Thông tư 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 22/2010/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Bùi Phạm Khánh |
Ngày ban hành: | 03/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 17/01/2011 |
Ngày công báo: | 22/12/2010 | Số công báo: | Từ số 725 đến số 726 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm: xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ đầu tư xây dựng công trình; nhà thầu xây dựng và người lao động tại công trường xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
1. An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình: là hệ thống các biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình: là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
3. Nhà thầu xây dựng là tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn xây dựng, thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
4. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.
7. Công trường xây dựng là mặt bằng thi công xây dựng, trên đó có công trình xây dựng, các công trình phụ trợ và công trình hạ tầng kỹ thuật.
Công trường xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.
2. Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo.
3. Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu.
4. An toàn về điện:
a) Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khu vực thi công;
b) Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng;
c) Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện.
5. An toàn về cháy, nổ:
a) Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể;
b) Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động;
c) Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó;
6. Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
7. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những công trình có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì các quy định về an toàn lao động phải được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Khi thi công xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc. Trong thiết kế biện pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện.
2. Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào chất lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.
3. Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường.
4. Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;
5. Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường thì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.
Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường và trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương.
6. Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động.
Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm:
1. Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường.
2. Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu. Nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng.
4. Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về lao động.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính và nhà thầu phụ trên công trường có trách nhiệm:
1. Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp.
2. Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
3. Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công.
4. Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định.
5. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.
6. Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường.
7. Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký(nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định.
Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm:
1. Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng.
2. Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp.
3. Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường.
1. Trường hợp trên công trường có tổng thầu hoặc thầu chính
Trường hợp trên công trường có tổng thầu thi công xây dựng, tổng thầu EPC, tổng thầu chìa khóa trao tay hoặc chỉ có nhà thầu chính (sau đây gọi chung là tổng thầu) thì trách nhiệm và mối quan hệ giữa các chủ thể như sau:
a) Chủ đầu tư tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn của tổng thầu và kiểm tra việc điều hành, giám sát của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ trên công trường;
b) Đối với công trường xây dựng có nhiều nhà thầu phụ tham gia thi công, thì tổng thầu phải thành lập bộ phận quản lý an toàn chung để kiểm tra, giám sát và quản lý công tác an toàn, vệ sinh môi trường đối với các nhà thầu phụ trên công trường;
c) Tổng thầu chịu trách nhiệm toàn diện về việc điều hành tiến độ thi công giữa tổng thầu với các nhà thầu phụ cũng như tiến độ thực hiện giữa các nhà thầu phụ với nhau, không để xảy ra sự chồng chéo trong thực hiện công việc giữa các nhà thầu gây ra mất an toàn đối với người lao động, máy, thiết bị và công trình;
d) Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn của các nhà thầu phụ. Tổng thầu có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu phụ vi phạm các quy định về an toàn trên công trường;
đ) Nhà thầu phụ lập và phê duyệt biện pháp thi công và biện pháp an toàn phần việc do mình thực hiện. Trước khi phê duyệt phải được sự thỏa thuận của tổng thầu;
e) Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm giám sát thực hiện biện pháp an toàn các công việc do mình thực hiện; đồng thời chịu sự điều hành, giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ, thực hiện biện pháp thi công cũng như biện pháp an toàn trên công trường của tổng thầu.
2. Trường hợp trên công trường có nhiều nhà thầu chính
Trường hợp trên công trường không có tổng thầu thi công xây dựng, tổng thầu EPC hoặc tổng thầu chìa khóa trao tay mà chỉ có các nhà thầu chính thì trách nhiệm và mối quan hệ giữa các chủ thể như sau:
a) Chủ đầu tư tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn của các nhà thầu chính; kiểm tra việc điều hành, giám sát của các nhà thầu chính đối với các nhà thầu phụ trên công trường;
b) Đối với công trường xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công, thì chủ đầu tư phải thành lập bộ phận quản lý an toàn chung để kiểm tra, giám sát và quản lý công tác an toàn, vệ sinh môi trường đối với các nhà thầu chính trên công trường;
c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm điều hành tiến độ thi công giữa các nhà thầu chính; nhà thầu chính chịu trách nhiệm về việc điều hành tiến độ thi công giữa nhà thầu chính với các nhà thầu phụ cũng như tiến độ thực hiện giữa các nhà thầu phụ với nhau, không để xảy ra sự chồng chéo trong thực hiện công việc giữa các nhà thầu gây ra mất an toàn đối với người lao động, máy, thiết bị và công trình;
d) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn của các nhà thầu chính. Chủ đầu tư có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu chính vi phạm các quy định về an toàn lao động trên công trường;
đ) Nhà thầu chính có trách nhiệm lập, phê duyệt biện pháp an toàn những phần việc do mình thực hiện; trước khi phê duyệt phải có sự thỏa thuận của chủ đầu tư;
e) Nhà thầu chính có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn của các nhà thầu phụ. Nhà thầu chính có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu phụ vi phạm các quy định về an toàn trên công trường;
f) Nhà thầu phụ lập, phê duyệt biện pháp thi công và biện pháp an toàn những phần việc do mình thực hiện; trước khi phê duyệt phải có sự thỏa thuận của nhà thầu chính;
g) Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm giám sát biện pháp an toàn các công việc do mình thực hiện; đồng thời chịu sự điều hành, giám sát, kiểm tra của nhà thầu chính về việc thực hiện tiến độ, thực hiện biện pháp thi công cũng như biện pháp an toàn trên công trường .
Người lao động trên công trường xây dựng có quyền và trách nhiệm sau:
1. Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.
2. Chỉ được nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Chấp hành đầy đủ các quy định, nội quy về an toàn lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
3. Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định.
1. Người làm công tác an toàn thực hiện chế độ kiểm tra hàng ngày trên công trường theo quy định của nhà thầu. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các vi phạm về an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì tạm dừng thi công công việc đó, đồng thời báo cáo trực tiếp nhà thầu để xem xét xử lý hoặc yêu cầu người trực tiếp phụ trách bộ phận đó đình chỉ thi công để có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình, sau đó báo cáo người chỉ huy công trường.
2. Người làm công tác an toàn hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải giám sát liên tục công tác an toàn lao động trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.
Khi xảy ra tai nạn lao động do sự cố mất an toàn lao động hoặc do sự cố công trình phải được giải quyết như sau:
1. Khi xảy ra tai nạn lao động do sự cố mất an toàn lao động gây ra:
a) Nhà thầu phải bằng mọi biện pháp sơ, cấp cứu người bị tai nạn lao động, sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế để xử lý;
b) Chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan phải báo cáo kịp thời với các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra theo quy định để xác định nguyên nhân xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
c) Việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo; quy trình xử lý sự cố; giải quyết các chế độ khi xảy ra tai nạn lao động được thực hiện theo quy định hiện hành;
d) Sau khi lấy dấu hiện trường, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện việc dọn dẹp nơi xảy ra sự cố và tiếp tục thi công.
2. Khi xảy ra tai nạn lao động do sự cố công trình xây dựng:
a) Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, khoản 1 Điều này;
b) Sau khi lấy dấu hiện trường, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, nhà thầu thực hiện việc dọn dẹp nơi xảy ra sự cố; đồng thời kiểm tra, đánh giá mức độ ổn định của công trình hoặc công việc đang thi công theo quy định, nếu đảm bảo an toàn thì báo cáo chủ đầu tư cho phép tiếp tục thi công.
1. Bộ Xây dựng giao cho các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn trong thi công xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm:
a) Tổ chức tập huấn công tác an toàn lao động cho các nhà thầu, cán bộ an toàn, cán bộ kỹ thuật, cán bộ, kỹ sư trong các ban quản lý dự án, ban điều hành của các dự án;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các qui định về an toàn lao động trong thi công xây dựng;
c) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này;
d) Cập nhật thông tin các nhà thầu vi phạm an toàn trong thi công xây dựng đưa lên "Trang Thông tin về các nhà thầu vi phạm trong hoạt động xây dựng" của Bộ Xây dựng.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Sở Xây dựng có trách nhiệm:
a) Tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn;
c) Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm về tình hình an toàn lao động trong thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn theo quy định của pháp luật lao động gửi về Bộ Xây dựng;
d) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này theo thẩm quyền;
đ) Cung cấp thông tin các nhà thầu vi phạm an toàn lao động trong thi công xây dựng về Bộ Xây dựng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký;
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết ./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 22/2010/TT-BXD |
Hanoi, December 03, 2010 |
ON LABOR SAFETY IN WORK CONSTRUCTION
Pursuant to the November 26. 2003 Construction Law;
Pursuant to the Government s Decree No. 17/ 2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government's Decree No. 12/ 2009/ND-CP of February 12, 2009, on management of work construction investment projects;
The Ministry of Construction provides for labor safety in work const ruction as follows:
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. Scope of regulation:
This Circular provides for labor safety in work construction, covering construction and installation of equipment in works which are newly built, repaired, renovated, relocated, embellished or restored: dismantlement of works; and warranty for and maintenance of works.
2. Subjects of application:
This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals that are investors of works, construction contractors and workers at construction works in the Vietnamese territory.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. Labor safety in work construction means a set of organizational, managerial and administration measures applicable at construction works to improve working conditions and prevent labor accidents in work construction.
2. Investor of a work means the owner of capital or a person assigned to manage and use capital for building a work.
3. Construction contractor means a construction consultancy or construction organization or individual that is fully capable in construction activity or construction practice when taking part in contractual relations in construction activities.
4. Principal construction contractor means a contractor that directly signs a contract with a construction investor to contract jobs of the same type or all jobs of a work construction investment project.
5. Major construction contractor means a contractor that directly signs a contract with a construction investor to perform major jobs of the same type of a work construction investment project.
6. Construction subcontractor means a Contractor that signs a contract with a major construction contractor or principal construction contractor to perform part of the latter's jobs.
7. Construction site means a construction ground on which exist construction works. auxiliary works and technical infrastructure facilities.
SAFETY REQUIREMENTS FOR WORK CONSTRUCTION
Article 3. General requirements on construction sites
A construction site must satisfy the following requirements:
1. Its overall plan is designed and approved under regulations to suit the construction location, the site's area, natural and climate conditions in the place of construction, facilitate the construction, and ensure safety for humans. machines and equipment at the construction site and the surrounding area affected by construction activities.
2. Supplies and materials are placed neatly according to the approved overall plan design. Supplies, materials and obstacles are not placed on roads, emergency exits or fire entrances. Flammable and explosive material warehouses are not arranged near die place of construction and tents. Waste materials are removed and discharged in prescribed places. Water drainage systems are regularly cleared to ensure that the construction ground is always dry.
3. At the construction site there arc warning boards under Article 74 of the Construction Law. At the main entrance is displayed a plan of the overall ground of the construction site and working regulations. Safety measures and rules are publicized at the construction site for compliance. At dangerous places at the construction site, such as trenches and foundation pits, there are fences, warning boards and instructions for accident prevention. At night, signal lights are turned on.
4. Power safety:
a/ Motive and lighting power grids at the construction site are separate and installed with general circuit-breakers and sectioned circuit-breakers for cutting off power in part or the whole of the construction area;
b/ To ensure power safely for workers, construction machines and equipment at the construction site. Electric equipment are safely insulated during the construction process;
c/ To guide workers on power .safety techniques and ways to give first aid to persons who get electric shock in power accidents.
5. Fire and explosion safety:
a/ The principal contractor or the investor (if no principal contractor exists) sets up a commanding board for fire and explosion prevention and fighting at the construction site, which has own working regulations on its specific duties and powers;
b/ Fire and explosion prevention and fighting plans are appraised and approved under regulations. The contractor organizes a fire and explosion prevention and fighting brigade which has own working regulations on its specific duties and tasks;
c/ At the construction site, local fire fighting equipment are arranged. At fire-prone places, inflammable signboards and fire fighting and alarm equipment are installed to promptly detect fires and take remedies.
6. Other requirements under relevant laws.
7. For foreign-in vested projects and works involving foreign contractors, labor safely rules are presented in Vietnamese and a relevant foreign language.
Article 4. Requirements during construction
During construction, the following requirements must be satisfied:
1. Before starting construction, an approved design of construction measures is required. including labor safety solutions for workers and construction machines and equipment for each job. which has explanations about technical and use instructions.
2. During construction, the approved design as well as regulations, standards and technical processes are complied with. Jobs dependent on the quality of previous jobs are performed only alter the previous jobs have been tested to meet quality requirements under regulations.
3. Construction measures and safety solutions are periodically or extraordinarily examined for modification according to practical conditions at the construction site.
4. Organizations and individuals are fully capable in the jobs they perform under regulations. Operators of construction machines and equipment and performers of jobs with strict labor safety requirements are trained in labor safety and possess labor safety cards under regulations.
5. Construction machines and equipment with strict labor safety requirements are inspected by and registered with competent agencies under regulations for operation at the construction site. During operation, they comply with safety processes and measures.
If construction equipment is operated outside the construction site, the investor approves safety measures for construction-affected people, machines, equipment and works inside and outside the construction site.
If due to construction conditions, equipment have to placed outside the construction site and while not in operation, if they operate outside the construction site, such is permitted by
competent agencies under local regulations.
6. Workers at the construction site are provided with medical checks-up and safety training and adequate personal safety equipment under the labor law.
RESPONSIBILITIES OF ENTITIES FOR SAFETY IN WORK CONSTRUCTION
Article 5. Responsibilities of investors
An investor shall:
1. Set up a full-time or part-lime division for examining the observance of labor safely rules by the construction contractor at the construction site.
2. Select a capable contractor suitable to the jobs he/she/it will perform under the construction law.
3. Suspend the construction and request the contractor to take remedies, when detecting the contractor's violations of labor safety rules. If the contractor fails to take remedies, stop the construction or terminate the contract.
4. Coordinate with the contractor in taking handling measures in case of labor incidents or accidents and concurrently report on the labor safety situation of the project or work to functional agencies under the labor law.
Article 6. Responsibilities of construction contractors
Construction contractors, including the principal contractor, major contractor and subcontractor at the construction site, shall:
1. Make and approve a design of construction measures, indicating safety measures for workers, machines, equipment and the work. Periodically or extraordinarily examine developments at the construction site to modify construction and labor safety measures as appropriate.
2. Select and arrange technical workers at the construction site according to their professional qualifications, capacity and health conditions under law. Furnish sufficient personal safety equipment for workers.
3. Establish a network and division for managing labor safety work at the construction site; specify jobs and responsibilities of managers of labor safety work during the construction process.
4. Provide safety training for safety work personnel and workers under their management under regulations.
5. Examine the observance of labor safety rules according to approved measures and the compliance with relevant technical regulations and standards.
6. Assume the prime responsibility for. and coordinate with investors in. overcoming consequences, declaring, investigating, and making records on. incidents or labor accidents at the construction site.
7. To inspect, register (if any) and maintain construction machines and equipment in order to ensure safety for workers and works under regulations.
Article 7. Responsibilities of project management units or project management consultants and construction supervision consultants
Project management units or project management consultants and construction supervision consultants shall:
1. Supervise contractors" observance of approved construction and safety measures and compliance with technical regulations on construction safely.
2. Notify investors of dangers that might affect construction safety in order to take remedies and change construction measures as appropriate.
3. Examine, and report to investors for handling violations, stop construction and request remedies when construction contractors violate safely rules at the construction site.
Article 8. Coordination among investors, principal or major contractors and .subcontractors
1. In case the principal or major contractor is present at the construction site:
In case the principal construction contractor, EPO principal contractor and turn-key principal contractor are present or only the major contractor is present (below collectively referred to as principal contractor) at the construction site. their responsibilities and relationships are defined as follows:
a/ The investor shall supervise the application of safety measures by the principal contractor and examine the latter's administration and supervision of subcontractors at the construction site;
b/ For a construction site with many subcontractors engaged in the construction, the principal contractor shall set up a safety management division for examining, supervising and managing safety and environmental sanitation work performed by these subcontractors:
c/ The principal contractor shall take full responsibility for administering the construction schedule between him/her/it and subcontractors as well as implementation schedule among subcontractors themselves so as to prevent overlap in the performance of jobs, affecting the safety for workers, machines, equipment and works;
d/ The principal contractor shall examine the application of construction and safety measures by subcontractors and may suspend or stop the construction when subcontractors violate safety rules at the construction site;
e/ Subcontractors shall develop and approve construction and safely measures for jobs they perform, and reach agreement with the principal contractor before such approval:
f/ Subcontractors shall supervise the application of safety measures for jobs they perform and place themselves under the principal contractor's administration, supervision and examination regarding their compliance with implementation schedule and application of construction and safety measures at the construction site.
2. In case many major contractors are present at the construction site:
In case no construction principal contractor. EPC principal contractor or turn-key principal contractor is present but only ma jot contractors are present at the construction site, their responsibilities and relationships are defined as follows:
a/ The investor shall examine the application of safety measures by the major contractors and examine the latter’s administration and supervision of subcontractors at the construction site;
b/ For a construction site with many major contractors engaged in the construction, the investor shall set up a safety management division for examining, supervising and managing safety and environmental sanitation work performed by these major contractors:
c/ The investor shall administer the construction schedule among the major contractors: major contractors shall administer the construction schedule among them and subcontractors as well as the implementation schedule between subcontractors themselves so as to prevent overlap in the performance of jobs. affecting the safety for workers, machines, equipment and works:
d/ The investor shall examine the application of construction and safety measures by major contractors and may suspend or stop the construction when major contractors violate labor safety rules at the construction site;
c/ Major contractors shall develop and approve safety measures for jobs they perform, and shall reach agreement with the investor before such approval:
f/ Major contractors shall examine the application of construction and safety measures by subcontractors and may suspend or stop the construction when subcontractors violate safety rules at the construction site:
g/ Subcontractors shall develop and approve construction and safety measures for jobs they perform, and shall reach agreement with major contractors before such approval:
h/ Subcontractors shall supervise safety measures for jobs they perform and place themselves under the major contractors' administration, supervision and examination regarding their compliance with implementation schedule and application of construction and safety measures at the construction site.
Article 9. Rights and responsibilities of workers at the construction site
Workers at the construction site have the following rights and responsibilities:
1. To refuse to perform their assigned jobs when seeing that such jobs are unsafe after reporting thereon to the person in charge who fails to lake remedies or when the contractor fails to supply adequate personal safely equipment under regulations.
2. To perform only jobs suitable to their professional qualifications. To fully observe labor safety rules related to their assigned jobs and tasks.
3. Workers performing jobs with strict labor safety requirements must be trained in labor
safety and must possess labor safety cards under regulations.
Article 10. Responsibilities of contractors" persons in charge of safety
1. The person in charge of safety shall conduct routine examination at the construction site under the contractor's regulations. During examination. if detecting violations of labor safely rules or labor accident dangers', he/she shall suspend the construction and report such directly to the contractor for handling or request the person in charge to stop the construction in order to take safety measures for workers and works, then report thereon to the commander of the construction site.
2. The contractor's person in charge of safety or technician shall continuously supervise labor safety throughout the construction process.
Article 11. Handling of incidents when labor accidents occur
Labor accidents caused by labor safety- or construction work-related incidents shall be handled as follows:
1. For labor accidents caused by labor safety-related incidents:
a/ The contractor shall by any measure give first aid or emergency to the worker(s) who gets/ get the accident, then transfer him/her/them to a health establishment for treatment;
b/ The investor, contractor and concerned units shall promptly report the accident to relevant management agencies for examination and inspection under regulations to identify causes of the incident and accident;
c/ The declaration, investigation, making records and statistics and reporting; process of handling incidents; and settlement of prescribed benefits in case of labor accidents comply with current regulations:
d/ After marking the site and obtaining approval of a competent agency and the investor, the contractor shall tidy up the place where the incident occurs and continue with the construction.
2. For labor accidents caused by construction work-related incidents:
a/ Points a. b and c. Clause 1 of this Article shall be complied with:
b/ After marking the site and obtaining approval of a competent agency, the contractor shall tidy up the place where the incident occurs, examine and assess the stability of the related work or job under regulations, and report such to the investor for permission for continued construction if this work or job is safe.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 12. Implementation responsibilities
1. The Ministry of Construction shall assign its attached units 10 guide and examine safety during construction within the scope of its stale management. covering:
a/ To organize training courses on labor safety for contractors, safety officers, technicians, officers and engineers of project management units and executive committees;
b/ To guide, examine, inspect, and handle violations of labor safety rules in work construction:
c/ To suspend or stop construction and handle violators of this Circular:
d/ To update information on violators of safety rules during construction and upload such information unto the Construction Ministry's website on violating contractors in construction activities.
2. Provincial-level People's Committees shall assign provincial-level Construction Departments to:
a/ Organize training courses on. and disseminate labor safety rules during construction for organizations and individuals in their localities;
b/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with provincial-level Labor. War Invalids and Social Affairs Departments and concerned agencies in. guiding, examining, inspecting, and handling violations of labor safety rules during construction in their localities:
c/ Biannually and annually report to the Ministry of Construction on labor safety situation in work construction in their localities under the labor law;
d/ Suspend or stop construction and handle according to their competence violators of this Circular:
e/ Provide the Ministry of Construction with information on contractors violating labor safety rules during construction.
1. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.
2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Construction for stud)' and settlement.
|
FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION |