint of export, from one bonded warehouse to another are under customs supervision;
d) Goods taken to the checkpoint from the bonded warehouse to must be exported within 15 days from the release date. If the declarant makes a written request for permission for permission to export after 15 days and the Sub-department of Customs at the checkpoint of export certifies that the storage period has not expired, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall notify the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse of the conditions of goods. If goods are not exported after the storage period expires, the Sub-department of Customs at the checkpoint of export shall request the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse to handle the shipment in accordance with Clause 7 of this Article.
dd) Every 06 months, within 15 days from the end of the reported period, the bonded warehouse owner shall send a written report to the Director of the Customs Department where the bonded warehouse is situated on the goods in the warehouse and operation of the warehouse (the form No. 45/BC-KNQ/2013 in Appendix III to this Circular).
e) Finalizing declarations of goods put into the bonded warehouse:
Within 15 days from the date of import, the bonded warehouse owner shall submit a declaration of goods moved in and out of the bonded warehouse for the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse to certify that goods have arrived at the checkpoint of export and finalize the declaration. The certification and finalization of the declaration are based on the transfer record and the list of exported goods being transported form the bonded warehouse to the checkpoint of export, which is certified by the customs at the checkpoint of export.
g) Every year, the Customs Department shall inspect the operation of the bonded warehouse and the compliance with legislation on customs of the bonded warehouse owner, and send the report to the General Department of Customs. Surprise inspections at the bonded warehouse shall be carried out if signs of violations are found,
Article 60. Customs procedure for goods exported and imported across the border
The customs procedure for goods imported and exported across the border shall comply with the guidance of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Health, and the State bank on implementation of the Prime Minister’s Decisions on management of border trading.
Article 61. Customs supervision of exported and imported goods that are moved to another checkpoint
1. Rules for moving goods to another checkpoint
The procedure for changing shall be carried out concurrently with the customs procedure for exported, imported goods and in accordance with Article 16 and Article 18 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP. While carrying out customs procedure, the Sub-department of Customs where declaration is registered shall send goods based on the information about goods and locations.
2. Supervising goods being moved to another checkpoint
a) For exported goods:
a.1) The Sub-department of Customs outside the checkpoint area (hereinafter referred to as external Sub-department of Customs)shall make a transfer record (the form No. 46/BBBG-CCK/2013 in Appendix III to this Circular) and give it to the declarant together with the original copy of the customs declaration that has undergone the customs procedure for the declarant to send them to the customs at the checkpoint of export.
a.2) Within 01 hour from the receipt of the customs dossier and goods sent by the external Sub-department of Customs, the customs officer at the checkpoint of export shall finish receiving the dossier, goods, and sign on the transfer record.
b) For imported goods:
b.1) The Sub-department of Customs where the customs declaration is registered shall give the customs declaration to the declarant for submission at the checkpoint of import.
b.2) Within 04 hours from the receipt of the customs dossier, the customs officer at the checkpoint of import shall finish receiving the dossier, transfer the goods and customs declaration. If imported goods must undergo physical verification, 02 transfer records shall be given to the declarant for submission to the customs where the declaration is registered.
3. The Director of the Customs Department shall appoint a suitable Sub-department of Customs to carry out the procedure for moving goods to another checkpoint if no Sub-departments of Customs outside the checkpoint area are available or they are far from the checkpoint/port, which is not convenient for the company that has its goods moved to another checkpoint.
4. The customs declaration of office supplies (furniture, stationery, etc) or non-commercial goods imported to serve the operation of the company that are stored in the same container with raw materials imported for export production shall be registered at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area to follow the procedure for moving to another checkpoint.
5. If port of destination on the bill of lading of imported goods is an ICD:
a) The imported goods shall not be moved to customs posts or inspection posts outside the checkpoint area, except for the cases decided by the Prime Minister.
b) For imported goods of an export processing company, raw materials, supplies, machinery, equipment imported to serve the export production or execution of a processing contract, of which the port of destination is an ICD, the company may carry out procedure for moving goods from the ICD to the managing Sub-department of Customs, the Sub-department of Customs where the import declaration is register, or where the processing contract is reported in order to continue the customs procedure. If goods must undergo physical verification and the company request that the physical verification be carried out at the ICD, the Sub-department of Customs at the ICD shall carry out the physical verification at the request of the managing Sub-department of Customs, the Sub-department of Customs where the import declaration is registered, or where the processing contract is reported.
6. Moving goods in a bonded warehouse/CFS to another checkpoint
a) Goods that have undergone export procedure and sent to the bonded warehouse/CFS shall be moved to the checkpoint of export;
Goods imported from abroad and sent to the bonded warehouse shall be moved from the checkpoint of import to the bonded warehouse in accordance with Point e Clause 3 Article 18 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP, except for goods that must undergo customs procedure at the checkpoint of import as prescribed by law.
b) Goods being raw materials, supplies, machinery, and equipment serving production shall be moved from the bonded warehouse/CFS to a customs posts outside the checkpoint area.
c) Customs supervision:
c.1) If goods are moved from the customs post to a bonded warehouse/CFS and vice versa, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall handover the supervision to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse/CFS;
c.2) If goods are moved from a bonded warehouse/CFS to a customs post, the owner of the bonded warehouse/CFS shall make a manifest of goods being moved from the bonded warehouse to the checkpoint of export (the form No. 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 in Appendix III to this Circular) and send it to the Sub-department of Customs in charge of the bonded warehouse for certification and sealing.
c.3) Goods being moved from the bonded warehouse to the checkpoint of export shall be supervised in accordance with Clause 5 Article 59 of this Circular.
7. The customs supervision of imported goods from the checkpoint of import to the free trade zone, exported goods from the free trade zone to the checkpoint of export, goods being traded among free trade zones is similar to that of goods being moved to another checkpoint, but no customs seal is required.
8. The declaration of exported, imported goods shall be registered at the Sub-department of Customs outside the checkpoint area. If violations are discovered, a physical verification at the checkpoint shall be carried out.
9. Supervising exported and imported goods being moved to another checkpoint
The exported and imported goods being moved to another checkpoint shall be supervised by customs seal or other technical means decided by the Director of the General Department of Customs.
a) Where exported and imported goods being moved to another checkpoint must be sealed by the customs:
a.1) If exported and imported goods must undergo physical verification, they must be stored in containers or means of transport that can be sealed by the customs in accordance with Article 14 of the Decree No. 154/2005/NĐ-CP;
a.2) Small packages that are not stored in the containers or means of transport that can be sealed by the customs shall be sealed separately;
a.3) If small packages of multiple import declarations are transported to the same location outside the checkpoint area and the company makes a written request for permission to combine and transport them in the same container or vehicle, the Sub-department of Customs at the checkpoint of import shall makes an acceptance, seal the goods, and specify it in the transfer record.
a) If customs seal is exempt, exported and imported goods being moved to another checkpoint while following customs procedure are exempt from physical verification.
c) If customs seal is not possible:
c.1) Goods that are bulk cargo, customs procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs of the checkpoint. If customs procedure is carried out at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area, the physical verification of goods shall be carried out by the Sub-department of Customs of the checkpoint at the request of the Sub-department of Customs outside the checkpoint area.
c.2) For oversized goods and bulky goods that cannot be seal and cannot undergo physical verification at the checkpoint, customs procedure shall be carried out at a Sub-department of Customs outside the checkpoint area. The Sub-department of Customs at the checkpoint must specify the condition of goods, means of transport in the transfer record, take and send pictures of the goods and means of transport to the Sub-department of Customs outside the checkpoint area.
10. Customs procedure for goods that have for with export procedure has been complete but the checkpoint of export is changed:
a) If export procedure is completed but goods have not been transported to the checkpoint of export or CFS:
The company shall send the following documents to the Sub-department of Customs where the export declaration is registered:
a.1) A written request for the change of the checkpoint of export (the form No. 48/TĐ-CKX/2013 in Appendix III to this Circular): 02 original copies;
a.2) A notification on the change of the checkpoint of export made by the recipient, the courier, or the processing hirer: 01 photocopy.
a.3) A written permission for the change of the checkpoint of export made by the licensing authority if a license to export is required (the checkpoint of export is specified in the license) or a permission for exporting goods through another checkpoint of export made by the People’s Committee of the province (if goods are exported through another checkpoint of export under the management of the People’s Committee of the province): 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
b) If export procedure has been completed and goods are put into the customs area at the checkpoint written on the customs declaration, or exported goods are transported to a CFS under the management of a Sub-department of Customs outside the checkpoint area:
The company shall send the papers mentioned in Point a of this Clause to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered.
The General Department of Customs shall provide guidance on changing the checkpoint of export.
Article 62. Customs procedure for imported and exported vehicles
Customs procedure for exported and imported vehicles are similar than that for commercial exports and imports. Due to the uniqueness of this form, some additional regulations are introduced below:
1. The means of transport by sea, inland waterway, air and rail must complete the procedure for export before the procedure for leaving, and complete the procedure for entering before the procedure for import.
If the procedure for leaving has been complete and the vehicle owner signs a contact to sell it to a foreigner (the port of destination in the contract is overseas), the vehicle owner shall make a written request for procedure for export enclosed with papers proving that the procedure for leaving has been complete. The physical verification during the procedure for export may be exempted by the Director of the Customs Department where the procedure for leaving was carried out. Customs procedure shall be carried out at the Sub-department of Customs where the procedure for leaving was carried out.
2. Means of transport by road and other vehicles that are transported across the border by other vehicles shall follow the procedure for export and import, not the procedure for leaving and entering.
3. The conditions for exporting and importing each type of vehicle shall comply with relevant laws.
Chapter III
PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, RELOCATION, EXPANSION, NARROWING OF CUSTOMS POST OUTSIDE CHECKPOINT AREA (HEREAFTER REFERRED TO AS EXTERNAL CUSTOMS PROCEDURE POST) AND DOMESTIC IMPORTS AND EXPORTS CHECKING AREA, BONDED WAREHOUSE AND TAX-SUSPENSION WAREHOUSE
Article 63. Conditions for establishment
1. For customs procedure post of domestic port
a) Planned in domestic port system published by the Prime Minister;
b) Area must be 10 ha or more;
c) Ensuring working conditions for customs organs such as office, goods checkpoint, equipment installation area (electronic scales, scanners ...) and exhibit storage;
d) Warehouse and yard must be separated by fence from the surrounding area, equipped with the camera system, electronic scales and other equipment for quick clearance of goods. Goods brought in and out of warehouse and yard must be managed by the computer system and is connected to the monitoring system of the customs authorities.
2. For external customs procedure post:
a) In the planning of the Ministry of Finance of the system of external customs procedure posts;
b) In areas with industrial parks, export processing zones, duty free area, other special economic zones or area concentrating a lot of industrial factories with stable and regular import or export activities;
c) At location with convenient transportation, suitable for transporting goods by container;
d) Area must be 01 ha or more;
e) Other conditions as specified at Point c, Article, Clause 1 of this Article.
3. For concentrated checkpoint constructed by customs authorities or storage business enterprises.
a) Location: attached to the customs Sub-Department (if being a checkpoint of a customs Sub-Department) or in areas with regular import and export activity, convenient transportation, suitable for transporting goods by container; no more than 20 km far away from the customs Sub-Department (if the checkpoint is shared by many customs Sub-Departments);
b) Area: the checkpoint of a customs Sub-Department must have a minimum area of 5,000 m2; the checkpoint is shared by many customs Sub-Departments must have a minimum area of 10,000 m2;
c) Material facilities and equipment:
c.1) Ensuring working conditions for customs organs such as office, goods checkpoint, equipment installation area (electronic scales, scanners ...) and exhibit storage;
c.2) Warehouse and yard must be separated by fence from the surrounding area, equipped with the surveillance camera system;
c.3) Goods brought in and out of warehouse and yard must be managed by the computer system and is connected to the monitoring system of the customs authorities.
d) If the checkpoint is constructed by enterprises, they must register their transportation and warehouse business line.
4. For the checking and gathering checkpoint of imports and exports at border:
a) If located in the border-gate economic zone:
a.1 Enterprise must register their transportation and warehouse business line.
a.2) Area: At least 5,000m2
a.3) Ensuring working conditions for customs organs such as office, goods checkpoint, equipment installation area (electronic scales, scanners ...) and exhibit storage;
a.4) Warehouse and yard must be separated by fence from the surrounding area, equipped with the surveillance camera system;
a.5) Goods brought in and out of warehouse and yard must be managed by the computer system and is connected to the monitoring system of the customs authorities.
b) If not located in the border-gate economic zone:
Conditions for establishment are the same as the checking and gathering checkpoint located in the border-gate economic zone. In addition, the checking and gathering checkpoint located in the border-gate economic zone must meet the following conditions:
b.1) It must be attached to the border-gate area;
b.2) Being issued with Investment Certificate by provincial/municipal People’s Committee;
5. For the Container Freight Station (CFS):
a) Enterprises have registered their warehouse and yard, imports and exports transportation and forwarding business line
b) In the area with regular import and export activity, convenient transportation and suitable for goods transportation by container; no more than 20 km far away from customs Sub-Department
c) Ensuring working conditions for customs organs such as office, goods checkpoint, and customs equipment installation area and exhibit storage;
d) Warehouse and yard must have area of at least 1,000 m2 and be separated by fence from the surrounding area and equipped with the surveillance camera system
e) Goods brought in and out of warehouse and yard must be managed by the computer system and is connected to the monitoring system of the customs authorities.
6. For bonded warehouse
Conditions for establishing the bonded warehouse shall comply with the provisions in Clause 3, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP, in which the following conditions must be satisfied:
a) Location of bonded warehouse establishment;
The bonded warehouse must be built in the areas specified in Clause 2, Article 22 of Decree No. 154/2005/ND-CP.
b) Area
b.1) The bonded warehouse must have an area of at least 5,000 m2 (including warehouse and yard and ancillary buildings).
b.2) For specialized warehouse (such as warehouse for storing gold, silver, precious stones, specialized warehouse for storing goods which must be preserved in special mode). The bonded warehouse area may be smaller than 5,000 m2 and warehouse area possible may be less than 1.000m2.
b.3) For specialized bonded yard (such as yard of timber iron and steel,…) must have a minimum area of 10,000 m2. No warehouse area is required.
c) Separated by fence from the surrounding area.
c.1) For bonded warehouse located in the border gate area and port with fence separated from the surrounding area and within the control, inspection and monitoring area of customs authorities,
c.2) For bonded warehouse located outside the above area, there must be fence separated from the surrounding area to ensure the control, inspection and monitoring of customs authorities,
d) Management software and surveillance camera:
d.1) The owner of bonded warehouse must have bookkeeping system and computer installed with the management and monitoring software of goods imported, exported, stored and stocked as prescribed by the customs authorities and networked with customs managing the bonded warehouse;
d.2) The bonded warehouse must be installed with surveillance camera system of goods brought in and out and the system is capable of storing the surveillance camera images within 06 months to ensure the monitoring, supervision and data access in case of necessity by the customs authorities.
7. Tax-suspension warehouse
Enterprises requesting the establishment of tax-suspension warehouse must satisfy the conditions specified at Point a, b and c, Clause 2, Article 27 of Decree No. 154/2005/ND-CP. In addition, to ensure the customs monitoring and management requirement, in this Circular, the Point Article, Clause 2 of Article 27 of Decree No. 154/2005/ND-CP is guided as follows:
a) Enterprises must satisfy the provisions in Clause 1, Article 20 of this Circular.
b) Enterprises must have bookkeeping system and management and monitoring software of goods imported, exported, stored and stocked
c) The tax-suspension warehouse must be located in the enterprise’s production facility area and installed with the surveillance camera system of goods brought in and out and this system is capable of storing the surveillance camera images within 06 months to ensure the monitoring, supervision and data access in case of necessity by the customs authorities.
8. For goods checkpoint at the building field or building storage and production area.
a) The building field or storage must be the gather place of equipment, machinery and imported materials for construction of factory, building and implementation of investment project;
b) Enterprise’s plant and production factory is a gathering place of the exports and imports with their own requirements for preservation, packaging, hygiene, technology, safety for goods which cannot be actually checked at the border gate or concentrated checkpoint.
c) Enterprise shall prepare ground and means to serve the checking at the building field and production area and only put the goods into production, performance and installation after clearance confirmation from the customs authorities
Article 64. Establishment dossier
1. Dossier for establishment of customs procedure post of domestic port includes:
a) Written request for establishment: 01 original;
b) Written approval of Domestic Clearance Depot (ICD) of the Ministry of Transport (excluding the case where ICD has been announced in the planning): 01 original;
c) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
d) Economic and technical feasibility study of construction: 01 copy;
dd) Operation Regulation: 01 original
2. Dossier for establishment of external customs procedure post includes:
a) Written request for establishment: 01 original;
b) Written approval of People’s Committee of provinces or cities where the external customs procedure post is located: 01 original;
c) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
d) Economic and technical feasibility study of construction: 01 copy;
dd) Operation regulation: 01 original
3. Dossier for establishment of concentrated checkpoint:
a) In case the concentrated checkpoint is invested by the customs authorities:
a.1) Written request for establishment of provincial/municipal Customs Department: 01 original;
a.2) Diagram of transportation network and related economic and industrial parks in the area: 01 copy;
a.3) Economic and technical feasibility study of construction: submitting 01 copy;
a.4) Operation regulation: 01 original
a.5) Legal certificate of land use right;
b) In case the concentrated checkpoint is invested by the enterprise:
b.1) Enterprise’s written request for establishment: 01 original
b.2) Economic and technical feasibility study of construction: 01 copy;
b.3) Operation regulation: 01 original
b.4) Papers evidencing legal land use right: 01 copy;
b.5) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
4. Dossier for establishment of imports and exports checking post at the border
a) Enterprise’s written request for establishment: 01 original;
b) Economic and technical feasibility study of construction: submitting 01 copy;
c) Operation regulation: 01 original;
d) Papers evidencing legal land use right: 01 copy;
dd) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
e) For the imports and exports checking post at the border not located in border-gate economic zone, enterprises shall submit their investment certificate issued by the provincial/municipal People’s Committee: 01 copy;
5. Dossier for establishment of Container Freight Station (CFS):
a) Enterprise’s written request for establishment: 01 original
b) Economic and technical feasibility study of construction: 01 copy;
c) Operation regulation: 01 original;
d) Papers evidencing legal land use right: 01 copy;
dd) Business registration certificate with business line of forwarding and transportation of imports and exports and (or) warehouse and yard business: 01 copy;
6. Dossier for establishment of bonded warehouse
a) Application for establishment of bonded warehouse (form No. 49/TL-KNQ/2013, Annex III issued together with this Circular);
b) Business registration Certificate with function of warehouse and yard business: 01 copy;
c) Design diagram of warehouse and yard area clearly shows the boundary line separated from the outside, location of warehouse, internal transportation system, fire and explosion prevention and fighting system, security, warehouse office and customs workplace (upon customs’ requirement);
d) Legal documents on use right of warehouse and yard, technique, infrastructure, management software, surveillance camera,…together with design diagram of warehouse area, bonded yard located in the overall border gate area and industrial park
7. Dossier for establishment of tax-suspension warehouse
a) Application for establishment of tax-suspension warehouse (form No. 50/TL-KBT/2013, Annex III issued together with this Circular);
b) Business registration Certificate: 01 copy
c) Design diagram of warehouse and yard area clearly shows the boundary line separated from the outside, location of warehouse, internal transportation system, fire and explosion prevention and fighting system, security, warehouse office;
d) Legal documents on use right of warehouse and yard, technique, infrastructure, management software, surveillance camera,…
8. For goods checkpoint at the building field or building storage and production area: Enterprise shall send the written proposal for recognition to provincial/municipal Customs Department: 01 original
Article 65: Establishment order
1. For customs procedure post at domestic port and external customs procedure post (hereafter generally referred to as customs procedure post):
a. Enterprise shall send dossier for establishment to the Customs Department of cities and provinces where the customs procedure post is located;
b. Within 10 working days after receipt of valid dossier, the Customs Department shall
b.1) Verify dossier;
b.2) Make actual survey of warehouse and yard;
b.3) Assess the compliance with the conditions specified in Decree No. 154/2005/ND-CP and guidance in Clause 1 and 2, Article 63 of this Circular; propose opinions and reports attached to the dossier for submission to the General Department of Customs;
c. Within 30 working days after receipt of report together with dossier, the General Department of Customs shall complete the appraisal, report the result and submit the Minister of Finance the decision on establishment of customs procedure post as prescribed in Clause 2, Article 4 of Decree No. 154/2005/ND-CP. In the absence of conditions for establishment, the Ministry of Finance shall reply in writing to the enterprise.
2.For concentrated checkpoint, imports and exports gathering and checking area at border; the Container Freight Station (CFS); bonded warehouse (hereafter generally referred to as checkpoint);
a) Proposing the guidelines for establishment of checkpoint;
a.1) Enterprise wishing to establish the checkpoint should send a written proposal to the General Department of Customs (via provincial or municipal Customs Department) and determine estimated contents including: necessity for establishment, estimated location for establishment, area, conditions for material and technical facilities, infrastructure,…
a.2) Within 05 working days after receipt of enterprise’s written proposal, the provincial or municipal Customs Department shall verify dossier, operation conditions of checkpoints established in the area, assessment of necessity and conformity with management requirement. For bonded warehouse, if meeting the customs authority’s’ surveillance requirements, make proposal to the General Department of Customs;
a.3) Within 05 working days after receipt of proposal report from the provincial or municipal Customs Department, the General Department of Customs shall reply in writing and give specific guidance on contents to be done. In case of refusal, it shall reply in writing clearly stating the reason;
b) Making a decision on establishment of checkpoint
b.1) After having agreed with the guidelines of the General Department of Customs, the enterprise shall begin the construction of warehouse. If satisfying all conditions, it shall prepare dossier as prescribed in this Circular for submission to the General Department of Customs (via the Customs Department of cities or provinces where the checkpoint is located);
b.2) Within 10 working days after full receipt of enterprise’s dossier, the provincial or municipal Customs Department shall: verify dossier, make survey, actually check warehouse and yard, assess the compliance with conditions for checkpoint establishment, and submit report and proposal to the General Department of Customs.
b.3) Within 10 working days after receipt of provincial or municipal Customs Department together with the dossier for checkpoint establishment, the Director of General Department of Customs shall make a decision on checkpoint establishment or reply in writing if the enterprise has not satisfied all conditions as prescribed.
3. For the checkpoint as the building field or building storage, production area or tax suspension warehouse;
Enterprise shall submit together with dossier for establishment to provincial or municipal Customs Department. Within 05 working days after full receipt of enterprise’s dossier, the provincial or municipal Customs Department shall: verify dossier, make survey, actually check warehouse and yard and make a decision on establishment. In case of nonconformance, it shall reply in writing and stating the reasons.
Article 66. Termination and suspension of operation
1. Cases of termination of operation
a) The provincial or municipal Customs Department proposes in writing the termination of operation of customs procedure post at domestic port; external customs procedure post; concentrated checkpoint, checking and gathering checkpoint of imports and exports at border, Container Freight Station (CFS), bonded warehouse, tax-suspension warehouse if they do not satisfy the conditions for customs checking and surveillance and other conditions specified in Article 63 of this Circular.
b) Enterprise has submitted its written proposal for termination of operation;
c) Beyond a time limit of 06 months after the decision on establishment but the enterprise has not put it into operation without plausible reason;
d) Enterprise has committed administrative violation on customs for 03 times in a year and is imposed with the fine sanction at the level for each time of exceeding sanction competence of the Head of Customs Sub-Department;
dd) For bonded warehouse and tax-suspension warehouse previously established but without expansion of area by December 31, 2014 to meet the provisions specified in Clause 6 and 7, Article 64 of this Circular.
2. Competence in making termination decision
a) Director of provincial or municipal Customs Department:
a.1) Making a decision on termination of operation of checkpoint as building field or building storage, production area and tax-suspension warehouse;
a.2) Verifying, reporting and proposing the General Department of Customs to consider terminating the operation against the customs procedure post of domestic port, bonded warehouse, concentrated checkpoint, Container Freight Station (CFS), checking and gathering checkpoint of imports and exports at border.
b) Director of General Department of Customs:
b.1. Making a decision on termination of operation of bonded warehouse, concentrated checkpoint, Container Freight Station (CFS), checking and gathering checkpoint of imports and exports at border.
b.2. Verifying, reporting and proposing the Ministry of Finance to consider terminating the operation against the customs procedure post of domestic port.
c) Minister of Finance makes a decision on terminating operation of customs procedure post of domestic port.
3. Suspending the operation of checkpoints:
a) In case the checkpoint is no longer operational due to lack of goods, upon the enterprise’s written proposal, the Director of provincial or municipal Customs Department shall announce a suspension of operation of concentrated checkpoint, checking and gathering checkpoint of imports and exports at border, Container Freight Station (CFS), bonded warehouse; report and propose the General Department of Customs to announce a suspension of operation of the customs procedure post of domestic port.
b) The time for suspension of operation shall not exceed 06 months after the enterprise’s written proposal;
c) During the time for suspension of operation, the above checkpoints shall not be subject to surveillance of customs authority.
d) After the above time limit, if the enterprise submits its written proposal for permitting the continuation of operation, the Director of provincial or municipal Customs Department shall inspect the conditions for establishment and operation of checkpoints. If they satisfy all conditions, the Director shall issue a written approval for operation or report to the General Department of Customs to permit the operation for the customs procedure post of domestic port. In case of failing to satisfy the conditions or the enterprise submits no written proposal, the Director shall report to the competent authority to consider the termination of operation as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 67. Procedures for relocation, expansion or narrowing of checkpoint
1. The enterprise that wish to expand or narrow the area of checkpoint established by a decision of General Department of Customs or relocate from the location established by decision of General Department of Customs to a new location to satisfy the conditions as prescribed in Article 63 of this Circular should prepare dossier for submission to the provincial or municipal Customs Department. The dossier includes:
a) Application for relocation, expansion or narrowing;
b) Diagram of warehouse and yard of relocation, expansion or narrowing;
c) Legal documents of use right of warehouse and yard of relocation, expansion or narrowing;
2. The provincial or municipal Customs Department after fully receiving the enterprise’s valid dossier, shall:
a) Verify dossier’
b) Make actual survey of warehouse and yard;
c) Within 15 days after full receipt of valid dossier, Director of provincial or municipal Customs Department shall make a decision on expansion, narrowing or relocation in case of moving to a new place located in the same established area or reply in writing to the enterprise in case of ineligibility for relocation, expansion or narrowing.
d) In case of moving the established location to a new location outside the established area, the enterprise shall make a written proposal to the provincial or municipal Customs Department for consideration and report to the General Department of Customs for decision on relocation.
3. For checkpoints as prescribed in Clause 1 and 2, Article 63 of this Circular, they must be included in the planning of the Ministry of Transport or Ministry of Finance, the relocation of checkpoint must be approved in writing by the Ministry of Transport or Ministry of Finance.
Article 68. Conversion of ownership or renaming of owners
1. Procedures for conversion of ownership of checkpoint shall be done as follows:
a) The checkpoint owner submits written proposal for conversion of checkpoint owner;
b) The new owner performs the procedures for conversion of checkpoint owner. Dossier for conversion shall comply with the provisions in Article 64 of this Circular;
c) The provincial or municipal Customs Department shall receive dossier for conversion of owner, report and propose the General Department of Customs for decision. There is no need to make actual survey of warehouse and yard again if there is no change compared with the current condition of warehouse and yard. If the checkpoint is under the authority to establish of the Minister of Finance, the General Department of Customs shall report and propose the Minister of Finance for consideration and decision;
2. Procedures for renaming of
a) The owner shall submit a written proposal for renaming together with document evidencing the renaming of enterprise certified by the enterprise establishment licensing agency
b) Within 05 days after full receipt of valid dossier, the General Department of Customs shall issue a written recognition of renaming of owner under the Decision on checkpoint establishment. If the checkpoint is under the authority to establish of the Minister of Finance, the General Department of Customs shall report and propose the Minister of Finance for consideration and decision;
Part III
CUSTOMS PROCEDURES FOR IMPORTS AND EXPORTS FOR NON-COMMERCIAL PURPOSES
Article 69. Imports and exports for non-commercial purposes
Imports and exports for non-commercial purposes (hereinafter referred to as non-traded goods) include:
1. Gifts and donations sent from organizations and individuals abroad to Vietnamese organizations and individuals; sent from Vietnamese organizations and individuals to organizations and individuals abroad;
2. Goods of diplomatic missions, international organizations in Vietnam and those who work in these agencies or organizations;
3. Humanitarian aids;
4. Goods temporarily imported or temporarily exported of the individuals permitted for tax exemption by the State of Vietnam
5. Unpaid samples;
6. Professional tools and means of work temporarily exported or imported with a time limit of agencies, organizations and of persons passing through border gate;
7. Movable property of organizations or individuals;
8. Personal luggage of person entering through border gate sent with bill of lading, goods brought with these person exceeding the tax-exemption criteria;
9. Other non-traded goods;
Article 70. Customs declarant
Customs declarant for non-traded imports and exports is one of the following subjects:
1. Shippers;
2. Customs procedure agent if the shipper signs contract with the agent;
3. Person is authorized by the shipper in writing;
In case of authorization, the person authorized may sign or seal on the customs declaration on his/her behalf.
Article 71. Customs documents for the imports
1. Documents to be submitted include:
a) Non-traded import and export declaration: 02 originals;
b) Bill of Lading (except that goods carried exceed the tax-exemption criteria as specified in Point 8, Article 69 of this Circular): 01 copy;
c) Power of attorney as prescribed in Clause 3, Article 70 of this Circular: 01 original;
d) Declaration of humanitarian aid confirmation of the competent authority in case of importing humanitarian aid: 01 original;
dd) Decision or notice of police authority permitting individual as Vietnamese who have settled abroad to come back and settle in Vietnam; or Vietnamese Passport or valid substitute papers of Vietnamese Passport for permanent residence in Vietnam, with the certification seal of entry from entry and exit management authority at border gate: 01 certified copy with the original for comparison;
e) Documents of the competent authority permitting the transfer of organization’s property from abroad into Vietnam: 01 copy;
g) Goods exporting permit (in case of (in case of import of prohibited goods or conditional imports): 01 original;
h) Certificate of origin for the cases specified at Point e.5, Clause 2, Article 12 of this Circular: 01 original;
i) Notice or decision or agreement on donation of goods: 01 copy;
k) Other documents depending on each specific case as prescribed by law;
2. Documents to be introduced include:
a) Notice of receipt of goods of transportation organization (except that goods carried exceed the tax-exemption criteria specified in Clause 8, Article 69 of this Circular);
b) Book of tax-exemption criteria of diplomatic missions, international organizations or foreigners working at these organizations.
3. Documents for determining imported goods for non-traded purposes not subject to tax payment are customs documents specified in this Article;
Article 72. Customs documents for the exports
1 Documents to be submitted include:
a) Non-traded import and export declaration: 02 originals;
b) Power of attorney as prescribed in Clause 3, Article 70 of this Circular: 01 original;
c) Documents permitting the exporting of humanitarian aid and declaration of humanitarian aid confirmation of the competent authority in case of export of humanitarian aid: 01 original;
d) settlement abroad of the competent authority (in case of exporting of movable property of individual and family): 01 certified copy;
dd) Document of the competent authority permitting the organization’s property to abroad: 01 certified copy;
e) Export license (in case of exporting of prohibited goods or conditional exports): 01 original;
g) Other documents depending on each specific case as prescribed by law;
2. Documents for determining imported goods for non-traded purposes not subject to tax payment are customs documents specified in this Article;
Article 73. Customs procedures
1. Customs declarant makes declaration and submits customs documents. The customs authority receives, registers and verifies them in detail;
2. The form and extent of actual checking of non-traded exports and imports shall be decided by Customs Sub-Department leaders under the principles stipulated in the Customs Law and Decree No.154/2005/ND-CP.
For goods subject to regime of privileges and immunities shall comply with provisions in Article 38 of Decree No. 154/2005/ND-CP.
3. Taxes, fees and other amounts payable shall comply with current regulations of law.
4. Clearance of non-traded goods
The signing and sealing of "customs procedures done" on the customs declaration shall be implemented by customs authority’s at the final stage;
5. Tracking and liquidity for professional tools and means of work temporarily imported and exported with a time limit of agencies, organizations and of persons passing through border gate for non-traded purposes;
a) Upon the time of re-exporting, the customs declarant must perform the re-exporting procedures for professional tools and means of work and dossier liquidity at the Customs Sub-Department of temporary importing. In case of re-exporting at other Customs Sub-Departments different from the Customs Sub-Department of temporary importing, after performing the re-exporting procedures, the Customs Sub-Department of temporary exporting shall send a written notification to the Customs Sub-Department of temporary importing together with copy of customs declaration (customs backup copy) for dossier liquidity as prescribed.
b) Upon the time of re-importing, the customs declarant must perform the re-importing procedures for professional tools and means of work and dossier liquidity at the Customs Sub-Department of temporary exporting. In case of re-importing at other Customs Sub-Departments different from the Customs Sub-Department of temporary exporting, within 15 days after the completion of re-importing procedures, the customs declarant shall make direct contact with the Customs Sub-Department of temporary re-exporting for dossier liquidity as prescribed.
c) Beyond the time limit without re-exporting or re-importing, the customs declarant shall be handled in accordance with current regulations of law.
Part IV
CUSTOMS PROCEDURES FOR MEANS OF TRANSPORT UPON IMPORTING, EXPORTING, TRANSIT OR TURNAROUND
Section 1. For automobile imported, exported or transited through border gate for commercial purpose
Article 74. Customs procedures for foreign automobile upon imported (temporarily imported)
1. The customs declarant shall submit and/or present the following documents:
a) For foreign automobile imported under bilateral Agreement between Vietnam with bordering countries:
a.1) Permit issued by the competent authority: showing the original;
Permit issued by the competent authority: showing the original;
a.2) Vehicle registration certificate: showing the original;
a.3) Declaration of goods imported or in transit: showing the original;
a.4) Passenger list (for passenger automobile): submitting 01 original;
a.5) Import and export declaration (if any) of the vehicle operator and person working together on the means of transportation: showing the original;
a.6) Other documents prescribed in international Agreement on road transport between Vietnam and bordering countries: showing the original;
a.7) Declaration for temporary import and re-export means of road transportation (Form No. 51/PTVTDB/TN-TX/2013, Annex III issued together with this Circular): printed from the system by the customs authority;
b) For vehicles temporarily imported under the Agreement to facilitate transportation of people and goods across the border between the countries of Greater Mekong Subregion (GMS Agreement), the provisions of Circular No. 29/2009/TT-BGTVT dated November 17, 2009 by the Ministry of transportation. Records shall apply. Documents are as follows:
b.1) GMS Road Transport Permit: showing the original
b.2) Motored vehicle Temporary Admission Document: showing the original
b.3) Container Temporary Admision Document: showing the original;
b.4) Transit and Domestic Customs Clearance Document: showing the original;
c) For foreign automobile with the steering wheel on the right, it is required to show documents as prescribed in Decree No. 80/2009/ND-CP dated October 01, 2009 of the Government, namely:
c.1) Written approval of the Ministry of Transport: showing the original;
c.2) Certificate of technical safety inspection and environmental protection for the motored vehicle is issued by the nation of vehicle registration and is still valid: showing the original;
c.3) Vehicle registration certificate: showing the original;
c.4) Import-export declaration (if any) of the vehicle operator: showing the original;
c.5) Declaration for temporary import and re-export means of road transportation: printed by the customs authority from the system;
2. The customs authority shall receive, verify documents and perform customs procedures under the process issued by the General Department of Customs.
Article 75. Customs procedures for foreign automobile upon export (re-export)
1. The customs declarant shall submit and/or show the following documents:
a) For foreign automobiles imported under the bilateral Agreement between Vietnam and bordering countries:
a.1) Document of vehicle circulation extension (if any): submitting the original;
a.2) Permit issued by the competent authority: showing the original;
a.3) Other documents prescribed in the international agreement on road transportation between Vietnam and bordering countries: showing the original;
a.4) Passenger list ( if the line coach): submitting the original;
a.5) Declaration of goods exported or in transit (in case performing procedures for means of transportation and goods exported or in transit): showing the original;
a.6) Import and export declaration (if any) of the vehicle operator and person working together on the means of transportation: showing the original;
b) For vehicles re-exported under the Agreement to facilitate transportation of people and goods across the border between the countries of Greater Mekong Subregion (GMS Agreement), the provisions of Circular No. 29/2009 /TT-BGTVT dated November 17, 2009 by the Ministry of transportation. Records shall apply. Documents are as follows:
b.1) GMS Road Transport Permit: showing the original;
b.2) Motored vehicle Temporary Admission Document: showing the original;
b.3) Container Temporary Admision Document: showing the original;
b.4) Transit and Domestic Customs Clearance Document: showing the original;
c) For foreign automobile with the steering wheel on the right, it is required to show documents as prescribed in Decree No. 80/2009/ND-CP dated October 01, 2009 of the Government, namely:
c.1) Vehicle registration certificate;
c.2) Import and export declaration (if any) of the vehicle operator;
c.3) Declaration for temporary import and re-export means of road transportation;
2. The customs authority shall receive, verify documents and perform customs procedures under the process issued by the General Department of Customs.
Article 76. Customs procedures for Vietnamese automobile upon export (temporary export) and import (re-import)
The customs procedures for Vietnamese automobile upon export (temporary export) and import (re-import) shall comply with the provisions in Article 74 and 75 of this Circular. For the declaration of means of transportation, the Form No. 52/PTVTDB/TX-TN/2013, Annex III shall be used together with this Circular. If the automobile is issued with the cross-border permit, it shall be managed by the computer system without printing the declaration of means of transportation.
Section 2. FOR MEANS OF TRANSPORTATION SPECIFIED IN ARTICLE 46 OF DECREE No. 154/2005/ND-CP
Article 77. Management mechanism of rudimentary means of transport
1. Rudimentary means of transport is the vehicle moved by the human or animal pulling power (for example: trolley, pedicab, horse cart, ox-cart…).
2. When importing or exporting the rudimentary means of transport, the vehicle owner or controller shall not have to ask for permit and fill out the declaration of means of transportation.
Article 78. Customs procedures
For rudimentary means of transport upon imported or exported, the vehicle owner or controller must make declaration and submit the following documents to the customs authority:
1. Import and export declaration (if there are imports and exports);
2. Luggage declaration of the vehicle operator and passengers (if any);
Section 3. FOR MEANS OF TRANSPORTATION OF INDIVIDUALS, AGENCIES OR ORGANIZATION TEMPORARILY IMPORTED AND RE-EXPORTED FOR NON-TRADED PURPOSES SPECIFIED IN ARTICLE 47 OF DECREE No. 154/2005/ND-CP
Article 79. Customs procedures for automobile for non-traded purposes upon imported or exported
1. For foreign automobile upon imported (temporarily imported), the customs declarant shall submit and show the following documents:
a) For foreign automobile imported under the bilateral agreement between Vietnam and bordering countries:
a.1) Written permission of the competent authority (except for temporary import for circulation at border area): showing the original;
a.2) Vehicle registration certificate: showing the original;
a.3) Other documents prescribed in the international agreement on road transportation between Vietnam and bordering countries: showing the original;
a.4) Declaration for temporary import and re-export means of road transportation (Form No. 51/PTVTDB/TN-TX/2013, Annex III issued together with this Circular): printed from the system by the customs authority;
a.5) Import and export declaration (if any) of the vehicle operator and person working together on the means of transportation: showing the original;
b) For foreign automobile with the steering wheel on the right, it is required to show documents as prescribed in Decree No. 80/2009/ND-CP dated October 01, 2009 of the Government, namely:
b.1) Written approval of the Ministry of Transport;
b.2) Certificate of technical safety inspection and environmental protection for the motored vehicle;
b.3) Vehicle registration certificate;
b.4) Import -export declaration (if any) of the vehicle operator;
b.5) Declaration for temporary import and re-export means of road transportation (Form No. 51/PTVTDB/TN-TX/2013, Annex III issued together with this Circular).
2. For foreign automobile upon exported (re-exported), the customs declarant shall submit or show the following documents:
a) Declaration for temporary import and re-export means of road transportation with certification of temporary import of the customs Sub-Department at the border gate of temporary import: submitting the original;
b) Written permission of the competent authority: showing the original;
c) Written extension of temporary import (if any): submitting the original.
3. For Vietnamese automobile upon exported (temporarily exported), imported (re-imported), the customs documents are similar to the provisions in Clause 1 and 2 mentioned above. For the declaration of means of transportation, it shall be printed under the Form No. 52/PTVTDB/TX-TN/2013, Annex III issued together with this Circular. If the automobile is issued with the cross-border permit, it shall be managed by the computer system without printing the declaration of means of transportation.
4. The customs authority shall receive, verify documents and perform customs procedures under the process issued by the General Department of Customs.
Article 80. Customs procedures for boat, dinghy, canoe,…exported or imported
1. Customs procedures for (vessel, boat, barge, dinghy, canoe,…. subject to registration under regulations for waterway means of transportation, ... imported or exported.
a) The vehicle owner or controller must submit or show the following documents to the customs authority:
a.1) Written permission of the competent authority (except for temporary import for circulation at border area): showing the original;
a.2) Vehicle registration (if any): showing the original;
a.3) Import and export declaration (if there are imports or exports): showing the original;
a.4) Declaration of exit or entry (if any) of the vehicle operator and persons working on the vehicle: showing the original;
a.5) Declaration of waterway means of transport temporarily imported - re-exported (form No. 53/PTVTDS/TN-TX/2013 of Annex III issued together with this Circular) or declaration of waterway means of transport temporarily exported - re-imported (Form No. 54/PTVTDS/TX-TN/2013 of Annex III issued together with this Circular): submitting the original.
b) The customs authority shall receive, verify documents and perform customs procedures under the process issued by the General Department of Customs;
2. Customs procedures for motorcycles for non-traded purposes upon exported and imported.
a) For foreign motorcycles upon imported (temporarily imported), the customs declarants shall submit or show the following documents:
a.1) Written permission of the competent authority (except for temporary import for circulation at border area): showing the copy;
a.2) Vehicle registration certificate: showing the original;
a.3) Declaration for temporary import and re-export means of road transportation (Form No. 51/PTVTDB/TN-TX/2013, Annex III issued together with this Circular): printed from the system by the customs authority;
b) For foreign motorcycles upon exported (temporarily imported), the customs declarants shall submit or show the following documents:
b.1) Declaration for temporary import and re-export means of road transportation with certification of temporary import of the customs Sub-Department at the border gate of temporary import: submitting the original;
b.2) Written extension of temporary import (if any): submitting 01 copy and showing the original.
c) For Vietnamese motorcycles upon exported (temporarily exported) and imported (re-imported), the customs documents are similar to the provisions at Point a and b, of this Clause 2. For the declaration of means of transportation printed under the Form No. 52/PTVTDB/TX-TN/2013, Annex III issued together with this Circular.
d) The customs authority shall receive, verify documents and perform customs procedures under the process issued by the General Department of Customs.
Article 81. Separate regulations for means of transportation of individuals and organizations in the border area regularly crossing the border
1. These means include:
a) Foreign trucks entering Vietnam border area during the day (01 day) for delivering imports or receiving exports;
b) Vietnamese trucks crossing border area during the day (01 day) for delivering exports or receiving imports and then returning to Vietnam;
c) Means of transportation of individuals, agencies or organizations in the border area regularly crossing the border for daily living requirements;
2. For cases specified at Point a and b, Clause 1 of this Article, if there is plausible reason to extend the time to stay in the border gate area, the vehicle operator or goods owner shall submit a written request, the customs Sub-Department leaders shall consider the extension. The extended time shall not exceed 02 days.
3. These kinds of vehicle are only temporarily imported – re-exported, temporarily exported- re-imported via the same border gate.
4. These kinds of vehicle do not need permit and declare in declaration of means of transportation. The customs authority at the border gate shall manage and monitor by books or computer system.
Section 4. FOR VIETNAMESE OR FOREIGN VESSELS UPON LEAVING, ENTERING, TRANSIT OR TURNAROUND
Article 82. Customs declarant
The captain or the legal representative of the carrier (hereinafter collectively referred to as captain) shall make declaration and perform customs procedures for vessels upon leaving, entering, transit or turnaround;
Article 83. Customs procedure post
The customs procedures for Vietnamese and foreign vessels upon leaving, entering, transit or turnaround shall be performed at the head office or representative office of Port Authority, except for cases specified at Point b, Clause 2, Article 54 of Decree No. 21/2012/ND-CP dated March 21, 2012 of the Government on sea port and maritime channel management.
Article 84. Time limit for customs procedures
The customs declarants must make customs declaration and documents within the following time limit:
1. No later than two hours for ships entering and since the ship is safely anchored at location designated by the director of Port Authority;
2. No later than two hours before leaving port for ship exiting. For passenger ships and liners, the latest time is right before the time the ship prepares to leave port;
3. In case of plausible reason, the above time limit may be changed, but the captain must notify in writing to port customs Sub-Department at least 30 minutes in advance.
Article 85. Customs declaration
The customs declarant shall perform the customs declaration contents as prescribed in Article 86 of this Circular and pay attention to the following contents:
1. Cargo declaration must be filled in completely, specifically and clearly on description of goods; it is required not to generally record like: groceries, office equipment goods, electronic goods, electrical appliances, children toys…. Any item described generally must be filled in and submitted with attached list (list attached) of that item.
2. For the seaman's luggage:
a) Filling in the crew’s luggage in the crew’s luggage declaration;
b) For seaman's luggage, each seaman shall fill in the non-traded imports and exports declaration;
3. For excess luggage, goods of passengers entering or exiting shall comply with the provisions in Decree No. 66/2002/ND-CP dated July 01, 2003 of the Government stipulating the luggage quantity of person entering or exiting and donations and gifts imported and exempted from tax.
Article 86. Customs documents
1. For ships entering, the captain shall submit dossiers to the port customs Sub-Department including:
a) General declaration: 01 original;
b) Goods declaration: 01 original;
c) Dangerous goods declaration (if any): 01 original;
d) Reserve declaration of ship: 01 original;
dd) Crew list: 01 original;
e) Passenger list (if any): 01 copy;
g) Crew’s luggage and goods declaration: 01 original;
h) Declaration of goods upon turnaround, transit or transshipment (if any): 01 original.
2. For foreign ship exiting, if there is no change in contents compared with the declared contents upon ship’s entry, the captain shall not have to submit documents specified in Clause 1 of this Article, except for general declaration, goods declaration and passenger list (if transporting passengers); if there is a change in contents compared with the declared contents upon the ship’s entry, the captain shall submit documents specified in Clause 1 of this Article, excluding the declaration of goods upon turnaround, transit or transshipment. In addition, the following documents shall be submitted:
a) Invoice of goods supplied for ship;
b) Invoices for duty free goods (by order).
3. For Vietnamese ships exiting, the captain shall submit dossiers to the port customs Sub-Department including:
a) General declaration: 01 original;
b) Manifest: 01 original;
c) Reserve declaration of ship: 01 original;
d) Crew list: 01 original;
dd) Crew’s luggage and goods declaration: 01 original;
e) Passenger list (if any): 01 copy
4. For ship in transit:
a) When performing the entry procedures, the captain shall submit dossiers to the port customs Sub-Department as prescribed in Clause 1 of this Article.
The customs Sub-Department of the port where ships enter shall seal the dossiers (including 01 goods declaration and 01 ship record transfer slip) and hand it over to the captain for transfer to the Custom Sub-Department of the port where ships exit.
b) When performing the exiting procedures, the captain shall submit a general declaration (01 original) and dossier sent by the Customs Sub-Department where the ship enters to the Customs Sub-Department where the ship exits.
5. For turnaround ship
a) At departure port
a.1) The captain shall submit the general declaration, declaration of turnaround imports, declaration of loaded exports, declaration of goods in transit and transshipment (if any): 01 copy of each kind.
a.2) The port Customs Sub-Department shall seal the turnaround dossier and hand it over to the captain for submission to the Customs Sub-Department of port where the ship arrives.
b) A the port where the ship arrives, the captain shall submit the general declaration (01 original) and turnaround dossier with customs seal transferred by the Customs Sub-Department of departure port.
Section 5. CUSTOMS PROCEDURES FOR AIRCRAFT UPON EXIT, ENTRY, TRANSIT AND TURNAROUND
Article 87. Responsibility of aviation authority, aviation transport organization and aircraft operator
1. Within twenty four hours (at least one hour for non-routine flight) before the aircraft enters and before the aviation authority completes the aviation procedures for exiting and exports. The aviation authority shall provide the customs authority with the following information:
a) Flight number;
b) Aircraft nationality;
c) Type of aircraft
d) Flight itinerary;
dd) Arrival and departure time of aircraft;
e) Location of aircraft parking;
g) Entrance for passengers;
h) Loading and unloading time of aircraft.
The aviation authority shall inform one hour in advance (upon the entry or exit of aircraft).
2. Within 02 hours (for long route of over 06 hour flight) and 01 hour (for short route from 06 hour flight or less) before the aircraft enters and before the aviation authority completes the aviation procedures for exiting passengers and exports. The aviation organization shall provide the customs authority with the following information:
a) Goods for import, export, in transit or for turnaround;
b) Checked luggage;
c) Passenger list;
d) List of crew and members working on board.
3. Right after the aviation authority completes the aviation procedures for exported goods, luggage and exiting passenger and right after the aircraft enters and parks at designated location, the aircraft operator or legal representative shall submit customs dossier to the customs authority. The dossier includes:
a) General declaration of aircraft;
b) Manifest of goods: 02 originals;
c) Manifest of checked luggage: 02 originals;
d) Passenger list: 01 original;
dd) List of crew and members working on board.
Article 88. Responsibility of customs authority
The customs authority shall receive and process information and data specified in Clause 1 and 2, Article 87 of this Circular from the aviation authority and provided by the aviation transport organization; receive customs dossier specified in Clause 3, Article 87 of this Circular from the aircraft operator or legal representative for customs procedures for aircraft as prescribed by law.
Article 89. Customs procedures for aircraft of international entry and exit combined with domestic transportation, domestic transportation aircraft combine with transportation of exports and imports
1. Customs procedures for aircraft of international entry and exit combined with domestic transportation shall be performed as for turnaround aircraft. If there are exports and imports of any type, the customs procedures shall be performed for that type.
2. If the domestic transportation aircraft combined with transportation of imports and exports, the carrier must arrange the imports, exports, and luggage in the cargo compartment to ensure the customs seal.
SECTION 6. CUSTOMS PROCEDURES FOR INTERNATIONAL CROSS-BORDER TRAIN ENTERING OR EXITING BY RAILWAY
Article 90. Customs procedures for entering train
1. At cross-border station
a) Right after the train arrives at cross-border station, the trainmaster or representative (hereafter generally referred to as trainmaster) shall submit the following documents to the customs Sub-Department of cross-border station:
a.1) Goods transfer certificate (for cargo train): 01 original;
a.2) Bill of lading: 01 photocopy of sheet 2
a.3) Wagon transfer certificate: 01 original;
a.4) Manifest of goods unloaded at each domestic cross-border station: submitting 02 originals (under the Form No. 55/BLK-DS/2013 Annex III issued together with this Circular);
a.5) Passenger list and passenger’s unaccompanied luggage card (for cross-border train and passengers performing the procedures at the cross-border station): 01 original;
a.6) List and luggage declaration of the crew and persons working on board (for cross-border train and passenger performing customs procedures at cross-border station): 01 original.
b) The customs Sub-Department of cross-border station border gate shall:
b.1) Receive and verify documents submitted by the trainmaster;
b.2) Make actual comparison and examination of locomotive, number of each wagon containing the goods and checked luggage;
b.3) Check the seal of transport organization for each wagon containing the goods and checked luggage;
b.4) Affix customs seal on each wagon containing goods or each batch of goods to be unloaded at the domestic cross-border station. If the goods cannot be sealed such as oversized goods, bulk cargo,…. the trainmaster shall ensure their integrity.
b.5) Monitor during the train stopping at the station: goods and checked luggage unloading to warehouse and yard for import procedures at the station;
b.6) Make record upon handing over the turnaround imports to the customs Sub-Department of domestic cross border station border gate: 02 originals;
b.7) Affix professional seal on documents submitted by the trainmaster; seal customs dossier including: manifest of goods unloaded at each domestic cross-border station: 01 original; unloading bill of lading at domestic cross-border station: 01 photocopy of sheet 2; record of handover: 01 copy
2. At the domestic cross-border station
a) Right after the train arrives at domestic cross-border station, the trainmaster or legal representative shall submit the following to the Customs Sub-Department of cross border station border gate:
a.1) Documents sealed by Customs Sub-Department of cross border station border gate;
a.2) Passenger list and passenger’s unaccompanied luggage card (for cross-border train and passengers performing the procedures at the domestic cross-border station): 01 original;
a.3) List and luggage declaration of the crew and persons working on board (for cross-border train and passenger performing customs procedures at domestic cross-border station): 01 original.
b) The customs Sub-Department of cross-border station border gate shall:
b.1) Receive and verify documents submitted by the trainmaster;
b.2) Make actual comparison and examination of locomotive, number of each wagon containing the goods and checked luggage;
b.3) Check the seal of transport organization, the seal of Customs of cross-border station of border gate (if any) for each wagon containing goods and checked luggage;
b.4) Monitor during the train stopping at the station;
b.5) Affix professional seal and return these documents sent by the customs Sub-Department of cross-border.
Article 91. Customs procedures for exiting train
1. At domestic cross-border station:
a) Before the train leaves domestic cross-border station, the trainmaster or legal representative shall submit the following documents to the customs Sub-Department of cross-border border gate:
a.1) Written confirmation of train order (for train with customs procedures at domestic cross-border): 01 original;
a.2) Bill of lading: 01 photocopy of sheet 2 (for train with wagons containing exports);
a.3) List and luggage declaration of the crew and persons working on board (for cross-border train and passenger performing customs procedures at domestic cross-border station): 01 original.
a.4) Passenger list and passenger’s unaccompanied luggage card (for cross-border train and passengers performing the procedures at domestic cross-border station): 01 original;
b) The customs Sub-Department of domestic cross-border station shall:
b.1) Receive and verify documents submitted by the trainmaster or legal representative;
b.2) Affix customs seal on each wagon containing goods or each batch of goods to be unloaded at the domestic cross-border station. If the goods cannot be sealed such as oversized goods, bulk cargo… the trainmaster shall ensure their integrity.
b.3) Make record upon handing over the turnaround imports to the customs Sub-Department of domestic cross border station border gate: 02 originals;
b.4) Affix professional seal on documents submitted by the trainmaster;
b.5) Seal customs dossier including: record of handover: 01 copy, manifest of exports: 01 copy, bill of lading: 01 photocopy of sheet 2, hand them over to the trainmaster or legal representative for submission to the customs Sub-Department of cross-border station border gate.
2. At cross-border station:
a) When the train arrives at the cross-border station, the trainmaster or legal representative shall submit the following documents to the customs Sub-Department of cross-border station border gate:
a.1) Documents sealed by the customs Sub-Department of cross-border station border gate;
a.2) Written confirmation of train order: 01 original with stamp of cross-border station (for goods transporting train)
a.3) Wagon transfer certificate and goods transfer certificate (for goods transporting train)
a.4) Passenger list and passenger’s unaccompanied luggage card (for cross-border train and passengers performing the procedures at domestic cross-border station): 01 original;
a.5) List and luggage declaration of the crew and persons working on board (for cross-border train and passenger performing customs procedures at cross-border station): 01 original.
b) Responsibility of customs Sub-Department of cross-border station border gate:
b.1) Receive and verify documents submitted by the trainmaster or legal representative;
b.2) Make actual comparison and examination of locomotive, number of each wagon containing the goods and checked luggage;
b.3) Monitor the arrangement of goods and luggage with customs procedures performed on each wagon;
b.4) Affix customs seal on each wagon containing goods or each batch of goods to be unloaded at the domestic cross-border station. If the goods cannot be sealed such as oversized goods, bulk cargo…. the trainmaster shall ensure their integrity until the train exits
b.5) Organize the monitoring during the train stopping at the station;
b.6) Affix professional seal on documents submitted by the trainmaster or legal representative
b.7) Affix seal and return these documents sent by the customs Sub-Department of cross-border station border gate.
Part V
EXPORT TAX, IMPORT TAXES AND OTHER REGULATIONS FOR TAX MANAGEMENT FOR EXPORTS AND IMPORTS
Section 1. GROUNDS FOR TAX CALCULATION, METHOD OF CALCULATION OF IMPORT AND EXPORT TAX
Article 92. Grounds for tax calculation for goods applying tax rate as percentage
1. For goods applying tax rate as percentage, the grounds for tax calculation is determined as follows:
a) The number of units of each item actually exported or imported is stated in the customs declaration.
b) The taxable value shall comply with the provisions of the Customs Law, the Law on Tax Administration, the Law on Export and Import Tax, Decree No. 40/2007/ND-CP dated March 16, 2007 of the Government stipulating the determination of customs value of imported or exported goods; Circular of the Ministry of Finance guiding Decree No. 40/2007/ND-CP.
c) Tax rate
c.1) Tax rate of export tax for exported goods is specified for a number of items in the export tariff issued by the Ministry of Finance.
c.2) Tax rate of import tax for imported goods is specified for each item, including preferential tax rate, special preferential tax rate and general tax rate;
c.2.1) Preferential tax rate applied for imported goods with their origin from the country, group of countries or territories having most favored nation (MFN) in commercial relationship with Vietnam. List of country, group of countries or territories having MFN with Vietnam are announced by the Ministry of Industry and Trade.
The preferential tax rate is specified for each item in the preferential import tariff issued by the Minister of Finance.
The tax payers shall declare and take responsibility themselves before law for the origin of goods as the grounds for determining the tax rate of preferential import tax.
c.2.2) Preferential tax rate is specified for each item in Circulars stipulating the special preferential tax rate by the Minister of Finance and Circular No. 45/2007/TT-BTC dated May 07, 2007 of the Ministry of Finance guiding the implementation of tax rate of special preferential import tax.
c.2.3) General tax rate applied for the imports with their origin from the country, group of countries or territories having no MFN or no implementation of special incentives of import tax with Vietnam. The general tax rate is uniformly applied by 150% of preferential tax rate of each corresponding item specified in the preferential import tariff
General tax rate = Preferential tax rate x 150%
The classification of goods to determine tax rates specified at Point C of this Clause must comply with the rules of classification of goods specified in Decree No. 06/2003/ND-CP dated January 22, 2003 of the Government stipulating the classification of exports and imports and Circular No. 49/2010/TT-BTC dated April 12, 2010 of the Ministry of Finance guiding the classification and application of tax rate for the imports and exports and relevant documents. In case of importing machinery and equipment specified under Chapter 84, 85 and 90 of preferential import tariff as combinations and lines meeting the note 3, 4, 5, Part XVI of List of Vietnamese imports and exports, in addition to the above regulations, it is required to perform declaration procedures under guidance in Article 97 of this Circular.
d) In addition to the tax under the guidance at Point c.2.1, c.2.2 or c.2.3 of this clause, if the goods are imported into Vietnam excessively with the subsidy, underselling or discrimination against the Vietnamese exports, they shall be subject to of Vietnam are subject to anti-subsidy tax, anti-underselling tax, anti-discrimination tax and self-defense tax.
2. Method of tax calculation for goods applying tax rate as percentage is determined as follows:
a) The determination of import and export tax payable for goods with application of tax rate as percentage is based on the number of unit of each item actually exported or imported stated in the customs declaration, taxable value, tax rate of each item is calculated under the following formula:
Amount of export tax, import tax payable |
= |
Number of unit of each item actually exported or imported is stated in the customs declaration |
x |
Taxable value per unit of goods |
x |
Tax rate of each item |
If the goods are crude oil, natural gas, the determination of export tax payable shall comply with the guidance in Circular No. 02 32/2009/TT-BTC dated February 19, 2009 of the Ministry of Finance guiding implementation of tax regulations for organizations and individuals that conduct the survey, exploration and extraction of oil and gas under the provisions of the Petroleum Law.
b) If the amount of exports and imports has actual difference compared with commercial invoice due to the nature of the goods, in accordance with the delivery and payment conditions in the contract of sale of goods, the amount of export and import tax payable shall be determined on the basis of the value actually paid for the exported and imported goods and tax rate of each item.
Ex: An enterprise imports tobacco under contract with a quantity of 1,000 tons, unit price 100 USD/ton, water content ± 2%. Commercial invoice recorded as = 1,000 tons x USD 100, the payment value is USD 100,000. When the tobacco is imported, the customs authority shall check the balance with the volume of 1,020 tons or 980 tons, the tax value is USD 100,000;
Article 93. Grounds and method of tax calculation for goods with application of absolute tax or mixed tax
1. Grounds for tax calculation for goods with application of absolute tax or mixed tax:
a) Grounds for tax calculation for goods with application of absolute tax:
a.1) The number of units of each item actually exported and imported is recoded in the customs declaration with the application of absolute tax;
a.2) The absolute tax rate specified on a unit of goods;
a.3) Exchange rate for tax calculation
b) Grounds for tax calculation for goods with the application of mixed tax are:
b.1) The number of unit of each item actually imported and exported is recorded in the customs declaration with the application of mixed tax;
b.2) The tax rate as percentage and taxable value of goods with the application of mixed tax specified at Point b, c, Clause 1, Article 92 of this Circular;
b.3) The absolute tax rate of goods with the application of mixed tax is specified at Point a, Clause 1 of this Article;
b.4) Exchange rate for tax calculation
2. Method of tax calculation for goods with the application of mixed tax and absolute tax:
a) The determination of import and export tax payable according to the absolute tax rate is done by the following formula:
Import and export tax payable according to the absolute tax rate |
= |
The number of unit of each item actually imported and exported is recorded in customs declaration with the application of absolute tax |
x |
The absolute tax rate is specified for a unit of goods item |
x |
Exchange rate for tax calculation |
b) The determination of import and export tax payable for goods with the application of mixed tax is done by the following formula:
Import and export tax payable for goods with the application of mixed tax |
= |
Tax calculated by the provisions in Clause 2, Article 92 of this Circular |
+ |
Absolute tax payable calculated by the provisions at Point a, Clause 2 of this Article |
Article 94. Grounds and method of tax calculation for goods with the application of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax
1. Organizations or individuals importing goods subject to self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax under the Decision of Minister of Industry and Trade are persons paying self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax.
2. Grounds for tax calculation:
a) The number of unit of each item actually imported is recorded in the customs declaration with the application of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax;
b) Value of import tax calculation of each item imported with the application of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax;
c) The tax rate of each item as specified at Point d, Clause 1, Article 92 of this Circular.
3. Method of tax calculation:
Amount of defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax payable |
= |
The number of unit of each item actually imported is recorded in the customs declaration with the application of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax |
x |
Price for import tax calculation |
x |
Tax rate of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax |
|
||||
Total amount of import tax payable for goods with the application of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax |
= |
Amount of tax payable calculated by the provisions in Clause 2, Article 92 or Clause 2, Article 93 of this Circular |
+ |
Amount of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax payable |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Article 95. Time for tax calculation, time limit for tax payment; collection, payment and refund procedures for goods with the application of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax
1. Time for tax calculation, time limit for tax payment:
a) Time for tax calculation complies with the provisions in Article 98 of this Circular;
b) Time limit for tax payment complies with the provisions in Clause 7, Article 20 of this Circular;
2. Collection, payment and refund procedures:
a) Collection and payment procedures:
a.1) If the import tax is the type of special collection, the self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax shall be paid to a corresponding budget collection account.
a.2) In case the raw materials and supplies imported for export production; the temporary imported and re-exported goods, the import tax shall be paid to the account of the customs authority, the self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax shall be paid to the deposit account of the customs authority as import tax.
b) Refund procedures:
After receiving the Decision on application of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax or Decision on non-application of self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax of the Minister of Industry and Trade (official Decision), the customs authority shall refund the overpaid tax to the payer as prescribed in Article 26 of this Circular.
Article 96. Application of grounds for tax calculation for a number of special cases
1. For goods with change of purpose of use compared with the specified purpose subject to not subject to tax, tax exemption, tax exemption consideration or with application of preferential or special preferential tax rate and tax rate under tariff quantity, the grounds for tax calculation is the value of tax calculation, tax rate and exchange rate at the time of registration of new declaration (the time of change of purpose of use). Particularly:
a) The value of import tax shall comply with the provisions of the Customs Law, the Law on Export and Import Tax, Decree No. 40/2007/ND-CP and Circular of the Ministry of Finance.
b) The tax rate for calculation of import tax shall apply with the tax rate at the time of registration of new declaration;
If the tax payers change their purpose of use to domestic consumption without voluntary declaration and tax payment with the customs declaration, the provisions at Point c, Clause 8, Article 11 of this Circular shall apply.
2. For goods manufactured, processed, recycled or assembled in non-tariff areas using materials and components imported from abroad specified in Clause 16, Article 100 of this Circular, the calculation of tax shall be done in accordance with Clause 4 and 6, Article 13 of Decision No. 33/2009/QD-TTg dated March 02, 2009 by the Prime Minister on the issuance mechanisms and financial policies for border-gate economic zones or documents amending, supplementing or superseding this Decision.
3. For imported goods subject to one of the measures of import tax (self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax), the price for calculation of special consumption and the value-added tax value must be added with the self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax.
Article 97. Procedures for declaration, classification and calculation of tax for machinery and equipment under Chapters 84, 85 and 90 of preferential import tariff as combinations and lines meeting notes 3,4 and 5 Part XVI of List of Vietnamese imports and exports
1. The machinery and equipment under Chapters 84, 85 and 90 of preferential import tariff as combinations and lines meeting notes 3, 4 and 5 Part XVI of List of Vietnamese imports and exports shall be classified by the main machine, regardless imported from one or more sources, brought back on the same trip or multiple trips with the procedures performed at one or multiple different border gates.
2. In order to have the grounds for monitoring and classifying machinery and equipment as combinations and lines imported from one or multiple sources, brought back on the same trip or multiple trips with the procedures performed at one or multiple different border gates, imported as CBU or CKD, the procedures are performed as follows:
a) Customs declarants’ responsibility:
a.1) In addition to the customs procedures as prescribed, the customs declarant shall register the List of machinery and equipment under Chapters 84, 85 and 90 of preferential import tariff as combinations and lines with tax calculation by main machinery (under the Form No. 04/DKDMTBTT/2013 of the Annex III issued together with this Circular) with the customs Sub-Department where the enterprise’s head office is located. If the place where the head office is located has no customs Sub-Department, registration shall be done at the customs Sub-Department at the most convenient place.
If the customs declarants register the list and import machinery and equipment (one time or multiple times) at the same customs Sub-Department, they shall inform that customs Sub-Department when performing the procedures for registration of list so that the Sub-Department shall perform the procedures for receiving the registration of list as prescribed at Point b.1 below.
a.2) Dossier and documents submitted upon registration of List of machinery and equipment under Chapter 84, 85 as combinations and lines:
a.2.1) List of machinery and equipment under Chapter 84, 85 as combinations and lines expected to be imported (under the Form No. 05/DMTBDKNK-MC/2013 attached to the Annex II of this Circular) particularly specifying the name, amount, unit price and identification number according to the tariff of machinery and equipment, type and identification number of main machinery and equipment: submitting 02 originals attached to 01 reconciliation monitoring slip (under the Form No. 06/PTDTL-TBMC/2013 issued together with the Annex II of this Circular);
a.2.2) The explanation and diagram showing the location of each type of machinery and equipment in the list of machinery and equipment under Chapter 84 or Chapter 85 as the combinations or lines: submitting the copy and showing the original for comparison;
a.2.3) The commitment and taking responsibility before law for the accurate and truthful declaration of two types of document above mentioned.
a.3) Making full payment of tax of machinery and equipment in the List and subject to sanction for improper declaration.
b) Responsibilities of customs authority:
b.1) When receiving the List of machinery and equipment under Chapter 84 and 85 as the combinations and lines: the customs Sub-Department where the customs declarant registers the List shall perform the examination. If meeting the contents specified in the notes 3, 4 and 5 of Part XVI, the customs Sub-Department shall prepare book to monitor and affix seal for certification on 02 Lists of imports and 01 copy of reconciliation monitoring slip presented to the customs authority where the procedures for importing goods in order to calculate tax by the main machinery and implement the reconciliation upon performance of customs procedures for goods actually imported) as prescribed.
If the customs declarant registers the List and performs the import procedures (one or multiple times) for the entire machinery and equipment under Chapter 84 and 85 as the combinations and lines at the same customs Sub-Department, then customs Sub-Department receives the registration of List (as the customs Sub-Department performing the import procedures). After forming monitoring book and affixing certification seal on the 02 copies of List of imported goods (retaining 01 original of List and handing over the another original of List to the customs declarant), the customs Sub-Department shall retain an original of reconciliation monitoring slip and performs the procedures specified at Point b.2 below:
b.2) Upon performance of import procedures: In addition to the prescribed customs procedures, the customs authority shall base on the customs dossier and compare with the reconciliation monitoring slip to reconcile the machinery and equipment actually imported by the customs declarant and sign for confirmation as prescribed. Retaining 01 copy of List of machinery and equipment and reconciliation monitoring slip reconciled in the customs dossier.
All imported goods are recorded in the reconciliation monitoring slip, the leaders of customs Sub-Department where the final procedures are performed shall certify on the original of reconciliation monitoring slip of the customs declarant, retaining a copy and issuing 01 copy to the customs declarant and send the original to the customs Sub-Department where the reconciliation monitoring slip is issued.
In case the customs Sub-Department receiving the registration of List is also the customs Sub-Department performing the import procedures for machinery and equipment as specified at Point b.1 mentioned above, after the leaders of customs Sub-Department has completed the confirmation of the entire amount of imported goods in the reconciliation monitoring slip, the Sub-Department shall retain the original, issue a copy to the customs declarant, send a copy of reconciliation monitoring slip together with dossier for registration of list to the Post customs clearance Audit Customs Sub-Department as prescribed at Point b.3 below.
b.3) After receiving the original of reconciliation monitoring slip sent by the customs Sub-Department where the final procedures are performed, the customs Sub-Department where the List is registered and reconciliation monitoring slip is issued shall gather all dossiers for registration of List to transfer them to the Post customs clearance Audit Customs Sub-Department as a basis for post-clearance check of use of combination of machinery and equipment taxed by the main machinery.
c) For cases of actual import but not in line with the List of import of machinery and equipment under Chapter 84 and 85 as the combinations and lines as announced, the customs declarants shall declare themselves and make payment of tax by each machine. If the customs authority or other authorities check and detect and determine the actual goods are not installed and used as combinations and lines, in addition to make full payment of tax by each machine and equipment, the sanction shall be imposed as prescribed.
d) In cases of the previous import of machinery and equipment in sync and the whole with the competent authority’s certification of main machinery and goods actually imported and classified by the main machinery, the rest imported shall be further classified by the main machinery.
3. In cases of importing machinery and equipment satisfying the notes 3, 4 and 5, Part XVI of List of Vietnamese imports and exports but the customs declarants do not wish to classify them under the guidance at Point 1 of this Article, they shall be subject to classification and calculation of tax by each machine and equipment.
4. For cases of importing machinery and equipment under Chapter 90 of preferential import tariff, if satisfying the notes 3, 4 and 5, Part XVI of List of Vietnamese imports and exports, regardless imported from one or multiple sources, brought back on the same trip or multiple trip and performed with procedures at one border gate or multiple different border gates, these machinery and equipment shall apply the same procedures as guided in Clause 2 and 3 of this Article.
Section 2. TIME FOR TAX CALCULATION AND EXCHANGE RATE FOR TAX CALCULATION
Article 98. Time for tax calculation and exchange rate for tax calculation for imports and exports
1. The time for calculation of import and export tax, self-defense tax, anti-underselling tax and anti-subsidy tax (in the period of validity of Decision application of the Minister of Industry and Trade) is the date of registration of customs declaration. The export and import tax is calculated at the tax rate, taxable value at the time of the tax calculation.
In case the taxpayers declare and calculate tax before the date of registration of customs declaration but with the exchange rate different from that at the time of registration of customs declaration, then the customs authority shall re-calculate the amount of tax payable by the exchange rate at the time of registration of customs declaration.
2. If the taxpayer makes electronic declaration, the time for tax calculation shall comply with the regulations on electronic customs procedures.
3. The exchange rate for tax calculation shall comply with the provisions in Clause 3, Article 7 of Decree No. 87/2010/ND-CP dated August 13, 2010 of the Government. If the exchange rate is posted on the People's Newspaper is different from that posted on the daily website of the State Bank of Vietnam, the exchange rate for tax calculation for imported or exported goods is the one announced by the State Bank at the time the tax calculation posted on the website of the State Bank.
Article 99. Time for tax calculation for imports and exports with one-time registration of customs declaration
The imports and exports with one-time registration of customs declaration for multiple time import and export, then the import and export tax shall be calculated at the tax rate, value of tax calculation and the value of tax calculation applies on the day of customs procedures with exports and imports on the basis of actual amount of each item actually exported and imported.
Section 3. CASES OF TAX EXEMPTION AND PROCEDURES FOR TAX EXEMPTION
Article 100. Cases of tax exemption
1. Goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for participation in trade fairs, exhibitions, product launches; machinery, equipment , professional instruments temporarily imported for re-exported or temporarily exported for re-import in service of work such as conferences, seminars, scientific research, sports competition, cultural and art performance, health examination and treatment, components, spare parts temporarily imported for replacement or repair of foreign vessels and aircrafts ... ( except for machinery and equipment temporarily imported for re-export are subject to tax exemption under the provisions of Clause 17 of this Article or tax refund instructions guided in Clause 9, Article 112 of this Circular) and subject to import tax exemption upon temporary import and export tax exemption upon re-export for goods temporarily imported for re-export or exempted from export tax upon temporary export and from import tax upon re-import for goods temporarily exported for re-import.
The goods subject to tax exemption in this Clause if exceeding the time limit for temporary import for re-export or temporary export for re-import specified in Article 53 of this Circular must make tax payment.
2. The goods as the movable property of Vietnamese organizations and individuals or foreign ones brought into Vietnam or abroad within the prescribed extent, including:
a) The goods as the movable property of foreign organizations and individuals permitted to reside or work in Vietnam at the invitation of the competent state authority or transferred abroad upon the expiration of residence or working in Vietnam;
b) The goods as the movable property of Vietnamese organizations and individuals permitted to bring abroad for business and work shall be exempted from tax for property brought abroad and re-imported into Vietnam upon expiration.
c) The goods as the movable property of Vietnamese family and individuals that settle abroad and are permitted to come back for settlement in Vietnam or are brought abroad when permitted for settlement abroad; the goods as the movable property of foreigners brought into Vietnam when permitted for settlement in Vietnam or brought abroad when permitted for settlement abroad.
For automobiles and motorcycles being used by families and individuals and brought into Vietnam when permitted for settlement in Vietnam are only exempted from import tax only one unit for each type;
The determination of goods as movable property shall comply with the provisions in Clause 5, Article 5 of the Law on import and export tax and guiding documents.
3. The imports and exports of foreign organizations and individuals are entitled to privileges and immunities in Vietnam shall comply with the provisions of the Ordinance on the Privileges and Immunities for diplomatic missions, consular agencies and representative offices of international organizations and other documents detailing and guiding the implementation of this Ordinance.
4. Goods exported and imported for processing are exempt from tax under the provisions of Clause 4, Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP (under the processing contract announced).
a) The goods exempted from tax under the processing contract include:
a.1) Raw materials imported and exported for processing;
a.2) Materials imported and exported involved in the process of production, processing (paper, chalk, brushes, markers, clothes pins, printing ink, glue brushes, printing frames, bleacher, varnishing oil ...) in case the enterprises have developed consumption rate and the rate of loss;
a.3) Goods imported and exported as samples for processing;
a.4) Machinery and equipment imported or exported for directly serving the processing are agreed upon in the processing contract. When the time for implementation of processing contract is over, such machinery and equipment must be re-exported or imported. If failing to re-export or re-import them, it is required to make declaration for tax payment as prescribed. If left as gift or donation, they shall be exempted from import and export tax under the guidance in Clause 4, Article 104 of this Circular;
a.5) Re-exported processed products (if there is export tax);
a.6) Finished products imported to be attached to the processed products or packed together with the processed products into uniform item and exported abroad; components and spare parts imported for warranty for exported processed products are exempted from tax as raw materials and supplies imported for processing if fully meet the following conditions:
a.6.1) Being mentioned in the processing contract or accompanying documents of processing contract;
a.6.2) Being managed as raw materials and supplies imported for processing;
a.7) Goods imported for processing are permitted for destruction in Vietnam as prescribe by law after disposal and liquidity of processing contract and full performance of customs procedures as guided by the Ministry of Finance.
b) Goods exported abroad for processing for Vietnamese party are exempted from export tax and when imported into Vietnam, the import tax must be paid for products after processing (no tax for the value of material and supplies brought to be processed under the processing contract signed; the tax rate of import tax shall be calculated by the imported products after processing; the origin of products is determined by regulations on origin of the Ministry of Industry and Trade).
c) If the machinery and equipment, materials, supplies and processed products paid by foreign party in lieu of processing payment are imported, the import tax must be paid as prescribed;
d) Processing quantity:
Director of enterprise receiving the processing is responsible for the use quantity, consumption quantity and rate of loss (hereafter referred to as quantity) for the goods imported under processing contract used in the right purpose of processing. Cases of violation shall be handled by law.
The development and announcement of quantity shall comply with the guidance of the Ministry of Finance.
Waste and scrap in the use quantity, consumption quantity and rate of loss of the processing type meeting the regulations in Article 31 of Decree No. 12/2006/NĐ-CP and agreed upon in the processing contract and notified to the customs authority under the guidance of the Ministry of Finance shall be handled on import tax similarly to the waste and scrap of the type of importing materials and supplies for production of exported products as guided at Point d.3, Clause 5, Article 112 of this Circular.
5. Goods imported and exported in the criteria of tax-exempt luggage of persons entering or exiting; goods sent via express service within the tax-exempt quantity under the provisions of the Government and the Prime Minister.
a) Goods imported and exported in the criteria of tax-exempt luggage of entering or exiting persons
a.1) For exiting persons: In addition to items in the List of goods banned from export or conditional export, the other items as luggage of the exiting persons have no limited quantity.
a.2) For entering persons:
a.2.1) Tax-exempt quantity shall comply with the provisions in the Decree No. 66/2002/ND-CP dated July 01, 2002 of the Government stipulating the luggage quantity of the persons entering or exiting and tax-exempt gifts and donations;
a.2.2) If the imported goods exceed the criteria for tax exemption, the excessive part of quantity must be imposed with import tax. If the total amount of tax payable for the excessive part is less than 50 (fifty) thousand dong, tax exemption shall be imposed even for the excessive part. The entering persons are permitted to choose items for tax payment if the luggage includes a lot of items.
b) Goods sent via express services:
Goods sent via express services with the declared value within tax-exempt quantity as prescribed in the Decision No. 78/2010/QĐ-TTg dated November 30, 2010 of the Prime Minister on the value of imported goods sent via express services are exempt from tax. If the imported goods exceeding criteria for tax exemption, it is required to make payment of tax for the entire batch of goods; if the total amount of tax to be paid of the entire batch of goods is less than 50 (fifty) thousand dong, the entire batch of goods shall be exempt from tax;
6. Goods purchased, sold or exchanged by border residents are exempt from export and import tax within the quantity. If exceeding the quantity, it is required to pay tax for the excessive part.
Regulations on border residents and tax-exempt quantity for the goods purchased, sold or exchanged by border residents shall comply with the provisions of the Decision No. 254/2006/QD-TTg dated November 07, 2006 by the Prime Minister on the management of border trade activities with bordering countries and Decision No. 139/2009/QD-TTg dated December 23, 2009 by the Prime Minister, amending and supplementing a number of articles of Decision No. 254/2006/QD-TTg dated November 07, 2006 of the Prime Minister.
7. Goods imported to form fixed assets of investment projects in the field of import tax incentives specified in Annex I issued together with this Decree No. 87/2010/ND-CP or areas of import tax incentives specified in Annex of list of area with incentives of business income tax issued together with Decree No. 124/2008/ND-CP dated December 11, 2008 of the Government detailing and guiding a number of articles of the Law on business income tax and Decree No. 53/2010/ND-CP dated May 19, 2010 of the Government stipulating the area of investment incentives and business income tax incentives for administrative units newly established by the Government’s adjustment of administrative boundaries and investment projects funded by official development assistance ( ODA ) are exempt from import tax, including :
a) Machinery and equipment if fully satisfying the following conditions:
a.1) Being consistent with the field of investment, objectives and scale of investment projects;
a.2) Satisfying regulations on fixed assets in the Circular No. 45/2013/TT-BTC dated April 25, 2013 of the Ministry of Finance.
b) Means of specially used transport in technological lines which can not be manufactured in the country; vehicles transporting workers, including automobile of 24 seats or more and waterway vehicles:
b.1) List of specially used means of transport which have been manufactured as a basis for tax exemption specified at this Point shall comply with regulations of the Ministry of Planning and Investment;
b.2) List or criteria for determining the specially used means of transport in the line of technology as a basis for tax exemption specified at this Point shall comply with regulations of the Ministry of Science and Technology.
c) Components, details, single parts, spare parts, molds and accessories for assembly with the equipment, machinery and means of transportation are exempt from tax specified at Points a and b of this Clause if falling into one of the two conditions as follows:
c.1) Components, details, parts of equipment, machinery and means of transportation vehicles are imported in bulk;
c.2) Components, details, single parts, spare parts, molds and accessories imported for assembly and connection with machinery and equipment together to ensure the system of machinery and equipment to operate normally.
d) Raw materials and supplies which can not be manufactured are used to manufacture equipment and machinery in technological lines or manufacture components, details, single parts, spare parts, molds and accessories specified at Point c of this Clause for assembling with equipment and machinery specified at Point a of this Clause.
List of raw materials and supplies that can be manufactured as a basis for tax exemption specified at this Point shall comply with the provisions of the Ministry of Planning and Investment.
e) Construction materials which can not be produced domestically.
List of constructional materials which can be produced domestically as a basis for tax exemption specified at this Point shall comply with the provisions of the Ministry of Planning and Investment.
8. Variety of plants and domestic animals are allowed to be imported for the implementation of investment projects in the fields of agriculture, forestry and fisheries.
List of variety of plants and domestic animals are allowed to be imported as a basis for the implementation of tax exemption specified in this Clause shall comply with regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
9. The exemption of import tax for imported goods specified in Clause 7 and 8 of this Article shall apply for case of expanding project scale, technological replacement and renovation;
10. Tax exemption imposed for first-time for goods as imported equipment as listed in Annex II issued together with Decree No. 87/2010/ND-CP to form fixed assets of the project with incentives of import tax, investment projects funded by official development assistance (ODA) to invest in hotels, offices, apartments for rent, residential houses, commercial centers, technical services, supermarkets, golf courses, resorts, sports facilities, recreation areas, health facilities, education, culture, finance, banking, insurance, auditing and consulting services.
The projects subject to incentives in this Clause are not exempt from tax as prescribed in other Clauses of this Article.
11. Goods imported in service of petroleum activities, including:
a) Equipment and machinery have met the conditions specified at Point a, Clause 7 of this Article; specially used means of transport are necessary for petroleum activities; vehicles for transporting workers include automobile of 24 seats or more and waterway vehicles; components, details, single parts, spare parts, molds, accessories for assembly or use in sync with the equipment, machinery and specially used means of transport, vehicles for transporting workers mentioned above have met the conditions specified at Point c, Clause 7 of this Article;
List of criteria for determining the specially used means of transport necessary for petroleum activities as a basis for the tax exemption specified at this Point shall comply with regulations of the Ministry of Science and Technology.
b) Materials necessary for the petroleum activities can be manufactured in the country.
List of materials necessary for the petroleum activities can be manufactured in the country as a basis for tax exemption specified at this Point shall comply with regulations of the Ministry of Planning and Investment;
c) Medical equipment and emergency drugs used on drilling rigs and floating structures are certified by the Ministry of Health;
d) Office equipment for petroleum activities;
e) Other goods temporarily imported for re-export in service of petroleum activities;
In case the goods specified in this Clause imported by the sub-contractors and other organizations and individuals including direct import, consignment, bidding, lease and sub-lease….for supply to the organizations and individuals conducting the survey, exploration and extraction of oil and gas through contract of petroleum services or contract of goods supply are also exempt from import tax.
12. Goods of shipbuilding facilities are exempt from export tax for products of vessels and exempt from import tax for:
a) Types of machinery and equipment to form fixed assets meet the conditions specified at Point a, Clause 7 of this Article.
b) Means of transportation in technological lines form fixed assets.
List or criteria for determining means of transportation in the technological lines as a basis for tax exemption specified at this Point shall comply with regulations of the Ministry of Science and Technology.
c) Raw materials, supplies and semi-finished products for shipbuilding which can not be produced in the country.
List of raw materials, supplies and semi-finished products for shipbuilding which can be produced in the country as a basis for tax exemption specified at this Point shall comply with regulations of the Ministry of Planning and Investment;
13. Import tax exemption shall be imposed for raw materials and supplies imported in direct service of production of software which cannot be produced in the country;
List of raw materials and supplies in direct service of production of software which can be produced in the country as a basis for tax exemption specified at this Point shall comply with regulations of the Ministry of Planning and Investment;
14. Import tax exemption shall be imposed for imported goods for direct use in scientific research and technological development activities, including: machinery, equipment, spare parts, supplies, means of transportation that cannot be manufactured in the country or cannot be created by domestic technology; materials, books, newspapers, scientific magazines and electronic sources of information on science and technology;
List of machinery, equipment, spare parts, supplies, means of transportation and technology directly used in scientific research and technological development that can be manufactured in the country as a basis for implementation of tax exemption specified in this Clause shall comply with regulations of the Ministry of Planning and Investment.
15. Tax exemption shall be imposed within 05 years from the date of commencement of production for raw materials, supplies, components that cannot be manufactured in the country and are imported for production of the projects invested in:
a) Special fields with investment incentives specified in Annex I issued together with Decree No. 87/2010/ND-CP dated August 13, 2010 of the Government (except for the projects of manufacture and assembly of car machines, air conditioners, heaters, refrigerators, washing machines, electric fans, dishwasher, DVD player, sound system, electric irons, kettles, hair dryers, hand dryers, alcohol, beer, tobacco and other goods items that are not exempt from tax by the Prime Minister’s decision).
b) Areas with specially difficult social and economic conditions as prescribed in Annex of List of area with incentives of business income tax issued with Decree No. 124/2008/ND-CP dated December 11, 2008 of the Government detailing and guiding a number of articles of the Law on business income tax and Decree No. 53/2010/ND-CP dated May 19, 2010 stipulating the areas with investment incentives and incentives of business income tax for administrative units newly established by the Government’s adjustment of administrative boundaries (except for the projects of manufacture and assembly of car machines, air conditioners, heaters, refrigerators, washing machines, electric fans, dishwasher, DVD player, sound system, electric irons, kettles, hair dryers, hand dryers, alcohol, beer, tobacco and other goods items that are not exempt from tax by the Prime Minister’s decision).
The determination of commencement day of production as a basis for import tax exemption within 05 years under the guidance of this Clause is the day when the enterprise has conducted production activities and is certified by the Management Board of industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones ... where the enterprise is operating or is certified by the Service of Trade of localities where there are projects in case the enterprise do not operate in the above areas.
List of raw materials, supplies and components, which can be produced in the country as a basis for tax exemption from taxation specified in this Clause shall comply with the provisions of the Ministry of Planning and Investment.
16. Goods manufactured, processed, recycled or assembled in non-tariff areas without using materials and components imported from foreign countries shall be exempt from tax when imported into the domestic market. In case of using materials and components imported from foreign countries, they shall be imposed with import tax. The grounds and method of calculation of import tax shall comply with the guidance in Clause 2, Article 96 of this Circular.
17. Machinery, equipment, and means of transportation imported into Vietnam by foreign contractors by mode of temporary import for re-export to implement ODA projects in Vietnam shall be exempt from import tax upon temporary import and export tax upon re-export. At the end of project or building construction period, the foreign contractors must re-export the goods mentioned above. If not re-exporting but disposing or transferring these goods in Vietnam, they must obtain permission from the state competent authority, declare, and pay import tax as prescribed.
As for automobiles under 24 seats and automobile are designed for both passengers and cargo transportation equivalent to automobiles under 24 seats, the form of temporary import for re-export shall not apply. The foreign contractors wishing to import them into Vietnam for use shall pay import tax as prescribed. When completing the building construction, the foreign contractors must re-export the imported vehicles and are refunded with the paid import tax. The tax refund shall comply with the guidance in Clause 9, Article 112 of this Circular.
18. Goods as raw materials, supplies and semi-products that cannot be produced in the country and are imported in service of production of investment projects in border gate economic zone. These goods shall be exempt from tax as prescribed in Decision No. 33/2009/QD-TTg dated March 02, 2009 of the Prime Minister issuing mechanisms and financial policies for border-gate economic zones documents guiding the implementation.
19. Goods imported for sale at tax-exempt shops in accordance with the Decision of the Prime Minister shall comply with the guidance in Circular No. 120/2009/TT-BTC on dated June 16, 2009 by the Ministry of Finance.
If there are promotional or trial goods provided by foreign party free of charge for tax-exempt shops to sell together with goods sold at tax-exempt shops, the promotional goods or trial goods mentioned above are exempt from tax. The promotional and trial goods of goods are subject to the supervision and management of the customs authority as imported goods for sale at shops selling tax-exempt goods.
20. Tax exemption shall be imposed in special cases as prescribed in Clause 20, Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP dated August 13, 2010 of the Government;
21. Components, parts of machinery and equipment that can not be produced in the country and are imported by organizations and individuals in service of projects of agricultural machinery manufacture, reducing post-harvest losses are entitled to incentive policies under Decision No. 63/2010/QD-TTg dated October 15, 2010 of the Prime Minister and are exempt from import tax if satisfying the following conditions:
a) The importing organizations and individuals under the list of organizations and individuals manufacturing machinery and equipment to reduce post-harvest losses are entitled to incentive policies under Decision No.63/2010/QD-TTg published by the Ministry of Agriculture industrial and Rural Development;
b) Components, parts of machinery and equipment imported entitled to import tax exemption must satisfy the following conditions:
b.1) Not being in the List of equipment, machinery, spare parts and specialized means of transport that can be manufactured in the country is issued by the Ministry of Planning and Investment;
b.2) Being consistent with the fields of investment in manufacture of agricultural machinery to reduce post-harvest losses specified in the investment certificate;
b.3) Being consistent with the technical design material and installation diagram of machinery and equipment;
b.4) The number of components and parts of imported machinery and equipment must be consistent with must be compatible with production capacity of organizations and individuals.
c) Organizations and individuals are eligible for tax exemption in this Clause shall make a written commitment to the accuracy and self-responsibility before law for the number of components and parts of imported machinery and equipment and select a most convenient customs Sub-Department to facilitate import procedures.
22. Other guidelines:
a) The cases subject to import tax exemption to form the fixed assets mentioned in this Article, but not import goods from abroad and permitted to receive goods exempt from import tax transferred from other enterprise in Vietnam, the enterprise receiving these goods are exempt from import tax while the arrears of import tax shall not be collected against enterprises permitted for transfer of goods provided that the transfer price does not include import tax.
b) If the importing organizations and individuals consign or win the bid of goods importing (price of goods supply under the consignment contract or bid-winning price by the bid-winning decision excluding import tax) to provide for the beneficiaries of incentive import tax exemption as prescribe from Clause 7 to Clause 18 of this Article shall also be exempt from import tax for the consigned or bid-winning imports.
c) Goods and equipment imported to form fixed assets of the projects with incentive investment and import tax incentives under the fields and areas of investment incentives in accordance with the relevant laws, but the project owner has transferred them to other organizations and individuals (conversion of project owner) shall continue to be exempt from import tax if fully satisfying the following conditions:
c.1) At the time of transfer, the Law on Export and Import Tax and documents guiding the implementation still prescribe that the project is under the field and area with investment incentives;
c.2) The transfer price of machinery and equipment to form fixed assets of the project does not include import tax;
c.3) Organizations and individuals receiving the transfer (new project owner) is the investor having project transferred are specified in the modified investment certificate.
After 10 days from the date of transfer, the project owner receiving the transfer and organizations and individuals receiving the transfer must make declaration to the customs authority where the List of tax-exempt goods of the project on the transfer has been registered.
d) In case the financial leasing companies importing machinery and equipment and means of transportation for persons entitled to the incentives of import tax exemption specified in Clauses 7, 9, 11, 12 and 14 of this Article to lease shall also be exempt from import tax as project owner directly importing them in accordance with the provisions in Clause 1, Article 22 of Decree No. 16/2001/ND-CP dated May 02, 2001 if fully satisfying the following conditions:
d.1) Leasing price under financial leasing contract does not include the import tax;
d.2) Tax-exempt goods are deducted from the List of duty free goods and reconciliation monitoring slip of tax-exempt goods of projects with investment incentives made by the owner of projects with investment incentives receiving the transfer
After the termination of the financial lease contract, if the goods of financial leasing are exempt from tax without being used for projects with incentive investment for the same purposes when imported, the financial leasing company must declare and pay tax lease under the guidance in Clause 8 of Article 11 of this Circular. The projects with investment incentives are not permitted to import goods to replace goods of financial leasing exempt from import tax.
dd) For projects of investment incentives which have been licensed with investment certificate and investment incentive certificate before the effective date of Decree No. 87/2010/ND-CP with the higher incentives of import and export tax than that guided in Decree No. 87/2010/ND-CP shall continue to comply with those incentives if satisfying the following conditions:
dd.1) The investment certificate and investment incentive certificate that are still valid without change in the terms of investment incentives.
The incentives specified in the investment certificate and investment incentive certificate are in accordance with law at the time of issuance of investment certificate and investment incentive certificate
dd.2) Performing the registration of List of tax-exempt goods as prescribed;
In case the incentives of import and export tax are stipulated in the investment certificate and investment incentive certificate lower than that specified in Decree No. 87/2010/ND-CP, the incentives in Decree No. 87/2010/ND-CP shall apply for the remaining incentive time of project;
Article 101. Registration of list of tax-exempt imports
1. Cases where the list of tax-exempt imports must be registered:
The goods specified in Article 13 of Decision No. 33/2009/QD-TTg and Clause 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 18, Article 100 of this Circular must register the list of tax-exempt imports and exports;
2. The persons register the List of tax-exempt imports: organizations and individuals using the goods (project owner, owner of ship yard,…) are persons who register the List of tax-exempt imports (under the Form No. 07/DMHHNKMT/2013, Annex II issued together with this Circular). The registration of List is done before performing the procedures for import of goods. If the project owner does not import the tax-exempt goods but the main contractor or sub-contractor or financial leasing company, then the contractor or financial leasing company shall use the List of tax exemption registered by the project owner with the customs authority.
3. Place for registration of List
Customs Department of cities or provinces where the investment projects are implemented. For identified projects, the Customs Department of where the investment project is implemented or Customs Department of cities or provinces where the head office is located. For non-identified projects, the Customs Department of where the investment project is implemented or the nearest provincial or municipal Customs Department for cities or provinces having no customs authority. The Director of provincial or municipal Customs Department shall select and assign a unit eligible for registration of List of tax-exempt imports.
In case the provincial or municipal Customs Department managing the customs for some provinces, in addition to the registration units mentioned above, the director of provincial or municipal Customs Department shall consider and assign the Customs Sub-Department managing the customs in the provincial area where there are investment projects to implement the registration of List of tax-exempt imports for projects in that provincial area.
4. Registration dossier
When performing the registration of List of tax-exempt imports with the customs authority, the person registering the List of goods shall submit or show dossier with the following documents to the customs authority:
a) Document requesting the registration of List of tax-exempt imports, specifying the amount of goods and reasons for tax exemption under the Form issued together with this Circular (Form No. 08/CVDKDMMT/2013, Annex II applicable for fixed assets and Form No. 09/CVDKDMMTK/2013, Annex II applicable for other cases): submitting 01 original;
b) List of tax-exempt imports: submitting 02 originals together with 01 reconciliation monitoring slip (Form No. 10/PTDTL-UDDT/2013, Annex II issued together with this Circular), particularly:
b.1) The List of tax-exempt imports is consistent with the industry and investment sector, objectives, scale of project and reconciliation monitoring slip developed only one time for the entire project or for each stage of project implementation, each building item of the project (if in the investment Certificate issued by the competent authority or economic and technical feasibility study, technical and scientific materials of project,…showing that the project is implemented by each phase or building item) or developed by each combination and line if the goods are the system of combinations and lines of machinery and equipment.
b.2) If the List registered for the entire project or for each phase, item, building, combination and line has error or needs changing, the customs declarants are permitted to change provided that they must have papers and documents submitted to the customs authority before the time of goods import to prove the supplementation and adjustment are consistent with requirements of projects.
c) The economic and technical feasibility study and detailed technical design materials of projects and extended project or documents of the competent authority approving the annual work program and annual budget or annual Resolutions of joint venture Council: showing the original and submitting 01 copy;
d) If at the time of registration of List, the customs declarants have not submitted the two types of document specified at Point d of this Clause, the customs authority where the List has been registered shall note in the registered List so that the customs Sub-Department where the procedure are perform may verify these two types of document.
dd) Depending on the cases below, the taxpayers shall additionally submit or show the following dossiers:
dd.1) d.1) Investment Certificate (including domestic investment projects with the scale of less than fifteen billion Vietnam dong) for investment projects under Investment Law: showing the original and submitting 01 copy;
dd.2) Expanded investment Certificate in case of expanding project, replacing or renovating technology in cases specified in Clause 9, Article 100 of this Circular for investment projects expanded under Investment Law: submitting 01 copy;
dd.3) d.3) Decision of the Prime Minister or approval decision of the head of governing organs under the competence of approval for program of ODA project; written certification of the competent authority concerning the goods under ODA projects are not funded from the counterpart fund to pay tax for ODA projects: showing the original and submitting 01 copy;
dd.4) Shipbuilding contracts for materials, supplies and semi-finished products imported for shipbuilding: showing the original and submitting 01 copy;
dd.5) Explanation of software production projects for goods imported to produce software: showing the original and submitting 01 copy;
dd.6) Topics, scientific research projects and technology development are approved by the competent authority or investment Certificate in case of projects with investment incentives for scientific research, technological development for goods imported for direct use in scientific research and technological development: showing the original and submitting 01 copy;
e) Certification of the competent authority issuing the List of tax-exempt goods for projects licensed before January 01, 2006. For projects licensed before January 01, 2006 but have not been issued with the List of tax-exempt goods: showing the original and submitting 01 copy;
g) List of documents and dossiers for registration of List of tax exemption: submitting 01 original;
5. The grounds for the customs declarants make declaration or registration and the customs authority check the declaration or registration of List of tax-exempt imports are:
a) Types of documents and materials guiding from Point c, d, dd, e, Clause 4 of this Article;
b) The fields with incentives of import tax are specified in Annex I issued together with Decree No. 87/2010/NĐ-CP or areas with incentives of import tax are specified in Annex of List of areas with incentives of business income tax issued together with Decree No. 124/2008/ND-CP dated December 11, 2008 of the Government detailing and guiding a number of articles of the Law on business income tax and Decree No. 53/2010/ND-CP dated May 19, 2010 stipulating the areas with investment incentives and incentives of business income tax for administrative units newly established by the Government’s adjustment of administrative boundaries; equipment imported for the first time to form fixed assets specified in Annex II and Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP and guidance in Article 100 of this Circular;
c) List of goods issued by the competent authority depending on each specific case as follows:
c.1) List of machinery, equipment, spare parts, special-use means of transportation, raw materials, supplies and semi-finished products that can be produced in the country is issued together with Circular No. 04/2012/TT-BKHDT dated August 13, 2012 of the Ministry of Planning and Investment;
c.2) List or determination criteria for special-use means of transportation in the technological lines of the Ministry of Industry and Trade;
c.3) List of plant varieties and domestic animals permitted for import of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c.4) List of groups of equipment only exempted from tax for the first time is specified in Annex II and Article 12, Decree No. 87/2010/ND-CP;
c.5) List or determination criteria of the Ministry of Industry and Trade for special-use means of transportation necessary for petroleum activities;
c.6) Certification of the Ministry of Health for medical equipment and emergency drugs used on drilling rigs and floating structures;
c.7) List or determination criteria of the Ministry of Science and Technology for goods as special-use means of transportation in technological line to form fixed assets of shipbuilding facility;
c.8) List of machinery, equipment, spare parts, supplies, means of transportation and technology used directly in scientific research and technological development produced in the country as a basis for determining the goods for scientific research and technological development is issued by the Ministry of Planning and Investment.
6. Time for registration of List: Before registration of the first import declaration of the project, item, project phase or expanded project.
7. If after the customs authority has certified in the List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slip but detects the mistake of declaration in the List (quantity of goods exceeding the actual scale of project; type of goods not in line with objectives, purpose of use of goods,…), the customs authority where the List is registered shall:
a) Inform the person registering the List to adjust it in accordance with regulation;
b) Check the adjustment and update the processing result in the registered List by objectives and actual scale of project;
c) Collect tax against the amount of tax-exempt imports in excess of quantity and type compared with the new List after adjustment.
8. Cases where the investment projects whose investment Certificate is revoked the competent authority:
a) The customs authority where the List of tax-exempt imports is issued shall:
a.1) Revoke the issued List of tax-exempt imports;
a.2) Inform the customs authority nation wide of ceasing to perform the procedures for tax exemption under the issued List of tax-exempt imports;
b) The customs authority imposing tax exemption for projects under the revoked List shall collect tax for tax-exempt goods as prescribed;
9. If the enterprise loses the List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slips, at the request of enterprise and certification of other local Customs Department on the loss of List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slips, the customs authority where the enterprise has registered the List of tax exemption shall check and re-issue the List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slip for the number of goods not imported of the project
The checking and issuance of List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slip are done as follows:
a) Dossier for re-issuance:
a.1) Written request for re-issuance of enterprise’s List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slip specifying:
a.1.1) Reason for loss of List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slip;
a.1.2) Name, quantity and value of goods under the registered List of tax-exempt;
a.1.3) Name, quantity and value of goods actually imported under the registered List of tax-exempt imports;
a.1.4) Name, quantity and value of remaining goods not imported under the registered List of tax-exempt imports;
a.2) All customs declaration of amount of imported goods under the registered List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slip (showing the original and submitting the original) and the list of declaration of imported goods;
a.3) List of tax-exempt imports and the reconciliation monitoring slip of the customs authority where the procedures for importing the final batch of goods are performed before loss (01 copy with certification of customs authority at importing place);
The enterprise must undertake to take responsibility before law for the accuracy of the above declared information;
b) Implementation order:
b.1) In case of loss of List of tax-exempt goods: The customs authority of re-issuing place shall base on the requesting dossier and declaration documents provided by enterprise to inform the customs Department of provinces and cities of annulment of issued List and issue a copy of List of tax-exempt imports to replace the lost List of imports;
b.2) In case of loss of reconciliation monitoring slip:
b.2.1) Based on the enterprise’s declaration dossier of loss of reconciliation monitoring slip and re-issuance request, the customs authority shall implement the following:
- The customs authority of re-issuing place shall inform the customs Department of provinces and cities of annulment of reconciliation monitoring slip issued but lost and before considering the re-issuance, request the customs Department of provinces and cities to give a written certification of enterprise’s quantity of tax-exempt imports under the issued List and reconciliation monitoring slip (specify number of List and reconciliation monitoring slip as well as issue date);
- The customs Department of provinces and cities within 10 days after the receipt of document from the customs authority of issuing place shall:
+ Check and compare dossier of imported goods and the system of import and export data, determine the quantity of tax-exempt imports under the List of tax-exempt imports and reconciliation monitoring slip issued but lost and send the written confirmation to the customs authority of re-issuing place;
+ Not process the tax exemption for the subsequent batches of goods under the lost List of tax-exempt goods and the reconciliation monitoring slip;
b.2.2) After fully receiving the written confirmation from the customs Department of provinces and cities of the quantity of goods the enterprise has imported under the issued List of tax-exempt goods and the reconciliation monitoring slip, the customs authority of re-issuing place shall:
- Aggregate the quantity of goods the enterprise has imported with tax exemption under the issued List of tax-exempt goods and the reconciliation monitoring slip;
- Check and determine the amount of tax-exempt goods to form fixed assets of the project and the use of these goods before re-issuing the lost reconciliation monitoring slip;
- Re-issue the new reconciliation monitoring slip for the remaining amount of goods not imported of the lost reconciliation monitoring slip;
- Indicate on the re-issued the reconciliation monitoring slip: “ FIRST RE-ISSUANCE”
- Handle violations of regulation on dossier and document filing;
The time limit for settlement is within 05 working days from the date of receipt of complete written certification from provincial or municipal customs Departments;
Within 01 year from the date of re-issuing the List and the reconciliation monitoring slip, the customs authority shall perform post customs clearance check for projects requesting the re-issuance.
10. Taxpayer’s responsibility
a) Determining the needs for use and develop the List of tax-exempt imports and exports in accordance with regulations on tax-exempt persons of the Law on import and export tax, Decree No. 87/2010/ND-CP, Article 13 of Decision No. 33/2009/QD-TTg and guideline in this Circular and relevant documents;
b) Taking responsibility before law for the accurate and truthful declaration of imported goods in the List of tax exemption and the use with the right purpose of tax exemption for these goods;
11. Responsibility of customs authority:
a) The customs authority shall receive, check dossier and process as follows:
a.1) If the dossier is not complete, within 03 working days after the receipt of dossier, the customs authority shall reply in writing (stating the reasons);
a.2) If the dossier is complete, within 10 working days after the receipt of dossier, the customs authority shall check and compare with materials and documents in the dossier with the contents specified in Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP, Article 13 of Decision No. 33/2009/QD-TTg and the guidelines in Article 100 and 101 of this Circular to determine the persons subject to tax exemption. The consistency and accuracy of dossier for registration of List of tax-exempt goods and the processing are as follows:
a.2.1) If the goods are not subject to tax exemption as prescribed, the customs authority shall not register the List of tax-exempt imports and reply in writing to the enterprise.
If the project is under the fields and areas of investment incentives but the goods in the List of tax-exempt imports are not consistent with the objectives, scale of project, the customs authority shall re-adjust the List of tax-exempt imports.
a.2.2) If subject to tax-exemption, all of the contents in dossier are consistent, the customs authority shall record it in the monitoring book and affix certification seal on 02 copies of List of tax-exempt imports and 01 copy of reconciliation monitoring slip (handing over 01 copy of List of tax-exempt imports and 01 copy of reconciliation monitoring slip for showing to the customs authority for reconciliation upon performance of customs procedures for goods actually imported and the customs authority at the issuing place shall retain 01 copy of List of tax-exempt imports) as prescribed.
a.2.3) If at the time of registration of List of tax-exempt imports, there is not enough grounds for determining the goods have satisfied the conditions specified at Point a and c, Clause 7 of Article 100, the customs authority where the List is registered shall note on the List and the reconciliation monitoring slip for checking and comparison upon import or post customs clearance check.
b) Reporting regulation:
Every 3 months no later than the 10th day of the first month of the next quarter, the customs Department where the List of tax-exempt imports is registered shall list cases registering the List of tax-exempt imports at its unit for report to the General Department of Customs under the Form No. 11/BCTHDMMT/2013, Annex II issued together with this Circular.
Article 102. Tax-exempt dossiers and procedures
1. Tax exempt dossier is a customs dossier as instructed in this Circular. In addition [to such dossier], taxpayers must supplement to the customs authority conducting the import procedures the missing papers which have not been presented at the registration of the List of Tax exempt goods with the customs authority registered the List for the cases subject to registration.
In cases of taxpayers having difficulties due to objective reasons and other cases exempted from export tax or import tax under the provisions in clause 20 of Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP, there must be additional written confirmations of the People's Committees of provinces, cities or of Ministries, Ministerial-level agencies on the objective reasons proposed for exemption of export tax or import tax.
2. Tax exempt procedures:
a) For cases not subject to registration of the List of tax-exempt imports
a.1) Taxpayers must calculate themselves and declare the tax exempt amounts for each line of goods (except for import-export goods in the form of outsourcing), the customs declarations as in tax payable cases. The Customs authority shall base on the tax exempt dossiers, the tax amounts proposed for exemption to weigh against current regulations to do procedures for Tax exempt for each customs declaration in accordance with regulations.
Where a customs authority checks and determines that the export-import goods are not entitled to tax exempt as declared, it shall fix the tax and apply penalty (if any) in accordance with regulations.
a.2) Where taxpayers having difficulties due to objective reasons and other cases exempted from export tax and import tax under the provisions of clause 20 of Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP:
a.2.1) Taxpayers shall determine themselves the amount proposed for tax exempt and send written request (attached with relevant documents) to the General Department of Customs to report to the Ministry of Finance to be submitted to the Prime Minister for tax exempt consideration;
a.2.2) The General Department of Customs shall check the whole files. If the files are incomplete or the reasons for tax exempt need clarifying, then it shall send written request for supplementation. When getting sufficient objective grounds, the General Department of Customs shall draft an official letter to report to the Ministry of Finance to be submitted to the Prime Minister;
a.2.3) Pursuant to the directing opinions of the Prime Minister, the Ministry of Finance shall send written notice to the taxpayer and relevant customs authority for implementation;
a.2.4) The customs authority conducting goods export and import procedures shall apply tax exempt to the goods allowed to tax exempt by the Prime Minister or fully collect the tax duly in accordance with the directing opinions of the Prime Minister.
b) For cases subject to registration of the List of tax-exempt imports
b.1) In addition to the customs procedures as instructed in point a.1 clause 2 of this Article, the customs authority shall base on the tax exempt files, weigh against the current regulations to update the quantity, to track and reconcile the tax-exempt imported goods in the reconciliation monitoring slip of taxpayer and sign the confirmation in accordance with regulations, and store 01 copy of the List of tax-exempt imports and the reconciliation form which specified the names and quantity of goods exempted from tax or import duty together with the import dossier (including the case where the goods of a tax exempt entity are transferred to another tax exempt entity).
b.2) Customs authorityshall only apply tax exempt to the cases where the customs declarations are registered after registration of the List. Where the customs declarations are registered before the date of List registration, the customs authorities shall document the files to report to the Ministry of Finance to consider the settlement of each particular case, including report on specific reasons and propose the direction for settlement.
3. Tax exempt for goods exported and imported via express services shall comply with the Circular of the Ministry of Finance, which provides the customs procedures for goods exported and imported via express services.
Article 103. Settlement/finalization of import and use of tax-exempt goods
1. Cases subject to finalization/
a) With respect to the cases subject to registration of the List of tax-exempt imports, beside of the obligation to use the tax-exempt goods in accordance with regulations, the taxpayer is also responsible for finalizing the import and use of tax-exempt goods in accordance with the List registered with the customs authority who registering the List in the form no. 12/QTHHNKMT/2013 or form no.13/QTNL-VT-LK-BTP/2013 of Appendix II issued in conjunction with this Circular for the management, monitoring and supervision of the import and use of all tax-exempt goods;
b) Where goods are components or machinery parts which can not be produced in Vietnam being imported by Vietnamese organizations and individuals to serve the projects of agricultural machinery production, post-harvest loss reduction which are entitled to preference policies under Decision no.63/2010/QD-TTg 15/10/2010 of the Prime Minister, they are exempt from import duties in accordance with the provisions in Clause 21 of Article 100 of this Circular.
2. Finalization period and contents:
a) With respect to the cases under point d clause 7, point c clause 12, clause 13, clause 15, clause 18, clause 21 of Article 100 of this Circular.
a.1) Finalization period:
a.1.1) Within 45 days after the end of shipbuilding contracts for the cases mentioned in clause 12, the end of software production activity with respect to clause 13, the end of the production, manufacture with respect to Point d, Clause 7, the end of the fiscal year for the cases in Clause 15 and Clause 18 of Article 100 of this Circular, the taxpayer must settle with the customs authority who registered the List of import and must make use of tax exempt imported goods of shipbuilding contracts or of software production activities or of the fiscal year.
a.1.2) Annually, the organizations and individuals importing duty free goods under clause 21 of Article 100 of this Circular shall prepare the finalization of tax-exempt imported goods with the customs authority conducting goods importing procedures.
a.2) Finalization contents:
a.2.1) Quantity of raw materials, supplies, components, semi-products imported free of tax;
a.2.2) Intended quantity of raw materials, supplies, components, semi-products imported free of tax in reality;
a.2.3) Quantity of raw materials, supplies, components, semi-products imported free of tax and used for production;
a.2.4) Quantity of manufactured products;
a.2.5) Quantity of raw materials, supplies, components, semi-products imported free of tax and used for other purposes;
a.2.6) Quantity of raw materials, supplies, components, semi-products imported free of tax in stock to be transferred to the next year.
a.3) Upon the expiry of the contracts for provision of goods or services in the cases referred to in clause 11 of Article 100 of this Circular, organizations and individuals who use the goods shall settle with the customs authorities registering the List and notify the organizations and individuals conducting the prospect, exploration and exploitation of oil and gas about the quantity and value of goods exempted from import taxes. The goods exempted from import taxes but not use for the prospect, exploration and exploitation of oil and gas shall be subject to full payment of exempted amount of import duty in accordance with regulations.
b) With respect to other cases:
b.1) Finalization period: No later than 45 days after the end of import of goods on the list of tax exempt goods registered with the customs authorities.
Where the project has operated for production and business but has not imported all the goods on the List of tax-exempt goods registered with the customs authorities, then no later than 45 days from the date of project commissioning for production and business, the taxpayer shall settle with the customs authority registering the List of import and make use of the tax-exempt imported goods in accordance with provisions of this Article.
b.2) Contents of finalization:
b.2.1) Quantity of goods in accordance with the registered tax-exempt list;
b.2.2) Actual quantity of goods imported, and used to form the enterprise’s fixed assets;
b.2.3) Quantity of goods imported but changed its purpose of use and the situation of tax payment for such goods;
b.2.4) The accounting of fixed assets shall comply with the provisions in Circular 45/2013/TT-BTC (for goods imported to generate fixed assets).
3. Responsibilities of taxpayers:
a) Submitting the finalization on import and use of duty free goods duly in accordance with the instruction in clause 1 and clause 2 of this Article and take responsibility before the law for the contents of the finalization submitted to the customs authorities.
b) Fully paying the tax amounts and late payment amounts (if any) in cases of:
b.1) Goods are exempted from tax according to declaration but use for wrong purposes;
b.2) Goods not under tax exempt subjects but declared as under tax exempt subjects and were through customs clearance according to the declaration of taxpayer;
b.3) The whole imported materials and supplies exceed the remaining production demand based on the imported goods which are tax free within a period of 05 years as stipulated in Clause 15 of Article 100 of this Circular.
c) Failure to timely and fully submit the finalization dossier shall be applied with administrative penalties according to the law. If the taxpayer still has not fully submitted the finalization dossier after 30 days from the deadline for finalization submission, the customs authorities will [record and] update the information on law compliance of the taxpayer into the risk management system, and conduct post-customs clearance check at the enterprise’s head offices in suspected cases.
4. Responsibilities of Customs authoritywhere the List of tax-exempt imports is registered: Send written notices to taxpayers about finalization of import and use of tax-exempt goods and implement:
a) Fully collecting tax amounts, apply penalties (if any) to cases mentioned in point b, c clause 3 of this Article;
b) Conducting post customs clearance check at enterprise’s head offices in necessary cases;
c) Assessing tax amounts, fully collect tax amounts, late payment amounts (if any) for cases of detection after inspection that the enterprises did not make self-declaration in accordance with regulations for cases such as: change the purpose of use of tax-exempt goods, declare goods not under tax exempt subjects as tax exempt subjects and were through customs clearance.
5. With respect to the Projects having registered the List of tax-exempt imports from 01/01/2006 until before the effective date of this Circular without conducting the finalization with the customs authorities, then within a time limit of 45 days from the effective date of this Circular, the project owners must submit the finalizations on import and use of duty free goods in accordance with the provisions of this Article.
Section 4. CASES UNDER TAX EXEMPT CONSIDERATION, TAX EXEMPT PROCEDURES
Article 104. Cases under tax exempt consideration
Imported and exported goods shall be considered as exempted from import-export duty in the cases below:
1. Imported goods are goods for special-purposes used for direct service to the security, national defense in accordance with specific plans approved by the Ministry in charge and registered and unanimously agreed with the Ministry of Finance in early period of the year (no later than the end of 31 March each year; the Ministry in charge shall register the plan for imported goods and classify into two separate lists: List [of goods] under central state budget and a list [of goods] under local budget funds).
In particular, the goods for special-purposes used in direct service to the security, national defense under the local budget shall only be applied with tax exemption if they are types of goods that can not be produced domestically. The ground to identify that goods can not be produced domestically as a basis for tax exemption is the List of domestically produced goods in accordance with the regulations of the Ministry of Planning and Investment.
2. Imported Goods as goods for special-purposes used in direct service to scientific researches (unless the cases specified in clause 13 Article 12 of Decree No. 87/2010/ND-CP) in accordance with the specific list approved by the Ministry in charge of specialties/ Specialized management Ministry.
3. Imported Goods as goods for special-use purposes in direct service to education and training in accordance with the specific list approved by the Ministry in charge of specialties.
4. Goods permitted to be exported, imported as gifts, donation or samples, including the specific cases and rates of tax exempt consideration as follows:
a) With respect to exported goods:
a.1) Goods permitted to be exported from organizations or individuals in Vietnam to give or donate to overseas organizations or individuals:
a.2) Goods permitted to be exported overseas which Vietnam organizations or individuals give or donate to overseas organizations or individuals when they come to work, travel or visit their relatives in Vietnam;
a.3) Goods from organizations and individuals in Vietnam permitted to be exported to foreign countries to be used in trade fairs, exhibitions, advertising; and then used as gifts or donation to overseas organizations and individuals;
a.4) Organizations or individuals appointed by the State to work or study abroad or Vietnamese traveling abroad, in addition to the standard baggage for individual exit, if carrying goods for gifts or donation to overseas organizations or individuals, are also entitled to the standard rates of consideration of export tax exempt for goods, gifts or donation;
a.5) Sample goods of organizations or individuals in Vietnam sent to overseas organizations or individuals.
Goods as gifts, donation or samples with a value not more than 30 (thirty) million dongs for organizations considered as exempted from export tax.
The case of goods as gifts, donation or samples with a value not exceeding 01 (one) million dongs for individuals or the value of goods exceeds 01 (one) million dongs but the total tax payable amount is under 50 (fifty) thousand dongs shall be free from export tax (free from doing procedures for consideration of exemption of export tax).
b) With respect to imported goods:
b.1) Goods given or donated by overseas organizations or individuals to Vietnamese organizations with value not exceeding thirty (30) million dongs shall be considered for tax exempt.
Vietnamese organizations who are state agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people's armed units.
b.2) Goods given or donated by overseas organizations or individuals to Vietnamese organizations with a value not exceeding 01 (one) million dongs or the value of goods exceeds 01 (one) million dongs but the total tax payable amount is under 50 (fifty) thousand dongs shall be free from export tax (free from doing procedures for consideration of exemption of export tax).
Where goods are written as personal gifts but in fact are donated to an organization (with written confirmation of such organization) and are managed and used by such organization, then the rate of tax exempt consideration is applied as for Goods as gifts or donation from overseas organizations or individuals donated to Vietnamese organizations.
b.3) For the goods of overseas organizations and individuals temporarily imported into Vietnam to be used in fairs, exhibitions or be imported into Vietnam as samples or advertisement, but then not be re-exported and instead used as gifts, donation or souvenirs to Vietnamese organizations and individuals: considered for tax exemption for the goods used as gifts or souvenirs to visitors of trade fairs and exhibitions with a value less than 50 (fifty ) thousand dongs/ item and the total value of import shipment used for gifts or donation does not exceed ten (10) millions.
b.4) Goods of overseas organizations and individuals permitted to be imported into Vietnam for the purpose of making awards in competitions in sport, culture, arts ...: considered for tax exemption for the goods with a value not exceeding 02 (two) million dongs/ award (for individuals) and 30 (thirty) million dongs/ prize (for organizations) and the total value of import shipment used as prizes does not exceed the total value of the prizes in kind.
b.5) For individuals entering Vietnam, in addition to the standard personal baggage he/she shall be exempted from tax for the goods carried along to offer as gifts, donation or souvenirs which value not exceeding 01 (one) million dongs or the value of goods exceeds 01 (one) million dongs but the total tax payable amount is under 50 (fifty) thousand dongs (free from doing procedures for consideration of export tax exemption).
b.6) Goods of other cases referred to in clauses 1, 3, 4 and 17 of Article 100 of this Circular which must be re-exported, but instead used by overseas organizations and individuals to offer as gifts or donation (the goods imported under conditions must be permitted by competent state authority) to Vietnamese organizations and individuals, with a value not exceeding thirty (30) million dongs in case of organization, not exceeding 01 (one) million dongs in case of individual, shall be considered for tax exempt. Where the value of goods donated to individuals does not exceed 01 (one) million dongs or the value of goods exceeds 01 (one) million dongs but the total tax payable amount is under 50 (fifty) thousand dongs, then such goods are free from doing procedures for consideration of export tax exemption.
b.7) Samples of overseas organizations and individuals sent to Vietnamese organizations and individuals are applied with tax exempt consideration rates which is not more than thirty (30) million dongs for organizations, and tax exempt rate not exceeding 01 (one) million dongs for individuals or the value of goods exceeds 01 (one) million dongs but the total tax payable amount is under 50 (fifty) thousand dongs.
c) Goods as gifts or donation with a value exceeding tax exempt consideration rates or tax exempt rates as mentioned above shall subject to tax payment for the excess. Only the following cases shall be considered for tax exemption for the entire shipment value:
c.1) The units receiving gifts or donation being administrative or non-productive bodies or social organizations or agencies operating by allocated budgets who are permitted by their governing bodies to accept the gifts or donation shall be considered for tax exempt in each specific case. In this case the unit must write up the allocated budget property including taxes, value of gift or donation shipment and must manage and use it duly in accordance with current regulations on management of agency assets allocated from budget;
c.2) Goods as gifts or donation for the purpose of humanity, charity or scientific research;
c.3) Overseas Vietnamese sending medicine to their relatives in Vietnam who are families having merits with the revolution, or are war invalids, martyrs, elderly and helpless people who are certified by local governments.
5. Tax exempt goods in accordance with international agreements of which Vietnam is a member.
Article 105. Dossier for tax exempt consideration
The dossier for tax exempt consideration include
1. Customs dossier as instructed in this Circular: submitting 01 copy;
2. Other papers, depends on each specific case below:
a) A written request for tax exemption of organizations and individuals who use the exported or imported goods (except the case in point b of this clause), specifying the type of goods, value, tax amount, reasons for tax exempt consideration, customs declaration; in case of various types of goods from many different customs declarations, then a list of goods and customs declarations for tax exempt consideration must be made; a commitment on accurate declaration, on provision of proper files and on use of tax exempt for right purpose: 01 original must be provided;
b) A written request for tax exemption by the Ministry of Defense, Ministry of Public Security or the units authorized or decentralized by the Ministry of Defense, Ministry of Public Security (in which specifying: Goods imported for security or national defense under the central or local budget; quantity, type and value of imported goods of each item on the List approved by the Ministry of Defense, Ministry of Public Security, and agreed with the Ministry of Finance from early period of the year – no later than 31 March each year, the Department of Defense, the Ministry of Public Security shall register the import plan with the Ministry of Finance; The tax amount, the customs declaration; In case of various types of goods from many different customs declarations, then a list of goods and customs declarations for tax exempt consideration must be made; a Commitment on accurate declaration, on provision of proper files and on use of tax exempt for right purpose) including the reconciliation monitoring sheet for imported goods with special purposes for direct service to the security or national defense: 01 original of the official letter; 01 original of the reconciliation monitoring sheet shall be submitted;
c) Import entrustment contract (in case of import entrustment) or tender winning notice together with a goods supply contract (in case of import through bidding), which specifying the payment price excluding the import duty: submit 01 copy;
d) Decision that approves the scientific research subject and the List of goods need to be imported to implement the subject issued by the Specialized management Ministry with respect to the goods imported for direct service to scientific research: submit 01 original of decision on approval, 01 copy of the List of goods need to be imported to implement the subject together with the original for comparison (in case of multiple imports, a reconciliation monitoring sheet must be included);
e) Decision that approves the projects on equipment investment and the List of equipment need to be imported issued by the Ministry of specialized management with respect to imported goods for special purposes used for direct service to the education or training: submit 01 original (in case of multiple imports, a reconciliation monitoring sheet must be included);
g) International agreements of which Vietnam is a member: submitting 01 copy; documents of relevant State agencies on certification of duty free scope and goods under international agreements: 01 original in case of requesting for tax exemption under International treaty;
h) With respect to Goods as gifts, donation or samples:
h.1) Notice or decision or agreement on the offer or donation of goods; notice or agreement on delivery of samples: submit 01 copy;
h.2) Certificates of the People's Committees of communes or wards for cases of relatives being families having merits with the revolution, or war invalids, martyrs, elderly and helpless people who receive the gifts as medicine from overseas Vietnameses: submitting 01 original;
h.3) Power of attorney to do customs procedures of the organization or individual who receives the gifts, donation or samples in case of Goods as gifts, donation or samples for which customs procedures is made by the attorney: submitting 01copy;
h.4) Documents of competent State agencies approving the non re-export of goods temporarily imported for re-export to make gifts, donation to Vietnamese organizations and individuals (for the cases that need approvals); invoices or delivery forms of the goods offered or donated; sheet of handover of goods between the offering or donating entity and the recipient of gifts or donation in case of Goods as gifts or donation from tax-exempt import entities in the form of temporary import – re-export: submitting 01 copy;
h.5) Confirmation of the governing agency on approval for acceptance and use of duty free goods in case of gifts or donation given to administrative agencies, mass organizations operating by State allocated funds that have values exceeding the rates for tax exemption consideration.
i) Other documents relate to the determination of tax amounts considered for exemption: submitting 01 copy;
k) List of documents and dossier requesting for tax exempt consideration.
Article 106. Procedures and order for tax exempt consideration
1. Submission and receipt of tax exempt consideration dossier
a) Taxpayers shall determine themselves the tax exemption amounts for cases eligible for tax exemption; submit the files to customs authorities having authority to tax exemption under the provisions in Article 107 of this Circular. Where the tax exempt authority is of the Ministry of Finance, taxpayers shall determine the amount of tax exemption and filing the tax exemption request to the General Department of Customs;
For imported goods that are entitled to tax exemption, the time limit for filing tax exemption request shall be no later than 15 working days from the date of customs clearance or release of goods.
b) In case the tax exemption request is directly filed at the customs authority, the customs authorityrs shall receive and stamp the acknowledgment receipt of the file, record the time of file receipt and note the number of documents in the file.
c) In case the tax exemption request is filed through the post, the customs authorityr shall affix the stamp and record the date of file receipt in the archives of the customs authorities.
d) Where the tax exemption request is filed through electronic transactions, then the receipt, check, acceptance of tax exemption file shall be conducted by customs authorities through the electronic data processing system.
2. Customs authority shall check the tax exempt files declared by taxpayers and handle as follows:
a) Notify taxpayer if the file is incomplete within 03 working days from the date of receipt of file for completion of the file;
b) Issue decisions on tax exemption in accordance with regulations or notify the taxpayer about the reasons of not eligible to tax exemption, the tax payable amount within 15 working days from the date of receipt of complete dossier and apply penalties in accordance with current regulations (if any); in case of need of on-site inspection to have grounds to settle the dossier, such time limit may be extended up to 50 days, from the date of receipt of complete dossier.
3. Based on the tax exempt decision, the customs authority where the customs declaration is registered shall discharge the exempted amount, affix seal on the original customs declaration stored in the unit and the original customs declaration kept by taxpayer: "The goods are exempt from tax under Decision no. ... dated ...........…... of .." (Sample of seal as sample no. 14/MDHT/2013 of Appendix II attached herewith).
4. For taxpayers being enterprises eligible to priority consideration for tax exemption under international treaties, the customs authorities shall apply temporary tax exempt in accordance with declarations of such enterprises, not accounted for in KT559 system and open a book for tracking of temporary tax exemption.
Every 06 month, the enterprise shall make finalization with the customs authority on the duty free imported goods. The enterprise shall prepare a statistics on the number of import declarations (without submission of customs declarations), the tax exempt amount ... within 06 months and proofs of subject to tax exemption in accordance with International treaties as provided in Article 105 of this Circular to the customs authority where the goods are imported.
Based on the finalization results, the customs authority shall issue the official tax exempt decision to taxpayer in accordance with regulations.
Article 107. Authority in tax exempt consideration
1. The Ministry of Finance shall consider tax exempt for the cases of:
a) Goods as gifts or donation to administrative or non-productive agencies, social agencies with value exceeding the rates of tax exempt;
b) Goods as gifts or donation for the purpose of humanity, charity or scientific researches.
2. The General Department of Customs shall consider tax exempt for the goods imported to serve the purpose of security, national defense, scientific research or education and training.
3. The Department of Customs shall handle the tax exempt for goods with value not exceeding 01 (one) million dongs for individuals or goods with value exceeds 01 (one) million, but the total tax payable amount is under 50 (fifty) thousand dongs as specified in points b.2, b.5, b.6 clause 4 of Article 104 of this Circular.
4. The Departments of Customs of provinces and cities shall directly conduct tax exempt consideration for the remaining cases.
Section 5. CONSIDERATION OF TAX REDUCTION - PROCEDURE FOR CONSIDERING TAX REDUCTION
Article 108. Cases in which tax reduction is considered
If exported and imported goods under the supervision of the customs authority are damaged or lost, a tax reduction in proportion to the loss assessed by a competent authority shall be considered.
Article 109. Application for tax reduction
1. The customs dossier specified in this Circular: 01 photocopy.
2. A written request for tax reduction made by the taxpayer, specifying the categories of goods, quantity, value, tax, reasons for tax reduction, and customs declarations (if various goods are stated on different customs declarations, the goods and customs declarations must be enumerates); the commitment to make accurate statements and provide adequate documents: 01 original.
3. The certificate of assessment issued by an assessment service provider of the quantity of goods that are lost or the actual loss ratio of exported or imported goods: 01 original.
4. The insurance contract: 01 photocopy.
5. A contract/agreement on compensation of the insurer or courier (if loss is caused by the courier): 01 photocopy.
If exported or imported goods are eligible for tax reduction in Clause 1 Article 108 of this Circular but no insurance is purchased, the documents in Clause 4 and Clause 5 of this Article are excluded.
6. A list of documents in the application.
Article 110. Procedure for considering tax reduction
The procedure for considering tax reduction is similar to the procedure for considering tax exemption.
Article 111. The power to consider tax reduction
The Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered has the power to consider tax reduction.
Section 6. CASES OF TAX REFUND, PROCEDURE FOR TAX REFUND
Article 112. Cases in which tax is refunded
Tax refund shall be considered in the following cases:
1. The goods on which import tax has been paid but are still kept at the checkpoint and under the supervision of the customs authority, then re-exported;
2. The goods on which export or import tax has been paid are not exported or imported in reality;
3. A smaller amount of goods, on which export or import tax has been paid, is exported or imported in reality;
4. Goods are imported for delivering or selling to foreign buyers via agents in Vietnam; goods imported for selling to vehicles of foreign couriers on international routes through Vietnam’s ports, and to Vietnam’s vehicles on international routes as prescribed by the Government;
5. Imported goods, on which import tax has been paid, that are used for export production or exported to free trade zones shall receive a refund in proportion to the amount of goods exported in reality. Export tax on exported goods that are proved to be completely made of imported raw materials is exempt. In particular:
a) Exported goods are completely made of imported raw materials are exempt from export tax. If exported goods are made of both imported and domestic materials, a tax in proportion to the amount of domestic materials that are used for export production shall be collected at the rate of export tax on such article.
b) The raw materials eligible for import tax refund:
b.1) Imported raw materials (including components, semi-finished products, packages) that directly constitute the exported products;
b.2) Raw materials participating in the manufacture of exported goods but do not constitute the goods such as paper, chalk, markers, pins, ink, paint, brush, frame, polish, etc;
b.3) Finished products imported to be combine with exported products (packed with exported products made of imported raw materials or domestic raw materials ) for export to abroad;
b.4) Imported components and parts used for warranty of exported products;
b.5) Sample products that are used for export production and returned to the foreign customers after the contract is performed.
c) Cases in which tax refund is considered:
c.1) The company imports raw materials to produce exported goods or hires processing domestically (including processing in free trade zones), overseas, or cooperates in export production and take products to export;
c.2) The company import raw materials to produce goods that are sold to the domestic market, then finds an export market and use such raw materials for export production, and actually export products (the maximum permissible period from the date registration of the declaration of imported raw materials is registered to the date of registration of the declaration of exported products made of the raw materials in the import declaration is 02 years);
c.3) When the company imports raw materials (except for finished products) to perform a processing contract (the raw materials are imported by the company itself, not provided by the foreign party), the refund of import tax shall be considered when products are actually exported similarly to imported raw materials for export production;
c.4) The company imports raw materials for producing exported products, then uses such products to process exported goods under a processing contract sign with a foreign party;
c.5) The company imports raw materials for production, then sells the products (finished or unfinished) to another company for further processing. After the latter exports its products, the former shall receive a refund of import on the amount of raw materials the latter used for producing the exported products if the following conditions are all satisfied:
c.5.1) The seller and the buyer pay VAT using deduction method; the company has registered and been issued with a tax code, has invoices for trade of goods;
c.5.2) Payment for exported goods is made by bank transfer as prescribed by the State bank of Vietnam;
c.5.3) Products are exported within 01 year (365 days) from the import of raw materials (from the registration date of the customs declaration of imported goods to the registration date of the declaration of exported goods).
After 365 days, the customs authority where the procedure for tax refund/tax cancellation shall notify the General Department of Customs, the General Department of Customs shall request the Ministry of Finance to handle on a case-by-case basis.
c.6) When company imports raw materials for production, then sells the products (finished or unfinished) to another company for export as knock-down kits, a refund of import tax in proportion to the quantity of exported products (knock-down kits) shall be considered if the conditions in Point c.5 of this Clause and the following conditions are all satisfied:
c.6.1) The product made of imported raw materials is one of the parts, components of an exported knock-down kit.
c.6.2) The company buys such product to combine it with the parts, components they produce to constitute an exported knock-down kit.
c.7) The company imports raw materials for production, then sells the products (finished or unfinished) to another exporter. After the exporter exports the products, the importer of raw materials shall receive a refund of import tax in proportion to the amount of exported products if the conditions in Point c.5 of this Clause are all satisfied.
c.8) The company that imports raw materials for production, then sells the products to a foreign trader but delivers them to another company in Vietnam at the request of the foreign trader shall receive a refund of import tax on raw materials for export production. In particular:
c.8.1) Conditions for refund of tax on imported raw materials:
c.8.1.1) The goods imported domestically must be used for production or processing under a processing contract with a foreign party (the customs authority shall monitor tax administration of the domestic importer);
c.8.1.2) The declaration of domestic export-import must satisfy the conditions below:
The customs declaration is sufficient certified, bears the signatures and seals of 04 parties: the exporter, the importer, the customs that carries out the export procedure, the customs that carries out the export procedure.
When registering the domestic import, the declaration shall be registered as export production or export processing if the domestic importer uses the goods for export processing.
c.8.2) If the customs authority has collected import tax when the company imports raw materials to Vietnam, then collects import tax on the domestically imported products from the domestic importer, the importer of raw materials for export production shall receive a refund of the import tax on raw materials after the domestic importer pays the import tax on the domestically imported products (except for the conditions in Point c.8.1.1 of this Clause).
c.9) Raw materials are imported for producing the exported products mentioned in Points c.1 - c.7 of this Clause; the products have been exported in reality but have not been sold and are kept at the company’s warehouse overseas, or sent to an overseas bonded warehouse or transshipment port.
c.10) Raw materials are imported for producing the exported products mentioned in Point c.1 - c.7 of this Clause; the products are exported to a free trade zone in reality in stead of to abroad (except for export processing companies, export-processing zones, bonded warehouses). A refund of import tax in proportion to the amount of goods used in the free trade zone or exported to abroad in reality shall be given if the customs authority certifies that goods are exported to abroad or used in the free trade zone in reality.
d) The quantity of imported raw materials for considering import tax refund or exemption are the actual consumption of raw materials for manufacture of the goods that are exported in reality, including the amount of waste and scrap collected during the production.
d.1) The procedures for notifying the quantity of imported raw materials for export production and registering export production are guided in Article 37 of this Circular.
d.2) If a type of raw materials is imported for producing two or more types of products (such as uncracked nuts are imported for producing kernels class I and kernels class II) but only one type is exported, the company shall make tax statement (if any) on the proportional amount of raw materials that are not exported.
The refund of import tax is calculated as follows:
Refund of import tax (on goods exported in reality) |
= |
Value of exported products |
X |
Total import tax on raw materials |
Total value of products collected |
Where:
- The value of exported products equals the quantity of products that are exported multiplied by (x) the dutiable values of exported goods;
- Total value of products collected is the sum of value of exported products, the revenues from the domestic sale of products (including collected waste and scrap beyond the limit exclusive of output VAT).
If the company imports a type of raw materials to produce two products or more (such as import wheat to produce wheat flour, wheat bran, and wheat husk); some of them are used for further export production, some of them are sold to the domestic market (e.g. wheat bran and wheat husk are sold to the domestic market; wheat flour is used to produce instant noodles for export, then:
+ The amount of raw materials purchased at home must be excluded when calculating the value of exported products and total value of products collected (example: apart from wheat flour, exported instant noodles are made of ancillary materials that are purchased at home such as flavorings, spices, packages, etc.)
+ To exclude the amount of ancillary materials that constitute the exported products, the company shall quantify the amount of ancillary materials and notify it to the customs authority where the import procedure is carried out, and take responsibility for the accuracy of such quantity. If the quantity is questionable, the authority that considers tax refund may request for assessment from a specialized agency, or cooperate with a local tax authority (that issued the tax code to the company) to carry out an inspection at the company to verify the quantity, which is the basis for considering the tax refund.
d.3) The waste and scrap sold to the domestic market shall be handled as follows:
d.3.1) The collected waste and scrap within the limit during the production of goods from imported raw materials (e.g. nut husk during production of kernels) are exempt from import tax. If the taxpayer sells such waste and scrap, they are still exempt from import tax. Other tax such as VAT and corporate income tax must be stated and paid as prescribed;
d.3.2) Import tax on the proportion of waste and scrap beyond the limit shall be paid. Tax shall be stated and paid in accordance with Clause 8 Article 11 of this Circular.
e) If raw materials are imported for export production and the products are exported by the deadline for paying tax, the import tax on the amount of raw materials in proportion to the amount of goods exported in reality is exempt.
6. For goods temporarily imported for re-export or goods temporarily exported for re-import and goods imported on behalf of the foreign party and then re-exported, import and export tax on which has been paid, including imported goods that are re-exported to free trade zones (for internal use within the free trade zone or for export to another country; except for goods that are re-exported to special economic zones, industrial-commercial zones, and other economic zones decided by the Ministry of Finance), a refund of import or export ax shall be considered; import tax upon re-import and export tax upon re-export are exempt (except for the cases of tax exemption specified in Clause 1 Article 100 of this Circular).
The temporarily imported goods that are re-exported, temporarily exported goods that are re-imported by the deadline for paying tax are exempt from import tax or export tax on the amount of goods re-exported or re-imported in reality.
7. The refund of export tax on exported goods that must be re-imported to Vietnam shall be considered. Import tax is exempt.
a) Condition for refund of export tax and exemption of import tax:
a.1) Goods are re-imported to Vietnam within 365 days from the date of registration of the export declaration;
After 365 days, the customs authority where the procedure for tax refund/tax cancellation shall notify the General Department of Customs, the General Department of Customs shall request the Ministry of Finance to handle on a case-by-case basis.
a.2) Goods have not been processed, repaired, or used overseas;
b) If exported goods processed by the Vietnamese company under a contract with a foreign partner, the import tax on raw materials of which has been exempt, must be re-imported to Vietnam for repair or recycling, then re-exported to the foreign partner, the customs authority that monitor the initial processing contract shall keep monitoring until all recycled goods are re-exported.
For recycled goods that are not exported:
b.1) If goods are sold to the domestic market, tax shall be stated and paid similarly to processed goods for domestic export and import;
b.2) Tax on goods that must be destructed, allowed to be destructed in Vietnam, and are already destructed under the supervision of a customs authority is exempt similarly to destructed waste and scrap.
c) If exported goods are made of imported raw materials, the goods temporarily imported for re-export (eligible for tax refund upon export) that must be re-imported to Vietnam without recycling and re-export:
c.1) The company shall not receive a refund (or cancellation - if tax has not been paid) of the tax on the amount of raw materials imported for producing the goods that must be re-imported or the goods that are re-exported but then re-imported.
c.2) If the customs authority has refunded or decided to cancel the tax on the amount of raw materials imported for producing the goods that must be re-imported or the goods that are re-exported but then re-imported, the taxpayer must repay the tax that was refunded or exempt.
d) If the exported goods are re-imported to Vietnam by the deadline for paying export tax, the corresponding export tax on the amount of goods re-imported in reality is exempt.
8. For imported goods that must be returned to the foreign goods owners or re-exported to a third country or re-exported to a free trade zone (for internal use within the free trade zones) or re-exported to abroad; except for goods exported to special economic zones, economic - industrial zones and other economic zones decided by the Ministry of Finance), the refund of import tax on the amount of goods exported in reality shall be considered. Export tax is exempt.
a) Condition for refund of import tax and exemption of export tax:
a.1) Goods are re-exported to abroad or to a free trade zone within 365 days from the date of the import;
After 365 days, the customs authority where the procedure for tax refund/tax cancellation shall notify the General Department of Customs, the General Department of Customs shall request the Ministry of Finance to handle on a case-by-case basis.
a.2) Goods have not been processed, repaired, or used in Vietnam.
a.3) If imported goods are not consistent with the contract, it is required to have a notification of goods assessment result made by an organization competent to assess imported goods. The company shall state and pay import tax on the goods sent by the foreign party to replace the goods returned;
a.4) The goods that are exported to a free trade zone (except for goods exported to export-processing zones, export processing companies, bonded warehouses, special economic zones, economic - industrial zones and other economic zones decided by the Ministry of Finance) shall be inspected by the customs authority to determined whether they are used within the free trade zone or exported to abroad in reality.
b) If imported goods are re-exported by the deadline for paying import tax, the corresponding import tax on the amount of goods re-exported is exempt.
9. When machinery, equipment, instruments, or vehicles are temporarily imported for re-export (except for hired ones) to serve projects, construction, installation, production, then re-exported from Vietnam or to a free trade zone (for internal use within the free trade zone or export to another country), the import tax that was paid shall be refunded.
The amount of import tax being refunded is determined based on the remaining value of them when they are re-exported after the period during which they are used and stored in Vietnam (from the registration date of the declaration of temporary import to the registration date of the declaration of re-export. if no value remains, tax shall not be refunded. In particular:
a) If imported goods are new (unused):
Period of use and storage in Vietnam |
Refundable import tax |
6 months or shorter |
90% of import tax paid |
Over 06 months to 1 year |
80% of import tax paid |
Over 1 year to 2 years |
70% of import tax paid |
Over 2 year to 3 years |
60% of import tax paid |
Over 3 year to 5 years |
50% of import tax paid |
Over 5 year to 7 years |
40% of import tax paid |
Over 7 year to 9 years |
30% of import tax paid |
Over 9 year to 10 years |
15% of import tax paid |
Over 10 years |
No refund |
a) If imported goods are old (used):
Period of use and storage in Vietnam |
Refundable import tax |
6 months or shorter |
60% of import tax paid |
Over 06 months to 1 year |
50% of import tax paid |
Over 1 year to 2 years |
40% of import tax paid |
Over 2 year to 3 years |
35% of import tax paid |
Over 3 year to 5 years |
30% of import tax paid |
Over 5 years |
No refund |
If the importer fails to re-export the temporarily imported machinery, equipment, instruments, and vehicles by the deadline, and is permitted by the Ministry of Industry and Trade (or a competent authority) to transfer them to another entity in Vietnam, the transfer is not considered export and import tax shall not be refund. The transferee or the buyer shall not pay import tax. When they are re-exported from Vietnam, the initial importer shall receive an import tax refund as guided in this Clause.
10. If goods sent by an overseas organization or individual to an organization or individual in Vietnam by post or express mail and vice versa, the tax on which has been paid by the service provider, cannot be delivered to the recipient and must be re-exported, re-imported, confiscated or destructed as prescribed by law, the tax paid shall be refunded according to the Joint circular No. 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC dated May 25, 2004 of the Ministry of Post and Telecommunications and the Ministry of Finance on responsibility for and cooperation in customs supervision and inspection of imported and exported mails and parcels sent by post and express mail.
11. Where regulations on customs are violated and goods under the supervision of the customs that are evidence of the violations are confiscated by a competent authority, the violator shall receive a refund of the export or import tax that was paid.
12. If the exported or imported goods on which tax has been paid are granted tax exemption or tax refund by a competent authority, a refund shall be given.
13. For the exported or imported goods under the supervision of the customs authority, if the customs declaration has been registered but violations are found during inspection and goods must be destructed, the customs authority shall issue a decision on exemption import tax or export tax (if any). The penalties for improper export and import of goods that lead to their destruction shall be imposed in accordance with current law. The customs where the customs declaration of exported or imported goods is registered shall keep documents about the destructed goods and cooperate with relevant authorities in supervising the destruction in accordance with current law.
14. The cases in which a refund of import or export tax is smaller than 50,000 VND for an application for tax refund, the customs authority shall not give the refund.
Article 113. Application for refund of imported tax on goods that are still kept at the checkpoint under the supervision of the customs, then re-exported to abroad.
1. A written request for refund of paid tax, specifying the goods, tax, tax receipts (number, date); reasons for tax refund, the customs declaration (if various categories of goods are stated in multiple declarations, the declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
2. The customs declaration of the imported goods that has tax calculation: 01 original copy;
3. The customs declaration of exported goods that have undergone customs procedure, certifying that exported goods in the import declaration being kept at the checkpoint under the supervision of the customs authority are exported: 01 original copy. Other papers proving the actual export of goods mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
4. A list of documents in the application for tax refund.
Article 114. The application for refund of tax on goods meant to be exported or imported, on which export or import tax has been paid, but are not exported or imported in reality
1. The papers mentioned in Clause 1 and Clause 4 Article 113 of this Circular;
2. The customs declaration of exported goods that is certified by the customs that goods are not exported in reality: 01 original copy.
3. The customs declaration of imported goods that is certified by the customs that goods are not imported in reality: 01 original copy.
Article 115. The application for refund of tax on goods meant to be exported or imported, on which export or import tax has been paid, but a smaller amount is exported or imported in reality
1. The papers mentioned in Clause 1 and Clause 4 Article 113 of this Circular;
2. The declaration of exported goods that have undergone customs procedure, on which the amount of goods exported in reality is certified by the customs: 01 original copy. Other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
3. The declaration of imported goods that have undergone customs procedure, on which the amount of goods imported in reality is certified by the customs: 01 original copy.
4. Commercial invoice under the sale contract: 01 photocopy;
5. Other papers proving that a smaller amount of goods is exported or imported in reality.
Article 116. Application for refund of tax on goods that are imported for delivering or selling to foreign buyers via agents in Vietnam; goods imported for selling to vehicles of foreign couriers on international routes through Vietnam’s ports, and to Vietnam’s vehicles on international routes as prescribed by the Government
1. For general cases:
a) The papers mentioned in Clause 1 and Clause 4 Article 113 of this Circular;
b) A written permission of the Ministry of Industry and Trade for the import (if the license for the import of goods issued by the Ministry of Industry and Trade is compulsory): present the original copy;
c) The declaration of the imported goods that have undergone customs procedure: 01 original copy;
d) Sale invoice: 01 photocopy;
e) The declaration of exported goods that have undergone customs procedure (if goods are exported at another place than the place of import): 01 original copy. Other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
g) The agent contract and contract or agreement on goods supply: 01 photocopy;
h) Receipts for payment for exported goods: submit 01 photocopy and present the original copy for comparison. If the shipment is paid in installments, 01 list of payment receipts shall be submitted.
2. For imported goods being beverage on international flights:
a) The papers mentioned in Point a, Point b and Point c Clause 1 of this Article;
b) The note of delivery of beverage to international flights, which is certified by the customs at the airport: 01 photocopy.
3. For goods imported via a wholesaler (e.g. oil, gas, etc.), are allowed to be sold to a ship supplier, and then sold to foreign ships that have paid import tax, import tax shall be refunded after goods are sold to foreign ships:
a) The papers mentioned in Clause 1 of this Article;
b) Sale contract and sale invoices issued to the ship supplier: 01 photocopy;
c) Certification made by the ship supplier of the quantity and value of goods purchased from the wholesaler that supply for the foreign ship in reality, enclosed with a list of receipts for payments made by the foreign ship: submit 01 original copy. The supplier is responsible for their certification.
Article 117. Application for refund of tax on goods imported for manufacture of goods that are exported to abroad or to free trade zones, are used in free trade zones or exported to abroad in reality, on which export tax has been paid.
1. If the company import raw materials for export production or has them processed domestically (even in free trade zones) or overseas; or cooperates in export production or buying goods for export.
a) General documents:
a.1) A written request for refund or cancellation of tax on raw materials imported for export production, specifying the amount and value of imported raw materials used for export production in reality; the amount of import tax that was paid, number and date of tax receipt, quantity of exported goods; requested amount of import tax being refund or exempt (if various categories of goods are stated in different customs declarations, the customs declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
a.2) The declaration of imported raw materials that have undergone customs procedure: 01 original copy (not applicable to electronic customs declarations);
a.3) The declaration of exported goods that have undergone customs procedure: 01 original copy; the export contract: submit 01 photocopy and present the original for comparison (if goods are exported at another place than the place where raw materials are imported); other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
a.4) The contract for import, the contract for entrustment of export or import if the export or import is entrusted (using the copy kept by the customs authority is stead of the copy kept by the taxpayer): 01 photocopy;
a.5) Receipts for payment for raw materials imported for export production (if the 275-day time limit is applicable); receipts for payment of exported goods: submit 01 photocopy and present the original for comparison. If the shipment is paid in installments, 01 list of bank transfer confirmations shall be submitted;
a.6) A contract for cooperation in export production (if any): 01 photocopy;
a.7) A notification of quantity: 01 original copy;
a.8) A list of declarations of exported products (the form No. 56/HSHT-KTT/SXXK in Appendix III to this Circular): 01 original copy;
a.9) A report on the consumption of imported raw materials (the form No. 57/HSHT-KTT/SXXK in Appendix III to this Circular): 01 original copy;
a.10) A report on calculation of tax on imported raw materials (the form No. 58/HSHT-KTT/SXXK in Appendix III to this Circular): 01 original copy;
a.11) A list of documents in the application for tax refund.
b) Apart from the papers in Point a of this Clause, the following papers are required if goods are imported for export production but then exported to a free trade zone or to abroad for processing, then products are imported for further processing and/or export:
b.1) The declaration of raw materials exported for processing, which have undergone customs procedure: 01 original copy; other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
b.2) The declaration of goods imported from the free trade zone or from abroad, which have undergone customs procedure: 01 original copy;
b.3) A processing contract with a company in the free trade zone or a foreign party: 01 photocopy.
2. If the company imports raw materials for manufacture of goods for sale in Vietnam, then finds an export market and uses such raw materials for export production, then exports such products to abroad within 02 years from the registration date of the declaration of imported raw materials:
The application for tax refund/tax cancellation is similar to guidance in Clause 1 of this Article:
3. For raw materials (except for finished products) imported by the company to a processing contract, not supplied by the foreign party, the application consists of:
a) A written request for refund or cancellation of tax on the raw materials imported for processing exported goods, specifying the products, quantity, value of imported raw materials, import tax that was paid, tax receipts (numbers and dates), the quantity of products exported in reality, the amount of refund or exemption requested (if various categories of goods are stated in different declarations, the declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
b) The declaration of goods processed for export, which have undergone customs procedure: 01 original copy; other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
c) A processing contract signed with the foreign customer, specifying the names and quantity of raw materials supplied by the processing company: 01 photocopy;
d) The papers mentioned in Points a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 Clause 1 of this Article.
4. The company that imports raw materials for manufacture of products, then uses such products to process exported goods under a processing contract sign with a foreign party shall submit:
An application similar to the case mentioned in Clause 1 of this Article, among which:
a) The export contract is replaced with a processing contract. The contract to buy products used for the processing contract and the processing contract may be included in the same contract: 01 photocopy;
b) A sheet of quantity of raw materials imported for manufacture of products that are used for processing and quantity of raw materials used for manufacture of exported products under the concluded processing contract: 01 original copy;
c) A statement of quantity of products manufactured and used for processing in reality: 01 original.
5. If the company imports raw materials for manufactures of products that are sold to another company for further processing and export, the application consists of:
a.1) A written request for refund or cancellation of import tax, specifying the amount and value of imported raw materials used for manufacture of products that are sold to another company for further processing and export; the quantity of goods that were sold; the quantity of products that were exported; the amount of import tax that was paid, numbers and dates of tax receipts, requested amount of import tax being refund or exempt (if various categories of goods are stated in different customs declarations, the customs declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
b) The declaration of exported goods that have undergone customs procedure: 01 original copy; an export contract: submit 01 photocopy and present the original for comparison (if goods are exported at another place than the place where goods are imported); other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
If the exported goods mentioned in this Clause are made of multiple sources of materials and imported at various customs units, the application for tax refund or cancellation may use an authenticated photocopy of the export declaration, which is provided by the exporter. The authentication of the photocopy of the export declaration shall comply with the guidance of the General Department of Customs.
c) Sale invoices between two companies: 01 photocopy; a list of sale invoices: 01 original copy;
d) A sale contract between the importer and the company that processes exported goods, specifying that goods are used for export processing; receipts of payment for goods: 01 photocopy;
e) A processing contract or export contract between the company that processes exported goods with the foreign customer: 01 photocopy;
g) A statement made by the exporter of total amount and the amount of products necessary for the manufacture of an exported product;
h) An import contract signed with the foreign trader of the domestic importer;
i) The papers mentioned in Points a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 Clause 1 of this Article.
6. If the company imports raw materials for manufactures of products that are sold to an exporter and the products are already exported, the application consists of:
a.1) A written request for refund or cancellation of import tax, specifying the amount and value of imported raw materials; the amount of import tax that was paid, tax receipts (numbers and dates); quantity of products that were sold to the exporter, quantity of products that were exported, requested refund or exemption of import tax (if various categories of goods are stated in different customs declarations, the customs declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
b) The sale contract and sale invoices of the company that sells products to the exporter: 01 photocopy;
c) The papers mentioned in Points a.2, a.3, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 Clause 1 of this Article.
7. If the company imports raw materials to produce goods that are sold to a foreign trader, then delivers them to another company in Vietnam at the request of the foreign trader for export processing, the application consists of:
a) A written request for refund or cancellation of import tax, specifying the quantity, value of raw materials imported for manufacture of goods that are sold to the foreign buyer in comparison with the categories and quantity of exported goods in the declaration of domestic export, including: numbers of import declarations, goods names, quantity and value of imported raw materials, quantity of products that were exported, import tax that was paid, numbers and dates of tax receipts, requested amount of tax refund or exemption (if various categories of goods are stated in different declarations, the declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
b) The export invoice(the stubs kept by the buyer) issued by the exporter: 01 photocopy;
c) The declaration of domestic export-import that has undergone customs procedure: 01 original copy;
The declaration of domestic export-import is only used for applying for tax refund/tax cancellation if the domestic importer registers the declaration in the form of export production or processing for further processing and export to abroad.
d) The sale contract requiring the exporter to deliver goods in Vietnam, the sale contract or processing contract that require the importer to receive goods in Vietnam: 01 photocopy;
e) The papers mentioned in Points a.2, a.4, a.5, a.7, a.8, a.9, a.10, a.11 Clause 1 of this Article.
8. If raw materials imported for export production are already exported to abroad but are still kept at an overseas warehouse, a bonded warehouse, or a transshipment port, the application consists of:
a) The papers mentioned in Clause 1 of this Article;
b) The declaration of goods exported to abroad and the declaration of imported goods issued by the customs of the importing country, showing that the goods are sent to an overseas warehouse, bonded warehouse, or transshipment port: 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
c) Apart from the aforesaid papers, it is required to have:
c.1) A contract to send goods to an overseas bonded warehouse (if goods are sent to an overseas bonded warehouse): 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
c.2) A goods release note or a paper describing the transport in the form of transshipment: 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
9. For raw materials imported for manufacture of goods exported to free trade zones (except for export processing company, export-processing zones, bonded warehouses), apart from the papers mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 of this Article, the declarant shall submit the following papers:
a) The declaration of goods exported to abroad of the company in the free trade zone, which use products made of raw materials imported by the applicant for tax refund: 01 photocopy authenticated by the company in the free trade zone;
b) A summary of quantity of products used in the free trade zone, and the quantity of goods of the company in the free trade zone that are exported to abroad in reality, which have been certified by the supervising customs authority, or an inventory report according to Clause 10 Article 48 and Article 49 of this Circular: 01 photocopy;
c) The production of products that are exported and used in the free trade zone made by the company in the free trade zone, which is certified by the supervisory customs authority.
Article 118. The application for refund of tax on goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import, and goods imported on behalf of the foreign party and then re-exported (except for goods temporarily imported or exported for attending a fair, exhibition, products introduction; the machinery, equipment, professional tools temporarily imported or exported to serve some task such as conventions, conference, scientific research, sports competition, art performance, medical examination and treatment, etc. that are exempt from tax)
1. A written request for refund or cancellation of paid tax, specifying the goods, tax, tax receipts (number, date); reasons for tax refund/tax cancellation, the customs declaration (if various categories of goods are stated in multiple declarations, the declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
2. A sale contract with the buyer or the seller, or an import entrustment contract with the foreign party: 01 photocopy;
3. The declaration of the imported goods that have undergone customs procedure: 01 original copy;
4. The customs declaration of exported goods that have undergone customs procedure: 01 photocopy (if goods are exported at another place than the place where goods are imported); other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
5. Apart from the aforesaid papers, the following papers are also required if goods temporarily imported and goods imported on behalf of the foreign party and then exported to free trade zones (except for export processing companies, export-processing zones, bonded warehouses, which submit the applications prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, of this Article):
b) An inventory report specified in Clause 10 Article 48 of this Circular: 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
a) The declaration of goods exported to abroad of the company in the free trade zone: 01 photocopy authenticated by the company in the free trade zone;
c) A summary of quantity of products used in the free trade zone in reality, and quantity of goods of the company in the free trade zone that are exported to abroad in reality, which is certified by the customs authority;
d) The intended quantity of products being exported and used within the free trade zone of the company in the free trade zone, which is certified by the supervisory customs authority (if the company in the free trade zone uses products purchased from a domestic company for manufacture, export, or consumption within the free trade zone).
6. The papers mentioned in Points a.4, a.5, a.11 Clause 1 Article 117 of this Circular.
Article 119. The application for refund of tax goods that are exported but must be re-imported to Vietnam
1. A written request for tax refund and tax cancellation, specifying the tax amount, numbers and dates of tax receipts, reasons, customs declarations, affirmation that goods have not been processed, repaired, or used overseas (if various categories of goods are stated on different declarations, the declarations used for application must be enumerated): 01 original copy.
2. A notification of the foreign customer or an agreement with the foreign customer on the return of goods, specifying the reasons, quantity, and categories of goods that are returned (if goods are returned by the customers according to Clause 4 Article 55 of this Circular): submit 01 photocopy.
If the taxpayer finds that goods are defective and re-imports them, this document may be excluded, but the reasons for re-import must be specified.
3. The declaration of exported goods that have undergone customs procedure: 01 original copy; other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy; the customs dossier of the exported goods: present the original for comparison;
4. The customs declaration of re-imported goods specifying the export dossier under which such goods were exported, the inspection result of the customs authority certifying that the goods re-imported to Vietnam are the goods that were exported (if goods are exported at another place than the place where they are imported): 01 original copy;
If the goods that were exported were exempt from physical verification, the customs authority shall compare the result of inspection of re-imported goods with the export dossier to determine whether the re-imported goods are the goods that were exported;
5. The papers mentioned in Points a.4, a.5, a. 11 Clause 1 Article 117 of this Circular (receipts for payment for exported goods might not be provided if payment has not been made).
6. A sale contract and other papers proving that imported goods are the goods that were exported (if the importer is not the exporter) and papers proving the reasons for tax refund/tax cancellation.
Article 120. Application for refund of tax on goods imported but then returned to the goods owner overseas, or exported to a third country, or re-exported to a free trade zone
1. A written request for tax refund and tax cancellation, specifying the tax amount, numbers and dates of tax receipts, reasons, customs declarations specifying the quantity, categories, values etc. of re-exported goods (if various categories of goods are stated on different declarations, the declarations applied for tax refund shall be enumerated): 01 original copy.
2. An agreement on return of goods to the foreign party (if goods are returned to the foreign party) or an export contract (if goods are exported to a third country or re-exported to a free trade zone), specifying the reasons, quantity, quality, categories, and origins of goods: 01 photocopy.
3. The declaration of exported goods specifying the inspection result, quantity, quality, categories of exported goods, and the import dossier under which the goods are exported: 01 original copy; the customs dossier of the export shipment: present the original for comparison (if goods are exported at another place than the place where they are imported); other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy;
If the imported goods were exempt from physical verification, the customs authority shall compare the result of inspection with the import dossier to determine whether the re-exported goods are the goods that were imported;
4. The customs declaration and customs dossier of imported goods: 01 photocopy enclosed with the original for comparison.
5. VAT invoice: 01 photocopy;
6. The papers mentioned in Points a.4, a.5, a.11 Clause 1 Article 117 of this Circular. If payment has not been made, the payment receipts of exported goods might not be provided.
7. Apart from the aforesaid papers, the following papers are also required if goods imported to Vietnam must be re-exported to a free trade zone (except for export processing companies, export-processing zones, bonded warehouses):
b) An inventory specified in Clause 10 Article 48 of this Circular: 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
a) The declaration of goods exported to abroad of the company in the free trade zone: 01 photocopy authenticated by the company in the free trade zone;
c) A summary of quantity of products used in the free trade zone in reality, and quantity of goods of the company in the free trade zone that are exported to abroad in reality, which is certified by the customs authority;
d) The intended quantity of products being exported and used within the free trade zone of the company in the free trade zone, which is certified by the supervisory customs authority (if the company in the free trade zone uses products purchased from a domestic company for manufacture, export, or consumption within the free trade zone).
8. A sale contract and other papers proving that exported goods are goods that were imported (if the importer is not the exporter) and other papers proving the reasons for tax refund/tax cancellation.
Article 121. Application for refund of tax on machinery, equipment, instruments, or vehicles allowed to be temporarily imported to serve projects, construction, installation, production
1. A written request for refund of tax or tax cancellation, specifying the goods, tax, tax receipts (numbers, dates) the period they are used and retained in Vietnam, the reasons for tax refund, customs declaration (if various categories of goods are stated in multiple declarations, the declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
2. An individual import contract (or agreement) to borrow machinery, equipment, instruments, or vehicles: 01 photocopy;
3. The license to import if it is compulsory: 01 photocopy;
4. The declaration of exported, imported goods having the result of physical verification given by the customs in terms of quantity and categories of goods that are imported or exported in reality: 01 original copy; other papers proving the actual export mentioned in Article 30 of this Circular: 01 photocopy; the customs dossier of the exported, imported goods: present the original for comparison;
5. The papers mentioned in Point a.4 and Point a.11 Article 117 of this Circular;
6. Apart from the aforesaid papers, the following papers are also required if machinery, equipment, instruments, or vehicles, on which import tax has been paid, are allowed to be temporarily imported to serve projects, construction, installation, production, then re-exported to a free trade zone (except for export processing companies, export-processing zones, and bonded warehouses):
b) An inventory report specified in Clause 10 Article 48 of this Circular: 01 photocopy enclosed with the original for comparison;
a) The declaration of machinery, equipment, instruments, and vehicles exported to abroad of the company in the free trade zone: 01 photocopy authenticated by the company in the free trade zone;
c) A summary of quantity of machinery, equipment, instruments or vehicles used in the free trade zone in reality, and quantity of goods of the company in the free trade zone that are exported to abroad in reality, which is certified by customs authority.
Article 122. Application for refund of tax on temporarily imported machinery, equipment, instruments, vehicles that are not re-exported by the deadline, and are permitted by the Ministry of Industry and Trade (or a competent authority) to be transferred to another entity in Vietnam, and then re-exported from Vietnam by the transferee or the buyer
Apart from the papers mentioned in Article 121 of this Circular, the following papers are also required:
1. A written permission of the Ministry of Industry and Trade (or a competent authority) for the transfer of the machinery, equipment, instruments, vehicles that are temporarily imported (if the license is required): 01 original copy;
2. A sale contract or a record on transfer of machinery, equipment, instruments or vehicles between both parties: 01 photocopy;
3. The sale invoice cum release note issued by the importer to the buyer or transferee: 01 photocopy.
Article 123. Application for refund of tax on goods sent by an overseas organization or individual to an organization or individual in Vietnam by post or international express mail and vice versa, the tax on which has been paid by the service provider, but cannot be delivered to the recipient and must be re-exported, re-imported, confiscated or destructed as prescribed by law
1. A written request for refund of paid tax, specifying the goods, tax, tax receipts (numbers and dates); reasons for tax refund, the customs declaration (if various categories of goods are stated in multiple declarations, the declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
2. Documents and papers related to the exported, imported goods: 01 photocopy;
3. The customs declaration of exported, imported goods and certification made by the customs authority of the quantity, categories, and value of goods confiscated and destructed: 01 original copy;
4. The list of documents in the application for tax refund
Article 124. The application for refund of tax on exported or imported goods under the supervision of the customs authority (the export tax, import tax, and other tax have been paid) and that are expropriated due to customs offences
1. A written request for refund of paid tax, specifying the goods, tax, tax receipts (numbers and dates); reasons for tax refund, the customs declaration (if various categories of goods are stated in multiple declarations, the declarations used for application must be enumerated): 01 original copy;
2. The customs declaration of the exported or imported goods: 01 original copy;
3. Sale invoice: 01 photocopy;
4. An offence notice: 01 photocopy.
5. A decision on expatriation made by a competent authority: 01 photocopy;
6. The list of documents in the application for tax refund.
Article 125. The application for refund of tax on the exported or imported on which tax has been paid that are granted tax exemption by a competent authority
1. A decision on tax exemption made by a competent authority: 01 photocopy;
2. The papers mentioned in Clauses 1, 2, 3, 6 Article 124 of this Circular.
Article 126. Application for tax cancellation
1. If goods are eligible for tax refund and the export tax or import tax on which has not been paid by the deadline for paying tax, the application for tax cancellation is similar to the application for tax refund.
2. If goods are exempt from export tax, the application for cancellation of is similar to the application for import tax refund.
Apart from the papers mentioned in Article 117 of this Circular, the application for cancellation of export tax on exported goods recognized as being made totally of imported raw materials also need 01 copy of the sale contract (if the importer of raw materials is not the exporter of goods).
Article 127. Procedure for submitting, receiving and processing applications for tax refund and tax cancellation
1. Applications for tax refund and tax cancellation shall be submitted and received in accordance with Article 59 of the Law on Tax administration.
2. Deadline for submission of applications for tax refund and tax cancellation (applicable to the cases in which the rate of export and import tax is 0%):
a) Deadline:
a.1) The deadline for submitting the application for tax refund is decided by the taxpayer if sufficient tax has been paid;
a.2) If tax is not sufficiently paid (also applicable to the cases in which the rate of export and import tax is 0%):
The time limit for submitting the application for tax refund/tax cancellation is 60 days from the day on which the last declaration of exported or imported goods is registered.
a.3) The time limit for submitting the application for tax refund/tax cancellation on raw materials imported for production of goods that are already exported but have not been sold to the foreign buyer in reality and are still stored in the company’s warehouse overseas, or in a bonded warehouse overseas or a transshipment port overseas as prescribed in Article 117 of this Circular is the time limit mentioned in Point a.1 and Point a.2 of this Clause. If no export contract is made when the application for tax refund/tax cancellation is submitted, it is required to have a written commitment to present the export contract with the foreign customer within 15 working days from the day on which the export contract is signed;
a.4) If no payment receipt is available when the application for tax refund/tax cancellation is submitted, the time limit for submitting the payment receipt is 15 working days from the payment deadline written on the contract or its appendix. The company shall make a commitment to present the payment receipts as prescribed, except for the cases mentioned in Point d.2 Clause 8 of this Article.
a.5) The taxpayer shall carry a penalty if the application for tax cancellation is not submitted within the time limit mentioned in Point a.2 of this Clause.
b) If goods are not exported within 275 days or the time limit for paying tax is extended beyond 275 days from the day on which the declaration of raw materials imported for export production is registered, or from the deadline for re-exporting the temporarily imported goods, the taxpayer shall state and pay sufficient tax (even import tax has been paid before clearance or release of goods or before the customs procedure for temporary import is completed). If the purpose of goods is changed or goods are sold domestically by the deadline for paying tax, tax shall be stated and paid in accordance with Clause 8 and Clause 9 Article 11 of this Circular.
c) The raw materials imported for export production, goods temporarily imported for re-export (the application for tax cancellation has been submitted) may apply the deadline for paying tax and are exempt from administrative penalties in Clause 3 Article 42 and Article 93 of the Law on Tax administration, which is amended in Clause 11 and Clause 26 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012 if the conditions below are satisfied:
c.1) For raw materials imported for export production:
c.1.1) All raw materials are used for export production and the products are exported in reality within 275 days (or after 275 days if the deadline for paying tax is extended); import tax on redundant raw materials (if any) is paid within 275 days (or after 275 days if the deadline for paying tax is extended).
c.1.2) The taxpayer only owes tax on the raw materials imported for export production that awaits a decision on tax cancellation from the customs authority.
c.2) For goods temporarily imported for re-export:
c.2.1) All or part of goods is re-exported; tax on the goods that are not re-exported has been paid by the deadline.
c.2.2) The taxpayer only owes tax on the re-exported goods that awaits a decision on tax cancellation from the customs authority.
c.1.2) The taxpayer has submitted the sufficient application for tax cancellation to the customs authority by the deadline mentioned in Point a Clause 2 of this Article.
c.4) The taxpayer has made a commitment to comply with the final decision of the customs authority.
3. The Sub-department of Customs where the procedure for tax cancellation is carried out shall receive, process the application for tax cancellation, and impose penalties in accordance with law (if any).
4. Applications for tax refund and tax cancellation shall be classified into two types: applications subject to inspection before tax refund and applications eligible for tax refund before inspection.
5. The applications subject to inspection before refund are the applications made by the taxpayers mentioned in Point b Clause 1 Article 60 of the Law on Tax administration, amended in Clause 18 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration and Clause 2 Article 41 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, and fall into the cases below:
a) Imported goods are subject to excise duty according to the Law on special excise duty;
b) The exported goods must be re-imported to Vietnam, or imported goods must be returned or exported to a third country or re-exported to a non-tariff zone, the export or import procedure is carried out at another customs post than the initial one;
c) The importer is not the exporter;
b) The applications for refund of import tax on raw materials imported for production of goods that are exported to non-tariff zones; the applications for refund of tax on temporarily imported goods that are re-exported to non-tariff zones;
dd) Goods are temporarily imported for re-export;
e) Goods are imported to be delivered or sold to foreign buyers via agents in Vietnam; goods are imported to be sold to vehicles of foreign companies on international routes across Vietnam’s ports and Vietnamese vehicles on international routes as prescribed by the Government;
g) The taxpayer submits the facsimile of the customs declaration and instead of the original one that is kept by the declarant;
h) The application for refund of export or import tax is made by a new company that has just been established over the previous 24 months from the date of application for tax refund.
6. The application eligible for tax refund before inspection is an application made by a taxpayer that satisfies the conditions below:
a) The taxpayer has engaged in export and import for at least 365 days up to the date of registration of the customs declaration of exported or imported goods. During the 365-day period before the application date of the customs declaration, customs authority certifies that:
a.1) The taxpayer has not incurred penalties imposed by the customs for smuggling or illegal traffic of goods across the border;
a.2) The taxpayer has not incurred penalties imposed by the customs for tax avoidance or tax fraud;
a.3) The taxpayer has incurred no more than 02 penalties for other customs offences (including understatement of tax payable or overstatement of tax exempted, reduced, or refunded) that beyond the power of the Director of the Sub-department of Customs according to the Law on Handling administrative violations;
b) The taxpayer does not owe overdue tax, late payment interest, or fine when the customs declaration is registered;
c) The taxpayer is not subject to inspection before tax refund as prescribed in Clause 5 of this Article, or the taxpayer is a favored company.
7. The customs authority shall process applications subject to inspection before tax refund or cancellation under the guidance of the General Department of Customs. If the statement and eligibility for tax refund/tax cancellation of the taxpayer is confirmed, the customs authority shall issue a decision on tax refund/tax cancellation within 40 days from the day on which the sufficient application for tax refund/tax cancellation is received.
8. The customs authority shall examine the application for tax refund before inspection; verify its consistency and validity, the requested refund and tax of the corresponding declarations on KT559 system, then:
a) If the eligibility of the taxpayer for tax refund/tax cancellation is confirmed, a decision on tax refund/tax cancellation shall be issued (the form No. 03/QĐHT/2013 in Appendix II to this Circular) within 06 working days from the day on which the sufficient application for tax refund is received.
b) If the eligibility for tax refund/tax cancellation is disproved, the customs authority shall notify the taxpayer of the reasons for no refund or no tax cancellation within 06 working days from the day on which the sufficient application for tax refund is received;
c) If the basis for verifying the taxpayer’s statement is not accurate, or the conditions for tax refund is not ample, the taxpayer shall be notified that the application is eligible for inspection after refund within 06 working days from the receipt of the application for tax refund;
d) Where the taxpayer fails to present the bank transfer confirmation (if required) when submitting the application for tax refund, the case shall be handled as follows:
d.1) If the company fails to present the bank transfer confirmation when submitting the application for tax refund because the deadline for payment in the contract or its appendix is longer than 60 days from the registration date of the last export declaration, or longer than 60 days from the deadline for tax payment, then the deadline for submission of the application for tax refund/tax cancellation is still the deadline mentioned in Clause 2 of this Article, but the company must make a commitment to present the bank transfer confirmation within 15 working days from the deadline for payment in the contract or its appendix.
d.2) If the bank transfer confirmation is not available before the deadline for payment but the company requests for tax refund before the provision of the bank transfer confirmation, or the company fails to present the bank transfer confirmation after the deadline for payment in the contract, then the application for tax refund must undergo inspection before tax refund in accordance with this Article. If the export of goods in reality is confirmed, tax refund or cancellation shall be given and the company is exempt from submitting the bank transfer confirmation after the decision on tax refund/tax cancellation is made.
e) After issuing the decision on tax refund/tax cancellation, the customs authority shall treat the overpaid tax, late payment interest and fine in accordance with Article 130 of this Circular. If the conditions are found unsatisfied during an in-depth examination of the application for tax refund/tax cancellation, the customs authority shall revoke the decision on tax refund/tax cancellation, impose tax and penalties as prescribed.
If it is found that the temporarily imported goods are not re-exported or the imported raw materials are not used for manufacture during the examination of the application, Clause 8 and Clause 9 Article 11 of this Circular shall apply.
9. If the decision on tax refund/tax cancellation is issued after the aforesaid deadline on account of the customs, the customs authority must pay an interest on the period from the deadline for issuing the decision on tax refund to the issuance date of the decision on tax refund, apart from the refunded tax.
10. For goods eligible for tax refund according to Article 112 of this Circular or eligible for exemption of import tax on goods serving processing contracts, the facsimile of the original customs declaration kept by the customs may be used if the declarant is not able to submit the original customs declaration that is kept by the declarant and makes a request for permission to use the photocopy. Procedure:
a) If goods are imported and exported at the same Sub-department of Customs, (unless they are eligible for tax refund according to Clause 5, Clause 7 and Clause 8 Article 112, to which Point b of this Clause shall apply):
a.1) The company shall make a report on the loss of the declaration and a request for using the facsimile of the original declaration kept by the customs, enclosed with papers proving the loss;
a.2) Based on the request of the company, the Sub-department of Customs where the customs procedure is carried out shall:
a.2.1) Within 05 working days from the receipt of the written request made by the company, the customs authority shall:
- Examine the application and the papers proving the loss of the declaration;
- If the statement is proved truthful, 01 facsimile of the declaration kept by the customs shall be made. Only 01 photocopy of the declaration shall be made for only one time. Such reproduction must be written on the original declaration kept by the customs authority to avoid making multiple photocopies: “This declaration has one facsimile dated ...”;
- A notification of the loss of the declaration kept by the declarant shall be sent to every provincial Customs Department. The original declaration kept by the declarant is no longer valid for tax refund/tax cancellation nationwide. The tax refund/tax cancellation on the original declaration kept by the declarant, which is declared lost by the company, shall be immediately terminated.
a.2.2) Based on the application for tax refund/tax cancellation, the facsimile of the declaration kept by the customs, the customs authority where tax is refund shall compare information on the accounting system KT559, export processing management programs, and other information sources (if any); carry out inspection before refunding tax as prescribed in this Article, give tax refund/tax cancellation to the company if goods are proved exported in reality and the goods stated in the facsimile declaration has not been given tax refund/tax cancellation.
a.2.3) Impose penalties if the company is cheating or commits violations.
b) For other cases:
b.1) The company shall make a report on the loss of the declaration and a request for using the facsimile of the original declaration kept by the customs, enclosed with papers proving the loss;
b.2) Based on the request of the company, the customs authority shall:
b.2.1) The Sub-department of Customs that carries out the procedure for the lost declaration shall request Customs Departments of provinces in writing to make written certification that no tax refund/tax cancellation on the lost declaration has been given and not to give tax refund/tax cancellation on the original declaration that is declared lost by the company.
Within 05 working days from the day on which the request made by the taxpayer is received, the Customs Department of the province shall check information on the accounting system KT559, export processing management programs, etc., make a response to the customs authority that carries out the customs procedure if no tax refund/tax cancellation is given, and shall not give tax refund/tax cancellation on the declarations declared lost by the company.
b.2.2) After the receipt of all confirmations from provincial Customs Departments that no tax refund/tax cancellation on the lost declaration is given, the customs authority shall:
+ Examine the application and the papers proving the loss of the declaration;
+ If the statement is proved truthful, 01 facsimile of the declaration kept by the customs shall be made. Only 01 photocopy of the declaration shall be made for only one time. Such reproduction must be written on the original declaration kept by the customs authority to avoid making multiple photocopies: “This declaration has one facsimile dated ...”;
+ Send a notification of the loss of the declaration kept by the declarant to every provincial Customs Department and request the photocopy of the customs declaration as the basis for refund or exemption of import or export tax nationwide.
b.2.3) Based on the written request made by the taxpayer for permission to use the facsimile of the declaration in the application for tax refund/tax cancellation, the customs authority shall compare the application, the facsimile of the declaration and information on the accounting system KT559, export processing management programs, other information sources (if any); carry out inspection before refunding tax in accordance with this Article, give tax refund or tax cancellation to the company if the goods are proved exported in reality and no tax refund/tax cancellation on the lost declaration is given.
b.2.4) Impose penalties if the company is cheating or commits violations.
Article 128. The power to decide tax refund and tax cancellation
The Director of the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall decide the tax refund, tax cancellation, and tax deductions in accordance with Article 127 of this Circular.
Article 129. Recording tax refund and tax cancellation on the customs declaration
1. Based on the decision on tax refund/cancellation, the customs authority that owes the tax refund shall provide the tax refund and append a stamp on the customs declaration submitted by the taxpayer “Tax refund (tax cancellation) of ... VND under the decision No. ... dated ... (the stamp form No. 14/MDHT/2013 in Appendix II to this Circular) and return the original customs declaration to the taxpayer.
2. If a declaration is used many times for tax refund/cancellation, the customs authority shall:
a) Compile a table to monitor the tax refunds (tax cancellations), specifying that a table is compiled on the customs declaration. When giving tax refund/cancellation, the customs authority shall specify the amount of each refund/cancellation on the table and append the “tax refunded/cancelled” stamp on the table;
c) Append the “Refund/cancellation” stamp on the customs declaration kept by the company when carrying out the procedure for last tax refund/cancellation;
d) Keep 01 photocopy of the declaration with the application for tax refund/cancellation and return the customs declaration to the taxpayer as in the case of single tax refund/cancellation;
dd) The total amount of import, export tax shall be refunded/cancelled in proportion to the amount of goods exported, imported in reality.
Article 130. Dealing with overpaid tax, late payment interest, and fine after the decision on refund of overpaid tax, late payment interest, or fine is made because the tax paid is larger than the tax, late payment interest and fine payable
1. If the budget for refund of overpaid tax, late payment interest and fine is from the deposit account, the customs authority that owes the tax refund shall check information on the tax debt monitoring network and follow the order below:
a) If the taxpayer does not owe any overdue tax, late payment interest or fine, a refund of tax, late payment interest and fine shall be given to the taxpayer as prescribed.
When the refundable amount is offset against the tax, late payment interest, or fine payable next time, the customs authority shall write on the customs declaration (the original kept by the declarant and the original kept by the customs): “Tax deduction of ... VND under the Decision on refund No. ... dated ... of ... and the Decision on deduction No. ... dated ... of ...”, append a stamp specifying the deducted tax, late payment interest, or fine, the number and date of the customs declaration on the original decision of tax refund, the customs declarations, and tax receipts (the form No. 14/MDHT/2013 in Appendix II to this Circular).
b) If the taxpayer still owes tax, late payment interest, or fine on the shipments imported in the same way, the customs authority shall offset the refundable amount against the tax, late payment interest or fine owed by the taxpayer.
c) If the taxpayer still owes tax, late payment interest, or fine on the shipments imported in other forms that must be paid to government budget, the customs authority shall make payment on behalf of the taxpayer.
d) The customs authority that owes the refund shall return the remaining amount to the taxpayer after the refundable amount is offset as prescribed above.
If the taxpayer requests that the refundable amount or remaining amount after the settlement of debt be offset against the tax on the next export or import instead of being returned, the customs authority that owes the refund shall offset it under the guidance in Point a of this Clause.
2. If the budget for refund of overpaid tax, late payment interest, fine is funded by government budget:
a) If the taxpayer does not owe any overdue tax, late payment interest or fine, and does not wish to offset the refundable amount against the tax payable in the next time, the customs authority shall send a written request for tax refund enclosed with the decision on tax refund to the State Treasury. If the customs authority has offset part of the same tax or among various taxes in the same locality, the written request of tax refund sent to the State Treasury must specify the remaining amount after the refund of the decision on tax refund. Based on the decision on tax refund made by the customs authority, the State Treasury shall give the refund to the taxpayer.
The refund shall be settled as follows:
- If the revenue is not settle, the State Treasury shall return it according to government budget table.
- If the revenue is already settle, the State Treasury shall record the budget expenditure and send 01 copy of refund certificate (paper or electronic form) to the customs authority that makes the decision on refund.
b) If the taxpayer still owes overdue tax, late payment interest, or fine on other shipment, and wishes to offset the refundable amount against the amount payable, the taxpayer shall make are request for refund and offset (the form No. 05/ĐNHT enclosed with the Circular No. 08/2013/TT-BTC dated January 10, 2013 of the Ministry of Finance on accounting of Treasury and Budget Management Information System (TABMIS), specifying the amount being offset, then send it to the customs authority. The customs authority shall send the request of refund, the decision on refund of tax, late payment interest, fine, and the request for refund and offset to the State Treasury or commercial bank if the customs authority finds that the tax is offset against the same tax or a different tax in the same locality.
When offsetting tax, the customs authority shall compare with information on the tax debt monitoring network and follow the order below:
If the taxpayer does not owe any overdue tax, late payment interest or fine, a refund of tax, late payment interest and fine shall be given to the taxpayer as prescribed;
When the refundable amount is offset against the tax, late payment interest, or fine payable next time, the customs authority shall write on the customs declaration (the original kept by the declarant and the original kept by the customs): “Tax deduction of ... VND under the Decision on refund No. ... dated ... of ... and the Decision on deduction No. ... dated ... of ...”, append a stamp specifying the deducted tax, late payment interest, or fine, the number and date of the customs declaration on the original decision of tax refund, the customs declarations, and tax receipts (the form No. 14/MDHT/2013 in Appendix II to this Circular).
The refund shall be settled as follows:
b.1) If tax is collected and refunded at the same State Treasury, the refund shall be given in accordance with Point a of this Clause. Budget revenue shall be recorded under the collection order of the customs authority. The overpaid tax, late payment interest or fine that remains (if any) shall be paid to the taxpayer.
b.2) If tax is collected and refunded at difference State Treasuries, the State Treasury where tax is refunded shall record the refund in accordance with Clause 1 of this Article, send the refunded amount and the collection order of the customs authority to the State Treasury where tax was collected. The overpaid tax, late payment interest or fine that remains (if any) shall be paid to the taxpayer.
c) After tax is refunded, the State Treasury shall send 01 certificate of tax refund to the customs authority that issues the decision on refund for monitoring.
3. If the customs authority finds that the taxpayer still has other tax liability but does not wish to offset the refundable amount against the amount payable, the customs authority shall suspend the refund and request the taxpayer to settle tax or make a request for offsetting the refundable amount against the tax payable. If the taxpayer fails to discharge the liability to government budget (or fail to make a request for offsetting the refundable amount against the amount payable) by the deadline notified by the customs authority, the customs authority shall make an order for refund and offsetting (the form No. C1-05/NS enclosed with the Circular No. 08/2013/TT-BTC dated January 10, 2013 of the Ministry of Finance) and send it to the State Treasury where the refund given, and notify it to the taxpayer.
4. The guidance on settlement overpaid tax, late payment interest and fines provided in this Article does not apply to VAT on imported goods overpaid or paid by mistake to the customs authority by the taxpayer (the customs authority shall not refund VAT).
If the taxpayer finds that VAT on imported goods is overpaid or paid by mistake to the customs authority in the fiscal year, an adjustment shall be made using the form No. C1-07 enclosed with the Circular No. 08/2013/TT-BTC dated January 10, 2013 of the Ministry of Finance. The taxpayer shall also submit the original payment receipt. The customs authority shall certify append its signature and seal on the front page of the payment receipt, on which VAT has been changed into another tax, then send it to the State Treasury for adjustment. In other cases of overpaid tax, the customs authority shall determine the amount of overpaid tax so that the tax authority could refund it to the taxpayers..
Section 7. LATE PAYMENT INTEREST, INSTALMENT PAYMENT OF TAX DEBT, EXTENSION OF DEADLINE FOR PAYING TAX, LATE PAYMENT INTEREST, FINES; CANCELLATION OF OUTSTANDING TAX, LATE PAYMENT INTEREST, FINES
Article 131. Late payment interest
1. The taxpayer shall pay late payment interest if:
a) Tax is paid after the prescribed deadline, the extended deadline, the deadline written in decision to impose penalties for tax offences made by the customs and competent authorities;
b) The taxpayer pays insufficient tax because of incorrect statement of tax payable, exempted, refunded, or reduced;
c) The taxpayer pays tax by instalments according to Article 132 of this Circular;
d) Exported or imported goods are stated as tax-free, tax-exempt, eligible for preferential tax rates, incentives, tax under tariff quota, but are found ineligible after inspection.
dd) Exported or imported goods are sold to the domestic market as prescribed in Clause 8 and Clause 9 Article 11 of this Circular.
2. The agency that delays transferring the tax collected to government budget shall pay late payment interest on the period from the deadline for transferring money to government budget to the day on which money is transferred to government budget.
3. The guarantor shall pay late payment interest if the taxpayer fails to pay sufficient tax by the end of the guarantee period.
4. Calculation of late payment interest:
a) The rate of late payment interest is 0.05% per day if tax payment is delayed no more than 90 days; 0.07% if tax payment is delayed for more than 90 days in the cases mentioned in Clause 1 of this Article.
b) After the 90-day period from the deadline for paying tax but before the effective date of the Law on the amendments to of the Law on Tax administration, the rate of late payment interest is 0.05% until June 30, 2013. From July 01, 2013, the rate of late payment interest is 0.07%.
c) IF tax debt may be paid in instalments, the taxpayer shall pay late payment interest at 0.05% per day over the instalment period;
The period of late payment begins on the day succeeding the deadline for paying tax, the extended deadline, the deadline written in the notification or decision of the customs or competent authority to the day preceding the day on which the tax is paid, collected, or transferred to government budget.
5. The taxpayer or tax collector shall state and pay the late payment interest if they can calculate it themselves as prescribed in Clause 4 of this Article.
If the taxpayer, tax collector or guarantor fails to calculate or incorrectly calculates the late payment interest, the customs authority shall calculate the late payment interest and notify the taxpayer, tax collector or guarantor.
6. If the taxpayer, tax collector or guarantor fails pay tax and late payment interest after 30 days from the deadline, the customs shall notify the taxpayer, tax collector or guarantor of the tax and late payment interest (the form No. 59/TB-TTN-TCN1/2013 and 60/TB-TTN-TCN2/2013 in Appendix III to this Circular).
7. The taxpayer is exempt from paying late payment interest on the tax debt over the tax deferral period.
Article 132. Paying tax debt in instalment
1. If the conditions in Clause 1 and Clause 2 Article 39 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP are satisfied, tax debt may be paid in instalments within 12 months from the beginning of the tax coercion period. The taxpayer shall register and make a commitment to pay tax debt in instalment as follows:
a) If tax debt is from over 500,000,000 VND to 1,000,000,000 VND, tax shall be paid within 03 months;
a) If tax debt is from over 1,000,000,000 VND to 2,000,000,000 VND, tax shall be paid within 06 months;
c) If tax debt is over 2,000,000,000 VND, tax shall be paid within 12 months;
If the taxpayer shall not be allowed to pay tax in installment if he fails to comply with the commitment on time limit (by month). The guarantor shall pay tax on behalf of the taxpayers as prescribed in Article 39 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
2. Application:
a) A written request for permission to pay tax in installments sent to the competent customs authority, specifying the reasons for not paying a lump sum tax, enclosed with the registration form of instalment payment: 01 original copy;
b) The customs declaration of the outstanding tax, the notification of the customs authority of the tax debt (if any): 01 photocopy;
c) A letter of guarantee of a credit institution of the tax being paid in instalment according to Article 21 of this Circular: 01 original copy;
3. The power to permit tax payment by instalments:
a) If tax is incurred at a Sub-department of Customs, the Director of such Sub-department of Customs has the power to permit tax payment in instalments;
a) If tax is incurred at multiple Sub-departments of Customs under the management of the same Customs Department, the Director of the Customs Department has the power to permit tax payment in instalments;
a) If tax is incurred at multiple Customs Departments, the Director of the General Department of Customs has the power to permit tax payment in instalments;
4. Deadline for response:
a) If the application is sufficient, the customs authority shall send the taxpayer a written notification of approval or disapproval of tax payment in instalments;
b) If the application is sufficient, the customs authority shall request the taxpayer in writing to complete the application within 03 raw materials from the receipt of the application.
If the taxpayer fails to complete the application within 05 working days from the day on which the request from the customs authority is received, the customs authority shall not consider tax payment in instalments as prescribed in this Article.
Article 133. Deferral of payment of tax, late payment interest, and fines (hereinafter referred to as tax deferral)
1. Tax deferral shall be considered in the cases mentioned in Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
2. The application for tax deferral prescribed in Clause 2 Article 51 of the Law on Tax administration consists of:
a) A written request for tax deferral, specifying the reason, tax, late payment interest, fine, and length of deferral (if the tax, late payment interest or fine are mentioned in multiple customs declarations, they must be enumerated); a commitment to make accurate statement and provide proper documents; the plan and commitment to pay tax, late payment interest and fine that are deferred: 01 original copy;
b) The customs declaration involved; the sale contract: 01 photocopy (if the extension is within the competence of the Director of the Sub-department of Customs); the tax statement that has the payment of tax, late payment interest and fine being deferred: 01 photocopy (if the deferral is beyond the competence to decide of the Director of the Sub-department of Customs); a report on the tax, late payment interest and fine that are incurred when the causative event occurs: 01 original copy;
c) In the cases mentioned in Point a Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, the following documents are also required:
c.1) A confirmation of damage made by a competent authority; a confirmation of natural disaster, conflagration, or accident made by the People’s Committee of the commune, ward or town: 01 photocopy;
c.2) A certification of natural disaster, conflagration, or accident made by the police department or the People’s Committee of the province where they happen;
d) In the cases mentioned in Point b Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, the following documents are also required:
d.1) A decision on withdrawal of the old premises of the company made by a competent authority: 01 photocopy;
d.2) A certification made by the local government that the company has to suspend its operation because of the move: 01 original copy;
d.3) A written certification made the local tax authority that monitors the taxpayer of the damage caused by the move. The damage is determined based on the documents, relevant policies of law, including: residual value of the building, workshop, warehouse, equipment that are not recovered after the dismantlement (input value minus depreciation), the cost of dismantlement, the cost of transport and installation of the new premises (minus recovered cost), wages paid to workers during the suspension (if any), written requests for opinions of specialized agencies if the case is complicated and involves other economic or technical fields: 01 original copy;
dd) In the cases mentioned in Point c Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, the following documents are also required:
dd.1) A written certification made by a competent authority that the taxpayer engaged in construction is not able to pay tax derived from the capital provided by government budget that has not been provided by government budget: 01 original copy;
dd.2) A written certification made by the State Treasury of the capital provided by government budget: 01 original copy;
e) In the cases mentioned in Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP:
e.1) If the raw materials imported for export production meet the conditions in Clause 1 Article 20 of this Circular, but the cycle of manufacture and storage of raw materials (hereinafter referred to as cycle) is longer than 275 days: in the written request for extension the cycle beyond 275 days, the taxpayer must explain the storage of raw materials, the procedure and period of manufacture, which suits the period of storage of raw materials: 01 original copy; papers proving the extension of deadline for delivery on the export contract and providing explanation: 01 photocopy.
e.2) For other cases in Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, the papers related to the objective reasons for paying tax behind schedules are required.
3. The payment of tax, late payment interest and fine that is deferred shall comply with Clause 2 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
4. The length of tax deferral fine shall comply with Clause 3 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP. For imported raw materials for export production a cycle longer than 275 days according to Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, the maximum period of tax deferral shall not exceed the delivery deadline on the contract to export products made of imported raw materials, or not exceed the cycle (but within 01 year) according to Point b Clause 3 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
5. Procedure for deferral:
a) The taxpayer eligible for tax deferral mentioned in Point a, Point b, Point c and Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP (for raw materials imported for export production with a cycle longer than 275 days) shall make and send an application for tax deferral to the customs authority to which tax, late payment interest or fine is owed.
b) The taxpayer faces special difficulties and granted deferral by the Prime Minister at the request of the Minister of Finance shall send the application for tax deferral to the General Department of Customs.
c) The customs authority to which tax, late payment interest or fine is owed shall receive the application, verify information, and process the application for deferral in accordance with Article 52 of the Law on Tax administration.
For raw materials imported for export production with a cycle longer than 275 days that are granted deferral according to Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, the Sub-department of Customs where the customs declaration of imported goods is registered shall receive and process the application as follows:
c.1) If the application is insufficient or improper, the Sub-department of Customs shall notify the taxpayer of the reasons within 03 working days from the receipt of the application.
c.2) If the application is sufficient and proper, the Sub-department of Customs shall request the Customs Department to consider deferring tax payment beyond 275 days within 10 working days from the receipt of the sufficient application.
c.3) The Customs Department shall carry out physical verification to verify the cycle if necessary. The verification and decision on tax deferral shall be done within 30 working days from the receipt of the sufficient application. The inspection must be recorded in writing, specifying the cycle of the raw materials, the deferral of payment of tax on which is requested. Verification result shall be dealt with as follows:
c.3.1) If the conditions for deferring tax payment beyond 275 days are not satisfied, Customs Department shall notify the taxpayer in writing within 03 working days from the day on which the record on verification result is made;
c.3.2) If the conditions are satisfied, Customs Department shall make a written permission to defer tax payment for more than 275 days, which suits the cycle of the raw materials, within 03 working days from the day on which the record on verification result is made.
d) The General Department of Customs shall receive the applications for tax deferral from the taxpayers facing special difficulties as prescribed in Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP, send a report to the Minister of Finance for requesting the Prime Minister to consider and make decisions on a case-by-case basis.
6. The power to grant deferral
a) The Director of the Sub-department of Customs has the power to grant tax deferral if the taxpayer is not able to punctually pay tax, late payment interest, or fine that is incurred at only one Sub-department of Customs according to Point a, Point b, Point c Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
b) The Director of the Customs Department has the power to grant tax deferral if the taxpayer is not able to punctually pay tax, late payment interest, or fine that is incurred at multiple Sub-departments of Customs under the management of the same Customs Department, and the power to defer payment of tax on raw materials imported for export production with a cycle longer than 275 days according to Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
c) The Director of the General Department of Customs has the power to grant tax deferral if the taxpayer is not able to punctually pay tax, late payment interest, or fine that is incurred at multiple Customs Departments according to Point a, Point b, Point c Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
d) The Prime Minister shall make decision on the cases in which taxpayers face special difficulties according to Point d Clause 1 Article 31 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP at the request of the Ministry of Finance.
Article 134. Cancellation of outstanding tax, late payment interest, and fines
1. In the cases mentioned in Clause 1, Clause 2, Clause 3 Article 65 of the Law on Tax administration, amended in Clause 20 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012, tax, late payment interest and fines shall be cancelled.
2. The conditions for cancellation outstanding tax, late payment interest and fines in the cases mentioned in Clause 3 Article 65 shall comply with Point c Clause 1 Article 32 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
3. The application for cancellation:
a) A written request for cancellation of outstanding tax, late payment interest or fine of the Customs Department to which the taxpayer owes tax, late payment interest or fine, specifying the reasons, the amount of tax, late payment interest or fine: 01 original copy;
b) The customs dossier of the tax, late payment interest, or fine that need canceling: 01 photocopy;
c) Additional documents related to the request for cancellation of tax, late payment interest or fine may be required on a case-by-case basis. In particular:
c.1) In the cases mentioned in Clause 1 Article 65 of the Law on Tax administration:
A decision made by a competent authority to declare bankruptcy of a company: 01 original copy;
c.2) In the cases mentioned in Clause 2 Article 65 of the Law on Tax administration:
A death certificate or a declaration of missing person made by the court; a declaration of incapacity of civil acts made by the court, or documents of a competent authority proving that a person is dead, missing, or incapable of civil acts: 01 original copy;
c.3) In the cases mentioned in Clause 3 Article 65 of the Law on Tax administration, amended in Clause 20 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13:
The documents enclosed with the dossier on tax coercion (when the Certificate of Business registration or Certificate of Enterprise registration or certificate of investment is revoked). A certification of a competent authority is required if the Certificate of Business registration or Certificate of Enterprise registration or certificate of investment is not revoked: 01 photocopy;
4. The power, order, and time limit for considering tax cancellation:
a) The power to cancel debts is specified in Article 67 of the Law on Tax administration, amended in Clause 22 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration No. 21/2012/QH13.
b) Order:
b.1) The Director of the Customs Department to which tax, late payment interest or fine is owed shall verify the accuracy and sufficiency of the application for cancellation of outstanding tax, late payment interest or fine, and send and it to an authority competent to write of debt.
b.2) The Director of the General Department of Customs shall consider and decide debt cancellation in the cases within its competence, or receive, verify the accuracy and sufficiency of the application for debt cancellation, and request the Minister of Finance to make debt cancellation in the cases within the competence of the Minister of Finance, or to request the Prime Minister to make debt cancellation in the cases within the competence of the Prime Minister.
b.3) Presidents of the People’s Committees of provinces shall consider and decide debt cancellation in the cases within their competence.
c) The deadline for considering debt cancellation shall comply with Article 68 of the Law on Tax administration.
Section 8. FULFILLMENT OF TAX OBLIGATION
Article 135. Fulfillment of tax obligation when leaving Vietnam
1. If a Vietnamese person leaving Vietnam to reside abroad, a Vietnamese residing abroad, a foreigner still owes outstanding tax, late payment interest or fines on exported/imported goods, tax obligation must be fulfilled before they leave Vietnam.
2. The taxpayers mentioned in Clause 1 of this Article must obtain a certification of fulfilled tax obligation made by a tax authority before the departure. The customs authority shall notify in writing or electrically to the immigration agency of the fulfillment of tax obligation of the persons that owe tax, late payment interest or fine on exported and imported goods. The notification shall specify the full names of the persons that have not fulfilled tax obligation, their dates of birth, nationalities, ID numbers, and the customs authorities that monitor the tax debts.
3. The immigration agency shall suspend the departure of the persons that have not fulfill the tax obligation mentioned in Clause 1 of this Article in accordance with Article 53 of the Law on Tax administration and Clause 3 Article 30 of the Decree No. 83/2013/NĐ-CP.
Article 136. Fulfillment of tax obligation upon dissolution, bankruptcy, and shutdown
1. The fulfillment of tax obligation upon dissolution and bankruptcy shall comply with Article 54 of the Law on Tax administration, legislation on companies, cooperatives, and bankruptcy. Responsibility to fulfill tax obligation upon dissolution, bankruptcy, and shutdown:
a) The owner of a private company, the owner of a single-member limited liability company, the President and members of the Member assembly, the legal representative of a multi-member limited liability company, the Board of Directors of a joint-stock company, or the liquidator is responsible for the fulfillment of tax obligation when the company is dissolved.
b) The Dissolution council of the cooperative is responsible for the fulfillment of tax obligation of the cooperative when it is dissolved.
c) The asset management and liquidation department is responsible for the fulfillment of tax obligation of the cooperative when the company is dissolved.
2. The fulfillment of tax obligation upon when the taxpayer suspense the operation without following the dissolution or bankruptcy as prescribed by law:
a) The owner of a private company, the President of the Member assembly, the owner of a limited liability company, the President of the Board of Directors of a joint-stock company, the head of the management board of a cooperatives that is suspended without following the dissolution or bankruptcy shall pay the outstanding tax debt if tax obligation is not fulfilled.
b) When a household or individual shuts down the business without fulfilling the tax obligation, the owner of the household or the individual shall pay the outstanding tax debt.
c) When an artel is shut down without fulfilling the tax obligation, the head of the artel shall pay the outstanding tax debt.
Article 137. Fulfillment of tax obligation upon company restructuring
1. The company is responsible for fulfilling tax obligation on exported and imported tax before it is restructured.
2. If the company fails to fulfill tax obligation before it is restructured, every company established after the restructuring shall determine its tax obligation and make a commitment to fulfill tax obligation transferred by the restructured company.
3. The tax authority shall not issue tax codes to the companies established after the restructuring without a written certification of the customs authority that they have complied with the requirements in Clause 2 of this Article.
Article 138. Verifying fulfillment of tax obligation
1. When certification of the fulfillment of tax obligation is required (including verification of amount of tax, late payment interest, fine, other amounts paid and/or tax paid to government budget), the taxpayer or the competent authority shall make a written request for certification of tax obligation and send it to the General Department of Customs, specifying:
a) Taxpayer's name, tax code;
b) Contents that need certifying, purpose, and requirement of certification;
C) Documents proving the contents that need certifying (photocopies).
If the taxpayer requests a certification of fulfillment of tax obligation, the written request must be bear the signature and seal of the legal representative.
2. The customs authority shall inspect and certifies the fulfillment of tax obligation when the taxpayer submits a written request in accordance with law.
If certification is refused, a written explanation must be provided.
If information about the fulfillment of tax obligation of the taxpayer must be verified, the customs authority shall notify the taxpayer of the delay.
Result shall be sent to taxpayers within 05 working days from the receipt of sufficient documents from the taxpayer.
3. Within 15 days from the day on which the General Department of Customs issues a written certification of tax debt, the Customs Department shall inspect the tax debt owed by the company based on the accounting documents. If tax debt is found, including the data on the tax accounting system (KT559) and the cases that are not recorded in such system which relate to export and import, the General Department of Customs must be immediately inform to verify the tax debt owed by the company. If the Customs Department fails to inform the General Department of Customs by the aforesaid deadline, the Customs Department shall be responsible for the debts owed by the company under their management.
4. If the company requests a certification of fulfillment of tax obligation to dissolve or shutdown, and registers for export at a Customs Departments of provinces and cities after the Customs Department issues a written certification of tax debt, it must pay sufficient tax and other payables to government budget, which relate to export and import before goods are received.
5. The certification of tax debt issued by the General Department of Customs is valid for 30 days from the day on which it is signed. The company shall make a statement that is owes no tax and payables to government budget related to export and import up to the signing day, and take responsibility for such statement.
Part VI
POST-CLEARANCE INSPECTION, TAX INSPECTION
Chapter I
POST-CLEARANCE INSPECTION
Article 139. Objects of post-clearance inspection
Customs dossier, accounting books, financial statements, relevant documents, exported or imported goods granted clearance of the owner or the person authorized by the goods owners, the exporter, the importer, the customs brokerage agent, the postal service provider, the express mail service provider (hereinafter referred to as companies) are the object of post-clearance inspection.
Article 140. Principles, purposes, and time limit for post-clearance inspection
Post-clearance inspection is to verify the accuracy of the documents submitted or presented to the customs authority, assess the compliance of companies to legislation on customs, taxation, and other laws related to the management of exported and imported goods.
The customs authority shall apply risk management methods to decide on objects, scope, contents, and method of post-clearance inspection.
Post-clearance inspection of the customs dossiers and goods granted clearance shall be carried out within 5 years from the registration date of the customs declaration. If the company commits a similar violation beyond the time limit, the company shall make additional statement and tax payment as prescribed.
Article 141. Scope of post-clearance inspection
Depending on the requirements of each post-clearance inspection and each case, the customs authority shall decide the scope of post-clearance inspection:
1. Inspect the export, import of an article of a company over a period of time.
2. Inspect the export, import of multiple articles of a company over a period of time.
3. Inspect one or multiple aspects (e.g. policies, values, HS numbers, origins) of one or multiple articles of a company over a period of time.
4. Inspect one or multiple forms of export and import of a company over a period of time.
5. Inspect all export, import activities of a company over a period of time.
Article 142. Contents of post-clearance inspection
1. Inspection of the sufficiency, legitimacy and validity of the customs dossiers kept by the company and the customs authority that carries out customs procedure for exported or imported goods;
2. Inspection of the accuracy of the basis for tax calculation, the accuracy of statement of tax payable, exempt, or refunded;
3. Inspection of the compliance with of other regulations of legislation on taxation;
4. Inspection of the compliance with legislation on customs
5. Physical verification of exported or imported goods that are granted clearance at the premises of the company, its branch, store, factory, or storage where necessary.
Article 143. Verification during post-clearance inspection
1. Verification means the customs authority requesting relevant or capable organizations and individuals to clarify the issues that are questionable, irrational, or the signs of violations of law.
2. Verification may be requested by the Directors of Customs Departments of provinces, the Director of Department of Post-clearance Inspection, the Directors of Sub-department of Post-clearance Inspection; the chief of the post-clearance inspectorate.
3. The objects of verification are relevant state authorities, organizations, and individuals.
4. Verification may be carried out in the form of written request for written answers, or sending personnel to work with the objects of verification with a letter of introduction of the verification requester. The verification result shall be recorded in writing. This record is the basis for considering the case.
5. For direct verification, the unit may carry out the verification itself or request a capable customs authority to do it and report the result.
Article 144. Post-clearance inspection at the customs authority
1. Post-clearance inspection at the customs authority is an regular activity of the customs authority to inspect the customs dossiers, exported and imported goods that are granted clearance within 60 days from the clearance date.
2. Post-clearance inspection at the customs authority is based on risk management and the following information:
a) Questionable information from the database of the customs.
b) Signs of violations, suspicions informed by the Sub-departments of Customs and specialized units.
c) Information collected by the Sub-department of Post-Clearance Inspection about the signs of violations related to the exported or imported goods that are granted clearance.
3. Carrying out post-clearance inspection at the customs authority:
After the post-clearance inspection is carried out at the customs authority, the Director of the Customs Department, the Director of the Sub-department of Post-Clearance Inspection shall send the company a written notification of the contents and time of inspection, request the company to provide documents related to the customs dossier, exported or imported goods being inspected, provide relevant explanation, and physically inspect the goods that are granted clearance where necessary. The maximum inspection period is 02 working days. The inspection shall be recorded in writing.
The company shall comply with the request of the customs authority, send legal representative or authorized representative (hereinafter referred to as competent representative) to work with, provide explanation, customs dossier, and documents related to the goods that are granted clearance within 60 days to clarify the issues raised by the customs authority.
4. When the inspection at the customs authority is finished, the customs officer that carries out the post-clearance inspection shall report the scope, contents, and result of the inspection, suggest contents of the notification of inspection result, and necessary measures. in particular:
a) If the company provides explanation, information and documents proving that the export, import, the tax stated and paid are proper, the customs dossier is accepted.
If the company fails to prove that the tax stated is correct and concurs with the inspection result given by the customs authority, the company shall make additional tax statement and tax payment within 10 days from the day on which the inspection result is notified. If the company fails to make additional statement and tax payment as prescribed the customs authority shall make a decision to carry out an inspection on company premises.
c) If the company fails to prove that the tax stated is correct but does not concur with the inspection result given by the customs authority, the customs authority shall make a decision to carry out an inspection on company premises.
d) IF the company fails to provide explanation and documents, or refuses to provide, or delay providing documents at the request of the customs authority, the customs authority shall impose penalties for administrative violations as prescribed by law and update them on the database of the customs to inspect the next imported or exported shipment of the company, consider making a decision to impose tax as prescribed by law, or make a decision to carry out inspection on company premises if the basis for tax imposition is not ample.
The head of the units that carries out the inspection shall sign and issue the notification of inspection result to the company within 10 days from the end of the inspection in the cases mentioned in Point a and Point b Clause 4 of this Article. If an inspection must be carried out on company premises as prescribed in Point b, Point c and Point d Clause 4 of this Article, the customs authority shall makes a decision to carry out the inspection on company premises within 30 days from the end of the inspection at the customs authority.
5. The result of post-clearance inspection at the customs authority shall be processed in accordance with Chapter III of this Part.
Article 145. Post-clearance inspection on company premises
1. Cases of post-clearance inspection on company premises:
a) Post-clearance inspection in the cases transferred by the customs authority according to Article 144 of this Circular.
b) Post-clearance inspection when finding signs of violations of the company.
c) Scheduled post-clearance inspection to assess the compliance with law of the company under a plan approved by the General Department of Customs at the request of a provincial Customs Department.
d) Thematic post-clearance inspection under the guidance of the head of a superior customs authority.
2. Period of post-clearance inspection on company premises:
a) The period of post-clearance inspection in Point c Clause 1 of this Article is 15 working days.
b) The period of post-clearance inspection in Points a, b, d Clause 1 of this Article is 05 working days.
c) Where necessary, the person that decides the inspection shall extend this period once. The extended period shall not exceed the length in Point a and Point b of this Clause. The reasons for extension and length of extension shall be written on the decision on extension.
3. Post-clearance inspection on company premises:
a) Perform preparatory tasks before issuing the decision under the procedure established by the General Department of Customs. The customs authority shall carry out a survey at the company before deciding the inspection where necessary.
b) Making and announcing the decision on post-clearance inspection on company premises:
b.1) The decision on post-clearance inspection on company premises is issued by the Director of the General Department of Customs, the Director of the provincial Customs Department, or the Director of the Sub-department of Post-Clearance Inspection;
b.2) in the cases mentioned in Point a, Point c, Point d Clause 1 of this Article, the decision on inspection shall be sent directly or by registered mail or fax to the company within 03 working days from the day on which it is signed, and at least 05 working days before the inspection is commenced.
Post-clearance inspection upon signs of violations mentioned in Point b of this Clause shall be carried out right after the decision is made without prior notice. In this case, the decision on inspection shall be given to the company directly during working hours.
c) If the company fails to comply with the decision on inspection, the customs authority shall impose administrative penalties, update information on the risk management system to take measures for inspecting the next exported and imported shipments of the company, and impose tax as prescribed.
d) Carrying out post-clearance inspection on company premises:
d.1) The chief of the inspectorate shall announce the decision on inspection.
d.2) The company shall appoint a competent representative and relevant personnel to provide documents on request, and directly work with the inspectorate.
d.3) The inspectorate shall carry out the inspection in accordance with scope, contents, and time on the decision.
d.4) The inspection contents shall be recorded in writing between the competent representative of the company or relevant personnel that directly works with the inspectorate during the inspection.
d.5) The inspectorate shall report the inspection result with the head of the inspecting unit and the person that decides the inspection.
4. Conclusion about post-clearance inspection on company premises:
a) Within 03 working days from the end of the inspection, the chief of the inspectorate shall make and send a draft conclusion to the company and the head of the inspecting unit.
b) Within 03 working days from the day on which the draft conclusion is received, the company shall finish providing explanation (enclosed with supporting documents or a written request for direct meeting with the head of the inspecting unit) if the company has not concurred with the draft conclusion.
If the company fails to provide a written explanation by the aforesaid deadline, the company is considered in agreement with the draft conclusion.
c) Within 03 working days from the deadline for providing explanation, the head of the inspecting unit shall:
c.1) Examine the explanation of the company or discuss with the competent representative of the company to clarity questionable issues. The discussion shall be recorded in writing as the basis for considering and issuing the official conclusion.
c.2) After this period, the head of the inspecting unit shall sign and issue the official conclusion about the post-clearance inspection on company premises.
d) If the case is complicated and beyond the competence of the customs authority, the conclusion shall be issued after having opinions of specialized agencies.
5. The result of post-clearance inspection on company premises shall be processed in accordance with Chapter III of this Part.
Article 146. Tasks and entitlements of the chief of the inspectorate
The chief of the inspectorate shall perform some tasks under the duty of the inspectorate, in particular:
1. Organize, assign jobs to members of the inspectorate in accordance with the scope, contents, and time in the decision on post-clearance inspection;
2. Request provision of information, written reports, explanation for the issues related to the inspection contents; carry out physical examination (where necessary);
3. Request relevant state authorities, organizations and individuals to provide information, evidence, and documents related to the case and the goods during the inspection;
4. Sign or appoint members in the inspectorate to sign the inspection records during the inspection.
5. Report the inspection results and draft conclusion (after seeking opinions of members in the inspectorate) and take responsibility for the accuracy, truthfulness and objectivity of the report; suggest necessary measures for the head of the unit to sign an official conclusion.
6. Other entitlements prescribed by law.
Article 147. Management and work allocation of during post-clearance inspection on company premises
1. Management of post-clearance inspection:
a) The General Department of Customs shall manage, direct, and inspect the post-clearance inspection nationwide; examine plans for scheduled and thematic post-clearance inspection; appoint units to carry out post-clearance inspection on company premises beyond their management.
b) Provincial Customs Departments shall management, direct and inspect post-clearance inspection within their locality.
2. Work allocation, decision and organization of post-clearance inspection on company premises:
a) The Director of the General Department of Customs shall decide and organize post-clearance inspection on company premises nationwide in the following cases:
a.1) The issues related to the implementation of major policies, the forms and articles facing high risk;
a.2) The company that has undergone a post-clearance inspection shows signs of violations that need another post-clearance inspection;
a.4) The issues on which the local governments do not agree;
a.5) Major companies that engage in export and import at various localities;
a.6) Thematic inspections;
a.7) Other cases approved by the Director of the General Department of Customs;
b) Directors of the provincial Customs Departments shall decide and organize scheduled and thematic post-clearance inspections on company premises.
c) Directors of Sub-departments of Post-Clearance Inspection shall decide and carry out post-clearance inspection on company premises within the assigned localities when signs of violations are found.
If the company is outside the assigned locality, the Customs Department shall request the General Department of Customs to assign a unit to carry out inspection.
Chapter II
TAX INSPECTION
Article 148. Tax inspection principles
Tax inspection shall be carried out in accordance with the Law on Tax administration and legislation on inspection.
Article 149. Purposes of tax inspection
Tax inspection is to find weaknesses in the management mechanism, policies, legislation on customs and taxation on exported and imported goods request competent authorities to take necessary measures; prevent, discover and penalize violations against legislation on taxation and customs.
Article 150. Inspected entities
Inspected entities are the agencies, organizations, and individuals in terms of compliance with legislation on customs, taxation, and other duties of exported and imported goods.
Article 151. Contents of tax inspection
1. Tax inspection contents are specified in Article 13 of the Government's Decree No. 82/2012/NĐ-CP dated October 09, 2012 on organization and operation of financial inspection.
2. During the inspection, the inspectorate must comply with the requirements, contents and time limit on the decision on inspection. If the contents of the decision on inspection must be changed, the change must comply with legislation on inspection.
Article 152. Tasks and entitlements of the chief and members of the inspectorate
During the tax inspection, the chief Article 152. Tasks and entitlements of the chief and members of the inspectorate
Article 153. Cases of tax inspection
The customs authority shall carry out a tax inspection in the cases mentioned in Article 81 of the Law on Tax administration. The cases of tax inspection are specified in Clause 2 Article 81 of the Law on Tax administration, particularly when following signs of violations against the legislation on taxation are found:
1. Violations of legislation on taxation are recommitted;
2. Violations are committed in multiple localities;
3. The violations involve multiple organizations and individuals (the customs authority suspects that the taxpayer collaborates with many organizations and individuals to avoid tax);
4. Signs of tax evasion;
5. Signs of disposal of documents and evidence to avoid tax during the post-clearance inspection on company premises are found;
6. Signs of new tax offences are found after the customs authority finishes the post-clearance inspection on company premises;
7. The case is complicated and serious such as: the amount of tax avoided is tremendous, the taxpayer uses illegal or forged documents to make tax statements.
Article 154. The power to decide tax inspection
Tax inspection shall be decided by the Director of the General Department of Customs and Directors of Customs Departments.
Article 155. Collection of information about the inspected entity
1. The information being the basis for deciding inspection must be specific and directly related to the objects and the case.
2. Sources of information:
a) Information collected from official sources of the customs (database system about the taxpayer, documents, exported and imported goods; dossier examination result, post-clearance inspection result, signs of violations informed by customs units, etc.).
b) Information collected outside the customs sector (from other agencies and units related to export and imports such as tax authorities, banks, couriers, insurers, verifiers, company associations, feedbacks from television and radio, complaints and denunciations filed by other organizations and individuals).
c) Other information collected by the post-clearance inspection and smuggling prevention forces (from informants, international cooperation, and other sources).
Article 156. Making reports and inspection plans
1. Analyze the information collected, make a report with the following contents:
a) The overall condition of the company, its export and import (primary exported and imported goods, quantity of customs declarations, business form, export and import turnover, tax incurred, fulfillment of tax obligation, compliance with law);
b) Assessment of significant problems, signs of violations against legislation on taxation, nature and scale of risk to revenue;
c) Suggestion of inspection contents and plan, specifying the foci, the organizations and individuals that need inspecting and verifying.
2. Make an inspection plan with the following contents:
a) Purposes and requirements of the inspection;
b) Inspected entities;
c) Scope of inspection;
d) Contents of inspection;
dd) Intended time of inspection.
The inspection plan shall specify necessary tasks, methods, locations, time of commencement and time of completion, personnel, and tasks of members of the inspectorate.
If the inspection plan must be changed during the inspection, the chief of the inspectorate shall send a written request to the person that decides the inspection for permission. The written request for permission to change the inspection plan must specify the reasons, changed contents, and other contents (if any); If the persons that decides the inspection makes a written approval of the change, the chief of the inspectorate shall comply with such approval.
3. The inspection plan of the Customs Department shall be sent to the General Department of Customs for cooperation among the units.
Article 157. The inspectorate
A inspectorate consists of a chief and members. A deputy chief may be appointed to assists the chief where necessary, and is responsible to the chief for his tasks.
Article 158. Time limit for inspection
1. An inspection carried out by the General Department of Customs shall last no more than 45 days from the day on which the decision on inspection is announced. This time limit may be extended in complicated cases, but not more than 70 days.
2. An inspection carried out by a Customs Department shall last no more than 30 days from the day on which the decision on inspection is announced. This time limit may be extended in complicated cases, but not more than 45 days.
Article 159. Decision on inspection
1. A decision in inspection shall contain:
a) The legal basis for inspection;
b) The objects, contents, scope, and purposes of the inspection;
c) Time limit of the inspection;
d) The chief and members of the inspectorate.
2. The decision on inspection must be sent directly or by registered mail to the inspected entity within 03 working days, except for surprise inspection.
3. Within 15 days from the day on which the decision in inspection is signed, the chief of the inspectorate shall announce the decision on inspection to the inspected entity.
If the company fails to comply with the decision on inspection, the chief or members of the inspectorate shall impose administrative penalties or request a competent person to impose penalties as prescribed by law.
Article 160. Carrying out the inspection
During the inspection, the inspectorate shall perform the following tasks:
1. Announce the decision on inspection:
a) The chief of the inspectorate shall introduce its members, read the decision on inspection out loud, explain the purposes, requirements, and contents of the inspection, announce the work schedules and other tasks related to the inspection. If the tax inspection also involves the subsidiaries, branches, or affiliates, the chief of the inspectorate shall provides the list, time, inspection contents, rights and obligations of parties for the inspected entity to prepare.
b) Inform the inspection plan and request the inspected entity to provide documents related to the inspected operations;
c) Request the representative of the inspected entity to report the overall condition of the company in terms of its business line, organizational structure, functions, tasks, and accounting methods of its subsidiaries, branches, or affiliates; methods of business organization, accounting standards, fiscal year; quantity of employees, wages; its partners (if any).
d) The announcement of the decision on inspection must be recorded in writing.
2. Receive accounting documents and financial statements (hereinafter referred to as documents) related to the exported or imported goods that are granted clearance. If such documents are stored in computers or other storage devices, such devices must be given to the inspectorate. The inspectorate shall check, preserve, and use documents properly without losing any of them. If the status quo of documents must be protected, the chief of the inspectorate shall decide to seal part or all of the documents. The documents shall be sealed and unsealed in accordance with law.
3. Carry out a detailed inspection and collect evidence
Inspection contents:
a) Inspect the adequacy, legitimacy, validity, consistency, accuracy, and truthfulness of the customs dossier kept by the company; compare it with the customs dossier kept by the customs authority;
b) Inspect the accounting documents, financial statement and other documents related to the inspected operations;
c) Inspect the company’s compliance with legislation on taxation, tax administration, and relevant regulations;
d) Inspect the production line, machinery, equipment, raw materials related to the manufacture of exported and imported products if possible; inspect imported goods or goods that are made of imported goods;
dd) Record the violations found during the inspection. Take the measures mentioned in Articles 89 to 91 of the Law on Tax administration if tax evasion is discovered.
4. Fortify evidence and legal basis, including:
a) Request the inspected entity to provide explanation:
The chief or member of the inspectorate shall request the company to provide explanation for unclear and unconcluded issues. If the written explanation is not clear, a consultation shall be held;
The consultation must be recorded in writing, and may be recorded as video or audio if necessary.
b) Verification
b.1) If the evidence and explanation provided by the company are not clear and need verifying, they shall be verified by relevant or capable organizations and individuals (hereinafter referred to as verifier). The verification result shall be recorded in writing, enclosed with sufficient supporting documents. The verification record is a basis for taking the next steps.
b.2) The chief of the inspectorate must provide sufficient information about the verification and necessary documents and give the verifier enough time to prepare.
c) Requesting professional examination
If the issues is complicated that need professional examination beyond the capacity of the inspectorate, the chief of the inspectorate shall make a decision to request professional examination The request for professional examination must comply with law.
5. After the issues are clarified, the inspectorate shall complete the documents, supplement information and sign the work records with the inspected entity.
The inspection dossier is the original documents for making inspection records, including:
a) Records on inspection results, work records;
b) Documents and reports made by the company at the request of inspectorate;
c) The manifest of documents and information made by the inspectorate and the company;
d) Photocopies of relevant documents;
dd) Written explanations;
e) Verification results;
6. Penalties for administrative violations
If the company fails to comply with the decision on inspection, the chief or members of the inspectorate shall impose administrative penalties or request a competent person to impose penalties as prescribed by law.
7. Transferring documents:
When the inspection is finished, every member of the inspectorate shall:
a) Transfer the work records, certifications of information, and all documents collected to the chief of the inspectorate; the documents shall be bound and numbered; summarize the case, suggest conclusion and necessary measures, specifying the basis for such suggestions;
b) Return the unnecessary documents to the company; keep the documents necessary for the next steps. The return of documents shall be recorded in writing.
Article 161. Inspection record
1. When the inspection is finished, the electronic information shall draft an inspection record. Before the inspection record is officially signed with the inspected entity, the chief of the inspectorate shall hold a meeting with the inspectorate to pass the inspection record or seek opinions from members of the inspectorate.
The inspection records shall be made and signed within 05 working days from the end of the inspection.
2. The inspection record must specify the result of each inspected operations, violations, and bases for the conclusions. In particular:
a) The beginning: legal basis for making the record;
b) The body: the inspected operations, comparison of the inspection result and the statements, reports provided by the taxpayer; explanation, evidence;
c) Conclusion: the inspected operations, seriousness of violations pursuant to cited laws; necessary measures that are taken, suggested measures.
3. Every page of the inspection record must bear the signatures of the arbitration center and the taxpayer (or the legal representative of the taxpayer) and the seal of the taxpayer (if any). The agreements and disagreements between the inspectorate and taxpayers must be written in the inspection record.
4. The inspected entity has the right to receive the inspection record, request explanation, and other rights mentioned in Clause 2 Article 86 of the Law on Tax administration.
5. If the time limit for inspection must be extended, the chief of the inspectorate shall request the person that decides the inspection to extend the time limit.
Article 162. Reporting inspection results and drafting inspection conclusion
1. Within 15 days from the end of the inspection, the chief of the inspectorate shall make a report on the inspection result, draft a conclusion and send them to the person that decides the inspection, unless result of professional examination necessary for conclusion is not available. The report on inspection result shall have the following information:
a) Specific report on each inspected aspect;
b) Nature and severity of the offences, reasons, responsibilities of the offenders (if any);
c) Disagreements between members and the chief of the inspectorate over the report on inspection result (if any);
d) Measures that are taken, suggested measures;
dd) The laws being basis for determining the nature and severity of the offences, suggested measures.
2. While making the report and drafting the conclusion, the chief of the inspectorate may consult with organizations concerned about the obstructions in order to ensure the accuracy and objectivity of the conclusion.
3. The report on inspection result (signed by the chief) shall reflect the tasks that have been done, the tasks that have not been done, or unplanned operations reasons, dissenting opinions of the company, suggested policies. The conclusion of each aspect must specify the event, bases, reasons, responsibility, and measures.
4. The report on inspection result and draft conclusion submitted to the person that decides the inspection must include written opinions of members of the inspectorate. The opinion must specify the agreement or disagreement on the report, draft conclusion of the chief about the member's tasks and others' tasks. If opinions of members on the inspection result report and draft conclusion are different, the chief of the inspectorate shall make a decision and take responsibility for such decision.
Article 163. Inspection conclusion
1. Within 15 days from the receipt of the inspection result report, the person that decides the tax inspection shall make an inspection conclusion, unless professional opinions of competent agencies are not available yet. The conclusion shall have the following information:
a) Assessment of inspected entity’s compliance with legislation on taxation;
b) Conclusion about inspected aspects;
c) Nature and severity of the offences, reasons, responsibilities of the offenders (if any);
d) Impose penalties or request competent persons to impose administrative penalties as prescribed by law.
2. While drawing the conclusion, the person that decides the inspection is entitled to request the chief and members of the inspectorate to make reports, and request the inspected entities to provide explanation to clarify the issues necessary for drawing conclusion. The person that decides the inspection shall request the inspectorate to carry out additional inspection to clarify some issues where necessary. Additional inspection results shall be reported in writing and are the basis for drawing conclusion.
3. The inspection conclusion shall be sent as follows:
a) Where the inspection is carried out by the General Department of Customs, the conclusion shall be sent to the Inspectorate of the Ministry of Finance, the inspected entities, the head of its superior agency (if any), relevant organizations and individuals;
B) Where the inspection is carried out by a Customs Department, the conclusion shall be sent to the General Department of Customs, the inspected entities, the head of its superior agency (if any), relevant organizations and individuals;
4. If tax evasion that constitutes a criminal offence is discovered during tax inspection, the customs authority shall transfers documents to a competent authority for investigation in accordance with legislation on criminal proceedings within 10 working days from the discovery. The customs authority shall cooperate with investigation agencies during investigation into tax offences in accordance with law.
Article 164. Rights and obligations of inspected entities
Inspected entities have the rights and obligations mentioned in Article 86 of the Law on Tax administration.
Chapter III
IMPLEMENTATION OF POST-CLEARANCE INSPECTION CONCLUSION AND TAX INSPECTION CONCLUSION
Article 165. Tasks that must be done after having the post-clearance inspection conclusion and tax inspection conclusion
After having the post-clearance inspection conclusion and tax inspection conclusion, the following tasks must be done:
1. Issue a decision on tax imposition (if any).
2. Issue a decision on administrative penalties (if any); monitor and compel the implementation of such decision in accordance with law. 3. If tax evasion that constitutes a criminal offence is discovered, Clause 2 Article 75 of the Law on Tax administration and legislation on criminal proceedings shall apply.
4. Update information about tax inspection result on the database system to serve further management.
5. Request competent authorities to make amendments or promulgate legislative documents to prevent violations.
6. Collect tax and urge companies to pay tax and late payment interest (if any) under decision on tax imposition in accordance with law.
7. Monitor and update data on accounting programs; make decision and compel companies to pay tax in accordance with law.
8. Report tax collection result to the person that issues the decision on tax imposition.
Article 166. Work allocation
1. For post-clearance inspection:
a) Where the decision on post-clearance inspection is signed and issued by the General Department of Customs:
a.1) The Director of the General Department of Customs shall implement Clause 1 Article 165 of this Circular.
a.2) The Director of the Post-clearance Inspection Department shall do the tasks mentioned in Clauses 2 to 8 Article 165 of this Circular.
b) Where the decision on post-clearance inspection is signed by the Director of a Customs Department, the Director of the Customs Department shall directly do or appoint the Director of a Sub-department of Post-Clearance Inspection to do all tasks in Article 165 of this Circular.
b) Where the post-clearance inspection is decided and carried out by a Sub-department of Post-Clearance Inspection, the Director of the Sub-department of Post-Clearance Inspection shall do all tasks in Article 165 of this Circular.
2. For tax inspection:
a) Where tax inspection is carried out by the General Department of Customs:
a.1) The Director of the General Department of Customs shall implement Clause 1 Article 165 of this Circular.
a.2) The unit affiliated to the General Department that is assigned to carry out tax inspection shall perform the following tasks:
a.2.1) The tasks mentioned in Clause 3 and Clause 5 Article 165 of this Circular;
a.2.2) Do or request a competent person to do the tasks mentioned in Clause 2 Article 165 of this Circular.
After the Director of the General Department of Customs issues a decision on tax imposition, this unit shall:
a.2.3) Send a decision on tax imposition to every Customs Department where goods are exported or imported, enclosed with the list of declarations subject to tax and imposed tax for Customs Departments to collect tax as prescribed in Clause 6 and Clause 7 Article 165 of this Circular;
a.2.4) Supervise Customs Departments collecting tax under the decision on tax imposition issued by the Director of the General Department of Customs;
a.2.5) Cooperate with the Customs Department in resolving the difficulties related to the implementation of the decision on tax imposition;
a.3. The Customs Department where goods are exported or imported shall instruct the Sub-department of Customs to do the tasks in Clause 4, Clause 6, Clause 7 and Clause 8 Article 165 of this Circular.
b) Where tax inspection is decided and carried out by a Customs Department, the Customs Department shall do all the tasks mentioned in Article 165 of this Circular.
Part VII
IMPLEMENTATION
Article 167. Responsibility for the implementation
1. Based on this Circular, the Director of the General Department of Customs shall establish customs procedures, instruct customs units to follow them, ensure both continuity of export/import and effective customs management.
2. Competent customs authorities shall carry out customs procedure, customs supervision, inspection; consider and grant tax exemption, tax reduction, tax refund, tax cancellation; settle overpaid tax, late payment interest and fines; extend deadline for paying tax, consider allowing tax payment in instalments, prior determination of HS numbers, prior determination of customs value, prior determination of origins, certification of tax obligation fulfillment, cancel tax, impose tax, tax deadline, and do other tax administration tasks in accordance with effective regulations and this Circular. Customs authorities, declarants, taxpayers shall report the difficulties that arise during the implementation to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for consideration and guidance on a case-by-case basis.
Article 168. Effect
1. This Circular takes effect on November 01, 2013.
Effective guidance of the Ministry of Finance shall apply to the declarations registered from July 01, 2013 that need to undergo the procedure in this Circular until this Circular takes effect ;
For the customs procedures for some forms of export and import that are prescribed in the Circular No. 196/2012/TT-BTC and amended in this Circular, this Circular shall apply.
The Circular No. 194/2010/TT-BTC dated December 06, 2010, the Circular No. 92/2010/TT-BTC dated June 17, 2010, the Circular No. 106/2005/TT-BTC dated December 05, 2005, the Circular No. 128/2010/TT-BTC dated August 26, 2001, the Circular No. 01/2012/TT-BTC dated January 03, 2012; Section 2 Chapter II and Chapter III of the Circular No. 49/2010/TT-BTC dated April 12, 2010, Point c Clause 3 Article 2 of the Circular No. 193/2012/TT-BTC dated November 15, 2012; regulations on tax deadline Clause 2 Article 4, Clause 1 Article 11, Point 1.2.5.4 and Point 1.2.6 Clause 1 Article 14 of the Circular No. 205/2010/TT-BTC dated December 15, 2010; regulations on deadline for paying tax on exported crude oil in Clause 2 Article 10 of the Circular No. 32/2009/TT-BTC dated February 19, 2009; Article 12 of the Circular No. 155/2011/TT-BTC dated November 11, 2011, guidance on customs procedure, customs supervision, customs inspection; export tax, import tax, and tax administration applicable to exported and imported goods that are promulgated by the Ministry of Finance before this Circular take effect and are in contravention of this Circular, are annulled.
2. The regulations on tax administration in the Law on the amendments to the Law on Tax administration take effect when this law takes effect (July 1, 2013).
If the taxpayer pays tax and late payment interest on the customs declarations that were registered before July 1, 2013 after July 1, 2013, Article 131 of this Circular shall apply.
3. If the relevant documents cited in this Circular are amended or superseded during the implementation, the new documents shall prevail.
|
PP THE MINISTER |