Chương 3 Luật Tổ chức Quốc hội 2001: Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của quốc hội
Số hiệu: | 15/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 03/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2020 |
Ngày công báo: | 16/02/2020 | Số công báo: | Từ số 217 đến số 218 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
NGHỊ ĐỊNH 15/2020/NĐ-CP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Số hiệu: | 15/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 03/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2020 | |
Ngày công báo: | 16/02/2020 | Số công báo: | Từ số 217 đến số 218 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Phạt tiền đến 20 triệu đồng nếu tung tin giả lên Facebook
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong 08 nhóm hành vi tại Khoản 1 Điều 101; đơn cử như:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc…
Bên cạnh việc phạt tiền thì người vi phạm buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm khỏi các trang mạng xã hội.
Lưu ý: Cá nhân có hành vi vi phạm như tổ chức thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 15/04/2020; đồng thời, bãi bỏ Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, Điều 2 Nghị định 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Quốc hội thành lập Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban sau đây:
1. Uỷ ban pháp luật;
2. Uỷ ban kinh tế và ngân sách;
3. Uỷ ban quốc phòng và an ninh;
4. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
5. Uỷ ban về các vấn đề xã hội;
6. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường;
7. Uỷ ban đối ngoại.
Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Số Phó Chủ tịch và số Uỷ viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội quyết định.
Thành viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Số thành viên hoạt động chuyên trách do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành công việc của Hội đồng dân tộc;
b) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc;
c) Giữ mối liên hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng dân tộc;
d) Được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc;
đ) Thay mặt Hội đồng dân tộc giữ mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng dân tộc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng dân tộc. Khi Chủ tịch Hội đồng dân tộc vắng mặt thì một Phó Chủ tịch được Chủ tịch uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch.
1. Uỷ ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên. Số Phó Chủ nhiệm và số Uỷ viên Uỷ ban do Quốc hội quyết định.
Thành viên Uỷ ban của Quốc hội do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Số thành viên hoạt động chuyên trách do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành công việc của Uỷ ban;
b) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Uỷ ban;
c) Giữ mối liên hệ thường xuyên với các thành viên của Uỷ ban;
d) Thay mặt Uỷ ban giữ mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
đ) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao.
3. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban giúp Chủ nhiệm Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Uỷ ban. Khi Chủ nhiệm Uỷ ban vắng mặt thì một Phó Chủ nhiệm được Chủ nhiệm uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm.
Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác liên quan đến vấn đề dân tộc;
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số;
3. Tham gia ý kiến về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đến vấn đề dân tộc và giám sát việc thực hiện các văn bản đó;
4. Kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước; các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương về những vấn đề có liên quan đến dân tộc thiểu số.
Uỷ ban pháp luật có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, về hình sự, dân sự, hành chính và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao, dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị của cơ quan khác, của tổ chức, của đại biểu Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về luật, pháp lệnh;
2. Chủ trì thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án, các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
4. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua;
5. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, về hình sự, dân sự, hành chính; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách; giám sát hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giám sát hoạt động điều tra, thi hành án;
6. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
7. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan, các biện pháp cần thiết nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật.
Uỷ ban kinh tế và ngân sách có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, ngân sách, tài chính, tiền tệ và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Chủ trì thẩm tra dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, ngân sách, tài chính, tiền tệ; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ;
4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh, ngân sách, tài chính, tiền tệ.
Uỷ ban quốc phòng và an ninh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh;
3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách quốc phòng và an ninh, những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao và thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao và thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; giám sát việc thực hiện chính sách đối với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao của đất nước, chính sách đối với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Uỷ ban về các vấn đề xã hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực lao động, y tế, xã hội, tôn giáo và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực các vấn đề xã hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về các vấn đề xã hội trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các chính sách, biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội.
Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh Uỷ ban phụ trách;
4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Uỷ ban đối ngoại có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực hoạt động đối ngoại của Nhà nước và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại trình Quốc hội;
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực đối ngoại; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của các ngành và địa phương; giám sát việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
4. Thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội; giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội điều hoà, phối hợp các hoạt động đối ngoại của Quốc hội;
5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác, về chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
2. Tham gia với Uỷ ban pháp luật thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế theo sự chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội phối hợp với Uỷ ban đối ngoại thực hiện quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế của mình.
Chương trình hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội do Hội đồng và Uỷ ban quyết định căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hoà của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và những viên chức nhà nước hữu quan cung cấp tài liệu hoặc đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng hoặc Uỷ ban xem xét, thẩm tra. Người nhận được yêu cầu của Hội đồng hoặc Uỷ ban của Quốc hội phải đáp ứng yêu cầu đó.
Khi cần thiết, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội cử các thành viên của mình đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề mà Hội đồng hoặc Uỷ ban quan tâm. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để thành viên của Hội đồng hoặc Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng, Uỷ ban. Người nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Quá thời hạn này mà người nhận được kiến nghị không trả lời hoặc trong trường hợp Hội đồng, Uỷ ban không tán thành với nội dung trả lời, thì Hội đồng hoặc Uỷ ban có quyền kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội yêu cầu trả lời tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.
Khi tiến hành hoạt động giám sát đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà phát hiện có vi phạm pháp luật thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan hữu quan xem xét và theo thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật, chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan phải thông báo cho Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà cá nhân, cơ quan được yêu cầu không trả lời thì Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Uỷ ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng hoặc Uỷ ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Uỷ ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
NATIONALITY COUNCIL AND COMMISSIONS OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 21.- The Nationality Council and Commissions of the National Assembly are agencies of the National Assembly, which work according to the collective regime and make decisions by majority. The terms of the Nationality Council and the Commissions of the National Assembly correspond to the term of the National Assembly.
The Nationality Council and Commissions of the National Assembly are tasked to verify bills, make proposals on laws, draft ordinances and other drafts; verify reports assigned by the National Assembly or its Standing Committee; submit to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee comments on law- and ordinance- making programs; exercise the right to supervision; to propose to the National Assembly the explanation of the Constitution, laws, ordinances and other issues within the scope of their tasks and powers.
The Nationality Council and Commissions of the National Assembly have the right to propose the National Assembly Standing Committee to consider and submit to the National Assembly votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly.
The Nationality Council and Commissions of the National Assembly take responsibility for and report on their work before the National Assembly; when the National Assembly is in recess, they report on their work before the National Assembly Standing Committee.
Article 22.- The National Assembly sets up the Nationality Council and the following Commissions:
1. The Law Commission;
2. The Economic and Budgetary Commission;
3. The Defense and Security Commission;
4. The Commission for Culture, Education, Youth, Young Pioneers and Children;
5. The Commission for Social Affairs;
6. The Commission for Sciences, Technologies and Environment;
7. The External Relations Commission.
Article 23.- When deeming it necessary, the National Assembly shall set up an ad hoc committee to study and/or verify a project or investigate a certain issue.
1. The Nationality Council is composed of a chairman, vice-chairmen and members. The number of vice- chairmen and the number of members shall be decided by the National Assembly.
The Nationality Council members shall be elected by the National Assembly among the National Assembly deputies. The number of full-time members shall be decided by the National Assembly Standing Committee.
2. The Nationality Council chairman has the following tasks and powers:
a) To administer the activities of the Nationality Council;
b) To convene and chair meetings of the Nationality Council;
c) To maintain regular contacts with the Nationality Council members;
d) To attend meetings of the National Assembly Standing Committee; to be invited to attend meetings of the Government to discuss the implementation of nationality policies;
e) To maintain ties with concerned agencies and organizations on behalf of the Nationality Council;
f) To perform some other tasks assigned by the National Assembly Standing Committee.
3. The Nationality Council vice-chairmen shall assist the Nationality Council chairman, performing tasks assigned by the latter. When the chairman is absent, a vice-chairman shall be authorized by the chairman to perform the tasks and exercise the powers of the chairman.
1. A Commission of the National Assembly is composed of a director, deputy-directors and members. The number of deputy-directors and the number of members shall be decided by the National Assembly.
Members of the National Assembly Commissions shall be elected by the National Assembly among its deputies. The number of full-time members shall be decided by the National Assembly Standing Committee.
2. The director of a Commission of the National Assembly has the following tasks and powers:
a) To administer the activities of the Commission;
b) To convene and chair meetings of the Commission;
c) To maintain regular contacts with the Commission’s members;
d) To represent the Commission in maintaining ties with the concerned agencies and organizations;
e) To perform a number of other tasks assigned by the National Assembly Standing Committee.
3. The deputy-directors shall assist the director of the Commission, performing tasks assigned by the latter. When the Commission director is absent, a deputy-director shall be authorized by the director to perform the tasks and exercise the powers of the director.
Article 26.- The Nationality Council has the following tasks and powers:
1. To verify bills, draft ordinances and other drafts related to ethnic matters;
2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee in the field of nationality; supervise the activities of the Government, the ministries and the ministerial-level agencies in the implementation of programs and plans on socio-economic development in mountainous regions, areas inhabited by ethnic minority people;
3. To contribute its opinions on the drafts of legal documents issued by the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the Supreme People�s Court or the Supreme People’s Procuracy, the legal documents issued jointly by competent central State agency or jointly by competent State agencies and the central committees of socio-political organizations, related to ethnic matters and supervise the implementation of those documents;
4. To propose to the National Assembly or its Standing Committee issues on nationality policies of the State; matters related to the organization and operation of concerned agencies; propose to the Government, the Prime Minister, ministers, heads of the ministerial-level agencies and other State bodies at the central and local levels matters related to ethnic minorities.
Article 27.- The Law Commission has the following tasks and powers:
1. To verify bills, draft ordinances on the organization of the State apparatus, on criminal, civil, administrative matters and other drafts under the assignment of the National Assembly or its Standing Committee, the Government’s projected law- and ordinance-making programs, the proposals of other agencies, organizations and/or National Assembly deputies on law- and ordinance- making, the motions of National Assembly deputies on laws, ordinances;
2. To assume the prime responsibility in verifying schemes on the establishment or abolition of ministries, ministerial-level agencies; the setting up, merger, division or re-delimitation of provinces and centrally-run cities;
3. To verify the Government’s reports on the settlement of citizens’ complaints and denunciations, on crime and law-violation prevention and combat as well as judgement execution work, reports on activities of the chief judge of the Supreme People’s Court and the chairman of the Supreme People’s Procuracy;
4. To ensure the constitutionality, legality and uniformity of the legal system regarding bills, draft ordinances before they are submitted to the National Assembly or the National Assembly Standing Committee for adoption;
5. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee on the organization of the State apparatus, on criminal, civil and administrative issues; supervise the activities of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies which fall within the management scope of the Commission; supervise activities of the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy; supervise activities of investigation and judgement execution;
6. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;
7. To propose matters relating to the organization and operation of the concerned agencies, necessary measures to perfect the State apparatus and the legal system.
Article 28.- The Economic and Budgetary Commission has the following tasks and powers:
1. To verify bills, draft ordinances in the field of economic management, business activities, budget, finance, money and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;
2. To assume the prime responsibility in verifying projects and plans on socio-economic development, the Government’s reports on the implementation of socio-economic development plans, on State budget estimates and plans on central budget allocation, the general final settlement of the State budget.
3. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee in the fields of economic management, business activities, budget, finance and money; supervise the activities of the Government, the ministries and the ministerial-level agencies in the implementation of State plans on socio-economic development, the implementation of the State budget estimates and the implementation of the financial and monetary policies;
4. To supervise the legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;
5. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies as well as issues on economic management, business activities, budget, finance and money.
Article 29.- The Defense and Security Commission has the following tasks and powers:
1. To verify bills and draft ordinances on defense and security and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;
2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, on defense and security; supervise activities of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies in the performance of defense and security tasks;
3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;
4. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies and issues on defense and security policies, necessary measures to perform the tasks and exercise the powers of the National Assembly and its Standing Committee in defense and security domains.
Article 30.- The Commission for Culture, Education, Youth, Young Pioneers and Children has the following tasks and powers:
1. To verify bills and draft ordinances on culture, education, information, sports and youth, young pioneers and children and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;
2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, on culture, education, information, sports and youth, young pioneers and children; supervise the activities of the Government, the ministries and the ministerial-level agencies in the implementation of policies on culture, education, information or sports in the plans and programs on socio-economic development of the country; supervise the implementation of policies towards the youth, young pioneers and children.
3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;
4. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies as well as issues on cultural, educational, information and sport development of the country, policies towards the youth, young pioneers and children.
Article 31.- The Commission on Social Affairs has the following tasks and powers:
1. To verify bills, draft ordinances on labor, health care, social affairs, religions and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;
2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee on social issues; supervise activities of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies in the implementation of policies on social matters in the plans and programs on socio-economic development of the country.
3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, and legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;
4. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies as well as policies and measures for settlement of social matters.
Article 32.- The Science, Technology and Environment Commission has the following tasks and powers:
1. To verify bills and draft ordinances on sciences, technologies and/or ecological environment protection and other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee;
2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committees, on sciences, technologies and ecological-environment protection; supervise activities of the Government, the ministries and the ministerial-level agencies in the implementation of policies on scientific and technological development as well as ecological-environment protection in the plans and programs on socio-economic development of the country;
3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;
4. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies and matters regarding policies on investment in scientific and technological development as well as ecological environment protection.
Article 33.- The External Relations Commission has the following tasks and powers:
1. To verify bills and draft ordinances on external relation activities of the State as well as other drafts assigned by the National Assembly or its Standing Committee; verify international agreements which fall under the ratifying jurisdiction of the National Assembly, the Government’s reports on external relation activities, which are to be submitted to the National Assembly;
2. To supervise the implementation of laws and resolutions of the National Assembly as well as ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee on external relations; supervise activities of the Government, the ministries and ministerial-level agencies in the implementation of external policies of the State, external relation activities of branches and localities; supervise the implementation of the State’s policies towards overseas Vietnamese;
3. To supervise legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers and the heads of the ministerial-level agencies as well as legal documents issued jointly by competent central State bodies or jointly by competent State bodies and central committees of socio-political organizations, which fall within the field managed by the Commission;
4. To establish external relations with the National Assemblies of other countries, global and regional inter-parliamentary organizations under the direction of the National Assembly Standing Committee, the National Assembly chairman; assist the National Assembly Standing Committee and the National Assembly chairman in regulating, coordinating external activities of the National Assembly;
5. To propose matters related to the organization and operation of concerned agencies as well as issues on external policies of the State, on relations with the National Assemblies of other countries, with global and regional inter-parliamentary organizations, with other international organizations, and on policies towards overseas Vietnamese.
Article 34.- The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibility to:
1. Join the Economic and Budgetary Commission in verifying the Government’s socio-economic reports, State budget estimates, plans for central budget allocation and general final settlement of State budget;
2. Join the Law Commission in verifying schemes on the establishment or abolition of ministries or ministerial-level agencies, the establishment, merger, division or re-delimitation of provinces or centrally-run cities;
3. Supervise the implementation of the State budget falling in the fields managed by the Nationality Council or Commissions.
Article 35.- The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibility to receive citizens, study and handle their written complaints and denunciations; supervise the settlement of citizens’ complaints and denunciations falling in the fields of managed by the Nationality Council or Commissions.
Article 36.- The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly shall effect external relations and international cooperation under the direction of the National Assembly Standing Committee.
The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly shall coordinate with the External Relations Commission in effecting their respective external relations and international cooperation.
Article 37.- Programs of activity of the Nationality Council and Commissions of the National Assembly shall be decided by themselves, based on the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee as well as the direction and regulation of the National Assembly Standing Committee.
Article 38.- The Nationality Council and the Commissions of the National Assembly are entitled to request Government members, chief judge of the Supreme People’s Court, chairman of the Supreme People’s Procuracy and concerned State officials to supply materials or to come to present matters which are considered and verified by the Council or Commissions. Persons receiving the requests of the Council or Commissions of the National Assembly shall have to respond to such requests.
Article 39.- When necessary, the Nationality Council and Commissions of the National Assembly shall send their members to concerned agencies or organizations to consider and verify matters which the Council or Commissions concern about. The concerned agencies or organizations shall have to create conditions for members of the Council or Commissions to perform their tasks.
Article 40.- The Nationality Council and Commissions of the National Assembly are entitled to propose to the Prime Minister and other Government members, the chief judge of the Supreme People’s Court, the chairman of the Supreme People’s Procuracy and the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities matters which fall within the tasks and powers of the Council or the Commissions. The persons who receive the proposals shall have to consider and reply within fifteen days at most as from the date of receiving the proposals. Past this time limit, if the proposal recipients fail to reply or if the Council or Commissions disagree with the reply contents, the Council or the Commissions may propose the National Assembly chairman to request the replies at the meetings of the National Assembly Standing Committee or the nearest National Assembly session.
Article 41.- When conducting activities of supervision over ministries, ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court and/or the Supreme People’s Procuracy and detecting any law violations, the Nationality Council and/or Commissions of the National Assembly may, within the scope of their tasks and powers, request concerned individuals or agencies to consider and, according to their competence, suspend the implementation of, amend or annul illegal documents, stop violation acts and handle violators. Within thirty days after receiving the requests, the individuals or agencies must notify the settlement thereof to the Nationality Council or Commissions of the National Assembly. Past the above-said time limit, if the requested individuals or agencies fail to reply, the Nationality Council or Commissions of the National Assembly may request the Government, the Prime Minister or the National Assembly Standing Committee to consider and decide thereon according to law provisions.
Article 42.- The Nationality Council and Commissions of the National Assembly shall set up sub-committees to study and prepare issues which fall within the scope of operation of the Council or the Commissions. The sub-committee heads must be members of the Council or Commissions; other members may not be members of the Council or Commissions or not be National Assembly deputies.