Chương II Nghị định 158/2016/NĐ-CP: Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Số hiệu: | 158/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2017 |
Ngày công báo: | 03/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1221 đến số 1222 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản; báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; xác nhận vốn chủ sở hữu; quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản; thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản.
1. Quy định chung
- Theo Nghị định số 158/2016, các thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản. Việc hoàn trả phí phải thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Nghị định 158/NĐ-CP cho phép tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã hoàn trả chi phí và có quyền chuyển nhượng, thừa kế theo quy định.
2. Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
- Việc lập quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng chủ trì lập. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị định số 158/CP hướng dẫn lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở các khu vực phân tán, nhỏ lẻ hoặc ở các bãi thải của mỏ.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản urani, thori. Bên cạnh đó, Nghị định 158/2016 còn quy định các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
3. Khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản
- Nghị định số 158 quy định điều kiện hộ kinh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản như có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản, có kế hoạch bảo vệ môi trường và quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
- Giấy phép khai thác khoáng sản được xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 158/2016/CP và tổ chức, cá nhân có thể gia hạn đối với Giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
4. Thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản
- Hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan như Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thành phần của hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả giấy phép đối với các hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể tại Nghị định số 158 của Chính phủ.
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Khoáng sản có hiệu lực ngày 15/1/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật khoáng sản cụ thể như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Bộ Công Thương chủ trì lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng);
c) Bộ Xây dựng chủ trì lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
2. Quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được lập phù hợp với chiến lược khoáng sản đã được phê duyệt.
3. Trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản, theo thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật khoáng sản.
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Luật khoáng sản được lập đối với các loại khoáng sản sau:
a) Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn;
b) Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố;
c) Khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
2. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược khoáng sản và quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
b) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn;
c) Bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;
d) Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
3. Căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng;
b) Chiến lược khoáng sản; quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
c) Nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch;
d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản;
đ) Kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
4. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có các nội dung chính sau đây:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn địa phương;
b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
c) Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong kỳ quy hoạch;
d) Thể hiện các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được phê duyệt;
đ) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
e) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác;
g) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Việc gửi lấy ý kiến về quy hoạch khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan chủ trì lập quy hoạch gửi lấy ý kiến của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này; ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có mỏ khoáng sản đưa vào quy hoạch; đăng tải công khai nội dung thuyết minh quy hoạch trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì lập quy hoạch để lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp ít nhất 45 ngày trước khi trình phê duyệt quy hoạch;
b) Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi lấy ý kiến các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng. Trường hợp khoáng sản đưa vào quy hoạch có diện tích phân bố trên địa bàn giáp ranh từ hai tỉnh, thành phố trở lên phải gửi hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc địa bàn giáp ranh.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì lập quy hoạch, cơ quan được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về hồ sơ quy hoạch. Nếu quá thời hạn trên mà cơ quan được lấy ý kiến không trả lời bằng văn bản, thì cơ quan chủ trì lập quy hoạch sẽ trình Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét phê duyệt hoặc thông qua quy hoạch.
3. Hồ sơ gửi lấy ý kiến góp ý quy hoạch khoáng sản gồm:
a) Văn bản đề nghị góp ý;
b) Bản thuyết minh dự thảo quy hoạch;
c) Các bản vẽ quy hoạch và các văn bản khác có liên quan (nếu có).
4. Trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch khoáng sản được phê duyệt, cơ quan chủ trì lập quy hoạch phải công bố quy hoạch theo các hình thức sau đây:
a) Công khai nội dung quy hoạch trên trang thông tin điện tử Chính phủ, trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì lập quy hoạch;
b) Tổ chức họp báo công khai tại trụ sở cơ quan chủ trì lập quy hoạch.
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản urani, thori.
Trường hợp điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc khu vực vành đai biên giới quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi quyết định.
2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục bổ sung đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 51 Luật khoáng sản;
b) Bảo đảm kinh phí để thực hiện toàn bộ đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Khoanh định, công bố loại khoáng sản, vị trí, tọa độ, diện tích thuộc đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử của bộ theo quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Thẩm định, phê duyệt các đề án điều tra, đánh giá khoáng sản thuộc diện khuyến khích đầu tư;
c) Ban hành quy chế giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân;
đ) Giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.
1. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải gắn với điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất.
2. Kinh phí cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật khoáng sản và được bổ sung từ tiền hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền đầu tư của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
3. Hàng năm, căn cứ vào nguồn thu quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cân đối mức bổ sung kinh phí cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
PLANNING FOR GEOLOGICAL BASELINE SURVEYS OF MINERALS
Article 10. Making and submitting for approval of the planning of mineral
1. Responsibility for making and presenting a planning for minerals to the Prime Minister for approval is prescribed in clause 3, Article 10 of the Law on minerals as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment will preside over to make the planning of geological baseline mineral survey;
b) The Ministry of Industry and Trade will take charge of making the planning of exploration, extraction, process and use of kinds of mineral (except for ones used as constructional materials);
c) The Ministry of Construction will preside over to make the planning of exploration, extraction, process and use of kinds of mineral as constructional materials.
2. The planning of mineral stipulated in clause 1 of this Article is made in accordance with the mineral strategy approved as prescribed.
3. During the process of making the mineral planning under the competence prescribed at point b, point c, clause 1 of this Article, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Construction have the responsibility to coordinate in order to execute the regulation at point d, clause 1, Article 13 of the Mineral Law.
Article 11. Planning for exploration, extraction and use of minerals in the centrally provinces and cities
1. Planning for exploration, extraction and use of minerals in the central provinces and cities as stipulated in Point d clause 1, Article 10 of the Mineral Law is made for the kinds of minerals as follows:
a) The minerals are used as the general constructional material, peat coal;
b) The minerals existing in the area with small-scale and dispersed minerals that are zoned and announced by the Ministry of Natural Resources and Environment;
c) The minerals at the waste dump of mines subject to decision on mine closure.
2. The making of the planning for exploration, extraction and use of minerals in provinces and central-affiliated cities must ensure the following principles:
a) Consistent with the mineral strategy, mineral planning as stipulated at points a, b and c, clause 1, Article 10 of this Decree;
b) Consistent with the overall planning for socio-economic development of the province; land-use planning assessed and approved by competent authorities; guarantee of national defense and security in the administrative divisions;
c) Guarantee of the extraction and use of minerals rationally, economically and efficiently to serve the current needs in consideration of the scientific and technological development and mineral demand in the future;
d) Protection of the environment, natural landscape, cultural and historical monuments, famous landscape and other natural resources.
3. The basis for making the planning for exploration, extraction and use of minerals in the centrally provinces and cities includes:
a) The overall planning of socio-economic development of the provinces, area planning;
b) The mineral strategy; mineral planning as stipulated at point a, b and c, clause 1, Article 10 of this Decree;
c) The mineral demand in the planning period;
d) Scientific and technological advances in mineral exploration and mining;
dd) Result of execution of the previous period planning.
4. Planning for exploration, extraction and use of minerals in the centrally provinces and cities must have the following main content:
a) Surveying, studying, generalizing and assessing the social economic and natural conditions and the actual state of the activity of exploration, extraction, process and use of minerals in the local area;
b) Evaluation of the implementation of the preceding period's master plan;
c) Determining the direction and objectives for exploration, extraction and use minerals in the planning period;
d) Restricted areas for mineral activities, temporarily restricted areas for mineral activities that are approved;
dd) Zoning in detail the mining areas, the kind of mineral need to be invested for exploration and extraction and the progress of exploration and extraction. The area for exploration and extraction of minerals are limited by the straight lines connecting the points of closed angle shown on the topographic map of the national coordinate systems with the appropriate rate;
e) Determining the scale, extraction capacity, conditions on the extraction technology;
g) The solution and progress for organizing the implementation of the planning.
Article 12. Requests for consultation and announcement of mineral master plans
1. Requests for consultation on mineral master plans shall be sent as follows:
a) Before presenting a planning to the Prime Minister for approval, the authority in charge shall send request for consultation to the agencies prescribed in Clause 1 Article 10 of this Decree and the following Ministries for consultation: the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, the Ministry of Transport, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, and the People’s Committee of province where mineral mines specified in the planning are located; publicly post planning presentation on the website of the authority in charge of planning for consultation with the people and enterprises at least 45 days before presenting it for approval;
b) Before presenting a planning to the People's Council for approval, the People's Committees of province shall send requests for consultation the following Ministries: The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and Trade, and the Ministry of Construction. If the minerals specified in a planning are located in at least two provinces, requests for consultation shall be sent to relevant People’s Committee of provinces.
2. Within the period of 45 days from the date on which a request for consultation is received, the recipient prescribed in Clause 1 of this Article must respond in writing. In a case where the recipient fails to respond in writing upon expiry of the aforesaid time limit, the authority in charge of planning shall present the planning to the Prime Minister or People's Council at the same administrative level for approval or ratification.
3. A request for consultation with respect to mineral planning includes:
a) A request form for consultation;
b) A description of draft planning;
c) Planning drawings and other relevant documents (if any).
4. Within 30 days from the date on which the mineral planning is approved, the authority in charge shall announce the planning in the following methods:
a) Publicly post the planning contents on the website of the Government, and the website of the authority in charge;
b) Hold a press conference at the headquarters of the authority in charge.
Article 13. Investment in the geological baseline survey of mineral with the capital of the entities
1. Entities are encouraged to invest in the geological baseline survey of mineral; except for the geological baseline survey of mineral of uranium, thorium.
In case of geological baseline survey of mineral in the area of national border belt, the Ministry of Natural Resources and Environment shall request the Prime Minister for consideration.
2. Based on the planning of the geological baseline survey of mineral approved and stipulated in clause 1 of this Article, the Ministry of Natural Resources and Environment makes a list of additional projects for geological baseline survey of mineral eligible for incentives to investment with the capital of the entities and submit such list to the Governmental Prime Minister for approval.
3. The entities participating in investing the basic geological survey of mineral (hereinafter referred to as investors) must meet the following conditions:
a) Meeting conditions as prescribed in clause 1, Article 34 and clause 1, Article 51 of the Mineral Law;
b) Having enough funds to execute the whole project of the geological baseline survey of mineral.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) Zoning, announcing types of minerals, location, co-ordinates, and area specified in the project for geological baseline survey of mineral eligible for incentives to investment by capital of entities on the website of the Ministry according to the planning for geological baseline survey of mineral approved by the Prime Minister;
b) Assess and approve projects for investigation and evaluation of minerals eligible for incentives to investment;
c) Promulgate regulations on monitoring the process of implementation of the projects for geological baseline surveys of mineral;
d) Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance in guidance on procedures for contributing and manage the investment capital of entities;
dd) Supervise the process of executing the project for geological baseline survey of mineral invested by entities.
Article 14. Investigation and evaluation of geological heritage and geo-parks and funding for geological baseline survey of mineral
1. Geological baseline survey of mineral shall be associated with investigation and evaluation of geological heritage and geo-parks. The Ministry of Natural Resources and Environment shall stipulate detailed investigation and evaluation of geological heritage and geo-parks.
2. The funding for basic geological surveys of mineral shall be financed as prescribed in clause 1, Article 21 of the Mineral Law and is added from the amount from the costs reimbursing of basic geological survey of mineral, costs of mineral exploration, charges for licensing the mineral extraction right and amounts of investment of entities as prescribed in Article 13 of this Decree.
3. Annually, pursuant to clause 2 of this Article, the Ministry of Finance will take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in balancing the additional funding for the task of geological baseline surveys of mineral.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản
Điều 5. Đầu tư của Nhà nước để thăm dò, khai thác khoáng sản
Điều 10. Lập, trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản
Điều 11. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Điều 13. Đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng vốn của tổ chức, cá nhân
Điều 16. Quyền lợi của người dân nơi có khoáng sản được khai thác
Điều 21. Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 22. Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 26. Điều kiện của hộ kinh doanh được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Điều 27. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 28. Thăm dò nâng cấp trữ lượng trong khu vực khai thác khoáng sản
Điều 29. Gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 37. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 38. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 39. Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 40. Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác
Điều 45. Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 50. Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 52. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 54. Hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 56. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 58. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản
Điều 60. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Điều 64. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 66. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
Điều 32. Khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 45. Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 50. Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 52. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 54. Hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 55. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 56. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 58. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản
Điều 59. Trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản
Điều 60. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Điều 66. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản