Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Số hiệu: | 12/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/02/2009 | Ngày hiệu lực: | 02/04/2009 |
Ngày công báo: | 23/02/2009 | Số công báo: | Từ số 131 đến số 132 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/08/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA.
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
2. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng;
b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
4. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước;
b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
c) Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này thì người quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.
1. Dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.
2. Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án;
b) Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng;
c) Qua giám sát, đánh giá đầu tư, phát hiện các nội dung phát sinh, điều chỉnh và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án.
3. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Người quyết định đầu tư hoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư. Riêng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ quản lý ngành tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư thì phải báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc giám sát, đánh giá đầu tư các dự án; tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư.
2. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.
1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây:
a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng.
2. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Đối với các dự án không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C. Thời gian xem xét, chấp thuận về quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng không quá 15 ngày làm việc.
1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Tờ trình thẩm định dự án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.
3. Các văn bản pháp lý có liên quan.
1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
Đối với các dự án đã được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư thì người được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án khác nếu thấy cần thiết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.
3. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.
4. Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
6. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.
Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:
a) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A;
b) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C.
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan nêu trên.
7. Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày làm việc;
b) Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc;
c) Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc;
d) Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc.
1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
d) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.
2. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
4. Nội dung quyết định đầu tư xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này.
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng.
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định tại Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.
2. Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.
3. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Khuyến khích việc thi tuyển thiết kế kiến trúc đối với công trình xây dựng có yêu cầu về kiến trúc.
2. Đối với công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù thì người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc tối ưu đáp ứng yêu cầu mỹ quan, cảnh quan đô thị.
3. Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc đã lựa chọn được bảo đảm quyền tác giả, được lựa chọn trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng để thực hiện việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế xây dựng khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp tác giả phương án thiết kế kiến trúc không đủ điều kiện năng lực thì có thể liên danh với tổ chức tư vấn thiết kế có đủ điều kiện năng lực để ký kết hợp đồng với chủ đầu tư. Nếu tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn từ chối thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định của pháp luật.
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
1. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình.
2. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước
a) Đối với thiết kế kỹ thuật:
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.
b) Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.
2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước
a) Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Việc đóng dấu xác nhận bản vẽ trước khi đưa ra thi công thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung; nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
2. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quy hoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
3. Điều kiện cấp phép xây dựng công trình trong đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật Xây dựng. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật Xây dựng.
4. Giấy phép xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng gồm:
1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này. Trường hợp xin cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp Giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn gồm:
1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.
1. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, căn cứ vào loại hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng kiểm tra tính hợp lệ theo quy định tại Điều 20 hoặc Điều 21 Nghị định này.
2. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho người xin cấp Giấy phép xây dựng và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
3. Trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp Giấy phép xây dựng, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
1. Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình khác với nội dung Giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh Giấy phép xây dựng bảo đảm phù hợp quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm về nội dung cho phép điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh Giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục “gia hạn, điều chỉnh” trong Giấy phép xây dựng đã cấp.
2. Hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng;
b) Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
c) Bản vẽ thiết kế điều chỉnh.
3. Thời hạn xét điều chỉnh Giấy phép xây dựng chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp Giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
2. Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan đến cấp Giấy phép xây dựng khi có yêu cầu của người xin cấp Giấy phép xây dựng. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận yêu cầu.
3. Lấy ý kiến các cơ quan có liên quan khi cần làm rõ thông tin để phục vụ việc cấp Giấy phép xây dựng.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép xây dựng. Quá thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.
4. Cấp Giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp Giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp Giấy phép chậm so với thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép và xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp Giấy phép xây dựng không chấp hành thì thu hồi Giấy phép xây dựng và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
7. Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện, nước, đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc công trình xây dựng không đúng với Giấy phép xây dựng được cấp.
8. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
9. Thu lệ phí cấp Giấy phép xây dựng theo quy định.
10. Không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để thực hiện thiết kế cho người xin cấp Giấy phép xây dựng.
1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp Giấy phép xây dựng phải xin gia hạn Giấy phép xây dựng.
2. Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Đơn xin gia hạn Giấy phép xây dựng;
b) Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp.
3. Thời gian xét cấp gia hạn Giấy phép xây dựng chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng là cơ quan gia hạn Giấy phép xây dựng.
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1. Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
4. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
5. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.
1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.
2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
2. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.
5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.
6. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.
1. Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.
2. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
4. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
1. Việc phá dỡ công trình, bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Giải phóng mặt bằng;
b) Công trình có nguy cơ sụp đổ gây nguy hiểm cho tính mạng con người và công trình lân cận;
c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Xây dựng;
d) Phần công trình xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng sai với quy hoạch xây dựng, sai với Giấy phép xây dựng;
đ) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Có quyết định phá dỡ;
b) Có phương án phá dỡ theo quy định;
c) Bảo đảm an toàn cho người và công trình lân cận;
d) Bảo đảm vệ sinh môi trường;
đ) Việc phá dỡ phải được giám sát để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.
2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
3. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2. Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực:
a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Khảo sát xây dựng công trình;
e) Thi công xây dựng công trình;
g) Giám sát thi công xây dựng công trình;
h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.
3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể.
6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.
8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.
1. Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng.
2. Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ hành nghề phải nêu rõ phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề.
3. Chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng do Giám đốc Sở Xây dựng cấp. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn giúp Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng theo quy định.
Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác thiết kế tối thiểu 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
2. Đối với những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp, đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 3 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ này chỉ được dùng để thực hiện giám sát đối với công trình cấp IV.
1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án;
b) Hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án;
c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại.
1. Năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau:
a) Hạng 1: có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại;
b) Hạng 2: có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án; trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được lập dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại.
1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1:
Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1;
b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2;
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.
2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C;
c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án nhóm C cùng loại.
1. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C;
c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
3. Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C.
1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II;
b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.
1. Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1;
- Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại, hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2;
- Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát;
- Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II cùng loại hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
b) Hạng 2: được thực hiện nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với khảo sát địa hình, chỉ các tổ chức khảo sát hạng 1 và 2 mới được thực hiện khảo sát địa hình các loại quy mô.
3. Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp III cùng loại.
1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.
1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực theo quy định.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
b) Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV.
1. Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người là kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2;
- Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại;
- Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I , cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; lập dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thiết kế công trình cấp IV cùng loại, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của công trình cùng loại.
3. Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III cùng loại.
1. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này.
2. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 49 Nghị định này.
1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
b) Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại.
3. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.
1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp II, III và IV cùng loại;
c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ làm được chỉ huy trưởng công trình cấp IV; nếu đã làm chỉ huy trưởng 5 công trình cấp IV thì được làm chỉ huy trưởng công trình cấp III cùng loại.
1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có chỉ huy trưởng hạng 1 của công trình cùng loại;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chỉ huy trưởng hạng 1 hoặc hạng 2 của công trình cùng loại;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng;
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
b) Hạng 2: được thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thi công xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ.
3. Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công xây dựng công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.
1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề;
b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ;
b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ;
c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.
3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có quyền:
a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật;
b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có nghĩa vụ:
a) Tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan tới việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng;
b) Chỉ được thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, giám sát thi công xây dựng trong phạm vi chứng chỉ hành nghề cho phép;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hồ sơ, chất lượng các công việc do mình thực hiện;
d) Không được tẩy xoá, cho mượn chứng chỉ hành nghề.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng.
3. Các dự án được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải trình duyệt lại dự án, các nội dung công việc tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này. Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về xác định chủ đầu tư; thẩm định dự án; cấp giấy phép xây dựng; tổ chức quản lý dự án và bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án; giám sát thi công xây dựng; thi tuyển thiết kế kiến trúc xây dựng công trình; lưu trữ hồ sơ thiết kế; phá dỡ công trình xây dựng; điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng; cấp chứng chỉ hành nghề; Hội đồng tư vấn các nội dung khác có liên quan và hướng dẫn việc thực hiện chuyển tiếp.Bổ sung
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 4 năm 2009 và thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
STT |
LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH |
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ |
|
I |
Dự án quan trọng quốc gia |
Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội |
|
I |
Nhóm A |
|
|
1 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. |
Không kể mức vốn |
|
2 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp |
Không kể mức vốn |
|
3 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. |
Trên 1.500 tỷ đồng |
|
4 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. |
Trên 1.000 tỷ đồng |
|
5 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. |
Trên 700 tỷ đồng |
|
6 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. |
Trên 500 tỷ đồng |
|
II |
Nhóm B |
|
|
1 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. |
Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng |
|
2 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. |
Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng |
|
3 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. |
Từ 40 đến 700 tỷ đồng |
|
4 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. |
Từ 30 đến 500 tỷ đồng |
|
III |
Nhóm C |
|
|
1 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. |
Dưới 75 tỷ đồng |
|
2 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. |
Dưới 50 tỷ đồng |
|
3 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. |
Dưới 40 tỷ đồng |
|
4 |
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. |
Dưới 30 tỷ đồng |
|
Ghi chú:
1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
.........., ngày......... tháng......... năm.......... |
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: …………………………..
Căn cứ Nghị định số... ngày... của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
Tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở (nếu khác với tổ chức tư vấn lập dự án):
4. Chủ nhiệm lập dự án:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện dự án:
17. Các nội dung khác:
18. Kết luận:
Chủ đầu tư trình... thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình./.
|
Chủ đầu tư |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CƠ QUAN PHÊ DUYỆT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
.........., ngày......... tháng......... năm......... |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Tên cá nhân/cơ quan phê duyệt)
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của...;
Căn cứ Nghị định số... ngày... của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Xét đề nghị của... tại tờ trình số... ngày... và báo cáo kết quả thẩm định của...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình... với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
Tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở (nếu khác với tổ chức tư vấn lập dự án):
4. Chủ nhiệm lập dự án:
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7. Địa điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
10. Loại, cấp công trình:
11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
13. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng mức:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí, thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
14. Nguồn vốn đầu tư:
15. Hình thức quản lý dự án:
16. Thời gian thực hiện dự án:
17. Các nội dung khác:
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
|
Cơ quan phê duyệt |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ ở đô thị)
Kính gửi: ..............................................................
1. Tên chủ đầu tư: ......................................................................................................
- Người đại diện: ..............................................Chức vụ: .......................................
- Địa chỉ liên hệ: ........................................................................................................
- Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ..........................................
- Tỉnh, thành phố: ......................................................................................................
- Số điện thoại: ...........................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng: .............................................................................................
- Lô đất số:...............................................Diện tích .......................................... m2.
- Tại: ......................................................... Đường: ................................................
- Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) .....................................
- Tỉnh, thành phố: ..................................................................................................
- Nguồn gốc đất: ....................................................................................................
3. Nội dung xin phép: ...........................................................................................
- Loại công trình: .................................................Cấp công trình: .......................
- Diện tích xây dựng tầng 1: .............................................................................m2.
- Tổng diện tích sàn: ..........................................................................................m2.
- Chiều cao công trình: ......................................................................................m.
- Số tầng: ..................................................................................................................
4. Đơn vị hoặc người thiết kế: ...........................................................................
- Địa chỉ: ..................................................................................................................
- Điện thoại: ................................................................................................................
5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có): ...........................................
- Địa chỉ: .......................................................... Điện thoại: .....................................
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày .....................
6. Phương án phá dỡ, di dời (nếu có): ...............................................................
7. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng.
8. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
......... ngày ......... tháng ......... năm ......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM
Kính gửi: .................................................................
1. Tên chủ đầu tư: ......................................................................................................
- Người đại diện: ............................................Chức vụ: .........................................
- Địa chỉ liên hệ: ........................................................................................................
- Số nhà: ........................................................................ Đường ............................
- Phường (xã): ............................................................................................................
- Tỉnh, thành phố: ....................................................................................................
- Số điện thoại: ..................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng:
- Lô đất số: ........................................ Diện tích ...........................m2 ..................
- Tại: .........................................................đường ..................................................
- Phường (xã) ........................................ Quận (huyện) ........................................
- Tỉnh, thành phố ....................................................................................................
- Nguồn gốc đất: ....................................................................................................
3. Nội dung xin phép xây dựng tạm:
- Loại công trình: ..................................Cấp công trình: ..................................
- Diện tích xây dựng tầng 1: .............m2; tổng diện tích sàn: . . . . . . m2.
- Chiều cao công trình: ............................m; số tầng: ............................
4. Đơn vị hoặc người thiết kế: ...........................................................................
- Địa chỉ: ......................................................................................................................
- Điện thoại: ...............................................................................................................
5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có): ...................................
- Địa chỉ: ...................................................... Điện thoại: ...................................
- Giấy phép hành nghề (nếu có): ................Cấp ngày: .......................................
6. Phương án phá dỡ (nếu có): ...............................................................................
7. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ....................tháng.
8. Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
........., ngày......... tháng.........năm......... |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho nhà ở nông thôn)
Kính gửi: UBND xã ..........................................................
1. Tên chủ đầu tư: ........................................................ .........................................
- Số chứng minh thư: .....................................Ngày cấp: ....................................
- Địa chỉ thường trú: ........................................................ ........................................
- Số điện thoại: ........................................................ ..................................................
2. Địa điểm xây dựng: ........................................................ .....................................
- Nguồn gốc đất: ........................................................ ..............................................
3. Nội dung xin phép xây dựng: ...........................................................................
- Diện tích xây dựng tầng một .......................m2 ..................................................
- Tổng diện tích sàn ....................... m2 ...................................................................
- Chiều cao công trình .......................m; số tầng .............................................
4. Cam kết:
Tôi xin cam đoan làm theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
........, ngày ........ tháng ........năm........ |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
(Trang 1)
(Màu vàng - khổ A4)
UBND tỉnh, |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
........, ngày........tháng........ năm ........ |
Số: /GPXD
(Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ đô thị)
1. Cấp cho: ........................................................ .......................................................
- Địa chỉ: ........................................................ ...........................................................
- Số nhà: ..........Đường .......... Phường (xã): .......... Tỉnh, thành phố: .............
2. Được phép xây dựng công trình theo những nội dung sau: ......................
- Tên công trình: ........................................................ ..............................................
- Vị trí xây dựng (ghi rõ lô đất địa chỉ): ............................................................
- Cốt nền xây dựng công trình: ..............................................................................
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng: .............................................
Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp và nhà ở riêng lẻ trong đô thị thì thêm các nội dung sau:
- Diện tích xây dựng (tầng một): .............................................m2 ........................
- Tổng diện tích sàn: ..................................................................m2........................
- Chiều cao công trình: ............................................m; số tầng ...........................
Đối với khu vực đã có thiết kế đô thị được duyệt thì bổ sung những nội dung theo quy định của Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
3. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải xin gia hạn giấy phép.
|
..........., ngày ........ tháng .......... năm.......... |
Mẫu 1
(Trang 2)
CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY:
1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.
2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.
3. Phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng đến kiểm tra khi định vị công trình, xây móng và công trình ngầm (như hầm vệ sinh tự hoại, xử lý nước thải...).
4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.
5. Khi cần thay đổi thiết kế thì phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP
1. Nội dung gia hạn, điều chỉnh:
2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:
|
........, ngày ........ tháng .......... năm.......... |
(Trang 1)
(Màu hồng - khổ A4)
UBND tỉnh, |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
........, ngày ........ tháng .......... năm.......... |
Số: /GPXDT
(Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ)
1. Cấp cho: ................................................................................................................
- Địa chỉ : ................................................................................................................
- Số nhà: .......................................................................... Đường . . . . . . . . . .
- Phường (xã): ............................................................................................................
- Tỉnh, thành phố: .....................................................................................................
2. Được phép xây dựng tạm công trình theo những nội dung sau:
- Tên công trình: ........................................................................................................
- Vị trí xây dựng (ghi rõ lô đất, địa chỉ): ...........................................................
- Cốt nền xây dựng công trình: .............................................................................
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng: ..........................................................
Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp và nhà ở riêng lẻ trong đô thị thì thêm các nội dung sau:
- Diện tích xây dựng (tầng một): ............................................................…….m2
- Chiều cao công trình ....................................m; số tầng ....................................
3. Giấy phép này có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải xin gia hạn giấy phép.
4. Công trình được tồn tại tới thời hạn: ....................................
|
....., ngày ........ tháng .......... năm.......... |
Mẫu 2
(Trang 2)
CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG SAU ĐÂY:
1. Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.
2. Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.
3. Phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng đến kiểm tra khi định vị công trình, xây móng và công trình ngầm (như hầm vệ sinh tự hoại, xử lý nước thải...).
4. Xuất trình Giấy phép xây dựng cho chính quyền sở tại trước khi khởi công xây dựng và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.
5. Khi cần thay đổi thiết kế thì phải báo cáo và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
6. Phải tự dỡ bỏ công trình khi nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch.
GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP
1. Nội dung gia hạn, điều chỉnh:
2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:
|
....., ngày ........ tháng .......... năm.......... |
(Trang 1)
(Màu xanh da trời - khổ A4)
UBND huyện ... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GPXD
(Dùng cho nhà ở nông thôn)
1. Cấp cho (ông/bà): ................................................................................................
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................................
2. Được phép xây dựng nhà ở: ...............................................................................
- Tại: .............................................................................................................................
- Diện tích xây dựng tầng 1: ........................................ m2.....................................
- Tổng diện tích sàn xây dựng: ......................................m2..................................
- Chiều cao công trình: ...................................... m, số tầng: ...............................
|
…, ngày…… tháng…… năm…… |
GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP
1. Nội dung gia hạn, điều chỉnh:
2. Thời gian có hiệu lực của giấy phép:
|
....., ngày ........ tháng .......... năm.......... |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 12/2009/ND-CP |
Hanoi, February 12, 2009 |
ON MANAGEMENT OF INVESTMENT PROJECTS ON THE CONSTRUCTION OF WORKS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;
At the proposal of the Minister of Construction,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
This Decree guides the implementation of the Construction Law regarding the formulation, evaluation and approval of investment projects on the construction of works; the implementation of investment projects on the construction of works; and capability conditions of organizations and individuals engaged in construction activities.
The formulation, evaluation and approval of investment projects on the construction of works funded with official development assistance (ODA) comply with the laws on construction and ODA management and use.
Article 2. Categorization and stale management of investment projects on the construction of works
1. Investment projects on the construction of works (below collectively referred to as projects) shall be categorized as follows:
a/ By size and nature: national important projects in which investment is considered and decided by the National Assembly; other projects which are categorized into groups A, B and C as specified in Appendix I to this Decree;
b/ By investment capital source:
- State budget-funded projects;
- Projects funded with state-guaranteed credit or the State's development investment credit;
- Projects funded with development investment capital of state enterprises;
- Projects funded with capital of other sources, including private capital or capital of mixed sources.
2. Investment in the construction of works must be in line with the socio-economic development master plan, branch plannings or construction plannings, ensure security, social and environmental safety, and comply with the land law and other relevant laws.
3. In addition to the provisions of Clause 2 of this Article, depending on sources of capital used for projects, the State shall also manage projects under the following regulations:
a/ For state budget-funded projects, including component projects, the State shall manage the entire process of construction investment, from identification of investment policies, project formulation, investment decision, designing, estimation, contractor selection, construction to test, take-over and putting of works into operation or use;
b/ For enterprises' projects funded with state-guaranteed credit, the State's development investment credit or development investment capital of state enterprises, the State shall manage them in terms of investment policy and scope. Enterprises having these projects shall themselves organize the implementation and management of the projects in accordance with this Decree and other relevant laws;
c/ For projects funded with capital of other sources, including private capital, investors shall decide by themselves on forms and contents of project management. For projects funded with capital of mixed sources, capital contributors shall reach agreement on methods of management, or manage these projects under regulations applicable to the capital source which accounts for the highest percentage (%) in the total investment.
4. For projects or group-A projects of national importance consisting of different component projects, if each component project can be independently operated or implemented in different investment phases, it may be managed and implemented like an independent project. The investment decider may decide on the division of a project into component projects.
Article 3. Investors in the construction of works
Construction investors are owners of capital or persons assigned to manage and use capital for investing in the construction of works, specifically:
1. For state budget-funded projects, their investors shall be decided by investment deciders in accordance with the State Budget Law before formulating investment projects on the construction of works.
a/ For projects in which investment is decided by the Prime Minister, their investors may be any of the following agencies and organizations: ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies (collectively referred to as ministerial-level agencies). People's Committees of provinces and centrally run cities (collectively referred to as provincial-level People's Committees) and state enterprises:
b/ For projects in which investment is decided by ministers, heads of ministerial-level agencies or presidents of People's Committees at all levels, their investors may be managers or users of works.
In case managers or users of works cannot be identified yet or managers or users of works are ineligible for acting as investors, investment deciders may assign eligible units to act as investors. In case managers or users of works are ineligible for acting as project investors, units assigned to manage or use works shall appoint persons to join investors in formulating projects, designing, monitoring, managing, testing, receiving and putting works into operation or use:
c/ In case investors cannot be identified under Point b of this Clause, investment deciders may authorize other eligible units to act as investors or may concurrently act as investors.
2. For credit-funded projects, borrowers may act as investors.
3. For projects funded with capital of other sources, investors may be owners of capital or representatives as prescribed by law.
Article 4. Investment supervision and assessment for investment projects on the construction of works
1. Projects with state capital accounting for over 50% of their total investment are subject to investment supervision and assessment. For projects funded with capital of other sources, the investment supervision and assessment shall be decided by investment deciders.
2. Investment supervision and assessment requirements and contents include:
a/ Assessment of the project efficiency and feasibility;
b/ Supervision and assessment of the project implementation by investors against the contents approved by competent authorities, and of the observance of regulations on construction investment:
c/ Identification, through investment supervision and assessment, of problems, and adjustment of projects and submission of proposals or recommendations to competent authorities for handling to ensure the project efficiency and feasibility.
3. Organization of investment supervision and assessment:
a/ Investment deciders or persons authorized to issue investment decisions shall organize investment supervision and assessment. Particularly for projects in which investment is decided by the Prime Minister, line ministries shall organize investment supervision and assessment. For projects of which investment supervision and assessment are organized by ministers, heads of ministerial-level agencies or presidents of provincial-level People's Committees, their implementation must be reported to the Ministry of Planning and Investment for synthesis and further reporting to the Prime Minister;
b/ The Ministry of Planning and Investment shall guide the investment supervision and assessment of projects; synthesize the investment supervision and assessment situation nationwide and periodically report thereon to the Prime Minister.
FORMULATION, EVALUATION AND APPROVAL OF INVESTMENT PROJECTS ON THE CONSTRUCTION OF WORKS
Article 5. Making of investment reports on the construction of works (pre-feasibility study reports) and application for investment licenses
1. For projects of national importance, investors must make investment reports on the construction of works and submit them to the National Assembly for consideration of and decision on investment policies. For other projects, investors are not required to make investment reports.
2. An investment report on the construction of works covers:
a/ The necessity to invest in the construction of the work, advantages and disadvantages; regulations on exploitation and use of national resources, if any;
b/ The projected investment scope: capacity, construction area; work items; the projected location of the work and land use demand;
c/ Analysis and preliminary selection of technologies and technical specifications; conditions of the supply of supplies, equipment, raw materials and energy, the provision of services, and technical infrastructure; the ground clearance and resettlement plan, if any; the project's impacts on the environment and ecology, fire and explosion prevention and fighting, security and defense;
d/ The form of investment, initial projection of the total investment, the project implementation duration, the capital-raising plan according to implementation schedule, the project's socio-economic benefits, and investment phases, if any.
Article 6. Formulation of investment projects on the construction of works (feasibility study reports)
1. When investing in the construction of works, investors shall formulate and submit investment projects to investment deciders for evaluation and approval, except the following
cases:
a/ Works only subject to formulation of econo-technical reports on the construction of works as specified in Clause 1, Article 13 of this Decree;
b/ Construction works which are people's individual houses as specified in Clause 5, Article 35 of the Construction Law.
2. A project is composed of explanations as specified in Article 7, and a basic design as specified in Article 8, of this Decree.
3. For projects not included in branch plannings already approved by competent authorities, before formulating investment projects on the construction of works, investors shall report them to line ministries or localities as decentralized for consideration and approval of planning supplementation according to their competence, or submit the planning supplementation to the Prime Minister for approval.
The location and size of a work must conform with the approved construction planning. For a project not included in any construction planning, its location and size must be approved in writing by the provincial-level People's Committee, for group-A projects, or an agency with the planning competence, for projects of groups B and C. The time limit for considering and approving branch or construction planning compliance is 15 working days.
Article 7. Details of explanations of an investment project on the construction of works
1. The investment necessity and objective; assessment of the market demand, sale of products, for production and business projects; product competitiveness; social impacts (if any) on the locality or region; the form of construction investment; the construction location and land use demand: conditions of the supply of raw materials, fuel and other input elements.
2. Description of the work's size and construction area, work items; analysis and selection of technical plans, technologies and capacity.
3. Implementation solutions, including:
a/ The general plan on ground clearance and resettlement and the plan to support technical infrastructure construction, if any;
b/ Architectural design plans, for works in urban centers and works subject to architectural requirements;
c/ The plan on the project operation and labor use;
d/ Implementation phases and schedules and the form of project management.
4. Assessment of environmental impacts, fire and explosion prevention and fighting measures, and security and defense requirements.
5. The project's total investment; the capital arrangement capacity, capital sources and the capacity to allocate capital according to implementation schedule; the capital repayment plan, for projects with capital recovery requirements, and analysis and assessment of the project's economic-financial and social benefits.
Article 8. Details of the basic design of an investment project on the construction of works
1. Basic design means a design made during the formulation of an investment project on the construction of works on the basis of the selected design plan, which must indicate major technical specifications conformable with applicable regulations and standards, as a basis for carrying out subsequent designing steps.
A basic design consists of explanations and drawings.
2. A basic design's explanations cover:
a/ A brief description of the construction location, the design plan: the work's general plan or the plan on work lines, for works to be constructed in lines; locations and sizes of work items; connection among work items and to the region's technical infrastructure;
b/ The technological plan and chain, for works subject to technological requirements;
c/ The architectural plan, for works subject to architectural requirements;
d/ The work's major structure plan, technical and technical infrastructure systems;
dd/ Environmental protection and fire prevention and fighting plans as prescribed by law;
e/ A list of applicable major regulations and standards.
3. A basic design's drawings cover:
a/ The drawing of the work's general plan or the drawing of the plan on work lines, for works to be constructed in lines;
b/ The technological plan and the technological chain drawing, for works subject to technological requirements:
c/ The architectural plan drawing, for works subject to architectural requirements;
d/ Drawings of the work's major structure plan, technical and technical infrastructure systems, connection to the region's technical infrastructure.
Article 9. Dossiers of investment projects on the construction of works to be submitted for evaluation
A dossier of an investment project on the construction of works to be submitted for evaluation comprises:
1. A report of project evaluation, made according to a set form {not printed herein);
2. The project, comprising explanations and a basic design.
3. Relevant legal documents.
Article 10. Competence to evaluate investment projects on the construction of works
1. Investment deciders shall evaluate projects before approving them. In charge of project evaluation are professional units under investment-deciding authorities. Project evaluation units shall seek opinions of state management agencies on basic designs under Clause 6 of this Article and of other concerned agencies in order to evaluate projects. Investment deciders may hire consultants to verify a number or all of the contents specified in Clauses 1 and 2, Article 11 of this Decree.
For projects of which investment decision has been decentralized or authorized, decentralized or authorized persons shall evaluate these projects.
2. The Prime Minister shall set up the State Council for Evaluation of Investment Projects to evaluate projects falling under his investment-deciding competence, and other projects, when finding it necessary. The Minister of Planning and Investment shall act as the chairman of the State Council for Evaluation of Investment Projects.
3. For state budget-funded projects:
a/ Ministerial-level agencies shall evaluate projects falling under their investment-deciding competence. In charge of project evaluation are professional units under investment deciders;
b/ Provincial-level People's Committees shall evaluate projects falling under their investment-deciding competence. Provincial-level Planning and Investment Services shall take charge of project evaluation.
District- or commune-level People's Committees shall evaluate projects falling under their investment-deciding competence. In charge of project evaluation are units with the budget plan-managing function under investment deciders.
4. Investment deciders may themselves evaluate other projects.
5. The evaluation of investment projects on the construction of specific works complies with the Government's Decree on management of investment in the construction of specific works.
6. The evaluation of a basic design shall be conducted simultaneously with but not separately from the evaluation of an investment project.
State management agencies responsible for giving opinions on basic designs include:
a/ Ministries managing specialized construction works, for projects of national importance and group-A projects;
b/ Provincial-level Services managing specialized construction works, for projects of groups B and C.
The Ministry of Construction shall issue a circular defining the competence and responsibility of the above agencies to give opinions on basic designs.
7. The time limit for evaluating a project is counted from the date of receipt of a complete and valid dossier, specifically:
a/ 90 working days, for projects of national importance;
b/ 40 working days, for group-A projects;
c/ 30 working days, for group-B projects;
d/ 20 working days, for group-C projects.
Article 11. Contents of evaluation of an investment project on the construction of works
1. Examination of elements assuring the project efficiency, such as the necessity of investment; input elements; size, capacity, technologies, implementation duration and schedule; financial analysis, total investment, and socio-economic benefits.
2. Examination of elements assuring the project feasibility, such as compliance with planning: demands for use of land or natural resources (if any); ground clearance and capital-raising capabilities according to the project schedule; the investor's managerial experience: loan repayment ability; fire prevention and fighting measures; factors affecting the project, such as defense, security and environment, and other relevant regulations.
3. Examination of the basic design, covering:
a/ The basic design's conformity with the approved detailed construction planning general plan; the basic design's conformity with the plan on selected work lines, for works to be constructed in lines; the basic design's conformity with the approved construction location and size and planning criteria, for works to be constructed in areas without approved detailed construction plannings;
b/ The compatibility of the connection to the region's technical infrastructure;
c/ The rationality of the technological plan or chain, for works subject to technological requirements;
d/ The application of regulations and standards on construction, environment and fire prevention and fighting;
dd/ Construction capability conditions of consultants or practicing capability of basic design makers as required.
Article 12. Competence to decide on investment in the construction of works
1. For state budget-funded projects:
a/ The Prime Minister shall decide on investment in projects of national importance under the National Assembly's resolutions and other important projects;
b/ Ministers or heads of ministerial-level agencies shall decide on investment in projects of groups A, B and C and may authorize or decentralize their subordinates to decide on investment in projects of groups B and C;
c/ Presidents of People's Committees at all levels shall decide on investment in projects of groups A. B and C within the limits and balancing capacity of local budgets after consulting People's Councils of the same level. Provincial-or district-level People's Committee presidents may authorize or decentralize their subordinates to decide on investment in projects of groups B and C;
d/ Depending on local practical conditions, provincial-level People's Committee presidents shall assign district- or commune-level People's Committee presidents to decide on investment in projects funded with budgets of superior levels.
2. Investors shall themselves decide on investment in. and take responsibility for. Projects funded with capital of other sources or mixed sources.
3. Persons with the investment-deciding competence may issue investment decisions only when project evaluation results are available. Particularly for credit-funded projects, capital lenders shall, before competent persons issue investment decisions, appraise financial and debt payment plans before approving or disapproving the provision of loans.
4. A decision on investment in the construction a work shall be made according to a set form (not printed herein).
Article 13. Econo-technical reports on the construction of works
1. When investing in the construction of the following works, investors are not required to formulate investment projects but shall make only econo-technical reports on the construction of works for submission to investment deciders for approval:
a/ Works constructed for religious purposes;
b/ Construction, renovation, repair or upgrading works capitalized at under VND 15 billion (excluding land use levies) in compliance with socio-economic development, branch or construction plannings. unless investment deciders require the formulation of investment projects.
2. Details of an econo-technical report on the construction of a work are specified in Clause 4, Article 35 of the Construction Law.
3. Persons with the investment-deciding competence defined in Article 12 of this Decree shall evaluate econo-technical reports on the construction of works and issue investment decisions.
4. Investors shall evaluate working drawing designs and cost estimates as a basis for investment deciders to approve econo-technical reports.
Article 14. Adjustment of investment projects on the construction of works
1. An investment project on the construction of a work can be adjusted in one of the following cases:
a/ It is affected by natural disaster, such as earthquake, storm, flood, tsunami, enemy sabotage or other force majeure events;
b/ There arise elements which bring about higher efficiency for the project;
c/ Changes in the construction planning directly affect the project's location, size, nature and objective;
d/ There are abnormal fluctuations in prices of raw materials, materials or fuel or in exchange rates with respect to foreign-currency capital amounts: or the State issues new regulations or policies to allow changes in construction investment prices.
2. When project adjustments result in changes in the project's location, size or objective or an increase in the approved total investment, investors shall report thereon to investment deciders for decision. When project adjustments result in neither changes in the project's location, size or objective nor an increase in the approved total investment, investors may themselves adjust the projects. Adjustments must be reevaluated.
3. Persons who decide on the adjustment of investment projects on the construction of works shall take responsibility before law for their decisions.
Article 15. Contests to select architectural designs of construction works
1. Holding contests to select architectural designs is encouraged for construction works subject to architectural requirements.
2. For large public works subject to specific architectural requirements, investment deciders shall decide on holding a contest to select or shall select optimum architectural design plans meeting requirements on urban beauty and landscape.
3. Authors of selected architectural design plans may have their author rights protected and may, if being fully capable as prescribed, choose to personally negotiate and sign contracts for formulating investment projects on the construction of works and making construction designs. If unable to do so, authors of architectural design plans may enter into partnerships with capable designing consultants in order to sign contracts with investors. If authors of selected architectural design plans refuse to formulate investment projects on the construction of works or to make construction designs, investors may select other contractors in accordance with law.
IMPLEMENTATION OF INVESTMENT PROJECTS ON THE CONSTRUCTION OF WORKS
Section I. DESIGNING FOR THE CONSTRUCTION OF WORKS
Article 16. Construction designing steps
1. Designing for the construction of a work covers the following steps: basic designing, technical designing, working drawing designing and other designing steps according to international practice, as decided by the investment decider upon project approval.
a/ Basic design is specified in Clause 1, Article 8 of this Decree;
b/ Technical design is made on the basis of the basic design under the approved investment project on the construction of works, which must indicate all technical specifications and ensure that to-be-used materials are conformable with applicable regulations and standards, as a basis for carrying out the working drawing designing step;
c/ A working drawing design must indicate all technical specifications and ensure that to-be-used materials and structural details are conformable with applicable regulations and standards, for the construction of works.
2. An investment project on the construction of works may consist of works of one or different types and one or different grades. Depending on the size and nature of a specific work, construction designing may involve one. two or three steps below:
a/ One-step designing means the working drawing designing applicable to works subject to the formulation of econo-technical reports only. In this case, basic designing, technical designing and working drawing designing steps may be combined into the working-drawing designing step.
In case of one-step designing, model or typical designs issued by competent state agencies may be used for working drawing designing;
b/ Two-step designing involves the basic designing and working-drawing designing steps applicable to works subject to project formulation, except works mentioned at Points a and c of this Clause. In this case, the technical designing and working-drawing designing steps may be combined into the working-drawing designing step;
c/ Three-step designing involves the basic designing, technical designing and working-drawing designing steps applicable to works subject to project formulation. Depending on the complexity of works, investment deciders shall decide on three-step designing.
In case of two-step or three-step designing, the subsequent-step designing must be conformable with the approved preceding-step designing.
3. Investors shall make designs for the construction of works. If capable, investors may themselves make these designs, if incapable, they shall hire consultants to do so. Particularly for three-step designing, construction contractors that are fully capable as prescribed may make working drawing designs.
Article 17. Design dossiers, cost estimates for the construction of works
1. A design dossier made for each work comprises design explanations, design drawings, relevant construction survey documents, the maintenance process, and cost estimates for work construction.
2. Design dossiers for the construction of works must be archived under the law on archives.
Article 18. Evaluation and approval of technical designs and working drawing designs
1. Design evaluation and approval in case of three-step designing
a/ For technical designs:
Investors shall evaluate and approve technical designs. The evaluation and approval results must be recorded in writing, stating:
- The technical design's conformity with the basic design;
- The rationality of work structure solutions;
- The observance of applicable construction regulations and standards;
- Assessment of the work's safety;
- The rationality of the selection of technological chains and equipment, for works subject to technological requirements;
- The observance of regulations on environment and fire prevention and fighting.
Investors may hire consultants to verify a number or all of the above contents as a basis for evaluation. Verification results must be presented in writing.
b/ For working drawing designs:
Working drawing designs must be certified with signatures of investors or their authorized representatives. Drawings must be appended with an "approval" stamp before being used for construction. Before approving working drawing designs, investors may hire construction supervision consultants to examine them and sign for certification in the drawings.
2. Evaluation and approval of working drawing designs in case of two-step or one-step designing
a/ In case of two-step designing, investors shall evaluate and approve working drawing designs. In case of one-step designing, investors shall evaluate working drawing designs for investment deciders to approve them together with econo-technical reports on the construction of works.
b/ Contents of the evaluation of working drawing designs are specified at Point a. Clause 1 of this Article.
c/ The appending of stamps on drawings for certification before they are used for construction complies with Point b, Clause 1 of this Article.
3. Expenses for the evaluation or verification of designs for the construction of works shall be included in total investment levels or cost estimates for the construction of works.
Section 2. CONSTRUCTION PERMITS
Article 19. Permits for construction of works
1. Before constructing works, investors shall apply for construction permits, except the following works:
a/ Works classified as state secrets, works to be constructed under urgent orders, and makeshift works serving the construction of principal works:
b/ Works to be constructed in lines not running through urban centers but conformable with approved construction plannings, and works under construction investment projects already approved by competent state agencies;
c/ Construction works under projects on urban centers, industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks or residential areas with their l:500-scale detailed construction plannings already approved by competent state agencies;
d/ Repair, renovation or installation of interior equipment without changing the architecture force-bearing structure and safety of works;
dd/ Small technical infrastructure works in deep-lying and remote communes;
e/ Individual houses in remote or deep-lying areas outside urban centers or consolidated residential areas; and individual houses in rural population areas without approved construction plannings.
2. For the construction of individual works or houses in areas for which approved construction plannings have been publicized but not yet implemented, only temporary construction permits specifying the existence duration of works corresponding to the planning implementation schedule will be granted.
3. The conditions for the grant of permits for construction of urban works are specified in Article 65 of the Construction Law. The rights and obligations of applicants for construction permits are defined in Article 68 of the Construction Law.
4. A construction permit shall be made according to a set form, (not printed herein).
Article 20. Dossiers of application for permits for construction of urban works or houses
A dossier of construction permit application comprises:
1. A construction permit application, made according to a set form (not printed herein). In case of application for temporary-construction permits, the application must also contain the applicant's commitment to dismantle the work upon ground clearance by the State.
2. A copy of any land use right-related paper as prescribed by law.
3. The design drawing displaying the locations of the level ground, cross sections and principal vertical sections; the work's foundation ground; a plan on the locations or lines of works; a plan on electricity and water supply and rainwater and wastewater drainage systems and their technical connection points. Particularly for repair or renovation works requiring construction permits, photos of the works' present state are required.
Article 21. Dossiers of application for rural-house construction permits
A dossier of application for a rural-house construction permit comprises:
1. A construction permit application, made according to a set form (not printed herein).
2. A copy of any land use right-related paper as prescribed by law.
3. The plan of the construction ground on the land lot, and adjacent works, if any, made by the house owner himself/herself.
Article 22 Receipt of dossiers of construction permit application
1. Construction licensing agencies shall receive dossiers of construction permit application and, depending on the types of dossiers, examine their validity in accordance with Article 20 or 21 of this Decree.
2. Upon receiving complete and valid dossiers, construction licensing agencies shall issue receipts indicating the date for reply on dossier examination results. Such a receipt shall be made in two copies, one to be handed to the applicant and another to be kept at the construction licensing agency.
3. For an invalid dossier of construction permit application, the construction licensing agency shall give explanations and guide the applicant to complete the dossier as required. The time for dossier completion will not be counted in the time limit for the grant of a construction permit.
Article 23. Competence to grant construction permits
1. Provincial-level People's Committees shall grant construction permits for construction works of special grade and grade I; religious works; works of historical-cultural relics; works of monuments, advertisements and mural paintings within the administrative boundaries under their management; works situated along high streets and thoroughfares in urban centers; works under foreign-invested projects; and works under other projects and works as prescribed by provincial-level People's Committees.
2. District-level People's Committees shall grant construction permits for other works and individual houses in urban centers within the administrative boundaries under their management, excluding works specified in Clause 1 of this Article.
3. Commune-level People's Committees shall grant construction permits for individual houses in rural population areas within the administrative boundaries under their management for which construction plannings have been approved.
Article 24. Adjustment of construction permits
1. When wishing to adjust construction designs under granted construction permits, investors shall request the adjustment of construction permits before constructing works according to adjustments. Construction licensing agencies have the competence to adjust construction permits, ensuring conformity with construction plannings, and shall take responsibility for such adjustments. Adjustments to construction permits shall be additionally written in the "extension, adjustment" section in granted construction permits.
2. A dossier of request for construction permit adjustment comprises:
a/ An application for adjustment;
b/ The original of the granted construction permit;
c/ The adjusted design drawing.
3. The time limit for considering the requested adjustment of a construction permit is 10 working days from the date of receipt of a complete and valid dossier.
Article 25. Responsibilities of construction licensing agencies
1. To publicly post up at their head offices information on the conditions, order and procedures for granting construction permits.
2. To supply in writing information on the grant of construction permits at the request of applicants. The time limit for information supply is 7 working days as from the date of receipt of a request.
3. To consult concerned agencies when it is necessary to clarify information on the grant of construction permits.
Within 10 working days after receiving written requests for opinions, consulted organizations shall issue written replies to construction licensing agencies. Past this time limit, if they give no written replies, they will be regarded as having agreed with construction licensing agencies and shall take responsibility before law for all consequences caused by their non-reply or late reply.
4. To grant a construction permit within 20 working days from the date of receipt of a complete and valid dossier, or 15 working days, for individual houses.
5. To take responsibility before law and compensate for damage caused by improper licensing or licensing behind the time limit specified in Clause 4 of this Article.
6. To collaborate with commune-level People' Committees of localities where exist construction works in inspecting construction under permits and handle violations according to regulations. If persons possessing construction permits fail to observe decisions on construction suspension, to revoke construction permits and transfer the cases to competent authorities for handling under regulations.
7. To request commune-level People" Committees of localities where exist construction works to request competent agencies to stop providing electricity and water services, or to suspend business and service activities, for works which are constructed in contravention of plannings or granted construction permits or constructed without permits.
8. To settle according to law complaints and denunciations about the grant of construction permits.
9. To collect fees for the grant of construction permits under regulations.
10. Neither to designate their attached designing organizations and individuals nor to set up designing units to make designs for construction permit applicants.
Article 26. Extension of construction permits
1. Within 12 months from the dale of grant of a construction permit, if the construction of a work has not started, the applicant shall apply for the extension of this construction permit.
2. A dossier of application for construction permit extension comprises:
a/ An application for extension;
b/ The original of the granted construction permit.
3. The time limit for consideration and grant of the extension of a construction permit is 5 working days from the date of receipt of a complete and valid dossier.
4. Construction licensing agencies may extend construction permits.
Section 3. MANAGEMENT OF THE CONSTRUCTION OF WORKS
Article 27. Contents of management of the construction of works
Construction management means management of construction quality, management of construction schedule, management of construction volumes, management of labor safety at construction sites, and management of the construction environment. Particularly, construction quality management complies with the Decree on quality management of construction works.
Article 28. Management of construction schedule
1. A construction schedule must be prepared before the construction of a work. The schedule of construction of a work must be compatible with the approved general schedule of a project.
2. For big construction works requiring a long construction duration, their construction schedules must be prepared on a monthly, quarterly or yearly basis.
3. Construction contractors shall prepare detailed construction schedules and may coordinate the performance of different jobs, ensuring their compatibility with the general schedule of a project.
4. Investors, construction contractors, supervision consultants and involved parties shall oversee construction schedules and adjust them in case the construction duration at certain stages is prolonged, provided that such adjustment does not affect the general schedule of a project.
If deeming that the general schedule of a project may be prolonged, the investor shall report such to the investment decider to decide on the adjustment of the project's general schedule.
5. It is encouraged to accelerate construction progress while ensuring the quality of works.
If the construction progress acceleration brings about higher efficiency for a project, the construction contractor is entitled to reward as contracted. If the construction progress prolongation causes damage, the violator shall compensate for the damage and be fined for contract breaches.
Article 29. Management of construction volumes
1. A work must be constructed according to the approved design volume.
2. Construction volumes shall be calculated and certified between investors, construction contractors and supervision consultants on the basis of the construction duration or stages, and compared with the approved design volumes as a basis for take-over test and payment as contracted.
3. When arises a volume in excess of the approved design volume or outside the approved cost estimate of a work, the investor and construction contractor shall consider how to handle such volume. Particularly for state budget-funded works, when such a volume results in an increase in the total investment, the investor shall report such to the investment decider for consideration and decision.
Arising volumes accepted and approved by investors or investment deciders serve as a basis for payment and finalization for works.
4. Involved parties are forbidden to declare construction volumes which are not performed or higher than actually performed ones or to collude with one another to falsify volumes serving as a basis for payment.
Article 30. Management of labor safety at construction sites
1. Construction contractors shall work out measures to ensure safety for people and works at construction sites. Safety measures which are related to different parties must be agreed upon by those parties.
2. Safety measures and rules must be publicized at construction sites for everyone to know and observe. At dangerous places at construction sites, there must be guards or warnings to prevent accidents.
3. Construction contractors, investors and involved parties shall regularly inspect and supervise labor safety at construction sites and stop construction activities when detecting labor safety-related violations. Those who let labor safety-related violations occur at construction sites under their management shall take responsibility before law.
4. Construction contractors shall provide training in, guide and disseminate labor safety rules. For a number of jobs subject to strict labor safety requirements, laborers must possess labor safety training certificates. The employment of laborers who have not been provided with training in and guidance on labor safety is prohibited.
5. When employing laborers to work at construction sites, construction contractors shall supply them with adequate labor protection and safety equipment as prescribed.
6. Upon the occurrence of labor accidents, construction contractors and involved parties shall handle them, report thereon to state management agencies in charge of labor safety under law and, at the same time, remedy and compensate for damage caused by their failure to ensure labor safety.
Article 31. Management of the construction environment
1. Construction contractors shall apply measures to create a safe environment for laborers working at construction sites and protect the surrounding environment, including measures to control dust and noise, dispose of wastes and clean up the sites. For construction works in urban centers, they shall take measures to cover and collect wastes and take them to designated places.
2. In the course of transporting construction materials and wastes, covering measures to ensure environmental safety and sanitation must be taken.
3. Construction contractors and investors shall inspect and supervise the protection of the construction environment while submitting to inspection and supervision by environment state management agencies. If construction contractors fail to observe environmental protection regulations, investors and environment state management agencies may stop construction activities and request construction contractors to properly apply environmental protection measures.
4. Those who let environment-harming acts occur in the course of construction of works shall take responsibility before law and compensate for damage caused by their faults.
Article 32. Dismantlement of construction works
1. A construction work or work part shall be dismantled in the following cases:
a/ Ground clearance;
b/ The work is likely to collapse, threatening the life of people or causing danger to adjacent works;
c/ The work is constructed in an area where construction is banned under Clause 1, Article 10 of the Construction Law;
d/ Part or the whole of the work is constructed in contravention of the construction planning or construction permit;
e/ Other cases as provided for by law.
2. The dismantlement of a construction work must adhere to the following principles:
a/ It is conducted under a dismantlement decision;
b/ It is conducted according to a dismantlement plan as prescribed;
c/ It must ensure safety for people and adjacent works;
d/ It must ensure environmental sanitation;
dd/ It must be supervised to prevent possible risks.
Section 4. FORMS OF MANAGEMENT OF INVESTMENT PROJECTS ON THE CONSTRUCTION OF WORKS
Article 33. Forms of project management
1. Investment deciders shall decide on forms of project management under Clause 2, Article 45 of the Construction Law.
2. Investors that personally manage projects shall set up project management units to take charge of project management. Project management units must be capable of performing project management tasks to meet the requirements of investors. Project management units may. subject to investor approval, hire consultants to manage and supervise jobs they are incapable of performing.
For small and simple projects capitalized at under VND 7 billion each, investors are not required to set up project management units and may use their professional apparatuses to manage and administer the projects or hire professionally qualified and experienced persons to assist them in managing project implementation.
3. In case investors hire consultants to manage and administer projects, those consultants must be fully capable of managing projects, depending on the sizes and nature of projects. The responsibilities and powers of project management consultants shall be agreed in contracts between the two parties. Project management consultants may hire other consultants to manage projects, provided that such is approved by investors and compliant with contracts signed with investors.
In case of hiring project management consultants, investors may still use their professional units or designate other units to inspect and monitor contract performance by project management consultants.
Article 34. Tasks and powers of investors and project management units set up by investors
1. Investors shall perform the tasks and exercise the powers from project preparation and implementation to test, take-over and putting of works into operation or use to ensure project efficiency and feasibility and law observance. Project management units may, subject to investor approval, manage different projects on the principles that each project will be implemented without interruption, and managed and finalized under regulations. The assignment of tasks and authorization of powers to project management units must be indicated in decisions on their setting up decisions. Investors shall direct, inspect, and take responsibility for, the performance of tasks and powers of project management units.
2. Project management units shall perform the tasks assigned and powers authorized by investors and take responsibility before investors and law for these tasks and powers.
Article 35. Tasks and powers of investors and project management consultants hired by investors
1. Investors shall perform the tasks and powers from project preparation and implementation to test, take-over and putting of works into operation or use to ensure project efficiency and feasibility and law observance. Investors shall select and sign contracts with project management consultants that are able to assist them in managing project implementation. Investors shall inspect and oversee contract performance by project management consultants.
2. Project management consultants shall perform the tasks and powers as agreed in contracts signed between them and investors, and take responsibility before law and investors for the fulfillment of contractual commitments.
CAPABILITY CONDITIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGED IN CONSTRUCTION ACTIVITIES
Article 36. General provisions on capability conditions of organizations and individuals
1. In order to carry out construction activities, organizations and individuals must be fully capable for specific kinds of projects, classes and grades of works and jobs as provided for in this Decree.
2. Organizations and individuals must be fully capable to carry out the following activities:
a/ Formulation of investment projects on the construction of works;
b/ Management of investment projects on the construction of works;
c/ Construction planning designing;
d/ Construction designing;
e/ Construction survey;
f/ Construction;
g/ Construction supervision;
h/ Specialized construction testing;
i/ Quality inspection of construction works;
j/ Certification of force-bearing safety eligibility of construction works and certification of quality conformity of construction works.
The capability of organizations and individuals to carry out the above construction activities shall be expressed in the form of practicing certificates or capability conditions relevant to jobs they perform.
3. In order to carry out construction activities, individuals must possess diplomas or certificates relevant to jobs they perform, which are issued by lawful training institutions.
4. Holders of the title of manager of construction-planning design or construction design blueprint; designing manager; construction survey manager; or construction supervisor, and independent practitioners that perform construction planning designing, construction designing or construction supervision must possess practicing certificates as required. To join in project management, individuals must possess certificates of professional qualifications in the management of investment projects on the construction of works.
5. To ensure the quality of construction works, organizations and individuals carrying out construction activities must have sufficient capability suitable to each bidding package or specific job.
6. The construction activity capability of organizations shall be classified into different ranks, depending on the construction-practicing capability of their individual employees and their construction experience, financial capacity, equipment and managerial capability.
The Ministry of Construction shall establish a national system of information on capability and activities of construction consultants and construction contractors, including foreign construction contractors in Vietnam.
7. For projects funded with state budget, state-guaranteed credit or the State's development investment credit, contractors that make technical designs or working drawing designs may not sign construction supervision consultancy contracts with investors, for works designed by the contractors, while construction supervision contractors may not sign contracts with construction contractors that inspect the quality of construction works, for works supervised by supervision contractors, unless it is permitted by investment deciders.
8. When selecting contractors to perform construction jobs, investors shall base themselves on this Decree's provisions on capability conditions and take responsibility before law for damage caused by their selection of contractors incapable to perform certain jobs.
Article 37. Practicing certificates
1. Practicing certificate is a written practicing-capability certification granted to an engineer or architect who is professionally qualified and experienced for practicing construction planning designing, construction survey, designing or supervision.
2. Practicing certificates shall be made according to set forms and are valid nationwide. A practicing certificate must clearly indicate the permitted practicing scope and domain.
3. Construction practicing certificates shall be granted by directors of provincial-level Construction Services who shall decide to set up advisory councils to assist them in granting construction practicing certificates under regulations.
Article 38. Conditions for grant of architect's practicing certificates
To be granted architect's practicing certificates, applicants must have a university or higher degree in the architecture or construction planning discipline, have at least 5 years' experience in designing and have joined in making architectural designs for at least 5 works or 5 approved construction planning blueprints.
Article 39. Conditions for grant of engineer's practicing certificates
To be granted engineer's practicing certificates, applicants must have a university or higher degree in a discipline relevant to the domain in which they apply for practicing registration, have at least 5 years' experience in such domain and have joined in making designs or conducting surveys for at least 5 works.
Article 40. Conditions for grant of construction supervisor's practicing certificates
1. To be granted construction supervisor's practicing certificates, applicants must have a university or higher degree in a discipline relevant to the domain in which they apply for practicing registration; have personally joined in designing or construction for at least 3 years or 5 works, or have experience in construction supervision for at least 3 years before the Construction Law takes effect; and have attended a training course on construction supervision operations.
2. Persons who have a collegial or secondary education degree in a relevant discipline, have personally joined in designing, construction or construction supervision for at least 3 years, and have attended a training course on construction supervision operations, will be granted construction supervisor's practicing certificates. These certificates will be valid for supervision of grade-IV works only.
Article 41. Capability conditions for project formulation managers
1. Project formulation managers are classified into 2 classes, depending on categories of works. Project formulation managers must have a university degree in a discipline relevant to the nature and requirements of projects, and satisfy relevant conditions for each of the classes below:
a/ Class 1: having continuously worked in project formulation for at least 7 years, having worked as managers for formulating one group-A project or 2 group-B projects of the same category, or having worked as class-1 designing managers for works of the same type with projects.
b/ Class 2: having continuously worked in project formulation for at least 5 years, having worked as managers for formulating one group-B project or 2 group-C projects of the same category, or having worked as designing managers of class 2 or class 1 for works of the same category with projects.
c/ Particularly for deep-lying and remote areas, persons who have a collegial or secondary education degree in a discipline relevant to the category of projects, have continuously worked in project formulation or designing for at least 5 years will be recognized as class-2 project formulation managers.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 project formulation managers may work as project formulation managers of projects of national importance and projects of groups A, B and C of the same category;
b/ Class-1 project formulation managers may work as project formulation managers of projects of groups B and C of the same category;
c/ Unranked persons may work as managers for formulating econo-technical reports on the construction of works of the same category; persons who have worked as mangers for formulating 5 econo-technical reports on the construction of works may work as managers for formulating group-C projects of the same category.
Article 42. Capability conditions for project-formulation consultancy organizations
1. Depending on categories of projects, project-formulation consultancy organizations are classified into 2 classes below:
a/ Class 1: having at least 20 architects, engineers and economic engineers who meet the requirements of projects, including those eligible for working as class-1 project formulation managers or class-1 designing managers of works of the same category;
b/ Class 2: having at least 10 architects, engineers and economic engineers who meet the requirements of projects, including those eligible for working as class-2 project formulation managers or class-2 designing managers of works of the same category.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 project-formulation consultancy organizations may formulate projects of national importance and projects of groups A, B and C of the same category;
b/ Class-2 project-formulation consultancy organizations may formulate projects of groups B and C of the same category;
c/ Organizations unqualified for any class may only make econo-technical reports of works of the same category.
Article 43. Capability conditions for project-management consultancy directors
1. Project-management consultancy directors are classified into 2 classes depending on categories of projects. Project-management consultancy directors must have a university degree in a construction discipline relevant to the requirements of projects, possess a project management certificate and satisfy conditions for each of the classes below:
a/ Class-1 project-management consultancy directors: having worked continuously in designing or construction for at least 7 years, having worked as project-management consultancy directors or deputy directors of one group-A project or 2 group-B projects of the same category, or having worked as class-1 construction-site chief commanders or class-1 designing managers;
b/ Class-2 project-management consultancy directors: having worked continuously in designing or construction for at least 5 years, having worked as project-management consultancy directors or deputy directors of one group-B project or 2 group-C projects of the same category, or having worked as class-2 construction-site chief commanders or class-2 designing managers.
c/ For deep-lying and remote areas, persons who have a collegial or secondary education degree in a construction discipline relevant to the category of works, have at least 5 years' experience in project formulation, designing or construction may hold the title of class-2 project-management consultancy director.
2. In case investors set up project management units, project management directors must have a university or higher degree in a relevant discipline, possess a project management certificate and have at least 3 years' professional experience. Particularly for group-C projects in deep-lying and remote areas, project management directors may be persons having a collegial or secondary education degree in a relevant discipline and having at least 3 years' professional experience. Investors may appoint persons in their apparatuses or hire other persons satisfying the above conditions to work as project management directors.
3. Scope of activity:
a/ Class-1 project-management consultancy directors may manage projects of national importance and projects of groups A, B and C;
b/ Class-2 project-management consultancy directors may manage projects of groups B and C;
c/ Unranked persons may manage only econo-technical reports on the construction of works: persons who have managed 5 econo-technical reports on the construction of works may manage group-C projects of the same category.
Article 44. Capability conditions for project-management consultancy organizations
1. Project-management consultancy organizations are classified into 2 classes below:
a/ Class 1:
- Having class-l project-management consultancy directors suitable to the category of projects;
- Having at least 30 architects, engineers and economic engineers who meet the requirements of projects, including at least 3 economic engineers;
- Having managed at least one group-A project or 2 group-B projects of the same category.
b/ Class 2:
- Having class-1 or class-2 project-management consultancy directors suitable to the category of projects;
- Having at least 20 architects, engineers and economic engineers who meet the requirements of projects, including at least 2 economic engineers;
- Having managed at least one group-B project or 2 group-C projects of the same category.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 project-management consultancy organizations may manage projects of national importance and projects of groups A, B and C;
b/ Class-2 project-management consultancy organizations may manage projects of groups B and C;
c/ Organizations unqualified for any class may manage econo-technical reports on the construction of works.
3. Project-management consultancy organizations which are unqualified for any class but have managed at least 5 econo-technical reports on the construction of works may manage group-C projects.
Article 45. Capability conditions for construction survey managers
1. Construction survey managers are classified into 2 classes below:
a/ Class 1: possessing an engineer's practicing certificate, having worked as manager of at least one survey task of works of grade I or higher grade, or 5 survey tasks of grade-II works;
b/ Class 2: possessing an engineer's practicing certificate, having worked as manager of at least one survey task of works of grade II or 3 survey tasks of grade-Ill works, or having joined in at least 5 survey tasks of works of grade II or higher grade.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 construction survey managers may work as survey managers of works of special-grade and grades I, II, III and IV of the same category;
b/ Class-2 construction survey managers may work as survey managers of works of grades II, III and IV of the same category;
c/ For topographical surveys, survey managers may act as managers of surveys of all sizes.
Article 46. Capability conditions for construction-survey consultancy organizations
1. Construction-survey consultancy organizations are classified into 2 classes below:
a/ Class 1:
- Having at least 20 engineers meeting requirements of survey tasks, including those eligible for working as class-1 survey managers;
- Having sufficient equipment suitable to each type of survey and standard laboratories;
- Having performed at least one survey task of special-grade or grade-I works of the same category or 2 survey tasks of grade-II works of the same category.
b/ Class 2:
- Having at least 10 engineers meeting requirements of survey tasks, including those eligible for working as class-2 survey managers;
- Having sufficient survey equipment for conducting survey of each type;
- Having performed at least one survey task of grade-II works of the same category or 2 survey tasks of grade-Ill works of the same category.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 construction-survey consultancy organizations may perform survey tasks of works of special grade and grades I, II, III and IV of the same category;
b/ Class-2 construction-survey consultancy organizations may perform survey tasks of works of grades II, III and IV of the same category;
c/ For topographical surveys, only class-1 and class-2 survey organizations may conduct topographical surveys of all sizes.
3. For construction survey organizations which are unqualified for any class but have performed at least 5 construction survey tasks of grade-IV works may perform construction survey tasks of grade-III works of the same category.
Article 47. Capability conditions for construction designing managers
1. Construction designing managers are classified into 2 classes below:
a/ Class 1:
- Having an architect's or engineer's practicing certificate relevant to jobs they perform;
- Having worked as designing managers of at least one special-grade or grade-I work or 2 grade-II works of the same category, or having worked as chief designers in one principal professional domain of 3 special-grade or grade-I works of the same category.
b/ Class 2:
- Having an architect's or engineer's practicing certificate relevant to jobs they perform;
- Having worked as designing managers of at least one grade-II work or 2 grade-III works of the same category, or having worked as chief designers in one principal professional domain of 3 grade-II works of the same category.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 construction designing managers may work as designing managers of works of special grade and grades I. II, III and IV of the same category, and as managers for formulating projects of groups A. B and C of the same category;
b/ Class-2 construction designing managers may work as designing managers of works of grades II, III and IV of the same category and as managers for formulating projects of groups B and C of the same category.
Article 48. Capability conditions for construction chief-designers
1. Construction chief-designers are classified into 2 classes below:
a/ Class 1:
- Having an architect's or engineer's practicing certificate relevant to jobs they perform;
- Having worked as chief designers of at least one special-grade or grade-I work or 2 grade-II works of the same category.
b/ Class 2:
- Having an architect's or engineer's practicing certificate relevant to jobs they perform;
- Having worked as chief designers of at least one grade-II work or 2 grade-III works of the same category, or having joined in designing 5 works of the same category.
c/ Particularly for deep-lying and remote areas, persons having a collegial or secondary education degree in a discipline relevant to the category of works, having worked continuously in designing for at least 5 years may work as chief designers of grade-III or grade-IV works, except works subject to force-bearing safety inspection and certification under regulations.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 construction chief-designers may work as chief designers in relevant professional domains for works of special grade and grades I, II, III and IV;
b/ Class-2 construction chief-designers may work as chief designers in relevant professional domains for works of grades II, III and IV.
Article 49. Capability conditions for construction-designing consultancy organizations
1. Depending on the category of works, construction-designing consultancy organizations are classified into 2 classes below:
a/ Class 1:
- Having at least 20 architects and engineers trained in relevant disciplines, including those eligible for working as class-1 construction designing managers;
- Having sufficient class-1 chief designers trained in disciplines relevant to works of the same category;
- Having designed at least one special-grade or grade-I work or 2 grade-II works of the same category.
b/ Class 2:
- Having at least 10 architects and engineers trained in relevant disciplines, including those capable of working as class-2 construction designing managers;
- Having sufficient class-2 chief designers trained in disciplines relevant to works of the same category;
- Having designed at least one grade-II work or 2 grade-III works of the same category.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 construction-designing consultancy organizations may design works of special grade and grades I, II, III and IV of the same category; and formulate projects of national importance and projects of groups A, B and C of the same category;
b/ Class-2 construction-designing consultancy organizations may design works of grades II, III and IV of the same category: and formulate projects of groups B and C of the same category;
c/ Organizations ineligible for being classified may design grade-IV works of the same category and formulate economic-technical reports on the construction of works of the same category.
3. Designing consultancy organizations which are unqualified for any class but have designed at least 5 grade-IV works may design grade-III works of the same category.
Article 50. Capability conditions for construction-designing chief verifiers and construction-designing verification consultancy organizations
1. The capability conditions of construction-designing chief verifiers are similar to those for construction chief designers as specified in Article 48 of this Decree.
2. The capability conditions of construction-designing verification consultancy organizations are similar to those for construction-designing consultancy organizations as specified in Article 49 of this Decree.
Article 51. Capability conditions of construction-supervision consultancy organizations
1. Depending on the category of works, construction supervision organizations are classified into 2 classes below:
a/ Class 1:
- Having at least 20 persons who possess a construction supervision-practicing certificate in a relevant discipline;
- Having supervised the construction of at least one special-grade or grade-I work or 2 grade-II works of the same category.
b/ Class 2:
- Having at least 10 persons who possess a construction supervision-practicing certificate in a relevant discipline;
- Having supervised the construction of at least one grade-II work or 2 grade-III works of the same category.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 construction-supervision consultancy organizations may supervise the construction of works of special grade and grades I, II, III and IV of the same category;
b/ Class-2 construction supervision consultancy organizations may supervise the construction of works of II, III and IV of the same category;
c/ Organizations unqualified for any class may supervise the construction of grade-IV works of the same category.
3. For construction-supervision consultancy organizations which are unqualified for any class but have supervised the construction of at least 5 grade-IV works may supervise the construction of grade-III works of the same category.
Article 52. Capability conditions for construction-site chief commanders
1. Construction-site chief commanders are classified into 2 classes. Construction-site chief commanders must possess a university or higher-degree diploma in a discipline relevant to the category of works and satisfy the conditions for each of the classes below:
a/ Class 1:
- Having worked continuously in construction for at least 7 years;
- Having worked as construction-site chief commanders of one special-grade or grade-I work or 2 grade-II works of the same category.
b/ Class 2:
- Having worked continuously in construction for at least 5 years;
- Having worked as construction-site chief commanders of one grade-II work or 2 grade-III works of the same category.
c/ For deep-lying and remote areas, persons who have a collegial or secondary education degree in a construction discipline relevant to the category of works and have at least 5 years" construction experience may hold the title of class-2 chief commander.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 construction-site chief commanders may work as chief commanders of works of special grade and grades I, II, III and IV of the same category;
b/ Class-2 construction-site chief commanders may work as chief commanders of works of II, III and IV of the same category;
c/ Unranked persons may work as chief commanders of grade-IV works only; persons who have worked as chief commanders of 5 grade-IV works may work as chief commanders of grade-III works of the same category.
Article 53. Capability conditions for construction organizations
1. Depending on the category of works, construction organizations are classified into 2 classes below:
a/ Class 1:
- Having class-1 chief commanders of works of the same category;
- Having sufficient architects and engineers trained in disciplines relevant to the category of works to be constructed;
- Having sufficient technicians who possess a training certificate relevant to jobs they perform;
- Having major construction equipment for the construction of works;
- Having constructed at least one special-grade or grade-I work or 2 grade-II works of the same category.
b/ Class 2:
- Having class-1 or class-2 chief commanders of works of the same category;
- Having sufficient architects and engineers trained in disciplines relevant to the category of works to be constructed;
- Having sufficient technicians who possess a training certificate relevant to jobs they perform;
- Having major construction equipment for the construction of works;
- Having constructed at least one grade-II work or 2 grade-III works of the same category.
2. Scope of activity:
a/ Class-1 construction organizations may construct works of special grade and grades I, II. III and IV of the same category;
b/ Class-2 construction organizations may construct works of grades II, III and IV of the same category;
c/ Organizations unqualified for any class may construct renovation or repair works capitalized at under VND 3 billion and individual houses.
3. Construction organizations which are ineligible for being ranked but have constructed 3 renovation works may construct grade-IV works and then, if having constructed at least 5 grade-IV works, may construct grade-III works of the same category.
Article 54. Conditions for independent construction designing, survey or supervision practitioners
1. The conditions for independent construction designing, survey or supervision practitioners are specified as follows:
a/ Having a practicing certificate relevant to the domain of practice;
b/ Having business registration for practicing construction designing, survey or supervision as prescribed by law.
2. Scope of activity:
a/ Independent construction-survey practitioners may advise investors only on the elaboration of survey tasks and evaluation and approval of the results of surveys of the types specified in their certificates;
b/ Independent construction-designing practitioners may design grade-IV works of the same category and individual houses;
c/ Independent construction-supervision practitioners may supervise the construction of grade-IV works of the same category and individual houses.
3. Independent practitioners shall operate in accordance with law.
Article 55. Rights and obligations of practicing certificate holder
1. Practicing certificate holders may:
a/ Use their practicing certificates for performing jobs in accordance with law;
b/ Complain about and denounce acts violating regulations on the grant of practicing certificates.
2. Obligations of practicing certificate holders:
a/ To attend training courses on professional operations related to construction designing, survey or supervision practicing;
b/ To perform only construction designing, survey or supervision jobs indicated in their practicing certificates;
c/ To take responsibility before law for details of dossiers they compile and for the quality of jobs they perform;
d/ Not to erase or lend their practicing certificates.
Article 56. Capability conditions for foreign individuals and organizations carrying out construction activities in Vietnam
To practice project formulation, project management, construction survey, construction designing, construction design verification, construction or construction supervision in Vietnam, foreign organizations and individuals must be fully capable as provided for in this Decree and guided by the Ministry of Construction.
Article 57. Organization of implementation
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People's Committees, heads of political organizations, socio-political organizations and socio-politico-professional organizations, and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.
2. The Ministry of Finance shall provide guidance on insurance in construction investment activities.
3. Projects approved prior to the effective date of this Decree are not required to be submitted for re-approval, while subsequent jobs must be performed in accordance with this Decree. Construction investment expenses shall be managed under the Government's Decree No. 99/2007/ND-CP of June 13, 2007, on management of construction investment expenses, and Decree No. 03/2008/ND-CP of January 7, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 99/2007/ND-CP on management of construction investment expenses. The selection of construction contractors complies with the Government's Decree No. 58/2008/ND-CP of May 5, 2008, guiding the implementation of the Bidding Law and the selection of construction contractors under the Construction Law.
4. The Ministry of Construction shall detail the determination of investors; project evaluation; construction licensing; project management and professional retraining in project management; construction supervision; competition to select construction architectural designs; archive of design dossiers; dismantlement of construction works; capability conditions for organizations and individuals to carry out construction activities; grant of practicing certificates; and councils for consultancy on other relevant matters, and guide the transitional implementation.
This Decree takes effect on April 2, 2009, and replaces the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on management of investment projects on the construction of works, and Decree No. 112/2006/ND-CP of September 29, 2006, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 16/2005/ND-CP on management of investment projects on the construction of works. Previous regulations issued by the Government, ministries, ministerial-level agencies or localities which are contrary to this Decree are all annulled.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
CATEGORIES OF INVESTMENT PROJECTS ON THE CONSTRUCTION OF WORKS
(To the Government's Decree No. 12/2009/ND-CP of February 12, 2009)
No. |
Categories of investment projects on the construction of works |
Total investment level |
||
|
Projects of national importance |
Under the National Assembly's Resolution No. 66/2006/QH11 |
||
I |
GROUP-A PROJECTS |
|
||
1 |
Investment projects on the construction of works in the domains of national security or defense maintenance, which are national secrets or of important socio-political significance |
Unlimited |
||
2 |
Investment projects on the construction of works in the domains of production of hazardous substances or explosives, and industrial park infrastructure |
Unlimited |
||
3 |
Investment projects on the construction of works in the domains of power industry, oil and gas extraction, chemicals, fertilizer, machine manufacture, cement, metallurgy, and mineral exploitation and processing; and projects on transport (bridges, seaports, river ports, airports, railways, national highways), and construction of residential areas |
Over VND 1.5 trillion |
||
4 |
Investment projects on the construction of works in the domains of irrigation, transport (other than those mentioned at Point 1-3), water supply and drainage, technical infrastructure, electric techniques, manufacture of information, electronic, informatics, pharmaco-chemical or medical equipment, other mechanical engineering, materials production, and post and telecommunications |
Over VND 1 trillion |
||
5 |
Investment projects on the construction of works in the domains of light industry, chinaware, porcelain, glassware, printing, national parks, nature conservation zones, agricultural and forestry production, aquaculture, and agricultural, forestry and fishery product processing |
Over VND 700 billion |
|
|
6 |
Investment projects on the construction of works in the domains of healthcare, culture, education, radio, television, other civil construction (except the construction of residential areas), warehousing, tourism, physical training and sports, and scientific research; and other projects |
Over VND 500 billion |
|
|
II |
GROUP-B PROJECTS |
|
|
|
1 |
Investment projects on the construction of works in the domains of power industry, oil and gas extraction, chemicals, fertilizer, machine manufacture, cement, metallurgy, and mineral exploitation and processing; projects on transport (bridges, seaports, river ports, airports, railways and national highways), and construction of residential areas |
Between VND 75 billion and 1.5 trillion |
|
|
2 |
Investment projects on the construction of works in the domains of irrigation, transport (other than those mentioned at Point II-1), water supply and drainage, technical infrastructure, electric techniques, production of information, electronic, informatics, pharmaco-chemical or medical equipment, other mechanical engineering, materials production, and post and telecommunications |
Between VND 50 billion and 1 trillion |
|
|
3 |
Investment projects on the construction of works in the domains of technical infrastructure of new urban centers, light industry, chinaware, porcelain, glassware, printing, national parks, nature conservation zones, agricultural and forestry production, aquaculture, and agricultural, forestry and fishery product processing |
Between VND 40 billion and 700 billion |
|
|
4 |
Investment projects on the construction of works in the domains of healthcare, culture, education, radio, television, other civil construction (except the construction of residential areas), warehousing, tourism, physical training and sports, and scientific research; and other projects |
Between VND 30 and 500 billion |
|
|
III |
GROUP-C" PROJECTS |
|
|
|
1 |
Investment projects on the construction of works in the domains of power industry, oil and gas extraction, chemicals, fertilizer, machine manufacture, cement, metallurgy, mineral exploitation and processing; projects on transport (bridges, seaports, river ports, airports, railways and national highways). General education schools under planning (regardless of capital level), and construction of residential areas |
Under VND 75 billion |
|
|
2 |
Investment projects on the construction of works in the domains of irrigation, transport (other than those mentioned at Point III-l), water supply and drainage, technical infrastructure, electric techniques, production of information, electronic, informatics, pharmaco-chemical or medical equipment, other mechanical engineering, materials production, and post and telecommunications |
Under VND 50 billion |
|
|
3 |
Investment projects on the construction of works in the domains of light industry, chinaware. porcelain, glassware, printing, national parks, nature conservation zones, agricultural and forestry production, aquaculture, and agricultural, forestry and fishery product processing |
Under VND 40 billion |
|
|
4 |
Investment projects on the construction of works in the domains of healthcare, culture, education, radio, television, other civil construction (except the construction of residential areas), warehousing, tourism, physical training and sports, and scientific research; and other projects |
Under VND 30 billion |
|
|
|
|
|
|
|
Notes:
1. Group-A projects on railways or roads must be phased out depending on the length and grade of railways, roads and bridges under the Transport Ministry's guidance.
2. Projects on the construction of working offices or buildings of state agencies must be implemented under the Prime Minister's decisions.-
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 4. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 15. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Điều 20. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị
Điều 23. Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng
Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
Điều 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
Điều 19. Giấy phép xây dựng công trình
Điều 21. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
Điều 23. Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng
Điều 24. Điều chỉnh Giấy phép xây dựng
Điều 32. Phá dỡ công trình xây dựng
Điều 33. Các hình thức quản lý dự án
Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân