Chương I Thông tư 32/2011/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 32/2011/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2011 |
Ngày công báo: | 29/03/2011 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Thông tư này áp dụng đối với:
- Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa người bán hàng và người mua hàng.
- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử.
1. Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
2. Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử.
3. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
1. Nguyên tắc sử dụng hoá đơn điện tử
Trường hợp người bán lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua (nêu rõ cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử là truyền trực tiếp từ hệ thống của người bán sang hệ thống của người mua; hoặc người bán thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để lập hóa đơn và truyền cho người mua).
Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (trường hợp thông qua tổ chức trung gian) và các đơn vị có liên quan phải có thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hoá đơn điện tử đó.
2. Điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn
Người bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
b) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;
c) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;
d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
đ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;
- Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.
Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
- Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử đảm bảo hóa đơn điện tử được lập đáp ứng các nội dung theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
- Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn.
- Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia.
- Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu .
- Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử phải được lưu giữ trên hệ thống.
- Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế (theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự).
1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Trường hợp không có quy định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn điện tử để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì ngôn ngữ được sử dụng trên hóa đơn điện tử (hóa đơn xuất khẩu) là tiếng Anh.
Trường hợp sử dụng dấu phân cách là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị để ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải ghi rõ tại Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nội dung này.
Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hóa dịch vụ - hoặc nội dung thu tiền.
2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides the creation, issuance, use and management of e-invoices for goods sale and service provision.
Article 2. Subjects of application This Circular applies to:
- Users of e-invoices for goods sale and service provision.
- Intermediary e-invoice solution providers, which are providers of solutions for the creation, transmission, receipt, storage and recovery of data messages of e-invoices between goods sellers and buyers.
- Tax administrations of all levels and organizations and individuals involved in the creation, issuance and use of e-invoices.
1. E-invoice is a compilation of e-data messages on goods sale or service provision, which is created, billed, sent, received, stored and managed electronically. An e-invoice must meet the requirements specified in Article 6 of this Circular.
E-invoices shall be created, billed and processed in the computer system of an organization having a tax identification number upon sale of goods or provision of services and stored in computers of involved parties under the law on e-transactions.
E-invoices include export invoices; value-added invoices; sale invoices; other invoices including stamps, tickets, cards, insurance premium receipts; air freight receipts. international freight vouchers, banking service charge vouchers, etc. The forms and contents of these invoices comply with international practice and relevant laws.
An e-invoice must enable the identification of its serial number on the principle of consecutiveness and in sequential lime and must be billed and used only once for each invoice number.
2. Invoices which are billed in paper but processed, transmitted or stored in e-devices are not e-invoices,
3. An e-invoice is legally valid when it fully satisfies the following conditions:
a/ Reliability for the integrity of information contained in the e-invoice is assured.
Criteria for information integrity evaluation are completeness and intactness except changes in appearance arising in the exchange, storage or display of an e-invoice.
b/ Information contained in an e-invoice can be accessed and used in complete form when necessary.
Article 4. Use principles and conditions on e-invoice creators
1. Principles of e-invoice use
A seller that chooses to use e-invoices for goods sale or service provision shall notify a buyer of the format of its e-invoices. the mode of transmission and receipt of e-invoices between the seller and buyer (specifically direct transmission from the seller's system to the buyer's or billing and transmission to the buyer through the intermediary system of the e-invoice solution provider).
The seller, buyer, intermediary e-invoice solution provider (if any) and concerned units shall reach agreement on technical requirements and conditions for assurance of integrity and confidentiality for e-invoices.
2. Conditions on invoice creators
A goods seller or service provider (below collectively referred to as seller) which creates e-invoices must satisfy the following conditions:
a/ Being an economic organization which satisfies the conditions on and is making e-declarations of taxes with a tax office; or being an economic organization conducting e-banking transactions;
b/ Having a place and lines for information transmission and communication networks and transmission devices meeting requirements on exploitation, control, processing, use. preservation and storage of e-invoices;
c/ Having qualified and capable personnel for creating, billing and using e-invoices under regulations;
d/ Having e-signature under law ;
e/ Having goods sale or service provision software linked with the accounting software. enabling automatic transfer of data of e-invoices for goods sale or service provision to the accounting software (or database) at the lime of billing invoices;
f/ Having processes for backup, recovery and storage of data, which meet essential requirements on storage quality, including:
- The data storage system meets or is proven to be compatible with standards on data storage systems;
- The process for data backup and recovery upon system breakdown is available, which enables backup of e-invoice data in storage media or server cache.
Article 5. Conditions on intermediary e-invoice solution providers
An intermediary e-invoice solution provider must satisfy the following conditions:
- Being an enterprise operating in Vietnam. possessing a business registration certificate or investment certificate or investment license for operation in information technology or being a bank licensed to provide e-banking services.
- Having a software for creating, billing, transmitting and receiving e invoices, which ensures that billed e-invoices meet all the requirements specified in Article 6 of this Circular.
- Having operated information technology solution provision systems to serve e-data exchange between enterprises or between organizations.
- Having equipment and technical systems ensuring provision of e-invoice solutions meeting business requirements and complying with the law on invoice issuance.
- Being capable of detecting, warning and preventing illegal access and attacks in the network environment to guarantee confidentiality and integrity of data exchanged between involved parties.
- Having and implementing processes for data backup, online data backup and data recovery; having preventive measures for remedying data recovery-related incidents
- Having solutions for storage of transmission results between involved parties; storing e-data messages of e-invoices in the system.
- Biannually submitting a report to the tax office (made according to a form provided in the Appendix to this Circular, not printed herein) which specifies a list of enterprises using its e-invoice solutions (including both sellers and buyers) and the quantity of used invoices (including invoice type, symbol, pattern symbol and serial number).
Article 6. Contents of e-invoices
1. An e-invoice must contain the following details:
a/ Name, symbol, pattern symbol and serial number of the invoice;
The symbol, pattern symbol and serial number of an invoice comply with Appendix No. 1 to the Finance Ministry's Circular No. 153/2010/TT-BTC.
b/ Name, address and tax identification number of the seller:
c/ Name, address and tax identification number of the buyer;
d/ Name of goods or service; unit of calculation, quantity, unit price and amount in figures and words.
In addition to the line of unit price, which is value-added tax exclusive, a value-added tax invoice must contain lines of value-added tax rate, value-added tax amount and total paid amount in figures and words.
e/ Lawful e-signature of the seller; date of billing and sending the invoice. Law full e-signature of the buyer, in case the buyer is an accounting unit.
f/ The invoice is written in Vietnamese. For an invoice requiring foreign language words, those words shall be put in brackets ( ) to the right of or just below the Vietnamese words with a font size smaller than that of the Vietnamese words. Figures written on an invoice are natural numbers: 0. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8 and 9. The digit representing thousands, millions, billions, trillions, million billions and billion billions must be followed by a dot (.). The digit after the digit representing units must be preceded with a comma (.). When there is no specific agreement between the buyer and seller on the language used in an c-invoice for export of goods or services, the e-invoice (export invoice) shall be written in English.
If using comma (.) after the digit representing thousands, millions, billions, trillions, million billions and billion billions and the dot (.) after the digit representing units, an e-invoice creator shall notify such in its notice of e-invoice issuance.
The details specified at Points b. c and d. Clause 1 of this Article must precisely show the nature and characteristics of the business line, arising economic activities, collected amounts, the buyer (or payer, service recipient, etc.). the seller for service provider, etc.). name of goods or service or payment content.
2. E-invoices which are not required to contain all compulsory contents comply with separate guidance of the Ministry of Finance.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực