Chương 6 Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng
Số hiệu: | 15/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/02/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2013 |
Ngày công báo: | 17/02/2013 | Số công báo: | Từ số 109 đến số 110 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/08/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng cường quản lý chất lượng công trình
Các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình sẽ phải cung cấp thông tin về năng lực của mình đến cơ quan quản lý nhà nước (CQQLNN) về xây dựng để đăng tải công khai trên website của cơ quan này.
Các thông tin này sẽ được dùng để làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia một số hoạt động xây dựng.
Ngoài ra, các CQQLNN cũng sẽ thực hiện việc thẩm tra hồ sơ thiết kế triển khai đối với một số loại công trình như: nhà chung cư, công trình công cộng từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên…
Nội dung thẩm tra và cơ quan có thẩm quyền thẩm tra với từng loại công trình được quy định cụ thể tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình.
Nghị định 15 cũng quy định cụ thể hơn về việc giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình thi công, khai thác, sử dụng công trình.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/4/2013, thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP và 49/2008/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các loại sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng (gọi chung là sự cố), bao gồm: Sự cố công trình (công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm, công trình lân cận); sự cố mất an toàn lao động của người hoặc thiết bị thi công xây dựng; sự cố cháy, nổ xảy ra trong thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình xây dựng.
2. Cấp sự cố được chia thành bốn cấp theo mức độ thiệt hại về người và vật chất, bao gồm: cấp đặc biệt nghiêm trọng, cấp I, cấp II và cấp III.
1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải báo cáo tóm tắt về sự cố cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình, Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh về sự cố.
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư còn phải gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các sự cố đặc biệt nghiêm trọng, sự cố cấp I và các sự cố khác có thiệt hại về người. Bộ Xây dựng có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cố đặc biệt nghiêm trọng và các trường hợp khác khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
1. Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
2. Việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Được thực hiện theo phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận;
b) Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn.
3. Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để, đảm bảo chất lượng công trình theo quy định của thiết kế. Sau khi khắc phục sự cố, công trình được thi công tiếp hoặc đưa vào sử dụng phải có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.
1. Thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng và sự cố cấp I.
Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban điều tra sự cố để giám định nguyên nhân và xử lý các vấn đề liên quan đối với các sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân đối với các sự cố cấp II, cấp III trên địa bàn; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Bộ quản lý công trình chuyên ngành phối hợp hoặc tổ chức thực hiện giám định nguyên nhân sự cố khi cần thiết;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh do Bộ quản lý. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thể đề nghị Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp thực hiện giám định nguyên nhân sự cố khi cần thiết.
2. Nội dung thực hiện giám định nguyên nhân sự cố:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
b) Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
d) Đề ra biện pháp ngăn ngừa các sự cố tương tự;
đ) Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm: Báo cáo giám định nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện giám định nguyên nhân sự cố.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố có thể trực tiếp thực hiện giám định hoặc chỉ định tổ chức kiểm định có năng lực phù hợp thực hiện giám định sự cố.
4. Chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
5. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có hành động ngăn cản, can thiệp vào quá trình giám định nguyên nhân sự cố của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:
1. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung: Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công trình khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất; sơ bộ về nguyên nhân sự cố.
2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
3. Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
INCIDENTS DURING THE PROCESS OF CONSTRUCTION EXECUTION AND USE OF CONSTRUCTION WORKS
Article 36. Classification and grading of incidents during the process of construction execution and use of construction works
1. Incidents during construction and operation, use of construction works (hereinafter referred to as incidents) are as follows: works incidents (incidents for prime works; incidents for auxiliary works, temporary works; incidents for neighbouring works); incidents causing the loss of safety for labours and construction equipment, incidents of fire and explosion during the process of construction execution and use of construction works.
2. Based on the damage to human and property, incidents are graded into 4 levels, including: particularly serious level, level I, level II and level III.
Article 37. Reports of incidents
1. Immediately after incidents’ occurrence, Investors must briefly report to communal level People’s Committees and Investors’ senior agencies by the quickest way. Communal level People’s Committees, immediately after receiving the information, must report the incidents to District and Provincial People’s Committees.
2. Within 24 hours after the incidents occurred, Investors prepare and submit reports on incidents in writing to District-level and Provincial People’s Committees where facilities’ incidents occurred. For all types of incidents, if there is damage to human, Investors must also report to the Ministry of Construction and other competent State authorities as stipulated in the relevant regulations.
3. After the receipt of reports in writing or of information about the incidents, Provincial People’s Committees are responsible for sending the reports on incidents to the Ministry of Construction and Ministries managing specialized construction works in cases of incidents of particularly serious level, level I and other incidents causing the loss of human. The Ministry of Construction takes responsibility for reporting to the Prime Minister incidents of particularly serious level and other incidents when requested by the Prime Minister.
4. State authorities on construction of all levels are entitled to request Investors and relevant parties to provide information on incidents.
Article 38. Handling of incidents
1. When incidents occur, Investors and construction contractors shall take responsibilities for promptly taking measures to look for, rescue and ensure safety of people and property; limit and prevent dangers that may continue; protect incident scenes and making reports as stipulated in Article 37 of this Decree.
People’s Committees of all levels shall direct and support involved parties in organizing rescue, protecting incident scenes and carrying out other necessary jobs during the process of handling incidents.
2. The dismantling and clearance of incident scenes must be conducted with the agreement of competent agencies under regulation and must satisfy the following requirements:
a) According to plans ensuring the safety for people, property, and neighboring works;
b) Involved parties must take photos, shoot films, collect evidences and take notes of incident scenes in service of the State inspection of incident causes and preparation of incident dossiers before dismantling and clearing incident scenes.
3. Causes of incidents must be accurately identified and thoroughly remedied so that the quality of construction works can be assured in accordance with the design’s requirements. After remedies, opinions from competent state agencies shall be got in prior to continuing construction or to putting the works into use.
4. Organizations and individuals causing incidents shall compensate for damage and expenses for the remedy of incidents based on the nature, level and sphere of influence of incidents.
Article 39. State inspection of incident causes
1. The authority to organize the State inspection of incident causes is stipulated as follows:
a) The Ministry of Construction shall take the prime responsibility and coordinate with Ministries managing specialized construction works and provincial People’s Committees in organizing the State inspection of causes for incidents of particularly serious level and level I.
When necessary, the Prime Minister shall decide to establish Incident Investigation Committee to conduct the State inspection of incident causes and deal with related issues in cases of particularly serious incidents.
b) Provincial People’s Committees shall organize the State inspection of causes for incidents of level II and level III in the area. Provincial People’s Committees are entitled to propose ministries managing specialized facilities for cooperation or conducting inspection of incident cause when necessary.
c) The Ministry of National Defence, Ministry of Public Security are to organize state inspection of incident causes for works of defence, security sector managed by them. The Ministry of National Defence, Ministry of Public Security are entitled to propose cooperation from Ministry of Construction and ministries managing specialized facilities for inspecting incident causes.
2. Contents of carrying out State inspection of incident causes:
a) To collect related dossiers, documents, and technical data, and carry out professional activities to identify incident causes;
b) To assess the safety of works after the incident;
c) To demarcate the responsibilities among involved organizations and individuals;
d) To propose measures to prevent similar incidents;
e) To prepare dossiers on State inspection of incident causes, inclusive of: Reports of State inspection of incidents causes and relevant documents during the process of State inspection of incident causes.
3. Competent State agencies organizing the State inspection of incident causes can self-carry out the State inspection or appoint eligible inspection organizations to carry out the State inspection of incidents.
4. Investors, survey contractors, design contractors, and construction contractors are responsible for following competent State authorities’ requests during the State inspection process of incident causes.
5. Organizations and individuals are prohibited from any act to prevent and interfere with the State inspection process of incidents causes by competent State authorities.
Article 40. Dossiers of incidents
Investors, owners or use managers of works shall take responsibilities for compiling dossiers of incidents with contents as follows:
1. A report on the inspection of incident scene with information on: name of works and items with the incidents; location of construction works and timing of the incidents, preliminary description and occurence of the incidents; the status of works when the incident occured; preliminary information on the damage to people and property; preliminary evaluation on incident causes.
2. Documents on the design and construction execution of works which are related to the incidents.
3. Dossiers on State inspection of incident causes.
4. Relevant documents during the handling of incidents.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 53. Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
Điều 6. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Điều 23. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng
Điều 24. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Điều 25. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 27. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 28. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 32. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
Điều 33. Xử lý tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng
Điều 36. Phân loại, phân cấp sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng
Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng
Điều 43. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, ngành khác
Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 46. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng