Chương VI Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Chứng minh và chứng cứ
Số hiệu: | 126/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/10/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/12/2020 |
Ngày công báo: | 02/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1019 đến số 1020 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về quản lý thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 vừa được Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020.
Theo đó, trong thời gian người nộp thuế (NNT) tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì:
- NNT không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp NNT tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- NNT không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; trường hợp NNT được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hóa đơn theo quy định thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- NNT phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc, thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế và xử lý hành vi vi phạm về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 05/12/2020).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này.
5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
1. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:
a) Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định tại điểm a khoản này; vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật;
c) Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
d) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý;
đ) Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
2. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
1. Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.
Người tố giác, báo tin về tội phạm trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ tố giác, báo tin về tội phạm.
Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.
1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
1. Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
2. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận định giá tài sản thì phải nêu rõ lý do; nếu kết luận chưa rõ thì quyết định định giá lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án.
Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử.
4. Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.
5. Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.
1. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.
ATTESTATION AND EVIDENCE
Article 85. Attestation in criminal lawsuits
Competent procedural authorities, when investing, prosecuting and hearing criminal lawsuits must attest:
1. The existence of the crime, time, space and facts of the crime;
2. The perpetrator of the crime; the presence of guilt, intentional or unintentional acts; the existence of criminal capacity; purposes and motive of the crime;
3. Facts aggravating and mitigating criminal liabilities of suspects, defendants and identity traits of suspects and defendants;
4. Nature and severity of damages caused by the crime;
5. Reasons and conditions leading to the crime;
6. Other facts in connection with the exclusion or exemption of criminal liabilities and impunity.
Evidences are de facto and collected as per the sequence and formalities defined by this Law. Evidences are grounds for the determination of a crime, perpetrators of such crime and other valuable facts for the settlement of the case.
Article 87. Sources of evidences
1. Evidences are collected and determined from these sources:
a) Exhibits;
b) Statements, presentations;
c) Electronic data;
d) Findings of expert examination and valuation;
dd) Records of legal proceedings, investigation, prosecution, adjudication, sentence enforcement;
e) Results of judicial delegation and other international cooperations;
g) Other documents and items.
2. Palpable things not collected as per the sequence and formalities as per this Law bear no legal effect and are not evidences for the settlement of criminal lawsuits.
Article 88. Collection of evidences
1. Competent procedural authorities, to collect evidences, are entitled to perform activities of evidence collection as per this Law, and to request other authorities and entities to provide evidences, documents, items, electronic data and facts that solve the case.
2. Defense counsels, to collect evidences, are entitled to meet persons whom they defend, crime victims, witness testifiers and other individuals knowledgeable about the case to put questions and hear such persons’ stories related to the case; to request authorities and entities to provide documents, items and electronic data for pleading.
3. Other participants in legal proceedings, authorities and entities can provide evidences, documents, items, electronic data and relate matters of the case.
4. Competent procedural authorities, when receiving evidences, documents, items and electronic data related to the case from individuals as stated in Point 2 and Point 3 of this Article, shall make written records of submission, verify and assess such as per this Law.
5. In 05 days’ time upon making written records of investigative activities, collecting and receiving documents on the case, which procurators do not directly administer according to this Law, investigation authorities and units assigned to investigate are responsible for transferring such records and documents to the Procurarcy for the latter’s administration of the establishment of case files. Such deadline may be extended for at most 15 days in case of objective obstacles. In 03 days' time, the Procuracy affixes seal on records and documents for administration and have them archived and transferred to investigation authorities and units assigned to investigate. The delivery of records and documents are executed in writing according to Article 133 of this Law.
Exhibits include tools and means of crimes, objects with criminal traces, criminals' targets, money or other items as satisfactory evidences of crimes and malefactors or of significance to the settlement of cases.
Article 90. Preservation of exhibits
1. Exhibits must be preserved intact and protected from loss, disorder and deterioration. Exhibits are preserved as follows:
a) Sealing of exhibits that must be stored in sealed containers shall be done upon the acquisition of such items. Sealing and removal of seal are executed in writing and inputted in case files. Sealing and removal of seal on exhibits abide by the government's regulations;
b) Exhibits including money, gold, silver, precious metals, precious stones, antiques, explosives, inflammables, toxic, radioactive substances and military arms must undergo expert examination upon the acquisition of such items and must be subsequently transferred in prompt manner to the State Treasury or specialized units for storage. If exhibits are money, gold, silver, precious metals, precious stones and antiques with criminal traces, they shall be put in sealed containers as per Point a of this Section. If exhibits are harmful bacteria, body parts, tissue samples, blood samples and other samples from human body, they shall be preserved at specialized authorities according to the laws.
c) If exhibits cannot be transported to competent procedural authorities for preservation, competent procedural authorities shall give them to lawful owners or managers of such items or to their kindred or to local authorities or organizations adjacent to the said exhibits;
d) If exhibits are susceptible to damage or subject to difficult process of preservation, competent authorities within their powers shall sanction the sale of such items as per the laws and transfer earnings to a temporary account of a competent authority in the State Treasury for management;
dd) If exhibits are preserved by competent procedural authorities, the units in people's police force, People’s Army force and other units assigned to investigate are responsible for preserving such exhibits during the stage of investigation and prosecution while authorities for civil sentence enforcement are liable for preserving them during the stage of adjudication and sentence enforcement.
2. If individuals liable for preserving exhibits brook damage, loss, breakage of seal, consumption, illegal use, transfer, swap, concealment or destruction of such exhibits, disciplinary penalties or criminal prosecution shall be imposed according to the nature and severity of violations as per the laws.
If exhibits are inserted, dwindled, modified, swapped, disposed or broken to falsify case files, criminal liabilities shall be imposed. Amends for damage of exhibits are mandatory as per the laws.
Article 91. Deposition by witness testifiers
1. Witness testifiers depose their knowledge of the crimes, cases, kin and their relationship with accused persons or aggrieved, other witness testifiers and respond to questions.
2. If witness testifiers state facts whose origin cannot be clarified, such facts shall not become evidence.
Article 92. Deposition by crime victims
1. Crime victims depose the facts on the crimes, cases, their relationship with accused persons and respond to inquiries.
2. If circumstances leading to crime victims’ knowledge of certain facts cannot be clarified, such facts shall not be deemed as evidence.
Article 93. Deposition by civil plaintiffs and civil defendants
1. Civil plaintiffs and civil defendants state facts on amends for damage caused by crimes.
2. If civil plaintiffs or civil defendants fail to clarify situations leading to their knowledge of certain facts, such facts shall not be considered as evidence.
Article 94. Deposition by individuals having interests and duties related to the lawsuit
1. Individuals having duties and interests in connection with the lawsuit state facts directly related to their duties and benefits.
2. If such individuals fail to explain the origin of their acquisition of certain facts, such facts shall not be qualified as evidence.
Article 95. Deposition by emergency detainees, accused persons or facing requisitions for charges, offenders confessing or surrendering, arrestees and temporary detainees
Emergency detainees, accused persons and facing requisitions for charges, offenders confessing and surrendering, arrestees and temporary detainees state facts directly related to their alleged acts of crime.
Article 96. Statements by denouncers and informants
Denouncers and informants state facts related to their denunciation and information of the crimes.
Article 97. Deposition by witnesses
Witnesses state facts that they perceive from legal proceedings.
Article 98. Deposition by suspects and defendants
1. Suspects and defendants state facts of the cases.
2. The admission of crimes by suspects or defendants, if matching other evidences, shall be valid evidence.
The admission of crimes by suspects or defendants shall not be the sole evidence for conviction.
1. Electronic data is composed of signals, letters, numbers, images, sound or similar elements created, stored and transmitted or acquired through electronic media.
2. Electronic data is collected through electronic media, computer networks, telecommunication networks, transmission lines and other electronic sources.
3. Electronic data constitutes evident values according to the methods of its creation, storage or transmission; the methods for assurance and maintenance of the entirety of electronic data; and the methods for identifying creators and other proper factors.
Article 100. Results of expert examination
1. Results of a expert examination are produced by entities conducting such examination in writing to give final professional findings on matters examined as per requisition or petition.
2. Authorities and entities are held liable for conclusions they have made regarding matters examined as per requisition or petition.
If a team of expert witnesses carry out a expert examination, all of its members shall affix signatures on the final report. Each person, if providing different opinions, shall have their findings presented in the final report.
3. If competent procedural authorities disagree with the results of a expert examination, their reasons must be specified. If results are found unclear or inadequate, expert examinations shall be furthered or repeated according to this Law.
4. Findings given by expert witnesses who must decline to perform examinations or submit to replacement shall be deemed null and invalid for the settlement of the case.
Article 101. Results of valuation
1. Results of valuation are produced by the Panel of valuation in writing to conclude values of property as per requests.
The Panel of valuation is held liable for its findings on property values.
2. All members of the Panel of valuation must affix signatures on the written conclusion of valuation. A member of the Panel, if debating property values determined by the Panel, shall present his findings in the final report.
3. If competent procedural authorities disagree with the findings on valuation, their reasons must be specified. If findings are found obscure, valuation process shall be repeated according to this Law.
4. If findings from the Panel of valuation violate this Law or other laws, they shall be invalid and not usable for the settlement of the case.
Article 102. Records of inspection and verification of criminal information, charges, investigations, prosecution, adjudication
The facts on inspection and verification of criminal information, charges, investigations, prosecution and adjudication, which are established and recorded in writing according to this Law, shall be evidences.
Article 103. Results of legal delegation and international cooperation
The results of legal delegation and international cooperation from competent foreign authorities, if matching other evidences, shall become evidences.
Article 104. Other documents and items in the case
Case facts available in documents and items from authorities and entities may become evidences. If such documents and items possess traits as defined in Article 89 of this Law, they shall be exhibits.
Article 105. Acquisition of exhibits
Exhibits must be acquired promptly and fully and their actual conditions must be described precisely in writing and in case files. If exhibits cannot be put in case files, they shall be photographed and recorded by camcorder to be stored in case files. Exhibits must be sealed or preserved as per the laws.
Article 106. Handling of exhibits
1. Investigation authorities and units assigned to investigate make decisions on the handling of exhibits if the case is dismissed at the stage of investigation. The procuracy decides the handling of exhibits if the case is dismissed at the stage of prosecution. The court president governs the handling of exhibits if the case if dismissed at the preliminary stage of adjudication. The Trial panel make decisions on the handling of exhibits if the case is heard.
The enforcement of decisions on the handling of exhibits must be executed in writing.
2. Exhibits are handled as follows:
a) Exhibits including tools or means of crime, objects prohibited from storage and trading shall be seized, confiscated into the state budget or disposed;
b) Exhibits including money or property gained through criminal acts shall be seized and confiscated into the state budget.
c) Exhibits that are not valuable and usable shall be seized and disposed.
3. During the processes of investigation, prosecution and adjudication, the competent authorities and individuals as stated in Section 1 are entitled to
a) Return property seized and detained but not deemed as evidences to legitimate owners or managers of such in promptly manner;
b) Return evidences to legitimate owners or managers if such return is deemed not to affect the settlement of the case and the enforcement of sentences;
c) Evidences susceptible to damage or subject to strenuous preservation may be sold as per the laws. If they are not salable, disposal shall occur;
d) Evidences including wild animals and exotic plants shall be handled by competent specialized control units immediately after the release of findings of expert examinations as per the laws.
4. If disputes over the ownership of exhibits exist, the settlement of such shall be governed by the Civil procedure code.
Article 107. Acquisition of electronic means and data
1. Electronic media must be obtained promptly and fully, described precisely by actual conditions and sealed upon acquisition. Sealing and unsealing shall abide by the laws.
If electronic data storing means cannot be seized, competent procedural authorities shall copy electronic data into another electronic medium for storage of evidence. Moreover, relevant authorities and entities shall be requested to store and preserve the entirety of electronic data that competent procedural authorities have copied, and assume legal liabilities for storage and preservation of such data.
2. Competent procedural authorities, when attaining, intercepting and copying electronic data from electronic media, computer networks or transmission lines, must execute written records for case files.
3. Upon receiving competent procedural authorities’ requisition for expert examination, entities deemed responsible shall restore, search and examine electronic data.
4. Only copies of electronic data shall be restored, sought and examined. Results from restoration, search and expert examination must be converted to readable, audible or visible formats.
5. Electronic media and data are preserved as evidences according to this Law. Electronic data, when displayed as evidences, must come with its storage means or copies.
Article 108. Inspection and evaluation of evidences
1. Each evidence must be inspected and evaluated to verify its validity, authenticity and connection with the case. The verification of evidences acquired must be adequate to settle criminal cases.
2. Authorized procedural persons within their powers and duties must inspect and evaluate all evidences of the case in fully, unbiased and thorough manners.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn