Chương II Nghị định 30/2015/NĐ-CP: Sơ tuyển và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Số hiệu: | 30/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/05/2015 |
Ngày công báo: | 02/04/2015 | Số công báo: | Từ số 401 đến số 402 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/04/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về lựa chọn nhà đầu tư
Ngày 17/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Theo đó:
- Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế trừ các trường hợp sau:
+ Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.
+ Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại khoản 4 điều 22 Luật Đấu thầu 2013.
- Trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước gồm:
+ Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
+ Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế.
+ Dự án đầu tư PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công.
+ Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án dưới 120 tỷ đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/05/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chuẩn bị sơ tuyển, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời sơ tuyển;
b) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển.
2. Tổ chức sơ tuyển, bao gồm:
a) Thông báo mời sơ tuyển;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển;
d) Mở thầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
4. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn.
1. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt, việc sơ tuyển nhà đầu tư được thực hiện trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư để xác định các nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của dự án và mời tham gia đấu thầu rộng rãi theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này hoặc chỉ định thầu theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
2. Sơ tuyển quốc tế áp dụng đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này.
3. Sơ tuyển trong nước áp dụng đối với dự án quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
4. Đối với dự án PPP nhóm C, căn cứ tính chất của dự án, sau khi phê duyệt đề xuất dự án, người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơ tuyển.
5. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất có tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng, căn cứ tính chất của dự án, người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơ tuyển.
Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm:
a) Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư: Nội dung cơ bản của dự án và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư tham dự sơ tuyển;
b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với dự án đầu tư có sử dụng đất còn phải bao gồm yêu cầu quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai;
c) Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để triển khai dự án: Yêu cầu về năng lực tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn và năng lực triển khai thực hiện dự án; yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự; yêu cầu về phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án; yêu cầu kê khai về tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện. Năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh và các đối tác cùng tham gia thực hiện dự án bao gồm bên cho vay, nhà thầu, nhà sản xuất, nhà bảo hiểm và các đối tác khác có liên quan;
d) Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển. Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.
2. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Bên mời thầu trình người có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị thẩm định;
b) Việc thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định này;
c) Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản, căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển.
1. Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời sơ tuyển, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời sơ tuyển;
b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển đến các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển;
c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
- Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư đã mua hoặc nhận hồ sơ mời sơ tuyển;
- Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời sơ tuyển mà các nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển gửi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển;
- Nội dung làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển không được trái với nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thì việc sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển là một phần của hồ sơ mời sơ tuyển.
1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển:
a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển;
b) Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà đầu tư gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà đầu tư gửi đến để làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
c) Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu;
d) Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển của tất cả các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời sơ tuyển trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời sơ tuyển trước khi hồ sơ dự sơ tuyển được tiếp nhận.
2. Mở thầu
Hồ sơ dự sơ tuyển nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở công khai và bắt đầu trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản và biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại.
1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất; trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn tối thiểu 03 và tối đa 05 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn.
2. Làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển:
a) Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm;
b) Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự sơ tuyển thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự sơ tuyển;
c) Việc làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự sơ tuyển cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự sơ tuyển. Việc làm rõ phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham dự thầu.
1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
2. Kết quả sơ tuyển phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 83 Nghị định này trước khi phê duyệt.
3. Kết quả sơ tuyển phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên các nhà đầu tư trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.
4. Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này và gửi thông báo đến các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển.
1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:
a) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án (dự án PPP nhóm C), báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án PPP; quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;
b) Văn bản về việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP (nếu có);
c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án PPP sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi (nếu có);
d) Kết quả sơ tuyển (nếu có);
đ) Các văn bản có liên quan.
2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, bên mời thầu lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền, đồng thời gửi đơn vị thẩm định.
3. Hồ sơ trình duyệt bao gồm văn bản trình duyệt và các tài liệu kèm theo. Văn bản trình duyệt bao gồm tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 23 Nghị định này. Tài liệu kèm theo bao gồm các bản chụp làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Tên dự án.
2. Tổng mức đầu tư, tổng vốn của dự án (tổng vốn đầu tư) đối với dự án PPP; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất.
3. Sơ bộ vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án PPP, cơ chế tài chính, hình thức bảo đảm đầu tư của Nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có).
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư
a) Xác định rõ hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu, trong nước hoặc quốc tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. Đối với dự án PPP nhóm C, dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng, trường hợp không áp dụng sơ tuyển, hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước, trừ trường hợp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
b) Xác định rõ phương thức lựa chọn nhà đầu tư là một giai đoạn một túi hồ sơ hoặc một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật Đấu thầu.
5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm.
6. Loại hợp đồng
Xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng là số năm hoặc tháng tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư là việc tiến hành thẩm tra, đánh giá các nội dung quy định tại Điều 23 Nghị định này;
b) Đơn vị được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư bằng văn bản để làm cơ sở tiến hành lựa chọn nhà đầu tư.
PRE-QUALIFICATION AND INVESTOR SELECTION PLAN
Article 15. Detailed procedures
1. Prepare the pre-qualification:
a) Make the pre-qualification documents;
b) Appraise, approve the pre-qualification documents.
2. Organize the pre-qualification:
a) Announce the pre-qualification;
b) Publish, adjust, clarify the pre-qualification documents;
c) Prepare, submit, receive, manage, adjust, withdraw pre-qualification applications;
d) Bid opening.
3. Evaluate pre-qualification applications.
4. Submit, appraise, approve the pre-qualification results; publish the short list.
Article 16. Application or pre-qualification
1. Pursuant to the feasibility study report of the PPP project and the approved list of land-using projects, the pre-qualification shall be carried out before the investor selection plan is made to determine qualified and experienced investors that satisfy the project's requirements, invite them to participate in competitive bidding as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 9 of this Decree, or carry out direct contracting as prescribed in Point a and Point b Clause 3 Article 9 of this Decree.
2. International pre-qualification shall be applied to PPP projects and land-using projects, Except for the cases in Clause 3, Clause 4, and Clause 5 of this Article.
3. Domestic pre-qualification shall be applied to the projects mentioned in Point a Clause 2 Article 9 of this Decree.
4. With regard to PPP projects of group C, the competent persons shall decide whether to apply domestic qualification or not apply pre-qualification after the project proposal is approved depending on the characteristics of the projects.
5. With regard to land-using projects in which total investment (not including the cost of land clearance and compensation) is below VND 120 billion, the competent persons shall decide whether to apply domestic qualification or not apply pre-qualification depending on the characteristics of the projects.
Article 17. Making, appraising, and approving the pre-qualification documents.
1. Making the pre-qualification documents
Contents of the pre-qualification documents include:
a) Instructions for investors: Fundamental information about the project and instructions to participate in pre-qualification for investors;
b) Requirements for valid status of investors according to Article 5 of the Law on Bidding; requirements prescribed in Point c Clause 3 Article 58 of the Law on land (for land-using projects);
c) Required capacity and experience of investors: financial – commercial capacity, ability to prepare capital, ability to execute the project; required experience of similar projects; preliminary project execution methods and commitment to execute the project; responsibility to declare disputes and lawsuits concerning current and past contracts. Experience and capacity of investors are experience and capacity of investors that participate in the bidding as independent investors or joint ventures with other partners, including the lender, contractors, producers, insurers, and relevant partners.
d) Methods and standards for evaluation
Pre-qualification applications shall be evaluated according to the evaluation standards mentioned in the pre-qualification documents. The grade shall be given according to a scale of 100 or 1,000 shall be used to evaluate the investors’ capacity and experience. When establishing standards for evaluating investors’ capacity and experience, the minimum grade of a qualified investor must be specified. Nevertheless, the minimum grade must not be lower than 60% and the grade of each requirement must not be lower than 50% of the maximum grade given to such requirement.
2. Appraising, approving the pre-qualification documents:
a) The soliciting entity shall submit the draft pre-qualification documents and relevant documents to the competent persons and the appraising unit;
b) The pre-qualification documents shall be appraised in accordance with Clause 1 Article 82 of this Decree;
c) The pre-qualification documents shall be approved in writing according to the written request for approval and the appraisal report.
Article 18. Announcement, publishing, adjustment, and clarification of the pre-qualification documents
1. Announcement of the pre-qualification shall be made in accordance with Point dd Clause 1 Article 4 and Point b Clause 1 or Point a Clause 2 Article 5 of this Decree.
2. Publishing, adjustment, and clarification of the pre-qualification documents
a) The pre-qualification documents shall be published in accordance with Clause 3 Article 6 of this Decree. With regard to joint ventures, only one member of the joint venture shall buy the pre-qualification documents, even if the joint venture has not been established;
b) In case of adjustment to the pre-qualification documents after publishing, the soliciting entity must send the decision on adjustment and the adjusted contents to the investors that have bought the pre-qualification documents;
c) If the pre-qualification documents must be clarified, the investor shall send a written request to the soliciting entity at least 05 working days before the bid closing date. The soliciting entity shall clarify the pre-qualification documents in one of the following manners:
- Send clarifying documents to the investors that have bought or received the pre-qualification documents;
- Where necessary, a pre-bidding convention shall be held to discuss contents of the pre-qualification documents that need to be clarified. The discussion must be recorded in writing. The record shall be use as the clarifying document and sent to investors that have bought the pre-qualification documents;
- The clarification must not contravene the contents of the pre-qualification documents that have been approved. If the pre-qualification documents must be adjusted after clarification, the pre-qualification documents shall be adjusted in accordance with Point b of this Clause;
d) The decision on adjustment of the pre-qualification documents and the clarifying document is an integral part of the pre-qualification documents.
Article 19. Preparing, receiving, managing, changing, withdrawing pre-qualification applications; bid opening
1. Preparing, receiving, managing, changing, withdrawing pre-qualification applications
a) Investors are responsible for preparation and submission of pre-qualification applications as required in the pre-qualification documents;
b) The soliciting entity shall receive and manage pre-qualification applications in accordance with regulations on confidential document management until the pre-qualification results is published. Information in the pre-qualification application submitted by an investor must not be revealed to any other investor in any case, except when information is revealed upon bid opening. Pre-qualification applications sent to the soliciting entity after the bid closing time shall not be opened, be considered invalid, and disqualified. Any documents sent by investors after the bid closing time for the purpose of adjustment or supplementation to the submitted pre-qualification applications are invalid, except for documents submitted by investors for clarification of the pre-qualification applications at the request of the soliciting entity or for proving the investors’ eligibility, capacity, and experience;
c) Any investor that wishes to adjust or withdraw the submitted pre-qualification applications shall send a written request to the soliciting entity. The soliciting entity shall only accept it if the written request is received before the bid closing time;
d) The soliciting entity must receive pre-qualification applications of every investor who submits it before the bid closing time, including those who have not bought or received the pre-qualification documents directly from the soliciting entity. If the pre-qualification documents is not bought, the investor must pay the soliciting entity an amount equal to the selling price of the pre-qualification documents before the pre-qualification applications is received.
2. Bid opening
Pre-qualification applications submitted in accordance with the location and deadline written in the pre-qualification documents shall be publicly opened within 01 hours form the bid closing time. The opening of pre-qualification applications shall be recorded in writing. The record shall be sent to every investor that submits the pre-qualification application. Pre-qualification applications sent after the bid closing time shall not be opened, be considered invalid, and disqualified.
Article 20. Evaluation of pre-qualification applications
1. Pre-qualification applications shall be evaluated according to the evaluation standards in the pre-qualification documents. Pre-qualification applications whose grades are not lower than the minimum passing grade shall be put on the short list; the pre-qualification application having the highest grade shall be ranked first. If there are more than 03 investors that satisfy requirements, 03 – 05 investors ranked highest shall be put on the short list.
2. Clarification of pre-qualification applications:
a) After bid opening, investors are responsible for clarifying pre-qualification applications at the request of the soliciting entity. If the pre-qualification application lacks documents proving the investor’s eligibility, capacity, and experience, the soliciting entity shall request the investor to clarify and provide additional documents to prove the investor’s eligibility, capacity, and experience;
b) If the investor finds that the pre-qualification application lacks documents proving the investor’s eligibility, capacity, and experience, such investor may send clarifying documents to the soliciting entity. The soliciting entity must receive and consider clarifying documents sent by the investor; additional documents meant to clarify the investor’s eligibility, capacity, and experience is considered an integral part of the pre-qualification application;
c) Clarification of the pre-qualification application shall only be carried out between the soliciting entity and the investor whose pre-qualification application needs clarifying. The clarification must be made in writing and kept by the soliciting entity as an integral part of the pre-qualification application. The clarification must not change the nature of the investor.
Article 21. Submission, appraisal, and approval of pre-qualification results; publishing of the short list
1. According to the report on evaluation of pre-qualification applications, the soliciting entity shall submit the pre-qualification result, specifying the opinions of the soliciting entity about the evaluation provided by the group of experts.
2. The pre-qualification result shall be appraised in accordance with Clause 2 Article 83 of this Decree before being approved.
3. The pre-qualification result shall be approved in writing according to the written request for approval and the appraisal report. In case a short list is made, the written approval must specify the name of investors that pass the pre-qualification and notes (if any). In case a short list is not made, the written approval must specify the reasons.
4. Publishing of the short list: the short list must be posted in accordance with Point dd Clause 1 Article 4 and Point c Clause 1 or Point b Clause 2 Article 5 of this Decree, and notified to every investor that submits the pre-qualification application.
Section 2. Investor selection plan
Article 22. Making the investor selection plan
1. Basis for making the investor selection plan:
a) The decision on approval for project proposal (for PPP projects of Group c), feasibility study report (for PPP projects); the decision to approve the list of land-using projects;
b) Documents about use of state investment in PPP projects (if any);
c) International agreements on the PPP projects funded by ODA or concessional loan (if any);
d) The pre-qualification results (if any);
dd) Relevant documents.
2. Pursuant to Clause 1 of this Article, the soliciting entity shall make and submit the investor selection plan to the competent person and the appraising unit.
3. The set of documents submitted consists of the written request for approval and enclosed documents. The written request contains the summary of the implementation process and contents of the investor selection plan as prescribed in Article 23 of this Decree. Enclosed documents are photocopies being basis for making the investor selection plan prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 23. Contents of the investor selection plan
1. Name of the project.
2. Total investment (for PPP projects); preliminary cost of project execution, cost of land clearance and compensation (for land-using projects).
3. Preliminary state capital to support construction of the PPP project, financial mechanism, and method of guaranteeing such state investment (if any).
4. Methods of investor selection
a) Determine whether to carry out competitive bidding or direct contracting, international or domestic bidding as prescribed in Article 9 of this Decree. With regard to PPP projects of Group C and land-using projects in which total investment (not including the cost of land clearance and compensation) is below VND 120 billion, domestic competitive bidding shall be carried out if pre-qualification is not applied, except for the case in Point c Clause 3 Article 9 of this Decree.
b) Determine whether to select investor through single-envelope procedures or two-envelop procedures as prescribed in Article 28 or Article 29 of the Law on Bidding.
5. Beginning of investor selection
The beginning of investor selection is the time of publishing of the bidding documents or request for proposals, specifying the month or quarter in the year.
6. Type of contract
The type of contract shall be determined in accordance with Article 68 of the Law on Bidding.
7. Contract duration
The duration is expressed as years or months, begins from the effective date of the contract and ends when the parties have fulfilled their contractual obligations.
Article 24. Evaluating and approving the investor selection plan
1. Evaluating the investor selection plan
a) The investor selection plan shall be evaluated in accordance with Article 23 of this Decree;
b) The unit appointed to evaluate the investor selection plan shall make and submit the evaluation report to the competent person.
2. According to competent person, the competent persons shall issue a written approval for the investor selection plan, which is the basis for investor selection.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Điều 4. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 5. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư
Điều 17. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển
Điều 23. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Điều 36. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Điều 40. Đàm phán sơ bộ hợp đồng
Điều 42. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
Điều 44. Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng
Điều 55. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 60. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
Điều 66. Đàm phán sơ bộ hợp đồng
Điều 69. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 81. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 85. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Điều 86. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
Điều 87. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư
Điều 88. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
Điều 90. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư
Điều 91. Các hình thức xử lý vi phạm
Điều 92. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư
Điều 93. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư