Chương 2 Thông tư 10/2013/TT-BXD: Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình
Số hiệu: | 10/2013/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 25/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 09/09/2013 |
Ngày công báo: | 19/08/2013 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn phân cấp công trình xây dựng
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 10/2013/TT-BXD để hướng dẫn nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP.
Theo đó, việc phân cấp công trình sẽ dựa trên 2 tiêu chí:
- Quy mô, công suất và tầm quan trọng của công trình (theo quy định tại phụ lục 1)
- Độ bền vững, bậc chịu lửa và các yêu cầu kỹ thuật khác tại các QCVN.
Cấp công trình sẽ được lựa chọn theo cấp cao nhất dựa trên các tiêu chí trên.
Việc phân loại này sẽ là cơ sở để xác định đối tượng công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật, thời hạn bảo hành công trình, phân cấp sự cố và giải quyết sự cố trong quá trình thi công…
Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 9/9/2013, thay thế Thông tư 27/2009/TT-BXD và một số nội dung tại Thông tư 03/2011/TT-BXD, Thông tư 02/2006/TT-BXD.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhiệm vụ khảo sát phải được lập phù hợp với quy mô công trình, loại hình khảo sát xây dựng và bước thiết kế. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi cần thiết.
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập là cơ sở lập hồ sơ mời thầu khảo sát xây dựng. Trong hồ sơ dự thầu khảo sát, nhà thầu khảo sát có trách nhiệm lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu khảo sát lập nhiệm vụ khảo sát để phục vụ việc tìm kiếm địa điểm xây dựng, lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và lập Dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các nội dung chính của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
a) Mục đích khảo sát xây dựng;
b) Phạm vi khảo sát xây dựng;
c) Phương pháp khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng (nếu cần);
d) Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến);
đ) Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
3. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng có thể được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
1. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt;
b) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.
2. Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng:
a) Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
b) Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;
c) Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
d) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng áp dụng;
đ) Tổ chức thực hiện và biện pháp tự kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
e) Tiến độ thực hiện;
g) Các biện pháp bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng có liên quan trong khu vực khảo sát;
h) Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khảo sát (nguồn nước, tiếng ồn, khí thải...);
i) Dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng.
1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm tự tổ chức kiểm soát chất lượng khảo sát xây dựng, biện pháp kiểm soát chất lượng phải được thể hiện trong phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.
2. Nội dung giám sát khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:
a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
3. Chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát xây dựng thống nhất về các biểu mẫu, sổ nhật ký giám sát và biên bản nghiệm thu công tác khảo sát ngoài hiện trường để áp dụng trong quá trình thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
2. Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.
3. Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
4. Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
5. Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
6. Kết luận và kiến nghị.
7. Các phụ lục kèm theo.
1. Căn cứ nghiệm thu:
a) Hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được duyệt;
c) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng.
2. Nội dung nghiệm thu:
a) Kiểm tra chất lượng báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được phê duyệt;
b) Kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
c) Kết luận về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
3. Thành phần nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người giám sát khảo sát của chủ đầu tư;
c) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu khảo sát xây dựng hoặc người được ủy quyền;
d) Chủ nhiệm khảo sát của nhà thầu khảo sát xây dựng.
4. Nội dung biên bản nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận nghiệm thu (đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu); chữ ký, họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định nhiệm vụ thiết kế hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể mời tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi thấy cần thiết.
2. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và tuổi thọ của công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu khác đối với công trình.
3. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình có thể được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ đối với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng. Nhà thầu thiết kế chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc kiểm tra chất lượng thiết kế. Người kiểm tra thiết kế phải ký tên, xác nhận trên bản vẽ thiết kế.
2. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình (nếu có).
3. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.
4. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
5. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thực hiện hợp đồng nhận thầu thiết kế với bên giao thầu. Các nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
1. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:
a) Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;
b) Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt;
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;
d) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt.
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế;
c) Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình.
3. Nội dung biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của hợp đồng; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ thiết kế; yêu cầu sửa đổi, bổ sung và các kiến nghị khác nếu có); chữ ký, họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.
4. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thực hiện để phục vụ việc thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng thiết kế giữa chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
CONSTRUCTION SURVEY AND ENGINEERING QUALITY MANAGEMENT
Article 8. Construction survey tasks
1. The survey must be planned in conformity with the scale of the building work. The investor may hire a advisory organization or experts to provide opinions or inspect the construction survey where necessary.
The construction survey objectives formulated by the engineering contractor is the basis for making the invitation to tender for construction survey. In the tender for survey, the surveying contractor shall make a technical plan for construction survey in accordance with Article 9 of this Circular. The investor may hire a surveying contractor to plan the survey serving the determination of the building location, making the report on investment and construction, and setting up the construction project.
2. Primary contents of the construction survey objectives:
a) The purposes of construction survey;
b) The range of construction survey;
c) The method and applicable standards of construction survey (where necessary);
d) The workload of construction survey (intended);
dd) The duration of construction survey.
3. The construction survey objectives may be adjusted in the cases below:
a) Abnormal factors that might directly affect the design are found during the construction survey;
b) The engineering contractor finds that the survey documents fail to meet the engineering requirements;
c) Abnormal factors in comparison to the survey documents, which may affect the construction quality and construction solutions, are found during the construction process.
Article 9. Technical construction survey plan
1. A technical construction survey plan must:
a) Be conformable with the construction survey objectives approved by the investor;
b) Comply with applicable construction survey standards and National Technical Regulation.
2. Contents of a technical construction survey plan:
a) The basis for the technical construction survey plan;
b) The composition and workload of construction survey;
c) The method and surveying equipment and laboratory equipment being used;
d) The applicable construction survey standards;
dd) The quality control and measures for internal quality control of the surveying contractor;
e) The schedule;
g) The measures for protecting infrastructural works and relevant building works in the survey area;
h) The measures for protecting the environment during the survey (water sources, noise, exhaust, etc);
i) Estimated cost of construction survey.
Article 10. Supervising construction survey
1. The surveying contractor shall organize the construction survey quality control themselves. The measures for quality control must be specified in the technical construction survey plan.
2. Contents of a technical construction survey supervision:
a) Inspecting the actual capacity of the surveying contractor, including the personnel, the surveying equipment, the laboratory in comparison with the approved construction survey plan and the construction survey contract;
b) Monitoring and inspecting the construction survey, including: the survey location, the survey workload, the survey procedure, retention of survey data and samples; inspecting the tests run in the laboratory and on-site tests; inspecting the assurance of occupational safety and environmental safety during the survey.
3. The investor and the surveying contractor shall concur with each other on the forms, the supervision logbook, and the record on commissioning of the on-site survey in accordance with Clause 2 of this Article.
Article 11. Contents of the report on construction survey
1. The basis for construction survey.
2. Summary of the location and natural conditions of the surveyed location, characteristics, scale, and nature of the building work.
3. The amount of construction survey done.
4. The construction survey result after testing and analysis.
5. Comments, notes, and suggestions (if any).
6. Conclusion and recommendations
7. Appendices.
Article 12. Commissioning of construction survey result
1. Basis for commissioning:
a) The construction survey contract;
b) The approved construction survey objectives, technical construction survey plan;
c) The report on the construction survey result of the surveying contractor.
2. Commissioning contents:
a) Evaluating the quality of the construction survey report in comparison with the construction survey objectives and technical construction survey plan approved;
b) Inspecting the workload of construction survey done, examine the conformity of the formality, quantity, and other contents according to the construction survey contract.
c) Conclusion about the commissioning of construction survey.
3. Participants in the commissioning:
a) The legal representative of the investor or an authorized person;
b) The survey supervisor of the investor;
c) The legal representative of the surveying contractor or a authorized person;
d) The person in charge of the survey of the construction survey.
4. The commissioning record of the construction survey report shall specify: the items undergoing commissioning, the participants in the commissioning; the time and location of the commissioning, conclusion (accepted or unaccepted), signatures, full names, positions of the legal representatives, and the seals of the legal entities participating in the commissioning.
Article 13. Engineering objectives
1. The investor shall establish or hire consultants to establish engineering objectives. The engineering objectives must be conformable with the construction investment report (pre-feasibility study report) or the investment policies approved by competent authorities.
The engineering objectives are the basis for setting up the project. The investor may hire a advisory organization or experts to provide opinions or inspect the engineering objectives where necessary.
2. Primary contents of the engineering objectives:
a) The bases for establishing the engineering objectives;
b) The purposes of the building work;
c) The building location;
d) The requirements pertaining to planning, landscape, and architecture of the building work;
dd) The requirements pertaining to the scale, life, uses of the building work, and other requirements.
3. The engineering objectives may be adjusted to suit the actuality and sure the sufficiency of the construction project.
Article 14. Requirements pertaining to internal engineering quality control and formality of engineering documents
1. The engineering contractor shall carry out internal inspection of the engineering documents during the engineering and before submitting the engineering documents to the investor or the general contractor. The engineering contractor shall appoint persons or departments under their management, or hire other organizations and individuals to carry out engineering quality inspection. The person that inspects the engineering must sign and make an attestation on the design drawing.
2. The engineering documents of each work include the design description, statistical table, drawings, construction survey reference documents, cost estimates, and maintenance procedure (if any).
3. The size, ratio, and information box of a technical drawing must comply with construction standards. The information box of every technical drawing must contain names and signatures of the designer, the examiner, the person in charge, the legal representative of the engineering contractor, and the seal of the engineering contractor, unless the engineering contractor is an independent individual.
4. The descriptions, technical drawings and estimates must be bound together in a uniform way, enclosed with a table of contents and the legend for reference and long-term storage.
5. If the engineering contractor is the general contractor, the engineering contractor must undertake the design of primary work items or primary technologies of the building work, and take full responsibility for execution of the engineering contract. Engineering sub-contractors are responsible for the progress and engineering quality before the general contractor and law.
Article 15. Commissioning of engineering documents
1. Basis for commissioning of engineering documents:
a) The engineering contract;
b) The approved engineering objectives and previous engineering documents;
c) Applicable National Technical Regulation and standards;
d) The engineering documents examined and approved by the investor.
2. Participants in the commissioning:
a) The legal representative of the investor;
b) The legal representative of the engineering contractor;
c) The person in charge of engineering.
3. The records on the commissioning of the engineering documents shall specify: the items undergoing commissioning, the participants in the commissioning; the time and location of the commissioning, quality and quantity of engineering documents based on technical requirements and contracts; conclusion (accepted or unaccepted, mandatory revisions and other recommendations); signatures, full names, positions of the legal representatives, and the seals of the legal entities participating in the commissioning.
4. Commissioning of engineering documents shall be carried out to serve the process of payment, settlement, and finalization of the engineering contract between the investor and the engineering contractor.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực