Chương 4 Nghị định 123/2013/NĐ-CP: Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
Số hiệu: | 123/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/11/2013 |
Ngày công báo: | 28/10/2013 | Số công báo: | Từ số 707 đến số 708 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 28/11 tới đây, luật sư do cơ quan tố tụng chỉ định bào chữa trong một vụ án hình sự được được nâng mức thù lao lên tới 460 ngàn đồng/ngày (0.4 lần mức lương cơ sở hiện tại).
Mức trần thù lao đối với các luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo thỏa thuận với các đương sự cũng được nâng lên thành 345 ngàn đồng/giờ làm việc.
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư sửa đổi 2012.
Nghị định cũng quy định một loạt các vấn đề khác như thủ tục mới trong việc hợp nhất, sáp nhập công ty luật; các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư…
Cũng theo nghị định 123, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài khi thành lập ở Việt Nam sẽ phải cam kết có ít nhất 2 luật sư nước ngoài làm việc và phải có dự kiến kế hoạch hoạt động cụ thể.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ,Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam có ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến nhất trí của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư.
1. Nội dung phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư bao gồm:
a) Kết quả bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
b) Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội để bãi nhiệm và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả Đại hội, kèm theo biên bản bầu cử, danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư, Nghị quyết Đại hội. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả Đại hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê chuẩn kết quả Đại hội.
3. Kết quả bầu cử bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Quy trình, thủ tục bầu cử không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Chức danh lãnh đạo được bầu không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
4. Nghị quyết Đại hội bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Quy trình, thủ tục thông qua Nghị quyết không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo về việc từ chối phê chuẩn kết quả Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải tổ chức lại Đại hội để thực hiện việc bầu cử, việc thông qua, sửa đổi Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
6. Trong trường hợp tổ chức Đại hội để bãi nhiệm và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư thực hiện việc báo cáo kết quả Đại hội theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Hàng năm, Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam, đồng gửi Sở Tư pháp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư. Thời hạn, kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp.
Ngoài việc báo cáo theo định kỳ hàng năm, Đoàn luật sư báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành.Bổ sung
1. Đoàn luật sư bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ ba luật sư thành viên của Đoàn luật sư;
b) Không tổ chức lại Đại hội theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 của Nghị định này;
c) Hoạt động của Đoàn luật sư vi phạm nghiêm trọng pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Trong trường hợp Đoàn luật sư bị giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giải thể Đoàn luật sư sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Việc thành lập lại Đoàn luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật luật sư.Bổ sung
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam được thông qua, Hội đồng luật sư toàn quốc gửi Bộ Tư pháp hồ sơ đề nghị phê duyệt Điều lệ. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Điều lệ;
b) Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ;
c) Báo cáo kết quả Đại hội; kết quả bầu Hội đồng luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam;
d) Nghị quyết Đại hội.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam bị từ chối phê duyệt trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, Luật luật sư, các luật, bộ luật, pháp lệnh có liên quan và Nghị định này;
b) Quy trình, thủ tục thông qua Điều lệ không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam bị từ chối phê duyệt thì Hội đồng luật sư toàn quốc phải tổ chức thực hiện việc sửa đổi nội dung Điều lệ hoặc tổ chức lại Đại hội để thông qua Điều lệ theo quy định của pháp luật.
5. Khi có sự sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thông qua, Hội đồng luật sư toàn quốc gửi Bộ Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo Điều lệ sửa đổi, bổ sung; biên bản thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung, Nghị quyết Đại hội.
Việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định của Điều này.
1. Hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của luật sư, Đoàn luật sư trong phạm vi toàn quốc và Liên đoàn luật sư Việt Nam. Thời hạn, kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp.
Ngoài việc báo cáo theo định kỳ hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ; báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành.Bổ sung
SOCIO-PROFESSIONAL ORGANIZATIONS OF LAWYERS
Article 20. Approval of the Project on organization of plenary Congress, structural plan of the managing board and the council of discipline and reward of a bar association in new term
1. Within 30 days before the scheduled date for organizing the plenary Congress, the managing board of the bar association shall report to the provincial-level People’s Committee and the Vietnam Bar Federation on the Project on organization of the plenary Congress, structural plan of the managing board and the council of discipline and reward of the bar association in new term.
2. Within 07 working days, since the date of receiving a written paper from the managing board of the bar association, the Vietnam Bar Federation shall give its opinion on the Project on organization of the plenary Congress, structural plan of the managing board and the council of discipline and reward of the bar association in new term. Within 15 days, since the date of receiving unified opinions from the Vietnam Bar Federation, the provincial-level People’s Committee shall consider and approve the Project on organization of the plenary Congress, plan on formulating the managing board and the council of discipline and reward of the bar association in new term.
Article 21. Approval of results of the lawyers’ Congress
1. Approved contents of results of the lawyers’ Congress shall comprise:
a) Voting results of the managing board, the chairman, the council of discipline and reward of the bar association;
b) Resolution of the plenary Congress or the Congress on dismissal and election of new or replacing chairman, supplementing election of members of the managing board or the council of discipline and award of the bar association.
2. Within 07 working days, since the date of ending the Congress, the managing board shall submit to the provincial-level People’s Committee a report on results of the Congress, being enclosed with the voting note, the list of chairman, members of the managing board and the council of discipline and award of the bar association, the Congress’s resolution. Within 07 working days, since the date of receiving the report on the Congress’s results, the provincial-level People’s Committee shall approve the Congress’s results.
3. The voting results shall be rejected from approval in the following cases:
a) The voting procedures and progress do not guarantee validity, democracy, publicity and transparency in accordance with laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation;
b) The voting of the leading designation does not guarantee standards set in the Charter of the Vietnam Bar Federation.
4. The Congress’ resolution is rejected from approval in the following cases:
a) Having contents which are contrary to provisions of the Constitution, laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation;
b) Procedures and progress of approving the Resolution do not guarantee validity, democracy, publicity and transparency in accordance with laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation.
5. Within 60 days, since the date of receiving the paper on refusal of approving the Congress’ s results, the managing board of the bar association shall re-organize the Congress to carry out the voting, the approval and amendment of the Resolution in accordance with laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation.
6. In case of organizing the Congress for dismissal and election of new or replacing chairman, supplementing election of members of the managing board or the council of discipline and award of the bar association, the bar association shall carry out reporting on the Congress’ s results in accordance with Clause 2 of this Article.
Article 22. Regime of reporting, sending provisions, decisions and resolutions of bar associations
1. Every year, bar associations shall be responsible for submitting reports on operational and structural situations of the bar associations to the provincial-level People’s Committees, the Vietnam Bar Federation and the Justice Services. Term and time limit for submitting reports shall comply with provisions set by the Ministry of Justice.
In addition to annually periodic reports, bar associations shall report at the request of the Ministry of Justice, the provincial-level People’s Committees or the Vietnam Bar Federation.
2. Within 07 working days, since the date of issuing regulations, decisions or resolutions, the managing board of the bar association shall submit reports to the provincial-level People’s Committee, the Vietnam Bar Federation.
Article 23. Dissolution of bar associations
1. The bar association shall be dissolved in the following cases:
a) There are less than three lawyers being members of the bar association;
b) The Congress has not been re-organized in accordance with Clause 5 Article 21 of this Decree;
c) Activities of the bar association seriously violated laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation, causing bad effects to national security, social order or safety, infringing upon the State’s interests, public interests or legitimate rights and interests of agencies, organizations or individuals.
2. In the case the bar association being dissolved in accordance with Clause 1 of this Article, Chairman of the provincial-level People’s Committee shall decide to dissolve the bar association after having the unified opinion with the Minister of Justice and the Chairperson of the Vietnam Bar Federation.
The re-establishment of the bar association shall comply with Article 60 of the Law on Lawyers.
Section 2. THE VIETNAM BAR FEDERATION
Article 24. Approval of the Charter of Vietnam Bar Federation
1. Within 07 working days, since the date the Charter of the Vietnam Bar Federation was approved, the National Bar Council shall send a proposal for the Charter’s approval to the Ministry of Justice. The proposal shall comprise:
a) A proposal for the Charter’s approval;
b) The Charter and the minutes of the Charter’s adoption;
c) Report on the Congress’s results; results of the National Bar Council’s election, the Standing Committee, the Chairperson, the vice Chairpersons of the Vietnam Bar Federation;
d) Resolution of the Congress.
2. Within 30 days, since the date of receiving a valid dossier, the Minister of Justice shall decide to approve the Charter of the Vietnam Bar Federation, after having the united opinion of the Minister of Home Affairs; in case of refusal, there must be a written notice stating reasons clearly.
3. The Charter of the Vietnam Bar Federation shall be not approved in the following cases:
a) Having contents which are contrary to provisions of the Constitution, the Law on Lawyers, relevant laws, codes, ordinances and this Decree.
b) Procedures and progress of approving the Charter do not guarantee validity, democracy, publicity and transparency in accordance with laws.
4. In case the Charter of the Vietnam Bar Federation is not approved, the National Bar Council shall carry out the amendment of contents of the Charter or re-organize the Congress in order to pass the Charter in accordance with laws.
5. After having the contents of the Charter of the Vietnam Bar Federation amended and supplemented, within 07 working days, since the date of passing the amended and supplemented Charter, the National Bar Council shall send a proposal to the Ministry of Justice, enclosed with the amended and supplemented Charter, the minutes on the amended and supplemented Charter’s adoption and the Resolution of the Congress.
The approval of the amended and supplemented Charter shall comply with this Article.
Article 25. Regime on reporting, sending regulations, decisions and resolutions of the Vietnam Bar Federation
1. Every year, the Vietnam Bar Federation is responsible for submitting reports on operational and structural situations of lawyers, bar associations nationwide and the Vietnam bar Federation to the Ministry of Justice. Term and time limit for submitting reports shall comply with provisions set by the Ministry of Justice.
In addition to annually periodic reports, the Vietnam Bar Federation shall report on the tenure Congress’s results and other reports at the request of the Ministry of Justice.
3. Within 07 working days, since the date of issuance, the Vietnam Bar Federation is responsible for sending regulations, decisions and resolutions of the Vietnam Bar Federation to the Ministry of Justice.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
Điều 3. Trợ giúp pháp lý của luật sư
Điều 4. Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Điều 8. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 10. Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
Điều 11. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 12. Hợp nhất công ty luật
Điều 13. Sáp nhập công ty luật
Điều 14. Chuyển đổi công ty luật trách nhiệm hữu hạn và công ty luật hợp danh
Điều 15. Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 18. Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
Điều 32. Hợp nhất công ty luật nước ngoài
Điều 33. Sáp nhập công ty luật nước ngoài
Điều 35. Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam
Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài
Điều 2. Cơ sở đào tạo nghề luật sư
Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Điều 21. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư
Điều 22. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư
Điều 23. Giải thể Đoàn luật sư
MỤC 2. LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
Điều 25. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam
Điều 40. Thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài