Chương 1 Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/02/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2013 |
Ngày công báo: | 17/02/2013 | Số công báo: | Từ số 109 đến số 110 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/08/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng cường quản lý chất lượng công trình
Các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình sẽ phải cung cấp thông tin về năng lực của mình đến cơ quan quản lý nhà nước (CQQLNN) về xây dựng để đăng tải công khai trên website của cơ quan này.
Các thông tin này sẽ được dùng để làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia một số hoạt động xây dựng.
Ngoài ra, các CQQLNN cũng sẽ thực hiện việc thẩm tra hồ sơ thiết kế triển khai đối với một số loại công trình như: nhà chung cư, công trình công cộng từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên…
Nội dung thẩm tra và cơ quan có thẩm quyền thẩm tra với từng loại công trình được quy định cụ thể tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình.
Nghị định 15 cũng quy định cụ thể hơn về việc giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình thi công, khai thác, sử dụng công trình.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/4/2013, thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP và 49/2008/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Nghị định này áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
2. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt, trong đó thể hiện kích thước thực tế của công trình.
3. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư, xây dựng công trình gồm: Chủ trương đầu tư, dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, báo cáo khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình và tài liệu khác cần được lưu lại sau khi đưa công trình vào sử dụng.
4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là các thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: Thí nghiệm đất xây dựng, thí nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các thí nghiệm khác.
5. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, tính toán, đánh giá bằng chuyên môn về chất lượng công trình.
Kiểm định chất lượng công trình xây dựng bao gồm: Kiểm định vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng; kiểm định kết cấu công trình xây dựng; kiểm định công trình xây dựng và các kiểm định khác.
6. Giám định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan này.
1. Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của Nghị định này.
2. Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này.
5. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc phải được tuân thủ trong hoạt động xây dựng.
2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc có quy định bắt buộc phải áp dụng tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét và chấp thuận trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và chỉ được thay đổi khi có sự chấp thuận của người quyết định đầu tư.
Chủ đầu tư được tự quyết định sử dụng hoặc thay đổi đối với các tiêu chuẩn còn lại áp dụng cho công trình khi cần thiết.
4. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phải phù hợp, với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Đảm bảo tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.
5. Khi áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, phải có bản gốc tiêu chuẩn kèm theo bản dịch tiếng Việt cho phần nội dung sử dụng.
6. Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật.
Danh mục chi tiết các loại công trình được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định này hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này để phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình.
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu, thực hiện giám sát, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật cùng với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.
3. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.
1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý.
2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về năng lực hoạt động xây dựng do các tổ chức, cá nhân cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử do mình quản lý.
3. Các thông tin về năng lực hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng sau:
a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng;
d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;
đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối với các nhà thầu chính).
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của Nghị định này, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt công trình xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
2. Chủ đầu tư, cơ quan tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng để giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra công tác quản lý chất lượng, chất lượng công trình, công tác nghiệm thu các công trình quan trọng quốc gia và một số công trình quan trọng khác khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng là Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng.
Article 1. Scope of adjustment
1. This Decree provides regulations on the quality management of construction works in survey, design, construction execution and acceptance of construction works; on safety management, handling of incidents during construction execution, exploitation and use of construction works; and on warranty of construction works.
2. In cases where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam is signatory or acceded to contains provisions that are different from those in this Decree, the provisions of such international treaty shall prevail.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree shall apply to domestic and foreign investors and contractors, State authorities on construction and other organizations and individuals related to the quality management of construction works in the Vietnamese territory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms and phrases shall be construed as follows:
1. Technical specification is a set of technical requirements formulated based on the national technical codes and standards applied to works and will be used to guide and stipulate the materials, products, equipment used for works; construction execution, supervision and acceptance of construction works.
2. As-built drawing is a drawing of completed construction parts and works prepared on the basis of the approved construction design drawings with demonstration of actual dimension of the works.
3. Construction completion dossier is a set of documents related to investment and construction of works, including investment policy; construction investment projects or economic-technical report of works; construction survey report; construction design dossier; quality management dossier during the construction process; and other documents which are necessary to be kept after works are put to use.
4. Construction specialized testing is technical acts to determine one or more than one characteristics of construction materials, construction products, construction parts or construction works in accordance with certain procedures.
Construction specialized testings shall be conducted by accredited specialized laboratories, and include testings of soil engineering; water testings in construction; testings of construction materials, components, products; testings on structures of construction works and other testings.
5. Quality inspection of construction works is an activity conducted to check and determine the quality or the causes of faults of construction products, construction parts or construction works through testings together with visual inspection, calculation and evaluation by expertise on facility quality.
Quality inspection of construction works includes quality inspection of construction materials, construction products, construction components; quality inspection of construction works structures; quality inspection of construction works and other inspections.
6. State inspection of construction works quality is an activity conducted to inspect the quality of construction works by competent State authorities or at the request of these authorities.
Article 4. General principles in the quality management of construction works
1. Survey, design and construction of works must be conducted with the assurance of safety for works themselves and neighboring works; during the construction execution and observance of this Decree.
2. Construction works and items shall be accepted before being put to use only when they satisfy all requirements of design, national technical codes and standards applied to the works, technical specifications and other requests by Investors in accordance with requirements stipulated in the contract and relevant regulations.
3. Organizations and individuals involved in construction activities are required to have appropriate eligibilities, to have quality managment system of their own, and take responsibilities for the quality of construction jobs performed by themselves to Investors and before the law.
4. Investors take responsibilities for organizing the quality management in the implementation process of works construction investment projects in accordance with the stipulations prescribed in this Decree and in accordance with the characteristics, scale and investment source of works;
5. The investment decision makers take responsibilities for inspeting quality management of the construction works by investors and contractors in accordance with provisions of this Decree and relevant regulations.
6. State authorities on construction guide and inspect the quality management of organizations and individuals invoved in the works construction; inspect and conduct state inspection of the quality of construction works; reccommend the handling of and handle violations on the quality of construction works as prescribed by the law.
Article 5. Application of national technical codes and standards in construction activities
1. National technical codes are compulsorily applied in construction activities.
2. Standards are voluntarily applied in construction activities, except for those cited in technical codes or stipulated to be compulsorily applied in relevant legal documents.
3. Main standards applied to works must be considered and approved by the investment decision makers in a decision approving construction investment project or technical-economic report for construction. Main standards are changed only with the approval of the investment decision makers. Investors are entitled to make decision on the use or the change of other standards applied to works when necessary.
4. Application of technical standards must satisfy the requirements as follows:
a) Conformity with the requirements of national technical codes on construction and other relevant regulations;
b) Consistency and feasibility of the system of applied standards.
5. In case of application of foreign standards, a full version of standards together with applied parts of those standards translated into Vietnamese are required.
6. Application of technical solutions, new technologies and materials in construction activities must satisfy the requirements of technical codes and other relevant regulations.
Article 6. Classification and grading of construction works
1. Construction works are classifed as follows:
a) Building works;
b) Industrial works;
c) Transportation works;
d) Works for agriculture and rural development;
e) Technical infrastructure works.
Detailed list of works in each type is attached as Appendix of this Decree.
2. The Ministry of Construction shall take the prime responsibility for and coordinate with Ministries managing specialized construction works as stipulated in Clause 2, Article 41 of this Decree in guiding the grading of construction works of all types as stipulated in Clause 1 of this Article for the quality management of construction works.
Article 7. Technical specifications
1. Technical specifications serve as the basis for preparing bid invitation dossiers, carrying out the supervision, construction and acceptance of construction works. Investors organize for preparation and approval of Technical specifications in line with technical designs or other designs which are prepared after basic designs.
2. Technical specifications must conform with the national technical codes and standards which are approved in the construction investment projects and design requirements of construction works.
3. Preparation of technical specifications is compulsory for the works of special grade, grade I and grade II. For other works, technical specifications may be prepared particularly or stipulated in design statement (explaination on the design).
Article 8. Publicity of information on capabilities of organizations and individuals involved in construction activities
1. Organizations and individuals provide State authorities on construction with information of their capabilities in construction field via mail or directly. And these State authorities will make provided information available on their websites.
2. Within 30 days since receipt of information on the capabilities provided by organizations and individuals, State authorities on construction take the responsibility for consideration and making decision to make this information available on their websites.
3. The information on the capabilities in construction field stipulated in Clause 1 of this Article serves as the basis for the selection of organizations who want to get involved in the following activities:
Verification of the works construction design;
Construction specialized testing;
Supervision of the construction works quality;
Inspection and State inspection of construction works quality;
e) Design, survey and construction of construction works of special grade, grade I and grade II which are funded with State Budget (for main contractors);
Article 9. Supervision by people on construction works quality
1. Organizations and individuals, when detecting the acts of violations related to the provisions stipulated in this Decree, must promptly report them to Investors, People’s Committees of Communes, Wards or Townships where construction works are situated or to State Authorities on construction.
2. Investors, recipients of the information reported by people shall take responsibilities for promtply consideration and handling of such information in accordance with the law on complaints and denunciations.
Article 10. National Acceptance Council (NAC) for construction works
1. National Acceptance Council for construction works was established by the Prime Minister to support the Prime Minister in inspecting the works quality management, the quality, the acceptance of national importance works and in carrying out some other works when requested by the Prime Minister.
2. The Minister of Construction shall be the Chairman of the NAC.
Article 11. Awards on construction works quality
Construction works are considered for the awards for construction works quality as follows:
1. National awards for the quality of construction works are regulated by the Prime Minister.
2. Other awards for the quality of construction works are regulated by the Ministry of Construction.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 53. Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
Điều 6. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Điều 23. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng
Điều 24. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Điều 25. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 27. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 28. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 32. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
Điều 33. Xử lý tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng
Điều 36. Phân loại, phân cấp sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng
Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng
Điều 43. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, ngành khác
Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 46. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng