Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 32/2011/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2011 |
Ngày công báo: | 29/03/2011 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Thông tư này áp dụng đối với:
- Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa người bán hàng và người mua hàng.
- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
1. Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
2. Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử.
3. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
1. Nguyên tắc sử dụng hoá đơn điện tử
Trường hợp người bán lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua (nêu rõ cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử là truyền trực tiếp từ hệ thống của người bán sang hệ thống của người mua; hoặc người bán thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để lập hóa đơn và truyền cho người mua).
Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (trường hợp thông qua tổ chức trung gian) và các đơn vị có liên quan phải có thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hoá đơn điện tử đó.
2. Điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn
Người bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
b) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;
c) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;
d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
đ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;
- Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.
Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
- Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử đảm bảo hóa đơn điện tử được lập đáp ứng các nội dung theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn.
- Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia.
- Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu .
- Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử phải được lưu giữ trên hệ thống.
- Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế (theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự).
1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất khẩu) là tiếng Anh.
Trường hợp sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.
Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hóa dịch vụ - hoặc nội dung thu tiền.
2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
1. Khởi tạo hóa đơn điện tử là hoạt động tạo định dạng cho hóa đơn, thiết lập đầy đủ các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng truyền – nhận và lưu trữ hóa đơn trước khi bán hàng hoá, dịch vụ trên phương tiện điện tử của tổ chức kinh doanh hoặc của các tổ chức cung cấp dịch vụ về hoá đơn điện tử và được lưu trữ trên phương tiện điện tử của các bên theo quy định của pháp luật.
Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hoá đơn điện tử phải ra quyết định áp dụng hoá đơn điện tử gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về quyết định này (theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
Quyết định áp dụng hoá đơn điện tử gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên hệ thống thiết bị (tên các phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để khởi tạo, lập hoá đơn điện tử.
Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
- Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hoá đơn điện tử, phần mềm ứng dụng;
- Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
- Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức bao gồm cả trách nhiệm của người được thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
2. Phát hành hóa đơn điện tử
Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) gồm các nội dung: tên đơn vị phát hành hoá đơn điện tử, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)), ngày lập Thông báo phát hành; tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị (trường hợp gửi Thông báo phát hành tới cơ quan thuế bằng giấy); hoặc chữ ký điện tử của tổ chức phát hành (trường hợp gửi đến cơ quan thuế bằng đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, khởi tạo hóa đơn điện tử thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản này.
Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu (theo đúng định dạng gửi cho người mua) đến cơ quan thuế theo đường điện tử.
Thông báo phát hành hóa đơn điện tử (không bao gồm hóa đơn điện tử mẫu) phải niêm yết tại trụ sở tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời gian sử dụng hóa đơn điện tử.
3. Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.
1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định. Các hình thức lập hóa đơn điện tử:
- Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
- Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.
2. Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa, dịch vụ.
Các hình thức gửi hóa đơn điện tử:
- Gửi trực tiếp: Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán, ký điện tử trên hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ là đơn vị kế toán thì người mua ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và truyền hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử cả hai bên cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên.
- Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử:
Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn điện tử bằng chương trình lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử hoặc người bán hàng hóa, dịch vụ đưa dữ liệu hóa đơn điện tử đã được tạo từ hệ thống nội bộ của người bán vào hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để gửi cho người mua hóa đơn điện tử đã có chữ ký điện tử của người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử. Trường hợp người mua là đơn vị kế toán, khi nhận được hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán, người mua thực hiện ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và gửi cho người bán hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử của người mua và người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử và việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử được gửi báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử theo đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
1. Người bán, người mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử để ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính phải lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn quy định của Luật Kế toán. Trường hợp hóa đơn điện tử được khởi tạo từ hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thì tổ chức trung gian này cũng phải thực hiện lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn nêu trên.
Người bán, người mua là đơn vị kế toán và tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có trách nhiệm sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin (ví dụ như: bút nhớ (đĩa flash USB); đĩa CD và DVD; đĩa cứng gắn ngoài; đĩa cứng gắn trong) hoặc thực hiện sao lưu trực tuyến để bảo vệ dữ liệu của hóa đơn điện tử.
2. Hóa đơn điện tử đã lập được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu và phải thoả mãn các điều kiện sau:
a) Nội dung của hoá đơn điện tử có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
b) Nội dung của hoá đơn điện tử được lưu trữ trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung hoá đơn điện tử đó;
c) Hoá đơn điện tử được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận hoá đơn điện tử.
3. Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng.
Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó.
Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các hóa đơn điện tử chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin. Thủ tục tiêu hủy hóa đơn điện tử được thực hiện như thủ tục hủy hóa đơn quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trường hợp người bán hoặc người mua làm mất hóa đơn điện tử thì nếu các bên liên quan còn lưu trữ hóa đơn dưới dạng thông điệp dữ liệu thì người bán hoặc người mua yêu cầu người bán, người mua hoặc bên liên quan gửi lại hóa đơn điện tử.
Trường hợp người bán hoặc người mua làm mất hóa đơn điện tử và không thể liên hệ với các bên có liên quan để được gửi lại hóa đơn thì người bán, người mua thực hiện báo cáo mất hóa đơn theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
1. Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế tóan phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.
2. Điều kiện
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
3. Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.
4. Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về hoá đơn điện tử trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
2. Tổ chức sử dụng hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu sự thanh tra, kiểm tra và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ dữ liệu của hóa đơn điện tử, các phương tiện lưu trữ hóa đơn điện tử cùng các tài liệu khác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Việc thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc niêm phong, tạm giữ, tịch thu phương tiện điện tử để khởi tạo hoá đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/5/2011.
2. Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
1. Mẫu Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2011/TT-BTC ngày14 /2/2011 của Bộ Tài chính)
Đơn vị chủ quản:…………...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày……… tháng……… năm……… |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ………(CÔNG TY, ĐƠN VỊ)
Về việc áp dụng hóa đơn điện tử
GIÁM ĐỐC …
Căn cứ Thông tư số /2011/TT-BTC ngày /2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Căn cứ Quyết định thành lập (hoặc Giấy đăng ký kinh doanh) số …
….
Xét đề nghị của …
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng hình thức hóa đơn điện tử trong đơn vị từ ngày ......../....../20.....trên cơ sở hệ thống thiết bị và các bộ phận kỹ thuật liên quan như sau:
- Tên hệ thống thiết bị (tên các phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để khởi tạo, lập hoá đơn điện tử.
- Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hoá đơn điện tử, phần mềm ứng dụng;
Điều 2. Mẫu các loại hoá đơn điện tử và mục đích sử dụng của mỗi loại hoá đơn (liệt kê chi tiết)
Điều 3. Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
Điều 4. Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức bao gồm cả trách nhiệm của người được thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …/…/20….Lãnh đạo các bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật,… chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
2. Mẫu Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2011/TT-BTC ngày 14 /2/2011 của Bộ Tài chính)
THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
1. Tên tổ chức khởi tạo hoá đơn (Công ty A):.....................................................
2. Mã số thuế:..........................................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................
4. Điện thoại:...........................................................................................................
5. Các loại hoá đơn phát hành:
STT |
Tên loại hoá đơn |
Mẫu số |
Ký hiệu |
Số lượng |
Từ số |
Đến số |
Ngày bắt đầu sử dụng |
|
Hóa đơn GTGT |
|
AA/11T |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Tên cơ quan thuế tiếp nhận thông báo:.........................................................
7. Ghi rõ “Đăng ký sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị” trong trường hợp tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị.
|
........., ngày.........tháng.........năm......... |
3. Mẫu Báo cáo của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử
(Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số32 /2011/TT-BTC của Bộ Tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
BÁO CÁO VỀ VIỆC TRUYỀN HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
Kỳ…….năm......
Tên tổ chức:.....................................................................................................................
Mã số thuế: ......................................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Đơn vị tính: Số
STT |
Doanh nghiệp sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử |
Tên hóa đơn |
Ký hiệu mẫu hóa đơn |
Ký hiệu hóa đơn |
Từ số |
Đến số |
Số lượng |
||
Mã số thuế |
Tên |
Địa chỉ |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
........., ngày.........tháng.........năm......... |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 32/2011/TT-BTC |
Hanoi, March 14, 2011 |
GUIDING THE CREATION, ISSUANCE AND USE OF E-INVOICES FOR GOODS SALE AND SERVICE PROVISION
Pursuant to the November 29. 2006 Tax Administration Law:
Pursuant to the June 17, 2003 Accounting Law and guiding documents;
Pursuant to the November 29. 2005 E-Transaction Law. Decree No. 27/2007/ND-CP of February 23. 2007, on e-transactions in financial operations, and Decree No. 35/2007/ ND-CP of March 8, 2007. on e-transactions in banking operations;
Pursuant to the Government's Decree No. 51/ 20I0/ND-CP of May 14, 2010, on goods sale and service provision invoices;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27. 2008. defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.
The Ministry of Finance guides the creation, issuance, use and management of e-invoices for goods sale and service provision as follows;
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the creation, issuance, use and management of e-invoices for goods sale and service provision.
Article 2. Subjects of application This Circular applies to:
- Users of e-invoices for goods sale and service provision.
- Intermediary e-invoice solution providers, which are providers of solutions for the creation, transmission, receipt, storage and recovery of data messages of e-invoices between goods sellers and buyers.
- Tax administrations of all levels and organizations and individuals involved in the creation, issuance and use of e-invoices.
1. E-invoice is a compilation of e-data messages on goods sale or service provision, which is created, billed, sent, received, stored and managed electronically. An e-invoice must meet the requirements specified in Article 6 of this Circular.
E-invoices shall be created, billed and processed in the computer system of an organization having a tax identification number upon sale of goods or provision of services and stored in computers of involved parties under the law on e-transactions.
E-invoices include export invoices; value-added invoices; sale invoices; other invoices including stamps, tickets, cards, insurance premium receipts; air freight receipts. international freight vouchers, banking service charge vouchers, etc. The forms and contents of these invoices comply with international practice and relevant laws.
An e-invoice must enable the identification of its serial number on the principle of consecutiveness and in sequential lime and must be billed and used only once for each invoice number.
2. Invoices which are billed in paper but processed, transmitted or stored in e-devices are not e-invoices,
3. An e-invoice is legally valid when it fully satisfies the following conditions:
a/ Reliability for the integrity of information contained in the e-invoice is assured.
Criteria for information integrity evaluation are completeness and intactness except changes in appearance arising in the exchange, storage or display of an e-invoice.
b/ Information contained in an e-invoice can be accessed and used in complete form when necessary.
Article 4. Use principles and conditions on e-invoice creators
1. Principles of e-invoice use
A seller that chooses to use e-invoices for goods sale or service provision shall notify a buyer of the format of its e-invoices. the mode of transmission and receipt of e-invoices between the seller and buyer (specifically direct transmission from the seller's system to the buyer's or billing and transmission to the buyer through the intermediary system of the e-invoice solution provider).
The seller, buyer, intermediary e-invoice solution provider (if any) and concerned units shall reach agreement on technical requirements and conditions for assurance of integrity and confidentiality for e-invoices.
2. Conditions on invoice creators
A goods seller or service provider (below collectively referred to as seller) which creates e-invoices must satisfy the following conditions:
a/ Being an economic organization which satisfies the conditions on and is making e-declarations of taxes with a tax office; or being an economic organization conducting e-banking transactions;
b/ Having a place and lines for information transmission and communication networks and transmission devices meeting requirements on exploitation, control, processing, use. preservation and storage of e-invoices;
c/ Having qualified and capable personnel for creating, billing and using e-invoices under regulations;
d/ Having e-signature under law ;
e/ Having goods sale or service provision software linked with the accounting software. enabling automatic transfer of data of e-invoices for goods sale or service provision to the accounting software (or database) at the lime of billing invoices;
f/ Having processes for backup, recovery and storage of data, which meet essential requirements on storage quality, including:
- The data storage system meets or is proven to be compatible with standards on data storage systems;
- The process for data backup and recovery upon system breakdown is available, which enables backup of e-invoice data in storage media or server cache.
Article 5. Conditions on intermediary e-invoice solution providers
An intermediary e-invoice solution provider must satisfy the following conditions:
- Being an enterprise operating in Vietnam. possessing a business registration certificate or investment certificate or investment license for operation in information technology or being a bank licensed to provide e-banking services.
- Having a software for creating, billing, transmitting and receiving e invoices, which ensures that billed e-invoices meet all the requirements specified in Article 6 of this Circular.
- Having operated information technology solution provision systems to serve e-data exchange between enterprises or between organizations.
- Having equipment and technical systems ensuring provision of e-invoice solutions meeting business requirements and complying with the law on invoice issuance.
- Being capable of detecting, warning and preventing illegal access and attacks in the network environment to guarantee confidentiality and integrity of data exchanged between involved parties.
- Having and implementing processes for data backup, online data backup and data recovery; having preventive measures for remedying data recovery-related incidents
- Having solutions for storage of transmission results between involved parties; storing e-data messages of e-invoices in the system.
- Biannually submitting a report to the tax office (made according to a form provided in the Appendix to this Circular, not printed herein) which specifies a list of enterprises using its e-invoice solutions (including both sellers and buyers) and the quantity of used invoices (including invoice type, symbol, pattern symbol and serial number).
Article 6. Contents of e-invoices
1. An e-invoice must contain the following details:
a/ Name, symbol, pattern symbol and serial number of the invoice;
The symbol, pattern symbol and serial number of an invoice comply with Appendix No. 1 to the Finance Ministry's Circular No. 153/2010/TT-BTC.
b/ Name, address and tax identification number of the seller:
c/ Name, address and tax identification number of the buyer;
d/ Name of goods or service; unit of calculation, quantity, unit price and amount in figures and words.
In addition to the line of unit price, which is value-added tax exclusive, a value-added tax invoice must contain lines of value-added tax rate, value-added tax amount and total paid amount in figures and words.
e/ Lawful e-signature of the seller; date of billing and sending the invoice. Law full e-signature of the buyer, in case the buyer is an accounting unit.
f/ The invoice is written in Vietnamese. For an invoice requiring foreign language words, those words shall be put in brackets ( ) to the right of or just below the Vietnamese words with a font size smaller than that of the Vietnamese words. Figures written on an invoice are natural numbers: 0. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8 and 9. The digit representing thousands, millions, billions, trillions, million billions and billion billions must be followed by a dot (.). The digit after the digit representing units must be preceded with a comma (.). When there is no specific agreement between the buyer and seller on the language used in an c-invoice for export of goods or services, the e-invoice (export invoice) shall be written in English.
If using comma (.) after the digit representing thousands, millions, billions, trillions, million billions and billion billions and the dot (.) after the digit representing units, an e-invoice creator shall notify such in its notice of e-invoice issuance.
The details specified at Points b. c and d. Clause 1 of this Article must precisely show the nature and characteristics of the business line, arising economic activities, collected amounts, the buyer (or payer, service recipient, etc.). the seller for service provider, etc.). name of goods or service or payment content.
2. E-invoices which are not required to contain all compulsory contents comply with separate guidance of the Ministry of Finance.
CREATION. ISSUANCE AND USE OF E-INVOICES
Article 7. Creation and issuance of c-invoices
1. Creation of an e-invoice means creating prior to goods sale or service provision the invoice format with complete information on the seller, the invoice type and symbol and the default for e-invoice transmission, receipt and storage in electronic devices of a business or an e-invoice service provider, which are stored in electronic devices of involved parties under law.
Before creating e-invoices, an organization shall issue a decision on application of e-invoices (made according to a form provided in the Appendix to this Circular, not printed herein ) and send it to its managing tax office in hard copy or electronically through the tax office's website and lake responsibility for this decision.
A decision on application of e-invoices contains the following principal contents:
- Name of the equipment system (names of electronic devices), name of the application software for creating and billing e-invoices.
Electronic device means a device operating based on the electric, electronic, digital. magnetic, wireless transmission, optical, electromagnetic or analog technology.
- Technical section or name of the service provider responsible for technical issues related to e-invoices and the application software;
- Processes for creating, billing, transferring and storing e-invoice data within the organization.
- Responsibilities of each section involved in the creation, billing, processing, transfer and storage of e-invoice data within the organization. including responsibilities of persons converting e-invoices into paper ones.
2. Issuance of e-invoices
Before using e-invoices. an e-invoice creator shall make an e-invoice issuance notice and send it to its managing tax office. Such notice (made according to a form provided in the Appendix to this Circular, not printed herein) contains the name, tax identification number, address and telephone number of the e-invoice issuer, types of invoices to be issued (name of invoice type, invoice symbol, symbol of invoice pattern number, date of first use. quantity of invoices to be issued (from number ... to number)), date of the notice; name and signature of the representative at law and seal of the unit (when the notice is sent to the tax office in hard copy); or e-signature of the issuer (when the notice is sent to the tax office electronically through the tax office's website).
When changing its business address, an e-invoice creator shall send the invoice issuance notice to the tax office of the locality to which it moves, specifying the quantity of issued invoices which have not been used and will be used.
When there are changes in contents of an issuance notice, the e-invoice creator shall make a new issuance notice under this Clause.
The e-invoice creator shall give its e-signature in the specimen e-invoice and electronically send it (in the format to be sent to the buyer) to the tax office.
The e-invoice issuance notice (excluding the specimen e-invoice) shall be posted up at the head office of the e-invoice creator or published in its website throughout the use of e-invoices.
3. A business may concurrently create different forms of invoices (self-printed invoices, invoices printed on order, e-invoices) and shall make an issuance notice for each form of invoices under regulations.
For each time of selling goods or providing services, a business may use only one (1) form of invoices. Specifically, if it uses a self-printed invoice for sale of goods or provision of services, it may not use an invoice printed on order or an e-invoice for such sale or provision. If it uses an e-invoice, it may not use a self-printed invoice or an invoice printed on order. If it uses an invoice printed on order, it may not use an e-invoice or a self-printed invoice.
1. Billing an e-invoice means the establishment of all information specified in Article 6 of this Circular in a specific invoice format when selling goods or providing services. Forms of hilling an e-invoice:
- The seller (e-invoice creator) bills the e-invoice in its e-invoicing software;
- The seller (e-invoice creator) accesses to the e-invoicing system program of an intermediary e-invoice solution provider to create and bill the e-invoice.
2. Sending an e-invoice means the transmission of invoice data from the goods or service seller to the buyer.
Forms of sending an e-invoice:
- Directly: The seller (e-invoice creator) bills the e-invoice in its e-invoicing software, gives its e-signature in the invoice and directly transmits it to the buyer's system by the mode agreed between the two parties. When the buyer is an accounting unit, it gives its e-signature in the received e-invoice and transmits the e-invoice with e-signatures of both parties to the seller by the mode agreed between them.
- Through an intermediary e-invoice solution provider:
The seller (e-invoice creator) accesses the e-invoicing system program of the intermediary e-invoice solution provider to create and bill the e-invoice in this program or inputs the e-invoice data created in the seller's internal system in the intermediary e-invoice solution provider's system for sending the e-invoice with the seller's e-signature to the buyer through the provider's system. When receiving the e-invoice with the seller's e-signature. a buyer being an accounting unit gives its e-signature in this invoice and sends the invoice with e-signatures of both parties to (he seller through the intermediary e-invoice solution provider's system.
Article 9. Handling of billed e-invoices
1. When detecting errors in an e-invoice which has been billed and sent to the buyer, but the goods or service has not been delivered or the seller and buyer have not declared taxes, such e-invoice may be voided only with consent and certification of the seller and buyer. An e-invoice shall be voided according to the time agreed by involved parties. Voided e-invoices shall be stored for competent state agencies' reference.
The seller shall bill a new e-invoice under this Circular to be sent to the buyer. The new e-invoice must contain the phrase "this invoice replaces invoice number.... symbol .... sent on date... .
2. When detecting errors in an e-invoice which has been billed and sent to the buyer and the goods or service has been delivered and the seller and buyer have declared taxes, the seller and buyer shall make a written agreement with their e-signatures, clearly indicating the error, and the seller shall concurrently bill an e-invoice correcting those errors. This e-invoice must specify the increase or decrease in goods quantity, sale price, value-added tax rate and value-added tax amount from e-invoice number..., symbol... Based on this e-invoice. the seller and buyer shall make modified declarations under current laws on tax administration and invoices. A modifying invoice must not contain negative (-) figures.
Article 10. Reporting on use and authorized billing of e-invoices
Reporting on use and authorized billing of e-invoices comply with the Finance Ministry's Circular No. 153/2010/TT-BTC of September 28. 2010. E-invoice creators may submit reports on use of e-invoices electronically through websites of tax offices.
Article 11. Storage, voiding and destruction of e-invoices
1. Goods or service sellers and buyers that use e-invoices for recording in accounting books and making financial statements shall store e-invoices for a duration prescribed in the Accounting Law. E-invoices which are created from the system of an intermediary e-invoice solution provider shall be stored for a duration prescribed above by such provider.
Sellers and buyers being accounting units and intermediary e-invoice solution providers shall backup e-invoice data in storage media (such as USB flash drive. CD. DVD; external haul disk drive, internal hard disk drive) or online to protect e-invoice data.
2. A billed e-invoice shall be stored in the form of data message and must satisfy the following conditions:
a/ Its contents arc accessible and usable for reference when necessary:
b/ Its contents are stored in the format in which it has been created, sent, received or in the format which allows precise presentation of its contents;
c/ It is stored by a mode which allows tracing of its creation origin, destination, date and time of sending or receiving the e-invoice.
3. Voiding an c-invoice means invalidating such invoice.
Destroying an e-invoice means making such invoice inaccessible and its information not referable.
E-invoices for which the storage duration terminates under the Accounting Law may be destroyed unless otherwise decided by competent slate agencies. Destruction of e-invoices must not harm the integrity of undestroyed e-invoices and must ensure normal operations of the communication system. E-invoices shall be destroyed according to the invoice destruction procedures provided in the Government's Decree No. 51/2010/ND-CP and the Finance Ministry's Circular No. 153/2010/TT-BTC.
When a seller or buyer loses an e-invoice. it may request the buyer or seller or an involved part) that still stores such e-invoice in the form of data message to re-send the e-invoice.
When a seller or buyer loses an e-invoice and is unable to contact involved parties for re-sending such invoice, it shall report on invoice loss under the Finance Ministry's Circular No. 153/2010/TT-BTC.
Article 12. Conversion of e-invoices into paper ones
1. Conversion principles
A goods seller may convert e-invoices into paper ones to prove the origin of tangible goods in their circulation but for only once. An e-invoice converted into a paper one to prove goods origin must meet the requirements specified in Clauses 2. 3 and 4 of this Article and contain the signatures of the representative at law and seal of the seller.
Buyers and sellers may convert e-invoices into paper ones for storage of accounting documents under the Accounting Law. which must meet the requirements specified in Clauses 2. 3 and 4 of this Article.
2. Conditions
An e-invoice converted into a paper one must fully satisfy the following conditions:
a/ Fully presenting contents of the original e-invoice;
b/ Having a particular sign showing that it is converted from the e-invoice;
c/ Having the signature and full name of the person converting it from the e-invoice.
3. Legal validity of converted e-invoices A converted e-invoice has the legal validity when meeting the requirements on integrity of information of the original invoice, having particular sign proving such conversion and signature and full name of the person making conversion under the law on conversion of e-documents.
4. Particular signs of converted invoices
The particular sign of a paper invoice converted from an e-invoice must fully contain the following information: the phrase distinguishing between the converted invoice and the original e-invoice-source invoice (clearly stating "invoice converted from e-invoice"); full name and signature of the person making conversion; and lime of conversion.
Article 13. Inspection of the creation, billing, issuance, management and use of e-invoices
1. Competent state agencies shall inspect, examine, detect and handle violations of regulations on e-invoices in the sale of goods and provision of services.
2. Users of e-invoices for goods sale or service provision are subject to inspection and examination and shall fully provide e-invoice data, e-invoice storage media and other documents to competent state agencies under law.
Inspection and examination of users of e-invoices for goods sale and service provision comply with law.
The sealing, custody and confiscation of e-devices for e-invoice creation comply with the Government's Decree No. 27/2007/ND-CP of February 23. 2007.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 14. Effect and organization of implementation
1. This Circular lakes effect on May 1, 2011,
2. Contents other than those guided in this Circular shall be implemented under the Government's Decree No. 51/2010/ND-CP of May 14. 2010. and the finance Ministry's Circular No. 153/2010/TT-BTC of September 28. 2010.
Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported lo the Ministry of finance for guidance and settlement./
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |