Chương 3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông
Số hiệu: | 25/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/04/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2011 |
Ngày công báo: | 21/04/2011 | Số công báo: | Từ số 215 đến số 216 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mạng viễn thông bao gồm:
1. Mạng viễn thông cố định mặt đất.
2. Mạng viễn thông cố định vệ tinh.
3. Mạng viễn thông di động mặt đất.
4. Mạng viễn thông di động vệ tinh.
5. Các mạng viễn thông khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
1. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
a) Dịch vụ thoại;
b) Dịch vụ fax;
c) Dịch vụ truyền số liệu;
d) Dịch vụ truyền hình ảnh;
đ) Dịch vụ nhắn tin;
e) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
g) Dịch vụ kênh thuê riêng;
h) Dịch vụ kết nối Internet;
i) Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
a) Dịch vụ thư điện tử;
b) Dịch vụ thư thoại;
c) Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
d) Dịch vụ truy nhập Internet;
đ) Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức thanh toán giá cước, dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều này có thể được phân ra chi tiết hoặc kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể gắn với các yếu tố nêu trên.
4. Căn cứ vào nguyên tắc phân loại dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, tình hình phát triển thị trường và chính sách quản lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
1. Hàng hóa viễn thông chuyên dùng là hàng hóa gắn liền với việc cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông phát hành, bao gồm:
a) Thiết bị có gắn số thuê bao viễn thông;
b) Thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông;
c) Hàng hóa viễn thông chuyên dùng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Tổ chức, cá nhân khuyến mại hàng hóa viễn thông chuyên dùng phải thực hiện quy định tại Nghị định này và pháp luật về thương mại.
3. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam phải đăng ký và tuân thủ các điều kiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Thiết bị vô tuyến điện khi nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết bị vô tuyến điện phải thực hiện quản lý chất lượng viễn thông theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định này.
1. Cung cấp dịch vụ viễn thông là việc sử dụng thiết bị, thiết lập hệ thống thiết bị viễn thông tại Việt Nam để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình khởi phát, xử lý, chuyển tiếp, định tuyến, kết cuối thông tin cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua việc giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ đất liền Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó có loại hình dịch vụ viễn thông quốc tế.
3. Căn cứ vào thông lệ quốc tế, các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, hàng hải và yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và hướng dẫn việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông qua biên giới đối với tàu, thuyền, máy bay trên vùng trời, vùng biển của Việt Nam và các trường hợp đặc biệt khác.
1. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định cho người sử dụng tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông.
2. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ, phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động, doanh nghiệp phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể việc bán lại dịch vụ viễn thông.
1. Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
2. Hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết bằng lời nới, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
3. Đối với một số dịch vụ viễn thông trong Danh mục dịch vụ viễn thông phải có hợp đồng mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu và đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp sau khi được chấp thuận.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông phải có hợp đồng mẫu, quy định thủ tục đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu.
1. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
a) Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ viễn thông trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường;
b) Bảo đảm quyền truy nhập dịch vụ bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân, đồng thời theo từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ cung cấp thiết bị đầu cuối và dịch vụ viễn thông công ích cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội và các đối tượng chính sách đặc biệt khác;
c) Việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, thiết bị đầu cuối và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện thông qua doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, doanh nghiệp sản xuất thiết bị đầu cuối hoặc trực tiếp tới người sử dụng dịch vụ viễn thông.
2. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về viễn thông công ích trên phạm vi cả nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
3. Mức đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đối với các dịch vụ viễn thông phải trích nộp doanh thu tối đa không quá 5% doanh thu dịch vụ viễn thông đó. Khoản đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ viễn thông phải trích nộp doanh thu vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam và mức đóng góp đối với từng dịch vụ trong Danh mục này.
1. Khi giao kết hợp đồng, thuê bao viễn thông có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp viễn thông các thông tin sau đây:
a) Đối với thuê bao là cá nhân: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân đối với người có quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu đối với người có quốc tịch nước ngoài;
b) Đối với thuê bao là tổ chức: Tên tổ chức; địa chỉ hoạt động; số, ngày quyết định thành lập; số, ngày cấp giấy phép hoạt động hoặc số, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đứng tên đại diện giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông.
2. Đăng ký thông tin thuê bao
Việc đăng ký thông tin thuê bao được thực hiện tại điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ của doanh nghiệp viễn thông hoặc tại đại lý được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao (sau đây gọi chung là điểm đăng ký thông tin thuê bao). Điểm đăng ký thông tin thuê bao phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có địa điểm giao dịch xác định;
b) Có đủ trang thiết bị để lưu giữ và chuyển thông tin thuê bao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Có nhân viên giao dịch được doanh nghiệp viễn thông tập huấn, đào tạo về quy trình, thủ tục đăng ký thông tin thuê bao;
d) Các điều kiện khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
a) Chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao có trách nhiệm lưu giữ thông tin thuê bao đã đăng ký theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
b) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng hệ thống kỹ thuật, cơ sở dữ liệu để thu thập, lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; cung cấp thông tin thuê bao và kết nối cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thông tin thuê bao chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
a) Phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
b) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về viễn thông;
c) Phục vụ hoạt động quản lý nghiệp vụ, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông;
d) Các mục đích khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể việc đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao.
1. Doanh nghiệp viễn thông chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu, dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường, dịch vụ viễn thông công ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này;
c) Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ nhưng không chấm dứt hoạt động phải bảo đảm cung cấp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các dịch vụ viễn thông thay thế, hoặc chuyển người sử dụng dịch vụ sang sử dụng dịch vụ viễn thông tương ứng của doanh nghiệp viễn thông khác, hoặc thỏa thuận bồi thường cho người sử dụng dịch vụ;
d) Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ do chấm dứt hoạt động thì phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng.
1. Doanh nghiệp viễn thông không phải là doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông phải gửi hồ sơ thông báo ngừng kinh doanh dịch vụ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ít nhất 60 ngày làm việc trước ngày dự định ngừng kinh doanh.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu, dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường, dịch vụ viễn thông công ích nhưng không chấm dứt hoạt động phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.
3. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông do chấm dứt hoạt động phải gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị được ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định phương án tổ chức lại doanh nghiệp hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Trên cơ sở văn bản trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
4. Thông báo ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông nêu tại Khoản 1 Điều này phải bao gồm các thông tin sau:
a) Dịch vụ ngừng kinh doanh, thời gian bắt đầu ngừng kinh doanh, lý do ngừng kinh doanh, phạm vi ngừng kinh doanh;
b) Biện pháp và cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan.
5. Hồ sơ đề nghị ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông nêu tại các khoản 2, 3 Điều này bao gồm:
a) Đơn đề nghị ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Báo cáo tình hình kinh doanh đối với dịch vụ dự kiến ngừng kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, số người sử dụng dịch vụ;
c) Biện pháp và cam kết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan;
d) Phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp, biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng trong trường hợp ngừng kinh doanh do chấm dứt hoạt động.
6. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông ít nhất 30 ngày trước khi chính thức ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông.
7. Trường hợp phải sửa đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông do ngừng kinh doanh dịch vụ, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc sửa đổi giấy phép theo quy định tại các khoản 1, 3 Điều 24 Nghị định này.
8. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm hoàn trả tài nguyên viễn thông đã được phân bổ đối với dịch vụ hoặc phần dịch vụ ngừng kinh doanh (nếu có).
ESTABLISHMENT OF NETWORKS AND PROVISION OF TELECOMMUNICATIONS SERVICE
Article 8. Classification of telecommunication network
Telecommunication networks include:
1. Fixed ground telecommunication networks.
2. Satellite fixed telecommunication network.
3. Mobile ground telecommunication network.
4. Satellite mobile telecommunication networks.
5. Telecommunication networks being defined by the Ministry of Information and Communications.
Article 9. Classification of telecommunication services
1. Basic telecommunication services include:
a) Telephone service;
b) Fax service;
c) Data transmission service;
d) Photo transmission service;
e) Message Service;
f) Video conference services;
g) leased line services;
h) Internet connection service;
i) Other basic telecommunication services as stipulated by the Ministry of Information and Communications.
2. Other value added telecommunication services include:
a) Electronic mail services;
b) Voice Mail Service;
c) Added value fax services;
d) Internet access service;
e) Added value telecommunication services as prescribed by the Ministry of Information and Communications.
3. Based on technological characteristics, mode of transmission, communication range, form of payment rates, telecommunication services stipulated in Clauses 1, 2 of this Article can be split in detail or combined with each other to form specific types of services associated to the aforementioned factors.
4. Based on the taxonomy of services specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article, the situation of market development and the policy for management of telecommunications for each period, the Ministry of Information and Communications issued a List of basic telecommunication services and value added telecommunication services.
Article 10. Trading specialized telecommunication goods and wireless electric equipments
1. A specialized telecommunication good is commodity associated with the provision of telecommunication services defined by telecommunication enterprises, including:
a) Devices that are attached by telecommunication subscriber number;
b) Payment card for telecommunication services;
c) Other specialized telecommunication goods as defined by the Ministry of Information and Communications.
2. Organizations or individuals perform sales promotion with respect to specialized telecommunication goods must observe provisions of this Decree and laws on trade.
3. Organizations or enterprises that produce wireless electric equipments for use in Vietnam must register and comply with the conditions prescribed by the Ministry of Information and Communications.
4. Wireless electric equipments being imported or temporarily imported for re-export shall be subject to the permission of the Ministry of Information and Communications.
5. Organizations or individuals trading of wireless electric equipments must perform quality control of telecommunications in accordance with Clause 1 of Article 35 of this Decree.
Article 11. Providing telecommunication services
1. Providing telecommunication services is the use of equipment, establishing a system of telecommunication equipment in Vietnam to perform one, some or all stages of the process of initiation, relay, routing, information connection for user of telecommunication services by concluding a contracts with the users of telecommunication services, telecommunication services agents, telecommunication enterprises for profit purposes.
2. The provision of telecommunication services across the border to users of telecommunication services in the territory of Vietnam must conduct through a trade agreement with a Vietnam's telecommunication enterprise that has already been licensed to provide telecommunication services, including the type of international telecommunication services.
3. Based on international practice, the regulations on aviation safety, marine safety, and requirements of national defense and security, the Ministry of Information and Communication shall specify and guide the provision and the use of cross-border telecommunication services for ships, boats, planes on the airspace and territorial waters of Vietnam and other special cases.
Article 12. Resale of telecommunication services
1. Before the resale of fixed telecommunication services to users in a location that have specified address and ranges for which the legal usage right is transfer, organizations or individuals are obliged to register their business and sign the contract for telecommunication agency with telecommunication enterprises.
2. Before the resale of fixed telecom services in two locations or more with the addresses, or area being specified to transfer the lawful usage, before reselling mobile telecommunication services, enterprises are required to possess a license of providing telecommunication services.
3. Ministry of Information and Communication shall specify the resale of telecommunication services.
Article. 13 Contract of use of telecommunication services
1. The provision and use of telecommunication services are conducted on the basis of contracts concluded between communication enterprises with users of telecommunication services.
2. Contracts for use of telecommunication services are concluded verbally, in writing or by specific acts.
3. For some telecommunication services in the List of telecommunication services that require form-based contract issued by the Ministry of Information and Communications, telecommunication enterprises shall be obliged to draft a contract template for use of telecommunication services and register the same with the management agencies specialized in telecommunications for the uniform implementation throughout the enterprise after it is approved.
4. Ministry of Information and Communications shall issue a List of telecommunication services requiring contract template, specify the procedures for registration of contract template for use of telecommunication services.
Article 14. Providing public-utility telecommunication services
1. Principles for providing public-utility telecommunication services
a) Developing telecommunication technical infrastructure, widely providing telecommunication throughout the nation, in which priority is for remote areas, border and island areas, and particularly difficult areas where telecommunication enterprises can not afford an effective business under market mechanisms;
b) Ensuring the right to equal and reasonable access for all people, and from time to time, the State shall set forth preferential policy to provide or support terminals and public-utility telecommunication services to poor households, near-poor households, families under preferential treatment policy and subjects under other special policy;
c) Supporting the development of telecommunication technical infrastructure, terminals and providing public-utility telecommunication services is done by enterprises that provide public-utility telecommunication services, terminal-producing enterprises or directly to users of telecommunication services.
2. Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund is a State financial organization under the Ministry of Information and Communications, which operates upon not-for-profit basis to support the implementation of policies of the State over the public-utility telecommunications throughout the country.
The Ministry of Information and Communication shall lead and coordinate with related ministries or sectors compose regulations on functions, responsibilities, organizational structure and operation of Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund and submit the same to the Primer Minister for a relevant decision.
3. Contribution level to Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund for telecommunication services must use a maximal detraction from revenue not exceeding 5% of those sales of telecommunication services. Contributions to the Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund are accounted and included in business expenses of the enterprises.
Depending on each period, the Prime Minister shall specify the list of telecom services requiring detraction from revenue to pay to Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund and the contribution rate for each service in the List.
Article 15. Registration, storage and use of subscriber information
1. When contracting, telecommunication subscriber is obliged to providing telecommunication enterprises with following information:
a) For the subscriber as an individual: full name, date of birth, number, date and place of issuance of identity cards for the Vietnam citizens or passport for foreign citizens;
b) For the subscriber as an organization: organization name, operating address, number and date of the decision of establishing, number and date of the license for operation or number and date of certificate of registration of business of the organization; the full name, date of birth, number, date and place of issuance of ID card or passport of the person act as a reprehensive whose name in the contract for use of telecommunication services.
2. Registration of subscriber information
The registration of subscriber information are done at the provision point of the public-utility telecommunication services where there is an agent of telecommunication enterprises or at an agency authorized by telecommunication enterprises by signing a contract to receive registration of subscriber information (hereinafter referred to as the point of registration of subscriber information.). A point of registration of subscriber information must meet the following conditions:
a) Its location for transaction is specific;
b) Having enough equipment to store and transfer the subscriber information in accordance with the Ministry of Information and Communications;
c) Having transactors who have been trained by telecommunication enterprises over the processes and procedures for registration of subscriber information;
d) Other conditions as prescribed by the Ministry of Information and Communications.
3. Storing subscriber information
a) The owner of the subscriber information-registration point is obliged to store the registered subscriber information in accordance with the Ministry of Information and Communications and to provide competent state agencies upon request;
b) Telecommunication enterprises shall take responsibility to build technical systems and database to collect, store and manage subscriber information in accordance with the Ministry of Information and Communication; provide subscriber information and connect database of subscriber information at the request of the competent state management agencies.
4. Using subscriber information
Subscriber information is used only for the following purposes:
a) To serve the national security, social order and safety;
b) To serve the state management on telecommunications;
c) To serve the specialized management, exploitation of the network and provision of telecommunication services of telecommunication enterprises;
d) Other purposes as prescribed by the Ministry of Information and Communications.
5. Ministry of Information and Communication shall specify the registration, storage and use of subscriber information.
Article 16. Condition for stopping telecommunication service trading
1. Telecommunication enterprises are only allowed to suspend partly or all of telecommunication services if the following conditions are satisfied:
a) The lawful rights and interests of users of telecommunication services are ensured under the signed contract for use of telecommunication services;
b) Informing the specialized agencies on telecommunications of the event as defined in Clause 1 of Article 17 of this Decree.
2. Telecommunication enterprises holding essential facilities, telecommunication enterprises dominating the market, enterprises providing public-utility telecommunication services are only allowed to stop the business in part or all telecommunication services directly related to the essential facilities, telecommunication services dominating the market, public-utility telecommunication services if the following conditions are satisfied:
a) Ensuring the lawful rights and interests of users of telecommunication services under the signed contract for use of telecommunication services;
b) Getting the written consent of the Ministry of Information and Communications under the provisions of Clauses 2 and 3 of Article 17 of this Decree;
c) In case of the suspension of trading the service, but not terminating their operation, they must provide users of telecommunication services with alternative telecommunication services, or switch the users to a equivalent telecommunication service of other telecommunication enterprises, or compensate for the users of services;
d) In case of suspension of trading service due to termination of their operation, reorganization plan or plans for bankruptcy and dissolution of enterprises must include measures to ensure the provision of telecommunication services will be continued to users.
Article 17. Procedures for suspension of telecommunication services trading
1. Telecommunication enterprises other than telecommunication enterprises holding essential facilities, telecommunication enterprises dominating the market, enterprises providing public-utility telecommunication services stop trading partly or all of the telecommunication services must submit documents for informing the suspension of providing services to the specialized management agencies in telecommunications at least 60 days before the expected date of cessation of the trading.
2. Telecommunication enterprises holding essential facilities, telecommunication enterprises dominating the market, enterprises providing public-utility telecommunication services when stopping partly or all telecommunication services directly related to essential facilities, telecommunication services dominating the market, public-utility telecommunication services without terminating their operation must submit 03 sets of dossiers requesting for stopping telecommunication services trading to the Ministry of Information and Communications. Within 30 working days after receiving the valid dossier, the Ministry of Information and Communication assess and send a written reply to the enterprise.
3. Telecommunication enterprises holding essential facilities, telecommunication enterprises dominating the market, enterprises providing public-utility telecommunication services when suspending telecommunication services trading due to the end of their operation must submit 03 dossiers asking for an end to their telecommunication services trading to the Ministry of Information and Communications. Within 60 working days from the date of receiving the valid dossier, the Ministry of Information and Communications coordinate with relevant agencies to determine the enterprise-reorganization plans or plans for bankruptcy or dissolution and reply in writing to the enterprise. On the basis of the written reply of the Ministry of Information and Communications, the enterprise is obliged to carry out the plan of reorganization or plan of bankruptcy, dissolution as prescribed by laws.
4. Notice of suspension of telecommunication services trading referred to in Clause 1 of this Article shall include the following information:
a) The services to be ceased, the time point to start stopping the trading, reasons for the suspension, scope of the suspension;
b) Measures and commitments to ensure the lawful rights and interests of users of telecommunication services and relevant parties.
5. A dossier of application for suspension of telecommunication services trading referred to in Clauses 2 and 3 of this Article include:
a) An application for suspension of telecommunication services trading in the form issued by the Ministry of Information and Communications;
b) Report on business situation for service expected to be out of business: revenue, profits, output, market share, number of people using the service;
c) Measures and commitment to ensure the lawful rights and interests of users of telecommunication services and other stakeholders;
d) A reorganization plan or plans for bankruptcy, dissolution of enterprises, security measures to continue to provide telecommunication services to users in the event of termination due to cessation of business activities.
6. Telecommunication enterprises shall take responsibility to notify users of telecommunication services and other related parties publish in the mass media about the suspension of telecommunication services trading at least 30 days before the official suspension of telecommunication services trading.
7. In the case where the business license of telecommunication services is required to amend due to the suspension of services trading, management agencies specialized in telecommunication are obliged to require the telecommunication enterprises to modify the license in accordance with the clauses 1, 3, Article 24 of this Decree.
8. Within 30 working days after the cessation of telecommunication services trading, telecommunication enterprises shall take responsibility to reimburse telecommunication resources that have been publicly allocated for the service or a portion of the services to be out of business (if any) .
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực