
Chương VIII Nghị định 146/2018/NĐ-CP: Quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Số hiệu: | 146/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2018 |
Ngày công báo: | 02/11/2018 | Số công báo: | Từ số 1019 đến số 1020 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Theo đó, chậm nhất đến ngày 01/01/2020 cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, Nghị định cũng làm rõ những quy định sau:
- Đối với mức đóng của nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì được giảm trừ mức đóng khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế cùng tham gia trong năm tài chính.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tổng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này được phân bổ và sử dụng như sau:
1. 90% dành cho khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là quỹ khám bệnh, chữa bệnh) được sử dụng cho các mục đích:
a) Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại các Điều 14, 26, 27 và 30 Nghị định này;
b) Trích để lại cho các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này.
2. 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế và được quy định như sau:
a) Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế tối đa bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế. Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế cụ thể hàng năm và nội dung chi thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Mức trích quỹ dự phòng là số tiền còn lại sau khi đã trích quỹ quản lý quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm a khoản này, tối thiểu bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế.
1. Chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế gồm:
a) Chi hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp;
b) Chi các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; phát triển, quản lý người tham gia; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; cải cách thủ tục; tổ chức thu; thanh tra, kiểm tra và chi khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
c) Chi ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư phát triển.
2. Nội dung chi cụ thể quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Số tiền trích để lại cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
a) 5% số thu bảo hiểm y tế tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi hoặc học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục, công thức tính như sau:
Số tiền trích = 5% x (Nsố người x Mbảo hiểm y tế x Lcơ sở x Th)
Trong đó:
- Nsố người: Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi; học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tham gia bảo hiểm y tế.
- Mbảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm y tế áp dụng đối với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi hoặc học sinh, sinh viên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Lcơ sở: Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế.
- Th: Số tháng đóng bảo hiểm y tế.
Định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền quy định tại điểm này cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổng hợp vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
b) 1% tính trên số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản chi này ngay sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Số tiền trích để lại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này bằng 1% tính trên số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản chi này ngay sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Số tiền trích để lại cho người làm việc trên tàu đánh bắt xa bờ:
a) Mức chi bằng 10% số thu bảo hiểm y tế tính trên số người làm việc trên tàu có tham gia bảo hiểm y tế để mua tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu, công thức tính như sau:
Số tiền trích = 10% x (Nsố người x Mbảo hiểm y tế x Lcơ sở x Th)
Trong đó:
- Nsố người : Số người tham gia bảo hiểm y tế làm việc trên tàu đánh bắt.
- Mbảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thứ nhất trong hộ gia đình theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Lcơ sở: Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Th: Số tháng đóng bảo hiểm y tế.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức mua và cấp cho các chủ tàu đánh bắt xa bờ tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế. Cơ quan bảo hiểm xã hội trích chuyển số tiền quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan, tổ chức được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mua tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế; tổng hợp số tiền đã trích chuyển vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế trình Chính phủ điều chỉnh mức trích chuyển kinh phí chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1. Số tiền trích để lại cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
a) 5% số thu bảo hiểm y tế tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi hoặc học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục, công thức tính như sau:
Số tiền trích = 5% x (Nsố người x Mbảo hiểm y tế x Lcơ sở x Th)
Trong đó:
- Nsố người: Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi; học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tham gia bảo hiểm y tế.
- Mbảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm y tế áp dụng đối với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi hoặc học sinh, sinh viên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Lcơ sở: Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế.
- Th: Số tháng đóng bảo hiểm y tế.
Định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền quy định tại điểm này cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổng hợp vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
b) 1% tính trên số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản chi này ngay sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Số tiền trích để lại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này bằng 1% tính trên số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản chi này ngay sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Số tiền trích để lại cho người làm việc trên tàu đánh bắt xa bờ:
a) Mức chi bằng 10% số thu bảo hiểm y tế tính trên số người làm việc trên tàu có tham gia bảo hiểm y tế để mua tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu, công thức tính như sau:
Số tiền trích = 10% x (Nsố người x Mbảo hiểm y tế x Lcơ sở x Th)
Trong đó:
- Nsố người : Số người tham gia bảo hiểm y tế làm việc trên tàu đánh bắt.
- Mbảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thứ nhất trong hộ gia đình theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Lcơ sở: Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Th: Số tháng đóng bảo hiểm y tế.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức mua và cấp cho các chủ tàu đánh bắt xa bờ tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế. Cơ quan bảo hiểm xã hội trích chuyển số tiền quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan, tổ chức được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mua tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế; tổng hợp số tiền đã trích chuyển vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế trình Chính phủ điều chỉnh mức trích chuyển kinh phí chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1. Cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định này (trừ cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 19 Nghị định này) được cấp kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;
b) Có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Nội dung chi:
a) Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên, các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích hoặc các trường hợp bệnh thông thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
b) Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
c) Chi mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
3. Thanh toán, quyết toán kinh phí:
a) Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế tại cơ sở và quyết toán với đơn vị quản lý cấp trên theo quy định hiện hành;
b) Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí của cơ sở và quyết toán với đơn vị cấp trên (nếu có);
c) Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện mở sổ kế toán riêng để phản ánh việc tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí, không tổng hợp vào quyết toán chi phí của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế;
d) Đối với cơ quan, đơn vị khác thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế của cơ quan, đơn vị và quyết toán với cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực thuộc (nếu có) hoặc cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định hiện hành.
4. Cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp kinh phí chi cho khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm sử dụng cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, không được sử dụng vào các mục đích khác. Số kinh phí được cấp đến cuối năm chưa sử dụng hết, được chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng, không phải quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
1. Nguồn hình thành quỹ dự phòng:
a) Số tiền được trích hàng năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 Nghị định này và điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế;
b) Các khoản thu chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế;
c) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế;
d) Tiền lãi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.
2. Nội dung sử dụng quỹ dự phòng:
a) Bổ sung kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các tỉnh, thành phố trong trường hợp số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này nhỏ hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm. Sau khi thẩm định quyết toán, bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bổ sung toàn bộ phần kinh phí chênh lệch này từ nguồn quỹ dự phòng;
b) Hoàn trả ngân sách nhà nước kinh phí cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trường hợp quỹ dự phòng không đủ để bổ sung kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho các tỉnh, thành phố theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam phương án giải quyết trước khi báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ các biện pháp giải quyết để bảo đảm đủ và kịp thời nguồn kinh phí cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
1. Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập kế hoạch tài chính về thu, chi quỹ bảo hiểm y tế; chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế và đầu tư từ số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tài chính.
2. Hàng năm, trước ngày 01 tháng 10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo quyết toán quỹ bảo hiểm y tế năm trước theo quy định tại Điều 32 của Luật bảo hiểm y tế.
USE AND MANAGEMENT OF HEALTH INSURANCE FUND
Article 31. Distribution and use of the health insurance fund
Total health insurance contribution amount prescribed in Article 7 hereof shall be distributed and utilized as follows:
1. 90% of such amount intended for medical services (hereinafter referred to as medical service fund) shall be used for the following purposes:
a) Paying costs in the list of health insurance-covered costs of a health insurance policyholder as prescribed in Article 14, 26, 27 and 30 hereof;
b) Setting aside a part of such amount given to educational institutions or vocational training establishments, entities, organizations or enterprises satisfying prescribed requirements in accordance with clause 1 of Article 34 hereof.
2. 10% of health insurance contributions shall be intended for the provisional fund and payment of costs of management of the health insurance fund and shall be subject to the following provisions:
a) The payment amount of costs of management of the health insurance fund is equal to 5% of total health insurance contribution amount. The annual payment amount of costs of management of the health insurance fund and the payment items shall be regulated by the Prime Minister;
b) The amount set aside for the provisional fund is the remaining amount resulting from the deduction from the health insurance fund for costs of management of the health insurance fund under the provisions of point a of this clause, and shall be equal to 5% of total health insurance contribution amount at minimum.
Article 32. Costs of management of the health insurance fund
1. Costs of management of the health insurance fund shall be comprised of the followings:
a) Payments for performing activities by the organizational machineries of all-level social insurance agencies;
b) Payments for propagating and disseminating regulatory policies and law soft; attracting and managing health insurance policyholders; organizing professional training; reforming administrative procedures; carrying out collection activities; conducting inspection and audit activities and other payments in accordance with laws on health insurance;
c) Payments for application of information technologies and capital investments.
2. Specific payment items prescribed in clause 1 of this Article shall be subject to regulations promulgated by the Prime Minister.
Article 33. Payment amounts for primary medical care services
1. The amounts set aside for payments to an educational institution or vocational training establishment shall include:
a) 5% of health insurance revenues in connection with total number of children under 6 years of age, pupils or students studying at that educational institution shall be calculated according to the following formula:
Amount = 5% x (Nnumber of persons x Mhealth insurance x Lbase x Th)
Where:
- Nnumber of persons: Number of children under 6 years of age, pupils or students studying at an educational institution or a vocational training establishment participating in the health insurance.
- Mhealth insurance: Rate of payment of health insurance contribution applied to policyholders who are children under 6 years, pupils or students prescribed in clause 1 of Article 7 hereof.
- Lbase: Base pay rate determined on the date of payment of health insurance contribution.
- Th: Number of months of health insurance contribution payment.
On a periodic basis, every 03 months, 06 months or 12 months, the social insurance agency shall be responsible for transferring the amount prescribed in this point to an educational institution or vocational training establishment, and consolidating such amount into the financial report of the fund for health insurance-covered medical services.
b) With respect to 1% of the monthly health insurance contribution for an employee working at an educational institution or a vocational training establishment, the social insurance agency shall be responsible for covering this amount immediately after receipt of the health insurance contribution from the educational institution or the vocational training establishment.
2. The amount retained for an entity, organization or enterprise meeting requirements as prescribed in clause 1 of Article 34 hereof shall be equal to 1% of the monthly health insurance contribution amount that such entity, organization or enterprise pays for their employees. The social insurance agency shall be responsible for paying such cost immediately after receipt of the health insurance contribution paid by this entity, organization or enterprise.
3. The amount retained for persons aboard an offshore fishing vessel:
a) The payment amount equal to 10% of the health insurance revenue in connection with the number of persons aboard such vessel who participates in the health insurance for the purpose of buying medicine cabinets, medicines and medical supplies for medical first aid and primary care services shall be calculated according to the following formula:
Amount = 10% x (Nnumber of persons x Mhealth insurance x Lbase x Th)
Where:
- Nnumber of persons: Number of participants in the health insurance program who work aboard a fishing vessel.
- Mhealth insurance: Health insurance contribution rate applied to the first policyholder in a family household in accordance with point e of clause 1 of Article 7 hereof.
- Lbase: Base pay rate determined on the date of payment of health insurance contribution.
- Th: Number of months of health insurance contribution payment.
b) President of the provincial People’s Committee shall manage purchase and donation of medicine cabinets, medicines and medical supplies for owners of offshore fishing vessels. The health insurance agency shall transfer the amount prescribed in point a of this clause to the entity or organization authorized by the President of the provincial People’s Committee to purchase medicine cabinets, medicines and medical supplies; enter such amount into the financial report of the fund for health insurance-covered medical services.
4. Based on the actual demands and capability of balancing of the health insurance fund, the Minister of Health shall recommend any proper adjustment in the amount retained for payment of primary care costs to the Government for its approval.
Article 34. Medical cost payment and accounting requirements and contents with respect to primary care services
1. The educational institutions, vocational training establishments, entities, organizations or enterprises prescribed in point b of clause 1 of Article 31 hereof (except those that have signed health insurance-covered medical service contracts as per Article 19 hereof) shall be entitled to the health insurance fund’s allocations for performing primary care services if they satisfy the following requirements:
a) Have at least a person who conforms to medical practicing requirements under laws on medical examination and treatment, and work under the single-employment or multiple-employment regime in the primary care domain;
b) Have medical care wards or private rooms for first aid or primary care activities for policyholders under the management of an educational institution or vocational education establishment, entity, organization or enterprise in case of accidents resulting in injuries, common diseases when studying or working at these educational institutions, vocational training establishments, entities, organizations or enterprises.
2. Payment items:
a) Payments for medicines, medical supplies for first aid or primary care services for children, pupils, students policyholders under the management of these entities, organizations or enterprises in case of accident-related injuries, common diseases when studying or working at the abovementioned entities;
b) Payments for purchase and repair of common medical equipment serving the needs of primary care, filing cabinets used for archival of medical records at these entities;
c) Payments for purchase of stationery accessories used for provision of medical services in the primary care domain.
3. Cost payment and settlement:
a) Pubic educational institutions or vocational education establishments shall record medical costs arising in the primary care domain in costs intended for operation of their medical service operations and carry out the settlement thereof with higher-level supervisory units in accordance with existing regulations;
b) Non-pubic educational institutions or vocational education establishments shall record medical costs arising in the primary care domain in their operational costs and carry out the settlement thereof with higher-level supervisory units (if any);
c) Enterprises and economic organizations shall create a separate accounting book to reflect the receipt of the health insurance fund's allocations, the use of these allocations and shall not be allowed to consolidate costs incurred into the cost settlement report of each enterprise or economic organization;
d) Other entities shall record medical costs arising in the primary care domain in costs incurred by performing their healthcare activities of these entities and carry out the settlement thereof with higher-level supervisory bodies (if any) or same-level financial institutions under existing regulations.
4. Educational institutions, vocational training establishments, organizations or enterprises given allocations for medical services in the primary care domain as prescribed herein shall be responsible for using them for primary care services, shall not be allowed to use them for other purposes. The remaining amount of allocations which are given for use to the end of the year and have not been used up shall be brought forward for use in the following year and may not need to be settled with social insurance agencies.
Article 35. Management and utilization of the provisional fund
1. Funding sources:
a) Amounts retained annually as prescribed in point b of clause 2 of Article 31 hereof and point a of clause 3 of Article 35 in the Law on Health Insurance;
b) Amounts derived from deferrals or evasions of health insurance contribution payment;
c) Returns yielded from the health insurance fund’s investments;
d) Interests accruing due to deferred payment or evasion of health insurance contributions.
2. Purposes of the provisional fund’s allocations:
a) Allocations used as supplementary amounts funding medical services in cities and provinces in case of total health insurance revenue intended for medical services referred to in clause 1 of Article 31 hereof which is less than total expenditure in the year. After evaluation of the cost settlement report, the Social Security of Vietnam shall be responsible for offsetting the difference by using the provisional fund.
b) Allocations used as state budget refunds owing to recurring issuance of health insurance cards.
3. In case where the provisional fund is insufficient to provide supplementary amounts for medical services in cities and provinces under point a of clause 2 of this Article, the Vietnam Social Security shall report to the Council for Social Insurance Management and recommend measures to deal with such situation before submitting a consolidated report to the Ministry of Health and the Ministry of Finance.
The Ministry of Health shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in recommending measures to the Government to ensure adequacy and timely provision of funds for health insurance-covered medical services in accordance with regulations in force.
Article 36. Financial planning and settlement
1. On an annual basis, the Vietnam Social Security shall draw up plans for the health insurance fund's revenues and expenditures; funds for management of the health insurance fund and investments derived from temporarily idle amounts of the health insurance fund. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of Health in submitting the review and general report to the Prime Minister to receive his decision on assignment of the financial plan.
2. On an annual basis, prior to October 1, the Vietnam Social Security shall be responsible for preparing the general and cost settlement report of the health insurance fund in the previous year as prescribed in Article 32 of the Law on Health Insurance.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
Điều 9. Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Điều 24. Thanh toán theo giá dịch vụ
Bài viết liên quan
BHYT trẻ sơ sinh lấy ở đâu? Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh cần những gì?

BHYT trẻ sơ sinh lấy ở đâu? Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh cần những gì?
Theo quy định, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh ngay từ khi mới sinh. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn băn khoăn làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu? Hồ sơ, thủ tục cần những gì? Việc đăng ký thẻ BHYT cho trẻ cần thực hiện sớm để trẻ được hưởng đầy đủ quyền lợi khi khám chữa bệnh mà không mất chi phí. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn địa điểm cấp thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh, thủ tục cần chuẩn bị và quy trình thực hiện mới nhất năm 2025, giúp cha mẹ dễ dàng hoàn tất việc đăng ký thẻ cho con. 04/03/2025Trẻ sơ sinh chưa có bảo hiểm y tế đi khám được không?

Trẻ sơ sinh chưa có bảo hiểm y tế đi khám được không?
Bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi là chế độ bắt buộc và được cấp miễn phí theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh chưa được cấp thẻ BHYT kịp thời, khiến cha mẹ lo lắng liệu con có thể đi khám chữa bệnh mà chưa có thẻ BHYT hay không? Các bệnh viện có chấp nhận khám cho trẻ trong trường hợp này không? Quy trình thực hiện như thế nào để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cho trẻ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy định khám chữa bệnh cho trẻ sơ sinh chưa có BHYT, giúp cha mẹ an tâm khi đưa con đi khám bệnh. 04/03/2025Trẻ em mới sinh chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì có thể dùng giấy khai sinh để khám chữa bệnh được không?

Trẻ em mới sinh chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì có thể dùng giấy khai sinh để khám chữa bệnh được không?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí và hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh theo quyền lợi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ sơ sinh chưa được cấp thẻ BHYT kịp thời khiến cha mẹ lo lắng về việc có thể sử dụng giấy khai sinh thay thế thẻ BHYT để khám chữa bệnh hay không. Vậy quy định mới nhất năm 2025 về vấn đề này như thế nào? Bệnh viện có chấp nhận giấy khai sinh khi chưa có thẻ BHYT không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quyền lợi bảo hiểm y tế cho trẻ em mới sinh và hướng dẫn thủ tục khi chưa có thẻ BHYT. 04/03/2025Bảo hiểm y tế cho học sinh bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Bảo hiểm y tế cho học sinh bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
Bảo hiểm y tế (BHYT) cho học sinh, sinh viên là chính sách bắt buộc, giúp các em được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh với chi phí thấp khi cần thiết. Mỗi năm, mức đóng BHYT có thể thay đổi theo quy định của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Năm 2025, mức đóng BHYT cho học sinh có gì thay đổi? Chi phí cụ thể là bao nhiêu? Có được hỗ trợ từ nhà nước không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức đóng BHYT cho học sinh mới nhất năm 2025, giúp phụ huynh và học sinh nắm rõ để đăng ký đúng thời hạn và hưởng đầy đủ quyền lợi. 22/02/2025Bảng giá bảo hiểm y tế chi tiết mới nhất 2025

Bảng giá bảo hiểm y tế chi tiết mới nhất 2025
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh quan trọng, giúp người dân giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh. Hàng năm, mức đóng BHYT có thể có sự điều chỉnh để phù hợp với quy định của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Năm 2025, bảng giá BHYT tiếp tục được cập nhật, bao gồm mức đóng của từng nhóm đối tượng, từ học sinh, sinh viên, hộ gia đình đến người lao động và doanh nghiệp. Vậy mức đóng BHYT năm 2025 là bao nhiêu? Có thay đổi gì so với năm trước không? Các chính sách hỗ trợ khi tham gia BHYT như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp bảng giá BHYT chi tiết mới nhất năm 2025, giúp bạn nắm rõ thông tin và chủ động trong việc tham gia bảo hiểm y tế. 22/02/20256 điều cần lưu ý về thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi cha mẹ cần biết mới nhất 2025

6 điều cần lưu ý về thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi cha mẹ cần biết mới nhất 2025
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh quan trọng giúp trẻ dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe toàn diện mà không tốn kém chi phí. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chưa nắm rõ những quy định mới về quyền lợi, thủ tục cấp thẻ và các lưu ý quan trọng khi sử dụng BHYT cho con em mình. Việc hiểu rõ những thông tin này không chỉ giúp đảm bảo trẻ được khám chữa bệnh đúng chế độ mà còn tránh những rắc rối khi thẻ BHYT gặp vấn đề. Dưới đây là 6 điều cha mẹ cần biết về thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi trong năm 2025 để đảm bảo con luôn được chăm sóc sức khỏe tốt nhất. 27/02/2025Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi khi nào mới nhất 2025?

Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi khi nào mới nhất 2025?
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên, không phải lúc nào thẻ BHYT cũng có giá trị sử dụng. Có những trường hợp nhất định mà thẻ BHYT sẽ bị thu hồi hoặc không còn hiệu lực, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia. Vậy theo quy định mới nhất năm 2025, những trường hợp nào thẻ BHYT sẽ bị thu hồi? Cùng tìm hiểu để tránh rủi ro và đảm bảo quyền lợi khi sử dụng BHYT. 27/02/2025Thẻ bảo hiểm y tế là gì? Cách sử dụng khi đi khám chữa bệnh BHYT mới nhất 2025

Thẻ bảo hiểm y tế là gì? Cách sử dụng khi đi khám chữa bệnh BHYT mới nhất 2025
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, giúp người dân giảm bớt gánh nặng tài chính khi khám chữa bệnh. Trong những năm qua, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có nhiều cải tiến trong việc cấp phát thẻ BHYT nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia. Một trong những thay đổi đáng chú ý là việc chuyển đổi từ mẫu thẻ BHYT cũ sang mẫu thẻ mới từ năm 2021. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu thẻ BHYT mẫu cũ có còn giá trị sử dụng hay không và cần làm gì để đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. 27/02/2025Xin lại giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế trường hợp nào?

Xin lại giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế trường hợp nào?
Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) giúp người bệnh được hưởng quyền lợi khi khám, chữa bệnh tại tuyến trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần xin lại giấy chuyển tuyến để tiếp tục điều trị. Vậy những trường hợp nào được xin lại giấy chuyển tuyến BHYT? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau. 10/02/2025Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế có giá trị bao nhiêu ngày?
