Chương V Nghị định 30/2015/NĐ-CP: Đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
Số hiệu: | 30/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/05/2015 |
Ngày công báo: | 02/04/2015 | Số công báo: | Từ số 401 đến số 402 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/04/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về lựa chọn nhà đầu tư
Ngày 17/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Theo đó:
- Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế trừ các trường hợp sau:
+ Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.
+ Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại khoản 4 điều 22 Luật Đấu thầu 2013.
- Trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước gồm:
+ Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
+ Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế.
+ Dự án đầu tư PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công.
+ Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án dưới 120 tỷ đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/05/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm:
a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư;
d) Đàm phán sơ bộ hợp đồng.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
6. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, bao gồm:
a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;
b) Ký kết hợp đồng.
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
a) Danh mục dự án được công bố theo quy định;
b) Kết quả sơ tuyển (nếu có);
c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
d) Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nội dung hồ sơ mời thầu:
a) Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng;
b) Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Thông tin chung về dự án bao gồm tên dự án; mục tiêu, công năng; địa điểm thực hiện; quy mô; sơ bộ tiến độ thực hiện; hiện trạng khu đất, quỹ đất; các chỉ tiêu quy hoạch;
- Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu;
- Yêu cầu về thực hiện dự án; yêu cầu về kiến trúc; môi trường, an toàn; các nội dung khác của dự án (nếu có);
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm đối với trường hợp không áp dụng sơ tuyển (trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư); tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính - thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này;
- Các biểu mẫu dự thầu bao gồm đơn dự thầu, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính - thương mại, bảo đảm dự thầu, cam kết của tổ chức tài chính (nếu có) và các biểu mẫu khác;
- Thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; mục đích sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất;
- Cơ sở xác định số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp cho ngân sách nhà nước trong thời hạn được giao đất hoặc được cho thuê đất;
- Phương án sơ bộ về bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Giá sàn = m1 + m2
Trong đó:
+ m1 là sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do bên mời thầu xác định đối với từng dự án cụ thể bảo đảm phát huy khả năng, hiệu quả sử dụng tối đa khu đất, quỹ đất, diện tích đất, hệ số sử dụng đất và quy hoạch không gian sử dụng đất căn cứ vào quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) được phê duyệt;
+ m2 là toàn bộ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng do bên mời thầu xây dựng căn cứ phương án quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Hồ sơ mời thầu phải quy định trường hợp giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế thấp hơn mức giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất thì phần chênh lệch sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn mức giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất thì nhà đầu tư phải bù phần thiếu hụt. Nhà đầu tư sẽ được khấu trừ giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế vào tiền thuê đất nhưng không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu thực hiện dự án, thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; diện tích khu đất, quỹ đất; tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; phương thức khấu trừ giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế vào tiền thuê đất, phương thức nộp tiền sử dụng đất; trách nhiệm phối hợp của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; các quy định áp dụng; thưởng phạt hợp đồng; trường hợp bất khả kháng; việc xem xét lại hợp đồng trong quá trình vận hành dự án và các nội dung khác.
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm:
1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định này trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển.
2. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật:
a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hình dự án cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bao gồm:
- Sự phù hợp của mục tiêu dự án do nhà đầu tư đề xuất với quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) đã được phê duyệt;
- Yêu cầu về quy mô dự án, giải pháp kiến trúc, công năng cơ bản của công trình dự án;
- Yêu cầu về môi trường và an toàn;
- Các tiêu chuẩn khác phù hợp với từng dự án cụ thể.
b) Phương pháp đánh giá về kỹ thuật:
Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.
c) Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các nội dung quy định tại Điểm a Khoản này phải phù hợp với từng dự án cụ thể nhưng phải đảm bảo tổng tỷ trọng điểm bằng 100%.
3. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại bao gồm:
- Tiêu chuẩn về giá đề xuất của nhà đầu tư (A) = M1 + M2
- Tiêu chuẩn về hiệu quả đầu tư (B) = M2 + M3
Trong đó:
+ M1 là tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
+ M2 là giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu để sau khi được lựa chọn phải chuyển toàn bộ giá trị này cho đơn vị, tổ chức có chức năng theo quy định để tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất, quỹ đất thuộc dự án.
+ M3 là giá trị nộp ngân sách nhà nước do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
b) Phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại
- Sử dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước để đánh giá về tài chính - thương mại.
- Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào hiệu quả đầu tư (B) để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư có giá đề xuất (A) không thấp hơn giá sàn, giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) không thấp hơn m2, hiệu quả đầu tư (B) lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.
Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định này. Trường hợp không áp dụng sơ tuyển, việc mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Mời thầu
Thông báo mời thầu được đăng tải theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư tham gia đấu thầu rộng rãi. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời thầu.
3. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được mở theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, bao gồm cả trường hợp chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.
1. Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Nghị định này.
2. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình.
3. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
4. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Nghị định này.
Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này. Riêng thông tin phải đọc rõ tại buổi mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại bao gồm: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; đơn dự thầu thuộc đề xuất về tài chính - thương mại; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất (M1), giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất (M2), giá trị nộp ngân sách nhà nước (M3), nếu có; giá trị đề xuất tăng phần nộp ngân sách nhà nước (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan.
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định này. Riêng việc đánh giá tính hợp lệ của đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại căn cứ vào các nội dung sau: Đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất (M1), giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất (M2), giá trị nộp ngân sách nhà nước (M3), nếu có, ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh.
1. Nhà đầu tư xếp hạng thứ nhất được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán sơ bộ hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
c) Hồ sơ mời thầu.
3. Nguyên tắc đàm phán sơ bộ hợp đồng:
a) Không tiến hành đàm phán sơ bộ đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
4. Nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng:
a) Đàm phán sơ bộ về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Đàm phán sơ bộ về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;
c) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác.
5. Trong quá trình đàm phán sơ bộ hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng.
6. Trường hợp đàm phán sơ bộ hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; trường hợp đàm phán sơ bộ với các nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
4. Có giá đề xuất của nhà đầu tư (A) không thấp hơn giá sàn được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, có giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) không thấp hơn m2 và có hiệu quả đầu tư (B) lớn nhất.
1. Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 42 Nghị định này.
2. Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên dự án; mục tiêu, công năng; địa điểm thực hiện; quy mô;
b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;
c) Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án;
d) Các điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án (địa điểm, diện tích, mục đích, thời gian sử dụng đất), tiến độ hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500;
đ) Tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng); đơn giá tiền sử dụng đất, thuê đất; giá trị nộp ngân sách nhà nước;
e) Các nội dung khác (nếu có).
1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán sơ bộ hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
2. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
a) Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi căn bản các nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 66 Nghị định này và kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các nội dung sau đây:
- Chi tiết các nội dung trong đàm phán sơ bộ hợp đồng;
- Căn cứ để ký kết hợp đồng dự án.
b) Ngoài những nội dung quy định tại Điểm a Khoản này, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng khác.
3. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư đồng thời mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng và thực hiện các bước theo quy định tại các Điều 66, 67 và 68 Nghị định này và Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Đấu thầu. Nhà đầu tư trúng thầu triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại hợp đồng, pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
COMPETITIVE BIDDING FOR SELECTION OF INVESTORS IN LAND-USING PROJECTS
Section 1. DETAILED PROCEDURES
Article 56. Detailed procedures
1. Preparation for the investor selection:
a) Make the bidding documents;
b) Appraise, approve the bidding documents.
2. Organization of investor selection:
a) Invite bids;
b) Publish, adjust, clarity the bidding documents;
c) Prepare, submit, receive, manage, adjust, withdraw bid-envelopes;
d) Open technical proposals.
3. Evaluate technical proposals, including:
a) Evaluate the legitimacy of technical proposals;
b) Evaluate technical proposals in details;
c) Appraise, approve the list of investors that satisfy technical requirements.
4. Opening and evaluating financial – commercial proposals, including:
a) Open financial – commercial proposals;
b) Inspect the legitimacy of financial – commercial proposals;
c) Evaluate financial – commercial proposals in details and rank investors;
d) Preliminarily negotiate the contract.
5. Submit, appraise, approve, and publish the investor selection result.
6. Contract negotiation, completion, and conclusion:
a) Negotiate and complete the contract;
b) Conclude the contract.
Section 2. PREPARATION FOR INVESTOR SELECTION
Article 57. Making the bidding documents
1. Basis for making the bidding documents:
a) The announced list of projects;
b) The pre-qualification results (if any);
c) The approved investor selection plan;
d) Applicable regulations of law on land, housing, real estate trading, investment, construction, and relevant regulations of law.
2. Contents of the bidding documents:
a) The bidding documents must not contain any condition that restricts the participation of investors or provide advantage for one or some investors, which create unfair competition;
b) The bidding documents must contain sufficient information for investors to make their bid-envelopes, including:
- Overall information about the project including the project name, purposes, functions, location, scale, progress schedule, condition of the site, land area, and planning targets;
- Instructions for investors including the bidding procedures and the bidding data table;
- Requirements for project execution; requirements in terms of architecture, environment, safety; other contents of the project (if any);
- Bid-envelope evaluation standards, including standards for evaluating investors’ experience and capacity if pre-qualification is not applied (If pre-qualification is applied, it is not required to establish standards for evaluation of investors’ capacity and experience. However, investors must be required to update information about their capacity and experience); standards for technical evaluation and financial – commercial evaluation, and corresponding evaluation methods;
- The forms including: the letter of bid, technical proposal, financial - commercial proposal, bid security, commitment of a financial institution (if any), and other form;
- Deadline for land allocation or land lease; land use purposes; land area for each purpose;
- The basis for determination of the land levies, land rents payable by the investor to state budget within the land allocation or land lease period;
- Preliminary plan for land clearance and compensation;
- Floor price = m1 + m2
Where:
+ m1 is the preliminary total cost of project execution (not including the cost of land clearance and compensation) determined by the soliciting entity on a case-by-case basis for the purpose of making the best use of the land area; land use plan is based on the overall planning on a scale of 1:2000 or spatial planning on a scale of 1:500 (if any).
+ m2 is the total cost of land clearance and compensation determined by the soliciting entity according to the plan mentioned in Article 11 of this Decree.
The bidding documents must specify that if the cost of land clearance and compensation is lower than the level offered by the investor, the difference shall be paid to state budget; otherwise, the investor shall cover the deficit. The investor shall have the cost of land clearance and compensation deducted from the land rent. Nevertheless, the deduction shall not exceed the land rent as prescribed by land laws.
- The draft contract consists of requirements of the project, deadline for land allocation or land lease; land area; land rent, land levies; method for deducting cost of land clearance and compensation from land rents; method of land levy payment; responsibility to cooperate with organizations specialized in land clearance and compensation; applicable regulations; contractual rewards and penalties; force majeure events, reconsideration of the contract during the project operation, and other contents.
Article 58. Methods and standards for evaluation of bid-envelopes
The method for evaluating bid-envelopes is expressed by the evaluation standards written in the bidding documents, including:
1. Standards and methods for evaluating investors’ capacity and experience as prescribed n Point d Clause 1 Article 17 of this Decree (if pre-qualification is not applied).
2. Methods and standards for technical evaluation:
a) Depending on the scale, characteristics, and type of the project, technical standards include:
- The conformity of the project targets proposed by the investor with the approved overall planning on a scale of 1:2000 or spatial planning on a scale of 1:500 (if any).
- Requirements in terms of project scale, architectural solutions, and basic functions of the project;
- Environmental and safety requirements;
- Other standards that suit the project on a case-by-case basis.
b) Technical evaluation method:
Grades shall be given on a scale of 100 or 1,000 to establish technical standards for evaluation, including the minimum and maximum grade for each overall standard and detailed standard. When establishing technical standards, it is required to set a minimum passing grade which is not lower than 70% of the total technical grade and the grade for each criterion prescribed in Point a Clause 1 of this Article; not lower than 60% of the maximum grade of the same criterion.
c) The grading structure mentioned in Point a of this Clause must suit the project contract on a case-by-case basis. The total grade must be 100%.
3. Standards and method for financial – commercial evaluation:
a) Standards and method for financial – commercial evaluation include:
- The price offered by the investor (A) = M1 + M2
- Investment efficiency (B) = M2 + M3
Where:
+ M1 is the total cost of project execution (not including cost of land clearance and compensation) proposed by the investor in the bid-envelope.
+ M2 is the cost of land clearance and compensation proposed by the investor in the bid-envelope, which must be transferred to a competent unit to carry out land clearance and provide compensation.
+ M3 is the payment to state budget offered by the investor in the bid-envelope.
b) Financial – commercial evaluation method
- Public-interest-based method shall be applied to financial – commercial evaluation.
- Bid-envelopes that satisfy technical requirements shall be ranked according to investment efficiency (B). The investor that have the offered price (A) that is not lower than the floor price, the cost of land clearance and compensation (M2) that is not lower than m2, and the highest investment efficiency shall be ranked first and invited to preliminary contract negotiation.
Article 59. Appraising and approving the bidding documents
The bidding documents shall be appraised and approved in accordance with Article 28 of this Decree.
Section 3. ORGANIZATION OF INVESTOR SELECTION
Article 60. Conditions for publishing bidding documents
Bidding documents to select investors in land-using projects when all of the conditions below are satisfied:
1. The conditions in Clause 2 Article 7 of the Law on Bidding are satisfied;
2. There is a overall planning on a scale of 1:2000 or spatial planning on a scale of 1:500 (if any).
Article 61. Organization of investor selection
Investor selection shall be carried out in accordance with Section 3 Chapter III of this Decree. If pre-qualification is not applied, the publishing of bidding documents and opening of technical proposals shall be carried out as follows:
1. Bid solicitation
The bidding announcement shall be posted in accordance with Point dd Clause 1 Article 4 and Point b Clause 1 or Point a Clause 2 Article 5 of this Decree.
2. Publishing of bidding documents
The bidding documents shall be issue to investors that participate in competitive bidding. With regard to joint ventures, only one member of the joint venture shall buy the pre-qualification documents, even if the joint venture has not been established.
3. Opening of technical proposals
Technical proposals shall be opened in accordance with Article 32 of this Article, even if only one investor submits the bid-envelope.
Section 4. EVALUATION OF TECHNICAL PROPOSALS
Article 62. Evaluation of technical proposals
1. The validity of technical proposals shall be checked in accordance with Clause 1 and Clause 2 Article 36 of this Decree.
2. Evaluation of investors’ capacity and experience:
Evaluation of investors’ capacity and experience shall be carried out according to the evaluation standards set out in the bidding documents. If pre-qualification is applied, it is not required to evaluate investors’ capacity and experience. However, investors must be required to update information about their capacity and experience
3. Every investor that has a valid technical proposal and satisfactory in terms of capacity and experience shall have the technical proposal undergone detailed evaluation.
4. Detailed evaluation of technical proposals shall be carried out in accordance with Clause 4 Article 36 of this Decree.
Article 63. Appraising, approving the list of investors that satisfy technical requirements
The list of investors that satisfy technical requirements shall be appraised and approved in accordance with Article 37 of this Decree.
Section 5. OPENING AND EVALUATING FINANCIAL – COMMERCIAL PROPOSALS
Article 64. Opening financial – commercial proposals
Financial – commercial proposals shall be opened in accordance with Article 38 of this Decree. The following information must be read out loud during the opening session: The investor’s name; quantity of originals and photocopies of the financial - commercial proposal; the letter of bid of the financial - commercial proposal; effective period of the financial - commercial proposal; total investment in the project (not including the cost of land clearance and compensation) proposed by the investor (M1), the cost of land clearance and compensation offered by the investor (M2), payment to state budget (M3), if any; increase in payment to state budget (if any); technical grads of bid-envelopes that satisfy technical requirements; and relevant information.
Article 65. Evaluating financial – commercial proposals
Financial – commercial proposals shall be evaluated in accordance with Article 39 of this Decree. The validity of the letter of bid of the financial - commercial proposal shall be evaluated according to: the letter of bid which bears the signature and seal (if any) of the investor legal representative as requested in the bidding documents. Total project cost (not including the cost of land clearance and compensation) proposed by the investor (M1), the cost of land clearance and compensation offered by the investor (M2), payment to state budget (M3), if any, written in the letter of bid must be specific in number and text, appropriate, and logical; the same item must not have various offered values or put under conditions that are disadvantageous for state authorities or the soliciting entity. The letter of bid of a joint venture must bear the signatures and seals (if any) of every joint venture member. The head member of the joint venture may sign the letter of bid on behalf of the joint venture if so agreed in the joint venture agreement.
Article 66. Preliminarily contract negotiation
1. The investor ranked first shall be invited to preliminary contract negotiation. If the invited investor does not come or refuses the contract negotiation, such investor shall not have the bid security returned.
2. Preliminary contract negotiation must be based on:
a) Report on evaluation of bid-envelopes;
b) The bid-envelope and clarifying documents provided by the investor (if any);
c) The bidding documents.
3. Rules for Preliminary contract negotiation:
a) Do not negotiate the investor's offers that are conformable with the bidding documents;
b) The preliminary contract negotiation must not change fundamental contents of the bid-envelope.
4. Contents of preliminary contract negotiation:
a) Preliminary negotiation of the contents that are not specific, clear, or appropriate enough, or not consistent between the bidding documents and the bid-envelope, and inconsistency within the bid-envelope, which may lead to disputes or affect the responsibilities of parties during the contract execution;
b) Preliminary negotiation of issues that arise during the investor selection (if any) to complete details the project;
c) Negotiation of other necessary issues.
5. During the preliminary contract negotiation, the parties shall complete the draft contract.
6. If the preliminary contract negotiation does not succeed, the soliciting entity shall request the competent person to consider inviting the investor ranked next to preliminary contract negotiation. If the next negotiation does not succeed, the soliciting entity shall request the competent person to consider canceling the bidding as prescribed in Clause 1 Article 17 of the Law on Bidding.
Article 67. Rules for approving successful bidder
An investor shall be considered for selection when all of the conditions below are satisfied:
1. The investor has a valid bid-envelope;
2. The investor is qualified in terms of capacity and experience;
3. The investor satisfy technical requirements;
4. The investor’s offered price (A) is not lower than the floor price, the cost of land clearance and compensation (M2) is not lower than m2, and the investment efficiency is highest.
Section 6. SUBMISSION, APPRAISAL, APPROVAL, AND PUBLISHING OF INVESTOR SELECTION RESULT; CONTRACT NEGOTIATION, COMPLETION, AND CONCLUSION
Article 68. Submission, appraisal, approval, and publishing of investor selection result
1. The submission, appraisal, approval, and publishing of investor selection result shall comply with Clauses 1, 2, 3, 4, and 6 of Article 42 of this Decree.
2. If an investor is selected, the written approval for investor selection result must contain:
a) The project's name; purposes, functions; location; scale;
b) Name of the selected investor;
c) The time limit and schedule of project execution;
d) Conditions for using land to execute the project (location, area, purpose, and duration); time limit for completion of the detailed construction planning on a scale of 1:500;
dd) Total cost of project execution (not including cost of land clearance and compensation); unit price of land use right (LUR) or land rent; payment to state budget;
e) Other information (if any).
Article 69. Contract negotiation, completion, and conclusion
1. According to the investor selection result, preliminary contract negotiation result, a competent authority shall organize the contract negotiation and completion with the selected investor.
2. Contents of contract negotiation and completion:
a) The contents of contract negotiation and completion must not change fundamental contents of preliminary contract negotiation prescribed in Clause 4 Article 66 of this Article and the investor selection result. Contents of contract negotiation and completion include:
- Details of preliminary contract negotiation;
- Foundations for concluding the project contract.
b) Apart from the contents mentioned in Point a of this Clause, the soliciting entity shall request the competent person to decide other contract negotiation and completion contents.
3. If the contract negotiation and completion does not succeed, the soliciting entity shall request the competent person to consider cancelling the investor selection result and inviting the investor ranked next to preliminary contract negotiation, then following the steps prescribed in Articles 66, 67, and 68 of this Decree and Clause 1, Clause 2 of this Article.
4. The contract conclusion shall comply with Articles 69, 70, 71, and 72 of the Law on Bidding. The selected investor shall commence the execution of the land-using projects in accordance with the contract, regulations of law on investment, construction, and relevant law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Điều 4. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 5. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư
Điều 17. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển
Điều 23. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Điều 36. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Điều 40. Đàm phán sơ bộ hợp đồng
Điều 42. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
Điều 44. Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng
Điều 55. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 60. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
Điều 66. Đàm phán sơ bộ hợp đồng
Điều 69. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 81. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 85. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Điều 86. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
Điều 87. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư
Điều 88. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
Điều 90. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư
Điều 91. Các hình thức xử lý vi phạm
Điều 92. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư
Điều 93. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư