Chương 2 Nghị định 25/2011/NĐ-CP: Kinh doanh dịch vụ viễn thông
Số hiệu: | 25/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/04/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2011 |
Ngày công báo: | 21/04/2011 | Số công báo: | Từ số 215 đến số 216 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.
1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông dưới hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.
2. Trường hợp đầu tư trực tiếp để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
3. Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch tài nguyên viễn thông; quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn đầu tư;
b) Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định này.
4. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
3. Dự án đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng phải thực hiện thủ tục thẩm tra, chấp thuận chủ trương đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Ngoài các nội dung thẩm tra theo quy định pháp luật về đầu tư, đối với dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông cần thẩm tra thêm các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Hồ sơ dự án đầu tư, quy trình, thủ tục đăng ký, thẩm tra đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
1. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm xử lý các vụ việc cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều 19 Luật Viễn thông.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bên liên quan có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
c) Đối với vụ việc cạnh tranh phức tạp hoặc vụ việc có liên quan đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan đó trước khi ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
2. Thẩm quyền, thủ tục xử lý việc tập trung kinh tế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
a) Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% của một thị trường dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Đối với việc tập trung kinh tế có thị phần kết hợp chiếm trên 50% thị trường dịch vụ viễn thông, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định chấp thuận miễn trừ sau khi có văn bản chấp thuận miễn trừ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh, Bộ Công thương gửi hồ sơ tới Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Công thương.
1. Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông phát sinh trực tiếp trong quá trình thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm:
a) Tranh chấp về kết nối viễn thông;
b) Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Tranh chấp về thanh toán giá cước giữa các doanh nghiệp viễn thông;
d) Các tranh chấp khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm tổ chức hiệp thương giữa các bên. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia hiệp thương. Kết quả hiệp thương phải được lập thành văn bản;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hiệp thương, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ra quyết định giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
TELECOMMUNICATION SERVICES TRADING
Article 3. Ownership in the trading of telecommunication services
1. An organization or individual owning more than 20% of charter capital or shares in a telecommunication enterprises shall not be allowed to possess more than 20% of charter capital or shares of other telecommunication enterprises doing the business in the same market belonging to the List of telecommunication services promulgated by the Ministry of Information and Communications.
2. Telecommunication enterprises that provide telecommunication services on the List specified in Clause 1 of this Article shall report to the specialized management agencies on telecommunications in accordance with the Ministry of Information and Communication upon changes in the list of organizations or individuals owning more than 20% of charter capital or shares of the enterprise.
Article 4. Forms, conditions and ratios of contributed capital of foreign investors
1. Foreign investors are allowed to invest and trade telecommunication services in the form of direct investment, indirect investment in accordance with the Telecommunication Law and the law on investment.
2. In case of direct investment to provide telecommunication services without network infrastructure, foreign investors are allowed to jointly venture or cooperate the business on the basis of contracts with enterprises established in Vietnam. Where the investment is to provide telecommunication services with network infrastructure, foreign investors are allowed to jointly venture or cooperate the trading on the basis of contracts with telecommunication enterprises have been licensed to establish a telecommunication network in Vietnam.
3. In addition to the conditions prescribed by laws on investment, foreign investment projects in the field of telecommunication services trading must satisfy the following conditions:
a) In accordance with the planning of the national telecommunication development, the planning of telecommunications resource and the planning of passive telecommunication technical infrastructure in the area of investment;
b) To meet the conditions for legal capital and committed amount for investment specified in Articles 19, 20 and 21 of this Decree.
4. The proportion of contributed capital by foreign parties must be consistent with the provisions of the laws of Vietnam, international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 5. Registration, verification of foreign investment projects in the telecommunication services trading
1. For foreign investment projects on trading telecommunication services without network infrastructure with the size of investment of less than 300 billion VND, the investor shall perform procedures for investment registration in the provincial state agency managing the investments for an investment certificate.
2. For foreign investment projects on trading telecommunication services without network infrastructure with the size of investment capital of VND 300 billion or more, the investor shall carry out the procedures for investment evaluation at the provincial state agencies managing the investments to be granted an investment certificate.
3. For foreign investment projects on trading telecommunication services with network infrastructure, the investor shall implement procedures for evaluation and approval of investment policy at the provincial state agency managing investment to be granted an investment certificate. Competence to approve the investment policy complies with the law on investment.
4. Apart from the examination in accordance with laws on investment, for foreign investment projects in the telecommunication services trading, further verification of the contents specified in Clause 3 of Article 4 of this Decree are required.
5. Dossiers of investment projects, processes and procedures for registration and verification the investment and grant of investment certificates shall comply with laws on investment.
Article 6. Handling cases of competition in the telecommunication services trading
1. Competence and procedures for handling cases related to acts in restraint of competition, unfair competition in telecommunication services trading shall be as follows:
a) The management agencies specialized in telecommunications is obliged to dealing with competitive cases of setting up telecommunication networks, providing telecommunication services stipulated in Clauses 1 and 2 of Article 19 of the Telecommunications Law.
b) Within 30 working days after receipt of competitive cases, the management agencies, which are specialized in telecommunications, take responsibility for making a decision to address competitive cases. The related parties are obliged to implement the decision of addressing competitive cases, including cases where they disagree to the decision of handling the competitive case by the management agency specialized in telecommunication and have the right to complain and take lawsuits under the provisions of law;
c) For complex competitive cases or cases involved in the function of numerous agencies, the specialized management agencies on telecommunications collect opinions in writing from those agencies before making the decision on the handling of competitive cases. Within 10 working days after receiving the specialized management agencies on telecommunications, the consulted agencies are obliged to respond in writing.
2. Competence and procedures for handling the economic concentration in the telecommunication services trading shall be as follows:
a) For the economic concentration have a combined market share from 30% to 50% of a telecommunication services market, enterprises participating in economic concentration shall notify the management agency specialized in telecommunication and competition-management agencies before conducting before performing economic concentration. For the economic concentration have a combined market share over 50% of the market of telecommunication services, the Minister of Industry and Trade shall make a decision on approval of exemption after receiving a written approval of exemption by the Minister of Information and Communications;
b) Within 10 working days after receiving complete dossiers of application for exemption specified in Clause 1 of Article 29 of the Competition Law, the Ministry of Industry and Trade send the dossier to the Ministry of Information and Communications to get opinions. Within 20 working days from the date of receipt of application for exemption, the Ministry of Information and Communications subject to obligation of responding in writing to the Ministry of Industry and Trade.
Article 7. Dispute resolution in telecommunication services trading
1. Disputes in the telecom services business is a dispute between the telecommunication enterprises arising directly in the course of setting up telecom networks, providing telecommunication services, including:
a) Disputes over the telecommunications connection;
b) Disputes over the sharing of telecommunication technical infrastructure;
c) Disputes over payment rates between telecommunication enterprises;
d) Other disputes as defined by the Ministry of Information and Communications.
2. The order and procedures for dispute settlement are as follows:
a) Within 30 working days after receipt of the request for dispute settlement, the management agencies, which are specialized in telecommunications, are obliged to organize consultations between the parties. The disputing parties are obliged to provide sufficiently relevant information and evidence, and are obliged to participate in consultations. Consultation results must be made in writing;
b) Within 15 working days from the end of the negotiations, the specialized management agencies on the telecommunication release a dispute settlement decision. The disputing parties are obliged to implement immediately the dispute settlement decision, even in the case where they disagree to the dispute settlement decision of the specialized management agencies on telecommunications and are entitled to lodge a complaint or lawsuit by prescribed by laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 4. Hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Điều 5. Đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
Điều 10. Kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng, thiết bị vô tuyến điện
Điều 13. Hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông
Điều 23. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông