Chương III Nghị định 30/2015/NĐ-CP: Đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
Số hiệu: | 30/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/05/2015 |
Ngày công báo: | 02/04/2015 | Số công báo: | Từ số 401 đến số 402 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/04/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về lựa chọn nhà đầu tư
Ngày 17/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Theo đó:
- Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế trừ các trường hợp sau:
+ Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.
+ Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại khoản 4 điều 22 Luật Đấu thầu 2013.
- Trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước gồm:
+ Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
+ Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế.
+ Dự án đầu tư PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công.
+ Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án dưới 120 tỷ đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/05/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm:
a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư;
d) Đàm phán sơ bộ hợp đồng.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
6. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, bao gồm:
a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;
b) Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng.
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
a) Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan;
b) Kết quả sơ tuyển;
c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
d) Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước có liên quan.
2. Nội dung hồ sơ mời thầu:
a) Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng;
b) Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Thông tin chung về dự án bao gồm nội dung và phạm vi dự án, mô tả cụ thể đầu ra của dự án, các dịch vụ được cung cấp khi dự án hoàn thành;
- Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu;
- Yêu cầu về dự án theo báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, bao gồm:
+ Yêu cầu về kỹ thuật: Các tiêu chuẩn thực hiện dự án, yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; mô tả chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về môi trường và an toàn;
+ Yêu cầu về tài chính - thương mại: Phương án tổ chức đầu tư, kinh doanh; phương án tài chính (tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận); yêu cầu cụ thể về phân bổ rủi ro;
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính - thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này, không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
- Các biểu mẫu dự thầu bao gồm đơn dự thầu, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính - thương mại, bảo đảm dự thầu, cam kết của tổ chức tài chính (nếu có) và các biểu mẫu khác;
- Loại hợp đồng dự án, điều kiện của hợp đồng và dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu thực hiện dự án, tiêu chuẩn chất lượng công trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, cơ chế về giá, các quy định áp dụng, thưởng phạt hợp đồng, trường hợp bất khả kháng, việc xem xét lại hợp đồng trong quá trình vận hành dự án và các nội dung khác theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP.
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm:
1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật
a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hình dự án cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bao gồm:
- Tiêu chuẩn về khối lượng, chất lượng;
- Tiêu chuẩn vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng;
- Tiêu chuẩn về môi trường và an toàn.
Khi lập hồ sơ mời thầu phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này, phù hợp với từng dự án cụ thể và đảm bảo nhà đầu tư được lựa chọn đáp ứng yêu cầu về kết quả đầu ra của việc thực hiện dự án. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật có thể bổ sung các tiêu chuẩn về kỹ thuật khác phù hợp với từng dự án cụ thể.
b) Phương pháp đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu về chất lượng, khối lượng; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; môi trường và an toàn không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.
c) Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các nội dung quy định tại Điểm a Khoản này phải phù hợp với từng loại hợp đồng dự án cụ thể nhưng bảo đảm tổng tỷ trọng điểm bằng 100%.
2. Phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bao gồm các phương pháp sau đây:
a) Phương pháp giá dịch vụ:
- Phương pháp giá dịch vụ được áp dụng đối với dự án mà giá dịch vụ là tiêu chí để đánh giá về tài chính - thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án; thời gian hoàn vốn và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu;
- Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dịch vụ để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.
b) Phương pháp vốn góp của Nhà nước:
- Phương pháp vốn góp của Nhà nước được áp dụng đối với dự án mà vốn góp của Nhà nước là tiêu chí để đánh giá về tài chính - thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian hoàn vốn, giá dịch vụ và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu;
- Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất phần vốn góp của Nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.
c) Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước:
- Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước là phương pháp để đánh giá nhà đầu tư chào phương án thực hiện dự án có hiệu quả đầu tư lớn nhất, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước;
- Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.
d) Phương pháp kết hợp:
Phương pháp kết hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
Thư mời thầu được gửi đến các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian đóng thầu, mở thầu.
1. Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu.
2. Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà đầu tư đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu.
3. Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 15 ngày (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
a) Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời thầu;
b) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời thầu.
Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
2. Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà đầu tư gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà đầu tư gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư.
3. Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
4. Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với tên trong danh sách ngắn thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định sự thay đổi tư cách của nhà đầu tư, cụ thể như sau:
a) Cho phép liên danh hoặc bổ sung thành viên của liên danh với nhà đầu tư ngoài danh sách ngắn;
b) Không chấp nhận nhà đầu tư có thành viên rút khỏi liên danh mà không bổ sung thành viên mới có năng lực, kinh nghiệm tương đương hoặc cao hơn.
1. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư.
2. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan.
3. Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.
4. Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
5. Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của tất cả các nhà đầu tư phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu ký niêm phong.
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư để bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính - thương mại để thực hiện dự án.
2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.
3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó bị loại.
1. Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp.
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm thì nhà đầu tư (trường hợp được chấp nhận thay đổi tư cách) được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học, lỗi nhầm đơn vị; khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính - thương mại và các lỗi khác.
2. Hiệu chỉnh sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
3. Sau khi phát hiện lỗi, sai lệch, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết về lỗi, sai lệch và việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch nội dung đó. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản gửi bên mời thầu về các nội dung sau đây:
a) Chấp thuận hay không chấp thuận kết quả sửa lỗi. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó sẽ bị loại;
b) Nêu ý kiến của mình về kết quả hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả hiệu chỉnh sai lệch thì phải nêu rõ lý do để bên mời thầu xem xét, quyết định.
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Có đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất về kỹ thuật với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
g) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
h) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
3. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực, kinh nghiệm được cập nhật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật.
4. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà đầu tư tham dự thầu, trong đó mời các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
1. Kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
2. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại:
a) Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư;
b) Yêu cầu đại diện từng nhà đầu tư tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại xác nhận việc có hoặc không có thư đề xuất giảm giá dịch vụ hoặc giảm phần vốn góp của Nhà nước hoặc tăng phần nộp ngân sách nhà nước kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của mình;
c) Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; đơn dự thầu thuộc đề xuất về tài chính - thương mại; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án (nếu có), phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn dự thầu (nếu có); giá trị giảm giá dịch vụ hoặc giảm phần vốn góp của Nhà nước hoặc tăng phần nộp ngân sách nhà nước (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan.
3. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính:
a) Các thông tin nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại. Biên bản này phải được gửi cho các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
b) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại:
Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước, phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với phương án tài chính của nhà đầu tư, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính - thương mại.
3. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư:
a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà đầu tư, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
- Danh sách nhà đầu tư được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng;
- Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư;
- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
- Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
1. Nhà đầu tư xếp hạng thứ nhất được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán sơ bộ hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
c) Hồ sơ mời thầu.
3. Nguyên tắc đàm phán sơ bộ hợp đồng:
a) Không tiến hành đàm phán sơ bộ đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
4. Nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng:
a) Đàm phán sơ bộ về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Đàm phán sơ bộ về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;
c) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác.
5. Trong quá trình đàm phán sơ bộ hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo thỏa thuận đầu tư, dự thảo hợp đồng.
6. Trường hợp đàm phán sơ bộ hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; trường hợp đàm phán sơ bộ với các nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
4. Có giá dịch vụ thấp nhất, không vượt mức giá dịch vụ xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí đối với phương pháp giá dịch vụ; có đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất và không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt đối với phương pháp vốn góp của Nhà nước; có đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước.
1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
2. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 83 Nghị định này trước khi phê duyệt.
3. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
4. Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên dự án, địa điểm và quy mô của dự án;
b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;
c) Loại hợp đồng;
d) Thời hạn khởi công, hoàn thành xây dựng, kinh doanh, chuyển giao công trình dự án;
đ) Các điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án (địa điểm, diện tích, mục đích, thời gian sử dụng đất);
e) Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án;
g) Giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước hoặc phần nộp ngân sách nhà nước;
h) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
6. Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Khoản 13 Điều 6 Nghị định này. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Thông tin quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;
c) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán sơ bộ hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
2. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
a) Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi căn bản các nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Nghị định này và kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các nội dung sau đây:
- Chi tiết các nội dung trong đàm phán sơ bộ hợp đồng;
- Căn cứ để ký kết hợp đồng dự án;
- Các thay đổi đối với các điều khoản đặc biệt của hợp đồng (nếu có).
b) Ngoài những nội dung quy định tại Điểm a Khoản này, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng khác phù hợp với loại hợp đồng của dự án.
3. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng và thực hiện các bước theo quy định tại các Điều 40, 41 và 42 Nghị định này và Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
COMPETITIVE BIDDING FOR SELECITON OF INVESTORS IN PPP PROJECTS
Section 1. DETAILED PROCEDURES
Article 25. Detailed procedures
1. Preparation for the investor selection:
a) Make the bidding documents;
b) Appraise, approve the bidding documents.
2. Organization of investor selection:
a) Invite bids;
b) Publish, adjust, clarify the bidding documents;
c) Prepare, submit, receive, manage, adjust, withdraw bid-envelopes;
d) Open technical proposals.
3. Evaluate technical proposals, including:
a) Inspect the validity of technical proposals;
b) Evaluate technical proposals in details;
c) Appraise, approve the list of investors that satisfy technical requirements.
4. Opening and evaluating financial – commercial proposals, including:
a) Open financial – commercial proposals;
b) Inspect the validity of financial – commercial proposals;
c) Evaluate financial – commercial proposals in details and rank investors;
d) Preliminarily negotiate the contract.
5. Submit, appraise, approve, and publish the investor selection result.
6. Contract negotiation, completion, and conclusion:
a) Negotiate and complete the contract;
b) Sign the investment agreement and contract.
Section 2. PREPARATION FOR INVESTOR SELECTION
Article 26. Making the bidding documents
1. Basis for making the bidding documents:
a) Decision to approve the feasibility study report, project documents, and relevant documents;
b) The pre-qualification results;
c) The approved investor selection plan;
d) Relevant regulations of law and State policies.
2. Contents of the bidding documents:
a) The bidding documents must not contain any condition that restricts the participation of investors or provide advantage for one or some investors, which create unfair competition;
b) The bidding documents must contain sufficient information for investors to make their bid-envelopes, including:
- Overall information about project, including the contents and scale of the project, detailed description of the project output, and services provided when the project is completed;
- Instructions for investors including the bidding procedures and the bidding data table;
- Requirements of the project according to the approved feasibility study report, including:
+ Technical requirements: standards for project execution, required quality of the construction, products or serviced provided; detailed description of technical requirements and technical norms applied to evaluation of bid-envelopes; environmental and safety requirements;
+ Financial – commercial requirements: plan for organization of investment and business; financial plan (total capital, capital structure, capital raising plan; state capital (if any); expenditures, revenues, goods/services prices; duration of capital recovery, profits); specific risk distribution requirements;
- Bid-envelope evaluation standards, including technical standards, financial - commercial standards, and method of evaluation. It is not required to establish standards for evaluation of investors’ capacity and experience. However, investors must be required to update information about their capacity and experience;
- The forms including: the letter of bid, technical proposal, financial - commercial proposal, bid security, commitment of a financial institution (if any), and other form;
- The type of project contract, contract conditions, and the draft contract, including project execution requirements, construction quality standards, service provision standards, pricing mechanism, applied regulations, contractual rewards and penalties, force majeure events, reconsideration of the contract during the project execution, and other contents according to the Government’s regulations on PPP.
Article 27. Methods and standards for evaluation of bid-envelopes
The method for evaluating bid-envelopes is expressed by the evaluation standards written in the bidding documents, including:
1. Methods and standards for technical evaluation
a) Depending on the scale, characteristics, and type of the project, technical standards include:
- Quantitative and qualitative standards;
- Standards for operation, management, and maintenance;
- Environmental and safety standards.
When making the bidding documents, it is required to establish detailed technical standards according to the standards prescribed in this Article that suit the project on a case-by-case basis in and ensure that the selected investor satisfy output requirements of the project. During the establishment of detailed technical standards, other technical standards may be added to suit the project on a case-by-case basis.
b) Technical evaluation method
Grades shall be given on a scale of 100 or 1,000 to establish technical standards for evaluation, including the minimum and maximum grade for each overall standard and detailed standard. When establishing technical standards, it is required to set a minimum grade which is not lower than 70% of total technical grades and the grade for each criterion with regard to quantity, quality, operation, management, maintenance, environment, and safety; and not lower than 60% of the maximum grade for the same criterion.
c) The grading structure mentioned in Point a of this Clause must suit the project contract on a case-by-case basis. The total grade must be 100%.
2. Financial – commercial evaluation
Methods for evaluating bid-envelopes specified in the bidding documents include:
a) Service-price-based method:
- This is applied to the project of which service prices are the criterion for financial - commercial evaluation. Other criteria such as standards of assets, services of the project, capital recovery duration, and related elements are already specified in the bidding documents;
- With regard to bid-envelopes that satisfy technical requirements, their service prices shall be used for comparison and ranking. The investor that offers the lowest service prices shall be ranked first and invited to preliminary contract negotiation.
b) State-investment-based method:
- The state-investment-based method is applied to the project in which state capital is the criterion for financial - commercial evaluation. Other criteria such as standards of assets, services of the project, capital recovery duration, service prices, and related elements are already specified in the bidding documents;
- With regard to bid-envelopes that satisfy technical requirements, their proposed state investment shall be used for comparison and ranking. The investor that proposes the lowest state investment shall be ranked first and invited to preliminary contract negotiation.
c) Public-interest-based method:
- This is a method for evaluating investors that offer the most efficient project execution plan; other contents are already specified in the bidding documents. Investment efficiency is evaluated according to the propose payment to state budget;
- With regard to bid-envelopes that satisfy technical requirements, their proposed payment to state budget be used for comparison and ranking. The investor that offers the highest payment to state budget shall be ranked first and invited to preliminary contract negotiation.
d) Combined method:
This is a method that combines the methods prescribed in Point a, Point b, and Point c of this Clause.
Article 28. Appraising and approving the bidding documents
1. The bidding documents shall be appraised in accordance with Clause 2 Article 82 of this Decree before being approved.
2. The bidding documents shall be approved in writing according to the written request for approval and the appraisal report.
Section 3. ORGANIZATION OF INVESTOR SELECTION
Invitations for bids shall be sent to the short-listed investors, specifying the time and location of publishing the bidding documents, bid closing time, and bid opening time.
Article 30. Publishing, adjusting, clarifying bidding documents
1. The bidding documents shall be issued to short-listed investors. With regard to joint ventures, only one member of the joint venture shall buy the bidding documents.
2. In case of adjustment to the bidding documents after publishing, the soliciting entity must send the decision on adjustment and the adjusted contents to the investors that have bought or received the bidding documents.
3. If the bidding documents must be clarified, the investor shall send a written request to the soliciting entity at least 07 working days (for domestic bidding) or 15 days (for international bidding) before the bid closing date. The soliciting entity shall clarify the bidding documents in one of the following manners:
a) Send written clarifying documents to the investors that have bought the bidding documents;
b) Where necessary, a pre-bidding convention shall be held to discuss contents of the bidding documents that need to be clarified. The discussion must be recorded in writing. The record shall be used as clarifying document and sent to investors that have bought the bidding documents.
The clarification must not contravene the contents of the bidding documents that have been approved. If the bidding documents must be adjusted after clarification, it shall be adjusted in accordance with Clause 2 of this Article.
4. The decision on adjustment and the clarifying document is an integral part of the pre-qualification documents.
Article 31. Preparing, receiving, managing, changing, withdrawing bid-envelopes
1. Investors are responsible for preparation and submission of bid-envelopes as required in the bidding documents.
2. b) The soliciting entity shall receive and manage bid-envelopes in accordance with regulations on confidential document management until the investor selection result is published. Information in the bid-envelope submitted by an investor must not be revealed to any other investor in any case, except when such information is revealed upon bid opening. Bid-envelopes sent to the soliciting entity after the bid closing time shall not be opened, be considered invalid and disqualified. Any documents sent by investors after the bid closing time for the purpose of adjustment or supplementation to the submitted bid-envelopes are invalid, except for documents submitted by investors for clarification of the bid-envelopes at the request of the soliciting entity or for proving the investors’ eligibility.
3. Any investor that wishes to adjust or withdraw the submitted bid-envelope shall send a written request to the soliciting entity. The soliciting entity shall only accept it if the written request is received before the bid closing time.
4. Any investor who wishes to change the investor’s status (name) in the short list shall send a written report to the soliciting entity at least 07 working days before the bid closing date. The soliciting entity shall request the competent person to consider allowing the change of the investor’s status as follows:
a) Allow the establishment of a joint venture to add a member outside the short list to the joint venture;
b) Do not allow a member to withdraw from the joint venture without addition of another member with equivalent or better capacity and experience.
Article 32. Opening technical proposals
1. Technical proposals shall be publicly opened within 01 hours form the bid closing time. Only the technical proposals received by the soliciting entity before the bid closing time shall be opened as required by the bidding documents in front of representatives of investors who attend the bid opening ceremony, regardless of the investors’ presence.
2. Each of the bid-envelopes shall be opened in alphabetical order of investors’ name and in the following procedures:
- Check the seal;
- Open the envelope and read out loud information about: The investor’s name; quantity of originals and photocopies of the technical proposal; the letter of bid of the technical proposal; effective period of the technical proposal; contract duration; value and validity of the bid security; relevant information.
3. Bid opening record: The information mentioned in Clause 2 of this Article must be written in the bid opening record The bid opening record must bear the signature of the representatives of the soliciting entity and investors who attend the bid opening ceremony. This record must be sent to investors that participate in the bidding.
4. The representative of the soliciting entity must sign the original letters of bid, letters of attorney made by investors (if any); joint venture agreements (if any); bid security; important contents of each technical proposal.
5. Financial – commercial proposals of all investors must be sealed by the soliciting entity in separate bags. The seals must be signed by representatives of the soliciting entity and investors that attend the bid opening ceremony.
Article 33. Rules for evaluating bid-envelopes
1. Bid-envelopes must be evaluated according to standards for evaluating bid-envelopes and other requirements in the bidding documents, explanatory and clarifying documents of investors in order to select technically and financially qualified investors to execute the project.
2. The evaluation shall be carried on the photocopies; investors area responsible for the consistency of the originals and photocopies. In case of discrepancies between the original and the photocopy which do not affect investors’ rankings, the original shall prevail.
3. In case of discrepancies between the original and the photocopy which do lead to incorrect evaluation and change the investors’ rankings, such bid-envelope shall be disqualified.
Article 34. Clarifying bidding documents
1. After bid opening, investors are responsible for clarifying their bid-envelopes at the request of the soliciting entity. The clarification of the technical proposal and financial – commercial proposal in the bid-envelope must ensure that the primary contents of the submitted bid-envelopes are not changed.
2. After bid closing, if the investor finds that the bid-envelope lacks documents proving the investor’s eligibility, capacity, and experience, such investor may send additional documents to the soliciting entity, provided the change of the investor’s status is permitted. The soliciting entity must receive and consider clarifying documents sent by the investor to consider; additional documents meant to clarify the investor’s eligibility, capacity, and experience is considered an integral part of the bid-envelope.
3. c) Clarification of the bid-envelope shall only be carried out between the soliciting entity and the investor whose bid-envelope needs clarifying, ensuring that the investor’s nature is not changed. The clarification must be done in writing and kept by the soliciting entity as an integral part of the bid-envelope.
Article 35. Correction of errors and adjustment of deviation
1. Correction of errors means the correction of errors in the bid-envelope, including arithmetic errors, unit errors; differences between the technical proposal and financial – commercial proposal, and other errors.
2. Adjustment of deviation means the adjustment of missing or redundant contents of the bid-envelope compared to the bidding documents. Adjustment of deviation shall be done to ensure fairness, transparency, and economic efficiency.
3. After finding an error or deviation, the soliciting entity must send a written notification of such error/deviation correction/adjustment thereto to the investor. Within 07 working days from the receipt of the soliciting entity’s notification, the investor must send a written response to the soliciting entity which states:
a) Whether to accept or not accept the error correction result. If the investor does not accept the error correction result, the investor’s bid-envelope shall be disqualified;
b) Offer the investor’s opinion about the deviation adjustment result. If the investor does not accept the deviation adjustment result, an explanation must be provided for the soliciting entity to consider.
Section 4. EVALUATION OF TECHNICAL PROPOSALS
Article 36. Evaluation of technical proposals
1. Check the validity of the technical proposal:
a) Check the quantity of originals and photocopies of the technical proposal;
b) Check the composition of the technical proposal, including: the letter of bid, joint venture agreement (if any), letter of attorney to sign the bid form (if any); bid security; specific technical proposals; and other components of a technical proposal;
c) Check the consistency of the originals and photocopies to serve the detailed evaluation of the technical proposal.
2. Evaluate the validity of the technical proposal:
An investor’s technical proposal shall be considered legitimate when all of the following conditions are satisfied:
a) The original of the technical proposal is available;
b) b) The letter of bid of the technical proposal bears the signature and seal (if any) of the legal representative of the investor as required in the bidding documents. The letter of bid of a joint venture must bear the signatures and seals (if any) of every joint venture member. The head member of the joint venture may sign the letter of bid on behalf of the joint venture if so agreed in the joint venture agreement;
c) The effectiveness of the technical proposal satisfies requirements in the bidding documents;
d) There is a bid security of which the effectiveness and duration satisfy requirements in the bidding documents. In case of bid security in the form of letter of guarantee, the letter of guarantee must be signed by the legal representative of a credit institution with the effectiveness, value, and beneficiary conformable with the bidding documents;
dd) The investor’s name is not present in more than one technical proposal as an independent investor or joint venture member;
e) There is a joint venture agreement bearing the signatures and seals (if any) of legal representatives of every joint venture member;
g) The investor is not banned from bidding as prescribed by regulations of law on bidding;
h) The investor is eligible as prescribed in Clause 1 Article 5 of the Law on Bidding.
3. The investor that has a valid technical proposal, updated capacity and experience that satisfy requirements of the bidding documents shall have the technical proposal undergone detailed evaluation.
4. Detailed evaluation of the technical proposal:
a) Detailed evaluation of the technical proposal shall be carried out according to the evaluation standards in bidding documents;
b) If the technical proposal is satisfactory, the investor shall have the financial - commercial proposal evaluated.
Article 37. Appraising, approving the list of investors that satisfy technical requirements
The list of investors that satisfy technical requirements shall be approved in writing according to the written request for approval and appraisal report. The soliciting entity must send the list of investors that satisfy technical requirements to all participating investors; invite investors that satisfy technical requirements to attend the opening of financial - commercial proposals.
Section 5. OPENING AND EVALUATING FINANCIAL – COMMERCIAL PROPOSALS
Article 38. Opening financial – commercial proposals
1. Check the seals of the bags that contain financial – commercial proposals.
2. Open financial – commercial proposals:
a) Only the financial - commercial proposals of investors that satisfy technical requirements shall be opened in front of representatives of investors who attend the opening ceremony, regardless of the investors’ presence;
b) The representative of each of the investors shall be requested to confirm the availability of the proposal of reduction in service price, reduction in state investment, or increase in payment to state budget enclosed with their financial - commercial proposals.
c) Each of the financial - commercial proposals shall be opened in alphabetical order of investors that satisfy technical requirements’ names and in the following procedures
- Check the seal;
- Open the envelope and read out loud information about: The investor’s name; quantity of originals and photocopies of the financial - commercial proposal; the letter of bid of the financial - commercial proposal; effective period of the financial - commercial proposal; total investment and total capital of the project, service prices, state investment in project construction (if any); payment to state budget written in the bid form (if any); reduction in service prices or reduction in state investment or increase in payment to state budget (if any); grades of bid-envelopes that satisfy technical requirements; and relevant information.
3. Record on opening of financial – commercial proposals:
a) The information mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article must be written in the opening record. The opening record bear the signatures of the soliciting entity and investors who attend the opening ceremony. This record must be sent to investors that satisfy technical requirements;
b) The representative of the soliciting entity must sign all pages of the original financial – commercial proposals;
Article 39. Evaluating financial – commercial proposals
1. Inspect the validity of financial – commercial proposals:
a) Check the quantity of originals and photocopies of the financial - commercial proposal;
b) Check the components of the financial - commercial proposal, including the letter of bid and other components of the proposal.
c) Check the consistency between the original and photocopies.
2. Inspect the validity of financial – commercial proposals;
An investor’s financial - commercial proposal shall be considered legitimate when all of the following conditions are satisfied:
a) There is the original financial – commercial proposal;
b) There is a letter of bid of the financial - commercial proposal which bears the investor’s signature and seal (if any) as requested in the bidding documents. The total investment and capital of the project, service prices, state investment, payment to state budget written in the letter of bid must be specific in both number and text, logical, and appropriate for the investor’s financial plan; the same item must not have various proposed values or put under conditions that are disadvantageous for state authorities or the soliciting entity. The letter of bid of a joint venture must be signed and stamped (if any) by each of the joint venture member. The head member of the joint venture may sign the bidding form on behalf of the joint venture if so agreed in the joint venture agreement;
c) The effectiveness of the financial – commercial proposal satisfies requirements in the bidding documents.
Valid financial – commercial proposals shall undergo detailed evaluation.
3. Detailed evaluation of financial – commercial proposals and ranking of investors:
a) Detailed evaluation of the financial – commercial proposal and investor ranking shall be carried out according to the evaluation standards in bidding documents;
b) After investors are short-listed, the group of experts shall submit a report to the soliciting entity. The report must contain:
- The list of ranked investors and their ranks;
- The list of disqualified investors and reasons for disqualification;
- Opinions about the competitiveness, fairness, transparency, and economic efficiency of the investor selection process. If competitiveness, fairness, transparency, or economic efficiency is yet to be achieved, explanation and solutions must be provided;
- Any contents of the bidding documents that are not conformable with regulations of law on bidding that lead to conflicting interpretation or deviation of the investor selection result (if any); solutions.
Article 40. Preliminary contract negotiation
1. The investor ranked first shall be invited to preliminary contract negotiation. If the invited investor does not come or refuses the preliminary contract negotiation, such investor shall not have the bid security returned.
2. Preliminary contract negotiation must be based on:
a) Report on evaluation of bid-envelopes;
b) The bid-envelope and clarifying documents provided by the investor (if any);
c) The bidding documents.
3. Rules for Preliminary contract negotiation:
a) Do not negotiate the investor's offers that are conformable with the bidding documents;
b) The preliminary contract negotiation must not change fundamental contents of the bid-envelope.
4. Contents of preliminary contract negotiation:
a) Preliminary negotiation of the contents that are not specific, clear, or appropriate enough, or not consistent between the bidding documents and the bid-envelope, and inconsistency within that same bid-envelope, which may lead to disputes or affect the responsibilities of parties during the contract execution;
b) Preliminary negotiation of issues that arise during the investor selection (if any) to complete details the project;
c) Negotiation of other necessary issues.
5. During the preliminary contract negotiation, the parties shall draft the investment agreement and the contract.
6. If the preliminary contract negotiation does not succeed, the soliciting entity shall request the competent person to consider inviting the investor ranked next to preliminary contract negotiation. If the next negotiation does not succeed, the soliciting entity shall request the competent person to consider canceling the bidding as prescribed in Clause 1 Article 17 of the Law on Bidding.
Article 41. Rules for approving successful bidder
An investor shall be considered for selection when all of the conditions below are satisfied:
1. The investor has a valid bid-envelope;
2. The investor is qualified in terms of capacity and experience;
3. The investor satisfy technical requirements;
4. The investor offers the lowest service price which does not exceed the service price determined in the approved feasibility study report, is conformable with regulations of law on prices, fees, and charges (if service-price-based method is applied); proposes the lowest state investment which does not exceed the state investment determined in the approved feasibility study report (if state-investment-based method is applied); or offers the highest payment to state budget (if public-interest-based method is applied.)
Section 6. SUBMISSION, APPRAISAL, APPROVAL, AND PUBLISHING OF INVESTOR SELECTION RESULT
Article 42. Submission, appraisal, approval, and publishing of investor selection result
1. According to report on evaluation of bid-envelopes, the soliciting entity shall submit the investor selection result which specifies the soliciting entity’s opinions about the evaluations given by the group of experts.
2. The investor selection result shall be appraised in accordance with Clause 4 Article 83 of this Decree before being approved.
3. The investor selection result shall be approved in writing according to the written request for approval and appraisal report.
4. If an investor is selected, the written approval for the investor selection result must contain:
a) Name, location, and scale of the project;
b) Name of the selected investor;
c) Type of contract;
d) Time for commencement of construction, completion, operation, and transfer of the project;
dd) Conditions for using land to execute the project (location, area, purpose, and duration);
e) Total investment and total capital of the project;
g) Service prices, state investment, or payment to state budget;
h) Notes (if any).
5. In case of bidding cancellation prescribed in Clause 1 Article 17 of the Law on Bidding, the written approval for investor selection result or the decision on bidding cancellation must specify the reasons for cancellations and responsibilities of relevant parties.
6. After receiving the written approval for investor selection result, the soliciting entity post information about the investor selection result as prescribed in Point dd Clause 1 Article 4 and Point c Clause 1 or Point b Clause 2 Article 5 of this Decree; send notifications of investor selection result to the investors that participated in the bidding by the deadline prescribed in Clause 13 Article 6 of this Decree. The notification of investor selection result must contain:
a) The information mentioned in Clause 4 of this Article;
b) The list of unselected investors and reasons for each investor;
c) The plan for negotiating, completing, and concluding the contract with the selected investor.
Section 7. CONTRACT NEGOTIATION, COMPLETION, AND CONCLUSION
Article 43. Contract negotiation and completion
1. According to the investor selection result, preliminary contract negotiation result, a competent authority shall organize the contract negotiation and completion with the selected investor.
2. Contents of contract negotiation and completion:
a) The contents of contract negotiation and completion must not change fundamental contents of preliminary contract negotiation prescribed in Clause 4 Article 40 of this Article and the investor selection result. Contents of contract negotiation and completion include:
- Details of preliminary contract negotiation;
- Foundations for concluding the project contract;
- Changes to special terms of the contract (if any).
b) Apart from the contents mentioned in Point a of this Clause, the soliciting entity shall request the competent person to decide other contract negotiation and completion contents that suit the type of contract.
3. If the contract negotiation and completion does not succeed, the soliciting entity shall request the competent person to consider cancelling the investor selection result and inviting the investor ranked next to preliminary contract negotiation, then following the steps prescribed in Articles 40, 41, and 41 of this Decree and Clause 1, Clause 2 of this Article.
Article 44. Conclusion of investment agreement and contract.
1. The investment agreement shall be concluded in accordance with regulations of the Government on PPP.
2. The concluded contract must comply with regulations in Articles 69, 70, 71, and 72 of the Law on Bidding and regulations of the Government on PPP.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực