Chương I: Thông tư 128/2013/TT-BTC Kiểm tra sau thông quan
Số hiệu: | 128/2013/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2013 |
Ngày công báo: | 25/10/2013 | Số công báo: | Từ số 689 đến số 690 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về thủ tục xuất nhập khẩu
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định mới, việc thực hiện tờ khai hải quan với hàng hóa nhập khẩu sẽ khó khăn hơn trước:
- Tờ khai hải quan chỉ được đăng ký tại Chi cục hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu, cảng đích hoặc nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu hoặc nơi hàng hóa được chuyển cửa khẩu đến.
- Việc đăng ký tờ khai phải được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan.
Việc thực hiện quy các quy định của Thông tư 128 sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2013, thay thế các quy định của Thông tư 194/2010/TT-BTC.
Ngoài ra, Thông tư 128 cũng có hướng dẫn cụ thể những trường hợp được xem là thanh toán qua ngân hàng để áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan của chủ hàng; của người được chủ hàng ủy quyền; của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu; của đại lý làm thủ tục hải quan và của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) là đối tượng kiểm tra sau thông quan.
Kiểm tra sau thông quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà doanh nghiệp đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; thẩm định việc tuân thủ của doanh nghiệp đối với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ quan hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra sau thông quan
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các hồ sơ hải quan, hàng hóa đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp doanh nghiệp có sai phạm tương tự ngoài thời hạn kiểm tra, doanh nghiệp có trách nhiệm tự rà soát và thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền thuế theo quy định.
Căn cứ yêu cầu của mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan và từng trường hợp kiểm tra, cơ quan hải quan xác định phạm vi kiểm tra sau thông quan:
1. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu một mặt hàng của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
2. Kiểm tra việc xuất khẩu, nhập khẩu nhiều mặt hàng của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
3. Kiểm tra một hoặc nhiều nội dung (ví dụ kiểm tra chính sách, trị giá, mã số, xuất xứ) của một hoặc nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
4. Kiểm tra một hoặc nhiều loại hình xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
5. Kiểm tra tất cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của một doanh nghiệp trong một giai đoạn.
1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn;
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế;
4. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan.
5. Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan tại trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp, cửa hàng, nơi sản xuất hoặc nơi lưu giữ hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
1. Xác minh là việc cơ quan hải quan yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng giúp làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lý hoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Người yêu cầu xác minh là: Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan.
3. Đối tượng xác minh là các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Việc xác minh có thể thực hiện bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản; hoặc cử người làm việc trực tiếp với đối tượng xác minh theo giấy giới thiệu của người yêu cầu xác minh. Kết quả xác minh được ghi nhận bằng biên bản làm việc; biên bản này có giá trị là căn cứ xem xét vụ việc.
5. Trường hợp xác minh trực tiếp, đơn vị có nhu cầu tự thực hiện việc xác minh hoặc đề nghị đơn vị hải quan có điều kiện thuận lợi thực hiện và thông báo kết quả.
1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày thông báo kiểm tra.
2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trên cơ sở các thông tin, hồ sơ:
a) Các thông tin, nghi vấn từ cơ sở dữ liệu của ngành.
b) Các dấu hiệu vi phạm, nghi ngờ từ các Chi cục Hải quan làm thủ tục thông quan hàng hóa, các đơn vị nghiệp vụ chuyển.
c) Các thông tin do Chi cục Kiểm tra sau thông quan thu thập được về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.
3. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:
Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có văn bản thông báo về nội dung, thời gian kiểm tra gửi doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm tra, giải trình những nội dung liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan nếu cần thiết. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 ngày làm việc; nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan; cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) đến làm việc, giải trình, cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan trong thời hạn 60 ngày do doanh nghiệp lưu giữ, để làm rõ các vấn đề cơ quan hải quan nghi vấn.
4. Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung thông báo kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét quyết định. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất khẩu, nhập khẩu và số tiền thuế đã khai, đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.
b) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng và đồng ý với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung, nộp đủ thuế theo quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khai bổ sung và nộp đủ tiền thuế theo quy định, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
c) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, nhưng chưa thống nhất với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
d) Trường hợp doanh nghiệp không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối, hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời hạn giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; xem xét ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định thuế.
Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với trường hợp nêu tại điểm a, b khoản 4 điều này. Trường hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nêu tại điểm b, c, d khoản 4 điều này, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.
5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.
1. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp :
a) Kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan chuyển theo Điều 144 của Thông tư này.
b) Kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
c) Kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để thẩm định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và được thực hiện theo kế hoạch do Tổng cục Hải quan phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Cục hải quan tỉnh, thành phố
d) Kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề, do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo;
2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm c, khoản 1 Điều này thời hạn là 15 ngày làm việc.
b) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm a, b, d khoản 1 Điều này thời hạn kiểm tra là 05 ngày làm việc.
c) Trong trường hợp cần thiết, người ban hành quyết định kiểm tra quyết định gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản a, b khoản này. Lý do gia hạn, thời gian gia hạn được ghi trên quyết định gia hạn thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra biết.
3. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi ban hành quyết định theo quy trình do Tổng cục hải quan ban hành. Trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp trước khi quyết định kiểm tra.
b) Ra quyết định, thông báo quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp:
b.1) Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan ban hành;
b.2) Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều này, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm theo điểm b khoản này được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định, không phải thông báo trước. Trong trường hợp này, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho doanh nghiệp, trong giờ làm việc.
c) Trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp và ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định.
d) Thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:
d.1) Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra.
d.2) Doanh nghiệp có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền và các cán bộ có liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và trực tiếp làm việc về các nội dung kiểm tra với đoàn kiểm tra.
d.3) Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, nội dung, thời gian ghi trên quyết định.
d.4) Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại điện có thẩm quyền của doanh nghiệp hoặc cán bộ có liên quan đã làm việc trực tiếp với đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
d.5) Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra và người quyết định kiểm tra.
4. Kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình (có văn bản giải trình kèm tài liệu chứng minh hoặc có văn bản đề nghị làm việc trực tiếp với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra) trong trường hợp chưa thống nhất với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.
Hết thời hạn trên, doanh nghiệp không gửi văn bản giải trình thì coi như đồng ý với nội dung dự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra có trách nhiệm:
c.1) Xem xét văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc làm việc với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ. Nội dung làm việc được ghi nhận bằng biên bản làm việc để làm căn cứ xem xét, ban hành bản kết luận kiểm tra.
c.2) Hết thời hạn, thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.
d) Đối với những trường hợp phức tạp, trường hợp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành kết luận được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành.
5. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Chương III Phần này.
Trưởng đoàn kiểm tra được thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, cụ thể:
1. Tổ chức, chỉ đạo phân công công việc cho các thành viên trong đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng phạm vi, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan;
2. Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; kiểm tra thực tế hàng hóa, (trong trường hợp cần thiết );
3. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng từ, tài liệu về các nội dung liên quan đến vụ việc, đối tượng, hàng hóa đang được kiểm tra, trong thời gian thực hiện quyết định kiểm tra;
4. Trực tiếp ký hoặc phân công thành viên trong đoàn kiểm tra ký các biên bản kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
5. Báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra (sau khi đã lấy ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo; đề xuất xử lý kết quả kiểm tra để thủ trưởng đơn vị ký bản kết luận kiểm tra.
6. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý thực hiện kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; phê duyệt kế hoạch kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề; phân công đơn vị thực hiện đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp ngoài địa bàn quản lý.
b) Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
2. Phân công, quyết định và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc đối với các trường hợp:
a.1) Các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách lớn, các loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao;
a.2) Các doanh nghiệp đã được kiểm tra sau thông quan, nhưng có dấu hiệu vi phạm cần tiếp tục thực hiện kiểm tra sau thông quan,.
a.4) Vấn đề mà địa phương thực hiện không thống nhất;
a.5) Các doanh nghiệp lớn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa phương;
a.6) Các trường hợp kiểm tra theo chuyên đề;
a.7) Các trường hợp khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt.
b) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch hoặc theo chuyên đề.
c) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan quyết định, thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp theo địa bàn quản lý được phân công đối với trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
Chapter I
POST-CLEARANCE INSPECTION
Article 139. Objects of post-clearance inspection
Customs dossier, accounting books, financial statements, relevant documents, exported or imported goods granted clearance of the owner or the person authorized by the goods owners, the exporter, the importer, the customs brokerage agent, the postal service provider, the express mail service provider (hereinafter referred to as companies) are the object of post-clearance inspection.
Article 140. Principles, purposes, and time limit for post-clearance inspection
Post-clearance inspection is to verify the accuracy of the documents submitted or presented to the customs authority, assess the compliance of companies to legislation on customs, taxation, and other laws related to the management of exported and imported goods.
The customs authority shall apply risk management methods to decide on objects, scope, contents, and method of post-clearance inspection.
Post-clearance inspection of the customs dossiers and goods granted clearance shall be carried out within 5 years from the registration date of the customs declaration. If the company commits a similar violation beyond the time limit, the company shall make additional statement and tax payment as prescribed.
Article 141. Scope of post-clearance inspection
Depending on the requirements of each post-clearance inspection and each case, the customs authority shall decide the scope of post-clearance inspection:
1. Inspect the export, import of an article of a company over a period of time.
2. Inspect the export, import of multiple articles of a company over a period of time.
3. Inspect one or multiple aspects (e.g. policies, values, HS numbers, origins) of one or multiple articles of a company over a period of time.
4. Inspect one or multiple forms of export and import of a company over a period of time.
5. Inspect all export, import activities of a company over a period of time.
Article 142. Contents of post-clearance inspection
1. Inspection of the sufficiency, legitimacy and validity of the customs dossiers kept by the company and the customs authority that carries out customs procedure for exported or imported goods;
2. Inspection of the accuracy of the basis for tax calculation, the accuracy of statement of tax payable, exempt, or refunded;
3. Inspection of the compliance with of other regulations of legislation on taxation;
4. Inspection of the compliance with legislation on customs
5. Physical verification of exported or imported goods that are granted clearance at the premises of the company, its branch, store, factory, or storage where necessary.
Article 143. Verification during post-clearance inspection
1. Verification means the customs authority requesting relevant or capable organizations and individuals to clarify the issues that are questionable, irrational, or the signs of violations of law.
2. Verification may be requested by the Directors of Customs Departments of provinces, the Director of Department of Post-clearance Inspection, the Directors of Sub-department of Post-clearance Inspection; the chief of the post-clearance inspectorate.
3. The objects of verification are relevant state authorities, organizations, and individuals.
4. Verification may be carried out in the form of written request for written answers, or sending personnel to work with the objects of verification with a letter of introduction of the verification requester. The verification result shall be recorded in writing. This record is the basis for considering the case.
5. For direct verification, the unit may carry out the verification itself or request a capable customs authority to do it and report the result.
Article 144. Post-clearance inspection at the customs authority
1. Post-clearance inspection at the customs authority is an regular activity of the customs authority to inspect the customs dossiers, exported and imported goods that are granted clearance within 60 days from the clearance date.
2. Post-clearance inspection at the customs authority is based on risk management and the following information:
a) Questionable information from the database of the customs.
b) Signs of violations, suspicions informed by the Sub-departments of Customs and specialized units.
c) Information collected by the Sub-department of Post-Clearance Inspection about the signs of violations related to the exported or imported goods that are granted clearance.
3. Carrying out post-clearance inspection at the customs authority:
After the post-clearance inspection is carried out at the customs authority, the Director of the Customs Department, the Director of the Sub-department of Post-Clearance Inspection shall send the company a written notification of the contents and time of inspection, request the company to provide documents related to the customs dossier, exported or imported goods being inspected, provide relevant explanation, and physically inspect the goods that are granted clearance where necessary. The maximum inspection period is 02 working days. The inspection shall be recorded in writing.
The company shall comply with the request of the customs authority, send legal representative or authorized representative (hereinafter referred to as competent representative) to work with, provide explanation, customs dossier, and documents related to the goods that are granted clearance within 60 days to clarify the issues raised by the customs authority.
4. When the inspection at the customs authority is finished, the customs officer that carries out the post-clearance inspection shall report the scope, contents, and result of the inspection, suggest contents of the notification of inspection result, and necessary measures. in particular:
a) If the company provides explanation, information and documents proving that the export, import, the tax stated and paid are proper, the customs dossier is accepted.
If the company fails to prove that the tax stated is correct and concurs with the inspection result given by the customs authority, the company shall make additional tax statement and tax payment within 10 days from the day on which the inspection result is notified. If the company fails to make additional statement and tax payment as prescribed the customs authority shall make a decision to carry out an inspection on company premises.
c) If the company fails to prove that the tax stated is correct but does not concur with the inspection result given by the customs authority, the customs authority shall make a decision to carry out an inspection on company premises.
d) IF the company fails to provide explanation and documents, or refuses to provide, or delay providing documents at the request of the customs authority, the customs authority shall impose penalties for administrative violations as prescribed by law and update them on the database of the customs to inspect the next imported or exported shipment of the company, consider making a decision to impose tax as prescribed by law, or make a decision to carry out inspection on company premises if the basis for tax imposition is not ample.
The head of the units that carries out the inspection shall sign and issue the notification of inspection result to the company within 10 days from the end of the inspection in the cases mentioned in Point a and Point b Clause 4 of this Article. If an inspection must be carried out on company premises as prescribed in Point b, Point c and Point d Clause 4 of this Article, the customs authority shall makes a decision to carry out the inspection on company premises within 30 days from the end of the inspection at the customs authority.
5. The result of post-clearance inspection at the customs authority shall be processed in accordance with Chapter III of this Part.
Article 145. Post-clearance inspection on company premises
1. Cases of post-clearance inspection on company premises:
a) Post-clearance inspection in the cases transferred by the customs authority according to Article 144 of this Circular.
b) Post-clearance inspection when finding signs of violations of the company.
c) Scheduled post-clearance inspection to assess the compliance with law of the company under a plan approved by the General Department of Customs at the request of a provincial Customs Department.
d) Thematic post-clearance inspection under the guidance of the head of a superior customs authority.
2. Period of post-clearance inspection on company premises:
a) The period of post-clearance inspection in Point c Clause 1 of this Article is 15 working days.
b) The period of post-clearance inspection in Points a, b, d Clause 1 of this Article is 05 working days.
c) Where necessary, the person that decides the inspection shall extend this period once. The extended period shall not exceed the length in Point a and Point b of this Clause. The reasons for extension and length of extension shall be written on the decision on extension.
3. Post-clearance inspection on company premises:
a) Perform preparatory tasks before issuing the decision under the procedure established by the General Department of Customs. The customs authority shall carry out a survey at the company before deciding the inspection where necessary.
b) Making and announcing the decision on post-clearance inspection on company premises:
b.1) The decision on post-clearance inspection on company premises is issued by the Director of the General Department of Customs, the Director of the provincial Customs Department, or the Director of the Sub-department of Post-Clearance Inspection;
b.2) in the cases mentioned in Point a, Point c, Point d Clause 1 of this Article, the decision on inspection shall be sent directly or by registered mail or fax to the company within 03 working days from the day on which it is signed, and at least 05 working days before the inspection is commenced.
Post-clearance inspection upon signs of violations mentioned in Point b of this Clause shall be carried out right after the decision is made without prior notice. In this case, the decision on inspection shall be given to the company directly during working hours.
c) If the company fails to comply with the decision on inspection, the customs authority shall impose administrative penalties, update information on the risk management system to take measures for inspecting the next exported and imported shipments of the company, and impose tax as prescribed.
d) Carrying out post-clearance inspection on company premises:
d.1) The chief of the inspectorate shall announce the decision on inspection.
d.2) The company shall appoint a competent representative and relevant personnel to provide documents on request, and directly work with the inspectorate.
d.3) The inspectorate shall carry out the inspection in accordance with scope, contents, and time on the decision.
d.4) The inspection contents shall be recorded in writing between the competent representative of the company or relevant personnel that directly works with the inspectorate during the inspection.
d.5) The inspectorate shall report the inspection result with the head of the inspecting unit and the person that decides the inspection.
4. Conclusion about post-clearance inspection on company premises:
a) Within 03 working days from the end of the inspection, the chief of the inspectorate shall make and send a draft conclusion to the company and the head of the inspecting unit.
b) Within 03 working days from the day on which the draft conclusion is received, the company shall finish providing explanation (enclosed with supporting documents or a written request for direct meeting with the head of the inspecting unit) if the company has not concurred with the draft conclusion.
If the company fails to provide a written explanation by the aforesaid deadline, the company is considered in agreement with the draft conclusion.
c) Within 03 working days from the deadline for providing explanation, the head of the inspecting unit shall:
c.1) Examine the explanation of the company or discuss with the competent representative of the company to clarity questionable issues. The discussion shall be recorded in writing as the basis for considering and issuing the official conclusion.
c.2) After this period, the head of the inspecting unit shall sign and issue the official conclusion about the post-clearance inspection on company premises.
d) If the case is complicated and beyond the competence of the customs authority, the conclusion shall be issued after having opinions of specialized agencies.
5. The result of post-clearance inspection on company premises shall be processed in accordance with Chapter III of this Part.
Article 146. Tasks and entitlements of the chief of the inspectorate
The chief of the inspectorate shall perform some tasks under the duty of the inspectorate, in particular:
1. Organize, assign jobs to members of the inspectorate in accordance with the scope, contents, and time in the decision on post-clearance inspection;
2. Request provision of information, written reports, explanation for the issues related to the inspection contents; carry out physical examination (where necessary);
3. Request relevant state authorities, organizations and individuals to provide information, evidence, and documents related to the case and the goods during the inspection;
4. Sign or appoint members in the inspectorate to sign the inspection records during the inspection.
5. Report the inspection results and draft conclusion (after seeking opinions of members in the inspectorate) and take responsibility for the accuracy, truthfulness and objectivity of the report; suggest necessary measures for the head of the unit to sign an official conclusion.
6. Other entitlements prescribed by law.
Article 147. Management and work allocation of during post-clearance inspection on company premises
1. Management of post-clearance inspection:
a) The General Department of Customs shall manage, direct, and inspect the post-clearance inspection nationwide; examine plans for scheduled and thematic post-clearance inspection; appoint units to carry out post-clearance inspection on company premises beyond their management.
b) Provincial Customs Departments shall management, direct and inspect post-clearance inspection within their locality.
2. Work allocation, decision and organization of post-clearance inspection on company premises:
a) The Director of the General Department of Customs shall decide and organize post-clearance inspection on company premises nationwide in the following cases:
a.1) The issues related to the implementation of major policies, the forms and articles facing high risk;
a.2) The company that has undergone a post-clearance inspection shows signs of violations that need another post-clearance inspection;
a.4) The issues on which the local governments do not agree;
a.5) Major companies that engage in export and import at various localities;
a.6) Thematic inspections;
a.7) Other cases approved by the Director of the General Department of Customs;
b) Directors of the provincial Customs Departments shall decide and organize scheduled and thematic post-clearance inspections on company premises.
c) Directors of Sub-departments of Post-Clearance Inspection shall decide and carry out post-clearance inspection on company premises within the assigned localities when signs of violations are found.
If the company is outside the assigned locality, the Customs Department shall request the General Department of Customs to assign a unit to carry out inspection.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực