Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
Số hiệu: | 25/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/04/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2011 |
Ngày công báo: | 21/04/2011 | Số công báo: | Từ số 215 đến số 216 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Viễn thông đối với các hoạt động viễn thông sau đây:
a) Đầu tư, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ viễn thông;
b) Thiết lập mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông;
c) Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích;
d) Quản lý việc cấp phép, kết nối, giá cước, phí, lệ phí, tài nguyên, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
đ) Quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động viễn thông tại Việt Nam.
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông trên phạm vi cả nước, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
a) Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông;
b) Thực hiện quản lý thị trường viễn thông, quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và hoạt động viễn thông công ích; tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông;
c) Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về viễn thông theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
1. Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.
1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông dưới hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.
2. Trường hợp đầu tư trực tiếp để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
3. Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch tài nguyên viễn thông; quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn đầu tư;
b) Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định này.
4. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
3. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng phải thực hiện thủ tục thẩm tra, chấp thuận chủ trương đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Ngoài các nội dung thẩm tra theo quy định pháp luật về đầu tư, đối với dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông cần thẩm tra thêm các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Hồ sơ dự án đầu tư, quy trình, thủ tục đăng ký, thẩm tra đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
1. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
c) Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
2. Thẩm quyền, thủ tục xử lý việc tập trung kinh tế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
a) Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% của một thị trường dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp chiếm trên 50% thị trường dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định chấp thuận miễn trừ sau khi có văn bản chấp thuận miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh, Bộ Công thương gửi hồ sơ tới Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Công thương.
1. Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông phát sinh trực tiếp trong quá trình thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm:
a) Tranh chấp về kết nối viễn thông;
b) Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Tranh chấp về thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông;
d) Các tranh chấp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm tổ chức hiệp thương giữa các bên. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia hiệp thương. Kết quả hiệp thương phải được lập thành văn bản;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hiệp thương, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ra quyết định giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Mạng viễn thông bao gồm:
1. Mạng viễn thông cố định mặt đất.
2. Mạng viễn thông cố định vệ tinh.
3. Mạng viễn thông di động mặt đất.
4. Mạng viễn thông di động vệ tinh.
5. Các mạng viễn thông khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
1. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
a) Dịch vụ thoại;
b) Dịch vụ fax;
c) Dịch vụ truyền số liệu;
d) Dịch vụ truyền hình ảnh;
đ) Dịch vụ nhắn tin;
e) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
g) Dịch vụ kênh thuê riêng;
h) Dịch vụ kết nối Internet;
i) Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
a) Dịch vụ thư điện tử;
b) Dịch vụ thư thoại;
c) Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
d) Dịch vụ truy nhập Internet;
đ) Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức thanh toán giá cước, dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều này có thể được phân ra chi tiết hoặc kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể gắn với các yếu tố nêu trên.
4. Căn cứ vào nguyên tắc phân loại dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, tình hình phát triển thị trường và chính sách quản lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
1. Hàng hóa viễn thông chuyên dùng là hàng hóa gắn liền với việc cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông phát hành, bao gồm:
a) Thiết bị có gắn số thuê bao viễn thông;
b) Thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông;
c) Hàng hóa viễn thông chuyên dùng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Tổ chức, cá nhân khuyến mại hàng hóa viễn thông chuyên dùng phải thực hiện quy định tại Nghị định này và pháp luật về thương mại.
3. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam phải đăng ký và tuân thủ các điều kiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Thiết bị vô tuyến điện khi nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết bị vô tuyến điện phải thực hiện quản lý chất lượng viễn thông theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định này.
1. Cung cấp dịch vụ viễn thông là việc sử dụng thiết bị, thiết lập hệ thống thiết bị viễn thông tại Việt Nam để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình khởi phát, xử lý, chuyển tiếp, định tuyến, kết cuối thông tin cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua việc giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ đất liền Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó có loại hình dịch vụ viễn thông quốc tế.
3. Căn cứ vào thông lệ quốc tế, các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, hàng hải và yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và hướng dẫn việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông qua biên giới đối với tàu, thuyền, máy bay trên vùng trời, vùng biển của Việt Nam và các trường hợp đặc biệt khác.
1. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định cho người sử dụng tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông.
2. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ, phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động, doanh nghiệp phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể việc bán lại dịch vụ viễn thông.
1. Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
2. Hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết bằng lời nới, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
3. Đối với một số dịch vụ viễn thông trong Danh mục dịch vụ viễn thông phải có hợp đồng mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu và đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp sau khi được chấp thuận.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông phải có hợp đồng mẫu, quy định thủ tục đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu.
1. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
a) Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ viễn thông trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường;
b) Bảo đảm quyền truy nhập dịch vụ bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân, đồng thời theo từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ cung cấp thiết bị đầu cuối và dịch vụ viễn thông công ích cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác;
c) Việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, thiết bị đầu cuối và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện thông qua doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, doanh nghiệp sản xuất thiết bị đầu cuối hoặc trực tiếp tới người sử dụng dịch vụ viễn thông.
2. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về viễn thông công ích trên phạm vi cả nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
3. Mức đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đối với các dịch vụ viễn thông phải trích nộp doanh thu tối đa không quá 5% doanh thu dịch vụ viễn thông đó. Khoản đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ viễn thông phải trích nộp doanh thu vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và mức đóng góp đối với từng dịch vụ trong Danh mục này.
1. Khi giao kết hợp đồng, thuê bao viễn thông có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp viễn thông các thông tin sau đây:
a) Đối với thuê bao là cá nhân: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân đối với người có quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu đối với người có quốc tịch nước ngoài;
b) Đối với thuê bao là tổ chức: Tên tổ chức; địa chỉ hoạt động; số, ngày quyết định thành lập; số, ngày cấp giấy phép hoạt động hoặc số, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đứng tên đại diện giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông.
2. Đăng ký thông tin thuê bao
Việc đăng ký thông tin thuê bao được thực hiện tại điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ của doanh nghiệp viễn thông hoặc tại đại lý được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao (sau đây gọi chung là điểm đăng ký thông tin thuê bao). Điểm đăng ký thông tin thuê bao phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có địa điểm giao dịch xác định;
b) Có đủ trang thiết bị để lưu giữ và chuyển thông tin thuê bao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Có nhân viên giao dịch được doanh nghiệp viễn thông tập huấn, đào tạo về quy trình, thủ tục đăng ký thông tin thuê bao;
d) Các điều kiện khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
a) Chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao có trách nhiệm lưu giữ thông tin thuê bao đã đăng ký theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
b) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu để thu thập, lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; cung cấp thông tin thuê bao và kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thông tin thuê bao chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
b) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về viễn thông;
c) Phục vụ hoạt động quản lý nghiệp vụ, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông;
d) Các mục đích khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể việc đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao.
1. Doanh nghiệp viễn thông chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu, dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường, dịch vụ viễn thông công ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này;
c) Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ nhưng không chấm dứt hoạt động phải bảo đảm cung cấp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các dịch vụ viễn thông thay thế, hoặc chuyển người sử dụng dịch vụ sang sử dụng dịch vụ viễn thông tương ứng của doanh nghiệp viễn thông khác, hoặc thỏa thuận bồi thường cho người sử dụng dịch vụ;
d) Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ do chấm dứt hoạt động thì phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng.
1. Doanh nghiệp viễn thông không phải là doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông phải gửi hồ sơ thông báo ngừng kinh doanh dịch vụ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày làm việc trước ngày dự định ngừng kinh doanh.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu, dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường, dịch vụ viễn thông công ích nhưng không chấm dứt hoạt động phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.
3. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông do chấm dứt hoạt động phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định phương án tổ chức lại doanh nghiệp hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Trên cơ sở văn bản trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
4. Thông báo ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông nêu tại Khoản 1 Điều này phải bao gồm các thông tin sau:
a) Dịch vụ ngừng kinh doanh, thời gian bắt đầu ngừng kinh doanh, lý do ngừng kinh doanh, phạm vi ngừng kinh doanh;
b) Biện pháp và cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan.
5. Hồ sơ đề nghị ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông nêu tại các khoản 2, 3 Điều này bao gồm:
a) Đơn đề nghị ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Báo cáo tình hình kinh doanh đối với dịch vụ dự kiến ngừng kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, số người sử dụng dịch vụ;
c) Biện pháp và cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan;
d) Phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp, biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng trong trường hợp ngừng kinh doanh do chấm dứt hoạt động.
6. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông ít nhất 30 ngày trước khi chính thức ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông.
7. Trường hợp phải sửa đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông do ngừng kinh doanh dịch vụ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc sửa đổi giấy phép theo quy định tại các khoản 1, 3 Điều 24 Nghị định này.
8. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm hoàn trả tài nguyên viễn thông đã được phân bổ đối với dịch vụ hoặc phần dịch vụ ngừng kinh doanh (nếu có).
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;
đ) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông ngoài trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng ngoài trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết các quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông; Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Viễn thông về vốn pháp định, mức cam kết đầu tư và bảo đảm thực hiện giấy phép đối với việc cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hoặc thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao.
1. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Thiết lập mạng trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vốn pháp định: 5 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 15 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
b) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
c) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
2. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (từ 15 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 100 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 300 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép;
b) Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam; mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
1. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Vốn pháp định: 20 tỷ đồng Việt Nam;
b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 60 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép.
2. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo) phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Vốn pháp định: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 1.000 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 3.000 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
3. Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư như sau:
a) Vốn pháp định: 500 tỷ đồng Việt Nam;
b) Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 2.500 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên và ít nhất 7.500 tỷ đồng Việt Nam trong 15 năm để phát triển mạng viễn thông theo quy định tại giấy phép.
Doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và cam kết đầu tư như sau:
1. Vốn pháp định: 30 tỷ đồng Việt Nam;
2. Mức cam kết đầu tư: Ít nhất 100 tỷ đồng Việt Nam trong 3 năm đầu tiên để phát triển mạng viễn thông với quy mô, phạm vi quy định tại giấy phép.
1. Doanh nghiệp viễn thông không thực hiện đúng các nội dung quy định tại giấy phép viễn thông hoặc cam kết của doanh nghiệp khi đề nghị cấp phép phải nộp tiền phạt vi phạm thực hiện giấy phép như sau:
a) Đối với giấy phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông; giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động mắt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện; giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất không sử dụng băng tần số vô tuyến điện; giấy phép thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh; giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động vệ tinh: Mức phạt tối đa không quá 1% mức cam kết đầu tư trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép nhưng không thấp hơn 150 triệu đồng Việt Nam;
b) Đối với giấy phép thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông; giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng băng tần số vô tuyến điện: Trước khi nhận giấy phép, doanh nghiệp phải gửi số tiền tương ứng 5% mức cam kết đầu tư trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép vào tài khoản do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định để trích nộp phạt nếu vi phạm. Mức phạt tối đa không quá 5% mức cam kết đầu tư trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép nhưng không thấp hơn 3 tỷ đồng Việt Nam.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể nội dung và mức phạt vi phạm thực hiện giấy phép viễn thông.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông phải gửi 5 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
c) Bản sao có chứng thực điều lệ của doanh nghiệp;
d) Xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản hợp pháp chứng minh về vốn pháp định;
đ) Kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Dự báo và phân tích thị trường; phương án kinh doanh; doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư, phương án huy động vốn; nhân lực;
e) Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Cấu hình mạng lưới, thiết bị theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng lưới, thiết bị; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn, an ninh thông tin;
g) Văn bản cam kết thực hiện giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 5 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;
c) Bản sao có chứng thực điều lệ của doanh nghiệp;
d) Kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Loại hình dịch vụ; phạm vi cung cấp dịch vụ; chất lượng dịch vụ; giá cước dịch vụ; dự báo và phân tích thị trường, doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư, phương án huy động vốn; nhân lực; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh dịch vụ;
đ) Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Cấu hình mạng viễn thông sẽ sử dụng theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng và thiết bị viễn thông; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; kết nối viễn thông; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ; biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin;
e) Dự thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông mẫu đối với các dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
3. Trường hợp doanh nghiệp đồng thời đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp một loại hình dịch vụ viễn thông cụ thể, hồ sơ đề nghị cấp phép có thể được gộp chung thành một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung nêu tại các khoản 1, 2 Điều này.
4. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ
a) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ;
b) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cho doanh nghiệp. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 19 và Khoản 3 Điều 20 Nghị định này, doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm thực hiện giấy phép theo thông báo của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
c) Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp đề nghị cấp phép biết.
5. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm các thông tin chính sau đây:
a) Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có); địa điểm trụ sở chính, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
b) Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép;
c) Loại mạng viễn thông, phạm vi thiết lập mạng viễn thông (nếu có);
d) Phạm vi kinh doanh dịch vụ, loại hình dịch vụ được phép kinh doanh (nếu có);
đ) Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp phải tuân thủ khi thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông.
6. Công bố nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp phải đăng trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản 5 Điều này.Bổ sung
1. Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp đã được cấp phép phải làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông khi có những thay đổi sau:
a) Thay đổi tên doanh nghiệp được cấp phép;
b) Thay đổi phạm vi thiết lập mạng viễn thông, phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông, loại hình dịch vụ đã được cấp phép theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Các trường hợp thay đổi khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp không phải làm thủ tục sửa đổi giấy phép viễn thông nhưng phải thông báo cho cơ quan cấp phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức thay đổi.
3. Thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
a) Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải gửi 3 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp; báo cáo mô tả chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung và các tài liệu có liên quan khác;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định và quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp đề nghị sửa đổi, bổ sung biết.
a) Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông muốn gia hạn giấy phép phải gửi 3 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày trước ngày giấy phép hết hạn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;
b) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép bao gồm: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; báo cáo việc thực hiện giấy phép;
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định và quyết định gia hạn hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định gia hạn giấy phép trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp đề nghị gia hạn biết.
5. Việc công bố nội dung sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Nghị định này. Bổ sung
1. Cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển phải gửi 5 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Đề án lắp đặt cáp viễn thông trên biển trong đó xác định rõ tính chất, mục tiêu và phạm vi của tuyến cáp, các vấn đề liên quan đến khảo sát biển và hoạt động ngầm dưới biển; danh sách thành viên góp vốn đầu tư tuyến cáp; thiết kế kỹ thuật và vị trí địa lý, dự kiến tọa độ tuyến cáp viễn thông đề nghị lắp đặt; phương án tổ chức thi công và phương án bảo đảm an ninh, môi trường biển.
2. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; gửi hồ sơ đến Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép biết;
c) Căn cứ vào giấy phép đã cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông phối hợp với Bộ Tổng tham mưu của Bộ Quốc phòng cho phép tàu, thuyền vào vùng biển Việt Nam để khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa tuyến cáp viễn thông trên biển theo giấy phép và các quy định của pháp luật.
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
a) Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, tổ chức được cấp phép phải gửi 5 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi có thay đổi về tên tổ chức được cấp phép, thay đổi thông tin về tuyến cáp được lắp đặt.
Đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính, tổ chức được cấp phép không phải làm thủ tục sửa đổi giấy phép viễn thông nhưng phải thông báo cho cơ quan cấp phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức thay đổi.
b) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép bao gồm: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; báo cáo mô tả chi tiết nội dung bổ sung, sửa đổi và các tài liệu có liên quan khác. Tổ chức nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ;
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối và các yêu cầu cần triển khai cho tổ chức đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép biết.
4. Gia hạn giấy phép
a) Tổ chức được cấp phép lắp đặt tuyến cáp viễn thông trên biển muốn gia hạn giấy phép phải gửi 5 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 90 ngày trước ngày giấy phép hết hạn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ. Hồ sơ đề nghị gia hạn gồm: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; báo cáo việc thực hiện giấy phép;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét gia hạn trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không vượt quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức đề nghị gia hạn giấy phép biết.
1. Cấp phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phải gửi 3 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đề nghị cấp phép;
c) Bản sao có chứng thực điều lệ, văn bản quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên (nếu có);
d) Đề án thiết lập mạng, trong đó nêu rõ: Mục đích thiết lập mạng; cấu hình mạng; chủng loại thiết bị; dịch vụ sử dụng; thành viên của mạng (nếu có); phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng; tần số, mã, số viễn thông đề nghị sử dụng (nếu có); trang thiết bị và biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
2. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định, xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức đề nghị cấp phép biết. trường hợp có những vấn đề phát sinh đòi hỏi phải thẩm tra thêm thì thời hạn xét cấp phép có thể kéo dài nhưng không được quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với hồ sơ thiết lập mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.
3. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép
a) Trong thời hạn hiệu lực của giấy phép, tổ chức được cấp phép phải gửi 3 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép qua đường bưu chính, gửi trực tiếp hoặc dưới hình thức khác tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông khi có thay đổi về tên tổ chức được cấp phép, danh sách thành viên của mạng, cấu hình mạng, phạm vi hoạt động của mạng, loại hình dịch vụ cung cấp.
Đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính, tổ chức được cấp phép không phải làm thủ tục sửa đổi giấy phép viễn thông nhưng phải thông báo cho cho cơ quan cấp phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức thay đổi.
b) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép bao gồm: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; mô tả chi tiết nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung; các tài liệu khác có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép;
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định và xét cấp sửa đổi, bổ sung hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp phép sửa đổi, bổ sung, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối và các yêu cầu cần thực hiện cho tổ chức đề nghị cấp phép biết.
4. Gia hạn giấy phép
a) Tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng muốn gia hạn giấy phép phải gửi 3 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép;
b) Hồ sơ đề nghị gia hạn gồm đơn đề nghị gia hạn theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, báo cáo việc thực hiện giấy phép;
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định, xét gia hạn hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét gia hạn trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức đề nghị gia hạn biết.
1. Cấp phép thử nghiệm
Tổ chức muốn thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông phải gửi 3 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép thiết lập thử nghiệm mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Đề án thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, trong đó xác định rõ: Mục đích, phạm vi, quy mô đầu tư, thời hạn thử nghiệm; cấu hình mạng, loại hình dịch vụ, bên hợp tác cùng thử nghiệm (nếu có); giá cước dự định, (nếu có); tần số, kho số đề nghị được phép thử nghiệm (nếu có); các điều khoản, điều kiện để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng nếu sau khi kết thúc thời hạn cung cấp thử nghiệm dịch vụ, doanh nghiệp không đưa dịch vụ vào cung cấp chính thức.
2. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định, xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức đề nghị cấp phép thử nghiệm biết.
3. Gia hạn giấy phép
a) Tổ chức được cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông muốn gia hạn giấy phép phải gửi 3 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ. Hồ sơ đề nghị gia hạn bao gồm: Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; báo cáo việc thực hiện giấy phép;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định, xét cấp gia hạn hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp gia hạn giấy phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức đề nghị gia hạn biết.
4. Kết thúc thời gian thử nghiệm, tổ chức đã được cấp phép có trách nhiệm tổng kết, hoàn chỉnh hồ sơ thử nghiệm và báo cáo kết quả thử nghiệm cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
5. Sau thời gian thử nghiệm, tổ chức đã được cấp phép muốn đưa mạng viễn thông, dịch vụ viễn thông vào khai thác chính thức phải đề nghị cấp giấy phép viễn thông.
Trường hợp giấy phép viễn thông bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, tổ chức đã được cấp phép phải gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xét cấp lại hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại giấy phép trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép. Tổ chức được cấp lại giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp lệ phí cấp lại giấy phép theo quy định.
1. Doanh thu viễn thông bao gồm doanh thu hàng hóa viễn thông chuyên ngành và doanh thu dịch vụ viễn thông.
2. Doanh thu hàng hóa viễn thông chuyên dùng là doanh thu thu được từ việc kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này được phản ánh trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp viễn thông.
3. Doanh thu dịch vụ viễn thông là doanh thu thu được từ việc kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại Điều 9 Nghị định này được phản ánh trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp viễn thông, bao gồm:
a) Doanh thu giá cước áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Doanh thu chênh lệch thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông;
c) Doanh thu chênh lệch thanh toán quốc tế giữa doanh nghiệp viễn thông với các đối tác nước ngoài;
d) Doanh thu khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Doanh thu dịch vụ viễn thông quy định tại Khoản 3 Điều này được sử dụng để xác định thị phần của doanh nghiệp viễn thông, tính khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và nộp phí quyền hoạt động viễn thông.
1. Phí quyền hoạt động viễn thông được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Viễn thông nhằm thi hành chính sách của Nhà nước về viễn thông trong từng thời kỳ và bảo đảm bù đắp chi phí cho công tác quản lý viễn thông. Khoản nộp phí quyền hoạt động viễn thông được hạch toán vào chi phí kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
2. Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo nguyên tắc sau:
a) Doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng: Nộp hằng năm theo mức cố định, mức nộp tùy thuộc vào loại mạng viễn thông, phạm vi, quy mô mạng viễn thông, số lượng, giá trị tài nguyên viễn thông cần phân bổ để thiết lập mạng và mức độ sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;
b) Doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông: Nộp hằng năm theo tỷ lệ phần trăm doanh thu các dịch vụ viễn thông quy định tại giấy phép, mức nộp tối đa không quá 1% doanh thu các dịch vụ viễn thông nhưng không thấp hơn một mức cố định tùy theo dịch vụ được phép cung cấp và số lượng, giá trị tài nguyên viễn thông cần phân bổ;
c) Tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông: Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép;
d) Tổ chức được cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển: Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép và cho mỗi lần tàu vào khảo sát, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp.
3. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp đầy đủ, đúng hạn phí quyền hoạt động viễn thông theo thông báo của cơ quan cấp phép.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông.
1. Để bảo đảm tần số vô tuyến điện, kho số viễn thông được sử dụng một cách có hiệu quả, băng tần số, số thuê bao viễn thông chỉ được phân bổ cho các doanh nghiệp có giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng sau đây:
a) Mạng viễn thông cố định mặt đất thiết lập trên phạm vi khu vực hoặc toàn quốc;
b) Mạng viễn thông di động mặt đất thiết lập trên phạm vi toàn quốc;
c) Mạng viễn thông cố định vệ tinh;
d) Mạng viễn thông di động vệ tinh.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức bán lại dịch vụ được thuê lại số thuê bao của các doanh nghiệp viễn thông đã được phân bổ số thuê bao viễn thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và hướng dẫn việc phân bổ băng tầng số, số thuê bao viễn thông cho các tổ chức có giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng.
1. Số thuê bao viễn thông là một chuỗi các chữ số (hoặc các ký tự) chỉ thị điểm kết cuối duy nhất trong mạng viễn thông bao gồm các thông tin cần thiết để định tuyến cuộc gọi tới điểm kết cuối đó.
2. Đổi số thuê bao viễn thông là việc tổ chức thực hiện thay đổi độ dài, cấu trúc số thuê bao viễn thông đang được sử dụng trên mạng viễn thông.
3. Việc đổi số thuê bao viễn thông được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tăng dung lượng số thuê bao viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao;
b) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả;
c) Điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi quy hoạch kho số viễn thông quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi về công nghệ và chính sách phát triển viễn thông;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Doanh nghiệp viễn thông khi đổi số thuê bao viễn thông có trách nhiệm:
a) Xây dựng và triển khai kế hoạch đổi số thuê bao viễn thông của doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch kho số viễn thông hoặc kế hoạch đổi số thuê bao đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;
b) Thông báo việc đổi số thuê bao viễn thông trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian ít nhất 60 ngày trước khi tiến hành đổi số thuê bao viễn thông;
c) Hướng dẫn người sử dụng dịch vụ viễn thông cách thức quay số sau khi tiến hành đổi số thuê bao viễn thông;
d) Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông khác thực hiện việc đổi số thuê bao viễn thông;
đ) Triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa việc mất liên lạc (nếu có) trước, trong và sau quá trình đổi số thuê bao viễn thông;
e) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về kết quả đổi số thuê bao viễn thông.
5. Doanh nghiệp viễn thông không phải bồi thường thiệt hại gián tiếp hoặc nguồn lợi không thu được do việc đổi số thuê bao viễn thông.
1. Đổi số thuê bao viễn thông nhưng không thay đổi độ dài, cấu trúc số thuê bao viễn thông:
a) Trường hợp doanh nghiệp viễn thông đổi dưới 10.000 số thuê bao viễn thông đã cấp cho thuê bao viễn thông trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng không thay đổi độ dài, cấu trúc số thuê bao viễn thông và bảo đảm phù hợp với quy hoạch đánh số viễn thông quốc gia: Doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc đổi số thuê bao viễn thông theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định này và báo cáo với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
b) Trường hợp doanh nghiệp viễn thông đổi trên 10.000 số thuê bao viễn thông đã cấp cho thuê bao viễn thông hoặc phạm vi đổi số thuộc hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên nhưng không thay đổi độ dài, cấu trúc số thuê bao viễn thông và phù hợp với quy hoạch đánh số viễn thông quốc gia: Doanh nghiệp viễn thông phải gửi hồ sơ đề nghị tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 90 ngày trước ngày đổi số thuê bao viễn thông và chỉ tiến hành đổi số thuê bao viễn thông sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
c) Hồ sơ đề nghị đổi số thuê bao viễn thông bao gồm: Đơn đề nghị đổi số thuê bao viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; kế hoạch đổi số thuê bao viễn thông, trong đó nêu rõ phạm vi đổi số, số lượng thuê bao sẽ đổi số, thời gian đổi số dự kiến; phương án kỹ thuật, bao gồm cả phương án thử nghiệm thực hiện việc đổi số, giải pháp nhằm hạn chế việc mất liên lạc trong và sau quá trình đổi số;
d) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận, xử lý hồ sơ nêu tại Điểm c Khoản này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận việc đổi số, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp biết.
2. Đổi số thuê bao viễn thông có thay đổi độ dài, cấu trúc số thuê bao viễn thông:
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đổi số thuê bao viễn thông và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt; tổ chức và chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thực hiện kế hoạch đổi số thuê bao viễn thông đã được phê duyệt.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và tần số vô tuyến điện bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật về:
1. Thiết bị đầu cuối.
2. Thiết bị mạng.
3. Thiết bị đo lường tính giá cước.
4. Kết nối mạng viễn thông.
5. Dịch vụ viễn thông.
6. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
7. Chất lượng phát xạ của thiết bị vô tuyến điện.
8. An toàn bức xạ vô tuyến điện của thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, đài vô tuyến điện.
9. An toàn tương thích điện từ của thiết bị vô tuyến điện, thiết bị viễn thông, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện và thiết bị điện, điện tử.
10. Lắp đặt, vận hành, đo kiểm thiết bị mạng, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, quản lý dịch vụ viễn thông.
11. Các quy chuẩn kỹ thuật viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Việc đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị, mạng, dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được thực hiện như sau:
a) Thiết bị đầu cuối, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị điện, điện tử thuộc danh mục thiết bị viễn thông, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị điện, điện tử có khả năng gây mất an toàn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy hoặc công bố hợp quy đối với từng chủng loại thiết bị và sử dụng dấu hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường hoặc kết nối vào mạng viễn thông công cộng;
b) Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, kết nối mạng viễn thông, dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào cung cấp, sử dụng phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy theo quy định.
2. Kiểm định thiết bị viễn thông là việc đo kiểm, chứng nhận hoặc công bố sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật viễn thông của thiết bị viễn thông đã được lắp đặt trước khi đưa vào hoạt động. Việc kiểm định thiết bị viễn thông được thực hiện như sau:
a) Thiết bị mạng thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào hoạt động phải thực hiện việc đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định;
b) Thiết bị đo lường tính giá cước thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào hoạt động phải được thực hiện thủ tục đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp theo quy định;
c) Đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện việc đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Quy định cụ thể về hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật và kiểm định thiết bị viễn thông;
b) Chỉ định, thừa nhận tổ chức chứng nhận sự phù hợp, đơn vị đo kiểm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực viễn thông và tần số vô tuyến điện.
1. Doanh nghiệp viễn thông không được khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường viễn thông, bán phá giá dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng.
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng được khuyến mại theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông chuyên dùng.
3. Doanh nghiệp viễn thông không được khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, giảm giá bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Nhà nước quy định giá cụ thể. Doanh nghiệp viễn thông không được khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, giảm giá bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng xuống thấp hơn mức tối thiểu đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu.
4. Nhãn hiệu dịch vụ viễn thông, nhãn hiệu hàng hóa viễn thông chuyên dùng được quy định theo Danh mục dịch vụ viễn thông, Danh mục hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
5. Mức giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng không được vượt quá 50% giá của đơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại trừ các trường hợp sau:
a) Cung cấp dịch vụ viễn thông, đưa hàng hóa viễn thông chuyên dùng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
b) Cung cấp dịch vụ viễn thông, tặng hàng hóa viễn thông chuyên dùng cho khách hàng không thu tiền, không kèm theo việc cung cấp dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng;
c) Cung cấp dịch vụ viễn thông, bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
d) Cung cấp dịch vụ viễn thông, bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
đ) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên.
6. Tổng giá trị tối đa của dịch vụ, hàng hóa dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng được khuyến mại trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức đưa hàng viễn thông chuyên dùng mẫu, cung cấp dịch vụ viễn thông mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
7. Hình thức khuyến mại giảm giá đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng bao gồm:
a) Cung cấp dịch vụ viễn thông, bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng với giá thấp hơn trước đó;
b) Sử dụng đơn vị dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng để khuyến mại cho chính đơn vị dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng đó khi giữ nguyên giá bán;
c) Khuyến mại bằng hình thức cung cấp dịch vụ viễn thông, bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng có kèm theo phiếu sử dụng của chính dịch vụ viễn thông, phiếu mua của chính hàng hóa viễn thông chuyên dùng đó.
d) Các hình thức khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
8. Tổng thời gian doanh nghiệp viễn thông thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với một nhãn hiệu dịch vụ viễn thông, nhãn hiệu hàng hóa viễn thông chuyên dùng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông không được vượt quá 90 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày.
9. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu dịch vụ viễn thông, nhãn hiệu hàng hóa viễn thông chuyên dùng khi thực hiện chương trình khuyến mại cung cấp dịch vụ viễn thông, bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi không được vượt quá 180 ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 ngày.
1. Chỉ doanh nghiệp viễn thông được phép khuyến mại đối với các dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông chuyên dùng.
2. Doanh nghiệp viễn thông có thể trực tiếp tổ chức thực hiện khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng của doanh nghiệp theo thỏa thuận với doanh nghiệp đó. Trường hợp thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại dịch vụ, hàng hóa viễn thông chuyên dùng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm việc khuyến mại được thực hiện theo đúng chương trình khuyến mại đã thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khuyến mại.
3. Đại lý kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng của doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện khuyến mại theo đúng chương trình khuyến mại mà doanh nghiệp viễn thông đã thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khuyến mại.
4. Khi thực hiện chương trình khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng, doanh nghiệp viễn thông phải thông báo với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và Sở Thông tin và Truyền thông địa phương. Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá đối với các dịch vụ trong Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký giá cước, doanh nghiệp viễn thông phải đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
5. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về danh sách và nội dung các chương trình khuyến mại dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Quy định danh mục, đơn vị, hình thức khuyến mại, mức giá trị vật chất tối đa khuyến mại áp dụng cho từng đơn vị dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng, mức tổng giá trị của dịch vụ, hàng hóa để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ viễn thông;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định về khuyến mại đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng.
7. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có quyền đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của doanh nghiệp viễn thông nếu phát hiện có hành vi vi phạm quy định về khuyến mại dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông chuyên dùng.
1. Hình thức quản lý giá cước
a) Quyết định giá cước: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành giá cước, khung giá cước dịch vụ viễn thông công ích, giá cước kết nối;
b) Đăng ký giá cước: Doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường trước khi ban hành và áp dụng giá cước dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường có trách nhiệm đăng ký giá cước với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
c) Thông báo giá cước: Doanh nghiệp viễn thông tự quy định giá cước dịch vụ viễn thông ngoài giá cước nêu trên tại các điểm a, b Khoản này và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
2. Việc miễn giảm giá cước công ích được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phương án miễn giảm giá cước phục vụ nhiệm vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bù đắp cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích theo phương án miễn giảm giá cước đã được quyết định tại Điểm b Khoản này.
3. Doanh nghiệp viễn thông không được cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước thấp quá mức so với giá cước trung bình trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Ngoài quy định tại Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường không được ban hành giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá thành.
5. Trong trường hợp giá cước dịch vụ viễn thông tăng hoặc giảm không hợp lý so với giá thành, tăng hoặc giảm bất bình thường so với giá cước trung bình gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, của doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện hoặc chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông thực hiện các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá cước viễn thông sau đây:
a) Quy định giá cước tối đa, giá cước tối thiểu, khung giá cước dịch vụ viễn thông;
b) Kiểm soát các yếu tố hình thức giá cước dịch vụ viễn thông;
c) Công khai thông tin về giá cước;
d) Quy định cơ chế quản lý giá cước viễn thông theo từng thời kỳ;
đ) Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá cước dịch vụ viễn thông không hợp lý do doanh nghiệp viễn thông đã quyết định;
e) Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ và ban hành mẫu biểu báo cáo nghiệp vụ viễn thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
a) Báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu về nghiệp vụ viễn thông cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác và kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo;
b) Chứng minh tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo khi có yêu cầu;
c) Cung cấp trực tuyến nội dung và số liệu báo cáo tới thiết bị truy xuất thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm sử dụng nội dung và số liệu báo cáo nghiệp vụ viễn thông để công bố báo cáo thống kê, phân tích, quản lý điều tiết thị trường dịch vụ viễn thông.
1. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bao gồm:
a) Quy hoạch xây dựng công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông, trong đó xác định cụ thể quy mô, phạm vi, vị trí đối với việc xây dựng, lắp đặt các công trình này;
b) Quy hoạch mạng ngoại vi trong đó xác định yêu cầu, điều kiện đối với vị trí lắp đặt cột ăng ten; tuyến, hướng xây dựng cột treo, cống, bể, ống cáp.
2. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là công trình viễn thông có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ mạng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, bao gồm:
a) Công trình hệ thống truyền dẫn viễn thông quốc tế, đường dài liên tỉnh;
b) Công trình hệ thống quản lý, điều khiển, định tuyến, chuyển mạch viễn thông quốc tế, đường dài liên tỉnh và khu vực;
c) Công trình hệ thống truyền dẫn, phát sóng tín hiệu phát thanh, truyền hình toàn quốc, khu vực và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Các công trình viễn thông khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng là địa điểm do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý, khai thác để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ, bao gồm điểm cung cấp dịch vụ có người phục vụ và điểm cung cấp dịch vụ không có người phục vụ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, phê duyệt, công bố quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động năm năm một lần, có điều chỉnh bổ sung hằng năm và đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan vào quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500 của địa phương.
5. Căn cứ quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương của doanh nghiệp và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
7. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan vào quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng trên phạm vi vùng và toàn quốc.
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp sau:
a) Tuyến cột treo cáp viễn thông, hệ thống cột ăng ten không nằm trong khu vực đô thị, phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đã được phê duyệt và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;
b) Cột ăng ten không cồng kềnh theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông được lắp đặt trong và trên nóc tòa nhà tại khu vực đô thị nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình xây dựng, cảnh quan môi trường xung quanh và phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đã được phê duyệt;
c) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ nằm trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đã được phê duyệt và có thiết kế mẫu đã được phê duyệt;
d) Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được lắp đặt để cung cấp dịch vụ viễn thông trong trường hợp khẩn cấp;
đ) Các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn việc cấp phép xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo thẩm quyền các quy định không còn phù hợp của địa phương về quy hoạch, quy trình, thủ tục cấp phép xây dựng xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; chỉ đạo việc phối hợp liên ngành để doanh nghiệp sử dụng đất và xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương trên cơ sở bảo đảm mỹ quan đô thị và phù hợp với quy hoạch xây dựng trên địa bàn.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng tòa nhà có nhiều chủ sử dụng (chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn) có trách nhiệm thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp viễn thông, điểm truy nhập trong tòa nhà. Giá thuê sử dụng mạng cáp trong tòa nhà được xác định trên cơ sở giá thành.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng tòa nhà cao tầng có nhiều chủ sử dụng (chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn), công trình xây dựng công cộng có trách nhiệm bố trí mặt bằng để doanh nghiệp viễn thông lắp đặt cột ăng ten trên nóc tòa nhà, lắp đặt thiết bị thu, phát sóng trong tòa nhà, trong công trình xây dựng công cộng nếu việc lắp đặt là khả thi về kỹ thuật.
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị có trách nhiệm bố trí mặt bằng để doanh nghiệp viễn thông xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
4. Việc sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải bảo đảm nguyên tắc người sử dụng dịch vụ được tự do lựa chọn doanh nghiệp viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh trong thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông trong các tòa nhà, công trình xây dựng công cộng, công trình giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị.
5. Trường hợp doanh nghiệp viễn thông không đạt được thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, doanh nghiệp có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giải quyết, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
6. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết, xử lý kịp thời các trường hợp cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc xây dựng và sử dụng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn.
1. Chủ đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật có trách nhiệm quy hoạch, thiết kế, đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc sử dụng chung để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông phù hợp với quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động đã được phê duyệt.
2. Cáp viễn thông được phép đi dọc đường, phố, hè phố, cầu, cống và các đường giao thông. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình giao thông cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật giao thông để lắp đặt cáp viễn thông.
3. Cáp viễn thông được phép lắp đặt trên cột điện tại các khu vực chưa thể hạ ngầm hoặc không thể xây dựng cột treo cáp viễn thông riêng biệt trên cơ sở bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Bộ Công Thương hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác hệ thống cột điện cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung cột điện để lắp đặt cáp viễn thông.
4. Cáp viễn thông, thiết bị viễn thông được phép lắp đặt trong công trình công cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, công trình đầu mối kỹ thuật ngầm, phần ngầm của các công trình xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy-nen kỹ thuật.
5. Bộ Xây dựng hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, khai thác công trình ngầm cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông.
6. Giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông được xác định trên cơ sở giá thành nhằm thúc đẩy sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, viễn thông và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
7. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành cơ chế, nguyên tắc kiểm soát và quản lý giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, quy định cụ thể và tổ chức thực hiện việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác tại địa phương.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hạ ngầm và chỉnh trang đường cáp viễn thông tại địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hạ ngầm, chỉnh trang đường cáp viễn thông được hỗ trợ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm tham gia phối hợp và đóng góp kinh phí để thực hiện hạ ngầm, chỉnh trang đường cáp viễn thông của mình.
4. Việc hạ ngầm, chỉnh trang đường cáp viễn thông được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm tối đa việc sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực viễn thông và xây dựng.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông; các quy định về đầu tư trong viễn thông trong Nghị định 121/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; các quy định về viễn thông trong Nghị định 97/2009/NĐ-CP về quản lý dịch vụ Internet, quản lý nội dung thông tin trên Internet.
3. Trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép viễn thông không phù hợp với quy định của Nghị định này phải làm thủ tục đề nghị cấp, đổi giấy phép theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các doanh nghiệp viễn thông và thời hạn các doanh nghiệp viễn thông đó phải cơ cấu lại việc sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này. Doanh nghiệp viễn thông thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và thực hiện cơ cấu lại việc sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 25/2011/ND-CP |
Hanoi, April 06, 2011 |
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE TELECOMMUNICATIONS LAW
GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Telecommunication Law dated November 23, 2009;
At the proposal of the Minister of Information and Communications,
DECREES:
Article 1. Regulation scope and subjects of application
1. This Decree details the implementation of some articles of the Telecommunication Law for the following telecommunication activities:
a) Investment in and trading goods and telecommunication services;
b) Establishing telecommunication networks and providing telecommunication services;
c) Providing public-utility telecommunication services and performing the mission of public-utility telecommunication services;
d) Managing licensing activities, connection activities, expenses, charges, fees, resources, standards, technical norms, quality of telecommunication services and services;
e) Planning, design and construction of telecommunication technical infrastructure.
2. This Decree applies to the domestic organizations or individuals, foreign organizations or individuals involved in or related to telecommunications operations in Vietnam.
Article 2. Management agencies specialized in telecommunication
1. Management agency specialized in telecommunication is an agency of the Ministry of Information and Communications, is obliged to advising the Minister of Information and Communication in state-managing and organizing the performance of state management tasks as to telecommunications throughout the country, including the following tasks:
a) To participate in the formulation of mechanisms, policies, strategies, planning and legal documents on telecommunications;
b) To manage the telecommunication market, the telecommunication business and public-utility telecommunication services and public-utility telecommunication activities, organize the implementation of the provisions of the telecommunication laws;
c) To perform some other duties of state management on telecommunications as assigned or delegated by the Minister of Information and Communications.
2. The Prime Minister shall specify the functions, duties, powers and organizational structure of the professional management agencies of telecommunications.
TELECOMMUNICATION SERVICES TRADING
Article 3. Ownership in the trading of telecommunication services
1. An organization or individual owning more than 20% of charter capital or shares in a telecommunication enterprises shall not be allowed to possess more than 20% of charter capital or shares of other telecommunication enterprises doing the business in the same market belonging to the List of telecommunication services promulgated by the Ministry of Information and Communications.
2. Telecommunication enterprises that provide telecommunication services on the List specified in Clause 1 of this Article shall report to the specialized management agencies on telecommunications in accordance with the Ministry of Information and Communication upon changes in the list of organizations or individuals owning more than 20% of charter capital or shares of the enterprise.
Article 4. Forms, conditions and ratios of contributed capital of foreign investors
1. Foreign investors are allowed to invest and trade telecommunication services in the form of direct investment, indirect investment in accordance with the Telecommunication Law and the law on investment.
2. In case of direct investment to provide telecommunication services without network infrastructure, foreign investors are allowed to jointly venture or cooperate the business on the basis of contracts with enterprises established in Vietnam. Where the investment is to provide telecommunication services with network infrastructure, foreign investors are allowed to jointly venture or cooperate the trading on the basis of contracts with telecommunication enterprises have been licensed to establish a telecommunication network in Vietnam.
3. In addition to the conditions prescribed by laws on investment, foreign investment projects in the field of telecommunication services trading must satisfy the following conditions:
a) In accordance with the planning of the national telecommunication development, the planning of telecommunications resource and the planning of passive telecommunication technical infrastructure in the area of investment;
b) To meet the conditions for legal capital and committed amount for investment specified in Articles 19, 20 and 21 of this Decree.
4. The proportion of contributed capital by foreign parties must be consistent with the provisions of the laws of Vietnam, international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 5. Registration, verification of foreign investment projects in the telecommunication services trading
1. For foreign investment projects on trading telecommunication services without network infrastructure with the size of investment of less than 300 billion VND, the investor shall perform procedures for investment registration in the provincial state agency managing the investments for an investment certificate.
2. For foreign investment projects on trading telecommunication services without network infrastructure with the size of investment capital of VND 300 billion or more, the investor shall carry out the procedures for investment evaluation at the provincial state agencies managing the investments to be granted an investment certificate.
3. For foreign investment projects on trading telecommunication services with network infrastructure, the investor shall implement procedures for evaluation and approval of investment policy at the provincial state agency managing investment to be granted an investment certificate. Competence to approve the investment policy complies with the law on investment.
4. Apart from the examination in accordance with laws on investment, for foreign investment projects in the telecommunication services trading, further verification of the contents specified in Clause 3 of Article 4 of this Decree are required.
5. Dossiers of investment projects, processes and procedures for registration and verification the investment and grant of investment certificates shall comply with laws on investment.
Article 6. Handling cases of competition in the telecommunication services trading
1. Competence and procedures for handling cases related to acts in restraint of competition, unfair competition in telecommunication services trading shall be as follows:
a) The management agencies specialized in telecommunications is obliged to dealing with competitive cases of setting up telecommunication networks, providing telecommunication services stipulated in Clauses 1 and 2 of Article 19 of the Telecommunications Law.
b) Within 30 working days after receipt of competitive cases, the management agencies, which are specialized in telecommunications, take responsibility for making a decision to address competitive cases. The related parties are obliged to implement the decision of addressing competitive cases, including cases where they disagree to the decision of handling the competitive case by the management agency specialized in telecommunication and have the right to complain and take lawsuits under the provisions of law;
c) For complex competitive cases or cases involved in the function of numerous agencies, the specialized management agencies on telecommunications collect opinions in writing from those agencies before making the decision on the handling of competitive cases. Within 10 working days after receiving the specialized management agencies on telecommunications, the consulted agencies are obliged to respond in writing.
2. Competence and procedures for handling the economic concentration in the telecommunication services trading shall be as follows:
a) For the economic concentration have a combined market share from 30% to 50% of a telecommunication services market, enterprises participating in economic concentration shall notify the management agency specialized in telecommunication and competition-management agencies before conducting before performing economic concentration. For the economic concentration have a combined market share over 50% of the market of telecommunication services, the Minister of Industry and Trade shall make a decision on approval of exemption after receiving a written approval of exemption by the Minister of Information and Communications;
b) Within 10 working days after receiving complete dossiers of application for exemption specified in Clause 1 of Article 29 of the Competition Law, the Ministry of Industry and Trade send the dossier to the Ministry of Information and Communications to get opinions. Within 20 working days from the date of receipt of application for exemption, the Ministry of Information and Communications subject to obligation of responding in writing to the Ministry of Industry and Trade.
Article 7. Dispute resolution in telecommunication services trading
1. Disputes in the telecom services business is a dispute between the telecommunication enterprises arising directly in the course of setting up telecom networks, providing telecommunication services, including:
a) Disputes over the telecommunications connection;
b) Disputes over the sharing of telecommunication technical infrastructure;
c) Disputes over payment rates between telecommunication enterprises;
d) Other disputes as defined by the Ministry of Information and Communications.
2. The order and procedures for dispute settlement are as follows:
a) Within 30 working days after receipt of the request for dispute settlement, the management agencies, which are specialized in telecommunications, are obliged to organize consultations between the parties. The disputing parties are obliged to provide sufficiently relevant information and evidence, and are obliged to participate in consultations. Consultation results must be made in writing;
b) Within 15 working days from the end of the negotiations, the specialized management agencies on the telecommunication release a dispute settlement decision. The disputing parties are obliged to implement immediately the dispute settlement decision, even in the case where they disagree to the dispute settlement decision of the specialized management agencies on telecommunications and are entitled to lodge a complaint or lawsuit by prescribed by laws.
ESTABLISHMENT OF NETWORKS AND PROVISION OF TELECOMMUNICATIONS SERVICE
Article 8. Classification of telecommunication network
Telecommunication networks include:
1. Fixed ground telecommunication networks.
2. Satellite fixed telecommunication network.
3. Mobile ground telecommunication network.
4. Satellite mobile telecommunication networks.
5. Telecommunication networks being defined by the Ministry of Information and Communications.
Article 9. Classification of telecommunication services
1. Basic telecommunication services include:
a) Telephone service;
b) Fax service;
c) Data transmission service;
d) Photo transmission service;
e) Message Service;
f) Video conference services;
g) leased line services;
h) Internet connection service;
i) Other basic telecommunication services as stipulated by the Ministry of Information and Communications.
2. Other value added telecommunication services include:
a) Electronic mail services;
b) Voice Mail Service;
c) Added value fax services;
d) Internet access service;
e) Added value telecommunication services as prescribed by the Ministry of Information and Communications.
3. Based on technological characteristics, mode of transmission, communication range, form of payment rates, telecommunication services stipulated in Clauses 1, 2 of this Article can be split in detail or combined with each other to form specific types of services associated to the aforementioned factors.
4. Based on the taxonomy of services specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article, the situation of market development and the policy for management of telecommunications for each period, the Ministry of Information and Communications issued a List of basic telecommunication services and value added telecommunication services.
Article 10. Trading specialized telecommunication goods and wireless electric equipments
1. A specialized telecommunication good is commodity associated with the provision of telecommunication services defined by telecommunication enterprises, including:
a) Devices that are attached by telecommunication subscriber number;
b) Payment card for telecommunication services;
c) Other specialized telecommunication goods as defined by the Ministry of Information and Communications.
2. Organizations or individuals perform sales promotion with respect to specialized telecommunication goods must observe provisions of this Decree and laws on trade.
3. Organizations or enterprises that produce wireless electric equipments for use in Vietnam must register and comply with the conditions prescribed by the Ministry of Information and Communications.
4. Wireless electric equipments being imported or temporarily imported for re-export shall be subject to the permission of the Ministry of Information and Communications.
5. Organizations or individuals trading of wireless electric equipments must perform quality control of telecommunications in accordance with Clause 1 of Article 35 of this Decree.
Article 11. Providing telecommunication services
1. Providing telecommunication services is the use of equipment, establishing a system of telecommunication equipment in Vietnam to perform one, some or all stages of the process of initiation, relay, routing, information connection for user of telecommunication services by concluding a contracts with the users of telecommunication services, telecommunication services agents, telecommunication enterprises for profit purposes.
2. The provision of telecommunication services across the border to users of telecommunication services in the territory of Vietnam must conduct through a trade agreement with a Vietnam's telecommunication enterprise that has already been licensed to provide telecommunication services, including the type of international telecommunication services.
3. Based on international practice, the regulations on aviation safety, marine safety, and requirements of national defense and security, the Ministry of Information and Communication shall specify and guide the provision and the use of cross-border telecommunication services for ships, boats, planes on the airspace and territorial waters of Vietnam and other special cases.
Article 12. Resale of telecommunication services
1. Before the resale of fixed telecommunication services to users in a location that have specified address and ranges for which the legal usage right is transfer, organizations or individuals are obliged to register their business and sign the contract for telecommunication agency with telecommunication enterprises.
2. Before the resale of fixed telecom services in two locations or more with the addresses, or area being specified to transfer the lawful usage, before reselling mobile telecommunication services, enterprises are required to possess a license of providing telecommunication services.
3. Ministry of Information and Communication shall specify the resale of telecommunication services.
Article. 13 Contract of use of telecommunication services
1. The provision and use of telecommunication services are conducted on the basis of contracts concluded between communication enterprises with users of telecommunication services.
2. Contracts for use of telecommunication services are concluded verbally, in writing or by specific acts.
3. For some telecommunication services in the List of telecommunication services that require form-based contract issued by the Ministry of Information and Communications, telecommunication enterprises shall be obliged to draft a contract template for use of telecommunication services and register the same with the management agencies specialized in telecommunications for the uniform implementation throughout the enterprise after it is approved.
4. Ministry of Information and Communications shall issue a List of telecommunication services requiring contract template, specify the procedures for registration of contract template for use of telecommunication services.
Article 14. Providing public-utility telecommunication services
1. Principles for providing public-utility telecommunication services
a) Developing telecommunication technical infrastructure, widely providing telecommunication throughout the nation, in which priority is for remote areas, border and island areas, and particularly difficult areas where telecommunication enterprises can not afford an effective business under market mechanisms;
b) Ensuring the right to equal and reasonable access for all people, and from time to time, the State shall set forth preferential policy to provide or support terminals and public-utility telecommunication services to poor households, near-poor households, families under preferential treatment policy and subjects under other special policy;
c) Supporting the development of telecommunication technical infrastructure, terminals and providing public-utility telecommunication services is done by enterprises that provide public-utility telecommunication services, terminal-producing enterprises or directly to users of telecommunication services.
2. Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund is a State financial organization under the Ministry of Information and Communications, which operates upon not-for-profit basis to support the implementation of policies of the State over the public-utility telecommunications throughout the country.
The Ministry of Information and Communication shall lead and coordinate with related ministries or sectors compose regulations on functions, responsibilities, organizational structure and operation of Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund and submit the same to the Primer Minister for a relevant decision.
3. Contribution level to Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund for telecommunication services must use a maximal detraction from revenue not exceeding 5% of those sales of telecommunication services. Contributions to the Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund are accounted and included in business expenses of the enterprises.
Depending on each period, the Prime Minister shall specify the list of telecom services requiring detraction from revenue to pay to Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund and the contribution rate for each service in the List.
Article 15. Registration, storage and use of subscriber information
1. When contracting, telecommunication subscriber is obliged to providing telecommunication enterprises with following information:
a) For the subscriber as an individual: full name, date of birth, number, date and place of issuance of identity cards for the Vietnam citizens or passport for foreign citizens;
b) For the subscriber as an organization: organization name, operating address, number and date of the decision of establishing, number and date of the license for operation or number and date of certificate of registration of business of the organization; the full name, date of birth, number, date and place of issuance of ID card or passport of the person act as a reprehensive whose name in the contract for use of telecommunication services.
2. Registration of subscriber information
The registration of subscriber information are done at the provision point of the public-utility telecommunication services where there is an agent of telecommunication enterprises or at an agency authorized by telecommunication enterprises by signing a contract to receive registration of subscriber information (hereinafter referred to as the point of registration of subscriber information.). A point of registration of subscriber information must meet the following conditions:
a) Its location for transaction is specific;
b) Having enough equipment to store and transfer the subscriber information in accordance with the Ministry of Information and Communications;
c) Having transactors who have been trained by telecommunication enterprises over the processes and procedures for registration of subscriber information;
d) Other conditions as prescribed by the Ministry of Information and Communications.
3. Storing subscriber information
a) The owner of the subscriber information-registration point is obliged to store the registered subscriber information in accordance with the Ministry of Information and Communications and to provide competent state agencies upon request;
b) Telecommunication enterprises shall take responsibility to build technical systems and database to collect, store and manage subscriber information in accordance with the Ministry of Information and Communication; provide subscriber information and connect database of subscriber information at the request of the competent state management agencies.
4. Using subscriber information
Subscriber information is used only for the following purposes:
a) To serve the national security, social order and safety;
b) To serve the state management on telecommunications;
c) To serve the specialized management, exploitation of the network and provision of telecommunication services of telecommunication enterprises;
d) Other purposes as prescribed by the Ministry of Information and Communications.
5. Ministry of Information and Communication shall specify the registration, storage and use of subscriber information.
Article 16. Condition for stopping telecommunication service trading
1. Telecommunication enterprises are only allowed to suspend partly or all of telecommunication services if the following conditions are satisfied:
a) The lawful rights and interests of users of telecommunication services are ensured under the signed contract for use of telecommunication services;
b) Informing the specialized agencies on telecommunications of the event as defined in Clause 1 of Article 17 of this Decree.
2. Telecommunication enterprises holding essential facilities, telecommunication enterprises dominating the market, enterprises providing public-utility telecommunication services are only allowed to stop the business in part or all telecommunication services directly related to the essential facilities, telecommunication services dominating the market, public-utility telecommunication services if the following conditions are satisfied:
a) Ensuring the lawful rights and interests of users of telecommunication services under the signed contract for use of telecommunication services;
b) Getting the written consent of the Ministry of Information and Communications under the provisions of Clauses 2 and 3 of Article 17 of this Decree;
c) In case of the suspension of trading the service, but not terminating their operation, they must provide users of telecommunication services with alternative telecommunication services, or switch the users to a equivalent telecommunication service of other telecommunication enterprises, or compensate for the users of services;
d) In case of suspension of trading service due to termination of their operation, reorganization plan or plans for bankruptcy and dissolution of enterprises must include measures to ensure the provision of telecommunication services will be continued to users.
Article 17. Procedures for suspension of telecommunication services trading
1. Telecommunication enterprises other than telecommunication enterprises holding essential facilities, telecommunication enterprises dominating the market, enterprises providing public-utility telecommunication services stop trading partly or all of the telecommunication services must submit documents for informing the suspension of providing services to the specialized management agencies in telecommunications at least 60 days before the expected date of cessation of the trading.
2. Telecommunication enterprises holding essential facilities, telecommunication enterprises dominating the market, enterprises providing public-utility telecommunication services when stopping partly or all telecommunication services directly related to essential facilities, telecommunication services dominating the market, public-utility telecommunication services without terminating their operation must submit 03 sets of dossiers requesting for stopping telecommunication services trading to the Ministry of Information and Communications. Within 30 working days after receiving the valid dossier, the Ministry of Information and Communication assess and send a written reply to the enterprise.
3. Telecommunication enterprises holding essential facilities, telecommunication enterprises dominating the market, enterprises providing public-utility telecommunication services when suspending telecommunication services trading due to the end of their operation must submit 03 dossiers asking for an end to their telecommunication services trading to the Ministry of Information and Communications. Within 60 working days from the date of receiving the valid dossier, the Ministry of Information and Communications coordinate with relevant agencies to determine the enterprise-reorganization plans or plans for bankruptcy or dissolution and reply in writing to the enterprise. On the basis of the written reply of the Ministry of Information and Communications, the enterprise is obliged to carry out the plan of reorganization or plan of bankruptcy, dissolution as prescribed by laws.
4. Notice of suspension of telecommunication services trading referred to in Clause 1 of this Article shall include the following information:
a) The services to be ceased, the time point to start stopping the trading, reasons for the suspension, scope of the suspension;
b) Measures and commitments to ensure the lawful rights and interests of users of telecommunication services and relevant parties.
5. A dossier of application for suspension of telecommunication services trading referred to in Clauses 2 and 3 of this Article include:
a) An application for suspension of telecommunication services trading in the form issued by the Ministry of Information and Communications;
b) Report on business situation for service expected to be out of business: revenue, profits, output, market share, number of people using the service;
c) Measures and commitment to ensure the lawful rights and interests of users of telecommunication services and other stakeholders;
d) A reorganization plan or plans for bankruptcy, dissolution of enterprises, security measures to continue to provide telecommunication services to users in the event of termination due to cessation of business activities.
6. Telecommunication enterprises shall take responsibility to notify users of telecommunication services and other related parties publish in the mass media about the suspension of telecommunication services trading at least 30 days before the official suspension of telecommunication services trading.
7. In the case where the business license of telecommunication services is required to amend due to the suspension of services trading, management agencies specialized in telecommunication are obliged to require the telecommunication enterprises to modify the license in accordance with the clauses 1, 3, Article 24 of this Decree.
8. Within 30 working days after the cessation of telecommunication services trading, telecommunication enterprises shall take responsibility to reimburse telecommunication resources that have been publicly allocated for the service or a portion of the services to be out of business (if any) .
Article 18. Grant of telecommunication license
1. The Minister of Information and Communication shall grant:
a) License to establish a public-utility telecommunication network that uses wireless electric frequency band;
b) License to provide telecommunication services over the public-utility telecommunication network that uses wireless electric frequency band;
c) License to test telecommunication network that uses wireless electric frequency band;
d) License to establish telecommunication network used for diplomatic missions, foreign consulates and representative offices of international organizations in Vietnam that enjoy the consular an diplomatic privileges and immunities;
e) License to install telecommunication cables at sea.
2. Specialized management agencies on telecommunications shall grant:
a) License to establish a public-utility telecommunication network other than those specified in Point a, Clause 1 of this Article;
b) License to provide telecommunication services through the public-utility telecommunication network outside the cases prescribed in Point b, Clause 1 of this Article;
c) License to test telecommunication networks and services other than those prescribed in Point c, Clause 1 of this Article;
d) License to establish private-use telecommunication network outside the cases prescribed in Point d, Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Information and Communications shall detail regulations specified in Clause 1 of Article 36 of the Telecommunications Law, Point b, Clause 2 of Article 36 of the Telecommunication Law on legal capital, the amount of investment commitment and the security measure of implementation of the license as to the licensing for establishing telecommunication network to provide public-utility telecommunication services or perform public-utility telecommunication missions assigned by the State.
Article 19. The legal capital and commitment amount for investment to set up fixed ground telecommunication networks
1. Enterprises applying for a license for establishing fixed telecommunication network without using wireless electric frequency bands, telecommunication subscribers must meet the conditions for legal capital and commitment amount for investment as follows:
a) Establishing a network within one province or centrally-affiliated city: Legal capital: VND 5 billion; investment commitment amount: At least VND 15 billion for first 3 years from the date of licensing to develop telecommunication network in accordance with the license;
b) Establishing the network within a region (from 2 to 30 provinces and centrally-affiliated cities): Legal capital: 30 billion VND; investment commitment amount: At least 100 billion VND for first 3 year after being granted a license to develop telecommunication network as specified in the license;
c) Establishment of a nationwide network (over 30 provinces and centrally-affiliated cities): Legal capital: 100 billion VND; investment commitment amount: At least 300 billion VND for the first 3 years to develop the telecommunication network in accordance with the license.
2. Enterprises applying for a license for establishing fixed telecommunication network that uses wireless electric frequency band, number of telecommunication subscribers must meet the conditions for legal capital and commitment amount for investment as follows:
a) Establishment of networks within a region (from 15 to 30 provinces and centrally-affiliated cities): Legal capital: 100 billion VND; investment commitment amount: At least 300 billion VND for first 3 years after being granted a license to develop telecommunication network in accordance with the license;
b) Establishing a nationwide network of (over 30 provinces and centrally-affiliated cities): Legal capital: 300 billion VND; investment commitment amount: At least 1,000 billion VND for the first 3 years and at least 3,000 billion VND in 15 years to develop telecommunication network in accordance with the license.
Article 20. Legal capital and commitment amount for investment to set up mobile ground telecommunication network
1. Enterprises applying for a license for establishing ground mobile telecommunication networks with wireless electric frequency channel shall meet the conditions for legal capital and commitment amount for investment as follows:
a) Legal capital: 20 billion VND;
b) Investment commitment amount: At least 60 billion VND for the first three years to develop telecommunication networks with the scale and scope specified in the license.
2. Enterprises applying for a license for establishing ground mobile telecommunication network without using terrestrial wireless electric frequency band (a virtual mobile telecommunication network) must meet the conditions for legal capital and commitment amount for investment as follows:
a) Legal capital: 300 billion VND;
b) Investment commitment amount: At least 1,000 billion VND for the first three years and at least 3,000 billion VND in 15 years to develop telecommunication network in accordance with the license.
3. Enterprises applying for a license for establishing ground mobile telecommunication networks that use wireless electric frequency bands must meet the conditions for legal capital and commitment amount for investment as follows:
a) Legal capital: 500 billion VND;
b) Investment commitment amount: At least 2,500 billion VND for the first three years and at least 7500 billion VND in 15 years to develop telecommunication network in accordance with the license.
Article 21. Legal capital and commitment amount for investment to set up mobile and fixed satellite telecommunication networks
Enterprises applying for a license for establishing satellite mobile and fixed telecommunication networks must meet the conditions for legal capital and commitment amount for investment as follows:
1. Legal capital: 30 billion VND;
2. Investment commitment amount: At least 100 billion VND for the first three years to develop telecommunication networks with the scale and scope specified in the license.
Article 22. Measures to ensure the implementation of telecommunication licenses
1. Telecommunication enterprises fail to comply with the content specified in the telecommunication license or the commitment of businesses when applying for the license must pay fines for violations of implementation of the license as follows:
a) For the license to establish ground fixed telecommunication network that does not use any wireless electric frequency band, telecommunication subscriber number; the license to establish a ground mobile telecommunication network using wireless electric frequency channel; the license to establish a ground mobile telecommunication that does not use the wireless electric frequency band; the license to establish a satellite fixed telecommunication network, the license to establish a satellite mobile communication network: The maximum penalty does not exceed 1% of the investment commitment amount for the first three years after being licensed, but not less than 150 million VND;
b) For the license to establish a ground fixed telecommunication network that uses wireless electric frequency band, telecommunication subscriber number; the license to establish a ground mobile telecommunication network that use wireless electric frequency band: Before receiving the license, the enterprise shall deposit the amount of money equivalent to 5% of the investment commitment amount for the first three years from the date of receiving the license into an account designated by the Ministry of Information and Communications to deduct to pay a penalty in case of violation. Maximum penalty does not exceed 5% of the investment commitment amount for the first three years after being licensed, but not less than 3 billion VND.
2. Ministry of Information and Communications shall guide in detail the content and the rate of penalty for violations of telecommunication licenses.
Article 23. Procedures for granting licenses of telecom services
1. A dossier of application for a license for establishing telecommunication networks
an enterprise that apply for a license to establish a telecommunication network shall submit 5 dossiers to the management agency specialized in telecommunication and shall be responsible for the accuracy and truthfulness of the license-applying dossier. A dossier of application for a license includes:
a) An application for a license prepared based on the form issued by the Ministry of Information and Communications;
b) A certified copy of certificate of business registration or certificate of investment of the enterprise;
c) A certified copy of the charter of the enterprise;
d) A confirmation of a competent agency or organization, or a legal paper evidencing the legal capital;
e) A business plan in the first five years from the date of licensing include the following contents: Market analysis and forecast, business scheme, revenue, total expenditure for investment, expenditure for each year; the form of investment, scheme to raise capital; human resources;
e) The technical plan corresponding to the business plan in the first five years from the date of licensing include the following principal contents: network configuration, equipment for each year, both the main parts and the backup parts; analysis of network capacity, equipment, capacity of transmission lines, telecommunication resources, technologies, standards, applicable technical norms; measures to ensure service quality and information safety or security;
g) A written commitment to implement the license, which is prepared according to the form regulated by the Ministry of Information and Communications.
2. Dossier of application for a license to provide telecommunication services
An enterprise applying for a license to provide telecommunication services shall send five dossiers to the specialized management agencies on telecommunications and shall be responsible for the accuracy and truthfulness of the dossier. A dossier of application for licensing includes:
a) A form-based application for a license issued by the Ministry of Information and Communications;
b) A certified copy of certificate of business registration or certificate of investment of the enterprise;
c) A certified copy of the charter of the enterprise;
d) Business plan in the first five years from the date of licensing include the following contents: This type of service, service scope, service quality, service charges; market analysis and forecast, revenue, total expenditure for investment, the expenditure for each year, form of investment, capital raising scheme, human resources, measures to ensure the lawful rights and interests of service-users in case where the enterprises stop trading the services;
e) The technical plan corresponding to the business plan in the first five years from the date of licensing include the following contents: Telecommunication network configuration to be used each year, both the main and the backup parts; analysis of network capacity and telecommunication equipment; capacity of transmission lines, telecommunication resources, technologies, standards, applicable technical norms; telecommunications connections; schemes to ensure quality of services; measures to ensure information safety and security;
e) The draft contract template to provide telecommunication services as to the services defined in Clause 3 of Article 13 of this Decree.
3. Where the enterprise concurrently apply for a license to establish public-utility telecommunication networks to provide a specific telecommunication service, the dossier of application for a license may be combined into one set of dossier that apply for a license to establish telecommunication network and apply for a license to provide telecommunication services, but the combined dossier must include all the contents mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. Deadline and process for handling of a dossier
a) Within 5 working days after receiving a dossier, the specialized management agencies on telecommunications review and inform the enterprise of the validity of documents;
b) Within 45 working days after receiving a valid dossier, the specialized management agencies on telecommunications coordinate with relevant agencies in evaluating the dossier and grant a license or ask the Minister of Information and Communications to grant a license to the enterprise. For the cases specified in Clause 2 of Article 19 and Clause 3 of Article 20 of this Decree, the enterprise shall be granted a telecom license within 5 working days after the enterprise complete its obligation to ensure the implementation of the license announced by the management agency specialized in telecommunication;
c) In case of refusal of granting, the management agencies specialized in telecommunications notify in writing the applying enterprise, stating the reasons for refusal.
5. Business license of telecommunication services comprise the following information:
a) Company name, transaction name of enterprise in Vietnamese and foreign language (if any) headquarter location, location of branches and representative offices in Vietnam;
b) License number, date of granting the license, expiration date of license;
c) Type of the telecommunication network, the range of establishing the telecommunication network (if any);
d) The scope of services, types of services permitted to trade (if any);
e) The terms and conditions for the enterprise to comply with when setting up networks, providing telecommunication services.
6. Publication of the contents of a license of telecommunication services trading
Within 30 days from the date of issuance of business licenses for telecommunication services, enterprises must publish in either a newspaper or a web newspaper in three consecutive issues prescribed at Points a, b, c, d, Clause 5 of this Article.
Article 24. Amend, supplement, extend the business licenses for telecommunication services
1. Within the valid term of business licenses for telecommunication services, the licensed enterprise must require for an amendment and supplement to the content of the business license for telecommunication services when the following changes occur:
a) Change of the licensed enterprise’s name;
b) Changes in the scope of establishing telecommunication network and scope of providing telecommunication services, types of services that have been licensed in accordance with provisions by the Ministry of Information and Communications;
c) The other changes defined by the Ministry of Information and Communications.
2. In case of change of address of head office, change of the legal representative, enterprise are not required to perform procedures for amending the telecommunication license but shall notify the licensing agency within 30 days from the official date of the change.
3. Procedures for amending and supplementing the contents of a license
a) An enterprise filed a dossier of application for amending or supplementing the license for telecommunication services trading must send three sets of dossier to the specialized management agencies on telecommunications and shall be responsible for the accuracy, truthfulness of the license-applying dossier. A dossier for amendment and supplement to the content of the business license for telecommunication services include: application for amending or supplementing the content of the license according to the form promulgated by the Ministry of Information and Communications; a report on operation situation of the enterprise; detailed report on the content to be amended and/or supplemented, and other relevant documents;
b) The management agencies specialized in telecommunications receive and consider the validity of a dossier within 5 working days from the date of receipt of dossier; evaluate and decide the amendment and supplement or ask the Minister Ministry of Information and Communications to decide the amendment and supplement to the content of the license under authority specified in Clause 1 of Article 18 of this Decree within 40 working days from the date of receiving the valid dossier. In case of refusal of the amendment or supplement to the license, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing, stating the reasons for the refusal to the enterprise.
4. Renewal of a license
a) The enterprise that has granted a license for telecommunication services trading wish to extend their license must submit three sets of dossier demanding an extension to the specialized management agencies in telecommunication at least 60 days before the license expires and must take responsibility for the accuracy and truthfulness of the dossier;
b) A dossier for the extension of the license include: application for renewal of the license according to the form issued by the Ministry of Information and Communications, report on the implementation of the license;
c) The management agencies specialized in telecommunications receive and consider the validity of the dossier within 5 working days from the date of receipt, evaluate and decide the extension or ask the Minister of Information and Communication to decide to renew the license within 40 working days from the date of receiving the valid dossier. In case of refusal to extend the license, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing stating the specific reasons to the enterprise.
5. The announcement of amendment, supplement and extension of the business license for telecommunication services shall comply with the provisions of Clause 6 of Article 23 of this Decree.
Article 25. Granting, amending, supplementing and extending the license to install telecommunication cables in the sea
1. Granting a license to install telecommunication cable in the sea
Organizations applying for the license to install telecommunication cables at sea must submit five sets of dossier to the specialized management agencies on telecommunications and shall take responsibility for the accuracy and truthfulness of the dossier. A dossier of application for a license to install telecommunication cables include:
a) An application for permission to install telecommunication cables at sea in the form issued by the Ministry of Information and Communications;
b) A scheme to install telecommunication cables at sea in which the enterprise specify the nature, objectives and scope of the cable line, matters related to marine survey and submarine operations, list of member contributing capital to invest in the cable line; engineering design and location, expected coordinate for installing telecommunication cables; the construction plans and plans to ensure marine environment and security.
2. Deadline and process for handling of a dossier
a) The management agencies specialized in telecommunications receive and consider the validity of the dossier within 10 working days after receipt, send the dossier to the Ministry of Defense, Ministry of Foreign Affairs and the agencies and organizations concerned within 10 working days after receiving a valid dossier. Within 30 working days after receiving the dossier, the Ministry of Defense, Ministry of Foreign Affairs and other related agencies and organizations shall reply in writing;
b) The specialized management agency on telecommunications evaluate and submit the dossier to the Minister of Information and Communication for consideration to grant a license within 30 working days after receiving the reply from the Ministry of Defense, Ministry of Foreign Affairs and other agencies and organizations involved. In case of refusal, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing making the reasons for refusal known to the organization that demand the license;
c) Based on the issued license, the specialized management agencies on telecommunications coordinate with the General Staff of the Defense Ministry to allow ships and boats to reach the sea territory of Vietnam to survey, install, maintain and repair telecommunication cables in the sea under the license and the provisions of the laws.
3. Amending or supplementing the license
a) During the period of validity of the license for installation of telecommunication cables at sea and the licensed organization must send five sets of dossier demanding amendments and supplements to the license content to a management agency specialized in telecommunication when there is a change of name of the licensed organization, change in information on the installed cable line.
In case of change of address of head office, the licensed organization is not required to perform procedures to modify the telecommunication license, but must notify the licensing agency within 30 days after the official date of the change.
b) A dossier demanding amendments or supplements to the license include: Application for amendments or supplements to the license according to the form issued by the Ministry of Information and Communications; detailed report on the content to be supplemented or amended, and other related documents. The filing organization must take responsibility for the accuracy and truthfulness of the dossier;
c) The management agencies specialized in telecommunications receive and consider the validity of the dossiers within 10 working days from the date of receipt, appraise and submit the dossier to Minister of Information and Communications for consideration of the amendment and supplement to the contents of the license within 30 working days after receiving the valid dossier. Where it is necessary to consult the agencies and organizations involved, this period may be extended but not exceed 60 working days after receiving the valid dossier. In case of refusal to grant the amended and supplemented license, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing stating the reasons for the refusal and the requirement to be observed to the organization which have demanded amendments or supplement to the content of the license.
a) Organization that has been granted a license for installation of telecommunication cables in the sea want to renew the license must send five sets of dossier for the extension to the specialized management agencies in telecommunications for at least 90 days before the license expires and must take responsibility for the accuracy and truthfulness of the dossier. A dossier of application for extension include: Application for license renewal according to the form issued by the Ministry of Information and Communications, a report on the implementation of the license;
b) The management agencies specialized in telecommunications receive and consider the validity of the dossiers within 10 working days from the date of receipt, appraise and submit the dossier to Minister of Information and Communications consider whether or not extend within 30 working days after receiving the valid dossier. Where it is necessary to consult the agencies and organizations involved, this period may be extended but not exceeding 60 working days from the date of receiving the valid dossier. In case of refusal to extend the license, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing stating the specific reasons to the organization that request a license renewal.
Article 26. Granting, amending, supplementing, extending the license to set up private-use telecommunication network
1. Granting license for establishing private-use telecommunication network
Organizations applying for a license to establish its own telecommunication network send three sets of dossier to the specialized management agencies on telecommunications and shall take responsibility for the accuracy and truthfulness of the dossier. A dossier of application for a license includes:
a) An application for a license to set up its own telecommunication network using the standard form issued by the Ministry of Information and Communications;
b) A certified copy of the decision of establishing and operating license or certified copy of certificate of business registration of the organization requesting the license;
c) A certified copy of the charter, documents defining the general organizational structure or forms of association, joint activities between the members (if any);
d) A scheme to set up the network, which clearly states: The purpose of establish the network, network configuration, type of equipment, service to be used, members of the network (if any); scope of operation, technology to be used, frequency, code, telecommunication digital repository proposed to use (if any); equipment and technical or professional measures to ensure the information safety and security.
2. Deadline and process for handling of a dossier
Management agencies specialized in telecommunication receive and consider the validity of the dossier within 10 working days from the date of receipt, evaluate and consider to grant or submit the dossier to the Minister of Information and Communications for consideration to grant a license within 30 working days after receiving the valid dossier. In case of refusal, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing stating the reasons for refusal to the organization. Where problems arise requiring further verification, the grant period may be extended but not exceed 45 working days from the date of receiving the valid dossier.
For the dossier to establish a private-use telecommunication network of diplomatic missions, foreign consulates and representative offices of international organizations in Vietnam that are eligible for the consular and diplomatic privileges and immunities, the Ministry of Information and Communication shall consider to grant a license on the basis of the written opinion of the Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Public Security.
3. Amending or supplementing the license
a) During the period of validity of the license, the licensed organization send three sets of dossier demanding an amendment and supplement to the content of license by mail, or send directly or by another form of regulatory body specialized in telecommunication of any change of name of the licensed organization, a list of members of the network, network configuration, network operation range, type of the provided service.
In case of change of address of head office, the licensed organization is not required to perform procedures for amending the telecommunication license, but must notify the licensing agency within 30 days after the official date of change.
b) A dossier demanding amendments or supplements to the license include: Application for amendment and supplement to the license according to the form promulgated by the Ministry of Information and Communications; detailed description of the content that is expected to be amended and supplemented; other documents relating to the amendment and supplementation of the content of the license;
c) The management agencies specialized in telecommunications receive and consider the validity of the dossier within 5 working days from the date of receipt, evaluate and consider to grant a license for modification, or to submit the dossier to the Minister Ministry of Information and Communications for consideration to grant a license for amendment or supplement within 30 working days after receiving the valid dossier. In case of refusal, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing stating the reasons for refusal to organizations requesting licensing.
4. Renewal of the license
a) To order to extend the license, the organization that have been granted a license to setting up its own telecommunication network must submit three sets of dossier to the specialized management agencies in telecommunications at least 30 days before the license expires and must take responsibility for the accuracy and truthfulness of the dossier;
b) A dossier requesting for the extension of the license comprise application according to the form issued by the Ministry of Information and Communications, a report on the implementation of the license;
c) The management agencies specialized in telecommunications receive and consider the validity of the dossier within 5 working days from the date of receipt, evaluate and consider the extension or submit the dossier to the Minister of Information and Communication to consider the extension within 30 working days after receiving the valid dossier. In case of refusal, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing stating the reason to the requesting organization.
Article 27. Grant, extend the license of testing telecommunication service and network
1. Grant a license for testing
Organizations want to test telecommunication networks and services must submit three sets of dossier to the specialized management agencies on telecommunications and shall take responsibility for the accuracy and truthfulness of the dossier. The dossier includes:
a) An application for a license for establishing and testing the telecommunication network and for providing telecommunication service in the form issued by the Ministry of Information and Communications;
b) Scheme for testing telecommunication services and networks clearly specifying: The purpose, scope and scale of investment, trial duration; network configuration, type of service, cooperator(s) that participate in the test (if any) allocated charges (if any) frequencies, and the digital repository requested to be tested (if any) the terms and conditions to ensure the interests of users, if after the deadline to provide testing services, the enterprise does not officially provide the services.
2. Deadline and process for handling of a dossier
Management agencies specialized in telecommunication receive and consider the validity of the dossier within 5 working days from the date of receipt, evaluate and consider to grant or submit the dossier to the Minister of Information and Communications to consider the grant within 30 working days after receiving the valid dossier. In case of refusal, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing stating the reasons for refusal to grant to the organization that demand the license to test.
3. Renewal of the license
a) In order to renew the license, the organization that has been granted the license to test telecommunication networks and services must submit three sets of dossier to the specialized management agencies in telecommunications at least 30 days before the license expires and must take responsibility for the accuracy and truthfulness of the dossier. A dossier of application for renewal includes: a request for extension according to the form issued by the Ministry of Information and Communications, a report on the implementation of the license;
b) The management agencies specialized in telecommunications receive and consider the validity of the dossier within 5 working days from the date of receipt, evaluate and grant the extension or submit to the Minister of Information and Communication to evaluate to grant a renewal within 30 working days after receiving the valid dossier. In case of refusal, the management agencies specialized in telecommunications shall reply in writing stating the reasons for refusal to the renewal-requesting organization.
4. The trial period ends, the organization that has been granted shall review and complete the trial record and report test results to the specialized management agencies on telecommunications.
5. After the trial period, the granted organization want to exploit officially telecommunication networks, telecommunication services should request a grant of telecommunication license.
Article 28. Regrant a telecommunication license
Where telecommunication license is lost, torn, burnt or destroyed in some other way, the granted organization must submit an application for regranting a telecom license in the form issued by the Ministry of Information and Communications to the specialized management agencies on telecommunications. The management agency specialized in telecommunication shall consider to regrant or submit the application to the Minister of Information and Communications for review the new license-regranting possibility within 5 working days from the date of receiving the application for license. The regranted organization shall pay fees for the regranted license as regulated.
Article 29. Telecommunication revenue
1. Telecommunication revenue includes sales of specialized telecommunication goods and sales of telecommunication services.
2. Turnover of specialized telecommunication goods is revenue earned from the trade of specialized telecommunication goods specified in Clause 1 of Article 10 of this Decree that is reflected in the accounting books of the telecommunications enterprise.
3. Telecommunication services revenue is revenue earned from the telecommunication services trading stipulated in Article 9 of this Decree that is reflected in the accounting books of telecommunication enterprises, including:
a) Turnover from charge applied to users of telecommunication services;
b) Revenue from charge payment difference among telecommunication enterprises;
c) Revenue from international payment difference between the telecom enterprise and foreign partners;
d) Other revenues as defined by the Ministry of Information and Communications.
4. Turnover of telecommunication services specified in Clause 3 of this Article are used to determine the market share of telecommunication enterprises, to calculate the contribution of telecommunication enterprises to Vietnam public-utility telecommunication service Fund and pay charge for rights as to telecommunication activities.
Article 30. Charge for right to operate telecommunication
1. Charge for right to operate telecommunication is determined according to Clause 1, Article 41 of the Telecommunication Law to implement the State's policy on telecommunications in each period and to ensure cost recovery for the management of telecommunications. The paid amount of telecommunication operation right charge is accounted into the business cost of organizations or enterprises.
2. Telecommunication license-granted organization is obliged to pay charges for rights as to telecommunication activities on the following principles:
a) Enterprises that are granted a license to establish public-utility telecommunication network: pay annually at the fixed rate, depending on the type of telecommunication network, the scope and scale of telecommunication networks, the number and value of telecommunication resources needed to allocated to establish the networks and the level of use of space, ground, underground, river bed and sea bed to build passive telecommunication technical infrastructure;
b) The enterprise that has been granted to provide telecommunication services: pay annually by percentage of turnover of telecommunication services specified in the license, the maximum payment must not exceed 1% of revenue of telecommunication services, but it is not lower than a fixed rate depending on the service that was licensed to provide and the number and value of telecommunication resource needed to be allocated;
c) Organizations that have been licensed to establish private-use telecommunication network, the license to test telecommunication services and networks: pay once at the fixed rate for the entire duration of the license;
d) Organizations that are licensed to install telecommunication cables in the sea: pay once at the fixed rate for the entire duration of the license and for each entry for survey, installation, repair and maintenance of cable by a ship.
3. Telecommunication-granted license organizations or enterprises must pay in full and on time charges for right to operate telecommunication as notified by the licensing agency.
4. Ministry of Finance shall lead and coordinate with the Ministry of Information and Communications defined or ask a competent state agency to detail collection rates, mechanism for collection and payment, management and use of charges for right as to telecommunication operation.
RESOURCES, TECHNICAL NORM, QUALITY AND TELECOMMUNICATIONS TARIFF
Article 31. Allocating frequency bands, quantity of telecommunication subscribers
1. To ensure that wireless electric frequency and telecommunication digital repository are used effectively, the band, quantity of telecommunication subscribers shall only be allocated to enterprises licensed to establish the following public-utility telecommunication network:
a) Ground fixed telecommunication network set up throughout their region or country;
b) Ground mobile telecommunication network established throughout the country;
c) Satellite fixed telecommunication networks;
d) Satellite mobile telecommunication networks.
2. Enterprises providing telecommunication services in the form of resale of the services are allowed to subrent telecommunication subscriber number of the enterprises have been allocated the number of telecom subscriber.
3. Ministry of Information and Communication and regulate and guide the allocation of frequency band, the number of telecom subscribers for licensed organizations to set up their own telecommunication networks.
Article 32. Changing telecommunication subscriber number
1. Telecommunication subscriber number is a sequence of digits (or characters) which indicates the unique terminals of the telecommunication network and includes the necessary information to route calls to that endpoints.
2. Changing telecommunication subscriber number is change in length, the structure of telecom subscriber numbers that are being used on telecommunication networks.
3. The change of telecommunication subscriber number shall be done in the following cases:
a) To increase the capacity of telecommunication subscriber number to meet the development needs of the subscriber;
b) To ensure meeting the requirements of management and exploitation of the networks and providing efficiently telecommunication services;
c) To adjust, supplement, modify the national telecommunication digital repository plan to meet requirements for change in technology and change in telecommunication development policy;
d) Other cases prescribed by Ministry of Information and Communications.
4. When changing telecommunication subscriber number, telecommunication enterprises shall:
a) Develop and implement plans for change of telecommunication subscriber number of their enterprise in line with the planning of the telecommunication digital repository or the plan for changing subscriber number approved by the Ministry of Information and Communications;
b) Notify of change of telecommunication subscriber number on the mass media at least 60 days prior to the change of telecommunication subscriber number;
c) Guide users of telecommunication services about the way to dial after the change of telecommunication subscriber number;
d) Coordinate with other telecommunication enterprises to change telecommunication subscriber number;
e) Implement technical measures to minimize the loss of contact (if any) before, during and after the change of telecommunication subscriber number;
e) Report in writing to the management agency specialized in telecommunication on the results of changing the telecommunication subscriber.
5. Telecommunication enterprises are not obliged to compensate for direct damages or resources that are not obtained due to the change of telecommunication subscriber number.
Article 33. Process of change of telecommunication subscriber numbers
1. Changing telecommunication subscriber number without changing the length and structure of the telecommunication subscriber number:
a) In the case where a telecommunication enterprise change less than 10,000 telecommunication subscriber number that have been granted to subscribers within a province or centrally-affiliated city without changing the length and structure of the telecommunication subscriber number and ensure conformity with the planning of the national telecommunication numbering: Telecommunication enterprises shall change telecommunication subscriber number in accordance with Clause 4 of Article 32 of this Decree and report to the management agencies specialized in telecommunication;
b) In the case where the telecommunication enterprises change over 10,000 telecommunication subscriber number that have been granted to telecommunication subscriber or the scope of change of the number within two provinces or centrally-affiliated cities or more, but not change the length, the structure of telecommunication subscriber number and is consistent with the planning for national telecommunication numbering: Telecommunication enterprises shall send dossiers to the specialized management agencies in telecommunications at least 90 days before the date of changing telecommunications subscriber number and change telecommunication subscriber number only after obtaining written approval of the management agencies specialized in telecommunications.
c) A dossier requesting change to telecom subscriber number include: application for changing of telecom subscriber number in the form issued by the Ministry of Information and Communications; the plan to change the telecommunication subscriber number, which clearly indicate the scope of change, number of subscribers to be changed, the expected timing for changing the number, technical plans, including plans for testing the implementation of the change of number, measures to limit the loss of contact during and after process of change;
d) A specialized management agency in telecommunications receive and process dossiers mentioned at Point c of this Clause, within 30 working days after receiving the valid dossier. In case of disapproval of the change, the management agencies specialized in telecommunications shall notify in writing the reasons for the enterprise.
2. Changing telecommunication subscriber numbers with changes to the length and structure of the telecommunication subscriber numbers:
Management agency specialized in telecommunication is obliged to create a plan for changing telecommunication subscriber numbers and submit the same to the Minister of Information and Communications for approval, arrangement and guidance of the implementation of telecommunication enterprise with respect to the approved plan for changing telecommunication subscribers.
Article 34. System of technical norm of telecommunications and wireless electric frequency
System of technical norm of telecommunications and wireless electric frequencies include technical norms on:
1. Terminals.
2. Network equipment.
3. Equipments to measure charges.
4. Telecommunication network connections.
5. Telecommunication services.
6. Passive telecommunication technical infrastructure.
7. Quality of emission of wireless electric equipment.
8. Wireless electric radiation safety of wireless electric equipments, equipments applying radio waves, radio stations.
9. Electromagnetic compatibility safety of wireless electric equipment, telecommunication equipment, information technology equipment, equipment applying radio waves and electronics-electrical equipments.
10. Installation, operation, and measurement and testing of network equipment, passive telecommunication technical infrastructure, management of telecommunication services.
11. Other technical norms of telecommunications as specified by the Ministry of Information and Communications.
Article 35. Telecommunications quality management
1. The assessment of conformity with technical norms for equipment, networks, services and passive telecommunication technical infrastructure is conducted as follows:
a) terminal equipment, wireless electric equipment, equipment applying wireless electric waves, information technology equipment, electrics-electrical equipment in the list of telecommunication equipment, wireless electric equipment, equipment applying wireless electric waves, information technology equipment, electronic-electrical equipment is potentially unsafe issued by the Ministry of Information and Communications must be carried out procedures to certify conformity with regulation or release a statement of conformity for each category of equipment and use conformity mark before being circulated in the market or connected to public telecommunication networks;
b) Passive telecom technical infrastructure, telecommunication network connection, telecommunication services in the List of telecommunication services and networks requiring quality control issued by the Ministry of Information and Communications before being provided or used must carry out procedures to announce the conformity with as prescribed.
2. Testing of telecommunication equipment is the test, certification or announcement of conformity with telecom technical norms of telecommunication equipment that were installed prior to functioning. The testing of telecommunication equipment is as follows:
a) Network equipment in the list of telecommunication equipment requiring expertise issued by the Ministry of Information and Communications before putting into operation must be conducted the test and certification of compliance or test and announce the accordance with the regulations;
b) Measuring device to calculate charge in the list of telecommunication equipment requiring the testing issued by the Ministry of Information and Communications before putting into operation must be carried out the test procedures and certification of conformity by regulations;
c) Wireless electric station in the List of radio stations requiring a safety testing of radiation safety issued by the Ministry of Information and Communications before being used must be performed the test procedures and certification of conformity or test and announce the accordance with the regulation.
3. Ministry of Information and Communications is responsible for:
a) Specifying the operation of technical norm conformity assessment and testing of telecommunication equipment;
b) Appoint and recognize conformity certification organization, units for measuring and testing, testing laboratories in the field of telecommunications and radio frequencies.
Article 36. Principles for the promotion of telecommunication services and specialized telecommunication goods
1. Telecommunication enterprises are not allowed to conduct promotion with purposes of unfair competition in the telecommunications market, dumping telecommunications service, specialized telecommunication goods.
2. Telecommunication enterprises shall ensure the quality of telecommunication services and specialized telecommunication goods promoted in accordance with the provisions of law on the management of standards, technical norms, quality of telecommunication services and specialized telecommunication goods.
3. Telecommunication enterprises are not allowed to conduct promotion by reducing charges of telecommunication services, reducing the price of specialized telecommunication goods with respect to telecommunication services, specialized telecommunication goods evaluated specifically by the State. Telecommunication enterprises are not allowed to conduct promotion by reducing charges of telecommunication services, reducing the price of specialized telecommunication goods to below the minimum level of specialized telecommunication services, telecommunication goods that the State prescribes a price range or a minimum price.
4. Telecommunication services marks, specialized telecommunication trademarks are specified in the List of telecommunication services, the List of specialized telecommunication goods issued by the Ministry of Information and Communications.
5. The material value used for promotion for the unit of specialized telecommunication goods or services must not exceed 50% of the price of the units of specialized telecommunication goods or services promoted before promotion period except the following cases:
a) Providing telecommunication services, deliver samples of specialized telecommunication goods to customer free of charge;
b) Providing telecommunication services, offer specialized telecommunication goods to customers free of charge, without associating to the provision of telecommunication services and specialized telecommunication goods;
c) Providing telecommunication services, selling specialized telecommunication goods enclosed with contest entry forms for customers to choose the prize winners according to announced rules and prizes.
d) Providing telecommunication services, selling specialized telecommunication goods accompanied by participation in promotions of chance;
e) Organizing frequent customer program.
6. The total maximum value of services or goods used for sales promotion should not exceed 50% of the total value of telecommunication service, specialized telecommunication goods promoted except in the form of offering sample promotional goods or providing sample telecommunication services to customers to try free of charge.
7. Form of discount promotion for telecommunication services and specialized telecommunication goods include:
a) Providing telecommunication services or selling specialized telecommunication goods at price that is lower than before;
b) Using units of telecommunication services, specialized telecommunication goods for the promotion of the same telecommunication services and goods as their prices remain unchanged;
c) Promotion in the form of providing telecommunication services, selling specialized telecommunication goods accompanied by the coupon of use for the telecommunication services, coupon for the very specialized telecommunication goods.
d) Other forms prescribed by the Ministry of Information and Communications.
8. Total time for telecommunication enterprises to implement promotional programs by reducing prices for telecommunication services marks, specialized telecommunication trademarks in accordance with provisions by the Ministry of Information and Communications should not exceed 90 days in a year; a promotion must not exceed 45 days.
9. The total duration of the promotion for a telecommunication services marks, specialized telecommunication trademarks when making promotions to provide telecommunication services, sell specialized telecommunication accompanied by the participation in promotions of chance must not exceed 180 days a year, a promotion must not exceed 90 days.
Article 37. Promotion management for telecommunication services and specialized telecommunication goods
1. Only applying to licensed telecommunication enterprises for the promotion of telecommunication services and specialized telecommunication goods.
2. Telecommunication enterprises can directly organize the promotion or hire traders of promotion services to conduct promotion on specialized telecommunication goods or services of enterprises under agreements with such enterprises. In case of hiring traders who trading promotion services to conduct promotion on services and specialized telecommunication goods for enterprises, telecommunication enterprise, telecommunication enterprises must ensure the promotion is done in accordance with promotions program has been announced or registered with the State management agency for promotion.
3. Agency that trade the specialized telecommunications goods of telecommunication enterprises must conduct promotions in accordance with promotion program that telecommunication enterprises have announced or registered with the State management agency for promotion.
4. When implementing promotions for telecommunication services and specialized telecommunication goods, telecommunication enterprises must notify the management agency specialized in telecommunication and local Department of Information and Communication. Before implementing promotional programs by reducing prices for services in the List of telecommunication services requiring registration of charges, telecommunication enterprises must register with the management agencies specialized in telecommunications.
5. Telecommunication enterprises shall take responsibility to report regularly and irregularly upon request by specialized management agencies on telecommunications as to list and content of the promotion program of telecom services of the enterprise.
6. Ministry of Information and Communications is responsible for:
a) Regulating the list, units, forms of promotion, the maximum value of promotional material applied to each unit of telecommunication services and specialized telecommunication goods, the total value of the service, goods for sales promotion in a promotional program aimed at ensuring fair competition in the market of telecommunication services;
b) Leading and coordinating with the Ministry of Industry and Trade to regulate promotion for the provision of telecommunication services and specialized telecommunication goods.
7. Management agency specialized in telecommunication have the right to suspend the implementation of the whole or part of promotion program of telecommunication enterprises if there is any violations of regulations on the promotion of telecommunication services and goods specialized telecommunications is detected.
Article 38. Management of the charges of telecommunication services
1. Form of charge management
a) To decide the charges: the Ministry of Information and Communications issued rates, rate range of public-utility telecommunication services, and the connection charges;
b) Registration of charges: Telecommunication enterprises dominating the market prior to the promulgation and application rates of market dominant telecommunication services is obliged to register the charges with the management agencies specialized in telecommunications;
c) Notification of the charge: telecommunication enterprises by themselves specify charges of telecommunication services outside the above charges at point a, b of this Clause and shall notify the management agency specialized in telecommunication.
2. Exemptions from public utility charges are as follows:
a) Telecommunication enterprises shall take responsibility to develop a charge reducing/exempting plan for serving public-utility telecommunication missions and submit it to the Ministry of Information and Communications;
b) Ministry of Information and Communication shall decide the charge reducing/exempting plan for serving public-utility telecommunication missions after getting an agreement with the Ministry of Finance;
c) Ministry of Finance is responsible to ensure a fund in compensation for telecommunication enterprises in carrying out the public-utility telecommunication missions under the plan to reduce/exempt charges that has been decided at Point b of this Clause.
3. Telecommunication enterprises are not allowed to provide telecommunication services with too low rate compared with the average rates in the market of telecommunication services in accordance with provisions by Ministry of Information and Communications.
4. In addition to the provisions of Clause 3 of this Article, the telecommunication enterprise dominating markets are not allowed to release a rate of telecommunication services lower than its cost.
5. In the case where telecom service charges increase or decrease unreasonably compared with the cost, increase or decrease abnormally compared with average rates resulting in an unstableness in the telecommunications market, causing harm to the legal rights and interests of users of telecommunication services, other telecommunication enterprises and the State, Ministry of Information and Communications is obliged to perform or direct the management of specialized telecommunications to implement measures to control, stabilize following telecommunication charges:
a) Prescribing a maximum charge, minimum charge, charge range of telecommunication services;
b) Controlling the form factor of telecommunication services charges;
c) Disclosing information about charges;
d) Establishing mechanisms for managing telecommunication charges in each period;
e) Deciding suspension of implementation of the unreasonable telecom service charges decided by telecommunication enterprises
f) Deciding organization of teams of inspector and/watchdog to observe the compliance with state regulations on the management of telecommunication services charges.
Article 39. Professional issue report of telecommunication
1. Ministry of Information and Communication shall define mechanism and issue forms for reporting telecommunications professional issue.
2. Telecommunication enterprises shall:
a) Report regularly or irregularly upon requirement for professional telecommunications to management agency specialized in telecommunication and shall take responsibility for the accuracy and timeliness of content and figures of the report;
b) Prove the accuracy of content and figures of the report as required;
c) Provide online content and figures of the report to the device to access information upon request by management agency specialized in telecommunication.
3. Management agency specialized in telecommunication is obliged to use the content and figures of the report on professional telecommunication to publish statistical reports, analyses, manage the telecommunication services market
Article 40. Planning of passive telecommunication technical infrastructure
1. Planning of passive telecommunication technical infrastructure includes:
a) Planning construction of important telecommunications works relating to national security, points for supply of public-utility telecommunication services of telecommunication enterprises, which specify the size, scope, location for the construction and installation of this work;
b) Planning peripheral network which defines the requirements, conditions for the installation location for antenna pole, line and direction for building the suspension pole, sewer, tank, cable ducts
2. Important telecommunication works relating to national security is the telecommunication work of special importance for the entire operation of the national telecommunication network and having direct impact on socio-economic development, security, defense of the country, including:
a) The work of international telecommunication transmission system and inter-provincial long distance;
b) The Work for system of management, control, routing, switching international telecommunications, region and inter-province long distance;
c) The work for system of transmission, broadcast of television/radio signal throughout the nation, region and province or cities under central authority;
d) Other telecommunication works specified by the Prime Minister.
3. A point for supplying the public-utility telecommunication services is location directly managed and exploited by telecommunication enterprises to provide telecommunication services to users of services, including point to supplying services with their staff being present and the point to supplying the service without any staff.
4. Provincial People's Committee is obliged to formulate, approve and publish planning of passive telecommunication technical infrastructure every 5 years, which is adjusted or supplemented annually and incorporate the content passive telecommunication technical infrastructure planning in traffic planning, construction planning with ratio of 1/2000, 1 / 500 of the locality.
5. Based on the planning of the national telecommunication development and planning of passive telecommunication technical infrastructure in the area, telecommunication enterprises shall be responsible for planning the construction of passive telecommunication technical infrastructure in the locality of enterprise and submit the same to provincial People's Committee for approval
6. Ministry of Information and Communication shall lead and coordinate with the Ministry of Construction to guide in detail the activities to create the planning of passive telecommunication technical infrastructure.
7. Ministry of Transport, Ministry of Construction shall coordinate with the Ministry of Information and Communications and the provincial People's Committee to introduce the content of related passive telecommunication technical infrastructure into traffic planning, construction planning within the region and the nation.
Article 41. Granting a license to construct a passive telecommunication technical infrastructure
1. Before starting the construction of passive telecommunication technical infrastructure, investors must have a building permit, except the following cases:
a) Line of column used for hanging telecommunication cables, system of antenna poles that are not in urban areas and are consistent with the approved planning of telecommunication technical infrastructure of the enterprise and the approved project of investment for construction;
b) Antenna pole that is not bulky in accordance with the Ministry of Information and Communications and is installed in and on top of buildings in urban areas without changing the architecture, structural strength and safety of the building, surrounding landscape and environment and is in line with the approved planning of telecommunication technical infrastructure of the enterprise;
c) A point for supplying the public-utility telecommunication services without staff that is included in the planning of approved passive telecommunication technical infrastructure of enterprise and have the approved sample design;
d) A passive telecommunication technical infrastructure work that was installed to provide telecommunication services in emergencies;
e) Other passive telecommunication technical infrastructure works as specified by the Ministry of Information and Communications.
2. Ministry of Information and Communication shall lead and coordinate with the Ministry of Construction to specify and guide the licensing of construction of passive telecommunication technical infrastructures.
3. Provincial People's Committees within their authority shall review, amend, supplement or cancel the local regulations that is no longer appropriate concerning planning, processes and procedures for granting a permit to construct a passive telecommunication technical infrastructure work; direct the coordination among relevant agencies such that enterprises can use land and construct of passive telecommunication technical infrastructure work in the locality based on the delicacy of urban landscape and the conformity with the planning for construction in the area.
Article 42. Designing, constructing and using telecommunication works
1. Organizations or individuals investing in construction of buildings with many residence (apartments, office buildings, hotels) is obliged to design and install system of telecommunication cables, access points within the building. Rental from usage of a network of cables within the building is determined on the basis of costs.
2. Organizations or individuals investing in construction of buildings that have many uses (apartments, office buildings, hotels), public buildings is obliged to allocate area for telecommunication enterprises to install antenna pole on the roof of the building, install equipment for receiving, broadcasting within the building or within public buildings if the installation is technically feasible.
3. Investors that construct traffic work, industrial zones, export processing zones, high-tech zones, and urban areas are responsible for allocating land for telecommunications enterprise to construct passive telecommunication technical infrastructure works.
4. The use of passive telecommunication technical infrastructure works is on principles that service users are free to choose telecommunication enterprises, promoting competition in network establishment and telecommunication service provision of telecommunications enterprises in buildings, public buildings, traffic work, industrial parks, export processing zones, high-tech zones, urban areas.
5. Where telecommunication enterprises do not reach an agreement with relevant organizations or individuals on the provisions in Clauses 1, 2, 3, 4 of this Article, the enterprises may require provincial People's Committees to consider and resolve, and also notify the management agency specialized in telecommunication.
6. People's Committees at all levels shall direct the settlement and handle timely cases of unlawful hindering, disturbing, destroying the building and use of passive telecommunication technical infrastructure in the area.
Article 43. Jointly using technical infrastructure
1. Investor of technical infrastructure work shall be responsible for planning, designing, investing or constructing technical infrastructure, ensuring the joint use for installation of telecommunication equipments and cables in accordance with the approved planning for passive telecommunication infrastructure.
2. Telecommunication cables are allowed to be installed along roads, streets, pavements, bridges, culverts and traffic roads. The Ministry of Transport guides organizations or individuals about management and exploitation traffic work supplying for telecommunication enterprises to jointly use traffic technical infrastructure for installation of telecommunication cables.
3. Telecommunication cables are permitted to install at the electric poles in the regions where the telecommunication cables cannot be put underground or can not build separate poles for telecommunications cable on the basis of ensuring applied technical standards. Ministry of Trade shall guide the Vietnam Electricity Corporation and organizations or individuals managing and exploiting the system of electric poles to let telecommunication enterprises use the same poles for installation of telecommunication cables.
4. Telecommunication cables, telecommunication equipment is permitted to install in the underground public works, underground public works, underground technical source work, the underground portion of the construction works on the ground, line works, cables, underground technical pipeline, ditches and technical tunnels.
5. Ministry of Construction shall guide organizations or individuals managing, using and exploiting underground works to let telecommunication enterprises to share technical infrastructure for installation of telecommunication equipments and cables.
6. Rental price for a public technical infrastructure work to install the telecommunication equipments and cables are determined on the basis of costs in order to promote the joint use of technical infrastructure of traffic engineering, energy supply, public lighting, water supply, sewerage, telecommunications and other technical infrastructures.
7. Ministry of Finance shall lead and coordinate with the related sectors/ministries to promulgate mechanisms and principles for control and management of rental price of public technical infrastructure.
8. Provincial People's Committees are obliged to manage, specify and organize the implementation of the joint use of telecommunication infrastructure, other technical infrastructures at their localities.
Article 44. Putting underground and embellishment of telecommunication cables
1. Provincial People's Committee shall lead and coordinate with the Ministry of Information and Communications to make and organize the implementation of the plan to burry and adjust telecommunication cables in their locality.
2. Organizations or individuals participating in putting underground and embellishment of telecommunication cables shall get investment incentives or supports in accordance with the law on investment.
3. Telecommunication enterprises are obliged to participate, coordinate and contribute funds to implement the putting underground and embellishment of their telecommunication cables.
4. The putting underground and embellishment of telecommunication cables is done on the principle of ensuring that joint usage of technical infrastructure works is maximal, in accordance with technical norms in the field of telecommunications and construction.
Article 45. Effect of implementation
1. This Decree takes effect as from June 1, 2011.
2. This Decree replaces Decree No. 160/2004/NĐ-CP September 3, 2004 by the Government detailing the implementation of some articles of the Ordinance on Post and Telecommunications of telecommunications; regulations on investment in telecommunications in Decree 121/2008/ND-CP of December 3, 2008 by the Government on investment activities in the field of post and telecommunications; telecommunications regulations in Decree 97/2009 / ND-CP on the management of Internet services, management of the content of information on the Internet.
3. Within two years from the date this Decree takes effect, enterprises that have been granted a license of telecommunication inconsistent with the provisions of this Decree shall perform procedures to apply for new license or license exchange under the guidance of Ministry of Information and Communications.
4. Ministry of Information and Communications to coordinate with relevant sectors/ministries to ask the Prime Minister to issue a list of telecommunication enterprises and the duration for those telecommunication enterprises to restructure the ownership of capital of the organization or individuals to ensure implementation of the provisions in Clause 1, Article 3 of this Decree. Telecommunication enterprises listed by the Prime Minister shall be responsible for making a plan and implementing the restructuring of the capital ownership of organizations or individuals in accordance with provisions by the Prime Minister.
Article 46. Organization of implementation
Minister of Information and Communications is responsible for guiding and supervising the implementation of this Decree.
The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, President of Provincial People’s Committee or President of centrally-affiliated cities and relevant organizations or individuals shall be responsible for implementing this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 4. Hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Điều 5. Đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
Điều 10. Kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng, thiết bị vô tuyến điện
Điều 13. Hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông
Điều 23. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông