Chương 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP: Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa đơn
Số hiệu: | 51/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/05/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 29/05/2010 | Số công báo: | Từ số 252 đến số 253 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có quyền:
a) Tạo hóa đơn để sử dụng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định này;
b) Được mua hóa đơn do Cục Thuế phát hành;
c) Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;
d) Từ chối cung cấp các số liệu về in, phát hành, sử dụng hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp.
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ:
a) Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;
b) Ký hợp đồng đặt in hóa đơn với các cơ sở in có đủ điều kiện trong trường hợp đặt in hóa đơn;
c) Lập và gửi tờ Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định;
d) Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Trừ trường hợp không phải lập hóa đơn theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
đ) Thường xuyên tự kiểm tra việc sử dụng hóa đơn, kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm;
e) Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Điều kiện:
Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động ngành in.
2. Trách nhiệm:
a) In hóa đơn theo đúng hợp đồng đã ký; không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện;
b) Quản lý, bảo quản và xử lý khuôn in, phôi in, hóa đơn đã in và các hóa đơn in hỏng theo thỏa thuận giữa hai bên và theo quy định của pháp luật;
c) Thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn và tiến hành xử lý khuôn in, phế phẩm theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Định kỳ 6 tháng, báo cáo việc nhận in hóa đơn gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm:
a) Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn trong phạm vi cả nước;
b) Thông báo rộng rãi các loại hóa đơn đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.
2. Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
b) Quản lý hoạt động in hóa đơn của các doanh nghiệp in trên địa bàn;
c) Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để cấp, bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn trên địa bàn.
3. Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
b) Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
1. Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn.
3. Ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung trong trường hợp mua hàng trực tiếp; trừ một số trường hợp theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Sử dụng hóa đơn đúng mục đích.
5. Cung cấp thông tin ghi trên hóa đơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có hóa đơn bị mất, cháy, hỏng thì phải lập biên bản về việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
2. Sau khi lập biên bản tổ chức, cá nhân có hóa đơn bị mất, cháy, hỏng phải có đơn khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời hạn khai báo là ngày sau ngày biên bản được lập xong, nhưng chậm nhất không quá 05 (năm) ngày, kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xử lý hóa đơn sau mất, cháy, hỏng và trình tự, thủ tục khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
1. Hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin.
2. Hóa đơn đặt in chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
3. Hóa đơn đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
4. Hóa đơn đã lập trong các tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, cá nhân đó.
1. Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
2. Tổ chức, cá nhân có hóa đơn hết giá trị sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày dừng sử dụng hóa đơn, ngày thông báo tìm lại được hóa đơn đã mất hoặc ngày thông báo hết giá trị sử dụng hóa đơn.
3. Tổ chức, cá nhân có các loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành, nhưng không tiếp tục sử dụng nữa thì phải hủy hóa đơn chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày không còn sử dụng.
4. Tổ chức, cá nhân mua hóa đơn của cơ quan thuế khi chuyển sang sử dụng các loại hóa đơn khác phải quyết toán và hủy số hóa đơn đã mua còn chưa sử dụng chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày sử dụng hình thức hóa đơn mới.
5. Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
Việc hủy hóa đơn phải được thông qua Hội đồng hủy hóa đơn. Thành phần Hội đồng và thủ tục hủy hóa đơn do Bộ Tài chính quy định.
RIGHTS AND OBLIGATIONS AND ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN INVOICE MANAGEMENT AND USE
Article 21. Rights and obligations of goods and service sellers
1. Goods and service sellers may:
a/Create invoices for use if they fully satisfy the conditions specified in this Decree;
b/ Buy invoices issued by provincial-level Tax Departments:
c/ Use lawful invoices for their business activities;
d/ Refuse under law to provide data on invoice printing, issuance and use to unauthorized organizations and individuals;
e/ Initiate lawsuits against organizations or individuals that infringe upon the rights to create, issue and use lawful invoices.
2. Goods and service sellers are obliged to:
a/ Manage invoice creation activities under this Decree;
b/ Sign, when ordering the printing of invoices, invoice printing-ordering contracts with qualified printing establishments;
c/ Make and send invoice issuance notices under regulations;
d/ Make out and hand invoices when selling goods or services to customers, except cases specified in Article 16 of this Decree;
e/ Regularly inspect the use of invoices and promptly prevent violations:
f/ Report on the use of invoices to managing tax offices under the Finance Ministry's regulations.
Article 22. Condition on and responsibilities of invoice-printing organizations
1. Condition:
An invoice-printing organization must be an enterprise possessing a printing permit.
2. Responsibilities:
a/ To print invoices under signed contracts; to refrain from outsourcing any or all of printing stages to other printing organizations:
b/ To manage, preserve and dispose of printing molds, printed blanks, printed invoices and defective printed invoices as agreed between the two parties and provided by law:
c/ To liquidate printing contracts with printing-ordering organizations or individuals and handle printing molds and discarded printed invoices under the Finance Ministry's regulations:
d/ To send biannual reports on printing of invoices to managing tax offices.
Article 23. Responsibilities of tax offices in invoice management
1. The General Department of Taxation shall:
a/ Inspect and examine the creation, issuance and use of invoices nationwide:
b/ Publicize invoices already issued, lost or no longer valid as notified.
2. Provincial-level Tax Departments shall:
a/ Manage the creation and issuance of invoices by organizations and individuals in localities:
b/ Manage the printing of invoices by printing enterprises in localities:
c/ Order the printing of. and issue, invoices for distribution or sale to entities under this Decree:
d/ Inspect and examine the creation, issuance and use of invoices in localities.
3. District-level Tax Departments shall:
a/ Examine the use of invoices as decentralized:
b/ Monitor and examine the destruction of invoices as decentralized under the Finance Ministry's regulations.
Article 24. Responsibilities of goods and service buyers
1. When buying goods or services, to request sellers to make out and hand invoices.
2. To provide accurate information necessary for sellers to make out invoices.
3. To sign invoice originals already fully filled in when directly buying goods, except cases specified by the Ministry of Finance.
4. To use invoices for proper purposes.
5. To provide information indicated in
invoices to competent agencies upon request.
Article 25. Handling of lost, burnt or damaged invoices by accounting units
1. Business organizations or individuals that have their invoices lost, burnt or damaged shall make records of such loss, burning or damage.
2. After making the records, the organizations or individuals that have their invoices lost, burnt or damaged shall declare in writing such loss, burning or damage to managing tax offices within 5 (five) days after such loss, burning or damage occurs.
The Ministry of Finance shall specify the handling of lost, burnt or damaged invoices as well as order and procedures for declaring the loss, burning or damage of invoices.
Article 26. Storage and preservation of invoices
1. E-invoices and self-printed invoices which are not yet made out shall be stored on computers according to information confidentiality regulations.
2. Invoices printed on order which are not yet made out shall be stored and preserved in warehouses under regulations on archive and preservation of valuable papers.
3. Invoices already made out by accounting units shall be archived under regulations on custody and preservation of accounting documents.
4. Invoices already made out by organizations and individuals other than accounting units shall be preserved like private assets of such organizations and individuals.
Article 27. Destruction of invoices
1. Invoices printed on order which are incorrect, superfluous or duplicate shall be destroyed within 30 (thirty) days after liquidating a contract to order invoice printing.
2. Organizations and individuals with expired invoices shall destroy these invoices within 30 (thirty) days after ceasing to use them or notifying the finding of lost invoices or the expiration of invoices.
3. Organizations or individuals that have self-printed invoices or e-invoices the issuance of which has been notified shall, when no longer using them, destroy them within 30 (thirty) days after they are no longer used.
4. Organizations or individuals that buy invoices of tax offices then shift to use invoices of other forms shall finalize and destroy the bought invoices which are not yet used within 30 (thirty) days after using invoices of new forms.
Invoices which are not yet made out but serve as evidence in criminal or civil cases shall not be destroyed but disposed of under law.
6. Accounting units' made-out invoices shall be destroyed under the accounting law.
The destruction of invoices is subject to approval of an invoice destruction council. The Ministry of Finance shall specify the composition of this council and invoice destruction procedures.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử
Điều 29. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn
Điều 30. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
Điều 31. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn
Điều 32. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
Điều 33. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
Điều 4. Loại, hình thức và nội dung hóa đơn
Điều 5. Nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn
Điều 10. Bán, cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
Điều 11. Phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh
Điều 12. Phát hành hóa đơn của Cục Thuế
Điều 14. Nguyên tắc sử dụng hóa đơn
Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn
Điều 17. Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập
Điều 18. Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
Điều 20. Việc sử dụng hóa đơn của người mua hàng
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ
Điều 25. Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn trong đơn vị kế toán
Điều 4. Loại, hình thức và nội dung hóa đơn
Điều 5. Nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn
Điều 10. Bán, cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
Điều 11. Phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh
Điều 12. Phát hành hóa đơn của Cục Thuế
Điều 14. Nguyên tắc sử dụng hóa đơn
Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn
Điều 17. Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập
Điều 18. Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
Điều 20. Việc sử dụng hóa đơn của người mua hàng
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ
Điều 25. Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn trong đơn vị kế toán
Điều 4. Loại, hình thức và nội dung hóa đơn
Điều 5. Nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn
Điều 10. Bán, cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
Điều 11. Phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh
Điều 12. Phát hành hóa đơn của Cục Thuế
Điều 14. Nguyên tắc sử dụng hóa đơn
Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn
Điều 17. Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập
Điều 18. Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
Điều 20. Việc sử dụng hóa đơn của người mua hàng
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ
Điều 25. Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn trong đơn vị kế toán
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử
Điều 29. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn
Điều 30. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
Điều 31. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn
Điều 32. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
Điều 33. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
Điều 29. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn
Điều 30. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
Điều 32. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
Điều 33. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
Điều 4. Loại, hình thức và nội dung hóa đơn
Điều 10. Bán, cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
Điều 11. Phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ
Điều 33. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ