Chương I Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 15/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 03/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2020 |
Ngày công báo: | 16/02/2020 | Số công báo: | Từ số 217 đến số 218 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
NGHỊ ĐỊNH 15/2020/NĐ-CP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Số hiệu: | 15/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 03/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2020 | |
Ngày công báo: | 16/02/2020 | Số công báo: | Từ số 217 đến số 218 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Phạt tiền đến 20 triệu đồng nếu tung tin giả lên Facebook
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong 08 nhóm hành vi tại Khoản 1 Điều 101; đơn cử như:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc…
Bên cạnh việc phạt tiền thì người vi phạm buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm khỏi các trang mạng xã hội.
Lưu ý: Cá nhân có hành vi vi phạm như tổ chức thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 15/04/2020; đồng thời, bãi bỏ Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, Điều 2 Nghị định 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bưu chính;
b) Viễn thông, bao gồm: kinh doanh dịch vụ viễn thông; thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông; quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên viễn thông, Internet; quản lý chất lượng và dịch vụ viễn thông;
c) Tần số vô tuyến điện;
d) Công nghệ thông tin, bao gồm: phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trò chơi điện tử trên mạng, trò chơi điện tử công cộng;
đ) Giao dịch điện tử.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó để xử phạt.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
b) Đại lý cung cấp dịch vụ: bưu chính; viễn thông; trò chơi điện tử trên mạng;
c) Đại lý Internet là tổ chức;
d) Đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; chi nhánh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;
đ) Điểm cung cấp dịch vụ: viễn thông; trò chơi điện tử công cộng;
e) Điểm truy nhập Internet công cộng;
g) Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động;
h) Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng tần số vô tuyến điện;
i) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp sử dụng tần số vô tuyến điện;
k) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài sử dụng tần số vô tuyến điện;
l) Nhà đăng ký tên miền;
m) Đơn vị vận hành hệ thống thông tin;
n) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
o) Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với giấy phép: Bưu chính, Giấy phép Viễn thông, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép thiết lập mạng xã hội, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
d) Trục xuất.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc nộp lại tổng số tiền tương đương tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của Bộ xác định thuê bao (SIM), trường hợp không thể xác định chính xác, số tiền phải nộp lại trên mỗi SIM được áp dụng theo công thức: 100.000 đồng nhân với số tháng vi phạm;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế;
c) Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông;
d) Buộc thu hồi tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN);
đ) Buộc thu hồi mã số quản lý, số cung cấp dịch vụ;
e) Buộc hoàn trả địa chỉ IP, ASN, tên miền;
g) Buộc nộp lại phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép hoặc sử dụng sai nghiệp vụ, phương thức phát;
h) Buộc nộp lại chứng chỉ vô tuyến điện viên;
i) Buộc hoàn trả lại bưu gửi;
k) Buộc thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet;
l) Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu, tem bưu chính;
m) Buộc thu hồi kinh phí đã chi không đúng;
n) Buộc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
o) Buộc nộp lại văn bản cho phép thực hiện hoạt động gia công, sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng;
p) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật.
q) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép do vi phạm quy định của pháp luật.
r) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức. Bổ sung
1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, the power to record administrative violations and the power to impose penalties against administrative violations in the following sectors:
a) Postal services;
b) Telecommunications, including trade in telecommunications services; establishment of telecommunications networks and provision of telecommunications services; planning, design, construction and operation of telecommunications facilities; planning, management and use of telecommunications and internet resources; management of telecommunications quality and services;
c) Radio frequencies;
d) Information technology (IT), including IT industry; investment and procurement; cyberinformation security; prevention of spam emails and messages; social networks, websites, online and public electronic gaming services;
dd) Electronic transactions.
2. Administrative violations in other state management sectors that are related to the sectors specified in Clause 1 of this Article but are not prescribed in this Decree shall be handled according to Decrees on penalties for administrative violations in corresponding sector.
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) that commit administrative violations specified in this Decree.
2. Organizations incurring penalties as prescribed herein include:
a) Enterprises operating in postal services, telecommunications, radio frequencies, information technology and electronic transactions;
b) Providers of postal services, telecommunications services and online gaming services;
c) Organizations acting as Internet agencies;
d) Representatives/ representative offices of foreign postal service providers; branches of postal service providers;
dd) Points of telecommunications services (hereinafter referred to as “POS”); points of public electronic gaming services;
e) Public Internet access points;
g) Providers of cellular network-based information services;
h) Entities operating in radio and television broadcasting with use of radio frequencies;
i) Administrative units, social organizations and socio-political organizations that use radio frequencies;
k) Non-governmental organizations (NGOs) that use radio frequencies;
l) Domain name registrars;
m) Information system operators;
n) Regulatory authorities committing violations that are not related to their assigned management tasks;
o) Organizations other than regulatory authorities that commit the violations in sectors specified in Clause 1 Article 1 hereof.
Article 3. Penalties and remedial measures
1. Primary penalties:
a) Warnings;
b) Fines.
2. Depending on the nature and severity of each administrative violation, the violating entity may face one or some of the following additional penalties:
a) The following license shall be suspended for a fixed period of 01-24 months: Postal service license, telecommunications license, license for establishment of telecommunications network, submarine cable installation license, license to use radio frequencies, license for trading in cyberinformation security products and services, license for establishment of social network, license to provide G1 gaming services, license to provide public digital signature certification services, and practicing license/certificate.
b) The exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations in postal services, telecommunications, radio frequencies, IT and electronic transactions sectors shall be confiscated;
c) The violating entity’s operation shall be suspended for a fixed period of 01 - 24 months;
d) Deportation.
3. In addition to the primary and additional penalties, the violating entity shall be also liable to one or some of the following remedial measures:
a) Enforced return of total amounts subscribed to primary accounts of Subscriber Identity Modules (SIM). If it is unable to determine the exact amounts of money paid to SIM cards, the amount payable on each SIM shall be calculated by adopting the following formula: VND 100,000 x the number of months in which the violation occurs;
b) Enforced repurposing or recycling;
c) Enforced recall of subscriber numbers, prefixes and telecommunications numbers;
d) Enforced recall of Internet resources, Internet Protocol (IP) addresses and Autonomous System Number (ASN);
dd) Enforced recall of management codes, service-providing codes;
e) Enforced return of IP addresses, ASNs and domain names;
g) Enforced return of fees for use of radio frequencies for the period during which radio frequencies have been used without a valid license or for unlicensed operations or with unlicensed transmission method;
h) Enforced return of radio operator certificates;
i) Enforced return of postal items;
k) Enforced payment of the successful bid for the rights to use Internet resources;
l) Enforced re-export of articles and/or goods prohibited from import/postage stamps;
m) Enforced recovery of improperly spent funding;
n) Enforced invalidation of results of auction of rights to use radio frequencies;
o) Enforced return of written permission for processing/repair of used IT products;
p) Enforced removal of incorrect or misleading information or information infringing laws.
q) Proposed revocation of license due to the commission of violation.
r) Enforced return of written certification of notification of postal operations.
Article 4. Fines and power to impose fines
1. The maximum fine for an administrative violation in postal services or electronic transactions sector imposed upon an individual is VND 40,000,000.
2. The maximum fine for an administrative violation in telecommunications, radio frequencies or IT sector imposed upon an individual is VND 100,000,000.
3. The fines prescribed in Chapter II to Chapter VII hereof are imposed for administrative violations committed by organizations, except the administrative violations mentioned in Article 106 hereof. The fine imposed on an individual shall be half the one imposed on an organization for committing the same violation.
4. The fines imposed by the competent persons prescribed in Chapter VIII hereof are incurred by organizations; the fine that a competent person may impose upon an individual shall be half the one he/she imposes on an organization for the same violation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực