Chương 4 Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Số hiệu: | 15/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/02/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2013 |
Ngày công báo: | 17/02/2013 | Số công báo: | Từ số 109 đến số 110 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/08/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng cường quản lý chất lượng công trình
Các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình sẽ phải cung cấp thông tin về năng lực của mình đến cơ quan quản lý nhà nước (CQQLNN) về xây dựng để đăng tải công khai trên website của cơ quan này.
Các thông tin này sẽ được dùng để làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia một số hoạt động xây dựng.
Ngoài ra, các CQQLNN cũng sẽ thực hiện việc thẩm tra hồ sơ thiết kế triển khai đối với một số loại công trình như: nhà chung cư, công trình công cộng từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên…
Nội dung thẩm tra và cơ quan có thẩm quyền thẩm tra với từng loại công trình được quy định cụ thể tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình.
Nghị định 15 cũng quy định cụ thể hơn về việc giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình thi công, khai thác, sử dụng công trình.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/4/2013, thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP và 49/2008/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.
2. Lập và phê duyệt biện pháp thi công.
3. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công.
4. Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng.
5. Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình trong các trường hợp quy định tại Nghị định này.
6. Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 của Nghị định này.
7. Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.
8. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình theo quy định.
1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.
2. Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
3. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật xây dựng.
4. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
5. Kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
6. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
a) Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
b) Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường;
d) Yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
đ) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu;
e) Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.
7. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
9. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
10. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
11. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn.
12. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này.
13. Lập báo cáo hoàn thành đưa công trình xây dựng vào sử dụng hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
14. Chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc nêu tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 13 Điều này và một số công việc khác khi cần thiết.
Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu tư vấn giám sát theo yêu cầu của Hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
3. Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.
6. Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.
8. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.
9. Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
10. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
11. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
12. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
13. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
1. Đảm bảo chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện xây dựng theo tiêu chuẩn được công bố áp dụng và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của thiết kế.
2. Cung cấp cho bên giao thầu đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan tới sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật khác có liên quan; đảm bảo quy định về nhãn mác sản phẩm, hàng hóa.
3. Thực hiện việc chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng.
4. Thực hiện các thỏa thuận với bên giao thầu về quy trình và phương pháp kiểm tra chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện xây dựng trước và trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình cung ứng, sử dụng, lắp đặt trong công trình.
1. Cử người có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của giám sát trưởng và các chức danh giám sát khác.
2. Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của các chức danh giám sát, lập kế hoạch và quy trình kiểm soát chất lượng, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát thi công xây dựng.
3. Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng, đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
4. Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
1. Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng theo chế độ giám sát không thường xuyên hoặc giám sát thường xuyên nếu có thỏa thuận riêng với chủ đầu tư trong hợp đồng.
2. Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng.
3. Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư.
4. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng.
5. Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
1. Trước khi khởi công xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, phải lập, phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy định, trong đó phải thể hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ, công trình lân cận, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
2. Biện pháp thi công phải được nhà thầu thi công xây dựng rà soát định kỳ và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của công trường.
3. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tai nạn.
4. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định theo pháp luật về an toàn lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định.
5. Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
6. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng tuân thủ biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn đã được phê duyệt.
7. Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải có đủ sức khỏe, được huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
8. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công theo quy định.
9. Khi có sự cố mất an toàn trong thi công xây dựng thì việc giải quyết sự cố tuân theo quy định tại Chương VI của Nghị định này.
1. Hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình và công trình xây dựng phải được chủ đầu tư lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.
2. Hồ sơ hoàn thành công trình được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) đó.
3. Số lượng hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận với các nhà thầu và các bên có liên quan.
4. Lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về lưu trữ.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm: Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình.
2. Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản.
3. Các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định.
4. Riêng các công trình, hạng mục công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này còn phải được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình, hạng mục công trình quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này gồm:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các công trình quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này;
b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các công trình quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện kiểm tra các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2. Trước 10 ngày làm việc (đối với công trình cấp II, III và cấp IV) hoặc trước 20 ngày làm việc (đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I) so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này báo cáo hoàn thành hạng mục công trình hoặc hoàn thành công trình cùng danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra công trình, hạng mục công trình hoàn thành, kiểm tra sự tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng khi nhận được báo cáo của chủ đầu tư; kiểm tra công tác nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công xây dựng quan trọng của công trình khi cần thiết;
b) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình và khắc phục các tồn tại (nếu có);
c) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục hoặc toàn bộ công trình khi cần thiết;
d) Kết luận bằng văn bản về các nội dung kiểm tra trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với công trình cấp III và cấp IV) hoặc 30 ngày làm việc (đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II) kể từ khi nhận được hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà chủ đầu tư chưa nhận được văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu thì chủ đầu tư được quyền tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Cơ quan quản lý nhà nước nêu trên chịu trách nhiệm về việc không có kết luận kiểm tra của mình.
Khi có đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, chất lượng bộ phận công trình và chất lượng công trình xây dựng giữa các chủ thể, việc giải quyết thực hiện theo trình tự sau:
1. Các bên liên quan có trách nhiệm thương lượng giải quyết.
2. Trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên liên quan có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn giải quyết.
3. Thông qua Tòa án giải quyết theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật.
QUALITY MANAGEMENT OF CONSTRUCTION EXECUTION
Article 23. The sequence of implementation and quality management of construction execution
1. To select construction contractors;
2. To prepare and approve construction methods;
3. To check the conditions for commencement of construction and report to competent State authorities before the commencement of construction in accordance with the regulations.
4. To organize the construction execution of works and supervision and acceptance during the process of construction execution.
5. To conduct quality inspection of construction works and construction items in cases as stipulated in this Decree.
6. To inspect the acceptance of completed construction items or works before they are put into use as stipulated in Clause 3, Article 32 of this Decree.
7. To accept completed construction items or works before they are put into use.
8. To prepare completion dossiers of construction works, to archive dossiers of works in accordance with the regulations.
Article 24. Investors’ responsibilities
1. To select eligible organizations, individuals in accordance with the provisions in order to implement construction execution, construction supervision (if any), testing, quality inspection of construction works (if any) and other construction consultancy services.
2. To notify relevant contractors of duties and rights of individuals in the quality management system of Investors and construction supervision consultants for their coordination in implementation.
3. To check the conditions of construction commencement as stipulated in Article 72 of the Law on Construction;
4. To check the conformity of construction contractors‘ capacity to bidding dossiers and construction contracts, inclusive of manpower, construction equipments, construction specialized laboratories, quality management system of construction contractors.
5. To check the mobilization and arrangement of personnel by construction supervision consultants compared to conditions specified in the contracts;
6. To check and supervise during the process of construction, inclusive of:
a) To check construction materials, components, products and equipment to be used in facilities; to conduct testings to check the quality when necessary;
b) To check the construction methods in which measures to ensure safety for human, machineries, equipment and facilities are clearly specified of construction contractors;
c) To check, urge and supervise construction contractors and other consultants/contractors working at sites;
d) To request design contractors to modify designs when shortcomings and irrationalities are detected;
dd) To check documents for acceptance;
e) To check and certify as-built drawings;
7. To implement the regulations on environment protection for works according to regulations on environment protection.
8. To organize the quality inspection of construction parts, items and whole works in case of any doubt on the quality or in case of being requested by State authorities;
9. To organize the acceptance of construction works;
10. To organize the preparation of completion documents of worls;
11. To halt or suspend construction of the contractor when the construction quality does not meet the technical requirements and construction methods are not safe.
12. To take the prime responsibility for and coordinate with relevant stakeholders in handling difficulties and arising problems during construction execution and to handle, to remedy the incidents as stipulated in this Decree;
13. To prepare reports on works completion for putting it into use or; to prepare irregular reports upon requests and send to State authorities on construction according to this Decree.
14. Investors can hire supervision consultants to conduct partly or all of tasks stated in Clause 3, Clause 4, Clause 6, Clause 9, Clause 10 and Clause 13 of this Article and some other tasks if necessary.
Investors are responsible for examination of implementation of supervision consultants as requirements in construction contracts and relevant regulations of law.
Article 25. Construction contractors’ responsibilities
1. To establish quality management system this must conform to the scale of works and also stipulate the responsibilities of each individual and division in the quality management of works.
2. To demarcate the responsibilities in the quality management of construction works among stakeholders in cases of construction general contractor contracts; designing and construction general contractor contracts; designing-procurement-construction general contractor contracts; project making-designing-procurement-construction general contractor contracts and other kinds of combined contracts (if any).
3. To arrange personnel; to provide materials and construction equipment in accordance with the contract requirements and relevant regulations;
4. To receive and manage construction site (plan); to preserve location points and bench marks of construction works;
5. To prepare and approve construction methods in which measures to ensure safety for human, machineries, equipment and facilities are clearly specified and construction schedule, excepting there are other regulations in the contract;
6. To conduct inspection and testing for materials, components, construction equipment, technological equipment in accordance with the technical standards, requirements of designs and contracts before they are used for construction and installed in construction works;
7. To conduct construction execution in accordance with the contracts, construction permits and designs; to ensure the quality of construction works and safety during construction;
8. To timely inform Investors when detecting any difference between design, contract dossiers and field conditions;
9. To correct errors and defects in quality for the jobs they perform; to take the prime responsibility for and coordinate with Investors in organizing the remedy of failures during construction; to prepare reports on incidents and coordinate with stakeholders in the state inspection of incident causes;
10. To prepare and record in construction diaries in accordance with the regulations;
11. To prepare as-built drawings in accordance with the regulations;
12. To report to Investors the schedule, quality, volume and labour safety and environment sanitation as requested by Investors;
13. To return the site and move materials, machineries, equipment and other assets out of the site after the works are accepted and handed over unless the contract has different agreements.
Article 26. Responsibilities of manufacturers and suppliers of materials, products, equipment and components used in construction works
1. To ensure the quality of construction materials, products, equipment and components in accordance with the applied standards and national technical codes in correspondence and the requirements of design;
2. To provide the contractual party with sufficient information and documents related to products and goods as stipulated by the regulations on the quality of products and goods and other relevant regulations; follow the regulations on labels of products and goods.
3. To carry out the certification of conformity with the standards and regulations as stipulated in the law and other testing to inspect the quality as stipulated in the contract.
4. To fulfil the agreements with the contractual party on the procedure and method to inspect the quality of construction materials, products, equipment and components before and during the production process as well as during the process of supplying, using and installing into the works.
Article 27. Responsibilities of construction supervision consultants
1. To assign eligible persons as chief supervisors and other positions of supervision in accordance with regulations.
2. To prepare the organizational structure and supervision workplan including the responsibilities, powers, tasks for all positions of supervision, the quality control plan and procedure, the inspection and acceptance procedure, the management of related documents and materials during the process of construction supervision.
3. To perform construction supervision in accordance with the provisions stipulated in the contracts and the workplans approved by Investors and regulations on construction quality management.
4. To accept works performed by contractors as according to the construction contracts.
Article 28. Author supervision responsibilities of design contractors
1. Design contractors who prepare technical designs in case of three-step designs and who prepare construction drawing designs in case of one-step or two-step designs must assign qualified staffs to conduct author supervision iregullarly during construction execution or regularly in case of particular agreement with Investors in the contracts.
2. To explain about and to clarify design documents at the request of Investors, construction contractors and supervision consultants.
3. To coordinate with Investors if requested to handle problems and arising matters related to designs during construction execution; to modify the design to make it appropriate to the actual situation of construction execution; to handle irrationalities of the designs at the request of Investors.
4. To promptly inform Investors and recommend countermeasures when construction contractor’s execution is detected to be different from approved designs.
5. To participate in the acceptance of construction works at the request of Investors. If detecting that construction items or construction works are not eligible for acceptance, they must promptly inform Investors in writing.
Article 29. Safety management during construction execution
1. Before the commencement of construction, construction method must be prepared and approved by construction contractor pursuant to the regulation. The construction method must explain the measures to ensure safety for laborers, construction equipment, major works, temporary works, auxilary works, neighboring works, explosion and fire prevention and fighting, and environmental protection.
2. Construction methods must be regularly reviewed and adjusted to make them appropriate to the actual situations of sites by construction contractors.
3. Solutions for safety assurance as well as the regulations on labor safety must be made public at sites for people to know and follow; places of danger at sites must be warned to avoid accidents.
4. Operators of construction machineries and equipments and those engaging in jobs with strict requirements on labor safety as prescribed by law on labour safety must be trained on labor safety and must hold labor safety certificates in accordance with regulation;
5. Construction machineries and equipment with strict requirements on labor safety must be inspected and registered to competent State agencies in accordance with the regulations before their operation at sites. During the operation of construction machineries and equipment, the labor safety assurance procedures and methods must be followed.
6. Investors are responsible for conducting the inspection and urging contractors, consultants to follow approved construction methods and solutions for safety.
7. Laborers involved in construction execution at sites must be eligible healthy, trained on safety and allocated adequate safety equipment as stipulated by regulations on labor safety.
8. Competent authorities shall guide and inspect the safety assurance during the construction execution in accordance with the regulations.
9. In case of unsafe incidents during construction execution, the handling must follow the stipulations in Chapter VI of this Decree.
Article 30. Preparation and archives of completion dossiers of completed items, construction works
1. Completion dossiers of completed items and works must be fully prepared by Investors before construction items or construction works are put into use.
2. Completion dossiers can be prepared one time for the whole project if all the works (or items) of the project are put into use at the same time. In case of various timing of putting into use, the completion dossiers can be prepared separately for each works (item).
3. Number of copy of completion dossiers shall be decided by Investors based on the agreement with contractors and stakeholders.
4. Archiving of completion dossiers of works shall follow the regulations on archives.
Article 31. Acceptance of construction works
1. Investors shall take responsibility for organizing the acceptance of construction works, including acceptance of construction jobs during construction execution; acceptance of completed construction items and works before putting into use.
In case of necessity, Investors shall stipulate the acceptance of important construction shifting stages of works.
2. The contents which need to be accepted and handed over must be clearly stipulated in construction contracts: Basis, conditions, sequence, timing, documents, formats, minutes and participants for the acceptance and handover of completed facility items, works. Acceptance and handover results must be made in record.
3. Completed construction parts, items and works are put into use only after accepted by Investors as prescribed by the law.
4. Regarding construction works and items as stipulated in Clause 1, Article 21 of this Decree only, the inspection by State authorities on construction over the acceptance of investor is required before they are put into use.
Article 32. Inspection over the acceptance before putting works into use
1. State authorities on construction, which shall conduct the inspection over acceptance of Investors in cases of construction works and construction items as stipulated in Clause 1, Article 21 of this Decree, are:
a) Specialized agencies under the Ministry of Construction, Ministries managing specialized construction works shall inspect the works specified in point a, clause 2, Article 21 of this Decree;
b) Departments of construction, Departments managing specialized construction works shall conduct the inspection over works specified in point b, Clause 2, Article 21 of this Decree;
c) The Ministry of National Defence, Ministry of Public Security organize the inspection over works of defence, security sector.
2. 10 working days (for works of grade II, III and IV) or 20 working days (for works of special grade and grade I) before the date that Investors expect to organize the acceptance to put construction works or construction items into use, Investors must send to competent State authorities as stipulated in Clause 1 of this Article the completion reports of construction items or works which are prepared together with the list of completion dossiers of construction items and works.
3. Competent State authorities as stipulated in clause 1 of this Article shall take responsibilities as follows:
a) To inspect completed construction items and works, the compliance with the regulations on the quality management of construction works when receiving reports from Investors; to inspect the acceptance of important construction shifting stages when necessary;
b) To request Investors and stakeholders to explain about and overcome shortcomings (if any);
c) To request Investors and stakeholders to conduct quality inspection of construction parts, items or works when necessary;
d) To have written conclusion on the inspection contents within 15 working days (for works of grade III and grade IV) and 30 working days (for facilities of special grade, grade I, and grade II) since receiving dossiers as stipulated in Clause 2 of this Article.
When the abovementioned time limit is over without any acceptance inspection results from the authorized state agencies as stipulated in clause 1 of this Article, Investors are entitled to organize acceptance in order to put works into use. The above mentioned authorized state agencies shall take responsibility for not providing their inspection results.
Article 33. Hanlding of disputes over the quality of construction works
When there is different opinions about the quality of the product, construction parts and works among subjetcs, the sequence of handling is as belows:
1. Stakeholders are responsible to hold negotiation for solutions.
2. If no agreement can be reached, stakeholders can request for instruction to state authorities on construction.
3. The disputes may be solved through courts in accordance with the provisions of contracts and the regulations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 53. Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
Điều 6. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Điều 23. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng
Điều 24. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Điều 25. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Điều 27. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Điều 28. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
Điều 32. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
Điều 33. Xử lý tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng
Điều 36. Phân loại, phân cấp sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng
Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng
Điều 43. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, ngành khác
Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Điều 46. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng