Chương 3 Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Số hiệu: | 15/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/02/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2013 |
Ngày công báo: | 17/02/2013 | Số công báo: | Từ số 109 đến số 110 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/08/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng cường quản lý chất lượng công trình
Các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình sẽ phải cung cấp thông tin về năng lực của mình đến cơ quan quản lý nhà nước (CQQLNN) về xây dựng để đăng tải công khai trên website của cơ quan này.
Các thông tin này sẽ được dùng để làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia một số hoạt động xây dựng.
Ngoài ra, các CQQLNN cũng sẽ thực hiện việc thẩm tra hồ sơ thiết kế triển khai đối với một số loại công trình như: nhà chung cư, công trình công cộng từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên…
Nội dung thẩm tra và cơ quan có thẩm quyền thẩm tra với từng loại công trình được quy định cụ thể tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình.
Nghị định 15 cũng quy định cụ thể hơn về việc giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình thi công, khai thác, sử dụng công trình.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/4/2013, thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP và 49/2008/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
2. Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
3. Lập thiết kế xây dựng công trình.
4. Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức tư vấn (nếu có).
5. Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
1. Tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Lựa chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo điều kiện năng lực để lập thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết.
3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng.
4. Kiểm tra và trình thiết kế cơ sở cho người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước.
5. Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
6. Thực hiện thay đổi thiết kế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
7. Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.
1. Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế.
2. Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.
3. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình; lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của từng bước thiết kế, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Thực hiện thay đổi thiết kế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
1. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế 1 bước, 2 bước và các thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm các việc theo trình tự sau:
a) Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Gửi hồ sơ thiết kế tới cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra theo quy định tại Điều 21 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Yêu cầu nhà thầu thiết kế giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ thiết kế trên cơ sở ý kiến thẩm tra, đánh giá, xem xét nêu trên;
đ) Trong quá trình thẩm định thiết kế, khi cần thiết chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế đối với các phần việc mà mình thực hiện.
2. Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với trường hợp thực hiện thiết kế 1 bước; chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật (trong trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở. Nội dung phê duyệt thiết kế theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Người phê duyệt thiết kế phải căn cứ vào kết quả thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền, kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan để phê duyệt thiết kế.
3. Nội dung phê duyệt thiết kế:
a) Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;
b) Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng;
d) Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình;
đ) Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).
4. Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận trước khi đưa ra thi công.
5. Đối với các công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp và công trình tạm việc thẩm định, phê duyệt thiết kế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
6. Phí thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và chi phí thuê tổ chức, cá nhân tham gia thẩm tra thiết kế được tính trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.
7. Người tổ chức thẩm định, thẩm tra và phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế của mình.
1. Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại Khoản 5 Điều này tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra đối với các công trình sau đây:
a) Nhà chung cư từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên;
b) Công trình công cộng từ cấp III trở lên;
c) Công trình công nghiệp: Đường dây tải điện, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin, nhà máy xi măng từ cấp III trở lên; đối với các công trình nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp không phân biệt cấp;
d) Công trình giao thông: cầu, hầm, đường bộ từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; công trình đường sắt, sân bay, bến, ụ nâng tàu, cảng bến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp;
đ) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác không phân biệt cấp;
e) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; riêng các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân biệt cấp.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thiết kế của các công trình nêu tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định này thẩm tra thiết kế các công trình theo chuyên ngành quản lý, bao gồm: Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ quản lý công trình chuyên ngành quyết định đầu tư; công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt và công trình quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng trên địa bàn theo chuyên ngành quản lý, trừ các công trình thuộc phạm vi quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện thẩm tra thiết kế đối với các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;
d) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau nêu tại Khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện thẩm tra thiết kế là cơ quan có trách nhiệm thực hiện thẩm tra thiết kế đối với công trình chính của dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nêu tại Khoản 2 Điều này không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra thiết kế của mình.
4. Nội dung thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng:
a) Năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật.
b) Sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
c) Mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác;
d) Riêng đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngoài các nội dung thẩm tra nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thêm các nội dung: Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế hoặc thiết kế cơ sở; sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.
5. Hồ sơ gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế là các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm tra quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
a) Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan;
b) Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (đối với trường hợp thiết kế 2 bước và thiết kế 3 bước) hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với trường hợp thiết kế 1 bước);
c) Hồ sơ về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, thiết kế xây dựng công trình;
d) Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
6. Kết thúc thẩm tra thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm tra gửi chủ đầu tư.
Thời gian thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng không quá 40 ngày làm việc đối với công trình cấp I trở lên và không quá 30 ngày làm việc đối với các công trình còn lại kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;
b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
2. Đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh. Trường hợp còn lại, chủ đầu tư được quyền quyết định thay đổi thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, thẩm tra, phê duyệt lại theo quy định của Nghị định này.
3. Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất hợp lý do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư.
4. Chủ đầu tư có quyền thuê nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm về những nội dung do mình thực hiện.
QUALITY MANAGEMENT OF DESIGNS FOR CONSTRUCTION WORKS
Article 17. Sequence of implementation and quality management of designs for construction works
1. To prepare design tasks for construction works.
2. To select design contractors.
3. To carry out designs.
4. Design appraisal by Investors, design verification by competent State authorities or by consultants (if any).
5. Design approval.
6. Acceptance over the design.
Article 18. Investors’ responsibilities
1. To organize the preparation of design tasks for construction works based on the investment report on construction works (pre-feasibility study reports) or investment guidelines approved by the competent authorities.
2. To select eligible organizations and individuals in order to design and verify designs of construction works when necessary.
3. To inspect contract observation of design contractors, design verification contractors (if any) during contract implementation.
4. To inspect and submit basic design for the investment decision makers‘appraisal and approval in accordance with the regulations for state budget usage works.
5. To organize the appraisal and approval of designs and cost estimates in accordance with the stipulations prescribed in Article 20 of this Decree and relevant regulations.
6. To organize the implementation of design change in accordance with the stipulations prescribed in Article 22 of this Decree.
7. To conduct acceptance over design dossiers.
Article 19. Responsibilities of design contractors
1. To assign sufficient number of suitable experienced and qualified persons for design jobs; to assign eligible persons in accordance with the provisions to be chief designers and designing managers.
2. To use survey results which satisfy requirements of design steps and conform with technical standards applied to the works.
3. To follow the national technical codes and standards applied to the works; to prepare design dossiers meeting the requirements of design tasks, of each design step’s contents, of provisions of contracts, and of relevant regulations.
4. Adjustment of design is conducted as stipulated in Article 22 of this Decree.
Article 20. Appraisal and approval of design steps succeeding upon basic design
1. Investors organize the appraisal of technical design dossier in case of 3-step design, or detailed drawing design dossier in case of 2-step or 1-step design or other designs which are carried out after basic design with the following sequence:
a) To consider the suitability of components and specifications of design dossiers with provisions of construction contracts and regulations of the law, including: design explanation, drawings, survey documents, the works maintenance procedure and other documents as prescribed by relevant regulations;
b) To evaluate the suitability of design dossiers with design tasks, basic designs, conditions of construction contracts, and relevant regulations of the law;
c) To send design dossiers to competent authorities for verification as stipulated in Article 21 of this Decree and relevant regulations;
d) To request designers to explain, receive and adjust design dossiers on the basis of the above-mentioned results of verification, evaluation and consideration.
e) During the process of design appraisal, Investors are entitled to hire eligible organizations and individuals to conduct the design verification for them when necessary.
2. The investment decision makers approve construction drawings together with techno-economic report of the construction works in case of 1-step design; Investors approve technical design (in case of 3-step design) or construction drawing design (in case of 2-step design) or other design carried out following basic design. Contents of design approval are stipulated in Clause 3 of this Article.
Those who are responsible for approving designs must base on the appraisal results on fire prevention and fighting by competent authorities; on the design verification results by State authorities on construction as stipulated in this Decree and relevant regulations of the law to approve designs.
3. Contents of design approval:
a) General information on works: Name of the works, works item (clear statement on category and grade of works); investors, design constructors, location, land use;
b) Scale, technologies, technical parameter and main economy-technical indices of works;
c) Main National technical codes and standards to be applied;
d) Main design solutions for works items and the whole works;
e) Requirements that shall be completed, amendments to design dossier and other contents (if any).
4. Construction drawing designs must be certified by Investors or Investors’ authorized representatives before being used for construction.
5. Regarding works of national secret, of urgent order and temporary works, design appraisal and approval are complied with provisions of law on the investment management of particular construction works.
6. Expenses for design verification by State authorities on construction and for hiring organizations and individuals to participate in design verification shall be included in the total investment and cost estimates of construction works.
7. Those who organize the appraisal, verification and approval of designs must bear all responsibilities for their results of design appraisal, verification and approval.
Article 21. Design verification by State authorities on construction
1. Regarding the following works, Investors shall send dossiers of designs preparing after basic designs with the contents as stipulated in Clause 5 of this Article to State authorities on construction for the verification:
a) Apartment buildings of grade III and above; individual houses of 7 stories and above;
b) Public works of grade III and above;
c) Industrial works: works of power grids, hyro-power plants, thermo-power plants, metallurgy factories, alumina production factories, cement factories of grade III and above; petrochemical refineries, gas processing plant, depots and pipelines of petrol, oil, liquefied gas; production factories and depots of dangerous chemicals; production factories and depots of industrial explosion materials of all grades;
d) Works for transportation: bridges, tunnels, and roads of grade III and above for works funded with State budget, and grade II and above for works funded with other capital sources; works of railways, urban railways, runways, seaport, piers, docks, ports for ships, and rope-ways of all grades.
dd) Works for agriculture and rural development: reservoirs, dams, dykes, docks, canals, closed water pipes, pumping station and other irrigation works of all grades;
e) Technical infrastructure works: grade III and above for works funded with State budget, grade II and above for works funded with other capital sources; toxic solid waste processing works of all grades.
2. State authorities on construction verifying designs of works specified in Clause 1 of this Article are as follows:
a) Specialized agencies under the Ministry of Construction and Ministries managing specialized construction works as stipulated in Clause 2, Article 41 of this Decree shall verify designs of works under their management, including: works of construction investment projects for which Ministers managing specialized construction works are the investment decision makers; works of grade I, works of special grade and works of national importance assigned by the Prime Minister;
b) Departments of Construction and Departments managing specialized construction works shall verify designs of construction works in the area under their management, except for the works stipulated in Item a of this Clause;
c) The Ministry of National Defence, Ministry of Public security shall organize the design verification of works in defence and security sector;
d) In case the investment project includes various works with different categories and grades as in Clause 1 of this Article, the prime state authority is the responsible one that is in charge of the prime works of the investment project according to Point a and Point b of this Clause.
3. In case State authorities on construction as stipulated in Clause 2 of this Article are not eligible enough to verify designs, they are entitled to hire or assign eligible consulting organizations or individuals to verify designs.
State authorities on construction, organizations and individuals who conduct the design verification shall take the responsibility for their design verification results.
4. Contents of design verification by State authorities on construction:
Capacity of organizational consultants and individuals conducting surveys and designs compared to requirements stipulated in the contract and regulations of the law;
Conformity of designs with main technical codes and standards applied to the works;
Force-bearing safety of the works and other requirements on safety;
Regarding works with State budget only, in addition to abovementioned verification contents, State authorities on construction also conduct the verification of some other contents, including: the conformity of design dossiers with design tasks or basic designs; and the rationality of design dossiers to ensure the investment saving and investment effect.
5. Dossiers to be submitted to State authorities on construction for design verification are those related to contents of verification as stipulated in Clause 4 of this Article, including:
a) Design's explanations, design drawings, related documents of construction surveys;
b) Copies of the decision approving the construction investment projects (in case of 2-step design and 3-step design) and the decision approving the investment policy (in case of 1-step design);
c) Capability records of survey and design contractors;
d) Cost estimation, for those funded by state budget.
6. When the design verification is completed, the State authorities on construction must inform Investors of the verification results in writing.
Design verification time for State authorities on construction shall not exceed 40 working days for works of grade I and above, and 30 working days for other works counting from the receipt day of full and valid dossiers.
Article 22. Change of designs for construction works
1. The approved designs for construction works may be changed only in cases as follows:
a) Construction investment projects are adjusted, thus requiring changes of designs;
b) Irrationalities are detected in the course of construction execution and if designs are not changed, the quality of works, construction progress, construction methods and investment efficiency of projects will be affected.
2. Regarding the projects funded by state budget, if changes in designs result in changes of construction locations, construction plannings, objectives, scales or exceeding the approved total investment for the works, Investors shall submit to Decision makers for re-appraisal and re-approval of adjusted contents. For other cases, Investors are entitled to make decisions on design changes. Contents of adjusted designs must be re-appraised, re-verified, and re-approved in accordance with the provisions stipulated in this Decree.
3. Design contractors shall be accountable for modifying, supplementing or changing unreasonable designs caused by their faults and be entitled to refuse unreasonable requests for adjustment of designs by Investors.
4. Investors are entitled to hire other designers to modify, supplement or change designs in cases the original designer does not perform this work. Designers who conduct modification and supplementation of designs must take accountability for their perfomance.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 53. Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
Điều 6. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Điều 23. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng
Điều 24. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Điều 25. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 27. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 28. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 32. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
Điều 33. Xử lý tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng
Điều 36. Phân loại, phân cấp sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng
Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng
Điều 43. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, ngành khác
Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 46. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng