Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
Số hiệu: | 27/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/02/2007 | Ngày hiệu lực: | 14/03/2007 |
Ngày công báo: | 27/02/2007 | Số công báo: | Từ số 107 đến số 108 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/02/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chứng từ điện tử” là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Chứng từ điện tử là một hình thức của thông điệp dữ liệu, bao gồm: chứng từ kế toán điện tử; chứng từ thu, chi ngân sách điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục thuế điện tử; chứng từ giao dịch chứng khoán điện tử; báo cáo tài chính điện tử; báo cáo quyết toán điện tử và các loại chứng từ điện tử khác phù hợp với từng loại giao dịch theo quy định của pháp luật.
2. “Cơ quan tài chính” là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính.
3. Hủy chứng từ điện tử là làm cho chứng từ đó không có giá trị sử dụng.
4. Tiêu hủy chứng từ điện tử là làm cho chứng từ điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó.
5. Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện và cung cấp dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng chứng từ điện tử của người sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó.
1. Các bên tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải thực hiện đúng nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật về quản lý tài chính có liên quan. Đối với các giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ của nội bộ các cơ quan tài chính và giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính, các bên tham gia phải thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Giao dịch điện tử.
2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính thì phải tuân theo các quy định kỹ thuật nghiệp vụ do Bộ Tài chính ban hành.
1. Hình thức thể hiện, việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật Giao dịch điện tử.
2. Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính phải đáp ứng đủ các yêu cầu về quản lý Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật đối với các chuyên ngành về tài chính.
3. Chứng từ điện tử phải có đủ chữ ký điện tử của những người có trách nhiệm ký chứng từ điện tử.
4. Trường hợp chứng từ điện tử chỉ có chữ ký của người có thẩm quyền thì hệ thống thông tin phải có khả năng nhận biết và xác nhận việc đã xử lý của những người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong quá trình luân chuyển chứng từ điện tử đến người ký cuối cùng.
Tổ chức, cá nhân được lựa chọn áp dụng hình thức, công cụ mã hóa chứng từ điện tử. Việc mã hóa chứng từ điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Khi cần thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy.
2. Khi cần thiết, chứng từ giấy có thể chuyển sang chứng từ điện tử, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử chuyển sang chứng từ giấy và ngược lại cho từng loại hoạt động tài chính được quy định tại Điều 11 Nghị định này.
1. Chứng từ điện tử chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của các bên tham gia giao dịch, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác; việc huỷ chứng từ điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Chứng từ điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các chứng từ điện tử chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
1. Chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu phải theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử phải bảo đảm:
a) Tính toàn vẹn của thông tin trong quá trình niêm phong, tạm giữ, tịch thu;
b) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống thông tin và sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
c) Có thể khôi phục toàn vẹn chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu tại hệ thống của tổ chức, cá nhân sau thời hạn niêm phong, tạm giữ, tịch thu;
d) Xác định được việc truy cập, thay đổi nội dung của chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu.
3. Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện các biện pháp niêm phong, tạm giữ, tịch thu chứng từ điện tử thì tổ chức, cá nhân không được phép khai thác, sử dụng, sửa đổi chứng từ điện tử này trong hệ thống thông tin của mình để giao dịch hoặc sử dụng cho mục đích khác.
4. Nghiêm cấm mọi hình thức thâm nhập, khai thác, sao chép, sửa chữa hoặc sử dụng chứng từ điện tử khi đã bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu.
1. Tuân thủ các quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 48 của Luật Giao dịch điện tử.
2. Được quyền lựa chọn phương thức, phương tiện thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân có chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu phải thực hiện khai báo toàn bộ dữ liệu có liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
4. Chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật.
1. Cung cấp dịch vụ truyền nhận và hoàn thiện hình thức thể hiện chứng từ điện tử phục vụ việc trao đổi thông tin giữa các bên tham gia giao dịch.
2. Thực hiện việc gửi, nhận và cung cấp đúng hạn, toàn vẹn chứng từ điện tử theo thoả thuận với các bên tham gia giao dịch.
3. Lưu giữ kết quả của các lần truyền, nhận và chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành.
4. Bảo đảm hạ tầng kết nối; các biện pháp kiểm soát, an ninh, an toàn, bảo mật, toàn vẹn thông tin và cung cấp các tiện ích khác cho các bên tham gia trao đổi chứng từ điện tử.
5. Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về viễn thông, Internet và các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do Bộ Tài chính ban hành.
7. Được thu phí để đảm bảo duy trì hoạt động.
8. Được quyền từ chối cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính đối với cơ quan tài chính, tổ chức và cá nhân không đủ điều kiện tham gia giao dịch hoặc vi phạm hợp đồng.
1. Cơ quan tài chính và tổ chức, cá nhân có tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính với cơ quan tài chính phải sử dụng chữ ký số.
2. Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính phải sử dụng chữ ký số và chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp .
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể danh mục các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.
1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
2. Hướng dẫn thi hành pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
3. Quy định kỹ thuật liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính trên cơ sở tuân thủ, thống nhất và đồng bộ với các quy định kỹ thuật quốc gia liên quan đến giao dịch điện tử.
4. Tổ chức và quản lý đối với hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm hành chính về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc phạm vi quản lý;
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định lộ trình hợp lý sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính của các cơ quan tài chính, tổ chức, cá nhân;
c) Tổ chức đào tạo, hướng dẫn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ ứng dụng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
d) Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các quy định kỹ thuật và nghiệp vụ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
đ) Thực hiện các biện pháp bảo mật, dự phòng cần thiết cho hệ thống thông tin, dữ liệu điện tử thuộc phạm vi quản lý;
e) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính cho các cơ quan tài chính và tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử với cơ quan tài chính;
g) Quyết định việc công nhận Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính tham gia cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với cơ quan tài chính;
h) Quy định việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ cho các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính của cơ quan tài chính trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính giải quyết thông qua hoà giải.
2. Trong trường hợp các bên không hoà giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi hành chính đối với giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thanh tra đối với tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị đình chỉ hoạt động giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ
|
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 27/2007/ND-CP |
Hanoi, February 23, 2007 |
ON E-TRANSACTIONS IN FINANCIAL ACTIVITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on E-Transactions;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
This Decree provides for e-transactions in financial activities.
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to agencies, organizations and individuals opting for e-transactions in financial activities.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. "E-voucher" means information created, transmitted, received and stored by electronic means in financial activities. E-vouchers constitute a form of data message, including electronic accounting vouchers; e-vouchers on budget revenues and expenditures; information on electronic declaration and clearance of customs procedures; information on electronic declaration and clearance of tax procedures; e-vouchers on securities transactions; electronic financial statements; electronic settlement reports and other kinds of e-vouchers in conformity with each type of transactions prescribed by law.
2. "Financial agency" means an agency performing the state management of finance.
3. Cancellation of e-vouchers means making these vouchers unusable.
4. Deletion of e-vouchers means making these e-vouchers inaccessible and unusable for reference.
5. Organizations providing added value services related to e-transactions in financial activities are enterprises which provide, under certain business conditions, services to increase the utility of e-vouchers of users by either perfecting their formats or information or providing the capacity of storing or retrieving such information.
Article 4.- Principles of e-transactions in financial activities
1. Parties entering into e-transactions in financial activities shall strictly observe the principles defined in Article 5 of the Law on E-Transactions and relevant provisions of law on financial management. For e-transactions in professional operations within financial agencies and between organizations or individuals and financial agencies, involved parties shall abide by Article 40 of the Law on E-Transactions.
2. Organizations and individuals, when entering into e-transactions in financial activities falling under the state management of the Finance Ministry, shall abide by professional technical regulations promulgated by the Finance Ministry.
Article 5.- Legal validity of e-vouchers
1. The display format, sending, receipt, storage and legal validity of e-vouchers shall comply with the Law on E-Transactions.
2. E-vouchers in financial activities must satisfy all state management requirements and be conformable with the provisions of law on various financial domains.
3. An e-voucher must bear e-signatures of all persons responsible for signing it.
4. Where an e-voucher bears only the signature of a competent person, the information system must be capable of recognizing and certifying that this e-voucher has been processed by responsible persons in the course of forwarding it to the signer.
Article 6.- Encoding of e-vouchers
Organizations and individuals may select forms and means for encoding e-vouchers. The encoding of e-vouchers is carried out in accordance with law.
Article 7.- Conversion of e-vouchers into paper vouchers and vice versa
1. When necessary, an e-voucher may be converted into a paper voucher if all the following conditions are met:
a/ The paper voucher reflects all contents of the e-voucher;
b/ There is a specific sign certifying that the conversion of the e-voucher into a paper voucher has been made;
c/ There are the signature and full name of the person effecting the conversion of the e-voucher into a paper voucher.
2. When necessary, a paper voucher may be converted into an e-voucher if all the following conditions are met:
a/ The e-voucher reflects all contents of the paper voucher;
b/ There is a specific sign certifying that the conversion of the paper voucher to an e-voucher has been made;
c/ There are the signature and full name of the person effecting the conversion of the paper voucher to an e-voucher.
3. The Minister of Finance shall provide for the legal validity of e-vouchers converted into paper vouchers and vice versa for each type of financial activity defined in Article 11 of this Decree.
Article 8.- Cancellation and deletion of e-vouchers
1. An e-voucher may be canceled only if it is so agreed and certified by the parties to the transaction, unless otherwise provided for by specialized laws; the cancellation of an e-voucher takes effect at the time agreed upon by the parties. Cancelled e-vouchers shall be stored for reference by competent state agencies.
2. Upon the expiration of the prescribed storage duration, unless otherwise decided by a competent state agency, e-vouchers may be deleted. The deletion of an e-voucher must not affect the integrity of other e-vouchers which have not yet been deleted and the normal operation of the information system.
Article 9.- Sealing, seizure and confiscation of e-vouchers
1. The sealing, seizure and confiscation of e-vouchers shall be carried out in strict accordance with law.
2. The sealing, seizure and confiscation of e-vouchers must:
a/ Ensure the integrity of information in the process of sealing, seizure or confiscation;
b/ Not affect the normal operation of the information system and production and business activities of organizations or individuals;
c/ Ensure the restoration of the sealed, seized or confiscated e-vouchers in the system of the organization or individual after the sealing, seizure or confiscation duration;
d/ Make possible the identification of the access to or modification of contents of the sealed, seized or confiscated e-vouchers.
3. After a competent state agency issues a decision and seals, seizes or confiscates an e-voucher, the organization or individual may not exploit, use or modify that e-voucher in its/his/her information system for transactions or use it for other purposes.
4. All forms of accessing, exploiting, copying, modifying or using sealed, seized or confiscated e-vouchers are strictly prohibited.
Article 10.- Use of automatic information systems
1. E-vouchers may be sent, received and processed between individuals and the automatic information system or among automatic information systems without having their legal validity negated.
2. Organizations and individuals shall bear all responsibility for the use of automatic information systems in their financial activities.
E-TRANSACTIONS IN FINANCIAL ACTIVITIES
Article 11.- E-transactions in financial activities
1. E-transactions in professional operations related to state budget, tax, customs, treasury, securities, accounting and auditing.
2. E-transactions in other financial activities in accordance with the law on financial management.
Article 12.- Responsibilities and powers of organizations and individuals
1. To abide by the provisions of Points a, b, c and d, Clause 1, Article 48 of the Law on E-Transactions.
2. To select modes and means for carrying out e-transactions in financial activities according to the Law on E-Transactions, this Decree and relevant provisions of law.
3. To declare all relevant data to competent state agencies and ensure the conditions prescribed in Clause 2, Article 9 of this Decree, for organizations and individuals having their e-vouchers sealed, seized or confiscated.
4. To be subject to competent state agencies' management, inspection and examination.
5. To make regular and irregular reports on e-transactions in financial activities in accordance with law.
Article 13.- Responsibilities and powers of organizations providing added value services
1. To provide transmission services and improve the display formats of e-vouchers in service of information exchange between parties to transactions.
2. To send, receive and supply e-vouchers promptly and integrally as agreed upon with parties to transactions.
3. To store the results of each time of transmission and receipt and e-vouchers pending the completion of transactions.
4. To ensure infrastructure for connection; work out control measures to ensure security, safety, confidentiality, information integrity and provide other utilities to parties participating in the exchange of e-vouchers.
5. To fully supply information and data to competent agencies when so requested in accordance with law.
6. To abide by current provisions of law on telecommunications, Internet and technical and professional regulations promulgated by the Finance Ministry.
7. To collect charges for maintenance of their operation.
8. To refuse to provide added value services regarding e-transactions in financial activities to financial agencies, organizations or individuals that are ineligible for entering into transactions or breach contracts.
Article 14.- Use of digital signatures
1. Financial agencies, organizations and individuals that enter into e-transactions in financial activities with financial agencies shall use digital signatures.
2. E-transactions in financial activities between organizations or individuals and financial agencies require digital signatures and digital certificates supplied by public certification authorities.
3. The Minister of Finance shall issue a list of e-transactions in financial activities in which the use of digital signatures is compulsory.
Article 15.- Contents of state management
1. Formulating and promulgating strategies, planning, plans and policies on development of e-transactions in financial activities.
2. Guiding the enforcement of law on e-transactions in financial activities.
3. Issuing technical regulations on e-transactions in financial activities, which must be consistent and conformable with national technical regulations on e-transactions.
4. Organizing and managing international cooperation activities in e-transactions in financial activities.
5. Supervising and inspecting the observance of law on e-transactions in financial activities; settling complaints and denunciations and handling according to competence administrative violations in e-transactions in financial activities.
Article 16.- Responsibilities of ministries, branches and localities
1. The Ministry of Finance has the following responsibilities and powers:
a/ To perform the state management of e-transactions in financial activities under its management;
b/ To base itself on practical conditions to set an appropriate roadmap for the use of e-transactions in financial activities of financial agencies, organizations and individuals;
c/ To organize training, guide and support the application of e-transactions in financial activities;
d/ To study, formulate and promulgate technical and professional regulations on e-transactions in financial activities;
e/ To apply necessary confidentiality and contingency measures for electronic information and data systems under its management;
f/ To provide services in support of the performance of e-transactions in financial activities for financial agencies, organizations and individuals entering into e-transactions with financial agencies;
g/ To decide on the accreditation of organizations providing added value services on e-transactions in financial activities which participate in the provision of added value services to organizations and individuals entering into transactions with financial agencies;
h/ To provide for the establishment, organization, operation and management of specialized certification authorities in service of e-transactions in financial activities in compliance with the provisions of law on digital signatures and certification of digital signatures;
2. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees shall perform the state management of e-transactions in financial activities in accordance with law.
SETTLEMENT OF DISPUTES, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS IN E-TRANSACTIONS IN FINANCIAL ACTIVITIES
Article 17.- Settlement of disputes
1. The State encourages parties to e-transactions in financial activities to settle their disputes through reconciliation.
2. When the parties fail to make reconciliation, the competence and order of and procedures for settling disputes over e-transactions in financial activities shall comply with relevant provisions of law.
Article 18.- Complaints and denunciations
Complaints about administrative decisions or administrative acts regarding e-transactions in financial activities and denunciations about violations related to e-transactions in financial activities to competent state agencies shall be made in accordance with law.
Article 19.- Supervision and inspection
1. Competent state agencies shall supervise and inspect in order to promptly detect and handle violations in e-transactions in financial activities.
2. Organizations and individuals entering into e-transactions in financial activities are subject to competent state agencies' supervision and inspection under the provisions of Clause 1 of this Article.
3. The supervision of organizations and individuals entering into e-transactions in financial activities shall be conducted in accordance with law.
Article 20.- Handling of violations
1. Organizations breaking law when entering into e-transactions in financial activities shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned in accordance with the law on sanctioning of administrative violations or suspended from entering into e-transactions in financial activities in accordance with law.
2. Individuals breaking law when entering into e-transactions in financial activities shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability in accordance with law.
3. Organizations and individuals causing damage to other organizations or individuals when entering into e-transactions in financial activities shall pay compensations in accordance with law.
Article 21.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 22.- Organization of implementation
1. The Minister of Finance shall coordinate with concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |