Chương IX Nghị định 30/2015/NĐ-CP: Xử lý vi phạm pháp luật, kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư
Số hiệu: | 30/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/05/2015 |
Ngày công báo: | 02/04/2015 | Số công báo: | Từ số 401 đến số 402 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/04/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về lựa chọn nhà đầu tư
Ngày 17/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Theo đó:
- Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế trừ các trường hợp sau:
+ Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.
+ Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại khoản 4 điều 22 Luật Đấu thầu 2013.
- Trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước gồm:
+ Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
+ Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế.
+ Dự án đầu tư PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công.
+ Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án dưới 120 tỷ đồng.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/05/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự.
4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:
1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu.
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại các Điểm a, b, c, d và h Khoản 6 Điều 89 của Luật Đấu thầu.
3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại Khoản 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu.
1. Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu.
Người có thẩm quyền có trách nhiệm quyết định hủy thầu đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 17 của Luật Đấu thầu.
2. Đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, cụ thể như sau:
a) Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
b) Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay khi vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến trước khi ký kết hợp đồng;
c) Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu;
d) Biện pháp tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của bên mời thầu do người có thẩm quyền quyết định khi phát hiện các quyết định của bên mời thầu không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.
1. Kiểm tra hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị hoặc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra trực tiếp, yêu cầu báo cáo.
2. Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu bảo đảm đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại địa phương mình.
a) Nội dung kiểm tra định kỳ bao gồm:
- Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp trong lựa chọn nhà đầu tư;
- Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu;
- Kiểm tra việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;
- Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
- Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đã duyệt;
- Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu;
- Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác đấu thầu.
b) Nội dung kiểm tra đột xuất: Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.
5. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo, kết luận kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đã nêu trong kết luận kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì cần đề xuất biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra để xử lý theo quy định.
6. Nội dung kết luận kiểm tra bao gồm:
a) Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại đơn vị được kiểm tra;
b) Nội dung kiểm tra;
c) Nhận xét;
d) Kết luận;
đ) Kiến nghị.
1. Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu được áp dụng trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương ủy quyền cho người đứng đầu tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền trong lựa chọn nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý đối với hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
2. Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị có chức năng quản lý về hoạt động đấu thầu tham gia giám sát, theo dõi việc thực hiện quá trình lựa chọn nhà đầu tư đối với nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Các nội dung trong hoạt động lựa chọn nhà đầu tư phải giám sát, theo dõi bao gồm:
a) Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
c) Thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
d) Kết quả đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
4. Phương thức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
a) Bên mời thầu có trách nhiệm công khai tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi khi nhận được yêu cầu bằng văn bản;
c) Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu, cá nhân hoặc đơn vị thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
5. Trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
a) Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho người được ủy quyền, bên mời thầu trong quá trình giám sát, theo dõi;
b) Yêu cầu người được ủy quyền, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát, theo dõi;
c) Tiếp nhận thông tin phản ánh của nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án đang thực hiện giám sát, theo dõi;
d) Bảo mật thông tin theo quy định;
đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
ACTIONS AGAINST VIOLATIONS OF LAWS; INSPECTION, SUPERVISION, AND MONITORING OF BIDDING DURING INVESTOR SELECTION
Section 1. Actions against violations
1. Warnings and fines shall be imposed upon any organization or individual that violations regulations of law on bidding in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations against regulations of law on planning and investment.
2. Ban from bidding shall be imposed upon any organization or individual that violates Article 89 of the Law on Bidding.
3. Any individual whose violations against regulations of law on bidding constitute crimes shall face criminal prosecution in accordance with criminal laws.
4. Any official that violate regulations of law on bidding shall also be dealt with in accordance with regulations of law on officials.
Article 92. Ban from participation in investor selection
Depending on the seriousness of violations, ban from bidding shall be imposed as follows:
1. Any entity that commits violations against Clauses 1, 2, 3, 4, or 5 Article 89 of the Law on Bidding shall be banned from bidding for 03 – 05 years.
2. Any entity that commits violations against Points a, b, c, d, or h of Clause 6 Article 89 of the Law on Bidding shall be banned from bidding for 01 – 03 years.
3. Any entity that commits violations against Clause 7 Article 89 of the Law on Bidding shall be banned from bidding for 06 months – 01 year.
Article 93. Cancellation, suspension of bidding, rejection of investor selection result
1. Bidding cancellation is a measure taken by the competent persons to deal with violations against regulations of law on bidding and relevant laws committed by participants in the bidding.
The competent person is entitled to decide bidding cancellation in the cases mentioned in Article 17 of the Law on Bidding.
2. Suspension of bidding, rejection of investor selection result, annulment of decisions made during investor selection process:
a) Bidding suspension, rejection of investor selection result shall apply when there is evidence that violations against regulations of law on bidding or relevant laws are committed by participants in the bidding which lead to failure to achieve bidding targets and/or alter the investor selection result.
b) Suspension shall be applied to instantly stop the violations before the investor selection result is approved. Investor selection result shall be rejected from the day on which the investor selection result is approved to the contract conclusion date;
c) The decision on suspension or rejection of investor selection result must specify the reasons, necessary measures and time limit for remediation;
d) The soliciting entity’s decisions shall be annulled by the competent person when finding that such decisions are not conformable with regulations of law on bidding and relevant laws.
Article 94. Compensation for damage caused by violations against regulations of law on bidding
Any entity that commits violations against regulations of law on bidding and causes damage shall pay compensation in accordance with regulations of law on damages and relevant laws.
Section 2. INSPECTION, SUPERVISION, MONITORING
Article 95. Inspection of bidding
1. Inspection of biding shall be carried out periodically or irregularly when there are difficulties, complaints, or at the request of the Prime Minister, Presidents of the People’s Committees of provinces, competent persons of bidding inspection agencies in accordance with Clause 2 of this Article. Inspection method: Direct inspection and request for reports.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces; Directors of the Departments of Planning and Investment, Heads of other Departments and agencies affiliated to the People’s Committees of provinces; Presidents of the People’s Committees of districts shall direct bidding inspection of the units under their management and the projects in which investment is decided by them in order to boost the progress, improve efficiency, discover and prevent violations against regulations of law on bidding.
3. The Ministry of Planning and Investment shall take charge of bidding inspection nationwide. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies, the People’s Committees of provinces; Departments of Planning and Investment, other Departments and agencies affiliated to the People’s Committees of provinces; the People’s Committees of districts shall carry out bidding inspection at the request of the competent persons of bidding inspection agencies. The Departments of Planning and Investment shall assist the People’s Committees of provinces in organizing bidding inspection in within the province.
4. Contents of bidding inspection
a) Contents of periodic inspection:
- Inspect the promulgation of documents on guidelines for investor selection.
- Inspect the provision of training in bidding;
- Inspect the issuance of certificates of training in bidding, biding practising certificate;
- Inspect the formulation and approval of the investor selection plan, pre-qualification documents, bidding documents, request for proposals, pre-qualification result, and investor selection result;
- Inspect the concluded contract and conformity with legal basis during the contract conclusion and execution;
- Inspect the procedures and progress of project execution according to the approved investor selection plan;
- Inspect the reporting on bidding;
- Inspect the bidding inspection and supervision.
b) Contents of irregular inspection: In consideration of the inspection requirements and the decision on inspection, chief of the inspectorate shall specify the inspection contents.
5. After the inspection is completed, a report and conclusion must be made. The inspecting agency shall monitor the remediation according to the conclusion. Actions against violations committed shall be proposed or the case shall be transferred to an inspecting/investigating agency.
6. Contents of inspection conclusion:
a) The situation at the inspected unit;
b) The inspection contents;
c) Comments;
d) Conclusion;
dd) Recommendations.
Article 96. Monitoring of bidding
1. Bidding supervision and monitoring is applied when Ministers, Heads of ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies authorize the heads of organizations affiliated to Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies; the People’s Committees of provinces authorize heads of specialized agencies affiliated to the People’s Committees of provinces or Presidents of the People’s Committees of districts to fulfill the responsibilities of competent persons to investor selection in order to deal with improper acts and issues that contravene regulations of law on bidding and relevant laws.
2. The competent person shall appoint an individual or unit in charge of bidding management to supervise, monitor the investor selection process with regard to the tasks mentioned in Clause 3 of this Article to ensure conformity with regulations of law on bidding.
3. Investor selection tasks that needs monitoring and supervising:
a) Making, appraising, and approving the pre-qualification documents, bidding documents, request for proposals;
b) Evaluating pre-qualification applications, bid-envelopes, and proposals;
c) Appraising and approving pre-qualification result, investor selection result;
d) Result of contract negotiation, completion, and conclusion.
4. Method of supervision and monitoring:
a) The soliciting entity shall provide investors that bought the pre-qualification documents, bidding documents, or request for proposals with the name and address of the organization or individual in charge of supervision and monitoring (hereinafter referred to as supervising entity);
b) The soliciting entity shall provide information about the investor selection process for the supervising entity when receiving a written request;
c) Any act or issue that contravenes regulations of law on bidding committed by the supervising entity must be reported in writing to the competent person in order to take appropriate measures and ensure the efficiency of the investor selection process.
5. Responsibilities of supervising entity:
a) Be honest and objective; do not harass the authorized person and soliciting entity during the supervision, monitoring process.
b) Request the authorized person and soliciting entity to provide relevant documents serving the supervision, monitoring;
c) Receive feedbacks from relevant entities about the investor selection process of the project being supervised monitored;
d) Protect confidentiality of information as prescribed;
dd) Fulfill other responsibilities prescribed by regulations of law on bidding and relevant laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Điều 4. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 5. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư
Điều 17. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển
Điều 23. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
Điều 36. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
Điều 40. Đàm phán sơ bộ hợp đồng
Điều 42. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
Điều 44. Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng
Điều 55. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 60. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
Điều 66. Đàm phán sơ bộ hợp đồng
Điều 69. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 81. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Điều 85. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Điều 86. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
Điều 87. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư
Điều 88. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
Điều 90. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư
Điều 91. Các hình thức xử lý vi phạm
Điều 92. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư
Điều 93. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư