Chương 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP: Sử dụng hóa đơn
Số hiệu: | 51/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/05/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 29/05/2010 | Số công báo: | Từ số 252 đến số 253 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung và đúng thực tế nghiệp vụ phát sinh.
3. Hóa đơn được lập thành nhiều liên gồm: liên giao cho người mua, liên người bán giữ và một số liên khác theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Nội dung lập hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình sử dụng nếu phát hiện mất hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải báo cáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết để xử lý kịp thời.
5. Các cơ sở kinh doanh trong cùng một đơn vị kế toán theo quy định tại Luật Kế toán, sử dụng hóa đơn của cơ sở chính.
1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.
2. Hóa đơn phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Bộ Tài chính quy định thứ tự lập hóa đơn đối với trường hợp nhiều cơ sở của cùng đơn vị kế toán sử dụng chung một loại hóa đơn có cùng tên, cùng ký hiệu.
3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
4. Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
6. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác.
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn.
2. Hàng hóa, dịch vụ bán không phải lập hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều này được theo dõi trên bảng kê.
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tên người mua trong hóa đơn này được ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập được giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.
Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).
1. Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng.
2. Tổ chức, cá nhân phát hành loại hóa đơn thay thế phải dừng sử dụng các số hóa đơn bị thay thế còn chưa sử dụng.
3. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thông báo việc hết giá trị sử dụng của các hóa đơn chưa lập mà tổ chức, cá nhân kinh doanh bỏ trốn hoặc tự ý ngừng kinh doanh đang sử dụng.
1. Tổ chức, cá nhân có ủy nhiệm bán hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân khác, được ủy nhiệm việc lập hóa đơn cho tổ chức, cá nhân nhận ủy nhiệm khi bán hàng hóa, dịch vụ.
2. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn cho người mua hoặc bên thứ ba thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn phải được thể hiện bằng văn bản giữa người ủy nhiệm và người nhận ủy nhiệm.
4. Tổ chức, cá nhân ủy nhiệm lập hóa đơn chịu trách nhiệm về việc tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật. Hóa đơn dùng cho mục đích này phải là hóa đơn có thông tin xác định được người mua, trừ một số trường hợp theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Liên giao cho người mua hàng đã lập sử dụng cho các mục đích nêu tại khoản 1 Điều này được lưu giữ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
Article 14. Principles of use of invoices
1. Business organizations and individuals may make out and hand invoices to goods and service buyers under this Decree.
2. When making out an invoice, business organizations and individuals shall fully and truthfully fill in it based on actually arising operations.
3. An invoice shall be made out in a number of originals to be handed to the buyer, kept by the seller and to meet requirements of business activities. Invoice originals with the same serial number must have the same contents.
4. In the course of using invoices, business organizations and individuals that detect the loss of invoices already or not yet made out shall report such loss to managing tax offices for information and timely handling.
5. Business establishments within the same accounting unit as provided in the Accounting Law shall use invoices of the principal establishment.
Article 15. Making out of invoices
1. When selling goods or services, the seller shall make out an invoice with all the contents required in this Decree.
2. invoices shall be made out with serial numbers in ascending order. The Ministry of Finance shall specify the order of making out invoices in cases in which different establishments within the same accounting unit use invoices with the same name and symbol.
3. Date of making out an invoice is a date on which the seller and buyer carry out procedures to acknowledge that the ownership or use right over goods and services has been transferred. In cases in which it is provided by law that the transfer of ownership or use right lakes effect from the time of registration, the date of making out an invoice is the date of delivery of goods.
In case of multiple delivery of goods or transfer of goods item by item or services stage by stage, an invoice must be made out for each delivery and transfer for the volume and value of delivered or transferred goods or services.
4. In case of via-phone or online sale of goods or sale of goods or services to multiple consumers at a time, when making out an invoice, the seller or buyer is not required to sign the invoice under the Finance Ministry's regulations.
5. An e-invoice shall be completely made out after the seller and buyer have signed for certifying that a transactions has been conducted under the law on e-transactions.
6. The Ministry of Finance shall specify the making out of invoices in other specific cases.
Article 16. Sale of goods or services without making out invoices
1. Invoices are not required for goods or services with a total payment of under VND 2(X).0()0. unless the buyer so requests.
2. Sold goods and services without invoices specified in Clause I of this Article shall be listed for monitoring.
3. At the end of a day. the business establishment shall make out a general invoice indicating the goods or service sales on the total line of the list, sign and keep the counterfoil of the original handed to the buyer and use other originals under regulations. The buyer's name in this invoice shall be written as "retail without handover of invoice."
Article 17. Recovery of made-out invoices
1. When detecting errors in a made-out invoice which is not yet handed to the buyer, the seller shall cross out all the originals and keep
the number of the invoice containing errors.
2. When errors are detected in a made-out invoice which has been handed to the buyer or when the bought goods or services are returned or recalled at the request of either party, both parties shall make a record of the recovery of the originals of the invoice containing errors or invoice of the returned or recalled goods or services. The seller shall keep this invoice.
An invoice recovery record must indicate errors or reasons for recall or return of goods or services and compensation agreements between the two parties (if any).
Article 18. Disposal of invoices no longer in use
1. Organizations or individuals that obtain tax offices' approval of cessation to use their lax identification numbers shall cease using invoices the issuance of which has been notified but which are not yet used.
2. Organizations or individuals that issue replaceable invoices shall cease using the replaced invoice numbers which are not yet used.
3. Managing tax offices shall notify the termination of validity of invoices not yet made out and currently used by business organizations or individuals that abscond or arbitrarily cease business activities.
Article 19. Authorization for making out invoices
1. Organizations or individuals authorizing others to sell goods or services may authorize the latter to make out invoices when selling goods or services.
2. The authorization for the buyer or a third party to make out invoices complies with the Finance Ministry's regulations.
3. Authorization for making out invoices must be made in writing between the authorizing and authorized parties.
4. Authorizing organizations or individuals shall take responsibility for the creation, issuance and use of invoices under this Decree.
Article 20. Buyers' use of invoices
1. Buyers may use lawful invoices under law for evidencing their use right or ownership over goods or services; enjoying sales promotion, post-sales promotion or lucky draws or receiving damages under law. They may use such invoices for the accounting of goods and service sale under the accounting law; tax declaration; registration of use rights or ownership; and declaration and payment of state budget capital under law. Invoices used for this purpose must contain information which helps identify the buyer, except cases specified by the Ministry of Finance.
2. Invoices' made-out originals handed to buyers which are used for the purposes specified in Clause I of this Article shall be preserved under Article 26 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực