Chương 5 Nghị định 123/2013/NĐ-CP: Hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại việt nam
Số hiệu: | 123/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/11/2013 |
Ngày công báo: | 28/10/2013 | Số công báo: | Từ số 707 đến số 708 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 28/11 tới đây, luật sư do cơ quan tố tụng chỉ định bào chữa trong một vụ án hình sự được được nâng mức thù lao lên tới 460 ngàn đồng/ngày (0.4 lần mức lương cơ sở hiện tại).
Mức trần thù lao đối với các luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo thỏa thuận với các đương sự cũng được nâng lên thành 345 ngàn đồng/giờ làm việc.
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư sửa đổi 2012.
Nghị định cũng quy định một loạt các vấn đề khác như thủ tục mới trong việc hợp nhất, sáp nhập công ty luật; các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư…
Cũng theo nghị định 123, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài khi thành lập ở Việt Nam sẽ phải cam kết có ít nhất 2 luật sư nước ngoài làm việc và phải có dự kiến kế hoạch hoạt động cụ thể.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tên gọi của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Chi nhánh", tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi được phép đặt chi nhánh.
2. Tên gọi của công ty luật 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn" và tên của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
3. Tên gọi của công ty luật liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn".
4. Tên gọi của công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật hợp danh".
Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
2. Tên gọi của chi nhánh;
3. Lĩnh vực hành nghề của chi nhánh;
4. Thời hạn hoạt động của chi nhánh;
5. Nơi đặt trụ sở của chi nhánh;
6. Họ, tên của luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Trưởng chi nhánh kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Trưởng chi nhánh đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư;
7. Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này;
8. Dự kiến kế hoạch hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam;
2. Tên gọi của công ty luật nước ngoài;
3. Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài;
4. Thời hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài;
5. Nơi đặt trụ sở của công ty luật nước ngoài;
6. Họ, tên của luật sư được cử làm Giám đốc công ty luật nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Giám đốc của công ty luật nước ngoài đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư;
7. Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng.
Trong trường hợp công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này;
8. Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
1. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài, đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo địa phương hoặc báo Trung ương trong ba số liên tiếp; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam về các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
2. Lĩnh vực hành nghề;
3. Họ tên của Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài.
1. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật luật sư, trong đó, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được:
a) Chứng thực bản sao, bản dịch giấy tờ do cơ quan nhà nước, tổ chức của Việt Nam cấp;
b) Thực hiện các thủ tục về nuôi con nuôi, kết hôn, hộ tịch, quốc tịch Việt Nam;
c) Thực hiện dịch vụ công chứng, thừa phát lại và các dịch vụ pháp lý khác mà theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề công chứng Việt Nam, tổ chức hành nghề thừa phát lại Việt Nam mới được thực hiện.
2. Luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài mới.
Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh mới.
Hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật hợp danh mới giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
2. Hồ sơ hợp nhất công ty luật được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị hợp nhất công ty luật;
b) Hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị hợp nhất;
c) Giấy phép thành lập của các công ty luật bị hợp nhất;
d) Điều lệ công ty luật hợp nhất.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định chấp thuận việc hợp nhất dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài hợp nhất; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo, thông báo về việc thành lập công ty luật nước ngoài hợp nhất được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật luật sư và Điều 30 của Nghị định này.
4. Sau khi công ty luật nước ngoài hợp nhất được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các công ty luật nước ngoài bị hợp nhất chấm dứt hoạt động. Công ty luật hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị hợp nhất.
1. Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác.
Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh khác.
Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận sáp nhập vào một công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam khác.
2. Hồ sơ sáp nhập công ty luật được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật;
b) Hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị sáp nhập;
c) Giấy phép thành lập của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sáp nhập công ty luật nước ngoài hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định chấp thuận việc sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Công ty luật nước ngoài nhận sáp nhập không phải đăng ký hoạt động mà chỉ làm thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 80 của Luật luật sư.
4. Công ty luật nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty luật bị sáp nhập.
1. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của chi nhánh cũ.
Hồ sơ xin chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, trong đó nêu rõ cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các chi nhánh được chuyển đổi;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài;
c) Bản sao Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của các chi nhánh được chuyển đổi;
d) Danh sách luật sư dự kiến làm việc tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài;
đ) Bản sao giấy tờ chúng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo, thông báo về việc thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật luật sư và Điều 30 của Nghị định này.
1. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài) có thể chuyển đổi thành công ty luật Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài.
Tên của công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải tuân thủ quy định tại Khoản 5 Điều 34 của Luật luật sư và không được trùng với tên của công ty luật nước ngoài đã chuyển đổi.
2. Hồ sơ xin chuyển đổi công ty luật nước ngoài được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi của công ty luật nước ngoài;
b) Thỏa thuận chuyển đổi giữa công ty luật nước ngoài và bên Việt Nam, trong đó nêu rõ cam kết của bên Việt Nam về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi;
c) Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam;
d) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật Việt Nam; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật Việt Nam;
đ) Giấy phép thành lập của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận việc chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp, công ty luật Việt Nam chuyển đổi phải làm thủ tục đăng ký việc chuyển đổi tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty luật nước ngoài đăng ký hoạt động.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi;
b) Văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp;
c) Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật Việt Nam chuyển đổi.
5. Công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động kể từ khi công ty luật Việt Nam được chuyển đổi được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
6. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật luật sư.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận thay đổi nội dung Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài thì chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký việc thay đổi tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi gồm có:
a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài;
b) Bản sao Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài;
c) Văn bản chấp thuận thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động bằng cách cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
c) Giấy tờ chứng minh trụ sở của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 02 năm.
2. Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:
a) Tên chi nhánh, công ty luật;
b) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật;
c) Địa chỉ trụ sở;
d) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;
đ) Lý do tạm ngừng hoạt động;
e) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác của chi nhánh, công ty luật.
3. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
4. Trong trường hợp công ty luật nước ngoài tạm ngừng hoạt động thì các chi nhánh của công ty luật đó cũng phải tạm ngừng hoạt động.
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 40 của Nghị định này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở.
Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo bằng văn bản của chi nhánh, công ty luật nước ngoài, Bộ Tư pháp quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Giấy phép thành lập quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 40 của Nghị định này thì chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác; thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác; giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở về việc hoàn tất thủ tục nói trên; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.
1. Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài bị thu hồi khi chi nhánh, công ty luật nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
d) Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
đ) Hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Nghị định này mà chi nhánh, công ty luật nước ngoài không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động.
2. Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.
3. Sở Tư pháp quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài và theo dõi, giám sát chi nhánh, công ty luật nước ngoài trong việc thực hiện các thủ tục quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 39 của Nghị định này.
1. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị thu hồi khi luật sư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ điều kiện hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 74 của Luật luật sư;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thôi hành nghề luật sư tại Việt Nam theo nguyện vọng.
2. Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.
1. Khi phát hiện luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề đề nghị Bộ Tư pháp thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nơi cử luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đã tuyển dụng luật sư đó.
2. Luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề đề nghị Bộ Tư pháp xem xét thu hồi hoặc không gia hạn Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài.
LAW PRACTICE OF FOREIGN LAW-PRACTICING ORGANIZATIONS AND FOREIGN LAWYERS IN VIETNAM
Article 26. Names of foreign law-practicing organizations in Vietnam
1. Name of a branch of a foreign law-practicing organization in Vietnam shall include the phrase “Branch”, name of the foreign law-practicing organization and name of province or name of centrally-run city where the branch is located.
2. Name of a 100% foreign-owned law firm in Vietnam shall include the phrase “Limited liability law firm” and name of the foreign law-practicing organization.
3. Name of a joint venture law firm between foreign law-practicing organizations and Vietnamese law-practicing organizations shall be agreed through selection by parties, but it must include the phrase “Limited liability law firm”.
4. Name of a law partnership between foreign law-practicing organizations and Vietnamese law partnerships shall be agreed through section by parties, but it must include the phrase “law partnership”.
Article 27. Application for setting up a branch of a foreign law-practicing organization
An application for setting up a branch of a foreign law-practicing organization shall comprise the following main contents:
1. Name, nationality, address of the headquarters of the foreign law-practicing organization;
2. Name of the branch;
3. Scope of law practice of the branch;
4. Operation duration of the branch;
5. Location of the branch;
6. Surname and name of the lawyer being the Chief of the Branch as assigned by the foreign law-practicing organization, being enclosed with papers proving such lawyer having law- practice exercised in at least 02 consecutive years;
7. Commitment of the foreign law-practicing organization regarding there are at least 02 foreign lawyers, including the Chief of the Branch being presented and practicing laws in Vietnam. Each foreign lawyer has been practicing laws in Vietnam for 183 days or more than in 12 consecutive months.
In case a foreign law-practicing organization setting up many branches in Vietnam, the total foreign lawyers being presented and practicing laws in Vietnam shall be counted in accordance with this Article.
8. The proposed plan of activities of the branch in Vietnam.
Article 28. Application for setting up a foreign law firm
An application for setting up a foreign law firm shall comprise the following main contents:
1. Name, nationality, address of the headquarters of the foreign law-practicing organization; name, address of the headquarters of the Vietnamese law-practicing organization in a joint venture limited liability law firm and a law partnership between foreign law-practicing organizations and the Vietnamese law partnerships;
2. Name of the foreign law firm;
3. Scope of law practice of the foreign law firm;
4. Term of activities of the foreign law firm;
5. Location of the foreign law firm.
6. Surname and name of the lawyer being the Director of the foreign law firm as assigned by the foreign law-practicing organization, being enclosed with papers proving such lawyer having law- practice exercised in at least 02 consecutive years.
7. Commitment of the foreign law firm regarding there are at least 02 foreign lawyers, including the Director of the foreign law firm being presented and practicing laws in Vietnam. Each foreign lawyer has been practicing laws in Vietnam for 183 days or more than in 12 consecutive months.
In case a foreign law firm setting up many branches in Vietnam, the total foreign lawyers being presented and practicing laws in Vietnam shall be counted in accordance with this Article.
8. The proposed plan of activities of the foreign law firm in Vietnam.
Article 29. Languages being used and consular legalization
1. Application for setting up a branch, a foreign law firm; application for granting a law-practice certificate in Vietnam of a foreign lawyer must be made in Vietnamese. If enclosed papers of the application are in foreign languages, such papers must be translated into Vietnamese and their translated versions must be notarized or legalized in accordance with laws of Vietnam.
2. Papers granted, notarized or legalized by foreign organizations or agencies must be legalized by consular agencies in accordance with laws of Vietnam, except cases being exempt from consular legalization according to international treaties in which the Socialist republic of Vietnam is a contracting party.
Article 30. Placing notices on newspapers, notifying on the establishment of a foreign law-practicing organization in Vietnam
Within 15 days, since the date of receiving the Certificate of operation registration, the foreign law-practicing organization in Vietnam is obliged to place notices on the local or centrally-run press in three consecutive editions; to send a written notice to the local tax authority where the foreign law-practicing organization in Vietnam is located, regarding the following main contents:
1. Name, address of the head office of the foreign law-practicing organization in Vietnam;
2. Scope of law practice;
3. Surname and name of Chief of the branch, Director of the foreign law firm.
Article 31. Scope of law practice of foreign law-practicing organizations in Vietnam and Vietnamese lawyers working for foreign law-practicing organizations in Vietnam
1. Scope of law practice of foreign law-practicing organizations in Vietnam shall comply with Article 70 of the Law on Lawyers, in which, foreign law-practicing organizations in Vietnam are not permitted:
a) To legalize copies or translated papers which were issued by state agencies or organizations in Vietnam;
b) To carry out procedures on adoption, marriage, civil status or Vietnamese citizenship;
c) To provide notary public service, bailiff service and other legal services which are intended for Vietnamese law-practicing organizations, Vietnamese notary public-practicing organizations or Vietnamese bailiff -practicing organizations.
2. Vietnamese lawyers working for foreign law-practicing organizations are not permitted to provide services as specified in Clause 1 of this Article.
Article 32. Consolidation of foreign law firms
1. Two or more 100% foreign-owned limited liability law firms may enter into an agreement on consolidation into a new 100% foreign-owned limited liability law firm.
Two or more joint venture limited liability law firms may enter into an agreement on consolidation into a new joint venture limited liability law firm.
Two or more law partnerships between foreign law-practicing organizations and Vietnamese law partnerships may enter into an agreement on consolidation into a new law partnership between foreign-law practicing organizations and Vietnamese law partnerships.
2. Dossiers for consolidation of law firms shall be sent to the Ministry of Justice. A dossier is comprised of:
a) An application for consolidation of law firms;
b) A consolidation contract, in which procedures, time limit and conditions of consolidation, plan of using labors; inheritance of all obligations and rights law firms being consolidated, are clearly stated.
c) The establishment permits of consolidated law firms;
d) The Charter of the consolidating law firm.
Within 10 days, since the date of receiving a valid dossier, the Ministry of Justice may decide to accept the consolidation under the form of granting a License for setting up a consolidating law firm; in case of refusal, there must be a written notice stating reasons clearly.
3. Procedures for registering activities, placing notices on newspapers, notifying the setting up of the consolidating foreign law firm shall be implemented in accordance with Article 79 of the Law on Lawyers and Article 30 of this Decree.
5. After the consolidating law firm being granted with the Certificate of operation registration, consolidated law firms shall cease their operations. The consolidating law firm shall receive all legitimate rights and interests, bear responsibilities for all outstanding debts, prevailing legal service contracts, labor contracts signed with lawyers and other employees and other property-related obligations of consolidated law firms.
Article 33. Merger of foreign law firms
1. One or more 100% foreign-owned limited liability law firms may be merged into another 100% foreign-owned limited liability law firm.
One or more joint venture limited liability law firms may merge into another joint venture limited liability law firm under another form of joint venture.
One or more law partnerships between foreign law-practicing organizations and Vietnamese law partnerships may enter into an agreement on merging into another law partnership between foreign-law practicing organizations and Vietnamese law partnerships.
2. A dossier for merging of law firms is submitted to the Ministry of Justice. A dossier is comprised of:
a) A request for merging of law firms;
b) A merger contract of law firms, in which procedures, time limit and conditions of merger, plan of using labors, inheritance of all obligations and rights of merged law firms, are clearly stated.
c) The establishment permits of merged law firms and the merging law firm.
Within 10 days, since the date of receiving a valid dossier on merging foreign law firms, the Justice Service may decide to approve the merger; in case of refusal, there must be a written notice stating reasons clearly.
3. The merging law firm is not required to register its operation, but to carry out procedure on changing contents of the establishment permits in accordance with Article 80 of the Law on Lawyers.
4. The merging law firm is entitled to receive rights and legitimate interests, bear responsibilities on all outstanding debts, prevailing legal service contracts, labor contracts signed with lawyers and other property-related obligations of merged law firms.
Article 34. Transformation of a branch of a foreign law-practicing organization into a 100% foreign-owned limited liability law firm in Vietnam
1. The branch of a foreign law-practicing organization in Vietnam may be transformed into a 100% foreign-owned limited liability law firm in Vietnam, on the basis of inheritance of all rights and obligations of the branch.
A dossier of transforming a branch of a foreign law-practicing organization into a 100% foreign-owned limited liability law firm is sent to the Ministry of Justice. A dossier is comprised of:
a) A request for transformation of a foreign law-practicing organization, in which commitments on heritage of all obligations, legitimate rights and interests of transformed branch, shall be clearly stated;
b) A draft Charter of the transforming 100% foreign-owned limited liability law firm;
c) Copies of the establishment permits and Certificates of operation registration of transformed branches;
d) List of lawyers being anticipated to work at the 100% foreign-owned limited liability law firm;
e) Copies of documents proving the headquarters in case of change of the headquarters.
Within 30 days, since the date of receiving a valid dossier, the Ministry of Justice shall decide to grant the permits for setting up a 100% foreign-owned limited liability law firm; in case of refusal, there must be a written notice stating reasons clearly.
2. Procedures for registering activities, placing notices on newspapers, notifying the setting up of the 100% foreign-owned limited liability foreign law firm shall be implemented in accordance with Article 79 of the Law on Lawyers and Article 30 of this Decree.
Article 35. Transformation of a foreign law firm into a Vietnamese law firm
1. 100% foreign-owned limited liability law firms, joint venture limited liability law firms and law partnerships between foreign law-practicing organizations and Vietnamese law partnerships (below collectively referred to as foreign law firms) may transform into Vietnamese law firms on the basis of inheritance of all rights and obligations of foreign law firms.
Names of transforming Vietnamese law firms shall comply with Clause 5 of Article 34 of the Law on Lawyers and must not match with names of transformed foreign law firms.
2. Dossiers on transformation of foreign law firms are sent to the Ministry of Justice. A dossier is comprised of:
a) A request for transforming of foreign law firms;
b) A transformation contract between foreign law firms and Vietnamese side, in which commitments of Vietnamese side on the inheritance of all rights and obligations of transformed foreign law firms are clearly stated;
c) The draft Charter of the Vietnamese law firm;
d) List of members or lawyers being owners of Vietnamese law firms; copies of lawyer cards of lawyers being owners or lawyers being members of Vietnamese law firms;
e) The establishment permit of the transformed law firm.
3. Within 30 days, since the date of receiving a valid dossier, the Ministry of Justice shall grant an acceptance on the transformation; in case of refusal, there must be a written notice stating reasons clearly.
4. Within 15 days, since the date of receiving the acceptance of the Ministry of Justice, the transforming Vietnamese law firm must carry out procedures for registration of the transformation at provincial-level Justice Service where the transformed foreign law firm is located.
A dossier for registering operation of the Vietnamese law firm shall comprise:
a) A request for transformation;
b) The acceptance of the Ministry of Justice;
c) The draft Charter of the Vietnamese law firm;
Within 07 working days, since the date of receiving a valid dossier, the Justice Service shall grant the Certificate of operation registration to the transforming Vietnamese law firm.
5. The foreign law firm ceases its operation since the date the transforming Vietnamese law firm being granted with the Certificate of operation registration.
6. Procedures on notifying contents of Certificate of operation registration of the transforming Vietnamese law firm shall comply with Article 38 of the Law on Lawyers.
Article 36. Procedures for registration of changes in contents of the establishment permits of foreign law firms or branches of foreign law firms
1. Within 30 days, since the date of receiving the acceptance on changing contents of the establishment permit of a branch or of foreign law firm, such branch or foreign law firm must register such changes at the Justice Service at the locality where it is located.
2. A dossier for registration of changes comprises:
a) A request for changing in Certificate of operation registration of the foreign branch or law firm;
b) Copy of the establishment permit of the foreign branch or law firm;
c) The acceptance of the Ministry of Justice regarding changes in contents of the investment License.
3. Within 05 working days, since the date of receiving a valid dossier, the Justice Service shall carry out the registration of changes in contents of Certificate of operation registration by re-granting the Certificate of operation registration to the foreign branch or law firm; in case of refusal, there must be a written notice stating reasons clearly.
Article 37. Procedures for operation registration of a branch of a foreign law firm in Vietnam
1. A dossier for operation registration of a branch of a foreign law firm shall comprise:
a) A request for operation registration of a branch of a foreign law firm in Vietnam;
b) Copy of the establishment permit of the branch of a foreign law firm in Vietnam;
c) Documents proving the head office of the branch of a foreign law firm in Vietnam.
2. Within 07 working days, since the date of receiving a valid dossier, the Justice Service shall grant the License on Certificate of operation registration to the branch of a foreign law firm in Vietnam; in case of refusal, there must be a written notice stating reasons clearly.
Article 38. Operation suspension of the foreign branches or law firms
1. A foreign branch or a foreign law firm may suspend its operation, but they must send a written notice on the suspension and restart to the Ministry of Justice, the Justice Service, and the tax authority at the locality where it is located, within 30 days before the suspension or restart. Duration of suspension shall not exceed 02 years.
2. Report on the suspension shall have the following contents:
a) Name of the branch or the law firm;
b) Number, date, month and year being granted with the establishment permit of the branch or the law firm;
c) Address of the headquarters;
d) Duration of suspension, starting date and ending date of the suspension period;
e) Reasons of suspension;
f) Reports on debt payments, settlement of legal service contracts signed with clients and labor contracts signed with lawyers and other employees of the branch or the law firm.
3. During the suspension, the foreign branch or law firm shall pay full outstanding tax, continue paying other debts and complete performing signed contracts with employees, unless otherwise agreed upon.
With regard to legal service contracts signed with clients that are still under performance, there must be agreements with clients regarding the performance of such contracts.
4. In case a foreign law-practicing firm suspends its operation then the operation of its branches also suspend.
Article 39. Termination of operation of a foreign branch or a foreign law firm
1. A foreign branch or a foreign law firm shall terminate its operation when its establishment permit is withdrawn accordance with Article 40 of this Decree.
2. In case its operation is terminated by itself as specified in Point a, Clause 1 of Article 40 of this Decree, within 30 days before the anticipated date of termination of its operation, the foreign branch or the foreign law firm must send a written notice on termination of its operation to the Ministry of Justice, the Justice Service and the tax authority in the locality where it is located.
Before the anticipated date of termination of its operation, the branch or the foreign law firm must settle outstanding taxes fully, finish paying other debts; carry out procedures on termination of labor contracts signed with lawyers and other employees; settle legal service contracts signed with clients, unless otherwise agreed upon.
The branch, the foreign law firm must send a written notice on the completion of above-mentioned procedures to the Ministry of Justice, the Justice Service and tax authority at the locality where it is located and hand over its seal to the competent state agency that provided and registered the use of its seal.
Within 15 days, since the date of receiving a written report from the foreign branch or the foreign law firm, the Ministry of Justice shall decide terminating operation of the foreign branch or the foreign law firm.
3. In case being terminated due to a withdrawal of the establishment permit as specified in Point b, c, d and e of Clause 1 of Article 40 of this Decree, within 60 days, since the date of receiving the decision on withdrawal of the establishment permit, the branch or the foreign law firm must pay outstanding debts fully, finish paying other debts; finish performing procedures of termination of labor contracts signed with lawyers, other employees; finish performing legal service contracts signed with clients, unless otherwise agreed upon.
The foreign branch or the foreign law firm must send a written notice on the completion of above-mentioned procedures to the Ministry of Justice, the Justice Service and tax authority at the locality where it is located and hand over its establishment permit to the Ministry of Justice, its certificate of operation registration to the Justice Service, and its seal to the competent state agency that provided and registered the use of its seal.
Article 40. Withdrawal of the establishment permit of foreign branches and law firms
1. The establishment permit of a foreign branch or a foreign law firm shall be withdrawn when such foreign branch or foreign law firm falls under one of the following cases:
a) Having its operation terminated by itself;
b) Having administrative violations handled under form of revoking the establishment permit in accordance with laws on handling administrative violations;
c) Not having tax code registered within 01 year from the date of receiving the establishment permit;
d) Not being operated at the registered headquarters in 06 consecutive months, since the date of receiving the Certificate of operation registration;
e) Having its suspension expired in accordance with Clause 1 of Article 38 of this Decree, but the foreign branch or the foreign law firm did not resume its operation nor report on its continuous suspension.
2. The Ministry of Justice decides to withdraw the establishment permit of foreign branches or foreign law firms.
3. The Justice Service decides to withdraw the Certificate of operation registration of foreign branches or foreign law firms.
Article 41. Withdrawal of Law Practice Certificates in Vietnam of foreign lawyers
1. Law Practice Certificate of a foreign lawyer shall be withdrawn when the foreign lawyer falls under one of the following cases:
a) Not meeting full conditions of law practice as specified in Article 74 of the Law on Lawyers;
b) Being handled by administrative violations under the form of revoking the Law Practice Certificate in Vietnam under laws on handling administrative violations;
c) Being held with penal liabilities;
d) No longer practicing law in Vietnam as per his/her aspirations;
2. The Ministry of Justice decides to withdrawal Law Practice Certificates of foreign lawyers.
Article 42. Notifications on violations of the Rules of professional ethics and conduct of Vietnamese lawyers of foreign lawyers
1. When a foreign lawyer being discovered to violate the Rules of professional ethics and conduct of Vietnamese lawyers, the Justice Service where the foreign lawyer is practicing laws shall propose the Ministry of Justice to send a notification to the foreign law-practicing organization in Vietnam where the foreign lawyer is working or the Vietnamese law-practicing organization that recruited such foreign lawyer.
2. The Justice Service shall propose the Ministry of Justice to withdraw or not to extend the Law Practice Certificate in case a foreign lawyer committed violations as specified in Clause 1 of this Article and repeated offence.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
Điều 3. Trợ giúp pháp lý của luật sư
Điều 4. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Điều 8. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 10. Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
Điều 11. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 12. Hợp nhất công ty luật
Điều 13. Sáp nhập công ty luật
Điều 14. Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh
Điều 15. Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 18. Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
Điều 32. Hợp nhất công ty luật nước ngoài
Điều 33. Sáp nhập công ty luật nước ngoài
Điều 35. Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam
Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài
Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 21. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư
Điều 22. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư
Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
MỤC 2. LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Điều 25. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam
Điều 40. Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài