Nghị định 137/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư
Số hiệu: | 137/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 25/11/2018 |
Ngày công báo: | 17/10/2018 | Số công báo: | Từ số 983 đến số 984 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 137/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư.
Theo đó, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không đủ tiêu chuẩn tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức tốt để trở thành luật sư:
- Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức mà quyết định kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực;
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;
- Đã bị xử lý hành chính về một trong các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý,… nhưng chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính.
- Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi liên quan đến:
+ Chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia…
+ Ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại điểm b, d, e, g, i hoặc k khoản 1 Điều 9 của Luật luật sư;
+ Vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên.
Xem thêm tại Nghị định số 137/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 25/11/2018).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2018 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2013/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT LUẬT SƯ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư về cơ sở đào tạo nghề luật sư; tiêu chuẩn của luật sư; trợ giúp pháp lý của luật sư; nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc của luật sư; quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư; thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam”.
2. Bổ sung Điều 2a, 2b sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Người không đủ tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; người không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật luật sư
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không đủ tiêu chuẩn tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật luật sư:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức mà quyết định kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực; đã bị xử lý hành chính về một trong các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác, quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ nhưng chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính;
b) Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại điểm b, d, e, g, i hoặc k khoản 1 Điều 9 của Luật luật sư; vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên.
2. Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà quyết định kỷ luật đã chấm dứt hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính hoặc người bị kết án về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà đã được xóa án tích và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu có văn bản giải trình, cam kết về quá trình phấn đấu về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người đó trước thời điểm đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú thì được coi là đã sửa chữa, rèn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt theo quy định tại Điều 10 của Luật luật sư.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thông tin về quá trình phấn đấu, rèn luyện về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp hồ sơ chưa thể hiện rõ quá trình phấn đấu, rèn luyện về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt thì cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tiến hành xác minh thực tế thông tin tại cơ quan, tổ chức đã ra quyết định xử lý kỷ luật, các cơ quan, tổ chức mà người đó công tác sau khi bị kỷ luật, Đoàn luật sư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan hoặc làm việc trực tiếp với người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư để làm rõ.
4. Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn Đoàn luật sư giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, người tập sự hành nghề luật sư; yêu cầu Đoàn luật sư hoặc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan tăng cường thẩm tra tiêu chuẩn tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt của người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật."
“Điều 2b. Miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
1. Người thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 và Điều 16 của Luật luật sư được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã bị xử lý hình sự hoặc xử lý kỷ luật đến mức bị cách chức chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, kiểm tra viên, thẩm tra viên; tước danh hiệu công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; tước học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật hoặc đã bị thu hồi quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật thì không được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 và Điều 16 của Luật luật sư.”
3. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
1. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật luật sư;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
d) Không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động quá 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh;
c) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d hoặc đ khoản 1 Điều này.
3. Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hành nghề;
b) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật luật sư.
4. Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động; theo dõi, giám sát tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư trong việc thực hiện các thủ tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 47 của Luật luật sư. Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư, cơ quan thuế nơi đăng ký hoạt động, cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, cấp huyện và công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp; đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi con dấu của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động do bị xử phạt vi phạm hành chính thì Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cho cơ quan ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân khi luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân cho Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên, cơ quan, tổ chức nơi luật sư ký hợp đồng lao động và công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.”
4. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 20. Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư
1. Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam về Đề án tổ chức Đại hội; phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật (nếu có).
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Đoàn luật sư. Liên đoàn luật sư Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về Đề án tổ chức Đại hội; phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật (nếu có) gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Liên đoàn luật sư Việt Nam và kết quả thẩm định của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, xem xét phê duyệt hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung Đề án tổ chức Đại hội. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung Đề án tổ chức Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Đề án tổ chức Đại hội đã được sửa đổi, bổ sung.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Đề án tổ chức Đại hội được phê duyệt, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải triệu tập Đại hội theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam. Quá thời hạn nêu trên, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư không tổ chức Đại hội mà không có lý do chính đáng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, đình chỉ hoạt động của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư và thành lập Ban tổ chức Đại hội. Ban tổ chức Đại hội có nhiệm vụ tổ chức Đại hội Đoàn luật sư theo Đề án tổ chức Đại hội đã được phê duyệt.”
5. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư
1. Nội dung phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư bao gồm:
a) Kết quả bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
b) Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường để bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ nhiệm, thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
c) Nghị quyết thông qua nội quy Đoàn luật sư.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả Đại hội kèm theo biên bản Đại hội, Nghị quyết Đại hội và các văn bản khác liên quan đến nội dung Đại hội là biên bản bầu cử, danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư, nội quy Đoàn luật sư. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả Đại hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc Nghị quyết Đại hội.
3. Kết quả bầu cử bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Quy trình, thủ tục bầu cử không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Chức danh lãnh đạo được bầu không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
4. Nghị quyết Đại hội bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam hoặc vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội theo quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Quy trình, thủ tục thông qua Nghị quyết không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo về việc từ chối phê chuẩn kết quả Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải tổ chức lại Đại hội theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.”
6. Bổ sung Điều 22a sau Điều 22 như sau:
“Điều 22a. Bãi nhiệm thành viên Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư
1. Thành viên Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; xâm hại lợi ích của Đoàn luật sư;
b) Không chấp hành yêu cầu, quy định, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sau khi được nhắc nhở bằng văn bản;
c) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Chủ nhiệm Đoàn luật sư bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết nhiệm kỳ mà không điều hành Ban Chủ nhiệm tổ chức Đại hội, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
c) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm, báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn luật sư theo quy định của Luật luật sư trong 02 năm liên tục; không gửi các quy định, quyết định, nghị quyết liên quan đến việc tổ chức Đại hội của Đoàn luật sư cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc Đại hội.
3. Trong trường hợp tất cả thành viên Ban chủ nhiệm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Chủ nhiệm Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban tổ chức Đại hội, sau khi có văn bản thống nhất ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ban tổ chức Đại hội có nhiệm vụ tổ chức Đại hội Đoàn luật sư để thực hiện việc bãi nhiệm, bầu mới, bầu bổ sung hoặc bầu thay thế và thực hiện các nhiệm vụ khác theo Đề án tổ chức Đại hội đã được phê duyệt.”
7. Bổ sung Điều 23a sau Điều 23 vào Mục 2 Liên đoàn luật sư Việt Nam như sau:
“Điều 23a. Phối hợp xây dựng Đề án Đại hội nhiệm kỳ, Đề án Đại hội bất thường, phương án xây dựng nhân sự bầu Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Chậm nhất 60 ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, Liên đoàn luật sư Việt Nam gửi Bộ Tư pháp Đề án tổ chức Đại hội, phương án xây dựng nhân sự bầu mới hoặc bầu thay thế, bổ sung Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp có ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội, phương án xây dựng nhân sự bầu mới hoặc bầu thay thế, bổ sung Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.
3. Đề án tổ chức Đại hội, phương án xây dựng nhân sự bầu mới hoặc bầu thay thế, bổ sung Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam được trình cơ quan có thẩm quyền sau khi có văn bản thống nhất ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.”
8. Bổ sung Điều 25a sau Điều 25 như sau:
“Điều 25a. Bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình; xâm hại lợi ích của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;
b) Không chấp hành yêu cầu, quy định, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc sau khi đã nhắc nhở bằng văn bản;
c) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết nhiệm kỳ mà không điều hành Hội đồng luật sư toàn quốc tổ chức Đại hội, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
c) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm, báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam theo quy định của Luật luật sư trong 02 năm liên tục; không gửi các quy định, quyết định, nghị quyết liên quan đến việc tổ chức Đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc Đại hội.”
9. Khoản 1 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
d) Không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Không đăng ký hoạt động sau 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
e) Không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động quá 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam không còn hoạt động ở nước ngoài;
h) Trưởng Chi nhánh, Giám đốc Công ty luật nước ngoài không còn đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại Điều 74 của Luật luật sư; không được gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam hoặc hết thời hạn hành nghề ghi trong Giấy phép nhưng không làm thủ tục gia hạn;
i) Không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 68 của Luật luật sư.”
10. Khoản 1 Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ điều kiện hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài theo quy định tại Điều 74 của Luật luật sư; không được gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam hoặc hết thời hạn hành nghề ghi trong Giấy phép nhưng không làm thủ tục gia hạn;
b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thôi hành nghề luật sư tại Việt Nam theo nguyện vọng;
đ) Không được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động trong khoảng thời gian 06 tháng liên tục;
e) Không còn tư cách hành nghề luật sư tại nước ngoài."
Điều 2. Bãi bỏ Điều 43 của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2018.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 137/2018/ND-CP |
Hanoi, October 8, 2018 |
ON AMENDMENTS TO GOVERNMENT’S DECREE NO. 123/2013/ND-CP DATED OCTOBER 14, 2013 ON GUIDELINES FOR THE LAW ON LAWYERS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Lawyers dated June 29, 2006, amended on November 20, 2012;
At the request of the Minister of Justice;
The Government promulgates a Decree on amendments to Government’s Decree No. 123/2013/ND-CP dated October 14, 2013 on guidelines for the Law on Lawyers.
Article 1. Amendments to Government’s Decree No. 123/2013/ND-CP dated October 14, 2013 on guidelines for the Law on Lawyers
1. Article 1 shall be amended as follows:
“Article 1. Scope
This Decree provides guidelines for the Law on Lawyers regarding lawyer-training establishments; lawyers’ qualifications; legal aid by lawyers, obligations to attend compulsory professional refresher courses of lawyers, the state management on lawyers and law practice, law-practicing organizations, remuneration for lawyers who participate in legal proceedings in criminal cases, socio-professional organizations of lawyers, law practice of foreign law-practicing organizations and foreign lawyers in Vietnam”.
2. Point 2a and 2b are added to Article 2 as follows:
“Article 2a. Persons unqualified for complying with Constitution and law; persons unqualified for good moral qualities as prescribed in Article 10 of the Law on Lawyers
1. A person falling under one of the following cases is deemed unqualified for complying with Constitution and law; persons unqualified for good moral qualities as prescribed in Article 10 of the Law on Lawyers:
a) He/she was disciplined as prescribed by law on officials and public employees but the discipline decision has not expired or he/she was faced with dismissal as a discipline but a 3-year period has not expired from the effective date of the dismissal decision; he/she faced an administrative penalty for a violation against regulation on judicial assistance, legal aid, property damage, state secret protection, impedance or opposition to inspection and control of law enforcers or giving bribes to law enforcers but a 1-year period has not expired from the date on which he/she finishes abiding by the decision on administrative penalty;
b) He/she faced an administrative penalty or was disciplined or faced a criminal penalty or received a conclusion of the competent authority concerning appropriation of property, self-seeking, fraud, infringement of national security; inappropriate manners or speech prejudicing
the image and credit of lawyer profession or prejudicing rights and legitimate interests of agencies, organizations, and individuals; participating, convincing, provoking, buying off, coercing other people to disturb the peace, committing legal violations or violations against Points b, d, e, g, i or k Clause 1 Article 9 of the Law on Lawyers; deliberately committing other legal violations that have been disciplined at least 2 times.
2. A person shall be deemed redeeming his/her faults and resuming qualified for complying with Constitution and law or qualified for good moral qualities as prescribed in Article 10 of the Law on Lawyers if: a) he/she fell under the case prescribed in Point a Clause 1 of this Article and his/her discipline decision has expired; or the 3-year period after effective date of his/her dismissal decision has expired; or the 1-year period after he/she finishes abiding the administrative penalty decision has expired; or b) he/she was convicted of an involuntary crime or a deliberate less serious crime but his/her conviction was expunged and he/she does not fall under the case prescribed in Point b Clause 1 of this Article and he/she submits a written commitment of his/her progress concerning compliance with the Constitution and law, good moral qualities bearing certification of his/her last working place before applying for a lawyer practice certificate or of the police officer of commune, ward, town where he/she has resided.
3. The Department of Justice shall verify the application and details about the applicant’s progress concerning the compliance with the Constitution and law, good moral qualities as prescribed in Clause 2 of this Article.
If the application fails to clearly present the applicant’s progress concerning the compliance with the Constitution and law and good moral qualities, the regulatory agency associated with lawyers and lawyer practice shall verify information by undertaking verification visits to the entity which made the discipline decision, the employer that the applicant has worked for after being disciplined, bar associations, relevant entities or meet the applicant in person.
4. The Vietnam Bar Federation shall guide bar associations to supervise the compliance with Constitution and law, compliance with code of ethics and professional conduct of lawyers, probationers who participated in the lawyer-training course, request bar associations or within their duties and entitlements to take strict actions against violations as per the law.
The Ministry of Justice shall take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in verifying applicants for lawyer practicing certificate concerning their compliance with Constitution and law and good moral qualities; promptly discover and take actions or request competent authorities to take actions against violations as per the law.”
“Article 2b. Exemption from lawyer training and exemption from or reduction in law-practicing probation duration
1. A person falling under the case prescribed in Article 13 and Article 16 of the Law on Lawyers is exempt from lawyer training and exemption from or reduction in law-practicing probation duration.
2. A person shall not be exempt from lawyer training and exemption from or reduction in law-practicing probation duration as prescribed in Article 13 and Article 16 of the Law on Lawyers if he/she, for a criminal penalty or disciplinary reasons, was dismissed from his/her post of judge, procurator, investigator, or inspector; or was stripped of people's public security title, commissioned officer army rank; academic titles of law professor or associate professor or academic degree of law doctorate; or had his/her decision on appointment to superior consultant, superior researcher, superior lecturer, principal consultant, principal researcher, principal lecturer in the law field.”
3. Article 17 shall be amended as follows:
“Article 17. Revocation of the certificates of operation registration of law-practicing organizations, branches of law-practicing organizations, certificates of lawyer registration as individuals
1. The Certificate of operation registration of a law-practicing organization shall be revoked when such law-practicing organization falls into one of the following cases:
a) Having its operation terminated in accordance with Clause 1 of Article 47 of the Law on Lawyers;
b) Facing an administrative penalty by form of having the Certificate of operation registration revoked according to the law on handing of administrative violations;
c) Not having Taxpayer Identification Number (TIN) registered within 01 year, since the date of issue of the Certificate of operation registration;
d) Not having operated at the registered headquarters for 06 consecutive months, except for the suspension as per the law;
dd) Failing to resume the operation or report on the continuity of suspension for more than 6 months, since the expiry date of suspension as per the law.
2. The Certificate of operation registration of a branch of the law-practicing organization shall be revoked when it falls into one of the following cases:
a) The law-practicing organization which establishes the branch has its certificate of registration revoked as prescribed in Clause 1 of this Article;
b) The law-practicing organization which establishes the branch terminates the operation of the branch;
c) The branch of the law-practicing organization falls under Point b, c, d or dd Clause 1 of this Article.
3. The certificate of lawyer registration as individuals shall be revoked when the lawyer falls into one of the following cases:
a) He/she stops practicing law;
b) He/she has the lawyer practicing certificate revoked as prescribed in Clause 1 Article 18 of the Law on Lawyers.
4. Department of Justice shall issue a decision on revocation of the certificate of registration; supervise the law-practicing organization, branches of law-practicing organization if they follow procedures prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of Article 47 of the Law on Lawyers. Department of Justice shall the decision on revocation of certificate of registration to the bar association, tax authority, presiding agencies of province, district and announce it on the website of Department of Justice; request the competent authority to revoke the seal of law-practicing organization or branch of law-practicing organization.
If the law-practicing organization or branch of law-practicing organization has its certificate of registration revoked as a result of a penalty for administrative violation, Department of Justice shall send the revocation decision to the issuing authority of the decision on penalty for administrative violation.
Department of Justice shall revoke the certificate of lawyer registration as individuals when the lawyer falls under one of the cases prescribed in Clause 3 of this Clause. Department of Justice shall send the decision on revocation of certificate of lawyer registration as individuals to the bar association in which the lawyer has held membership or the employer which the lawyer enters into a labor agreement and announce in on the website of Department of Justice.”
4. Article 20 shall be amended as follows:
“Article 20. Approval of the Project on organization of plenary Congress, ad hoc Congress, structural plan of the managing board and the council of discipline and reward of a bar association
1. Within 30 days before the scheduled date for organizing the plenary Congress or ad hoc Congress, the managing board of the bar association shall report to the provincial-level People’s Committee and the Vietnam Bar Federation on the Project on organization of the Congress, structural plan of the managing board and the council of discipline and reward of the bar association (if any).
Department of Justice shall take charge and cooperate with Service of Home Affairs in assessing and seeking approval from the provincial-level People’s Committee for the Project on organization of the Congress within 7 working days after receiving a request of the bar association. The Vietnam Bar Federation shall give a reply to the request regarding the Project on organization of the Congress, structural plan of the managing board and the council of discipline and reward (if any) to the provincial-level People’s Committee within 10 days from the receiving date.
2. Within 15 days after receiving the reply from the Vietnam Bar Federation and assessment result from Department of Justice, the provincial-level People’s Committee shall consider whether to approve or request modifications. Within 30 days after receiving a request for modifications, the managing board of bar association shall send the modified Project to the provincial-level People’s Committee.
3. Within 60 days after the Project is approved, the managing board of bar association must convene the Congress as per the law and the Charter of the Vietnam Bar Federation. Where the managing board of bar association fails to hold the Congress within 60 days without justifiable reasons, the provincial-level People’s Committee shall consider suspending the operation of the managing board of bar association and establish a Congress organizing board. The Congress organizing board shall hold the Congress of bar associations in conformity with the approved Project of organization of Congress.”
5. Article 21 shall be amended as follows:
“Article 21. Approval of results of the lawyers’ Congress
1. Approved contents of results of the lawyers’ Congress shall comprise:
a) Voting results of the managing board, the chairperson, the council of discipline and reward of the bar association;
b) Resolution of the plenary Congress or ad hoc Congress on dismissal of the chairperson, managing board members, the council of discipline and award and election of new or replacing chairperson, supplementing election of members of the managing board or the council of discipline and award of the bar association;
c) Resolution of internal regulations of bar association.
2. Within 07 working days, since the date of ending the Congress, the managing board shall submit to the provincial-level People’s Committee a report on results of the Congress, being enclosed with the voting note, the list of chairperson, members of the managing board and the council of discipline and award of the bar association, the Congress’s resolution, and internal regulations of bar association. Within 07 working days, since the date of receiving the report on the Congress’s results, the provincial-level People’s Committee shall consider approving or rejecting the Congress’s results or resolution.
3. The voting results shall be rejected from approval in the following cases:
a) The voting procedures and progress do not guarantee validity, democracy, publicity and transparency in accordance with laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation;
b) The voting of the leading designation does not guarantee standards set in the Charter of the Vietnam Bar Federation.
4. The Congress’ resolution is rejected from approval in the following cases:
a) Having contents which are contrary to provisions of the Constitution, laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation or beyond the tasks and powers of the Congress as prescribed in law on lawyers and law practice, Charter of the Vietnam Bar Federation;
b) Procedures and progress of approving the Resolution do not guarantee validity, democracy, publicity and transparency in accordance with laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation.
5. Within 60 days, since the date of receiving the paper on refusal of approving the Congress’ s results, the managing board of the bar association shall re-organize the Congress in accordance with laws and the Charter of the Vietnam Bar Federation.”
6. Article 22a shall be added to Article 22 as follows:
“Article 22a. Dismissal of managing board members and chairperson of bar association
1. A managing board member of bar association shall be dismissed in one of the following cases:
a) He/she violates Constitution or law when performing his/her duties and powers or infringes interests of bar association;
b) He/she fails to abide by request, regulation, decision of competent authority while performing duties and powers of managing board members of bar association after receiving a written warning;
c) He/she has the lawyer practicing certificate revoked;
d) Other cases prescribed in Charter of the Vietnam Bar Federation.
2. The chairperson of bar association shall be dismissed in one of the following cases:
a) He/she falls under one of the cases prescribed in Clause 1 of this Article;
b) He/she fails to administer the managing board to hold a Congress within 6 months from expiry of his term of office without justifiable reasons;
c) He/she fails to send proper periodical reports, annual reports, and reports on performance of duties of bar association as prescribed in the Law on Lawyers for 2 consecutive years; fails to send regulations, decisions, resolutions related to the organization of Congress of bar association to the competent authority within 6 months since the closing of the Congress.
3. In a case where all members of managing board fall under one of the cases prescribed in Clause 1 of this Article or the chairperson of bar association falls under one of the cases prescribed in Clause 2 of this Article, the President of provincial-level People’s Committee shall establish the organizing board of Congress following a written consent with the Minister of Justice. The organizing board of Congress shall hold the Congress of bar association to dismiss or elect members and perform other tasks according to the approved Project on organization of Congress."
7. Article 23a shall be added to Article 23 and Section 2 of the Vietnam Bar Federation as follows:
“Article 23a. Cooperation in formulating the Project on organization of plenary Congress, ad hoc Congress, structural plan for election of Member of the National Bar Association, Member of the Standing Committee, President of the Vietnam Bar Federation
1. At least 60 days before the intended date of plenary Congress, ad hoc Congress, and the Vietnam Bar Federation shall send the Ministry of Justice a Project on organization of Congress and structural plan for election of new, replacing or supplementing Member of the National Bar Association, Member of the Standing Committee, and President of the Vietnam Bar Federation.
2. Within 10 days following the written consent of the Minister of Home Affairs, the Ministry of Justice shall raise opinion about the Project on organization of Congress and structural plan for election of new, replacing or supplementing Member of the National Bar Association, Member of the Standing Committee, and President of the Vietnam Bar Federation
3. The Project on organization of Congress and structural plan for election of new, replacing or supplementing Member of the National Bar Association, Member of the Standing Committee, and President of the Vietnam Bar Federation shall be presented to competent authority following a written consent of the Minister of Justice.”
8. Article 25a shall be added to Article 25 as follows:
“Article 25a. Dismissal of Member of the National Bar Association, President of the Vietnam Bar Federation
1. The Member of the National Bar Association shall be dismissed in one of the following cases:
a) He/she violates Constitution or law when performing his/her duties and powers or infringes interests of the Vietnam Bar Federation, bar associations;
b) He/she fails to abide by request, regulation, and decision of competent authority while performing duties and powers of Member of the National Bar Association after receiving a written warning;
c) He/she has the lawyer practicing certificate revoked;
d) Other cases prescribed in Charter of the Vietnam Bar Federation.
2. The President of the Vietnam Bar Federation shall be dismissed in one of the following cases:
a) He/she falls under one of the cases prescribed in Clause 1 of this Article;
b) He/she fails to administer the National Bar Association to hold a Congress within 6 months from expiry of his term of office without justifiable reasons;
c) He/she fails to send proper periodical reports, annual reports, reports on performance of duties of the Vietnam Bar Federation as prescribed in the Law on Lawyers for 2 consecutive years; fails to send regulations, decisions, resolutions related to the organization of Congress of the Vietnam Bar Federation to the competent authority within 6 months since the closing of the Congress."
9. Article 1 Article 40 shall be amended as follows:
“1. The establishment permit of a foreign branch or a foreign law firm shall be revoked when such foreign branch or foreign law firm falls under one of the following cases:
a) Having its operation terminated by itself;
b) Facing an administrative penalty by form of having the establishment license revoked according to the law on handing of administrative violations;
c) Not having Taxpayer Identification Number (TIN) registered within 01 year, since the date of issue of the establishment license;
d) Not having operated at the registered headquarters for 06 consecutive months, except for the suspension as per the law;
dd) Not having registered operation within 60 days from the date of issue of establishment license;
e) Failing to resume the operation or report on the continuity of suspension for more than 6 months, since the expiry date of suspension as per the law;
g) The foreign law-practicing organization that establishes a branch or foreign law firm in Vietnam has no longer operated abroad;
h) The Chief of branch, Direct or foreign law firm has no longer met the practicing qualifications as prescribed in Article 74 of the Law on Lawyers; has not been allowed to renew their law practice certificate in Vietnam or has failed to renew their law practice certificate upon its expiry;
i) Having no longer met the conditions prescribed in Article 68 of the Law on Lawyers.”
10. Article 1 Article 41 shall be amended as follows:
“1. The law practice certificate of a foreign lawyer shall be revoked when the foreign lawyer falls under one of the following cases:
a) He/she has no longer met the practicing qualifications as prescribed in Article 74 of the Law on Lawyers; has not been allowed to renew their law practice certificate in Vietnam or has failed to renew their law practice certificate upon its expiry;
b) He/she faces an administrative penalty by form of having the practice certificates in Vietnam revoked according to the law on handing of administrative violations;
c) He/she faces a criminal prosecution;
d) He/she has no longer practiced law in Vietnam as per his/her aspirations;
dd) He/she has not been recruited by or entered into a labor contract with a branch or foreign law firm in Vietnam or law-practicing organization of Vietnam for 6 consecutive months;
e) He/she has no longer had the status of lawyer practicing in the foreign country.”
Article 2. Annulment of Article 43 to Government’s Decree No. 123/2013/ND-CP dated October 14, 2013 on guidelines for the Law on Lawyers.
This Decree comes into force as of November 25, 2018.
The Minister of Justice, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, the President of the Vietnam Bar Federation shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực