Chương 1 Thông tư 10/2013/TT-BXD: Quy định chung
Số hiệu: | 10/2013/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 25/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 09/09/2013 |
Ngày công báo: | 19/08/2013 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân cấp công trình xây dựng
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 10/2013/TT-BXD để hướng dẫn nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
Theo đó, việc phân cấp công trình sẽ dựa trên 2 tiêu chí:
- Quy mô, công suất và tầm quan trọng của công trình (theo quy định tại phụ lục 1)
- Độ bền vững, bậc chịu lửa và các yêu cầu kỹ thuật khác tại các QCVN.
Cấp công trình sẽ được lựa chọn theo cấp cao nhất dựa trên các tiêu chí trên.
Việc phân loại này sẽ là cơ sở để xác định đối tượng công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật, thời hạn bảo hành công trình, phân cấp sự cố và giải quyết sự cố trong quá trình thi công…
Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 9/9/2013, thay thế Thông tư 27/2009/TT-BXD và một số nội dung tại Thông tư 03/2011/TT-BXD, Thông tư 02/2006/TT-BXD.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, áp dụng đối với các loại công trình được đầu tư xây dựng bằng mọi nguồn vốn;
b) Các nội dung về thẩm định, thẩm tra và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ và một số nội dung khác có liên quan được quy định tại các thông tư khác của Bộ Xây dựng.
2. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng và nghiệm thu, bảo hành công trình, bao gồm:
a) Lựa chọn các nhà thầu đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng công trình; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng công trình do nhà thầu chính hoặc tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng;
b) Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 13, Điều 18 và Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này;
c) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này;
d) Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này;
đ) Tổ chức thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định tại Chương V Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
e) Lưu trữ hồ sơ công trình theo quy định tại Điều 28 Thông tư này;
g) Giải quyết sự cố theo quy định tại Chương VI Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này;
h) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.
2. Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban quản lý dự án (trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án) thực hiện một hoặc một số các nội dung nêu tại Khoản 1 Điều này, trừ các nội dung sau: phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, phê duyệt kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu hoặc phê duyệt kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
3. Trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.
4. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, việc ủy quyền của chủ đầu tư cho tư vấn quản lý dự án phải được quy định rõ trong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.5. Trường hợp tự thực hiện thiết kế, thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư thành lập bộ phận quản lý chất lượng công trình độc lập với bộ phận thiết kế, thi công xây dựng công trình để quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Điều này.
1. Chủ đầu tư không trực tiếp quản lý toàn diện chất lượng công trình, nhưng phải thực hiện các công việc sau:
a) Lập nhiệm vụ thiết kế;
b) Lựa chọn tổng thầu và kiểm tra điều kiện năng lực của tổng thầu trong quá trình thực hiện so với hồ sơ dự thầu; chỉ định nhà thầu phụ trong các tình huống được phép theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
c) Kiểm tra điều kiện năng lực và chấp thuận các nhà thầu phụ chủ yếu do tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng;
d) Kiểm tra và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình do tổng thầu lập;
đ) Phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình;
e) Kiểm tra, chấp thuận các vật liệu, sản phẩm xây dựng và thiết bị công nghệ chủ yếu sử dụng trong công trình;
g) Chứng kiến nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu một số công việc xây dựng, giai đoạn thi công quan trọng do tổng thầu và các thầu phụ thực hiện;
h) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng;
i) Thực hiện hoặc yêu cầu tổng thầu thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.
2. Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các công việc do mình thực hiện và các công việc do nhà thầu phụ thực hiện, bao gồm:
a) Lập và đề xuất với chủ đầu tư quy trình kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ các công việc do tổng thầu và thầu phụ thực hiện;
b) Kiểm soát chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình do mình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn có liên quan;
c) Lựa chọn nhà thầu phụ đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định;
d) Giám sát, nghiệm thu đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
đ) Tổng thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đối với các công việc do tổng thầu và các nhà thầu chính trực tiếp thực hiện;
b) Kiểm tra năng lực và chấp thuận nhà thầu phụ do tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng; chỉ định nhà thầu phụ trong các tình huống được phép theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; chứng kiến nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu một số công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện khi cần thiết.
2. Tổng thầu có trách nhiệm:
a) Thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với các công việc do mình thực hiện;
b) Lựa chọn nhà thầu phụ đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định; thực hiện giám sát, nghiệm thu đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
Tổng thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng các công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện.
3. Nhà thầu phụ thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng.
1. Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm:
a) Lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, thi công xây dựng và nhà thầu khác để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải gửi thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định lựa chọn nhà thầu;
b) Lập thiết kế kỹ thuật trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng dự án, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP để giám sát, kiểm tra;
c) Tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
d) Thực hiện toàn bộ trách nhiệm quản lý chất lượng của chủ đầu tư theo nội dung quy định tại Điều 2 Thông tư này;
đ) Chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì công trình phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án và theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp dự án so với yêu cầu của hợp đồng dự án và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Giám sát, kiểm tra thiết kế kỹ thuật do doanh nghiệp dự án lập theo quy định hiện hành hoặc thẩm tra thiết kế theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; xem xét, quyết định việc thay đổi thiết kế kỹ thuật so với báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn và thực hiện dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dự án. Thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình của doanh nghiệp dự án theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng;
d) Tổ chức kiểm định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình;
đ) Chỉ nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng dự án;
e) Phối hợp với doanh nghiệp dự án lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình;
g) Tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền hoặc giao cho nhà đầu tư quản lý vận hành theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án sau khi tiếp nhận công trình.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp dự án và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được xác định rõ trong hợp đồng dự án.
1. Tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật đối với các công trình quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP;
b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình, trường hợp cần thiết các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình có thể trình chủ đầu tư phê duyệt bổ sung các nội dung chi tiết của chỉ dẫn kỹ thuật;
c) Đối với công trình thực hiện theo hình thức hợp đồng tổng thầu EPC và tổng thầu EC, tổng thầu này tổ chức thực hiện việc lập chỉ dẫn kỹ thuật trên cơ sở các yêu cầu của chủ đầu tư;
d) Đối với các công trình không bắt buộc lập chỉ dẫn kỹ thuật, các nội dung của chỉ dẫn kỹ thuật được quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình, bản vẽ thi công và trong quy trình giám sát và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật của công trình bao gồm phần chỉ dẫn chung và các chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng loại công việc xây dựng chủ yếu. Chỉ dẫn kỹ thuật phải thể hiện rõ những yêu cầu kỹ thuật mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện; trong đó nêu rõ các sai số cho phép trong thi công xây dựng, các yêu cầu kỹ thuật và quy trình kiểm tra đối với vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.
3. Nhà thầu tư vấn tham khảo chỉ dẫn kỹ thuật mẫu do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc các Hội nghề nghiệp ban hành để lập chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng công trình.
1. Cấp các loại công trình xây dựng quy định tại thông tư này là cơ sở để thực hiện các công việc sau:
a) Quy định đối tượng công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Quy định về việc công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình;
c) Quy định đối tượng công trình phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng;
d) Quy định về phân cấp sự cố và giải quyết sự cố trong quá trình thi công xây dựng;
đ) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng;
e) Quy định các công việc khác có liên quan.
2. Cấp các loại công trình xây dựng được xác định theo trình tự như sau:
a) Xác định trên cơ sở quy mô, công suất và tầm quan trọng của công trình theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
b) Xác định trên cơ sở yêu cầu về độ bền vững, bậc chịu lửa và các yêu cầu kỹ thuật khác của công trình quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan (nếu có);
c) Cấp công trình được chọn theo cấp cao nhất được xác định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Cấp công trình được xác định cho từng công trình, hạng mục công trình độc lập trong dự án đầu tư xây dựng công trình.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. Scope of regulation:
a) This Circular elaborates some regulations on construction quality management according to the Decree No. 15/2013/ND-CP, applicable to the building works funded by all capital sources;
b) The regulations on inspecting, assessing, approving the engineering, detached housing quality management, and relevant regulations are provided in other Circulars of the Ministry of Construction.
2. Subjects of application
The Vietnamese or foreign organizations and individuals involved in the quality management of building works in Vietnam.
Article 2. Responsibilities for construction quality management of the investor, project management board, or project management consultants
1. The investor is responsible for organizing the construction quality management, including survey, design, construction, project commissioning, and warranty, including:
a) Selecting capable contractors to do under take building tasks; accepting sub-contractors to participate in building tasks suggested by the general contractor in accordance with the contract;
b) Monitoring the quality of construction survey and design in accordance with Article 13, Article 18, Article 21 of the Decree No. 15/2013/ND-CP, and relevant regulations in this Circular;
c) Monitoring the building quality in accordance with Article 24 of the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant regulations in this Circular;
d) Carrying out project commissioning in accordance with Article 31 of the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant regulations in this Circular;
dd) Providing construction warranty in accordance with Chapter V of the Decree No. 15/2013/ND-CP;
e) Keeping the building documents in accordance with Article 28 of this Circular;
g) Dealing with accidents in accordance with Chapter VI of the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant regulations in this Circular;
h) Complying with requests of state agencies in charge of construction during the building process.
2. The legal representative of the investor may delegate the project management board (for direct management) or the project management consultant (for hired project management consultants) to take one or some tasks in Clause 1 of this Article, except for: approving the engineering as the basis for inviting and assessing tenders, approving tendering result and selecting contractors, carrying out project commissioning or approving project commissioning results.
3. The investor shall provide guidance, carry out inspection and take responsibility for the performance of the project management board when the investor delegates the project management board. The project management board is responsible to the investor and law for the tasks and entitlements delegated by the investor.
4. Where the investor hires project management consultants, the delegation of tasks to the project management consultants must be specified in the construction. The investor is responsible for inspecting and supervising the project management consultant executing the contract. The project management consultant is responsible to the investor and law for fulfillment of contractual agreements.
5. If investor undertake the engineering and building work, the investor shall establish a construction quality management department independent from the design department and building department to monitor construction quality in accordance with this Article.
Article 3. Responsibilities for construction quality management under Engineering-Procurement-Construction (EPC) contracts or Engineering-Construction (EC) contracts
1. The investor does not directly manage the construction qualify, and shall undertake the tasks below:
a) Specifying the engineering task:
b) Selecting the general contractor and compare the capacity of the general contractor with the tender; appoint sub-contractors in the allowable cases in accordance with legislation on building contracts;
c) Assessing the ability of primary sub-contractors suggested by the general contractor in accordance with the contract;
d) Inspecting and approving the design created by the general contractor;
dd) Approving the building schedule;
e) Checking and accepting the building materials, products, and technological equipment used for the building work;
g) Witnessing the commissioning process or directly participate in the commissioning process of some important building tasks or stages done by the general contractor and sub-contractors;
h) Carrying out commissioning and inaugurating finished work items and building works;
i) Complying with requests, or request the general contractor to comply requests of state agencies in charge of construction in accordance with law during the construction of building works.
2. The general contractor is responsible for the quality of the tasks undertaken by the general contractor and sub-contractors, including:
a) Making submitting the quality control procedure for all the tasks undertaken by the general contractor and sub-contractors;
b) Controlling the quality of survey, design, and construction of the works they carry out in accordance with the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant guiding Circulars;
c) Selecting capable and proficient sub-contractors;
d) Supervising, carrying out commissioning of the tasks undertaken by sub-contractors;
dd) The general contractor is responsible to the investor for the quality of the tasks undertaken by sub-contractors.
Article 4. Responsibilities for construction quality management under construction contracts or Engineering-Procurement (EP) contracts or Procurement-Construction (PC) contracts.
1. The investor is obliged to:
a) Organize the management of construction quality of the tasks undertaken by the general contractor and primary contractors in accordance with Clause 1 and Clause 2 of this Circular;
b) Examine the capacity of the sub-contractors suggested by the general contractor in accordance with the contract; appoint sub-contractors in allowable cases in accordance with legislation on construction contracts; witnessing the commissioning process, or participate in the commissioning process of some building tasks undertaken by sub-contractors where necessary;
2. The general contractor is obliged to:
a) Fulfill the responsibilities of contractors for construction quality management according to the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant legislative documents;
b) Select capable and proficient sub-contractors; supervise, carry out commissioning of the tasks undertaken by sub-contractors;
The general contractor is responsible before the investor and law for the quality of the building tasks undertaken by sub-contractors.
3. Sub-contractors shall fulfill the responsibilities of contractors for construction quality management according to the Decree No. 15/2013/ND-CP and relevant legislative documents.
Article 5. Responsibilities for construction quality management of investment under BOT, BTO, BT, or PPP contracts
1. The project management enterprise is obliged to:
a) Select advisory contractors, procuring contractors, building contractors, and other contractors to execute the project in accordance with legislation on tendering.
The tendering result must be report to the state agencies authorized to sign BOT, BTO, BT, and PPP contracts within 15 working days from the day on which the decision on contractors are made;
b) Make the technical design based on the feasibility study report and project contract, and send it to the state agencies authorized to sign BOT, BTO, BT, and PPP contracts for supervision and inspection;
c) Carry out supervision, or hire an independent advisory organization to supervise the building work; carry out commissioning of the items and the whole building work based on the design, in accordance with legislation on construction and contractual agreements;
d) Undertake the responsibilities for construction quality management of the investor in accordance with Article 2 of this Circular;
dd) Carry out technology transfers, providing training warranty and maintenance depending on the requirements of the project contract and relevant laws.
2. The state agencies authorized to sign BOT, BTO, BT, and PPP contracts are obliged to:
a) Receive and check the conformity of the tendering result sent by the project management enterprise with requirements of the project contract and relevant laws;
b) Supervise and inspect the technical design created by the project management enterprise in accordance with the Decree No. 15/2013/ND-CP if the state agency authorized to sign the BOT, BTO, BT, or PPP contract is also the state agency in charge of construction; consider deciding the changes in the technical standards in comparison with the feasibility study report;
c) Supervise and assess the fulfillment of obligations of the investor and the project management enterprise to meet the planning, targets, scales, technical standards, construction quality, schedule for mobilizing capital and executing the project, environment protection, and other issues according to contractual agreements. Inspect the commissioning process carried out by the project management enterprise in accordance with the Decree No. 15/2013/ND-CP if the state agency authorized to sign the BOT, BTO, BT, or PPP contract is also the state agency in charge of construction;
d) Assess the quality, value, and condition of the work in accordance with the project contract; compiling the manifest of transfer assets, identify damage (if any), and request the project management enterprise to carry out repairs and maintenance;
dd) Only accept transfer after the work, equipment, and assets related to the construction has been maintained, repaired, meet the technical requirements and quality agreed in the project contract;
e) Cooperate with the project management enterprise compiling the work transfer contract as the basis for the work transfer;
g) Organize the management and operation of the work within their competence, or delegate the management to the investor as agreed in the project contract after receiving the work.
3. The responsibilities of the project management enterprise and the state agency authorized to sign the BOT, BTO, BT, or PPP contract must be specified in the project contract.
Article 6. Technical instructions
1. Formulating and approving technical instructions:
a) The investor shall formulate and approve technical instructions for on the works specified in Clause 3 Article 7 of the Decree No. 15/2013/ND-CP;
b) During the construction and where necessary, building contractors may request the investor to approve detailed technical instructions;
c) The technical instructions on the building works under EPC and EC contracts shall be provided based on the requirements of the investors.
d) For the building works on which the technical instructions are not obligatory, the contents of technical instructions shall be included in the description of the design, construction drawing, and the construction quality control procedure.
2. Technical instructions on a building work include general instructions and specific technical instructions for each primary building task. Technical instructions must specify the technical requirements, the building tolerances, technical requirements and procedure for inspecting building materials, products, building equipment and technological equipment used for and installed on the construction, regulations on the supervision, and commissioning of building works.
3. Advisory contractors shall provide technical instructions for each particular building work based on the sample technical instructions of the Ministry of Construction and the Ministries in charge of specialized works or professional association.
Article 7. Classification of building works in Clause 2 Article 6 of the Decree No. 15/2013/ND-CP
1. The classes of building works in this Circular are the basis for:
a) Identifying the building works that need technical instructions;
b) Stipulating the announcement of capacities of organizations and individuals involved in the construction;
c) Identifying the building works that must have their designs inspected state agencies in charge of construction, and must undergo commissioning before inauguration;
d) Classification of accidents and resolution of accidents during building process;
dd) Deciding construction warranty duration;
e) Stipulating relevant tasks.
2. Building works are classified in the order below:
a) The scale, productivity, and importance of the construction, according to Appendix 1 of this Circular;
b) The requirements for the durability, fire resistance level, and other technical requirements of the construction in relevant National Technical Regulation (if any);
c) The class of a building work is the highest class identified in accordance with Point a and Point b of this Clause.
3. Each building work and work item of a project shall be classified independently.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực