Chương IV Nghị định 158/2016/NĐ-CP: Khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản
Số hiệu: | 158/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2017 |
Ngày công báo: | 03/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1221 đến số 1222 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản; báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; xác nhận vốn chủ sở hữu; quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản; thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản.
1. Quy định chung
- Theo Nghị định số 158/2016, các thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản. Việc hoàn trả phí phải thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Nghị định 158/NĐ-CP cho phép tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã hoàn trả chi phí và có quyền chuyển nhượng, thừa kế theo quy định.
2. Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
- Việc lập quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng chủ trì lập. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị định số 158/CP hướng dẫn lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở các khu vực phân tán, nhỏ lẻ hoặc ở các bãi thải của mỏ.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản urani, thori. Bên cạnh đó, Nghị định 158/2016 còn quy định các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
3. Khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản
- Nghị định số 158 quy định điều kiện hộ kinh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản như có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản, có kế hoạch bảo vệ môi trường và quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
- Giấy phép khai thác khoáng sản được xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 158/2016/CP và tổ chức, cá nhân có thể gia hạn đối với Giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
4. Thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản
- Hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan như Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thành phần của hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả giấy phép đối với các hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể tại Nghị định số 158 của Chính phủ.
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Khoáng sản có hiệu lực ngày 15/1/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khu vực có khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản độc hại, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên) phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật khoáng sản được khoanh định là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
a) Không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Khoáng sản đã phát hiện phân bố độc lập có trữ lượng hoặc tài nguyên dự tính thuộc quy mô nhỏ; khoáng sản còn lại ở khu vực khai thác khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật khoáng sản hoặc khu vực đã hết thời hạn khai thác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước ngày Luật khoáng sản có hiệu lực mà có trữ lượng và tài nguyên dự tính còn lại thuộc quy mô nhỏ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
3. Căn cứ thực tế tại địa phương, phù hợp với các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc đánh giá khoáng sản ở các khu vực đã điều tra, đánh giá khoáng sản nhưng chưa có số liệu về tài nguyên dự tính.
1. Khu vực có khoáng sản được khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật khoáng sản khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Khu vực có khoáng sản: Than, urani, thori;
b) Khu vực đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc khoáng sản là phụ gia điều chỉnh làm xi măng đã xác định là nguồn nguyên liệu cho các dự án nhà máy xi măng; khu vực có khoáng sản đã xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu khoáng sản đã xác định trong quy hoạch khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khu vực có nước khoáng, nước nóng thiên nhiên gắn với các dự án đầu tư có sử dụng nước khoáng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;
c) Khu vực khoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh;
d) Khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại khoản 2 Điều 64, điểm b khoản 1 Điều 65 Luật khoáng sản;
đ) Khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quy hoạch khai thác để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ xây dựng các công trình sử dụng ngân sách nhà nước (phát triển hạ tầng giao thông; công trình thủy lợi, thủy điện); công trình khắc phục thiên tai, địch họa; khu vực có khoáng sản dùng làm vật liệu san lấp phục vụ công trình hạ tầng giao thông, công trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới;
e) Khu vực hoạt động khoáng sản mà việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực đó bị hạn chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật khoáng sản;
g) Khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 78 Luật khoáng sản phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hoặc Bộ Xây dựng xác định một số khu vực có kết quả đánh giá tài nguyên thuộc diện tích đã được điều tra, đánh giá khoáng sản bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân và trường hợp khác trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng tải công khai danh sách khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên trang thông tin điện tử của mình.
1. Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi hồ sơ để lấy ý kiến của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông.
2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố;
b) Bản thuyết minh gồm các nội dung chính: Căn cứ pháp lý và tài liệu làm cơ sở khoanh định; nguyên tắc, phương pháp khoanh định; kết quả khoanh định theo từng lĩnh vực và tổng hợp danh mục các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Mỗi khu vực phải có bảng tọa độ các điểm khép góc theo hệ tọa độ VN-2000, trừ khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh. Phụ lục chi tiết kèm theo mô tả thông tin của từng khu vực đã khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
c) Bản đồ thể hiện các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm trên nền địa hình hệ tọa độ VN-2000, tỷ lệ từ 1/200.000 - 1/100.000, bao gồm cả đới hành lang bảo vệ, an toàn cho khu vực đã khoanh định (nếu có). Đối với các khu vực phức tạp, thể hiện trên các bản vẽ chi tiết tỷ lệ từ 1/25.000 - 1/10.000 hoặc lớn hơn.
3. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan được lấy ý kiến phải trả lời bằng văn bản về nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình. Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được xem như đã đồng ý.
1. Sau khi hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của các bộ quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố gửi hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đến Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố;
b) Bảng tổng hợp việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các bộ;
c) Bản thuyết minh và các bản vẽ kèm theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
3. Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hoàn thành việc kiểm tra, rà soát văn bản, tài liệu của hồ sơ và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kèm theo hồ sơ và dự thảo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật khoáng sản thực hiện như sau:
1. Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Nghị định này mà chỉ có một tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân đó được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Nghị định này mà có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi đáp ứng được nhiều nhất các điều kiện ưu tiên theo thứ tự sau đây:
a) Là tổ chức, cá nhân đã tham gia góp vốn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở khu vực dự kiến cấp phép thăm dò khoáng sản;
b) Có vốn điều lệ tối thiểu phải bằng 50% tổng dự toán của đề án thăm dò khoáng sản tại khu vực đề nghị thăm dò;
c) Là tổ chức, cá nhân đã và đang sử dụng công nghệ, thiết bị khai thác tiên tiến, hiện đại để thu hồi tối đa khoáng sản; chấp hành tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường, nghĩa vụ tài chính về khoáng sản;
d) Cam kết sau khi thăm dò có kết quả sẽ khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.
3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đều đáp ứng các điều kiện như nhau quy định tại khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ sớm nhất tính theo thời gian ghi trong phiếu tiếp nhận hồ sơ sẽ được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Trường hợp thăm dò khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Điều 65 Luật khoáng sản, tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư dự án được ưu tiên lựa chọn để cấp phép thăm dò khoáng sản. Trường hợp chủ dự án không có nhu cầu thăm dò, khai thác khoáng sản thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình.
1. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn theo quy định tại Điều 25 Nghị định này; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò;
b) Có đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản;
c) Diện tích khu vực đề nghị thăm dò không quá 01 ha.
2. Nội dung kỹ thuật của Đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải đáp ứng các yêu cầu về: Cấp trữ lượng và mạng lưới thăm dò; kỹ thuật công tác thăm dò; công tác nghiên cứu chất lượng; mức độ nghiên cứu và khoanh nối khối tính trữ lượng và công tác tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung công tác thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; hướng dẫn quản lý cát, sỏi lòng sông.
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản; nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò;
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản và quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản;
c) Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản;
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
2. Nội dung chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng phải thể hiện rõ số lượng, khối lượng các hạng mục công việc, chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến thời điểm chuyển nhượng; giá trị chuyển nhượng và trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc và nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài chính trong trường hợp có phát sinh thu nhập theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản khi thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác khoáng sản từ cấp có độ tin cậy thấp lên cấp có độ tin cậy cao; từ cấp tài nguyên lên thành cấp trữ lượng thì không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Trước khi thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức, cá nhân gửi văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền cấp loại Giấy phép khai thác khoáng sản đó, kèm theo các tài liệu sau:
a) Kế hoạch thăm dò nâng cấp, trong đó nêu rõ mục đích, khối lượng, phương pháp, thời gian, tiến độ thăm dò;
b) Bản đồ vị trí công trình thi công thăm dò nâng cấp trữ lượng và thống kê khối lượng kèm theo.
3. Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản về việc thăm dò nâng cấp trữ lượng. Quá thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được phép thực hiện thăm dò nâng cấp trữ lượng theo kế hoạch thăm dò nâng cấp đã lập.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản không đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải hợp đồng với tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và quy định của Chính phủ để thực hiện công tác thăm dò nâng cấp.
5. Kết thúc thăm dò nâng cấp trữ lượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trình kết quả thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản để phê duyệt.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày, trong đó, giải trình rõ lý do việc đề nghị gia hạn;
b) Tại thời điểm đề nghị gia hạn chưa thực hiện hết khối lượng các hạng mục công việc theo Đề án thăm dò khoáng sản và Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp hoặc có sự thay đổi về cấu trúc địa chất; phương pháp thăm dò so với đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
c) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò khoáng sản đã thực hiện các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 Luật khoáng sản.
2. Trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải tạm dừng thi công, đồng thời có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản, công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho đến khi được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
1. Căn cứ để giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản:
a) Giấy phép thăm dò khoáng sản; Đề án thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò thẩm định;
b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.
2. Nguyên tắc giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản:
a) Bảo đảm phạm vi, nội dung giám sát;
b) Không gây cản trở hoạt động của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;
c) Các thông tin phục vụ công tác giám sát phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch;
d) Kết quả giám sát, đánh giá phải được xử lý và phải được lưu trữ đầy đủ.
3. Giám sát thi công đề án thăm dò được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp với các nội dung chính cần giám sát sau đây:
a) Năng lực, nhân lực và thiết bị thi công của đơn vị thi công;
b) Trình tự, tiến độ thi công các hạng mục theo Đề án thăm dò khoáng sản;
c) Quy trình, khối lượng thi công các hạng mục công việc trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức hiện hành.
4. Các hạng mục công việc khi giám sát thi công đề án thăm dò bao gồm:
a) Quy trình khảo sát, thi công ngoài thực địa;
b) Việc thi công công trình: Hố, hào, giếng, lò, khoan;
c) Việc lấy mẫu công nghệ; lấy mẫu trong các công trình; gia công mẫu (đối với các loại mẫu gia công tại thực địa);
d) Các hạng mục công việc thi công còn lại theo đề án được phê duyệt không thuộc đối tượng giám sát trực tiếp.
5. Kinh phí giám sát thi công đề án thăm dò được xác định trong dự toán của đề án thăm dò khoáng sản. Mức chi giám sát bằng 20% chi phí chung được xác định trên cơ sở các dự toán chi trực tiếp của các hạng mục công trình.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung công tác giám sát thi công đề án thăm dò.
1. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp thăm dò hoặc thay đổi (tăng hoặc giảm) khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán trong đề án thăm dò đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải gửi báo cáo giải trình về lý do thay đổi cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, theo thẩm quyền, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, kể cả kiểm tra thực địa, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thăm dò văn bản chấp thuận việc thay đổi phương pháp thăm dò hoặc khối lượng thăm dò. Sau thời gian nêu trên, nếu không có văn bản trả lời coi như đã chấp thuận.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản phải có văn bản kèm theo chương trình, kế hoạch khảo sát, lấy mẫu gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thăm dò khoáng sản.
2. Mẫu trên mặt đất bao gồm mẫu trọng sa, kim lượng, mẫu thạch học, khoáng tướng, mẫu rãnh lấy tại các vết lộ, gồm cả mẫu rãnh tại các vết lộ, các công trình khảo sát, thăm dò khoáng sản đã thực hiện trước đó (nếu có). Số lượng của mỗi loại mẫu không quá 50 mẫu; trọng lượng 01 mẫu rãnh không quá 15 kg (riêng đối với mẫu đá ốp lát có thể tích không quá 0,4 m3). Thời gian lấy mẫu trên mặt đất không quá 01 tháng.
3. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Hội đồng có Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; các thành viên là đại diện các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ và các thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị.
Cơ quan giúp việc cho Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia do Chủ tịch Hội đồng quy định.
2. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia có nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt hoặc công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về phân cấp trữ lượng khoáng sản; thống kê trữ lượng khoáng sản đã phê duyệt thuộc thẩm quyền.
3. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoạt động thông qua phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia triệu tập. Các thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thẩm định, phê duyệt, công nhận trữ lượng và tài nguyên khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền;
b) Xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác thuộc thẩm quyền cấp phép.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công nhận trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia có chuyên môn sâu về thăm dò khoáng sản để thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trước khi trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép.
Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định sau:
1. Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý, căn cứ lập báo cáo;
b) Kết quả thực hiện khối lượng các công trình thăm dò; chỉ tiêu tính trữ lượng hoặc nghiên cứu khả thi của dự án khai thác khoáng sản; phương pháp khoanh nối và tính trữ lượng khoáng sản;
c) Độ tin cậy về trữ lượng, chất lượng và tính chất công nghệ của khoáng sản;
d) Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản;
đ) Độ tin cậy của tài liệu trắc địa, địa vật lý liên quan đến diện tích, tọa độ và kết quả tính trữ lượng khoáng sản.
2. Nội dung phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản:
a) Tên khoáng sản; vị trí, diện tích, tọa độ khu vực thăm dò, khu vực phê duyệt hoặc công nhận trữ lượng khoáng sản;
b) Trữ lượng và tài nguyên của khoáng sản chính, khoáng sản và thành phần có ích đi kèm (nếu có); xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép huy động vào thiết kế khai thác;
c) Phạm vi sử dụng của báo cáo kết quả thăm dò.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; mẫu quyết định phê duyệt, công nhận trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.
1. Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;
b) Có kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
2. Bộ Công Thương hướng dẫn nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu của hộ kinh doanh.
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và điểm c khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản;
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản;
c) Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản;
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
2. Nội dung chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; giá trị chuyển nhượng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng;
b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc, nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng;
c) Quyền và nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng theo quy định.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu phát sinh thu nhập theo quy định của pháp luật.
1. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản là thời gian khai thác khoáng sản xác định trong Dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật khoáng sản.
2. Thời gian khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản gồm: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác; thời gian khai thác theo công suất thiết kế; thời gian khai thác nạo vét.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày và khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 15 ngày; trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn;
b) Có báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ khi được cấp phép khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản đối với Giấy phép khai thác khoáng sản; các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55, điểm a khoản 2 Điều 69 Luật khoáng sản đối với Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
d) Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan;
đ) Tại thời điểm đề nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản.
2. Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là gia hạn thời gian tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại tính đến thời điểm gia hạn mà không thay đổi công suất được phép khai thác.
Trường hợp muốn tăng công suất khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập dự án đầu tư cải tạo hoặc mở rộng; lập trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định. Khi gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, khu vực khai thác có thể được điều chỉnh phù hợp với trữ lượng khoáng sản còn lại, nhưng không vượt ra ngoài phạm vi khu vực khai thác đã cấp phép trước đó.
3. Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải tạm dừng khai thác và có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản, công trình khai thác, công trình an toàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho đến khi được gia hạn hoặc có văn bản trả lời không được gia hạn.
1. Trữ lượng khoáng sản trong dự án đầu tư khai thác được phép đưa vào thiết kế khai thác quy định tại Điều 52 Luật khoáng sản bao gồm toàn bộ hoặc một phần trữ lượng khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, phù hợp với quy hoạch khoáng sản có liên quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp vì lý do nhu cầu tiêu thụ, thời hạn khai thác, yếu tố xã hội mà không huy động hết trữ lượng khoáng sản đã phê duyệt hoặc đã cấp phép thì trữ lượng huy động vào thiết kế khai thác không được nhỏ hơn 50% tổng trữ lượng khoáng sản đã phê duyệt, đối với khoáng sản rắn; không nhỏ hơn 35% tổng lưu lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản quy định tại Điều 49 Luật khoáng sản xác nhận.
1. Tùy thuộc vào từng loại, nhóm khoáng sản khác nhau, sản lượng khoáng sản khai thác thực tế được xác định trên cơ sở một trong các loại sổ sách, chứng từ, tài liệu về kỹ thuật hoặc về tài chính quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Sổ sách, chứng từ, tài liệu về kỹ thuật làm căn cứ xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, gồm:
a) Sổ theo dõi, thống kê khối lượng khoáng sản nguyên khai và khối lượng đất đá thải (nếu có); hộ chiếu nổ mìn, phiếu xuất kho vật liệu nổ công nghiệp;
b) Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác, gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá;
c) Bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản;
d) Kết quả đo đạc, tính toán tổn thất, làm nghèo khoáng sản.
3. Sổ sách, chứng từ, tài liệu về tài chính làm căn cứ xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, gồm:
a) Hóa đơn mua vào/phiếu xuất kho nguyên, nhiên liệu cung cấp cho các khâu công nghệ khai thác nêu tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Hóa đơn bán hàng/phiếu xuất khoáng sản nguyên khai vận chuyển ra ngoài khu vực khai thác khoáng sản;
c) Hợp đồng mua bán khoáng sản nguyên khai hoặc khoáng sản đã qua đập, nghiền, sàng, tuyển rửa; biên bản nghiệm thu khối lượng; bản thanh lý hợp đồng mua bán khoáng sản.
1. Việc xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của sổ sách, chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Nghị định này là tổng của các khối lượng sau đây:
a) Khoáng sản nguyên khai đã tiêu thụ; đã đưa vào đập, nghiền, sàng hoặc các hoạt động khác để làm giàu khoáng sản;
b) Khoáng sản nguyên khai đang lưu trữ ở các kho chứa nhưng chưa tiêu thụ hoặc chưa vận chuyển ra ngoài khu vực khai thác.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trừ hộ kinh doanh phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan.
3. Định kỳ hàng tháng, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thống kê, tính toán, cập nhật số liệu trong sổ sách, tài liệu quy định tại Điều 41 Nghị định này để khai báo sản lượng tính thuế tài nguyên khoáng sản và xác định sản lượng khai thác hàng năm trong báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản để gửi cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quy trình, phương pháp xác định và các mẫu biểu thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lưu trữ chứng từ, tài liệu quy định tại Điều 41 Nghị định này từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ cho đến khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản về tính chính xác của thông tin, số liệu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không lập sổ sách, chứng từ, tài liệu hoặc lập nhưng không đầy đủ; lập nhưng không lưu giữ đầy đủ hoặc số liệu, thông tin không chính xác dẫn tới thất thoát ngân sách nhà nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Sổ sách, chứng từ, tài liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế phải được lưu giữ 01 bộ tại khu vực khai thác và 01 bộ (bản sao) tại trụ sở của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
3. Thời hạn bảo quản sổ sách, chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Đối với sổ sách, chứng từ sử dụng để xác định sản lượng khai thác khoáng sản hàng năm; các thông tin, số liệu dưới dạng số hóa thì phải lưu trữ đến khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ khoáng sản.
4. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đoàn thanh tra, kiểm tra được cơ quan có thẩm quyền thành lập yêu cầu, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm cung cấp đầy đủ sổ sách, chứng từ, tài liệu có liên quan quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Nghị định này. Trường hợp cung cấp không đầy đủ, hoặc khai báo sai thực tế, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản sẽ bị xử lý theo quy định.
1. Việc điều chỉnh, bổ sung khối lượng, dự toán và tổng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã duyệt phải thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi phê duyệt thiết kế mỏ, nếu các hạng mục công trình khai thác có thay đổi về khối lượng hoặc phát sinh hạng mục mới dẫn đến dự toán các công trình cải tạo, phục hồi môi trường vượt quá 15% tổng dự toán trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã duyệt;
b) Trong quá trình thực hiện có các hạng mục công trình tăng khối lượng thực tế dẫn tới vượt quá 10% dự toán của từng hạng mục công trình trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã phê duyệt.
2. Trước khi thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường trên diện tích đã khai thác hết trữ lượng, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi văn bản thông báo đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định này. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc kiểm tra thực địa, rà soát hồ sơ, tài liệu liên quan và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đó để có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Trường hợp muốn đóng cửa mỏ để trả lại phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản đó phê duyệt để thực hiện, đồng thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản, tổ chức thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trước khi quyết định đóng cửa mỏ.
2. Việc thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản thành lập theo thẩm quyền. Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Thời gian thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Nội dung thẩm định đề án đóng cửa mỏ bao gồm:
a) Lý do đóng cửa mỏ;
b) Hiện trạng, số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ, các công trình phụ trợ phục vụ khai thác mỏ; các công trình bảo vệ môi trường, công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã thực hiện, kể cả các bãi thải của mỏ tại thời điểm đóng cửa mỏ;
c) Khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác khoáng sản so với trữ lượng được phép trong Giấy phép khai thác khoáng sản tại thời điểm đóng cửa mỏ;
d) Khối lượng công việc và phương pháp đóng cửa mỏ, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các giải pháp đảm bảo an toàn cho khai trường sau khi đóng cửa mỏ và các công trình phụ trợ; khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; thời gian để ổn định, an toàn cho các bãi thải của mỏ; biện pháp phục hồi đất đai và môi trường có liên quan trong quá trình thực hiện Đề án đóng cửa mỏ và hướng sử dụng đất đai sau khi đóng cửa mỏ;
đ) Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành các hạng mục công việc của đề án đóng cửa mỏ.
4. Bộ Tài chính quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí thẩm định đề án đóng cửa mỏ, nghiệm thu thực hiện đề án đóng cửa mỏ.
1. Khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực hoặc khi trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản bị giải thể, phá sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác lựa chọn đơn vị có đủ năng lực để lập và tổ chức thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thông qua hình thức đấu thầu. Trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác chỉ định đơn vị thực hiện.
Trường hợp đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã phê duyệt, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã huy động tối đa vốn, thiết bị, công nghệ sẵn có mà không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hạng mục công trình trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì cơ quan đã phê duyệt đề án lựa chọn đơn vị theo hình thức nêu trên để thực hiện.
3. Kinh phí để lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều này được lấy từ tiền đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tính đến thời điểm lập Đề án đóng cửa mỏ. Trường hợp không đủ kinh phí để thực hiện theo dự toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được khai thác bổ sung dự toán chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
4. Kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ phải được cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định này nghiệm thu trước khi trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác ban hành quyết định đóng cửa mỏ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc kiểm tra, xác nhận hoàn trả toàn bộ tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản được thực hiện đồng thời khi nghiệm thu kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
MINERAL AREAS AND MINERAL OPERATION
Article 21. Zoning the area having small-scale and dispersed minerals
1. The area where the minerals exist (except for the ones used as general constructional materials, peat coal, toxic minerals, mineral water, natural thermal water) in accordance with Clause 1 Article 27 of the Law on Mineral shall be zoned to be the area having small-scale and dispersed minerals when meeting the following criteria:
a) Not lying in the area where the mineral activities are prohibited, the areas where the mineral activities are temporarily prohibited; the national mineral reserves areas;
b) The minerals found scatter independently with small-scale reserves or estimated resources; the minerals lie in the mineral exploitation area where there is a decision on mine closure as stipulated in clause 2, Article 73 of the Mineral Law or mining-expired areas that are licensed before the effective date of the Law on Mineral and the reserves and estimated resources are small-scale as stipulated in the Appendix promulgated with this Decree.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for zoning and promulgating the areas having small-scale and dispersed minerals as stipulated in clause 1 of this Article.
3. Based on the reality at the locality and criteria prescribed in Clause 1 of this Article, the People’s Committee of province may propose the Ministry of Natural Resources and Environment to zone and announce that the area has small-scale and dispersed minerals. The Ministry of Natural Resources and Environment shall decide the evaluation of minerals in the areas which have been investigated and evaluated without estimated resource data.
Article 22. Zoning the area in which the mining right is not subject to auction
1. The zoning of area where the minerals exist and is the area in which the mining right is not subject to auction as stipulated in clause 1, Article 78 of the Mineral Law when it satisfy one of the following criteria:
a) The area having coal, uranium and thorium;
b) The area having limestone, clay stone used as raw materials for cement production or the minerals are adjusted additives for cement production that are identified as the raw materials for the cement plant projects; the area where the minerals exist is identified as the raw materials for the intensive mineral processing plant projects that was approved in the principle by the Governmental Prime Minister; the area having mineral water, natural thermal water associated with investment projects using mineral water which are issued with investment certificates or decision on investment policies;
c) The mineral area located in the national border belt, the strategic area of the national defense;
d) The area that has the projects for work construction investment as stipulated at Clause 2, Article 64, Point b Clause 1 Article 65 of the Mineral Law;
dd) The mineral area that is used as the general constructional materials determined for exploitation to supply the raw material to serve the construction of works funded by State budget (development of traffic system; irrigation works, hydropower plants); facilities against natural disasters and hostility; the area having minerals used as fill materials for traffic system, irrigation works specified in a program for new rural construction;
e) The area of mineral activities where the mineral exploration and exploitation in that area are limited as stipulated at point a, clause 2, Article 26 of the Mineral Law;
g) The area of mineral activities to which the competent authority has granted the mining license, the mining license.
2. Pursuant to Clause 1 of this Article and competence to issue mineral operation licenses prescribed in Article 82 of the Law on Mineral, the Ministry of Natural Resources and Environment and Services of Natural Resources and Environment of provinces and central-affiliated cities that make zoning of area in which the mining right is not subject to auction shall submit it to competent authorities prescribed in Clause 3, Clause 4 Article 78 of the Law on mineral for approval. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Industry and Trade or the Ministry of Construction in determining a number of areas having resource findings using sources of funds of entities and other cases shall be subject the Prime Minister for decision.
3. Within 07 days from the date on which an approval for areas not eligible for auction of mining rights is granted, the Ministry of Natural Resources and Environment, People's Committees of provinces shall publicly post a list of areas not eligible for auction of mining rights on their websites.
Article 23. Consultation about zoning results of areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral operation
1. Before the zoning of areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral operation in a province is submitted to the Prime Minister for approval, the People’s Committee of province shall request for consultation to: the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Construction, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Public Security, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Transport, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Information and Communications.
2. A request for consultation prescribed in Clause 1 of this Article includes:
a) An official dispatch of the People’s Committee of province;
b) A description containing at least: Legal bases and documents establishing the zoning; rules and methods of zoning; zoning results according to sectors and consolidated list of areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities. Each area must have a co-ordinate board of corner points according to VN-2000 coordinate system, except for areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities due to national defense and security reasons. A detailed appendix of information about each area in which areas banned from mineral activities and areas temporarily banned from mineral activities are zoned;
c) A map representing areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities on topography with coordinate system of VN-2000, 1/200.000 - 1/100.000, including corridors for the purposes of protecting the zoned areas (if any). Complicated areas shall be represented in drawing 1/25.000 - 1/10.000 or larger.
3. Within 30 working days from the date on which a request for consultation for zoning results in areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities is received, the recipient shall make a reply in writing in respect of contents related to its competence. Upon expiry of above-mentioned time limit, if the recipient fails to make a reply, it can be deemed acceptance.
Article 24. Approval for areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities
1. After completion according to consultation of Ministries prescribed in Clause 1 Article 23 of this Decree, the People’s Committee of province shall submit a request to the Prime Minister for approval for areas banned from mineral activities, areas temporarily banned from mineral activities to via General Department of Geology and Minerals of Vietnam.
2. A request for approval shall include:
a) A request of the People’s Committee of province to the Prime Minister;
b) A consolidated report on acceptance and explanation for Ministries’ consultation;
c) A description and drawings attached as prescribed in Point b, Point c Clause 2 Article 23 of this Decree.
3. Within 20 working days from the date on which a request is received as prescribed in Clause 2 hereof, General Department of Geology and Minerals of Vietnam shall complete the inspection and verification of documents, then request the Ministry of Natural Resources and Environment to send documents and draft decision on approval of the Prime Minister to the Prime Minister.
Section 2. MINERAL EXPLORATION
Article 25. Selecting applicants in order to grant the mineral exploration license in the area where the mining right is not subject to auction
The selection of the applicants in order to grant the mineral exploration License in the area where the mining right is not subject to auction as stipulated in clause 1, Article 36 of the Mineral Law is implemented as follows:
1. In case of expiry of notice period as stipulated at point a, clause 1, Article 58 of this Decree and there is only one applicant for mining, such applicant is selected to be granted with a mineral exploration license.
2. In case of expiry of notice period as stipulated at point a, clause 1, Article 58 of this Decree and there are at least two applicants for mining, the applicant that meets at most the conditions in the following order of priority shall be selected to be granted with a mineral exploration license:
a) Being the entity that has contributed capital of the geological baseline survey of mineral in the area where the mineral exploration license is expected to be granted;
b) Having a minimum of charter capital equivalent to 50% of total estimates of the project for mineral exploration in the area for which the exploration is applied;
c) Being the entity that has used advanced and modern technology and equipment to obtain maximum recovery of minerals, has complied with responsibility for environment protection, financial obligations in terms of minerals;
d) Having a commitment to, upon the exploration results, extract and use the mineral to serve the domestic production needs in accordance with the mineral planning that has been approved.
3. In a case where all applicants for the mineral exploration license meet the conditions as stipulated in clause 2 of this Article, the applicant that submit the earliest application according to the time specified in the receipt note will be selected to be granted the mineral exploration license.
4. In case of mineral exploration in the areas with investment projects on construction of works as prescribed in Article 65 of the Law on Mineral, project owner shall be preferably selected to grant the mineral exploration license. If the project owner has no need to explore and extract minerals, the competent authority shall select proper mineral exploration entity to ensure the construction schedule.
Article 26. Conditions for the household business to explore the mineral for use as the general constructional materials
1. A business household prescribed in clause 2, Article 34 of the Mineral Law shall be issued with a license for exploration of minerals as building materials if it meets the following conditions:
a) It is selected by the People’s Committee of province as prescribed in the Article 25 of this Decree or having a contract with an organization that is qualified for the practice of mineral exploration as prescribed in clause 1, Article 35 of the Mineral Law in order to execute the exploration project;
b) Having a project for exploration of mineral as general building materials as prescribed in Clause 2 of this Article and appropriate to the planning of exploration, exploration and use of mineral of centrally province where minerals are located;
c) The area to be explored must not exceed 01 ha.
2. Technical aspects of the project for exploration of mineral as general building materials must satisfy requirements pertaining to: Deposit categories and exploration network; exploration techniques; quality research; deposit delineation as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for exploration of mineral as general building materials; management of sand and gravels in river bed.
Article 27. Transfer of the mineral exploration right
1. Conditions for the transfer of the mineral exploration right:
a) The transferee must meet all conditions as stipulated in clause 1, Article 34 of the Mineral Law; if not qualified for the practice of mineral exploration, it must have a contract concluded with the organization that is qualified for practice of mineral exploration as stipulated in clause 1, Article 35 of the Mineral Law in order to keep executing the exploration project;
b) By the time of transfer, the transferor have fulfilled all obligations prescribed at the points b, c, d and e, Clause 2 of Article 42 and Clause 3, Article 43 of the Mineral Law and regulations in the mineral exploration license;
c) At the time of transfer, there is no dispute on the rights and obligations relating to the exploration activities;
d) The transferor has submitted complete application for transferring the mineral exploration right to the receiving authority while the mineral exploration License is still valid for at least 90 days.
2. The transfer of the mineral exploration right must be made by the contract between the transferor and the transferee. The contents of the transfer contract must clearly indicate the number and volume of work items, exploration costs that have been made by the time of transfer; the transfer value and the liability between the parties while performing the work and obligations after the transfer.
3. The time limit for processing the application for transfer of the mineral exploration right is within 45 days from the date on which the receiving authority has provided a receipt note.
If the application is rejected, the transferor entitled to keep its exploration according to the mineral exploration license or return it.
4. The transferor or transferee of the mineral exploration right must fulfill financial obligations upon any revenues arising as prescribed by the law.
Article 28. Further exploration for the purpose of upgrade of reserve categories in the mining area
1. When a licensed mining entity conducts further exploration for the purpose of upgrading mineral reserve category in the licensed extraction area to higher category or upgrading the mineral resource category to the mineral reserve category, it is not required to apply for a mineral exploration license.
2. Before conducting the upgrade of mineral reserves prescribed in Clause 1 hereof, the entity shall notify the competent authority that has issued such kind of mining license, enclosed with:
a) A plan for further exploration for upgrade which specifies purposes, quantity, method(s), and schedule;
b) A location map of construction work serving the further exploration for upgrade of reserves and enclosed quantity statistics.
3. Within 20 working days, from the date on which the notification and documents prescribed in Clause 2 of this Article are received, the competent authority that has issued the mining license shall make a reply. Upon the expiry of the above-mentioned time limit, if the competent authority fails to make a reply, the mining entity shall carry out further exploration for upgrade of reserves according to its prepared plan for further exploration for upgrade.
4. If the licensed mining entity is not being qualified for the practice of mineral exploration, it must conclude a contract with another entity meet all conditions as prescribed in clause 1, Article 35 of the Mineral Law to carry out work of further exploration.
5. When finishing the further exploration, the licensed mining entity shall submit the exploration results to the competent authority as prescribed in clause 1, Article 49 of the Mineral Law for approval.
Article 29. Renewal of mineral exploration License
1. Any applicant for renewal of mineral exploration License is considered for renewal when meeting the following conditions:
a) It has submitted sufficient application for the renewal of mineral exploration License to the receiving authority while the mineral exploration License is still valid for at least 45 days, in which clearly explaining the reason for the renewal proposal;
b) At the time for the renewal application, the volume of work items under the project for mineral exploration and the granted mineral exploration License has not been completed yet or there is a change on the geological structure; method of exploration compared with the approved exploration project;
c) By the time for the renewal application, the licensed exploration entity has fulfilled the obligations as prescribed at point b, c, d, dd and e, clause 2, Article 42 of the Mineral Law.
2. In case the mineral exploration License has expired but the application for renewal is being verified by the competent authority, the entity must suspend the exploration and must manage, protect exploration property and works and protect unextracted minerals until an acceptance or a refusal for the application is issued.
Article 30. Supervision of mineral exploration projects
1. Bases for supervision of a mineral exploration project:
a) Mineral exploration license; mineral exploration project to which the competent authority has issued a permit for assessment exploration;
b) Technical regulations and standards, economic and technical norms in the field of geology and mineral resources.
2. Rules for supervision of a mineral exploration project:
a) Ensuring scope and contents of supervision;
b) Not obstructing operation of mineral exploration entities;
c) Information serving supervision shall be provided sufficiently, promptly, accurately, truthfully and transparently;
d) The supervision and assessment shall be processed and stored adequately.
3. The supervision of an exploration project shall be conducted in direct or indirect form and with primary contents as follows:
a) Qualification, personnel, and equipment of construction units;
b) Procedures and schedule of work items in the mineral exploration project;
c) Procedures and quantity of work Items according to applicable technical regulations and standards and norms.
4. Work items in supervision of exploration project include:
a) Procedures for supervision on site;
b) Construction: pits, trenches, wells, ovens, drill;
c) Technology sampling; sampling in works; sample processing (for samples to be processed on site);
d) Remaining work items of the approved project not being entities subject to direct supervision.
5. Funding for supervision of exploration project is determined in the estimates of mineral exploration project. An amount of supervision expense equivalent to 20% of general expenses shall be determined according to direct expenditure estimates of work items.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for supervision of exploration project.
Article 31. Changes in exploration method and exploration volume
1. In case of any change in the exploration method or exploration volume with the cost of more than 10% of the estimated cost in the approved exploration project, the licensed exploration entity shall provide explanation for the change to the Service of Natural Resources and Environment where mineral exploration is carried out in case the mineral exploration License is under the competence of licensing from the People’s Committee of province; to the General Department of Geology and Minerals in case the mineral exploration License is under the competence of licensing from the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Within 20 working days from the date on which an explanation is received as prescribed in clause 1 of this Article, the Service of Natural Resources and Environment, the General Department of Geology and Minerals shall verify relevant documents, including on-site verification and request competent authority to grant the exploration License to approve the change of the exploration method or the exploration volume. Upon expiry of the above-mentioned time limit, if the competent authority fails to make a reply, it can be deemed acceptance.
Article 32. Surveying on scene and taking samples on the ground to select the area for making the project of mineral exploration
1. Any entity that wishes survey on-scene and sample taking to select the area for making the project of mineral exploration must submit an application attached to the program/plan for survey and taking sample to the People’s Committee of province where the estimated mineral exploration is conducted.
2. Terrestrial samples include pan-concentrate samples, metallic samples, lithological samples, mineralogical samples, channel samples taken at the outcrop, including channel samples in the outcrop, the projects of mineral survey and exploration which have been executed earlier (if any). The number of each type of sample does not exceed 50; 01 channel sample does not exceed 15 kg in weight (and stone slab sample does not exceed 0.4 m3 in volume). Time of sampling on the ground is not longer than 1 month.
3. Within 10 days from the day of receiving the application in writing from the entity mentioned in clause 1 of this Article, the People’s Committee of province shall has a written notice on the approval or refusal. In case of refusal, it must provide explanation in writing.
Section 3. EVALUATION AND APPROVAL OF MINERAL RESERVES
Article 33. Organization and operation of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves
1. The National Council for Evaluation of Mineral Reserves as prescribed at point a, clause 1, Article 49 of the Mineral Law shall be established by the Prime Minister. The Council is composed of Chairman being the Minister of Natural Resources and Environment, 01 Vice Chairman being the Deputy Minister of Natural Resources and Environment; and members being representatives of: the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment; the Ministry of Science and Technology and other members proposed by the Minister of Natural Resources and Environment.
The Office of National Council for Evaluation of Mineral Reserves located at the Ministry of Natural Resources and Environment shall be the assisting agency of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves. Functions, tasks, powers and organizational structure of the Office of National Council for Evaluation of Mineral Reserves shall be stipulated by the Chairman.
2. The National Council for Evaluation of Mineral Reserves is responsible for evaluating, approving or certifying mineral reserves and mineral resources in the findings of mineral exploration and findings of further exploration for upgrade of reserves; certifying mineral reserves permitted for mining design; requesting competent authorities to promulgate regulations on categorizing mineral reserves; and releasing statistics on mineral reserves approved within its competence.
3. The National Council for Evaluation of Mineral Reserves Office shall operate in meetings convened by the Chairman of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves. The members of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves work on a part-time basis and by the Regulations on the operation of the Council promulgated by the Chairman of the Council.
Article 34. Evaluation and approval of mineral reserves under the licensing competence of the People’s Committee of province
1. The People’s Committee of province shall:
a) Evaluate, approve, certify mineral reserves and mineral resources in the findings of mineral exploration within its competence;
b) Certify mineral reserves permitted for mining design within its licensing competence.
2. The Service of Natural Resources and Environment presides over and coordinates with the relevant regulatory agencies to evaluate the exploration findings and present the People’s Committee of province for approval of the reserves in the findings of mineral exploration; certify mineral reserves permitted for mining design within its licensing competence as prescribed in clause 1 of this Article.
3. In exceptional circumstances, the People’s Committee of province decides to establish the technical consulting council composed of some members who are representatives of the relevant regulatory agencies and some experts who have intensive profession in the field of mineral exploration in order to evaluate the findings of mineral exploration before submitting it for approval under the licensing competence.
Article 35. Contents of evaluation of the mineral exploration findings and approval of reserves in the mineral exploration findings
The contents of evaluation of the mineral exploration findings and approval of reserves in the mineral exploration findings of the National Council for Evaluation of Mineral Reserves Office:
1. The content of evaluation of the mineral exploration findings includes:
a) Legal basis, base for findings making;
b) The result of executing the volume of explored works; interpreting the target to calculate the mineral reserves; feasibility study of mineral extraction; delineation and calculation of mineral reserves;
c) The certainty about reserves, quality and technical nature of minerals;
d) The certainty about conditions of the hydro-geological, the geology of works relating to the feasibility of the mining;
dd) The certainty about geodesy documentation, geophysics related to the area and the calculation results of mineral reserves.
2. The content of reserves approval in the mineral exploration findings:
a) Name of the mineral; location, area, co-ordinates of exploration areas, areas in which mineral reserves are approved or certified;
b) Reserves and resources of main minerals; minerals and useful components accompanied (if any); certification of mineral reserves permitted for mining design;
c) The use scope of the exploration findings.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide forms of mineral exploration findings; decisions on approval for mineral reserves in mineral exploration findings.
The Ministry of Finance shall provide guidelines for amounts, collection, payment, management and use of fees for evaluation of mineral reserves.
Article 36. Conditions for household businesses licensed to extract minerals as building materials, and salvage mining
1. A household business as prescribed in clause 2, Article 51 of the Mineral Law shall be issued with a mining license in terms of mineral as general building materials or a salvage mining license if it meets the following conditions:
a) Having a technical- and economic-based mining report in the area whose reserves are explored and approved consistent with the planning of exploration, exploitation and use of mineral in the province where the minerals exist. The technical- and economic-based mining report must specify a plan to use specialized manpower with the appropriate equipment, technology and exploration method;
b) Having a plan for environment protection attached to an approval of competent authority in accordance with the regulations of the law on environmental protection;
c) The scale of mining capacity does not exceed 3,000 m3 of the crude mineral products per year.
2. The Ministry of Industry and Trade shall provide guidelines for technical- and economic-based mining report related to mineral as general building materials, salvage mining of household businesses.
Article 37. Transfer of the mining right
1. Conditions for transfer of the mining right:
a) The transferee is qualified as prescribed in clause 1, Article 51 and clause 2, Article 53 of the Law on mineral;
b) By the time of transfer, the licensed mining entity has finished works as prescribed in clause 1, Article 66 and the obligations as prescribed at points a, b, c, d, e and g, clause 2, Article 55 of the Law on mineral;
c) At the time of transfer, there is no dispute on the rights and obligations relating to the mineral exploration;
d) The transferor has submitted sufficient application to the receiving authority when the mining license is still valid for at least 90 days.
2. The content of transfer of mining right is made by the contract between the transferor and the transferee with the main content as follows:
a) The real state of quantity, volume, value of exploitation work, technical infrastructure invested and built; situation of financial obligation fulfillment of the transferor that make transfer by the time of signing the contract of transfer;
b) The responsibility of the transferee for the continuation of work performance, unfinished obligations of the transferor by the time of signing the transfer contract;
c) Other relevant rights and obligations of the transferor and the transferee as prescribed.
3. The time limit for processing the application for transfer of the mining right is within 45 days from the date on which the receiving authority has provided a receipt note.
In case the application for transfer is not approved by the licensing competent authority, the transferor is allowed to continue the performance of the mining license or return the mining license.
4. The transferor or transferee of the mining right must fulfill financial obligations upon any revenues arising as prescribed by the law.
Article 38. Validity period of mining licenses
1. The validity period of a mining license is a period of time specified in a mining project prescribed in Clause 2 hereof provided that it does not exceed the period prescribed in Clause 2 Article 54 of the Law on Mineral.
2. The mining period in a mining project includes: period of mine capital construction, including estimated period of compensation, clearance and land renting for mining; mining period according to design capacity; and period of dredging.
Article 39. Renewal of mining license, salvage mining license
1. A mining entity shall have its mining license or salvage mining license renewed if it meets the following conditions:
a) It has submitted sufficient application for the renewal of mining license or salvage mining license to the receiving authority while the mining license is still valid for at least 45 days and when the salvage mining license is still valid for at least 15 days with clear explanation for the renewal;
b) Having a report on mining performance from the issue date of license up to the time of renewal application, specifying that the mineral reserves in the mining area has not been extracted yet under the mining license;
c) By the time of renewal application; the licensed mining entity has fulfill obligations prescribed in Points a, c, d, dd, e and g Clause 2 Article 55 of the Law on Mineral with regard to the mineral extraction license; and Points c, d, dd, e, and g Clause 2 Article 55, Point a Clause 2 Article 69 of the Law on Mineral with regard to the salvage mining license;
d) It has completely fulfilled the obligations of the environmental protection, using land, water and technical infrastructure in the mineral operation in accordance with regulation of the law concerning mineral and the relevant law;
dd) At the time of renewal application, the next plan for the mining must comply with the mineral planning approved as prescribed at point c or point d, clause 1, Article 10 of the Law on mineral.
2. Renewal of mining license or salvage mining license is the renewal of the time for the right of mining performance on the basis of the remaining mineral reserves permitted by the renewal time without any change of capacity allowed.
If the mining entity wishes to increase the mining capacity, it must make a renovated or expanded investment project; send an environmental impact assessment report or environment protection plan, plan for environment renovation and remediation for approval as prescribed. When renewing the mining license, the mining area can be adjusted in accordance with the remaining mineral reserves, but not exceeding beyond the scope of mining area that is licensed earlier.
3. In case the mining license or salvage mining license has expired but the application for renewal is being verified by the competent authority, the mining entity must suspend the exploration and must manage, protect mining property and works, protect safety works, environment, and protect unextracted minerals until an acceptance or a refusal for the application is issued.
Article 40. Mineral reserves permitted for mining design
1. Mineral reserves in a mining project permitted for mining design prescribed in Article 52 of the Law on Mineral include the whole or a part of mineral reserves approved by competent authorities, not located in the areas banned or temporarily banned from mineral operation, in accordance with relevant mineral planning approved by the competent authority.
2. In a case where, due to consumption demand, mining time limit, and social factors, mineral reserves approved or licensed are not fully mobilized, at least 50% of total mineral reserves approved shall be specified in the mining design in terms of solid minerals, or at least 35% of total mineral reserves approved shall be specified in the mining design in terms of mineral water, natural thermal water with certification of the competent authority prescribed in Article 49 of the Law on Mineral.
Article 41. Documents and materials determining actual mining production
1. Depending on different types of groups of minerals, the actual mining production shall be determined according to one of documents or materials on technical or financials aspects prescribed in Clause 2, Clause 3 of this Article.
2. Documents and materials on technical aspects for the purpose of determining actual mining production include:
a) Logbook of quantity of crude minerals and tailings (if any), blasting technical instructions, delivery orders of industrial explosives;
b) Acceptance record of quantity of each mining stage, including: Soil preparation, loading, transport, rock waste;
c) Status maps, status drawings of cross-sections of mining areas;
d) Results of measurement and calculation of mineral losses and depletion.
3. Documents and materials on financial aspects for the purpose of determining actual mining production include:
a) Purchase invoices/delivery orders of materials provided for mining stages prescribed in Point b Clause 2 hereof;
b) Sale invoices/ delivery orders of crude minerals transported out of the mining areas;
c) Sale contract of crude minerals or minerals which have been beaten crushed, screened, washed; acceptance records of quantity; and finalization of sale contract of minerals.
Article 42. Determining actual mining production
1. According to those documents and materials prescribed in Clause 2, Clause 3 Article 41 of this Decree, the actual mining production is the total of:
a) Crude minerals that have been consumed; those that have been beaten, crushed, screened and other activities for the purpose of enriching minerals;
b) Crude minerals that have been stored in warehouses but not consumed or transported out of the mining areas.
2. The mining entity, other than household business shall install a weighting terminal at the location where crude minerals are transported out of the mining areas; install surveillance cameras at warehouses to store relevant information.
3. Monthly, the mining entity shall release statistics, calculate and update figures in documents prescribed in Article 41 hereof to make a declaration of production subject to royalty resources and annual mining production in periodical mining reports and send them to the tax authority in accordance with regulations of law on taxation.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for procedures, methods of determination and forms of statistics on actual mining production.
Article 43. Management, storage and use of figures of mining production
1. Each mining entity shall maintain the documents prescribed in Article 41 hereof from the stage of mine capital construction to the mining termination and mine closure, and take legal responsibility and be held accountable to mineral authorities for the accuracy of those documents.
In a case where the mining entity fails to prepare documents, or prepare inadequate documents, or prepare documents without sufficient storage, or inaccurate figures or information resulting in losses of government budget, it shall have liability as prescribed by law.
2. Original documents determining actual mining production shall be kept at the mining areas and their duplicate shall be kept at the premises of the mining entity.
3. Time limit for archives of the documents prescribed in Clause 2, Clause 3 Article 41 hereof shall be consistent with regulations of law on archives. With regard to documents used to determine annual mining production, digital data shall be maintained until the mining termination or mine closure.
4. Upon request of a competent authority or an inspectorate established by the competent authority, the mining entity shall provide sufficient documents and materials specified in Clause 2, Clause 3 Article 41 hereof. In case of insufficient documents or false declaration, the mining entity shall have liability as prescribed by law.
Section 5. AMENDMENTS TO PLAN FOR ENVIRONMENT IMPROVEMENT AND REMEDIATION; MINE CLOSURE
Article 44. Amendments to plan for environment improvement and remediation
1. Any amendment of quantity, estimates and total deposit on environment improvement and remediation in a plan for environment improvement and remediation which is approved shall be carried out in the following cases:
a) Any change in quantity of work items or occurrence of new work items resulting in an increase in estimate of environment improvement and remediation works of more than 15% of total estimate of the approved plan for environment improvement and remediation, after the mining design is approved;
b) An increase in actual quantity of work items resulting in an increase of more than 10%in estimate of each work item in the approved plan for environment improvement and remediation.
2. Before the environment improvement and remediation is initiated on the areas whose reserves are fully extracted, the mining entity shall notify the receiving authority in writing as prescribed in Clause 1, Clause 3 Article 47 hereof. Within 15 working days, the receiving authority must complete the verification visits on site, verification of relevant documents and request the authority that has issued its mining license to make a reply to the mining entity.
If the mining entity wishes to close mines so as to return the areas whose reserves are fully extracted, it shall make a project for mine closure and request the authority that has issued its mining license for approving such closure, and notify the competent authority of amendments to the plan for environment improvement and remediation.
Article 45. Evaluating the project of mine closure
1. The Ministry of Natural Resources and Environment, the People’s Committee of province under the competence prescribed in clause 1 and clause 2, Article 82 of the Law on mineral, organize the evaluation the project of the mine closure before making decision to close it down.
2. The evaluation of a project of mine closure shall be passed by an evaluation council established by the Ministry of Natural Resources and Environment or the People’s Committee of province where the mine is located. The Ministry of Natural Resources and Environment stipulates the operation regulation of the Council for evaluation of the project of mine closure.
Time limit for evaluation of the project of mine closure may not exceed 60 days from the day on which the satisfactory application is received.
3. The evaluation content of the project of the mine closure consists of:
a) Reason for closing the mine;
b) The real state, quantity, volume and safety degree of the mining works, auxiliary works serving mining; environment protection works, environment improvement and remediation works, including the waste dumps of mine by the time of closure;
c) The actual quantity of mineral that have been extracted, the remaining mineral reserves in licensed mining areas in comparison with the permitted reserves specified in the mining license by the time of closure;
d) Volume of work and method of closing the mine, the measurement of protecting mineral not yet been extracted; the solutions to ensure the safety for the exploitation work site after the closure and auxiliary works; quantity of environment improvement and remediation works; time reserved for stability and safety of waste dumps; relevant measures for soil and environmental restoration during the execution process of project of mine closure and direction of land use after mine closure.
dd) The volume and progress of work performance of the project and the time for the completion of work items in the project of mine closure.
4. The Ministry of Finance shall stipulate amounts, management, and use of fees for evaluation of project of mine closure, acceptance of project of mine closure.
Article 46. Execution and acceptance of project of mine closure
1. Upon expiry of the mining license or returning of the mining license or a part of mining areas, the mining entity shall make a project of mine closure and submit it to the competent authority for approval and execution.
2. In a case where the mining entity is dissolved, goes bankrupt, competent licensing authority shall select an entity capable of making and executing a project of mine closure through bidding. In case of failure to select such an entity through bidding, the competent licensing authority shall designate an entity to execute the project.
If a project of mine closure has been approved and the mining entity has mobilized fully available capital, equipment and technology, but it fails to execute or execute incompletely work items in the project of mine closure, the authority that has approved the project shall select the entity according to aforesaid method.
3. Funds for executing mine closure project prescribed in Clause 2 hereof shall be financed the amount of deposits on environment improvement and remediation made by the licensed mining entity up to the time of making project of mine closure. In case of insufficient funds for the estimate, the People’s Committee of province where minerals are located shall make amendments to expenditure estimate and submit it to People's Council at the same administrative level for ratification.
4. The performance of project of mine closure shall be accepted by the receiving authority as prescribed in Clause 1, Clause 3 Article 47 hereof before it is forwarded to the licensing authority for decision on mine closure as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment.
The refund of total deposits on environmental remediation shall be verified when the performance of project of mine closure is considered acceptance.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản
Điều 5. Đầu tư của Nhà nước để thăm dò, khai thác khoáng sản
Điều 10. Lập, trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản
Điều 11. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Điều 13. Đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng vốn của tổ chức, cá nhân
Điều 16. Quyền lợi của người dân nơi có khoáng sản được khai thác
Điều 21. Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 22. Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 26. Điều kiện của hộ kinh doanh được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Điều 27. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 28. Thăm dò nâng cấp trữ lượng trong khu vực khai thác khoáng sản
Điều 29. Gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 37. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 38. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 39. Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 40. Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác
Điều 45. Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 50. Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 52. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 54. Hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 56. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 58. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản
Điều 60. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Điều 64. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 66. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
Điều 32. Khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 45. Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 50. Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 52. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 54. Hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 55. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 56. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 58. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản
Điều 59. Trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản
Điều 60. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Điều 66. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản