Chương III Nghị định 158/2016/NĐ-CP: Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Số hiệu: | 158/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2017 |
Ngày công báo: | 03/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1221 đến số 1222 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản; báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; xác nhận vốn chủ sở hữu; quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản; thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản.
1. Quy định chung
- Theo Nghị định số 158/2016, các thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản. Việc hoàn trả phí phải thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Nghị định 158/NĐ-CP cho phép tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã hoàn trả chi phí và có quyền chuyển nhượng, thừa kế theo quy định.
2. Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
- Việc lập quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng chủ trì lập. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị định số 158/CP hướng dẫn lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở các khu vực phân tán, nhỏ lẻ hoặc ở các bãi thải của mỏ.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản urani, thori. Bên cạnh đó, Nghị định 158/2016 còn quy định các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
3. Khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản
- Nghị định số 158 quy định điều kiện hộ kinh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản như có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản, có kế hoạch bảo vệ môi trường và quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
- Giấy phép khai thác khoáng sản được xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 158/2016/CP và tổ chức, cá nhân có thể gia hạn đối với Giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
4. Thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản
- Hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan như Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thành phần của hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả giấy phép đối với các hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể tại Nghị định số 158 của Chính phủ.
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Khoáng sản có hiệu lực ngày 15/1/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ thực tế nguồn thu hàng năm từ hoạt động khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các hạng mục công trình được hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau đây:
a) Là đường giao thông cấp huyện, xã bị ảnh hưởng trực tiếp do vận chuyển đất đá thải, khoáng sản đã khai thác;
b) Là các công trình phúc lợi nằm trên địa bàn huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác gồm: Trường học, cơ sở khám chữa bệnh, nhà văn hóa, hệ thống cung cấp nước sạch; công trình xử lý môi trường.
1. Việc hỗ trợ địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật khoáng sản do tổ chức, cá nhân khai thác trực tiếp thực hiện.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thông báo nội dung, khối lượng; kế hoạch, chương trình thực hiện các công việc, các hạng mục công trình hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo công khai đến tổ dân phố/thôn/bản để người dân nơi có khoáng sản cử đại diện tham gia giám sát quá trình thực hiện.
3. Chi phí hỗ trợ địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được hạch toán vào chi phí sản xuất.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất kế hoạch; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo định mức chi ngân sách do Bộ Tài chính hướng dẫn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã; các cơ quan chuyên môn; phối hợp với các lực lượng Quốc phòng, Công an ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (dưới đây gọi chung là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép) trên địa bàn;
c) Tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn và đưa vào Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn địa phương mà không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm để diễn ra kéo dài.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm:
a) Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
c) Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin xảy ra trên địa bàn. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;
d) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn/bản/xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;
b) Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa;
c) Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này gồm các nội dung chính sau đây:
1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản, gồm cả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương tại thời điểm lập Phương án; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
2. Thống kê số lượng, diện tích, tọa độ các khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản đang hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép trên địa bàn; các khu vực khai thác đã kết thúc, đóng cửa mỏ để bảo vệ; các bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa.
Ranh giới, diện tích có khoáng sản đã và đang được điều tra, đánh giá; các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cần bảo vệ; các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản đã phê duyệt; các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được khoanh định và công bố.
3. Cập nhật thông tin quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh/thành phố đã được điều chỉnh, bổ sung; thông tin về quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã được phê duyệt tính đến thời điểm lập Phương án.
4. Quy định trách nhiệm của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lực lượng công an, quân đội trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình địa phương trong việc đăng tải thông tin quản lý nhà nước về khoáng sản, về khai thác trái phép.
5. Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân là người đứng đầu chính quyền huyện, xã để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không giải tỏa dứt điểm, để tái diễn, kéo dài; trách nhiệm của trưởng xóm/thôn trong việc thông tin kịp thời cho chính quyền xã, huyện khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
6. Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ngành có liên quan của địa phương; các cấp chính quyền huyện, xã trong việc cung cấp, xử lý thông tin và giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; trách nhiệm của cơ quan, người tiếp nhận thông tin; cơ chế xử lý thông tin được tiếp nhận.
7. Kế hoạch, các giải pháp tổ chức thực hiện; dự toán chi phí thực hiện.
Việc lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản trước khi trình phê duyệt quy hoạch quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật khoáng sản được thực hiện như sau:
1. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường văn bản lấy ý kiến, kèm theo Thuyết minh quy hoạch và bản vẽ tổng thể diện tích quy hoạch.
2. Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có quy hoạch và các cơ quan có liên quan kiểm tra và trả lời bằng văn bản về mức độ đã điều tra, đánh giá khoáng sản; việc có hay không có khoáng sản; về vấn đề quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nằm trong diện tích quy hoạch.
1. Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động, tổ chức, cá nhân phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Quy cách mốc điểm góc khu vực hoạt động khoáng sản quy định như sau:
a) Theo quy cách mốc địa giới hành chính cấp xã đối với thăm dò, khai thác khoáng sản rắn;
b) Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa sông, cửa biển, việc cắm mốc thực hiện theo quy định của pháp luật về Đường thủy nội địa hoặc Hàng hải. Trường hợp không thể thực hiện được theo quy định nêu trên thì cắm mốc gửi trên bờ sông theo quy định tại điểm a khoản này.
3. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc nêu tại khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản thông báo bằng văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác bàn giao mốc tại thực địa. Trường hợp khai thác khoáng sản theo Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phải có đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
4. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép hoạt động khoáng sản phải báo báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để xử lý.
5. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác.
6. Trước khi khai thác khoáng sản đi kèm quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định này. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành công tác kiểm tra thực địa, kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đó quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm để tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định.
BENEFITS OF LOCALITIES AND INHABITANTS IN AREAS IN WHICH MINERALS ARE EXTRACTED; PROTECTION OF UNEXTRACTED MINERALS
Article 15. Benefits of localities in which minerals are extracted
1. According to annual actual revenues from mineral extraction, the People's Committee of province shall request People's Council at the same administrative level to ratify an expenditure estimate for the purpose of upgrade and renovation of work items for the locality where minerals are extracted prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Any work item to be upgraded or renovated must meet the following conditions and criteria:
a) It is a road of district or commune directly affected by the transportation of tailings and extracted minerals;
b) It is a welfare work located in the administrative divisions of the district or commune where minerals are extracted, including: schools, health facilities, cultural houses, clean water supply system; environmental treatment works.
Article 16. Benefits of inhabitants in areas in which minerals are extracted
1. Assistance/aid provided for localities and inhabitants in areas where minerals are extracted prescribed in Clause 2 Article 5 of the Law on Mineral shall be directly taken charge by mining entities.
2. The mining entity shall notify the relevant People’s Committee of commune of content, quantity, plans of supported work items; and announce it to the neighborhood/village in order that inhabitants in the areas where minerals are located assign representatives to supervise the execution progress.
3. Expenditures on assistance/aid provided for localities and inhabitants where minerals are extracted shall be included in production costs.
Article 17. Responsibilities of People's Committees to protect unextracted minerals
1. Within the scope of its tasks and powers, a People's Committee shall:
a) Direct relevant People’s Committees of districts to make plans, assign the Service of Natural Resources and Environment to consolidate plans and make a plan for protection of unextracted minerals in the province and send it to the People’s Committee of district for approval according to the expenditure limits prescribed by the Ministry of Finance;
b) Direct People’s Committees of districts and communes; specialized agencies; cooperate with national defense and police authorities to prevent and clear mineral extraction without any license issued by a competent authority (hereinafter referred to as illegal mineral extraction) in the province;
c) Make a final report on protection of unextracted minerals in the province and include it in the annual report on state management of minerals;
d) The President of People’s Committee of province shall be held accountable to the Prime Minister upon the occurrence of illegal mineral extraction against which no action is taken or actions are not taken completely resulting in prolonged illegal mineral extraction.
2. The People's Committee of a district, town, or provincial city (hereinafter referred to as People's Committee of district) shall:
a) Take charge of propagation and initiation of the plan for protection of unextracted minerals in the district;
b) Direct relevant People's Committees of communes, wards and townships (hereinafter referred to as People's Committees of communes) to apply measures to protect unextracted minerals;
c) Carry out the clearance and prevention of illegal mineral extraction immediately upon any discovery or message of such occurrence in the district. The failure to prevent illegal mineral extraction shall be promptly reported to the People’s Committee of the province;
d) A report on protection of unextracted minerals in the district shall be sent to the People’s Committee of the province before every December 15;
dd) The President of People’s Committee of district shall be held accountable to the President of the People’s Committee of province upon the occurrence of illegal mineral extraction against which no action is taken or actions are not taken completely resulting in prolonged illegal mineral extraction.
3. The People’s Committee of commune shall:
a) Raise public awareness of law on minerals; mobilize local inhabitants not to exploit, buy, store, or transport minerals illegally, detect and denounce illegal mining entity; and implement the plan for unextracted minerals in the commune;
b) Detect and adopt solutions for prevention of illegal mineral extraction immediately upon discovery; request the People’s Committee of province or district to direct clearance of such illegal mineral extraction in the cases ultra vires;
c) Send biannual reports on protection of unextracted minerals in the commune to the People’s Committee of district.
Article 18. Main contents of plan for protection of unextracted minerals
A plan for protection of unextracted minerals prescribed in Point a, Clause 1, Article 17 of this Decree shall at least contain:
1. Reality of state management of minerals and mineral activities, including the protection of unextracted minerals in the administrative division at the time of making plan; shortcomings, limitations and reasons.
2. Statistics on quantity, area, co-ordinates of areas of operating mineral exploration, extraction of entities issued with licenses by competent authorities; closed mining areas, mine closure for protection purpose; waste dump of mines subject to closure decision.
Boundaries and areas of minerals that have been investigated and evaluated; national minerals reserves needs to be protected; prohibited areas of mineral activities, temporarily prohibited areas of mineral activities that are approved; areas of dispersed and small-scale minerals that are zoned and announced.
3. Update of information about planning for exploration, extraction, and use of minerals of the province that is amended; information about national planning for minerals that has been approved up to the time of making plan.
4. Regulations on responsibility of the Service of Natural Resources and Environment, the Service of Industry and Trade, the Service of Construction, the Service of Agriculture and Rural development, the Service of Transport, the Service of Culture, Sports and Tourism; military and police authorities in protection of unextracted minerals; the news agencies, press agencies, local television in posting information about state management of minerals and illegal extraction.
5. Regulations on responsibility of People’s Committees of districts and communes; actions against groups or individuals being heads of local government of districts or communes responsible for reoccurrence or prolonged occurrence of illegal mineral extraction, sale, and transportation in the administrative divisions without complete clearance; responsibility of heads of villages for prompt notification of occurrence of illegal mineral extraction in the administrative divisions to the local government of commune/district.
6. Regulations on responsibilities for cooperation between relevant Services and agencies; local government of districts/communes in providing and handling of information and clear illegal mineral extraction; responsibility of agencies receiving information; and processing mechanism of received information.
7. Plans and solutions for implementation; expenditure estimates.
Article 19. Requests for consultation with mineral authorities before submitting planning for socio-economic development for approval
Requests for consultation in writing with mineral authorities before submitting the planning prescribed in Clause 3 Article 17 of the Law on Mineral shall be made as follows:
1. An agency in charge of planning making shall send a request for consultation to the Ministry of Natural Resources and Environment, together with a description of planning and master drawing of the planning.
2. Within 20 days, from the date on which the request for consultation is received, the Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the People's Committee of province where the planning is made and relevant agencies in inspection and send back a written reply which specify the extent of mineral investigation and evaluation; the presence or absence of minerals; planning for exploration, extraction, and use of minerals that are approved in the planned area.
Article 20. Responsibility for protection of unextracted minerals of licensed mining entities
1. With a view to protect unextracted minerals and conduct mineral exploration and extraction in the licensed areas, the licensed mining entities shall demarcate corner points in the exploration and mining areas according to the co-ordinates specified in the mineral exploration license or mining license.
2. Demarcation of corner points in mineral operation areas:
a) According to demarcation of administrative division of communes with respect to solid mineral exploration and extraction,
b) With respect to extraction of sand, gravels in river bed, estuary, estuary, the demarcation shall be conducted in accordance with law on inland waterways or maritime. In case of failure to comply with afore-mentioned regulations the demarcation shall be conducted on river bank as prescribed in Point a of this Clause.
3. Upon the completion of demarcation prescribed in Clause 2 of this Article, the licensed mining entity shall send a notification to Service of Natural Resources and Environment; Service of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the People’s Committee of district or commune where the mineral is extracted in the handover of boundary markers on site. In case of mineral extraction subject to a license issued by the Ministry of Natural Resources and Environment, the presence of a representative of General Department of Geology and Minerals of Vietnam is required.
4. The licensed mining entity shall prevent illegal mineral extraction from happening in the licensed mining areas. Any occurrence of illegal mineral extraction outside the boundaries of licensed mining areas shall be reported to the People’s Committee of district or commune for handling.
5. The licensed mining entity must store and protect the mineral that has been extracted but not used, minerals in waste dump or minerals accompanied that have not recovered during the extraction process.
6. Before extracting minerals accompanied prescribed in Clause 2 Article 2 of this Decree, the mining entity must send a notification to the receiving authority prescribed in Clause 1, Clause 3 Article 47 of this Decree. Within 15 working days, the receiving authority must complete the verification visits on site, verification of relevant documents and request the authority competent to issue mining license to decide the extraction of minerals accompanied to enable the licensed mining entity to fulfill other obligations as prescribed.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực