Chương I Nghị định 158/2016/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 158/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2017 |
Ngày công báo: | 03/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1221 đến số 1222 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản; báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; xác nhận vốn chủ sở hữu; quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản; thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản.
1. Quy định chung
- Theo Nghị định số 158/2016, các thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản. Việc hoàn trả phí phải thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Nghị định 158/NĐ-CP cho phép tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã hoàn trả chi phí và có quyền chuyển nhượng, thừa kế theo quy định.
2. Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
- Việc lập quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng chủ trì lập. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị định số 158/CP hướng dẫn lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở các khu vực phân tán, nhỏ lẻ hoặc ở các bãi thải của mỏ.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, trừ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản urani, thori. Bên cạnh đó, Nghị định 158/2016 còn quy định các điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
3. Khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản
- Nghị định số 158 quy định điều kiện hộ kinh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản như có báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản, có kế hoạch bảo vệ môi trường và quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
- Giấy phép khai thác khoáng sản được xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 158/2016/CP và tổ chức, cá nhân có thể gia hạn đối với Giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
4. Thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản
- Hồ sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan như Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thành phần của hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả giấy phép đối với các hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể tại Nghị định số 158 của Chính phủ.
Nghị định 158/2016/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Khoáng sản có hiệu lực ngày 15/1/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 về hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản; báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; giám đốc điều hành mỏ; xác nhận vốn chủ sở hữu; quy hoạch khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; bảo vệ quyền lợi địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; khu vực khoáng sản và quy định về hoạt động khoáng sản; thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Nghị định này sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 6, điểm b khoản 2 Điều 16; bổ sung khoản 4 Điều 15 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3, Điều 4, Điều 5, khoản 3 Điều 6, Điều 7 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoáng sản độc hại là loại khoáng sản có chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vật Asbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
2. Khoáng sản đi kèm là loại khoáng sản khác, nằm trong khu vực khai thác, thu hồi được khi khai thác khoáng sản chính đã xác định trong Giấy phép khai thác khoáng sản, kể cả khoáng sản khác ở bãi thải của mỏ đang hoạt động mà tại thời điểm đó xác định việc khai thác, sử dụng loại khoáng sản này có hiệu quả kinh tế.
3. Khoáng sản nguyên khai là sản phẩm tài nguyên của khoáng sản, đã khai thác, không còn ở trạng thái tự nhiên nhưng chưa qua đập, nghiền, sàng, phân loại hoặc các hoạt động khác để nâng cao giá trị khoáng sản sau khai thác.
4. Xây dựng cơ bản mỏ là các công việc được xác định trong dự án đầu tư, thiết kế mỏ, gồm: Xây dựng các công trình (nhà cửa, kho tàng, bến bãi v.v...) phục vụ khai thác; xây dựng đường vận chuyển để kết nối vị trí khai thác với hệ thống giao thông khu vực lân cận; tạo mặt bằng đầu tiên để khai thác khoáng sản.
5. Giám đốc điều hành mỏ là người có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật khoáng sản do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản bổ nhiệm hoặc do cá nhân được phép khai thác, người đứng đầu tổ chức được phép khai thác trực tiếp đảm nhiệm.
6. Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác, xác định trong dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và được quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản.
7. Diện tích điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là diện tích được xác định trong đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong diện tích điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản có thể phát hiện và đánh giá được một hoặc nhiều khu vực có khoáng sản.
8. Di sản địa chất là một phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế.
9. Bất khả kháng trong hoạt động khoáng sản là sự kiện khách quan, không thể lường trước; là sự việc mà tổ chức, cá nhân đã áp dụng mọi biện pháp mà không thể tránh, không thể khắc phục, dẫn đến không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.
1. Thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản.
2. Việc hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc mục đích kinh doanh khác phải hoàn trả cho Nhà nước chi phí đã đầu tư. Chi phí phải hoàn trả đối với thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản được xác định căn cứ vào khối lượng các công trình đã thi công trong diện tích đề nghị thăm dò khoáng sản gồm: Khoan, hào, lò, giếng, đo karota lỗ khoan và mẫu xác định chất lượng khoáng sản trong các công trình nêu trên. Chi phí phải hoàn trả đối với thông tin thăm dò khoáng sản là toàn bộ các hạng mục công việc đã thi công trên diện tích đề nghị khai thác khoáng sản. Đơn giá tính hoàn trả được tính theo đơn giá hiện hành tại thời điểm tính;
b) Trường hợp các khu vực đang khai thác theo giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, chi phí phải hoàn trả được xác định trên cơ sở hiện trạng tài nguyên, trữ lượng còn lại tại thời điểm tính, đồng thời căn cứ theo chi phí bình quân tính cho một đơn vị tài nguyên (khi đánh giá tiềm năng khoáng sản) hoặc một đơn vị trữ lượng (khi thăm dò khoáng sản) được xác định theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản này;
c) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư, việc hoàn trả chi phí đã đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức, cá nhân đã đầu tư với tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư ở khu vực hoạt động khoáng sản bị thu hồi giấy phép, giấy phép được trả lại hoặc hết quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mà các bên không tự thỏa thuận được chi phí phải hoàn trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản (dưới đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) quyết định chi phí đã đầu tư phải hoàn trả theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản này;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân đã hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thì việc hoàn trả chi phí thực hiện theo quy định tại điểm d khoản này.
3. Việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về phương pháp xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầu tư.
1. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước đã hoàn trả chi phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và có quyền chuyển nhượng, thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Sau 06 tháng kể từ ngày trữ lượng khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đã hết thời hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp thông tin về khoáng sản ở khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng, trừ trường hợp bất khả kháng. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này có trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò cho tổ chức, cá nhân đã thăm dò trước đó.
1. Nhà nước đầu tư để thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật khoáng sản.
2. Trên cơ sở quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, căn cứ vào yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản thực hiện bằng vốn từ ngân sách nhà nước.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng và các khu vực bị ảnh hưởng, tác động bởi khoáng sản độc hại; đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo và bàn giao tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực và người dân địa phương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo quy định.
1. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Báo cáo kết quả hoạt động thăm dò khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản gồm:
a) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước.
3. Chế độ báo cáo được quy định như sau:
a) Báo cáo định kỳ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện một năm một lần. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;
b) Ngoài chế độ báo cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.
4. Trách nhiệm nộp báo cáo được quy định như sau:
a) Trước ngày 01 tháng 02 hàng năm, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải nộp báo cáo của năm trước đó quy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải nộp báo cáo cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
b) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành báo cáo của năm trước đó quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi bản sao báo cáo cho Sở Công Thương, Sở Xây dựng để phối hợp quản lý;
c) Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam lập báo cáo của năm trước đó quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi bản sao báo cáo cho Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp quản lý.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu các loại báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Giám đốc điều hành mỏ chịu trách nhiệm trong việc điều hành hoạt động khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản; triển khai thực hiện dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoáng sản; các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
2. Ngay sau khi bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi văn bản thông báo cho cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này. Nội dung văn bản thông báo gồm: Thông tin về quyết định bổ nhiệm (trừ trường hợp cá nhân khai thác khoáng sản hoặc người đứng đầu tổ chức được phép khai thác khoáng sản kiêm Giám đốc điều hành mỏ); sơ yếu lý lịch của Giám đốc điều hành mỏ, gửi kèm theo bản chính: Quyết định bổ nhiệm, sơ yếu lý lịch; bản sao các văn bằng chứng chỉ chuyên môn có liên quan của Giám đốc điều hành mỏ.
3. Văn bằng đào tạo của Giám đốc điều hành mỏ quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 62 Luật khoáng sản gồm:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò;
b) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ, kỹ thuật địa chất đối với mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên;
c) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, kỹ thuật địa chất đối với mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên khoáng sản không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp thủ công.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi thông báo Giám đốc điều hành mỏ quy định tại khoản 2 Điều này về Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường đối với Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Đối với doanh nghiệp mới thành lập gồm một trong các văn bản sau:
a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên; điều lệ công ty đối với công ty cổ phần, sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.
2. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Đối với doanh nghiệp thành lập trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: nộp bản sao Báo cáo tài chính của năm gần nhất.
3. Đối với Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm một trong các văn bản sau:
a) Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tổng số vốn do thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã;
b) Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động, vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
1. This Decree provides guidelines for the Law on Mineral No. 60/2010/QH12 on reimbursement of costs of geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration; periodical reports on mineral activities; mine managers; certification of owner’s equity; mineral planning; geological baseline survey of mineral; protection of interests of localities and inhabitants in the places where minerals are extracted, protection of minerals not been extracted; mineral areas and regulations on mineral activities; procedures for mineral operation licenses, approval for mineral deposits and mine closure.,,
2. This Decree amends Clause 2 of Article 3, Clause 1 of Article 6, Point b Clause 2 of Article 16; amends Clause 4 Article 15 of Decree No. 22/2012/ND-CP dated March 26, 2012 of the Government on auction of mining rights; amends Clause 2 of Article 3, Article 4, Article 5, Clause 3 of Article 6, Article 7 of Decree No. 203/2013/ND-CP dated November 28, 2013 of the Government on calculation method and charge for granting the mineral mining rights.
Article 2. Interpretation of terms
For the purposes in this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Toxic mineral is a type of minerals containing one of the following elements: mercury, arsenic, uranium, and thorium, asbestos that when extracted and used can release into the environment the radioactive or toxic substances that exceed the level of Vietnamese technical standard.
2. Minerals accompanied is another type of minerals that is located in the mining areas, recoverable from extraction of main minerals as specified in licenses for mineral extraction, including other minerals in the waste dump of operating mines appeared at the time which the extraction and use of those minerals brings economic efficiency.
3. Crude minerals are products of mineral resources, extracted, no longer in its natural state, but not through beating, crushing, screening, grading or other activities to enhance their value after mining.
4. Mine capital construction is works being determined in a project for investment and design of mines, including: Construction of works (buildings, warehouses, wharves, etc.) used for the purposes of extraction; construction of transport routes to connect the mining areas and transport system of vicinity; preparation of initial premises for mineral extraction.
5. Mine manager is a person whose qualification satisfies the requirements prescribed in Clause 2 Article 62 of the Law on Mineral and he is appointed by an entity entitled to mineral extraction, or is a person entitled to extraction or the head of an organization entitled to extraction.
6. Deposits equivalent to charges for granting mineral extraction right are mineral deposits that are permitted in an extraction design, determined in an investment project or a technical and economic report and specified in a license for mineral extraction.
7. Area of geological baseline survey of mineral is area being determined in a project for geological baseline survey of mineral approved by a competent authority. In the area of geological baseline survey of mineral, one or multiple areas of minerals is/are likely to be found and evaluated.
8. Geological heritage is a part of the geological resources having outstanding value with respect to scientific, educational, aesthetic and economic aspects.
9. Force majeure events in mineral activities are events that are objective and unforeseeable; those are unavoidable or irreparable regardless of any measures adopted, resulting in an entity engaged in mineral operation failing to fulfill or incompletely fulfilling its obligations.
Article 3. Reimbursing the costs of geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration
1. The information of geological baseline survey of mineral that an entity must reimburse the costs when using it is the information for assessing the mineral potential.
2. The reimbursement of the costs to assess the mineral potential and explore the mineral is executed by the following principles:
a) In case the information on assessing the mineral potential and exploring the mineral possessed by the State, or an entity using the information for mineral exploration, extraction, or any other business purposes must reimburse the State the invested costs. The costs to be reimbursed with respect to the information for assessing the mineral potential are defined based on the quantity of work, work items performed in the proposed area of mineral exploration, including: Drilling, trenches, furnace, well, karotaz and samples used for determination of mineral quality in the above-mentioned works. The costs to be reimbursed with respect to information for mineral exploration are defined based on all work items performed in the proposed area of mineral extraction. Reimbursement unit prices shall be determined according to the current unit prices;
b) With regard to an extraction area under a license issued by a competent authority, the costs to be reimbursed shall be determined according to the mineral actuality, remaining deposits at the time of determination, and according to average cost by one resource unit (upon assessment of mineral potential) or one deposit unit (upon mineral exploration) in accordance with the rules prescribed in Point a of this Clause;
c) Any entity that is permitted to explore the mineral by fund from the State budget is not entitled to supply and transfer any information about the mineral exploration results to other entities except for competent authorities as prescribed by the Ministry of Natural Resources and Environment;
d) With regard to the information on assessing the mineral potential, mineral exploration invested by an entity, the reimbursement of invested costs is carried out on the principle of an agreement between the organization and individuals that have invested with the entities using the information and financial obligations to be fulfilled as prescribed by law.
With regard to information on assessing the mineral potential, mineral exploration invested by the entities in the area of mineral activities whose licenses are revoked, returned or their right of priority to propose the grant of the mining license is lost, if parties cannot reach an agreement by themselves of the costs to reimburse, an authority competent to grant licenses as prescribed in the clause 1, clause 2 Article 82 of the Mineral Law (hereinafter referred to as licensing authority) shall decide the invested costs to be reimbursed in the rule prescribed at Point a of this Clause;
dd) In case the entities have reimbursed the State budget for the amount of money invested for the mineral potential assessment, mineral exploration then the reimbursement of costs is carried out as prescribed at point d of this Clause.
3. The imbursement of costs of geological baseline survey of mineral, costs of mineral exploration is carried out in accordance with Point a Clause 2 of this Article before an entity applies for a mining license.
4. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in guidance on methods of determining costs of mineral potential assessment, costs of mineral exploration to be reimbursed, procedures for reimbursement; regulations on collection, control, and use of costs of mineral potential assessment, mineral exploration invested by the State.
Article 4. Use of information on mineral potential assessment, mineral exploration and extraction
1. Any entity is entitled to use the information on the mineral exploration invested by itself or use the information on the mineral potential assessment, mineral exploration and extraction belonging to the State possession that have been reimbursed the costs as prescribed in the Article 3 of this Decree and entitled to transfer and inherit in accordance with the regulation of the law.
2. After 06 months from the day on which the mineral deposits are approved by a competent authority and upon expiry of the mineral exploration license, if an entity entitled to mineral exploration fails to apply for issuance of a mining license, the competent authority is entitled to provide the information on the mineral in that area for other entities for their use, except for force majeure events. The entity that use the information prescribed in Point d, Clause 2, Article 3 of this Decree must reimburse the exploration costs to any entity that has carried out any previous exploration.
Article 5. The state investment for mineral exploration and extraction
1. The State makes investment for exploring and exploiting some kinds of important mineral to serve the objectives of national defense and security or economic and social mission as prescribed in clause 5, Article 3 of the Law on mineral.
2. On the basis of the mineral planning approved, based on the demand serving the objectives of national defense and security or economic and social mission, the Ministry of Natural Resources and Environment take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and the relevant ministries and agencies to evaluate and submit to the Governmental Prime Minister for the approval of the projects of mineral exploration and extraction performed by capital from the State budget.
Article 6. Management of toxic mineral
1. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for investigating, assessing and determining the level of influence and proposing the solutions to prevent the impact of toxic minerals to the environment of the area and the local people where the toxic minerals exist; notifying the People’s Committee of province where the toxic minerals exist to organize the control and protection as prescribed.
2. The People’s Committee of province where the toxic minerals exist is responsible for executing the solutions to prevent the negative impacts of the toxic minerals to the environment of the area and the local people; organizing the control and protection of the unextracted toxic minerals in the local area as prescribed.
Article 7. Reports on mineral operating performance; reports on state management of minerals
1. A report on the mineral operating performance consists of:
a) A report on the mineral exploring performance;
b) A report on the mineral extracting performance.
2. A report on state management of minerals consists of:
a) Report on state management of minerals within the scope of a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province);
b) Report on state management of minerals nationwide.
3. Reporting:
a) Annual reports shall be made in accordance with Clause 1, Clause 2 of this Article. The reporting period begins from 01 January to 31 December inclusive of the reporting year;
b) Apart from the report specified in the Point a of this Clause, when required from a mineral authority, an entity permitted to engage in mineral operation must send an irregular report on the of mineral operation performance to such authority.
4. Responsibility for submitting reports:
a) Before every February 1, each entity permitted to engage in mineral operation must submit the report of the previous year as prescribed in Clause 1 of this Article to the Service of Natural Resources and Environment of the province where the mineral operation are conducted. With regard to an entity that conduct the mineral operation under the License which is granted under the competence of the Ministry of Natural Resources and Environment, that report is also submitted to the General Department of Geology and Minerals of Vietnam;
b) Before every February 15, the Service of Natural Resources and Environment will send a report of the previous year as prescribed at Point a clause 2 of this Article to the People’s Committee of province which forwards such report to the Ministry of Natural Resources and Environment thereafter and send copies of the report to the Service of Industry and Trade and the Service of Construction for cooperation purpose;
c) Before every March 15, the General Department of Geology and Minerals of Vietnam shall send a report of the previous year as prescribed at Point b, Clause 1 of this Article to the Ministry of Natural Resources and Environment which forward such report to the Prime Minister thereafter and send copies of the report to the Service of Industry and Trade, Service of Construction for cooperation purpose.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment specifies forms of reports as prescribed in Clause 1, Clause 2 of this Article.
1. A mine manager shall take responsibility for the administration of extraction in accordance with the mining license; initiate projects for investment and mine design approved in accordance with law on minerals; regulations on labor safety, environment protection in mineral extraction sector.
2. Upon an appointment of a mine manager, the mining entity shall notify a competent authority prescribed in Clause 4 of this Article of such appointment. The notification contains: The decision on appointment (except for the case that a mining person or the head of a licensed mining entity works as the mine manager as a part-time job); curriculum vitae of mine manager enclosed with originals of: Decision on appointment, curriculum vitae; copies of relevant professional degrees/certificates of mine manager.
3. Degrees of a mine manager prescribed in Point d, dd Clause 2 of Article 62 of the Law on Mineral include:
a) A bachelor's degree or equivalent in mine engineering and mine construction in terms of underground mining;
b) A bachelor's degree or equivalent in mine engineering, mine construction, and geotechnical engineering in terms of surface mining;
c) An associate's degree or equivalent in mine engineering, geotechnical engineering in terms of surface mining of nonmetallic minerals without using industrial explosives, or mineral as general building materials by manual methods.
4. The mining entity shall send a notification of appointment of mine manager prescribed in Clause 2 of this Article to General Department of Geology and Minerals of Vietnam in case of a mining license issued within competence of the Ministry of Natural Resources and Environment; or to the Service of Natural Resources and Environment in case of a mining license issued within competent of the People’s Committee of province.
Article 9. Owner’s equity of entities engaging in mineral operation
1. Regarding a newly-established enterprise, one of the following documents is required:
a) A record of capital contribution of founding shareholders in case of a joint-stock company, or of founding members in case of a multiple-member limited liability company; a company’s charter in case of a joint-stock company, a register of members in case of a multiple-member limited liability company;
b) A capital allocation decision of owner in case of a single-member limited liability company in which the owner is an organization.
2. Regarding an operating enterprise:
a) If the enterprise is established within 01 year up to the date on which an application for issuance of mineral exploration license or mining license, it is required to submit a copy of certificate of enterprise registration;
b) If the enterprise is established over 01 year up to the date on which an application for issuance of mineral exploration license or mining license, it is required to submit a copy of last annual financial statement.
3. Regarding a cooperatives or a union of cooperatives, one of the following documents are required:
a) Charter capital of cooperatives, union of cooperatives is total capital contributed or committed to contribute by members of cooperatives or union of cooperatives within a given time and specified in the charter of cooperatives, union of cooperatives as prescribed in the Law on Cooperatives;
b) Operating capital of cooperatives, union of cooperatives includes stakes of members of cooperatives, raised capital, accumulated capital, and funds of cooperatives, union of cooperatives; subsidies of the State, domestic and foreign entities; amounts given or donated and other legitimate revenues as prescribed.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản
Điều 5. Đầu tư của Nhà nước để thăm dò, khai thác khoáng sản
Điều 10. Lập, trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản
Điều 11. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Điều 13. Đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng vốn của tổ chức, cá nhân
Điều 16. Quyền lợi của người dân nơi có khoáng sản được khai thác
Điều 21. Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 22. Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 26. Điều kiện của hộ kinh doanh được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Điều 27. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 28. Thăm dò nâng cấp trữ lượng trong khu vực khai thác khoáng sản
Điều 29. Gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản
Điều 37. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 38. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 39. Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 40. Trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác
Điều 45. Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 50. Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 52. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 54. Hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 56. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 58. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản
Điều 60. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Điều 64. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 66. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
Điều 32. Khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
Điều 45. Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 50. Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 52. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 54. Hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 55. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 56. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 58. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản
Điều 59. Trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản
Điều 60. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
Điều 66. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản