Chương I Nghị định 12/2009/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 12/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/02/2009 | Ngày hiệu lực: | 02/04/2009 |
Ngày công báo: | 23/02/2009 | Số công báo: | Từ số 131 đến số 132 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/08/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA.
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
2. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này thì tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng;
b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
4. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước;
b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
c) Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này thì người quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.
1. Dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.
2. Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án;
b) Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng;
c) Qua giám sát, đánh giá đầu tư, phát hiện các nội dung phát sinh, điều chỉnh và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án.
3. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Người quyết định đầu tư hoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư. Riêng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ quản lý ngành tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư thì phải báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc giám sát, đánh giá đầu tư các dự án; tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Article 1. Scope of regulation
This Decree guides the implementation of the Construction Law regarding the formulation, evaluation and approval of investment projects on the construction of works; the implementation of investment projects on the construction of works; and capability conditions of organizations and individuals engaged in construction activities.
The formulation, evaluation and approval of investment projects on the construction of works funded with official development assistance (ODA) comply with the laws on construction and ODA management and use.
Article 2. Categorization and stale management of investment projects on the construction of works
1. Investment projects on the construction of works (below collectively referred to as projects) shall be categorized as follows:
a/ By size and nature: national important projects in which investment is considered and decided by the National Assembly; other projects which are categorized into groups A, B and C as specified in Appendix I to this Decree;
b/ By investment capital source:
- State budget-funded projects;
- Projects funded with state-guaranteed credit or the State's development investment credit;
- Projects funded with development investment capital of state enterprises;
- Projects funded with capital of other sources, including private capital or capital of mixed sources.
2. Investment in the construction of works must be in line with the socio-economic development master plan, branch plannings or construction plannings, ensure security, social and environmental safety, and comply with the land law and other relevant laws.
3. In addition to the provisions of Clause 2 of this Article, depending on sources of capital used for projects, the State shall also manage projects under the following regulations:
a/ For state budget-funded projects, including component projects, the State shall manage the entire process of construction investment, from identification of investment policies, project formulation, investment decision, designing, estimation, contractor selection, construction to test, take-over and putting of works into operation or use;
b/ For enterprises' projects funded with state-guaranteed credit, the State's development investment credit or development investment capital of state enterprises, the State shall manage them in terms of investment policy and scope. Enterprises having these projects shall themselves organize the implementation and management of the projects in accordance with this Decree and other relevant laws;
c/ For projects funded with capital of other sources, including private capital, investors shall decide by themselves on forms and contents of project management. For projects funded with capital of mixed sources, capital contributors shall reach agreement on methods of management, or manage these projects under regulations applicable to the capital source which accounts for the highest percentage (%) in the total investment.
4. For projects or group-A projects of national importance consisting of different component projects, if each component project can be independently operated or implemented in different investment phases, it may be managed and implemented like an independent project. The investment decider may decide on the division of a project into component projects.
Article 3. Investors in the construction of works
Construction investors are owners of capital or persons assigned to manage and use capital for investing in the construction of works, specifically:
1. For state budget-funded projects, their investors shall be decided by investment deciders in accordance with the State Budget Law before formulating investment projects on the construction of works.
a/ For projects in which investment is decided by the Prime Minister, their investors may be any of the following agencies and organizations: ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and other central agencies (collectively referred to as ministerial-level agencies). People's Committees of provinces and centrally run cities (collectively referred to as provincial-level People's Committees) and state enterprises:
b/ For projects in which investment is decided by ministers, heads of ministerial-level agencies or presidents of People's Committees at all levels, their investors may be managers or users of works.
In case managers or users of works cannot be identified yet or managers or users of works are ineligible for acting as investors, investment deciders may assign eligible units to act as investors. In case managers or users of works are ineligible for acting as project investors, units assigned to manage or use works shall appoint persons to join investors in formulating projects, designing, monitoring, managing, testing, receiving and putting works into operation or use:
c/ In case investors cannot be identified under Point b of this Clause, investment deciders may authorize other eligible units to act as investors or may concurrently act as investors.
2. For credit-funded projects, borrowers may act as investors.
3. For projects funded with capital of other sources, investors may be owners of capital or representatives as prescribed by law.
Article 4. Investment supervision and assessment for investment projects on the construction of works
1. Projects with state capital accounting for over 50% of their total investment are subject to investment supervision and assessment. For projects funded with capital of other sources, the investment supervision and assessment shall be decided by investment deciders.
2. Investment supervision and assessment requirements and contents include:
a/ Assessment of the project efficiency and feasibility;
b/ Supervision and assessment of the project implementation by investors against the contents approved by competent authorities, and of the observance of regulations on construction investment:
c/ Identification, through investment supervision and assessment, of problems, and adjustment of projects and submission of proposals or recommendations to competent authorities for handling to ensure the project efficiency and feasibility.
3. Organization of investment supervision and assessment:
a/ Investment deciders or persons authorized to issue investment decisions shall organize investment supervision and assessment. Particularly for projects in which investment is decided by the Prime Minister, line ministries shall organize investment supervision and assessment. For projects of which investment supervision and assessment are organized by ministers, heads of ministerial-level agencies or presidents of provincial-level People's Committees, their implementation must be reported to the Ministry of Planning and Investment for synthesis and further reporting to the Prime Minister;
b/ The Ministry of Planning and Investment shall guide the investment supervision and assessment of projects; synthesize the investment supervision and assessment situation nationwide and periodically report thereon to the Prime Minister.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực