Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 10/2013/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 25/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 09/09/2013 |
Ngày công báo: | 19/08/2013 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân cấp công trình xây dựng
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 10/2013/TT-BXD để hướng dẫn nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
Theo đó, việc phân cấp công trình sẽ dựa trên 2 tiêu chí:
- Quy mô, công suất và tầm quan trọng của công trình (theo quy định tại phụ lục 1)
- Độ bền vững, bậc chịu lửa và các yêu cầu kỹ thuật khác tại các QCVN.
Cấp công trình sẽ được lựa chọn theo cấp cao nhất dựa trên các tiêu chí trên.
Việc phân loại này sẽ là cơ sở để xác định đối tượng công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật, thời hạn bảo hành công trình, phân cấp sự cố và giải quyết sự cố trong quá trình thi công…
Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 9/9/2013, thay thế Thông tư 27/2009/TT-BXD và một số nội dung tại Thông tư 03/2011/TT-BXD, Thông tư 02/2006/TT-BXD.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, áp dụng đối với các loại công trình được đầu tư xây dựng bằng mọi nguồn vốn;
b) Các nội dung về thẩm định, thẩm tra và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ và một số nội dung khác có liên quan được quy định tại các thông tư khác của Bộ Xây dựng.
2. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng và nghiệm thu, bảo hành công trình, bao gồm:
a) Lựa chọn các nhà thầu đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng công trình; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng công trình do nhà thầu chính hoặc tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng;
b) Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 13, Điều 18 và Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này;
c) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này;
d) Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này;
đ) Tổ chức thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định tại Chương V Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
e) Lưu trữ hồ sơ công trình theo quy định tại Điều 28 Thông tư này;
g) Giải quyết sự cố theo quy định tại Chương VI Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này;
h) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.
2. Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban quản lý dự án (trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án) thực hiện một hoặc một số các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều này, trừ các nội dung sau: phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, phê duyệt kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu hoặc phê duyệt kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
3. Trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.
4. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, việc ủy quyền của chủ đầu tư cho tư vấn quản lý dự án phải được quy định rõ trong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.5. Trường hợp tự thực hiện thiết kế, thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư thành lập bộ phận quản lý chất lượng công trình độc lập với bộ phận thiết kế, thi công xây dựng công trình để quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Điều này.
1. Chủ đầu tư không trực tiếp quản lý toàn diện chất lượng công trình, nhưng phải thực hiện các công việc sau:
a) Lập nhiệm vụ thiết kế;
b) Lựa chọn tổng thầu và kiểm tra điều kiện năng lực của tổng thầu trong quá trình thực hiện so với hồ sơ dự thầu; chỉ định nhà thầu phụ trong các tình huống được phép theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
c) Kiểm tra điều kiện năng lực và chấp thuận các nhà thầu phụ chủ yếu do tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng;
d) Kiểm tra và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình do tổng thầu lập;
đ) Phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình;
e) Kiểm tra, chấp thuận các vật liệu, sản phẩm xây dựng và thiết bị công nghệ chủ yếu sử dụng trong công trình;
g) Chứng kiến nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu một số công việc xây dựng, giai đoạn thi công quan trọng do tổng thầu và các thầu phụ thực hiện;
h) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng;
i) Thực hiện hoặc yêu cầu tổng thầu thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.
2. Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các công việc do mình thực hiện và các công việc do nhà thầu phụ thực hiện, bao gồm:
a) Lập và đề xuất với chủ đầu tư quy trình kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ các công việc do tổng thầu và thầu phụ thực hiện;
b) Kiểm soát chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình do mình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn có liên quan;
c) Lựa chọn nhà thầu phụ đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định;
d) Giám sát, nghiệm thu đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
đ) Tổng thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đối với các công việc do tổng thầu và các nhà thầu chính trực tiếp thực hiện;
b) Kiểm tra năng lực và chấp thuận nhà thầu phụ do tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng; chỉ định nhà thầu phụ trong các tình huống được phép theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; chứng kiến nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu một số công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện khi cần thiết.
2. Tổng thầu có trách nhiệm:
a) Thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với các công việc do mình thực hiện;
b) Lựa chọn nhà thầu phụ đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định; thực hiện giám sát, nghiệm thu đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
Tổng thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng các công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện.
3. Nhà thầu phụ thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng.
1. Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm:
a) Lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, thi công xây dựng và nhà thầu khác để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải gửi thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định lựa chọn nhà thầu;
b) Lập thiết kế kỹ thuật trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng dự án, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP để giám sát, kiểm tra;
c) Tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
d) Thực hiện toàn bộ trách nhiệm quản lý chất lượng của chủ đầu tư theo nội dung quy định tại Điều 2 Thông tư này;
đ) Chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì công trình phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án và theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp dự án so với yêu cầu của hợp đồng dự án và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Giám sát, kiểm tra thiết kế kỹ thuật do doanh nghiệp dự án lập theo quy định hiện hành hoặc thẩm tra thiết kế theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; xem xét, quyết định việc thay đổi thiết kế kỹ thuật so với báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn và thực hiện dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dự án. Thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình của doanh nghiệp dự án theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng;
d) Tổ chức kiểm định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình;
đ) Chỉ nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng dự án;
e) Phối hợp với doanh nghiệp dự án lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình;
g) Tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền hoặc giao cho nhà đầu tư quản lý vận hành theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án sau khi tiếp nhận công trình.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp dự án và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được xác định rõ trong hợp đồng dự án.
1. Tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật đối với các công trình quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình, trường hợp cần thiết các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình có thể trình chủ đầu tư phê duyệt bổ sung các nội dung chi tiết của chỉ dẫn kỹ thuật;
c) Đối với công trình thực hiện theo hình thức hợp đồng tổng thầu EPC và tổng thầu EC, tổng thầu này tổ chức thực hiện việc lập chỉ dẫn kỹ thuật trên cơ sở các yêu cầu của chủ đầu tư;
d) Đối với các công trình không bắt buộc lập chỉ dẫn kỹ thuật, các nội dung của chỉ dẫn kỹ thuật được quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình, bản vẽ thi công và trong quy trình giám sát và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật của công trình bao gồm phần chỉ dẫn chung và các chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng loại công việc xây dựng chủ yếu. Chỉ dẫn kỹ thuật phải thể hiện rõ những yêu cầu kỹ thuật mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện; trong đó nêu rõ các sai số cho phép trong thi công xây dựng, các yêu cầu kỹ thuật và quy trình kiểm tra đối với vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.
3. Nhà thầu tư vấn tham khảo chỉ dẫn kỹ thuật mẫu do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc các Hội nghề nghiệp ban hành để lập chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng công trình.
1. Cấp các loại công trình xây dựng quy định tại thông tư này là cơ sở để thực hiện các công việc sau:
a) Quy định đối tượng công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Quy định về việc công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình;
c) Quy định đối tượng công trình phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng;
d) Quy định về phân cấp sự cố và giải quyết sự cố trong quá trình thi công xây dựng;
đ) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng;
e) Quy định các công việc khác có liên quan.
2. Cấp các loại công trình xây dựng được xác định theo trình tự như sau:
a) Xác định trên cơ sở quy mô, công suất và tầm quan trọng của công trình theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
b) Xác định trên cơ sở yêu cầu về độ bền vững, bậc chịu lửa và các yêu cầu kỹ thuật khác của công trình quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan (nếu có);
c) Cấp công trình được chọn theo cấp cao nhất được xác định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Cấp công trình được xác định cho từng công trình, hạng mục công trình độc lập trong dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Nhiệm vụ khảo sát phải được lập phù hợp với quy mô công trình, loại hình khảo sát xây dựng và bước thiết kế. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi cần thiết.
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập là cơ sở lập hồ sơ mời thầu khảo sát xây dựng. Trong hồ sơ dự thầu khảo sát, nhà thầu khảo sát có trách nhiệm lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu khảo sát lập nhiệm vụ khảo sát để phục vụ việc tìm kiếm địa điểm xây dựng, lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và lập Dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các nội dung chính của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
a) Mục đích khảo sát xây dựng;
b) Phạm vi khảo sát xây dựng;
c) Phương pháp khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng (nếu cần);
d) Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến);
đ) Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
3. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng có thể được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
1. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt;
b) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.
2. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng:
a) Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
b) Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;
c) Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
d) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng;
đ) Tổ chức thực hiện và biện pháp tự kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
e) Tiến độ thực hiện;
g) Các biện pháp bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng có liên quan trong khu vực khảo sát;
h) Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát (nguồn nước, tiếng ồn, khí thải...);
i) Dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng.
1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm tự tổ chức kiểm soát chất lượng khảo sát xây dựng, biện pháp kiểm soát chất lượng phải được thể hiện trong phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
2. Nội dung giám sát khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:
a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát xây dựng thống nhất về các biểu mẫu, sổ nhật ký giám sát và biên bản nghiệm thu công tác khảo sát ngoài hiện trường để áp dụng trong quá trình thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
2. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
3. Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
4. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
5. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
6. Kết luận và kiến nghị.
7. Các phụ lục kèm theo.
1. Căn cứ nghiệm thu:
a) Hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
c) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng.
2. Nội dung nghiệm thu:
a) Kiểm tra chất lượng báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được phê duyệt;
b) Kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
c) Kết luận về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
3. Thành phần nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người giám sát khảo sát của chủ đầu tư;
c) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu khảo sát xây dựng hoặc người được ủy quyền;
d) Chủ nhiệm khảo sát của nhà thầu khảo sát xây dựng.
4. Nội dung biên bản nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu); chữ ký, họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định nhiệm vụ thiết kế hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể mời tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết.
2. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và tuổi thọ của công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu khác đối với công trình.
3. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình có thể được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ đối với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng. Nhà thầu thiết kế chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc kiểm tra chất lượng thiết kế. Người kiểm tra thiết kế phải ký tên, xác nhận trên bản vẽ thiết kế.
2. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình (nếu có).
3. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.
4. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
5. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thực hiện hợp đồng nhận thầu thiết kế với bên giao thầu. Các nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
1. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:
a) Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;
b) Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt;
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;
d) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt.
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế;
c) Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình.
3. Nội dung biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của hợp đồng; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ thiết kế; yêu cầu sửa đổi, bổ sung và các kiến nghị khác nếu có); chữ ký, họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.
4. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thực hiện để phục vụ việc thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng thiết kế giữa chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
Trước khi thi công xây dựng, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng phải thống nhất các nội dung về hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư và của nhà thầu; kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:
1. Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của chủ đầu tư và các nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong công tác quản lý chất lượng công trình.
2. Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng.
3. Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.
4. Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.
5. Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng, giám sát chế tạo và lắp đặt thiết bị; xác định công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng cần nghiệm thu; các quy định về căn cứ nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, biểu mẫu các biên bản nghiệm thu.
6. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ trong thi công xây dựng.
7. Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công xây dựng; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình; các biểu mẫu kiểm tra; quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; trình tự, thủ tục phát hành và xử lý các văn bản thông báo ý kiến của các bên và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
8. Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện tại các văn bản, tài liệu, hồ sơ có liên quan trong thi công xây dựng. Khi chủ đầu tư hoặc nhà thầu là người nước ngoài thì ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ là tiếng Việt Nam và tiếng Anh.
9. Các nội dung khác có liên quan theo quy định của hợp đồng thi công xây dựng.
1. Các vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (gọi chung là sản phẩm) phải được kiểm soát chất lượng theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, yêu cầu thiết kế, quy định của hợp đồng xây dựng và các tài liệu có liên quan.
Chủ đầu tư, bên mua sản phẩm có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và chấp thuận nguồn của sản phẩm trước khi sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng.
2. Hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm được quy định như sau:
a) Đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp và đã là hàng hóa trên thị trường:
Chủ đầu tư và bên mua sản phẩm kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn (nếu cần) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan. Chủ đầu tư hoặc bên mua có thể tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa hoặc yêu cầu thí nghiệm kiểm chứng, kiểm định chất lượng hàng hóa khi cần thiết theo thỏa thuận trong hợp đồng. Cơ sở sản xuất, cung ứng hàng hóa, sản phẩm có trách nhiệm cung cấp các chứng chỉ, chứng nhận và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định cho bên mua nhằm chứng minh xuất xứ hàng hóa và chất lượng hàng hóa;
b) Đối với các sản phẩm được sản xuất, chế tạo riêng cho công trình xây dựng theo yêu cầu của thiết kế:
Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo tại các cơ sở sản xuất công nghiệp thì chủ đầu tư hoặc bên mua kiểm tra chất lượng như quy định tại Điểm a Khoản này kết hợp với việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sản xuất. Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trực tiếp tại công trường, chủ đầu tư hoặc tổng thầu tổ chức kiểm tra giám sát công tác sản xuất, chế tạo như các công việc xây dựng khác theo quy định;
c) Đối với các vật liệu xây dựng được khai thác tại mỏ:
Chủ đầu tư và nhà thầu cung ứng vật liệu tổ chức điều tra khảo sát chất lượng và trữ lượng của mỏ theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; kiểm tra định kỳ, đột xuất trong quá trình khai thác;
d) Các bên có liên quan phải thực hiện thí nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.
1. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình; sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng.
2. Nhà thầu thi công xây dựng, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình hoặc người giám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng trong trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn giám sát (sau đây gọi là người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư) phải thực hiện thường xuyên việc ghi chép nhật ký thi công xây dựng công trình, bao gồm các thông tin:
a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan), tình hình thi công, nghiệm thu các công việc xây dựng hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thi công xây dựng công trình;
b) Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan.
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Cách lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
1. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát. Khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc xây dựng, loại, cấp công trình.
2. Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án hoặc tổng thầu có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này trong quá trình giám sát thi công xây dựng công trình.
3. Chế độ giám sát tác giả:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người có đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng;
b) Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký thi công xây dựng công trình yêu cầu thực hiện đúng thiết kế và có văn bản thông báo cho chủ đầu tư;
c) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua công tác giám sát tác giả hoặc trong quá trình tham gia nghiệm thu, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư, trong đó nêu rõ lý do không đủ điều kiện nghiệm thu.
1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đã được thống nhất giữa chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan;
b) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;
c) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (nếu có);
d) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
đ) Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan;
e) Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm có liên quan;
g) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Kiểm tra công việc xây dựng đã thực hiện tại hiện trường;
b) Kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc thực tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế;
c) Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường;
d) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng với yêu cầu của thiết kế;
đ) Kết luận về việc nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Trường hợp công việc xây dựng không nghiệm thu được, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu phải nêu rõ lý do bằng văn bản hoặc ghi vào nhật ký thi công xây dựng công trình.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;
b) Người trực tiếp phụ trách thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình hoặc của nhà thầu phụ đối với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;
c) Đối với các hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư có thể chứng kiến công tác nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu khi cần thiết.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Nội dung biên bản nghiệm thu bao gồm: Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu); thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có); chữ ký, họ và tên, chức vụ của những người trực tiếp nghiệm thu;
b) Biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục, nếu có;
c) Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có thể được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.
5. Người có trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu phải tổ chức nghiệm thu kịp thời, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng, hoặc thông báo lý do từ chối nghiệm thu bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
Trong trường hợp quy định chủ đầu tư chứng kiến công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với nhà thầu phụ, nếu người giám sát của chủ đầu tư không tham dự nghiệm thu và không có ý kiến bằng văn bản thì tổng thầu vẫn tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu phụ. Biên bản nghiệm thu trong trường hợp này vẫn có hiệu lực pháp lý.
1. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phận công trình có thể được đặt ra khi các bộ phận công trình này bắt đầu chịu tác động của tải trọng theo thiết kế hoặc phục vụ cho việc thanh toán khối lượng hay kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Căn cứ để nghiệm thu bao gồm các tài liệu như quy định đối với nghiệm thu công việc xây dựng tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này và các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan tới giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình được nghiệm thu.
3. Chủ đầu tư, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, tổng thầu và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu.
4. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung: đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu); thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có); chữ ký, tên và chức danh của những người tham gia nghiệm thu. Biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục có liên quan.
1. Căn cứ nghiệm thu:
a) Các tài liệu quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 20 Thông tư này liên quan tới đối tượng nghiệm thu;
b) Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng đã thực hiện (nếu có);
c) Kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm, đo lường, hiệu chỉnh, vận hành thử đồng bộ hệ thống thiết bị và kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);
d) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
đ) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định;
e) Kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra chất lượng công trình, hạng mục công trình tại hiện trường đối chiếu với yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Kiểm tra bản vẽ hoàn công;
c) Kiểm tra các số liệu thí nghiệm, đo đạc, quan trắc, các kết quả thử nghiệm, đo lường, vận hành thử đồng bộ hệ thống thiết bị; kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);
d) Kiểm tra các văn bản thỏa thuận, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành; kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và các văn bản khác có liên quan;
đ) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;
e) Kết luận về việc nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo nội dung quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Phía chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của chủ đầu tư, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có);
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công của tổng thầu, các nhà thầu thi công xây dựng chính có liên quan;
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế;
d) Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi nghiệm thu chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình tham gia chứng kiến nghiệm thu.
4. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu);
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần tham gia nghiệm thu;
d) Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có); chữ ký, họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của thành phần trực tiếp nghiệm thu; biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục nếu cần thiết.
5. Công trình, hạng mục công trình xây dựng vẫn có thể được nghiệm thu đưa vào sử dụng trong trường hợp còn tồn tại một số sai sót của thiết kế hoặc khiếm khuyết trong thi công xây dựng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng, mỹ quan của công trình và không gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng công trình theo yêu cầu thiết kế. Các bên có liên quan phải quy định thời hạn sửa chữa các sai sót này và ghi vào biên bản nghiệm thu.
1. Trong trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình. Kết quả bàn giao phải được lập thành biên bản.
2. Khi tiến hành bàn giao công trình, chủ đầu tư phải giao cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình các tài liệu sau:
a) Quy trình bảo trì, quy trình vận hành công trình; hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và các tài liệu khác có liên quan tới việc vận hành, bảo trì công trình;
b) Danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc sử dụng.
3. Trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư phải xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại Hợp đồng Dự án, các quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP và Nghị định số 24/2011/NĐ-CP.
4. Chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật từ khi tiếp nhận bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Trong thời gian bảo hành công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật đối với việc bảo hành công trình.
5. Trong thời gian chủ đầu tư chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành và bảo trì công trình.
1. Đối với các công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, sau khi khởi công chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo gửi cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là cơ quan chuyên môn về xây dựng) theo phân cấp quy định tại Điều 25 Thông tư này các thông tin sau: tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến của công trình.
2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra công trình, bao gồm:
a) Kế hoạch, nội dung và hồ sơ, tài liệu cần được kiểm tra tại một số giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình. Số lần kiểm tra phụ thuộc vào quy mô và tính chất kỹ thuật của công trình nhưng tối đa không quá 4 lần đối với công trình cấp đặc biệt, không quá 3 lần đối với công trình cấp I và không quá 2 lần đối với các công trình còn lại, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trong các trường hợp khác do chủ đầu tư đề nghị;
b) Kế hoạch, nội dung và hồ sơ, tài liệu cần được kiểm tra trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng tiến hành kiểm tra công trình lần cuối sau khi nhận được báo cáo hoàn thành thi công xây dựng của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này. Nội dung kiểm tra phải được lập thành biên bản, chủ yếu tập trung vào sự tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn của công trình, đảm bảo công năng và an toàn vận hành của công trình theo thiết kế, cụ thể:
a) Kiểm tra hiện trạng các bộ phận công trình bằng trực quan và kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc;
b) Kiểm tra sự tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình trên cơ sở kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập theo quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này và trao đổi với các bên có liên quan trong quá trình kiểm tra;
c) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định khác của pháp luật về xây dựng có liên quan.
4. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chuyên môn về xây dựng có thể yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu giải trình, làm rõ về các nội dung kiểm tra hoặc chỉ định tổ chức tư vấn thực hiện việc kiểm định các bộ phận, hạng mục công trình có biểu hiện không đảm bảo chất lượng hoặc thiếu cơ sở đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu của thiết kế.
5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng phải thông báo kết quả kiểm tra cho chủ đầu tư trong thời hạn quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP. Thông báo kết quả kiểm tra được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.
6. Cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu các đơn vị sự nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
7. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng được lập dự toán và tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng kiểm tra đối với các công trình sau:
a) Công trình cấp I trở lên không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: nhà chung cư, công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật và nhà máy xi măng;
b) Công trình cấp II, cấp III thuộc các loại: công trình công cộng, nhà chung cư, nhà máy xi măng và công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư;
c) Các công trình quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Công thương kiểm tra đối với các công trình sau:
a) Công trình cấp I trở lên không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: đường dây tải điện, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin, nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, nhà kho và tuyến đường ống (dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng), nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp;
b) Công trình cấp II, cấp III thuộc các loại: đường dây tải điện, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định đầu tư;
c) Công trình cấp II, cấp III, cấp IV thuộc các loại: nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định đầu tư;
d) Các công trình công nghiệp quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải kiểm tra đối với các công trình sau:
a) Công trình từ cấp I trở lên không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: cầu, hầm và đường bộ, đường sắt, sân bay, bến, ụ nâng tàu, cảng bến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyển người;
b) Công trình cấp II, cấp III thuộc các loại: cầu, hầm, đường bộ trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
c) Công trình cấp II, cấp III, cấp IV thuộc các loại: công trình đường sắt, sân bay, bến, ụ nâng tàu, cảng bến đường thủy, hệ thống cáp treo vận chuyển người trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
d) Công trình giao thông quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra đối với các công trình sau:
a) Công trình từ cấp I trở lên không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác;
b) Công trình cấp II, cấp III, cấp IV thuộc các loại: công trình hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư;
c) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm tra đối với công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
6. Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng trên địa bàn theo chuyên ngành quản lý như sau:
a) Sở Xây dựng: công trình nhà máy xi măng cấp III, cấp II; các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Sở Công Thương: các công trình quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ công trình nhà máy xi măng và các công trình quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Sở Giao thông vận tải: các công trình quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ các công trình quy định tại Khoản 3 Điều này;
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: các công trình quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ các công trình quy định tại Khoản 4 Điều này.
7. Phối hợp kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng:
a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công trình, hạng mục công trình chính của dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra tất cả các công trình, hạng mục công trình xây dựng thuộc đối tượng phải được kiểm tra theo quy định tại điều này của dự án và mời các cơ quan chuyên môn về xây dựng chuyên ngành có liên quan tham gia trong quá trình kiểm tra.
Công trình chính quy định tại khoản này là một công trình độc lập hoặc một cụm các hạng mục công trình có liên quan với cấp cao nhất tạo nên công năng chủ yếu của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm mời cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
c) Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm mời Sở Xây dựng tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 45 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
8. Căn cứ điều kiện thực tế của các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp kiểm tra đối với một số công trình cấp III, IV thuộc trách nhiệm kiểm tra của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện.
9. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng nằm trong các khu kinh tế do Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Thí nghiệm đối chứng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình có những yếu tố khó khăn, phức tạp trong việc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng (ví dụ: công trình quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài; công trình thi công theo tuyến hoặc tại các vùng sâu, vùng xa; công trình sử dụng nhiều nguồn cung cấp vật liệu...);
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng và chất lượng thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật hoặc thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
2. Kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế;
b) Khi công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình xây dựng có biểu hiện không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế;
c) Khi xảy ra sự cố trong quá trình thi công xây dựng ảnh hưởng tới chất lượng của bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng;
d) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP (đối với các công trình thuộc dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP) và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng khi cần thiết.
3. Tổ chức tư vấn thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định.
Trường hợp thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP thì các tổ chức tư vấn thực hiện các công việc này phải được các cơ quan nêu trên chấp thuận.
4. Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng phải chịu chi phí thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này nếu kết quả thí nghiệm, kiểm định chứng minh được lỗi chính của nhà thầu. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện các công việc này được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình.
2. Danh mục, quy cách hồ sơ hoàn thành công trình được quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này.
3. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng phải được lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, sử dụng. Hồ sơ hoàn thành công trình có thể được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập riêng từng công trình hoặc hạng mục công trình thuộc dự án.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trong thời gian tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Thời gian lưu trữ hồ sơ như quy định đối với lưu trữ của chủ đầu tư nêu tại Khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng công trình xây dựng do người quản lý, sử dụng công trình lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng tuổi thọ công trình theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
4. Hồ sơ lưu trữ lịch sử của công trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng xảy ra khi có ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, bộ phận công trình và công trình xây dựng, biện pháp khắc phục khiếm khuyết về chất lượng công trình.
Tranh chấp về chất lượng có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình hoặc giữa các chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác.
2. Việc giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình được tiến hành theo trình tự như sau:
a) Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp;
b) Lựa chọn, thỏa thuận và thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng công trình xây dựng và đề xuất giải pháp khắc phục.
Các bên có tranh chấp có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp hướng dẫn giải quyết tranh chấp;
c) Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo về chất lượng công trình và công tác quản lý chất lượng công trình cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trong các trường hợp sau:
1. Chủ đầu tư gửi báo cáo hoàn thành thi công xây dựng cho cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp đối với các hạng mục công trình, công trình thuộc đối tượng phải được cơ quan này kiểm tra theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Thông tư này.
2. Trong trường hợp đột xuất, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo theo yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có thẩm quyền.
3. Khi công trình xảy ra sự cố, trong vòng 24 giờ chủ đầu tư phải báo cáo về sự cố theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP bao gồm các thông tin: tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng; thời điểm xảy ra sự cố; chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan tham gia hoạt động xây dựng công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; thiệt hại về người (số người thiệt mạng, số người bị thương, số người mất tích); thiệt hại về công trình, thiệt hại vật chất khác có liên quan; sơ bộ xác định nguyên nhân gây ra sự cố và các nội dung cần thiết khác (nếu có).
Riêng đối với công trình đang khai thác, sử dụng thì người quản lý, sử dụng công trình chịu trách nhiệm báo cáo về sự cố trong khai thác, sử dụng công trình.
Các loại sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP được phân cấp theo mức độ thiệt hại về công trình, về người và vật chất như sau:
1. Phân cấp theo mức độ thiệt hại về công trình (bao gồm sự cố công trình chính, công trình tạm, công trình lân cận và kết cấu phụ trợ):
a) Sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong các trường hợp: đã sập đổ toàn bộ công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt hoặc hư hỏng nghiêm trọng một bộ phận công trình gây mất ổn định có khả năng dẫn đến sập đổ công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt;
b) Sự cố cấp I là sự cố xảy ra trong các trường hợp: đã sập đổ công trình, hạng mục công trình cấp I hoặc hư hỏng nghiêm trọng một bộ phận công trình gây mất ổn định có khả năng dẫn đến sập đổ công trình, hạng mục công trình cấp I;
c) Sự cố cấp II là sự cố xảy ra trong các trường hợp: đã sập đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hư hỏng nghiêm trọng một bộ phận công trình gây mất ổn định có khả năng dẫn đến sập đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III;
d) Sự cố cấp III là sự cố xảy ra trong các trường hợp: đã sập đổ công trình, hạng mục công trình cấp IV hoặc hư hỏng nghiêm trọng một bộ phận công trình gây mất ổn định có khả năng dẫn đến sập đổ công trình, hạng mục công trình cấp IV;
đ) Đối với sự cố sập đổ các kết cấu phụ trợ phục vụ thi công xây dựng công trình như kết cấu đỡ tạm, giàn giáo, kết cấu cẩu tháp và các kết cấu có chức năng tương tự khác được phân cấp như đối với sự cố công trình tùy thuộc vào quy mô các kết cấu theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.
2. Phân cấp theo mức độ thiệt hại về vật chất đối với các sự cố công trình, và sự cố cháy, nổ gây thiệt hại cho công trình (bao gồm cả sự cố gây hư hỏng các sản phẩm xây dựng trong quá trình xây dựng):
a) Sự cố cấp đặc biệt nghiêm trọng là sự cố gây thiệt hại từ 20 tỷ đồng trở lên đối với công trình, bộ phận công trình;
b) Sự cố cấp I là sự cố gây thiệt hại từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỉ đồng đối với công trình, bộ phận công trình;
c) Sự cố cấp II là sự cố gây thiệt hại từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỉ đồng đối với công trình, bộ phận công trình;
d) Sự cố cấp III là sự cố gây thiệt hại dưới 3 tỷ đồng đối với công trình, bộ phận công trình;
3. Phân cấp theo mức độ thiệt hại về người đối với các sự cố mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Chủ đầu tư, các nhà thầu, chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này để thực hiện việc báo cáo sự cố, giải quyết sự cố, tổ chức giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP. Riêng sự cố quy định tại Khoản 3 Điều này, chủ đầu tư và các nhà thầu phải thực hiện báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về lao động.
5. Cấp sự cố được xác định theo cấp cao nhất quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng lập kế hoạch kiểm tra định kỳ công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, Ngành, địa phương; kiểm tra định kỳ công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình xây dựng trên toàn quốc;
b) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành lập kế hoạch kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của các địa phương; kiểm tra công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên toàn quốc;
c) Sở Xây dựng lập kế hoạch kiểm tra định kỳ công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn;
d) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành lập kế hoạch kiểm tra định kỳ công tác quản lý chất lượng và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;
đ) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Sở Xây dựng các địa phương gửi kế hoạch kiểm tra định kỳ về Bộ Xây dựng để theo dõi, tổng hợp và lập kế hoạch phối hợp kiểm tra.
2. Nội dung kiểm tra định kỳ:
a) Kiểm tra sự tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình;
b) Kiểm tra chất lượng các bộ phận công trình bằng trực quan và qua các số liệu thí nghiệm, đo lường quan trắc, đo đạc; kiểm định nếu có;
c) Kiểm tra các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng công trình.
3. Kiểm tra đột xuất về công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình xây dựng:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra đột xuất một công trình cụ thể khi có yêu cầu của Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc khi nhận được thông tin phản ánh của công dân hoặc các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra một nhóm đối tượng công trình theo các nội dung cụ thể khi phát hiện thấy những dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc vi phạm về quản lý chất lượng của nhóm đối tượng công trình này.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này.
2. Các Bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ quản lý chất lượng công trình chuyên ngành lập báo cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ, ngành quản lý gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này.
3. Các Bộ, ngành khác tổng hợp báo cáo về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ, ngành quản lý gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 Thông tư này.
4. Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
1. Khi phát hiện vi phạm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 24, Điều 32 Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan khắc phục các vi phạm;
b) Đề xuất xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng gửi cơ quan Thanh tra xây dựng bao gồm thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình. Cơ quan thanh tra xây dựng xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng;
c) Công bố tên và hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Sở Xây dựng nơi xây dựng công trình.
2. Tạm dừng thi công xây dựng công trình:
a) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, Thủ trưởng cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình;
b) Giám đốc Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, có quyền tạm dừng thi công xây dựng công trình trên địa bàn trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP trên địa bàn.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình, Thủ trưởng cơ quan nêu trên có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình của mình;
c) Thủ trưởng cơ quan quyết định tạm dừng thi công xây dựng công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc khắc phục của chủ đầu tư và các nhà thầu; quyết định cho phép tiếp tục thi công sau khi chủ đầu tư và các nhà thầu khắc phục các tồn tại, đảm bảo an toàn.
1. Về phân cấp công trình xây dựng để phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình quy định tại Điều 7 Thông tư này:
a) Đối với các dự án đầu tư xây dựng đã quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì cấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng xác định trong quyết định đầu tư;
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình được quyết định đầu tư sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cấp công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng xác định theo quy định của Thông tư này.
2. Về chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng:
a) Các công trình, hạng mục công trình đã có hợp đồng và thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực hoặc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước ngày 15/4/2013 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận thì chủ đầu tư và tổ chức chứng nhận tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình, hạng mục công trình. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng căn cứ kết quả kiểm tra công trình tại hiện trường, kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận để kết luận kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa công trình vào sử dụng;
b) Các quy định liên quan đến chứng nhận an toàn chịu lực tại Điều 43 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 16/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở được bãi bỏ kể từ ngày Nghị định số 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
3. Về kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình thuộc đối tượng phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 24 Thông tư này:
a) Đối với công trình được nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trước ngày Nghị định số 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực, việc nghiệm thu công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Đối với công trình được nghiệm thu hoàn thành sau ngày 15/4/2013, việc nghiệm thu công trình phải thực hiện theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2013 và thay thế Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; các nội dung về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 về hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng của Bộ Xây dựng.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 10/2013/TT-BXD |
Hanoi, July 25, 2013 |
ON CONSTRUCTION QUALITY MANAGEMENT
Pursuant to the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
Pursuant to the Government's Decree No. 15/2013/ND-CP dated February 06, 2013 on construction quality management (hereinafter referred to as the Decree No. 15/2013/ND-CP);
Pursuant to the Government's Decree No. 12/2009/ND-CP dated February 12, 2009 on construction project management; the Government's Decree No. 83/2009/ND-CP dated October 15, 2009 on the amendments to the Government's Decree No. 12/2009/ND-CP on construction project management;
Pursuant to the Government's Decree No. 108/2009/ND-CP dated November 27, 2009 on investments under Build-Operate-Transfer contracts, Build-Transfer-Operate contracts, and Build-Transfer contracts (hereinafter referred to as the Decree No. 108/2009/ND-CP); the Government's Decree No. 24/2011/ND-CP dated April 05, 2011 of the Government on the amendments to the Government's Decree No. 108/2009/ND-CP (hereinafter referred to as the Decree No. 24/2011/ND-CP);
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 71/2010/QD-TTg dated November 09, 2010 on the promulgation of the Regulation on the experimental investment under public-private partnership contracts.
At the request of the Director of Construction Quality Inspectorate;
The Minister of Construction promulgates a Circular elaborating some regulations on construction quality management,
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. Scope of regulation:
a) This Circular elaborates some regulations on construction quality management according to the Decree No. 15/2013/ND-CP, applicable to the building works funded by all capital sources;
b) The regulations on inspecting, assessing, approving the engineering, detached housing quality management, and relevant regulations are provided in other Circulars of the Ministry of Construction.
2. Subjects of application
The Vietnamese or foreign organizations and individuals involved in the quality management of building works in Vietnam.
Article 2. Responsibilities for construction quality management of the investor, project management board, or project management consultants
1. The investor is responsible for organizing the construction quality management, including survey, design, construction, project commissioning, and warranty, including:
a) Selecting capable contractors to do under take building tasks; accepting sub-contractors to participate in building tasks suggested by the general contractor in accordance with the contract;
b) Monitoring the quality of construction survey and design in accordance with Article 13, Article 18, Article 21 of the Decree No. 15/2013/ND-CP, and relevant regulations in this Circular;
c) Monitoring the building quality in accordance with Article 24 of the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant regulations in this Circular;
d) Carrying out project commissioning in accordance with Article 31 of the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant regulations in this Circular;
dd) Providing construction warranty in accordance with Chapter V of the Decree No. 15/2013/ND-CP;
e) Keeping the building documents in accordance with Article 28 of this Circular;
g) Dealing with accidents in accordance with Chapter VI of the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant regulations in this Circular;
h) Complying with requests of state agencies in charge of construction during the building process.
2. The legal representative of the investor may delegate the project management board (for direct management) or the project management consultant (for hired project management consultants) to take one or some tasks in Clause 1 of this Article, except for: approving the engineering as the basis for inviting and assessing tenders, approving tendering result and selecting contractors, carrying out project commissioning or approving project commissioning results.
3. The investor shall provide guidance, carry out inspection and take responsibility for the performance of the project management board when the investor delegates the project management board. The project management board is responsible to the investor and law for the tasks and entitlements delegated by the investor.
4. Where the investor hires project management consultants, the delegation of tasks to the project management consultants must be specified in the construction. The investor is responsible for inspecting and supervising the project management consultant executing the contract. The project management consultant is responsible to the investor and law for fulfillment of contractual agreements.
5. If investor undertake the engineering and building work, the investor shall establish a construction quality management department independent from the design department and building department to monitor construction quality in accordance with this Article.
Article 3. Responsibilities for construction quality management under Engineering-Procurement-Construction (EPC) contracts or Engineering-Construction (EC) contracts
1. The investor does not directly manage the construction qualify, and shall undertake the tasks below:
a) Specifying the engineering task:
b) Selecting the general contractor and compare the capacity of the general contractor with the tender; appoint sub-contractors in the allowable cases in accordance with legislation on building contracts;
c) Assessing the ability of primary sub-contractors suggested by the general contractor in accordance with the contract;
d) Inspecting and approving the design created by the general contractor;
dd) Approving the building schedule;
e) Checking and accepting the building materials, products, and technological equipment used for the building work;
g) Witnessing the commissioning process or directly participate in the commissioning process of some important building tasks or stages done by the general contractor and sub-contractors;
h) Carrying out commissioning and inaugurating finished work items and building works;
i) Complying with requests, or request the general contractor to comply requests of state agencies in charge of construction in accordance with law during the construction of building works.
2. The general contractor is responsible for the quality of the tasks undertaken by the general contractor and sub-contractors, including:
a) Making submitting the quality control procedure for all the tasks undertaken by the general contractor and sub-contractors;
b) Controlling the quality of survey, design, and construction of the works they carry out in accordance with the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant guiding Circulars;
c) Selecting capable and proficient sub-contractors;
d) Supervising, carrying out commissioning of the tasks undertaken by sub-contractors;
dd) The general contractor is responsible to the investor for the quality of the tasks undertaken by sub-contractors.
Article 4. Responsibilities for construction quality management under construction contracts or Engineering-Procurement (EP) contracts or Procurement-Construction (PC) contracts.
1. The investor is obliged to:
a) Organize the management of construction quality of the tasks undertaken by the general contractor and primary contractors in accordance with Clause 1 and Clause 2 of this Circular;
b) Examine the capacity of the sub-contractors suggested by the general contractor in accordance with the contract; appoint sub-contractors in allowable cases in accordance with legislation on construction contracts; witnessing the commissioning process, or participate in the commissioning process of some building tasks undertaken by sub-contractors where necessary;
2. The general contractor is obliged to:
a) Fulfill the responsibilities of contractors for construction quality management according to the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant legislative documents;
b) Select capable and proficient sub-contractors; supervise, carry out commissioning of the tasks undertaken by sub-contractors;
The general contractor is responsible before the investor and law for the quality of the building tasks undertaken by sub-contractors.
3. Sub-contractors shall fulfill the responsibilities of contractors for construction quality management according to the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant legislative documents.
Article 5. Responsibilities for construction quality management of investment under BOT, BTO, BT, or PPP contracts
1. The project management enterprise is obliged to:
a) Select advisory contractors, procuring contractors, building contractors, and other contractors to execute the project in accordance with legislation on tendering.
The tendering result must be report to the state agencies authorized to sign BOT, BTO, BT, and PPP contracts within 15 working days from the day on which the decision on contractors are made;
b) Make the technical design based on the feasibility study report and project contract, and send it to the state agencies authorized to sign BOT, BTO, BT, and PPP contracts for supervision and inspection;
c) Carry out supervision, or hire an independent advisory organization to supervise the building work; carry out commissioning of the items and the whole building work based on the design, in accordance with legislation on construction and contractual agreements;
d) Undertake the responsibilities for construction quality management of the investor in accordance with Article 2 of this Circular;
dd) Carry out technology transfers, providing training warranty and maintenance depending on the requirements of the project contract and relevant laws.
2. The state agencies authorized to sign BOT, BTO, BT, and PPP contracts are obliged to:
a) Receive and check the conformity of the tendering result sent by the project management enterprise with requirements of the project contract and relevant laws;
b) Supervise and inspect the technical design created by the project management enterprise in accordance with the Decree No. 15/2013/ND-CP if the state agency authorized to sign the BOT, BTO, BT, or PPP contract is also the state agency in charge of construction; consider deciding the changes in the technical standards in comparison with the feasibility study report;
c) Supervise and assess the fulfillment of obligations of the investor and the project management enterprise to meet the planning, targets, scales, technical standards, construction quality, schedule for mobilizing capital and executing the project, environment protection, and other issues according to contractual agreements. Inspect the commissioning process carried out by the project management enterprise in accordance with the Decree No. 15/2013/ND-CP if the state agency authorized to sign the BOT, BTO, BT, or PPP contract is also the state agency in charge of construction;
d) Assess the quality, value, and condition of the work in accordance with the project contract; compiling the manifest of transfer assets, identify damage (if any), and request the project management enterprise to carry out repairs and maintenance;
dd) Only accept transfer after the work, equipment, and assets related to the construction has been maintained, repaired, meet the technical requirements and quality agreed in the project contract;
e) Cooperate with the project management enterprise compiling the work transfer contract as the basis for the work transfer;
g) Organize the management and operation of the work within their competence, or delegate the management to the investor as agreed in the project contract after receiving the work.
3. The responsibilities of the project management enterprise and the state agency authorized to sign the BOT, BTO, BT, or PPP contract must be specified in the project contract.
Article 6. Technical instructions
1. Formulating and approving technical instructions:
a) The investor shall formulate and approve technical instructions for on the works specified in Clause 3 Article 7 of the Decree No. 15/2013/ND-CP;
b) During the construction and where necessary, building contractors may request the investor to approve detailed technical instructions;
c) The technical instructions on the building works under EPC and EC contracts shall be provided based on the requirements of the investors.
d) For the building works on which the technical instructions are not obligatory, the contents of technical instructions shall be included in the description of the design, construction drawing, and the construction quality control procedure.
2. Technical instructions on a building work include general instructions and specific technical instructions for each primary building task. Technical instructions must specify the technical requirements, the building tolerances, technical requirements and procedure for inspecting building materials, products, building equipment and technological equipment used for and installed on the construction, regulations on the supervision, and commissioning of building works.
3. Advisory contractors shall provide technical instructions for each particular building work based on the sample technical instructions of the Ministry of Construction and the Ministries in charge of specialized works or professional association.
Article 7. Classification of building works in Clause 2 Article 6 of the Decree No. 15/2013/ND-CP
1. The classes of building works in this Circular are the basis for:
a) Identifying the building works that need technical instructions;
b) Stipulating the announcement of capacities of organizations and individuals involved in the construction;
c) Identifying the building works that must have their designs inspected state agencies in charge of construction, and must undergo commissioning before inauguration;
d) Classification of accidents and resolution of accidents during building process;
dd) Deciding construction warranty duration;
e) Stipulating relevant tasks.
2. Building works are classified in the order below:
a) The scale, productivity, and importance of the construction, according to Appendix 1 of this Circular;
b) The requirements for the durability, fire resistance level, and other technical requirements of the construction in relevant National Technical Regulation (if any);
c) The class of a building work is the highest class identified in accordance with Point a and Point b of this Clause.
3. Each building work and work item of a project shall be classified independently.
CONSTRUCTION SURVEY AND ENGINEERING QUALITY MANAGEMENT
Article 8. Construction survey tasks
1. The survey must be planned in conformity with the scale of the building work. The investor may hire a advisory organization or experts to provide opinions or inspect the construction survey where necessary.
The construction survey objectives formulated by the engineering contractor is the basis for making the invitation to tender for construction survey. In the tender for survey, the surveying contractor shall make a technical plan for construction survey in accordance with Article 9 of this Circular. The investor may hire a surveying contractor to plan the survey serving the determination of the building location, making the report on investment and construction, and setting up the construction project.
2. Primary contents of the construction survey objectives:
a) The purposes of construction survey;
b) The range of construction survey;
c) The method and applicable standards of construction survey (where necessary);
d) The workload of construction survey (intended);
dd) The duration of construction survey.
3. The construction survey objectives may be adjusted in the cases below:
a) Abnormal factors that might directly affect the design are found during the construction survey;
b) The engineering contractor finds that the survey documents fail to meet the engineering requirements;
c) Abnormal factors in comparison to the survey documents, which may affect the construction quality and construction solutions, are found during the construction process.
Article 9. Technical construction survey plan
1. A technical construction survey plan must:
a) Be conformable with the construction survey objectives approved by the investor;
b) Comply with applicable construction survey standards and National Technical Regulation.
2. Contents of a technical construction survey plan:
a) The basis for the technical construction survey plan;
b) The composition and workload of construction survey;
c) The method and surveying equipment and laboratory equipment being used;
d) The applicable construction survey standards;
dd) The quality control and measures for internal quality control of the surveying contractor;
e) The schedule;
g) The measures for protecting infrastructural works and relevant building works in the survey area;
h) The measures for protecting the environment during the survey (water sources, noise, exhaust, etc);
i) Estimated cost of construction survey.
Article 10. Supervising construction survey
1. The surveying contractor shall organize the construction survey quality control themselves. The measures for quality control must be specified in the technical construction survey plan.
2. Contents of a technical construction survey supervision:
a) Inspecting the actual capacity of the surveying contractor, including the personnel, the surveying equipment, the laboratory in comparison with the approved construction survey plan and the construction survey contract;
b) Monitoring and inspecting the construction survey, including: the survey location, the survey workload, the survey procedure, retention of survey data and samples; inspecting the tests run in the laboratory and on-site tests; inspecting the assurance of occupational safety and environmental safety during the survey.
3. The investor and the surveying contractor shall concur with each other on the forms, the supervision logbook, and the record on commissioning of the on-site survey in accordance with Clause 2 of this Article.
Article 11. Contents of the report on construction survey
1. The basis for construction survey.
2. Summary of the location and natural conditions of the surveyed location, characteristics, scale, and nature of the building work.
3. The amount of construction survey done.
4. The construction survey result after testing and analysis.
5. Comments, notes, and suggestions (if any).
6. Conclusion and recommendations
7. Appendices.
Article 12. Commissioning of construction survey result
1. Basis for commissioning:
a) The construction survey contract;
b) The approved construction survey objectives, technical construction survey plan;
c) The report on the construction survey result of the surveying contractor.
2. Commissioning contents:
a) Evaluating the quality of the construction survey report in comparison with the construction survey objectives and technical construction survey plan approved;
b) Inspecting the workload of construction survey done, examine the conformity of the formality, quantity, and other contents according to the construction survey contract.
c) Conclusion about the commissioning of construction survey.
3. Participants in the commissioning:
a) The legal representative of the investor or an authorized person;
b) The survey supervisor of the investor;
c) The legal representative of the surveying contractor or a authorized person;
d) The person in charge of the survey of the construction survey.
4. The commissioning record of the construction survey report shall specify: the items undergoing commissioning, the participants in the commissioning; the time and location of the commissioning, conclusion (accepted or unaccepted), signatures, full names, positions of the legal representatives, and the seals of the legal entities participating in the commissioning.
Article 13. Engineering objectives
1. The investor shall establish or hire consultants to establish engineering objectives. The engineering objectives must be conformable with the construction investment report (pre-feasibility study report) or the investment policies approved by competent authorities.
The engineering objectives are the basis for setting up the project. The investor may hire a advisory organization or experts to provide opinions or inspect the engineering objectives where necessary.
2. Primary contents of the engineering objectives:
a) The bases for establishing the engineering objectives;
b) The purposes of the building work;
c) The building location;
d) The requirements pertaining to planning, landscape, and architecture of the building work;
dd) The requirements pertaining to the scale, life, uses of the building work, and other requirements.
3. The engineering objectives may be adjusted to suit the actuality and sure the sufficiency of the construction project.
Article 14. Requirements pertaining to internal engineering quality control and formality of engineering documents
1. The engineering contractor shall carry out internal inspection of the engineering documents during the engineering and before submitting the engineering documents to the investor or the general contractor. The engineering contractor shall appoint persons or departments under their management, or hire other organizations and individuals to carry out engineering quality inspection. The person that inspects the engineering must sign and make an attestation on the design drawing.
2. The engineering documents of each work include the design description, statistical table, drawings, construction survey reference documents, cost estimates, and maintenance procedure (if any).
3. The size, ratio, and information box of a technical drawing must comply with construction standards. The information box of every technical drawing must contain names and signatures of the designer, the examiner, the person in charge, the legal representative of the engineering contractor, and the seal of the engineering contractor, unless the engineering contractor is an independent individual.
4. The descriptions, technical drawings and estimates must be bound together in a uniform way, enclosed with a table of contents and the legend for reference and long-term storage.
5. If the engineering contractor is the general contractor, the engineering contractor must undertake the design of primary work items or primary technologies of the building work, and take full responsibility for execution of the engineering contract. Engineering sub-contractors are responsible for the progress and engineering quality before the general contractor and law.
Article 15. Commissioning of engineering documents
1. Basis for commissioning of engineering documents:
a) The engineering contract;
b) The approved engineering objectives and previous engineering documents;
c) Applicable National Technical Regulation and standards;
d) The engineering documents examined and approved by the investor.
2. Participants in the commissioning:
a) The legal representative of the investor;
b) The legal representative of the engineering contractor;
c) The person in charge of engineering.
3. The records on the commissioning of the engineering documents shall specify: the items undergoing commissioning, the participants in the commissioning; the time and location of the commissioning, quality and quantity of engineering documents based on technical requirements and contracts; conclusion (accepted or unaccepted, mandatory revisions and other recommendations); signatures, full names, positions of the legal representatives, and the seals of the legal entities participating in the commissioning.
4. Commissioning of engineering documents shall be carried out to serve the process of payment, settlement, and finalization of the engineering contract between the investor and the engineering contractor.
CONSTRUCTION QUALITY MANAGEMENT, CLASSIFICATION OF ACCIDENTS DURING CONSTRUCTION PROCESS AND USE OF BUILDING WORKS
Article 16. Plans and measures for controlling construction quality during the construction process
Before the construction commences, the investor and building contractors shall reach a consensus on the quality control system of the investor and contractors; the plans and measures for quality control based on technical instructions and recommendations of contractors, including:
1. The organization diagram, a list of the investor’s and contractors’ departments and personnel in charge of construction quality management in accordance with the construction contract; the rights and obligations of those entities for the construction quality management.
2. Targets and policies on quality assurance.
3. The plan for testing and evaluating quality; surveying and measuring specifications of the building work according to the design and technical instructions.
4. The measures for checking and controlling supplies, materials, structures, products, building equipment, and technological equipments being used and installed on the building work.
5. The procedure for inspecting and supervising the construction process, supervising the manufacturing and installation of equipment, determining building tasks, building stages, or parts of the work undergoing commissioning; the basis for commissioning, participants in the commissioning, and specimen of the commissioning record.
6. Measures for ensuring occupational safety, environment protection, fire and explosion prevention during the construction.
7. The procedure for making and managing relevant documents during the construction; the formality and contents of the building logbook; inspection forms; the procedure for reporting; the procedure for adopting opinions of the parties, and procedure for resolving the issues that arise during the construction process.
8. Agreements on the language of documents related to the construction process. If the investor or contractors are foreigners, the languages of the documents shall be Vietnamese and English.
9. Other relevant contents according to the construction contract.
Article 17. Monitoring quality of materials, structures, building products, and equipment installed on the building work
1. The structures, products, building equipment, and technological equipments (hereinafter referred to as products) must undergo quality inspections according to applicable technical regulations and standards, requirements of the design, the construction contract, and relevant documents.
The investors and the procuring party shall carry out inspection and approve the origins of products before they are used and installed on the building work.
2. Methods of product quality control:
a) For mass-produced products that are goods on the market:
The investor and the procuring party shall check the origins, labels of goods, and announce the conformity of the quality, certificates of conformity according to the Law on Product and goods quality, the Law on Commerce, and relevant laws. The investor or the procuring party may carry out inspections at the premises of the producers, or test the goods quality in accordance with the contract. Producers and suppliers are responsible for providing certificates and relevant papers for the procuring party to prove the origins and quality of goods;
b) For the products that are separately manufactured according to the design:
If the products are manufactured at industrial facilities, the investor or the procuring party shall carry out quality inspections as prescribed in Point a of this Clause together with periodic inspections or surprise inspections during the manufacture process. If the products are manufacture at the building work site, the investor or the general contractor shall inspect and supervise the manufacture process similarly to other building tasks;
c) For the building materials extracted from mines:
The investor and material supplier shall survey the quality and reserve of the mines according to the design, relevant technical regulations and standards; carry out periodic inspections or surprise inspections during the extraction process;
d) Relevant parties shall run tests, inspect the product quality according to the design, applicable technical regulations and standards.
Article 18. Building log and as-built drawing
1. The building contractor shall keep a building log. This log must have its pages numbered and bear the seal of the building contractor and certification of the investor. The building log may be made separately for each work item or building work.
2. The building contractor and construction supervisor of the investor - if the investor directly supervises the construction process, or the building supervisor of the supervising contract - if the investor hires an advisory organization to supervise (hereinafter referred to as building supervisor of the investor) must regularly keep the building log, including:
a) The developments of building conditions (temperature, weather, relevant information), the construction processes, the commissioning of everyday building tasks at the site; detailed description of accidents, damage, and other issues that arise during the construction process;
b) Recommendations and instructions on resolving problems of relevant parties.
3. The building contractor shall make the as-built drawing of parts of the building work, work item, and the building works they build. The hidden parts of the building work must be included in the as-built drawing, or their sizes must be accurately measures before performing next tasks. The as-built drawing shall be made and certified in accordance with Appendix 2 to this Circular.
Article 19. Building supervision and designer supervision carried out by the engineering contractor
1. All building works during the building work process must be kept under supervision. Construction of detached housing should be kept under supervision.
The investor shall hire a supervisor or supervise the construction process themselves if they are capable. The building supervisor must hold a practice certificate suitable for the building tasks and classification of the building work.
2. The building supervisor of the investor, project management enterprise, or general contractor shall comply with the Decree No. 15/2013/ND-CP and this Circular during the supervision.
3. Designer’s supervision:
a) The engineering contractor shall appoint competent persons to supervise the conformity of the design during the construction process;
b) If the construction is found inconsistent with the design, the supervisor shall record it in the building log; request the adherence to the design, and send a written notice to the investor;
c) The engineering contractor is responsible for participating in the commissioning of the building work at the request of the investor. If a work item or the whole building work is found unsatisfactory during the designer's supervision or commissioning, the engineering contractor shall send a written notification to the investor specifying the unacceptability.
Article 20. Commissioning of building tasks
1. Basis for commissioning of building tasks:
a) The procedures for inspection, supervision, commissioning agreed by the investor and relevant contractors;
b) The written requests for commissioning of contractors;
c) The records on internal commissioning made by contractors (if any);
d) The engineering documents, construction drawings, and changes in the designed approved by the investors;
dd) Relevant technical instructions;
e) Results of relevant observation, measurement, and testing;
g) The building log and other documents related to the items undergoing commissioning.
2. Contents and procedure for commissioning of building tasks:
a) Check the finished building tasks at the site;
b) Check the actual measurements; compare them with the design;
c) Check the testing and measurement results;
d) Assess the conformity of the building task with the design;
dd) Draw conclusion about the commissioning of building task to take the next steps. If the building task is not accepted, the building supervisor of the investor or general contractor must provide an explanation in writing, or record it in the building log.
3. Participants in the commissioning:
a) The building supervisor of the investor or general contractor;
b) The person in charge of the construction of the building contractor or the sub-contractor;
c) The building supervisor of the investor or general contractor may witness or participate directly in the commissioning where necessary.
4. Commissioning record:
a) The commissioning record shall specify: the items undergoing commissioning (specifying the tasks undergoing commissioning); participants in the commissioning process; the time and location of commissioning; conclusion (accepted or unaccepted, whether or not the next tasks may be performed, necessary repairs and complements, and other requirements - if any); signatures, full names, and positions of participants in the commissioning process;
b) Appendices may be enclosed with the commissioning record;
c) The commissioning record may be made separately for each building task or for multiple building tasks of the same work item.
5. The responsible person of the investor or general contractor shall responsive carry out the commissioning within 24 hours when receiving the request for commissioning of the building contractor, or provide a written explanation for rejection of commissioning to the building contractor.
If the supervisor of the investor fails to witness the commissioning and no written explanation is provided, the commissioning shall still be carried out. The commissioning record in this case is still valid.
Article 21. Commissioning of construction stages or construction parts
1. The commissioning of construction stages or construction parts may be carried out when such parts start to carry load, or to make payment for the workload or a bid package.
2. The basis for commissioning includes the documents similar to those of commissioning of building tasks in Clause 1 Article 20 of this Circular, and the commissioning records of building tasks related to construction stages or construction parts being inspected.
3. The investor and the building supervisor of the investor, the general contractor and relevant building contractors may reach an agreement on the time, procedure, contents of the commissioning, and participants in the commissioning.
4. The record on the commissioning result shall specify: the items undergoing commissioning (specifying the construction parts or construction stages undergoing commissioning); participants in the commissioning; the time and location of commissioning; conclusion (accepted or unaccepted, whether or not the next steps may be taken, necessary repairs and complements, and other requirements - if any); signatures, full names, and positions of participants in the commissioning. Appendices may be enclosed with the commissioning record;
Article 22. Commissioning of work items or building works before inauguration
1. Basis for commissioning:
a) The documents mentioned in Point a, Point b, Point c, Point d, and Point dd Clause 1 Article 20 of this Circular related to the items or works undergoing commissioning:
b) The commissioning records of the finished building tasks, construction stages, or construction parts (if any);
c) The results of observation, measurement, testing, calibration, test run of devices, and quality commissioning result of the construction (if any);
d) The as-built drawing of the construction;
dd) The written approval given by the state agency in charge of fire and explosion prevention, environmental safety, and operational safety;
e) The conclusion of specialized agencies about the commissioning, and inauguration of building works according to Article 32 of the Decree No. 15/2013/ND-CP.
2. Procedure for commissioning:
a) Compare the quality of the building work with the design and technical instructions;
b) Check the as-built drawing;
c) Check the test results, measurements, results of experimental operation of devices, and quality assessment result of the construction (if any);
d) Check the written agreement, attestation, or approval given by the state agency in charge of fire and explosion prevention, environmental safety, and operational safety; inspect the process of commissioning of the building work, and relevant documents;
dd) Check the operation and maintenance procedure of the building work;
e) Conclusion about the commissioning and inauguration. The commissioning shall be recorded in accordance with Clause 4 of this Article.
3. Participants in the commissioning:
a) The legal representative or an authorized person of the investor, the person in charge of the department of building supervision of the investor; the legal representative and the person in charge of the department of building supervision of the supervising contractor (if any);
b) The legal representative, the person in charge of building of the general contractor, and primary building contractors;
c) The legal representative and the person in charge of engineering of engineering contractor, at the request of the investor;
d) If the investor is not the operator or user of the construction, the investor may invite the operator or user of the construction to witness the commissioning process.
4. The record on commissioning of work items or building works shall specify:
a) The subjects of inspection (name of work items or building works);
b) The time and location of commissioning;
c) Participants in the commissioning;
d) Assessment the quality of the finished work items or works in comparison with the engineering objectives, technical instructions, and other requirements of the construction contract;
dd) The conclusion (accepted or unaccepted, whether or not the next steps may be taken, necessary repairs and complements, and other requirements - if any); signatures, full names, positions of legal representatives, and seals of the participants; appendices may be enclosed with the commissioning record.
5. A work or work item may still be accepted and inaugurated if some defects in the design or building work remain which do not affect the durability, life, features, appearance of the building work, and do not affect the use of the building work according to design requirements. the parties must set a deadline for repairing such defects in the commissioning record.
Article 23. Handing over work items and work
1. If the investor is not the operator or user of the work, the investor shall hand the work over to its operator or user after the building work is accepted. The transfer must be recorded.
2. When handing over the building work, the investor must hand over the documents below to its operator or owner:
a) The operation and maintenance procedure of the building work; the engineering documents, as-built drawing, and other documents related to the operation and maintenance of the building work;
b) The list of equipment, parts, and supplies that are not installed or used.
3. When making investment under BOT, BTO, and BT contracts, the competent authority and investor must consider satisfying the conditions for transfer in the contracts, the Decree No. 108/2009/ND-CP, and the Decree No. 24/2011/ND-CP.
4. The operator or user of the building work shall take over, manage, operate, and maintain the building work in accordance with law from the day on which the building work is taken over and inaugurated. During the warranty period, the investor and contractors shall fulfill their obligations to provide warranty in accordance with law.
5. While the building work is not handed over to its operator or user, the investor is responsible for the provisional management, operation, and maintenance of the building work.
Article 24. Inspecting the commissioning of building works according to Article 32 of the Decree No. 15/2013/ND-CP.
1. After the construction of the building works mentioned in Clause 1 Article 21 of the Decree No. 15/2013/ND-CP is commenced, the investor shall send reports to an authority in charge of construction quality (hereinafter referred to as construction authority) on their quality in accordance with Article 25 of this Circular, specifying: the name and address of the investor, name of the work, construction location, scale, and intended duration.
2. The construction authority shall notify the investor of the inspection plan, including:
a) The plan, the documents that need inspecting at some important construction stages. The number of inspections depends on the scale and technical characteristics of the building work. A building work in special class shall undergo no more than 04 inspections; a building work in class 1 shall undergo no more than 3 inspections; other building works shall undergo no more than 2 inspections - unless an accident happens during the construction process or when the investor requests an inspection;
b) The plans, contents, and documents must be checked before the work item or work undergoes commissioning, and is inaugurated.
3. The construction authority shall carry out the final inspection after the construction completion report is sent by the investor using the form in Appendix 3 to this Circular. The inspection must be recorded in writing, primarily focusing on the conformity with law in order to ensure the construction safety of the building work, ensure the function and safe operation of, in particular:
a) Inspect the condition of construction parts visually and check the measurements;
b) Inspect the conformity with legislation on construction quality management by inspecting the completion documents, according to Appendix 5 of this Circular, and discussing with relevant parties during the inspection.
c) Inspect the conformity with other legislation on construction.
4. During the inspection, the construction authority may request the investor and contractors to provide explanation, or appoint an advisory organization to inspect the suspected unsafe work items and parts according to the design.
5. The construction authority shall notify the inspection result to the investor by the deadline in Point d Clause 3 Article 32 of the Decree No. 15/2013/ND-CP. The notification of inspection result shall be made using the form in Appendix 4 to this Circular.
6. The construction authority may request public service providers or capable organizations and individuals to participate in the commissioning.
7. The cost of inspecting the commissioning shall be estimated and included in the total investment in the building work.
Article 25. The power to inspect the commissioning of building works according to Article 32 of the Decree No. 15/2013/ND-CP
1. The construction authorities affiliated to the Ministry of Construction shall inspect:
a) The building works in class I or higher regardless of capital sources, including: apartment buildings, public works, infrastructural works, and cement factories;
b) Building works in class II or class III, including: public works, apartment buildings, cement factories, and infrastructural works in the construction projects decided by the Minister of Construction;
c) The works of national importance ordered by the Prime Minister.
2. The construction authorities affiliated to the Ministry of Industry and Trade shall inspect:
a) The building works in class I or higher regardless of capital sources, including: power lines, hydroelectric power plants, thermoelectric plants, metallurgy factories, alumin factories, refineries, petroleum depots and pipelines, factories that produce dangerous chemicals and their warehouses, factories that produce explosives and their warehouses;
b) Building works in class II and class III, including: power lines, hydroelectric power plants, thermoelectric plants, metallurgy factories, alumin factories in the construction projects decided by the Minister of Industry and Trade;
c) Refineries, petroleum depots and pipelines, factories that produce dangerous chemicals and their warehouses, factories that produce explosives and their warehouses in the projects decided by the Minister of Industry and Trade, regardless of their class;
d) The industrial works of national importance ordered by the Prime Minister.
3. The construction authorities affiliated to the Ministry of Transport shall inspect:
a) The building works in class I or higher regardless of capital sources, including: bridges, road tunnels, railways, airports, ports, locks, waterway ports, aerial tramways;
b) Building works in class II and class III, including: bridges, tunnels, and roads in the construction projects decided by the Ministry of Transport;
c) Railway works, airports, ports, locks, waterway ports, aerial tramways in the construction projects decided by the Minister of Transport, regardless of their class;
d) The traffic works of national importance ordered by the Prime Minister.
4. The construction authorities affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development shall inspect:
a) The building works in class I or higher regardless of capital sources, including: reservoirs, dams, drains, channels, closed water pipes, hydraulic tunnels, dykes, pumping stations, and other irrigation works;
b) Reservoirs, dams, drains, channels, closed water pipes, hydraulic tunnels, dykes, pumping stations, and other irrigation works in the projects decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development, regardless of their class;
c) The agricultural works of national importance ordered by the Prime Minister.
5. The construction authorities affiliated to the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall inspect the works serving national defense and security defined by the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense.
6. Services of Construction the Services in charge of specialized works shall inspect the commissioning of local building works as follows:
a) Services of Construction shall inspect cement factories in class III and class II, the building works mentioned in Point a, Point b, Point e Clause 1 Article 21 of the Decree No. 15/2013/ND-CP, except for the building works mentions in Clause 1 of this Article.
b) Services of Industry and Trade shall inspect the building works mentioned in Point c Clause 1 Article 21 of the Decree No. 15/2013/ND-CP, except for cement factories and the building works mentioned in Clause 2 of this Article;
c) Services of Transport shall inspect the building works mentioned in Point d Clause 1 Article 21 of the Decree No. 15/2013/ND-CP, except for the building works mentioned in Clause 3 of this Article;
d) Services of Agriculture and Rural development shall inspect the building works mentioned in Point dd Clause 1 Article 21 of the Decree No. 15/2013/ND-CP, except for the building works mentioned in Clause 4 of this Article.
7. Cooperation in inspecting the commissioning of building works;
a) If a project consists of multiple building works of various types and classes, the construction authority shall inspect the primary works and work items, and invite relevant construction authorities to cooperate in the inspection.
The primary works mentioned in this Clause is an independent work or a cluster of work items that constitute the main functions of the project.
b) Construction authorities of Ministries in charge of specialized works shall invite specialized agencies of the Ministry of Construction to participate in the commissioning of specialized works according to Point dd Clause 1 Article 43 of the Decree No. 15/2013/ND-CP.
c) The Services in charge of specialized works shall invite the Service of Construction to participate in the commissioning of specialized works according to Point c Clause 2 Article 45 of the Decree No. 15/2013/ND-CP.
8. Based on the local condition, the People’s Committees of provinces may assign the People’s Committees of districts, management boards of urban areas and industrial parks to inspect some building works in class III and class IV that are responsibility of Services of Construction and Services in charge of specialized works.
9. The Ministry of Construction shall provide guidance on inspecting the commissioning of building works in economic zones on a case-by case basis.
Article 26. Reference tests, testing quality and bearing capacity of building structures during the construction progress
1. Reference tests may be carried out in the cases below:
a) The reference testing is stipulated in the construction contract or technical instructions of the building works that face difficulties in construction quality control (e.g. the work is big, the construction is prolonged, the construction takes place in remote areas, the construction uses multiple sources of supplies, etc.);
b) The building materials, products, and construction quality are considered unsatisfactory according to the technical instructions or design;
c) The reference testing is requested by state agencies in charge of construction.
2. The quality and bearing capacity of building structures shall be tested in the cases below:
a) The test is required by the construction contract, technical instructions, or the design;
b) The quality of the building work, work items, or construction parts are considered unsatisfactory according to the design;
c) An accident happens during the construction process which affects the quality of part or the whole building work;
d) The test is requested by the state agencies authorized to sign BOT, BTO, BT, and PPP contracts (for the building works invested under BOT, BTO, BT, and PPP contracts), and requested by state agencies in charge of construction.
3. The advisory organization that runs the reference test, assess the quality and testing the bearing capacity of the building work must be capable.
When state agencies in charge of construction or the state agencies authorized to sign BOT, BTO, BT, and PPP contracts request the reference test, quality assessment, or bearing capacity test, the advisory organization that does these tasks must be approved by such agencies.
4. The building contractor and the contractor that supplies or produces building products shall bear the cost of reference test, quality assessment, and testing the bearing capacity of building strutures according to Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article if the test or assessment proves that the contractors are responsible for the defects. In other cases, the cost shall be included in the total investment.
Article 27. Completion documents
1. The investor shall make the completion documents.
2. The list and formality of the completion documents are specified in Appendix 5 to this Circular.
3. The completion documents must be made before the work item or building work is put into operation. The completion documents may be made for the entire building work project, or for separate works or work items of the project.
Article 28. Keeping completion documents
1. The investor is responsible for keeping the completion documents for at least 10 years - applicable to projects in class A, or 7 years - applicable to projects in class B, or 5 years - applicable to projects in class C, from the day on which the works or work items undergo commissioning and are accepted and inaugurated.
2. The state agencies in charge of construction and the contractors participating in the building work shall keep the documents related to their tasks. The storage duration is similar to that applicable to investors in Clause 1 of this Article.
3. The documents serving the management and use of a building work shall be kept by the operator or user of that work for the entire life of the work in accordance with legislation on construction maintenance.
4. History documents of building works shall be kept in accordance with legislation on archive.
Article 29. Settlement of disputes over construction quality
1. Disputes over construction quality arise when conflicting opinions about product quality, construction parts, building works, and measures for repairing defects are voiced.
Disputes over quality may arise among the participants in the construction, or between such participants and the owners, operators, or users of adjacent building works, and relevant parties.
2. Disputes over construction quality shall be settled in the order below:
a) Negotiation between the parties;
b) Hire a capable organization or individual to assess the building work quality, and provide solutions.
The parties may request state agencies in charge of construction to provide guidance on settlement of disputes;
c) Filing lawsuits and settle the disputes in court.
Article 30. Reports sent by investors to state agencies in charge of construction
The investor shall report the construction quality and construction quality management to state agencies in charge of construction in the cases below:
1. The investor shall send a report on the construction completion to the state agencies in charge of construction in accordance with Article 24 and Article 25 of this Circular.
2. Investors shall make and send unscheduled reports at the request of state agencies in charge of construction in ad hoc cases.
3. When an accident happens, the investor shall report it within 24 hours according to Clause 2 Article 37 of the Decree No. 15/2013/ND-CP, including: the name of the building work, or work item where the accident happens, the construction location, the time of accident, the investor and contractors involved in the construction of the work or work item where the accident happens, the casualties (number of killed, injured, lost people); damage to the building work, and relevant material damage; preliminary causes of the accidents, and other necessary information (if any).
If the building work is in operation, the operator and user of the building work shall report the accidents that happen during its operation.
Article 31. Classification of accidents during the construction and operation
The accidents that happen during the construction and operation of building works mentioned in Clause 1 Article 36 of the Decree No. 15/2013/ND-CP are classified as follows:
1. Classified by damage to the building work (including the main works, temporary works, adjacent works, and auxiliary structures):
a) Extremely severe accidents are accidents such as: collapse of the whole work or work item in special class, or severe damage to a construction part that causes instability which is likely to lead to the collapse of the work or work item in special class;
b) Level I accidents are accidents such as: collapse of the whole works or work items in class I, or severe damage to a construction part that causes instability which is likely to lead to the collapse of the work or work item in class I;
c) Level II accidents are accidents such as: collapse of the whole works or work items in class II or III, or severe damage to a construction part that causes instability which is likely to lead to the collapse of the work or work item in class I;
d) Level III accidents are accidents such as: collapse of the whole works or work items in class IV, or severe damage to a construction part that causes instability which is likely to lead to the collapse of the work or work item in class IV;
dd) The collapse of auxiliary structures serving the construction, such as the temporary platforms, scaffolding, cranes, and similar structures, shall be classified similarly to accidents, depending on the scale of such structures according to Appendix 1 to this Circular.
2. Classified by financial damage, applicable to construction accidents, fire and explosion that cause damage to the building work (including damage to the construction products during the construction process):
a) Extremely serious accidents are accidents that cause at least 20 billion VND to the building work or construction parts;
b) Extremely serious accidents are accidents that cause a damage of at least 20 billion VND to the building work or construction parts;
c) Level II accidents are accidents that cause a damage from 3 billion VND to below 10 billion VND to the building work or construction parts;
d) Level III accidents are accidents that cause a damage below 3 billion VND to the building work or construction parts;
3. Classification by casualties during the construction process shall comply with legislation on labor.
4. Based on Clause 1, Clause 2, Clause 3 of this Article, investors, contractors, owners of building works, authorized persons, and relevant organizations shall report accidents, dealing with accidents, identify causes of accidents, and make accident documents in accordance with Article 37, Article 38, Article 39, and Article 40 of the Decree No. 15/2013/ND-CP. Investors and contractors shall report the accidents mentioned in Clause 3 of this Article to competent authorities in accordance with legislation on labor.
5. The level of accident is the highest level in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
STATE MANAGEMENT OF CONSTRUCTION QUALITY
Article 32. Periodic and unscheduled inspections carried out by state agencies in charge of construction
1. Planning periodic inspections:
a) Specialized agencies affiliated to the Ministry of Construction shall plan the periodic inspections of construction quality of the Ministries, agencies and local governments; periodic inspections of quality management and construction quality nationwide;
b) Specialized agencies affiliated to the Ministries in charge of specialized works shall plan the inspections of quality of specialized works, inspection of the quality management and quality of specialized works nationwide;
c) Services of Construction shall plan the periodic inspections of quality of specialized constructions of the Services in charge of specialized constructions, quality of building works under the management of the People’s Committees of districts and the local building works;
d) Services of Construction shall plan the periodic inspections of quality of specialized constructions of the Services in charge of specialized constructions, quality of building works under the management of the People’s Committees of districts and the local building works;
dd) The Ministries in charge of specialized works, Services of Construction shall send the plans for the periodic inspections to the Ministry of Construction.
2. Contents of a periodic inspection:
a) Inspecting the conformity with legislation on construction quality management;
b) Inspecting the quality of construction parts visually and by results of testing, measurements, observations, and examinations (if any);
c) Other issues in accordance with legislation on management of construction investment.
3. Unscheduled inspections of quality management and construction quality:
a) Unscheduled inspections shall be carried out at the request of the Government, Ministers, ministerial agencies, Presidents of the People’s Committees, or when receiving feedbacks from citizens or the media;
b) A group of works shall be inspected when they are suspected of inferior quality or violating the regulations on quality management.
Article 33. Reporting the construction quality and quality management
1. The People’s Committees of provinces shall send annual or unscheduled reports on the quality and quality management of local building works to the Ministry of Construction before December 15 every year using the form in Appendix 6 to this Circular.
2. The Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, and the Ministries in charge of specialized works shall send annual reports on the quality and quality management of the building works under the management to the Ministry of Construction before December 15 using the form in Appendix 7 to this Circular.
3. Other Ministries and agencies shall send annual reports on the quality and quality management of the building works under their management to the Ministry of Construction before December 15 using the form in Appendix 8 to this Circular.
4. Services of Construction, Services in charge of specialized works, and the People’s Committees of districts shall send periodic and unscheduled reports on the quality and quality management of local building works to the People’s Committees of provinces.
Article 34. Penalties for violations against regulations on construction quality management
1. When the entities participating in the construction are found committing violations, according to Article 24 and Article 32 of this Circular, the state agencies in charge of construction shall:
a) Request relevant organizations and individuals to stop the violations;
b) Suggest penalties for such violations in accordance with legislation on penalties for administrative violations to the Inspectorate of the Ministry of Construction and the Inspectorate of the Service of Construction where the work is built. The inspectorate shall handle the cases in accordance with law and notify the result to the state agencies in charge of construction;
c) Announce the names of violators and their violations on the websites of the Ministry of Construction, the Ministries in charge of specialized works, and the Service of Construction where the work is built.
2. Suspending the construction process:
a) Heads of specialized departments of the Ministry of Construction and the Ministries in charge of specialized works are entitled to suspend the construction process in the cases mentioned in Clause 2 Article 46 of the Decree No. 15/2013/ND-CP.
Within 24 hours since the decision to suspend the construction process is made, the heads of aforesaid agencies shall report the decision to the Ministry of Construction and the Ministries in charge of specialized works;
b) Directors of Services of Construction and Services in charge of specialized works are entitled to suspend the construction process in the cases mentioned in Clause 2 Article 46 of the Decree No. 15/2013/ND-CP.
Within 24 hours since the decision to suspend the construction process is made, the heads of aforesaid agencies shall report the decision to the People’s Committees of provinces.
c) Heads of the agencies that decide to suspend the construction process in Point a and Point b of this Clause shall inspect the rectification carried out by investors and contractors, and allow them to resume the construction process after the defects are rectified and safety are ensured.
Article 35. Transition clauses
1. Classifying building works serving construction quality management in Article 7 of this Circular:
a) The classification of construction projects invested before this Circular takes effect shall comply with the decisions on investment;
b) The classification of construction projects invested after this Circular takes effect shall comply with this Circular.
2. Certification of bearing capacity and quality of building works:
a) The building works and work items, which have contracts and have undergone inspections of bearing capacity or conformity before April 15, 2013, but have not been issued with certificates, shall be executed until they are finished. Based on the results of on-site inspections and certifications of certification bodies, the state agencies in charge of construction to conclude draw a conclusion about the commissioning carried out by the investor before inauguration;
b) The regulations on certification of bearing capacity in Article 43 of the Government's Decree No. 71/2010/ND-CP dated June 23, 2010 providing guidance on the implementation of the Law on Housing, Point a Clause 2 Article 9 of the Circular No. 16/2010/TT-BXD of the Ministry of Construction providing guidance on the implementation of the Decree No. 71/2010/ND-CP are annulled from the effective date of the Decree No. 15/2013/ND-CP.
3. The inspection of the commissioning of the building works that must undergo inspection before inauguration according to Article 24 of this Circular:
a) The commissioning of building works inaugurated before the effective date of the Decree No. 15/2013/ND-CP shall comply with the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP dated December 16, 2004 on construction quality management.
b) The commissioning of building works that are finished after April 15, 2013 shall comply with the Decree No. 15/2013/ND-CP.
1. This Circular takes effect on September 09, 2013 and supersedes the Circular No. 27/2009/TT-BXD dated July 31, 2009, providing guidance on construction quality management; the regulations on certification of bearing capacity and conformity of building works in the Circular No. 03/2011/TT-BXD dated April 06, 2011 on inspection, verification, and certification of bearing capacity and conformity of construction quality; the Circular No. 02/2006/TT-BXD dated May 17, 2006 providing guidance on keeping engineering documents and as-built drawings of the Ministry of Construction.
2. Organizations and individuals are recommended to report the difficulties during the implementation to the Ministry of Construction for consideration and settlement./.
|
THE MINISTER |